[ Trở về ]
Bồ Tát Thế nào là Bồ Tát - Corinne
Kalpas&Buddhas Corinne
Bồ Đề Tâm - Nguyễn Tường Bách
Bồ Tát Hạnh - Nguyên Phước
Bồ Tát Hạnh - Nguyên Khánh
Bồ Tát - Corinne[ Trang trước ] / [ Trang sau ]
De : "Corinne Segers"
Date : Dimanche 9, Novembre 2003 20:53Bồ Tát Các bạn thân,Sáng tới sở, việc đầu tiên là mở Outlook đọc email nên dù các bạn không thấy C. viết gì cả nhưng C. vẫn theo dõi những trao đổi của các bạn trên diển đàn. Như C. đã nói với anh NP và ND, mấy tháng vừa qua, C. quá bận (việc làm, việc nhà và việc chùa) nên giữa im lặng. Nhưng anh TMD và ND bắt C. đóng góp lần này nên không thoát nổi!
Trước hết là định nghĩa 'Bồ Tát'. Thế nào là Bồ Tát? Bồ Tát là một người hướng về bồ đề hay đã giác ngộ phần nào, nhưng chưa hoàn toàn thành Phật. Bồ tát là kiểu mẫu, là "siêu nhân vật"- (Super Hero) của Đại Thừa. Bồ tát không chỉ muốn tự giác như người A la hán mà còn muốn giác tha. Bồ tát chỉ hướng về giác ngộ để có đủ khả năng giúp đại chúng. Bồ tát từ chối nhập Niết bàn khi vẫn còn chúng sinh phải chiụ khổ trong vòng luân hồi. Thế thì Bồ tát có ba đặc tính (caractéristiques), ba đức tính (vertus) là : lòng thương mọi người, mọi vật (đại bi); sự hiểu biết sâu rộng (đại trí); và lòng dũng cảm sẵn sàng chịu mọi thử thách (đại lực).
Có hai loại Bồ tát : Đại Bồ tát (bodhisattva mahasattva - bồ tát ma ha tát) và Bồ tát "thường" hơn. Và trong loại thứ hai này, thì lại còn nhiều cấp bậc khác nhau.
Nếu bồ tát nào cũng phải giống như Đại Bồ tát Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi hay Đại Thế Chí, thì bồ tát trên trái đất này chắc hiếm lắm.Các bạn hỏi C. nghĩ sao, bồ tát trên đời này có thật hay không, thì C. thấy khó trả lời. Thứ nhất vì chỉ có Phật mới biết được ngườI khác là Phật hay không, chỉ có bồ tát có thể khẳng định được người khác là bồ tát hay không, nên dù C. trả lời "có " hay "không", có phải hơi kiêu ngạo không?
Nhưng nếu bồ tát là mọt người hướng về giác ngộ, nguyện tập từ từ để phát triển lòng từ bi và trí tuệ của mình, thương và muốn giúp chúng sinh, thì bồ tát đã và đang có nhiều trên trái đất này.
Theo trường phái của C. (có thể theo trường phái khác cũng vậy nhưng vì C. không biết nhiều về phái khác nên không giám nói là phái nào cũng chấp nhận cái đó), đường đi của phật tử có 5 giai đoạn (pancamarga), từ lúc mới bắt đầu theo Đạo đến khi thành Phật.
Giai đoạn thứ 1 (sambharamarga - voie de l'accumulation) là giai đoạn của người mới vào đạo, lâý nguyện bồ tát (pranidhana) và bằt đầu thu lại thiện nghiệp bằng cách tập các ba la mật.
Giai đoạn thứ 2 (prayogamarga - voie de l'application) là khi hành giả đã tập đến mức cao, hiểu biết đã sâu, thiền định vững chắc, hạnh động thanh tịnh, chắc chắn sẽ không tái sinh trong 3 thế giới khổ đau (địa ngục, ma quỷ, súc sinh) nữa.
