Người Cư Sĩ [ Mục lục ] [ Trở Về ] [Trang chính]
Danh Sắc 186. Về mệnh đề thức duyên danh-sắc, sẽ trình bày: - Phân tích danh và sắc,187. Phân tích danh và sắc: ở đây danh là ba uẩn thọ tưởng hành, bởi vì nó nghiêng mình (namati) về phía đối tượng. Sắc là bốn đại chủng và các sở tạo sắc do chấp thủ bốn đại chủng. Sự phân tích về chúng được đề cập trong phần Uẩn, Chương XIV. Ðấy là trình bày về danh-sắc cần được hiểu. 188. Sự sanh khởi vân vân: trừ một hữu tình cư là vô tưởng, danh sanh khởi ở khắp các hữu, sanh, thú, trú, và các hữu tình cư còn lại. Sắc sanh khởi ở hai hữu, 4 sanh, 5 thú, 4 thức trú đầu, và 5 hữu tình cư đầu. 189. Khi danh-sắc sanh khởi như thế, thì trong trường hợp bào thai vô tánh và loài sanh từ trứng, vào lúc kiết sanh xuất hiện hai tương tục hữu cơ kể như sắc pháp, đó là hai thập pháp sắc căn và thân, cùng với ba uẩn vô sắc còn lại (thọ, tưởng, hành). Bởi thế trong trường hợp này kể chi tiết có 23 pháp là 20 sắc pháp cụ thể và năm uẩn vô sắc, được xem là danh-sắc do duyên thức. Nhưng trừ lập lại, bằng cách bỏ bớt 9 pháp từ một trong hai tương tục hữu cơ, thì còn lại 14 pháp (xem Ch. XI, đ 88). Cộng thêm tánh thập pháp cho những chúng sinh có nam, nữ tánh (trước khi làm cái sự bỏ bớt như trên) thì có 33. Bỏ lặp lại, nghĩa là bỏ 18 sắc pháp từ nơi hai tương tục hữu cơ (mỗi bên 9) thì còn 15. 190. Vào lúc kiết sanh của chư thiên Phạm chúng, trong loài hóa sanh, có 4 tương tục hữu cơ xuất hiện kể như sắc pháp, đó là các thập pháp mắt, tai, sắc căn và mạng cửu pháp, cùng ba uẩn vô sắc. Bởi vậy trong trường hợp này, nói chi tiết thì có 42 pháp, là 39 sắc pháp và ba uẩn vô sắc. Những pháp này nên hiểu là "danh sắc do duyên thức sanh". Nhưng bỏ lặp lại, nghĩa là bỏ 27 pháp từ nơi ba tương tục hữu cơ (mỗi thứ 9), thì còn 15 pháp. 191. Trong dục giới hữu, bảy tương tục hữu cơ xuất hiện kể như sắc pháp, và ba sắc uẩn, vào lúc kiết sanh của những loại hóa sanh còn lại, hay thấp sanh hữu tánh và có giác quan đã trưởng thành. Vậy trong trường hợp chúng sinh này, nói chi tiết thì có 73 pháp, là 70 sắc pháp và ba vô sắc, nhưng pháp này cần hiểu là "danh sắc do hành làm duyên". Nhưng bỏ lặp lại, nghĩa là bỏ 54 điển hình sắc pháp từ nơi sáu tương tục hữu cơ, thì còn 19 pháp. Ðây là con số tối đa. Nhưng tối thiểu thì danh sắc do duyên thức ở kiết sanh của những chúng sanh thiếu một tương tục hữu cơ này hay khác, thì có thể hiểu vắn tắt và chi tiết bằng cách rút giảm tùy trường hợp. [Ví dụ, người mù thiếu mắt thập pháp]. Trong Qúa Trình Một Ðời - Ở Tất Cả Chỗ Có Kiết Sanh 192. Với loài chúng sanh vô sắc, thì về danh sắc chỉ có ba tâm uẩn, còn vô tưởng chúng sanh chỉ có một cửu pháp mạng căn đại diện cho sắc. 193. Trong quá trình một đời, ở tất cả chỗ có sắc sanh, biểu hiện nhóm 8 sắc pháp thời sanh, đầu tiên là do thời tiết xảy ra cùng với kiết sanh thức vào trú thời của nó [Chú thích: nghĩa là do hỏa giới trong sắc khởi lên cùng với kiết sanh thức. Chính vì tâm cơ chỉ sanh vào lúc đó, mà có sự yếu kém của sắc căn] . Kiết sanh thức không sanh sắc., vì, cũng như một người té xuống hố không đỡ được kẻ khác, kiết sanh thức cũng không thể sanh ra sắc vì thân căn còn yếu. Nhưng từ hữu phần đầu tiên sau kiết sanh thức trở đi, nhóm 8 (sắc) do tâm sanh xuất hiện. Và, vào lúc âm thanh xuất hiện, thì có thanh cửu pháp vừa do thời sanh, vừa do tâm sanh. 194. Nhóm 8 sắc do thực sanh xuất hiện nơi những chúng sanh ở bào thai sống bằng vật chất đoàn thực khi thân thể chúng thấm thức ăn do mẹ nuốt vào, vì kinh nói: Như vậy, khi người mẹVà xuất hiện nơi các loài hóa sanh vừa khi nuốt đờm dãi vào. Vậy, với 26 sắc gồm nhóm thuần 8 pháp thực sanh, và nhiều nhất hai cửu pháp thời sanh và tâm sanh, và với 70 sắc nghiệp sanh đã nói (191), khởi lên ba thời, trong mỗi sát-na tâm, thì có 96 sắc pháp, với ba uẩn vô sắc thành 99 [ba thời: sanh, trú diệt]. 195. Hoặc, vì âm thanh không thường hiện, mà chỉ thỉnh thoảng, nên trừ âm thanh gồm hai thời (thời sanh, tâm sanh) thì còn 97 pháp cần hiểu là "danh-sắc do duyên thức sanh", ở tất cả hữu. Dù những chúng sanh ấy đang ngủ, chơi hay ăn uống, các pháp này vẫn tiếp tục sanh trong chúng ngày và đêm, do duyên thức. Chúng ta sẽ giải thích các pháp này có thức làm duyên như thế nào. (đ. 200). 