BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật Giáo, nền tảng của khoa học

Hòa thượng Prayudh Payutto

Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch


V. TIẾN VÀO RANH GIỚI CỦA TÂM

GIỚI HẠN CỦA KIẾN THỨC KHOA HỌC

Bây giờ chúng tôi muốn đề cập đến những giới hạn về kiến thức và nghiên cứu của khoa học. Trở lại như đã nói trước đây, chúng tôi có nói đến bản chất khác biệt và phạm vi đối tượng của chúng ta về kiến thức gợi lên một số nhận định. Chúng tôi có nói rằng Phật Giáo nghiên cứu phạm vi con người và xác nhận hiểu thấu sự thực của con người là có thể hiểu được trọn vẹn vũ trụ, trong khi khoa học chỉ đặt trọng tâm vào sự nghiên cứu thế giới bên ngoài mà kiến thức này chỉ đưa đến sự hiểu biết về thế giới vật chất. Cùng tột kiến thức này chỉ đưa đến ranh giới của tâm mà thôi vì nó chỉ ảnh hưởng thế giới vật chất (và ngược lại) trong một phạm vi giới hạn.

Chúng tôi cũng đã nói đến khoa học, đặc biệt về vật lý, đã thành công với nhiều tiến bộ vĩ đại, có thể nói rằng đã tiến đến giới hạn của lãnh vực kiến thức. Trước đây, khoa học tin rằng khoa học có thể hiểu biết toàn bộ vũ trụ đơn giản chỉ cần hiểu biết thế giới vật chất bên ngoài bằng các cuộc nghiên cứu khoa học căn cứ vào năm giác quan. Khoa học lấy quan điểm cho rằng tất cả các hiện tượng của tâm bắt nguồn từ vật chất. Hiểu được toàn vẹn vật thì cũng hiểu được tâm. Nhưng ngày này chỉ một thiểu số khoa học gia tin như vậy vì kiến thức to lớn tìm ra về vật không đem đến một ánh sáng nào về tâm cả.

Trong hiện đại, quan niệm sự thật về vật và tâm được phân định thành hai nhóm hay mẫu chính:

1. Thế giới về vật thể và thế giới về tâm giống như hai mặt của một đồng tiền. Có nghĩa là chúng hoàn toàn riêng rẽ, nhưng chúng tác động lẫn nhau. Nhóm thứ nhất tin rằng hai sự thực này đều trái ngược nhau, và mỗi mặt phải được nghiên cứu riêng rẽ và sau tổng hợp vào thành một kiến thức duy nhất.

2. Thế giới về vật thể và thế giới về tâm giống như hai hai cái nhẫn (vòng tròn) cùng trong một quỹ đạo. Nhóm thứ hai thấy vùng kiến thức là một qũy đạo lớn có một vòng tròn bên trong và một vòng tròn bên ngoài. Vòng tròn bên trong bị giới hạn vào chu vi của nó trong khi vòng tròn bên ngoài bao trùm cả lãnh vực của mình và cả vòng tròn bên trong. Nếu hiểu được vòng tròn bên ngoài thì hiểu được tất cả trong lẫn ngoài, nhưng nếu chỉ hiểu vòng tròn nhỏ, sự hiểu biết chưa trọn vẹn vì vẫn chưa hiểu được vòng tròn lớn. Vòng lớn bao trùm cả vòng nhỏ. Nếu hiểu được vòng lớn, thì hiểu được tất cả, nhưng chỉ hiểu được vòng nhỏ thì kiến thức chưa trọn vẹn vì chưa hiểu vòng tròn lớn bên ngoài.

Bây giờ, nếu trong mô hình ấy, kiến thức về vật là vòng tròn nhỏ, dù kiến thức về vật bao trùm cả thế giới vật thể, cũng vẫn chỉ hiểu được vòng tròn nhỏ mà thôi. Vẫn chưa hiểu được vòng tròn lớn bên ngoài tức tâm. Nếu mặt khác, vòng tròn bên ngoài mà ta có thể hiểu được thì đương nhiên hiểu được mọi sự vật. Nay mô hình nào đúng hơn? Chúng tôi không đưa ra câu trả lời, và để lại câu trả lời cho những ai quan tâm đến vấn đề tự có câu trả lời.

Trong bất cứ trường hợp nào, nhiều những nhà vật lý lỗi lạc đã khẳng định rằng kiến thức của khoa học mới chỉ có một phần, và chỉ mới bắt đầu. Trong phạm vi mô hình của các vòng tròn, kiến thức về vật chỉ là vòng tròn nhỏ trong quỹ đạo vì nó nằm trong giới hạn của năm giác quan và không chú ý đến giác quan thứ sáu (tâm). Vượt trên những giác quan, chúng ta tiến đến thế giới ký hiệu, chứng minh bằng toán số, trong sự tương quan mà Sir Arthur Edlington đã nói như sau:

" Chúng ta được biết sự khảo sát về thế giới bên ngoài bằng những phương pháp của các khoa học về vật lý không dẫn dến một sự thật cụ thể mà chỉ mang lại cái bóng của thế giới ký hiệu. "

Một nhà vật lý trứ danh khác là ông Max Planck đoạt giải thưởng Nobel về Vật Lý năm 1918, được coi như cha đẻ của Thuyết Lượng Tử Quantum hiện đại, có tuyên bố là không bao lâu nữa một trong những huyền bí khoa học được giải quyết thì một thế giới khác sẽ xuất hiện vào vị trí của nó. ông thừa nhận những giới hạn của chân lý khoa học với những lời rõ ràng:

"...Khoa học không thể giải quyết cái bí ẩn chủ yếu của thiên nhiên. Ðó là vì, trong phân tách cuối cùng, chính chúng ta là một phần của thiên nhiên cho nên chúng ta là một phần của bí ẩn mà chúng ta đang cố gắng giải quyết."

Một khoa học gia khác còn đi xa hơn nữa viết:

"... một thành quả nổi bật nhất về vật lý ở Thế Kỷ Thứ Hai Mươi không phải là Thuyết Tuơng Ðối với sự gắn bó của không gian và thời gian vào nhau, hay thuyết lượng tử với cái 'không' hiển hiện của định luật nguyên nhân, hay sự phân tích nguyên tử với kết quả sự vật không phải thấy chúng là như vậy; mà đó là sự công nhận chung quát chúng ta chưa tiến đến sự khám phá ra chân lý tuyệt đối."

Vậy nên kiến thức mới đạt đến giai đoạn đó! Ðây là sự tiến bộ có ý nghĩa lý nhất của khoa học: sự nhận thức bất lực trong việc tiến tới chân lý. Tất cả mà khoa học có thể đạt được chỉ là cái bóng của thế giới ký hiệu. Nếu khoa học chấp nhận tình trạng này đã đến lúc phải chọn một con đường mới: hoặc định rõ lại phạm vi của mình, hoặc mở rộng lãnh vực nghiên cứu hầu đạt tới hoàn toàn chân lý của thiên nhiên.