Giai đoạn thứ 3 (darsanamarga - voie de la vision) là khi hành giả thực nghiệm bản tâm của mình.Trong Zen Nhật bổn gọi là 'satori' ; trong Tiểu Thừa đó là lúc thành Thánh (arya) bậc 1 tức là shrotappana ( Tu đà hoàn hay Dự lưu - 'entré dans le courant' ); và trong Đại Thừa, giai đoạn này tương đương với địa thứ 1 (pramudita - Hoan hỷ địa) trong 10 địa (bodhisattva bhumi, thập địa, tức là những trình độ khác nhau mà bồ tát có thể đạt được).
Thực nghiệm bản tâm thành "bồ tát cấp 1" rồi từ đó mà từ từ lên... Từ bậc thứ 8 trở lên, thì bồ tát thành "Đại Bồ tát", không còn tục lụy. Đường đi từ địa thứ 2 đến địa thứ 10 là giai đoạn thứ 4 (bhavanamarga - voie de la méditation).
Còn giai đoạn chót (asaiksamarga) là lúc không còn gì để học hỏi thêm nữa, đã thành Phật rồi.Khi thấy bồ tát như "một cái gì đang trở thành" (processus, être en devenir), thì C. cho rằng bồ tát đã có rất nhiều trong quá khứ và cũng đang có trong hiện tại. Các tổ sư ở Ấn độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, v.v. chắc là Bồ tát rồi. C. tin rằng những thầy Tây tạng như Dilgo Khyentse, Patrul Rinpoche, Kalu Rinpoche, Karmapa, Tulku Urgyen, Kagyur Rinpoche và vô số Thầy khác trong quá khứ là những vị bồ tát đã tới bậc cao. C. cũng tin rằng một số thầy mà C. đã hân hạnh gặp được là bồ tát dù dĩ nhiên không bao giờ tự xưng là bồ tát. Ai tự xưng vậy chắc không phải là bồ tát rồi !
Không có ai tự phong mình là bồ tát mà cũng không có ai phong cho người khác thành bồ tát. Nhưng khi thấy một người không bao giờ lo cho chính mình mà lúc nào cũng lo cho người khác, lời nói lúc nào cũng thật thà, hành động lúc nào cũng tốt đẹp, trí tuệ sâu rộng mà bao giờ cũng khiêm tốn, người có vẻ thoải mái bình an, v.v., thì C. đoán người ấy chính là bồ tát sống giữa đời này (dù không biết là bố tát cấp nào J).Có Bồ tát không phải là người gốc Ấn Độ không ? Theo tôi nghĩ, nơi nào có Phật giáo Đại Thừa, nơi đó có thể có bồ tát, vì lý tưởng bồ tát không dính líu gì đến quốc tịch hay màu da. Đạo Phật Đại Thừa đã phát triển từ nhiều thế kỷ ở nhiều nước Á Châu khác thì chắc chắn - như đã nói trên - đã có bồ tát 'da vàng' ở những xứ ấy. Bây giờ Đại Thừa đã lan qua Âu Châu và ngay cả Phi Châu nên không có gì ngăn cản sự xuất hiện trong hiện tại hay tương lai của những bồ tát da trắng hay da đen. Nhưng khi người hỏi bồ tát da trắng, da đen, da đỏ có thể có được thì tôi nghĩ câu hỏi này phải đặt cách khác : có bồ tát nào không phải là phật tử không, tức là có bồ tát mà suốt đời không biết mình là bồ tát không? Đó là tùy thuộc mình định nghĩa chữ bồ tát như thế nào. Nêu bồ tát phải là người hướng về bồ đề, theo một đường lối rõ ràng, lấy nguyện bồ tát (prendre les voeux de bodhisattva - pranidhana), tập các ba la mật để tự giác giác tha, có đầy đủ các đức tính đại bi, đại trí và đại lực, hiểu vô thường, vô ngã, không - thì chì có người theo đạo Phật có thể thành bồ tát được. Người khác có thể có lòng từ bi rất lớn nhưng còn thiếu phần tuệ.Họ cũng không phải hoàn toàn không có tuệ, dĩ nhiên cũng có hiểu biết, nhưng họ không hiểu vô ngã. Họ là những người xứng đáng tương đương với bồ tát, họ là Thánh, là gương mẫu cho ngườì đời, nhưng không thể gọi là bồ tát một cách chính xác được. (Và - ai biết? - họ có thể cũng không thích được gọi bằng một tên thuộc đạo khác...)