196. Mặc dù sắc nghiệp sanh là cái đầu tiên tìm được đất đứng trong các loại hữu, sanh, thú, trú và hữu tình cư, nhưng nó không thể tiếp tục nếu không được củng cố bởi sắc do tâm sanh, thời sanh và thực sanh. Mà sắc do ba thứ sau này sanh cũng không thể tiếp tục nếu không được cũng cố bởi sắc danh nghiệp sanh. Nhưng khi củng cố lẫn nhau như vậy, thì chúng có thể đứng vững cho đến khi thọ mạng hay phước đức tận. Cũng như những lau sậy nhờ chống đỡ nhau cả bốn mặt mà đứng vững dù có bị gió thổi, hay như chiếc thuyền hỏng phao nhưng có điểm tựa, thì dù bị sóng đánh vẫn cầm cự được một thời gian dài. Trên đây là trình bày sự sanh khởi danh sắc trong các cỡi hữu, sanh, thú, thức trú và hữu tình cư. 197. Bằng sự bao gồm: Lại có: a/ Danh đơn thuần với thức làm duyên, ở quá trình một đời sống và ở kiết sanh, trong vô sắc giới, danh đơn thuần trong một đời ở loại hữu 5 uẩn. b/. Sắc đơn thuần với thức làm duyên, ở cả hai trường hợp, trong loài vô tưởng, và trong quá trình sống, ở loài hữu 5 uẩn. c/. Danh-sắc phối hợp do thức làm duyên, ở cả kiết sanh lẫn đời sống, trong loại hữu 5 uẩn. Tất cả danh, sắc và danh-sắc nói trên cần hiểu là "danh sắc do duyên thức", bao gồm dưới mục danh-sắc theo phương pháp phần nào cũng đại biểu được phần còn lại đồng loại với nó. 198. Nói rằng ở loài vô tưởng không có mặt thức, đúng không? - Không sai, vì Thức này, kể như nhân của danh199. Cái thức làm nhân danh-sắc được kể hai loại, là có dị thục và không. Và bởi vì trong trường hợp chúng sinh vô tưởng, sắc là do nghiệp sanh, nên có duyên là cái thức tạo-nghiệp, thức này sanh trong hữu 5 uẩn, điều này cũng áp dụng cho sắc nghiệp sanh, khởi lên trong quá trình đời sống, nơi loài hữu tình có 5 uẩn, ở sát-na thiện thâm hay bất cứ tâm nào khác. Trên đây trình bày theo sự " Bao gồm". 200. Bằng các hình thức duyên: Ở đây, Dị thục thức làm duyên cho danh201. Kiết sanh thức hay một loại nào khác của dị thục thức, là một duyên theo 9 cách: câu sanh, hỗ tương, thân y, tương ưng, nghiệp dị thục, thực căn, hữu phi hữu hoặc ở kiết sanh, hoặc trong một đời, cho cái tâm pháp (danh) gọi là "dị thục" (quả báo), có lẫn sắc hoặc không lẫn. Ở kiết sanh nó là một duyên có 9 cách: cu sanh, hỗ tương, thân y, nghiệp dị thục, thực duyên, căn duyên, bất tương ưng, hữu, và phi hữu, cho sắc pháp của nhục đoàn tâm hay tâm cơ. Nó là một duyên theo 8 cách như trên trừ hỗ tương, cho sắc pháp ngoài tâm cơ. Thức tạo-nghiệp (kamma-formation consciousness) là một duyên theo một cách mà thôi, tức thân y. Cho sắc của loài vô tưởng, hoặc cho sắc nghiệp sanh, ở loại hữu 5 uẩn, theo Kinh bộ. Tất cả thức còn lại từ Hữu phần đầu tiên sau kiết sanh trở đi, cần hiểu là duyên cho loại danh-sắc thích ứng. Muốn nêu rõ vận hành chi tiết của nó thì phải trích dẫn cả bộ luận Patthàna, nên chúng ta sẽ không đi vào vấn đề này. 202. Ở đây, người ta có thể đặt câu hỏi: Nhưng làm sao biết danh sắc của kiết sanh có thức làm duyên? - Nhờ kinh điển, và nhờ lý luận. Vì các kinh nhiều chỗ xác định thọ, v.v... lấy thức làm duyên. "Các pháp sanh khởi song song do thức". (Dhs. 1522) Còn về luận lý: Từ chỗ sắc thấy đượcDù tâm muốn hay không muốn, sắc vẫn sanh theo tâm, như nhiều lúc ta có thể thấy. Từ chỗ thấy được đó, có thể suy ra cái không thấy. Bởi thế, có thể biết vì sắc do tâm sanh đã được thấy - tâm là duyên cho sắc không được thấy, tức kiết sanh, như Patthàna nói: "Cũng như sắc pháp do tâm sanh, sắc do nghiệp sanh cũng có tâm làm duyên". (Patthàna, 172). Trên đây là giải thức chi tiết mệnh đề "Thức duyên danh sắc". Sáu Xứ 203. Về mệnh đề "Do duyên danh sắc, có sáu xứ:204. Khi nói "danh sắc làm duyên cho sáu xứ" thì "danh" là ba uẩn thọ tưởng hành và "sắc" là cái gồm trong dòng tương tục một đời, được kể là "bốn đai và những gì còn lại", nghĩa là: 4 đại chủng, 6 nội xứ và mạng căn (vì chúng là những yếu tố làm duyên) luôn luôn như vậy không đổi. Nhưng danh này, sắc này và danh-sắc này, mỗi thứ đại biểu cho những cái còn lại, gồm dưới tên là "danh-sắc", cần được hiểu là một duyên cho sáu xứ gồm có đệ lục xứ và xứ gồm sáu, mỗi cái đại biểu cho những cái còn lại dưới tên là "sáu xứ". Tại sao? Vì trong vô sắc hữu, chỉ có danh kể như duyên cho đệ lạc xứ mà thôi, tức ý xứ, không cho xứ nào khác. Vì Vibhanga nói: "Do duyên danh, có đệ lục xứ". (Vbh. 179). 