|
TRUYỀN
GIỚI
-ooOoo-
BỔN
PHẬN LÀM ÔNG THẦY HÒA THƯỢNG
Ðức Phật có giải:
Pancahi Bhikkave angehi samannàgatena
bhikkhunâapasampàdetabbam.
Nầy các Tỳ-khưu! Tỳ-khưu có đủ
5 chi [1] mới nên làm ông thầy Hòa~thượng truyền Cụ-túc-giới
đến người xuất-gia. 5 chi ấy là:
l) Apattim jànàti: biết rằng
có phạm tội.
2) Anàpattimjànàti: biết rằng không
có phạm tội
3) Lahukam àpattimjànàti: biết rằng
có phạm tội nhẹ
4) Garuka màpattim jànàti: biết rằng
có phạm tội nặng.
5) Dasavasso và hoti atirekadasavasso
và: Tỳ-khưu đã tu được 10 hạ hoặc trên 10 hạ.
Trong luật Cullaganthimahàvagga có nói
bổn phận ông Thầy Hòa-thượng phải có đủ 3 chi nữa là:
1) Manussabhùto: phải thật
là loài người (không phải thú).
2) Bhikkhubhàvo: đã thọ cụ-túc-giới
làm Tỳ-khưu đầy đủ.
3) Opajjhàyangasamannàgato: có đủ
chi làm ông thầy Hòa-thượng.
Trong 3 chi ấy, chi thứ 3 chia ra có
14 điều:
l) Mallgalàmangalànisamsamjànàti: biết
quả báo của các kinh có điều hạnh-phúc, nhứt là Tam-bảo
kinh (Ratanasùtra) và quả báo của kinh không có điều hạnh-phúc
là kinh Tirokudda. [2]
2) Kammakammam jànàti: biết là Tăng-sự
hoặc không phải Tăng sự.
3) Sikkhàpadam jànàti: biết cả 227
điều-học trong giới bổn.
4) Sikkhàpadangam jànàti: biết các
chi của 227 điều luật ấy.
5) Saranàgamanam jànàti: biết đọc
"Tam qui" đúng phép theo Phạn ngữ như đọc "Buddham saranam gacchàmi"
đọc một cách đừng cho gián đoạn.
6) Uposatham jànàti: biết phép hành
lễ phát lồ theo 9 điều:
Càtuddasì Uposatha -- hành
lễ phát lồ trong ngày 14
Pannarasì Uposatha -- hành lễ phát
lồ trong ngày 15
Samaggi Uposatha -- ngày Tăng làm lễ
Tự tứ [3]
Sangha Uposatha -- ngày lễ phát lồ
tăng đọc giới bổn
Gana Uposatha -- 1 vị Tỳ-khưu hành
lễ phát lồ
Duggale Uposatha -- 1 vị tỳ-khưu
làm lễ phát-lồ
Suttuddoesa Uposatha -- từ 4 vị trở
lên thì đọc giới bổn giữa tăng
Parisuddi Uposatha -- tỏ cho nhau biết
về sự trong sạch của mình
Adhitthà Uposatha -- nếu chỉ có
1 vị Tỳ-khưu hành lễ phát lồ thì nguyện rằng: Ajja me
Uposatha (nay là ngày lễ phát lồ sám hối của tôi).
7) Uposathakamman jànàti: biết cách làm
lễ phát lồ có 4 cách:
Addhammenavaggam -- phe, không
đúng theo phép
Dhammesamaggam -- đồng ý nhau nhưng
không đúng phép
Addhammenavaggam -- phe đúng theo phép.
Dhammenasamaggam -- đồng ý nhau và
đúng theo phép.
8) Nattisampattim jànàti: biết đọc
truyền giới trúng phép giữa Tăng.
9) Nuttì vipattim jànàti: biết đọc
truyền giới sái phép giữa Tăng.
l0) Akkhara sampattim jànàti: biết
cách đọc trúng giọng Pàli (nattisampatti). [4].
11) Akkhara vipattim jànàti: biết cách
đọc sái giọng Pàli (nattivipatti). [4]
12) Ubhayàpatimokkhàni: biết tụng
nằm lòng cả giới-bổn tỳ-khưu và tỳ-khưu-ni.
13) Dasavasso và hoti atireka dasavasso:
đã tu được 10 hạ hoặc 10 hạ trở lên.
14) Nàma rùpamjànàti: Thông rõ Tạng
Luận, là tâm, tâm sở, sắc, Niết-bàn.
[1] chi tức là điều kiện
[2] Kinh tụng hồi hướng đến
các ngạ quỉ
[3] Sau khi kiết hạ rồi nhằm
ngày rằm tháng 9, chư Tỳ-khưu nhóm lại tỏ sự tội lỗi
cho nhau gọi là tự tứ
[4] Giọng đọc có 10 cách:.
1- Sithila (đọc hơi nhẹ).
2- Dhanita (đọc hơi năng).
3- Rassa (đọc hơi vắn).
4- Dìgha (đọc hơi dài).
5- Garu (đọc hơi chậm và nặng).
6- Lahu (đọc hơi lẹ).
