THIÊN
THỨ MƯỜI BA (e)
NHỮNG
CHUYỆN LẠ XẢY RA TRONG BỐN MƯƠI LĂM NĂM
TRUYỀN ÐẠO CỦA ÐỨC PHẬT TỔ CỒ ÐÀM (tt)
-ooOoo-
HÓA ÐỘ
NGƯỜI NGOẠI ÐẠO TÊN JAMBUJÌVAKA
Khi đức Thế Tôn ngự
tại Trúc Lâm tịnh xá có thuyết chuyện độ ông ngoại đạo
tên là Jambujìvaka rằng:
Ðời Ðức Phật có
hồng danh là KASSAPA (Tàu âm Ca Diếp). Ở nơi ngoại ô, có
một ông bá hộ hết lòng trong sạch với Phật giáo nên ông
tự lập ra một ngôi chùa và dâng cúng đến một vị Tỳ
khưu, Ông bá hộ thường dâng cúng tứ vật dụng rất
trọng thể đến vị Tỳ khưu ấy hằng ngày. Ngày nọ, có
một vị Thánh nhơn đi khất thực ngang qua nhà ông bá hộ.
Ông bá hộ trông thấy vị Thánh nhơn ấy phát tâm trong
sạch về phẩm hạnh của Ngài, nên thỉnh Ngài vào nhà dâng
cúng vật thực, và dâng y tắm mưa cho Ngài. Rồi bạch
rằng: Bạch Ðại Ðức, tóc của Ngài đã dài, tôi xin gọi
thợ cạo đến cạo hầu Ngài, và sẽ cho người đem giường
đến chùa để Ngài nghỉ.
Vị Tỳ khưu hằng
thọ thực tại nhà ông ấy hằng ngày thấy ông bá hộ
trong sạch với vị Thánh Tăng ấy mới nghĩ rằng: Ông bá
hộ cúng dường nhiều đến vị Tỳ khưu vừa mới gặp; không
cúng dường cho ta được như thế nầy khi ta ở đây đã lâu
rồi.
Ông thọ thực xong cùng
đi về chùa với vị Thánh Tăng mới đến. Khi về tới chùa
vị Thánh Tăng liền nhuộm y tắm mưa của ông bá hộ dâng
cúng. Ông bá hộ đưa thợ đến cạo cho Ngài và cũng đem
chỗ ngủ đến dâng cho Ngài. Ông bá hộ liền bạch với
vị Thánh Tăng ấy rằng: Xin Ngài nghỉ nơi đây, rồi sáng
ngày xin thỉnh Ngài đến thọ thực ở nhà tôi với Ngài
trụ trì đây. Ông trụ trì lấy làm khó chịu với sự
mời thỉnh của thí chủ. Ông nghĩ bực lòng nên chiều
lại vị trụ trì đến chỗ của Ngài Ðại Ðức kia mắng
vị Ðại Ðức ấy nhiều lời nhưng có bốn điều là:
Nầy ông Tỳ khưu mới đến kia, ông nên ăn phân đi còn hơn
là ăn đồ vật thực của người thí chủ nầy. Ông nên
cạo đầu bằng bẹ cây thốt nốt đi còn hơn là ông để
cho người thợ cạo của ông thí chủ cạo cho ông. Ông ở
trần truồng đi còn hơn là ông mặc đồ của ông thí chủ
cúng dường cho ông. Ông ngủ trên đất đi còn hơn là ngủ
trên giường của ông thí chủ cúng dường cho ông.
Khi ông trụ trì ấy
mắng nhiếc như vậy, Ngài Ðại Ðức ấy nín thinh không
hề nói một tiếng nào, vì Ngài nghĩ rằng: Người tối mê
nầy sẽ bị đọa vào sâu trong ác đạo khi mà ta vẫn còn
ở nơi nầy. Ngài nghĩ vậy liền đứng lên đi tìm nơi an
lạc riêng của Ngài, sáng ngày không đến thọ thực ở nhà
ông bá hộ ấy.
Sau khi mắng vị Thánh
Tăng ấy xong, ông trụ trì về phòng mình. Ðến sáng ngày,
ông dậy sớm lo dọn dẹp chùa, quét lau sạch mọi nơi, múc
nước đầy hết. Khi đi vào xóm thọ thực ông lấy đầu móng
tay đánh chuông, ý ông không muốn cho vị Ðại Ðức đến
hôm qua nghe. Ông tưởng rằng: Ông Tỳ khưu mới đến chắc
mệt mỏi không thế nào nghe tiếng chuông ta đánh bằng móng
tay được. Sau khi đánh chuông xong một chặp ông liền đắp
y mang bát vào xóm thọ thực.
Vị thí chủ chuẩn
bị vật thực ngọt ngon dâng cúng cho hai vị. Khi thấy chỉ
có một vị Ðại Ðức đến lấy làm lạ mới hỏi: Bạch
Ðại Ðức còn vị Ðại Ðức kia đâu không thấy đến?
- Ðừng hỏi đến ông
ấy làm gì. Sau khi ông về, ông ấy vào phòng ngủ đến sáng,
bần đạo lo dọn quét xong xuôi; đánh chuông vang lên mà ông
ấy cũng vẫn không hay chi hết.
Ông bá hộ nghĩ rằng:
Vị Ðại Ðức hôm qua đây lục căn của Ngài thật thanh
tịnh, giới đức trang nghiêm như ta, thấy , ta cúng dường
trọng thể đến Ngài Ðại Ðức, nên nói gì Ngài đây
chớ chẳng không? Mặc dầu nghĩ vậy nhưng ông là người
trí thức vẫn cúng dường một cách cung kỉnh, sau khi ông
trụ trì ấy thọ thực xong, ông lấy bát của ông trụ trì
rửa sạch để đồ ăn mới vào bát rồi nói: Bạch Ðại
Ðức, nếu Ngài có gặp vị Ðại Ðức mới đến xin Ngài
từ bi dâng vật thực trong bát nầy cho Ngài dùm tôi.
Sau khi thọ lãnh bát và
nhận lời, ông trụ trì liền nghĩ: Nếu vị Tỳ khưu mới
đến được thọ thực vật ngon như vầy thì ông ấy sẽ
mến tiếc nơi nầy chắc ông ta ở luôn. Vậy ta nên đổ đồ
ăn nầy bỏ đi là yên.
Trên đường về chùa
ông không gặp vị Ðại Ðức ấy mà về đến chùa cũng không
có Ngài. Với hai muôn năm vị trụ trì ấy hết lòng hành
đạo giới đức trang nghiêm; nhưng sau khi quá vãng ông ta
bị đọa vào A tỳ địa ngục kể ra thì dài đến hết
thời gian của một vị Chánh đẳng Chánh giác. (Nghĩa là
kể từ đời đức Phật Ca Diếp đến đức Thế Tôn của
chúng ta hiện tại).
Ðến thời kỳ đức
Thế Tôn của chúng ta ông sanh vào một gia đình khá giả
ở tại thành Vương Xá. Khi đứa bé ấy biết đi, không
chịu nằm trên giường chiếu hay nệm mà chỉ thích nằm đất.
Không chịu ăn vật thực chỉ thích cứ ăn phẩn của mình.
Những người vú nuôi nghĩ: Chắc còn nhỏ nên chưa phân
biệt được sạch dơ. Khi lớn lên lại thích ở trần
truồng, ăn phẩn, ngủ đất thôi.