205. Ở đây, có thể nói: Nhưng làm sao biết được rằng, danh sắc là một duyên cho sáu xứ? - Vì sáu xứ có mặt khi danh-sắc có mặt. Một xứ nào đó có mặt khi một loại danh sắc nào đó có mặt - không có cách nào khác. Ðiều này sẽ được giải thích dưới đây, trong đoạn nói làm thế nào nó là một duyên. Bởi vậy, Người trí nên tìm hiểu206. Sau đây là ý nghĩa. a. Danh Làm Duyên Ở vô sắc kiết sanh,207. Như thế nào? Trước hết, ở kiết sanh, danh là một duyên theo 7 cách ít nhất, đó là "cu sanh, hỗ tương, thân y, tương ưng, nghiệp dị thục, hữu duyên, và bất ly khứ duyên, cho đệ lục ý xứ. Tuy nhiên, một vài loại danh là duyên, kể như nhân duyên (nghĩa là tham, vân vân), và vài loại là thực duyên (nghĩa là xúc và tác ý). Bởi thế, nó cũng là một duyên theo các cách khác. Chính do hai cái sau này mà có tối đa hay tối thiểu. Trong quá trình một đời sống, dị thục danh cũng là một duyên như đã nói. Nhưng loại phi dị thục là một duyên theo 6 cách ít nhất, như các duyên đã nói trừ nghiệp dị thục. Một vài là duyên kể như nhân duyên, và một vài là thực duyên. Vậy, nó cũng là một duyên theo những cách khác nữa. Chính do những duyên này mà tối đa và tối thiểu cần được biết. 208. Trong loại hữu 5 uẩn, ở kiết sanh, theo các cách tương tự. Danh tác động như duyên cho đệ lục xứ209. Ngoài các vô sắc pháp, cả trong loại hữu 5 uẩn, dị thục danh, tương ưng với tâm-cơ, là một duyên, tối thiểu theo 7 cách, cho đệ lục ý xứ, như đã nói về vô sắc pháp. Nhưng tương ưng bốn đại chủng, nó là một duyên, theo 6 cách, là câu sanh, thân y, nghiệp dị thục, bất tương ưng, hữu duyên và bất ly khứ cho 5 xứ kia kể từ nhãn xứ. Tuy vậy, có cái là nhân duyên, có cái là thực duyên. Chính do những thứ này mà tối đa, tối thiểu cần được hiểu. 210. Dị thục duyên dị thục211. Giải: Cũng như trong kiết sanh, trong đời sống của loài hữu 5 uẩn, dị thục danh là duyên theo 7 cách ít nhất, cho dị thục ý xứ thứ sáu. Nhưng phi dị thục danh là một duyên theo sáu cách ít nhất cho phi dị thục ý xứ thứ sáu, nghĩa là 7 cái trên trừ nghiệp dị thục. Tối đa và tối thiểu cần được hiểu theo cách đã nói. 212. Và suốt một đời, dị thục213. Giải: Lại nữa, trong quá trình một đời, dị thục danh kia, có sắc căn và tịnh sắc mắt, v.v... là một duyên cho 5 xứ kể từ nhãn, theo 4 cách là hậu sanh, bất tương ưng, hữu duyên, bất ly khứ. Phi dị thục cũng được giải thích tương tự. Bởi thế danh hay tâm được phân thành thiện, bất thiện, v.v... cần hiểu là duyên cho chúng theo 4 cách. Trên đây là nói một mình danh làm duyên cho những xứ nào, theo cách nào, ở kiết sanh và trong đời sống. 214. b. Sắc Làm Duyên Trong vô sắc hữu215. Về phần sắc, thi sắc của tâm cơ là một duyên theo 6 cách, là cấu sanh, hỗ tương, thân y, bất tương ưng, hữu duyên, và bất ly khứ, trong kiết sanh, cho đệ lục ý xứ. Nhưng 4 đại chủng nói chung, nghĩa là ở kiết sanh cũng như đời sống, là duyên theo 4 cách, tức cu sanh, thân y, hữu duyên và bất ly khứ, cho bất cứ cái nào trong 5 xứ kể từ nhãn xứ, khi chúng sanh khởi. 216. Mạng và thực phẩm trong đời217. Nhưng ở trong kiết sanh và trong quá trình một đời, sắc mạng căn là một duyên theo 3 cách, là hữu duyên, bất ly khứ và căn duyên, cho năm xứ. Thực tố là duyên theo 3 cách, hữu duyên, bất ly khứ và thực duyên, trong quá trình một đời chứ không ở kiết sanh và điều này chỉ áp dụng khi cơ thể của hữu tình sống bằng đoàn thực có ngấm thức ăn vào. Trong quá trình đời sống, không ở kiết sanh, năm xứ khởi từ nhãn xứ là duyên theo 6 cách, là thân y, tiền sanh, mạng duyên, bất tương ưng duyên, hữu duyên và bất ly khứ, cho cái phần thuộc đệ lục ý xứ gồm nhãn nhĩ tỉ thiệt và thân thức. Nhưng đời sống, không ở kiết sanh, sắc chất thuộc tâm cơ là một duyên, theo 5 cách là thân y, tiền sanh, bất tương ưng, hữu duyên và bất ly khứ, cho phần còn lại của ý xứ ngoài 5 thức. Trên đây là nói sắc làm duyên cho những xứ nào, và cách nào, ở kiết sanh và trong đời sống. 218. c. Danh Sắc Làm Duyên Phối hợp danh-sắc nào219. Ví dụ, ở kiết sanh trong hữu 5 uẩn, thì danh-sắc, hay 3 uẩn với sắc chất của nhục đoàn tâm, là một duyên kể như câu sanh, hỗ tương, y chỉ, nghiệp dị thục, tương ưng, bất tương ưng, hữu duyên, bất ly khứ, v.v... cho đệ lục ý xứ. Ðây chỉ là đầu mối, chi tiết nói theo trên. Xúc 220. Về mệnh đề "Do duyên sáu