Chu giai Nguoi & Coi
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

THERAVĀDA
Phật giáo Nguyên Thủy

CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI

PARAMATTHAJOTIKA
MAHĀ ABHIDHAMMAMATTHA
SAṆGAHAṬĪKĀ
Chương IV & V

Dịch giả:
BHIKKHU KUSALAPUÑÑO
Tỳ khưu Thiện Phúc

PL. 2543 - DL. 1990

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương IV: Quyển I

ANUSANDHI và PATINNAṂ

1- Vīthicittavasenevaṃ pavattiyanudīrito
Pavattisaṅgaho nāma sandhiyaṃ dāni vuccati.

Trong Pariccheda Chương thứ 4 tôi đã trình bày dòng tiến trình của tâm với mãnh lực của lộ tâm trong thời bình nhật, bây giờ, tôi sẽ trình bày dòng tiến trình của vithīmuttacitta trong thời tái tục.

MĀTIKĀCATUKA

2- Cattasso bhūmiyo catubbidhā paṭisandhi cattāri kammāni catudhā maraṇ uppatti ceti vithimuttasaṅgahe cattāri catukkāni veditabbāni.

Trong Vithīmuttasaṅgaha cần phải biết nhóm 4 loại là: Bhūmicatukka, Paṭisandhicatukka, Kammacatukka, Maraṇ upppatticatukka.

BHŪMICATUKKA

TRÌNH BÀY TÓM LƯỢC 4 CÕI

3- Tattha apāyabhūmi kāmasugatibhuumi rūpāvaccarabhūmi arūpāvacarabhūmi arūpāvacarabhūmi ceti catasso bhūmiyo nāma.

Trong 4 loại ấy, gọi là 4 cõi. Tức là cõi khổ, cõi vui, Dục-giới, Sắc-giới, cõi Vô-sắc-giới.

11 CÕI DỤC

NÓI VỀ 4 CÕI KHỔ

4- Tāsu nirayo tiracchānayoni pettivisayo anurakāyo ceti Apāyabhūmi catubhidhā hoti.

Trong nhóm 4 cõi ấy, cõi khổ cũng có 4 là: địa ngục, Bàng sanh, Ngạ quỉ và Atula.

NÓI VỀ 7 CÕI VUI DỤC GIỚI

5- Manussā cātumahārājikā tāvatiṃsā Yāmā tusitā nimmānarati paranimmitavasaratti ceti kāmasugatibhuumi sattavidhā hoti.

Cõi vui Dục-giới có 7 cõi là: Cõi Nhân-loại, Tứ-Đại-Thiên-vương, cõi Đạo-lợi, cõi Dạ-ma, cõi Đẩu-xuất, cõi Hóa-lạc-Thiên, cõi Tha-hóa-tự-tại.

NÓI VỀ 11 CÕI DỤC

6- Sāpanāyamekadasavidhāpi kāmāvaccarabhūmicceva saṅkhaṃ gacchati.. 11 cõi như đã trình bày, được xem là cõi Dục-giới vậy.

NÓI VỀ 16 CÕI SẮC

7- Brahmapārisajjā brahmapurohitā mahābrahmāceti pathamajjhānabhūmi: cõi Phạm-chúng-Thiên, cõi Phạm-phụ-Thiên, cõi Đại-phạm-Thiên. Ba cõi này là cõi Sơ-thiền.

8- Parittābhā appamānābhā abhassarā ceti dutiyajjhānabhūmi: cõi Thiểu-quang-Thiên, cõi Vô-lượng-quang-Thiên, cõi Quang-âm-Thiên. Ba cõi này là cõi Nhị-thiền.

9- Parittābhā appamānābhā subhakiṅhā ceti dutiyajjhānabhūmi: Cõi Thiểu-tịnh-Thiên, cõi Vô-lượng-tịnh-Thiên, cõi Biến-tịnh-Thiên. Ba cõi này là cõi Tam-thiền.

10- Vehapphalā asaññasattā suddhāvāsā ceti catutthajjhaanabhūmīti rūpāvaccarabhūmi solasavidhā hoti:

Cõi Quảng-quả, cõi Vô-tưởng, cõi Ngũ-tịnh-cư-Thiên. Cả 7 cõi này là cõi Tứ-thiền. Tổng cộng thành 16 cõi Sắc-giới.

NÓI VỀ 5 CÕI TỊNH CƯ

11- Avihā atappā sudassā sudassī akaniṭṭhā ceti suddhāvāsabhūmi pañcavidhā hoti: 5 cõi Tịnh-cư là: Vô-phiền, Vô-nhiệt, Thiện-hiện, Thiện-kiến và Sắc-cứu-cánh. Gom chung lại thành 5 cõi.

NÓI VỀ 4 CÕI VÔ SẮC

12- Ākāsānañcāyatanabhumi viññānañcāyatanabhūmi ākiñcaññāyatanabhūmi nevasaññāyatanabhūmi ceti arūpabhūmi catubbidhā hoti.

Cõi Vô sắc có 4 là: cõi Không-vô-biên-xứ, cõi Thức-vô-biên-xứ, cõi Vô-sở-hữu-xứ và cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.

NÓI VỀ PHÂN CHIA CÕI VÀ NGƯỜI

13- Puthujjanā na labbhanti. Suddhāvāsesu sabbathā. Sotāpannā ca sakadā. Gāmino cāpi puggalā.

Phàm nhân, bậc Dự-lưu và bậc Nhất-lai. Ba hạng người này không thể sanh trong cõi Ngũ-tịnh-cư.

14- Ariyā nophalabbhanti, asaññāpāyabhūmīsu sesaṭṭhānesu labbhanti, ariyā- nariyāpi ca: Tám bậc Thánh không sanh trong cõi Vô-tưởng và 4 cõi khổ. Còn lại 21 cõi là: 7 cõi vui Dục, 10 cõi Sắc và 4 cõi Vô-sắc, dù Thánh hay phàm đều sanh vào được (theo thích hợp).

Āsimettha bhūmicatukkaṃ: phần trình bày trên là nhóm 4 cõi trong Vithīmuttasaṅgaha.

NÓI VỀ 4 CÕI KHỔ VÀ CÕI NHÂN LOẠI

Padaccheda, padasampandha, nacanattha và giảng giải trong 4 cõi khổ.

Từ Apāyabhūmi, khi đem chiết tự được như sau: Apa + Aya + Bhūmi, gom lại thành Apāyabhūmi, nơi đây tách ly gọi là Apa, nghiệp thiện gọi là Aya, chỗ nương trú gọi là Bhūmi.

Có câu định nghĩa rằng (vacanattha).

Tivithasampattiyo ayanti gacchanti pavattanti etenāti = Ayo thành tựu cả ba loại là: Nhân lạc, Thiên lạc, Níp- Bàn lạc thường phát sanh bởi 4 thiện nghiệp. Do vậy, thiện nghiệp ấy mới Gọi là Aya.

Ayato apagato =Apāyo nơi tách ly thiện nghiệp (tức nơi không có điều kiện thực hành thiện nghiệp) gọi là Apāya.

Bhavanti sattā etthāti = Bhūmi. Các chúng sanh sanh trong chỗ ấy, do vậy chỗ ấy được gọi là Bhūmi.

Apāyo eva bhūmi = Apāyabhūmi.

Thật vậy, những nơi mà chúng sanh nương trú không có dịp thực hành thiện nghiệp, được Gọi là Apāyabhūmi. Apāyabhūmi có 4: cõi địa ngục, cõi bàng sanh, cõi Ngạ quỉ, cõi Atula. Tiếp theo sẽ trình bày tuần tự 4 cõi khổ.

Padaccheda, padasampandha, vacanattha và giải rộng về địa ngục. Từ niraya đem chiết tự ra được như sau: Ni + Aya, nơi đây Ni là từ phủ nhận, dịch là không có, Aya dịch là tiến hóa hay an lạc, gom chung lại là Niraya. Có câu định nghĩa (vacanattha) rằng:

1. Ayati vaḍḍhātīti = Ayo: sự an lạc, sự an vui thường Tăng Trưởng, do vậy sự an vui, sự an lạc ấy gọi là Aya.

Một câu nữa là: Ayitabbo sāditabboti = Ayo. Sự an lạc, sự an vui ấy đáng được mong muốn, như vậy Gọi là Aya.

2. Natthi ayo etthāti = Nirayo: sự an lạc, sự an vui không có trong cõi nào, do vậy cõi ấy Gọi là Niraya.

ĐẠI ĐỊA NGỤC CÓ TÁM HẦM LÀ:

1. Địa ngục Sañjiva.
2. Địa ngục Kāḷasutta.
3. Địa ngục Saṅghāta.
4. Địa ngục Roruva.
5. Địa ngục Mahā roruva.
6. Địa ngục Tāpana.
7. Địa ngục Mahā tāpana
8. Địa ngục Avīci.

Địa ngục Saṅghāta còn được gọi là Dhūmaroruva(jālaroruva).

ĐỊA NGỤC USSADA CÓ NĂM HẦM LÀ:

1. Địa ngục Gūtha.
2. Địa ngục Kukakaḷa.
3. Địa ngục Sipalīvana.
4. Địa ngục Asipattavana.
5. Địa ngục Vettaraṇī.

Trong mỗi Địa đại ngục có 16 địa ngục Ussada. Vậy có cả thảy 128 địa ngục Ussada (Đa-khổ-địa-ngục).

Sở dĩ được con số 128 này, bởi tính theo bốn hướng, mỗi hướng có địa ngục ussada là 4, 16 địa ngục này nhân với 8 Địa đại ngục thành 128. Nếu tính theo 8 hướng, thì trong mỗi Địa đại ngục có 32 địa ngục Ussada vây quanh. 32 x 8 = 256.

Trong năm địa ngục ussada ấy, nếu gom địa ngục Asipatta và Vettaraṇī vào thành 1 thì được bốn hầm.

Nơi đây, từ ussada dịch là có nhiều sự khổ, như có câu định nghĩa rằng:

Ussīdanti nānādukhā etthāti = Ussada.

Các sự khổ có nhiều trong cõi địa ngục này. Do vậy, cõi địa ngục này được Gọi là Ussada. 128 hầm địa ngục Ussada Gọi là Cūḷanaraka- tiểu địa ngục cũng được.

VỊ TRÍ CỦA TÁM HẦM ĐẠI ĐỊA NGỤC

Tám hầm Địa đại ngục nằm phía dưới cõi nhân loại, trực hướng với Nam-thiện-bộ-châu (jampūdīpa) tiếp nối với mặt địa cầu. Mặt địa cầu mà nhân loại đang đứng ở đây có bề dày là 240.000 do tuần (1 do tuần = 16km.), phân nửa phía trên là đất, thường gọi là Paṃsupaṭhavī dày 120.000 do tuần, phân nửa phía dưới là đá Gọi là Silāpaṭhavī dày 120.000 do tuần. Cả tám Địa đại ngục này nằm trong phần đất thường, mỗi hầm cách nhau là 1.500 do tuần kể theo thứ tự. Tức là kể từ mặt địa cầu xuống đến Địa đại ngục thứ nhất tên là Sañjīva cách khoảng 1.500 do tuần, từ địa ngục Sañjīva xuống địa ngục lớn thứ hai là Kāḷasutta cách khoảng 1.500 do tuần, từ Kāḷasutta xuống đại địa ngục thứ ba tên là Saṇghāta cách khoảng 1.500 do tuần. Từ đại địangục Saṇghāta xuống Địa đại ngục thứ tư tên là Roruva cách khoảng 1.500 do tuần. Từ địa ngục Roruva xuống đến đại địa ngục thứ năm tên là Mahāroruva cách khoảng 1.500 do tuần, từ đại địa ngục Mahāroruva xuống đến đại địa ngục thứ sáu tên là Tāpana cách khoảng 1.500 do tuần, từ địa ngục Tāpana xuống đến đại địa ngục thứ bảy tên là Mahā tāpana cách khoảng 1.500 do tuần, từ đại địa ngục Mahā tāpana xuống đến đại địa ngục thứ tám tên là Avīci cách khoảng 1.500 do tuần.

Sở dĩ, tám hầm đại địa ngục này nằm phía dưới địa cầu như đã trình bày, là vì khi đến 1.500 do tuần, liền trở thành mỗi một tầng hầm (Umoṅga) theo thứ tự.