Nếu khoa học mãn nguyện tự giới hạn vào phạm vi nguyên thủy, khoa học sẽ trở thành một lãnh vực chuyên môn khác không thể nhìn thấy toàn bộ bức tranh của sự vật chúng như thế nào. Nếu mặt khác, khoa học quả thật muốn dẫn dắt nhân loại đến sự hiểu biết thực sự của thiên nhiên, khoa học phải mỏ rộng lãnh vật về tư tưởng, định rõ lại ý nghĩa căn bản, và bước ra khỏi giới hạn hiện tại.

THẾ GIỚI VẬT CHẤT: Việc Làm Không Hoàn Tất Của Khoa Học

Ngày nay, cả đến trong thế giới về vật thể chúng ta đã nói, khoa học chuyên môn, chân lý căn bản v?n vượt qua sức mạnh của khoa học giải thích. Vẫn còn nhiều điều khoa học không giải thích nổi, hay đã có lần tưởng là thông suốt nhưng rồi lại không đứng vững.

Một thí dụ về 'Quart' (Cực Vi Trần). Quart là căn bản hay thành phần cấu tạo nhỏ nhất, nhưng chưa hẳn đã là đúng vì có một khám phá khác về một hạt phân tử căn bản (Lân Trần) ở khắp nơi. Cho nên Quart vẫn là một vấn đề hoài nghi. Lúc này, ta tin tưởng vào một hạt phân tử căn bản, nhưng có một số người vẫn hoài nghi phải hay không phải, hoặc có hay không một hạt phân tử căn bản hơn và nó hiện hữu khắp nơi.

Quanta (Lượng Tử) cũng trong tình trạng y hệt. Quanta là đơn vị nhiệt lương căn bản, nhưng rồi những đon vị căn bản nhiệt lượng này không thể là không bị bác, được biết là hiện hữu, chúng vẫn chỉ là được hiểu hay tin tưởng có hiện hữu.

Chúng ta vẫn chưa chắc chắn vật hay nhiệt năng là hai mặt của một sự vật. Nếu là trường hợp này, làm sao chúng có thể hoán chuyển? Cả về ánh sáng mà các khoa học gia đã dầy công nghiên cứu vẫn chưa định nghĩa được rõ ràng. Cái gì là bản chất căn bản của ánh sáng? Ðiều này vẫn coi như là những huyền bí sâu xa của khoa học. Ánh sáng là một nhiệt năng vừa là một làn sóng vừa là một phân tử. Tại sao nó lại như thế? Và làm sao có thể tốc độ của nó giữ nguyên khi trong Thuyết Tương Ðối, cả đến thời gian có thể bị giãng ra và co lại?

Lãnh vực điện-từ là một huyền bí khác, một nguồn năng lượng khác chưa được định nghĩa rõ ràng là làn sóng hay một phân tử. Ánh sáng vũ trụ từ đâu đến? Chúng ta không biết. Cả đến sức hút (hấp dẫn) vẫn chưa hoàn toàn hiểu được rành rẽ. Nó hành hoạt như thế nào? Chúng ta không biết. Và Thuyết Tuơng Ðối nói cho chúng ta biết khối không gian-thời gian có thể thiên lệch. Sao lại như vậy? Quả là khó khăn cho một người bình thường hiểu được những việc này.

Tất cả trong tất cả, khoa học chưa biết rõ ràng làm sao vũ trụ và đời sống xuất hiện thế nào. Ðiểm chủ yếu của sự nghiên cứu trong khoa học là nguồn gốc vũ trụ và sự ra đời. Ngày nay, Thuyết Big Bang là mốt thời trang. Nhưng Big Bang đã xuất hiện như thế nào? Nguyên tử khởi thủy đến từ đâu? Những câu hỏi nêu ra bất tận. Ngay cả đến câu hỏi 'Ðời sống là gì?' vẫn là một bí ẩn.

Nói tóm lại, chúng ta có thể nói bản chất của sự thật trên mức độ căn bản vẫn vượt qua phạm vi nghiên cứu. Một số khoa học gia đã nói không có cách chi khoa học có thể trực tiếp biết các điều này.

Có thể nói do bẩm sinh (tự nhiên) nếu chúng ta chỉ giới hạn công cuộc nghiên cứu vào thế giới vật chất, chúng ta không thể đạt được sự thật căn bản. Cả đến sự thật căn bản nhất về vũ trụ mặt vật lý không thể hiểu được bằng cách chỉ nghiên cứu một mặt, thế giới vật chất, vì thực ra tất cả mọi sự vật trong vũ trụ đều tương quan lẫn nhau. Ðã tuơng quan lẫn nhau, nhìn vào một mặt không thể tiến tới câu trả lời dứt khoát. Sự thật về mặt kia cũng phải được xét đến, vì mảnh vụn còn lại của bí ẩn có thể hiện hữu phía mặt kia sự thật, phía mặt đã không được lưu ý tới.

Khi khoa học đạt tới điểm này trong công cuộc nghiên cứu, khoa học bắt buộc sẽ lưu ý vào việc trả lời các vấn đề về tâm. Ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy nhiều nhà khoa học, vật lý, bắt đầu quay lại và chú ý vào tâm xem nó hành hoạt ra sao.

Một số người nói rằng cả đến Thuyết Tương Ðối cững đơn giản chỉ là một hệ thống triết lý, một sản phẩm của tư tưởng, một quan niệm. Không gian và thời gian tùy thuộc vào thức, tâm. Sự nhận thức trần cảnh của con người về hình thể và kích thước của vật thể chỉ là sự hành hoạt của giác quan, mà cũng tùy thuộc vào tư tưởng. Chúng là sự nhận xét của tâm, không phải chỉ là một ấn tượng qua năm giác quan. Mắt nhìn sắc (hình thể), nhưng nó không biết kích thước và hình dáng. Sự hiểu biết về kích thước và hình dáng là chức năng của tâm. Cho nên kiến thức từ năm giác quan chưa phải là tận cùng của vật thể.

Cái gì biết khoa học? Tâm. Nhưng khoa học chưa biết bản chất của tâm này. Nếu khoa học muốn biết chân lý rốt ráo, khoa học phải biết tâm. Thời gian gần đây vấn đề quan sát viên và người được quan sát đã sôi nổi. Chúng là hai khác nhau hay chúng chỉ là một?

Một số khoa học gia bắt đầu thấy bối rối về bản chất của tâm và cố gắng xác định xem tâm đúng là gì. Có phải tâm chỉ là một sự kiện trỗi lên trong sự hành hoạt của vật, giống như một máy điện toán? Rồi chúng ta có những câu hỏi phải chăng máy điện toán có tâm. Rất nhiều sách đã được viết về vấn đề này. Chúng tôi đã được đọc một cuốn của Penrose là một cuốn sách thuộc loại sách bán chạy nhất trong nước. ông kết luận rằng máy điện toán không thể có tâm được.