7- Sambàndha (đọc liên tiếp).
8- Varatthita (đọc gián đoạn).
9- Niggahita(đọc ngậm miệng).
10- Vomutta (đọc hả miệng lớn
hơn mọi chữ).
PHÉP
TRUYỀN GIỚI SA-DI
Giới tử mặc y phục trang, hai tay
bưng y ca-sa "vàng" theo ông thầy vào đứng giữa Giáo-hội
trước mặt Hòa-thượng, bái ngài rồi đọc:
Phạn ngữ
Ukàsa vandàmi bhante sabbam aparàdhan
khamathame bhante maỳa katam punnam sàminà anumoditabbam sàminàkatam
punnam mayham dàtabbam sàdhu sàdhu anumodàmi.
Ukàsa karunnam katvà pabbajjam detha
me bhante |
Nghĩa
Tôi xin thành kính làm lễ đại
đức
Bạch hoá đại đức, cầu xin đại
đức tha các tội lỗi cho tôi. Những việc lành mà tôi đã
làm, xin đại đức nhận lãnh, việc làm mà đại đức đã
làm xin chia sớt cho tôi và làm cho điều lợi ích được thành
tựu tôi xin hoan hỉ thọ lãnh
Tôi xin thành kính, cầu đại đức
từ bi thương xót đến tôi và phép xuất gia cho tôi. |
Ngồi chồm hổm chấp tay để ngay
tam tinh (giữa trán) mà đọc:
Phạn ngữ
Aham bhante pabbajjam yàcàmi
Dutiyampi aham bhante pabbajjam yàcàmi.
Tatiyampi aham bhante pabbajjam yàcàmi |
Nghĩa
Bạch hóa đại đức xin đại đức
làm phép xuất gia cho tôi
Bạch đại đức xin đại đức
làm phép xuất gia cho tôi, lần thứ nhì
Bạch đại đức xin đại đức
làm phép xuất gia cho tôi lần thứ ba |
Rồi đọc bài sau này ba lần dâng
y "Ca-sa" cho thầy:
Phạn ngữ
Sabbadukkha nissarananibbàna sacchikara
natthàya, imam kàsàvam gahetvà pabbàjethamam bhante anukampam upàdàya |
Nghĩa
Bạch hóa đại đức xin đại đức
thâu y cà sa vàng này và thương xót mà phép xuất gia cho tôi
được dứt các sự thống khổ và đến Niết Bàn |
Rồi đọc bài kệ sau này ba lần
xin y ca-sa lại:
Phạn ngữ
Sabbadukkha nissarana nibbàna sacchikaranatathàya,
etam kàsàvam datvà pabbàjethamam bhante anukampam upàdàya |
Nghĩa
Bạch hoá đại đức xin đại đức
cho xin y cà sa vàng ấy, và thương xót và làm phép xuất gia
cho tôi được dứt các sự thống khổ và đến Niết Bàn |
Khi giới tử đọc xong ba bận, rồi
vị Hòa thượng đưa "ca-sa" cho giới tử và dạy phép tham
thiền như sau nầy:
Phạn ngữ
Kesà, lomà, nakhà, dantà, taco
Taco, danta, nakhà, lomà, kesà |
Nghĩa
Tóc, lông, móng, răng, da
Da, răng, móng lông, tóc |
Vị Hòa thượng phải giải sơ về
cái thân trược cho giới tử nghe. Xong rồi, giới tử lui ra,
để mặc y ca-sa và trong khi ấy phải suy ngẫm rằng: "Ta mặc
y ca-sa đây, để ngừa sự nóng, lạnh, gió, nắng, muổi, mòng,
rắn, rít và tránh sự lỏa thể, chẳng mặc để se sua".
Giới tử đọc:
Phạn ngữ
Ukàsa vandàmi bhante sabbam aparàdham
khamatha me bhante mayà kàtam punnam sàminà katam punnam mayham dàtabham
sàdhu sàdhu anumodàmi. |
Nghĩa
Tôi xin thành kính làm lễ đại
đức. Bạch hóa đại đức, cầu xin đại đức tha các tội
lỗi cho tôi. Những việc lành mà tôi đã làm, xin đại đức
nhận lãnh. Việc lành mà đại đức chia sớt cho tôi làm cho
điều lợi ích được thành tựu, tôi xin hoan hỷ thọ lãnh. |
Ukàsa kàrunnam
katvà tisaranena sahasilâni detha me bhante |
Tôi xin thành
kính cầu đại đức từ bi thương xót mà truyền tam qui và
giới cho tôi. |
Rồi ngồi chồm hổm chấp tay đọc:
Phạn ngữ
Aham bhante saranasìlam yàcàmi
Dutiyampi Aham bhante saranasìlam yàcàmi
Tatiyampi Aham bhante saranasìlam yàcàmi |
Nghĩa
Bạch đại đức, xin đại đức
truyền Tam qui và giới cho tôi
Bạch đại đức, xin đại đức
truyền Tam qui và giới cho tôi lần thứ nhì
Bạch đại đức, xin đại đức
truyền Tam qui và giới cho tôi lần thứ ba |
Hòa thượng đọc:
Phạn ngữ.