Mặt địa cầu dày 240.000 do tuần này, nằm trên tảng băng dầy 480.000 do tuần, tảng băng này nằm trên lớp gió dầy 960.000 do tuần, kế tiếp lớp gió này di chuyển thành hư không, Gọi là Heṭṭhima ajatākāsa (hạ tầng hư không-hư không tầng dưới) hư không ở phía trên từ cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng trở lên Gọi là Uparima ajatākāsa (thượng tầng hư không-hư không phần trên).

VỊ TRÍ NĂM HẦM ĐỊA NGỤC USSADA

Địa ngục ussada này là các hầm địa ngục nhỏ nằm cùng một nơi với các đại địa ngục cũng có nằm theo rừng núi, Đại dương, sông hằng, các dīpa (châu) nhỏ và vùng hoang đảo cũng có.

CÂU CHUYỆN VỀ YAMARĀJĀ và NIRAYAPĀLA

Diêm vương này là chúa của loài Ngạ quỉ Vemànikā, có lúc cũng hưởng thọ lạc, tức được ở trong cung điện, có Thiên viên, có những vũ nữ quanh vây ca múa, có lúc cũng bị cảm thọ khổ, chính là quả của nghiệp có trong Địa ngục ấy. như trong uparipaṇṇāsa aṭṭhakathā và Tikaṅguttara aṭṭhakathā có nêu rằng:

Yamārājā nāma vemānikapetarājā ekasmiṃ kāle dibbavimāna dibbakappasukha dibba uyyāna dibbanāṭaka dibbasampattiṃ anubhavatti ekasmiṃ kāle kammavipākaṃ .

Gọi là quả của nghiệp, tức là quả của nghiệp bất thiện, được giải rộng như sau:

Chúa của Ngạ quỉ Vemànika này lúc còn ở nhân loại đã thường tạo nghiệp bất thiện và nghiệp thiện. Sau khi mệnh chung được sanh lên cõi Tứ-Thiên-vương, tái tục bằng tâm quả thiện vô nhân cũng có, bằng tâm quả nhị nhân cũng có, tâm quả tam nhân cũng có, giống như các Chư Thiên Vinipātika đó là do mãnh lực của thiện nghiệp. Bởi vậy chúa của nhóm Ngạ quỉ Vemānika ấy mới có thể chứng đạt Đạo quả được. Còn trong thời bình nhật, cũng có lúc cảm thọ quả thiện, có lúc phải cảm thọ quả bất thiện tương xứng với nghiệp mà mình đã tạo. Chúa của nhóm Ngạ quỉ Vemānika nào đạt được Thánh Đạo rồi, vị chúa của nhóm Ngạ quỉ Vemānika ấy sẽ luôn luôn hưởng thọ lạc của thiện, kể từ lúc đạt được Thánh Đạo trở đi. Xin các học giả nên biết là như vậy.

Như trong Uparipaṇṇāsa và Tikaṅguttaratīkā có nêu rằng:

Kammavipākanti akusalakammavipākaṃ vemānikapetā hi kaṅhasukkavasena missakakammaṃ katvā vinipātikadevatā viya sukkena kammunā paṭisandhiṃ ganhanti tathā hi te maggaphalabhāgino hontu pavattiyaṃ pana kammànurūpaṃ kadāci puññaphalaṃ kadāci apuññaphalaṃ paccānubhavanti yesaṃ maggādhigamata paṭṭhāya puññaphalameva uppajjatīti daṭṭhabbaṃ .

Trong mỗi hầm đại địa ngục, không phải chỉ có một Diêm vương, mà thật sự có đến bốn vị tại bốn cửa hầm đại địa ngục, vì lẽ ấy, tổng cộng có đến 32 vị Diêm chúa.

Như trong Upāripaṇṇāsa và Tikaṅguttaraṭīkā có nêu rằng: Na cesa ekova hoti catūsu pana dvāresu cattāro janā honti.

Trong cả thảy 8 đại địa ngục ấy, mỗi hầm có 4 cửa, tổng cộng 32 cửa, trong mỗi cửa có 4 hầm địa ngục Unada, tổng cộng có 128 hầm, trong mỗi cửa có một vị Diêm vương, tổng cộng có 32 vị Diêm vương.

Như trong chú giải Suttasaṅgaha và chú giải Devadūtasutta có nêu rằng:

Tattha ekekassa cattāri cattāri dāvāni honti ekasmiṃ dvāre cattāro cattāro ussadaniriyā ekeko ca yamarājā.

Nhóm Nirayapāla(cai ngục) này không phải là chúng sanh địa ngục, vì việc tái sanh của nhóm (nirayapāla-cai ngục) này sanh lên do nghiệp ly bất thiện, tương xứng với nghiệp dẫn đến cảnh giới Niraya. Được giải rằng: nhóm Niraya- cai ngục này có sanh chủng là Quỉ sứ và tái tục bằng thiện nghiệp tương xứng dẫn đi tục sinh trong cõi địa ngục.

Như trong Kathāvatthu anuṭīkā và Uparipaṇṇāsaṭīkā có nêu rằng: Anerayikā nirayapālā aniriyagati saṃvattayakammanibbattito niriyuppatti saṃvattaniyakammato hi aññeneva kammunā te nibbattanti rakkhasajātikattā.

Nếu có người hỏi rằng các cai ngục không phải là chúng sanh địa ngục, nhưng vì sao sanh trong cõi địa ngục ấy? Vì khoảng giữa chỗ, vẫn có sinh mạng, có sự hoan hỷ với việc não hại hoặc giết các chúng sanh như chúng sanh địa ngục chẳng hạn. Giải rằng: thiện nghiệp pha lẫn với Nikantitaṇhā, tức là sự thích thú trong việc não hại chúng sanh, có khả năng dẫn cho tái sanh trong cõi địa ngục, luôn cả cho có thân hình thích hợp với việc hành hình giết các chúng sanh địa ngục. Thế nên nhóm cai ngục này mới có thân hình to lớn, cường tráng, có sức mạnh hơn các chúng sanh địa ngục và biểu lộ hình tướng rất hung dữ, có khả năng làm cho các chúng sanh ở địa ngục sợ hãi, khiếp đảm, như loài quạ, loài chó. . . sanh trong địa ngục này cũng có thân hình to lớn đáng sợ.

Các học giả nên biết theo pālī, trong các Kathāvatthu anuṭīkā và Uparipaṇṇāsāṭīkā có nêu rằng:

Gijjhāpi kākāpi kulatāpāti etepi yakkhagijjhā ceva yakkhakākā ca yakkhakulalā ca paccetabbā pākatikānaṃ pana gijjhādīnaṃ āpātampi evarūpaṃ nāgacchati.

Nói về năm loại Thiên sứ, trong Uparipaṇṇāsa Chánh Tạng và atthakathā.

Tất cả nhân loại đang sống trong cõi đời này, thường có tánh sai biệt như người sống thiện hạnh, người sống ác hạnh, tâm tánh đa dạng, nơi đây chỉ tóm tắt 4 loại tương xứng với sở hành của mọi người là:

1. Một số người trong thế gian này thích hành thiện.
2. Có một số người trong thế gian này vừa hành thiện cũng vừa hành ác.
3. Có một số người trong thế gian này thường hành ác hơn hành thiện.
4. Có một số người trong thế gian này chỉ chuyên về hành ác.

Cả bốn hạng người này, hạng thứ nhất trong lúc lâm chung thường nhớ đến việc thiện mà mình làm, do đó hạng người này thoát khỏi bốn cõi khổ.

Còn hạng người thứ hai, nếu không tự mình nhớ tưởng đến điều thiện được, có thân quyến nhắc nhở cho nhớ được điều thiện đã làm, cũng có thể giúp cho thoát khỏi khổ cảnh được. Ngoại trừ người ấy, tự mình không nhớ đến điều thiện mà mình đã làm, và cũng không có người thân nào nhắc nhở cho mà chỉ mang nỗi buồn phiền hay hối tiếc. Với tâm trạng như thế, người ấy sẽ không thoát khỏi khổ cảnh được.

Còn hạng người thứ ba, do tự mình tạo bất thiện nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp, cho nên khó tưởng đến điều thiện, ngoại trừ nhận được sự giúp đở của người khác, mà người giúp đở này phải hết sức khéo léo, thì người ấy mới có thể thoát khỏi khổ cảnh được, nếu chỉ là sự giúp đở thông thường thì người ấy không thể an trú trong điều thiện được, khi ấy hạng người này chắc chắn rơi vào khổ cảnh.

Còn hạng người thứ tư, thường không thoát khỏi khổ cảnh, ngọi trừ Đức Chánh-Đẳng-Giác, bậc Thượng-Thinh-Văn hoặc bậc Đại-Thinh-Văn mới giúp đở được, và muốn nhận được sự giúp đở từ các vị ấy, người đó phải có Kusala aparāpariyavedaniyakamma "nghiệp có mãnh lực nhiều, tức là thiện nghiệp mà mình thường tạo trong đời quá khứ".

Nếu hạng người này rơi vào Địa ngục, liền rơi thẳng xuống địa ngục, chớ không có dịp gặp Diêm Vương để thẩm vấn.

Còn hạng người thứ hai và thứ ba, nếu bị rơi vào địa ngục, cũng có cơ hội được gặp Diêm Vương, để Diêm chúa sẽ thẩm vấn, gạn hỏi đến 5 vị Thiên Sứ, rồi sau đó mới đi chịu cảnh thọ khổ trong các địa ngục ấy.

Sau khi người ấy rơi xuống Địa ngục, các cai ngục sẽ dẫn người ấy đến gặp Diêm Vương. Câu hỏi của diêm vương về 5 vị Thiên Sứ là:

1. Thiên sứ thứ nhất là sự sanh, sự chào đời của đứa bé.

2. Thiên sứ thứ hai là sự già, tức người già (sống trên đời hay có mặt trên cõi người).

3. Thiên sứ thứ ba là bệnh tật, tức là người bệnh có hiện hữu trên cõi nhân loại.

4. Thiên sứ thứ tư là sự chết, tức là người chết. Sự hiện hữu hiện tượng chết trên cõi nhân loại.

5. Thiên sứ thứ năm là người bị hành tội, tức sự hành hình của pháp luật ở trong nước chẳng hạn như: trộm cắp, cướp bóc, giết người...

Khi Diêm chúa thấy người ấy, bèn nói với họ rằng: "Này người kia! Bây giờ ta sẽ hỏi, khi còn ở trên cõi người, ngươi có từng thấy một đứa trẻ mới sanh ra nằm trên vật nhơ nhớp chăng?

- Chúng sanh tội phạm đáp rằng: Tôi từng thấy.

Diêm vương hỏi tiếp rằng: Khi ngươi thấy đứa bé mới sanh ra như vậy, ngươi có nghĩ rằng: ta đây vẫn còn phải tái sanh nữa, vậy ta phải cố gắng bố thí, trì giới, tu tiến để thoát khỏi sự sanh, khổ do sanh ấy?

Chúng sanh địa ngục ấy, sau khi nghe câu hỏi của Diêm chúa như thế rồi, nếu ngay lúc ấy nhớ lại được thiện sự, thì sẽ thoát khỏi địa ngục ngay và sẽ được sanh lên cõi người hoặc Thiên giới. Nếu trong khi ấy không nhớ được thiện sự, thì đáp rằng: tôi từng thấy đứa bé sanh ra thật, nhưng tôi không có suy nghĩ gì, ngoại trừ thỏa thích vui mừng theo thường tình của thế gian thôi.

Diêm vương bèn phán rằng: "Nếu vậy, đây chính là sự dể duôi của ngươi mặc dầu ngươi đã thấy sự sanh như vậy mà ngươi vẫn vui mừng thoả thích. Sự vui mừng và dễ duôi này khởi lên từ nơi ngươi, không phải do cha mẹ, vợ con, anh em hay bạn bè, thầy tổ hoặc Chư Thiên làm cho ngươi. Vậy chính ngươi phải thọ nhận quả báo mà ngươi đã làm, không có ai thọ nhận thay ngươi được, ngươi đã hành động như thế nào, ngươi sẽ nhận lãnh quả báo như thế ấy".

Rồi Diêm Vương phán tiếp rằng: "Vậy người có từng thấy người già, người bệnh, người chết và kẻ tội phạm chăng?".

Chúng sanh địa ngục ấy đáp rằng: "tôi từng thấy"

Diêm vương phán hỏi tiếp rằng: lúc ngươi thấy người già, người bệnh, người chết hoặc kẻ tội phạm. Ngươi có suy nghĩ rằng chính ta đây cũng bị già, bệnh và chết, ta hãy tinh cần bố thí, trì giới, tu tiến để làm chỗ nương tựa cho chính mình và có thể giúp mình thoát khỏi các sự đau khổ ấy chăng?

