THERAVĀDA Lời Vàng Bậc Thánh Bhikkhu Kusalapuñño
|
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
PHẦN I Sớ giải Trưởng Lão TăngKệ * 24- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO GIRIMĀNANDA Được biết trưởng lão Girimānanda nói lên bài kệ rằng: "Mưa rơi tiếng êm ả Trong thời giáo pháp của Đức Thế tôn Sumedha, trưởng lão sanh vào một gia đình nghèo, phải làm lụng vất vả mới đủ sống. Khi trưởng thành, cha mẹ cưới cho chàng một thôn nữ và sanh cho chàng một đứa con trai, không bao lậu vơ con bị bệnh qua đời. Chàng vô cùng đau khổ, tinh thần khủng hoảng như điên như dại, đi lang thang vào rừng. Đức Thế tôn Sumedha thấy được duyên lành của chàng, Ngài ngự đến chỗ ấy, thuyết pháp nhổ lên mũi tên sầu muộn để tế độ chàng. Chàng như tỉnh cơn mê, khởi lòng tin trong sạch, quỳ đảnh lễ dưới chân Đức Thế tôn, cúng dường hương hoa và tán thán ân đức của Ngài. Do thiện nghiệp đó, chàng luân chuyển trong cõi trời và cõi người suốt một thời gian dài đến thời giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, chàng sanh vào gia đình vị đại thần của vua Bimbisāra (Bình Sa Vương), tại thành Rājagaha (Vương Xá) và được đặt tên là Girimānanda. Khi Đức Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Girimānanda nhìn thấy uy nghi của Ngài, khởi niềm tin xin xuất gia. Sau khi xuất gia, tôn giả Girimānanda đi đến một ngôi làng xa kinh thành để hành pháp. Thời gian sau tôn giả trở về kinh thành Rājagaha để yết kiến Đức Thế tôn. Đức vua Bimbisāra hay tin tôn giả trở về bèn ngự đến vấn an và có lời thỉnh rằng: - Kính bạch tôn giả! Xin tôn giả hãy ở lại đây an cư mùa hạ, trẫm sẽ hộ độ tứ vật dụng đến tôn giả và dâng Ngài một am thất. Trưởng lão im lặng nhận lời, Đức vua sau khi biết tôn giả nhận lời, đảnh lễ Ngài rồi cáo từ trở về triều. Khi về triều, Đức vua vì bận rộn nhiều công việc nên quên xây dựng am thất cho tôn giả Girimānanda, tôn giả phải ngụ ngoài trời. Bấy giờ, đã đến mùa mưa, các vị chư thiên vì thấy tôn giả ở ngoài trời như thế, ngăn không cho mưa, khiến trời khô hạn, dân tình than oán, tới tai vua. Đức vua xem xét duyên cớ, sau khi hiểu được, bèn cho xây dựng am thất dâng tôn giả. Do được trú xứ thích hợp, tôn giả Girimānanda tinh cần phát triển thiền quán và chứng quả Alahán, như trong Apādana tôn giả nói lên bài kệ rằng: Vợ của ta đã chết Quả vị Alahán phát sanh cùng lúc với cơn mưa bắt đầu đổ hạt, hoan hỷ với quả chứng của mình và tiếng mưa rơi, trưởng lão nói lên năm bài kệ rằng: "Mưa rơi tiếng êm ả * 25- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO VAKKALI Đức Thế Tôn phán hỏi trưởng lão rằng: "Bị bệnh gió bức bách Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Padumuttara, trưởng lão tái sanh vào một gia đình Bàlamôn tại thành Haṃsavatī. Một hôm, chàng thanh niên Bàlamôn này cùng với các cận sự nam đi đến tịnh xá thính pháp từ Đức Thế Tôn, chàng trông thấy Đức Thế Tôn xiển dương một vị tỳ khưu đệ nhất về hạnh Đức tin, chàng thoả thích với hình ảnh đó, nên cung thỉnh Đức Phật cùng đại chúng tỳ khưu về nhà trai tăng cúng dường suốt bảy ngày, rồi quỳ dưới chân Thế Tôn chú nguyện rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Do phước báu mà con đã trong sạch cúng dường thực phẩm suốt bảy ngày, xin cho con được vị trí tối thắng về hạnh Đức tin trong giáo pháp Đức Chánh Đẳng Giác vị lai. Đức Thế Tôn dùng Phật nhãn quán chiếu vị lai, Ngài thấy nguyện vọng của Bàlamôn này sẽ thành tựu, nên Ngài tiên đoán và phúc chúc an lành đến chàng. Sau một thời gian dài luân chuyển giữa cõi trời cùng cõi người, đến thời giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, Ngài tái sanh vào một gia đình Bàlamôn tại thành Sāvatthī và được đặt tên là Vakkali. Khi trưởng thành, công tử Vakkali học nằm lòng tam phệ đà và thành tựu các học nghệ của Bàlamôn. Một hôm, Vakkali nhìn thấy Đức Thế Tôn, chàng say mê đắm đuối thân hình tuyệt vời của Thế Tôn và đi theo nhìn Ngài không biết chán. Khi trở về nhà, Vakkali suy nghĩ rằng: "nếu ta còn tại gia, ta không thể ngắm nhìn Ngài thoả thích được, vậy ta sẽ xuất gia". Rồi Vakkali đi đến xuất gia nơi Thế Tôn, ngoại trừ lúc ăn uống và tắm rửa, tôn giả Vakkali dành hết thời gian để chiêm ngưỡng Đức Phật. Đức Thế Tôn chờ đợi duyên lành của tôn giả đến khi chín muồi, trải qua một thời gian dài mặc cho tôn giả Vakkali ngắm nhìn thoả thích, Ngài không lên tiếng. Đến một ngày nọ, Đức Thế Tôn phán rằng: - Này Vakkali! Lợi ích gì cho ngươi với việc ngắm nhìn tấm thân bất tịnh này? Này Vakkali, người nào thấy pháp người ấy thấy Như Lai, người nào thấy Như Lai người ấy thấy pháp. Vì rằng thấy pháp tức thấy Như Lai và thấy Như Lai tức thấy pháp. Mặc dầu Đức Thế Tôn nói như thế, nhưng tôn giả Vakkali cũng không thể từ bỏ việc chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn và rời khỏi chỗ đó được. Đức Thế Tôn nghĩ rằng: "Vị tỳ khưu này nếu không làm xúc động mạnh, sẽ không thức tỉnh". Vào ngày an cư mùa mưa, Đức Thế Tôn bảo Vakkali rằng: - Này Vakkali! Hãy đi đi. Tôn giả Vakkali bị Thế Tôn đuổi không thể tiếp tục ở kề cận Đức Thế Tôn, suy nghĩ rằng: "Đời ta có ý nghĩa gì nếu không được gặp Thế Tôn". Tôn giả leo lên núi Gijjhakūṭa (Linh Hưu), định gieo mình xuống vực, Đức Thế Tôn biết được ý định của tôn giả Vakkali, Ngài nghĩ rằng: - Tỳ khưu Vakkali khi không được nhìn thấy Như Lai sẽ tự phá hoại duyên lành đạo quả của mình, Như Lai sẽ tế độ cho vị ấy. Ngài phóng hào quang hiện thân ra trước mặt tôn giả Vakkali và nói lên bài kệ rằng: "Tỳ khưu nhiều hân hoan Ngài đưa cánh tay ra nói rằng: - Hãy đến này Vakkali! Tôn giả Vakkali nghĩ rằng: - Ta đã thấy bậc đạo sư rồi và Ngài gọi ta đến. Tôn giả phát sanh hỷ lạc, bất kể việc đi đến ra sao, cứ từ trên hư không hướng về Đức Thế Tôn đi xuống, do hỷ lạc phát sanh sung mãn từ tâm tịnh tín nên thân Ngài nhẹ nhàng như chiếc lá rơi, khi bước chân vừa chạm lên mặt đất, cùng lúc đó tôn giả ngẫm lại bài kệ của Thế Tôn, tự mình ngăn phỉ lạc, phát triển tuệ quán chứng quả Alahán cùng với tuệ phân tích. Như đã trình bày trong chú giải Tăng chi bộ và chú giải Pháp cú kinh. Trong đoạn này, một số vị giáo thọ sư nói rằng: "Bậc Đạo sư đã nói với tôn giả Vakkali rằng: "Này Vak-kali! Ngươi sẽ được lợi ích gì với hành động như thế?". Rồi tôn giả Vakkali ở trên núi bắt đầu phát triển thiền quán, nhưng vì tôn giả nặng về đức tin nên tuệ quán không tiến triển xuyên suốt được. Đức Thế Tôn biết sự vướng mắc của tôn giả, Ngài giúp gội rửa cho thanh tịnh, nhưng tôn giả cũng không thể làm cho tuệ quán đạt đến đỉnh cao. Về sau, tôn giả bị bệnh do ảnh hưởng vật thực, Đức Thế Tôn biết tôn giả bị bệnh gió hoành hành, Ngài ngự đến chỗ ấy, phán hỏi rằng: "Bị bệnh gió bức bách Tôn giả sau khi nghe những lời ấy mới nói lên bốn bài kệ rằng: "Thân con được tràn ngập Tôn giả sau khi nói như thế liền phát triển thiền quán, chứng quả Alahán. Như trong Apadāna, tôn giả nói lên bài kệ rằng: "Kể từ hiền kiếp này * 26- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO UTTARA Được biết trưởng lão Uttara đã nói lên bài kệ rằng: "Cõi thường hằng không có Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Sumedha, trưởng lão tái sanh trong gia đình Bà la môn. Khi lớn lên chàng học xong ba tập phệ đà cùng các chú thuật của Bà la môn, chàng thường sử dụng chú thuật để du hành trên hư không. Một hôm, bậc Đạo Sư nhận thấy duyên lành của chàng, Ngài bèn ngự đến chỗ ấy, ngồi dưới một gốc đại thọ phóng hào quang sáu màu, đang phi hành trên hư không, nhìn thấy Đức Thế Tôn với hào quang sáu màu rực rỡ, chàng phát khởi niềm tin hạ xuống, chọn hái những đoá hoa Kannikara xinh đẹp cúng dường Đức Thế Tôn. Nhờ Phật lực khiến những đóa hoa