BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode VU Times or CN-Times font |
Vấn Đáp
Đại cương Vi Diệu Pháp và Tâm
Tỳ kheo Chánh Minh
Chùa Bồ Đề, Vũng Tàu
Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times hay CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli. |
TÂM VẤN ĐÁP (tiếp theo) -ooOoo- 81/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ TÂM VÔ-SẮC-GIỚI? Ðáp: Từ ngữ Arūpāvacara (Tâm Vô-sắc-giới) phân-tích thành Arūpa + Vacara. Arūpa nghĩa là không có sắc. Arūpa cũng có ba loại là: 1- Arūpabhūmi (cõi vô-sắc): Là nơi nương của chúng sanh sanh không có sắc-pháp, tức là các vị phạm-thiên vô-sắc. Ðây là do mãnh lực thiền Vô-sắc của hành giả tu-tiến đề mục vô-sắc, tách lìa khỏi sắc-pháp ra khỏi danh-pháp, khi mệnh chung tái sanh về cõi vô-sắc. Cõi Vô-sắc có bốn là: Cõi Không-vô-biên xứ, cõi Thức-vô-biên xứ, cõi Vô-sở-hữu xứ và cõi Phi-tưởng phi phi-tưởng xứ. Có câu giải tự như sau: - Arūpassa bhavoṭi = Arūpaṃ: Gọi là cõi Vô-sắc, vì đó là môi trường sinh khởi vaṭṭhu arūpa (vô-sắc vật) và kilesa arūpa (phiền-não vô-sắc). 2- Arūpavaṭṭhu (Vô-sắc vật): Là đối tượng (cảnh) cho phiền-não vô-sắc sanh khởi (kilesārūpa) chỉ cho 12 tâm Vô-sắc-giới và các sở-hữu hợp . 3- Kilesārūpa (Phiền-não vô-sắc): Là sự ái luyến yêu thích trong thiền Vô-sắc-giới và cõi Vô-sắc-giới. Kilesārūpa ở đây chính là arūpaṭaṅhā (ái vô-sắc). Có câu giải tự như vầy: - Arūpe avacaraṭīṭi = Arūpāvacaraṃ: Tâm nào lưu chuyển trong Vô-sắc-giới, gọi là tâm Vô-sắc-giới. Tâm chỉ hiện khởi ở cõi Vô-sắc là bốn tâm quả Vô-sắc-giới, nhưng mỗi tâm chỉ có cho một cõi như: Tâm-quả Không-vô-biên chỉ có ở cõi Không-vô-biên xứ, tâm quả Thức-vô-biên xứ chỉ có ở cõi Thức-vô-biên xứ, tâm quả Vô-sở-hữu xứ chỉ có ở cõi Vô-sở-hữu xứ, tâm quả Phi-tưởng phi phi-tưởng chỉ có ở cõi Phi-tưởng phi phi-tưởng xứ. Những tâm quả Vô-sắc này chỉ có ba phận sự là: Tục-sinh, hữu-phần và tử. Tâm thiền Sắc-giới không có trên cõi Vô-sắc vì ở cõi Vô-sắc không tu tập thiền bậc thấp, nghĩa là ở cõi Không-vô-biên xứ có được 8 tâm thiền Vô-sắc-giới, ở cõi Thức-vô-biên xứ chỉ còn sáu tâm (trừ đi hai tâm thiền Không-vô-biên xứ), cõi Vô-sở-hữu xứ chỉ còn bốn tâm thiền Vô-sắc (trừ thêm hai tâm thiền Thức-vô-biên xứ) và ở cõi Phi-tưởng phi phi-tưởng chỉ có hai tâm thiền Vô-sắc là hai tâm Phi-tưởng phi phi-tưởng xứ. Tóm lại, tâm Vô-sắc-giới có mười hai là: Bốn tâm thiện Vô-sắc-giới, bốn tâm quả Vô-sắc-giới và bốn Tâm-hạnh Vô-sắc-giới. 82/ Hỏi: KINH VĂN GHI RẰNG: "VỊ TỶ-KHEO VƯỢT QUA SẮC-TƯỞNG, DIỆT TRỪ ÐỐI-NGẠI-TƯỞNG, KHÔNG TÁC-Ý DỊ-BIỆT-TƯỞNG". HÃY GIẢI THÍCH SẮC-TƯỞNG, ÐỐI-NGẠI-TƯỞNG VÀ DỊ-BIỆT-TƯỞNG? Ðáp: Gọi là Sắc-tưởng (rūpasaññā), có hai loại Sắc-tưởng là: Các tâm thiền Sắc-giới và những đối tượng của tâm thiền này (tức là ấn tướng - nimiṭṭa). Tại sao thế? Vì rằng các tâm thiền Sắc-giới được thành tựu do "tưởng về sắc", và án xứ làm phát sanh tâm thiền Sắc-giới cũng có dấu hiệu của sắc-tướng. Như đề mục Phạm-trú (Từ, Bi, Hỷ, Xả) tuy không phải là những Kasina hay tử thi hoặc thể trược, nhưng có đối tượng là chúng sanh, mà chúng sanh có liên hệ đến sắc-pháp là sắc-uẩn. Mặt khác, Sắc-tưởng này có cho những vị còn ái-sắc (rūpaṭaṅhā). Gọi là "Ðối-ngại-tưởng": Là những tưởng khởi lên do năm căn tiếp xúc với năm trần cảnh tương ứng, tức là sắc-tưởng, thinh-tưởng, khí-tưởng, vị-tưởng và xúc-tưởng. Ðối-ngại-tưởng ở đây chỉ cho Ngũ-song-thức (thiện dị-thục vô-nhân và bất-thiện dị-thục). Dĩ nhiên, Ðối-ngại-tưởng này không có cho vị đang trú vào thiền án Sắc-giới, nhưng "không có" không có nghĩa là "đã từ bỏ", không còn ái luyến. Như người nghèo không có tài sản, không có nghĩa là người ấy không còn yêu thích tài sản, đã từ bỏ tài sản. Cũng vậy, Ðối-ngại-tưởng tuy không có cho vị trú trong thiền Sắc-giới, nhưng không có nghĩa là vị ấy đã từ bỏ, không còn yêu thích chúng. Gọi là "Dị-biệt-tưởng", có hai loại Dị-biệt-tưởng là: Các loại tưởng thuộc về ý-giới (manodhāṭu), ý-giới có hai loại tưởng là Dị-thục tưởng và Hạnh-tưởng (kriyasaññā), và các loại tưởng có ý-thức-giới (manoviññāṇasaññādhāṭu), ý-thức-giới có bốn loại tưởng là: Bất-thiện tưởng, thiện-tưởng, dị-thục tưởng và hạnh-tưởng. Tưởng ý-giới gọi là dị biệt vì tưởng ấy sanh khởi do có đối tượng khác nhau như sắc, thinh, khí, vị xúc. Chúng là hai tâm Tiếp-thâu và Ngũ-môn hướng-tâm. Tưởng ý-thức-giới là dị biệt, vì tưởng ấy có sự sai biệt đủ loại, tưởng nội-phần cũng có, tưởng ngoại-phần cũng có, có nhiều bản chất khác nhau như thiện, bất-thiện, hạnh, quả. Nói chung, Dị-biệt-tưởng là chỉ cho 44 tưởng Dục-giới (trừ Ngũ-song-thức). Một cách vắn tắt dễ hiểu là: Vượt qua Sắc-tưởng là từ bỏ tâm thiền Sắc-giới cùng các án xứ ấn tướng. Diệt trừ đối ngoại tưởng là không tính mắt Ngũ-song-thức tưởng, không tác-ý Dị-biệt-tưởng là không tác-ý đến 44 loại tâm Dục-giới còn lại. 83/ Hỏi: TÂM THIỀN KHÔNG-VÔ-BIÊN XỨ ÐÓ RA SAO? Ðáp: Phân tích từ Ākāsānañcāyaṭana được: Ākāsa + ananṭa + āyaṭana = Ākāsānañcāyaṭana. Ākāsa là không gian, ananṭa là rộng lớn, bao la, vô tận, āyaṭana là trú xứ, nơi, chỗ. Ākāsānañcāyaṭana là nơi niệm tưởng hư không vô tận. Hành giả chứng đạt Ngũ-Thiền Sắc-giới, sau khi làm chủ được thiền này, muốn tu tập thiền Vô-sắc Không-vô-biên xứ, trước hết phải quán xét thấy rõ tội lỗi và sự nguy hiểm của sắc-pháp. Ðể vượt qua Sắc-tưởng, hành giả nhập vào Ngũ-Thiền Sắc-giới với một trong chín đề mục kasina (trừ đề mục hư không), xả thiền, bắt lấy ấn tướng (paṭibhāganimiṭṭa) ấy, trải rộng ra với tác-ý "hư không vô tận", niệm ākāso anaṭo (hư không vô tận). Khi hành giả đã trải rộng ấn tướng kasina đến giới hạn vũ trụ rồi, thu dần về, rồi lại trải rộng ra cho đến khi phóng to thu nhỏ được như ý, bấy giờ hành giả không tác-ý đến ấn tướng kasina nữa, chỉ tác-ý đến khoảng không gian mà nó chạm vào, nhìn nó với tư tưởng "hư không vô tận". Sự lìa bỏ ấn tướng kasina không có nghĩa là mất ấn tướng kasina, mà do hành giả không chú ý đến nó, chỉ tác-ý đến khoảng không gian mà nó chạm vào, ví như giọt dầu loang trên mặt nước, người không nhìn giọt dầu loang, chỉ nhìn nơi nó loang đến. Và hành giả niệm "ākāso anaṭo - không gian vô tận". Khi tác-ý đến khoảng không ấy nhiều lần, đánh mạnh với tầm tứ, hành giả phát triển tác-ý, áp chế các phiền-não, triền cái cho đến khi đắc định vô-sắc. Có điểm khác biệt khi đắc định và chưa đắc định như sau: Khi chưa đắc định thì vẫn còn ấn tướng của kasina nhưng hành giả không lưu ý, ví như trạng thái người nhìn khoảng không gian sau bức lụa mỏng, khi thức Vô-sắc xuất hiện, với mắt thiền, hành giả thấy chỉ còn một khoảng không vắng lặng, ấn tướng kasina đột biến mất, ví như có người đột nhiên rút tấm lụa đi phơi bày khoảng trống hiển nhiên hay ví như người dùng giẻ màu nhét vào lỗ trống của thùng xe, đột nhiên có cơn gió thổi đến, làm rơi miếng giẻ, người kia nhìn thấy mình đang nhìn hư không. Vị hành giả đã đắc định Không-vô-biên xứ, khoảng không gian này không dựa vào Sắc-tưởng vì không còn Sắc-tưởng nữa, nó được định danh là hư không vì không còn sắc-pháp trong ấy. Do đó hành giả không an trú vào đề mục hư không, rồi làm cho hư không ấy biến mãn rộng lớn vô biên, như thế gọi là làm cho biến mãn án xứ "sắc hư không", tức là còn Sắc-tưởng, chưa vượt qua được Sắc-tưởng. 84/ Hỏi: TÂM THIỀN THỨC VÔ BIÊN RA SAO? Ðáp: Khi phân-tích từ được là: Viññāṇa + ananṭa + āyaṭana = Viññāṇañcāyaṭana. Gọi là Thức-vô-biên xứ là chỗ biết thức này vô tận. Hành giả sau khi làm chủ được thiền tâm Không-vô-biên xứ, quán xét thấy rằng thiền này có sắc thiền (ấn tướng kasina) là kẻ thù gần, nó dễ dàng rơi xuống thiền Sắc-giới, không được an tịnh bằng thiền Thức-vô-biên. Sau khi không bị dính mắc vào thiền Không-vô-biên xứ, hành giả nhận "cái biết Không-vô-biên xứ" làm án xứ tu tập, niệm "viññāṇa ananṭa - Thức vô tận". Gọi là Thức-Vô-Biên ấy, ý muốn nói: Hành giả tác-ý rằng "Thức-vô-biên", tức là lấy thức Không-vô-biên xứ làm án xứ tu tập. Nói cách khác, có một thức nhận hư-không vô-biên làm cảnh, một thức khác nhận thức Không-vô-biên ấy làm cảnh, và thức thứ hai có tên gọi là Thức-vô-biên. 85/ Hỏi: TÂM THIỀN VÔ-SỞ-HỮU XỨ (ĀKIÑCAÑ-ÑĀYATANA) RA SAO? Ðáp: Hành giả muốn tu tập thiền Vô-sở-hữu xứ, trước hết phải làm chủ thiền tâm Thức-vô-biên xứ, quán sát thấy được rằng: thiền Thức-vô-biên xứ này có kẻ thù gần là Không-vô-biên xứ, nó không được an tịnh như Vô-sở-hữu xứ. Sau khi từ bỏ ràng buộc trong thiền Thức-vô-biên xứ, hành giả tác-ý đến "Vô-sở-hữu" (naṭṭhi kiñci) tức là hành giả tác-ý đến sự đã diệt mất Thức-vô-biên xứ. Như thế nào? Hành giả chú ý nhiều lần như sau: "Không có chi cả - naṭṭhi kiñci..". và quán sát án xứ "rỗng không" ấy với tầm tứ. Khi tướng ấy sung mãn, những triền cái bị áp chế, thức Vô-sở-hữu xứ khởi lên trong định tướng. Ðịnh tướng này là trạng thái rỗng không, phi hữu của thức đã diệt trước đây. Nói tóm lại: Tâm Không-vô-biên xứ có đối tượng (cảnh) là hư không vô tận, Thức-vô-biên xứ có đối tượng là tâm Không-vô-biên xứ, thức Vô-sở-hữu xứ có đối tượng là trống rỗng Thức-vô-biên xứ (tức là trạng thái trống rỗng của Thức-vô-biên xứ sau khi đã diệt mất). Ba điều này có sự khác biệt nhau qua ví dụ như sau: Một người trông thấy căn phòng trống không vắng vẻ, rồi một đoàn chư Tăng đi đến phòng ấy hội họp. Y thấy được như thế rồi, y đi. Sau buổi họp, chư Tăng giải tán, tất cả ra về, y trở lại nhìn thấy căn phòng giờ đây trống rỗng, y không nghĩ rằng: Có bao nhiêu vị Tỷ-kheo còn ở lại trú xứ này, bao nhiêu vị đã ra đi, bao nhiêu vị đã chết. Ðúng hơn y chỉ thấy "vắng vẻ trống không". Cũng vậy, thiền Không-vô-biên xứ ví như căn phòng trống rỗng, thiền Thức-vô-biên xứ ví như sự thấy Tăng-chúng họp trong phòng (tức Thức-vô-biên xứ lấy tâm Không-vô-biên xứ làm án xứ) và tâm Vô-sở-hữu xứ ví như sự nhận biết căn phòng trống rỗng khi Tăng-chúng đã giải tán, với ý nghĩ "vắng vẻ trống không". Thức an trú trong trạng thái "trống