Trong bất cứ trường hợp nào, hoài nghi vẫn còn không thể bị xua tan cho đến khi nào khoa học chính thức nhận tâm trong lãnh vực của mình. Chẳng bao lâu vấn đề tâm và vật là một hay là hai riêng rẽ. Vấn đề này đã có từ thời Ðức Phật, và đề cập đến trong những câu hỏi mà Ðức Phật không trả lời chẳng hạn như:'Có phải đời sống và thân là một hay khác biệt?'

Ngày nay, các nhà lãnh đạo lãnh vực khoa học dường như chia thành bốn nhóm chính về lý thuyết hay phương thức nhận xét về bản chất của sự thật.

Nhóm thứ nhất được gọi là nhóm chính thống, giữ vững lập trường là khoa học cuối cùng có thể trả lời được tất cả các câu hỏi, và chỉ có khoa học là phương cách duy nhất có thể thực sự đạt được sự hiểu biết sự thật.

Nhóm thứ hai, một nhóm của khoa học gia 'mới' thừa nhận khoa học không thể giải thích sự thật của tâm, nhưng họ nghĩ là cả hai phía vẫn được phép tiếp tục công trình nghiên cứu độc lập. Nhóm này không đồng ý với nhóm tin tưởng chỉ có vật lý hay cả đến các nhà vật lý 'mới' có khuynh hướng hội nhập vật lý với những tôn giáo Ðông Phương.

Nhóm thứ ba là nhóm với những nhà vật lý mới tin tưởng là vật lý tương hợp với các tôn giáo Ðông Phương. Họ tin là tôn giáo Ðông Phương giúp việc giải thích bản chất của sự thật, và hướng dẫn vật lý phát triển trong tuơng lai. Ðiển hình trong nhóm này là Fritjol Capra, mặc dù ý kiến của Capra không được chấp nhận bởi đa s? các nhà vật lý học trên thế giới.

Nhóm thứ tư là một nhóm với các nhà vật lý mới nhưng nhóm này giữ vững lập trường thế giới vật chất là một trình độ của sự thật dung chứa cảnh giới của tâm. Nhóm này tức mẫu I như chúng tôi đề cập ở phần trên quỹ đạo với cái vòng tròn nhỏ bên trong.

Tất cả là vấn đề thuộc khoa học và khoa học phải tự lựa chọn. Chúng tôi không muốn đánh giá tại đây, và xin đề cập tới một đề tài mới. Bây giờ chúng tôi muốn đi vào thế giới của tâm, và đặc biệt những giá trị mà khoa học chưa nghiên cứu. Vì thì giờ có hạn nên chúng tôi chỉ nêu một thí dụ và đây vấn đề đạo đức.

ÐẠO ÐỨC: Một Chân Lý Chờ Ðợi Sự Xác Minh

Ðạo đức là một trong những điều chúng tôi gọi là 'giá trị', đó là điều liên quan đến thiện và ác. Thiện và ác là các giá trị hay nguyên tắc. Ðạo đức là một đề tài rộng lớn và quan trọng, một vấn đề thường được coi như thuộc tôn giáo, nhưng nơi đây, chúng tôi coi nó liên quan đến khoa học.

Một số người đi xa hơn nữa nói thiện ác hoàn toàn có tính cách tục lệ xã hội, một vấn đề tùy theo sở thích. Họ tin rằng thiện và ác có thể giải thích theo đường lối mà họ thích. Ý kiến như vậy tưởng như bao gồm một số biện pháp của sự thật, khi chúng ta phải làm thế nào khi thấy một số hành động tại một số xã hội được coi như thiện, nhưng tại m?t số các xã hội khác lại coi như ác.

Tuy nhiên loại nhận thức này phát xuất từ sự mơ hồ về những yếu tố gây nên. Nguyên do từ:

1. Sự thất bại không phân biệt được giữa đạo đức và tục lệ.
2. Sự thất bại thấy sự tương quan của đạo đức liên kết với sự thật.

Do vậy chúng ta thấy ba điểm để xét: sự thật, đạo đức và tục lệ. Chúng ta phải hiểu rằng sự khác biệt và sự tương quan giữa ba điều này. Chuỗi yếu tố gây nên liên hệ hết, từ phẩm tính của thiện và ác là những điều kiện thực của chân lý, hướng ra ngoài để trở thành hành động hay lời nói thiện hay ác, chúng là đạo đức, và do sự liên hệ ra ngoài một lần nữa trở thành luật và tục lệ xã hội, những điều ấy trở thành tục lệ.

Hệ thống của sự thật, đạo đức và luật lệ rất tương tự như hệ thống khoa học. Căn bản của khoa học, Khoa Học Thuần Túy, là sự thật. Nằm trên căn bản này, chúng ta có Khoa Học Thực Dụng và kỹ thuật. Nếu Khoa Học Thuần Túy lầm lỗi, Khoa Học Thực Dụng và kỹ thuật đau đớn. Từ Khoa Học Thực Dụng và kỹ thuật, chúng ta tiến đến mức độ thứ ba, đó là hình thức kỹ thuật áp dụng. Những hình thức này có rất nhiều và thay đổi. Một trong những lý do này là kỹ thuật, trong đường lối hữu hiệu nhất, tìm cách làm việc với các định luật thiên nhiên. Những hình thức kỹ thuật này thay đổi cho phù hợp vì chúng ít nhiều rất thích hợp với định luật thiên nhiên. Những hình thức kỹ thuật thích hợp nhất với định luật thiên nhiên, hoạt động như các tần số cho chức năng tốt nhất của những định luật liên hệ, trở thành hiệu nghiệm nhất và ngược lại.

Chân Lý có thể so sánh với Khoa Học Thuần Túy.
Ðạo Ðức có thể so sánh với Khoa Học Thực Dụng và kỹ thuật.
Ðiều lệ hay tục lệ có thể so sánh với những hình thức áp dụng bởi kỹ thuật.

Các xã hội quyết định tục lệ hay điều lệ để tự điều hành. Ðó là tục lệ quyết định tùy theo sở thích. Thí dụ, ở Thái Lan theo luật lệ, xe phải được lái phía bên trái đường, trong khi ở Hoa Kỳ, xe cộ phải đưọc lái phía bên tay mặt đường. Các quốc gia quyết định các luật lệ khác nhau. Bây giờ, luật nào tốt, luật nào xấu? Thái Lan có thể nói người Mỹ xấu vì họ lái xe bên mặt không, hay người Mỹ có thể nói ngược lại không? Lẽ dĩ nhiên là không. Những luật lệ này là những tiêu chuẩn của mỗi quốc gia, và mỗi quốc gia tự do ấn định tiêu chuẩn của mình. Việc này là tục lệ.