Cha mẹ nghĩ: Ðây là
con không nên nuôi trong gia đình. Nên cho nó vào ở với người
tu đạo gọi là Jivaka .
Cha mẹ liền dẫn đứa
bé ấy vào chùa của người tu theo đạo Jivaka. Ðạo Jivaka
nhận cho đứa bé ấy vào đạo. Sau khi xuất gia ông ta thường
lấy tàu thốt nốt chẻ lấy cái da mỏng bén mà cạo đầu
chớ không dùng dao cạo. Khi cạo đầu máu chảy và tóc tai
coi sần sượng thật là khổ. Ông ta được tên là Jivaka .
Sáng hôm sau ngày xuất
gia của ông ta, cha mẹ có thỉnh các vị tu đạo Jivaka về
nhà cúng dường. Bọn ngoại đạo Jivaka bảo ông ta rằng: Hôm
nay cha mẹ ngươi làm lễ cúng dường vậy ngươi nên đi
với chúng ta.
Vì không thích ăn vật
thực nên nói: Xin quí vị cứ đi không nên lo gì tôi, tôi
không đi đâu. Ðợi cho những người ngoại đạo đi hết:
Y mới vào cầu tiêu ra, bốc phẩn ăn no lòng. Về sau bọn
ngoại đạo không hề thấy ông chịu ăn vật gì mặc dầu
họ có đem vật thực ngọt ngon đến cho. Bọn ngoại đạo
lấy làm lạ vì không biết lấy gì ăn mà không chịu ăn
vật thực. Lâu ngày, vị trưởng lão của đạo Jivaka mới
hỏi ông ta rằng: Tại sao ông không thọ thực những vật
của chúng tôi đưa lại cho ông.
Ông ta đáp: Tôi đã có
sẵn vật thực nơi đây rồi.
Bọn người ngoại đạo
lấy làm lạ mới bàn với nhau rằng: Người nầy làm gì có
vật thực sẵn sàng nơi đây hằng ngày, vậy chúng ta phải
rình xem coi ông ta được vật thực từ đâu đến.
Ngày nọ bọn người
ngoại đạo đi hết, nhưng vẫn còn người rình xem ông ta
ăn gì. Khi ấy ông ta tưởng rằng: Người đều đi hết
rồi, nên mở cầu tiêu vào hầm bóc phân ăn như những ngày
trước. Những người rình thấy tình hình ghê gớm như
vậy nên mới thưa cho vị trưởng lão trong chùa ấy hay. Các
vị trưởng lão mới hội nhau lại bàn rằng: Tên nầy làm
việc mà không ai có thể làm được thật là hèn hạ quá.
Nếu các đệ tử của thầy Cồ Ðàm biết được họ lại
đồn rằng: Bọn Jivaka là bọn ăn ph?n. Vậy chỉ còn có
một lẽ là đuổi tên nầy ra khỏi đạo giáo của chúng ta
ngay từ bây giờ.
Từ giờ phút ấy ông
Jivaka bị khai trừ ra khỏi chùa của người tu đạo Jivaka.
Khi ông Jivaka bị khai trừ ra khỏi giáo hội không biết
phải ở nơi nào cho tiện.
Trong Vương Xá thành có
một tảng đá to, người trong thành thường dùng nơi ấy như
nhà vệ sinh công cộng. Ông Jivaka liền chọn ngay nơi ấy làm
chỗ dung thân rất tiện cho ông ta mọi việc, ông ta ở nơi
ấy đợi đến tối ra bốc phẩn ăn no nên không còn sợ ai
rình rập, vì nào ai nghi ngờ việc ấy. Ban ngày nếu thấy
người thì ông ta đứng một chân còn chân nọ thì đạp lên
gối chân kia; tay vịn vào một tảng đá, mặt ngước lên
trời, miệng hả ra.
Người thấy ông ta làm
như vậy mới hỏi: Thưa ông, tại sao ông đứng một chân,
miệng hả ra như vậy?
- Ta chỉ sống bằng
vật thực là gió thôi.
- Thưa ông, vậy tại sao ông lại đứng một
chân?
- Ta là người tu hành
hạnh rất cao và rất tinh tấn, nếu ta đứng hai chân thì
trái đất làm sao chịu nổi, sẽ rung chuyển, chúng sanh làm
sao yên được. Vì vậy ta đứng một chân thôi. Ta đứng như
thế nầy cả đời không hề nằm.
Người đời chỉ tin và
nghe theo lời ca tụng quảng cáo; nên người trong hai xứ
Anga và Ma Kiệt Ðà đều tin rằng: Ðây thật là người hành
đạo chín chắn cao quí nhứt không ai bằng. Lời ca tụng
ấy truyền ra rất mau. Nên không bao lâu rất có nhiều người
đến lễ bái và xin cúng dường vật thực quí giá, nhưng
ông ta quyết định từ chối. Nhưng vì nhiều người yêu
cầu không sao từ chối cho được, có kẻ khóc lóc van xin
Ngài dùng cho chúng tôi được phước, xin Ngài vui lòng thọ
thực để tế độ cho chúng tôi là người cần phước báu.
Ông ta nói: Thật ra ta
không thích thọ thực món chi hết. Nhưng vì lòng trong sạch
của các người ta không từ chối thêm được. Vì ta thọ
thực thì làm cho phạm hạnh của ta bị nhơ bẩn đi. Y nói
xong liền lấy một cọng tranh nhúng vào mật, đường, sữa
xong liếm lấy một ít nơi đầu lưỡi thôi. Xong y bảo thôi
các người hãy đi đi để ta được yên tĩnh. Các người
đã được nhiều phước rồi.
Ông ta hành như thế trót
năm mươi lăm năm.
Ngày nọ, lúc rạng đông
đức Th? Tôn trông thấy ông Jivaka có duyên với Ngài và
sẽ hết nghiệp xấu xa được đắc Thánh quả. Ðức Phật
thấy rằng: Tên ngoại đạo tên Jambukàjivaka đã ở trong lưới
của Như Lai. Người nầy sẽ đắc A-la-hán quả sau khi nghe
lời giáo huấn của Như Lai lại đắc được Patisambhidà (Tàu
dịch Tuệ Phân Tích). Cũng do nơi ngoại đạo nầy mà Như
Lai độ được nhiều chúng sanh. (Từ đây đức Thế Tôn
gọi tên ông ta là Jambukàjivaka ).
Sáng ngày, đức Thế Tôn
vào Vương Xá thành khất thực khi về chùa liền bảo Ananda
rằng: Như Lai đi đến nơi của người ngoại đạo tên
Jambukàjivaka .
Ðức Ananda hỏi: Bạch
đức Thế Tôn, Ngài ngự đi một mình chăng?
- Phải Như Lai ngự đi
một mình.
Ðức Thế Tôn ngự đến
nơi ấy nhằm lúc xế chiều. Trước khi Ngài ngự đến nơi
ấy chư Thiên đều biết. Thiên vương Ðế Thích nghĩ
rằng: Nơi cư ngụ của tên ngoại đạo Jivaka nầy thật là
dơ uế mùi hôi thối không sao chịu nổi, mà đức Thế Tôn
lại ngự đến nơi ấy. Vậy chúng ta phải làm mưa to để
rửa cho sạch những đồ uế trược ấy đi. Khi ấy một
trận mưa to đổ xuống làm cho những uế trược ấy trôi
đi hết, nơi ấy không còn có mùi xú uế nữa.