rỗng" ấy, gọi là thức Vô-sở-hữu xứ. 86/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ THIỀN PHI-TƯỞNG PHI PHI-TƯỞNG XỨ (NEVASAÑÑĀNĀSAÑÑĀYATANA)? Ðáp: Khi phân-tích từ ta được: Nevasaññā + anāsaññā + āyaṭana = Nevasaññānāsaññāyaṭana. Nevasaññā là Không Có Tưởng. Anāsaññā= A + asaññā. Tiếp đầu chữ A có nghĩa là không có, anāsaññā nghĩa là Không Không Có Tưởng. Nevasaññānāsaññāyaṭana là nơi niệm tưởng rằng: "Không (có) tưởng" cũng không "không (có) tưởng" vì nó vắng bóng tưởng thô, chỉ còn lại loại tưởng rất vi tế vắng lặng. Hoặc là "Tưởng này không phải là tưởng", vì nó không thể làm phận sự cần yếu của tưởng (saññā), nó cũng không phải là phi tưởng (anāsaññā) vì nó hiện diện trong một trạng thái cực kỳ vi tế, như một pháp hành (saṅkhāradhamma) còn sót lại, như hơi dầu còn phảng phất. Chẳng phải chỉ là tưởng không thôi, ngay cả thọ, hành, thức cũng tế nhị như thế cả. Nghĩa là cũng Phi-thọ phi phi-thọ, Phi-xúc phi phi-xúc, Phi-thức phi phi-thức... Nhưng đã có tưởng tất nhiên nó cũng phải có phận sự. Phận sự của nó ở đây là gì? Là sự biết cảnh (đối tượng) và phát sanh ly dục nếu làm đối tượng cho Tuệ-quán. Tuy nhiên loại ly dục này không thể làm nhiệm vụ nhận thức một cách quyết định rõ ràng, ví như nước âm ấm không thể luộc chín vật thực, nghĩa là nó không làm phát sanh ly dục một cách mạnh mẽ như trong các thiền chứng khác. Vì uẩn liên hệ với Phi-tưởng phi phi-tưởng quá vi tế, khó nhận định. Ta có thể hiểu ý nhgĩa "Phi-tưởng phi phi-tưởng" qua ví dụ sau: Một cái bát đựng dầu, sau một thời gian khô cạn dầu. Vị Trưởng-lão bảo đồ đệ: - Hãy đổ cháo vào trong bát đi. - Bạch Ngài! Bát có dầu. Vị sa di trả lời. - Vậy hãy mang đến đây để ta rót vào đèn. - Bạch Ngài! Cũng không có dầu để rót vào đèn. Cũng vậy, tưởng này không thể làm phận sự cần yếu của nó, nhưng nó vẫn hiện diện dưới trạng thái vi tế như một pháp hành còn dư sót lại. Hành giả sau khi làm chủ thiềnVô-sở-hữu xứ, quan-sát thấy rằng thiền Vô-sở-hữu xứ này có kẻ thù gần là Thức-vô-biên xứ, nên tác-ý đến tầng thiền an tịnh hơn, nghĩa là vị ấy bắt lấy tâmVô-sở-hữu xứ làm án xứ tu tập, có tác-ý rằng: "Tâm này tuy nhận cảnh phi hữu, nhưng chưa thật an tịnh" và chú ý đến "sự an tịnh" của tâm ấy, niệm rằng: "Tịch-tịnh, tịch-tịnh". Nên hiểu rằng: Tuy hành giả tác-ý đến "tịch-tịnh" nhưng không có ước muốn an trú trong "tịch-tịnh" ấy, tức là không có tác-ý rằng: "Ta sẽ đạt đến tầng thiền này" hay "Ta sẽ trú trong tầng thiền này với thời gian như vầy...". Ví như Ðức-vua du hành cùng với bốn đại quân chủng, thấy người thợ kết hoa rất xinh đẹp và thiện-xảo trong việc kết hoa, Ðức-vua khen rằng "Người thợ kết hoa này rất thiện-xảo" nhưng Ðức-vua không hề có ý muốn từ bỏ Vương-vị để xuống làm thợ kết hoa, đạt được nghệ thuật kết hoa từ người thợ ấy. Cũng vậy, hành giả tác-ý đến sự tịch-tịnh của thiền Vô-sở-hữu xứ, chứ không có ý muốn an trú trong tịch-tịnh ấy. Do đó, gọi là vượt qua Vô-sở-hữu xứ, gọi là Tịch-tịnh là tu tập thiền án với các hành còn sót lại của Vô-sở-hữu xứ, nên mới gọi là Phi-tưởng Phi Phi-tưởng xứ. 87/ Hỏi: TRONG THIỀN VÔ-SẮC ÐỀU CÓ HAI CHI XẢ VÀ ÐỊNH, VẬY CHÚNG CÓ KHÁC NHAU CHĂNG? Ðáp: Trước tiên cũng nên ghi nhận rằng: Ngũ-Thiền Sắc-giới cũng có hai chi thiền là Xả và Ðịnh, nhưng xả và định trong ngũ thiền Sắc-giới thô hơn trong thiền Vô-sắc. Chúng giống nhau về trạng thái, nhưng về thực trạng của sự kiện thì khác nhau, xả và định của Sắc-giới còn liên hệ với Sắc-tưởng, Ðối-ngại-tưởng và Dị-biệt-tưởng, còn xả và định Vô-sắc-giới đã vượt qua các loại tưởng trên, nên vi tế thù diệu hơn, ví như cùng là vàng nhưng vàng có pha bạc phải kém phẩm chất hơn vàng tinh. Ta có thể hiểu như vầy: Xả và Ðịnh của Sắc-giới đã bị từ bỏ và được thay thế bằng xả và định của Vô-sắc-giới, ví như thay thế loại gỗ thường bằng loại danh mộc. Cũng vậy, tuy xả và định của Sắc-giới có tướng trạng (lakkaṇa) giống như xả và định của Vô-sắc-giới, nhưng thô xấu hơn. Còn xả và định của Vô-sắc-giới chỉ là một loại, nhưng càng lên cao càng vi tế hơn, ví như dầu mè được tinh luyện một lần, hai lần, ba lần và bốn lần, lần sau tốt hơn lần trước. Khác với thiền Sắc-giới, mỗi tầng thiền đều có sự vượt qua thiền chi như Nhị-thiền mất Tầm, Tam-thiền mất Tứ..