BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Quan điểm về Nghiệp trong Phật giáo Nguyên thủy

Thích Hạnh Bình


4. NGHIỆP VÀ VÔ NGÃ

Có một số người cho rằng, học thuyết "Nghiệp" và học thuyết "Vô ngã" trong Phật giáo mang ý nghĩa mâu thuẫn. Lý do mà họ đưa ra quan điểm này, vì học thuyết nghiệp của Phật giáo mang ý nghĩa lý giải mối quan hệ giữa nhân và quả. Người làm ác ắc hẳn thọ nhận hậu quả xấu, người hành thiện chắc chắn hưởng quả báo lành. Thế nhưng, học thuyết vô ngã mang ý nghĩa bài xích có một chủ thể thường hằng bất biến, đó là ngã (àtman). Nếu cho rằng không có ngã thường hằng, thì ai là người tác nhân và ai là kẻ đi thọ nhân hậu quả của hành động. Do vậy, học thuyết nghiệp và vô ngã của đạo Phật mang tính mâu thuẫn. Ðứng về mặt luận lý học, lập luận như vậy là lập luận hợp lý, nhưng xét về mặt nhân cách và tư tưởng của đức Phật, thì lẽ nào đức Phật là một người tự xưng là bậc giác ngộ hoàn toàn, đầy đủ trí tuệ, thấy và biết như thật, lại không thấy điểm mâu thuẫn này sao? Phải đợi đến những người hậu thế mới phát hiện điểm mâu thuẫn này? Nếu như chúng ta cho rằng lời dạy của Ngài là sự nhất quán về ý nghĩa, thì vấn đề này chúng ta giải thích như thế nào? 

Ðể lý giải vấn đề này, người viết căn cứ vào hai điểm để thảo luận vấn đề: 1) Ngôn ngữ học, 2) Tư tưởng. 

"Vô ngã" là từ được dịch từ Phạn văn là nir-àtman, Pàli văn gọi là anattan. Nir có nghĩa vô hay phi, diệt; từ àtman có nghĩa là tự ngã, linh hồn, sinh mạng, bản thể. Khái niệm về  "ngã" chúng ta thấy được xuất hiện rất sớm trong thánh điển Veda và trong Áo nghĩa thư, khái niệm này về sau phát triển thành từ jiva trong Kỳ na giáo[1], purusa trong phái Số luận, pudgala trong Ðộc tử bộ, là một trong 18 bô phái của Phật giáo. Như vậy, nir và àtman ghép hai từ này lại thành không, phủ nhận sự hiện hữu của một thực thể, như mu rùa không có lông; Từ "không phải là" là từ diễn đạt về thực tại không làm chủ, ví dụ cây viết này của ai? Nếu như không làm chủ về cây viết ấy, câu trả lời phải là "cây viết này không phải là của tôi". "Không phải là" không có nghĩa là "không có" , nó có nhưng không thuộc về của tôi. Ðây là ý nghĩa của hai từ "phi""vô". Như nir-àtman. Theo "Hán hòa đại từ điển" định nghĩa từ nir-àtman là vô ngã, phi ngã, vô hữu ngã. Từ mà người Hoa và người Việt thường dùng là "vô ngã". Nhưng ở đây, chúng ta cần chú ý, từ "vô" và "phi" của tiếng Trung quốc có ý nghĩa khác nhau. Chữ "vô" được văn bạch thoại giải thích là "một hữu", theo nghĩa tiếng Việt gọi là "không có", nhưng chữ "phi" văn bạch thoại giải thích là "bất thị", có nghĩa là "không phải là". "Không có" và "không phải là" là hai ý nghĩa hoàn toàn không giống nhau. Từ "không có" là từ mô tả về trạng thái trống vậy, hai từ này, từ nào mang ý nghĩa phù hợp với ý nghĩa mà đức Phật mô tả về đặc tính duyên khởi (pratìtya-samutpàda) của ngã?  