Chiều lại đức Thế
Tôn ngự đến nơi của Jambukàjivaka và gọi: Nầy Jambukàjivaka
ơi!
Jambukàjivaka lấy làm
lạ nghĩ rằng: Người lạ nầy là ai mà lại biết rõ tên
ta là Jambukàjivaka vậy? Ông ta mới hỏi: Ai gọi tôi đó?
- Ta đây Jambukàjivaka .
- Có chuyện chi đó ông đại Sa môn?
- Hôm nay ta muốn xin ngươi
cho ta ở đậu nơi đây với ngươi một đêm.
- Ông đại Sa môn ơi!
Nơi đây không có chỗ nào hết.
- Jambukàjivaka , ngươi
không nên đối xử với Như Lai như vậy. Nên cho ta ở tạm
một đêm. Ðã gọi là người xuất gia thì nên giúp đỡ người
xuất gia, người thế tục giúp đỡ người thế tục.
- Nói vậy ngươi là người
xuất gia sao?
- Phải Như Lai là người
xuất gia.
- Nếu ngươi là người
xuất gia vậy dụng cụ của người xuất gia như bầu đựng
nước của người để đâu? Và chỉ để làm lễ cúng dường
của người đâu?
- Ðồ ấy của Như Lai
cũng có, nhưng mang theo nhiều thứ nặng nề khó khăn; nên
chi Như Lai để những vật ấy vào bên trong hết.
Nghe vậy nổi giận nên
hỏi: Nếu vậy, ngươi không đem theo những món ấy sao?
Ðức Thế Tôn vui vẻ
đáp: Nầy Jambukàjivaka ơi, thôi chuyện ấy hãy dẹp lại
một bên đi, chuyện cần hiện giờ là người nên cho Như
Lai một chỗ ở tạm hôm nay thôi.
- Tôi đã nói nơi đây
không có chỗ ở.
Ðức Thế Tôn liền
chỉ chỗ gần ấy và nói: Còn chỗ kia ai ở?
- Không có ai ở hết.
- Vậy người hãy để
chỗ ấy cho Như Lai.
- Tùy ý người.
Ðức Thế Tôn tự tay
Ngài trải tọa cụ ra rồi ngồi nơi ấy. Ðến canh một
Tứ đại Thiên vương đến hầu đức Thế Tôn làm cho hào
quang sáng rực. Jivaka lấy làm lạ mới nghĩ rằng: Ánh sáng
gì đây?
Ðến nửa đêm có Thiên
vương Ðế Thích đến hầu Phật, hào quang của Ngài còn sáng
hơn Tứ đại Thiên Vương nhiều càng làm cho Jivaka nghi ngờ
không ít. Ðến canh chót lại có Phạm Thiên đến hầu
Phật hào quang của một vị Phạm Thiên sáng không chi đo lường
được mặc dầu là mặt trời vẫn còn kém nhiều. Jivaka
kinh khủng hơn khi thấy trong một đêm mà có ba việc khác
lạ như vậy.
Ðến sáng ngày, Jivaka
mới hỏi: Ông đại Sa môn ơi, hồi đầu hôm ai đến chỗ
của Ngài làm cho hào quang chiếu sáng một vùng vậy?
Ðức Thế Tôn đáp:
- Ðó là Tứ đại Thiên
vương.
- Ðến làm gì?
- Ðến hầu Như Lai coi
Như Lai có chuyện chi sai bảo chăng?
- Nói vậy ông còn
lớn hơn cả Tứ đại Thiên vương nữa sao?
- Phải vậy Jambukàjivaka
, Như Lai là vị Pháp Vương cao quí hơn các hàng vương giả
trong tam giới.
- Còn ai đến trong lúc
nửa đêm?
- Ðó là Thiên vương
Ðế Thích.
- Ðến làm gì?
- Ðến lo giúp việc
cho Như Lai.
- Nếu vậy ông còn hơn
cả Thiên vương Ðế Thích nữa hay sao?
- Phải, Thiên vương Ðế
Thích ví như người thí chủ lo săn sóc bịnh hoạn cho Như
Lai; hay cũng có thể ví như vị Sa di có phận sự giúp đỡ
việc nhỏ nhặt trong tư thất của Như Lai.
- Vậy còn ai đến
với ông canh chót?
- Các vị Bà la môn khi
nhảy mũi cùng gọi Namo Mahà Brahmano (có nghĩa là tôi xin qui
y với Phạm Thiên) vị ấy là Ðại Phạm Thiên.
- Vậy ông còn cao quí
hơn cả Phạm Thiên nữa hay sao?
- Ðúng vậy. Như Lai là
vị Phạm Thiên cao quí hơn tất cả Phạm Thiên.
- Nầy ông đại Sa môn;
ông là một vĩ nhân phi thường hơn tất cả vĩ nhân. Ta ở
đây đã năm mươi năm rồi. Những vị chư Thiên ấy không
vị nào đến nơi ta ở để giúp đỡ ta, ta chỉ ăn gió đứng
một chân từ bao giờ đến bây giờ. Nhưng các vị ấy không
hề đến với ta.
Ðức Thế Tôn dạy:
Nầy Jambukàjivaka , ngươi có thể lừa gạt người đời
được, vì những người ấy là kẻ tối mê, nay ngươi
lại muốn dối gạt đến Như Lai. Ngươi ăn toàn phẩn,
ngủ trên mặt đất, cạo đầu bằng bẹ thốt nốt, lõa
thể cả năm mươi lăm năm nay rồi, mà ngươi lại dối đời
là: Ta ăn gió, đứng một chân, không ngồi chẳng nằm. Sở
dĩ mà ngươi hành như vậy là vì nghiệp chướng từ kiếp
trước. Nay ngươi cũng vẫn còn cố chấp tà kiến ấy nữa
chăng?
- Nầy ông đại Sa môn
vậy ta làm nghiệp chướng gì trong kiếp trước?
Khi ấy đức Thế Tôn
mới nhắc lại tiền kiếp của ông ta làm cho ông lấy làm
kinh khủng tội lỗi ghê gớm ấy. Ông lập tức ngồi
xuống. Ðức Thế Tôn liền trao cho ông một cái choàng
tắm. Khi ông bận xong liền đảnh lễ đức Phật. Ðức
Thế Tôn liền thuyết pháp năm điều tuần tự Phạn ngữ
gọi là ANUBUBBIKATHÀ (xem đoạn Ðại Ðức Yassa). Sau thời
pháp ông đắc A-la-hán quả và cả Tuệ phân tích. Ông
liền xin phép xuất gia. Khi ấy đức Thế Tôn đưa tay phải
ra và dạy rằng: Ngươi hãy thành vị Tỳ khưu. Tức nhiên râu
tóc đều rụng, và trên mình có đắp y và có bát đã như
vị Tỳ khưu xuất gia từ lâu.
Cùng trong ngày ấy, dân
chúng hai xứ Anga và Ma Kiệt Ðà đem đồ lễ vật đến cúng
dường cho ông Jivaka. Khi thấy có đức Thế Tôn ngự nơi
ấy mới nghĩ rằng: Vậy Ngài Ðại Ðức của ta và ông Sa
môn Cồ Ðàm ai lớn hơn? Có người nghĩ rằng: Nếu ông Sa
môn Cồ Ðàm lớn hơn thì Ngài Ðại Ðức của ta phải
tới chỗ của ông Cồ Ðàm. Vì Ngài Ðại Ðức của ta
lớn hơn nên ông Sa môn Cồ Ðàm mới tới chỗ của Ngài Ðại
Ðức ta.