Chúng sanh địa ngục ấy, sau khi nghe phán hỏi lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư, lần thứ năm. Nếu nhớ được thiện sự thì sẽ trả lời giống như câu trả lời trong Thiên Sứ thứ nhất.

Đối với những người nào, sau khi làm các thiện sự, có hồi hướng phước cho Diêm Vương, sẽ được Diêm Vương cố gắng giúp cho người ấy nhớ lại các Thiên sứ ấy. Vậy người, sau khi tạo phước bố thí, trì giới hay tu tiến rồi, hãy hồi hướng phước báu đến Diêm Vương. Diêm vương sẽ nhớ được, vì đã từng nhận phước nơi người ấy. Nếu người nào sau khi bố thí, trì giới, tu tiến nhưng không có hồi hướng phước đến Diêm chúa. Diêm Vương không thể nhớ được thiện sự của người ấy. Sau khi Diêm Vương gợi ý, mà người ấy vẫn không nhớ được, vẫn ngồi im lặng. Bấy giờ, các cai ngục đem người ấy ra hành tội tùy theo ác nghiệp mà người đó đã làm.

Nếu Diêm Vương nhớ được thiện nghiệp của người ấy, thì sẽ nói lên, người ấy nghe Diêm Vương nói lên như vậy, cũng nhớ được rằng: "ta đã từng bố thí, trì giới, tu tiến như vầy... như vầy... ngay lúc nào nhớ được thiện nghiệp của mình, liền khi đó, người ấy thoát khỏi địa ngục".

Vậy việc nhắc nhở, gợi ý của Diêm Vương là nhân, việc nhớ được thiện nghiệp của mình là quả. Việc nhớ lại được thiện nghiệp của mình là nhân, việc thoát khỏi địa ngục ấy là quả.

Dứt phần nói về năm vị thiên sứ

-ooOoo-

Phần trình bày định nghĩa và lời giảng rộng trong tám hầm địa ngục và năm hầm địa ngục Ussada.

1- Sañjīvanaraka (Đẳng-hoạt địa ngục)

Saṃ punappunaṃ jīvanti etthāti = Sañjīvo.

Các chúng sanh ở trong địa ngục ấy chết đi sống lại hoài . Do vậy, địa ngục ấy Gọi là Sañjīva: Đẳng-hoạt.

Jalitāvuddhahatthehi khaṇḍītāpi nerayikā jīvantā yamhi punopi sañjīvoti pavuccate.

Các cai ngục với tay cầm vũ khṅ sắc bén, sáng chói, chém các chúng sanh trong địc ngục ấy, dù bị chém đến chết, nhưng họ vẫn sống lại được trong địc ngục nào, Địa ngục ấy gọi là Sañjīva.

2- Kāḷasutta (Hắc-thằng địa ngục)

Kāḷasuttaṃ ṭhapetvā tacchanti etthāti = Kāḷasutto.

Các cai ngục làm dấu bằng dây đen, rồi xẻo, vạt, hoặc chặt chúng sanh trong địa ngục ấy, do vậy Địa ngục ấy gọi là Kāḷasutta (Hắc-thằng). Và:

Kāḷasutta nipātetvā vāsiparasukudārī ādī hi tacchanti ettha nibbāte satteti = Kāḷasutto (Hắc-thằng),

(Hoặc là):Các cai ngục làm dấu bằng dây đen, rồi xẻo vạt hoặc chặt chúng sanh trong địa ngục ấy bằng dao, búa, cưa ... do vậy Địa ngục ấy gọi là Kāḷasutta.

Kāḷasuttena tacchanti yamhi nirayApālakā anubandhā patante kāḷasutto pavuccate.

Các cai ngục làm dấu bằng dây đen, rồi xẻo vạt hoặc chặt chúng sanh Địa ngục đang té ngã vì bị cai ngục đuổi bắt trong Địa ngục nào, địa ngục ấy Gọi là Kāḷasutta (Hắc-thằng).

3- Saṅghātanaraka (Địa ngục Chúng-hiệp).

Saṅghātenti etthāti = Saṅghāto: Núi sắc nghiền nát chúng sanh trong địa ngục ấy, do vậy địa ngục ấy Gọi là Saṅghata- Chúng Hiệp- và:

Mahantā jalitā ayopabbatā saṅghātenti cunnavicuṇṇaṃ karonti ettha nibbatte sattetu = Saṅghāto.

(Hoặc là): Ngọn núi sắc to lớn cháy đỏ nghiền nát chúng sanh trong địa ngục ấy, gọi là Saṅghāta - Chúng Hiệp.

Ayonaya pathabyaṃ yamhi kaṭimattaṃ pavisite tiyoselā saṅghātenti saṅghātīti pavuccati.

Khi sắt cháy đỏ, nghiền nát các chúng sanh đang lún xuống nền sắc khoảng tới eo trong địa ngục nào, địa ngục ấy gọi là Saṅghāta.

4- Roruvanaraka (Dhūmarorupa hay Cūḷarorupa) - Khiếu hóa.

Mahāravaṃ ravanti etthāti = Roruvo: các chúng sanh la khóc vang dậy trong Địa ngục ấy. Do vậy, Địa ngục ấy gọi là Roruva - Khiếu hóa. Và:

Mahantehi saddehi niccakalaṃ ruvanti ettha nibbattā sattāti = Roruva. (Hay là) các chúng sanh trong Địa ngục ấy la khóc vang dội suốt thời gian dài. Do vậy, Địa ngục ấy có tên là Roruva - Khiếu hóa.

Dhūmehi pavisitvāna sedamānā dayāvahaṃ mahāravaṃ ravantettha vuccate dhūmaroruvo:

Các chúng sanh Địa ngục bị khói xông vào 9 cửa làm cho khó chịu, la khóc vang dội đáng thương ở trong Địa ngục ấy, cho nên Địa ngục ấy gọi là Dhūmaroruva.

5- Mahāroruvanaraka (Jālaroruva) - Đại khiếu hóa.

Mahanto roruvo = Mahāroruvo - Đại khiếu hóa.

Địa ngục có tiếng la khóc lớn hơn Địa ngục Cūḷaroruva, gọi là Mahāroruvanaraka (Địa ngục Đại khiếu hóa).

Jālāhi pavisitvāna dayhamānā dayāvahaṃ mahāravaṃ ravantettha niccate jālaroruva.

Các chúng sanh bị lửa đốt cháy vào 9 cửa khiếu, la khóc tiếng vang dội đáng thương trong Địa ngục ấy, nên Địa ngục gọi là Địa ngục Jālaroruva hay Mahāroruva.

6- Tāpananaraka (Cūḷatāpana) Địa ngục Tiểu viêm nhiệt.

Tāpetīti = Tāpano: Địa ngục làm cho chúng sanh nóng bức. Do vậy, Địa ngục ấy gọi là Tāpana - Viêm nhiệt.

Jālite ayasūlamhi niccalaṃ nisidāpite tāpeti pāpake pāṇe tapanoti pavuccate.

Địa ngục làm cho các chúng sanh ác, ngồi cột dính vào cây sắc nóng đỏ rồi cho lửa cháy. Do vậy, Địa ngục ấy là Tāpana.

7- Mahātāpananaraka (Patāpana) (Địa ngục Đại viêm nhiệt)

Itiviyatāpetīti = Mahātāpano

Địa ngục làm cho chúng sanh vô cùng nóng bức. Do vậy, địa ngục ấy gọi là mahātāpana - Đại viêm nhiệt. Và:

Mahanto tāpanoti = Mahātāpana.

(Hay là) Địa ngục làm cho các chúng sanh nóng bức nhiều hơn địa ngục Cūḷatāpana. Do đó, Địa ngục ấy gọi là Mahātāpana.

Ayasesaṃ āropetvā heṭṭhāsūlaṃ patāpiya pāpāka yo patāpeti patāpanoti vuccate.

Địa ngục khiến chúng sanh ác đến ngọn núi sắt nóng đỏ, rồi rơi xuống cây giáo ở phía dưới do mãnh lực của gió và lửa đang cháy. Do vậy, Địa ngục ấy gọi là Patāpana hay Mahātāpana - Đại viêm nhiệt.

8- Avācinaraka (Địa ngục Vô gián).

Natthi vīci etthāti = Avīci.

Khoảng cách của ngọn lửa, chúng sanh Địa ngục và sự khổ không có gián đoạn trong địa ngục ấy. Do vậy, Địa ngục ấy gọi là Avīci - Vô gián. (Và):

Sattāmaṃ và aggijālānaṃ và dukkha vedanānaṃ và natthi vīciantasaṃ etthāti = Avīci.

(Hoặc là) khoảng cách của các chúng sanh và ngọn lửa, việc thọ khổ không gián đoạn trong Địa ngục ấy. Do vậy, Địa ngục ấy gọi là Avīci - Vô gián.

Jālānaṃ sattānaṃ yattha natthi dukkhassa antaraṃ bālānaṃ nivāso avīcīti pavuccate.

Khoảng cách của ngọn lửa, các chúng sanh Địa ngục và sự khổ trong Địa ngục nào không có gián đoạn. Do vậy, Địa ngục ấy Gọi là chỗ miệt mà của các chúng sanh ác, nên Gọi là Avīci - Vô -gián.

Dứt tám hầm đại địa ngục

-ooOoo-

NÓI VỀ THỨ TỰ NĂM HẦM ĐIẠ NGỤC USSADA

1- Gūthanaraka (Địa ngục phẩn niệu).

Avīcimhā pamuttāpi amuttā sesApāpino paccanti pūtike gūbhe tasseva samanatare.

Các chúng sanh Địa ngục còn bất thiện nghiệp, dù đã thoát khỏi Đại địa ngục Vô Gián rồi, cũng chưa thoát khỏi hẳn mà phải tiếp tục thọ khổ, tức bị não hại trong địa ngục Phẩn thúi, nối liền với Địa ngục Vô Gián.

2- Kukkukanaraka (Địa ngục Tro Nóng).

Pūtigūthā pamuttāpi amuttā sesapāpino paccanti kukkule tasse va samanantare.

Các chúng sanh vẫn còn dư sót bất thiện nghiệp, dù đã thoát khỏi địa ngục Phẩn niệu rồi, cũng chưa thoát khỏi hẳn, mà phải tiếp tục thọ khổ, tức bị não hại trong địa ngục Tro nóng nằm nối liền với Địa ngục Phẩn niệu.

3- Simpalivananaraka: (Địa ngục Rừng gòn gai)

Kukkuluṇhā pamuttāpi amuttā sesapāpino paccanti simpalidāye tasseva samanantare.

Các chúng sanh địa ngục vẫn còn dư sót bất thiện nghiệp, tuy thoát khỏi Địa ngục Tro nóng, nhưng vẫn không thoát khỏi hẳn mà còn phải thọ khổ tiếp, tức là bị não hại trong Địa ngục Rừng gòn gai, nằm nối liền với địa ngục Tro nóng ấy.

4- Sipattavananaraka (Địa ngục Rừng lá kiếm).

Các chúng sanh Địa ngục vẫn còn dư sót ác nghiệp, tuy thoát khỏi địa ngục Rừng gòn gai, nhưng còn phải khổ thọ tiếp trong Địa ngục Rừng lá kiếm, nằm nối liền với Địa ngục Rừng gòn gai ấy. Như câu Pāli sau:

Simpalimhā pamuttāpi amuttā sesapāpino papaccanti asipatte tasseva samanantare.

5- Vettaraṇīnaraka (Địa ngục Nước mặn có mây gai).

Asipattā pamuttāpi amuttā sesapāpino papaccanti khārodake tasseva samenatare.

Các chúng sanh Địa ngục, vẫn còn dư sót ác nghiệp, tuy thoát khỏi địa ngục Rừng cây lá kiếm, vẫn phải thọ khổ tiếp trong Địa ngục Dòng nước mặn có mây gai, nằm nối liến với địa ngục Rừng cây lá kiếm ấy.

Nói về tám hầm địa ngục Ussada trong bộ Lokapaññatti.

1- Hầm địa ngục đầy than hừng gọi là Aṅgārakāsuniraya - Khanh thán Địa ngục.
2- Địa ngục nước sắc, gọi là Loharasaniraya - Thiết vị Địa ngục.
3- Địa ngục tro nóng, gọi là Kukkulaniraya - Nhiệt khôi Địa ngục.
4- Địa ngục nước nóng, gọi là Aggisamodakaniraya.
5- Địa ngục đồng sôi, gọi là Lohakunithīniraya - Đồng hoặch Địa ngục.
6- Địa ngục Phẩn hôi, gọi là Gūthaniraya - Phẩn niệu Địa ngục.
7- Địa ngục Rừng gòn gai, gọi là Simpalivananiraya - châm thụ lâm địa ngục.
8- Địa ngục Dòng nước mặn có mây gai, gọi là Vettaraṇīniraya .