Yamaham vadàmitam vadehi |
Nghĩa
Ta đọc lời nào, ngươi đọc theo
lời nấy |
Giới tử đọc:
Àma bhante |
Dạ (tôi xin
đọc theo) |
Rồi giới tử đọc theo Hòa thượng:
Phạn ngữ.
Namo tassa bhagavato arahato sammàsambuddhassa |
Nghĩa
Tôi đem hết lòng thành kính làm
lễ Ðức Phá-Gá-Qua ấy. Ngài là bậc Á-Rá-Hăng cao thượng,
được chứng quả Chánh biến tri, do ngài tự ngộ, không thầy
chỉ dạy (đọc ba lần) [*] |
[*] Phá-gá-qua (Bhagava):
Tàu dịch là Thế Tôn; Á–rá-hăng (Arahant): Ứng cúng, A-la-hán
Phạn ngữ
1) Buddham saranam gacchàmi
2) Dhammam saranam gacchàmi
3) Sangham saranam gacchàmi
4) Dutiyampi buddham saranam gacchàmi
5) Dutiyampi dhammam saranam gacchàmi
6) Dutiyampi sangham saranam gacchàmi
7) Tatiyampi buddham saranam gacchàmi
8) Tatiyampi dhammam saranam gacchàmi
9) Tatiyampi sangham saranam gacchàmi |
Nghĩa
1) Tôi xin hết lòng thành kính, xin
quy y Phật
2) Tôi xin hết lòng thành kính,
xin quy y Pháp
3) Tôi xin hết lòng thành kính,
xin quy y Tăng
4) Tôi xin hết lòng thành kính, xin
quy y Phật lần thứ nhì.
5) Tôi xin hết lòng thành kính,
xin quy y Pháp, lần thứ nhì
6) Tôi xin hết lòng thành kính,
xin quy y Tăng, lần thứ nhì
7) Tôi xin hết lòng thành kính, xin
quy y Phật lần thứ ba
8) Tôi xin hết lòng thành kính,
xin quy y Pháp lần thứ ba
9) Tôi xin hết lòng thành kính,
xin quy y Tăng lần thứ ba |
Hòa thượng đọc:
Phạn ngữ.
Tisaranaggahanam paripunam |
Nghĩa
Các thọ pháp Tam quy đều đủ rồi |
Giới tử đọc:
Hòa thượng đọc rồi Giới tử
đọc theo:
Phạn ngữ
1. Pànàtipàtà veramanì sikkhàpadam
samàdiyàmi
2. Adinnàdânà vera manì sikkhàpadam
samadiyàmi
3. Abrahma cariỳa ve ramanìyàmi
4. Musàvàdà veramanì sikkhàpadam
samà diyàmi
5. Surà meraya majjappamàdatthânà
veramanì sikkhàpadam samàdiyàmi
6. Vikàlabhojanà vermanì sikkhàpadam
samàdiyàmi
7. Naccagìta vàditavisùkadassanà
veramanì sikkhapadam sayà diyàmi
8. Màlàgandha vilepanadhàrana mandana
vibhùsanatthànà veramanì sikkhapadam sayà diyàmi
9. Uccàsayana mahàsayanà veramanì
sikkhapadam sayà diyàmi
10. Jàtarù parajatapatiggahanà veramanì
sikkhapadam sayà diyàmi |
Nghĩa
1. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa sự giết thác lòai sanh mạng
2. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa sự trộm cắp
3. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa sự thông dâm
4. Tôi xin vâng giữ điều học,là
cố ý tránh xa sự nói dối
5. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa sự dễ duôi uống rượu
6. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ (từ đúng ngọ cho đến
mặt trời mọc chẳng được phép ăn vật chi cả).
7. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa sự hát múa
8. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa sự trang điểm, đeo tràng bông, thoa vật
thơm và dồi phấn
9. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa chỗ nằm và ngồi quá cao và xinh đẹp
10. Tôi xin vâng giữ điều học,
là cố ý tránh xa sự thọ lãnh, cất giữ, hoặc bảo kẻ
khác thọ lãnh, cất giữ vàng bạc châu báu, hoặc cảm xúc
đến các vật ấy |
Ngài Hòa thượng đọc tiếp:
Phạn ngữ.
Imàni dassa sikkhàpadàni samàdiyàmi |
Nghĩa
Tôi xin thọ trì cả 10 điều học
ấy |
Sa-di đọc theo ba bận, rồi lạy,
xong đứng chấp tay đọc: Vandàmi bhante ... (như trước).
Xong rồi, Sa-di phải xin Nissaya, cầm
nhang đèn dâng cho vị Hòa thượng, rồi đứng chấp tay đọc:
Vandàmi bhante ... (như trước).
Sa-di đọc tiếp:
Phạn ngữ.
