Người Cư Sĩ [ Mục lục ] [ Trở Về ] [Trang chính]
5 - Thiên Nhãn Trí :Biết Về Sống Và Chết Của Hữu Tình. 72. Về sự giải thích trí biết sự sống chết của chúng sinh, kinh văn như sau: "Vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí biết về sự chết và tái sinh của chúng sinh. Với thiên nhân thuần tịnh siêu nhân, vị ấy thấy chúng sinh chết và sinh trở lại, chịu số phận hạ liệt hay cao sang đẹp hay xấu, hạnh phúc hay bất hạnh, vị ấy hiểu biết hữu tình đi theo hạnh nghiệp của chúng: Những tôn giả chúng sinh này tạo ác nghiệp về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc thánh, có tà kiến, tạo những nghiệp theo tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, đã sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những tôn giả chúng sinh này, tạo những thiện nghiệp về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc thánh, có chánh kiến, tạo những nghiệp theo chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung đã sanh vào một thiện thú, thiên giới. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, vị ấy thấy chúng sanh chết và tái sinh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chúng". (D. i, 82). Ở đây "Trí biết về sự chết và tái sinh": Cutùpatàtanànànàya: Nghĩa là, cái loại trí mà nhờ đó sự chết và tái sinh của chúng sinh được biết đến: Nghĩa là trí của thiên nhãn. Vị ấy dẫn tâm hương tâm: vừa dẫn tâm chuẩn bị và hướng tâm chuẩn bị (định chuẩn bị). "Vị ấy" là Tỳ kheo làm công việc hướng tâm dẫn tâm đó. 73. Thiên nhãn: Vì nó giống như chư thiên, vì chư thiên có thiên nhãn là cảm tính bén nhạy được phát sinh do thiện hành và không bị chướng ngại vì đàm, mật máu huyết v.v... có thể cảm thụ một đối tượng ở rất xa vì không còn cấu uế. Và con mắt này gồm trong trí, được phát sinh bởi năng lực tinh tấn tu hành của vị Tỳ kheo cũng giống như vậy, cho nên nói là "Thiên nhãn" bởi vì giống với chư thiên. Lại nữa, "Thiên" bởi vì nó đạt được nhờ phạm trú, vì nó có phạm trú làm điểm tựa cho nó. Và nó là "thiên nhãn", vì nó chiếu ánh sáng lớn lao của sự phân biệt rõ ràng. Và nó thuộc "chư thiên" bởi vì nó có một phạm vi rộng lớn do thấy được các vật sắc đằng sau những bức tường... Nó là con mắt theo nghĩa thấy được. Lại nữa, nó là mắt theo nghĩa nó làm phận sự của con mắt. Nó "thuần tịnh", vì nó là một nhân cho sự thanh tịnh tri kiến, do thấy được sự chết và tái sinh. 74. Một người chỉ thấy được sự chết mà không thấy tái sinh, thì chấp nhận đoạn kiến, và người chỉ có thấy tái sinh mà không thấy sự chết thì chấp nhận một quan điểm (kiến) cho rằng một chúng sinh mới xuất hiện. Nhưng vì người thấy cả hai việc ấy, thì bỏ được cả hai tà kiến nói trên, cho nên sự thấy của người đó là một cái nhân cho Kiến thanh tịnh. Và chư đệ tử Phật thấy cả hai điều ấy. Vì vậy mà trên nói "nó thuần tịnh" vì nó là nhân cho Kiến thanh tịnh. 75. Nó siêu việt con người (siêu nhân) trong sự thấy những sắc pháp bằng cách vượt phạm vi con người. Hoặc là vì nó vượt con mắt thịt của con người (lược). 76. Chết và tái sinh: Vị ấy không thể thấy chúng với thiên nhãn thật sự đang chết và đang lúc tái sinh. Nhưng ở đây "chết" là muốn nói những người sắp sửa chết và "tái sinh" là những người đã nhận kiết sanh và đã tái sinh. 77. Hạ liệt, bị khinh bỉ, bị rẻ rúng, bị miệt thị do nòi giống, bộ tộc, do tài sản v.v. do quả báo cuả si. Cao sang là ngược lại, do gặt quả báo vô si. Ðẹp: Có một bề ngoài đáng muốn, khả yù do gặt quả báo vô sân. Xấu: Có bề ngoài (tướng) khó ưa, khó chịu, khả oá vì gặt quả báo của sân. Ý nói là có tướng không đẹp mắt, vô phước. May mắn: Ði đến một thiện thú, hoặc giàu, rất giàu do gặt quả báo của vô tham. Bất hạnh: Ði đến một ác thú, hoặc nghèo, ít đồ ăn uống do gặt quả báo của tham. 78. Ði theo hạnh nghiệp của chúng: Tiến tới trước, phù