ấy kết lại với nhau như mặt lọng che phía trên bậc Đạo Sư. Nhìn thấy cảnh kỳ diệu như thế, trong lòng chàng dâng lên một niềm tin hân hoan tín thành tột độ. Mạng chung từ kiếp ấy, chàng được sanh lên cõi Đạo Lợi. Đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, chàng dược tái sanh trong một gia đình Bà la môn giàu có tại thành Rajagaha và có tên là Uttara. Khi lớn lên Uttara thành thạo các học nghề của Bà la môn và nổi tiếng nhiều mặt: gia tộc, dung sắc cũng như về đức hạnh. Một đại thần xứ Magadha tên là Vassakara, thấy những thành tích của Uttara có ý muốn gả con gái và đã ngỏ lời với chàng. Do duyên lành giải thoát đã tròn đủ khiến tâm tư Uttara chỉ hướng về xuất ly, nên đã từ chối nhã ý của vị đại thần. Rồi Uttara đến chỗ tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) và được thính pháp, chỉ với một thời pháp trong lòng chàng đã an lập một niềm tin mãnh liệt rồi chàng xin xuất gia xong, sadi Uttara đã chu toàn những phận sự của người học trò đối với thầy hòa thượng. Một hôm, trưởng lão Sariputta bị bệnh, với ý định đi tìm thuốc cho trưởng lão, sadi Uttara đắp y mang bát rời khỏi tịnh xá từ mờ sáng, khi đến bờ sông, sadi đặt bát tại mé bờ, rồi lần xuống bến nước để súc miệng. Lúc bấy giờ, có một tên ăn trộm bị lính đuổi bắt, chạy ra khỏi cổng thành, khi ngang qua chỗ sadi Uttara tên trộm đã bỏ gói báu vật đánh cắp vào bát, rồi trốn đi. Sau khi rữa mặt xong, sadi trở lên gần tới bình bát, quân lính cũng vừa đuổi tới thấy gói tang vật nằm trong bát của sadi, chúng hỏi rằng "Sadi nầy là kẻ trộm, sadi nầy đã phạm tội trộm cắp", rồi bắt vị sadi trói lại và dẩn đến quan đại thần Vassakara được đức vua giao nhiệm vụ xét xử vụ án, ông ta không chịu thẩm tra tường tận, cũng không hỏi nhân chứng, truyền lịnh cho lấy giáo nhục hình và bêu xấu tội trạng của sadi vì ông ta có hiềm khích rằng: "Trước kia, vị sadi nầy không nể tình ta và còn rời khỏi Bà la môn giáo". Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng Phật nhãn quán thấy trí tuệ giải thoát của sadi Uttara đã chín muồi. Ngài bèn ngự đến đặt những ngón tay mềm mại được bao phủ bởi hào quang ví như những tia sáng màu đỏ tủa ra trên đầu của vị sadi và Ngài phán rằng: "Nầy Uttara, đây là quả nghiệp trước kia của con, con cần phải kham nhẫn với sức mạnh của việc khéo suy quán nghiệp báo". Rồi Đức Thế Tôn tùy căn cơ thuyết pháp. Bàn tay Đức Phật thật êm ấm, pháp âm của Ngài mới vi diệu làm sao. Sadi Uttara cảm thấy yên ổn lạ thường, một cảm giác thanh thản chưa hề có. Ngay lập tức, sadi thấu đáo lời Phật dạy phát triển thiền quán đoạn tận các lậu hoặc chứng đạt lục thông. Như trong tập Apadana, tôn giả kể lại rằng: "Đức Chánh Đẳng Chánh Giác Sau khi chứng đạt lục thông, sadi Uttara bật ra khỏi dây trói từ các ngọn giáo vươn mình bay lên hư không, biểu diển thần thông với mục đích tiếp độ những người tại nơi ấy. Đại chúng chứng kiến cảnh tượng kỳ diệu hi hữu vô cùng kinh cảm và thán phục. Kế đó, vết thương của tôn giả bị sưng lên, các vị tỳ khưu thấy vậy mới hỏi rằng: "Nầy hiền giả, trong lúc cảm thọ khổ như thế, sao hiền giả lại có thể phát triển tuệ quán được" Tôn giả Uttara đáp: "Nầy chư hiền hữu, sự đau khổ nầy sao có thể sánh với hiểm họa của luân hồi và do khéo thấy thực tánh của các hành, nên dù thọ khổ như thế, tôi vẫn có thể phát triển tuệ quán và chứng đạt đạo quả". Rồi tôn giả nói lên hai bài kệ rằng: "Cõi thường hằng không có * 27- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO PINDOLABHARADVAJA Được biết trưởng lão Pindolabharadvaja đã nói lên bài kệ rằng: "Cuộc sống nầy của ta Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Padumut-tara, trưởng lão tái sanh làm sư tử chúa, sống trong một hang núi. Một hôm, Đức Thế Tôn quán thấy duyên lành của sư tử chúa, với mục đích tiếp độ, Ngài ngự đến hang núi ấy, ngồi nhập thiền diệt. Bấy giờ sư tử đã rời khỏi hang đi kiếm ăn, khi tìm được mồi tha về, sư tử nhìn thấy Đức Thế Tôn đang ngồi nhập đại định tại cửa hang, do từng gieo duyên với Chư Phật, nên vừa thấy Ngài, trong lòng nó dâng lên một niềm hân hoan trong sạch. Sư tử chúa liền để miếng mồi xuống, chạy đi tìm bông hoa về cúng dường Phật và để bảo vệ sự yên bình cho Ngài, nó đã rống lên tiếng sư tử, xua đuổi những mãnh thú khác không cho đến phiền nhiểu Đức Thế Tôn, rồi trở vào đứng hầu Phật và sư tử chúa đã làm như thế suốt thời gian Thế Tôn nhập đại định. Đến ngày thứ bảy, Thế Tôn xã thiền xong, Ngài nghĩ rằng: "Với chừng ấy, cũng vừa đủ làm duyên lành cho sư tử chúa" Ngài bèn bay lên hư không ngự trở về tịnh xá, sư tử chúa đứng nhìn theo Đức Phật cho đến khuất tầm mắt, cùng với nổi kính tiếc vô hạn dâng lên trong lòng khiến nó mệnh chung ngay lúc ấy và được tái sanh trong một gia đình giàu có tại thành Hamsavati. Một hôm, chàng công tử nầy tháp tùng theo dân chúng trong thành, đến tịnh xá nghe pháp nơi Bậc Đạo Sư, sau thời pháp chàng phát khởi niềm tin trong sạch, xin quy ngưỡng tam bảo và cung thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng về nhà cúng dường đại thí suốt bảy ngày. Chàng đã phụng sự hộ độ tam bảo và thực hiện các hạnh lành của người cận sự nam cho đến khi mạng chung. Với phước báu tạo trử, chàng được sanh lên thiên giới. Đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, chàng sanh làm con trai quan tế tự của đức vua Udena thành Kosambi và được đặt tên là Bharadvaja. Khi lớn lên Bharadvaja học xong ba tập phệ đà và dạy chú thuật cho 500 thanh niên Bà la môn, nhưng không bao lâu ông bị các thanh niên ấy ruồng bỏ vì có những sở hành không thích hợp và vì là người tham ăn. Bharadvaja buồn bã đi đến thành Rajagaha (Vương xá), nhìn thấy Đức Thế Tôn và chư Tăng được lợi lộc tôn trọng, bèn xin tu trong giáo pháp. Sau khi xuất gia, Bharadvaja quen thói cũ vẫn không tiết độ trong ẩm thực, khiến Đức Thế Tôn khiển trách, rồi Ngài giáo giới cho trở thành người biết độ lượng, từ khi được Bậc Đạo Sư nhắc nhỡ, tôn giả đã phục thiện và không lâu sau do nhiệt tâm tinh cần tu tập tôn giả Bharadvaja cũng chứng đạt lục thông. Giai thoại nầy được tôn giả kể trong tập Apadana. "Một kiếp quá khứ Sau khi chứng lục thông, tôn giả Bharadvaja suy nghĩ rằng: "Đạo quả nào, các bậc Thinh văn cần phải tác chứng trước mặt Thế Tôn đạo quả ấy, ta đã tác chứng". Rồi tôn giả rống lên tiếng rống con sư tử giữa chư tỳ khưu rằng: "Vị nào có hoài nghi về đạo quả, vị ấy hãy đến hỏi ta". Do nhân đó, trong một buổi họp của chư Tăng Bậc Đạo Sư phán rằng: "Nầy chư tỳ khưu, trong hàng Thinh văn của Như Lai, Pindolabharadvaja đệ nhất về hạnh rống tiếng rống con sư tử." Một hôm, tôn giả muốn tiếp độ một vị Bà la môn tà kiến, có tâm bỏn xẻn, từng là bạn khi còn là cư sĩ, tôn giả đi đến nhà ông ta, giảng giải về quả báo của sự bố thí cho vị Bà la môn ấy hiểu. Nghe xong, vị Bà la môn nhiếu mày tỏ thái độ không vừa lòng, ông nghĩ thầm: "Bộ vị trưởng lão nầy, muốn cho tài sản ta suy kiệt". Rồi ông nói với tôn giả Bharadvaja rằng: "Tôi chỉ dâng một phần cơm cho tôn giả thôi" Tôn giả nói với vị Bà la môn: "Ông hãy dâng cơm ấy đến Tăng, chớ dâng ta". Rồi khuyến khích vị Bà la môn đem phần cơm ấy cúng dường Tăng.Vị Bà la môn chần chừ, tỏ thái độ không bằng lòng nghĩ rằng: "Vị trưởng lão nầy muốn ta cúng dường cho nhiều vị tỳ khưu". Để cho tâm vị Bà la môn hoan hỷ tín thành, tôn giả bèn giảng về quả báu của sự cúng dường Tăng chúng, rồi tôn giả suy nghĩ: Chắc vị Bà la môn này tưởng việc ta khuyến khích hắn dâng cúng là vì muốn được vật thực, vậy ta sẽ làm cho hắn biết" bèn nói lên hai bài kệ: "Cuộc sống nầy của ta * 28- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO VASABHA Được biết trưởng lão Vasabha đã nói lên bài