Trong mỗi hầm Địa đại ngục có 32 địa ngục Ussada, tức là mỗi hướng của đại địa ngục có 8 địa ngục Ussada, cả 4 hướng thì có 32. Như vậy, mỗi Đại địa ngục có 32 địa ngục Ussada, tổng cộng có 8 Đại địa ngục thì có 8 x 32 = 256 địa ngục Ussada.

PHÂN LOẠI CỦA VÔ GIÁN ĐỊA NGỤC

Trong Saḷāyatanasampayutta aṭṭhakathā và Aṅguttara aṭṭhakathā:

1. Pahāsaniraya; 2. Aparājitaniraya; 3. Ambudaniraya; 4. Nirabbudaniraya; 5. Abhaniraya; 6. Ahahaniraya; 7. Aṭaṭaniraya; 8. Kumindaniraya; 9. Soganthikaniraya; 10. Uppalaniraya; 11. Pundarikaniraya; 12. Mahāpadumaniraya.

Việc phân tích tội lỗi chúng sanh rơi trong Địa ngục:

1) Vua chúa, Đại thần và kẻ có quyền lực, nhiều thân lực, tài sản lực, uy lịnh lực, khi còn làm người, não hại người thấp kém hơn mình một cách phi pháp, hoặc là bọn Đạo tặc cướp phá xóm làng, chỉ đến giết người gom lấy tài sản rồi tẩu thoát. Hạng người nói trên, sau khi chết phần nhiều rơi vào địa ngục Sañjiva thọ khổ.

2) Người nào não hại, sát hại Tỳ khưu, Sa di, Đạo sĩ, hay Đao phủ thủ có nhiệm vụ giết người. Chư Tỳ khưu, Sa di, kẻ ác giới vô liêm sỉ (Ālajjī). Những hạng người này sau khi chết phần nhiều đọa vào cảm thọ khổ trong địa ngục Hắc-thằng, hoặc người nào giết cha, giết mẹ cũng đọa vào địa ngục Hắc- Thằng để thọ khổ cũng có. (Thuyết trong bổn sanh Saṅkicca).

3) Người chuyên huấn luyện voi, ngựa, bò, trâu ... hay người não hại chúng sanh (bàng sanh) của mình có được, để tạo lợi ích riêng, với sự không có tâm từ ấy, thương sót. Hay người săn bắn chim thú ... những người như thế, sau khi chết phần nhiều thọ sanh vào địa ngục Saṅkhāta- Chúng hiệp- để thọ khổ.

4) Hạng ngư phủ, kẻ phá rẩy rừng, đốt rừng nơi có chúng sanh nương sống, hoặc người giam cầm chúng sanh như chim ... Rồi mang đi sát hại, người uống rượu say để hãm hại người khác. Những hạng người này, sau khi chết phần nhiều rơi vào địa ngục Cuḷaroruva - Tiểu khiếu hoán.

5) Người trộm tài sản của cha mẹ, thầy tổ, hoặc trộm của Tỳ khưu, Sa di, Đạo sĩ, người có giới, khiến cho họ gặp khó khăn hoặc trộm vật tôn thờ mà thí chủ dâng cúng cho Tam-bảo, hoặc lường gạt lấy đồ của người, và người trộm cắp một trong 25 cách trộm cắp. Những người này, sau khi chết phần nhiều rơi vào cảm thọ khổ trong địa ngục Mahāroruva - Đại khiếu hoán.

6) Người đốt liêu cốc, Chánh điện, Tịnh xá, Giảng đường, đền Đài, làng xóm, pháp hủy Tháp, Miếu, sau khi chết đọa vào địa ngục Cūḷatāpana - Tiểu viêm nhiệt.

7) Người có suy nghĩ: "Chánh pháp không tốt đẹp, không có cốt lõi lợi ích chi cả, còn phi pháp thì lại nghĩ là tốt đẹp, có cốt lõi. Hoặc người có đoạn kiến, tức nghĩ rằng chết là hết không tái sanh lại nữa, và người có thường kiến, tức là chấp rằng khi làm chó, làm người nghèo, làm người giàu, làm Chư Thiên, làm Phạm Thiên ... rồi sẽ tái sanh trở lại là chó, là người nghèo, là người giàu, là Chư Thiên, là Phạm Thiên y như cũ, không thay đỗi. Và người nào có vô hữu kiến, tức nghĩ rằng hành thiện như trì giới, tu tiến, trau dồi Chánh kiến... chẳng có quả báu chi cả. Việc ác như sát sanh, trộm cắp... cũng chẳn có tội chi cả. Người có vô nhân kiến như là nghĩ rằng: làm người, làm thú, làm người giàu, người nghèo, có sắc tốt, sắc xấu, trường thọ, yểu tử, hữu bịnh, vô bịnh, thông minh hay ngu dốt... đều là tự nhiên có, không có nguyên nhân chi cả. Hay người nào có vô hành kiến, tức là: chúng sanh làm điểu gì cũng đều không có quả báu, sự sống đây cũng không có nhân, và người khuyến dụ người tin theo tà kiến của mình. Những hạng người ấy, sau khi chết đọa vào địa ngục Mahātāpana hoặc Vettaraṇī ussadanaraka - Đại viêm nhiệt hoặc Địa ngục huỳnh tuyền - tuỳ theo nghiệp mà mình đã tạo nhiều hay ít.

Ở đây vô hữu kiến có 10 loại mà Đức Thế Tôn đã thuyết trong bổn sanh Nemirāja như sau:

1. Natthi dinnaṃ: Bố thí không có quả báu.
2. Natthi yiṭṭhaṃ: Cúng dường Tam-bảo không có quả báu.
3. Natthi hutaṃ: Cúng tế Chư Thiên không có quả báu chi.
4. Natthi sukaṭa dukkatānaṃ kammānaṃ bhalavipāko: Quả của nghiệp tốt, nghiệp xấu cũng chẳng có.
5. Natthi mātā: Ân đức của mẹ không có.
6. Natthi pitā: Ân đức của cha cũng không có.
7. Natthi samaṇabrahmmaṇā: Ân đức của Sa môn, Bà la môn, bậc có tịnh hạnh và giới không có.
8. Natthi sattā opapātikā: Chúng sanh hoá sanh, tức Chư Thiên, Phạm Thiên, Ngạ quỉ, Atula và chúng sanh Địa ngục không có.
9. Natthi ayaṃ loko: Đời này không có.
10. Natthi paraloko: Đời sau không có.

Vậy nếu người nào có một trong 10 loại vô hữu kiến này, sau khi chết sẽ đọa vào cảm thọ khổ trong cảnh địa ngục Đại Viêm Nhiệt hoặc địa ngục Huỳnh tuyền đa khổ. (đoạn này trong Bổn sanh Nemirāja).

8) Người giết cha, mẹ, A La Hán, chích huyết thân Phật, chia rẽ Tăng chúng, người pháp hủy Tháp thờ Xá Lợi, tượng Phật, cội Bồ Đề chỗ giác ngộ của Ngài bằng tâm hung ác, và người chỉ trích Tăng, bậc Thánh, người có Ân đức hơn mình. Người chấp thủ nhất định ba ác kiến là vô nhân, vô hữu, vô hành kiến. Hạng người như thế, sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián hay địa ngục Đồng Hoạch đa khổ, tùy theo nghiệp đã tạo nhiều hay ít.

Người nữ tự phá thai, sau khi chết đoạ vào địa ngục huỳnh tuyền đa khổ. (Bổn sanh Saṅkicca).

9) Người nữ thích giao tình, giật chồng kẻ khác. Nam nhân thích giao tình, giật vợ kẻ khác. Những người nam, nữ ấy sau khi chết, đọa vào Địa ngục Châm thụ lâm đa khổ. Sau đó còn phải thọ khổ trong Địa ngục Đồng hoạch có nước nóng như lửa, tùy theo nghiệp đã tạo nhiều hay ít. (Bổn sanh Saṅkicca).

10) Lại nữa, Đức Thế Tôn đã thuyết trong bổn sanh Nemirāja rằng: " Người nam hay nữ nào thích giao tình, với vợ hay chồng của kẻ khác. Sau khi chết nhất định phải thọ khổ trong Địa ngục Chúng hiệp hoặc địa ngục Khanh thán, tức địa ngục Hố than hừng".

Lời vấn đáp liên quan đến địa ngục.

(Nằm trong Bổn sanh Nemirāja - địa ngục Vettaraṇī).

Vấn: Đức vua Nemi khi nhìn thấy các chúng sanh thọ khổ dưới sông Vettaraṇī. Ngài sợ hãi, kinh hoàng phán hỏi Thiên tử Mātalī rằng: "Các chúng sanh này đã tạo ác nghiệp gì?".

Đáp: Thiên tử Mātalī thưa rằng: "những chúng sanh nào khi còn làm người sống theo ác pháp, thường não hại kẻ cô thế, các chúng sanh sau khi chết với ác nghiệp như thế, đã rơi xuống sông Vettaraṇī.

Địa ngục chó vện

Vấn: Đức vua phán hỏi: "chó đỏ, chó vện, kên kên, quạ có hình dáng đáng sợ, ăn thịt chúng sanh địa ngục. Ta cảm thấy sợ hãi vì thấy các loài thú này đang cấu xé ăn thịt các chúng sanh. Họ đã tạo ác nghiệp gì mà bị chó, quạ mỗ ăn... Người biết ác nghiệp của chúng sanh ấy, hãy nói cho ta biết?

Đáp: Thiên tử Mātalī đáp rằng: "Các chúng sanh hằng có sự bỏn xẻn, đã mắng chưởi Sa môn, Bà La Môn, bức hại Sa môn, Bà La Môn là người có ác nghiệp, cho nên quạ, chó... mới mỗ, cắn xé ăn các chúng sanh ấy.

Địa ngục hằng sắc

Vấn: Đức vua pháp hỏi rằng: "các chúng sanh địa ngục này đã tạo ác nghiệp gì, mà bị bức hại bằng cột sắc cháy đỏ như vậy"?

Đáp: Thiên tử Mātalī đáp rằng: "các chúng sanh ở địa ngục này, khi sống ở trên đời đã tạo ác nghiệp là bức hại những người nam hay nữ có giới hạnh, có Pháp thiện. Nên họ thọ khổ như thế".

Địa ngục hố than hừng

Vấn: Chúng sanh trong địa ngục này đã tạo ác nghiệp gì mà phải chịu la khóc, rên xiết trong đống than hừng vậy?

Đáp: Thiên tử Mātalī đáp rằng: các chúng sanh này thường lừa gạt tài sản của quần chúng. Tức là họ đã phát động gom góp tài sản của dân chúng, tuyên bố rằng sẽ sửa chữa, tu bổ, xây dựng vật bất động (thāvaravatthu), rồi hối lộ cho người Trưởng ban lấy các tài sản ấy cho riêng mình. Sau đó, nói dối rằng: Thu được chừng này, chi tiêu chừng này. Và họ đã rơi vào tình trạng nợ Đại chúng. Do ác nghiệp trên, nên phải chịu la khóc, rên xiết trong đống than hừng.

Địa ngục đồng hoạch.

Vấn: Các chúng sanh này tạo ác nghiệp gì mà phải đọa trong Địa ngục đồng hoạch?

Đáp: Các chúng sanh này bức hại các Sa môn, Bà La Môn có giới, nên đọa và Địa ngục đồng hoạch.

Địa ngục đồng hoạch thứ 2

Vấn: Các chúng sanh này tạo ác nghiệp gì mà phải thiếu đầu?

Đáp: Thiên tử Mātalī đáp rằng: các chúng sanh này, khi là người hằng bắt chim, thú về giết. Do ác nghiệp này, nên phải thiếu đầu.

Địa ngục sông tro trấu

Vấn: Các chúng sanh này đã tạo ác nghiệp gì, mà khi uống nước, nước ấy trở thành trấu?

Đáp: Các chúng sanh ấy đã ác hành không thanh tịnh, bán lúa trộn với trấu, cát, đất ... cho người mua. Nên đọa vào Địa ngục này, có sự nóng bức hơn lửa cháy, khi khát nước, muốn uống nước thì nước ấy trở thành trấu.

Địa ngục các loại vũ khṅ

Vấn: Các chúng sanh Địa ngục này, đã tạo ác nghiệp gì mà chịu nhục hình bằng cây giáo?