xứ, xúc sanh":221. Vắn tắt, với mệnh đề "sáu nhập duyên cho xúc", thì chỉ có 6 loại là nhãn xúc, v.v..., cho đến ý xúc. Nhưng nói chi tiết thì, 5 thiện dị thục và 5 bất thiện dị thục khởi đầu bằng nhãn xúc làm thành 10. Còn lại tương ưng với 22 loại thế gian dị thục tâm, thành 22. Bởi thế tổng cộng có 32 (từ 34 đến 65 trong đồ biểu), giống như thức do duyên hành đã nói. 222. Nhưng về sáu xứ (sáu nhập, sáu căn) làm duyên cho xúc, thì có 32 khía cạnh: Có nghiệp xem sáu xứ223. Có người nghiệp xem đây là một trình bày về sự sanh khởi những gì bị chấp thủ (tức các uẩn nghiệp-sanh) và cho rằng cái năng-duyên (xứ hay nhập) và cái do duyên sanh (xúc) chỉ là những pháp bao gồm trong một tương tục đời n. Họ xem bất cứ phần nào cũng đại biểu cho phần còn lại thuộc loại nó, vì duyên cho xúc trong các pháp vô sắc chỉ là ý xứ mà thôi, theo Vibhanga: "Do duyên đệ lục xứ, có xúc". (Vbh. 179). Còn chỗ khác thì nói do duyên toàn thể sáu xứ mà có xúc. Bởi thế họ cho "lục nhậ" (sáu xứ) có nghĩa năm xứ mắt tai... thân, cọng với ý xứ tứ sáu. Nhưng có người cho rằng chỉ có cái do duyên sanh, tức xúc, mnới chứa đựng trong một tương tục duy nhất, còn cái năng-duyên (tức xứ) được chứa đựng trong các tương tục khác (quá khứ) nữa. Họ cho rằng tất cả và từng phần của những xứ ấy đều là duyên cho xúc, và họ gồm luôn cả sáu ngoại xứ, bởi thế, với những người này, thì "sáu xứ" có nghĩa là cả sáu nội xứ mắt tai mũi lưỡi thân ý, và sáu ngoại xứ sắc thanh hương vị xúc pháp. 224. Ở đây, có thể hỏi: Một loại xúc không sanh từ tất cả xứ, mà tất cả loại xúc cũng không sanh từ một xứ. Thế mà mệnh đề "Do duyên xứ (gồm sáu), có xúc" lại để ở số ít, là tại sao? Trả lời: Ðúng thế, song mỗi thứ phát xuất từ nhiều (duyên): như nhãn xúc thì do nhãn xứ, do sắc xứ, do ý xứ kể như nhãn thức và do pháp xứ gồm những pháp tương ưng khác [như ánh sáng, khoảng cách v.v... ]. Các xúc khác cũng vậy, bởi thế Mặc dù nói ở số ítMặc dù nói ở số ít có nghĩa là trong mệnh đề "Do duyên sáu xứ có xúc" danh từ xúc để ở số ít. Thế Nào Sáu Xứ Làm Duyên Cho Xúc? 226. Nhưng về những xứ này227. Giải thích như sau: Trước hết 5 xứ mắt tai... thân là duyên theo 6 kiểu: y chỉ, tiền sanh, căn, bất tương ưng, hữu, và bất ly khứ, cho xúc gồm 5 loại. Kế đến dị thục ý xứ một mình nó làm duyên theo 9 cách: câu sanh, hỗ tương, y chỉ, dị thục, thực, căn, tương ưng, hữu, bất ly khứ, cho dị thục ý xúc phân loại theo nhiều cách. Nhưng trường hợp ngoại xứ thì sắc xứ là duyên theo 4 cách: sở duyên, tiền sanh, hữu, và bất ly khứ, cho nhãn xúc. Cũng vậy thanh xứ, v.v... . là duyên cho nhĩ xúc, v.v... Nhưng những thứ này là pháp xứ kể như đối tượng, là duyên cũng theo cách ấy, cộng thêm cách sở duyên, cho ý xúc, bởi thế "ngoại xứ làm duyên tánh cho xúc, tùy trường hợp ấn định". Ðấy là chi tiết mệnh đề "Do duyên sáu xứ có xúc". Thọ 228. Về mệnh đề "Do duyên xúc có thọ":229. Theo sự phân tích mệnh đề này trong Vibhanga, thì chỉ có sáu loại xúc kể theo căn môn như sau: "thọ do nhãn xúc sanh, do nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý xúc sanh" (Vbh. 136). Nhưng khi phân theo sự tương ưng với 89 loại tâm thì chúng gồm 89 thứ. 230. Nhưng từ 89 loại thọ231. Ở đây, xúc ở năm môn là một duyên theo 8 cách: câu sanh, hỗ tương, y chỉ, dị thục, thực, tương ưng, hữu, và bất ly khứ, cho 5 loại thọ có tịnh sắc mắt, v.v... làm căn bản vật lý. Nhưng xúc ấy khởi từ nhãn xúc, là một duyên theo một cách là thân y duyên mà thôi, cho phần còn lại của dị thục thọ ở sắc giới xảy ra ở mỗi căn mòn kể như tiếp thọ, suy đạt và đồng sở duyên. 232. Xúc ở ý môn cũng duyên như vậy: xúc gọi là cu sanmh ý xúc là một duyên theo 8 cách như trên, cho dị thục thọ ở dục giới xảy ra kể như đồng sở duyên ở ý môn và cũng vậy cho các loại dị thục thọ ở ba cõi xảy ra với kiết sanh, hữu phần và tử tâm. Nhưng ý xúc tương ưng với ý môn hướng tâm, là một duyên, kể như thân y duyên mà thôi, cho các loại thọ xảy ra ở ý môn như đồng sở duyên tâm ở dục giới. Ðấy là chi tiết mệnh đề "xúc duyên thọ". Ái 233. Về mệnh đề "Do duyên thọ, ái sanh", (thọ duyên ái), sáu ái đối với sắc pháp đưọc bàn đến, và mỗi thứ này khi nó sanh, có thể xuất hiện theo một trong ba cách. 234. Sáu loại ái được nêu trong Vibhanga khi phân tích mệnh đề này là sắc ái, thanh, hương, vị, xúc, pháp