Nếu mình không đặt cao phần tuệ mà chỉ nhấn mạnh phần từ bi, thấy bồ tát chính là người có lòng rất tốt, sẵn sàng hy sinh đời mình để cứư người khác, thì đã và đang có bồ tát da trắng, da đỏ, da đen.
Mình cũng co thể nhận xét rằng, trước khi Shakyamuni Phật thuyết Pháp, chưa có "đạo Phật" và cũng chưa có "phật tử ". Thế mà chính Phật được gọi là "bồ tát" trong những kinh Jataka kể lại các đời trước của Ngài. Hình như đó chứng tỏ không bắt buộc phải là phật tử mới có thể được gọi vậy.Như mọi khi, trong ĐP không bao giờ chỉ có một cách trả lời duy nhất. Vấn đề nào cũng có nhiều mặt. Hay thay ! Như vậy mà có dịp trao đổi ý kiến trên diễn đàn này. Còn về vấn dề câu hỏi "có bao nhiêu Đức Phật trong thế giới này, xin các bạn đọc bài trích dươí đây (tiếng Pháp và tiếng Anh).
Kalpas&Buddhas "On nomme kalpa l'ensemble des quatre périodes pendant lesquelles un univers se forme, demeure, se détruit et reste vide. Quand un parfait bouddha vient dans le monde, on parle de kalpa lumineux. Sinon il s'agit d'un kalpa obscur. Jadis, lors du grand kalpa Ultra Joie, 33.000 bouddha apparurent. Suivirent 100 kalpa obscurs. Ensuite, pendant le kalpa appelé Parfait, il vint 800 millions de bouddhas et il se passa 100 kalpa sans Dharma. Puis 840 millions de bouddhas apparurent pendant le kalpa appelỦ Excellence, qui fut suivit de 500 kalpas obscurs. Pendant le kalpa Plaisant-au-regard, 800 millions de bouddhas apparurent, puis il advint 700 kalpas obscurs. 60.000 bouddhas apparurent lors du kalpa dit Joyeux, qui suit le prỦsent kalpa appelé Bon kalpa.
Avant que ce kalpa se forme, le trichiliocosme n'était qu'un immense océan sur lequel apparurent 1000 lotus à 1000 pétales. Les dieux du monde de Brahma s'en demandèrent la raison et, grâce àleur clairvoyance, ils comprirent que cela signifiait que 1000 bouddhas viendraient en ce kalpa. "Voici un bon kalpa", firent-ils, et Bon fut le nom de ce kalpa.
Depuis l'époque où les hommes vivaient 80.000 et où vint le bouddha Destructeur-du-Samsara, jusqu'à celle où les hommes pourront vivre un nombre incalculable d'années et où viendra le bouddha Aspiration Infinie, mille bouddhas doivent venir au Trône de Diamant (Vajrasana) qui est au centre du continent de Jambu dans ce monde, y atteindre la bouddhéité parfaite et faire tourner la roue du Dharma. C'est pourquoi notre kalpa actuel est un kalpa lumineux.
Il sera suivi de 60 kalpas périphériques et obscurs, et ensuite viendra le Kalpa des Grands Nombres, au cours duquel 10.000 Bouddhas apparaýtront. Suivront 10.000 kalpas obscurs. Dans cette alternance de kalpas lumineux et obscurs, si nous naissons au cours d'un kalpa obscur, nous ne saurons même pas que les Trois Joyaux existent."