Tuy nhiên, tục lệ không đơn giản là một vấn đề sở thích, có những lý do đằng sau nó. Cho dù là những vấn đề rất tầm thường như quyết định phải lái xe phía bên nào đường, phải có một mục đích trong tâm. Mục đích đó là gì? Mục đích đó là tạo được trật tự, hòa hợp trên đường, và phúc lợi của người dân trong phạm vi xã hội. Ðó là điều mà cả hai quốc gia mong muốn, và đó là mối quan tâm của đạo đức. Xã hội Hoa Kỳ muốn phẩm tính này, và xã hội Thái cũng vậy. Cho dù tục lệ khác biệt, phẩm tính đạo đức mong muốn của cả hai quốc gia đều giống nhau. Trong thí dụ này, chúng ta có thể nhìn thấy sự khác biệt trong việc làm luật lệ, nhưng cốt tủy, trong ý nghĩa đạo đức, có sự kiên định trước sau như một.

Bây giờ vấn đề nêu lên, luật lệ nào đem kết quả tốt hơn? Ðó là điểm chủ yếu. Ta có thể hỏi luật lệ nào đem trật tự và hòa hợp hơn giữa việc lái xe bên phải của Mỹ và lái xe bên trái của Thái Lan. Có một số ý kiến khác biệt chính trong các luật lệ này, nhưng không có nghĩa là xã hội quyết định các luật lệ do sở thích.

Ðó là sự tuơng quan giữa đạo đức và tục lệ hay luật lệ. Luật lệ tạo ra để mang kết quả cho đạo đức. Trong ngôn ngữ nhà tu hành Phật Giáo, các thầy tu đơn giản nói "Luật là để phát triển giới hạnh" ... Luật bao hàm ý nghĩa về quy luật và các điều lệ của xã hội, nhưng mực đích của những luật lệ ấy là giới hạnh, đạo đức.

Có một ngoại lệ trong những trường hợp luật lệ đương nhiên được làm ra để đem lợi ích cho một thành phần nào đó hay cho một thiểu số được chọn lựa. Thí dụ, có nhiều lần chúng ta nghi ngờ một số luật được tạo ra để bảo vệ quyền lợi của một nhóm được chọn lựa. Trong truờng hợp này chúng ta nói có sự thối nát trong phạm vi ban hành luật lệ, hậu quả làm suy đồi đạo đức. Khi gốc rễ của cấu trúc luật lệ bị mục nát, rõ ràng không thể có được kết quả tốt. Dù vậy, nhiều xã hội quyết định nhiều quy luật và điều lệ với hậu ý trong sạch là tạo kết quả đạo đức.

Vì có mục tiêu chung này là đạo đức, nhưng hình thức của các điều lệ đưa đến kết quả khác biệt, chúng ta phải biết làm sao phân biệt rõ ràng giữa đạo đức và tục lệ. Chúng ta có thể nhìn thấy một số nhiều các dị biệt trong tục lệ, tập quán và truyền thống ở những xã hội khác nhau - thí dụ như tập quán gia đình. Trong xã hội này, một người đàn bà được phép có nhiều chồng, người đàn ông được phép có nhiều vợ, trong khi ở những xã hội khác, tập quán lại khác hẳn. Tuy nhiên, trên hết, mục đích ở đây là gì? Mục đích là trật tự và hòa hợp trong phạm vi gia đình. Ðó là mục đích của họ, và đó là đạo đức.

Tuy nhiên trong việc quyết định luật lệ cho xã hội, người dân thay đổi mức độ thông minh và trí tuệ, có nhiều ý định, đôi khi thành thực, đôi khi không thành thực. Xã hội có nhiều môi trường khác nhau, lịch sử khác nhau. Với quá nhiều những yếu tổ thay đổi, kết quả phạm vi đạo đức cũng khác biệt, tùy theo trường hợp nhiều hay ít hữu hiệu. Thỉnh thoảng, những điều lệ này cần phải xét lại giá trị của nó. Tục lệ gắn chặt với đến hoàn cảnh đặc biệt, việc xét lại phải tùy theo thời gian và địa điểm. Thời gian và địa điểm là mối quan tâm của tục lệ, nhưng mục đích đạo đức vẫn chung cho tất cả.

Cho nên nhìn vào tình hình bằng một phương cách đứng đắn, vẫn thấy có những sai biệt trong những điều lệ áp dụng, chúng ta có thể nhìn thấy kết quả những nỗ lực của nhân loại để tạo dựng một xã hội hòa hợp. Ðó là, tục lệ không phải là kết quả cuối cùng, nhưng chỉ là phương tiện áp dụng bởi con người để đạt mức độ đạo đức phổ thông, ít nhiều hữu hiệu, tùy vào trí thức và sự thành thật của người quyết định tục lệ ấy.

Mang trong tâm sự hiểu biết trên đây, chúng ta có thể tránh được niềm tin sai lầm là thiện ác chỉ là tục lệ xã hội, hay được ban hành do sở thích. Chúng ta phải nhìn vào các điều lệ mà nhân loại cố gắng tìm đạo đức, để đạt được lòng tốt chân thật. Dù sao, những điều lệ có thể hữu dụng hay vô hiệu quả, mục đích của chúng ta vẫn là một đạo đức.

Sự thành công của điều lệ liên hệ chặt chẽ đến tiêu chuẩn đạo đức hiện đại trong phạm vi những người quyết định điều lệ ấy, dù những người ấy đã có các quyết định một cách thông thái hay không.

Bây giờ vấn đề phải hay không phải đạo đức là một điều kiện thực sự, chúng tôi nhắc đến nguyên tắc của đạo đức căn cứ trên sự thật hay chân lý. Ðó là, đạo đức phải phù hợp với tiến trình nhân quả, hay nguyên nhân và điều kiện. Trong lãnh vực tục lệ, bất cứ lúc nào điều lệ được tạo ra mang kết quả đạo đức tốt, chúng ta nói điều lệ ấy hữu ích. Thí dụ, nếu chúng ta điều hành xe phải chạy bên phía trái hay phía bên mặt đuờng, và điều lệ này mang lại trật tự và hòa hợp, chúng ta nói điều lệ này đạt được mục đích.

Sự thật, đạo đức và tục lệ là những phẩm tính trừu tượng. Vì đạo đức liên hệ chặt chẽ với sự thật, đạo đức tiếp theo là một yếu tố trong cả dòng suối nguyên nhân và điều kiện. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến cách cư xử của con người rất phúc tạp, khó mà có thể tiên đoán được như tiên đoán thời tiết!

Nếu chúng ta không hiểu và nhìn thấy sự tương quan và liên hệ giữa sự thật, đạo đức và tục lệ, chúng ta không thể xét được những giá trị, tài sản tinh thần, và thấy vị trí đúng của chúng trong phạm vi định luật thiên nhiên, hoạt động theo nguyên nhân và điều kiện.

'CÁI GÌ CHÂN LÝ', 'CÁI GÌ PHẢI RA SAO'

Bây giờ xin để chúng tôi so sánh một lần nữa giữa khoa học và Phật Giáo. Như chúng tôi đã nói trước đây, khoa học không bao gồm hoàn cảnh của con người trong việc nghiên cứu, vì khoa học đổi hướng nhằm vào vật chất.