kệ rằng: "Đối với người giả dối Vị trưởng lão nầy đã tích trử nhiều thiện duyên giải thoát với Chư Phật quá khứ. Có một kiếp, trưởng lão sanh trong một gia đình Bà la môn với danh xưng là Narada. Bấy giờ là thời kỳ ngoài giáo pháp của Đức Chánh Đẳng Giác, khi lớn lên Narada thông thạo các học nghệ của Bà la môn. Do quá khứ gieo nhiều chủng tử bồ đề, nên tâm tư Narada luôn hướng đến một đời sống xuất ly, chàng đã từ bỏ mọi hấp dẫn của thế gian, xuất gia làm đạo sĩ, dựng lên một am thất tại núi Samagga không xa núi Hy mã. Sống giữa thiên nhiên hoang dã u tịch, không bao lâu đạo sĩ Narada chứng được bát thiền ngũ thông. Với tấm lòng từ bi rộng mở đạo sĩ đã tiếp độ và dạy dỗ các học trò sống theo chí hướng của mình. Một hôm đạo sĩ nẩy sinh ý nghĩ như vầy: "Bây giờ, ta là chỗ tôn trọng cung kính cúng dường của các học trò, nhưng không có ai để ta lễ bái cúng dường, sống mà không có người để tôn kính quả thật là một nỗi khổ". Sau khi suy nghĩ như thế, đạo sĩ Narada bỗng nhớ lại những thiện hạnh lễ bái cúng dường mà mình đã tạo nơi bảo tháp xá lợi Phật, đạo sĩ vô cùng hoan hỷ, bèn dùng thần thông tôn tạo một bảo tháp bằng vàng rực rỡ, từ đó mỗi ngày đạo sĩ lễ bái cúng dường bảo tháp bằng những đóa hoa xinh đẹp. Đạo sĩ Narada tự mình tu tập thiền định, khuyên dạy các học trò và lễ bái cúng dường bảo tháp cho đến khi mạng chung, được sanh lên phạm thiên giới. Sống an lạc trên cõi phạm thiên rất lâu, mạng chung từ kiếp ấy đạo sĩ tái sanh trong cõi Đạo lợi. Đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, đạo sĩ tái sanh trong hoàng tộc Licchavi tại thành Vesali và có tên là Vasabha. Trên bước đường du hóa hoằng khai chánh pháp tế độ quần sanh, một lần nọ Đức Thế Tôn ngự đến thành Vesali, do duyên lành chín muồi nên khi nhìn thấy uy nghi đức độ của Ngài, vương tử Vasabha đã khởi niềm tin trong sạch muốn sống đời phạm hạnh trong giáo pháp của Đạo Sư. Sau khi xuất gia, nhờ nhiệt tâm tinh cần, nên kế đó không lâu tôn giả Vasabha cũng chứng đạt Alahán. Trong tập Apadana tôn giả kể lại như sau: "Không xa Hy mã sơn Sau khi chứng quả Alahán, để tiếp độ các thí chủ, nên tôn giả không ngăn tứ sự lúc họ đem đến dâng cúng và tôn giả sống tri túc thọ dụng tứ sự ấy. Các kẻ phàm phu tưởng rằng tôn giả là người nặng về việc trau chuốt thân, không lo phòng hộ tâm nên có thái độ khinh thường. Nhưng tôn giả không màng đến sự khinh thường ấy.Không xa chỗ tôn giả có một vị tỳ khưu giả dối, tâm tánh thấp hèn, sống đa dục nhưng lại biểu hiện như người thiểu dục, như người tri túc để gạt thế gian và nhiều người đã ca tụng vị ấy như bậc thánh. Lúc bấy giờ, Thiên Chủ Đế Thích biết được sở hành của vị ấy, bèn đi đến tôn giả hỏi rằng: "Kính bạch tôn giả, với vị tỳ khưu giả dối gọi là tạo nghiệp gì?" Ðể chê trách sự ham muốn thấp hèn,tôn giả đã nói lên hai bài kệ rằng: "Đối với người giả dối * 29- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO TISSA Được biết trưởng lão Tissa đã nói lên bài kệ rằng: "Vị tỳ khưu đầu trọc Trong thời giáo pháp của đức thế tôn Piyadassi, trưởng lão tái sanh trong một gia đình Bàlamôn. Khi lớn lên, vị Bàlamôn đã thành thạo các học nghề, vì nhận thấy mối nguy hiểm của dục lạc, nên chàng từ bỏ đời sống thế tục xuất gia làm đạo sĩ, dựng lên một am thất trong khu rừng mun. Một buổi sáng đức Thế Tôn dùng lưới tuệ của khắp thế gian nhìn thấy đạo sĩ hữu duyên, Ngài bèn ngự đến nơi ấy ngồi nhập thiền diệt tại một gốc cây không xa am thất của đạo sĩ. Bấy giờ, vị đạo sĩ rời khỏi am thất để tìm trái cây, khi trở về nhìn thấy đức Thế Tôn đang nhập định, đạo sĩ phát tâm trong sạch đi tìm bốn khúc cây, cắm bốn gốc dựng lều, lấy nhánh mun đang lại, rồi lấy hoa phủ lên che mát đức Thế Tôn và ông đứng hầu suốt bảy ngày tâm tư đầy phỉ lạc với hình ảnh đức Phật. Sanh ngày thứ bảy Đức Thế Tôn xả thiền diệt, Ngài tác ý đến 100.000 vị Thánh lậu tận, tức thì chư Thánh Thinh văn ấy ngự đến đoanh vây đức Thế Tôn. Thế Tôn ngự tọa giữa Tăng chúng tuyên bố quả báo sẽ phát sanh cho đạo sĩ và thuyết pháp hoan hỷ, rồi Ngài cùng với chư Thinh văn ngự trở về tịnh xá. Với thiện sự ấy sau khi mạng chung, đạo sĩ được sanh lên thiên giới. Đến thời kỳ giáo pháp của đức Thế Tôn chúng ta, vị đạo sĩ tái sanh trong một gia đình Bàlamôn tải thành Rajagaha (Vương xá) có tên là Tissa. Khi lớn lên, Tissa học xong ba tập phệ đà rồi dạy chú thuật cho 500 thanh niên Bàlamôn, nhờ vậy chàng rất dồi dào lợi lộc. Một hôm, đức Thế Tôn du hành đến thành Raja-gaha, nhìn thấy Thế Tôn đầy đủ 32 đại nhân tướng, lục căn thanh tịnh, gương mặt từ hòa khả kính bước đi nhẹ nhàng thoát tục, bị cảm hóa bởi uy đức của bậc Đạo Sư, chàng khước từ mọi thế lợi và xin xuất gia trong giáo pháp. Sau khi xuất gia, nhờ thiện duyên giải thoát chín muồi, cùng với sự nhiệt tâm hành pháp, ít lâu sau, tôn giả chứng đạt Alahán. Tôn giả kể lại giai thoại nầy trong tập Apadana như sau: "Ta vào rừng cây mun * Sau khi chứng quả Alahán, tôn giả trở thành vị thù thắng về lợi lộc, thù thắng về danh xưng. Lúc bấy giờ có một số vị phàm tăng, thấy tôn giả được lợi lộc, tôn trọng như thế, do mê muội thiếu trí nên đã có những thái độ không thích đáng, tôn giả Tissa thấy vậy, để tuyên bố sự nguy hiểm trong lội lộc trọng vọng và để minh thị mình không dính mắc lợi lộc trọng vọng ấy, tôn giả đã nói lên hai bài kệ rằng: "Vị tỳ khưu đầu trọc * 30- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO VALLIYA Được biết trưởng lão Valliya nói lên bài kệ như vầy: "Phận sự nào cần làm Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Sumedha, trưởng lão được tái sanh trong một gia đình Bà la môn trưởng giả. Vị trưởng giả nầy rất thông minh và chăm học, khi vừa trưởng thành, chàng đã thông đạt các chú thuật cùng các học nghệ của giáo điển Bà la môn. Sau khi cha mẹ qua đời, chàng chán ngán cuộc sống thế tục, đem tất cả tài sản trong kho trị giá tám trăm triệu, bố thí giúp đở cho những người ăn xin, những người nghèo khổ, rồi xuất gia làm đạo sĩ, dựng lên một am thất cạnh bờ sông. Một hôm do duyên lành của đạo sĩ, Đức Thế Tôn đã ngự đến chỗ ấy, đạo sĩ nhìn thấy Thế Tôn với bước đi thanh thoát nhẹ nhàng, với lục căn thanh tịnh, sáng chói đầy uy đức. Đạo sĩ phát khởi lòng tịnh tín, trãi tấm da cọp làm tọa cụ cúng dường đến Thế Tôn rồi thỉnh Ngài ngự tọa trên tấm da ấy, Đạo sĩ với tâm trong sạch tôn kính, lấy hoa và hương chiên đàn rãi cúng dường, rồi đạo sĩ chọn lấy những trái xòai to thơm ngon cúng dường Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn sau khi thọ dụng xong, Ngài đã nói lời phúc chúc và tiên tri những thành quả trong tương lai của đạo sĩ, rồi Ngài ngự trở về tịnh xá. Với công đức ấy, sau khi mạng chung vị đạo sĩ được sanh lên thiên giới, luân chuyển giữa hai cõi trời và người, đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, vị đạo sĩ được sanh trong một gia đình Bà la môn, tại thành Vesali cha mẹ đặt tên là Kanhamitta. Khi trưởng thành, một lần nọ, lúc Đức Thế Tôn ngự đến thành Vesali, được cảm hóa bởi uy đức của Ngài, Kanhamitta đã khởi lên niềm tin và xin xuất gia nơi trưởng lão Mahakaccana. Do trí tuệ chậm chạp và thiếu sự tin tấn, cho nên tôn giả Kanhamitta phải nương vào kiến thức cùng kinh nghiệm của các đồng phạm hạnh, đến nổi các vị tỳ khưu gọi tôn giả là Valliya (loài chùm gởi) vì tôn giả không thể tự tiến hóa nếu không nương tựa vào các cây khác như loài chùm gởi phải nương tựa vào một cây khác mới phát triển được nếu không thì không thể phát triển được. Rồi một hôm, tôn giả Valliya đi đến chỗ trưởng lão Venudatta, sau khi tín thọ lời giáo giới của trưởng lão, sự sáng suốt trong lòng tôn gia như trổi dậy và với trí tuệ chín muồi, tôn giả đã hỏi