(Le Chemin de la Grande Perfection, Patrul Rinpoche, Editions Padmakara, 2ème Ed. 1997 - Chap.1, les cinq richesses extrinsèques, p. 63)"The time it takes for the universe to form, to stay in existence, to be destroyed and to remain in a state of emptiness is called a kalpa. A kalpa in which a perfect Buddha appears in the world is called a 'bright kalpa', while one in which a Buddha does not appear is called a 'dark kalpa'. Long ago, during the great Kalpa of Manifest Joy, thirty-three thousand Buddhas appeared. A hundred dark kalpas followed. Then, during the Perfect Kalpa, eight hundred million Buddhas appeared, again followed by a hundred kalpas without Dharma. Then eight hundred and forty million Buddhas appeared during the Excellent Kalpa, after which there were fice hundred dark kalpas. During the Kalpa Delightful to See, eight hundred million Buddhas appeared, and then there were seven hundred kalpas of darkness. Sixty thousand Buddhas appeared during the Joyous Kalpa. Then came our own kalpa, the Good Kalpa.
Before our kalpa arose, this cosmos of a billion universes was an immense ocean on whose surface appeared a thousand thousand-petalled lotusses. The gods of the Brahma-sorld, wondering how this could be, through clairvoyance understood it to signify that during this kalpa one thousand buddhas would appear. "This will be a good kalpa", they said, and "Good" became its name.
From the time when beings' lifespan was eighty thousand years and the Buddha Destroyer-of-Samsara appeared, and up to the time when beings will live incalculably long and the Buddha Infinite-Aspiration will come, one thousand Buddhas will have taken their place in this world on the Vajra Seat at the centre of the Continent of Jambudvipa. Each one of them will have attained perfect Buddhahood there and turned the Wheel of Dharma. Therefore our present kalpa is a bright kalpa.
It will be followed by sixty peripheral, bad kalpas, and after that, in the Kalpa of Vast Numbers, ten thousand Buddhas will appear. Then another ten thousand bad kalpas will ensue. In this alternation of bright and dark kalpas, should we happen to be born during a dark kalpa, we would ,ever even hear that there was such a thing as the Three Jewels."
(Words of My Perfect Teacher, Patrul Rinpoche, Padmakara Translation Group, Ed. Altamira, 1998)
De : " Nguyen-Tuong Bach"
Date : Lundi 10, Novembre 2003 9:39Được đọc hai bài góp ý của anh Nguyên Phước (NP) và Chị Corrine, tôi rất vui mừng và cám ơn. Các bài góp ý đó trình bày đầy đủ những vấn đề xung quanh "Bồ-tát", trả lời các câu hỏi của Anh Nguyên Lạc. Cả hai đều là kết quả của sự nghiên cứu công phu và được trình bày bằng một ngôn từ dễ hiểu. Đáng cảm phục nhất là bài của chị Corrine, của một người nước ngoài viết tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn.Nhân đọc bài của chị Corinne và anh NP Cả hai bài đều đề cập đến ý niệm Bồ-tát như là hình ảnh lý tưởng của người tu học: Vì lợi ích của chúng sinh mà Bồ-tát tu học. Cả hai đều nói đến ý: Phàm phu (như phần lớn con người chúng ta) không thể nhận diện được Bồ-tát, "chỉ Phật mới biết Phật, Bồ-tát mới biết Bồ-tát". Ngoài ra còn nhiều ý niệm khác như "Bồ tát thập địa" cũng rất đáng đọc để biết con đường dẫn đến giác ngộ phải kinh qua rất nhiều khó khăn, phải từ bỏ vô số dính mắc, chấp trước v.v...Đọc hai bài này xong, tuy nhiên, tôi sợ rằng ta có thể nghĩ câu chuyện "Bồ-tát" quá xa vời, chỉ có tính chất hàn lâm (academy), không liên quan gì con người bình thường chúng ta, nên cố gắng tìm một chiếc cầu bắc ngang giữa "phàm phu" và Bồ tát. Vì thế mà có những dòng này.
