[ Trở về ]
Bồ
Tát
Mere Teresa có thể được coi như Bồ Tát ? - Nguyên Phước
Vì phẩm hạnh từ bi bác ái, Mere Teresa là Bồ Tát - Trí Cang
Có cần theo Phật giáo mới được thành Bồ Tát ? - Nguyên Lạc
Mere Teresa đã đạt được quả vị Bồ Tát Đại Hạnh- Nguyễn Xuân Hùng
Thánh hay Bồ Tát chỉ là những nhãn hiệu - Nguyên Phước
Mere Teresa - Tuệ Minh Đức
Người " Phật Tử " cũng cảm thấy " ngờ ngợ ", người Thiên chúa giáo chắc gì đã ưng ý - Nguyên Ân
Vài câu hỏi về Bồ Tát / Mere Teresa-Canonisation - Béatitude -Sainteté - Nguyên Lạc
Đinh Nghia Bồ Tát - Tuệ Minh Đức
Định Nghĩa Bồ Tát ? - Corinne
Trả lời những câu hỏi của Nguyên Lạc - Nguyên Phước
Bồ Tát - Corinne[ đọc thêm ]
Nguyên Phước
Date : Dimanche 19, Octobre 2003 21:10 Mere Teresa có thể được coi như Bồ Tát ? Nhân dịp Mère (Mother) Teresa được phong Thánh (beatification), tôi muốn hỏi ý kiến của các đạo hữu : - Theo đạo hữu, Mère (Mother) Teresa
có thể được coi như một vi. Bồ Tát hay không ?
Thân mến, |
De : TRÍ CANG
Date : Lundi 20, Octobre 2003 20:03 Xin trả lời thật vắn tắt rằng
Mère Teresa dù có được phong Thánh hay không, vơí cái nhìn
của đạo Phật, và với phẩm hạnh từ bi bác ái ban rải
cho nhân loại sẵn có, Mẹ chính là vị Bồ tát lớn rồi!
|
De : Nguyên
Lạc
Date : Mardi 21, Octobre 2003 20:46 Nếu Bô Tát là nguoi cứu khổ trong
cõi ngươì thì Mère Teresa cũng như Abbé Pierre đúng là các
vị Bồ Tát..
|
De : Nguyễn xuân hùng
Date : Jeudi 23, Octobre 2003 2:29Mere Teresa đã đạt được quả vị Bồ Tát Đại Hạnh Trong đạo Phật, xim tóm tắt, danh từ Bồ tát gồm Bồ dề(Chánh giác) và Tát đoả (Chúng sanh) = Bậc đắc quả Phật nhưng còn làm chúng sinh để độ đời . Bậc Bồ tát phải hội đủ lục độ ba la mật .
Xét trường hợp Mẹ Térésa thì hành trạng của bà gồm đủ : Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định ( không biết), Trí tuệ(không biết). Vậy thì dù Bà có chưa đạt đươc quả vị Bất thối chuyển Bồ tát đi nưã thì cũng đã đạt được quả vị Bồ tát Đại hạnh , tuy rằng Bà chưa được may mắn biết đến chánh pháp của đấng Thế Tôn. Dù sao, như thế, Bà vẫn hơn rất nhiều tu sĩ và Phật tử chúng ta .
Chừng nào có được thật nhiêù những Phât tử dấn thân trên con đường tu và hành Bồ Tát Đạo (Tối thượng thưà) ? để có thể làm thay dổi caí cõi ta bà đen tối này ?
De : Nguyên Phước
Date : Jeudi 23, Octobre 2003 23:13Thánh hay Bồ Tát chỉ là những nhãn hiệu Cảm ơn tất cả các bạn về câu hỏi : "Mẹ Teresa có phải là một vi. Bồ Tát không ?"
Nếu tôi không lầm, đa số các bạn trả lời rằng dối với các bạn, Mẹ Teresa chính là một vị Bồ Tát. Và theo những gì tôi biết về đức Đạt Lai Lạt Ma, thì có lẽ ngài cũng sẽ khẳng định là có.
