THERAVĀDA CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI PARAMATTHAJOTIKA Dịch giả: PL. 2543 - DL. 1990
Chương V: Quyển II (tt) VIỆC SAI BIỆT TÊN CỦA PHẠM THIÊN TRONG 15 CÕI SẮC Như phần trước đã trình bày, trong bốn cõi Phạm Thiên, mỗi cõi đều có ba hạng Phạm Thiên, như việc gọi tên của Phạm Thiên trong 3 cõi Nhị-thiền, 3 cõi Tam-thiền và 7 cõi Tứ-thiền không giống việc gọi tên trong 3 cõi Sơ-thiền. Vì: Phạm Thiên trong cõi Sơ-thiền được gọi tên theo chức vụ, còn các cõi kia tuy cũng có chức vụ như Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên và Đại Phạm Thiên, nhưng cõi Nhị-thiền, cõi Tam-thiền gọi tên theo hào quang của các vị Phạm Thiên. Còn cõi Tứ-thiền thì gọi tên theo ân Đức Pháp, phát sanh trong các cõi ấy. Việc gọi tên Phạm Thiên theo cách vừa trình bày, nhằm mục đích cho chúng sanh có sự hiểu biết về Chư Phạm Thiên sanh trong các cõi được dễ dàng nhớ tên gọi. Do nhân đó, sự gọi tên Phạm Thiên trong cõi sắc không giống nhau. Nơi Đáng Cúng Dường Trong Sắc Cứu Cánh Trong cõi Tam-thập-tam có chỗ đáng cúng dường là Bảo-tháp Cūḷamaṇī là nơi tôn trí răng nhọn bên phải và tóc của Bồ-tát cắt bỏ khi xuất gia. Nơi Sắc Cứu Cánh này cũng có nơi đáng cúng dường quan trọng như là: Bảo-tháp Dussa, tôn trí những trạng phục của Bồ-tát mang trên người, lúc rời kinh thành đi xuất gia. Khi Ngài cởi bỏ những trang phục ấy, Phạm Thiên Ghātikāra từ cõi Sắc Cứu Cánh đi xuống, mang theo 8 món tư cụ bậc xuất gia đến dâng cho Bồ-tát và nhận lại những trang phục ấy, đem về tôn trí trong Bảo-tháp Dussa. Bảo-tháp này cao 12 do tuần. Như trong Buddavaṃ sa aṭṭhakathā có nêu rằng: Suddhāvāsabrahmaloke ghatikāra nāma mahābrahmā aṭṭhaparikkhāre datvā tassa bodhisattassa vatthālaṅkārāmi gahetvā brahmaloke (tức cõi Sắc Cứu Cánh - trong ṭīkā) dvādassayojanikaṃ dussathūpaṃ akāsi. Nói Về Thiên Sản Của Phạm Thiên Như đã trình bày, trong sáu cõi trời dục, mỗi cõi có Thiên sản khác nhau như: Thiên cung, vườn hoa, ao, hồ, cây phát sanh tịnh thực cùng các vật khác, mỗi cõi có khác nhau. Thiên sản trong cõi Phạm Thiên cũng có như cõi dục, nhưng có sự khác nhau là: Không có cây phát sanh tịnh thực. Và các Thiên cung, vườn hoa, ao, hồ ... đều thù thắng hơn Dục-giới Thiên. Lại nữa, tuy Phạm Thiên có sự hoan hỷ với Thiên cung và vườn hoa của mình, nhưng tham dục triền cái không có, vì khi còn là nhân loại, đã tu tập pháp ly tham dục. Lại nữa, Phạm Thiên không hiện bày nam tướng hay nữ tướng, nhưng sắc tướng thì giống như nam nhân. Đời sống của vị Phạm Thiên, có tu tiến 4 phạm trú, có vị nhập định, còn bậc Thánh thì nhập thiền quả. Câu Chuyện Phạm Thiên Sahampati Sau khi đấng Đạo-sư đạt được Vô-thượng Chánh-giác-tuệ, có Đại Phạm Thiên Sahampati từ cõi Phạm Thiên xuống cung thỉnh Ngài từ bi thuyết pháp tế độ chúng sanh. Có câu hỏi rằng: Vị Phạm Thiên này ở cõi nào?. Đáp rằng: Đại Phạm Thiên Sahampati này ở tầng thứ ba cõi Sơ-thiền. Tương truyền rằng trong thời giáo pháp của Đức Phật Kassapa, có hai vị Tỳ khưu bạn. Một vị hoan hỷ với pháp học, còn vị kia thì hoan hỷ với pháp hành. Vị pháp hành nổ lực tu tiến chỉ và chứng đạt được Sơ-thiền. Sau khi mệnh chung được tái sanh về cõi Sơ-thiền là Đại Phạm Thiên, có tên là Sahampati. Vị Tỳ khưu hoan hỷ với pháp học, sau khi mệnh chung được sanh về cõi Dục-giới Thiên và trở thành bậc Đạo-sư Chánh-đẳng-giác của chúng ta, có hồng danh là Gotama, như trong Sagāthāvaggasamyutta aṭṭhakathā có ghi rằng: "So kira kassapassa bhagavato sāsane sahāyako nāma theropatīhamajhānaṃ nibbattotvā patīhamajhānabhūmiyaṃ kapPāyukabrahmā hutvā nibbatto tatra naṃ sahampatibrahmāti sañjānati". Dứt Phần Trình Bày 16 Cõi Phạm Thiên -ooOoo- TRÌNH BÀY 4 CÕI SẮC Định nghĩa: 1- Ākāsānañcāyatanassa bhūmi = Ākāsānañcāyatanabhūmi. Cõi của Thiền Không-vô-biên, Gọi là cõi Không-vô-biên xứ. 2- Viññāṇañcāyatanassa bhūmi = Viññāṇañcāyatanabhūmi. Cõi của Thiền Thức-vô-biên, Gọi là cõi Thức-vô-biên xứ. 3- Ākiñcaññāyatanassa bhūmi = Ākiñcaññāyatanabhūmi. Cõi của thiền Vô-sở-hữu, Gọi là cõi Vô-sở-hữu xứ. 4- Nevasaññānāsaññāyatanassa bhūmi= Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi. Cõi của thiền Phi-tưởng-phi-phi-tưởng, Gọi là cõ Phi-tưởng-phi-phi-tưởng xứ. Trong 4 cõi Vô-sắc này, mặc dù Gọi là 4, nhưng cõi này không hiện bày bất luận một hình dạng nào. Vì cõi này chỉ là hư không trống rỗng mà thôi. Phạm Thiên Vô-sắc là vị Phạm Thiên chỉ có 4 danh uẩn, không có sắc uẩn. Tứ danh uẩn ấy sanh diệt nối tiếp nhau không gián đoạn, kể từ khi tái tục đến khi mệnh chung. Sở dĩ bốn cõi Vô-sắc Gọi là cõi, vì có nhóm tà ngữ nói rằng: "Nếu người không có sắc, chỉ có danh, trú xứ người ấy không gọi là cõi". Do vậy, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày là: Cõi Không-vô-biên xứ... nhằm xóa tan quan niệm của nhóm tà ngữ ấy. Về điều này, lại có một số vị hiểu sai, cho rằng: Vị Phạm Thiên Vô-sắc, tuy không có sắc, nhưng trong cõi ấy cũng có Thiên cung, vườn tược, ao hồ, cây cảnh như cõi trời sắc giới. Đây cũng là tri kiến sai lầm, thật ra các Phạm Thiên Vô-sắc sanh lên do mãnh lực tu tiến ly tham hoan hỷ trong sắc (Virāgabhāvanā- tu tiến ly tham), vì cớ đó nên lãnh vực của Phạm Thiên Vô-sắc mới không có sắc hiện bày. Trình bày khoảng cách giữa cõi nhân loại và địa ngục Vô-gián là 120.000 do tuần. - Nhân loại cách cõi Tha-hóa-tự-tại là 252.000 do tuần. Phân Chia Người Và Cõi Theo Gāthāsaṅgaha Tiếp theo sẽ giải bài kệ Saṅgaha mà đã trình bày ở phần đầu: 1- Puthujjhanā na labbhanti 2- Ariyā nopalabbhanti Kệ ngôn thứ I giải rằng: Bốn hạng phàm nhân, Sơ-Đạo, Nhị-Đạo, Tam-Đạo, Sơ-quả, Nhị-quả, 9 bậc này không có trong cõi Tịnh-cư. Ngay cả Tam-Đạo cũng không sanh khởi được trong cõi Tịnh-cư này. Ngài Anuruddha dùng danh từ PI - CŨNG. Còn 8 hạng kia thì Ngài dùng theo lối trực diện. Dù giáo thọ sư Anuruddha không dùng PI, nhưng cũng biết được theo lý là: Người Tam-Đạo không hiện khởi trong cõi Tịnh-cư, vì Ngài chỉ trình bày từ Sakadāgāmino. Lại nữa, người Đạo chỉ tồn tại 1 sát na, Tam-Đạo sanh khởi do nương vào người Nhị-quả. Mà ở đây, Ngài Anuruddha đã xác định rằng: Người Nhị-quả không có trong cõi Tịnh-cư. Khi không có người Nhị-quả, chắc chắn sẽ không có người Tam-quả. Trong cõi Tịnh-cư chỉ có ba hạng người là: 1- Tam-quả ngũ thiền; 2- Vị Tứ-Đạo và 3- Vị Tứ-quả. Trong ba hạng người này. Vị Tam- quả sanh lên được do mãnh lực tái tục, còn người Tứ-Đạo và Tứ-quả hiện khởi trong thời bình nhật nơi cõi ấy. Sở dĩ chia thành ba người như thế là do nương theo siêu lý chế định (Paramatthavohāra), nếu gọi theo tục đế chế định (Sammutivohāra) thì chỉ có 1 người. Vì: Vị A-na-hàm sau khi chết ở cõi Dục, hoặc cõi Sắc thấp, được sanh lên cõi Tịnh-cư do mãnh lực của Ngũ-thiền và quyền mạng. Sau khi sanh lên cõi Tịnh-cư, vị ấy tiếp tục tu quán chứng đạt A-la-hán Đạo, A-la-hán Quả, nên chỉ gọi là: Có 1 người theo tục đế chế định. Kệ ngôn thứ II: Câu Pāli: "Ariyā nopalabbhanti asaññāPāyabhūmi". Nghĩa là: 8 bậc Thánh không có trong cõi Vô-tưởng và 4 cõi khổ, cả thời tái tục lẫn thời bình nhật. Theo ý nghĩa kệ ngôn Pāli này: Cả 8 bậc Thánh không bao giờ sanh trong 2 cõi là Vô-tưởng và cõi khổ, đó là nói riêng. Nếu nói chung thì ngay cả phàm tam nhân cũng không có trong hai cõi này, dù thời tái tục hay thời bình nhật. Vì rằng: Phàm tam nhân hiện khởi ở cõi nào, nơi ấy mới có bậc Thánh hiện khởi. Vì thế, tuy Pāli văn chỉ đề cập đến 8 bậc Thánh, nhưng cũng nên hiểu có cả phàm tam nhân vậy. Còn phàm nhị nhân, Pāli văn ấy không đề cập đến có hay không (cả về phần riêng lẫn phần chung). Nhưng thật ra, phàm tam nhân cũng không sanh vào hai cõi ấy như nhau. Quán xét thử xem: người nhị nhân có trong 4 cõi khổ cùng cõi Vô-tưởng được chăng? Đối với cõi Vô-tưởng thì không phải nghi ngờ gì cả, vì đây là cõi không có tâm thức, chỉ có sắc pháp. Riêng về bốn khổ cảnh thì có cả danh lẫn sắc, khi xét đến phần tế nhị, sẽ thấy rằng: Bốn cõi khổ là nơi tục sanh của tâm vô nhân bất thiện, nghĩa là sanh vào 4 cõi này là do mãnh lực của nghiệp bất thiện. Do đó, kết luận rằng: Người nhị nhân là người tái tục bằng tâm dị thục hai nhân, chắc chắn không sanh vào bốn cõi khổ. Câu: "Sesaṭṭhānesu labbhanti ariyānariyāpica" Nghĩa là 21 cõi còn lại là: 7 cõi vui Dục-giới, 10 cõi Sắc và 4 cõi Vô-sắc, những cõi này là nơi sanh của 8 bậc Thánh và 3 hạng phàm nhân (trừ người khổ vô nhân). Giải rằng: "Ariyānariyāpica" này, là sự trình bày liên hệ đến khắp hạng người. Nhưng nơi đây phải trừ người khổ vô nhân, vì đây là 21 cõi vui, nên người khổ vô nhân chắc chắn không sanh lên được 21 cõi này. 12 Hạng Người - Bốn hạng phàm nhân là: Người khổ vô nhân, người lạc vô nhân,
người nhị nhân và người tam nhân. Người Đạo và người Quả gọi chung là bậc Thánh. Sự Phân Chia 31 Cõi Theo 12 Hạng Người - Bốn cõi khổ là nơi sanh của người khổ vô nhân. 214 Người Ở Trong 31 Cõi - Bốn cõi khổ, mỗi cõi có 1 hạng người = 4 hạng. Tổng cộng 31 cõi có 214 hạng người. Trình Bày Chín Hữu Tình Cư 1- Nānattakāyabhūmi: Cõi sanh của các chúng sanh hữu tình có thân
dị: được 14 cõi là 11 cõi dục và ba cõi Sơ-thiền. Trình Bày Diễn Tiến Của Sắc Và Thức Tái Tục 1- Nānattakāya nānattasaññī: chúng sanh có thân dị, tưởng dị, được