Ṭhiền Vô-sắc thì không vượt qua thiền-chi, chỉ vượt qua án xứ, vì sao vậy? Vì thiền Sắc-giới giữ lấy án xứ (nimiṭṭa) của thiền dưới rồi tiến lên bậc cao, bỏ thiền chi, còn thiền Vô-sắc thì giữ thiền chi để vượt qua đối tượng của án xứ, tiến lên. Ta có thể hiểu ví dụ sau đây: Có một đoạn vải dày một lớp, hai lớp, ba lớp và bốn lớp được một nữ nhân khéo tay dệt, lớp thứ nhất được dệt bằng vải thô, lớp hai vải tế, lớp ba vải tế hơn và lớp thứ tư thật tế. Thay đổi vải ví như thay đổi án xứ vậy. Cũng vậy, xả định trong Vô-sắc-giới chỉ là một, nhưng càng lên cao càng vi tế hơn do sự thay đổi án xứ. Nói về Sự Vi Tế Hơn, có ví dụ để so sánh như sau: Có túp lều thô xấu được dựng lên chỗ nhơ bẩn, một người trú trong lều, nhận thấy nhơ bẩn, y ra ngoài bám đu đưa vào lều, người thứ hai đi đến thấy vậy, bám vào người thứ nhất. Người thứ ba đi đến nghĩ rằng: Hai người này thật không an toàn nếu lều ngã xuống, nên y đứng ra ngoài, người thứ tư đi đến đứng dựa vào người thứ ba. Lều ví như khoảng hư không mà từ đó ấn tướng kasina được từ bỏ, chỗ bẩn thỉu ví như Sắc-tưởng người thứ nhất ví như tâm Không-vô-biên xứ, người thứ hai ví như tâm Thức-vô-biên xứ, người thứ ba ví như tâm Vô-sở-hữu xứ và người thứ tư ví như tâm Phi-tưởng phi phi-tưởng xứ. 88/ Hỏi: TRONG THIỀN SẮC-GIỚI, KHI HÀNH GIẢ QUÁN XÉT THẤY ÐƯỢC TỘI LỖI THIỀN DƯỚI, TU-TIẾN LÊN THIỀN BẬC TRÊN KHÔNG DỰA VÀO THIỀN ÐANG CÓ. TRÁI LẠI, VÌ SAO TRONG THIỀN VÔ-SẮC ÐÃ THẤY TỘI LỖI THIỀN ÐANG CÓ, LẠI CÒN DỰA VÀO ÐÓ ÐỂ TU-TIẾN? Ðáp: Trong thiền Sắc-giới, hành giả thấy tội lỗi thiền mình đang có, tu-tiến lên thiền bậc cao mà không dựa vào thiền đang có, là do nắm giữ ấn tướng (uggahaniniṭṭa), không nắm giữ thiền chi. Trái lại trong thiền vô-sắc, tuy thấy tội lỗi trong thiền chứng mình đang có, nhưng phải dựa vào thiền chứng ấy là vì hành giả không từ bỏ thiền chi, chỉ từ bỏ án xứ. Ví như người thay đổi dụng cụ thô xấu lấy dụng cụ tốt hơn nhưng loại dụng cụ ấy cũng như nhau. Do đó phải nương vào thiền chứng đang có để tiến lên thiền cao hơn, như Thức-vô-biên xứ phải nương vào Không-vô-biên xứ, Phi-tưởng phi phi-tưởng xứ phải nương vào Vô-sở-hữu xứ. Và vì không còn cái gì tốt hơn được nữa, mặc dù Thức-vô-biên xứ thấy tội lỗi của Không-vô-biên xứ, Phi-tưởng phi phi-tưởng xứ thấy tội lỗi của Vô-sở-hữu xứ, nhưng chẳng còn pháp nào an tịnh tốt hơn được nữa, nên phải nương vào đó. Ví như sự vinh hiển, thân mạng của Ðại-thần do nương vào Ðức-vua, mặc dù thấy Ðức-vua có lầm lỗi, vị Ðại-thần cũng phải nương dựa vào Ðức-vua, vì không còn thấy ai có thể tốt hơn Ðức-vua cả. Hay ví như người leo thang, tuy thấy bậc thang mình đang đứng thô xấu, cũng phải dựa vào đó làm điểm tựa để bước lên bậc thang cao hơn. 89/ Hỏi: VÌ SAO THỨC-VÔ-BIÊN XỨ DỰA VÀO KHÔNG-VÔ-BIÊN XỨ, PHI-TƯỞNG PHI PHI-TƯỞNG DỰA VÀO VÔ-SỞ-HỮU XỨ, CÒN VÔ-SỞ-HỮU XỨ VÌ SAO KHÔNG DỰA VÀO THỨC-VÔ-BIÊN XỨ? Ðáp: Là do tác-ý đến án xứ, tức là Thức-vô-biên xứ tác-ý đến "Cái Biết Không-Vô-Biên" làm án xứ, tương tự Phi-tưởng phi phi-tưởng lấy sự "an tịnh" của Vô-sở-hữu xứ làm án xứ, nên hai thiền chứng này phải nương tựa vào thiền bậc dưới như đã giải. Riêng về thiền Vô-sở-hữu xứ nắm lấy tướng trống-rỗng, phi-hữu của tâm Thức-vô-biên xứ đã diệt làm án xứ. Ðã là "trống rỗng, phi hữu" thì làm sao nương dựa vào Thức-vô-biên xứ được. Tuy nhiên, Sự Phi Hữu hay Trống Rỗng và Hư Không Vô Tận không phải là pháp thực tính, hư không vô tận, không phải là sắc hư không, còn phi hữu, trống rỗng không phải là Níp-bàn, hai điều này chỉ là khái niệm (paññaṭṭi) nên chúng thuộc cảnh chế-định (paññaṭṭārammaṇa). 90/ Hỏi: SỰ TU TẬP THIỀN CHỈ-TỊNH CÓ LỢI ÍCH RA SAO? Ðáp: Sự tu tập thiền Chỉ-tịnh có năm lợi ích là: 1) Hiện tại lạc trú: Các vị Thánh A-la-hán đã diệt tận mọi lậu-hoặc, kiết-sử nhưng các ngài vẫn tu-tiến thiền Chỉ-tịnh, vì thiền này mang lại hiện tại lạc trú cho các Ngài, làm tâm được an tịnh. Và thiền Chỉ-tịnh này chỉ mang lại an tịnh cho tâm, chứ không sát trừ được phiền-não lậu-hoặc như Ðức Phật dạy rằng: Này Cunda! Ðây không phải là viễn ly trong Giới-luật bậc Thánh, đây gọi là hiện tại lạc trú trong Giới-luật bậc Thánh. 2) Là nền tảng cho Minh-quán (vipassanā): Phàm phu và bậc Thánh Hữu-học tu tập Chỉ-tịnh với ý nghĩ rằng: Sau khi xuất định sẽ tu tập tuệ với tâm đã được định tỉnh. Cả hai loại định: Cận-hành (upacārasamādhi) và An-chỉ (appanāsamādhi) đều giúp cho Quán-minh được dễ dàng và mau chóng. 3) Ðạt được các Thắng-trí (abhiññāṇa) và Thần-thông (iddhipāda): Phàm phu hay bậc Thánh sau khi chứng đạt Ngũ-Thiền Sắc-giới, nếu muốn chứng đạt thần thông, thắng-trí, tinh cần tu tập sẽ thành tựu, đạt được năm thông là: Thiên-nhãn thông, Túc-mạng thông, Thiên-nhĩ thông, Thần-túc thông và Tha-tâm thông. Hoặc các loại minh như: Túc-mạng minh, Thiên-nhãn minh, Hóa-tâm minh. Hành giả muốn đạt được các thông lực này phải nương vào mười đề mục kasina và phải chứng đắc, làm chủ được Ngũ-Thiền Sắc-giới. 4) Tái sanh về phạm-thiên-giới: Phàm phu hay bậc Thánh Hữu-học chứng đạt được thiền sắc hay thiền vô-sắc, cho dù không có ý muốn "ta sẽ sanh về cõi như thế" nhưng do năng lực thiền-định (không bị hoại) ấy, sau khi mệnh chung sẽ sanh về cõi thiền mình ưa thích. Ngay cả cận định, tuy không sanh về phạm-thiên-giới, cũng đưa đến Dục-lạc thiên. 