Như vậy chứng tỏ là người Phật tử có đầu óc phóng khoáng, bao dung hơn ai hết. Không phải chỉ theo đạo Phật mới là Bồ Tát, mới từ bi thương chúng sinh...
Thánh hay Bồ Tát chỉ là những nhãn hiệu (cũng lại trở về vấn đề ngôn ngữ) người ta phong cho những người đã suốt đời vì hạnh phúc của tha nhân mà hành động.
Mẹ Teresa không cần được phong Thánh, cũng không cần được tôn làm Bồ Tát. Khi đã xót thương chúng sinh hơn mình, khi đã quên mình trước nỗi khốn khổ của tha nhân, thì ... còn ai là Thánh hay Bồ Tát nữa ?
Chúng mình vẫn có thể bàn về nhiều đề tài một lúc, thầy PH ạ.
Vẫn tiếp tục bàn về ngôn ngữ, với bài viết rất súc tích của ND.
Thân mến,
NP
De : Tuệ Minh Đức
Date : Vendredi 24, Octobre 2003 10:51Mere Teresa Các anh chi dh thân mến,
Đọc đuọc các hàng của anh chị rất thích thú, nhưng đến hôm nay mới tham dự một ít đuọc
Xin hoàn toàn đồng ý vơí anh chị và những gì anh NP vưà biên
Noí đến Dúc Dalai Lama, khi cô giới thiệu chuong trình Phật Giáo trên vô tuyến truyền hình hoi? ngaì: có cần tin nơi đấng cao siêu naò để tu tâm bổ duỏng trí tuệ, ngaì trả lơì rằng :
có cũng đuọc, mà không có cũng không cần thiết, miễn sao mình ý thức được bản năng của mỗi chúng ta mà nhìn rõ bản lai diện mục và các chủng tử để gạn lọc mà tu tâm dưỡng tánh. Ai cũng như nhau.
Về ngôn ngử, xin góp thêm vaì điểm thô thiển : ngôn ngữ ( dù danh tự chuyên môn hay tiếng noí của một cộng dộng hay dân tộc ) là một chiếc bè để cùng nhau trao đổi, dù rất nhiều cẩm bẩy méo mó hiểu lầm, vàcó vẻ liên quan đến Hưũ Sư Trí.
Còn Trực Giác hình như liên quan đến Vô Sư Trí. Xong, sự phân biệt nầy cũng tạm bợ vì ngôn ngữ, suy tư, khaí niệm khi thuần thục, có thể làphuong tiện dẩn đến trực giác tự nhiên, trí huệ không niệm khơi?, tùy lúc của cuộc hành trình... moi. việc không trung tâm không điểm khơi?, nên lúc đang tiến hành thì cần nhị biên, khi đến nơi thì không còn phân biệt làm gì, chỉ tiếp tục đi đến hoá thành khác... để xít lai. gần cứu kính... nhưng rồi lai. cũng không mong cầu... mà sống ngay thực tai. " lền đây và tai. đây "... niết bàn đia. ngục tùy tâm... khó hay dể hay vưà vưà giống như các câu trả lơìcủa gia đình nhà Bàn Long Uẩn.
Vaì hàng rơì rạc thăm các anh chị dh,
TMD
De : Nguyên Ân
Date : Dimanche 26, Octobre 2003 5:00Người " Phật Tử " cũng cảm thấy " ngờ ngợ ", người Thiên chúa giáo chắc gì đã ưng ý Thua cac Dao huu,
Khi nói tới các vị Bồ Tát, tôi thường nghĩ ngay đến định nghĩa: Bồ tát là vị đã đạt được Phật quả, nhưng không nhập Niết Bàn ; Bồ Tát là người sống với Hạnh Nguyện của tự mình đặt ra, có đủ đại hùng, đại lực, đại từ bi và có nhiều phương tiện thiện xảo để cứu độ chúng sinh ; Bồ Tát là vị tự tại, khứ lai tự đắc, vượt lên khỏi sống chết , tự chọn nơi chốn và thời điểm "tái sinh".