Ðức Thế Tôn hiểu ý
nghĩ của những người có mặt nơi ấy nên Ngài dạy ông
Jambukàjivaka rằng: Ngươi nên làm cho hàng đại chúng hết
hoài nghi đi.
Ông Jambukà đảnh lễ
đức Thế Tôn và bạch rằng: Ðệ tử cũng đã muốn làm
như vậy, nhưng vẫn còn đợi lịnh của đức Bổn Sư. Nói
xong ông nhập Tứ thiền xuất ra liền dùng thần thông bay lên
cao độ một cây thốt nốt và nói: Bạch đức Thế Tôn tôi
là đệ tử của Ngài. Nói xong đáp xuống chỗ cũ và đảnh
lễ đức Thế Tôn, rồi bay lên cao hơn lần thứ nhứt một
lần, và cũng nói như vậy đáp xuống đảnh lễ. Ngài làm
như vậy bảy lần.
Hàng đại chúng có
mặt nơi ấy đều nghĩ rằng: Thật là chuyện phi thường
của đấng Ðại Giác.
Ðức Thế Tôn thuyết:
Ông Jambukà chỉ dùng cọng tranh chấm đồ vật thực của các
vị đem đến để trên chót lưỡi vì ông nghĩ rằng: Ta
cố hành hạnh tinh tấn. Nếu ông ấy có cố hành như vậy
đến hàng trăm năm cũng vẫn chưa bằng một phần trong mười
sáu phần mà đã chia ra làm mười sáu lần (rồi) của người
hành đúng theo chánh pháp.
Ðức Thế Tôn liền
thuyết câu kệ:
MÀSE MÀSE KUSAGGENA
BÀLO BHUNJETHA BHOJANAM
NA SO SANKHATADHAMMANAM
KALAM GACCHATI SALASIM.
Nghĩa: Kẻ thiếu trí
hằng thọ thực bằng đầu cọng tranh mỗi tháng ( một
lần) người ấy cũng không thể sánh bằng một phần mười
sáu đã chia ra làm mười sáu lần (rồi) của người hành
Chánh đạo là người đã hiểu thông pháp.
Chú giải: Ý đức
Thế Tôn dạy: Người thiếu trí không thông hiểu pháp
giải thoát là Giới, Ðịnh Huệ cố ý nghĩ và hành: Ta
phải cố gắng tinh tấn, mỗi tháng chỉ dùng cọng tranh
chấm vào vật thực mà dùng; Người hành như thế cả đời
cũng chẳng bằng một phần mười sáu đã chia ra làm mười
sáu lần của người đã hành theo chánh pháp trong một
thời gian ngắn. Người hiểu thông pháp ý nói đắc được
đạo quả.
Sau khi dứt thời pháp
có rất nhiều người đắc đạo quả và trở thành đệ
tử Phật.
CHUYỆN THÀNH
KOSAMBÌ
Bà Màgandiyà là Thứ
hậu của vua Udena tại thành Kosambì. Bà là người rất oán
ghét đức Phật. Bởi vì, khi bà chưa là Thứ hậu còn ở
chung với ông chú là một vị Trưởng giả. Khi ông chú bà
vào rừng chơi gặp đức Thế Tôn tướng hảo quang minh
thật là đẹp nhứt của nam giới. Ông nghĩ chỉ có người
nầy mới xứng đáng làm chồng của cháu ta. Ông liền
biểu đức Thế Tôn ở nơi ấy đợi ông đem cháu lại gả
cho. Ông về trang điểm cháu thật đẹp đem đến để g?
cho Phật. Ông không biết rằng: Ðây là đấng Ðại Giác.
Khi đem cháu đến, bà vợ trông thấy dấu chân đức Thế Tôn
bà liền bảo ông rằng: Dấu chân nầy là của đấng Ðại
Giác. Vì muốn độ vợ chồng ông Trưởng giả ấy nên đức
Thế Tôn mới để dấu chân nơi cội cây. Khi tìm được đức
Thế Tôn, ông Trưởng giả nói đem cháu lại gả. Ðức
Thế Tôn liền thuyết về thể trược, nghĩa là đức Thế
Tôn dạy thân nầy không đẹp v.v... Bà Màgandiyà nghe vậy
tức giận rằng: Ðức Thế Tôn chê bà. Bà cột oan trái
rằng: Bao giờ bà làm Hoàng hậu thì bà sẽ trả oán sự chê
bà. Về sau bà làm Thứ hậu xứ Kosambi. Bà rất được đức
vua sủng ái.
Khi ấy đức Thế Tôn
lại ngự đến thành Kosambì và độ được bà Hoàng hậu
đắc Tu-đà-hườn quả, làm cho bà Màgandiyà càng oán ghét
đức Thế Tôn thêm. Bà không biết làm sao bà liền ra tiền
thuê người chưởi mắng đức Thế Tôn. Dạy những người
ấy chưởi những câu chưởi tệ nhứt trong lúc ấy có mười
điều là: Thằng ăn trộm, thằng điểu giả, thằng khùng,
thằng lừa, thằng lạc đà, thằng bò, thằng địa ngục,
thằng súc sanh, thằng không thể sanh cõi thiên đàng, thằng
chỉ còn có con đường là địa ngục.
Ðại Ðức Ananda nghe
người chưởi mắng những lời thô bỉ chịu không nổi, nên
bạch với đức Thế Tôn rằng: Người thành nầy chưởi chúng
ta quá, vậy chúng ta nên đi nơi khác.
- Bây giờ đi đâu đây
Ananda ?
- Bạch đức Thế Tôn
đi xứ khác.
- Nếu đến xứ khác mà
người trong xứ ấy cũng chưởi ta thì đi đâu nữa Ananda ?
- Bạch đức Thế Tôn,
thì chúng ta lại đi xứ khác nữa.
- Khi người xứ ấy chưởi
nữa thì chúng ta làm sao hở Ananda ?
- Thì lại đi xứ khác
nữa.
- Ananda ơi, chúng ta đi
như vậy thật là thất sách. Vì chuyện gì phát sanh nơi nào
thì tất lặng nơi ấy. Không nên đi nơi nào khác Ananda ,
nầy vậy ngươi thấy người hạng nào chưởi mắng ta?
- Bạch đức Thế Tôn
toàn là những hạng hạ lưu trong xã hội.
- Ananda ơi, chúng ta ví
như tượng trận. Vì tượng trận phải nhẫn nại chịu
tất cả các thứ khí cụ như tên, lao, giáo v.v... phạm
tới nó, vì khi lâm trận không sao tránh khỏi đó là trách
nhiệm. Sự nhẫn nại chịu những lời của kẻ vô sỉ chưởi
mắng là phận sự của kẻ tu hành. Rồi đức Thế Tôn
thuyết câu kệ:
AHAM NÀGOVA SANGÀMAM
CÀPÀTO PATITAM SABAM
ATIVÀKYAN TITIKKHISSAM
DUSSILO HI BAHUJJANO.
Nghĩa:
Ta phải nhẫn nại chịu lấy lời chưởi mắng, ví như tượng
trận chịu đựng tên đạn giữa trận; vì trong đời nầy
người một phần đông là kẻ không có giới đức.