7 cõi: 7 cõi vui Dục-giới. Ghi chú: Cõi Vô-tưởng và 4 cõi Vô-sắc không xếp vào dị hay đồng, vì trong cõi Vô-tưởng không có danh uẩn, còn cõi Vô-sắc thì không có sắc uẩn. Do đó, 5 cõi này không xếp vào dị hay đồng. Trình Bày 7 Thức Trú (Viññāṇatīhiti) 1- Nānattakāyanānattasaññībhūmi: Cõi thân dị tưởng. Ghi chú: Cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng, tuy có danh uẩn, nhưng danh uẩn này không hiển lộ rõ rệt, bởi vậy mới không Gọi là cõi Thức-trú. Lời giải: Chín cõi hữu tình cư và 7 cõi thức trú này trong Jinālaṅkāraṭīkā có trình bày rằng: Deva ceva manussā ca Trình Bày Cõi Tịnh Cư Trống Vắng Phạm Thiên Trong Sattaṅguttara aṭṭhakathā có Pāli trình bày rằng: "Suddhāvāsā vivaṭṭapakkhe tīhitā na sabbakālikā kappasatasahassaṃ pi asaṅkheyyaṃ pi buddhe maññe loke na uppajjanti solasakappasahassa abbhantare buddhesu uppannesu yeva uppajjanti dhammacakkappavattissa bhagavato khandhavàrasadisā, honti tasmā neva viññāṇatthìtiṃ na sattāvāsaṃ bhajanti". Theo Pāli này giải rằng: Các Phạm Thiên Tịnh-cư không hiện hữu luôn trong cõi Tịnh-cư. Vì đây là những Phạm Thiên có vị trí ngoài vòng luân hồi (Saṅkhāravaṭṭa), trong khoảng 100.000 Đại kiếp hoặc 1 a Tăng kỳ Đại kiếp ấy, nếu không có vị Phật nào xuất hiện trong thế gian thì Phạm Thiên cõi Tịnh-cư không có, nếu có chỉ có trong khoảng 16.000 Đại kiếp sau khi giáo pháp Đức Phật hoại diệt mà thôi. Ngài ví cõi Tịnh-cư này như những nơi hiện khởi theo pháp tánh (Dhammajāti). Khi Đức Chánh-đẳng-giác thuyết kinh Chuyển-pháp-luân thì những nơi ấy hiện khởi lên, khi Ngài giảng xong, ngự đi nơi khác, các điều kiện khởi theo Dhammajāti ấy cũng diệt và sẽ không hiện khởi lên nữa, cho đến khi giáo pháp của Đức Phật Mettreyya sanh khởi lên trong thế gian, khi ấy lại hiện khởi lên một lần nữa, và khi Ngài thuyết xong chỗ ấy cũng diệt đi như trước. Điều này như thế nào thì cõi Tịnh-cư cũng như thế đó, tức là khi giáo pháp Phật trãi qua 16.000 Đại kiếp, khi ấy cõi Tịnh-cư sẽ trống vắng Phạm Thiên. Vì Phạm Thiên tầng cao nhất là Sắc-cứu-cánh có tuổi thọ nhiều nhất là 16.000 Đại kiếp, rồi cũng Níp- Bàn. Các Phạm Thiên khác ở cõi thấp hơn, luôn đến Chư Thiên và nhân loại cũng là phàm nhân thôi, nên những người này khi mệnh chung từ các cõi ấy cũng không thể sanh về cõi Tịnh-cư được. Vì thế cõi Tịnh-cư trong lúc ấy cũng không có người nương trú và có trạng thái hoang vắng. Do đó, 5 cõi Tịnh-cư này không được xếp vào 9 tình cư hay 7 cõi thức trú. Lời được trình bày đây là lòi giải của Ngài Buddhaghosa. Một quan điểm khác, là ý kiến của Trưởng lão Mahāsiva như vầy: Cõi tịnh-cư dù không có Phạm Thiên sanh lên trong khoảng giữa Suññakappa - Kiếp không - nhưng cũng từng có nương trú trong quá khứ, và sẽ nương trú trong tương lai, nên cõi Tịnh-cư được xếp và 9 hữu tình cư và 7 cõi thức trú như nhau. Quan điểm của Trưởng lão Mahāsiva nêu lên, Ngài giáo thọ sư Buddhaghosa cũng thấy là hợp lý. Trình Bày Cõi Bậc Thánh Sanh Lên, Không Tái Sanh Vào Cõi Khác Có ba cõi là: Cõi Quãng Quả, cõi Sắc-cứu-cánh và cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng. Ba cõi này là đỉnh cao của cõi, thù thắng hơn. Sở dĩ Gọi là đỉnh cao của cõi, thù thắng cõi ấy, bởi bậc Thánh từ Bất-lai trở xuống, khi sanh vào cõi ấy, sẽ không sanh vào cõi thấp hoặc cao hơn cõi ấy nữa. Đối với 3 bậc Thánh thấp, khi sanh vào aõi Quãng Quả và cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng, nếu Chưa chứng đắc quả A-la-hán, sẽ tái sanh lại chính cõi ấy, cho đến khi chứng quả A-la-hán rồi Níp- Bàn chính nơi ấy. Bậc A-na-hām ở cõi Sắc-cứu-cánh thì chắc chắn sẽ đắc A-la-hán ngay trong kiếp đó, và Níp- Bàn ở nơi ấy. Không còn sanh lại nơi cõi nào khác nữa. Trong Sammohavinodanī aṭṭhakathā có trình bày rằng: "Vehapphalā akaniṭṭhā nevasaññānāsaññāyatananti ime tayo devalokā seṭṭhabhavā nāma imesutīsu tīhānesu nibbattā anāgāmino (ceva sotāpannasakadāgāmino ca) neva uddhaṃ gacchanti na adho tattha tattheva parinibbāyanti". Theo đoạn Pāli văn này không đề cập Phạm Thiên Dự-lưu và Phạm Thiên Nhất-lai, chỉ đề cập Phạm Thiên Bất-lai. Vì bậc Bất-lai bao gồm: - Bhala anāgāmī: Phạm Thiên Bất-lai. Vì thế, Phạm Thiên Dự-lưu và Phạm Thiên Nhất-lai được xếp vào trong từ Anāgāmino, vì theo thông thường người Bất-lai không sanh lại Dục-giới nữa, giống như Phạm Thiên Bất-lai nên mới dùng một từ rằng: Anāgāmino. Như có kệ Pāli rằng: Vehapphale akaniṭṭhe -ooOoo- Sự Tái Sanh Đặc Biệt Của Phạm Thiên Phạm Thiên trong 4 cõi Tịnh-cư thấp, sẽ không tái sanh lại cõi ấy, tức là khi mệnh chung những vị này không sanh vào cõi thấp hơn và cõi đó, nhưng sanh lên cõi Tịnh-cư cao hơn. Bậc Thánh Phạm Thiên ở cõi khác (ngoài cõi Tịnh-cư) khi mệnh chung, sẽ sanh lại ngay chính cõi ấy hoặc cõi cao hơn, nhưng không sanh lại cõi thấp hơn. Như có kệ Pāli rằng: Na puna tattha jāyanti Đỉnh Của Phạm Thiên Giới Hay Chỗ Gọi là Bhavagga Trong 20 cõi Phạm Thiên ấy, cõi Quãng Quả được coi như cao nhất của 11 cõi sắc (trừ cõi Tịnh-cư), Gọi là Puthujjana bhavagga, nghĩa là cõi tột đỉnh của phàm phu. Cõi Sắc-cứu-cánh được xem là cõi tột đỉnh của Thánh cư, Gọi là Ariyabhavagga: cõi tột đỉnh của bậc Thánh. Cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng xứ được xem là đỉnh cao nhất của Vô-sắc-giới, Gọi là Sabbabhavagga, nghĩa là cõi tột đỉnh của phàm và Thánh. Phân Tích 12 Hạng Người Theo Jātikhetta Và Ānākhetta Trong 12 hạng người: 4 hạng phàm có trong 100.000 Koṭi cakkavāḷa (luân vi), cũng là Āṇākhetta của một vị Phật, cả thời tục sinh lẫn thời bình nhật. Tám bậc Thánh hiện hữu trong 10.000 luân vi cũng là Jātikhetta của một vị Phật, cả trong thời tục sinh lẫn thời bình nhật tương hợp với người. Sở dĩ, bậc Bất-lai không (chấp nhận) tái sanh trong cõi Tịnh-cư nằm ngoài Jātikhetta, cũng vì những vị này không có Nikanṭitaṇhā, tức sự hoan hỷ với tái sanh. Và sở dĩ bậc Bất-lai hiện hữu trong 5 cõi Tịnh-cư ngoài Jātikhetta ở thời bình nhật, là vì bậc Bất-lai ở cõi Tịnh-cư Jātikhetta ấy, có sự hoan hỷ ở những nơi yên tịnh, không có nhiều nhóm người, nên mới đi đến đó. Như trong Paṭisambhidāmagga aṭṭhakathā có trình bày rằng: Suddhāvāse pana jātikhettayo parabhāge sati pi anāgāmīnaṃ tatthuppatti na yuttā tatthā nikanti asiddhito idha vātānaṃ pana tattha vāso yutto anākiṇṇatāya phāsuvihārahetuttā. Trình Bày Loại Kappa Và Sự Diễn Tiến Của Hoại Kiếp Và Thành Kiếp Kappa (kiếp) có 4 loại là: 1- Āyukappa (thọ kiếp) 1- Āyukappa (thọ kiếp) Thời nào nhân loại có tuổi thọ từ a Tăng kỳ năm, giảm dần đến chỉ còn 10 tuổi, thời ấy Gọi là Āyukappa. Đây là dựa theo quy trình tuổi thọ để gọi. Như vào thời Đức Phật, khi ấy Āyukheyya của nhân loại là 100 năm, cũng được xem Āyukappa thời ấy là 100 năm, kế đến Kheyya giảm xuống, đến thời hiện tại là 75 năm, dựa vào 75 năm này được Gọi là Āyukappa, tức là Āyukheyya 75 năm. Trong cõi trời dục và cõi Phạm Thiên cũng tương tự như vậy, như cõi Tứ-Thiên-vương có tuổi thọ là 500 năm cõi ấy, dựa vào 500 năm Chư Thiên ấy, là Āyukappa của cõi Chư Thiên Tứ-Đại-Thiên-vương. Trong cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng có tuổi thọ là 84.000 Đại kiếp, đó cũng là Āyukappa của Phạm Thiên cõi ấy. Như có định nghĩa rằng: Kappīyate paricchijjateti = Kappo. Các bậc trí nên xác định tuổi thọ của chúng sanh, xem có số lượng là bao nhiêu, do vậy các tuổi thọ của chúng sanh mới Gọi là kiếp. 2- Antarakappa (vô gián kiếp) Đặc tính của Antarakappa này được tính như sau: Vào thời sơ kiếp tuổi thọ chúng sanh là 1 a Tăng kỳ năm là thọ kiếp, dần dần tuổi thọ giảm xuống đến 10 năm, là thọ kiếp tối thiểu. Rồi là từ từ Tăng lên đến 1 a Tăng kỳ năm là thọ kiếp cao nhất. Chu kỳ như thế được Gọi là Antarakappa. 3- Asaṅkheyyakappa (A Tăng kỳ kiếp) Số lượng của Antarakappa như được trình bày, cứ 64 Antarakappa là 1 Asaṅkheyyakappa. Một số giáo thọ sư cho rằng: 20 Antarakappa là 1 Asaṅkheyyakappa, vị giáo thọ sư khác thì cho là 80 Antarakappa là 1 Asaṅkheyyakappa. Và các vị chiêm tinh cổ xưa thì cho rằng 14 Antarakappa là 1 Asaṅkheyyakappa. Asaṅkheyyakappa có 4 loại là: 1) Saṃvaṭṭa asaṅkheyyakappa (hoại kiếp). 1) Saṃvaṭṭa asaṅkheyyakappa (hoại kiếp). Lúc luân vi (Cakkavāḷa) có số lượng 100.000 Koṭi luân vi đang hoại thì Gọi là Saṃvaṭṭa asaṅkheyyakappa. Có định nghĩa rằng: "Saṃvaṭṭatīti = Saṃvaṭṭa: Kiếp đang hoại gọi là Saṃvaṭṭa". 2) Saṃvaṭṭathāyī asaṅkheyyakappa (không kiếp). Luân vi chỗ bị hoại cho đến không còn dư sót gì cả, chỉ còn trống không, Gọi là Saṃvaṭṭathāyì asaṅkheyyakappa. Có định nghĩa rằng: Saṃ vaṭṭo hutvà tiṭṭhayīti = Saṃvaṭṭathāyī. Luân vi chỗ đã bị hoại, chỉ còn lại sự hại cho nên Kappa ấy gọi là Saṃvaṭṭathāyī. 3)Vivaṭṭa asaṅkheyyakappa (thành kiếp). Sau khi luân vi bị hoại hết và bắt đầu hình thành luân vi mới, gọi là Vivaṭṭa asaṅkheyyakappa. Có định nghĩa rằng: Vivaṭṭatīti = Vivaṭṭo. Kiếp đang tuần tự hình thành, gọi là Vivaṭṭa. 4)Vivaṭṭathāyī asaṅkheyyakappa (trụ kiếp). Luân vi khi hình thành, là hình thành được đầy đủ cả 100.000 Koṭi luân vi, hoàn chỉnh với Đại cầu, núi, rừng, Đại dương, sông, mặt trời, tinh tú, mặt trăng, người, thú, y như luân vi cũ, gọi là Vivaṭṭathāyì asaṅkheyyakappa. Có câu định nghĩa rằng: Vivaṭṭo hutvā tiṭṭhatīti = Vivaṭṭatīhāyī. Kiếp đã hình thành đầy đủ với những chỗ sai biệt và an trụ bình thường, do vậy kiếp ấy Gọi là Vivaṭṭatīhāyī. 4- Mahākappa (Đại kiếp) Cách tính Đại kiếp như vầy: Cứ 4 Asaṅkheyya kappa là 1 Đại kiếp. Mỗi Mahākappa có thời gian lâu dài không thể ước lượng được bao nhiêu. Ngài ví thời gian dài như thế này: Có mãnh đất dài và rộng đều nhau 100 do tuần, đổ đầy hạt cải trên đó, mỗi hạt cải ứng với 100 năm, khi hết số lượng hạt cải ấy, bấy giờ cũng Chưa đủ số lượng thời gian của 1 Đại kiếp. Đây chỉ là sự ví dụ thôi, thật ra thời gian của Đại kiếp không sao ước lượng được. Có định nghĩa rằng: Sāsaparāsopamādīti kappiyatīti = Kappo. Các bậc hiền trí nên tính sự trụ của thế gian bằng các ví dụ như đống hạt cải ... cho nên sự trụ của thế gian gọi là kiếp tức là Đại kiếp. Lại nữa, Đại kiếp có hai là: a- Suññakappa: Ám chỉ kiếp không đấng Chánh-giác, Độc-giác, và vua