Ukàsa kàrunnam katvà nissayam dethame
bhante |
Nghĩa
Tôi xin thành kính, cầu đại đức
thương xót mà cho tôi nương dựa theo
|
Xong rồi ngồi chồm hổm đọc:
Aham bhante
nissayam yàcàmi
Dutiyampi Aham bhante nissayam yàcàmi
Tatiyampi Aham bhante nissayam yàcàmi
Upajjàyo me bhante hohi |
Bạch đại đức,
xin đại đức cho tôi nương dựa theo
Bạch đại đức, xin đại đức
cho tôi nương dựa theo lần thứ nhì
Bạch đại đức, xin đại đức
cho tôi nương dựa theo lần thứ ba (1 lạy).
Bạch ngài, ngài là thầy tế độ
của tôi |
Trong mấy tiếng sau này, Hòa thượng
nói 1 tiếng nào cũng được (Giới tử khỏi đọc theo):
Phạn ngữ.
Sàdhu
Làbu
Pàtirùpam
Opàyikam
Pàsàdikena samàdehi
|
Nghĩa
Ngươi làm như thế này, là việc
thành tựu điều lợi ích trong Phật pháp rồi.
Ngươi làm như thế là sự nhẹ
nhàng, là việc vui sống dễ dàng trong Phật pháp rồi
Ngươi làm như thế, là đúng theo
phương pháp đem mình ra khỏi luân hồi khổ não rồi
Ngươi xin đức Hòa thượng như
thế, là vừa đến sự tôn kính theo pháp xưa rồi
Ngươi hãy làm cho phép Tam học là:
giới, định, tuệ, được thành tựu tốt đẹp vì đức tin
đi |
Xong rồi giới tử đọc:
Phạn ngữ.
Uhàsa sampaticchàmi
Sampaticchàmi
Sampaticchàmi
Ajjataggedàni thero mayham bhàro,
ahampi therassa bhàro |
Nghĩa
Bạch đại đức, tôi xin thành kính
hết lòng vâng chịu
Tôi xin hết lòng vâng chịu
Tôi xin hết lòng vâng chịu
Kể từ nay tôi phải gánh vác công
việc của đại đức, là phải tôn kính làm các việc mà
tôi phải làm, về phần đại đức, đại đức cũng hoan hỉ
gánh vác, là nên nhắc nhở, và dạy bảo tôi luôn khi. |
Dứt phép truyền Sa-di giới:
Sa-di phải mang bát đứng dậy đi
vào, đến giữa Tăng, ngay trước mặt Hòa thượng, rồi vị
Yết ma đặt tên tạm cho Sa-di là Nàgo nàma, xong rồi
hỏi Sa-di, (đây là khi nào giới tử thọ giới Sa-di rồi xin
thọ luôn giới Tỳ Khưu).
PHÉP
TRUYỀN TỲ-KHƯU GIỚI
Phạn ngữ.
Hỏi -- Tvam Nàgo nàma
Ðáp -- Àma bhante
Hỏi -- Tuyham upajjhàyo àyasmà
Tissathero nàma
Ðáp -- Àma bhante |
Nghĩa
Hỏi -- Ngươi phải là tên Nàgo
nàma không?
Ðáp -- Bạch ngài phải
Hỏi -- Thầy của ngươi, phải chăng
là ngài Tissathero Nàma không?
Ðáp - Bạch ngài phải |
Xong rồi, ông thầy chỉ mấy ngón
sau này, mà hỏi, giới tử trả lời: "Dạ phải"
Phạn ngữ.
Hỏi -- Ayam te patto
Ðáp -- Àma bhante
Hỏi -- Ayam sanghàti
Ðáp -- Àma bhante
Hỏi -- Ayam anuttarà sangho
Ðáp - Àma bhante
Hỏi -- Ayam antaravàsako.
Đáp -- Àma bhante
Gaccha amumhi okàse titthàni |
Nghĩa
Hòi -- Ðây phải là bình bát của
ngươi không?
Ðáp -- Dạ phải
Hỏi -- Ðây phải là y Tăng già
lê (y hai lớp) của ngươi không?
Ðáp -- Dạ phải
Hỏi -- Ðây, phải là y Huất đà
la tăng (y mặc vai trái) của ngươi không?
Ðáp -- Dạ phải
Hỏi -- Ðây, là y An đà hội (y
nội) của ngươi không?
Đáp -- Dạ phải
Nói -- Ngươi lui ra đứng nơi kia |
Giới tử lui ra (khỏi chỗ Tăng
ngồi) đứng chấp tay, ngay phía Hòa thượng ngồi, thầy Kiết
ma đọc cho Tăng nghe:
Phạn ngữ.
Sunàtu me bhante sangho nàgo àyasmato
tissassa upasampadàpekkho yadi sanghassa pattakallam aham nàgam anusàseyyam |
Nghĩa
Bạch cùng đại đức Tăng xin Tăng
nghe tôi trình: tên Sa-di Nàga đệ tử của đại đức Tissa
là người nguyện tu lên bực cao. Nếu lời ấy đã đúng theo
phép, tôi xin đi day Sa-di tên Nàga |
Xong rồi, thầy Kiết ma lui ra đứng
trước mặt giới tử và dạy giới tử những điều sau đây:
Phạn ngữ.
Sunàsi nàga ayante saccakàlo bhùtakàlo
Yamjàtam tam sangha majjhe pucchante
Santam athìti vattabbam asantam natthìti
vattabbam
Màkho pucchissanti santi te evarupà
âbàdhà
Hỏi -- Kuttham?