Phần đông thường có
người tập được những con thú đã thuần thục rồi đến
biểu diễn nơi công cộng. Khi có đức vua ngự đến xem con
vật được tập thuần thục ấy biểu diễn. (Con vật nầy
trở nên con vật hữu dụng). Trong nhóm người ai là người
đã có tu hành (tập được hạnh nhẫn nại) người ấy
mới chịu nổi được lời xỉ vả, người ấy mới là người
cao quí. Những con ngựa dữ, những con tượng dữ khi đã
dạy được thuần thục rồi mới là con vật có giá trị
cao quí. Cũng như người tự dạy mình được mới gọi là
người cao thượng hơn những con thú ấy.
Chú giải: Tượng
trận có nhiều tánh nhẫn nại với tất cả các thứ vũ khí
khi lâm trận. Người tu hành cũng phải có nhẫn nại để
chịu đựng những vũ khí tối độc của người là lời nói
hay lời mắng nhiếc xỉ vả. Những con thú dạy thuần như
tượng trận thật là quí, nhưng con người đã dạy được
mình càng quí vô cùng vô tận vậy.
SỰ BẤT
HOÀ CỦA CHƯ TĂNG XỨ KOSAMBÌ
Tại chùa Ghositàràma
gần thành Kosambì có hai nhóm Tỳ khưu là Pháp sư và Luật
sư. Mỗi bên có năm trăm người đệ tử.
Ngày nọ, vị Pháp sư
đi cầu lại quên để dư nước rửa trôn ở trong chậu nước
trong phòng vệ sinh rồi ra đi. Sau lại có vị Luật sư lại
vào phòng vệ sinh, trong chậu nước còn dư nước, ông
liền hỏi ông Pháp sư: Có phải Ðại Ðức để nước dư
trong phòng vệ sinh không?
Ông Pháp sư đáp:
Bạch Ngài, phải!
- Ngài có biết rằng:
Nếu làm như thế là phạm vào điều học vì để dư nước
sau khi đi cầu trong phòng vệ sinh không?
- Bạch Ngài, thật tôi
không biết.
- Nếu Ngài không hiểu
thì Ngài đã phạm vào điều học.
- Nếu vậy Ngài cho tôi
xin sám hối điều lỗi ấy.
- Nếu điều nầy Ngài
không có tác ý để làm thì vô tội.
Vị Pháp sư không
biết mình là người phạm vào điều học.
Vị Luật sư khi về
tới tư thất của mình liền nói với đệ tử mình rằng:
Vị Pháp sư ấy đã phạm điều học mà cũng chẳng biết.
Bọn đệ tử của
Luật sư gặp đệ tử của vị Pháp sư mới nói: Thầy tế
độ của các ông phạm vào điều học mà cũng chẳng
biết.
Ðệ tử của vị Pháp
sư về bạch việc ấy với thầy tế độ của mình. Vị Pháp
sư nói: Vị Luật sư ấy đã nói với ta rằng: Không phạm
tội vì không có tác ý. Giờ lại bảo là ta phạm tội.
Vị Luật sư nầy phạm tội nói dối.
Khi đệ tử của vị
Pháp sư gặp đệ tử của vị Luật sư trả đũa rằng:
Thầy tế độ của quí vị phạm tội nói dối. Cả hai bên
khi gặp nhau là nói tới chuyện phạm lỗi của nhau nên
chuyện càng ngày càng to thêm lên, nguyên nhân chỉ chút nước
dư trong phòng vệ sinh mà ra.
Sau khi gặp cơ hội
thuận tiện các vị Luật sư lại hội nhau lại đọc tuyên
ngôn khai trừ chư vị Pháp sư không cho dự lễ vì phạm điều
học.
Kể từ ngày ấy đi
trong chùa Ghositàràma chia ra làm hai phái rõ rệt và cũng ra
mặt chống đối nhau. Khi ấy chư Tỳ khưu ni cũng chia ra làm
hai phái, đến đổi chư Thiên trong chùa và chư Thiên cõi
trời cùng Phạm Thiên cũng chia ra làm hai phe để chống nhau
vì chấp rằng: Bên nầy phải bên kia quấy.
Ðức Thế Tôn biết
chuyện ấy Ngài liền gởi lời khuyên nhủ cả hai bên
rằng: Nầy các thầy Tỳ khưu, các thầy nên hợp tác với
nhau. Ðến lần thứ nhì có vị Tỳ khưu bạch cho đức
Thế Tôn hay rằng: Bạch đức Thế Tôn, hai phe ấy không có
ý định hòa hợp nhau, đức Thế Tôn lại gởi nhắn nhủ
lần thứ ba nữa. Ngài lại được tin rằng: Chư Tỳ khưu
ấy đã chia rẽ nhau thật sự rồi.
Ðức Thế Tôn phải thân
hành ngự đến nơi ấy, Ngài dạy về cái hại của sự
bất hòa, Ngài chỉ trích về sự tuyên ngôn khai trừ nhau,
Ngài dạy phải cùng hòa hợp cử hành các lễ nhất là lễ
Phát lồ ở cùng một nơi có lễ kiết giới tại chùa
Ghositàràma , Ngài truyền chư Tăng hãy hội lại nơi Tăng
đường, Ngài dạy các vị ấy trải tọa cụ ngồi cách
nhau một khoảng có thể một vị chen vào ngồi được.
Mặc dầu đức Thế Tôn đã dạy như vậy nhưng Ngài lại
nghe rằng: Mặc dầu vậy mà các vị ấy vẫn chẳng hòa. Ðức
Thế Tôn lại ngự đến chùa Ghositàràma một lần nữa và
Ngài dạy rằng: Các thầy Tỳ khưu nầy, các thầy không nên
bất hòa nhau. Nầy các thầy Tỳ khưu khi đã gọi là bất hòa,
sự gây gổ, sự tranh giành và sự cãi vã nhau chỉ đem
lại tai hại thôi, cũng như loài chim Latukikà (chim sâu) vì
sự cãi vã nhau làm hại đến tượng. Rồi đức Thế Tôn
dạy: Các thầy Tỳ khưu nầy, Như Lai xin các ông hãy hòa
hợp nhau, nhiều ngàn chim se sẻ vì sự cãi vã và bất hòa
nhau nên bị tiêu diệt hết.
Mặc dầu đức Thế Tôn
hết lòng giảng dạy nhưng các thầy cũng chẳng vâng lời.
Khi ấy có một vị
Tỳ khưu thấy đức Thế Tôn phải nhọc lòng như vậy Ngài
lấy làm khổ tâm, nên bạch Phật rằng: Bạch hóa đức Ðại
Từ Bi, Ngài là đấng cứu thế vị Pháp Vương, xin đức
Thế Tôn hãy tri túc, nghỉ cho an tịnh cõi lòng. Chúng tôi
đã là hạng gây gổ nhau, tranh giành nhau. Mặc dầu đức
Thế Tôn có nói đến chuyện ngài Dìghati bị đức vua
Brahmadatta giết, Thái tử Dìghàti cũng vẫn không cột oan trái
oán thù. Khi mà đức Th? Tôn có dạy thêm rằng: Các thầy
Tỳ khưu nầy, sự nhẫn nại và sự yên lặng của Thái
tử Dìghàti không trả thù cho cha như vậy. Các ngươi là người
tu cũng chẳng nên oán thù gây gổ nhau chi, nên coi gương
ấy và nên hành theo, nên yên tịnh tu hành cho mau giải thoát.