hợp với những nghiệp gì đã được tích lũy. Ở đây, nhiệm vụ của thiên nhãn được mô tả bằng từ ngữ đầu: "Thấy sự chết và tái sinh" còn nhiệm vụ của trí biết đi theo nghiệp thì được mô tả bằng câu cuối cùng này. 79. Thứ tự theo đó trí ấy khởi lên như sau. Ở đây, một Tỳ kheo trải ánh sáng chếch xuống hướng địa ngục thống khổ lớn. Sự thấy đó chỉ là nhiệm vụ của thiên nhãn. Vị ấy chú ý đến nó như sau: "Sau khi làm những nghiệp gì mà những chúng sinh này chịu khổ thế này?" Rồi trí có những nghiệp ấy là đối tượng khởi lên trong vị ấy như sau: "Chính là sau khi làm nghiệp này". Cũng vậy, vị ấy trải ánh sáng lên phương trên về hướng cõi trời Dục giới, và thấy chúng sinh trong động Nandana, động missaka, động phàrusaka, v.v... đang thọ hưởng những hạnh phúc lớn, cảnh tượng đó chỉ là nhiệm vụ của thiên nhãn. Vị ấy chú ý đến nó như sau: "Sau khi làm những nghiệp gì mà những chúng sanh này thọ hưởng may mắn này?". Khi ấy trí có những hành nghiệp ấy làm đối tượng, khởi lên nơi vị ấy. "Chính là sau khi làm nghiệp này". Ðây gọi là trí biết hành nghiệp của chúng sinh". 80. Không có công việc chuẩn bị đặc biệt nào cho trí này. Và cũng vậy trong trường hợp trí biết về tương lai vì chúng đều có thiên nhãn làm căn cứ, và sự thành công của chúng (trí biết quá khứ tương lai) đều tùy thuộc thành công của thiên nhãn. 81. Làm ác hạnh về thân, v.v... do vì nó bị thối tha bởi cấu uế, nên gọi là ác hành. Ác hành phát sanh qua phương tiện thân thể, hoặc ác hành đã phát sinh do thân thì gọi là ác hành về thân. Cũng vậy với khẩu, ý. 82. Phỉ báng các bậc thánh: Muốn hại đến cho những bậc thánh, gồm Phật, Ðộc giác, và Thanh văn đệ tử, hoặc những gia chủ đã chứng Dự lưu. Phỉ báng bằng những lời buộc tội tệ nhất, hoặc bằng cách phủ nhận những đức tính đặc biệt của các vị ấy. 83. Ở đây, cần hiểu rằng khi chúng nói "Chúng không có Sa môn hạnh, không phải là Sa môn hạnh, không phải là Sa môn", như vậy là phỉ báng bằng những lời buộc tội tệ nhất, và khi nói: "Những vị ấy không có thiền, hay giải thoát, hay giải thoát đạo v.v... Như vậy là phỉ báng bằng cách phủ nhận những đức tính đặc biệt nơi những vị ấy. Và dù làm cố ý hay vô tình, trong cả hai trường hợp đều là phỉ báng các bậc thánh, đó là nghiệp nặng giống như nghiệp có quả báo tức thì, và đó là một chướng ngại vừa cho (sự sanh lên) cõi trời, vừa cho đạo lộ. Nhưng nó còn có thể cứu chữa. 84. Câu chuyện sau đây cần được hiểu để làm sáng tỏ điều này. Một vị thượng tọa trưởng lão và một niên thiếu Tỳ kheo đi khất thực trong một khu làng. Tới nhà đầu tiên họ được cho một muỗng cháo nóng. Vị trưởng lão bị đau bụng gió nghĩ: "Cháo này sẽ tốt cho ta! Ta sẽ uống kẻo nó nguội mất". Người ta mang ra một chiếc ghế đẩu cho Ngài ngồi ở ngưỡng cửa để uống. Vị kia chán ngấy và bảo ông già này đã để cho cơn đói thắng lướt, và đã làm một điều đáng lẽ ông phải hổ thẹn. Vị trưởng lão đi khất thực tiếp và khi trở về tu viện, ông hỏi niên thiếu Tỳ kheo: "Hiền giả, hiền giả đã có chân đứng nào trong giáo pháp này chưa?" - "Vâng, bạch đại đưc, con là một bậc Dự lưu". - Vậy, này hiền giả, đừng hòng lên đạo lộ nào cao hơn, vì ông đã phỉ báng một người đã đoạn tận lậu hoặc. Vị niên thiếu Tỳ kheo xin lỗi vị trưởng lão, và nhờ vậy được phục hồi tình trạng cũ. 85. Bởi vậy, một người phỉ báng một bậc thánh, dù vị ấy cũng là một bậc thánh đi nữa, thì cũng phải đi đến bậc thánh kia, nếu vị ấy lớn hơn thì nên ngồi sụp xuống mà xin lỗi như sau: "tôi đã nói những điều như vậy với hiền giả, xin hiền giả tha thứ cho tôi". Nếu vị ấy nhỏ hơn, thì phải làm lễ, chắp tay mà bạch: "Bạch Ðại Ðức xin tha thứ cho con". Nếu người kia đã đi xa, thì phải xin lỗi bằng cách thân hành đi đến vị ấy, hoặc nhờ một người đồng trú đi đến. 86. Nếu vị ấy không thể đích thân đi hay nhờ người đi, thì nên đến các Tỳ kheo ở trong Tu viện, ngồi xuống nếu những vị này nhỏ hơn, đảnh lễ nếu lớn hơn, mà xin lỗi như sau: "Bạch đại đức, Tôi có nói những lời như vậy với một đại đức như vậy, xin đại đức ấy tha thứ cho tôi". Và điều này cũng nên làm khi không thể xin lỗi trước mặt vị đó". 