Mere Teresa cũng đã sống với hạnh nguyện của mình, suốt đời hoạt động không mệt mỏi với hạnh nguyện đó. Mẹ được cả thế giới khâm phục. Với cái " tâm " và con mắt của người Phật tử thì Mere Teresa đã có những đặc điểm quan trọng của một " Bồ Tát ".
Còn nói Bà là một vị Bồ Tát thì người " Phật Tử " cũng cảm thấy " ngờ ngợ ".
Còn người Thiên chúa giáo nghe vậy cũng chắc gì đã ưng ý.Một điều quan trọng là Mere Teresa đã qua đời. Cả cuộc đời của Bà có sức lay động vào tâm tưởng - không chỉ của người Thiên Chúa giáo - mà cả đến những con người của những tôn giao khac va ca không tôn giao. Ba da tro thanh mot Bieu tuong (Symbol) va da duoc Vatican phong Thánh. Có lẽ ta nên nhất trí với Thiên chúa giáo, gọi bà là Thánh Teresa.
Với những ai thực hành các phép quán tưởng dể rèn luyện tâm linh, nếu đã có cơ duyên được biết nhiều về cuộc đời và nhân cách siêu việt của Thánh Teresa, thì việc quán tưởng "biểu tượng Thánh Teresa" trong hoạt động tu tập của mình , chắc chắn sẽ thu đạt được nhiều pháp lạc...
Nay kính.
Nguyên Ân
De : Nguyên Lạc
Date : Dimanche 26, Octobre 2003 17:20Vài câu hỏi về Bồ Tát
Toi xin tiếp tục dạt vài cau hoi voi c ác bạn
1/ trong Phat Giáo, danh hieu Bồ Tát xuat hien thu thoi diem nào?
2/Có nhung vi. Bo tãt nào là nhung con nguoi cõ thuc tren nhan gian?:
3/Nhung danh hieu của nhung Bo Tát mà ta thuong nghe nói tới có phải chi, là tương trưng cho mot dức tính tốt mà nguoi Phat tu mong tì én tới hay khong?(Fonctions symboliques)
4'/Có nhung vi. BồTát nào khong phải là nguoi goc An Do khong? Nguoi da trang, da vàng, da den chẳng hạn?
5/Ai là nguoi co ' tham quyềøn phong cho mot nguoi nào dõ thành Bo Ta 't?
Và sau day là cau hỏi phụ
1/Trong thé giới Ta bà, co ' bao nhieu Duc Phat?
Cá'c bạn nghi gi vè sự có nhièu Duc Phat dó?
2/ Quan niem ca 'c bạn vè Tay phuong Cuc Lạc nhu thé nào?
Có hay khong có? Nếu có thi ở dau? Tay Phuong là dau?
Trả loi duoc gì thì hay do ';
Day không phải là câu đố
Và khong có giai thuong.Quỳnh.
De : "Quynh Vu Ngoc"
Date : Lundi 3, Novembre 2003 15:59
Objet : Re: [nguoicusi] Mere TeresaCanonisation- Béatitude -Sainteté.
Theo toi biét thi Dao Cong Giáo sau khi dièu tra ky luong(enquete ou procès), Duc Giáo Hoàng moi làm lễlong trọng(proclamation solennelle du Pape) là nhan vat nào duoc chính thức gọi là Bienheureux(Béatitude) và nhan vat nào duoc gọi là Thánh(Saint/Sainte)
Mère Teresa duoc gọi là Bienheureuse, dưới b^ạc Thánh..
Xem TV thìnguoi có thể duoc phong Bienheureuse sau khi chét phải làm ít nhất một phép lạ cho mot nguoi còn sống.
nhu vay, trong Dao Cong Giáo có nhung nghi thức ro ràng de Duc Giao Hoàng phong ai là Bienheureux, ai là Thánh.