Chuyển-luân sanh lên. Suññakappa lại có 4 loại là: 1- Suññamahākappa: Là Đại kiếp không có Đức Phật sanh lên. Asuññakappa có 5 là: 1- Sārakappa: Là Đại kiếp có một vị Phật sanh lên. Như trong Buddhavaṃsa aṭṭhakathā có ghi rằng: Eko buddho sārakappe, maṇḍakappe janāduve Đại kiếp có 6 hay 7 vị Phật sanh lên có chăng? Giải rằng: Thông thường Chư Phật sanh lên trong mỗi Đại kiếp, ít nhất là 1 vị, nhiều nhất là 5 vị. Đại kiếp mà có Đức Chánh-đẳng-giác sanh lên thì không có. Như trong Anāgatavaṃsa aṭṭhakathā có nêu rằng: Na hi ekasmiṃ kappe chaṭṭho và sattana và uppajjati. Thật vậy, không có 6 hoặc 7 vị Phật sanh lên trong 1 Đại kiếp. Giải Rộng Về Saṃvaṭṭa Asaṅkheyyakappa Tức Hoại Kiếp Saṃvaṭṭa asaṅkheyyakappa có ba loại là: 1- Tejo saṃvaṭṭa asaṅkheyyakappa: là kiếp hoại với lửa. Tổng số Đại kiếp bị hoại với lửa, nước và gió ấy là 64 Đại kiếp. trong 64 Đại kiếp này, hoại do lửa có đến 56 Đại kiếp, hoại do nước là 7 Đại kiếp và hoại do gió là 1 Đại kiếp. cả 64 Đại kiếp này gom chung lại là 1 Đại chu kỳ. Đại chu kỳ ấy được chia thành 8 tiểu chu kỳ, mỗi tiểu chu kỳ là 8 Đại kiếp. Tiểu chu kỳ thứ nhất bị hoại do lửa từ Đại kiếp thứ nhất đến Đại kiếp thứ 7 Đại kiếp thứ 8 là bị hoại do nước. Tiểu chu kỳ thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7 cũng diễn tiến y như tiểu chu kỳ thứ nhất. Riêng tiểu chu kỳ thứ 8, thì Đại kiếp thứ nhất đến Đại kiếp thứ 7 cũng hoại do lửa, nhưng Đại kiếp thứ tám thì hoại do gió. Đây là sự hoại cuối cùng của Đại chu kỳ vào Đại kiếp thứ 64. Như trong Visuddhimagga aṭṭhakathā và Sāratthadīpanīṭīkā có ghi rằng: Satta sattagginā vārā Nghĩa là: Đại kiếp bị hoại do lửa 7 lần, lần thứ tám bị hoại do nước. Khi tròn đủ 64 Đại kiếp, Đại kiếp thứ 64 bị hoại do gió. Bản đồ trình bày sự hoại của thế gian trong 64 Đại kiếp. Đại kiếp bị hoại do lửa, lửa cháy hết 3 cõi Sơ-thiền, nếu bị hoại do nước thì sẽ ngập hết 3 cõi Nhị-thiền, nếu hoại do gió thì tuêu hủy luôn cả 3 cõi Tam-thiền, tức là hoại hết cõi Subhakiṇha thì dứt (Biến-tịnh-Thiên). Như trong Visuddhimagga và Sāratthadīpanī ṭīkā ghi rằng: Agginā ahassarā heṭṭhā Nghĩa là: Khi thế gian bị hoại với lửa, chỉ hoại dưới cõi Quang Âm Thiên trở xuống. Khi hoại với nước, chỉ hoại dưới cõi Biến-tịnh Thiên trở xuống. Khi hoại dưới gió thì dưới cõi Quãng Quả trở xuống. Sự hoại của thế gian diễn tiến như vậy. Trình Bày Rộng Về Ranh Giới Bị Hoại Nói rộng theo Ānākhetta đến 100.000 Koṭi luân vi (Cakkavāḷa) cũng là Ānākhetta của vị Phật Chánh-giác, sự hoại do lửa, do nước, do gió đều đi đến ranh giới này. Ranh giới của vị Phật Chánh-giác có 3 là: Jātikhetta, Āṇākhetta và Visayakhetta. 1- Jātikhetta: Xác định với 10.000 luân vi, vì do nhân rằng: Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, khi đản sanh, khi thành bậc Chánh-giác và khi Ngài Níp- Bàn, cả 10.000 Cakkavāḷa này rung động, chuyển mình cho nên được Gọi là Jātikhetta (sanh vức). 2- Āṇākhetta (uy vức): Xác định với 100.000 Koṭi cakkavāḷa, do nhân oai lực kinh Pāritta như KhandhApāritta, ĀtāṇātiyApāritta, DhajaggApāritta, MorApāritta, Ratanasutta. Các bài kinh này gây ảnh hưởng khắp 100.000 koṭi cakkavāḷa, nên được gọi là Āṇākhetta (uy vức). 3-Visayakhetta (tuệ vức): Là Anata lakadhātu liên hệ với Cakkavāḷa vô lượng, không có chỗ cùng tận, vì rằng: trí tuệ của bậc Chánh-đẳng-giác, quán tri xuyên thấu các Anantalokadhātu này nên mới Gọi là Visayakhetta. Trong ba loại ranh giới ấy, khi Āṇākhetta có số lượng là 100.000 Cakkavāḷa bị hoại thì Jātikhetta cũng hoại theo, vì Āṇākhetta và Jātikhetta khi bị hoại cũng bị hoại một lượt, khi hình thành cũng hình thành một lượt, còn đối với Visaya thì không đồng nhất, lúc hoại hay lúc hình thành, mà lại diễn tiến theo luân phiên mỗi lần. Xác Định Thời Thế Gian Hoại Trong thời hiện tại đây, được xem là Vivaṭṭatīhāyī asaṅkheyyakappa. Và khi Vivaṭṭatīhāyī asaṅkheyyakappa này, khi tròn đủ 64 Antarakappa (vô gián kiếp), cùng với tuổi thọ của nhân loại khi nhân loại từ a Tăng kỳ năm xuống còn 1000 năm. Hai yếu tố này khế hợp với nhau vào lúc nào thì lúc ấy thế gian đã đến thời kỳ hoại. Nhân Khiến Cho Thế Gian Hoại Nguyên nhân chính khiến cho thế gian hoại là Tham, sân, Si. Thời nào chúng sanh bị tham trói buột mạnh, khi đến thời hoại sẽ bị hoại do lửa, vì nhân tham ấy nóng như lửa. Thời nào chúng sanh bị sân trói buột mạnh, khi hoại sẽ hoại do nước, vì nhân sân này ác liệt ví như nước acít. Thời nào chúng sanh bị si mê trói buột mạnh, khi hoại sẽ hoại do gió, vì nhân si ấy ví như gió acít. Vì nhân tham, sân, si có tác hại như thế nào, cho nên Lokadhātu - thế gian giới - mới bị hoại như đã trình bày. Kolāhala Tức Tiếng Vang Động Có 5 Là: 1- Kappakolāhala: Tiếng kêu vang động rằng: Kể từ nay trở đi 1000 năm nữa, thế gian sẽ bị diệt. 2- Buddhakolāhala: Tiếng kêu vang động rằng: Kể từ nay trở đi 1000 năm nữa, sẽ có Đức Phật xuất hiện trong thế gian. 3- Cakkavattikolāhala: Tiếng kêu vang động rằng: Kể từ nay trở đi 100 năm nữa, sẽ có vua Chuyển-luân-vương hiện khởi. 4- Maṅgalakolāhala: Tiếng kêu vang động rằng: Trong khoảng 12 năm nữa, Đức Phật sẽ thuyết giảng 38 pháp hạnh phúc. 5- Moneyyakolāhala: Tiếng kêu vang động rằng: Trong 7 năm nữa sẽ có người thực hành Moneyya - tịnh hạnh - phát sanh trong thế gian. Giải Rộng Về Thế Gian Hoại Do Lửa Khi thế gian sắp hoại với lửa, trận Mahāmegha (Đại vũ) đã rơi xuống, báo hiệu kiếp hoại (Kappavinasā). Trận mưa ấy rơi khắp cả 100.000 koṭi cakkavāḷa, nhân loại vui mừng hoan hỷ, chuẩn bị cày xới, gieo hạt xuống ruộng. Nhưng khi lúa mọc vừa đủ để con bò ăn được, thì có tiếng sấm sét nọ vang rền, ví như tiếng gầm thét. Và từ đó trở đi không có một giọt mưa nào rơi xuống thế gian nữa. Do đó, Đức Thế Tôn đã phán dạy rằng: "này Chư Tỳ khưu! khi có trận mưa lớn, khi có tiếng sấm sét ví như gầm thét, kể từ đó trở đi cả 100 năm, 1000 năm, 10.000 năm, 100.000 năm, mưa không rơi xuống nữa, tất cả chúng sanh sống trong nước, nương nước mưa chết dần đi, lần lượt tái sanh về Phạm Thiên giới. Những chúng sanh nương hoa quả để nuôi mạng, cả đến Chư Thiên nương hoa quả cũng chết đi, lần lượt sanh về Phạm Thiên giới. Không bao lâu thì nước trong suối, ao, hồ, giếng đều khô cạn hết. Những chúng sanh sống ở những nơi ấy mệnh chung, lần lượt sanh về Phạm Thiên giới. Rồi thì, khi tất cả chúng sanh sanh về Phạm Thiên giới tất cả thì mặt trời thứ 7 hiện ra, tất cả chúng sanh cùng thế gian bị diệt do lửa". Có câu hỏi rằng: Chúng sanh muốn sanh về Phạm Thiên giới phải nương vào thiền chứng, trong khi ấy có nhóm chúng sanh không có thiền chứng, có nhóm chết do đói khát, có nhóm thiếu khả năng với thiền chứng. Vậy tại sao được sanh về Phạm Thiên giới? Đáp rằng: Các chúng sanh này từ cõi nhân loại sanh về Dục-giới Thiên, ở đó tu tiến thiền, chúng đắc thiền rồi sanh về Phạm Thiên giới. Sở dĩ diễn tiến được như thế, vì khi thế gian sắp hoại, bấy giờ bản chất thế gian thông thường đã tác động, nhắc nhở cho Chư Thiên Dục-giới biết, Gọi là Lokabayuhadeva. Cho biết rằng: 100.000 năm nữa, thế gian bị hoại, Chư Thiên ấy cùng nhau xỏa tóc, mặt y đỏ, hai mắt đẩm lệ, đưa tay lên chùi mắt, thân thể tiều tụy đáng thương, cùng nhau đi khắp nơi trong cõi người, báo tin rằng: "Này các bạn! chúng ta sẽ bị hủy diệt kể từ hôm nay trở đi đến 100.000 năm nữa, kiếp hoại sẽ phát sanh, thế gian bị hủy diệt, Đại dương, đất, đá, núi luân vi cùng Tu Di sơn đều bị lửa đốt cháy thiêu hủy thành hoang trống thấu đến cõi Phạm Thiên. Các bạn chớ nên dể duôi nữa, hãy cùng nhau tu tập bốn phạm trú đi, là tu tập Từ, Bi, Hỷ,Xả, hãy phụng dưỡng cha mẹ, cung kỉnh bậc Trưởng thượng trong gia đình cho tốt đẹp đi". Chư Thiên Lokabayuha xuống nhắc nhở cảnh tỉnh cho chúng sanh biết như thế, là do nhân pháp tánh (Dhammajāti) tự nhiên, khiến Chư Thiên biết được thế gian sắp hoại. Một số giáo thọ sư nói rằng: Sở dĩ Chư Thiên biết được kiếp hoại sắp hiện khởi vì thấy nhiều bất thiện tướng phát sanh. Hoặc có trường hợp khác nói rằng: Các vị Phạm Thiên được thiền chứng, thấu hiểu tình trạng hoại sẽ phát sanh trong tương lai, nên nhắc bảo Chư Thiên xuống báo tin. Bấy giờ, tất cả Chư Thiên và nhân