Ðáp -- Natthi bhante
Hỏi - Gando
Ðáp - Natthi bhante
Hỏi -- Kilàso?
Ðáp - Natthi bhante
Hỏi - Soso
Ðáp - Natthi bhante
Hỏi -- Apamàro?
Ðáp - Natthi bhante
Hỏi -- Manussosi?
Ðáp -- Àma bhante
Hỏi -- Purisosi?
Ðáp - Àma bhante
Hỏi -- Bhujjissosi?
Ðáp -- Àma bhante
Hỏi -- Ànanosi?
Ðáp - Àma bhante
Hỏi -- Nasi ràjabhato?
Ðáp - Àma bhante
Hỏi -- Anunnàtosi màtàpitohi?
Ðáp - Àma bhante
Hỏi -- Paripunnavìsa Tivassosi?
Ðáp - Àma bhante
Hỏi -- Paripunnamte patta Civaram?
Ðáp - Àma bhante
Hỏi -- Kinnàmosi?
Ðáp - Àma bhante Nàgonàma
Hỏi -- Knàmote upajjàyo?
Ðáp -- Upajjhàyo mebhante àyasmà
tissatthero nàma |
Nghĩa
Tên Nàga ngươi phải nghe hồi này
là hồi nên nói thiệt
Những điều gì mà hỏi ngươi nơi
giữa Tăng
Ðiều gì đã có, ngươi nói có,
điều gì không, ngươi nói không
Ta hỏi ngươi như vầy: những tật
bịnh như sau đây, ngươi có hay không?
Hỏi -- Ngươi có bịnh cùi hay không?
Ðáp -- Bạch không.
Hỏi -- Ngươi có bịnh ung thư hay
không?
Ðáp - Bạch không
Hỏi -- Ngươi có bịnh ghẻ ngứa
hay không?
Ðáp - Bạch không
Hỏi -- Ngươi có bịnh suyển hay
không?
Ðáp - Bạch không
Hỏi -- Ngươi có bịnh phong điên
hay không?
Ðáp - Bạch không
Hỏi -- Ngươi phải là người hay
không?
Ðáp -- Bạch phải
Hỏi -- ngươi phải là người nam
hay không?
Ðáp -- Bạch phải
Hỏi - Ngươi phải là người vô
sự không?
Ðáp -- Bạch phải
Hỏi -- Ngươi phải là người rảnh
nợ không?
Ðáp -- Bạch phải
Hỏi -- Ngươi là người không mắc
việc quan phải không?
Ðáp -- Bạch phải
Hỏi -- Ngươi có phép cha, mẹ cho
xuất gia hay không?
Ðáp -- Bạch phải
Hỏi -- Ngươi đúng 20 tuổi hay chưa?
Ðáp -- Bạch phải
Hỏi- Ngươi có đủ y, bát hay không?
Ðáp -- Bạch phải
Hỏi -- Ngươi tên chử là gì?
Đáp -- Bạch tôi tên là Na-go na-ma
Hỏi -- Thầy ngươi tên chi?
Đáp -- Thầy tôi tên là Tissathero |
Chờ ông thầy kêu.
Rồi giới tử lại ngồi chổm hổm,
chắp tay đọc, khi đọc dạy giới tử, rồi thầy Yết ma
trở vào nơi giữa Tăng, đọc tuyên bố và kêu giới tử vào
rằng:
Sunàtume bhante sangho nàgo àyasmato
tissassa upasampadàpekkho anusitto so mayà yadi sanghassa pattakallam
nàgo àgaccheyya àgacchàhiti vattabbo àgacchàhi
Bạch hoá đại đức tăng, xin đại
đức tăng nghe tôi trình: Tên Sa-di Nàgo (là đệ tử) của
ngài Tissa là người nguyện tu lên bực cao. Tên Sa-di Nàgo ấy,
tôi đã dạy bảo rồi. Nếu lễ truyền Tỳ-khưu giới này
đã vừa đến giờ hành tăng sự, thì tên Sa-di Nàgo nên vào:
Tên Sa-di Nàgo ấy, tôi nên gọi cho vào, "Người vào đi".
Tên Sa-di đi vào ngồi gữa trong
Tăng, trước mặt ngài Hoà thượng, làm lễ ngài Hoà thượng
và chư Tăng, rồi phải ngồi chồm hổm chấp tay, xin tu lên
bậc trên bằng lời này:
Sangham bhante upsampadam yàcàmi,
ullumpatumam bhante sangho anukampam upàdàya.
Dutiyampi bhante upsampadam yàcàmi,
ullumpatumam bhante sangho anukampam upàdàya.
Tatiyampi bhante upsampadam yàcàmi,
ullumpatumam bhante sangho anukampam upàdàya.
Bạch hoá đại đức tăng, xin Tăng
cho tôi tu lên bậc trên [1].
Bạch hoá đại đức tăng, xin tăng
thương xót tiếp độ đem tôi lên cho khỏi tướng mạo Sa-di
và để tôi vào hàng Tỳ-khưu.