trưởng lão với hai bài kệ rằng: "Phận sự nào cần làm * Sau khi nghe hai bài kệ thỉnh cầu của tôn giả Valliya, trưởng lão Venudatta đã chỉ dạy con đường pháp hành đến tôn giả, an trú vào lời dạy ấy, tôn giả nổ lực phát triển thiền quán và chứng đạt Ala hán ngay sau đó. "Ta từ bỏ dục lạc * 31- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO SABBAMITTA Được biết trưởng lão Sabbamitta đã nói lên bài như vầy: "Người trói buộc trong người Ngược dòng thời gian cách nay 92 kiếp, vào thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn Tissa, vị trưởng lão nầy tái sanh trong một gia đình thợ săn. Hằng ngày, cha và ông phải vào rừng săn thú để nuôi gia đình. Khi lớn lên chàng cũng tập tễnh theo cha vào rừng để phụ giúp và học cách săn thú. Một hôm, vào rạng sáng Đức Thế Tôn dùng lưới tuệ, bủa khắp thế gian xem chúng sanh nào hữu duyên để tiếp độ, chàng thợ săn nằm trong lưới tuệ của Ngài. Thế là sáng hôm ấy, Đức Thế Tôn đắp y, cầm bát ngự đến một con đường gần nhà của chàng thợ săn, sau đó Ngài đã để lại ba dấu chân. Lúc bấy giờ, chàng thợ săn rời khỏi nhà vào rừng tìm thú, chàng nhìn dấu chân có hình bánh xe, do trong quá khứ từng gieo duyên với Chư Phật, nên khi nhìn thấy dấu chân Phật, chàng khởi lên ý nghĩ rằng: "Đây là dấu chân của bậc đáng tôn kính, đáng cúng dường". Rồi chàng muốn tìm một cái gì để cúng dường, đi loanh quanh chàng nhìn thấy cây mào gà đang trổ bông xinh đẹp, chàng vội đi đến hái lấy nhánh bông mào gà đến cúng dường dấu chân Phật với tấm lòng hoan hỉ.. Do thiện sự ấy, sau khi mạng chung, chàng thợ săn được sanh lên cõi Đạo Lợi. Đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, chàng thợ săn tái sanh trong một gia đình Bà la môn tại thành Savatthi và được đặt tên là Sabbamitta. Trong buổi lễ cúng dường Kỳ Viên tịnh xá của trưởng giả Cấp Cô Độc, Sabbamitta cũng có mặt, nhìn thấy uy đức của Bậc Đạo Sư chàng khởi lên niềm tin và xuất gia. Sau khi xuất gia Sabbamitta học một đề tài thiền quán và đi sâu vào trong rừng ẩn cư để tu tập, sau ba tháng an cư mùa mưa, tôn giả Sabbamitta đi về thành Savatthi yết kiến Đức Thế Tôn. Trên đường đi, tôn giả nhìn thấy một chú nai con sa vào bẩy của người thợ săn, nai mẹ tuy không bị vướng bẩy, nhưng nó không thể đi xa, cứ quanh quẩn gần đó vì quyến luyến nai con và nó cũng không dám đến gần vì sợ mắc bẩy như nai con. Phần vì nai con quá hoảng sợ nó lăn qua, lộn lại, kêu lên những tiếng thảm thương. Tôn giả thấy vậy suy nghĩ rằng: "Ôi! Tình thương đã đem lại sự đau khổ cho các loài hữu tình". Đi một đổi nữa, tôn giả nhìn thấy nhiều tên cướp đang lấy rơm bó vào một người chúng bắt được để đem thiêu sống và người ấy sợ hãi kêu la thống thiết. Chứng kiến hai sự kiện bi thảm, tôn giả Sabbamitta bị động tâm bèn nói lên hai bài kệ với các tên cướp rằng: "Người trói buộc trong người Nói vậy xong, tôn giả phát triển thiền quán, chứng đạt Alahán liền sau đó. Như trong Apadana, tôn giả đã nói lên bài kệ rằng: "Thuở trước ta và cha Các tên cướp sau khi nghe pháp từ nơi tôn giả, bị xúc cảm mạnh đã từ bỏ mọi ác hạnh và xuất gia thực hành theo chánh pháp. * 32- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO NANDA Được biết trưởng lão Nanda đã nói lên bài kệ như vầy: "Ta mê việc trang sức Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Padumut-tara, vị trưởng lão nầy tái sanh trong một gia đình Bà la môn giàu có. Một hôm, khi đến nghe pháp nơi Đức Thế Tôn, chàng nhìn thấy Đức Thế Tôn biểu dương một tỳ khưu đệ nhất về hạnh thu thúc các căn, thỏa thích với hình ảnh đó, chàng đã cung thỉnh Đức Phật cùng chư tỷ khưu Tăng về nhà cúng dường đại thí, sau khi phục vụ Đức Phật cùng chư tỳ khưu Tăng với các món ăn thượng vị, chàng Bà la môn nầy đã phủ phục duới chân Đức Thế Tôn và chú nguyện rằng: "Do phước báu mà hôm nay con đã trong sạch cúng dường, trong thời giáo pháp của Đức Phật tương lai, xin cho con được thành tựu giống như vị tôn giả kia vậy". Sau khi mạng chung từ kiếp ấy, chàng được tái sanh lên nhàn cảnh, luân chuyển giữa cõi trời và người một thời gian dài cho đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn Atthadassi. Chàng tái sanh làm một con rùa lớn tại dòng sông Vinta. Một hôm, Đức Thế Tôn ngự đến bờ sông Vinta để sang bên kia,, chú rùa thấy vậy, có ý muốn đưa Đức Thế Tôn qua sông, bèn bơi đến phủ phục bên chân Ngài. Đức Thế Tôn biết được tâm ý của nó, Ngài đã ngự lên lưng rùa. Chú rùa vô cùng thỏa thích, bơi chẻ dòng nước đưa Đức Thế Tôn sang bên kia sông một cách nhanh chóng, Đức Thế Tôn bèn nói lời tùy hỷ cùng quả báu sẽ phát sanh cho rùa rồi Ngài rời khỏi nơi ấy. Do thiện sự đó, sau khi mạng chung, rùa được thoát khỏi kiếp cầm thú và sanh lên nhàn cảnh, đến thời giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta rùa được tái sanh vào bào thai của nàng Mahapajapatigotami, thái tử của đức vua Sudhodana (Tịnh Phạn) (em cùng cha khác mẹ với Đức Bồ tát) tại thành Kapilavatthu. Vào ngày đặt tên cho thái tử, các vị trong hoàng tộc đặt tên là Nanda vì thái tử chào đời, là một niềm vui lớn cho quyến thuộc. Khi thái tử Nanda trưởng thành, lúc bấy giờ Đức Thế Tôn đã vận chuyển bánh xe chánh pháp đi tiếp độ quần sanh, Ngài tuần tự du hành trở về thành Kapilavatthu. Tại đây Ngài đã làm cho Pokkhara-vassa - mưa sen (mưa nầy thành tựu do thần thông, không bị thấm ướt, như nước rơi trên lá sen vậy) rơi xuống để tiếp độ quyến thuộc đang câu hội lấy mưa làm duyên, Ngài thuyết bổn sanh Vessantara. Rồi Ngài ngự đi khất thực. Trong này thứ hai, Đức Thế Tôn giúp cho phụ vương chứng quả Dự Lưu với bài kệ rằng: "Uttitthe nappamajjeyya – không nên dễ duôi trong việc khất thực mà hãy tự đứng thọ nhận... Rồi Đức Thế Tôn ngự vào hoàng cung giúp dì mẫu Mahapajipati Gotami trú trong sơ quả và phụ vương trú trong Nhất lai quả với bài kệ rằng: "Hãy sống theo phạm hạnh..." Ngày thứ ba khi nghi thức rước công chúa vào hoàng cung nhân dịp lễ đăng quang của thái tử Nanda đang diễn ra, Đức Thế Tôn ngự vào khất thực, Ngài bèn giao cái bát cho thái tử Nanda, nói lời phúc chúc xong, Ngài không nhận lại bát mà ngự về tịnh xá, thái tử Nanda phải ôm bát đi theo Đức Phật đến tịnh xá, dầu trong lòng không muốn. Sau khi về đến tịnh xá, Đức Thế Tôn bèn cho thái tử Nanda xuất gia, vì tôn kính Đức Phật, nên thái tử đành phải chấp thuận, nhưng Nanda không thể hoan hỷ với đời sống phạm hạnh, Đức Thế Tôn biết được tâm trạng của Nanda, nên Ngài đã dùng nhiều phương pháp giáo hóa cho đến khi tâm tư của Nanda thuần khiết và thể nhập pháp, rồi tôn giả Nanda hoan hỷ với đời sống phạm hạnh và đã tự minh nhiệt tâm tinh cần phát triển tuệ quán chứng đạt Alahán. Như trong Apadana tôn giả đã nói lên bài kệ rằng: "Đức Chánh Đẳng Giác Sau khi chứng quả Alahan, tôn giả quán lại các kiết sử mà mình đã đoạn trừ và sự an lạc giải thoát mà mình đạt chứng được, đã thốt lên lời rằng: "Ôi, vi diệu thay sự thiện xảo trong phương pháp giáo hóa của Bậc Đạo Sư, Ngài đã đưa ra khỏi đầm lầy sanh tử và đứng trên bờ tịnh lạc niết bàn, hân hoan với thành quả, tôn giả đã nói lên hai bài kệ rằng: "Ta mê việc trang sức * 33- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO BHADDAJI Được biết trưởng lão Bhaddaji đã nói lên bài kệ rằng: "Đức vua Panada Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Padumut-tara, vị trưởng lão nầy tái sanh trong một gia đình Bà la môn. Khi lớn lên đã thông thạo các học nghệ của Bà la môn, do căn lành trưởng dưỡng nhiều đời nhiều kiếp, nên vị Bà la môn nầy cảm thấy chán ngán mùi dục lạc, từ bỏ mọi ràng buộc nhân thế, xuất gia làm đạo sĩ và dựng lên một am thất trong rừng sâu. Một hôm nhìn thấy Đức Thế Tôn đang phi hành trên hư không, đạo sĩ phát