Phật Giáo tìm hiểu các định luật thiên nhiên, và đem áp dụng chúng cho một viễn cảnh đạo đức. Khi người ta thực hành đúng theo đạo đức, họ sẽ nhận đưọc kết quả phù hợp với định luật thiên nhiên nhân quả, đạt được một đời sống tốt đẹp, mục đích của họ. Ðiều này cho chúng ta một chu kỳ với ba giai đoạn: 1) Biết hay nhận thức được chân lý, 2) thực hành theo đường lối đạo đức; 3) đạt được đời sống tốt đẹp.

Khoa học biết những sự thật của thiên nhiên, nhưng chỉ về mặt vật chất, và đem kiến thức này cho kỹ thuật, đạt một đời sống dư dật theo mục đích.

Con đường dẫn đến một đời sống lành mạnh, con đường kia dẫn đến một đời sống dư dật; một phương thức giải quyết với bản chất của con người, phương thức kia giải quyết với bản chất của vật chất. Khoa học không liên hệ đến chân lý của đạo đức, nhưng vì giải quyết với thế giới vật chất nên chỉ liên hệ đến kỹ thuật.

Thông thường khoa học chính nó chỉ quan tâm đến câu hỏi 'Cái gì' và coi thường với câu 'Ra sao', mối quan tâm của giá trị hay đạo đức nằm vượt qua phạm vi của nó. Khoa h?c không nhìn thấy đạo đức căn cứ vào sự thật vì khoa học không nhìn thấy sự liên hệ giữa 'Cái Gì''Ra Sao' . Trên bình diện vật chất, khoa học có câu hỏi 'Ra Sao' dù không biết, nhưng câu hỏi chỉ để dành cho cho kỹ thuật.

Thí dụ, Khoa Học Thuần Túy nói với chúng ta nước sẽ đông lại khi độ nhiệt xuống không độ Celsius. Nguyên tắc và phương cách phải phù hợp như vậy. Cho nên chúng tôi nói Khoa Học Thuần Túy tìm kiếm chân lý của thiên nhiên, trong khi Khoa Học Thực Dụng mang kiến thức đó thành hiệu quả.

Khoa học tự nó áp dụng những vấn đề trên bình diện vật chất, nhưng về những câu hỏi đạo đức, khoa học im lặng. Chẳng hạn chúng ta nhìn thấy một hố sâu lớn đầy lửa, với nhiệt độ lên tới cả ngàn độ. Chúng ta nói với một người nào đó: "Cơ thể của con người chỉ có thể chịu đựng được đến một nhiệt độ nào đó thôi. Nếu cơ thể vào trong lửa ấy ắt phải cháy thành than". Ðó là sự thật. Bây giờ thí dụ chúng ta nói: "Nếu bạn không muốn cháy thành than, bạn không nên vào hố lửa ấy". Trong trường hợp này, trình độ khoa học nói cho chúng ta biết hố ấy nhiệt độ là bao nhiêu, và cơ thể con người không thể chịu nổi nhiệt độ như thế. Ðạo đức là quy luật thực hành nói: "Nếu bạn không muốn bị cháy thành than, đừng vào lửa đó".

Cũng giống như vậy, kỹ thuật phải căn cứ trên những sự thật của Khoa Học Thuần Túy, đạo đức phải căn cứ trên sự thật.Giống như bất cứ kỹ thuật nào mà không xây dựng trên sự thật của khoa học thì không thể thực hiện được, cũng vậy, bất cứ đạo đức nào không xây dựng trên chân lý thiên nhiên thì đạo đức ấy sai. Vấn đề đạo đức gồm cả "Ra Sao" và "Cái Gì", trong đó nói đến sự thật của bản tính con người, khía cạnh của sự thật thiên nhiên mà khoa học không chú ý tới. Vì lý do đó, sự hiểu biết đúng sự thật, gồm sự hiểu biết về bản tính con người, thì không thể có đư?c nếu không có sự hiểu biết rõ ràng đạo đức xác thật. Câu hỏi là, loại sự thật nào, và bao nhiêu sự thật, và mức độ nào, có đủ để mang lại một sự hiểu biết của đạo đức thuần khiết?

CHÂN LÝ THẬT SẼ LÀ NỀN TẢNG CỦA KHOA HỌC

Lãnh vực khoa học ngưng lại ở thế giới vật chất, nó không bao gồm con người. Vì lý do đó, khoa học không có lời khuyên nào cho con người phải sống và cư xử ra sao, nó cũng không đả động gì đến vấn đề đạo đức. Nhưng rồi vì tâm mà khoa học lan chàn và tiến bộ đến mức có được. Nguồn gốc và cảm hứng về việc sanh sản và sự lớn mạnh trong khoa học là sự ham muốn biết sự thật, cùng với sự nhận thức trong định luật thiên nhiên, là những phẩm hạnh tinh thần. Ngay cả đến những giá trị thâm nhập vào khát vọng ở thời gian cuối cùng, chẳng hạn như khát vọng muốn chinh phục thiên nhiên, cũng đều là tiến trình tinh thần.

Không những khát vọng kiến thức sự nhận thức mới nói trên đây, nhưng ngay cả đến sự khám phá vĩ đại của khoa học, cũng là những sản phẩm của tâm. Một số khoa học gia có phẩm tính mà chúng ta gọi là 'trực giác', và có thể vạch ra các sự thật mà họ khám phá ra được do con mắt của tâm trước khi đem kiểm chứng trong thế giới vật lý. Trước nhiều những khám phá quan trọng trong khoa học, ở một mức độ nào đó, trực giác liên hệ... khoa học gia nhìn thấy điều gì đó do con mắt của tâm, và điều này trở thành sáng kiến dẫn đến việc nghiên cứu vấn đề.

Không có phẩm tính của trực giác và thấy trước, khoa học cũng chỉ là một ngành kiến thức nào đó không căn bản, hay rộng ra là một vấn đề của sự phỏng đoán. Khoa học sẽ thiếu đường hướng và mục tiêu. Trực giác và thấy trước đóng vai trò chính yếu trong lịch sử khoa học. Với nhiều khoa học gia lỗi lạc, trực giác này liên hệ đến việc tiến hành tạo được các khám phá quan trọng nhất. Sự gợi ý của một số luồng tư tưởng hay nghiên cứu, phát xuất từ tâm khoa học gia, khởi đầu hệ thống lý luận, công thức của giả thiết và thử nghiệm, đưa đến kết quả của một lý thuyết mới.

Tất cả những tiến bộ khoa học đạt được đến nay, đều xuất phát từ niềm tin, nhận thức, khát vọng muốn biết, trực giác vân vân...Trong tâm của những khoa học gia lỗi lạc nhất, những người đã đạt được những khám phá quan trọng nhất, đều do các phẩm tính có nhiều trên đây.