Có một khái niệm rất quan trọng, đó là "bồ đề tâm" (bodhicitta). Nếu "Bồ-tát" được ví như một cây đại thụ tỏa bóng mát rộng khắp thì bồ đề tâm chính là hạt giống của cây đại thụ đó. Bồ đề tâm được hiểu giản đơn là "lòng quyết tâm tu học vì lợi lạc cho người khác". Nội dung của nó thực ra chính là nội dung của từ "Bồ-tát". Điều thú vị là nếu "Bồ tát" xem ra xa vời với chúng ta thì bồ đề tâm là điều mà ai cũng có thể có, ai cũng nên tu tập, mỗi ngày một ít.
"Tâm bồ đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ giác".Vì thế, bồ đề tâm là điểm xuất phát của Bồ-tát, là chủng tử, là hạt nhân của sự giác ngộ. Chủng tử này nằm trong lòng mỗi chúng ta mà có khi chúng ta không ý thức đến. Thí dụ hai bài góp ý của chị Corrine và anh NP cũng xuất phát từ bồ đề tâm. Chủng tử này cứ mỗi ngày mỗi được nuôi dưỡng, chăm sóc thì sức tỏa sáng của nó ngày càng to lớn và biết đâu chừng một ngày xa xôi nào đó nó sẽ thành một chiếc cây con con tỏa bóng mát.
Bồ đề tâm được "đo lường" bằng những yếu tố thuộc về "tâm". Thí dụ nếu một hành động làm ra để vì mình, vì muốn được người khen ngợi, cung kính thì dù hành động đó có vĩ đại đến mấy thì cũng không phải là bồ đề tâm. Ngược lại một cố gắng rất nhỏ nhoi nhưng vì lòng thành thật muốn giúp người thì cũng là bồ đề tâm. Thế nhưng, bồ đề tâm rất cần trí huệ. Vì thế mà hành giả phải tu học nếu không sẽ bồ đề tâm sẽ hướng về mục đích sai lầm. "Người ta có thể xây dựng địa ngục bằng những viên gạch của thiện chí". Hiện nay trên thế giới có rất nhiều những tổ chức chính trị và tôn giáo thành tâm nghĩ rằng mình làm điều tốt nhưng thực chất họ đang gây tai họa. Bởi thế cho nên Bồ-tát phải có trí huệ (như chị Corinne đã nói). Cũng vì thế mà chúng ta khi tập bồ đề tâm đều không quên, cả lòng yêu thương lẫn sự hiểu biết đều phải đi chung với nhau.
Bồ-tát thì xa vời nhưng bồ đề tâm là điều ta có thể tập hàng ngày. Hai bài viết nêu trên là biểu hiện sinh động của nó, thật đáng ca ngợi. Nhân đây cũng xin trở lại câu hỏi liệu Mère Theresa là "Bồ-tát" hay không. Chúng ta không đủ sức phán đoán (như đã nói trên), nhưng chắc chắn Bồ đề tâm của Bà là một gương sáng cho những ai chuộng trí huệ mà ngại thực hiện hành động từ bi. Còn liệu Bà có trí huệ ngang tầm với lòng từ bi của Bà hay không thì tôi không biết.
Kính chúc an lành.
NTBách
De : Nguyên Phước
Date : Jeudi 13, Novembre 2003 10:49Bồ Tát hạnh
Các anh chị thân mến,
Cảm ơn chị Corinne và anh Bách rất nhiều. Không phải là để khen nhau, nhưng bài của chị và anh đã mang lại cho tôi nhiều thích thú và bổ ích. Cảm ơn anh Nguyên Lạc đã làm lợi ... lạc cho mọi người bằng những câu hỏi theo lối Candide của anh !
Cũng như tất cả mọi người trên diễn dàn, tôi phục lăn phục bò chị Corinne viết tiếng Việt một cách rành rõi và chính xác không kém gì tiếng mẹ đẻ.
Chị đã định nghĩa một cách trọn vẹn danh từ Bồ Tát và tất cả những giai đoạn phải đi qua, bắt đầu từ hạnh nguyện Bồ Tát, và như vậy chứng tỏ rằng, như anh Bách đã nói, con đường tu chứng dài và khó làm sao !