Đáp: Các chúng sanh này, khi là người, là người có tánh xảo trá, lừa gạt tài sản, vàng bạc của kẻ khác, khoét nhà ăn cắp, cướp giật của cải vàng bạc. Thậm chí súc vật đem về nuôi mạng do các ác nghiệp này nên phải chịu nhục hình bằng cây giáo.

Địa ngục thịt

Vấn: Đức vua Nemi nhìn thấy các chúng sanh địa ngục bị quỉ sứ trói cổ bằng dây sắt cháy đỏ, rồi đặt nằm trên nền sắt cháy đỏ, đánh đập bằng các loại vũ khi, một nhóm khác thì bị quỉ sứ chặt ra thành từng mãnh. Ngài bèn hỏi Thiên tử Mātalī rằng: các chúng sanh này đã tạo nghiệp gì mà phải bị như thế?

Mātalī đáp rằng: Các chúng sanh này đã tạo ác nghiệp là giết dê, giết heo, giết cá ... sau khi giết xong, đã đem đặt bán tại các sạp, tiệm bán thịt hay các quầy bán khác. Do ác nghiệp trên mới bị chặt thành đống, thành từng miếng.

Địa ngục phân nước tiểu

Vấn: Đức vua Nemi nhìn thấy chúng sanh trong địa ngục đang ăn phẩn và nước tiểu, nên hỏi rằng: Các chúng sanh đã tạo nghiệp gì mà phải thọ khổ như thế? Phải dùng phẩn và nước tiểu làm vật thực?

Đáp: Thiên tử Mātalī đáp rằng: các chúng sanh này gây đau khổ não hại bạn bè ... thường sống não hại kẻ khác. Do ác nghiệp não hại bạn bè như thế, nên phải ăn phẩn và nước tiểu.

Địa ngục máu mũ

Vấn: Các chúng sanh Địa ngục bị đói khát, bức bách, không thể kìm chế sự đói khát nên phải ăn máu mủ. Đức vua phán hỏi rằng: các chúng sanh này tạo nghiệp gì?

Đáp: Các chúng sanh này khi còn là người đã giết cha mẹ, A La Hán gọi là phạm Pārājika - Triệt khai của cư sĩ. Do ác nghiệp như thế, nên phải dùng máu mũ làm vật thực.

Địa ngục lưỡi câu

Vấn: Các chúng sanh Địa ngục, bị quỉ sứ lấy lưỡi câu sắt đang cháy đỏ to bằng thân cây thốt nốt móc lưỡi và thân, đặt nằm trên nền đồng cháy đỏ, trồi lấy móc sắt móc da, ví như móc da bò vậy. Các chúng sanh Địa ngục ấy không thể chịu đựng đau đớn nên đã cùng nhau vẫy vùng trên đất và la hét rên khóc. Đức vua hỏi rằng: các chúng sanh Địa ngục này đã tạo ác nghiệp gì?

Đáp: Khi còn là người, các chúng sanh ấy là người chuyên nghề đánh giá đồ vật, do nhận hối lộ của người mua nên cho giá mua thấp đối với vật có giá trị cao, giúp người mua được lợi nhiều, tạo nghiệp gian trá bởi có lòng tham, che đậy sự gian trá bằng lời dịu ngọt, ví như người dụ các bằng mồi ngon khéo móc vào lưỡi câu và giết chết cá vậy. Do tạo ác nghiệp như thế nên các chúng sanh phải chịu khổ là bị móc bằng lưỡi câu như thế.

Địa ngục nghiền nát bằng núi sắt

Vấn: Đức Bồ-tát nhìn thấy các nữ chúng sanh địa ngục có thân thể bị nứt nẻ, có Jāti thô xấu lem luốc với máu và mũ, có đầu bị đứt như con bò bị đứt đầu trên chỗ chết. Họ đưa hai cánh tay ra kên khóc, các nữ nhân ấy luôn bị lún đến eo, rồi núi lửa từ 4 hướng thay phiên nhau nghiền nát các nữ nhân ấy cho cháy tiêu ra tro, đầu lại hiện ra nữa, rồi cũng bị nghiền nát tiếp tục không ngừng nghỉ. Các chúng sanh ấy đã tạo nghiệp gì thế mà phải chịu chôn đến eo.

Đáp: Mātalī đáp rằng: Các nữ chúng sanh ấy khi còn là những cô gái nhân loại đã có sở hành bất tịnh, tức là người lãng lơ, trắc nết, bỏ chồng chạy theo nam nhân khác. Sau khi chết, bị đọa vào Địa ngục này, bị lửa từ 4 phương luân phiên nghiền nát thân thể cho tan nát ra.

Địa ngục có đầu chỏng ngược

Vấn: Chúng sanh Địa ngục ấy có đầu bị chỏng ngược xuống dưới. Vì các Quỉ sứ bắt chúng sanh ấy chóng đầu xuống Địa ngục. Do nhân gì các chúng sanh này bị quỉ sứ bắt thả cắm đầu xuống?

Đáp: Mātalī đáp rằng: Các chúng sanh này khi còn sống trên cõi người là người liên hệ với nghiệp Dūrācara tức là đi lại với vợ người và trộm cắp những vật quý, nên phải đọa xuống Địa ngục này, thọ khổ lâu dài.

Địa ngục Rừng gòn gai

Vấn: Khi Đức vua Nemi nhìn thấy chúng sanh Địa ngục nhỏ lớn, có thân hình kỳ dị hiện bày trong Địa ngục. Các chúng sanh này đã tạo ác nghiệp gì mà phải chịu đau khổ, thọ khổ nhiều nóng bức như thế.

Đáp: Mātalī đáp rằng: Các chúng sanh này khi còn là nhân loại, là người tà kiến, si mê, thường tạo nghiệp với 10 tà kiến như: quả bố thí cúng dường không có, quả cúng tế không có, quả của nghiệp tốt hay xấu cũng không có, cha hoặc mẹ không có, Sa môn hay Bà La Môn cũng không có, không có chúng sanh hóa sanh, không có đời này, không có đời sau. Và đã lôi kéo người khác theo tà kiến như thế. Do nhân này, các chúng sanh ấy, cảm thọ khổ nóng bức vô cùng.

Nói về chúng sanh đang thọ khổ do tội lỗi, trong một phần của địa ngục Avīci.

Nói về sự thọ khổ cùng tội lỗi trong địa ngục Pahāsa.

Trong cõi nhân loại, người thường múa vũ, hoặc trình diễn ca kịch với nhiều các thức, sống say mê ngũ dục, biểu diễn độc tấu cũng có, khóc cũng có, cười cũng có, ca hát cũng có, vũ múa cũng có, từ tiết mục mà mình trình diễn làm cho khán giả phát sanh sự hân hoan, ưu sầu cũng có, có lúc phát sanh sự vui thích hấp dẫn quá đến quên mình, chỉ say mê lắng nghe hoặc xem nhân vật đang diễn xuất trước mặt khán giả, những người như thế, sau khi chết đọa vào Địa ngục Pāhāsa. Khi đang thọ khổ trong Địa ngục ấy giống như đang nhảy múa, ca hát vậy. Như trong Saḷāyatanasamyutta aṭṭhakathā có nêu rằng:

"Pahāso nāma nirayoti visuṃ pahāsanāmako nirayo nāma natthi Avīcisseva pana ekasmiṃ kaṭṭhāle naccantā viya gāyantā viya ca naṭavesaṃ gahetvāva paccanti".

Nói về tội lỗi và sự khổ trong địa ngục Aparājika.

Trong cõi nhân loại những người hoan hỷ trong việc đánh nhau (gây chiến tranh). Những người này sau khi chết, thọ khổ giống như đang cưỡi voi, ngựa, xe, cầm năm loại vũ khṅ chém giết nhau không ngừng nghỉ. Như trong Salàyatanasamyutta aṭṭhakathā có ghi rằng:

Aparājiko nāma nirayoti ayaṃ pi na visuṃ eko nirayo Avīcisseva pana ekasmiṃ koṭṭhāse pañcavudhasannaddhā phalakahatthā hatthi assarathe arugha saṅgāme yujjhantā viya paccanti.

Nói về tội lỗi và sự khổ trong địa ngục Ambuda.

Khi còn sống ở cõi người, đã chỉ trích các bậc Thánh. Những người này sau khi chết phải cảm thọ khổ trong 10 Địa ngục như Địa ngục Ambuda chẳng hạn. Tương truyền rằng: Trong thời gian đấng Chánh-Giác còn tại tiền, có vị Tỳ khưu là Kokālika đã chỉ trích Trưởng lão Sārīputta và Trưởng lão Mahā Moggallàna đã phạm vào điều học Pārājika được Đức Phật chế định. Sau khi Tỳ khưu Kokālika mệnh chung, đọa vào Địa ngục Mahāpaduma, vì tội cáo gian hai bậc Thánh.

Giải về tên của 10 địa ngục như địa ngục Ambuda ...

Được Gọi là Địa ngục Ambuda, địa ngục Nirabbura, Địa ngục Abba ... đây chỉ là tên của việc đếm mà thôi, ví như việc đếm một trăm, một ngàn, mười ngàn, một trăm ngàn, một triệu, mười triệu vậy. Cho nên, việc gọi tên các địa ngục này là Ambuda, Nirabbuda, Abba cũng giống như việc đếm trên vậy.

Thọ lượng Địa ngục Ambuda được tính bằng số lượng hạt mè là 490600000 hạt. Và mỗi hạt mè tương đương 100 năm nhân loại. Đó là thọ lượng của Địa ngục Ambuda.

Thọ lượng Địa ngục Nirabbuda nhiều hơn thọ lượng Địa ngục Ambuda là 20 lần.

Thọ lượng Địa ngục Abba nhiều hơn thọ lượng Địa ngục Nirabbuda 20 lần.

Phần thọ lượng của các Địa ngục Ahaha, Aṭṭa, Kumuda, Sogandhika, Uppala, Puṇḍarika, Mahāpaduma. Các Địa ngục này có thọ lượng nhiều hơn nhau với số lượng là 20 lần theo thứ tự. (Tăng chi bộ - Chánh tạng và Aṭṭhakathā)

Sự khổ và sự đọa vào địa ngục một cách bất định:

1. Câu chuyện Devadatta:

Devadatta đã hãm hại Đức Chánh-Đẳng-Giác, bậc bất động với thế gian pháp. Vì lẽ ấy, Devadatta phải đọa trong Địa ngục Avīci một lần.

Trong khi thọ khổ trong Địa ngục ấy, Devadatta có thân cao 100 do tuần, từ lổ tai trở lên đã chìm vào trong nền sắt cháy đỏ. Có đinh to bằng cây thốt nốt đóng hai tay dính vào móc sắt, rồi giáo sắc đâm thấu từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Y không thể cục cựa gì được, và bị lửa thiêu đốt không ngừng cho đến khi thoát khỏi Địa ngục Avīci.

Sau 100 ngàn Đại kiếp nữa, Devadatta sẽ trở thành bậc Độc-giác-Phật, có hồng danh là Aṭṭhissara. Về Ba-la-mật đã tạo xong hai a Tăng kỳ rồi. Như trong Aṭṭhakathā dhammapāda và trong Milindapañhā có ghi rằng:

"Niccale buddho aparajjabhāvena nicalova hutvā Avīcimhi paccatu sohi iti satasahassakappamatthake aṭṭhissaro nāma paccekabuddho bhavissati" (Chú Giải Pháp cú kinh).

"Devadatto mahārājā chakoṭṭhāse kate kabe atikkante paṭhamakoṭṭhāse saṅghaṃ bhinadi pañcakoṭṭhāse Avīciniraye paccitvā mucitvā aṭṭhissaro nāma paccekabuddho bhavissati" (Milinda pañhā)

2. Kệ ngôn mà Devadatta cúng dường Đức Phật lúc đang bị đất rút:

Ime aṭṭhihi tamaggapuggalaṃ
Devātidevaṃ naradammasāratthi
Samantacakkhuṃ satapuññalakkhanaṃ
Pāṇehi buddhaṃ saranaṃ gatosmi.

Tôi xin cúng dường Đức Phật, Ngài là bậc Thượng nhân, Ngài là Chư Thiên cao tột hơn Chư Thiên. Ngài là bậc đánh xe điều ngự muôn loài(nāra). Ngài là bậc Biến Nhãn, Ngài có 100 phúc tướng, với các xương này cùng với mạng sống của tôi, tôi xin nương nhờ nơi Đức Phật.

