BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Triết lý về Nghiệp
Hoà thượng Hộ Tông


  

Thiên IX

-ooOoo-

ĐẠO PHÁP( [1] ) ĐỂ TẨY( [2] ) NGHIỆP

Nghiệp nếu nói đại khái thì có hai là:

1.- Thiện nghiệp.
2.- Ác nghiệp.

Chia theo cửa tức là lối tạo nghiệp thì có ba, là:

1.- Kaayakamma: Thân nghiệp.
2.- Vaciikamma: Khẩu nghiệp.
3.- Manokamma: Ý nghiệp.

Có lời hỏi rằng: phương pháp nào giúp ta cải hóa ác nghiệp và chỉ tạo được thiện nghiệp mãi mãi?

Đức Thế Tôn tùy lời hỏi ấy, có giảng ghi trong Kinh Cuularuukulavadasuutra Majjhima-nikaaya Majjhimapa.n.nsaka bằng cách quan sát tẩy nghiệp. Phật ngôn đó là đạo pháp để rửa nghiệp mà chư Phật đã giáo huấn rồi, dù tiếp theo cũng sẽ dạy như thế.

Nhân đó, đạo pháp để rửa nghiệp, và cho chúng ta chỉ tạo nghiệp lành, vậy chúng ta nên dò xét theo tích sẽ phát biểu dưới đây:

Tại thành Raajagaha, Đức Raahula bổ túc( [3] ), Sa môn pháp tại Bala.t.thi Kaapraasaada (dinh thự) và Đức Thế Tôn ngụ tại Trúc Lâm tịnh xá (Ve.luvana). Khi ấy Đức Thế Tôn ngự đến chỗ ngụ của Đức Ràhula. Thấy Phật tới, Đức Ràhula bèn trải chỗ và nước rửa chân. Đức Phật khi tọa xong, Phật phán rằng:

- Này Ràhula! Ngươi thấy chút ít nước trong đồ đựng này chăng?

- Bạch Phật, tôi thấy.

- Này Raahula! Rất hiếm có, vậy.

Rồi Đức Thế Tôn đổ bỏ nước ấy, phán hỏi Đức Raahula nữa rằng:

- Này Raahula! Ngươi thấy nước còn dư đã đổ bỏ ấy chăng?

- Bạch Phật, tôi thấy.

Đức Thế Tôn bèn úp đồ đựng nước ấy, rồi phán hỏi nữa rằng:

- Này Raahula! Ngươi thấy đồ đựng nước úp rồi ấy chăng?

- Bạch Phật, tôi thấy.

- Này Raahula! Sa môn pháp là sự không hổ thẹn trong lời nói dối của người là vật đã úp rồi, như vậy.

Thế Tôn bèn lật ngửa đồ đựng nước, xong phán hỏi nữa rằng:

- Này Raahula! Ngươi thấy đồ đựng nước trống rổng này chăng?

- Bạch Phật, tôi thấy.

- Này Raahula! Sa môn pháp là sự không hổ thẹn trong lời nói dối của người là vật trống rỗng như vậy.

- Này Raahula! Như Lai phát biểu rằng ác nghiệp chút ít mà người không hổ thẹn, cố tâm nói dối, không thể chừa được, (nghĩa là kẻ không hổ thẹn), cố ý nói dối rồi, họ không làm nghiệp ác ấy nữa không được.

- Này Raahula! Ví như tượng mà nài voi đã luyện tập thuần thục quen vào chiến địa. Voi ấy ra trận hằng quấy nhiễu quân địch, bằng hai chân trước, hai chân sau, bằng thân trước, thân sau, bằng đầu, bằng hai ngà, bằng hai tai, bằng đuôi chỉ giữ thân mà thôi, bằng thái độ như vậy. Nài voi thấy rằng voi chưa hy sinh tính mạng với Đức Vua đâu.

- Này Raahula! Trừ khi voi chiến vào trận bằng cách dùng tất cả tứ chi cho đến toàn thân thể, nài voi mới hài lòng rằng, voi chiến đã hy sinh với Đức Vua.

- Này Raahula! Đã gọi là tội rồi mà người có tính chất hay cố tâm nói dối thì không thể bỏ được. "Đó là nhân mãnh liệt của ngươi, ngươi nên tự hóa rằng" ta sẽ không nói dối, dù là nói giỡn. Này Raahula! Ngươi hãy tự chế như thế, cho kỳ được.

- Này Raahula! Ngươi nên hiểu yếu điểm của điều này, như thế nào "kính"( [4] ) có lợi ích gì?

- Bạch Phật, có lợi để soi, trông nom.

- Này Raahula! Nghiệp đáng cho người chú ý, điều tra rồi mới nên thực hành bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, như thế.

 

1- Kaayakamma (thân nghiệp)

- Này Raahula! Thân nghiệp của ngươi nghĩa là ngươi mong sẽ tạo nghiệp nào bằng thân, ngươi hãy dò xét kỷ rằng bằng thân nghiệp của ta tức là ta muốn sẽ làm việc ấy bằng thân, nếu thực hành để hại mình, hoặc hại kẻ khác hay hại cả mình và người, thân nghiệp ấy là ác, có khổ là chung kết( [5] ) có khổ là quả, như vậy.