Trong Phat Giao thi nghi thuc ra sao de xem ai là Bo Tát?
Nguyen Lac.
De : Tuệ Minh Đức
Date : Mardi 4, Novembre 2003 8:43Định nghiã bồ tát
Định nghiã bồ tát :
Bodhisattva ou bodhisavattu (s) (p: bodhisatta); Bồ-đề Tát-đỏa (vn), hay giác hữu tình gọi tắt là Bồ Tát (vn); Nhất thừa Bồ Tát .
giác hữu tình = tự giác vàgiác tha, tự lơi. vàlơi. tha người có hạnh nguyện trở thành một vi. Phật toàn giác để có đủ khả năng cứu độ chúng sinh. Còn để chi? Đức Phật khi chưa giác ngộ còn goi. là giác từng phần ( như thanh văn, duyên giác hay bích chi phật ) còn phật làngười giác hoàn toàn, viên mãn Bồ tát vô số, nên xem kinh pháp hoa hay hoa nghiêm ? chưa kể bồ tát con, bồ tát tập sự , bồ tát mầm non trong mỗ i chúng ta ;-)
trích trong từ điển
BODHISATTVA
Le terme sanskrit bodhisattva désigne des êtres (sattva ), humains ou divins, qui ont atteint l'état d'éveil (bodhi ). Ils devraient donc porter logiquement le nom de buddha ("éveillé") et être à jamais libérés des contingences existentielles. Le bouddhisme cependant, spécialement sous sa forme du "Grand Chemin" (Mahayana), enseigne que certains buddhas suspendent, par compassion pour leurs semblables, leur entrée dans le nirvana et veillent sur les hommes à la façon des anges gardiens. Ces "êtres d'éveil" sont donc, si l'on peut dire, des "buddhas en sursis" dont l'action bienfaisante se fait sentir dans le monde spirituel. ầ l'inverse, le bouddhisme du "Petit Chemin" (Hinayana, ou Theravada) rejette la notion de bodhisattva et professe que le sage (arhant ) qui est parvenu à l'éveil devient automatiquement un buddha. Cette controverse a fait penser que le Mahayana avait altéré la doctrine proprement bouddhique en y introduisant des éléments hindous: les bodhisattvas ne jouent-ils pas en effet un rôle comparable à celui des dieux brahmaniques ou de leur avatars? On observera cependant que le canon en pali, langue dans laquelle sont rédigés les textes les plus importants du Hinayana, n'ignore pas le concept de bodhisattva. Quoi qúil en soit, il est certain que celui-ci n'a cessé de s'enrichir dans le bouddhisme du Mahayana et qúil a pris une grande extension dans les formes tibétaines et chinoises, donc aussi japonaises, de ce mouvement. Le bouddhisme tantrique enfin est allé jusqúà doter ces personnages d'une shakti (sakti ) c'est-à-dire d'une "puissance" personnifiée sous la forme d'une femme avec laquelle le bodhisattva s'unit. ầ ce stade de développement, le bouddhisme ressemble effectivement beaucoup au brahmanisme et il fut souvent "récupéré" par celui-ci; ce fut le cas, par exemple, au Bengale et en Assam, où les bouddhistes se fondirent dans la masse hindoue à partir du Xe siècle. Parmi les plus importants bodhisattvas, qui firent l'objet d'un culte constant dans le bouddhisme du Nord (Mahayana), on peut citer Amitabha ("Lumière immortelle"), Avalokitesvara ("le Seigneur qui surveille"), Vairocana ("Celui qui diffuse la lumière"), Mãnjusri ("le Sage"). Les fidèles leur adressent des prières et attendent d'eux des grâces précises: ainsi, Mãnjusri développe l'intelligence et donne la connaissance, Amitabha sauve de l'enfer. Enfin, les bouddhistes du Mahayana, semblables en cela aux hindous, attendent la venue d'un dernier bodhisattva; de même que Kalkin viendra, selon la tradition brahmanique, accomplir un tri et séparer les justes des méchants à la fin du cycle cosmique, le bodhisattva Maitreya descendra du Ciel, où il attend son heure, pour sauver ceux qui méritent de l'être.