Quan sát cũng bắt đầu bằng tư tuởng, tư tưởng tạo con đường điều tra, và bắt buộc quan sát vào khuôn khổ thích hợp. Thí dụ, Newton thấy trái táo rơi và hiểu được Ðịnh luật của trọng lực. Theo chuyện, Newton khi nhìn thấy trái táo rơi, ông nhận thức được, nhưng thực ra ông đã suy nghĩ và cân nhắc từ nhiều tháng ở thời đó về bản chất của sự hấp dẫn. Ðó là một tiến trình tinh thần của tâm ông tiến đến cao độ nhận thức được khi nhìn thấy trái táo rơi.

Ðôi khi việc này xẩy ra với chúng ta. Chúng ta có một số khó khăn đặc biệt nào đó đã từ lâu chúng ta không tìm được cách giải quyết, rồi chúng ta ngồi im lặng, bỗng nhiên câu trả lời lóe lên trong tâm trí của chúng ta. Những câu trả lời này không phải tự nhiên phát xuất bừa bãi hay ngẫu nhiên.Thực ra, tâm đã hoạt động trên một mức độ tinh tế. Sự nhận thức là kết quả của tiến trình nguyên nhân và hậu quả.

Tâm, do niềm tin và động cơ thúc đẩy, là nguồn gốc của khoa học, qua trực giác và thấy trước là lực do đó khoa học có thể tiến triển và qua mục đích và mục tiêu hình dung mong mỏi trong tâm, đó là đường hướng cho khoa học tiến bước trong tuơng lai. Sự tìm kiếm chân lý căn bản có thể thực thi vì tâm nhận thức những chân lý ấy có hiện hữu.

Tới điểm này chúng tôi xin đưa ra tên một khoa học gia lỗi lạc đã khiến tôi có ý niệm về đề tài nói chuyện này. Không ai khác lạ hơn đó là khoa học gia Albert Einstein. Tuy nhiên ông không nói đúng những lòi tôi dùng. Tôi đã chú giải dài dòng.

Ðiều mà Einstein có nói là:

"... trong thời đại vật chất này của chúng ta, những khoa học gia đứng đắn chỉ là những người đạo lý thâm sâu.."

Einstein cảm thấy trong thời đại này, rất khó khăn tìm thấy người có tôn giáo. Chỉ có những khoa học gia nghiên cứu khoa học với một tâm thanh tịnh có đạo lý thực sự. ông tiếp:

"...nhưng khoa học chỉ có thể tạo ra bởi những người thấm nhuần với khát vọng tìm chân lý và hiểu biết...những cá nhân ấy mà chúng ta hàm ơn những thành quả sáng tạo khoa học của họ, tất cả những người đó thấm nhuần với nhận thức tôn giáo thực sự là vũ trụ của chúng ta là một thứ gì toàn hảo khả thi cho công cuộc nghiên cứu kiến thức."

Sự ham muốn biết sụ thật, và niềm tin đàng sau thiên nhiên có những định luật là chân lý bất biến trên toàn cõi vũ trụ - Ðiều này là cái mà Einstein gọi là cảm nghĩ đạo lý hay rõ ràng hơn 'cảm nghĩ tôn giáo vũ trụ' . Rồi ông lại tiếp:

"...cảm nghĩ tôn giáo vũ trụ là động cơ mạnh mẽ và cao thượng cho công cuộc nghiên cứu khoa học.'

"... Phật Giáo, như chúng ta đã được biết từ những tác phẩm tuyệt tác của Schopenhaumer, bao gồm yếu tố chứng tỏ mạnh mẽ điều này ..."

Einstein nói Phật Giáo có một mức độ cao của cảm nghĩ tôn giáo vũ trụ, và cảm nghĩ tôn giáo vũ trụ là nguồn gốc hay hạt giống của công cuộc nghiên cứu khoa học. Cho nên quý vị có thể tự quyết định về nhan đề mà chúng tôi dùng cho bài nói chuyện có đúng hay không.

Chúng tôi có trình bầy trong một đường lối nào mà có thể nói Phật Giáo là nền tảng của khoa học, nhưng xin đừng quá chấp vào sự quan trọng của ý kiến này, vì chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Einstein. Sự không đồng ý của chúng tôi không phải là điều mà ông ta nói mà là ông nói quá ít. Cái mà ông Einstein gọi là 'cảm nghĩ tôn giáo vũ trụ' chỉ là một phần của cái cảm nghĩ tôn giáo, vì tôn giáo bao giờ cũng quay về với con người, đến bản chất của con người, gồm cả con người phải đối xử với thiên nhiên ra sao, bên trong cũng như bên ngoài. Chúng tôi thấy trong lời nói của Einstein không rõ ràng bao gồm sự tự biết mình và lợi ích cho con người. Tuy nhiên có thể là từ những lời của Einstein mà chúng ta có thể nhìn thấy ông cảm thấy rễ của khoa học trong sự ham thích của con người về kiến thức, và thừa nhận nó trong thứ tự của thiên nhiên.

Nhưng bây giò tiến tới điểm này, chúng tôi đã nói chúng tôi không muốn quý vị quá lo lắng phải hay không phải Phật Giáo là nền tảng của khoa học hay không. Thực ra phải nên thay đổi nhan đề bài nói chuyện này, chẳng hạn như .."Khoa học phải như thế nào mà Phật Giáo lại là nền tảng của nó". Ðiều này sẽ cho chúng ta một vài viễn cảnh mới để nghĩ tới. Câu "Phật Giáo là nền tảng của khoa học", chỉ là một ý kiến, và một số người có thể cho là câu ấy có tính cách tự cao tự đại. Và việc này sẽ chẳng đưa chúng ta đến đâu. Nhưng nếu chúng ta nói: "Khoa học phải như thế nào để có thể đặt nền móng trên Phật Giáo", câu này sẽ có tính cách xây dựng hơn, cho chúng ta một số điểm thực tiễn và cụ thể để xét.

Ðiều này là một câu hỏi quan trọng, một câu hỏi đòi hỏi một số phê phán. Chúng tôi có thể có câu trả lời, và chúng tôi cố gắng giữ trong phạm vi những điểm đã được đề cập và câu trả lời dùng như một loại tóm lược.

Trước tiên chúng ta phải mở rộng nghĩa của từ ngữ 'tôn giáo' hay cảm nghĩ tôn giáo' để có thể đối chiếu với Phật Giáo.

A) Những từ ngữ 'cảm nghĩ tôn giáo vũ trụ' bao gồm cả thể giới thiên nhiên bên ngoài lẫn bên trong con người, hay cả vũ trụ vật lý, trừu tượng, hay tinh thần gồm cả những giá trị.

B) Sự định nghĩa về khoa học, bắt nguồn từ sự khao khát muốn biết sự thật phải được bổ túc bởi lòng ham muốn đạt được điều thiện cao nhất mà Phật Giáo gọi là 'tự do từ sự bất toàn vẹn của con người'

Tại điểm A chúng ta mở rộng định nghĩa về thiên nhiên phải được thực hiện. Ở điểm B, chúng ta lập lại những giá trị ấy tương hợp với điều thiện cao nhất, bảo đảm khao khát sự thật trong sạch và rõ ràng, không cho cơ hội nhũng giá trị thấp kém làm hư nguyện vọng của chúng ta.