Anh Bách rất có lý khi nhấn mạnh vào Bồ Đề tâm, là cái hạt mầm sẽ nẩy ra thành cây Bồ Đề, nếu hội đử duyên lành, nếu có đủ tinh tấn, nhẫn nhục, v.v. tức là các Ba la mật, trong đó có bố thí. Mà bố thí chính là sự thể hiện của từ bi. Theo tôi, từ bi và trí tueä không thể nào tách rời nhau được.
Anh Bách có nhắc dến những người mong giúp đỡ người khác nhưng rốt cục chỉ mang lại bao nhiêu là tai họa. Tôi không nhớ người nào dã thốt ra câu : "Tôi rất sợ những người muốn mang lại hạnh phúc cho nhân loại " (Je crains ceux qui veulent faire le bonheur de l'humanité). Lịch sử đầy rẫy những kẻ đã gây ra bao nhiêu khổ đau, tang tóc, chỉ vì muốn chụp lên đầu người khác lý tưởng của mình. Đó chẳng phải là hành động từ bi, mà chỉ là một ảo tưởng tạo dựng nên một cơn ác mộng.
Từ bi là khi nào cảm nhận được sâu xa cái khổ đau của người khác, khi "thương người như thể thương thân", khi thấy chúng sinh với mình là một, khi chứng thực được cái chân lý vi diệu của Phật Pháp là Vô Ngã, là Không, như lời Kinh đã dặn : "Có hai điều mà Bồ Tát phải nhớ : không bao giờ bỏ rơi chúng sinh và thấy rõ rằng tất cả là Không". Như vậy, từ bi chẳng phải là ... trí tueä rồi đó sao ?
Trong nguồn gốc, Bồ Đề tâm (bodhicitta) là cái tâm hướng về giác ngộ (aspiration à l'éveil), trong khi Bồ Tát hạnh là hạnh nguyện đi theo con đường Bồ Tát (voeu de Bodhisattva). Như vậy có một chút khác biệt, bởi vì Bồ Tát hạnh đặt từ bi lên cao nhất, tới mức "chừng nào còn chúng sinh ở lại bờ bên này, thì ta nguyện không bước qua bờ bên kia "...
Với phong trào Đại Thừa, lý tưởng Bồ Tát đã thay thế lý tưởng A La Hán. Đó là một phản ứng đối với Trưởng Lão Bộ (Sthaviravada) đã, vài trăm năm sau khi đức Phật tịch diệt, bắt dầu trở nên khô cứng, giáo điều, và tự giam hãm mình trong tháp ngà của lý thuyết. Đó cũng là "một bước nhẩy hiện hữu" (saut existentiel), theo lời của lama Anagarika Govinda, một cuộc cách mạng văn hóa, một cuộc chuyển Pháp luân thứ hai, mang lại thêm nhân tính, thêm tính chất tích cực, "đi vào cuộc đời " cho đạo Phật.
Nhưng thật ra, đó cũng chỉ là một cách diễn giải (interprétation) thông điệp nguyên thủy của đức Phật Thích Ca. Ngay từ ban đầu, và chính cuộc đời của đức Phật cũng là sự thể hiện đồng một lúc của từ bi và trí tuệ, tưởng là hai nhưng chỉ là một, xen kẽ vào nhau và không thể tách rời nhau.
Trở về ý niệm Bồ Tát, tôi cũng nghĩ như chị Corinne rằng đó là cả một quá trình, một "cái gì đang trở thành" (processus en devenir), đúng hơn là một trạng thái bất động. Bởi vì nếu không, sẽ có một khoảng cách quá lớn giữa ý niệm Bồ Tát xa vời, và "phàm phu" như đa số chúng ta, như anh Bách đã nói.
Tất cả vấn đề là làm thế nào có đủ dũng cảm tiến lên một bước, hướng về lý tưởng Bồ Tát, đi theo hạnh nguyện Bồ Tát, lấy Bồ Đề tâm của mình làm sức mạnh. Và từng bước, từng bước, tiến trên Bồ Tát đạo...