TMD
De : Corinne
Date : Mardi 4, Novembre 2003 9:16Định nghiã bồ tát Chers amis,
De quel dictionnaire est donc tirée cette citation? Les informations qu'il donne me semblent assez discutables et reflètent une compréhension du Bouddhisme Mahayana aujourd'hui dépassée ou au moins controversée.
Corinne
De : Tuệ Minh ĐứcDate : Mardi 4, Novembre 2003 9:37
Định nghiã bồ tát
Chère chi. Corinne,
Enfin, on t'a fait sortir de ton silence ;-)
Cet extrait vient de l'Encyclopédie Universalis = pour tout avouer, je ne l'ai lu qu' en diagonale... et d'habitude je me base plus sur les textes vietnamiens ( mais j'ai tout effacé de mon récent disque dur... peut-être reste t-il des traces sur mes CĐROM de sauvegarde... )Merci de nous éclairer de ton savoir, stp... un tout petit peu ;-)
TMD
De : Corinne
Date : Mardi 4, Novembre 2003 9:41Định nghiã bồ tát OK, je vais essayer de trouver le temps d'étoffer un peu ma réaction - en vietnamien - pour demain ou dans le courant de la semaine.
A très bientot donc et bonjour à tous.
Corinne
De : Nguyên Phước
Date : Jeudi 6, Novembre 2003 9:21Bồ Tát
Những câu hỏi anh Quỳnh đặt ra rất có lý (không có câu hỏi nào ngớ ngẩn cả, chỉ có những câu trả lời ngớ ngẩn mà thôi, phải không các anh chị?). :-)
Có điều, theo tôi nghĩ, có nhiều cách trả lời, tùy theo cách nhìn của mình về đạo Phật, và dĩ nhiên không ai có thể quả quyết rằng cách nhìn của mình là đúng nhất...
Trong khi chờ đợi bài rất được mong đợi của chi. Corinne, tôi xin phép cố gắng trả lời, theo cách nhìn hạn hẹp của tôi :
1/ trong Phat Giáo,danh hieu Bồ Tát xuat hien thu thoi diem nào ?
Theo tôi được biết, danh hiệu (hay khái niệm) Bồ Tát xuất hiện cùng lúc với phong trào Đại Thừa, tức là vào khoảng từ thế kỷ 1 trước CN tới thế kỷ 1 sau CN.
Chữ Bodhi-sattva cũng cùng một gốc với chữ Buddha, nghĩa là người đã giác ngô (sattva thật ra nghĩa rộng hơn = sinh vật hữu tình, être sensible). Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng khái niệm đó đã có từ trước rồi chứ không phải đợi Đại Thừa mới xuất hiện, nhưng vẫn lấy A La Hán (arahat), con người đã giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi, làm lý tưởng. Còn đức Phật thì là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (samma sambuddhasa), hàng tỷ tỷ kiếp sống mới có một vị.
Điều quan trọng là đa số các môn phái Đại Thừa lấy Bồ Tát làm lý tưởng và đi theo hạnh nguyện Bồ Tát. Họ chia các con đường giải thoát (gotha) làm 3 thừa (yana) : Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thừa, với hậu ý là Bồ Tát thừa cao nhất ("tối thượng thừa"), vì hạnh nguyện cứu độ tất cả chúng sinh.
2/Có nhung vi. Bo tát nào là nhung con nguoi có thuc tren nhan gian?:
Theo tôi được biết thì có một số nhân vật lịch sử được coi bởi các Phật tử như là những vi. Bồ Tát, do sự đóng góp lớn lao của họ trong sự phát triển giáo lý đạo Phật. Đó là các ngài Mã Minh (Asvagosha), Long Thọ (Nagarjuna), Thế Thân (Vasubandhu), Vô Trước (Asanga)...