Trước khi xác định dùng từ nào trong hai từ này, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa về sự mô tả của đức Phật về con người trong phạm trù Ngũ uẩn (panca-skandha), tức là sắc uẩn (rùpa-skandha), thọ uẩn (vedana-skandha), tưởng uẩn (samjna-skandha), hành uẩn (samskàra-skandha) và thức uẩn (vijnàna-skandha). Ðể làm rõ về ý nghĩa này, chúng ta căn cứ "Tiểu kinh Saccaka" [2] trong "Trung Bộ kinh", đức Phật và vị ngoại đạo Niganthaputta Saccaka đã thảo luận như sau:  

Theo kinh này ghi lại rằng, Niganthaputta Saccaka là người biện tài vô ngại, được số đông người kính nể. Ông đã tìm đến đức Phật với mục đích tranh luận về đề tài "vô ngã", vì ông nghe đức Phật dạy đệ tử: "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, vô ngã". Cuộc đối thoại như sau: 

- Niganthaputta Saccaka đã dùng một ví dụ cật vấn đức Phật. Ông hỏi: Tất cả những loài thảo mộc đều y cứ vào đất để trưởng thành, đất là nơi sinh ra tất cả cây cỏ. Cũng vậy, các việc thiện và bất thiện đều y cứ vào sắc thọ tưởng hành thức (ngũ uẩn) mà sinh, nếu như Gotama cho rằng, ngũ uẩn này là vô thường vô ngã thì cái gì sinh ra tất cả thiện ác này? 

- Trước khi trả lời câu hỏi này, đức Phật xác định vấn đề chính yếu của Saccaka, Ngài hỏi: Như vậy có phải ý ông nói rằng: "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự ngã của ta"  không? 

- Saccaka trả lời: "Ðúng vậy." 

- Ðức Phật hỏi: Vị vua Pasenadi nước Kosala có quyền hành gì đối với đất nước mà nhà vua đang cai trị không?  

- Saccaka trả lời: Tất nhiên có quyền hành quyết định những vấn đề trong lãnh thổ của vua. 

- Ðức Phật hỏi: Thế thì ông nói "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự ngã của ta" thì ông có quyền hành gì đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức này? 

- Saccaka im lặng không trả lời. 

- Như vậy, này Saccaka ! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường? 

- Vô thường. 

- Cái gì vô thường, cái ấy khổ hay lạc? 

- Khổ 

- Cái gì vô thường, khổ, biến hoại, có hợp lý chăng khi xem cái ấy là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi  chăng? 

- Không, thưa tôn giả Gotama. 

Trên đây là cuộc đối thoại giữa đức Phật và vị ngoại đạo Niganthaputta Saccaka. Qua nội dung của cuộc đối thoại này, nó cho chúng ta định nhgĩa về ngã rất cụ thể. Ðức Phật gọi cái mà Áo nghĩa thư (Upanisad) gọi là "ngã" (àtman) là cái được cấu thành bởi sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó không có khái niệm nào mang ý nghĩa chủ thể, là cái ngã thường hằng bất biến, vì sự tồn tại của nó luôn luôn ở trong trạng thái bị động của luật duyên khởi, đó là ý nghĩa mà đức Phật đưa đến kết luận: sắc, thọ, tưởng, hành, thức không là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi. "Không phải là" không có nghĩa là không có, sự hiện hữu thân ngũ uẩn này là sự hiện hữu của tính duyên khởi. Sự hiện hữu như vậy đức Phật gọi là giả có, là cái có không thật, cái có không thật này gọi là "phi ngã". Từ ý nghĩa này, chúng ta có thể đi đến kết luận, từ mà đức Phật dùng để mô tả về tính duyên khởi của con người chính là từ "phi ngã" đúng hơn là "vô ngã". Vì đức Phật chỉ phủ nhận quan điểm về cái ngã thường hằng bất biến của Áo nghĩa thư, nhưng Ngài không  cho rằng là không có ngã. Ðây là điểm mà chúng ta cần lưu ý. 

Thế thì vấn nạn của những người cho rằng, học thuyết "nghiệp báo" và "vô ngã" trong Phật giáo vốn tồn tại sự mâu thuẫn, chúng ta có đủ cơ sở để lý giải tư tưởng của hai học thuyết này vốn nhất quán, không mâu thuẫn, chẳng qua chúng ta cần sửa đổi cách dùng từ "vô ngã" thành "phi ngã" để tránh sự hiểu nhầm mà thôi. 