Mặc dầu đức Thế Tôn có dạy như thế thì Ngài cũng không
thể làm cho chúng tôi đoàn kết lại được đâu.
Ðức Thế Tôn thấy
bọn nầy khó dạy, không vâng lời, nên Ngài nghĩ: Ta ở
lại đây cũng chẳng ích chi. Ngài liền vào khất thực
tại thành Kosambì mà không nói cho vị Tỳ khưu nào biết
cả, sau khi khất thực xong Ngài đi thẳng đến Bàlakalona-kàràma
một mình, Ngài lại từ ấy đi thẳng vào rừng Pàrileyyaka.
Ngài đến ngự dưới một cội cây to và nhập hạ nơi
rừng ấy.
Ðồng thời ấy có tượng
chúa đoàn trông thấy sự ở chung với đoàn rất bực mình
nên cũng đi ở riêng trong rừng ấy và gặp được đức
Thế Tôn. Tượng chúa lấy làm trong sạch với đức hạnh
thanh cao của đức Thế Tôn hết lòng hầu hạ Ngài hết ba
tháng hạ. Nơi đây có hai vị chúa tể là vị PHÁP VƯƠNG và
TƯỢNG CHÚA.
Khi Thiện nam Tín nữ
đến chùa không thấy có đức Thế Tôn, mới hỏi: Bạch chư
đai đức, Ðức Thế Tôn ngự nơi nào?
- Ðức Thế Tôn đã
ngự vào rừng Pàrileyyaka rồi.
- Bạch Ðại đức,
tại sao đức Thế Tôn lại vào ở rừng như vậy?
- Sở dĩ mà Ðức Thế
Tôn vào ở nơi rừng thẳm như vậy, vì Ngài hết lòng dạy
chúng phải hòa nhau, nhưng chúng ta không vâng lời Ngài nên
Ngài đi ở nơi yên tịnh.
- Bạch chư Ðại Ðức,
quí Ngài xuất gia theo giáo pháp của Phật nhưng khi các Ngài
bất hòa đức Thế Tôn khuyên bảo, mà các Ngài lại không
vâng lời sao?
- Chúng ta không hòa
nhau.
Thiện tín nghĩ rằng:
Những vị Tỳ khưu xuất gia theo Phật, khi Ngài dạy hãy hòa
nhau mà các thầy không hòa. Chúng ta không được hầu hạ cúng
dường và thính pháp của Ngài cũng vì các vị Tỳ khưu
nầy. Chúng ta chẳng nên cúng dường tứ vật dụng đến các
vị ấy nữa mà cũng chẳng kính trọng các thầy ấy làm gì.
Kể từ ngày ấy đi,
không còn người tín đồ nào vào chùa cúng dường cho các
vị Tỳ khưu ấy. Chỉ đôi ba ngày sau bị đói khát chịu
không nổi nên tìm nhau để sám hối tội lỗi của nhau.
Xong rồi mới mời tín đồ đến để nói rằng: Hiện nay
chúng ta đã xin lỗi và sám hối nhau rồi. Vậy xin quí vị
hãy trở lại với chúng ta.
- Vậy quí Ngài đã xin
lỗi và sám hối với đức Thế Tôn chưa?
- Chưa.
- Vậy xin quí vị đi
xin lỗi và sám hối với đức Thế Tôn trước đã. Riêng
chúng tôi sẽ trở lại với quý Ngài là sau khi quý Ngài đã
sám hối với đức Thế Tôn xong rồi.
Các vị Tỳ khưu không
sao đến nơi Phật ngự được vì trong lúc đang còn trong
Hạ.
Khi ấy đức Thế Tôn
ngự tại rừng Pàrileyyaka thật là an nhàn, mọi việc đều
có tuợng chúa Pàrileyyaka lo thật chu đáo. Trước khi muốn
giúp làm việc cho Phật thật là bỡ ngỡ vì không biết làm
sao múc nước lên, nên tượng tìm một cây to đạp cho ngã
xuống, dẫm đứt từng đoạn xong chà một khúc cho tròn như
cái bát dùng ngà khoan thành lỗ dùi mãi thành ra một cái gàu
nước để dâng đức Thế Tôn rửa tay chân. Khi muốn có nước
nóng dâng Phật tắm, dùng vòi kéo ra một tảng đá to xong
ôm lấy cây chà đến để quanh tảng đá đập đá văng
lửa cháy những lá khô bắt cây cháy, khi biết đá nóng. Tượng
dùng một khúc cây đẩy tảng đá ấy xuống ao nước gần
bên làm cho nước nóng. Lấy gàu múc nước mang lên dâng
Phật tắm, khi ấy tượng đi mang choàng tắm đến dâng
Phật Ngài hỏi: Có nước nóng rồi phải chăng Pàrileyyaka.
Ðức Thế Tôn đi theo sau tượng đến nơi thường tắm là
có nước sẵn.
Khi đức Thế Tôn vào
làng khất thực tượng liền mang bát để lên đầu đi theo
sau. Khi đến ven rừng, Ðức Thế Tôn dạy: Pàrileyyaka, kể
từ nơi nầy đi ngươi không thể theo Như Lai được. Vậy
ngươi hãy trao bát cho Như Lai.
Tượng chúa trao bát
cho đức Thế Tôn, Ngài vào làng khất thực còn tượng thì
tìm chỗ nào yên tịnh đợi đón đức Thế Tôn về. Khi đức
Thế Tôn về đến tượng chúa liền tiếp lấy bát để trên
đầu rồi theo đức Thế Tôn về rừng. Khi đến nơi để bát
vào nơi đức Thế Tôn hằng ngồi thọ thực, lấy gáo múc
nước hầu hạ không khác một ông Sa di nếu không nói là
Ðại Ðức Ananda. Khi đức Thế Tôn thọ thực tượng bẻ
nhánh cây quạt hầu Ngài. Ðêm lại tượng bẻ khúc cây to
cầm nơi vòi đi quanh nơi Phật ngự, vì sợ những thú dữ
đến làm hại Ngài. Từ ngày đức Thế Tôn ngự lại tại
rừng ấy với tượng chúa, rừng ấy đổi tên là
Rakkhitavanasanda , nghĩa là khúc rừng có canh phòng cẩn mật.
Tượng chúa hành động như vậy kể từ ngày gặp Phật.
Ðồng thời tượng
hầu hạ đức Thế Tôn như vậy, cũng có một con khỉ chúa,
thường để ý thấy tượng hầu hạ đức Phật cũng phát
tâm trong sạch nghĩ rằng: Vậy ta phải có gì dâng cúng đến
Ngài? Từ ngày ấy đi khỉ nhứt định phải tìm làm một
việc gì hữu ích chi cho đời mình. Ngày nọ khỉ trông
thấy một tổ ong không còn có ong ở nữa, nên rất mừng
bẻ nguyên một nhánh ấy đem đến dâng cúng đến đức
Thế Tôn. Ðức Thế Tôn liền thọ lãnh. Khỉ ngồi nơi xa
để coi Phật làm sao và nghĩ rằng: Ðợi coi đức Thế Tôn
có thọ thực đồ ta cúng dường không? Khỉ thấy đức
Thế Tôn thọ lãnh xong ngồi yên thì lấy làm lạ nghĩ:
Tại sao Ngài không thọ thực? Khỉ liền đến cầm lấy coi
có những gì mà Ngài không thọ thực. Khỉ xem rõ thấy còn
những con ong con, khỉ liền lần lần khều những con ong con
ấy ra hết đem dâng lại cho đức Thế Tôn một lần nữa.