Bạch hoá đại đức tăng, xin Tăng
cho tôi tu lên bậc trên.
Bạch hoá đại đức tăng, xin Tăng
thương xót tiếp độ đem tôi lên cho khỏi tướng mạo Sa-di
và để tôi vào hàng Tỳ-khưu lần thứ nhì.
Bạch hoá đại đức tăng, xin Tăng
cho tôi tu lên bậc trên.
Bạch hoá đại đức tăng, xin Tăng
thương xót tiếp độ đem tôi lên cho khỏi tướng mạo Sa-di
và để tôi vào hàng Tỳ-khưu lần thứ ba.
Khi giới từ đã thọ cụ túc giới
giữa Tăng, Tăng đều ngồi xa nhau 1 hắc, 1 gang [2] xong rồi
thầy Kiết ma đọc bài sau này:
Sunàtume bhante sangho ayam nàgo àyasmato
tissassa upasampadà pekkho yadi sanghassa pattakallam aham nàgam antaràyikedhamme
pucheyyam
Bạch cùng đại đức tăng, xin Tăng
nghe tôi trình: Tên Sa-di Naga, đệ tử của ngài Tissa, là người
nguyện tu lên bậc cao nếu việc của tăng làm đây đã đúng
theo pháp, tôi xin hỏi Sa-di Nàga các pháp chướng ngại.
Sunàsi nàga ayante saccakàlo bhùtakàlo:
Tên Nàga, ngươi phải nghe: Hồi
này là hồi nên nói thiệt.
Yamjàtam tam pucchàmi:
Những điều gì có thì ta hỏi ngay
đến điều ấy.
Santam atthìti vattabbam asantam natthìti
vattabbam:
Ðiều gì đã có thì người nói
có, điều gì không thì người nói không.
Santi te evarùpà àbàdhà:
Những tật bịnh như đây ngươi
có hay không?
[1] Là bậc Tỳ-khưu
[2] Tăng ngồi, vị ngồi bên
mặt đo từ đầu gối qua bên trái 1 hắn, 1 gang. Vị ngồi
bên trái, đo từ đầu gối bên trái qua bên mặt 1 hắc, 1
gang
Hỏi -- Kuttham
Ðáp -- Natthi bhante |
Hỏi -- Ngươi
có bịnh chi hay không?
Ðáp -- Bạch không. |
Upajjhàyo me bhante àyasmà tissathero
nàma: nghĩa như trước (xem nơi chương "Bổn phận làm Hòa
thượng").
Khi thầy Kiết ma hỏi các chướng
ngại giữa Tăng xong rồi, đọc giới bổn lần tiếp theo cho
Tăng nghe như vầy:
Sunàtume bhante sangho ayam nàgo àyasmato
tissassa upasampadà pekkho parisuddho antaràyikehi dhammehi paripunnassa
pattacìvaram nàgo sangham upasampadam yàcati àyasmatà tissena upajjhàyena
yadi sanghassa pattakallam sangho nàgam upasampàdeyya àyasmatà tissena
upajjhàyena esà natti
Bạch hoá đại đức tăng, xin tăng
nghe tôi trình: Tên Sa-di Nàga,là đệ tử của đại đức Tissa,
là người nguyện tu lên bậc trên cao được trong sạch, không
phạm pháp chướng ngại, bình bát và ca-sa của Sa-di Nàga này
có đều đủ. Sa-di Nàga có đại đức Tissa là hoà thượng,
đã có đến xin Tăng, cho Sa-di ấy tu lên bậc cao. Lời này
là lời để trình cho Tăng rõ.
Sunàtume bhante sangho ayam nàgo àyasmato
tissassa upasampadà pekkho parisuddho antaràyikehi dhammehi paripunnassa
pattacìvaram nàgo sangham upasampadam yàcati àyasmatà tissena upajjhàyena
sangho nàgam upasampàdeti àyasmatà tissena upajjhàyena yassàyasmato
khamati nàgassa upasampadà àyasmatà tissena upajjhàyena so tunhassa
yassa nakkhamati so bhàseyya dutiyampi, etamattham vadàmi:
Bạch hoá đại đức tăng, xin Tăng
nghe tôi trình: Tên Sa-di Nàga,là đệ tử của đại đức Tissa,
là người nguyện tu lên bậc trên cao được trong sạch, không
phạm pháp chướng ngại, bình bát và ca-sa của Sa-di Nàga này
có đều đủ. Sa-di Nàga có đại đức Tissa là hoà thượng,
đã có đến xin tăng, cho Sa-di ấy tu lên bậc cao (là bậc
Tỳ-khưu). Nếu sự nhận cho Sa-di Nàga có đại đức Tissa
là hoà thượng tu lên bậc cao này vừa lòng vị đại đức
nào, vị ấy nên nín thinh bằng chẳng vừa lòng vị đại
đức nào, vị đại đức ấy được phép cải, tôi đã trình
lần thứ nhì rồi.