Học thuyết nghiệp trong Phật giáo là sự giải thích mối quan hệ nhân quả, đặt biệt chú trọng mối quan hệ nhân quả của sự hoạt động tâm lý. Do vậy, hành vi nào chỉ đạo bỡi ý thức ngu dốt là nguyên nhân để mang lại kết quả xấu, hành vi nào được chỉ đạo bỡi ý thức sáng suốt, là yếu tố dẫn đến kết quả tốt đẹp. Như vậy, kết quả của một hành động tốt hay xấu không phải là động tác mang tính cơ bắp, chính là sự tham gia của ý thức. Ý thức là chủ nhân của mọi hành động. Sự thay đổi ý thức xấu (bất hợp lý) thành ý thức tốt (hợp lý) của con người là một quá trình huấn luyện tâm thức. Quá trình huấn luyện tâm thức là quá trình điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, hay nói đúng hơn là sự điều hợp giữa "ý thức giới"(chủ thể nhận thức) và "pháp giới"(đối tượng nhận thức); Ý thức giới (cũng gọi là thức uẩn) không thể tồn tại độc lập ngoài sắc, thọ, tưởng và hành;pháp giới là thế giới khái niệm, ảnh tượng của thế giới ngoại tại là sắc, thinh hương vị và xúc. Như vậy, sự hình thành chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức là sự tập hợp của các duyên, vì cuộc sống luôn là một giòng chảy, không đứng yên, do vậy một nhận thức đúng đắn, ý thức cũng phải tùy theo sự vật biến thiên mà nhận thức để phù hợp với thực tại. Nhận thức như vậy, đức Phật gọi là: "Như thật tuệ tri".

Mặt khác, tâm thức luôn luôn biến đổi, sự biến đổi này tương đồng với ý nghĩa "phi ngã". Nghiệp và phi ngã là hai khái niệm khác nhau, nhưng thống nhất về mặt ý nghĩa. Như vậy câu hỏi: Ai là kẻ tác nhân? Ai là người thọ quả? Câu trả lời chính xác là: "Có nghiệp báo mà không có tác giả. Ấm này diệt, ấm khác tương tục..."[3]. Ðây là ý nghĩa của mối quan hệ giữa nhân quả nghiệp báo và phi ngã trong đạo Phật.


[1] Trần Tuấn Oai, "Vô ngã và luân hồi", NXB Viên Quang 1997, p.2

[2] HT. Minh Châu dịch "Trung Bộ kinh", "Tiểu kinh Saccaka", TCCPHVN ấn hành, 1986,  pp.352-365.

[3] Tạp A hàm Kinh, kinh số 335, ÐT 2, p.92c.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

Source: Quảng Đức, http://www.quangduc.com


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 19-09-2002

Nghiep trong PG NT - 04

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Quan điểm về Nghiệp trong Phật giáo Nguyên thủy

Thích Hạnh Bình


4. NGHIỆP VÀ VÔ NGÃ

Có một số người cho rằng, học thuyết "Nghiệp" và học thuyết "Vô ngã" trong Phật giáo mang ý nghĩa mâu thuẫn. Lý do mà họ đưa ra quan điểm này, vì học thuyết nghiệp của Phật giáo mang ý nghĩa lý giải mối quan hệ giữa nhân và quả. Người làm ác ắc hẳn thọ nhận hậu quả xấu, người hành thiện chắc chắn hưởng quả báo lành. Thế nhưng, học thuyết vô ngã mang ý nghĩa bài xích có một chủ thể thường hằng bất biến, đó là ngã (àtman). Nếu cho rằng không có ngã thường hằng, thì ai là người tác nhân và ai là kẻ đi thọ nhân hậu quả của hành động. Do vậy, học thuyết nghiệp và vô ngã của đạo Phật mang tính mâu thuẫn. Ðứng về mặt luận lý học, lập luận như vậy là lập luận hợp lý, nhưng xét về mặt nhân cách và tư tưởng của đức Phật, thì lẽ nào đức Phật là một người tự xưng là bậc giác ngộ hoàn toàn, đầy đủ trí tuệ, thấy và biết như thật, lại không thấy điểm mâu thuẫn này sao? Phải đợi đến những người hậu thế mới phát hiện điểm mâu thuẫn này? Nếu như chúng ta cho rằng lời dạy của Ngài là sự nhất quán về ý nghĩa, thì vấn đề này chúng ta giải thích như thế nào? 

Ðể lý giải vấn đề này, người viết căn cứ vào hai điểm để thảo luận vấn đề: 1) Ngôn ngữ học, 2) Tư tưởng. 