khởi tịnh tín đứng chấp tay hướng về Đức Thế Tôn, biết được căn duyên của đạo sĩ, Ngài bèn ngự xuống, đạo sĩ vô cùng hoan hỉ cung thỉnh Đức Thế Tôn ngự toạ, rồi lấy mật ong, bơ, sữa, củ sen cúng dường. Đức Thế Tôn với lòng bi mẫn tiếp độ đạo sĩ, nên Ngài đã thọ nhận và nói lời phúc chúc tùy hỷ. Do thiện nghiệp ấy, sau khi mạng chung, vị đạo sĩ được sanh lên cõi trời Đâu Xuất. Suốt khoảng thời gian dài với nhiều vị Chánh Đẳng Giác ra đời, vị đạo sĩ nầy chỉ luân chuyển trong cõi Đâu Xuất. Đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn Vipassi, vị đạo sĩ tái sanh trong một gia đình trưởng giả đại phú. Với thiện căn trưởng dưỡng, nên sau khi lớn lên vị trưởng giả tử nầy hết lòng tịnh tín nơi tam bảo và trở thành một cận sự nam nhiệt thành phụng sự cho tam bảo. Một lần nọ, chàng đã cung thỉnh Đức Thế Tôn Vipassi cùng 68.000 chư tỳ khưu Tăng về nhà cúng dường trọng thể và chàng đã dâng đến Đức Phật cùng chư Tăng mỗi vị một bộ tam y. Sau kiếp sống ấy, với thiện nghiệp tạo trữ nhiều như thế, vị trưởng giả này được tái sanh lên thiên giới, hưởng thiên lạc thù diệu trên cõi trời cho đến khi tuổi thọ đã mãn. Chàng tái sanh xuống cõi người, trong một gia đình Bà la môn giàu có. Lúc bấy giờ, là ngoài thời kỳ giáo pháp của Đức Chánh Đẳng Giác, mặc dù không được cơ hội nghe những lời pháp vi diệu từ Đức Thế Tôn để phát sanh lòng tịnh tín nhưng do căn lành đã khéo vun bồi, nên khi gặp chư Phật Độc Giác với lục căn thanh tịnh sáng chói, niềm tịnh tín kia đã trỗi dậy một cách mãnh liệt và chàng đã nhiệt thành hộ độ 500 vị Độc Giác Phật với đầy đủ bốn món vật dụng. Mạng chung từ kiếp ấy, chàng được tái sanh làm thái tử, sau khi trưởng thành, thái tử kế nghiệp phụ vương trị vì quốc độ. Đức vua đã trị vì đất nước theo thiện pháp và hằng ngày đức vua hộ độ cho một vị Phật Độc Giác. Sau khi Đức Độc Giác Phật niết bàn, đức vua làm lễ hỏa táng kim thân Phật rất trọng thể, Ngài đã giữ lại xá lợi và xây bảo tháp tôn thờ. Sau khi mạng chung đức vua được sanh lên nhàn cảnh, luân chuyển sanh tử trong nhàn cảnh cho đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, đức vua được tái sanh làm con trai độc nhất của trưởng giả Bhaddaji với gia sản 800 triệu, tại thành Bhaddaji và có tên là Bhaddaji. Bhaddaji sống trong sự giàu sang và được nuôi dưỡng thật tế nhị, chu đáo như vị bồ tát kiếp chót vậy. Lúc bấy giờ, Đức thế Tôn đang nhập hạ tại thành Savatthi ra hạ, Ngài cùng với đại chúng tỳ khưu ngự đến thành Bhaddaji, để tiếp độ công tử Bhaddaji. Trong thời gian chờ đợi trí tuệ của công tử Bhaddaji chín muồi, Đức Thế Tôn ngự tại rừng Jatiya. Một hôm, công tử Bhaddaji đang ngồi trên lầu của toà lâu đài, trong lúc đang ngắm cảnh, nhìn thấy từng đoàn ngừời kéo nhau đi về phía rừng Jatiya. Lấy làm ngạc nhiên, công tử mới hỏi những người hầu: "Những đoàn người ấy đi đâu vậy ?" Người hầu đáp rằng: "Thưa công tử, những người ấy đi đến rừng Jatiya để thính pháp nơi Đức Thế Tôn". Lúc bấy giờ, trong lòng Bhaddaji cảm thấy thôi thúc với việc nghe pháp. Thế rồi, Bhaddaji cùng đông đảo tùy tùng đi đến chỗ Đức Thế Tôn với trí tuệ chín muồi, nên vừa dứt thời pháp, công tử Bhaddaji đã chứng quả Alahán. Như trong Apadana tôn giả đã nói lên bài kệ rằng: "Ta bước xuống ao nước Sau khi công tử Bhaddaji chứng quả Alahán, Đức Thế Tôn cho mời trưởng giả Bhadiya đến phán rằng: "Nầy trưởng giả Bhadiya, con của ngươi sau khi nghe chánh pháp đã chứng đạt Alahán, vì vậy công tử cần phải được xuất gia, nếu không xuất gia sẽ phải niết bàn". Trưởng giả thưa rằng: "Kính bạch Đức Thế Tôn, Bhaddaji hãy còn trẻ, không nên niết bàn sớm xin Ngài hãy xuất gia cho". Đức Thế Tôn đã làm lễ xuất gia truyền cụ túc giáo giới cho công tử Bhaddaji xong, Ngài ngự tại thành Bhaddiya suốt bảy ngày rồi Ngài cùng chư Tăng ngự đến Kotigama gần bờ sông Ganga. Tại đây, dân làng đã tổ chức cúng dường trọng thể đến chư tăng có Đức Phật làm tọa chủ. Khi Đức Thế Tôn sắp nói lời tuỳ hỷ phúc chúc, tôn giả Bhadaji ben rời khỏi làng với ý định rằng: "Ta sẽ nhập thiền", rồi đi đến bờ sông Ganga, ngồi thiền tịnh. Một lúc sau, có các vị trưởng lão đi đến, nhưng tôn giả vẫn an nhiên thiền tịnh, khi Đức Thế Tôn ngự đến tôn giả mới xã thiền. Bấy giờ, các vị tỳ khưu phàm phu thấy vậy mới chỉ trích rằng: "Tỳ khưu Bhaddaji nầy mới vào tu, mà trở thành người kiêu mạn, khi các vị trưởng lão đi đến, không chịu xã thiền". Lúc ấy, dân làng Kotigama chuẩn bị nhiều chiếc tàu để đưa Đức Phật cùng chư Tăng qua sông. Đức Thế Tôn mới suy nghĩ rằng: "Nhân dịp nầy ta sẽ cho mọi người thấy uy lực của Bhaddaji". Rồi Ngài ngự đứng trên tàu, phán hỏi rằng: "Bhad-daji đâu ?". Tôn giả Bhaddaji đáp rằng:"Con đang ở đây-bạch Thế Tôn". Rồi tôn giả đi đến chỗ Đức Thế Tôn đứng chấp tay chờ đợi. Đức Thế Tôn phán rằng: "Hãy đến, nầy Bhad-daji, ngươi hãy lên cùng một chiếc tàu với Như Lai". Tôn giả Bhaddaji vâng lời Đức Thế Tôn bay lên đứng trên chiếc tàu Đức Thế Tôn đang ngự. Khi tàu ra giữa sông, Đức Thế Tôn phán rằng: "Nầy Bhaddaji, cung điện vàng mà ngươi từng ở khi sanh làm vua Mahapanada hiện ở đâu ?". Tôn giả Bhaddaji thưa rằng: "Dạ đang chìm dưới đây, bạch Đức Thế Tôn". Đức Thế Tôn phán rằng: "Nầy Bhaddaji, nếu vậy ngươi hãy phá tan mối nghi hoặc của các bạn đồng phạm hạnh đi". Lúc bấy giờ, tôn giả tiến đến đãnh lễ Đức Thế Tôn rồi với uy lực thần thông của mình, tôn giả đưa cả toà cung điện lên bằng ngón chân cái, rồi nâng tòa cung điện cao 25 do tuần bay lên hư không vượt khỏi mặt nước. Lúc ấy, các quyến thuộc trong tiền kiếp của tôn giả sanh làm cá, làm rùa, làm ếch do sự dễ duôi tham luyến đang ở trong tòa cung điện ấy bị rơi lộp độp xuống nước. Đức Thế Tôn thấy vậy bèn phán rằng: "Nầy Bhaddaji Các quyến thuộc của ngươi sẽ phải khổ sở". Tôn giả hiểu ý Đức Thế Tôn, bèn thả tòa cung điện xuống nằm yên chỗ cũ. Sau khi lên bờ, chư tỳ khưu mới bạch hỏi rằng: "Kính bạch Đức Thế Tôn, cung điện nầy tôn giả Bhaddaji đã ở khi nào?". Đức Thế Tôn bèn thuật lại bổn sanh Mahapanada và Ngài khiến cho hội chúng thấm nhuần với chánh pháp. Kế đó, sau khi trình bày về cung điện vàng mà mình đã từng trú ngự, tôn giả đã nói lên bài kệ rằng: "Đức vua Panada * 34- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO SOBHITA Được biết trưởng lão Sobhita đã nói lên bài kệ rằng: "Ta có niệm có tuệ Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Padumut-tara, vị trưởng lão này tái sanh trong một gia đình Bà la môn tại thành Hamsavati. Một hôm, lúc đến tịnh xá nghe pháp, chàng thấy Đức Thế Tôn biểu dương một vị tỳ khưu đệ nhất về hạnh túc mạng thông, hoan hỉ với hình ảnh đó nên chàng Bàlamôn này tích cực làm các thiện sự và mỗi khi tạo được công đức gì chàng đã tự mình chú nguyện cho sớm đạt được thành quả đó. Sau khi mạng chung, chàng được tái sanh nhàn cảnh, luân chuyển trong nhàn cảnh cho đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn Sumedha, chàng lại được tái sanh trong một gia đình Bàlamôn. Khi trưởng thành chàng đà thành tựu các chú thuật và các học nghệ của Bàlamôn, mặc dù có sự thông minh và tài năng xuất chúng như vậy nhưng do quá khứ đã tích trữ nhiều thiện duyên giải thoát, nên tâm tư chàng chỉ hướng đến sự xuất ly. Từ bỏ đời sống tại gia nhiều phiền muộn chàng xuất gia làm đạo sĩ, dựng lên một am thất gần một khu rừng gần núi Hy mã. Hằng ngày, vị đạo sĩ rời khỏi am thất đi tìm các loại trái cây rừng về làm thực phẩm. Một hôm trong lúc đi hái trái, đạo sĩ nghe tin Đức Phật đã ra đời. Hoan hỉ với tin ấy, vị đạo sĩ bèn rời khỏi am thất, đi thẳng đến kinh thành Bhaddavati để yết kiến Đức Phật. Rồi chỉ một đêm đàm đạo thọ giáo nơi Đức Thế Tôn, vị đạo sĩ phát khởi lòng tin mãnh liệt và đã tán thán