Sunàtume bhante sangho ayam nàgo àyasmato
tissassa upasampadà pekkho parisuddho antaràyikehi dhammehi paripunnassa
pattacìvaram nàgo sangham upasampadam yàcati àyasmatà tissena upajjhàyena
sangho nàgam upasampàdeti àyasmatà tissena upajjhàyena yassàyasmato
khamati nàgassa upasampadà àyasmatà tissena upajjhàyena so tunhassa
yassa nakkhamati so bhàseyya tatiyampi, etamattham vadàmi:
Bạch hoá đại đức Tăng, xin Tăng
nghe tôi trình: Tên Sa-di Nàga,là đệ tử của đại đức Tissa,
là người nguyện tu lên bậc trên cao được trong sạch, không
phạm pháp chướng ngại, bình bát và ca-sa của Sa-di Nàga này
có đều đủ. Sa-di Nàga có đại đức tissa là hoà thượng,
đã có đến xin tăng, cho Sa-di ấy tu lên bậc cao. nếu sự
nhận cho Sa-di Nàga có đại đức Tissa là hoà thượng tu lên
bậc cao này vừa lòng vị đại đức nào, vị ấy nên nín
thinh bằng chẳng vừa lòng vị đại đức nào, vị đại đức
ấy được phép cải, tôi đã trình lần thứ ba rồi.
Sunàtume bhante sangho ayam nàgo àyasmato
tissassa upasampadà pekkho parisuddho antaràyikehi dhammehi paripunnassa
pattacìvaram nàgo sangham upasampadam yàcati àyasmatà tissena upajjhàyena
sangho nàgam upasampàdeti àyasmatà tissena upajjhàyena yassàyasmato
khamati nàgassa upasampadà àyasmatà tissena upajjhàyena so tunhassa
yassa nakkhamati so bhàseyya.
Bạch hoá đại đức tăng... vị
ấy được phép cải... tôi đã trình lần thứ tư rồi.
Upasampanno sanghena nàho àyasmatà
tisena upajjhàyena khamati sanghassa tsàm tunhì evametam dhàrayàmi.
Tên Sa-di Nàga này có đại đức
Tissa là hoà thượng là người mà Tăng đã nhận cho tu lên
bậc cao rồi. Tôihiểu chắc rằng: Tăng đã bằng lòng, vì
sự nín thinh của tăng.
Thầy Kiết ma đọc dứt bổn phận,
trình cho Tăng nghe xong giờ nào thì giới tử được lên Tỳ-khưu
giờ ấy (y theo lời của đức Thế Tôn đã giáo truyền).
Những người tu Phật, nếu đã
học đủ các phép thọ cụ túc giới theo cách đã giải trước
xong rồi, thì phải nên biết rằng trong các phép ấy chia ra
làm 2 phần.
Phần đầu chia ra làm 8 phép:
1) Khi làm lễ nhận Tỳ-khưu
làm thầy tế độ.
2) Khi thầy Kiết ma chỉ bình bát
và ca sa.
3) Khi thầy Kiết ma bảo giới tử
lui ra khỏi Tăng và trình cho Tăng nghe rõ, để hỏi giới tử.
4) Khi thầy Kiết ma bảo giới tử
lui ra khỏi Tăng và trình cho Tăng nghe rõ, rồi trở ra dạy
giới tử.
5) Khi thầy Kiết ma trở vô, có
dắt giới tử vào chỗ Tăng.
6) Khi giới tử làm lễ chư Tăng
và đọc bài thọ cụ túc giới ở giữa Tăng.
7) Khi giới tử đọc bài xin thọ
cụ túc giới rồi, thầy Kiết ma sẽ hỏi các pháp chướng
ngại.
8) Thầy Kiết ma đã hỏi các pháp
chướng ngại giữa Tăng.
Phần sau là từ khi thầy kiết ma Khởi
sự đọc bài: Sunàtu me bhante sangho... Trình cho Tăng rõ
đến 4 bận.
Phần đầu thuộc về giới tử.
Phần sau thuộc về phần của thầy Kiết ma.
Dứt phép truyền cụ túc giới
-ooOoo-
GIỚI
LUẬT SA-DI
Những người học Phật trước khi
muốn vào tu bậc Sa-di phải thông hiểu luật Sa-di, nghĩa là
phải học luật y theo giáo pháp của đức Phật đã truyền
dạy, không được canh cải. Giới luật ấy có 30 điều học
chia ra làm 3 phần:
1) Sikkhàpada (phép học có 10 điều
học).
2) Dandakamma (phép hành phạt có
10 điều học).
3) Nàsananha (phép trục xuất có
10 điều học).