5) Ðạt được trạng thái Diệt Thọ Tưởng Ðịnh: Bậc Thánh A-na-hàm hay Thánh A-la-hán chứng đạt được tám thiền chứng (bốn thiền Sắc-giới và bốn thiền vô-sắc), có thể chứng đạt trạng thái Vô-dư Níp-bàn tạm thời, tức là an trú và sự Diệt Thọ Tưởng Ðịnh. Ðây là năm lợi ích của sự tu tập Chỉ-tịnh. 91/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ TÂM SIÊU-THẾ? CÓ BAO NHIÊU TÂM? Ðáp: Tâm Siêu-thế (lokuṭṭaraciṭṭa), phân-tích từ thì được: Loka + uṭṭara + ciṭṭa = Lokuṭṭaraciṭṭa. Loka là thế-gian, có lời giải tự như vầy: Loke niyuṭṭāṭi = Lokiya: Pháp nào luôn tương hệ trong tam giới, pháp ấy được gọi là hiệp-thế. Uṭṭara là vượt lên trên. Có câu giải tự về lokuṭṭara như vầy: Lokaṭo uṭṭarāṭīṭi = Lokuṭṭaraṃ: Vượt khỏi tam-giới nên gọi là Siêu-thế. Nên hiểu rằng: Tâm Siêu-thế này không phải là loại tâm vượt ra khỏi tam-giới (đời: loka). Tâm là một pháp hữu-vi, cho dù là loại tâm nào, nó vẫn thuộc về bản chất đời sống thế-gian (lokadhāṭu), tức là loại tâm nào cũng là pháp hữu-vi cả, nhưng tâm Siêu-thế bắt lấy cảnh Níp-bàn, là cảnh Siêu-thế đã vượt ra khỏi loka, nên tâm này nương theo đó định danh là tâm Siêu-thế, ví như người đứng trong nhà nhìn thấy cảnh bên ngoài, cũng vậy, tâm Siêu-thế là loại tâm trong đời nhưng bắt cảnh ngoài đời. Tâm Siêu-thế có tám tâm, phân thành hai loại: Tâm Ðạo (maggaciṭṭa) và tâm Quả Siêu-thế (lokuṭṭaraphala ciṭṭa). Gọi là tâm Ðạo (maggaciṭṭa) do mượn chi-đạo mà gọi, như có câu giải tự: Maggena sampayuṭṭaṃ ciṭṭaṃ = Maggaciṭṭaṃ: Tâm tương ưng với (chi) đạo, gọi là tâm Ðạo. Ðạo ở đây chỉ cho Bát-chi-đạo hợp trong tâm Ðạo, là Chánh-kiến, Chánh-tư-duy, Chánh-ngữ, Chánh-nghiệp, Chánh-mạng Chánh-tinh-tấn, Chánh-niệm và Chánh-định. Tâm Ðạo có bốn là: 1- Ðạo Nhập-lưu (soṭāpaṭṭimagga). Gọi là tâm quả Siêu-thế là do sở-hữu Tư hợp trong tâm đạo, lưu chủng tạo ra nghiệp dị thời, nên gọi là tâm quả Siêu-thế (lokuṭṭaraphalaciṭṭa). Tuy gọi là nghiệp dị thời, nhưng chỉ cách nhau có một sát na (khaṇa), nghiệp dị thời ở đây là chỉ thời sát na (khaṇakāla). Thật ra, khi vừa đắc đạo, tâm đạo vừa diệt thì tâm quả Siêu-thế hiện khởi ngay, nên được gọi là pháp akāliko (không thời gian). Tâm quả Siêu-thế cũng có bốn là: 1- Tâm quả Dự-lưu (soṭāpaṭṭiphalaciṭṭa). Như thế, tâm Siêu-thế có tám tâm, nhưng nếu liên hệ với chi thiền trong lúc tu quán, với năm tầng thiền thành ra có tất cả bốn mươi tâm Siêu-thế (8 tâm x 5 tầng thiền = 40 tâm) 92/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ TÂM SƠ-ÐẠO (SOTĀPAT-TIMAGGACITTA)? Ðáp: Gọi là tâm Sơ-đạo, vì tâm này tương ứng với Bát-chi-đạo nhận Níp-bàn lần đầu, có trạng thái như dòng nước nhập vào Thánh-đạo (ariya magga) và sát trừ phiền-não, còn gọi là Nhập-lưu đạo. Phân tích từ thì được: SOTA + ĀPATTI + MAGGA + CITTA = SOTĀPATTIMAGGACITTA. Soṭa là dòng nước, dòng nước ở đây chỉ Bát-chi-đạo, Tức Bát-chi-đạo là dòng nước đưa tâm đến Níp-bàn. Āpaṭṭi là nhập vào Thánh-đạo. Soṭāpaṭṭimaggaciṭṭa là tâm tương ưng với Bát-chi-đạo có trạng thái như dòng nước dẫn đến Níp-bàn lần đầu. Có những câu giải tự về soṭa như sau: - Soṭo viyāṭi + Soṭo: Bát-chi-đạo gọi là soṭo, ví như dòng nước. Giải tự về chữ āpaṭṭi như sau: - Ādiṭo pajjanaṃ = Āpaṭṭi: Nhập vào Thánh-đạo lần đầu gọi là āpaṭṭi. Chữ soṭāpanna cũng có nghĩa tương tự như soṭāpaṭṭi. - Kilese mārenṭo gacchaṭīṭi = Maggo: Gọi là Ðạo vì có công năng sát trừ
phiền-não, chứng đạt Níp-bàn. Tâm Sơ-đạo sát trừ được ba kiết-sử: Thân-kiến, hoài-nghi và giới-cấm-thủ cùng với những phiền-não tương ưng với kiến và nghi (vicikicchā). Nói gọn theo paramaṭṭha thì tâm Sơ-đạo sát trừ được hai sở-hữu là sở-hữu tà-kiến và sở-hữu hoài-nghi cùng các loại phiền-não tùy tùng với chúng. Nên hiểu rằng: Sự sát trừ phiền-não ở đây không phải là do tâm, mà là tất cả sức mạnh của tất cả các pháp tương ưng, chủ yếu là trí-tuệ, những pháp khác hỗ trợ cho trí-tuệ hiển lộ sức mạnh. Ví như vị dũng tướng dẫn quân đi tiêu diệt bọn cướp, nhờ sự hỗ trợ của đoàn quân, vị dũng tướng tiêu diệt được bọn cướp. Giặc cướp ví như phiền-não đoàn quân ví như những pháp tương ưng, dũng tướng ví như trí-tuệ. Soṭāpaṭṭimagga được dịch là Nhập-lưu đạo, Dự-lưu đạo. Gọi là Sơ-đạo là nương theo bốn tầng Thánh-đạo. 93-/ Hỏi: NHÂN SANH SƠ-ÐẠO RA SAO? Ðáp: Sơ-đạo sanh lên do bốn nhân là: 1- Gặp được bậc chân nhân (sappurisaṃseva). GIẢI: - Gọi "Gặp được bậc chân nhân", bậc chân nhân là bậc tinh tường đường lối tu tập, đưa đến sự giải thoát, thoát ra luân-hồi. Bậc chân nhân ở đây chỉ cho bậc Thánh, bậc đã tỏ ngộ chân-pháp rõ ràng bằng trí tu chứng đạt, bậc Ða-văn tuy tinh tường đường lối tu tập qua sự học hỏi Giáo-pháp và được gọi là sappurisa, nhưng phải hiểu rằng đó là bậc trí sĩ, vì còn là phàm nhân (puṭhujana), chưa phải là bậc Thánh (ariya). Ðức Thế-tôn có xác định chân nhân, trong phẩm chân nhân, bộ Aṅguṭṭara nikāya, tóm lược như vầy: - Bậc gìn giữ năm giới (bất động), có tín, tấn, niệm định tuệ, tàm