ái (Vbh. 136), tùy theo đối tượng mà đặt tên, như con trai được gọi theo cha: "con ông trưởng giả", "con người bà la môn". Mỗi thứ trong sáu loại ái này được kể tùy theo cách sinh khởi của ch1nghiệp, gồm ba, là dục ái, hữu ái, phi hữõu ái. 235. Khi sắc ái sanh khởi, thích thú một đối tượng đi vào sự chú ý của mắt và thích thú theo kiểm tham dục, thì gọi là dục ái. Nhưng khi cùng một khát ái ấy sanh khởi kèm theo thường kiến, cho rằng đối tượng đó là trường cửu, bất diệt, thì gọi là hữu ái. Khi khát ái ấy sanh khởi kèm theo đoạn kiến, cho rằng vật a1y sẽ tan rã, hoại diệt, thì gọi là phi hữu ái, vì khi tham câu hữu đoạn kiến thì gọi là phi hữu ái. Cũng vậy trong trường hợp khát ái đối với thanh. Những ái này cọng thành 18 thứ, 18 ái này đối với tự sắc, dáng dấp của chính mình, cùng với 18 ái đối với ngoại sắc, dáng dấp người khác, thành 36 loại; 36 trong quá khứ, 36 trong vị lai và 36 trong hiện tại làm thành 108 ái, rút lại chỉ có 6 là ái đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Rút lại nữa thì chỉ có ba, là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. 236. Do lòng ưa muốn cảm giác sau khi tìm thấy khoái lạc trong cảm giác khởi lên qua một đối tượng sắc pháp, mà người ta dành nhiều vinh dự cho họa sĩ, nhạc sĩ, người làm nước hoa, đầu bếp, thợ dệt, người nấu rượu, y sĩ vân vân. Cũng như, vì yêu trẻ mà người ta thường vú em. Bởi thế, nên hiểu ba loại ái đều do thọ làm duyên. 237. Thọ muốn nói ở đây là dị thục lạc thọ mà thôi, vì vậy nó là một duyên theo một cách, cho sựï sanh khởi của tất cả ái này. Theo một cách: đó là duyên kể như thân y mà thôi. 238. Hoặc: Và khi đã được lạc, lại khao khát thêm,Ðấy là giải thích có chi tiết "Do duyên thọ, ái sanh". Thủ 239. Về mệnh đề "Do duyên ái, có thủ" (ái duyên thủ):240. Giải thích như sau. Trước hết có bốn loại thủ là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ. 241. Phân tích ý nghĩa là như sau. Gọi là dục thủ vì nó bám vào thủ khoái lạc giác quan tức sắc trần. Lại nữa, nó vừa là dục, vừa là chấp thủ (bám giữ) nên gọi là dục thủ. Thủ (upadàna) là sự nắm chắc, upa đây nghĩa là chắc chắn. Cũng vậy, nó vừa là (tà) kiến vừa là chấp thủ, nên gọi là kiến thủ. Hoặc vì nó bám vào tà kiến, vì trong trường hợp tà kiến cho rằng thế giới là ngã, thường, v.v., thì chính loại tà kiến sau (thường) bám vào loại trước (ngã). Cũng thế, bám vào lễ lạc là giới cấm thủ. Lại nữa, nó vừa là lể lạc vừa là chấp thủ, nên gọi là giới cấm thủ. Những giới như ngưu hạnh (sống như trâu bò) v.v... chính là những loại chấp thủ, do vì hiểu sai rằng nhờ vậy được thanh tịnh. Cũng vậy, vì chúng nhồi sọ bằng cách ấy, nên gọi là lý thuyết, chúng bám víu bằng cách ấy, nên gọi là thủ. Chúng nhồi sọ bằng cái gì? Bám vào cái gì? - Cái ngã. Sự chấp thủ lý thuyết về ngã, gọi là ngã luận thủ. Hoặc qua thuyết đó chúng bám vào một tự ngã vốn chỉ là lý thuyết, nên gọi là ngã luận thủ. Ðây là phân tích ý nghĩa. 242. Các pháp kể vắn tắt và chi tiết thì: vắn tắt, dục thủ được gọi là sự kiên cố của khát ái, vì kinh nói: "Ở đây, gì là dục thủ? Sự ham thích khoái cảm, sự thèm khát đối với dục, thích thú trong dục lạc, khát ái đối với dục, nhiệt não với dục, say mê dục, lao mình vào đó, gọi là Dục thủ (Dhs. 1214). Sự kiên cố của khát ái là một tên chỉ cái khát ái đến sau đã vững chắc nhờ ảnh hưởng khát ai đi trước tác động như duyên thân y cho nó. Nhưng lại có người nói ái là khát khao một đối tượng ta chưa đạt, như kẻ trộm vươn tay trong bóng tối; còn thủ là sự nắm giữ một đối tượng đã đạt, như kẻ trộm bắt được của. Những pháp này (ái thủ) ngược lại thiểu dục tri túc, bởi thế chúng là gốc rễ của đau khổ, do tìm kiếm và giữ gìn. (D. ii, 58). Ba thủ còn lại nói gọn chỉ là tà kiến. 243. Nhưng nói chi tiết thì dục thủ là tình trạng kiên cố của ái được mô tả ở trên, thuộc 108 loại tương ưng với sắc, vân vân. Kiến thủ là tà kiến gồm 10 thứ như được nói: Gì là kiến thủ? "Không có bố thí, tế tự, không có sa môn bà la môn đức hạnh đã tự chứng với thánh trí và tuyên bố đời này đời sau". Quan điểm như vậy, kiến chấp đảo lộn vậy gọi là kiến thủ (Vbh. 375). Giới cấm thủ là sự tin theo quan điểm cho rằng sự thanh tịnh là do lễ lạc, quan điểm như vậy, kiến chấp đảo lộn như vậy gọi là giới cấm thủ (Dhs. 1216). Ngã luận