Cũng như theo hướng mặt trời mà tiến tới, dù sẽ không bao giờ tới nơi, nhưng "con đường cũng là mục đích", phải không anh TMD ? :-)
Thân mến,
NP
De : Nguyên Khánh
Date : Jeudi 13, Novembre 2003 13:21Bồ Tát hạnh
In a message dated 11/13/03 4:51:44 AM Eastern Standard Time,
trinhhy writes:
" Trở về ý niệm Bồ Tát, tôi cũng nghĩ như chi. Corinne rằng đó là cả một quá trình, một "cái gì đang trở thành" (processus en devenir), đúng hơn là một trạng thái bất động. Bởi vì nếu không, sẽ có một khoảng cách quá lớn giữa ý niệm Bồ Tát xa vời, và "phàm phu" như đa số chúng ta, như anh Bách đã nói.
Tất cả vấn đề là làm thế nào có đủ dũng cảm tiến lên một bước, hướng về lý tưởng Bồ Tát, đi theo hạnh nguyện Bồ Tát, lấy Bồ Đề tâm của mình làm sức mạnh. Và từng bước, từng bước, tiến trên Bồ Tát đạo...
Cũng như theo hướng mặt trời mà tiến tới, dù sẽ không bao giờ tới nơi, nhưng "con đường cũng là mục đích", phải không anh TMD ? :-) "
..........Cac anh chi NCS thân,
Xin muợn câu cua dh Nguyen Lac :
" Toi cam on tat ca cac ban da neu ra va tra loi nhung cau hoi ve Bo Tat.
Khong ke ra tung ten mot vi so quen mot vai nguoi thi vo duyen.
Cau tra loi nao cung dang suy nghi. NL)Về Bồ Tát đạo và Bồ Đề tâm thi phai xin hỏi thăm chi TD , sao chưa lên tiếng , vi toi nho truoc đay chi co nhắc tới va có yeu cầu cả anh Tuệ Bảo gop ý ? Đac biet chi TD va anh TB đa tham dự khoa tu hoc voi thay Hàng Trường o Canada và chac đa gặt hái đuoc nhiều lợi lạc, ma chưa chịu chia xẻ voi cac bạn đồng đạo!.Thay HT đang soạn bô. Kinh Hoa Nghiem luợc giải.Toi có đuoc đoc phẩm Tịnh Hạnh(so 11 trong 39 phẩm cua kinh Hoa Nghiem) nói đến phuong phap tu Bồ Tat hạnh, qua những mẩu vấn đáp giữa 2 bậc đại trí là Bồ tát Trí Thủ và Bồ tát Văn Thù.Cốt tủy cua phẩm Tịnh Hạnh là sửa đổi cách nhìn, muc đich la trinh bày nghe thuat sống để thân tâm đuợc trong sạch sáng suốt.. Đây là con đuòng thực nghiệm để tiến tới giải thoát dành cho Bồ Tat tại gia , áp dụng chân lý vào đời sống , tu ngay trong từng viec làm , lời nói, trong những cảnh thuận hay nghich ý bằng cach đào luyện chánh niệm và từ bi ( ...từng buoc từng buoc tiến trên Bồ tát đạo nhu dh NP viết)
Xin trich ra một vài đoạn trong phẩm T.inh Hạnh:
"Khi hiếu dưỡng cha mẹ, hãy nguyện cho mọi người khéo thờ ph.ung chư Phật, cứu giúp cả chúng sanh."
" Khi thọ hưởng ngũ dục, hay nguyen cho moi nguoi nhổ tên độc tham dục, đuoc hoàn toan an vui."
" Khi leo lên lầu cao, hay nguyen cho mọi người lên đuoc lầu chính pháp, thấy bao quát mọi loài"
" Khi sum hop gia đình , hãy nguyen cho moi nguoi xem ghét thương bình đẳng, để xa lìa ái luyến.".......
(su cô Trí Hải dịch)" Thấy cây ăn trái,
Nguyện ràng chúng sanh
Hoạch pháp tối thắng
Chứng đạo Gíac ngộ"" Thấy đường lên dốc,
Nguyện rằng chúng sanh ,
Vĩnh thoát Tam giới.