87. Nếu đó là một Tỳ kheo lang thang và không thể tìm ra ông ta ở đâu, đi đâu, thì nên đến một vị Tỳ kheo có trí và nói: "Bạch đại đức tôi đã nói như vậy với một vị đại đức tên ấy. Khi nhớ lại tôi rất hối hận. Tôi phải làm sao?" - Vị kia nên bảo: "Ðừng nghĩ đến điều đó nữa. Vị đại đức tha thứ cho ngươi. Hãy an tâm". Khi ấy người xin lỗi nên chắp tay hướng về phía bậc thánh kia đã ra đi và nói "tha lỗi cho tôi". 88. Nếu bậc thánh đã nhập Niết bàn, vị ấy phải đi đến nơi đặt cái gường mà trên ấy bậc thánh đã chết, và đi cho đến nghĩa địa để xin lỗi. Khi đã làm điều ấy, thì không còn chướng ngại cho cõi trời hay cho đạo lộ nữa. Vị ấy trở thành người như trước (khi chưa phạm lỗi phỉ báng). 89. Có tà kiến: Là có trí kiến cong quẹo. Người làm những nghiệp theo tà kiến: Tạo những nghiệp đủ loại, do tà kiến mà có, hoặc xíu dục kẻ khác làm các thân nghiệp v.v... do tà kiến làm căn để. Ở đây, mặc dù phỉ báng các bậc thánh đã được bao gồm trong tà nghiệp về ngữ, và tà kiến đã gồm trong tà nghiệp về ý. Tuy vậy, có thể hiểu rằng hai nghiệp này được nói lại cốt để nhấn mạnh tính cách chịu quả báo lớn lao của nó. 90. Phỉ báng các bậc thánh có quả báo lớn, vì nó cũng như nghiệp có quả báo tức thì... Vì kinh nói: "Này Sàriputta như một Tỳ kheo có giới, định tuệ, thì có thể ngay bây giờ và ở đây đạt được trí rốt ráo, cũng thế, nếu nó không từ bỏ lời nói, ý nghĩ và tà kiến như thế, thì nó sẽ rơi vào địa ngục chắc chắn như được mang đến đấy". (M. i,71) Và không gì có quả báo lớn hơn tà kiến, như kinh nói: "Này các Tỳ kheo, ta không thấy có một pháp nào có quả báo như tà kiến". (A. i,33) 91. Khi thân hoại: Khi bỏ các uẩn đã được chấp thủ. Khi mạng chung:Khi thọ các uẩn sinh ra sau đó. Hoặc "thân hoại" là gián đoạn mạng căn, "mạng chung" là vượt ngoài tử tâm. 92. Cõi dữ v.v... đều là những đồng nghĩa của địa ngục. Ðịa ngục là một cõi dữ, đọa xứ vì nó dời khỏi cái lý (aya) được gọi là công đức, nhân của sự đạt đến cõi trời và giải thoát, hoặc vì thiếu, vắng mặt (abhàva) của nguồn (àya) lạc thú. Những người phạm tà hạnh bị tách ra, rơi vào đấy: Gọi là đọa xứ. Hoặc khi chúng bị hủy hoại, thì rơi vào đây, tất cả tay chân gãy hết, gọi là đọa xứ. Không có lý lẽ nào được kể là đáng ưa ở đây, nên gọi là niraya - địa ngục. 93. Hoặc, súc sinh được chỉ bằng cõi dữ (apàya: state of loss) vì nó dời khỏi thiện thú, nhưng nó không phải là ác thú vì nó cũng có hiện hữu của Long vương (rắn lớn) được tôn trọng. Ngạ quỷ được nêu bằng danh tử "ác thú" vì nó vừa là cõi dữ, và ác thú vì nó bị dời khỏi thiện thú mà lại vừa là một cõi đau khổ; nhưng nó không phải là một đọa xứ như quỷ A tu la (asura). Loài A-tu-la được nêu bằng danh từ "đọa xứ", vì nó là cõi dữ vừa là ác thú như đã nói trên, mà nó còn bị "đọa" (hết, không còn) khỏi mọi cơ hội. Ðịa ngục trong mọi khía cạnh của Avìci (A-tỳ) được nêu bằng danh từ địa ngục. 94. Khía cạnh sáng sủa thì cần được hiểu ngược lại với cách nói trên. Nhưng có sự khác biệt này. Ở đây, danh từ "thiện thú" gồm cả loài người, và chỉ có chư thiên được nói trong danh từ "cõi trời" (lược). 