thủ là 20 kiến chấp sai lầm về ngã, như: "Ở đây, gì là ngã luận thủ? Kẻ vô văn phàm phu, không tu tập pháp các bậc chân nhân, chấp ngã là sắc... kiến chấp đảo lộn như vậy gọi là ngã luận thủ." (Dhs. 1217) Ðấy là các pháp kể sơ lược về chi tiết. 244. Về thứ tự, thứ tự gồm ba (xem Ch. XIV, đ. 211) là thứ tự sanh khởi, từ bỏ, và giảng dạy. Ở đây, thứ tự sanh khởi các phiền não không nói theo nghĩa đen, bởi không có sự sanh khởi đầu tiên của phiền não trong vòng luân hồi vô thủy. Nhưng theo nghĩa tương đối thì: Thông thường, nơi một người, tà giải chấp thường, đoạn khởi từ giả thuyết có ngã. Kế đến, khi người ấy cho rằng tự ngã này trường cữu, thì sự chấp thủ khởi lên nơi nó vì mục đích thanh luyện tự ngã. Và khi nó tin rằng tự ngã này đoạn diệt, từ đó bất chấp đời sau, thì dục thủ khởi lên. Bởi vậy, ngã luận thủ sanh trước nhất, kế đến là kiến thủ, và giới cấm thủ hay dục thủ. Vậy đây là thứ tự sanh khởi của chúng, nơi một hữu tình. 245. Và ở đây, kiến thủ, v.v... được từ bỏ trước, vì chúng được loại trừ nhờ dự lưu đạo. Dục thủ được từ bỏ sau, vì nó được đoạn trừ nhờ A-la-hán đạo. Ðây là thứ tự từ bỏ. 246. Dục thủ tuy vậy lại được dạy trước hết, vì tầm đối tượng rộng rãi, và vì nó rõ rệt. Nó có một phạm vi đối tượng rất rộng, vì tương ưng với 8 loại tâm (22-29). Các thủ khác có phạm vi đối tư?ng hẹp vì chúng tương ưng với 4 loại tâm (22, 23, 26, 27). Và thông thường, dục thủ là rõ rệt, vì sự ưa thích ràng buộc của loại này (xem M. i, 167). Các loại thủ khác không rõ rệt như vậy. Một kẻ bị ám bởi dục, thì lao vào sự phô trương, tế lễ để đạt khoái lạc giác quan. Kiến thủ kế tiếp dục thủ vì sự phô trương và lễ lạc kia là một tà kiến nơi vị ấy. Rồi kiến thủ này lại chia làm hai thứ, là giới cấm thủ và ngã luận thủ, và trong hai thứ này, giới cấm thủ được dạy trước vì nó thô phù, dễ nhận ra, như hình thức ngưu hạnh và khổ hạnh. Ngã luận thủ được dạy sau rốt vì nó vi tế. Ðấy là thứ tự giảng dạy. Thế Nào Là Ái Duyên Thủ 247. Và ái ở đây là một duyên248. Về bốn loại thủ được dạy như thế, thì dục ái là một duyên theo một cách, kể như thân y, cho loại thủ đầu tiên, tức dục thủ, vì nó khởi lên tương ưng với những đối tượng mà aí thích thú. Nhưng nó là duyên theo 7 cách là câu sanh, hỗ tương, y chỉ, tương ưng, hữu, bất ly khứ, và nhân duyên, hoặc theo 8 cách, như trên thêm thân y, cho 3 loại thủ còn lại. Và khi nó đã làm thân y duyên thì không bao giờ là câu sanh. Ðó là giải thích chi tiết mệnh đề "ái duyên thủ". Hữu 249. Về mệnh đề "Do Duyên Thủ Có Hữu":250. Ở đây, trở thành gọi là hữu (bhava). Có hai thứ là nghiệp hữu và sanh hữu như được nói: "Hữu theo hai lối, có nghiệp hữu, có tái sanh hữu" (Vbh. 137). Chính tiến trình nghiệp là hữu, thì gọi là nghiệp hữu. Cũng vậy, chính tiến trình tái sanh là hữu thì gọi là sanh hữu. Và ở đây, tái sanh là hữu vì nó hiện hữu, nhưng cũng như câu: "Sự xuất sanh của chư Phật là hạnh phúc" vì nó đem lại hạnh phúc, cũng v?y, nghiệp cần được hiểu là hữu vì nó đem lại hữu hay sự tái sanh; dùng từ ngữ thông thường chỉ hậu quả của nhân mà thay cho nhân. Ðây là trình bày ý nghĩa. 251. Về cảnh giới: trước hết, nghiệp hữu nói vắn tắt là hành và các pháp tham, v.v... tương ưng với hành cũng được xem là nghiệp. Vibhanga nói: "Cái gì là nghiệp hữu? Phước hành, phi phước hành, bất động hành, ở bình diện hữu hạn hay đại hành: đấy là nghiệp hữu. Cũng vậy, tất cả nghiệp đưa đến tái sanh đều là nghiệp hữu. (Vbh. 137). 252. Ở đây, phước hành nói theo tâm pháp, là 13 loại hành, 1-13, phi phước hành là 12 loại 22-33, và bất động hành là bốn loại 14-17. Từ ngữ "ở bình diện hữu hạn hay đại hành" có nghĩa sự nhỏ nhặt hay lớn lao của quả dị thục mà các hành này đem lại. Nhưng từ ngữ "cũng vậy, tất cả nghiệp đưa đến tái sanh" là nói tham, vân vân tương ưng với hành. 253. Sanh hữu nói vắn tắt là các uẩn do nghiệp sanh, có 9 loại: "Ở đây, gì là sanh hữu? Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, tưởng hữu, vô tưởng hữu, phi tưởng phi phi tưởng hữu, hữu một uẩn, hữu bốn uẩn và hữu năm uẩn. Ðấy gọi là sanh hữu" (Vhb. 17). 