Tâm kh^ong khiếp nhược"" Gặp đường xuống dốc,
Nguyện rằng chúng sanh,
Cõi lòng khiêm hạ,
Nuôi thiện căn Phật"" Gặp đường quanh co,
Nguyen rang chúng sanh,
Bỏ đuoc bất chính
Vĩnh trừ ác kiến".." Khi đọc tụng kinh,
Nguyen rang chúng sanh,
Thuận theo lời Phật,
Nhớ giữ không quên".( thay Hằng Trường dịch)
............
Chung ta thuong nghe noi dến hạnh nguyện hoac đại nguyen của Bồ Tát...Và mỗi vi. Bo Tat (Bo Tat ma ha tat hay Đại Bo tát nhu chi Corinne viet) co mot so hạnh nguyện.Tren đay la nhung cau trả lời cua Bồ Tát Văn Thù do bo tat Trí Thủ đat câu hỏi, và chắc cung la hạnh nguyen cua ngài Văn Thù.
Ve bo tat Pho-" Hiền thi chắc cac dh đã nghe 4 đại nguyện:
"Độ vô biên chúng sanh,
Đoạn vô tận phi^èn não,
Tu vô lượng pháp môn,
Thành vô thượng phật đạo"ngoài 10 cau ( cung la Pho Hien thập nguyện ?):
Nhất giả k lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như lai,
Tam giả quả tu cúng dường,
Tứ giả sám hối nghiep chướ.ng,
Ngũ giả.....v.v, "...
Bồ Tát Quan Âm thì co 12 lời Nguyện trong đó có cac câu :
" Nam mô dại Từ Bi năng Hỷ Xả Quan Âm Như Lai thường hành Bình Đẳng nguyện"
" Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu khô? Đại Bi linh cảm ứng Quan thế Âm bồ tát"
" Nam mô hàng tà ma trừ yêu quái Quan Âm như lai năng trừ nguy hiểm nguyện"
"Nam mô Nha+'t niệm tâm vô quái ngại Quan Am nhu lai thường cư Nam Hải nguyện"3 câu trên đây đã đuoc rat nhieu Phat Tử thành tâm tụng niệm trong những luc nguy khốn , đặc biet la trên đuong vuot biển.
Va cung xin thỉnh ý cac anh chi có phải vì kinh Phổ Môn ( bo tat Quan Am) do cac Nha Su nguoi Trung Hoa viet nen dùng chữ Nam Hải trong luc nguoi VN goi la Biển Đông.
Về 2 chu Tay Phuong trong kinh A Di Đà thi tôi nhớ có đoc o đâu đó phan giảng giải là Đuc Phat nói với Xá Loi Phat va chỉ tay ve ben trái ( tuc la Phuong Tây ?) chứ that ra Cõi Tinh Độ o khắp 10 phuong va cũng co thể đuoc thiết lập ngay trong cõi Ta Bà này (duy tâm Tịnh Đô) cung nhu cac khái niệm Niết Bàn/ Sinh Tử hay Bồ Đề/ Phiền não .
Mong cac anh chị bổ tuc cho cac sai sót.
Thân kính,
Nguyên Khánh
De : "Corinne Segers" Date : Vendredi 14, Novembre 2003 11:25
Nhan doc bai cua chi Corinne va anh NP
Cam on anh Bach. Nhung nhan xet cua anh ve bo de tam rat hay. Đúng roi, khong co gi quan trong hon phat bo de tam va cai do ai cung co the lam duoc.
Cac anh chi chac da doc Bodhicharyavatara cua Shantideva roi nhung neu co anh chi nao chua doc, thi C. khuyen nen doc neu co chut thi gio.
Chuc cac anh chi duoc vui ve an tam va - nhu anh NP noi - tung buoc tung buoc tien len tren Bo Tat Dao. Duong di ay rat gan minh chu khong xa voi dau.
Than men
Corinne
[ Đầu trang ]
[ Trang trước ] / [ Trang sau ] [ Trở về ]