95. Một thiện nam tử mới tu và muốn thấy được như thế, thì cần phải nắm vững thiền - có một kasina làm đối tượng, thiền này là căn bản của thắng trí trong mọi mặt. Kế tiếp, một trong ba biến xứ này, đó là lửa, màu trắng và áng sáng, phải được đưa đến tiếp cận với sự sinh khởi thắng trí. Vị ấy phải làm cho cận hành thiền này trở thành sở hành của mình, và ngừng tại đấy để mở rộng biến xứ, điều muốn nói là, ở đây không nên khơi dậy định an chỉ, vì nếu vị ấy khơi dậy đ?nh an chỉ thì biến xứ sẽ trở thành chỗ y cứ (căn bản) cho thiền căn bản, chứ không phải cho công việc chuẩn bị thắng trí. Biến xứ ánh sáng là tốt nhất trong ba biến xứ. Vậy, hoặc biến xứ ánh sáng hay một trong hai biến xứ kia, cần phải được tu tập theo cách đã tả trong phần biến xứ, và cần phải dừng lại ở câïn hành định và nới rộng tại đấy. Và phương pháp nới rộng sơ tướng cần được hiểu theo cách đã nói ở phần Biến xứ (Kasina). Chỉ có những gì thấy được ở trong phạm vi biến xứ đã được nới rộng, mới có thể được trông thấy. 96. Tuy nhên, trong khi vị ấy thấy những gì có thể thấy, thì đã hết phiên công việc chuẩn bị. Khi ấy ánh sáng biến mất. Khi ánh sáng biến mất, thì hành giả không còn thấy được những gì có thể thấy. (M. iii, 158) Vị ấy nên nhập lại thiền căn bản nhiều lần, xuất thiền và biến mãn với ánh sáng. Bằng cách đó ánh sáng dần được củng cố, cho đến cuối cùng nó ở lại trong bất cứ phạm vi nào hành giả đã ấn định như sau: "Hãy có ánh sáng ở đây". Dù cho vị ấy ngồi suốt ngày mà nhìn, vẫn có thể trông thấy những vật có thể thấy. 97. Và ở đây, có ví dụ về người du hành ban đêm với một bó đuốc cỏ. Có một người khởi hành ban đêm với một bó đuốc cỏ. Bó đuốc hết cháy. Khi ấy những chỗ bằng phẳng và không bằng phẳng không còn rõ rệt đối với vị ấy nữa, ông ta dụi bó đuốc xuống mặt đất và nó cháy lên trở lại. Làm như thế, nó cho ánh sáng nhiều hơn trước. Khi nó cứ tiếp tục tắt rồi đỏ lên trở lại như vậy, cuối cùng mặt trời đã lên. Khi mặt trời đã lên, vị ấy nghĩ: "Bây giờ không cần đuốc nữa", và người ấy ném bó đuốc tiếp tục đi dưới ánh sáng ngày. 98. Ở đây, ánh sáng của biến xứ vào giai đoạn chuẩn bị, là giống như ánh sáng của bó đuốc. Sự kiện hành giả không thấy nữa những gì đang thấy được, vì ánh sáng đã biến mất, do bởi giai đoạn chuẩn bị đã qua, là dụ cho người cầm bó đuốc không thấy những chỗ đường bằng phẳng hay gập ghềnh (mà nó đang thấy) vì bó đuốc hết cháy sáng. Sự nhập thiền trở lại, dụ cho người dụi bó đuốc xuống đất. Sự kiện hành giả biến mãn ánh sáng bằng cách lập lại công việc chuẩn bị ví như bó đuốc đem lại ánh sáng nhiều hơn trước. Ánh sáng tồn tại trong khu vực hành giả ấn định, dụ cho ánh mặt trời lên. Sự kiện hành giả trông thấy suốt ngày những gì có thể thấy, trong ánh sáng mạnh, sau khi đã ném ánh sáng có giới hạn đi, là dụ cho người kia tiếp tục đi dưới ánh sáng ngày sau khi đã vứt bó đuốc. 99. Ở đây, khi những sắc pháp không ở trong tầm mắt thịt của vị Tỳ kheo đi vào tâm nhãn của vị ấy - nghĩa là những sắc pháp hoặc ở trong bụng của hành giả, thuộc về trái tim (nhục đoàn), thuộc về cái gì ở dưới mặt đất, ở sau những bức tường, núi và hào thành, hoặc ở một thế giới khác - và trở nên rõ như thể trông thấy bằng mắt thịt, thì vị ấy nên hiểu là thiên nhãn đã phát sinh và chỉ có thiên nhãn này mới có thể thấy được những sắc pháp ở đây, không phải những tâm của giai đoạn chuẩn bị có thể thấy. 100. Nhưng đây là một trở ngại cho người thường. Tại sao? Bất cứ ở đâu người ấy quyết định. "Hãy có ánh sáng", bèn có đầy ánh sáng ở đấy, dù cho sau khi đã vào xuyên qua đất, qua biển, qua núi. Khi ấy sợ hãi khởi lên nơi vị ấy vì trông thấy những hình dạng đáng ghê sợ của ma, quỷ v.v... ở đây do sợ hãi tâm vị ấy tán loạn và bị mất thiền chứng. Bởi thế vị ấy hãy cẩn thận khi trông thấy những gì có thể thấy (xem M. iii,158) 101. Ðây là thứ tự cho thiên nhãn phát sinh: khi ý môn hướng tâm - cái lấy sắc pháp thuộc loại đã tả làm đối tượng - đã sinh khởi rồi diệt, khi ấy, vẫn lấy sắc pháp làm đối tượng, tất cả cần được hiểu theo cách đã nói, khởi đầu là "có bốn hoặc năm tốc hành tâm khởi lên..." (5). Ở đây cũng thế, ba hay bốn tâm đều thuộc dục giới và còn tầm tứ. Tốc hành tâm cuối cùng hoàn