quí, đa-văn, từ bỏ thập ác nghiệp thành tựu Thánh-đạo tám ngành. - Gọi "Ðược nghe chánh-pháp" saddhamma (Diệu-pháp) ở đây là những pháp cần yếu đưa đến lợi ích lớn, đạt được bất tử Níp-bàn, đó là Tứ-niệm-xứ, Chánh-cần, Như-ý-túc, năm Quyền, năm Lực, bảy Giác-chi, tám Thánh-đạo. Hoặc những pháp có mục đích ly tham, đoạn diệt, giác ngộ... Ðức Phật có dạy Trưởng-lão UPāli rằng: - Này UPāli! Những pháp nào ngươi biết: Những pháp nào đưa đến nhất hướng (là hướng đến Níp-bàn), nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí và giác ngộ Níp-bàn. Ngươi cần nhất hướng thọ trì. Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy của Ðức Thế-tôn. (Aṅguṭṭara nikāya). - Gọi là "Tác-ý khéo" là tác-ý đến Ðạo-quả Níp-bàn. Tức là luôn phát triển tâm thiện được tăng thịnh, nhằm mục đích tiến đạt Níp-bàn, thành tựu Ðạo-quả Siêu-thế. Ðức Thế-tôn có dạy rằng: - Ví như sợi râu lúa mạch hay lúa mì, nếu đặt đúng hướng sẽ đâm thủng da tay hay da chân. Cũng vậy, tâm đặt đúng hướng có thể đâm thủng vô-minh. (Aṅguṭṭara nikāya). - Gọi là " Hành trì đúng pháp" là hành trì những pháp dẫn xuất khỏi luân-hồi như 37 pháp Trợ-đạo, hành vipassanā (Quán-minh)... Trong bốn nhân sanh tâm đạo này, Sơ-đạo cần hội đủ bốn nhân, vì còn là phàm phu phải được dẫn dắt, riêng ba đạo cao là Nhị-đạo, Tam-đạo và Tứ-đạo chỉ cần hai nhân là tác-ý khéo và hành đúng chánh-pháp là đủ. Như người đã một lần băng qua rừng, nay tự mình đi cũng được. Do Sơ-đạo phải hội đủ bốn nhân như vậy, nên ở cõi Vô-sắc-giới không phát sanh tâm Sơ-đạo, vì là Vô-sắc nên không gặp được bậc chân nhân, không Nghe được chánh-pháp, do đó tâm nhất hướng đến Níp-bàn không có. Trái lại ba đạo cao thì có ở Vô-sắc-giới. 94-/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ TÂM NHỊ-ÐẠO? Ðáp: Gọi là tâm Nhị-đạo, là tâm câu hành với Bát-chi-đạo, chứng đạt Níp-bàn lần thứ hai, sát trừ phiền-não để thu ngắn sự trở lại. Nghĩa là: Bậc chứng đạt Sơ-đạo trở thành bậc Sơ-quả, còn trở lại cõi dục bảy lần, còn bậc chứng Nhị-đạo, trở thành bậc Nhị-quả, chỉ còn trở lại cõi dục ấy một lần mà thôi, nên còn có tên là Nhất-lai đạo. Phân tích từ có được: SA + KADĀ + ĀGĀMI + MAGGA + CITTA = SAKADĀGAÀMIMAGGACITTA. Sa từ chữ saha nghĩa là thâu ngắn, kadā là khi nào, āgāmi là sự trở lại. Sakadāgāmimaggaciṭṭa là tâm câu hành với Bát-chi-đạo thâu ngắn lại sự trở lại của bậc ấy. Có Pāli Sớ-giải như vầy: Sakadāgāmimaggena sampayuṭṭaṃ ciṭṭaṃ = Sakadāgāmimaggaciṭṭaṃ: Tâm tương ưng đạo làm thâu ngắn sự trở lại, gọi là tâm Nhất-lai. Tâm này gọi theo thứ tự là Nhị-đạo. Tâm Nhị-đạo làm giảm đi hai kiết-sử là sân-hận và dục ái. 95-/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ TÂM TAM-ÐẠO? (ANĀGĀMIMAGGACITTA) Ðáp: Gọi là tâm Tam-đạo, là tâm tương ưng với Bát-chi-đạo, nhận Níp-bàn lần thứ ba, sát trừ trọn vẹn hai kiết-sử dục-ái và sân. Như thế, bậc này đã sát trừ trọn vẹn năm hạ-phần kiết-sử là: Thân-kiến, hoài-nghi, giới-cấm-thủ (do Sơ-đạo sát trừ) dục-ái và sân (do Tam-đạo sát trừ). Bậc này không còn tái sanh về Dục-giới, cho dù là bậc Lạc-quán (sukhavipassanā) là bậc không đắc thiền-định, nhưng khi mệnh chung cũng sanh về cõi Sơ-thiền. Anāgāmi nghĩa là không trở lại (cõi dục). Pāli có giải rằng: Tena sampayuṭṭaṃ ciṭṭaṃ = Anāgāmimaggaciṭṭaṃ. Tâm tương-ưng như thế ấy (là tương-ưng Bát-chi-đạo lần thứ ba), gọi là Bất-lai đạo. 96/ Hỏi: THẾ NÀO LÀ TÂM TỨ-ÐẠO? (ARAHATTAMAGGACITTA). Ðáp: Tâm Tứ-đạo là tâm hợp với Bát-chi-đạo lần thứ tư, chứng đạt Níp-bàn và sát trừ trọn vẹn mọi kiết-sử, lậu-hoặc và phiền-não. Bậc này trở thành bậc Ứng-cúng (Arahaṃ). Chữ Arahaṃ từ A + căn RAHAṂ. Ngữ căn Rahaṃ có nghĩa là chỗ kín đáo, chỗ yên lặng. Gọi là "Chỗ kín đáo" vì khó đạt đến, "chỗ yên lặng" là vì không còn bị quấy nhiễu bởi các phiền-não. Bậc đã đạt được Ðạo này rồi, không còn tục-sinh nữa, vì đã đoạn tận mọi ái dục. Hán-tạng dịch Arahaṃ bằng ba nghĩa: bậc Vô-sanh, bậc Sát-tặc và bậc Ứng-cúng. Gọi là "Bậc Vô-sanh" vì không còn sanh tử luân-hồi trong tam-giới. Gọi là "Bậc Sát-tặc" vì những kẻ thù (ari) là phiền-não, lậu-hoặc ... đã bị sát trừ trọn vẹn. Gọi là "Bậc Ứng-cúng" là bậc đáng cùng dường trong sạch (arah + a = arahaṭi). Arahaṭṭa là sự giải thoát cuối cùng, tức là trạng thái của bậc A-la-hán. Pāli có Sớ-giải như vầy: Tena sampayuṭṭaṃ ciṭṭaṃ = Arahaṭṭamaggaciṭṭaṃ. Tâm tương-ưng như thế ấy (là tương-ưng với Bát-chi-đạo, lần thứ tư) gọi là arahaṭṭamaggaciṭṭa. 97/ Hỏi: SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÂM ÐẠO VÀ TÂM QUẢ SIÊU-THẾ NHƯ THẾ NÀO? CÓ MẤY BẬC DỰ-LƯU? HÃY GIẢI THÍCH? Ðáp: Tâm quả Siêu-thế là thành quả của tâm đạo, tức là sở-hữu tư trong tâm đạo, lưu chủng tử tạo thành tâm quả Siêu-thế. Tâm đạo thuộc giống thiện, còn tâm quả Siêu-thế thuộc giống quả. Lại nữa tâm đạo là tâm nhận cảnh Níp-bàn Ðang Sát Trừ Phiền Não, còn tâm quả Siêu-thế nhận cảnh Níp-bàn Ðã Sát Trừ Phiền Não xong. Ðây là những điểm khác nhau giữa tâm đạo và tâm quả Siêu-thế. Bậc Dự-lưu là bậc đã nhập vào dòng Thánh, nếu kiếp ấy không chứng đạt quả vị cao hơn, tùy theo sự trở lại cõi dục bậc Dự-lưu được phân thành ba bậc là: - Bậc Dự-lưu nhất sanh (ekabījī): Là bậc chỉ còn trở lại cõi dục có