254. Loại hữu có dục vọng gọi là "dục hữu". Tương tự, với sắc và vô sắc hữu. Hữu của những chúng sanh có tưởng, hoặc ở đấy có tưởng trong hữu, nên gọi là "hữu tưởng'. Ngược lại là "vô tưởng". Do sự vắng mặt của tưởng thô, nhưng có tưởng vi tế, thì gọi là phi tưởng phi phi tưởng. Hữu chỉ gồm một sắc uẩn gọi là hữu một uẩn hay một chiều (dimension). Tương tự, với hữu bốn uẩn và năm uẩn. 255. Dục hữu là năm uẩn có được do nghiệp chấp thủ. Sắc hữu cũng vậy. Vô sắc hữu có bốn uẩn. Tưởng hữu có 4 và 5. Phi tưởng hữu là một uẩn tập thành do nghiệp chấp thủ. Phi tưởng phi phi tưởng có bốn uẩn. Hữu một uẩn bốn uẩn và năm uẩn là các uẩn ấy đã tập thành do nghiệp chấp thủ. Ðấy là trình bày về cảnh giới. 256. Về mục đích: Mặc dù phước hành v.v... được đề cập tương tự trong mô tả về hữu và hành, nhưng ở đây vẫn lặp lại vì có dụng ý. Trong trường hợp đầu nó được nói đến vì là một duyên kể như nghiệp quá khứ, cho sự tái sanh hiện tại, còn trường hợp sau thì nó là duyên kể như nghiệp hiện tại cho tái sanh tương lai. Hoặc trường hợp đầu, đoạn "Gì là phước hành? Ðó là thiện hành dục giới" (Vbh. 135), chỉ có ý hành được gọi "hành", nhưng ở trường hợp sau, với câu "Tất cả nghiệp đưa đến tái sanh" (Vbh. 137), thì các pháp tương ưng với hành đều được bao gồm. Và trong trường hợp đầu chỉ pháp nào làm duyên cho tâm mới gọi là hành, còn ở đây thì cả cái nghiệp đưa đến vô tưởng hữu cuĩng gồm trong đó. Nhưng tại sao phải lắm lời? 257. Trong mệnh đề "Vô minh duyên hành", chỉ có các thiện và bất thiện pháp được kể, gọi là phước hành, phi phước hành, còn ở đây trong mệnh đề "Thủ duyên hữu" thì thiện, bất thiện và cả duy tác cũng được kể, do sự bao quát của sanh hữu. Do vậy mà có sự lặp lại ở đây. Ðấy là trình bày về mục đích sự lặp lại. 258. Về sự phân tích, tổng hợp là phân tích và tổng hợp của hữu do duyên thủ. Nghiệp đã tạo do duyên dục thủ, và sinh ra dục hữu, thì gọi là nghiệp hữu. Các uẩn do nghiệp ấy sanh ra gọi là sanh hữu. Tương tự, với sắc hữu và vô sắc hữu. Bởi thế có hai loại dục hữu do duyên dục thủ, trong đó bao gồm cả tưởng hữu và hữu 5 uẩn. Và có hai loại sắc hữu, trong đó gồm cả hữu có tưởng, vô tưởng, hữu một uẩn và hữu 5 uẩn. Và có hai loại vô sắc hữu, trong đó gồm cả hữu có tưởng, phi tưởng phi phi tưởng, và hữu b61người uẩn. Vậy, kể cả những gì được gồm trong đó, thì có sáu loại hữu do duyên dục thủ. Tương tự, với ba thủ còn lại làm duyên. Vậy, phân tích thì có tất cả 24 loại hữu do duyên thủ. 259. Nhưng về tổng hợp, bằng cách phối hợp nghiệp hữu và sanh hữu, thì có (kể cả những gì nó bao gồm) một loại dục hữu do duyên dục thủ. Tương tự với sắc hữu, vô sắc hữu. Và tương tự, với ba thủ còn lại làm duyên. Như vậy có 12 loại hữu do duyên thủ kể cả những gì được bao gồm. 260. Lại nữa, bất cứ nghiệp nào có thủ làm duyên, mà đã đạt đến dục hữu, thì đều là nghiệp hữu. Các uẩn được sanh bởi nó gọi là sanh hữu. Tương tự, với sắc và vô sắc hữu. Vậy, cùng với những gì được bao gồm, có hai loại dục hữu, hai loại sắc hữu, và hai loại vô sắc hữu. Tổng hợp có sáu loại hữu theo cách này. Hoặc không phân thành nghiệp hữu và sanh hữu, thì chỉ có ba loại hữu là dục, sắc, vô sắc. Hoặc không phân thành dục, sắc, vô sắc thì chỉ có hai loại nghiệp hữu và sanh hữu. Và nếu không phân thành nghiệp và tái sanh, thì chỉ có một loại hữu mà thôi. Ðấy là trình bày về hữu với thủ làm duyên, phân tích và tổng hợp. 261. Thủ nào làm duyên cho hữu nào? Bất cứ loại thủ nào cũng là duyên cho loại hữu nào bất cứ. Vì phàm phu như một kẻ điên, không cần suy xét phải quấy. Bằng bất cứ loại thủ nào, nó khát khao đạt đến bất cứ loại hữu nào, và làm bất cứ loại nghiệp nào. Bởi thế khi có người nào bảo không phải nhờ giới cấm thủ mà được sanh vào sắc giới và vô sắc giới, thì không được chấp nhận, mà điều chúng chấp nhận là mọi thứ (hữu) phát sinh từ mọi thứ (thủ). 262. Ví dụ một người, theo tin đồn hay do tà kiến, nghĩ rằng dục thật là viên mãn nơi cõi người thuộc giai cấp sát đế lợi, v.v... và ở 6 cõi trời dục. Bị lầm lạc vì nghe theo tà thuyết, tưởng rằng do nghiệp ấy sẽ thỏa mãn được dục, nên kẻ kia vì mong hưởng lạc mà làm những ác hành về thân, v.v... do dụ thủ. Vì viên mãn ác hành, nó tái sanh trong các đọa xứ. Các nghiệp làm nhân cho tái sinh gọi là nghiệp hữu. Các uẩn do nghiệp ấy sanh, là sanh hữu, nhưng tưởng hữu và hữu 5 uẩn cũng được bao gồm. 263. Nhưng có người khác, nhờ nghe điệu pháp mà tăng trưởng tri kiến, và tưởng rằng do nghiệp này dục sẽ được thỏa mãn, nó làm các thiện