Lần nầy Ngài thọ lãnh và thọ thực, khỉ thấy vậy lấy
làm thỏa thích nhảy nhót vui mừng. Vì quá vui nên nhảy lên
nhánh cây thật cao rồi nhảy xuống, rất rủi nhầm nhánh cây
khô và sức nhảy nặng nên gãy, khỉ mất thăng bằng không
gượng được nên té luôn xuống hố nhằm nơi cây nhọn làm
khỉ chết tại chỗ. Nhờ khi chết tâm vui mừng trong việc
làm của mình nên được sanh về cõi trời Ðạo Lợi trong
toà lầu bằng vàng cao ba mươi do tuần.
Sự nhập hạ của đức
Thế Tôn trong rừng Rakkhavana với tượng chúa Pàrileyyaka ai
ai cũng biết. Vì vậy các vị đại thí chủ như ông Cấp Cô
Ðộc, bà Visàkhà v.v... Nghe vậy liền viết thơ tới đức
Ananda rằng: Xin Ðại Ðức phải làm sao thỉnh cầu đức
Thế Tôn về cho chúng tôi.
Sau khi ra hạ xong có năm
trăm vị Tỳ khưu vào hầu Ðại Ðức Ananda yêu cầu Ngài
rằng: Bạch Ðại Ðức chúng tôi không được nghe lời vàng
ngọc của đức Từ Phụ lâu lắm rồi, chúng tôi phải làm
sao mới được nghe pháp giải thoát của Ngài. Ngài vui lòng
cho chúng tôi cùng đi với Ngài.
Ðại Ðức Ananda dẫn
các vị ấy cùng đi với Ngài. Khi đến ven rừng Ngài nghĩ
rằng: Không nên đem các vị nầy vào hầu Phật, vì Ngài đã
ở nơi rừng vắng hằng ba tháng rồi. Ngài đề nghị chư
vị Tỳ khưu ấy phải ở ngoài ven rừng đợi Ngài.
Tượng chúa trong thấy
Ðại Ðức từ xa đến lập tức bẻ một cành cây to chạy
ngay đến hướng Ngài Ðại Ðức đi đến. Ðức Thế Tôn
trông thấy liền dạy rằng: Pàrileyyaka ơi, hãy ngừng lại
và đứng dang ra, vị Tỳ khưu ấy là đệ tử hầu Như Lai.
Tượng bỏ cành cây xuống nhưng tỏ ra không có thiện cảm
với Ðại Ðức là không tiếp lấy bát của Ðại Ðức. Tượng
nghĩ rằng: Nếu thật thầy Tỳ khưu nầy là đệ tử
Phật, thì không bao giờ để bát trên bát của Phật.
Ðại Ðức Ananda là
vị đệ tử rất chu đáo nên sự hành động của Ngài
rất vừa lòng tượng chúa. Tượng chúa phát tâm trong sạch
kính nể Ngài Ðại Ðức. Khi Ngài Ðại Ðức làm xong phận
sự rồi đảnh lễ đức Thế Tôn ngồi nơi phải lễ.
Ðức Thế Tôn phán
hỏi: Ananda , ngươi đến đây một mình ngươi sao?
Ðại Ðức đáp: Bạch
đức Thế Tôn, đệ tử đến đây với năm trăm vị Tỳ khưu.
Ðức Thế Tôn hỏi:
Vậy các vị ấy ở đâu?
- Vì đệ tử chưa
biết đức Thế Tôn định thế nào? Nên đệ tử để các
vị ấy ở ngoài rừng, vào đây một mình thôi.
- Ngươi hãy gọi các
vị ấy vào đây.
Ðại Ðức Ananda vâng
lời đi gọi chư Ðại Ðức ấy vào hầu Phật. Khi đảnh
lễ xong liền ngồi nơi phải lẽ. Rồi bạch đức Thế Tôn
rằng: Bạch đức Thế Tôn, Ngài là vị Pháp Vương cao quí,
khi Ngài còn ở đời Ngài là vị Ðế vương. Hôm nay Ngài
lại ở nơi rừng hoang vắng như thế nầy cả ba tháng hạ
là chuyện thật khó làm. Chắc không ai hầu hạ Ngài sớm
trưa lo nước lạnh và nước uống cho Ngài.
Ðức Thế Tôn dạy:
Nầy các thầy Tỳ khưu, những việc người vừa nói đã có
tượng chúa Pàrileyyaka lo cho Như Lai thật chu đáo. Sự có
được người bạn như thế nầy ở gần bên thật là cao
quí. Rồi đức Thế Tôn thuyết ba câu kệ:
Nếu người có được
người bạn có trí tuệ để giữ mình, trí tuệ nhớ hiểu
nhiều, người có đặc ân là làm cho được kết quả lợi
ích cùng đi chung nhau (Người mà có được người bạn hoàn
toàn như vậy) thì nên mãn nguyện (vì người bạn ấy) có
trí nhớ (giúp ta) chận đứng các tai hại đang ở bên ta và
đang tìm thế làm hại ta, khi đã đi chung với người bạn
như vậy (thì thật an vui).
Nếu người không có
được người bạn có trí tuệ giữ mình, có trí tuệ
hiểu nhiều, có đặc ân là làm cho những sự lợi ích
kết quả đến cùng đi chung nhau. (Người không có bạn như
vậy) nên đi một mình. Ví như vị minh quân bỏ cả quốc
gia ra đi một mình (vì Ngài trông thấy cái hại của ngai vàng).
Hay ví như tượng chúa tên Matanga bỏ đoàn ra đi ở nơi
rừng vắng một mình.
Sự đi một mình còn
cao quí hơn có bạn là kẻ hung ác, ngu dại cùng đi chung. Người
không có bạn ác như nói trên cùng đi chung. Người ấy có
tri túc, ở nơi thanh vắng một mình không làm tội lỗi; cũng
như tượng chúa Matanga có sự tri túc ở một mình và không
làm tội lỗi.
Sau khi dứt câu kệ năm
trăm vị Tỳ khưu đắc A-la-hán quả. Ðại Ðức Ananda
liền bạch Phật rằng: Các đại thí chủ như Trưởng giả
Cấp Cô Ðộc, bà Visàkhà v.v... có gởi thơ đến cầu xin
đức Thế Tôn yêu cầu đức Thế Tôn về vì tất cả đệ
tử đều mong nhớ Ngài.
Ðức Thế Tôn dạy:
Nếu vậy ngươi hãy mang bát đi. Ðức Thế Tôn liền trao y,
bát cho Ðại Ðức Ananda. Tượng chúa trông thấy vậy liền
đứng cản đường. Chư Tăng thấy lạ mới bạch hỏi
Phật: Bạch đức Thế Tôn, tượng chúa tỏ ý muốn gì
vậy?
- Nầy các vị, tượng
chúa muốn cúng dường cho các vị. Tượng chúa nầy đã dày
công giúp đỡ Như Lai rất nhiều, vậy không nên làm cho tượng
thất vọng. Nầy các thầy, vậy các thầy phải nán ở
lại đây. Rồi đức Thế Tôn và chư Ðại Ðức đồng
trở lại chỗ cũ.