một lần nữa mà thôi. Không có trường hợp bậc Dự-lưu trở lại cõi dục lần thứ tám. Ở đây, nên hiểu rằng trở lại cõi dục chứ không phải chỉ còn một kiếp hay từ hai đến sáu kiếp hoặc chỉ còn bảy kiếp là đắc quả A-la-hán. Như trường hợp Ðức Ðế-thích, Trưởng-giả Anāṭhapiṇḍika, bà Visākhā còn luân-hồi hơn bảy kiếp, nhưng chỉ trở lại cõi Dục hai ba lần mà thôi. Sự trở lại Dục-giới chỉ có cho hai bậc Sơ-quả và Nhị-quả mà thôi, và chỉ cho những vị không chứng thiền Chỉ-tịnh. Vì nếu bậc Thánh Sơ-quả chứng đạt thiền Chỉ-tịnh, mệnh chung sanh về cõi phạm-thiên sẽ không trở lại cõi dục nữa (tức là không còn tái sanh về cõi Dục). Vì rằng: Vị Thánh khi sanh về cõi Sắc-giới hay Vô-sắc-giới nếu chư chứng đạt quả A-la-hán thì sẽ tục sanh lại chính cõi ấy hay cõi cao hơn. Sở dĩ, có bậc Dự-lưu như thế là do ngũ Quyền mạnh hay yếu, nếu ngũ Quyền mạnh thì bậc Dự-lưu chỉ trở lại cõi Dục một lần, nếu ngũ Quyền trung bình thì bậc này trở lại cõi Dục từ hai đến sáu lần, nếu ngũ Quyền yếu thì trở lại cõi Dục đến lần thứ bảy. Hoặc là do sự tích lũy Tuệ-quyền mạnh hay yếu, tức là: Vị tu-tiến thiên về Minh-quán mạnh, sẽ trở lại cõi dục một lần, nếu sự tu-tiến Ðịnh-quyền và Tuệ-quyền đồng đẳng thì trở lại cõi dục từ hai đến sáu lần, nếu Ðịnh-quyền mạnh thì trở lại cõi dục đến lần thứ bảy. Mặt khác, bậc Dự-lưu còn có hai hạng là: 1) Tùy-tín hành: Là phàm nhân nương theo đức-tin để tu-tiến, chứng đắc đạo Dự-lưu, trở thành bậc Sơ-quả, gọi là bậc Tín-chí, khi chứng đạt Sơ-đạo thì gọi là bậc Tùy-tín hành. 2) Tuỳ-pháp hành: Là phàm nhân nương theo trí-tuệ để tu-tiến, chứng đắc Dự-lưu đạo, trở thành bậc Dự-lưu quả bậc này có tên gọi là bậc Kiến-đáo, khi chứng Dự-lưu đạo thì là bậc Tùy-pháp hành. Bậc này có Tuệ-quyền mạnh. 98/ Hỏi: CÓ BAO NHIÊU BẬC NHẤT-LAI? Ðáp: Có năm hạng Nhất-lai, đó là: 1) Ðắc tại nhân loại và Níp-bàn tại nhân-giới (idha paṭvā idhā parinibbāyī): Là người chứng đạt quả Nhất-lai, không chứng đạt quả cao hơn, khi mệnh chung tái sanh trở lại cõi nhân loại, chứng đạt A-la-hán và vô dư Níp-bàn tại cõi này. 2) Ðắc tại chư-thiên, Níp-bàn ở cõi chư-thiên (ṭaṭṭha paṭvā ṭaṭṭha parinibbāyī): Là vị Thánh Nhất-lai chư-thiên, mệnh chung tái sanh ở cõi chư-thiên, chứng đạt quả A-la-hán và Vô-dư Níp-bàn tại cõi chư-thiên. Ở đây, có những trường hợp như sau: Vị Thánh Nhất-lai chư-thiên ở cõi này, mệnh chung sanh về cõi chư-thiên khác, rồi Níp-bàn ở đó. Vị Thánh Nhất-lai chư-thiên ở cõi này, mệnh chung sanh về cõi trời khác, mệnh chung nơi ấy lại sanh về cõi trời này và Níp-bàn tại đây. Vị Thánh Nhất-lai chư-thiên, mệnh chung sanh lại chính cõi trời này và Níp Bàn tại đây. 3) Ðắc tại nhân loại, Níp-bàn tại cõi chư-thiên (idha paṭvā idha ṭaṭṭha parinibbāyī): Vị Thánh nhân loại mệnh chung ở cõi người, tái sanh về cõi chư-thiên và Níp-bàn ở cõi ấy. 4) Ðắc tại chư-thiên, Níp-bàn ở cõi nhân loại (ṭaṭṭha paṭvā idha parinibbāyī). Là vị chư-thiên chứng quả Nhất-lai, mệnh chung sanh về cõi nhân loại, Níp-bàn tại cõi này. 5) Ðắc tại cõi nhân loại, sanh về cõi chư-thiên, trở lại Níp-bàn ở cõi người (idha paṭvā ṭaṭṭha nibbaṭṭiyā parinibbāyī). Vị Thánh nhân loại mệnh chung sanh về cõi chư-thiên, mệnh chung sanh trở lại cõi nhân loại và Níp-bàn tại cõi người. Ðây là nói về bậc Thánh Nhất-lai ở cõi dục, không chứng đạt thiền Chỉ-tịnh, nếu sanh về cõi phạm-thiên thì không còn trở lại cõi Dục nữa. 99/ Hỏi: HÃY GIẢI VỀ CẢNH GIỚI CỦA BẬC BẤT-LAI? CÓ BAO NHIÊU CHỦNG? Ðáp: Bậc Bất-lai không còn sanh về cõi dục là lẽ dĩ nhiên, khi sanh về phạm-thiên-giới, bậc Bất-lai có hai cảnh giới là: Cảnh giới có phàm nhân và cảnh giới dành riêng cho bậc Bất-lai. Bậc Bất-lai nếu tu thiền, chứng đắc thiền nào thì sanh về cõi ấy, nếu không chứng thiền cũng được sanh về cõi phạm-thiên Sơ-thiền. Còn cảnh giới dành riêng cho bậc Bất-lai, có tên gọi là cõi Tịnh-cư (suddhavāsa). Vị Bất-lai sanh về cõi này phải chứng đạt Ngũ-Thiền Sắc-giới và có một trong năm quyền mạnh: Nếu Tín-quyền mạnh thì sanh về cõi Vô-phiền (avihā). Nếu Tấn-quyền mạnh thì sanh về cõi Vô-nhiệt (aṭapā). Nếu Niệm-quyền mạnh thì sanh về cõi Thiện-hiện (sudassā). Nếu Ðịnh-quyền mạnh thì sanh về cõi Thiện-kiến (sudassī). Nếu Tuệ-quyền mạnh thì sanh về cõi Sắc-cứu-cánh (akanniṭṭha). Và vị này chắc chắn đạt quả A-la-hán trong kiếp ở cõi này. Nếu năm Quyền đồng đẳng thì sanh về cõi Quảng-quả. Vị Thánh ở cõi Quảng-quả, nếu chưa chứng đạt A-la-hán sẽ sanh lại cõi này cho đến khi nào chứng đạt A-la-hán và Níp-bàn ở cõi ấy. Về chủng Bất-hườn có năm chủng là: 1) Vị Thánh Bất-lai sanh về cõi Tịnh-cư, chứng đạt A-la-hán ở cõi ấy trong nửa tuổi thọ trở về trước, gọi là Trung-bang Bất-hườn (anṭara parinibbāyī). 2) Nếu chứng đạt A-la-hán trong nửa tuổi thọ về sau ở cõi Tịnh-cư ấy, gọi là Sanh-bang Bất-hườn (upabacca parinibbāyī). 3) Vị Thánh Bất-lai khi tu-tiến không cần cảnh rõ rệt cũng chứng đắc quả A-la-hán, không cần phải tinh-tấn nhiều (hành dị) gọi là Vô-hành-bang Bất-hườn (asaṅkhāra parinibbāyī). 4) Vị Thánh Bất-lai khi tu-tiến phải có cảnh rõ rệt, cần phải tinh-cần nhiều (hành nan) mới chứng đắc quả A-la-hán gọi là Hữu-hành-bang Bất-hườn (sasaṅkhāra parinibbāyī). 