Nhưng nếu quan niệm một cách rộng rãi, không gò bó trong khuôn khổ đạo Phật (cần hội đủ lục đô. Ba la mật chẳng hạn), thì tôi tin rằng có rất nhiều vi. Bồ Tát, không kể nam nữ, mầu da, quốc tịch hay tôn giáo, đã, đang và sẽ tiếp tục cứu độ chúng sinh trên thế gian này.
Có những người được cả thế giới nghe tên và ngưỡng mộ, như Mẹ Teresa, Mahatma Gandhi,v.v., nhưng cũng có rất đông người âm thầm hoạt động một cách vô danh, không dấu tích.
Và theo tôi, nếu họ không có trí tuệ thì không thể nào có những hành động từ bi như vậy. Tôi tin rằng, vô hình chung, họ đã đi theo con đường của đức Phật và đã làm trọn hạnh nguyện Bồ Tát.
3/Nhung danh hieu của nhung Bo Tát mà ta thuong nghe no 'i tơ 'i co ' phải chi, là tương trưng cho mot dức tính tốt mà nguoi Phat tu mong tíến tới hay khong?(Fonctions symboliques)
Ngược lại, về các vi. Bồ Tát mà chúng ta vẫn niệm danh hiệu (như Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng, v.v.), không có một bằng chứng lịch sử nào chứng minh rằng các vị ấy đã có thật, ở thời diểm nào và ở nơi nào.
Nói như một nhà sư Trung hoa đã trả lời câu hỏi của John Blofeld khi ông đề cập tới vấn đề này : "Các vi. Bồ Tát có thật, cũng như bầu trời và trái đất, và có khả năng vô lượng cứu độ chúng sinh. Nhưng họ có thật trong tâm thức tầm thường của chúng ta, chính là nơi chứa đựng cả bầu trời và trái đất."
Theo quan niệm của tôi (có nhiều vi. Lạt ma Tây Tạng cũng giảng nghĩa như vậy), mỗi vi. Bồ Tát là biểu tượng cho một đức tính, và mỗi khi chúng ta tụng niệm danh hiệu của một vi. Bồ Tát, là chúng ta nguyện theo gương của ngài, và như vậy nhằm chuyển hướng cái tâm của mình.
Thật ra, niệm Bồ Tát, niệm Phật, theo tôi cũng là một phương tiện thiện xảo (upaya kausalya).
4'/Có nhung vi. BồTát nào khong phải là nguoi goc An Do khong?Nguoi da trang,da vàng,da den chẳng hạn ?
Câu này đã được trả lời, trong câu thứ 2.
5/Ai là nguoi co ' tham quỳèn phong cho mot nguoi nào dã thành Bo Ta 't ?
Theo tôi được biết, thì trong đạo Phật, không ai phong ai là Bồ Tát cả.
Không có ai có thẩm quyền phong (ngay cả ngài Đạt Lai Lạt Ma), và cũng không ai xin phong, như là xin Légion d'Honneur, vào Académie Française hay được giải thưởng Nobel.
Ngay cả Bồ Tát cũng không được tự nhận làm Bồ Tát nữa, vì "Bồ Tát mà biết mình là Bồ Tát thì không phải là Bồ Tát".
Và sau day là cau hỏi phụ
1/Trong thé giới Ta bà,co ' bao nhieu Duc Phat ? Ca 'c bạn nghi gi vè sư; có nhièu Duc Phat dó ?
- Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì chỉ có một đứ c Phật, đúng với tên gọi là Phật (Chánh Dẳng Chánh Giác), tức là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là đức Phật lịch sử.