Đức Thế Tôn với sáu bài kệ, mở đầu như vậy: "Tuvam Sattha Ca Ketu Ca..." Và sau đó, Đức Thế Tôn cũng đã ca tụng đạo sĩ. Do phước báo ấy, sau khi mạng chung, vị đạo sĩ được tái sanh lên thiên giới, luân chuyển giữa hai cõi trời, người cho đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, vị đạo sĩ được tái sanh trong một gia đình Bàlamôn tại thành Savatthi và được đặt tên là Sobhita. Sau khi lớn lên, do thiện căn dẫn dắt, Sobhita đã đến nghe pháp nơi Đức Thế Tôn chàng phát khởi niềm tin xuất gia và không bao lâu cũng chứng được lục thông. Do sự tu tập và hạnh nguyện nên tôn giả Sobhita, trở thành người thuần thục đặc biệt trong thuần túc thông. Như trong Apadana, tôn giả đã nói lên bài kệ rằng: "Ta dựng lên am thất Sau khi chứng quả Alahán, trưởng lão dùng túc mạng thông nhớ lại tiền kiếp của mình tuần tự thấy cho đến Acittaka-Patisandhi - trong cõi vô tưởng, kế tiếp suốt năm trăm kiếp không thấy tâm diễn tiến mà chỉ thấy kiếp cuối cùng, trưởng lão mới suy xét rằng:" Vì cớ gì lại như vậy?" và trưởng lão hiểu " Vì là cõi vô tưởng". Như Đức thế Tôn có dạy: "Nầy chư tỳ khưu, chư thiên có tuổi thọ dài là chúng sanh vô tưởng , Sobhita sau khi mạng chung từ cõi vô tưởng tái sanh đến cõi này, Sobhita cũng nhớ được". Đức Thế Tôn thấy trưởng lão là người thiện xảo về túc mạng thông, bèn xác chứng trưởng lão là vị đệ nhất về túc mạng thông. Một lần nọ, khi dùng túc mạng thông quán xét lại tiền kiếp của mình và pháp hành làm duyên cho túc mạng thông ấy, khiến trưởng lão phát sanh niềm hoan hỉ, đã xướng lên hai bài kệ rằng: " Ta có niệm có tuệ * 35- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO Được biết trưởng lão Kumarakassapa đã nói lên bài kệ rằng: "Vi diệu thay Đức Phật Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Padumut-tara, vị trưởng lão nầy tái sanh trong một gia đình Bàlamôn . Một hôm, lúc đến tịnh xá nghe pháp, nhìn thấy Đức Thế Tôn biểu dương một vị tỳ khưu thù thắng hơn chư Tăng về hạnh thuyết pháp kỳ diệu, thỏa thích với hình ảnh đó, nên chàng Bàlamôn nầy đã tích cực hành các thiện sự rồi tự mình chú nguyện. Đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn Kassapa, cháng Bàlamôn ấy cũng tái sanh trong một gia đình Bàlamôn. Do căn lành đã trưởng dưỡng nhiều, nên chàng được xuất gia trong giáo pháp. Xã hội bấy giờ nhiều loạn lạc, dân chúng khổ sở lầm than do thiên tai, bệnh tật và do nếp sống đạo đức suy giảm. Động tâm với những thảm cảnh, vị tỳ khưu nầy cùng với sáu người bạn đồng phạm hạnh tìm đến một ngọn núi, quyết chí hành pháp và đã mạng chung từ đấy, rồi được sanh lên thiên giới. Đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, vị tỳ khưu ấy, tái sanh vào bào thai một nàng tiểu thư con của vị trưởng giả tại thành Rajagaha. Nàng tiểu thư nấy có ý muốn xuất gia từ khi còn là một thiếu nữ, nàng đã xin phép cha mẹ nhiều lần, nhưng ông Bàlamôn trưởng giả không chấp thuận. Sau khi gã về nhà chồng, nàng đã hầu hạ chồng một cách chu đáo, mặc dù sống trong cảnh gia đình êm ấm, nhưng nàng vẫn không quên lý tưởng xuất gia. Cho đến một hôm, người chồng thấy nàng vẫn còn nuôi dưỡng ý định đi tu, thương cảm nàng, ông đã chấp thuận. Không biết mình đang có mang, nàng đã từ giả chồng đi đến trú xứ của các vị tỳ khưu ni, xin xuất gia. Sau đó các vị tỳ khưu ni phát hiện nàng đang có mang, bèn đi đến trình với tôn giả Devadatta. Tôn giả cho rằng nàng là tỳ khưu ni bất chánh, định trục xuất nàng. Các vị tỳ khưu ni bèn dẫn nàng đến Bậc Đạo Sư, Bậc Đạo Sư giao sự việc nầy cho luật sư Upali giải quyết. Trưởng lão cho mời một số cư sĩ tại thành Savatthi và tín nữ Visakha đến phân xử. Trong hội đồng ấy có cả đức vua tham dự, sau khi tra xét ngày tháng, tất cả kết luận rằng vị tỳ khưu ni nầy mang thai trước khi xuất gia và phạm hạnh của nàng thanh tịnh. Bậc Đạo Sư ban lời tán thành rằng: "Sự việc trưởng lão Upali giải quyết quả thật hợp lý". Ngày tháng tròn đủ, nàng tỳ khưu ni ấy sanh ra đứa bé trai có sắc thái như vàng, đức vua Pasenadi-kosala nhận nuôi dưỡng đứa bé ấy và đặt tên là Kassapa. Thời gian sau đức vua cho người trang phục xinh đẹp cho đứa bé và dẫn đến chỗ Bậc Đạo Sư cho xuất gia. Do xuất gia trong lúc còn nhỏ, nên đôi khi Đức Thế Tôn phán với các vị tỳ khưu rằng: "Các ngươi hãy gọi Kassapa đến cho trái cây nầy hoặc hãy cho thức ăn nầy đến Kassapa". Các vị tỳ khưu bạch hỏi rằng: "Bạch Thế Tôn, Kassapa nào?" Ngài mới phán rằng: "Kumarakassapa" (Kassapa nhỏ). Từ đó mới có tên là Kumarakassapa cho dù sau nầy tuổi đã tăng lên. Sau khi xuất gia, tôn giả Kumarakassapa tu tập thiền quán và học những Phật ngôn. Lúc bấy giờ, có một vị đại Phạm thiên, trước kia trong thời kỳ Đức Phật, Kassapa là một trong bảy vị tỳ khưu thực hành sa môn pháp trên đỉnh núi, vị nầy đã chứng quả Bất Lai và được sanh lên cõi Tịnh Cư Thiên, còn tiền thân tôn giả Kumarakassapa không chứng được gì và được sanh lên thiên giới do phạm hạnh trong sạch; vị đại phạm thiên suy nghĩa rằng: "Ta sẽ giúp cho Kumarakassapa phương pháp chứng đắc đạo quả". Rồi vị đại phạm thiên sáng tác 15 câu hỏi về đề tài thiền quán và ngự đến rừng Andha, nói với tôn giả Kumarakassapa rằng: "Nầy hiền giả Kumarakassapa, hiền giả hãy đem các câu hỏi nầy đến hỏi Bậc Đạo Sư". Tôn giả bèn đem các câu hỏi ấy đến hỏi Đức Thế Tôn, Thế Tôn đã giải đáp cho tôn giả. Tôn giả học thuộc các câu ấy và dựa trên nền tảng đó, tôn giả đã phát triển thiền quán chứng đạt Alahán. Như trong Apadana, tôn giả đã nói lên bài kệ rằng: "Trong kiếp thứ một muôn Sau khi chứng quả Alahán, một lần nọ với sự thuyết giáo của mình tôn giả Kumarakassapa đã cảm hóa được đức vua Payasi, nhân dịp này Đức Thế Tôn bèn xác chứng tôn giả đệ nhất về hạnh thuyết pháp kỳ diệu. Một hôm, khi quán xét lại quá trình tu chứng của mình và dưới hình thức tán thán ân đức tam bảo, tôn giả đã nói lên hai bài kệ rằng: " Vi diệu thay đức Phật * 36 - KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO MOGHARAJA Được biết một lần nọ, nhân dịp trưởng lão đến yết kiến bậc Đạo Sư đã hỏi trưởng lão với bài kệ như sau: "Này Mogharaja Trưởng lão Mogharaja đã trả lời bậc Đạo Sư với bài kệ rằng: "Con được nghe nói rằng Trong thời kỳ giáo pháp của đức Thế Tôn Padu-mattara, vị trưởng lão này tái sanh trong một gia đình Bàlamôn. Một hôm lúc đến tịnh xá nghe pháp, nhìn thấy đức Thế Tôn dương một vị tỳ khưu thù thắng hơn chư tăng về hạnh mặc y thô xấu, thoả thích với đặc hạnh ấy, nên chàng Bàlamôn đã tích cực làm các công đức, rồi tự chú nguyện cho mình. Đến thời kỳ giáo pháp của đức Thế Tôn Atthadassi, chàng Bàlamôn ấy lại được tái sanh trong một gia đình Bàlamôn. Khi lớn lên, chàng đã thành tựu các chú thuật và các học nghề của Bàlamôn, rồi chàng đã truyền dạy các kiến thức ấy cho các thanh niên Bàlamôn. Một hôm, chàng nhìn thấy đức Thế Tôn cùng đại chúng tỳ khưu đang ngự đi trên đường, chàng khởi tâm tịnh tín, quỳ xuống đãnh lễ ngũ thể đầu địa, rồi chấp hai tay trên đầu, tán thán bậc Đạo Sư với sáu bài kệ, mở đầu là: "Yavata rupino satta". Sau đó, chàng lấy mật ong cúng dường Ngài, đức Thế Tôn thọ nhận mật ong ấy, rồi Ngài đã nói lên lời tuỳ hỷ chúc phúc. Do nghiệp lành ấy, sau khi mạng chung chàng được tái sanh lên thiên giới, luân chuyển giữa cõi người và cõi trời một thời gian dài, cho đến thời kỳ giáo pháp của đức Thế Tôn Kassapa, chàng được tái sanh làm quan đại thần của đức vua Katthavahana. Một hôm, đức vua truyền lịnh cho ông đi cung thỉnh đức Thế Tôn, vị quan đại thần cùng với 1.000 tuỳ tùng đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi được nghe pháp nơi Thế Tôn, ông đã khởi niềm tin và xin xuất gia. Xuất gia xong ông đã nhiệt tâm thực hành sa môn pháp suốt 