- Này Raahula! Nếu ngươi đã xem xét kỷ, được biết như vậy rằng:

- Này Raahula! nghiệp thấy được như vậy, tuyệt nhiên ngươi không nên hành bằng thân.

- Này Raahula! Nếu ngươi đã khảo sát được biết rằng, thân nghiệp của ta tức là ta mong mỏi tạo nghiệp nào bằng thân, sẽ thực hành để không hại mình hoặc hại người hay hại cả mình và người, thân nghiệp ấy là lành, có vui là chung kết, có vui là kết quả như vậy.

- Này Raahula! nghiệp như vậy, người nên hành bằng thân này! thân nghiệp của ngươi, dù ngươi đang làm bằng thân, ngươi hãy điều tra rằng, thân của ta tức là ta đang tạo nghiệp này bằng thân thực hành để hại mình hoặc hại người hay hại cả mình và người, thân nghiệp là dữ có khổ là chung kết, có khổ là kết quả.

- Này Raahula! Nếu ngươi khảo cứu và nhận rằng: Thân nghiệp của ta tức là tạo nghiệp ấy bằng thân, ta không thực hành theo để hại mình hoặc hại người hay cả mình lẫn người, thân nghiệp ấy là lành sẽ đem đến kết quả vui.

- Này Raahula! ngươi nên bổ sung( [6] ) thân nghiệp ấy.

Nếu ta thực hành để hại người, hoặc hại mình hay hại cả mình lẫn người, thân nghiệp ấy là dữ sẽ đưa đến quả khổ.

- Này Raahula! ngươi nên phổ cập giáo pháp trong phạm hạnh, bậc hiểu biết cao siêu. khi đã thuyết rộng để đánh thức quần chúng rồi ngươi nên thu thúc tự chế đi.

- Này Raahula! Nếu ngươi nhận rằng, thân nghiệp lành sẽ đưa đến quả vui là đúng; ngươi nên phát tâm phỉ lạc, an vui và hồi tưởng trong thiện pháp ấy cả ngày lẫn đêm.

 

2- Vaciikamma (khẩu nghiệp)

- Này Raahula! Khẩu nghiệp của ngươi nghĩa là ngươi tạo nghiệp bằng khẩu; ngươi phải tìm xét rằng: Ta tạo nghiệp thực hành để hại người, hoặc hại mình hay hại cả mình lẫn người; khẩu nghiệp ấy là dữ sẽ đưa đến quả khổ.

- Này Raahula! Nếu ngươi nhận thấy điều trên là đúng, tuyệt nhiên, ngươi chẳng nên hành khẩu nghiệp dữ ấy.

- Này Raahula! Nếu ngươi quan sát biết rằng: Ta không thực hành bằng khẩu để hại người, hoặc hại mình hay hại cả mình lẫn người, khẩu nghiệp ấy là lành sẽ đưa đến quả vui.

- Này Raahula! ngươi nên hành khẩu nghiệp lành ấy đi. ngươi phải bổ sung khẩu nghiệp ấy như thế.

- Này Raahula! ngươi nên thuyết rộng khẩu nghiệp lành để đánh thức các hàng phạm hạnh, bậc hiểu biết cao siêu. Khi đã phổ cập để đánh thức rồi, ngươi phải thu thúc, tự chế đi.

- Này RRaahula! toàn nhiên, ngươi phải phát tâm phỉ lạc, an vui và hồi tưởng trong các thiện pháp cả ngày lẫn đêm theo khẩu nghiệp ấy.

 

3- Manokamma (ý nghiệp)

Cũng như trên, chỉ đổi thân nghiệp hay khẩu nghiệp thành ý nghiệp.

- Này Raahula! csa môn hay Bà-la-môn sinh ra lâu trong quá khứ đã tẩy thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp v.v. rồi, những Sa môn và Bà-la-môn ấy cũng được quan sát rồi mới tẩy thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp như thế thật.

- Này Raahula! Dù chư Sa môn hay các Bà-la-môn nào sẽ sinh ra trong tương lai cũng sẽ tẩy thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp v.v. chư Sa môn và Bà-la-môn ấy cũng đã khảo sát rồi và sẽ tẩy thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp v.v. như vậy thật.

- Này Raahula! Dù những Sa môn và Bà-la-môn đã còn trong hiện tại cũng đang tẩy thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp v.v.  chư Sa môn và Bà-la-môn vẫn tìm xét rồi đang tẩy thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp như vậy thật.

- Này Raahula! Vì thế ngươi phải tu học hồi tưởng rằng, ta đã dò xét rồi tẩy thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp như thế cho được.


( [1] ) Đạo pháp: phép của đạo.

( [2] ) Tẩy: rửa.

( [3] ) Bổ túc: thêm vào cho đủ.

( [4] ) Kính: gương soi.

( [5] ) Chung kết: kết thúc.

( [6] ) Bổ sung: làm vào cho đủ.

-ooOoo-

Chương trước | Ðầu trang | Mục lục | Chương kế


Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, 03-2001)


[Trở về trang Thư Mục]

update: 14-03-2001