hành về thân, v.v... vì dục thủ. Do viên mãn thiện hành về thân, nó tái sanh trong chư thiên hay loài n. Cái nghiệp làm nhân cho tái sanh ở cõi trời là nghiệp hữu, các uẩn do nghiệp ấy sanh là sanh hữu, nhưng tưởng hữu và hữu 5 uẩn cũng được bao gồm. Vậy, dục thủ là duyên cho dục hữu, phân tích hay tổng hợp. 264. Một người nữa vì nghe hay đoán rằng dục càng viên mãn hơn ở sắc giới, vô sắc giới, nên vì dục thủ mà tu những thiền chứng có sắc, không sắc, và nhờ chứng thiền, họ tái sanh ở sắc giới, Phạm thiên giới. Cái nghiệp làm nhân cho tái sanh của họ ở đấy là nghiệp hữu, các uẩn do nghiệp ấy sanh là sanh hữu, nhưng hữu có tưởng, không tưởng, phi tưỏng phi phi tưởng, hữu một uẩn bốn uẩn và năm uẩn, cũng được bao gồm. Như vậy, dục thủ là duyên cho sắc và vô sắc hữu, theo phân tích và tổng hợp. 265. Một người khác chấp thủ đoạn kiến, cho rằng tự ngã này hoàn toàn đoạn diệt, khi nó đoạn diệt ở các thiện thú dục giới, sắc giới hay vô sắc giới. Và nó làm các nghiệp để thành tựu mục đích ấy. Nghiệp nó làm gọi là nghiệp hữu. Các uẩn do nghiệp ấy sanh là sanh hữu. Nhưng các hữu có tưởng, v.v... . cũng được bao gồm. Vậy kiến thủ là duyên cho cả ba loại hữu dục, sắc, vô sắc, về phân tích và tổng hợp. 266. Một người khác, do ngã luận thủ nghĩ rằng, tự ngã sẽ được lạc, thoát y nhiệt não trong các tái sanh thiện thú dục giới hay trong sắc giới, vô sắc giới, và làm các nghiệp để đạt đến đấy. Nghiệp nó làm gọi là nghiệp hữu, các uẩn do nghiệp sanh là sanh hữu. Nhưng các loại hữu có tưởng, không tưởng, v.v... cũng được bao gồm. Vậy, ngã luận thủ là duyên cho cả ba loại hữu, phân tích và tổng hợp. 267. Một người khác do giới cấm thủ, nghĩ rằng, viên mãn giới cấm thủ sẽ đưa đến những thiện thú dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Và nó làm các nghiệp để đạt mục đích ấy. Nghiệp nó làm là nghiệp hữu, các uẩn do nghiệp ấy sanh là sanh hữu. Nhưng các hữu có tưởng, không tưởng v.v... . cũng được bao gồm. Vậy giới cấm thủ là duyên cho cả ba loại hữu, phân tích và tổng hợp. Ðấy là trình bày thủ nào duyên cho hữu nào. Thế Nào Thủ Làm Duyên cho Hữu? 268. Nhưng bằng cách nào thủ làm duyên?269. Thủ này mặc dù có bốn loại, chỉ duyên theo một cách là thân y duyên cho hữu ở sắc, vô sắùc giới, nghĩa là cho thiện nghiệp trong nghiệp hữu xảy ra ở dục giới và cho sanh hữu. Nó là một duyên, kể như cu sanh vân vân có nghĩa: cu sanh, hỗ tương, y chỉ, tương ưng, hữu duyên, bất ly khứ, nhân duyên - cho bất thiện nghiệp hữu tương ưng với bốn thủ ở dục giới hữu. Nhưng nó là thân y duyên mà thôi, cho cái gì bất tương ưng. Ðấy là giải thích chi tiết mệnh đề "Do duyên thủ, có hữu". Sanh v.v... 270. Về mệnh đề "Do duyên hữu có sanh v.v... ", định nghĩa về sanh, v.v... cần hiểu như đã nói trong phần Bốn chân lý (Ðế, Ch. XVI, đ. 32). Ở đây chỉ có nghiệp hữu được ám chỉ trong danh từ "hữu", vì chính nó, chứ không phải sanh hữu làm duyên cho sanh. Nhưng nó là một duyên theo hai cách là thân y và nghiệp. 271. Người ta có thể đặt câu hỏi: Nhưng làm sao biết được rằng hữu là duyên cho sanh? - Do sự sai biệt có thể quan sát giữa tính chất hạ liệt và thù thắng. Mặc dù hoàn cảnh ngoại giới giống nhau, như cha mẹ, hạt giống, máu huyết, thực phẩm v.v... sự khác nhau giữa hạ liệt và thù thắng của hữu tình có thể thấy được, ngay cả trong trường hợp song sinh. Và điều ấy không phải không nguyên nhân. Nó không có nguyên nhân nào khác hơn là nghiệp hữu, vì không có lý do nào khác, trong tương tục nội tại của các hữu tình được sinh ra. Vì nghiệp là nhân của sự khác nhau giữa hạ liệt và thù thắng của các hữu tình nên đức Thế Tôn dạy: "Chính nghiệp là yếu tố phân chia hữu tình thành thù thắng và hạ liệt". (M. iii, 209). Do vậy, ta có thể biết (nghiệp) hữu là duyên cho sanh. 272. Và khi không có sanh thì cũng không có già chết và các thứ sầu bi khổ ưu não; nhưng khi đã có sanh thì già chết xuất hiện, kéo theo các thừ sầu bi..., những thứ này hoặc liên hệ đến già chết nơi kẻ ngu bị sầu khổ vì các trạng thái được gọi là già chết, hoặc không liên hệ đến già chết, mà vì một nỗi đau đớn này hay khác. Bởi thế, sanh này là một duyên cho già chết và cho cả sầu bi vân vân. Nhưng đó là duyên theo một cách, là thân y mà thôi. Ðấy là giải thích chi tiết mệnh đề "Do duyên hữu có sanh". |
[Trở Về]