20.000 năm. Mạng chung từ kiếp ấy ông được sanh lên thiên giới, luân chuyển trong nhàn cảnh cho đến thời kỳ giáo pháp của đức Thế Tôn chúng ta, ông được tái sanh trong một gia đình Bàlamôn và tên là Mogharaja. Khi lớn lên Mogharaja được cha mẹ gửi đi học nơi Bàlamôn Bavari, kính cảm với đời sống thế tục, Mogha-raja xuất gia làm đạo sĩ và được 1000 đạo sĩ tùy tùng. Lúc bấy giờ, những tiếng đồn tốt đẹp về đức Thế Tôn được truyền đi khắp nơi, để xác minh về những tiếng đồn ấy, Bàlamôn Bavara đã gửi những học trò xuất sắc của mình đến chỗ đức Thế Tôn để biết sự thật. Đạo sĩ Mogharaja là một trong số học trò được Bàlamôn Bavari gửi đi. Sau khi đến chỗ Thế Tôn các vị học trò ấy tìm hiểu về đại nhân tướng nơi Thế Tôn và khi được thấy đầy đủ rồi, các vị ấy bèn đặt lên những câu hỏi, đức Thế Tôn vừa trả lời dứt các câu hỏi ấy, thì đạo sĩ Mogharajacũng chứng đạt Alahán. Như trong Apadana, trưởng lão đã nói lên bài kệ rằng: "Đức Thế Tôn hồng danh Trưởng lão sống với hạnh mặc y phấn tảo, y phấn tảo của trưởng lão có đủ 3 chi thô xấu, là vải thô xấu, chỉ thô xấu và nước nhuộm thô xấu. Do nhân đó, đức Thế Tôn mới biểu dương trưởng lão là vị tỳ khưu đệ nhất về hạnh mặc y thô xấu. Một thời gian sau, do nghiệp cũ làm duyên và do thiếu săn sóc thân thể, các mụn ghẻ nổi lên và bể ra và chảy nước vàng, rồi lan ra trên thân thể của trưởng lão, trưởng lão nghĩ rằng trú xứ của mỉnh bị ô nhiễm, bèn lấy rơm trãi lót trên một cánh đồng của dân Magadha, dầu lúc bấy giờ là mùa lạnh. Một ngày nọ trưởng lão đến yết kiến đãnh lễ bậc Đạo Sư, Ngài đã hỏi trưởng lão với bài kệ rằng: "Này Mogharaja Khi được hỏi như thế, trưởng lão đã trả lời bậc Đạo Sư với bài kệ rằng: "Con được nghe nói rằng * 37- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO PACCAYA Đực biết trưởng lão Paccaya đã nói lên bài kệ rằng: "Ta xuất gia năm ngày Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Vipassi, vị trưởng lão nầy tái sanh trong một gia đình Bàlamôn giàu có. Một hôm, lúc Đức Thế Tôn ngự đến bờ sông Vinta, nhìn thấy Ngài, chàng phát tâm trong sạch, chọn những trái sung lớn, thơm ngon, dâng đến Thế Tôn. Do thiện nghiệp ấy, sau khi mạng chung, chàng được tái sanh lên thiên giới và chỉ luân chuyển trong nhàn cảnh, đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn Kassapa, chàng được tái sanh trong một gia đình phú hộ. Sau khi Đức Thế Tôn Kassapa, chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Giác, Ngài vận chuyển bánh xe chánh pháp đi tiếp độ chúng sanh, chàng được nghe pháp nơi Thế Tôn, khởi niềm tin và xin xuất gia. Sau khi xuất gia, vị tỳ khưu nầy đã nhiệt tâm thực hành sa môn pháp. Một hôm, trong lúc ngồi suy quán nhìn thấy những nổi thống khổ của vòng sanh tử, khiến cho bị động tâm mạnh, vị nầy đi vào tịnh xá phát nguyện rằng: "Cho đến khi nào chưa chứng đạt Alahán, ta sẽ không rời khỏi nơi đây". Rồi nổ lực tinh tấn hành pháp, nhưng không đủ mạnh làm cho các tuệ cao phát sanh, vì trí tuệ chưa đủ mạnh. Sau khi mạng chung, vị tỳ khưu nầy được sanh lên thiên giới, luân chuyển giữa cõi trời và cõi người, cho đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, vị tỳ khưu ấy được tái sanh trong hoàng tộc, tại thành Rohini, có tên là Paccaya. Sau khi phụ vương băng hà, hoàng tử Paccaya đã lên kế vị ngai vàng, trị vì vương quốc. Một hôm, đức vua Paccaya tổ chức một đại tế đàn dân chúng tụ hội tại nơi ấy rất đông. Để phát sanh lòng tịnh tín đến quần chúng tham dự buổi lễ, bậc Đạo Sư ngự tọa trên bảo tọa sư tử,trong một đại điện trang hoàng nhiều châu báo do đức Thiên Vương Vessavanna hóa hiện cúng dường ,Ngài thuyết pháp đến đại chúng, trong khi mọi người chiêm ngưỡng Ngài. Sau thời pháp, đại đa số thính chúng thể nhập được lời Phật dạy. Còn đức vua Paccaya, sau khi nghe thời pháp, do thiện duyên giải thoát chín muồi, Ngài từ bỏ ngai vàng và xin đức Phật xuất gia như trước kia Ngài đã phát nguyện dưới thời đức Phật Kassapa nay cũng được tái lập. Sau khi xuất gia tôn giả Paccaya nhiệt tâm tinh cần tu tập nhưng vẫn không chứng đạt mục đích cứu cánh, tôn giả bèn đi vào tịnh xá phát nguyện, do quyết tâm cùng với trí tuệ thuần thục nên tôn giả đã thành tựu quả vị Alahán ngay sau đó. Như trong Apadana trưởng lão đã nói lên bài kệ rằng: "Ta thấy đức Thế Tôn Sau khi chứng quả Alahán và để xác chứng quả vị Alahánvà thuật lại quá trình tu tập của mình, trưởng lão đã nói lên 3 bài kệ rằng: "Ta xuất gia năm ngày * 38 -KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO BAKULA Được biết trưởng lão Bakula đã nói lên bài kệ rằng: "Người nào không chịu làm Trong thời quá khứ cách nay khoảng một A-tăng-kỳ một trăm ngàn kiếp trước khi đức Thế Tôn Anoma-dassi ra đời, trưởng lão Bakula này sanh trong một gia đình Bàlamôn. Lớn lên, học xong ba tập phệ đà, nhưng chàng không thấy được sự vi diệu trong ba tập phệ đà ấy, chàng mới xuất gia làm đạo sĩ với suy nghĩa rằng: "Ta sẽ tìm cầu lợi ích cho vị lai". Vị đạo sĩ sống tại một triền núi chứng được bát thiền ngũ thông. Một hôm, biết được đức Phật đã ra đời, đạo sĩ đi đến chỗ đức Phật. Sau khi nghe pháp nơi Ngài, đã khởi niềm tin và xin quy y tam bảo. Lần nọ, khi đức Thế Tôn bị đau bụng, đạo sĩ từ rừng mang thuốc đến cúng dường, đức Thế Tôn dùng thuốc của đạo sĩ và đã hết bệnh, với phước báo cúng dường thuốc đến bậc Đạo Sư, đạo sĩ đã chú nguyện cho mình trong vòng luân hồi sanh tử, sẽ là người vô bệnh. Sau khi mạng chung, vị đạo sĩ được sanh lên cõi Phạm thiên, luân chuyển hai cõi nhân thiên hết một A-tăng-kỳ kiếp. Đến thời kỳ giáo pháp của đức Thế Tôn Padumuttara vị đạo sĩ tái sanh trong một gia đình giàu có tại thành Hamsavati. Một hôm, lúc đến tịnh xá nghe pháp chàng nhìn thấy Thế Tôn biểu dương một vị tỳ khưu thù tháng hơn chư Tăng về sự thiểu bệnh, do có nhân duyên quá khứ nên chàng cảm thấy thỏa thích với vị trí ấy, rồi đã cung thỉnh đức Thế Tôn cùng đại chúng tỳ khưu về nhà cúng dường đại thí. Sau khi cúng dường xong, chàng đã phủ phục dưới chân Thế Tôn chú nguyện cho mình trở thành đệ nhất Thinh văn thiểu bệnh trong giáo pháp của đức Phật vị lai. Mạng chung từ kiếp ấy, chàng được sanh lên thiên giới luân chuyển trong nhàn cảnh một thời gian dài trước khi đức Thế Tôn Vipassi ra đời, chàng tái sanh trong một gia đình Bàlamôn tại thành Bandhumati. Sau khi lớn lên, chán ngán đời sống thế tục, chàng xuất gia làm đạo sĩ, dựng lên một am thất tại chân núi. Tu tập thiền tịnh không bao lâu, đạo sĩ chứng được bát thiền và ngũ thông. Sau khi hay tin đức Phật đã ra đời đạo sĩ rời chỗ ở của mình, đi đến yết kiến Thế Tôn, được nghe pháp nơi Ngài, đạo sĩ khởi tịnh tín và xin trọn đời quy ngưỡng. Lúc bấy giờ, có một vị tỳ khưu sống trong rừng do không hợp phong thổ rừng núi nên đã mắc bệnh, vị đạo sĩ đã làm thuốc dâng cho các vị tỳ khưu ấy. sau khi dùng thuốc của đạo sĩ, các vị ấy được khỏi bệnh. Vị đạo sĩ sống tại dấy cho đến khi mạng chung, được sanh lên thiên giới. Đến thời kỳ giáo pháp của đức Thế Tôn Kassapa, vị đạo sĩ sanh trong một gia đình Bàlamôn tại thành Baranasi. Do là người đã tích trữ nhiều duyên lành với tam bảo, nên sau khi được nghe pháp nơi Thế Tôn, chàng khởi tâm tín thành xin quy ngưỡng và trở thành một cận sự nam hộ độ nhiệt tình cho tam bảo. Một lần nọ, chàng nhìn thấy trú xứ của chư Tăng bị hư hỏng nhiều, chàng đứng ra xây dựng lại mới cho chư Tăng và khi chư Tăng có bệnh chàng đã làm thuốc cúng dường. Chàng đã hộ độ và phục vụ tam bảo cho đến khi mạng chung, được sanh lên thiên giới, luân chuyển giữa cõi trời, người suốt một kiếp Phật. Trước khi đức Thế Tôn của chúng ta ra đời, chàng tái sanh trong một gia đình trưởng giả, tại thành Kosambi. Một hôm, cậu bé trưởng giả tử