thành mục tiêu, là thuộc thiền thứ tư, sắc giới. Trí liên hệ đến tâm này gọi là "trí biết về sự chết và tái sinh của chúng sinh", và là "thiên nhãn trí". Sự giải thích về trí biết sự chết và tái sinh (sanh tử trí) của chúng sinh đến đây là hết. 102. Ðấng cứu giúp, Ðấng biết năm uẩn.103. Trong số những thắng trí này thì thiên nhãn, được gọi là trí biết sự chết và tái sinh. Có hai loại tùy thuộc, đó là Trí biết vị lai và Trí biết sở hành tùy theo nghiệp. Bởi vậy, hai trí này, cùng với năm loại thần thông làm thành bảy thứ Thắng trí nói ở đây. 104. Bây giờ để tránh lẫn lộn về sự phân loại các đối tượng của chúng. Bậc Thánh đã nói bốn Bộ ba đối tượng .Nhờ đó ta có thể suy ra . Thế nào là bảy loại khác nhau về Thắng trí được phát sinh. 105. Giải thích như sau. Bốn bộ ba đối tượng đã được bậc tối thắng trong các bậc thánh nói ra. Gì là bốn? Ðó là bộ ba có đối tượng giới hạn, bộ ba có đối tượng là Ðạo, bộ ba có đối tượng là quá khứ, bộ ba có đối tượng là vật bên trong (thân thể). 106. (1) Ở đây Thắng trí sinh khởi liên hệ đến bảy thứ đối tượng, nghĩa là có một đối tượng có giới hạn, hay cao cả (đại hành - mahaggata) quá khứ, vị lai hay hiện tại, và một đối tượng bên trong hay bên ngoài. Nghĩa là thế nào? Khi hành giả muốn đi với một thân thể vô hình sau khi làm cho thân thể tùy thuộc vào tâm ý, và vị ấy biến đổi thân cho phù hợp với tâm, (Ch. XII,119) đặt nó, để nó lên trên đại hành tâm, thì khi ấy cho rằng danh từ ở đối cách là đối tượng chính nó có "một đối tượng giới hạn" bởi vì đối tượng của nó là thân thể vật lý (sắc thân). Khi hành giả muốn đi với một thân xác hữu hình (thấy được) sau khi làm cho tâm phụ thuộc vào thân, và chuyển tâm cho phù hợp với thân xác mà vị ấy đặt nó, để nó lên trên sắc thân, rồi cho rằng danh từ ở đối cách là đối tượng chính, nó có một đối tượng "đại hành" bởi vì đ?i tượng của nó là đại hành tâm. 107. Nhưng cũng tâm ấy lấy cái đã qua, đã chấm dứt làm đối tượng cho nó, thì nó có một đối tượng quá khứ. Với những vị quyết định về vị lai, như trường hợp trưởng lão Ðại Ca Diếp, với việc tàng trữ ngọc Xá lợi, và những vị khác thì nó có một đối tượng vị lai. Khi trưởng lão Ðại Ca Diếp làm chỗ tàng trữ xá lợi, Ngài quyết định như sau: "Suốt hai trăm mười tám năm tới trong tương lai, hương này không được khô cạn, những hoa này không được héo và những đèn này không được tắt". Và sự việc đã xảy ra như ý. Khi trưởng lão Assagutta trông thấy tăng chúng ăn thức ăn khô ở trú xứ Vattaniya, Ngài quyết định: "Nước ao hãy biến thành đề hồ mỗi ngày trước bữa ăn". Và khi nước được lấy lên trước bữa ăn, nó là đề hồ, nhưng sau bữa ăn thì nó chỉ là nước thường. 108. Vào lúc đi với một thân thể vô hình sau khi làm cho thân thể phụ thuộc vào tâm ý, nó có một đối tượng hiện tại. Vào lúc chuyển tâm cho phù hợp với thân, hoặc chuyển thân cho phù hợp với tâm, và vào lúc tạo ra tướng của mình thành một đứa bé trai v.v... nó có một đối tượng bên trong bởi vì có đối tượng là chính thân và tâm mình. Nhưng vào lúc biến ra voi ngựa v.v... tâm có một đối tượng ở ngoài. Trên đây, trước hết là các loại Thắng trí cần được hiểu là phát sinh theo bảy loại đối tuợng. 109. (2) Trí về thiên nhĩ giới phát sinh tương ứng với bốn loại đối tượng, đó là đối tượng giới hạn, đối tượng hiện tại, đối tượng bên trong và đối tượng ở ngoài. Như thế nào? Vì nó lấy âm thanh làm đối tượng, và vì âm thanh là có giới hạn, nên nó có một đối tượng giới hạn (xem Vbh 62, 91). Nhưng vì nó chỉ phát sinh lấy âm thanh hiện hữu làm đối tượng cho nó, nên nó có một đối tượng hiện tại. Vào lúc nghe những âm thanh trong bụng mình, nó có một đối tượng bên trong. Vào lúc nghe những âm thanh của những người khác nó có một đối tượng ở ngoài. Ðây là Thiên nhĩ trí cần được hiểu phát sinh tương ứng bốn loại đối tượng. 