loại được nghe Chư Thiên Lokabayuha bố cáo như thế, mọi người đều bàng hoàng, xúc cảm, khởi lên tâm bi mẫn, cùng nhau thực hành thiện sự, tu tiến Từ, Bi đến tất cả chúng sanh. Do oai lực sự tu tập phạm trú pháp, nên khi mệnh chung, được sanh lên Thiên giới, rồi tu tiến đề mục gió ở nơi Dục-giới Thiên, và được sanh về Phạm Thiên giới. Còn chúng sanh địa ngục, bàng sanh, Ngạ quỉ, a tu la có ác nghiệp nhẹ được sanh lên cõi trời do sức mạnh của thiện nghiệp mà họ đã tạo trong thời quá khứ, Gọi là Aparāpariyavedaniyakamma, đó là việc bình thường. Bởi vì: Gọi là chúng sanh khi du hành trong luân hồi mà không tạo được Aparāpariyavedaniyakamma, điều này không xảy ra. Cho nên khi sắp đến thời hoại, nhóm chúng sanh khổ cảnh mà có nghiệp nhẹ cũng được sanh lên Thiên giới rồi tu thiền trong Thiên giới, khi chứng thiền được sanh về Phạm Thiên giới cả, còn các chúng sanh có nghiệp nặng, như nghiệp tà kiến nhất định (Niyata micchādiṭṭhikamma), khi thế gian sắp hoại, họ mệnh chung từ khổ cảnh ấy và tái sanh vào các luân vi khác mà không bị hoại, thuộc về khổ cảnh cũng có. Một số giáo thọ sư khác lại cho rằng: Khi thế gian sắp hoại thì các chúng sanh địa ngục, luôn cả nhóm Niyatamicchādiṭṭhikamma và nhóm có nghiệp chia rẽ Tăng cũng thoát được khổ cảnh. Nhóm chúng sanh địa ngục, phải chuyển đi sang Cakkavāḷa khác không bị hoại, và thọ khổ trong địa ngục của Cakkavāḷa ấy, điều này không xảy ra. Vì rằng: Mặc dù chúng sanh ấy khi còn sống trên nhân giới, là người có hất định tà kiến (Niyatamicchādiṭṭhi), sau khi mệnh chung rơi vào địa ngục Lokantariya, cũng tự nhận thức được rằng: Sở dĩ ta phải thọ khổ như thế là do mãnh lực tà kiến của ta, nên chúng sanh địa ngục ấy sẽ từ bỏ tà kiến của mình, và sở dĩ chúng sanh ấy cảm nhận như vậy là do mãnh lực của Jātisarañāṇa, tức nhớ được tiền kiếp, nên khi thế gian sắp bị hoại, nhóm Chư Thiên Lokabayuha đến bố cáo cho biết, chúng sanh địa ngục ấy liền từ bỏ tà kiến thuộc về Niyatamicchādiṭṭhi, do nhờ mãnh lực thiện thuộc Aparāpariyavedaniyakamma đã giúp các chúng sanh ấy thoát khỏi khổ cảnh, tái sanh làm người hay Chư Thiên, cùng nhau tu tiến chứng đạt Thiền. Sau khi chết sanh về Phạm Thiên giới. Lúc đầu thế gian giới (Lokadhātu) không có mưa cả 1 thời gian dài, khiến các hạt giống khô héo chết lần mòn, các chúng sanh cũng chết vì đói khát lần mòn. Khi mặt trời thứ hai mọc lên, thế gian không còn phân biệt đêm, ngày, vì mặt trời này lặn thì mặt trời kia mọc lên thiêu đốt thế gian. Mặt trời thứ hai này không giống mặt trời thời bình nhật, tức là không có Thiên tử Suriya ở trong Thiên cung ấy. Còn Thiên tử Suriya tu tiến, đắc thiền chứng Kasiṇa sanh về Phạm Thiên giới, mặt trời thứ hai có năng lực rực chiếu mạnh hơn mặt trời bình nhật, bầu trời khi ấy không có mây, mưa hay sương mù che án nữa. Ánh sáng mặt trời thứ hai trong sáng mãnh liệt như Pha-lê, vì thế các con sông nhỏ, lớn đều bị khô cạn, chỉ trừ năm con sông lớn là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Mahimahā và Sarabhū. Thời gian sau, mặt trời thứ ba lại xuất hiện, bấy giờ năm con sông lớn lại khô cạn, rồi thì thời gian sau mặt trời thứ tư xuất hiện, bấy giờ 7 hồ lớn là hồ Anotatta, hồ Kuṇāla, hồ Rathakāra, hồ Maṇḍākini, hồ SīhapApāta, hồ Kammamuṇḍa và hồ Chaddanta, nước trong 7 hồ này đều khô cạn. Khi ấy nước trong Đại dương, có độ sâu là 84.000 do tuần cũng khô cạn dần. Khi mặt trời thứ năm hiện ra, nước trong Đại dương khô cạn hẳn, nước đọng là dù chỉ là một lóng tay cũng không có. Thời gian sau, mặt trời thứ sáu hiện ra, cả 100.000 Koṭi cakkavāḷa bị bốc khói như trong Sattaṅguttara, Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Ví như, này Chư Tỳ khưu các lò của người thợ gốm khi mới nhen lửa lên, có khói bốc lên như thế nào, khi mặt trời thứ sáu mọc lên, cả 100.000 koṭi cakkavāḷa bị bốc khói như thế ấy". Tình trạng này kéo dài thật lâu, rồi mặt trời thứ bảy hiện ra. Khi mặt trời thứ 7 hiện ra Lokadhātu - thế gian giới trong 100.000 koṭi cakkavāḷa này đều bốc cháy rực sáng, phát ra những âm thanh quái dị vang rền, vô cùng kinh hãi, đỉnh núi Sineru bị một khối lửa lớn phá hoại, liền sụp ngã. Ngọn lửa Thiên hủy thế gian ấy, khởi đầu từ cõi nhân loại, và sau đó bốc cháy đến cõi Tứ-Đại-Thiên-vương, đến cả Thiên cung, châu báu đều bị thiêu hủy, rồi cháy tuần tự đến cõi Tam-thập-tam, Dạ-ma, Đẩu-suất, Hóa-lạc, Tha-hóa-tự-tại, luôn cả đến ba tầng Sơ-thiền là Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên và Đại Phạm Thiên, rồi ngọn lửa dùng lại ở nơi đó. Tất cả các hành như địa đại .... Cũng bị cháy tiêu tan, ví như bơ và dầu cháy không còn dư sót, tìm thấy được tro, than không có như thế nào, lửa thiêu hủy thế gian không có tro tān như thế ấy. Khi hỏa giới thiêu hủy thế gian chấm dứt rồi, thì hạ tầng hư không và thượng tầng hư không được giao lưu với nhau, bóng tối đã phát sanh suốt thời gian dài. Hình Thành Thế Gian Mới Khi thế gian hợp lại (Sannivāsa) hoại diệt và hư không nối liền với nhau, phát sanh hình dạng thế gian mới bởi cơn mưa lớn (Mahāmegha), bầu trời được an lập, trận mưa rơi khắp nơi, xuống chỗ đã bị lửa thiêu hủy, lúc đầu hạt mưa chỉ bằng hạt sương bụi trong mùa thu, tức là loại sương vào cuối thời còn 4 ngày sẽ hết ba tháng và ba ngày đầu của tháng thứ tư, khi ấy hạt sương mới nẩy mầm rất nhỏ như bụi. Trận mưa kiến tạo thế gian, khởi đầu cũng nhỏ hạt như thế. Mưa như thế suốt thời gian dài, rồi hạt mưa dần dần to lên, ban đầu bằng hạt mưa li ti, sau bằng hạt mè, hạt gao, hạt đậu, rồi bằng cuốn hoa Kamuda, bằng cây sào, bằng cái chày giả gạo, bằng cây thốt nốt đầy khắp trong cả 100.000 Koṭi cakkavāḷa, dập tắt nơi lửa cháy từ cõi Nhị-thiền trở xuống, phía dưới hạ tầng hư không cũng phát sanh một loại gió nâng đỡ nước mưa không cho chảy xuống phía dưới, như lá sen nâng đỡ giọt nước. Nhờ năng lực mãnh liệt của gió ấy, đã thổi tạt nước lên, đọng thành từng khối, rồi tuần tự hạ xuống dần, khi nước hạ khỏi Phạm Thiên giới Sơ-thiền, thỉ Sơ-thiền cõi được an lập, rồi tuần tự nước hạ xuống khỏi 4 cõi trời dục là Tha-hóa-tự-tại, Hóa-lạc-Thiên, Đẩu-suất, Dạ-ma, thế là 4 tầng trời này được an lập. Chỉ còn lại cõi Đạo-lợi và Tứ-Thiên-vương Chưa được tái lập, vì hai cõi này dính liền vào núi Tu Di. Và núi Tu Di dính liền với Địa đại. Khi nước mưa càng hạ xuống thì gió càng phát sanh mãnh liệt, thổi khắp chung quang, giữ nước lại không cho chảy đi ví như bờ đê giữ nước sông, địa đại được thổi dùn lại tạo thành mãnh lớn, gió tiếp tục thổi đại địa càng dùn lên, nước càng hạ xuống khô cạn, đọng lại thành mãng lớn nỗi trên mặt nước ví như lá sen nỗi trên mặt nước. Mặt đất đầu tiên hiện khởi có màu vàng như hoa Kaṇṇikā, có mùi thơm cùng vị ngọt, gọi là vị đất nằm trên nước. Mặt đất này, khi bị hủy là hủy sau cùng, hình thành thì hình thành trước, nên được gọi là đỉnh địa đại, do ý nghĩa là cứ điểm chủ yếu của Nam-thiện-bộ châu. Nơi ấy là nơi hy hữu, có bụi sen mọc lên trước tiên, là tiền tướng. Nếu là kiếp không (Suññakappa) thì bụi sen không có hoa sen nở. Nếu là kiếp Asuñña thì bụi sem sẽ nở hoa sen, tùy theo số lượng vị Chánh-giác xuất hiện trong Đại kiếp ấy, bụi sen sẽ có số lượng tương ứng, như là: Có 1 vị thì có 1 hoa sen, có 2 vị thì có hai hoa sen... Bấy giờ, Chư Phạm Thiên sẽ nhìn thấy hoa sen nở, có sự vui mừng rằng: "Sẽ có Đức Chánh-giác hiện khởi". Nếu không thấy hoa sen thì phát sanh bi động, xúc cảm, thốt lên rằng: "Tất cả chúng ta, khi thế gian này hoại, sẽ không có chỗ nương tựa, sẽ không có đuốc ngọc soi sáng thế gian". Sau khi nói như vậy xong, các vị Phạm Thiên ấy cũng bi cảm. Khi địa Đại hình thành các chúng sanh được sanh lập như vầy: Từ Quang-âm Thiên, một số chúng sanh hết phước, hết tuổi thọ, mệnh chung, sanh xuống làm người nhân loại. Những người này có hình dáng giống như Phạm Thiên, tức là không hiện bày nam hay nữ tánh, có hào quang tỏa chiếu từ thân, bay lên hư không được và sống rất an lạc. Sau đó, có người phát sanh tâm tham do nhìn thấy màu đất xinh đẹp, có mùi thơm, có ý muốn nếm thử xem vị như thế nào, bèn nhặt lấy một chút ít đất ấy, đặt lên chót lưỡi của mình, nhưng khi vừa chạm lưỡi, đất ây lan tỏa khắp châu thân (Sabbaṅgakāya) và hương vị rất ngon, rất khả ý. Bấy giờ, do ái dục chế ngự, khiến những vị ấy dùng vị đất ấy mãi, những người khác thấy vậy cũng làm theo để biết thử hương vị ấy, khi biết rồi cũng phát sanh luyến ái vị đất ấy, họ cùng nhau dùng đất ấy. Thế là hào quang từ thân biến mất cả, bóng tối phát sanh lên. Những người ất vô cùng kinh hãi, mặt trời hiện ra xua đuổi bóng tối, có chu vi là 50 do tuần hiện khởi giữa hư không, phát ánh sáng cùng khắp. Nhóm người ấy thấy được mặt trời vàng, chiếu ánh sáng giữa hư không mang lại sự dạn dĩ, nên phát sanh sự hoan hỷ, thốt lên cảm hứng ngữ rằng: "Vị Chư Thiên này có hào quang chiếu sáng, thường mang lại sự an lạc đến chúng ta". Do đó, Thiên cung vàng ấy có tên Gọi là Suriya - mặt trời - và lưu truyền đến ngày nay. Khi Thiên cung ấy di chuyển về tây, thì mặt đất lại rơi vào bóng tối, mọi người lại hốt hoảng, sợ sệt thốt lên rằng: "Tất cả chúng ta sẽ ra sao, khi Thiên tử Suriya