5) Vị Thánh Bất-lai sanh về cõi Tịnh-cư nhưng phải sanh lên cõi cao hơn đến cõi Sắc-cứu-cánh chứng đạt quả A-la-hán, gọi là Thượng-lưu-bang Bất-hườn. Sở dĩ có những chủng như thế là do Pháp-độ và năm Quyền mạnh yếu, nhất là Tuệ-quyền. Bậc Trung-bang Bất-hườn là do Pháp-độ già mạnh, nếu năm quyền mạnh nhất là Tuệ-quyền thì sẽ là bậc Vô-hành-bang Bất-hườn. Còn năm quyền yếu nhất là Tuệ-quyền thì là Hữu-hành-bang Bất-hườn. Bậc Sanh-bang Bất-hườn là do Pháp-độ chưa già mạnh, nếu năm quyền mạnh nhất là Tuệ-quyền sẽ là bậc Vô-hành-bang Bất-hườn, nếu năm quyền nhất là Tuệ-quyền yếu thì là Hữu-hành-bang Bất-hườn. Bậc Thượng-lưu-bang Bất-hườn là do Pháp-độ yếu, nhất là xuất ly độ không mạnh mẽ. Như bà Visākhā, đức Ðế-thích... 100/ Hỏi: BẬC THÁNH TỨ-QUẢ CÓ BAO NHIÊU BẬC? HÃY GIẢI THÍCH? Ðáp: Bậc Thánh A-la-hán có hai bậc là: - Bậc Lạc-quán (sukhavipassanā). Hành giả hành vipassanā, tu-tiến thành tựu Ðạo-quả A-la-hán, nhưng không chứng thiền Chỉ-tịnh, chỉ thuần vipassanā, khi đạt quả A-la-hán, gọi là bậc A-la-hán Tuệ-giải-thoát (paññāvimuṭṭi arahaṭṭa). Hành giả tu-tiến thành đạt A-la-hán, trước khi tu-tiến Minh-sát, vị này chứng đạt thiền hiệp-thế, quán xét chi thiền thành tựu Ðạo-quả, bậc này được gọi là A-la-hán Tâm-giải-thoát (ciṭṭavimuṭṭi arahaṭṭa). Bậc A-la-hán Tâm-giải-thoát, tùy theo quyền mạnh hay yếu và sự thành đạt, được phân thành ba bậc là: 1- A-la-hán Tam-minh (ṭevijjo arahaṭṭa): Tức là bậc này chứng đạt được Túc-mạng-minh (pubbenivāsānussaṭiñāṇa), Sanh-tử-minh (cuṭūpa-pāṭaññāṇa) và Lậu-tận-minh (āsavakkhayaññāṇa). 2- Bậc A-la-hán Lục-thông (chaḷābhiññāṇa) là Bậc A-la-hán có đủ sáu pháp thông: Thiên-nhãn-thông (dibbacakkhuññāṇa). 3- Bậc A-la-hán Tuệ-phân-tích (paṭisamphidāpaṭṭa arahaṭṭa), là vị A-la-hán có Tuệ-quyền mạnh, thông đạt được bốn điều: Thông-đạt-nghĩa-lý (aṭṭhapaṭisambhidā). 4- Nếu kể thêm bậc A-la-hán Nhất-minh (sukhavipassako), thành ra bốn bậc A-la-hán. Lại nữa, Bậc A-la-hán Tâm-giải-thoát, nói về đắc chứng thiền hiệp-thế có hai bậc: - Bậc chưa chứng đạt trọn vẹn tám thiền chứng. Như vậy, nếu kể rộng có năm bậc A-la-hán là: - A-la-hán Câu-phần giải-thoát. -ooOoo-- TỔNG KẾT Có 89 hay 121 tâm được phân theo 9 khía cạnh (naya), khía cạnh nào cũng bao gồm số lượng tâm như vậy. Ví như trong một gia tộc có bao nhiêu người đó, nếu phân theo khía cạnh giới tính thì có bao nhiêu người này là nam, bao nhiêu người này là nữ, nếu phân theo tuổi tác thì có bao nhiêu người này là thiếu niên, số lượng trung niên có chừng này và lão niên thì được bao nhiêu đây... 1. Tâm phân theo chủng (jāṭi) hay giống (sañjāṭibhedanaya), có bốn giống là: - Giống bất-thiện (akusalajāṭi): Có 12 tâm bất-thiện. - Giống thiện (kusalajāṭi): Có 37 tâm là: 8 đại-thiện, 9 thiện
Ðáo-đại và 20 tâm đạo. - Giống quả (vipākajāṭi) có 52 Tâm: 7 tâm quả bất-thiện, 25 tâm dị thục thiện Hiệp-thế và 20 tâm quả Siêu-thế. - Giống hạnh (kriyājāṭi) có 20 Tâm: 3 Tâm-hạnh vô-nhân, 17 Tâm-hạnh hữu-nhân. 2. Tâm phân theo giới vức (bhūmibedanaya). Có 4 giới vức (bhūmi) là: - Tâm Dục-giới (kāmaciṭṭa) có 54 tâm. 3. Tâm phân theo bản chất (sobhaṇabhedanaya): - Tâm Vô-tịnh-hảo (asobhaṇaciṭṭa) có 30 Tâm: 12 tâm bất-thiện, 18 tâm vô-nhân (aheṭukaciṭṭa). - Tâm Tịnh-hảo (sobhaṇaciṭṭa) có 91 Tâm: 24 tâm Dục-giới Tịnh-hảo, 27 tâm thiền hiệp-thế, 40 tâm Siêu-thế. 4. Tâm phân theo đời (thế-gian) (lokabhedanaya), có hai loại: - Tâm Hiệp-thế (lokiyaciṭṭa) có 81 Tâm. 5. Tâm phân theo nhân tương-ưng (heṭu sampayuṭṭaṃ bhedanaya): có hai loại: - Tâm vô-nhân (aheṭuka ciṭṭa): có 18 tâm vô-nhân. 6. Tâm phân theo thiền (jhānabhedanaya): - Tâm vô-thiền (ajhānaciṭṭa): có 54 tâm Dục-giới. 7. Tâm phân theo thọ (vedanābhedanaya). Có năm loại là: - Tâm câu hành-lạc (sukhasahagaṭaciṭṭa) có 1 là thân. 8. Tâm phân theo tương-ưng (sampayogociṭṭa): - Tâm tương-ưng (sampayuṭṭa ciṭṭa): có 87 Tâm: 4 tâm tương-ưng kiến, 2 tâm sân tương-ưng phẫn-nộ, 2 tâm si, 12 tâm Tịnh-hảo tương-ưng trí và 67 tâm thiền. - Tâm bất tương-ưng (vippayuṭṭa ciṭṭa): có 34 Tâm: 4 tâm tham bất tương-ưng, 18 tâm vô-nhân, 12 tâm Tịnh-hảo bất tương-ưng trí. 9. Tâm phân theo trợ giúp: (saṅkhārabhedanaya) - Tâm vô-trợ (asaṅkhāraciṭṭa): có 37 Tâm: 4 tâm tham vô-trợ, 1 tâm sân vô-trợ, 2 tâm si, 18 tâm vô-nhân, 12 tâm Tịnh-hảo Dục-giới vô-trợ. - Tâm hữu-trợ (sasaṅkhāra ciṭṭa): có 84 Tâm: 5 tâm bất-thiện hữu-trợ, 12 tâm Dục-Giới-Tịnh-hảo hữu-trợ và 67 tâm thiền. Sở dĩ 67 tâm thiền được xem là hữu-trợ, do không phải đột nhiên tự khởi hiện theo lẽ thường nhiên, phải kiên trì tu-tiến, ý trạo đi trạo lại nhiều lần mới thành tựu được. Còn 18 tâm vô-nhân được xem như là tâm vô-trợ, bởi vì nó khởi lên theo tính chất tự nhiên, nương theo sự vận hành pháp, tức là loại tâm khởi lên theo tính chất máy móc, không cần phải có sự kích động mạnh. DỨT PHẦN TÂM VẤN ÐÁP. -ooOoo- Soạn xong ngày 12.9.1993 -ooOoo- |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 24-08-2003