Với hai điểm trên đây trong tâm, bây giờ chúng ta có thể trả lời: "Khoa học đồng ý với Phật Giáo là khoa học mong muốn hiểu sự thật tự nhiên đi đôi với việc phát triển con người và sự đạt được điều thiện cao nhất" Hay chúng ta có thể nói: "Khoa học đặt nền móng trên Phật Giáo phát xuất từ việc mong mỏi kiến thức về thiên nhiên, cùng với sự ham thích muốn đạt điều thiện cao nhất, nền tảng xây dựng sự phát triển con người".

Loại định nghĩa này dường như bao quanh vào Khoa Học Thực Dụng, nhưng không hẳn là như thế. Từ một viễn cảnh, khoa học tự nhiên trong thời đại cuối bị ảnh hưởng bởi động lực ích kỷ như đã nói trước đây, không được tốt lắm. Vì lý do dó chúng tôi đề nghị những sự khích lệ xen vào để lựa chọn hầu ngăn ngừa nhũng gì trước đây từ phát xuất, thay thế ham thích chinh phục thiên nhiên và sản xuất thật nhiều của cải vật chất với nguyện vọng thoát khỏi khổ đau.

Lập lại nghĩa trên, chúng ta có thể nói "Khoa học đạt được kiến thức hiểu biết thật sự của sự thật sẽ là sự hợp nhất của những khoa học vật lý, khoa học xã hội và nhân loại. Tất cả mọi khoa học đều liên hệ lẫn nhau và như một". Hay nói một cách khác: "Khi khoa học mở rộng phạm vi định nghĩa căn bản của nó, và cải tiến kỹ thuật đề tìm tòi và nghiên cứu, những sự thật của khoa học xã hội và nhân loại sẽ đạt được do sự nghiên cứu khoa học".

Câu này không phải là một câu nói giỡn hay cẩu thả. Ngày nay các tiến bộ của khoa học và xã hội của con người trong môi trường tổng quát cần có sự liên kết trong việc tìm kiến thức. Quý vị có thể nói thời gian đã chín mùi. Nếu chúng ta không giải quyết kịp thời trong một đường lối thích hợp, thời gian chín mùi này sẽ bị phôi pha như một trái cây quá chín. Câu hỏi là " Liệu khoa học có gánh trách nhiệm dẫn nhân loại đến sự thống nhất học hỏi này không?"

Trên mức độ thứ hai đó là nguyên tắc của sự cam kết với kiến thức đó là kiến thức của sự thật hữu ích có thể chia làm hai loại:

A) Kiến thức cần thiết, hay sự thật hữu ích, đó là kiến thức cần thiết cho một đời sống tốt đẹp mà có thể cho một con người đạt được trong phạm vi của một cuộc sống.

B) Những loại kiến thức khác không cần thiết, hay sự thật không hữu ích. Những điều ấy chưa được kiểm chứng, phải được xem xét cho đến khi được kiểm chứng, nhưng một đời sống tốt đẹp không tùy thuộc vào chúng và cũng không phải chờ đợi câu trả lời cho chúng.

Ðời sống của một con người rất giới hạn và ngắn ngủi. Phẩm tính của đời sống, hay điều thiện tối thượng, là những điều phải đạt cho được của một con người trong phạm vi đời sống ngắn ngủi giới hạn này. Kiến thức khoa học có khuynh hướng nói:' Hãy chờ đến khi chúng tôi kiểm lại điều này trước đã, rồi bạn sẽ biết phải làm gì". Thái dộ này nên thay đổi, phân biệt rõ ràng giữa những loại khác biệt của kiến thức nói trên. Nếu khoa học quả là nền tảng hiểu biết của học hỏi, nó phải liên hệ đúng tới hai loại sự thật ấy.

Mặt khác, nếu khoa học tiếp tục hành hoạt như bây giờ, nó cần phải có sự bổ túc bằng sự hợp tác bởi sự tiến dẫn của Phật Giáo cho những câu trả lời về những câu hỏi đòi hỏi phải có câu trả lời ngay, hầu sự đạt được điều thiện cao nhất trong đời sống có thể thực hiện được, trong khi khoa học có thể tìm được câu trả lòi cho những câu hỏi ấy hoặc dù không trả lời được cũng không ảnh hưởng gì đến khả năng sống trong an lạc và hạnh phúc.

CHẤP NHẬN GIÁC QUAN THỨ SÁU

Lý do chúng tôi cần phải làm sáng tỏ những mục tiêu trung gian là nếu Khoa Học Thuần Túy không thể xác định giá trị của chính nó, nó không thể tránh được ảnh hưởng những quyền lợi khác. Những nhóm bên ngoài với quyền lợi riêng tư, đã xác định giá trị khoa học trong quá khứ, giá trị đã dẫn đến sự phá hoại thiên nhiên trong công cuộc tìm kiếm của cải vật chất. Việc này đã đem khoa học trở thành được gọi là kẻ 'phục vụ cho kỹ nghệ'. Kẻ phục vụ cho kỹ nghệ không phải là người phục vụ cho nhân loại. Trong những ngày này, một số người nói kỹ nghệ đang phá hoại nhân loại, một điểm cần được cứu xét. Nếu khoa học không tạo được giá trị cho chính mình, thì người khác sẽ tạo được.

Con người là những chúng sanh có ý định. Ðó là một phẩm tính duy nhất của con người. Ðó có nghĩa là việc tìm kiếm kiến thức không thể nào có được mà không có giá trị. Vì con người là loại chúng sinh cao nhất, có khả năng đạt đến sự hiểu biết sự thực và điều thiện tối thượng, con người nên nhận thức tiềm lực này.

Bao lâu mà con người không minh định được vị trí của mình liên quan đến giá trị, chưa hiện hữu trong phạm vi thế giới giá trị, thì khoa học sẽ có đường hướng xác định bởi những quyền lợi khác. Kết quả, khoa học gia cảm thấy bị bịp bợm và dao động trong công cuộc nghiên cứu. Bao lâu mà kỹ nghệ là minh tinh chính của xã hội, kỹ nghệ có thể ảnh hưởng rất mạnh đến khoa học, do các tầng lớp của chính phủ ảnh hưởng đến đường lối chính quyền, và do thể chế tài chánh với trợ cấp cho khoa học. Chẳng hạn, nếu một khoa học viện đệ trình một dự án nghiên cứu trong một lãnh vực đặc biệt, nhưng việc nghiên cứu này không đem lợi ích gì cho kỹ nghệ, bộ kỹ nghệ có quyền hành không ủng hộ và áp lực chính phủ hành động khác đi. Khi việc này xẩy ra, các khoa học gia có thể nản trí, và bỏ cuộc như Sir Isaac Newton.