là chỗ nương tựa của chúng ta đã ra đi. Làm sao chúng ta có được nơi nương tựa về ánh sáng?". Giống như hiểu được ý muốn của những người ấy. Thiên cung mặt trăng có chu vi 49 do tuần hiện ra giữa hư không, khiến nhân loại hoan hỷ đặt tên là Gandadevaputta. Khi mặt trời, mặt trăng hiện khởi trong thế gian giới (Lokadhātu), các vì tinh tú cũng xuất hiện theo, kể từ đó phân ra ngày, đêm, năm, tháng, thời tiết, mùa. Và chính ngày rằng tháng tư ấy, núi Sineru, núi Cakkavāḷa, núi Hy Mã, mặt trăng, mặt trời và Đại dương cùng hiện khởi. Nghĩa là 6 loại, dù xuất hiện trước sau như thế nào chăng nữa, nhưng có cùng ngày, là ngày rằm tháng tư. Nên câu hỏi: Thực tính các vật như mặt đất, núi khi sanh lên sẽ sanh lên như thế nào?. Đáp rằng: Khi thực tính thế gian phát sanh, ví như hạt kê. Thường hạt kê khi bị nấu, được một lúc thì sẽ sôi phồng lên (do bọt), có chỗ phồng cao thành từng chùm, có chỗ lõm xuống, có chỗ ngang nhau như thế nào, thì khi thế giới được an lập, hình thành cũng như thế đó, những chỗ cao thành núi, chỗ lõm là Đại dương, chỗ ngang bằng là địa đại, tức là các châu nhỏ lớn. Khi chúng sanh bị ái dục chi phối, cùng nhau thưởng thức vị đất thì một số có màu da sáng chói, một số có màu da thô xấu. Do đó, sự khinh thường phát sanh lên, hai pháp thân kiến và mạn sanh khởi, là nhân khiến cho thế giới biến động phát sanh. Khi hai ác pháp này sanh khởi mãnh liệt, địa tố thượng vị biến mất, mặt đất trở thành địa bì (da đất), nhưng địa bì ấy vẫn thơm ngon, hấp dẫn, thành vật thực của nhân loại. Khi tân chúng sanh càng thiên nặng về ác pháp, địa bì ấy biến mất, rồi thì có loại cây bồ đào phát sanh, dứt loại cây bồ đào, đến loại lúa sāli trắng, không có trấu, tự phát sanh, không có cám, có mùi thơm thành từng chùm, mọi người mang về nấu ăn, hái ăn buổi sáng, buổi chiều mọc lại như cũ, hái buổi chiều thì sáng ra vẫn có lại. Việc nấu ăn cũng chẳng khó nhọc chi cả, tuốt gạo bỏ vào nồi, xong đặt lên trên tảng đá, gạo tự sôi chín. Lại nữa, vật thực nhân loại lúc bấy giờ, không cần phải có thực phẩm phụ dùng với cơm ấy chi cả, vị nào thích ý với mùi vị nào, gạo ấy sẽ có mùi vị ấy ngay. Nhưng khi nhân loại dùng gạo ấy, là loại vật thực cần tiêu hóa, không phải là loại tịnh thực, nên nước tiểu và phẩn phát sanh. Vì đây không phải là loại tịnh thực (Suddhāhāra), khác với loại địa tố, địa bì, bồ đào là loại tịnh thực. Và khi có nước tiểu và phân thì có khiếu để bài tiết phát sanh. Từ đó phát sanh hai giới là nam giới và nữ giới, tùy theo nghiệp quá khứ khi trước, ai trước là nam giới thì nay là nam nhân, trước là nữ giới thì nay là nữ nhân. Đối với những vị Phạm Thiên, sau khi hết phước mạng chung sanh về cõi người, do ảnh hưởng sống lâu dài trong cõi Phạm Thiên, nên lúc đầu vẫn còn cận định, tức là có sự chế ngự tham dục, không cho phát sanh, nhưng khi có sắc nữ căn và sắc nam căn hiện khởi, khiến tham dục có cơ hội phát sanh và chúng sanh ấy mất đi cận định. Khi cận định mất, là cơ hội khiến tham dục tăng trưởng và bấy giờ sắc nam tính hay nữ tính trở thành cảnh cận y cho tham dục sanh khởi lên, những nam nữ ấy nhìn nhau, liếc nhau bằng sự ái luyến, sự nóng nảy do ái dục cũng sanh khởi. Và nhân loại phát sanh sự giao hợp, đó là nhân khiến tạo dựng nhà cửa để che kín. Khi có nhà rồi, một số người lười biếng, khi hái gạo sāli trắng lại hái thật nhiều màng về tích trữ trong nhà, những người khác thấy thế làm theo. Khi ấy, gạo sāli phát sanh có vỏ và cám, gại sāli trắng khi trước biến mất, không còn mọc lại như trước nữa. Bấy giờ, mọi người họp lại với nhau than vãn rằng: - Này các bạn, pháp hạ liệt phát sanh đến chúng ta rồi, khi trước chúng ta sống với pháp hỷ được an lạc, muốn đến nơi nào đều được như ý. Sau đó, nuôi sống bằng địa tố, địa bì, bồ đào, rồi gạo sāli. Trước đây gạo sāli này không có vỏ và cám, sáng hái thì chiều mọc lại như cũ, chiều hái thì sáng có lại. Bây giờ đều mất cả. Không bao lâu sinh kế của chúng ta sẽ khó khăn, giờ đây chúng ta hãy chia lúa sāli thành từng phần và phân ranh giới cho nhau đi. Thời gian sau, một số người lại khởi lên tâm bất thiện, đi trộm cắp phần người khác, khi bị chủ bắt được cũng thả ra. Nhưng khi bị bắt đến lần thứ ba thì bị chủ đánh đập bằng đất, roi rồi mới thả ra. Kể từ đó trộm cắp phát sanh, sự chỉ trích, dối trá, bồi thường, hình phạt cũng sanh khởi. Dân chúng khởi lên tâm ích kỷ, đã họp cùng nhau bàn luận rằng: - Bây giờ đây, tâm chúng sanh đã tăng trưởng ác xấu, hạ tiện, chúng ta không thể để yên được, chúng ta hãy sắp đặt chức vụ, phận sự cho nhau. Tất cả chúng ta ở nơi đây, hãy để cử người có niệm, tuệ để nhận việc xét cử, trừng phạt người đáng trừng phạt, tẩn xuất người đáng tẩn xuất, như thế mới có sự an vui đến chúng ta. Và chúng ta có bổn phận nộp lúa cho người ấy mới thích hợp. Sau khi bàn tính với nhau như thế, họ đi tìm người tài đức như đã nói. Trong thời sơ kiếp này, Đức Chánh-đẳng-giác của chúng ta còn là Bồ-tát, Ngài có thân hình cường tráng, có niệm, tuệ đầy đủ, có oai nghi khả kính, có khả năng giáo hóa được mọi người. Mọi người cùng nhau đi đến nơi Bồ-tát, cung thỉnh Ngài, rồi làm lễ tôn vương, có tên là Đức vua Khattiya Mahāsammati. Khi dân chúng là lễ tôn vương, an lập Đức vua Mahāsammati hoàn mãn rồi. Một số người có sự suy nghĩ rằng: Các ác pháp đã phát sanh đến ta, và các chúng sanh khác nhiều rồi. Vậy ta hãy từ bỏ các ác pháp ấy. Những người ấy đi vào rừng, dựng thảo am ở và khất thực sống, những người ấy được gọi là Bà la môn, do nhân? Tự nguyện từ bỏ dâm pháp. Những người thích hưởng dục, những người ấy phải bận rộn với các việc sinh kế như nghề nông, chăn nuôi, buôn bán, gọi là thương buôn, nông gia,... Những người không thích làm hại chúng sanh khác, làm những công nghiệp, gọi là công nhân và đã lưu truyền đến nay. Xác Định Bốn Loại A Tăng Kỳ Kiếp Từ khi Mahāmegha khởi lên cho đến khi lửa thiêu hủy thế gian rồi lửa ấy tắt đi, Gọi là Saṃvaṭṭa asaṅkheyyakappa (hoại kiếp). Từ khi lửa tắt cho đến khi có Mahāmegha thành lập thế gian, rơi đầy những nơi bị lửa thiêu hủy, Gọi là Saṃvaṭṭatīhāyì asaṅkheyyakappa (không kiếp). Kể từ khi mưa rơi đầy khắp chỗ bị lửa thiêu hủy, 1 vạn Koṭi cakkavàla cho đến khi mặt trời và mặt trăng hiện khởi đầy đủ, Gọi là Vivaṭṭa asaṅkheyyakappa (thành kiếp). Kể từ khi mặt trời mặt trăng sanh khởi cho đến kiếp hoại, tức là khi có mưa lớn khởi lên, Gọi là Vivaṭṭatīhāyì asaṅkheyyakappa. Thế Gian Bị Hoại Do Nước Khi thế gian bị hoại do nước, cũng diễn tiến tương tự như khi hoại do lửa. Nhưng có điểm khác là: khi đến giai đoạn hoại kiếp tức là khi trận mưa lớn rơi xuống rồi, thay vì sẽ có mặt trời thứ hai mọc lên như sự hoại do lửa. Bấy giờ, có mây đen Khārudakamahāmegha, tức mây đen tạo mưa acít, ban đầu là những hạt mưa li ti, dần dần to lên đầy khắp cả 1 vạn Koṭi cakkavāḷa. Tất cả địa đại, núi khi đụng phải trận mưa acít đều tan chảy nát nhuyễn ra, ví như muối tan trong nước sôi vậy. Lúc bấy giờ, phát sanh gió, gió này thổi bao bọc nước ấy không cho chảy lan ra ngoài 1 vạn Koṭi cakkavāḷa. Nước này trān ngập cả sáu cõi trời dục, dâng ngập cả 6 cõi trời sắc, nhiều hơn sự hoại do lửa là ba cõi Nhị-thiền, rồi nước dừng lại. Tất cả các hành đều tan chảy ra hết, nếu có còn chỉ là những vi trần. Nước ấy tồn tại cho đến khi thế gian hoại hết, nước mới rút khô đi, thượng tầng hư không và hạ tầng hư không hòa nhập lại thành một. Và khi thế gian sắp hình thành cũng diễn tiến như cách đã trình bày, tức là hình thành từ cõi Quang-âm Thiên dần dần xuống theo tuần tự, giống như hình thành thế gian khi bị hoại do lửa. Từ khi Mahāmegha khởi lên cho đến khi mưa acít xuất hiện là hoại thế gian cho đến cõi Nhị-thiền, Gọi là hoại kiếp. Từ khi mưa acít khô cạn đến khi có mưa thành lập thế gian hiện hởi, trān ngập những nơi bị mưa acít hủy hoại, Gọi là không kiếp (Saṃvaṭṭatīhāyī asaṅkheyyakappa). Kể từ khi mưa rơi đầy, rồi từ từ rút xuống cho đến khi mặt trời, mặt trăng hiện khởi Gọi là Vivaṭṭa asaṅkheyyakappa. Kể từ khi mặt trời mặt trăng sanh lên cho đến khi Mahāmegha khởi lên báo hiệu hoại, Gọi là trụ kiếp (Vivaṭṭatīhāyī asaṅkheyyakappa). Và bốn Asaṅkheyyakappa này có khoảng thời gian bằng nhau, gom lại thành một Đại kiếp. Thế Gian Hoại Do Gió Thế gian hoại do gió cũng diễn tiến tương tự như thế gian hoại do lửa, chỉ có sự sai khác là: Khi mậy đen phủ kín bầu trời, rồi trận mưa lớn rơi xuống khắp cả 1 vạn Koṭi cakkavāḷa, rồi ngừng lại, mặt trời thứ hai mọc lên (do hoại vì lửa), thì sự hoại do gió này, không hiện khởi mặt trời mà hiện khởi loại gió Vàyosaṃvaṭṭa, tức là gió thiêu hủy thế gian, lúc đầu chỉ thổi nhè nhẹ, vừa đủ để làm những hạt bụi tung lên, rồi gió thổi từ từ mạnh lên, cuốnlấy những hòn đá lớn, nhỏ tung lên, rồi mạnh dần cuốn lấy những cây nhỏ, lớn, núi lớn, nhỏ, bốc lên lơ lững trên hư không khiến va chạm vào nhau bể nát vụn ra trong hư không mà không rơi xuống được. Rồi có loại gió khác phát sanh từ dưới mặt đất, thổi cuốn lật mặt đất lên, hất tung lên hư không, nền địa Đại với độ dāy là 240.000 do tuần cũng bị rách rời thành từng mãnh, có mãnh dāy trăm do tuần cũng có, 400 do tuần cũng có, chạm