110. (3) Tha tâm trí phát sinh tương ứng với tám loại đối tượng, đó là, có một đối tượng hữu hạn, đại hành, hay vô lượng đối tượng là đạo lộ, đối tượng là quá khứ, hiện nay, hay vị lai và đối tượng ở ngoài. Như thế nào? Vào lúc biết tâm dục giới của người khác, trí ấy có một đối tượng là hữu hạn. Vào lúc biết tâm sắc giới hay vô sắc giới của người khác, nó có một đối tượng đại hành. Vào lúc biết đạo và quả, nó có một đối tượng vô hạn. Và ở đây một người thường (phàm phu) không biết được tâm của một bậc Dự lưu, một bậc Dự lưu không biết được tâm của một bậc Nhất lai, và cứ thế lên đến của bậc A-la-hán. Mà A-la-hán thì biết được tâm của tất cả. Và mỗi bậc ở địa vị cao biết những tâm của những bậc ở dưới. Ðây là chỗ khác biệt cần biết. Vào lúc trí có đối tượng của nó là tâm thuộc đạo, nó có một đối tượng đạo lộ. Nhưng khi một người biết tâm của những người khác trong vòng bảy ngày đã qua, hay trong bảy ngày sắp tới, thì nó có đối tượng quá khứ, và đối tượng tương lai. 111. Thế nào là nó có một đối tượng hiện tại? Hiện tại có ba loại đó là hiện tại sát na, hiện tại tương tục và hiện tại do hiện hữu. Ở đây cái gì đã đạt đến sinh (uppàda) trú (thiti) và diệt (bhanga) thì gọi là hiện tại sát na. Cái được bao gồm trong một hay hai vòng tương tục gọi là hiện tại tương tục. 112. Ở đây, khi một người đi đến một nơi có ánh đèn sáng sau khi ngồi trong bóng tối, thì lúc đầu một vật không rõ rệt đối với nó, cho đến khi nó hiện rõ, thì phải qua một hay hai vòng tương tục trong lúc đó. Và khi nó đi vào một phòng kín ở bên trong sau khi ở ngoài ánh sáng, lúc đầu một vật (sắc pháp) không hiện rõ đối với người ấy, cho đến khi nó hiện rõ, trong khoảng thời gian ấy, cần hiểu là một hay hai "vòng tương tục" đã đi qua. Khi nó đứng ở một khoảng cách mặt dù thấy rõ cử động của những bàn tay thợ giặt và cử động của sự đánh chuông trống v.v... nhưng lúc đầu nó không nghe những âm thanh (xem Ch.XIV,22), cho đến khi nghe được một hay hai vòng tương tục cần được hiểu là đã trôi qua ở giữa. Ðây là theo những vị tụng đọc Majjhima (Trung bộ). 113. Những vị tụng đọc Tương Ưng bộ kinh thì lại cho rằng có hai thứ tương tục, đó là sắc tương tục và vô sắc tương tục: sắc tương tục kéo dài khoảng thời gian đường nước rõ nét khi chạm bờ, nước từ bàn chân của một người dẫm trong nước rồi bước lên bờ. Hoặc là khoảng thời gian hơi nóng ở một thân người vừa đi một đoạn đường, hạ xuống. Hoặc là khoảng thời gian lòa mắt của người ở ngoài nắng bước vào trong phòng. Hoặc khoảng thời gian bị chóa mắt của một kẻ đang ở trong phòng thiền định rồi mở cửa nhìn ra ngoài trời. Và một vô sắc tương tục thì gồm trong hai hay ba tốc hành tâm. Cả hai thứ tương tục này theo họ, được gọi là hiện tại do tương tục. 114. Cái gì được giới hạn bởi một hiện hữu duy nhất thì gọi là tương tục do hiện hữu, về điều này, kinh Baddekaratta nói: "Chư hiền, tâm và các tâm pháp cả hai đều hiện diện. Tâm bị trói buộc bởi dục và tham đối với những gì hiện hữu, bởi vì tâm bị trói buộc bởi dục và tham, vị ấy thích thú trong đó. Khi vị ấy thích thú trong đó, vị ấy bị thắng lướt bởi các pháp hiện tại". (M. iii,197). Và ở đây, "hiện tại do tương tục" được dùng trong luận, trong khi "hiện tại do hiện hữu" được dùng trong Kinh. 115. Ở đây, một vài vị nói rằng: "hiện tại do sát na" là đối tượng của "tha tâm trí". Lý do nào? Ðó là, tâm của vị có thần thông (tha tâm trí) và tâm của người kia khởi lên trong một sát na duy nhất. Ví dụ như sau: Như khi một nắm hoa được tung lên hư không, cái cọng của một hoa này có thể chạm cọng một hoa khác cũng vậy, khi với ý nghĩ "Ta sẽ biết tâm của một người khác" tâm của một đám đông được tác ý đến kể như một toàn khối, khi ấy tâm của một người có thể được hiểu (đi vào) bởi tâm của người kia hoặc vào