- Theo Phật giáo Đại Thừa, với quan niệm "Tam thân" (trikaya) đức Phật (Hóa thân, Ứng thân và Pháp thân), thì "nguyên lý" Phật có thể xuất hiện ở nhiều nơi và nhiều thời kỳ khác nhau. Như vậy đức Phật Thích Ca chỉ là một trong những đức Phật, trước ngài đã có và sau ngài sẽ có những đức Phật khác. Chẳng hạn như sau này sẽ có một vi. Phật tương lai xuất hiện là đức Phật Di Lặc (Maitreya). Và hiện nay cũng có đức Phật A Di Đà (Amit-abha = Vô lượng Quang, hay Amit-ayus = Vô lượng Thọ), là đức Phật được thờ phụng nhất ở những nơi theo Tịnh Độ tông.
2/Quan niem ca 'c bạn vè Tay phuong Cuc Lạc nhu thé nào ? Có hay khong có? Néu có thi ở dau?Tay Phuong là dau ?
Theo quan niệm Tịnh Độ tông, đức Phật A Di Đà không ngự tại thế giới Ta Bà ô trọc này, mà tại một thế giới hoàn toàn thanh tịnh, thế giới Tịnh Độ (Sukhavati, Terre Pure), còn gọi là Tây phương Cực Lạc.
Người Phật tử theo Tịnh Độ dĩ nhiên cầu mong đức Phật A Di Đà đưa mình thoát khỏi luân hồi và đi về cõi đó.
Và lý do tại sao cõi thanh tịnh, cực lạc đó lại ở phương Tây thì cũng dễ hiểu : thời xưa (và bây giờ vẫn vậy), người phương Đông vẫn cho phương Tây là hay hơn, đẹp hơn, sướng hơn... Hỡi ôi, sống bên trời Tây rồi người ta mới vỡ mộng !
Và bây giờ, Tây phương lại hướng về Đông phương dể tìm thanh tịnh, an lạc, qua đạo Phật...
Riêng đối với tôi, thế giới Tịnh Độ hay Tây phương Cực Lạc cũng chỉ là một biểu tượng, có thật hay không cũng chỉ là ở trong tâm thức của mình.
Mong nhận dược thêm ý kiến của các anh chị.
Thân mến,
NP
De : Corinne
Date : Jeudi 6, Novembre 2003 10:13Bồ Tát
Bây gio con noi gi nua? Bài cua Corinne cung hoi giông bài cua anh NP nhung vê nôi dung và cach viet thi con kem xa nen gui lam gi?
Chua kê, hôm qua C. muôn danh may thây mât manual "VPS key" và không nho phai làm sao dê danh tiêng Viêt nua (co ai giup duoc toi không?)
Thôi, chi gui co cac ban 2 files (tiêng phap) : 1 = trich trong tu diên (dinh nghia "bô tat") và 1 bài trich trong sach cua Anagarika Govinda (nguoc quan diêm cua Dictionnaire Universalis vê quan hê dao phât/ân dô giao và "shakti")
Xin lôi cac ban không biêt tiêng phap.
Thân,
Corinne
Pièce jointe (n'a pas été stocké)
ShaktiPrajnaLAGovinda.doc Type: application/msword
Pièce jointe (n'a pas été stocké)
Bodhisattva.doc Type: application/msword
De : Nguyên Đạo
Date : Jeudi 6, Novembre 2003 13:26Bồ Tát - Theo ý tôi, Chi Corinne cung nen gui bai cua chi bang tieng Viet.
Co the giong ý cua NP nhung chac chan cung se co hơi hướùng khác (nuances), ích lơi cho mọi nguoi.
Cham tre cung khong sao.
than men
ND
De : Nguyên Phước
Date : Vendredi 7, Novembre 2003 21:22Bồ Tát
Xin (thành khẩn) yêu cầu chi. Corinne gửi cho mọi người bài của chị. Dù hơi giống hay khác hẳn bài của NP thì cũng đều tốt !
Mục đích của diễn đàn là để chia xẻ với nhau những hiểu biết, suy nghĩ và kinh nghiệm của mỗi người, chứ đừng nên theo pháp môn "im im im" dài dài nhé...
Thân mến,
NP
[ Đầu trang ]
[ Trang sau ] [ Trở về ]