1)
MƯỜI PHÉP HỌC (SIKKHÀPADA)
Phạn ngữ
1. Pânàtipàtà veramanì sikkhàpadam
samàdiyàmi
2. Adinnàdànà veramanì sikkhàpadam
samàdiyàmi
3. Abrahmacariyà veramanì sikkhàpadam
samàdiyàmi
4. Musàvàdà veramanì sikkhàpadam
samàdiyàmi
5. Suràmeraya majjapamàdatthànà
veramanì sikkhàpadam samàdiyàmi
6. Vikàla bhojànà veramanì sikkhàpadam
samàdiyàmi
7. Naccagìta vàditavi sukadassanà
veramanì sikkhàpadam samàdiyàmi
8. Màlàgandha vilepanadhàrana mandana
vibhù sanatthàna veramanì sikkhàpadam samàdiyàmi
9. Uccàsayana mahàsayana veramanì
sikkhàpadam samàdiyàmi
10. Jàtarùparajata patiggahanà veramanì
sikkhàpadam samàdiyàmi
|
Nghĩa
1. Sát sanh: Tôi xin vâng giữ điều
học, là cố ý tránh xa sự giết thác loài sanh mạng
2. Trộm cắp: Tôi xin vâng giữ điều
học là cố ý tránh xa sự trộm cắp
3. Thông dâm: Tôi xin vâng giữ điều
học là cố ý tránh xa sự thông dâm
4. Vọng ngữ: Tôi xin vâng giữ điều
học là cố ý tránh xa sự nói dối.
5. Ẩm tửu: Tôi xin vâng giữ điều
học là cố ý tránh xa sự dễ duôi uống rượu.
6. Ăn sái giờ: Tôi xin vâng giữ
điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ (từ đúng ngọ
cho đến mặt trời mọc chẳng được phép ăn vật chi).
7. Múa hát, đờn kèn: Tôi xin vâng
giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa hát, đờn kèn và
đi xem múa hát nghe đờn kèn.
8. Trang điểm, thoa vật thơm, dồi
phấn và đeo tràng hoa: Tôi xin vâng giữ điều học là cố
ý tránh xa sự trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo
tràng hoa.
9. Nằm ngồi nơi quá cao và xinh
đẹp: Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ
nằm và ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
10. Thọ lãnh và cất giữ vàng,
bạc châu báu: Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh
xa sự thọ lãnh và cất giữ vàng, bạc châu báu hoặc cảm
xúc đến các vật ấy. |
2)
MƯỜI PHÉP HÀNH PHẠT (DANDAKAMMA)
1. Vikàlabhogi
hoti
2. Naccàdivisùkadassiko hoti
3. Màlàdidhàranàdiko hoti
4. Uccàsayanàyiko hoti
5. Jàtarùparaja tapatigganhako hoti
6. Bhikkhùnam alàbhà yàvajìvika
parisakkati
7. Bhikkhùnam anatthà parisakkhati
8. Bhikkhùnam ana vàsàya parisakkhati
9. Bhikkhu akkosati paribbàsati
10. Bhikkhu bhikkhùhi bhedeti. |
1. Ăn sái giờ.
2. Múa hát đờn kèn và xem múa hát
đờn kèn.
3. Trang điểm,đeo tràng hoa và thoa
vật thơm.
4. Nằm và ngồi nơi quá cao và xinh
đẹp
5. Thọ lãnh và cất giữ hoặc bảo
kẻ khác thọ lãnh, cất giữ và cảm xúc đến vàng bạc châu
báu.
6. Cố ý làm cho Tỳ-khưu không có
đồ dùng.
7. Cố ý làm cho Tỳ-khưu mất sự
hữu ích.
8. Cố ý làm cho Tỳ-khưu không có
chỗ ở.
9. Mắng chưởi Tỳ-khưu.
10. Làm cho Tỳ-khưu bất hoà cùng
nhau. |
Sa-di phạm 1 trong 10 điều kể trên,
thì bị Tỳ-khưu hành phạt, nhất là bị bắt gánh nước.
3)
MƯỜI PHÉP TRỤC XUẤT (NÀSANANGA)
1. Pànàtipàti
hoti
2. Adinnàdàya hoti
3. Abrahmacari hoti
4. Musàvàdi hoti
5. Majjapàyi hoti
6. Bhikhùnam alàbhàya parisakkati
7. Bhikhùnam anatthàya parisakkati
8. Bhikhùnam anavàsàya parisakkati
9. Bhikhùnam akkosati parisakkati
10. Bhikkhu bhikkhùhi bhedeti |
1. Giết loài
động vật.
2. Trộm cắp.
3. Thông dâm.
4. Nói dối.
5. Uống rượu.
6. Cố ý làm Tỳ-khưu không có đồ
dùng.
7. Cố ý làm Tỳ-khưu mất sự hữu
ích.
8. Cố ý làm Tỳ-khưu không có chỗ
ở.
9. Mắng chưởi Tỳ-khưu.
10. Làm cho Tỳ-khưu bất hoà cùng
nhau. |
Sa-di phạm 1 trong 10 điều kể trên,
thì bị trục xuất
Bổn phận Sa-di phải học thông
thuộc 30 phép đã nói trên và cũng phải thọ trì thêm 75 điều
ưng học pháp.
(Xem trong giới bổn Tỳ-khưu chỗ
"Ưng học pháp". Ngoài ra, Sa-di còn phải học thêm những điều
học trong Pàtimokkha: phạm tội vì đời khiển trách - lokavajja.
Như trong 13 điều Tăng tàn, trừ khi Điều 5, 6, 7...).
-ooOoo-
Ðầu
trang | 01 | 02 | 03
| 04 | 05 | 06
| 07 | 08 | 09
| 10 | 11| Mục
lục
|