lúc tâm sinh, hoặc vào lúc trú vào lúc diệt. 116. Tuy nhiên, điều ấy bị các Luận bác bỏ, cho là sai lầm, bởi vì dù cho người ta tiếp tục tác ý (hướng tâm) một trăm hay một ngàn năm, thì không bao giờ có sự đồng hiện diện của hai tâm, nghĩa là của cái tâm (dùng đ? ) tác ý (hướng tâm) và tâm tốc hành (với tâm này vị ấy) biết, và bởi vì cái khuyết điểm có nhiều đối tượng sẽ xảy ra nếu sự hiện diện của cùng một đối tượng vào lúc tâm tác ý và tốc hành không đủ làm rõ nét. Ðiều cần hiểu là đối tượng ấy có mặt do tương tục và do hiện hữu. 117. Ở đây, tâm của một người khác trong một thời khoảng hai hay ba tâm lộ trình (citta - vithi - cognitiveseries) với những tốc hành tâm trước và sau lộ trình tâm này tất cả gọi là "hiện tại do tương tục". Nhưng trong luận về tương ưng bộ kinh nói "hiện tại do hiện hữu" cần được thuyết minh bằng một tốc hành tâm. Nói như vậy là đúng. 118. Ðây là thuyết minh. Người có thần thông muốn biết tâm của một người khác khởi sự chú ý (hướng tâm). Cái tâm chú ý ấy lấy cái tâm "hiện hữu do sát na" của người kia làm đối tượng của nó, và cùng diệt một lần với nhau. Sau đó có bốn hoặc năm tốc hành tâm mà cuối cùng là tâm thần thông, còn những tâm khác đều thuộc về dục giới. Cái tâm ấy của người kia đã diệt, cũng là đối tượng của tất cả những tốc hành tâm này bởi vậy chúng không có đối tượng khác nhau, vì có cùng đối tượng là "hiện tại do hiện hữu". Và trong khi chúng có một đối tượng duy nhất, thì chỉ có tâm thần thông là thực sự biết được tâm người khác, không phải những tốc hành tâm trước, cũng như trong nhãn căn môn, chỉ có nhãn thức thực thực sự thấy sắc pháp không phải những thứ kia. 119. Vậy, tâm này (tâm thần thông) có một đối tượng hiện tại trong những gì hiện tại do tương tục và hiện tại do hiện hữu. Hoặc, vì cái gì hiện tại do tương tục, thì cũng thuộc vào loại những gì hiện tại do hiện hữu, cho nên có thể hiểu rằng nó có một đối tượng hiện tại ở trong những gi hiện tại do hiện hữu. Nó có một đối tượng bên ngoài vì nó chỉ có tâm của một người khác làm đối tượng. Trên đây là giải thích thế nào tha tâm trí cần được hiểu là phát sinh tương ứng với tám loại đối tượng. 120. (4) Trí về đời quá khứ phát sinh tương ứng với tám thứ đối tượng đó là đối tượng hữu hạn, đại hành hay vô lượng đối tượng đạo, đối tượng quá khứ, đối tượng ở trong, ở ngoài, hoặc không thể phân loại. Như thế nào? Vào lúc nhớ lại các uẩn ở dục giới, tâm đó có một đối tượng hữu hạn. Vào lúc nhớ lại các uẩn ở sắc giới hay vô sắc giới, nó có một đối tượng đại hành. Vào lúc nhớ lại một đạo lộ đã tu tập, hay một quả đã chứng đắc, trong quá khứ, hoặc do tự mình, hoặc bởi người khác, nó có một đối tượng vô lượng. Vào lúc nhớ lại một đạo lộ đã tu tập, nó có một đạo lộ làm đối tượng. Nhưng nó luôn luôn có một đối tượng quá khứ. 121. Ở đây, mặc dù tha tâm trí và Tùy nghiệp thú trí cũng có một đối tượng quá khứ, nhưng trong hai cái này đối tượng của tha tâm trí, chỉ là tâm trong bảy ngày qua. Nó không biết các uẩn khác mà cũng không biết cái được liên kết với các uẩn (nghĩa là tên, họ v.v...). Nói gián tiếp nó có một đạo lộ làm đối tượng, vì nó có tâm liên hệ đến đạo lộ làm đối tượng. Lại nữa, đối tượng theo trí về sở hành theo nghiệp chỉ là ý hành quá khứ. Nhưng không có gì không phải là đối tượng của trí về đời quá khứ, dù uẩn quá khứ hay cái gì liên hệ đến uẩn; bởi vì trí này là ngang hàng với biến trí về các uẩn quá khứ cùng với những trạng thái liên hệ đến các uẩn. Ðây là chỗ khác biệt cần được hiểu. 122. Ðây là phương pháp theo các bộ luận. Nhưng trong Patthàna nói: "Các thiện uẩn là một duyên kể như sở duyên cho thắng trí, cho tha tâm trí, cho trí biết quá khứ, cho tùy nghiệp thú trí và cho trí biết vị lai". (Ptn. i, 154), và bởi thế bốn uẩn cũng là những đối tượng của