vào nhau nát nhừ thành bụi nhỏ, rồi gió này cuốn lấy núi Satta, núi Sineru, núi Hy Mã, núi Cakkavāḷa và các Thiên cung trong cõi trời dục của một vạn Koṭi cakkavāḷa cho bay lơ lững và va chạm vào nhau nát nhuyễn ra trong hư không. Kể từ cõi nhân loại cho đến 3 cõi Tam-thiền, đều bị hoại hết. Gió này khi hủy diệt thế gian từ hạ tầng hư không đến 9 cõi Sắc-giới, phá hủy ất cả mọi thứ, chí đến nước nâng đỡ đất và gió nâng đỡ nước cũng đều bị tiêu hoại. Sau khi hủy diệt xong thế gian, gió trở lại sự yên lặng, khi ấy hạ tầng hư không và thượng tầng hư không hòa nhập cùng nhau và bóng tối bao trùm khắp thế gian. Khi sắp hình thành thế gian, mây đen lại xuất hiện, khiến mưa rơi đầy khắp cả 1 vạn Koṭi cakkavāḷa nước ấy ngập trān đến nơi bị gió thiêu hủy khắp, rồi nước rút đi từ từ. Thế gian được tái lập từ cõi Biến-tịnh Thiên dần dần xuống. Phần diễn tiến cũng giống như trên. Từ khi mưa lớn báo hiệu hoại thế gian cho đến khi gió làm hoại thế gian đến 9 cõi Sắc-giới, Gọi là Saṃvaṭṭa asaṅkheyyakappa (hoại kiếp). Từ khi gió thổi hoại thế gian cho đến khi có trận mưa lớn hình thành thế gian, Gọi là Saṃvaṭṭatīhāyī asaṅkheyyakappa. Kể từ khi nước ngập đầy cho đến khi mặt trời, mặt trăng hiện khởi, Gọi là Vivaṭṭa asaṅkheyyakappa. Kể từ khi mặt trời mặt trăng hiện khởi cho đến khi trận mưa báo hiệu thế gian hoại là Vivaṭṭatīhāyī asaṅkheyyakappa. Bốn loại Asaṅkheyyakappa này có thời gian bằng nhau, tức mỗi Asaṅkheyyakappa này tính theo Antarakappa thì có đến 64 Antarakappa. Vậy tổng một Đại kiếp là 4 Asaṅkheyyakappa = 256 Antarakappa. Sự Khác Nhau Giữa Mặt Trời Và Mặt Trăng (Phần này có lẽ đời sau viết thêm vào, chúng tôi tôn trọng bản Sớ giải nên dịch dầy đủ. Xét ra không phù hợp với khoa học - Nd). Chiều dài, rộng và cao của mặt trăng đều là 49 do tuần, chu vi là 147 do tuần. Chiều dài, rộng và cao của mặt trời là 50 do tuần, chu vi là 150 do tuần. Mặt trời ở trên, mặt trăng ở dưới, cách nhau là 1 do tuần. Nếu tính từ phía dưới cuối cùng của mặt trăng đến đỉnh cao nhất của mặt trời là 100 do tuần. Bên trong mặt trăng là Thiên cung bằng ngọc Māṇi, bên ngoài là bạc, cả bên trong lẫn bên ngoài đều có trạng thái lạnh. Còn mặt trời, bên trong thành tựu bằng vàng, bên ngoài là ngọc Pha-lê, cả bên trong lẫn bên ngoài đều có trạng thái nóng. Cả mặt trời và mặt trăng cùng nằm ngang đỉnh núi Yugandhara, núi Tu Di thì nằm chính giữa. Mặt trời và mặt trăng di chuyễn chung quanh núi Tu Di suốt thời gian của Vivaṭṭatīhāyī asaṅkheyyakappa, từ cõi người đến núi Yugandhara có khoảng cách là 4 muôn hai ngān do tuần. Mỗi vòng di chuyễn của mặt trời quanh núi Tu Di là 24 giờ, tức 1 ngày, 1 đêm, được là 3 triệu do tuần, như vậy mỗi giờ mặt trời đi được 125.000 do tuần. Mặt trăng cũng xoay quanh núi Tu Di, cùng với mặt trời, thời này là cuối hạ huyền (tức là ngày 30), đây là qui luật. Nhưng mặt trời di chuyễn nhanh hơn mặt trăng mỗi ngày là 100.000 do tuần. Nếu tính giờ, thì mỗi giờ mặt trời đi nhanh hơn mặt trăng là 4.167 do tuần, vì mỗi giờ mặt trăng đi được là 120.833 do tuần, cho nên 24 giờ, mặt trăng đi được 2.900.000 do tuần. Khi mặt trăng di chuyển chậm hơn mặt trời như thế, nên mỗi ngày mặt trời cāng cách xa mặt trăng, ánh sáng mặt trăng cáng hiển lộ theo khoảng cách, cho đến khi hiển lộ rõ toàn chu vi đó là ngày 15, hay đến cuối của thượng huyền. Mặt trời từ từ xa mặt trăng, nhưng sau đó lại đuổi theo mặt trăng, khi đuổi theo càng ngày càng gần, thì ánh sáng mặt trăng càng ngày càng giảm chu vi bị che án từng giờ, cho đến khi mặt trời đến ngay mặt trăng vào thời nào, khi ấy mặt trăng bị che kín hoàn toàn, không hiển lộ hình tướng, vì mặt trời ở trên, mặt trăng ở dưới, ví như vật nhỏ bị vật lớn che khuất, không thể nào nhìn thấy vật nhỏ được, mặt trời an trí cao hơn mặt trăng và khi đến đối diện với mặt trăng thì che án mặt trăng, nên vào thời ấy không nhìn thấy mặt trăng được, đó là ngày 29 hay 30. Lộ trình di chuyển của mặt trời và mặt trăng là khoảng giữa núi Tu Di và núi Cakkavāḷa (luân vi sơn). Khoảng cách giữa hai núi này là 559.725 do tuần, nếu chia làm 4 phần, mỗi phần là 139.931 do tuần và 1 Gāvuta. Trong bốn phần này, phần tiếp cận với núi Sineru và phần tiếp cận núi Cakkavāḷa không phải là lộ trình của mặt trời và mặt trăng. Lộ trình ấy nằm trong hai phần giữa. Hai phần này tổng cộng là 279.862 do tuần và 2 Gāvuta, được chia làm 3 Đại lộ (Vithì) là: - Antovithī là nội lộ: Tức tiếp giáp với phần tiếp cận núi Tu Di. Ba Đại lộ ấy, mỗi Đại lộ rộng 93.287 do tuần và 2 Gāvuta. Ba Đại lộ này ứng với ba mùa là: Mùa mưa, mùa nóng và mùa lạnh. - Antovithī là Vassanta utu: Mùa mưa. Trong Sāratthadīpanīṭīkā: Trình bày lộ trình mặt trời và mặt trăng có ba lộ là: - Ajavithī là Majjhevithī: Mùa nóng. Ajavithì là lộ ví như dê, vì thông thường loài dê sơ nước, cho nên Ajavithī này được xếp vào mùa nóng. Nāgavithī là lộ ví như voi, thông thường loài voi có tánh thích nước, nên Nāgavithī (tượng lộ) được xếp vào mùa mưa. Gocithī là lộ ví như bò, thông thường loài bò cá tánh thích lạnh và nóng ngang nhau, nên Govithī (ngưu lộ) mới được xếp vào mùa lạnh. Khi mặt trời hạ xuống, rời khỏi lộ trình bình thường vào lúc nào, lúc ấy các vị Thiên tử Vassavalāhaka (thần mưa) vì nể sợ uy lực của mặt trời, không thể rời khỏi Thiên cung của mình để dạo chơi trong hư không, làm mưa rơi xuống theo như ý được. và khi mặt trời đi vào lộ trình thấp, mặt trăng cũng phải hạ theo, vì lộ trình mặt trăng có sự liên hệ dṅnh liền với lộ trình mặt trời. Hạ lộ mà mặt trời và mặt trăng chuyển xuống, được gọi là dương lộ (Ajavithī). Thời nào mà mặt trời và mặt trăng chuyển lên khỏi lộ trình bình thường, khi ấy các thần mưa không còn lo sợ nữa, cùng nhau rời khỏi Thiên cung của mình, dạo chơi trong hư không, làm cho mưa rơi xuống theo như ý. Lộ trình mà mặt trời và mặt trăng chuyển lên đên là tượng lộ (Nāgavithī - mùa mưa). Thời mà mặt trời và mặt trăng ở mức độ bình thường, lúc ấy các vị thần mưa hợp thời mới rời Thiên cung, và lúc dạo chơi cũng khế hợp với Ajjhāsaya (tác ý), lúc ấy mưa cũng rơi khế hợp vào thời tiết, lộ này Gọi là Givithì (ngưu lộ - mùa lạnh). Khi mặt trời, mặt trăng di chuyển theo Ajavithī, thời ấy không có mưa. Khi di chuyển theo Nāgavithī, khi ấy sẽ có mưa thường, nếu đi theo Givithī thì mưa có chừng mực. Nếu trình bày theo Suriyagatidīpanī thì việc chuyển quay của mặt trời và mặt trăng theo ba lộ là Antovithī, Majjhevithī, Bāhiravithī như đã trình bày. Mỗi lộ được chia thành 60 tiểu lộ, mỗi ngày mặt trời quay được 1 tiểu lộ, nên mỗi đại lộ mặt trời phải dùng thời gian là 60 ngày, mặt trăng thì đi chậm hơn nên thời gian phải nhiều hơn mặt trời. Việc di chuyển của mặt trời và mặt trăng này, có hai loại là đi ra và đi vào. Đi ra là bắc đầu tách rời núi Tu Di, hướng đến núi Cakkavāḷa. Đi vào nghĩa là sau khi di chuyển sang qua núi Cakkavāḷa rồi, mặt trời từ từ di chuyển trờ về phía núi Sineru. Việc ra đi của mặt trời, mặt trăng được khởi hành từ nội lộ, tức là lộ tiếp cận với núi Sineru, hướng đến trung lộ nối cùng ngoại lộ tức là lộ tiếp cận với núi Cakkavāḷa và trong mỗi lộ thời gian mất đi hai tháng. Như vậy, ba lộ mất đi sáu tháng. Việc di chuyển của mặt trời, mặt trăng được xác định như sau: Theo nội lộ là tháng 7, tháng 8. Theo trung lộ là tháng 9 và tháng 10. Theo ngoại lộ là tháng 11 và tháng 12. Việc ra đi của mặt trời và mặt trăng là như thế. Còn việc đi vào, bắt đầu khởi hành từ ngoại lộ, từ tháng 1, tháng 2. Đến trung lộ là tháng 3, tháng 4. Đến nội lộ là tháng 5, tháng 6. Nếu gom lại cả đi ra và đi vào thì tròn đủ 1 năm. Khi mặt trời, mặt trăng di chuyển sang hướng Nam núi Tu Di, xua bóng tối nơi đó, chiếu sáng khắp hướng, xa đến 9 vạn do tuần cho mỗi hướng, và chiếu khắp cả ba châu. Khi mặt trời mọc ở Đông-thắng-thần châu, thì ở Bắc-câu-lưu châu là buổi trưa, Tây-ngưu-hóa châu là buổi chiều. Nam-thiện-bộ châu là buổi tối. Khi mặt trời mọc ở Nam-thiện-bộ châu, thì Đông-thắng-thần châu là buổi trưa, ở Bắc-câu-lưu châu là buổi chiều, Tây-ngưu-hóa châu là vào ban đêm. Khi mặt trời mọc ở Bắc-câu-lưu châu, ở Tây-ngưu-hóa châu là trưa, ở Nam-thiện-bộ châu là buổi chiều, Đông-thắng-thần châu là buổi tối. Khi mặt trời mọc ở Tây-ngưu-hóa châu, thì Nam-thiện-bộ châu là buổi trưa, Đông-thắng-thần châu là buổi chiều, Bắc-câu-lưu châu là buổi tối. Thật vậy, khi Nam-thiện-bộ châu vào giữa trưa, thì Đông-thắng-thần châu sẽ nhìn thấy mặt trời sắp lặn, chỉ còn lại nữa vòng, và bên Tây-ngưu-hóa châu sẽ nhìn thấy mặt trời mọc đã được nữa vòng. Các châu còn lại cũng diễn tiến tương tự như thế, tức là khi một châu nào đó mặt trời đứng bóng, thì có một châu sắp tối và một châu sắp sáng. Sự Sáng Và Tối Bốn Châu Trong 1 Năm Sự chuyển quay của mặt trời, mặt trăng theo nội lộ, trung lộ và ngoại lộ chung quanh núi Tu Di để chiếu sáng bốn châu. Ánh sáng mặt trời không thể cùng một lúc chiếu sáng cả 4 châu, các châu sẽ luân phiên nhận ánh sáng theo lộ trình xoay quanh núi Tu Di của mặt trời. Vì rằng: Núi Tu Di nằm giữa các châu và đã che ánh sáng của mặt trời khi mặt trời đi qua sau lưng núi. Do nhân ấy nên làm cho bốn châu không