Newton bị ảnh hưởng rất mạnh bởi những giá trị trong công cuộc nghiên cứu của ông. Newton khám phá ra Ðịnh Luật Trọng Lực khi ông mới có 24 tuổi. Tuy nhiên, những ý kiến của ông đã bị chống đối lúc bấy giờ. Những trường khoa học cũ chế giễu ông, làm ông đau buồn. ông đã không hợp tác với ai cả. Ngay khi ông bắt đầu việc nghiên cứu, người ta đã công kích ông, ông buồn giận và bỏ việc nghiên cứu. ông đã hoàn toàn xa lánh khoa học và không đi đâu cả trong 20 năm.

Bấy giờ Edmond Halley, khoa học gia đã tiên đoán chu kỳ của sao chổi và người ta đã lấy tên ông để đặt cho sao chổi, nhìn thấy giá trị công trình nghiên cứu của Newton, bèn tìm đến an ủi và khuyến khích Newton. Cảm dộng Newton trở lại làm việc và bắt đầu viết tác phẩm trọng yếu Philosophiae Naturalis Principia Mathematica.

Nhưng rồi, khi ông mới chỉ hoàn tất hai phần ba tác phẩm, trong thời gian hai mươi hai năm mà Newton từ chối không cho in khám phá của mình thì một khoa học gia khác hiểu được Ðịnh Luật Trọng Lực và phép tính, tuyên bố là ông mới là người khám phá ra tất cả trước Newton.

Khi Newton nghe thấy như vậy ông lại giận hờn. ông không chịu tiếp tục viết nốt tác phẩm mà ông đã viết được hai phần ba. Một lần nữa Halley lại phải đến gặp ông năn nỉ ông tiếp tục ông mới hoàn tất tác phẩm.

Thí dụ điển hình trên đây cho thấy giá trị đã lấn át một khoa học gia với hậu quả cho cả khoa học thế giới. Nếu Newton là một thiên tài, đã có một con tim mạnh mẽ, không nhượng bộ trước những đau buồn và phẫn nộ, ông có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho thế giới khoa học, nhiều hơn những gì ông đã đóng góp. Tâm trạng của ông đã khiến ông quăng bỏ khoa học thời gian trên hai mươi năm.

Ngày nay khi lãnh vực kỹ nghệ và tài chánh có nhiều thế lực mạnh mẽ, khoa học phải đủ mạnh với giá trị của chính mình để ngăn chận các giá trị bên ngoài lấn át. Trong thời đại môi sinh bị tàn phá, một số sự thật khám phá ra bởi khoa học không gây chú ý cho một số lãnh vực kỹ nghệ và tài chánh.

Chúng ta nghe thấy những lời tuyên bố của một số nhóm các nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ là sự kinh hoàng về nhà kính vô căn cứ, thế giới không nóng lên, do kết quả của công cuộc nghiên cứu của họ đã chứng minh được. Rồi ít lâu sau, một nhóm nghiên cứu khác nói với chúng ta là nhóm thứ nhất bị ảnh hưởng bởi tài chánh của một số lãnh vực kỹ nghệ trong việc đánh giá các kết quả của họ. Tình trạng hết súc là phức tạp. Lợi thế cá nhân bắt đầu đóng một vài trò trong việc nghiên cứu khoa học., và lệ thuộc nhiều hơn nữa vào ảnh hưởng của giá trị. Cả đến kiến thức và nghiên cứu thực thi ngày nay về tình trạng môi sinh là mối quan tâm của giá trị; đó là chuyên để thực hiện nhu cầu đặc biệt, nhưng trong trường hợp này chúng rõ ràng xác thực hay các giá trị xây dựng.

Và đến cuối cùng, đạo đức dạy các khoa học gia phải có một hoài bão trong sạch về kiến thức. Ðó là sức mạnh hùng mạnh nhất mà khoa học có thể có được. Ngày nay chúng ta bao quanh bởi một thế giới dồi dào giá trị hầu hết là tiêu cực. Trong quá khứ, khoa học và kỹ nghệ cùng nhau làm việc giống như vợ với chồng. Có rất nhiều tiến bộ vĩ đại. Kỹ nghệ thúc đẩy khoa học tiến, và khoa học giúp kỹ nghệ phát triển. Nhưng trong thời đại này, vì một số quyền lợi của kỹ nghệ đã trở thành một khó khăn trong môi sinh thiên nhiên, và vì khoa học bị chất vấn về điều này, câu trả lời của một số câu hỏi đang làm cho lãnh vực kỹ nghệ bối rối. Rất cần thiết cho khoa học và kỹ nghệ phải dự phần hay ít nhất cũng chứng nghiệm sự căng thẳng trong mối tương quan với nhau. Khoa học có thể bị bắt bưộc phải có bạn mới, người bạn này sẽ giúp đỡ và khuyến khích khoa học tìm kiến thức hữu ích cho giống người.

Khi khoa học tiến tới ranh giới của tâm, câu hỏi phát xuất: "Liệu khoa học có công nhận giác quan thứ sáu và những dữ kiện đã chúng nghiệm tại đây? hay các khoa học gia tiếp tục cố gắng kiểm chứng tính khí và tư tưởng bằng cách nhìn vào các hóa chất tiết ra từ bộ não, hay đo đạc luồng sóng trong óc bằng một máy, và theo cách ấy là chỉ nhìn vào cái bóng của sự thật mà thôi?"

Ðiều này giống như nghiên cứu một viên đá từ tiếng rơi tõm xuống nước, hay từ gợn sóng lăn tăn trên mặt nước. Họ có thể đo các làn sóng tương ứng với các viên đá mọi cỡ khác nhau - nếu có một tiếng động có nghĩa là viên đá phải cùng một cỡ - họ sẽ có thể đưa và một phương trình toán học, tiên đoán cỡ viên đá, tương úng với tiếng rơi tõm vào nước, hay ước tính khối đá rơi xuống nước bằng cách đo các gợn sóng gây ra.

Có phải phương pháp nghiên cứu của khoa học về thiên nhiên đã như vậy không? Sự kiện là, họ thực ra chẳng bao giờ cầm đến một viên đá! Nếu đó là trường hợp, khoa học có thể có một cái nhìn vào một số đường lối quan sát và thí nghiệm dùng bởi một số truyền thống khác, như Phật Giáo, duy trì quan sát và thí nghiệm thực hành từ kinh nghiệm trực tiếp trong tâm trí, một đường lối có giá trị về sự tôn trọng định luật thiên nhiên.

...Không cần thiết cho khoa học phải cố tránh những giá trị. Ðó là vấn đề cố gắng làm sáng tỏ các giá trị mà khoa học đã có ....

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | Chương I | Chương II | Chương III | Chương IV | Chương V | Chương VI

Xin xem thêm nguyên tác Anh ngữ: "Buddhism as the Foundation of Science"

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thích Tâm Quang, chùa Tam Bảo, California,
đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, tháng 10-2001).


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 27-10-2001