tha tâm trí và của trí tùy nghiệp thú. Và ở đây cũng thế uẩn thiện và bất thiện là đối tượng của trí tùy nghiệp thú. 123. Vào lúc nhớ lại các uẩn của chính bản thân, thì trí ấy có một đối tượng ở trong. Vào lúc nhớ lại các uẩn của một người khác, nó có một đối tượng ở ngoài. Vào lúc nhớ lại các khái niệm như danh, tánh (tên, họ) như "quá khứ có Ðức Thế Tôn Tỳ - Bà Thi. Mẹ ngài là Bhandumatì. Thân phụ là Bhandumant" (D. ii, 6-7) và khái niệm như tướng của đất, v.v... trí ấy có một đối tượng không thể phân loại. Và ở đây, tên và họ (dòng dõi) cần được xem không phải như những danh từ thực, mà như ý nghĩa của danh từ được lập ra do quy ước và gắn liền với các uẩn. Vì những danh từ thực thụ là "giới hạn" bởi chúng được gồm trong thanh xứ, như luận nói: "Sự phân biệt ngôn ngữ có một đối tượng hữu hạn" (Vbh. 304). Ở đây chúng ta chọn quan điểm này. Trên đây là nói trí biết quá khứ cần được hiểu là phát sinh tương ứng với tám loại đối tượng như thế nào. 124. (5) Thiên nhãn trí phát sinh tương ứng với bốn thứ đối tượng, đó là, có đối tượng hữu hạn, đối tượng ở hiện tại, đối tượng ở trong và đối tượng ở ngoài. Nghĩa thế nào? Vì nó lấy sắc pháp làm đối tượng, và vì sắc là hữu hạn, nên nó có một đối tượng hữu hạn. Vì nó phát sinh đối với sắc hiện tại mà thôi, nên nó có một đối tượng hiện tại. Vào lúc thấy sắc bên trong bụng mình v.v... nó có một đối tượng ở trong. Vào lúc thấy sắc của kẻ khác, nó có một đối tượng ở ngoài. Ðây là nói thiên nhãn trí cần được hiểu là phải sinh tương ứng với bốn đối tượng như thế nào. 125 (6) Trí biết vị lai phát sinh tương ứng với tám thứ đối tượng, là hữu hạn, đại hành, vô lượng, đạo lộ, vị lai, trong, ngoài, hoặc không thể xếp loại. Nghĩa là thế nào? Vào lúc biết như sau: "Người này sẽ được tái sinh trong tương lai ở cõi dục; trí ấy có một đối tượng hữu hạn. Vào lúc biết "Vị ấy sẽ tái sinh trong sắc giới hay vô sắc, nó có một đối tượng đại hành. Vào lúc biết "Vị ấy sẽ tu tập đạo lộ, sẽ chứng quả", nó có một đối tượng vô lượng. Vào lúc biết "Vị ấy sẽ tu tập đạo", nó cũng có đạo làm đối tượng nữa. Nhưng nó luôn luôn có một đối tượng vị lai. 126. Ở đây, mặc dù tha tâm trí cũng có một đối tượng vị lai, nhưng đối tượng của nó chỉ là cái tâm vị lai trong vòng bảy ngày, vì nó không biết uẩn nào khác mà cũng không biết những gì liên kết với uẩn. Nhưng không có gì ở trong tương lai như đã nói ở phần trí biết quá khứ (đ.121) mà không phải là đối tượng của trí biết vị lai. 127. Vào lúc biết "Ta sẽ tái sinh ở đấy", nó có một đối tượng ở trong. Vào lúc biết "Người kia sẽ tái sinh ở chỗ ấy", nó có một đối tượng ngoài. Nhưng vào lúc biết tên và họ như "Trong tương lai Ðức Thế Tôn Di Lặc sẽ sinh. Phụ thân Ngài sẽ là Bà La Môn Subrahmà. Mẫu thân Ngài sẽ là Bà La Môn nữ Brahmavatì" (D. iii,76), nó có một đối tượng không thể xếp loại đã nói dưới đề mục trí quá khứ (đ.123). Trên đây là trí biết vị lai cần được hiểu như thế nào. 128. (7) Tùy nghiệp thú trí: Phát sinh tương ứng với năm loại đối tượng đó là, giới hạn, đại hành, quá khứ, trong, ngoài. Như thế nào? Vào lúc biết nghiệp dục giới, nó có một đối tượng giới hạn. Vào lúc biết nghiệp sắc giới hay vô sắc giới, nó có một đối tượng quá khứ. Vào lúc biết nghiệp của chính bản thân nó có một đối tượng trong. Vào lúc biết nghiệp của người khác, nó có một đối tượng ở ngoài. Ðây là nói trí biết sở hành theo nghiệp căn được hiểu là phát sinh tương ứng với năm loại đối tượng như thế nào. 129. Và khi trí được nói ở đây vừa có một đối tượng ở trong vừa có một đối tượng ở ngoài, và biết những đối tượng này khi thì ở trong khi thì ở ngoài, ta nói nó có một đối tượng cả trong lẫn ngoài. Chương mười ba kết thúc: "Mô tả Thắng Trí" trong Thanh Tịnh đạo được soạn thảo vì mục đích làm cho người lành hoan hỉ. |
[Trở Về]