cùng nhận ánh sáng. Tùy theo sự di chuyển của mặt trời, trực diện với châu nào, thì châu ấy được nhận ánh sáng, châu bị núi Tu Di án thì sẽ tối, châu nào nằm trong lộ mà mặt trời hướng đến cũng nhận được ánh sáng. Cả bốn châu luân phiên nhận ánh sáng và chịu tối tùy theo thời. Sự sáng và tối của mỗi châu được hiện bày mỗi ngày như: Trong vòng 1 năm, nếu có 3 châu cùng nhận ánh sáng, thì có một châu sẽ tối, châu rơi vào bóng tối này có thời gian là năm tháng, tức từ tháng 5 đến tháng 9. Trong khoảng thời gian 5 tháng này, bất luận một châu nào, khi mặt trời sắp đứng bóng, tức là 11 giờ thì châu nằm đối nghịch sẽ chịu tối, châu nằm phía trước là bình minh, châu nằm phía sau là hoàng hôn. Nếu có hai châu cùng nhận ánh sáng, hai châu kia sẽ tối. Hai châu bị tối này có thời gian là 2 tháng, là tháng 4 và tháng 10. Trong khoảng giữa hai tháng này, nếu châu nào có mặt trời đứng bóng thì châu hướng đối nghịch là ban đêm, châu hướng trước là bình minh, châu ở phía sau là hoàng hôn. Nếu có một châu nhận ánh sáng thì ba châu kia sẽ tối, nếu tính lượng thời gian thì khoảng 5 tháng, kể từ tháng 11 đến tháng 3. Trong khoảng 5 tháng này, nếu có châu nào mà mặt trời trụ vào lúc 1 giờ, hay 3 giờ trưa châu hướng đối ngịch sẽ là 1 hoặc 2 giờ khuya, châu ở hướng trước là 4 hoặc 5 giờ, châu ở hướng sau là 6 hoặc 7 giờ tối. Nhật thực (Suriyagādha) và Nguyệt thực (Candagādha): Như ở trên, đã trình bày vấn đề hình thành thế gian, mỗi lần hình thành đều có mặt trời và mặt trăng hiện khởi. Khi mặt trời, mặt trăng hiện ra rồi, khi ấy thế gian mới xác định là hình thành trong kiếp ấy. Và khi ấy cả 4 châu trong Cakkavāḷa cũng nhận được ánh sáng mặt trời và mặt trăng, nếu thiếu mặt trời và mặt trăng thì thế gian này chìm trong bóng tối. Tất cả chúng sanh trong thế gian sẽ phải chịu khổ sở, không làm gì được, nên mặt trời và mặt trăng được xem như có ân đức ban lại sự an lạc cho nhân loại cùng chúng sanh khác, như sự diễn tiến hằng ngày đây. Tuy nhiên, mặt trời, mặt trăng đôi khi cũng bị Asurindarāhu nuốt, chúng ta thường gọi là nhật thực hay nguyệt thực. Khi có nhật thực hay nguyệt thực sanh khởi, ta sẽ thấy ánh sáng mặt trời và mặt trăng yếu dần đi, cho đến khi tối sầm lại trong chốc lát. Hỏi rằng: Mặt trời và mặt trăng được xem là có đại thần lực, có uy lực nhiều vậy. Vậy tại sao lại bị Asurindarāhu nuốt đi, việc nuốt này có thật hay là thế nào? Đáp rằng: Việc nuốt của Rāhu là có thật, vì rằng: Asurindarāhu có thân tướng to lớn sau khi nhìn thấy mặt trời và mặt trăng có hào quang sáng chói, nên khởi tâm ganh tị, Rāhu suy nghĩ rằng: "Ta sẽ chờ dịp bắt nuốt mặt trời và mặt trăng". Khi suy nghĩ như vậy xong rồi. Rāhu đi đến lộ trình của mặt trời và mặt trăng sắp đi qua, đứng há miệng chờ đợi để nuốt. Nói về mặt trời và mặt trăng vẫn xoay quanh theo lộ trình của mình một cách bình thường, khi di chuyển đến chổ Rāhu đứng há miệng chờ, mặt trời và mặt trăng không còn đường nào khác để thoát thân, nên phải đi vào miệng Rāhu, ví như bị rơi xuống địa ngục sâu 300 do tuần. Tất cả Chư Thiên trong Thiên cung đều hoảng hốt, kinh sợ, kêu la vang động khắp Thiên cung. Asurindarāhu có lúc lấy tay che, có lúc lấy càm nhận xuống, có lúc le lưỡi ra che, có lúc ngậm vào, độn trong miệng. Nhưng thật ra, Asurindarāhu này không thể làm chống đối hay làm giảm sức mạnh của mặt trời và mặt trăng được. Khi Asurindarāhu nuốt lấy mặt trời hay mặt trăng, uy lực của mặt trời hay mặt trăng có trạng thái ví như sắp thiêu hủy đầu của Rāhu để thoát ra, có lúc trì qua, kéo lại khiến cho Rāhu nghiêng qua nghiêng lại, vì vậy làm chu Rāhu phải xuối theo mặt trăng hay mặt trời, không thể chận đứng sự di chuyển của mặt trời hay mặt trăng được, mặt trời và mặt trăng vẫn cứ di chuyển xoay quanh núi Tu Di như thường. Nói Về Bốn Châu Lớn Và Jrang Hy Mã Có bốn Đại châu là: 1- Jambūdīpa: Nam-thiện-bộ châu. Cả 4 châu này, Nam-thiện-bộ châu có chiều dài, chiều rộng là 10.000 do tuần, cõi Asura, cõi Tam-thập-tam Thiên và cõi Avīci cùng với Đa-khổ địa ngục. Cả ba cõi này có cùng kích thước với Nam-thiện-bộ châu, nghĩa là dài, và rộng là 10.000 do tuần. Tây-ngưu-hóa châu dài và rộng 7.000 do tuần. Đông-thắng-thần châu dài và rộng là 7.000 do tuần. Bắc-câu-lưu châu dài và rộng là 8.000 do tuần. Mỗi Đại châu có 500 tiểu châu phụ thuộc. Về hình dạng thì cõi Nam-thiện-bộ châu có hình dạng như bánh xe bò, hay như quả trứng. Tây-ngưu-hóa châu có hình dạng như trăng hình bán nguyệt. Đông-thắng-thần châu có hình dạng như trăng tròn. Bắc-câu-lưu châu có hình tứ giác. Người ở châu nào thì có khuôn mặt như dáng châu ấy. Trong bốn Đại châu này, Nam-thiện-bộ-châu có 96 vạn Koṭi ngọn núi, có 56 hầm ngọc, có 1 vạn xứ nhỏ là tùy tùng của 99 ức Đại kinh thành. Các Đại thành này khởi lên đầu tiên là 63.000 thành, khi mưa hình thành ngập thế gian, rồi hạ xuống cũng hiện khởi 63.000 thành nữa, đây là lần thứ nhì. Sau đó cũng bị mưa hình thành thế gian làm ngập nữa, khi nước hạ xuống cũng hiện khởi 63.000 thành nữa, đây là lần thứ ba. Tổng cộng ba lần hiện khởi thì được 189.000 thành. Sự đặc biệt của Nam-thiện-bộ châu là: Ban đầu cõi Nam-thiện-bộ châu có chiều dài và rộng 10.000 do tuần, chúng sanh hữu phước và duyên lành đã hết, phước duyên đã cạn, bấy giờ nước ngập lên 4000 do tuần, phần đất mà nhân loại nương sống chỉ còn 3000 do tuần kia là núi, cao lớn nhất là núi Hy Mã, có chiều cao là 500 do tuần, dài 3000 do tuần, kết hợp với 4000 đỉnh núi, như đỉnh Sudassana, ... có 5 con sông lớn là sông Acitavatī, sông Mahimahā, sông Sarabhū, sông Gaṅgā, sông Yamunā, có 7 hồ lớn là: Anotattā, hồ Kaṇṇamuṇḍa, hồ Rathakāra, hồ Kuṇāla, hồ Maṇḍākinī, hồ SīhapPāta, hồ Chaddanta. Mỗi hồ đều có chiều dài, rộng và sâu là 50 do tuần. Nếu tính chu vi thì mỗi hồ được 150 do tuần. Trong 7 hồ này, hồ Anotatta nằm giữa 5 ngọn núi là Sudassanakūtīa, núi Cittakūtīa, núi Kāḷakūtīa, núi Gandhamādanakūtīa, núi Kelāsakūtīa. Cả năm ngọn núi này vây quanh hồ Anotatta. Trong năm ngọn núi này, núi Sudassana bằng vàng, cao 200 do tuần, đỉnh núi nghiêng che mặt hồ, có hình như mỏ quạ. Đỉnh núi Cittakūtīa đều bằng ngọc bảy báu, đỉnh Kāḷa toàn là ngọc Añjana có màu xanh, đỉnh núi Gandhamādana toàn bằng ngọc vân, bên trong có màu như màu ngọc trai, kết hợp với 10 loại cây có hương thơm đặc biệt như: Cây có rễ thơm như là quế, có lõi thơm như chiên đàn, có giác thơm như cây thông, có vỏ thơm như quế rừng, có vảy thơm như táo rừng, táo gỗ, có mùi thơm như cây am tức hương, có nhựa thơm, có lá thơm, có mùi thơm toàn diện. Mười loại mộc hương này mọc đầy khắp núi Gandhamādana. Lại nữa, các loại ngãi thuốc và các loại dược thảo cũng có nhiều tại núi này. Tại núi Gandhamādana này có 1 thung lũng, tên là Nandamūla. Đây là nơi trú của Chư Phật Độc-giác, có ba hạng động là: Suvaṇṇagūhā (Kim-quật) - động vàng, Maṇīgūhā (Ngọc-quật) - động ngọc, Rajatīagūhā (Ngân-quật) - động bạc. Tại động Ngọc có cây Uloka mọc nơi cửa động, cao 1 do tuần. Tāng nhánh xoè ra cũng 1 do tuần ven cây Uloka ấy có căn phòng toàn bằng ngọc tên là Ratanamāḷaka (Bảo-đường), là nơi tụ hội của Chư Phật Độc-giác. Lại nữa, trong bảo đường ấy, thường có 5 loại gió là: 1- Loại gió thường thổi quét sạch trong phòng ấy, có tên là
Sammajjanakavāta. Chư Phật Độc-giác tụ hội tại Bảo-đường này trong ngày mà có vị giác ngộ quả vị Độc-giác, và trong ngày trai giới. Nên biết rằng: Núi Gandhamādana là chỗ ở của Chư Phật Độc-giác với sự việc là như vậy. Còn núi Kelāsakūtīa đều bằng bạc. Cả năm đỉnh núi ấy có hình dáng và chiều cao tương đồng nhau, cùng vây quanh hồ Anotatta. Với uy lực của Chư Thiên và Long vương, làm cho mưa rơi không dứt, nước mưa ấy đều chảy xuống hồ Anotatta. Lại nữa, khi mặt trời và mặt trăng xoay quanh lộ trình hướng Nam, tức là đi vòng ra từ bìa luân vi hay lộ trình phương bắc đi vòng vào đến chân núi Tu Di cũng vậy, ánh sáng của mặt trời và mặt trăng được chiếu rọi qua kẽ giữa của năm ngọn núi chạm vào hồ Anotatta. Nếu xoay theo lộ trình trực hành,, tức là đi theo đường giữa, đường thẳng, ánh sáng ấy không thể chiếu rọi xuống mặt hồ, vì bị núi Sudassana che án. Do nhân ấy, hồ ấy có tên là Anotatta (Vô-nhiệt-não-trì). Hồ Anotatta là nơi vui chơi khả ý, cạnh bến lên xuống đều được trãi lót đá bjăng phẳng, có nhiều cầu thang ngọc để đi xuống hồ, nước trong hồ rất tinh khiết, không chút bợn nhơ, tựa như ánh sáng ngọc Pha-lê, đây là nơi tắm rữa của những bậc hữu phước như đấng Toàn -giác hay đấng Độc-giác, ... Hồ có 4 cửa là: Sīhamukha (sư tử khẩu), Hatthīmukha (tượng khẩu), Assamukha (mã khẩu), Usabhamukha (ngưu khẩu). Là nơi phát nguồn của 4 con sông lớn. Con sông nào được chảy ra từ Sīhamukha thì bờ sông đầy dẫy sư tử, sông nào chảy ra từ Hatthìmukha thì bờ sông dầy dẫy voi, sông nào chảy ra từ Assamukha thì bờ sông đầy những Đàn ngựa, sông nào chảy ra từ Usabhamukha, thì bờ sông ấy đầy dẫy những Đàn bò. Nước từ hồ Anotatta thoát ra theo hướng Đông núi Hy Mã, chảy vòng quanh hồ ba vòng, băng qua ba con sông nữa, rồi chảy thẳng về hướng Đông núi Hy Mã, đến vùng đất loài người rồi ra Đại dương. Nước từ hồ Anotatta theo hướng Tây và hướng Bắc cũng chảy vòng quanh hồ Anotatta 3 vòng, rồi chảy qua những chỗ không có người ở thuộc hướng Tây và hướng Bắc, rồi cũng chảy ra Đại dương. Nước được chảy ra từ hướng Nam, sau khi chảy quanh hồ Anotatta 3 vòng, chảy đến tảng đá to dài 60 do tuần, đụng vào một ngọn núi, khiến dòng nước ấy bị dội lại, và phún lên cao hư không 12 cây số (3 Gāvuta), rồi rơi thẳng xuống tảng đá tên là Tiyoggala, là tảng đá có 3 góc. Tảng đá ấy không chịu nổi sức rơi của nước, nên bị bể lún sâu xuống thành hồ, có tên là hồ Tiyoggalapokkharaṇī. Nước ấy sau khi trān ngập hồ và chảy trên tảng đá 1 khoảng dài 60 do tuần, phá hủy lớp đất, xuyên qua lòng đất khoảng 60 do tuần nữa, rồi xuyên thẳng đến núi Tiracchāna. Dòng nước ấy soi phá núi Tiracchāna, chảy phân thành năm dòng, ví như năm ngón tay trên bàn tay vậy. Nước chảy ra từ hồ Anotatta rồi chảy quanh hồ ba vòng, Gọi là dòng