"Vô ngã" là từ được dịch từ Phạn văn là nir-àtman, Pàli văn gọi là anattan. Nir có nghĩa vô hay phi, diệt; từ àtman có nghĩa là tự ngã, linh hồn, sinh mạng, bản thể. Khái niệm về  "ngã" chúng ta thấy được xuất hiện rất sớm trong thánh điển Veda và trong Áo nghĩa thư, khái niệm này về sau phát triển thành từ jiva trong Kỳ na giáo[1], purusa trong phái Số luận, pudgala trong Ðộc tử bộ, là một trong 18 bô phái của Phật giáo. Như vậy, nir và àtman ghép hai từ này lại thành không, phủ nhận sự hiện hữu của một thực thể, như mu rùa không có lông; Từ "không phải là" là từ diễn đạt về thực tại không làm chủ, ví dụ cây viết này của ai? Nếu như không làm chủ về cây viết ấy, câu trả lời phải là "cây viết này không phải là của tôi". "Không phải là" không có nghĩa là "không có" , nó có nhưng không thuộc về của tôi. Ðây là ý nghĩa của hai từ "phi""vô". Như nir-àtman. Theo "Hán hòa đại từ điển" định nghĩa từ nir-àtman là vô ngã, phi ngã, vô hữu ngã. Từ mà người Hoa và người Việt thường dùng là "vô ngã". Nhưng ở đây, chúng ta cần chú ý, từ "vô" và "phi" của tiếng Trung quốc có ý nghĩa khác nhau. Chữ "vô" được văn bạch thoại giải thích là "một hữu", theo nghĩa tiếng Việt gọi là "không có", nhưng chữ "phi" văn bạch thoại giải thích là "bất thị", có nghĩa là "không phải là". "Không có" và "không phải là" là hai ý nghĩa hoàn toàn không giống nhau. Từ "không có" là từ mô tả về trạng thái trống vậy, hai từ này, từ nào mang ý nghĩa phù hợp với ý nghĩa mà đức Phật mô tả về đặc tính duyên khởi (pratìtya-samutpàda) của ngã?  

Trước khi xác định dùng từ nào trong hai từ này, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa về sự mô tả của đức Phật về con người trong phạm trù Ngũ uẩn (panca-skandha), tức là sắc uẩn (rùpa-skandha), thọ uẩn (vedana-skandha), tưởng uẩn (samjna-skandha), hành uẩn (samskàra-skandha) và thức uẩn (vijnàna-skandha). Ðể làm rõ về ý nghĩa này, chúng ta căn cứ "Tiểu kinh Saccaka" [2] trong "Trung Bộ kinh", đức Phật và vị ngoại đạo Niganthaputta Saccaka đã thảo luận như sau:  

Theo kinh này ghi lại rằng, Niganthaputta Saccaka là người biện tài vô ngại, được số đông người kính nể. Ông đã tìm đến đức Phật với mục đích tranh luận về đề tài "vô ngã", vì ông nghe đức Phật dạy đệ tử: "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, vô ngã". Cuộc đối thoại như sau: 

- Niganthaputta Saccaka đã dùng một ví dụ cật vấn đức Phật. Ông hỏi: Tất cả những loài thảo mộc đều y cứ vào đất để trưởng thành, đất là nơi sinh ra tất cả cây cỏ. Cũng vậy, các việc thiện và bất thiện đều y cứ vào sắc thọ tưởng hành thức (ngũ uẩn) mà sinh, nếu như Gotama cho rằng, ngũ uẩn này là vô thường vô ngã thì cái gì sinh ra tất cả thiện ác này? 

- Trước khi trả lời câu hỏi này, đức Phật xác định vấn đề chính yếu của Saccaka, Ngài hỏi: Như vậy có phải ý ông nói rằng: "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự ngã của ta"  không? 

- Saccaka trả lời: "Ðúng vậy." 

- Ðức Phật hỏi: Vị vua Pasenadi nước Kosala có quyền hành gì đối với đất nước mà nhà vua đang cai trị không?  

- Saccaka trả lời: Tất nhiên có quyền hành quyết định những vấn đề trong lãnh thổ của vua. 

- Ðức Phật hỏi: Thế thì ông nói "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự ngã của ta" thì ông có quyền hành gì đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức này? 

- Saccaka im lặng không trả lời. 

- Như vậy, này Saccaka ! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường? 

- Vô thường. 

- Cái gì vô thường, cái ấy khổ hay lạc? 

- Khổ 

- Cái gì vô thường, khổ, biến hoại, có hợp lý chăng khi xem cái ấy là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi  chăng? 

- Không, thưa tôn giả Gotama. 