Tượng liền vào rừng
bẻ các thứ trái cây ngon ngọt thơm rất quí đem về chia
ra từng phần đủ dâng đến năm trăm vị Tỳ khưu. Sau khi
thọ thực xong , đức Thế Tôn liền đứng dậy ra đi về
thành. Tượng liền vào đứng ngăn giữa chư Tăng và đức
Thế Tôn. Chư Tăng thấy vậy lấy làm lạ hỏi đức Thế Tôn:
Bạch đức Thế Tôn, tượng chúa làm chi đây?
- Nầy các thầy Tỳ khưu,
tượng muốn đưa các người đi còn Như Lai thì ở lại.
Rồi đức Thế Tôn liền nói với tượng: Tượng Pàrileyyaka
ơi, hôm nay Như Lai phải đi và không trở lại. Trong kiếp
nầy, Thiền định hay Minh sát tuệ hoặc đạo, quả ngươi
không thể nào đắc được đâu, ngươi hãy ngừng và ở
lại nơi đây.
Tượng nghe đức Thế
Tôn dạy vậy liền đút vòi vào miệng rống lên, rồi tránh
đường cho đức Thế Tôn ngự đi, tượng từ từ theo sau.
Khi đến ven rừng, đức Thế Tôn liền dừng lại nói với
tượng Pàrileyyakà rằng: Nầy Pàrileyyakà ơi, kể từ chỗ
nầy đi tới không phải là chỗ của ngươi có thể đi đến
được đâu, đó là chỗ ở của người đời nơi ấy có
rất nhiều tai hại nguy hiểm quanh mình, ngươi nên ở lại
nơi nầy là hơn.
Tượng nghe Phật dạy
liền đứng lại hai hàng nước mắt rưng rưng nhìn theo đức
Thế Tôn ngự đi với hàng Tăng lữ. Khi đức Thế Tôn ngự
đi vừa khuất tầm mắt thì tượng chúa vừa ngã xuống
chết liền; liền khi ấy được sanh về cõi trời Ðạo
Lợi có tòa lầu cao bằng vàng ba mươi do tuần. Có tên là
Pàrileyyaka. Ðức Thế Tôn ngự về Kỳ Viên tịnh xá.
Chư Tỳ khưu thành
Kosambì nghe tin đức Thế Tôn đã ngự về thành Thất La
Phiệt, liền kéo nhau đến hầu Phật.
Ðức vua Ba Tư Nặc
được tin rằng: Các vị Tỳ khưu thành Kosambì chia rẽ nhau
sẽ đến Kỳ Viên tịnh xá. Ngài lập tức ngự vào chùa
hầu Phật và bạch: Bạch đức Thế Tôn trẫm sẽ ra lịnh
cấm không cho các vị Tỳ khưu thành Kosambì vào xứ của
trẫm.
- Tâu Ðại vương, các
vị Tỳ khưu ấy toàn là hạng có giới đức nhưng chỉ không
vâng lời Như Lai vì họ gây nhau thôi, hiện nay bọn họ đến
đây để xin sám hối với Như Lai. Vậy xin Ðại vương
rộng lượng để các vị ấy đến.
Ông Trưởng giả Cấp
Cô Ðộc bạch Phật rằng:
- Bạch đức Thế Tôn
đệ tử sẽ không bằng lòng cho các vị ấy vào tịnh xá
nầy.
Ðức Thế Tôn cũng
khuyên ông không nên cố chấp chuyện đã qua khi mà người
ta đã biết chừa bỏ tội lỗi.
Khi các vị Tỳ khưu
ấy đến thành Thất La Phiệt, đức Thế Tôn dạy cho các
thầy ấy đến ở một nơi thanh tịnh, không có một vị
Tỳ khưu nào đến gần chư Tỳ khưu Kosambì .
Có người đến hỏi:
- Bạch đức Thế Tôn,
nhóm Tỳ khưu nào ở thành Kosambì đến đây là các vị
tạo ra sự chia rẽ gây gỗ nhau.
- Bọn các thầy ấy
ở bên kia.
Chư Tỳ khưu thành
Kosambì bị các người ấy đ?n chỉ mặt nói: Ðây là bọn
Tỳ khưu Kosambì tạo ra sự chia rẽ, bất tuân lịnh bề trên.
Các vị Tỳ khưu ấy không sao ngước mặt lên được vì quá
hổ thẹn với lỗi lầm của mình. Liền đến quì dưới chân
đức Thế Tôn xin sám hối tội lỗi đã làm vì tối mê.
Ðức Thế Tôn dạy:
Nầy các thầy Tỳ khưu, các thầy làm một việc thật đáng
chỉ trích nặng nề. Các người đã được xuất gia theo đấng
Giác ngộ như Như Lai; trong khi các ngươi được Như Lai khuyên
nhủ hãy hòa hợp nhau mà các ngươi không vâng theo. Khi xưa
bực trí vâng lời dạy của cha mẹ khi chính mắt thấy cha
mẹ bị người nghịch đem ra pháp trường xử tử. Sau được
dịp trả thù nhưng không trả thù và không dám vi phạm
lời giáo huấn của song thân, nhờ vậy sau được vợ lại
được làm vua hai xứ. Rồi đức Thế Tôn thuyết Túc Sanh
truyện của Dighàyu rằng: Nầy các thầy Tỳ khưu, ông Dighàyu
khi thấy cha mẹ bị đem xử tử nơi pháp trường, mà vẫn
không dám quên lời giáo huấn của cha mẹ là không nên
lấy oan trái cột oan trái. Sau lại đức vua Brahmadatta biết
liền nhường ngai vàng và gả công chúa cho được làm vua
hai xứ. Còn các người là đệ tử của đấng Ðại Giác mà
không thừa hành theo pháp giải thoát. Ðức Thế Tôn thuyết
câu kệ:
PARE CA NA VIJÀNANTI
MAYAM ETTHA YAMÀMASE
YE CA TATTHA VIJÀNATI
TATO SAMMANTI MEDHAGÀ.
Nghĩa:
Người khác không biết mình rằng: Chúng ta bị bầm dập
giữa hàng Tăng chúng. Chỉ có người nào trong nhóm người
ấy biết rằng: Sự thù oán vắng lặng vì sự hành động
của người ấy.
Chú giải: Ý câu kệ
nầy dạy rằng: Những người nào cố tạo ra sự chia rẽ vì
những người ấy không bao giờ biết rằng: Chúng ta sẽ
bị lụn bại hay phải đi đến gần tử thần. Chỉ có các
bực trí thức biết rằng: Nếu chúng ta cãi vã nhau, chia
rẽ nhau thì phải đi đến nơi tiêu diệt (tử thần). Khi người
nhìn thấy lẽ phải như vậy nên hành hầu cho tâm được yên
lặng, thì tức nhiên các sự gây gỗ cãi vã sẽ tiêu diệt
vì sự hành động chân chánh của các vị trí thức ấy.
Hơn nữa, các người mà
Như Lai đã dạy rằng: Nầy các thầy Tỳ khưu các thầy không
nên cãi vã gây gỗ nhau, không nên chia rẽ nhau. Các thầy không
vâng lời ta những người ấy là người khắc trong câu
kệ.
-ooOoo-
Trang
trước | Ðầu trang | Mục
lục | Trang kế |