3. Chuyện Đức vua Daṇḍakī:

Trong thành Bārāṇasī, có vị vua tên Daṇḍakī, cùng với dân chúng ngự trong thành Kubhavatī, tất cả đều tà kiến. Lúc bấy giờ, có vị Đạo sĩ tên là Kisavaccha. Vị này đạt được Thiền chứng và Thắng trí, sống gần bồ sông Godhāvarī. Về sau, Đạo sĩ Kisavaccha đi đến kinh thành Kubhavatī thuộc Quốc độ của vua Daṇḍakī và Đạo sĩ trú ngụ trong vườn thượng uyễ của vua Daṇḍakī. Đạo sĩ được vị tướng quân hộ độ, và hằng mang lại sự an lạc cho Đạo sĩ Kisavaccha.

Tại thành Kumbhavatī này có nàng cung phi sủng ái của vua Daṇḍakī, tên là Sobheṇī. Một hôm, nàng Sobheṇī này bị Đức vua Daṇḍakī bực tức, nên cách chức nàng. Nàng bị cách chức, nên ưu não, đi vào trong ngự uyển, và đi lần đến nơi ngụ của Đạo sĩ Kisavaccha. Khi gặp Đạo sĩ Kisavaccha, nàng Sobheṇī khởi lên ý nghĩ rằng: "Ông Đạo sĩ này là người đê tiện. Những điều xui xẻo trong thân ta đang có, nếu ta trút lên mình kẻ đê tiện này, ta sẽ được điều kiết tường trở lại". Nghĩ như vậy, nên nàng Sobheṇī cầm lấy cây chā răng, đến xúc miệng, nhổ nước nước dơ trên mình Đạo sĩ, rồi quăn bỏ cây chā răng trên mình Đạo sĩ đang ngồi tại chỗ ấy. Rồi nàng trở lại trú xứ của mình, tắm gội đầu cổ, thân thể cho sạch sẽ. Nàng Sobheṇī sau khi làm xong rồi, không bao lâu Đức vua Daṇḍakī lại nghĩ đến nàng trở lại, triệu nàng vào Hoàng cung và ban cho nàng chức vị như xưa. Việc Đức vua Daṇḍakī nghĩ đến nàng Sobheṇī không có liên quan gì đến hành động xấu của nàng cả. Mà sự nghĩ này là do mãnh lực phiền não, đó là việc thường tình mà thôi.

Sau đó, Đức vua Daṇḍakī cũng có sự bực tức quan cố vấn tế tự, nên cắt chức quan cố vấn tế tự như cắt chức nàng cung phi Sobheṇī ấy. Sau khi bị cắt chức quan tế tự tìm đến nàng Sobheṇī thăm hỏi về việc nàng bị thất sủng, nàng đã làm thế nào được phục vị trở lại. Nàng Sobheṇī đã tường thuật lại hành động của mình làm đến Đạo sĩ Kisavaccha, ngự nơi vườn thượng uyễn. Sau khi nghe xong, quan cố vấn tế tự liền vội vã đi vào ngự uyễn và làm y như lời nàng Sobheṇī đã chỉ dẫn. Thế rồi, không bao lâu sau Đức vua hồi tâm, triệu hồi quan cố vấn tế tự đến, và ban chi vị ấy trở lại chức vị xưa.

Sở dĩ quan tế tự nhận lại chức vị xưa, không phải do nơi làm nhục Đạo sĩ Kisavaccha của ông ta, mà là do ông cố gắng chờ cơ hội để nhận lại chức vị và cũng do bản tánh thường tình của Đức vua Daṇḍakī, khi phẩn nộ khởi lên thì cắt chức, lúc hết cơn phẩn nộ cũng nghĩ đến người đã từng phụng sự mình, rồi phục chức lại, đó là sự bình thường.

Thế rồi, một lần nọ, Đức vua Daṇḍakī nhận được tin rằng: Ở biên cương có giặc nỗi lên. Được tin ấy, vua Daṇḍakī cho hội quần thần lại, truyền tập hợp quân binh, sẳn sāng xuất chinh để trừ giặc loạn.

Bấy giờ, vị cố vấn tế tự cũng có mặt trong cuộc hội họp ấy, bèn quì tâu với Đức vua Daṇḍakī rằng:

- Lần này, bệ hạ xuất chinh tảo trừ phiến loạn, bệ hạ muốn thắng hay là bại?

- Trẫm nhất quyết dành lấy chiến thắng.

- Tâu bệ hạ! Nếu bệ hạ muốn chiến thắng loạn quân được nhanh chóng. Giờ đây, có người đê tiện đang ngụ ở trong thành, nơi vườn thượng uyễn của Đại vương. Xin Ngài cùng tất cả thần dân hãy đến tẩy uế hiện có trong thân lên mình kẻ đê tiện ấy, rồi hãy xuất chinh. Sau khi tẩy uế xong xuôi, trở về tắm rữa sạch sẽ toàn thân cho sạch, xong hãy xuất binh chiến đấu với quân thù. Như vậy, Ngài sẽ mau chóng chiến thắng quân thù dễ dàng.

Thật ra, trong cuộc chiến này, Đại vương cũng sẽ thắng thôi, tuy nhiên Ngài cũng nên tẩy rữa uế vật trước, hiện có nơi thân của Ngài cùng binh sĩ, rưới lên mình kẻ đê tiện ấy trước, rồi hãy xuất quân.

Đức vua Daṇḍakī, nghe được lời tâu trình đầy ác kiến ấy của quan cố vấn tế tự, Ngài lại cho là đúng, bèn truyền lịnh tất cả thần dân đi đến chỗ trú của Đạo sĩ Kisavaccha nơi ngự uyễ.

Khi đến trú xứ của Đạo sĩ, Đức vua Daṇḍakī cùng thần dân lấy cây chā răng, súc miệng nhỗ nước dơ lên mình, đầu, cổ ... của Đạo sĩ, rồi ném cây chā răng lên mình Đạo sĩ, nhiều đến nỗi ngập đến đầu của Đạo sĩ rồi bỏ đi về.

Vị tướng quân hộ độ khi hay tin, chạy đến thì Đức vua Daṇḍakī cùng thần dân đã trở về rồi. Vị tướng quân liền khuyến bảo thân tộc, những người có tâm cung kính tịnh tín với Đạo sĩ, đến dọn sạch nơi trú của Đạo sĩ, rồi mang nước đến cho Đạo sĩ tắm rữa thân thể.

Đạo sĩ Kisavaccha sau khi tắm rữa xong, đã tuyên cáo với vị tướng quân rằng:

- Này tướng quân! Ác hạnh mà Đức vua cùng thần dân đã làm đến thân ta như thế. Đối với ta, ta chẳng có chi là buồn phiền phẩn nộ đến Đức vua cùng thần dân cả, dù thể là chút ít. Nhưng hiện nay Chư Thiên đang phẩn nộ Đức vua Daṇḍakī và thần dân. Kể từ hôm nay trở đi cho đến ngày thứ 7, thành Kumbhāvatī có chu vi rộng 60 do tuần này sẽ bị hủy diệt trọn vẹn.

- Vậy, này tướng quân! ngươi nên cùng gia quyến lập tức rời khỏi nơi này đi.

Vị tướng quân, sau khi nghe hung tin ấy từ nơi Đạo sĩ Kisavaccha, ông ta vô cùng kinh sợ, đem tin này tấu trình lên Đức vua Daṇḍakī, rồi tự mình cùng gia tộc, thân hữu là những người có sự tín thành Đạo sĩ, đi ra khỏi vương Quốc Kumbhāvatī.

Riêng về Đạo sĩ Kisavaccha, sau khi vị tướng quân cùng gia tộc đi khỏi thành Kumbhāvatī rồi. Đạo sĩ Sarabhaṅga là Đức Bồ-tát, và là thầy của Đạo sĩ Kisavaccha, Ngài đang trú tại bờ sông Godhāvarī. Vị ấy biết được tình trạng nguy khốn ở thành Kumbhāvatī, và Đạo sĩ Kisavaccha học trò của mình vẫn còn nghĩ trong thành, sẽ không thoát khỏi nguy hiểm. Vì thế, Đạo sĩ Sarabhaṅga bèn nhờ hai vị Đạo sĩ ở với Ngài dùng thần thông đến mang Đạo sĩ Kisavaccha ra khỏi kinh thành Kumbhāvatī.

Nói về Đức vua Daṇḍakī, sau khi được vị tướng quân báo tin cho biết sự nguy hại sẽ đến cho Vương Quốc. Đức vua nghĩ rằng: Chuyện ấy không có thật, nên mới không hề ngần Ngại với việc trầm trọng sẽ phát sanh ấy . Đức vua vẫn thản nhiên.

Các Chư Thiên có sự phẩn nộ về hành động của Đức vua Daṇḍakī và thần dân, đã xúc phạm đến Đạo sĩ Kisavaccha. Khi đã hợp thời, Chư Thiên liền khiến cho mưa rơi xuống khắp Quốc độ nơi kinh thành Kumbhāvatī rộng 60 do tuần. Lần đầu chỉ là mưa thường, kế đến là mưa cát vàng, rồi mưa hoa, mưa bạc, mưa vàng, đến mưa vật trang điểm Chư Thiên. Đại chúng thấy lần lượt những vật quṅ từ trên hư không rơi xuống, mọi người đều vui mừng, hoan hỷ, vội vã chạy ra khỏi nhà để nhặt lấy những vật quṅ như thế. Chính ngay lúc ấy, đã phát sanh những loại vũ khṅ và than hừng như trận mưa lớn từ không trung rơi xuống chém xả vào Đại chúng cùng Đức vua Daṇḍakī. Trận mưa ấy đã tiêu diệt trọn thành Kumbhāvatī.

Sau khi Đức vua Daṇḍakī cùng với thần dân mạng chung, tất cả đã đọa vào Địa ngục Kukakula, tức là Địa ngục Tro nóng. Và trong địa ngục Tro nóng này, khi vào đến cửa thứ 9, trên đầu có than hừng rơi xuống. Ác nghiệp của vua Daṇḍakī cùng thần dân ấy là ác trọng nghiệp, đáng lẽ phải đọa vào Đại địa ngục. Nhưng không như vậy, mà chỉ đọa trong đa khổ địa ngục Kukakula mà thôi. Như trong bổn sanh Sarabhaṅga có nêu rằng:

Kisaṃ hi vacchaṃ avakiradaṇḍakī
Ucchimemūlo sajano raraṭṭho
Kukkula nāme nirayamhi paccati
Tassa phuliṅgāni pavattanti kāye.

4- Chuyện Hoàng hậu Mallikā:

Hoàng hậu của Đức vua Pasenadikosala là nàng Mallikā. Khi còn là nhân loại, nàng tạo phước rất nhiều. Một lần nọ, Hoàng hậu đã lừa gạt Đức vua, về sau khi nàng lâm trọng bệnh, nàng thường nhớ đến ác nghiệp mà mình đã tạo, nên trong lúc sắp lâm chung, Hoàng hậu không thể định tâm nhớ tưởng đến phước thiện của mình đã tạo, mà lời nói dối vẫn ám ảnh nàng, khiến nàng phát sanh nhiệt não, bức rứt mãi. Và nàng mệnh chung, rơi vào trong Đại địa ngục A Tỳ hết 7 ngày tính theo thời gian nhân loại. Như trong Chú giải Kinh Pháp cú có nêu rằng:

Sā maraṇakāle evarūpaṃ mahāpariccāgaṃ anussaritvā tameva pāpakammaṃ anussaranti kālaṃ katāa avīcimhi nibbatti.

5- Chuyện Đức vua Coranāga

Đức vua Coranāga là vị lãnh tụ quân xứ Laṅkā. Y là người không có lòng tin với Phật-Giáo, nên Đức vua Coranāga đã cho phá hủy 18 ngôi Đại tự, và bức hại Chư Tỳ khưu, Sa di, cận sự nam, cận sự nữ cùng các bậc hiền nhân tín thành Phật-Giáo thời bấy giờ. Khi Đức vua tạo ác nghiệp như thế, khiến cho Hoàng hậu bất mãn, suy nghĩ tìm cách giết chết Đức vua. Bà đã bỏ độc dược vào vật thực. Đức vua Coranāga dùng vật thực ấy, đã băng hà, và bị rơi vào Địa ngục Lokantarika. Như trong Mahāvaṃsa có ghi rằng:

Attano bhariyāya dinnaṃ ubaṃ bhakkho mato kira lokantarikanirayaṃ pāso so uppajjatha.