Trên đây là cuộc đối thoại giữa đức Phật và vị ngoại đạo Niganthaputta Saccaka. Qua nội dung của cuộc đối thoại này, nó cho chúng ta định nhgĩa về ngã rất cụ thể. Ðức Phật gọi cái mà Áo nghĩa thư (Upanisad) gọi là "ngã" (àtman) là cái được cấu thành bởi sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó không có khái niệm nào mang ý nghĩa chủ thể, là cái ngã thường hằng bất biến, vì sự tồn tại của nó luôn luôn ở trong trạng thái bị động của luật duyên khởi, đó là ý nghĩa mà đức Phật đưa đến kết luận: sắc, thọ, tưởng, hành, thức không là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi. "Không phải là" không có nghĩa là không có, sự hiện hữu thân ngũ uẩn này là sự hiện hữu của tính duyên khởi. Sự hiện hữu như vậy đức Phật gọi là giả có, là cái có không thật, cái có không thật này gọi là "phi ngã". Từ ý nghĩa này, chúng ta có thể đi đến kết luận, từ mà đức Phật dùng để mô tả về tính duyên khởi của con người chính là từ "phi ngã" đúng hơn là "vô ngã". Vì đức Phật chỉ phủ nhận quan điểm về cái ngã thường hằng bất biến của Áo nghĩa thư, nhưng Ngài không  cho rằng là không có ngã. Ðây là điểm mà chúng ta cần lưu ý. 

Thế thì vấn nạn của những người cho rằng, học thuyết "nghiệp báo" và "vô ngã" trong Phật giáo vốn tồn tại sự mâu thuẫn, chúng ta có đủ cơ sở để lý giải tư tưởng của hai học thuyết này vốn nhất quán, không mâu thuẫn, chẳng qua chúng ta cần sửa đổi cách dùng từ "vô ngã" thành "phi ngã" để tránh sự hiểu nhầm mà thôi. 

Học thuyết nghiệp trong Phật giáo là sự giải thích mối quan hệ nhân quả, đặt biệt chú trọng mối quan hệ nhân quả của sự hoạt động tâm lý. Do vậy, hành vi nào chỉ đạo bỡi ý thức ngu dốt là nguyên nhân để mang lại kết quả xấu, hành vi nào được chỉ đạo bỡi ý thức sáng suốt, là yếu tố dẫn đến kết quả tốt đẹp. Như vậy, kết quả của một hành động tốt hay xấu không phải là động tác mang tính cơ bắp, chính là sự tham gia của ý thức. Ý thức là chủ nhân của mọi hành động. Sự thay đổi ý thức xấu (bất hợp lý) thành ý thức tốt (hợp lý) của con người là một quá trình huấn luyện tâm thức. Quá trình huấn luyện tâm thức là quá trình điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, hay nói đúng hơn là sự điều hợp giữa "ý thức giới"(chủ thể nhận thức) và "pháp giới"(đối tượng nhận thức); Ý thức giới (cũng gọi là thức uẩn) không thể tồn tại độc lập ngoài sắc, thọ, tưởng và hành;pháp giới là thế giới khái niệm, ảnh tượng của thế giới ngoại tại là sắc, thinh hương vị và xúc. Như vậy, sự hình thành chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức là sự tập hợp của các duyên, vì cuộc sống luôn là một giòng chảy, không đứng yên, do vậy một nhận thức đúng đắn, ý thức cũng phải tùy theo sự vật biến thiên mà nhận thức để phù hợp với thực tại. Nhận thức như vậy, đức Phật gọi là: "Như thật tuệ tri".

Mặt khác, tâm thức luôn luôn biến đổi, sự biến đổi này tương đồng với ý nghĩa "phi ngã". Nghiệp và phi ngã là hai khái niệm khác nhau, nhưng thống nhất về mặt ý nghĩa. Như vậy câu hỏi: Ai là kẻ tác nhân? Ai là người thọ quả? Câu trả lời chính xác là: "Có nghiệp báo mà không có tác giả. Ấm này diệt, ấm khác tương tục..."[3]. Ðây là ý nghĩa của mối quan hệ giữa nhân quả nghiệp báo và phi ngã trong đạo Phật.


[1] Trần Tuấn Oai, "Vô ngã và luân hồi", NXB Viên Quang 1997, p.2

[2] HT. Minh Châu dịch "Trung Bộ kinh", "Tiểu kinh Saccaka", TCCPHVN ấn hành, 1986,  pp.352-365.

[3] Tạp A hàm Kinh, kinh số 335, ÐT 2, p.92c.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

Source: Quảng Đức, http://www.quangduc.com


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 19-09-2002