nước Āvaṭṭagaṅgā (hằng hà xoáy). Hồ Chaddanta có chiều dài và rộng 50 do tuần, giữa hồ là nước tinh khiết, không có bèo rong, có khoảng trống ấy là 12 do tuần nước trong vắt, có màu như ngọc Maṇī. Kế khoảng nước trong ấy là 7 rừng sen vây quanh là: 1- Rừng Caṅkalanī rộng 1 do tuần, vây quanh hồ ấy. Vây quanh nối nhau thành từng lớp, kế theo 7 rừng sen ấy, là rừng Vomissaka đầy đủ những hoa sen, có màu sắc sai biệt, cũng rộng 1 do tuần. Rồi đến rừng Khuddakagaccha có từng cụm bông nước, với nhiều màu sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng cũng rộng một do tuần. Kế đến ranh bờ, đầy với những đậu xanh, đậu trắng, đậu Rājamāsa. Kế đến là rừng bí, với bí đao xanh, bí rợ đều to lớn trái. Tiếp đến là rừng mía, mía này to bằng cây cau, rồi là rừng chuối với những buồng rất to, quả của nó lớn bằng ngà voi. Kế là rừng Sāla (rừng gỗ mun), rừng mít với trái bằng cái lu, rồi rừng xoài, rừng me ngọt, rừng táo gỗ nối tiếp nhau. Tất cả khu rừng ấy, có rừng loại quả không lẫn lộn nhau. Kế đến là rừng Vomissaka đầy với các loại trái cây. Rồi là rừng trúc, rừng tre dày đặc với bụi tre và cây, chí đến loài rắn muốn bò vào cũng khó khăn. Kế rừng trúc là 7 ngọn núi vây quanh. Núi thứ 1, cao 1 do tuần tên là Cūḷakāḷa. Tại góc hồ hướng Đông bắc, có cây Da sà, vòn thân cây là 5 do tuần, chiều cao đến chảng là 7 do tuần, chảng này có 4 nhánh lớn, mỗi nhánh dài 6 do tuần, chìa ra 4 hướng, cành đỉnh dài 6 do tuần, nếu tính từ gốc lên ngọn thì được 13 do tuần. Nếu đo thẳng chu vi là 12 do tuần. Cây Da sā này có nhiều vẽ đẹp như sự xinh đẹp của Maṇī. Còn hồ Maṇḍākiṇī rộng được 25 do tuần, có bậc thang lên xuống, hình thành bằng bạc, vàng, ngọc lưu ly, và ngọc pha lê, nước trong hồ tinh khiết có màu xanh như ngọc xanh, không chút bèo, rong. Tại ven bờ, nơi có nước vừa ngang lưng voi, là rừng sen trắng vây quanh. Sen này có đài sen to bằng cán cày, mỗi cũ sen to bằng mặt trống Bherī. Trong bọng sen, nước trong bọng ấy có màu trắng như sữa, đong mỗi bọng được một gáo đầy. Khi hoa sen nở, có một loại gió thổi nhụy sen rơi rãi trên lá sen, rồi bụi nước rơi nhiểu trên lá sen, trộn nhụy sen ấy lại, khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào, làm khô lại thành cục, có màu như sắt đỏ ở trên lá sen, có vị ngọt như mật ong, gọi là Pokkharamadha. Kế rừng súng trắng là rừng súng đỏ, rồi rừng sen trắng, rừng sen xanh, sen đỏ, rồi đến rừng lúa thơm Sāli, rừng bí xanh, rừng bí đỏ, rừng bần đều có vị ngọt, rồi đến rừng mía. Mỗi cây mía to bằng vây cau. Những đàn voi dẫn nhau đến bẻ mía, mang đến đặt trên tảng đá, rồi cùng nhau lên dẫm đạp cho nước mía chảy ra, đọng trên các lỗ hõm lớn nhỏ của tảng đá ấy. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, nước mía ấy khô lại thành màu trắng tựa như là đá sữa, các con voi ấy lấy đá sữa dâng lên Đức Chánh-đẳng-giác, Đức Độc-giác và các bậc Lậu Tận khi các Ngài ngự đến. Kế rừng mía là rừng chuối, quả chuối ở đây rất to, người mạnh ăn chỉ dùng một cặp thôi cũng sẽ ôm bụng lăn lộn tại đó. Kế rừng chuối là rừng mít, trái to bằng cái lu. Kế đến là rừng xoài, rừng me nối tiếp nhau. Tóm lại, tại hồ Maṇḍākinī này có đủ thứ trái cây, bông hoa, không thiếu thứ chi cả. Trong rừng Hy Mã này, nói đến loài thú, thì có rất nhiều loại. Ở đây, chỉ đề cập đến những loài thú đặc biệt như là: Sư tử chúa, chim Ca lăng tần già mà thôi. Sư tử chúa này có miệng đỏ như được tha bằng gôm lắc đỏ, có bườm ở cổ đỏ như nhung đỏ, thân màu trắng nuốt như vỏ ốc. Ở giữa lưng từ đầu đến mông có 3 sợi đỏ như gôm lắc đỏ, ví như được vẽ bằng cọ. Sự tử chúa sống trong động vàng, động bạc và động ngọc. Khi ra khỏi động, đặt hai chân sau cho bằng nhau, rồi duỗi chân trước ra, vương vai, uốn mình, ngữa mặt lên trời, hú lên, tiếng hú ấy tựa như tiếng sét, rũ lông cho sạch bụi, nhảy dựng lên như bò con giỡn nhảy cỡi, rồi cất tiếng rống của loài Sư tử vương. Tiếng rống của sư tử chúa vang dội xa 3 do tuần. loài thú hai chân, bốn chân khi nghe được tiếng rống ấy, không thể giữ thân cho yên tịnh được, kinh hoàng tựa như là sắp bị bắt được, mỗi con đều nhanh chân chạy khắp nơi trốn, con thì chui vào bọng cây, con thì lặn xuống nước, con thì chui vào bụi. Đối với loài phi cầm thì bay lên không tán loạn, tìm đến nơi trú ẩn của mình, thì còn nói gì đến loài thú rừng. Cho dù là voi, ngựa bị cột trong làng, trong thị trấn cũng không thể dằn tâm được, phải vùng vẫy đến nổi có khi đứt cả dây buộc cổ. Đây là oai lực của tiếng rống của Sư tử vương. Hỏi rằng: Có phải tất cả loài thú đều sợ tiếng hú của con Sư tử phải chăng? Đáp rằng: Không phải tất cả đều sợ, những loài không sợ tiếng rống con Sư tử chúa ấy, là sư tử đồng chủng, voi thuần chủng, ngựa thuần chủng, bò thuần chủng, người thuần chủng và bậc Lậu Tận. Sáu hạng này khi nghe tiếng rống của Sư tử chúa an bình thường, không có gì sợ hãi chi cả. Giải rằng: Sư tử đồng chủng không sợ, vì nghĩ rằng: Ta đây cũng có chủng tánh và dòng tộc như kẻ ấy, nên không sợ. Còn voi thuần chủng, ngựa thuần chủng, bò thuần chủng, người thuần chủng. Cả bốn hạng này do kiêu mạn với thân kiến rằng: Ta đây cũng có sức mạnh phi thường, do vậy mới không sợ. Còn bậc Lậu Tận, do Ngài đã đoạn tận thân kiến nên không còn sợ hãi. Sư tử chúa vươn vai, rống lên ba lần tiếng rống con Sư tử, rồi phóng về phía trái cũng có, phóng về phải cũng có, phóng tới trước cũng có. Xa 1 Usabha (50m) cũng có, 4 Usabha hay 8 Usabha cũng có. Sư tử chúa này, nếu đứng tại chỗ bằng phẳng thì nhảy xa được từ 16 - 20 Usabha. Nếu từ trên đồi hoặc triền núi phóng xuống thì xa 60 - 80 Usabha. Sư tử chúa là dòng tộc thù thắng nhất trong các loài Sư tử khác, bởi có bản chất dũng cảm ... với sự việc là như vậy. Còn đặc tướng vi diệu của chim Kāraveka (Thụy hồng) là khi ăn trái xoài, uống nước hương vị xoài rồi, vỗ cánh bay lên cất tiếng gáy, tiếng ấy tựa như sáo ngọc và sáo ô hoa réo rắt thấu đến tim các loài thú. Loài thú hai chân, bốn chân nào khi nghe tiếng chim Kāraveka, liền mê mẫn mất hồn vì tiếng ấy. Nếu đang ngậm mồi thì đánh rơi mồi xuống đất, cọp đuổi mồi toan đưa móng vuốt ra vồ, cũng ngừng lại đứng yên lắng tai nghe. Con mồi đang bị rượt chạy trối chết, cũng quên đi sự chết, đứng lại ngẫn người để nghe tiếng Kāraveka. Chim đang bay trên không, cũng thả cánh lờ đờ để nghe, cá dưới nước cũng ngưng quẫy đuôi, mang, yên lặng lắng nghe tiếng chim ấy. Do vậy, thế gian mới tán thán là có tiếng du dương, êm dịu như tiếng chim Kāraveka - Ca lăng tần già - với sự việc là như vậy. Lại nữa, Gọi là Nam-thiện-bộ châu hay Diêm-phù-đề là do nương vào cây trâm trụ châu, cây trâm này mọc trong rừng Hy Mã, vòng thân được 15 do tuần, từ gốc đến ngọn cao 100 do tuần. Từ gốc đến chảng là 50 do tuần, từ chảng đến gọn thì được 50 do tuần. Chảng có 4 nhánh, chìa ra bốn hướng, mỗi nhánh dài 50 do tuần, từ đầu nhánh đến cuối nhánh là 50 do tuần. Nếu đo từ gốc cây đến đầu của mỗi nhánh thì được 100 do tuần, chu vi, cao, rộng đều có số lượng như nhau. Dưới bốn nhánh ấy là 4 con sông lớn chảy theo 4 hướng. Trái trâm có hương vị như mật ong, các đàn chim thường rũ nhau đến ăn những trái chín, và đôi khi quả trâm ấy chín rụng, dọc theo hai bên bờ sông, rồi mọc lên thành từng cục vàng, rồi bị nước cuốn chìm xuống Đại dương, vàng ấy được gọi là vàng Jambūmuda, vì nương sanh từ sông Jambū. Ngoài ra còn có 6 cây chúa nữa là: 1- Cây Simbali (cây gòn gai) trụ ở cõi Kim- Xí -điểu. Cả 7 cây này, có chiều dài, rộng và cao bằng nhau, và có tuổi thọ dài cho đến hiền kiếp (Bhaddakappa) này. Lại nữa, trong rừng Hy Mã, tại khu vực tiếp giáp với Taṇhāvaḍdhana, có rừng cây Makkhalīphala. Cây Makkhalīphala này, vào thời ra quả, quả ấy có hình dáng, đặc tướng như nữ nhân, có sự xinh đẹp như tiên nữ, mỗi lần trổ quả, trái Makkhalīphala này giữ lâu được từ 4 - 5 tháng mới hư và trong khi cây Makkhalīphala trổ quả đang nẩy nỡ toàn diện thì nhóm trì minh ở tại khu rừng Hy Mã, cùng nhau đến giữ lấy ân ái. Vị nào ân ái cùng quả ấy, giao hoan cùng mộc nữ Makkhalīphala xong rồi, sẽ rơi vào trạng thái đê mê suốt thời gian là 4 tháng mới tỉnh lại. HẾT -ooOoo- |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2006).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 28-04-2006