6- Vài Địa ngục của người giết cha mẹ phải đọa xuống

Người giết cha mẹ gọi là Pārājikapuggala, dịch là người tuyệt lộ sanh lại làm ngưòi. Vì rằng: Người như vậy, sau khi chết phần nhiều phải bị đọa vào Đại địa ngục Avīci, và khó có thể sanh làm người. Nhưng cũng có một số người giết cha mẹ, lại sanh vào Địa ngục máu mũ (Roruva naraka) cũng có. Như trong bổn sanh có nêu rằng:

Ye mātaraṃ pitaraṃ vā jīvaloke pārājikā arahante hananti te luddhakammā pasavetvà pāpaṃ te me janā lohitapubbabhakkhāti.

7- Chuyện Đức vua Nāḷikera

Thuở quá khứ có Quốc độ Aṅga, Kinh đô của Vương Quốc này là Dantarūpa. Đức vua không tin có tội phước chi cả, cho nên đã giết vị Đạo sĩ có giới, cũng vừa là vị Pháp sư, rồi đem thây cho chó ăn. Đức vua Nāḷikera sau khi đã tạo ác trọng nghiệp ấy, đã bị đất rút. Sau khi Đức vua đã bị đất rút rồi, Ngài bị đọa vào trong Đa khổ Địa ngục Sunakkha, có thân hình cao ba gāvuta, luôn bị chó đen to bằng con voi cắn ăn thịt. Ác nghiệp mà vua Nāḷikera đã làm, đáng bị đọa trong Đại địa ngục, nhưng không phải thế, mà chỉ phải đọa vào đa khổ địa ngục (Ussadanaraka). Như trong bổn sanh Sarabhaṅga có nêu rằng:

Yosaññate pabbajite acchedayi dhammaṃ bhaṇante samaṇe adūsake taṃ nāḷikeraṃ sunakhā parattha saṅgamma vibhandamānaṃ .

8- Chuyện Đức vua Ajjuna

Thuở quá khứ có một Quốc độ Mahiṃ saka trị vì Vương Quốc này là Đức vua Ajjuna, vua Ajjuna là người tà kiến, có vị Đạo sĩ tên là Aṅgīsa thuộc dòng họ Gotama, vị Đạo sĩ ấy là người hành theo Pháp kham nhẫn và tinh cần thực hành Pháp. Một hôm, Đạo sị Aṅgīsa đã bị Đức vua Ajjuna dùng cung bắn đến chết. Khi Đạo sĩ chết dưới mũi tên của Đức vua, do có mãnh lực ác nghiệp mà Đức vua Ajjuna đã tạo là nhân khiến Đức vua bị đất rút. Sau khi Đức vua bị đất rút, đã bị đọa trong đa khổ Địa ngục tên là Sattisīlanaraka. Trong việc thọ khổ của Đức vua Ajjuna này, có trường hợp từ trên cao, đầu chúi xuống phía dưới, bên dưới là giáo nhọn dựng ngược lên. Đang khi rơi xuống, Quỉ sứ dùng dao chặt cũng có, dùng giáo phóng tới cũng có. Ác nghiệp mà vua Ajjuna đã làm đáng bị đọa vào Đại địa ngục, nhưng không là vậy, mà chỉ đọa vào Đa khổ Địa ngục Sattisūla mà thôi. Như trong bổn sanh Sarabhaṅga có ghi rằng:

"Atthajjuno niraye sattisūle
Avaṃ siro patito uddhaṃ pādaṃ
Aṅgīrasaṃ Gotamaṃ heṭhayitvā
Khantiṃ tapassiṃ cirabrahmacāriṃ ".

9- Chuyện Đức vua Majjha

Thuở quá khứ, có một Quốc độ là Majjha. Đức vua trị vì xứ này cũng có tên là Majjha. Đức vua Majjha cùng tùy tùng và một số thần dân là những người tà kiến.

Bấy giờ, có vị Đạo sĩ tên là Mātaṅga, vị Đạo sĩ này có đông đảo tùy tùng, có danh thơm lan truyền khắp Quốc độ. Đức vua Majjha cùng tùy tùng, khi được biết Đạo sĩ Mātaṅga có đông đảo đồ chúng và có danh thơm lan rộng khắp Quốc độ, liền có sự bất bình. Ban đầu chỉ biểu lộ cử chỉ khinh miệt và có lời chỉ trích Đạo sĩ mà thôi. Sau đó, do sự xúi giục của các Bā La Môn tùy tùng, Đức vua Majjha đã giết Đạo sĩ Mātaṅga. Khi Đạo sĩ Mātaṅga chết rồi, đồ chúng của Đạo sĩ tản mạn, cùng nhau di tản sang Quốc độ khác, họ ra đi chung với nhóm người tín thành với Đạo sĩ, chỉ còn lại đám tùy tùng và dân chúng thuộc phe của vua Majjha. Khi Đức vua Majjha cùng với nhóm tùy tùng đồng lòng giết Đạo sĩ Mātaṅga rồi, do ác nghiệp này, khiến mưa tro lửa rơi xuống đầu của dân chúng và các chúng sanh cùng với Đức vua Majjha đã mệnh chung, Quốc độ Majjha đã diệt vong, chỉ còn lại đất trống hoang vu và rừng rậm mà thôi. Những người này sau khi mệnh chung, bị đọa vào Đa khổ Địa ngục Kukakuḷa. Như trong bổn sanh Saṅkicca có nêu rằng:

Upahacca manaṃ majjho
Mātaṅgasmiṃ yasassine
Sapārisajjo ucchinno
Majjhāraññaṃ tadā ahu

10- Chuyện Đức vua Dasabhātika

Có Quốc độ là Andhakavinda. Đức vua cai trị xứ này có 10 anh em, Ngài là anh cả nên được trị vì Vương Quốc Andhakavinda. Còn chín vị kia, mỗi vị cũng trị vì một Tiểu vương Quốc. Nhưng cả 10 vị vua này, không ai có tâm tín thành Phật Pháp, cho nên họ đã khinh thường, bức hại vị Đạo sĩ có giới hạnh tên là Kaṇhādīpāyana, đã bị các vị vua ấy đồng lòng giết chết.

Sau khi giết chết vị Đạo sĩ Haṇhādīpāyana rồi, cả 10 vị vua này phát sanh sự bất bình với nhau, rồi đi đến sự cải vã, gây gổ cùng nhau, và đã dùng chāy sát hại lẫn nhau, và cả 10 vị đều mạng chung. Sau khi chết, tất cả đều rơi vào Đa khổ Địa ngục. Như trong chú giải bổn sanh Saṅkicca có nêu rằng:

Kaṇhādīpāyanā sajja
Isi andhakavidayo
Aññoññaṃ musala hantvā
Sampattā yamasādhanaṃ

11- Chuyện Đức vua Upavara

Trong thời sơ kiếp, tức kappa vừa mới hình thành. Bấy giờ, gọi là Vivaṭṭathāyīkappa, là kappa mà chúng sanh được hiện sanh, và vừa thành lập xóm, làng, thành quách đàng hoàng và kiên kố.

Trong thời sơ kiếp này, chúng sanh có thọ mạng dài vô lượng tuổi, là 1 a Tăng kỳ tuổi thọ. việc tính tuổi thọ 1 a Tăng kỳ ấy có cách tính như vầy: 1 con số 1 và tiếp theo là 140 con số 0, đơn vị là năm.

Vào thời ấy, có vương Quốc Cetiya, có kinh thành tên là Sotathiya. Quốc độ này có được 11 đời vua rồi, Đức vua đầu tiên là Mahāsamamuti, trãi qua được 10 đời, đến đời thứ 11 là Đức vua Upavara thuộc dòng Sát Đế Lỵ .

Trãi qua 10 đời vua, dân chúng thời ấy đều là những người an trú trong Thiện pháp, tức là những người thực hành 10 Thiện hạnh, không ai thực hành ác hạnh cả, dù chỉ là lời nói rằng: Ác hạnh, cũng không hề có. Mọi người trong thời ấy không hề biết ác hạnh là thế nào.

Một hôm, chúng dân được nghe tin rằng: "Đức vua Upavara, trị vì vương Quốc Cetiya sẽ phán lời vọng ngữ". Tất cả Đại chúng xôn xao bān tán rằng: "Vọng ngữ này là lời thế nào nhỉ?" Vì họ chưa nghe ai nói cả, nó màu trắng hay màu đen, đỏ như thế nào? Do đó, khắp Quốc độ chờ lắng nghe tin.

Đức vua Upavara có được 4 thần thông lực là: Đi trên hư không được, có 4 vị Thiên tử canh giữ 4 hướng, có cánh tay phải cầm thanh gươm, long thể luôn tỏa hương thơm, môi có hương tỏa ra thơm như mùi hoa sen.

Trong thời Phụ vương của Đức vua Upavara trị vì Vương Quốc, thì vị quan tế tự là Bā la môn Kapila. Bā la môn tế tự Kapila có người em trai là Korakalambha. Bā la môn Korakalambha là bạn học tâm giao của Đức vua Upavara từ khi còn niên thiếu, khi hai người đi học nghệ thuật nơi thành Takkasilā, hai người cùng học chung với nhau nên đã kết thân từ thời ấy. Trong khi còn đang học ngệ thuật, Đức vua Upavara có nói với Bā la môn Korakalambha rằng:

- Khi nào ta lên ngôi Hoàng đế, ta sẽ phong cho người làm quan Purohita (Trưởng cố vấn Tế tự).

Về sau, Upavara lên ngôi vua, trị vì Vương quốc. Chức vị Purohita ấy đang được Bà la môn Kapila, là anh của Korakalambha, muốn tước đoạt chức vị đó của Kapila, Đức vua cũng không thể làm được, vì Bà la môn Kapila có được con trai, và vị ấy sẽ tiếp tục thay cha nắm giữ chức Purohita, đó là qui luật thời bấy giờ. Đức vua Upavara không thể phong chức Purohita cho Korakalambha được, vì sái với luật thời ấy. Ngoại trừ ra Bà la môn Purohita Kapila nhường chức lại thì mới được. Và theo luật thời ấy, chức vụ Purohita không thể để em đặt trước anh.

Bà la môn Korakalambha thường nài nỉ Đức vua ban cho mình chức vị Purohita. Còn Bà la môn Kapila thường tâu xin, khuyên nhủ Đức vua Upavara rằng:

- Bệ hạ nay đã già rồi, không thể trị vì tiếp được nữa, xin Bệ hạ hãy ban vương vị đến cho Hoàng tử đi, rồi ngụ trú vào vườn thượng uyễn, xuất gia làm Đạo sĩ, tu tập Kasiṇa để được chứng đắc Thiền cùng với thắng trí.

Vì rằng: Korakalambha không có được cơ hội này nắm lấy chức vụ Purohita theo ý nguyện của mình, nên y đi đến Đức vua Upavara, yết kiến Đức vua xong rồi tâu hỏi rằng:

- Tâu Đại vương! Bao giờ tôi sẽ được nhận chức vụ Purohita. Vì Ngài đã hứa rằng: "Khi nào ta lên ngôi, sẽ ban chức Purohita đến ngươi ngay khi ấy". Giờ đây, anh của hạ thần đã xuất gia rồi, chức vị Purohita này đang rơi vào tay con trai của Kapila đang nắm giữ.

Khi Kolakalambha đang kêu gāo như thế với Đức vua Upavara, Đức vua Upavara phán rằng:

- Việc này, này Kolakalambha! Khanh chớ có lo âu.

Rồi Đức vua im lặng, không bươi móc, đề cập đến những lời mình đã hứa. Và Kolakalambha liền hỏi rằng:

- Bệ hạ sẽ ban thưởng cho thần được bằng cách nào?

- Trẫm sẽ nói dối rằng: Kolakalambha là anh, còn Đạo sĩ Kapila là em.

- Nếu vậy bệ hạ sẽ vọng ngữ như thế vào lúc nào?

- Kể từ hôm nay trở đi, vào đúng ngày thứ 7, ta sẽ nói.

Về phần con trai của Bā la môn Kapila, sau khi biết được sự bàn tính của Kolakalambha và Đức vua Upavara, nên đem sự việc này trình với phụ thân nghe.

Trước khi đến ngày tuyên bố lời vọng ngữ, Bà la môn Kolakalambha, đi vào bàn luận với Đức vua Uparava rằng:

- Tâu Đại vương! Bây giờ, anh tôi đã xuất gia và chứng đạt thiền cùng với thắng trí, và như thế, khi Đại vương tuyên bố giữa Đại chúng rằng: Thần là anh còn Kapila là em, như thế thần lực của bệ hạ sẽ bị tiêu hại, và sẽ bị đất từ từ rút xuống, nhưng đó là điều không có thật đâu, có thể đó là do oai lực thần thông của Đạo sĩ Kapila làm ra mà thôi. Vì thế, nếu có chuyện này hiện khởi đến, bệ hạ chớ có hốt hoảng, vì đó là ảnh hưởng do Thần lực của Đạo sĩ chứ chẳng có thật đâu. Sở dĩ hạ thần nhắc nhở như thế, vì sợ rằng các sự việc ấy khởi lên, Bệ hạ sẽ hốt hoảng, Bệ hạ sẽ nói ngược lại tất cả. Nếu Bệ hạ nói ngược lại thì chức Purohita đáng lẽ hạ thần sẽ được, nhưng lại không được, lợi ích của hạ thần cũng vì thế mà tiêu mất, còn Bệ hạ cũng đánh mất lời hứa với hạ thần cùng lời hứa đã tuyên bố giữa Đại chúng.

Đức vua Uparava đáp:

- Này khanh! Điều này khanh chớ lo ngại, trẫm sẽ không đổi lời đâu.

Kế, đã đến ngày ấy định, dân chúng khắp Quốc độ đã tụ họp đông đảo trước sân triều, để nghe Đức vua Upavara phán lời vọng ngữ, và Đạo sĩ Kapila cũng có mặt tại nơi đó.

Đã đến thời nói lời vọng ngữ, Đức vua Upavara liền bay giữa hư không, Đạo sĩ Kapila cũng bay lên ngồi giữa hư không. Bấy giờ, Đạo sĩ hỏi Đức vua rằng:

- Hôm nay Bệ hạ nói lời vọng ngữ thật chăng?

- Thật vậy!

Đạo sĩ bèn khuyên nhủ Đức vua rằng:

- Xin Đại vương chớ nên nói lời vọng ngữ, hãy nói theo sự thật là tốt hơn.

Đức vua không nghe theo lời khuyên của Đạo sĩ, bèn nói lời vọng ngữ rằng:

- Kolakalambha là anh, Đạo sĩ Kapila là em.

Vừa dứt lời vọng ngữ ấy, cả 4 thần thông lực của Đức vua lập tức bị hoại ngay, từ nơi hư không, Ngài bị sa xuống đất, hương thơm từ thân, từ miệng đột nhiên biến mất, mùi hương trầm, mùi hương sen không còn nữa mà thân khởi lên mùi tanh tưởi, hôi thối ngay. Chính tại nơi ấy Đạo sĩ khuyên nhủ lần thứ hai rằng:

- Xin Đại vương hãy nói theo sự thật đi. Ai là anh? Ai là em?

Đức vua Upavara nghe lời khuyên của Đạo sĩ Kapila, trong tâm khởi lên sự kinh hãi, Ngài đưa mắt nhìn sang Kolakalambha biểu lộ rằng: "Trẫm sẽ thay đổi lời nói". Nhưng Kolakalambha cũng tỏ dấu hiệu bảo rằng: "Đó chẳng qua là thần lực của Đạo sĩ làm ra, không có thật đâu. Xin bệ hạ hãy giữ lời". Và Đức vua Upavara lại nói lời vọng ngữ lần thứ hai, vừa dứt lời vọng ngữ lần thứ hai, Đức vua bị đất rút xuống tới mắt cá. Đạo sĩ Kapila khuyên nhủ Đức vua lần thứ 3, nhưng do quá tin tưởng Kolakalambha, nên Đức vua không chuyển lời lại đến 7 lần như thế. Trong việc nói lời vọng ngữ của Đức vua Upavara ấy được diễn tiến như sau:

Lần thứ 1, cả 4 thần lực bị biến hoại.
Lần thứ 2, đất rút đến mắt cá.
Lần thứ 3, đất rút đến đầu gối.
Lần thứ 4, đất rút đến mông.
Lần thứ 5, đất rút đến rún.
Lần thứ 6, đất rút đến ngực.
Lần thứ 7, đất rút đến đầu.

Và khi ấy, lửa Đại địa ngục Avīci xông lên, làm thành tấm vải màu đen bao trùm lấy Đức vua Upavara từ đầu xuống đến chân và chìm sâu vào lòng đất.

Việc nói dối của Đức vua Upavara không đáng để có tội nặng đến nỗi phải bị đất rút như vậy và phải chịu đọa vào Đại địa ngục Avīci vậy đâu. Mà là do Đức vua không tôn trọng lời khuyên nhủ của Đạo sĩ Kapila cộng với lời vọng ngôn của Đức vua vậy. Cho nên, khi xem xét cũng không đáng phải nhận lãnh trọng tội như thế. so sánh với thời bây giờ, thì lời bất kính và tâm bất kính đối với bậc Đức hạnh, thì cũng cùng khắp. Từ hạng người thấp đến hạng người cao. Nếu lời vọng ngữ này và sự không tôn trọng nặng đến bị đất rút, thì hiện tại đây, người nói dối có rất nhiều, và đất cũng rút những người ấy không còn chỗ trống.

Thật sự, việc nói dối và không tôn trọng của người thời này dù không bị tội nặng như Đức vua Upavara thật, nhưng những tội này không phải là không có kết quả. Trong Samparāyikabhava tức là đời sau, những người này sẽ thọ khổ tương xứng với việc dối trá và không tôn trọng đó, mà chẳng có ngoại lệ chi cả, như trong bổn sanh Cetīya có nêu rằng:

Sarājā iminā patto antalikkha caro pure
Pāvekkhi pathaviṃ jacco hīnattho pattaparisāyaṃ
Tasmāhi chandāgamanaṃ nappasaṃ santi paṇḍitā
Aduṭṭhacittiṃ bhāseyya giraṃ saccūpasaṃ hitaṃ .

12- Chuyện nàng Revatī:

Vào thời Đức Phật, có Vương Quốc Kāsī với kinh thành tên là Bārāṇasī. Trong kinh thành Bārāṇasī có đôi vợ chồng, người chồng tên là Nandiya, vợ là nàng Revatī. Thanh niên Nandiya là người có tâm tịnh tín nơi Tam-bảo, thường xuyên bố thí cúng dường đến Chư Tỳ khưu Tăng và kẻ ăn xin, còn cô vợ trái lại không có niềm tin nơi Tam-bảo, cũng không có tâm hoan hỷ trong việc bố thí hạnh. Do mãnh lực bố thí mà Nandiya thường làm, nơi Đạo-lợi Thiên cung đã hiện khởi tòa cung điện là nơi dành cho chàng, sau khi mệnh chung ở cõi người, Nandiya được sanh về Đạo-lợi, ngự trong Thiên cung ấy.

Còn nàng Revatī, sau khi chồng mạng chung rồi, mọi việc bố thí mà chồng thường làm khi còn sống, nàng không hề gìn giữ để làm như chồng, trái lại nàng còn bỏ bê bố thí hạnh.

Những người từ trước thọ thí nơi chàng Nandiya, tuy chàng Nandiya đã qua đời nhưng họ vẫn đi đến nhận vật thí như thuở Nandiya còn sinh tiền, nhưng đã bị nàng Revatī xua đuổi, sĩ nhục những người thọ thí, tức Chư Tỳ khưu Tăng và những người ăn xin mà thường đến thọ thí như thế. Đức Vessuvaṇṇa bèn bảo hai con Dạ xoa đi bắt nàng Revatī, đem nàng đến cõi Đạo-lợi, cho nhìn thấy Thiên cung mà Nandiya đang ngự.

Sau khi nhận lịnh, hai Dạ xoa liền đi đến nơi ở của nàng Revatī, mỗi con nắm lấy một tay nàng Revatī, đưa đến cõi Thiên cung Đạo-lợi, cho nàng ta thấy chồng mình là chàng Nandiya đang thọ hưởng Thiên lạc trong Thiên cung mà phát sanh từ bố thí hạnh nghiệp ấy. Hai con Dạ xoa, sau khi cho nàng Revatī xem xong tòa cung điện, đã kéo nàng đi xuống địa ngục Ussada - đa khổ, nàng trông thấy quỉ sứ ở nơi ấy bắt, đánh đập tội nhân vô cùng thảm khóc. Rồi nàng Revatī bị ném xuống Địa ngục ấy, bị nhóm quỉ sứ bắt đánh đập, nàng đã kêu la, rên xiết thảm khóc. Nghe những lời than van kêu gào của nàng Revatī, nhóm quỉ sứ thay vì thương cảm nàng, trái lại đã mắng nhiếc nàng rằng:

- Khi còn làm người, tại sao ngươi lại không biết ghê sợ tội lỗi, mà còn tạo ác hạnh đối với Chư Tỳ khưu Tăng và những kẻ ăn xin nghèo khổ, là người hằng thọ thí từ thanh niên Nandiya chồng của ngươi. Ngươi đã từ bỏ con đường tốt mà Nandiya đã làm, nay nhận lấy ác quả đã tạo tương xứng, thì việc rên la của người chẳng có lợi ích chi cho ngươi đâu.

Sau khi nói như thế xong, nhóm quỉ sứ nắm lấy hai chân của nàng dỡ lên cho đầu chỏng xuống, lôi xuống Địa ngục Đa khổ để tiếp tục thọ khổ tại nơi ấy. Như trong Vimānavatthu có nêu rằng:

Iccevaṃ vipalapantiṃ phandamānaṃ tathā tathā khimiṃ su niraye ghose uddhaṃ Pādaṃ avaṃ siraṃ .

Những người phải bị đọa trong Địa đại ngục, vì những người này khi còn ở nhân loại, đã bức hại, lăng nhục, sĩ mạ các bậc sa môn, Bà la môn.

Như trong chú giải bổn sanh có nêu rằng:

"Mahānirayesu kira yebhuyyena dhammika samaṇabrahmaṇesu natāparādhā paccati".

Các chúng sanh bị đọa trong Đại địa ngục hay trong đa khổ địa ngục, việc bị đọa trong các địa ngục ấy bất định, có người chỉ đọa 7 ngày, có người suốt cả kiếp (kappa). Đó là do ác nghiệp của chúng sanh ấy. Như trong Maṇisāramañjūsāṭīkā có nêu rằng:

Apāyesu hi kammaneva pamanaṃ .

"Thật vậy, thọ lượng trong các Địa ngục, chính là do nghiệp".

13- Chuyện vua Ajātasattu (A-xà-thế)

Vua Ajātasattu, tuy có duyên lành Đạo quả trong kiếp này (Pacchimabhavikapuggala) nhưng là người kết hợp (Samagama) sai tức kếp hợp sai với Devadatta là ác hữu, và cũng là người đang đối nghịch với đấng Chánh-giác. Do đó, Đức vua Ajātasattu khởi lên tham ác, sân ác và tà kiến ác, đã cho giết phụ vương mình là Đức vua Bimbisāra. Phần nhiều những người giết cha mẹ thường đọa vào địa ngục Avīci. Nhưng sau đó, Đức vua Ajātasattu lìa bỏ Devadatta, trở lại tạo thiện hạnh, tức là qui ngưỡng nơi Đức Thế Tôn cùng với Chư Thánh Tăng, phát tâm tịnh tín cúng dường tứ vật dụng, trở thành người hộ trì Phật-Pháp. Nên khi mệnh chung vua Ajātasattu không bị đọa vào Avīci, mà chỉ thọ khổ trong Địa ngục Đồng-hoạch.

Việc thọ khổ trong Địa ngục Đồng-hoạch hiện bày như vầy:

Tội nhân từ từ chìm xuống từng phút cho đến đáy nồi đồng sôi ấy trọn thời gian là 30.000 của Địa ngục ấy, rồi khi nổi lên cũng từ từ nổi lên với thời gian là 30.000 năm mới đến miệng nồi. Sự thọ khổ của Đức vua Ajātasattu có thời hạn là 60.000 năm của Địa ngục, mới được thoát khỏi nơi ấy.

Sau thời gian 2 a Tăng kỳ nữa, vua Ajātasattu sẽ thành Phật Độc-giác, có hồng danh là Vijitāvī. Như trong chú giải Sīlakhandhavagga có nêu rằng:

"Ajātasatturāja lohakumbhīyaṃ nibbattitvā tiṃsavassasahassāni adho patanto heṭṭhi matalạm patvā tiṃsavassasahassāni uddhaṃ gacchanto punapi uparīmatalaṃ pāpuṇitvà muccissati anāgate pana vijitāvī nāma paccekabuddho hutvā parinibbāyissati".

Dứt phần nói về Địa ngục

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2006).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 28-04-2006