này được người vú nuôi bế đến dòng sông Mahayamunà để tắm (theo quan niệm của Bàlamôn, tắm như vậy sẽ được vô bệnh), nhưng thình kình cậu bé đã bị một con kình ngư nuốt từ tay của người vú nuôi. Sau đó con cá ấy đã rơi vào tay của người thợ câu. Lúc bấy giờ, tại thành Baranasi có một gia đình trưởng giả, thường ngày công việc đi chợ mua thức ăn thì có nhà bếp làm. Hôm ấy, tự nhiên trong lòng bà trưởng giả nôn nóng muốn tự mình đi chợ, sau khi đi sớm đến chợ nhìn thấy con cá to, bà lại muốn mua. Mua xong đem về nhà mổ bụng cá ra thì thấy đứa bé trong bụng cá còn sống, do phước duyên kiếp chót của vị Alahán, bà trưởng giả thấy đứa bé trong lòng bà đã dâng lên một tình cảm thiên liêng của tình mẫu tử và bà đã nhận đứa bé làm con. Sau khi mất dứa con trai yêu quý, ông bà trưởng giả lomsaba rất đau khổ, nhưng họ luôn có một lòng tin rằng con mình vẫn chưa chết, và cho người đi tìm tung tích của đứa bé. Một thời gian sau, ông bà trưởng giả Kosambi biết được con mình vẫn còn sống, hiện đang làm con của một gia đình trưởng giả tại thành Baranasi. Ông bà trưởng giả Kosambi bèn đi đến baranasi đòi lại đứa con, ông bà trưởng giả Baranasikhông chịu giao đứa bé, thế là sự việc được đem đến đức vua phân xử, đức vua phán rằng: "Cả hai gia đình đều có công ơn rất lớn đối với đứa bé và rất thương yêu nó, vậy nó sẽ là con của hai gia đình và sẽ là người thừa tự của hai gia đình". Do nhân đó, đứa bé mới có tên là Bakula (người của hai gia đình). Bakula lớn lên được thừa hưởng gia sản 800 triệu, rồi một hôm, được nghe pháp nơi đức Thế Tôn, Bakula đã khởi niềm tin, xin xuất gia. Sau khi xuất gia , sống với phàm phu tánh chỉ có bảy ngày, rạng ngày thứ tám Bakula chứng quả Alahán với tuệ phân tích. Như trong Apadana, trưởng lão đã nói lên bài kệ rằng: "Không xa rừng Hy mã Một hôm trong buổi họp chư Tăng, Đức Thế Tôn ngồi giữa Tăng chúng, đã tán thán trưởn glão Bakula đệ nhất về thiểu bệnh. Trước khi niết bàn, để xác chứng quả Alahán và ban lời giáo giới đến chư tỳ khưu, trưởng lão đã nói lên ba bài kệ rằng: "Người nào không chịu làm * 39- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO VARANA Được biết trưởng lão Varana đã nói lên bài kệ rằng: "Những ai sống trong đời Ngược dòng thời gian, cách nay khoảng 92 kiếp, trước khi Đức Thế Tôn Tissa ra đời, trưởn glão Varana tái sanh trong một gia đình Bàlamôn. Sau khi lớn lên vị Bàlamôn nầy thành tựu các chú thuật và học nghệ của Bàlamôn, khước từ mọi hấp dẫn của thế tục, chàng xuất gia làm đạo sĩ và dạy chú thuật cho 54 ngàn học trò. Lúc bấy giờ quả địa cầu chấn động rung chuyển do Bồ Tát Tissa từ cung trời Đâu Xuất giáng sanh vào lòng Phật mẫu trong kiếp cuối. Thấy sự kiện dị thường như thế, đại chúng lo sợ hoảng hốt, cùng nhau đi đến đạo sĩ để tìm hiểu cớ sự. Là người thông hiểu về tướng số, đạo sĩ biết được đây là dấu hiệu ban đầu cho biết sự ra đời của đức Chánh Đẳng Giác, đạo sĩ nói với đại chúng rằng: "Sự chấn động của địa cầu nầy là một điềm lành lớn lao cho thế gian, vì hôm nay đức đại Bồ Tát từ cung trời giáng sanh vào mẫu thai. Vì vậy các ngươi chớ có lo sợ, hãy vui mừng chờ ngày Đức Phật ra đời". Rồi với kiến thức hiểu biết hình ảnh Đức Phật xuyên qua giáo điển Bàlamôn, vị đạo sĩ lấy hình ảnh đó làm đề mục suy niệm. Với công đức đó, sau khi mạng chung, vị đạo sĩ được sanh lên thiên giới, luân chuyển sanh tử giữa hai cõi trời và người đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, vị đạo sĩ được sanh trong một gia đình Bàlamôn tại xứ Kosola, cha mẹ đặt tên là Varana. Một hôm, Varana gặp vị trưởng lão sống hạnh độc cư trong rừng, chàng đi đến và được nghe pháp nơi trưởng lão, sau khi nghe xong thời pháp, chàng phát khởi niềm tin mãnh liệt, xin xuất gia tu tập theo sự hướng dẫn của vị trưởng lão ấy. Ngày nọ, tôn giả Varana xin phép trưởng lão để đi yết kiến bậc Đạo Sư, tôn giả nhìn thấy con rắn hổ mang và con chồn cắn lộn nhau nằm chết giữa đường, bị động tâm với thảm cảnh ấy, tôn giả nghĩ "Hai con vật này vì sân hận nhau mà phải bỏ mạng". Rồi sau khi đến chỗ Đức Thế Tôn, đãnh lễ vấn an Ngài xong, tôn già Varana đã thuật lại sự kiện mình thấy trên đường cho Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn thấy được sự tiến bộ trong tâm tư của tôn giả, và nhân cơ hội ấy, Ngài đã ban lời giáo giới đến tôn giả với ba bài kệ như vầy: "Những ai sống trong đời Sau đó, tôn giả Varana đã lấy những bài kệ nầy làm những bài học tâm đắc cho mình. Như trong Apadana tôn giả đã nói lên bài kệ rằng: "Lúc bấy giờ ta sống * 40- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO HERANNAKANI Được biết trưởng lão Herannakani đã nói lên bài kệ như vầy: "Đêm ngày lặng trôi qua Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Padu-muttara, vị trưởng lão nầy tái sanh trong một gia đình nghèo. Khi lớn lên phải đi làm thuê để sinh sống qua ngày. Một hôm chàng dứt bỏ nửa mảnh vải dâng đến một vị trưởng lão tên là Sujata, vì biết trưởng lão đang cần dùng vải Pamsukula (phấn tảo). Do phước nghiệp ấy, sau khi mạng chung, chàng được sanh lên cõi trời Đạo Lợi, luân chuyển trong hai cõi nhân thiên, đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, chàng tái sanh làm con trai của một sai nha dưới triều đưa vua Kosala và cũng là một tên tướng cướp, được đặt tên là Herannakani. Sau khi phụ thân qua đời, chàng đảm nhận chức vị của cha. Được cảm hóa bởi uy đức của Đức Thế Tôn, lúc Ngài nhận Jetavana vihara – Kỳ Viên tịnh xá, Heranna-kani bèn giao chức vị ấy lại cho em trai của mình và đến xin phép đức vua để xuất gia. Do duyên lành giải thoát chín muồi và do sự nhiệt tâm tinh cần tu tiến thiền quán, không bao lâu tôn giả Herannakani cũng được chứng quả Alahán. Như trong Apadana, tôn giả đã nói lên bài kệ như vầy: "Lúc ấy vị trưởng lão Một hôm. Do nhìn thấy em của mình thích thú trong những việc xấu, rồi với mục đích khuyên nhủ em trai từ bỏ ái hạnh, trưởng lão đã nói lên hai bài kệ rằng: "Đêm ngày lặng trôi qua * 41- KỆ NGÔN CỦA TRƯỞNG LÃO URUVELAKASSAPA Được biết trưởng lão Uruvelakassapa đã nói lên bài kệ như vầy: "Thấy được các thần thông Trong thời giáo pháp của Đức Thế Tôn Padumut-tara, vị trưởng lão nầy tái sanh trong một gia đình Bà la môn. Một hôm, trong lúc nghe pháp, vị Bà la môn nầy thấy Đức Thế Tôn biểu dương một vị tỳ khưu đệ nhất về đồ chúng, tự mình cảm thấy thỏa thích với thành tựu ấy, nên Bàlamôn nầy đến cung thỉnh Đức Phật cùng đại chúng tỳ khưu về nhà cúng dường đại thí. Sau khi cúng dường xong, ông đãnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn và phát nguyện rằng: "Do phước báu mà con đã trong sạch cúng dường trai phạn, cầu mong trong thời vị lai con được thành tựu như vị tôn giả kia vậy". Đức Thế Tôn dùng Phật nhãn quán chiếu thấy nguyện vọng của vị Bàlamôn nầy sẽ được thành tựu, nên Ngài tiên đoán rằng: "Trong vị lai vào thời giáo pháp Đức Thế Tôn Gotama, vị Bàlamôn nầy sẽ là đại Thinh văn của Đức Thế Tôn và sẽ là vị tỳ khưu đệ nhất về đồ chúng". Sau khi mạng chung, vị Bàlamôn nầy được tái sanh nhàn cảnh, luân chuyển giữa hai cõi trời và người một thời gian dài, đến cuối kiếp 92 từ hiền kiếp nầy, vị Bàlamôn ấy tái sanh làm em trai khác mẹ với Đức Thế Tôn Phussa. (Theo tục lệ chư Phật, sau khi sanh Bồ Tát bảy ngày, mẹ Bồ Tát tức hoàng hậu của vua Seyyasana mạng chung sanh lên cõi Đâu Xuất. Đức vua chọn một thứ phi chăm sóc cho Bồ tát, bà thứ phi nầy sanh được ba người con trai. Vị Bàlamôn tiền thân của trưởng lão là hoàng huynh. Sau khi Bồ Tát Phussa từ bỏ hoàng cung xuất gia chứng đạt vô thượng Chánh Đẳng Giác, ba vị thái tử nầy vẫn sống đời cư sĩ, chăm lo công việc triều chính với phụ vương và trở thành ba người cận sự nam nhiệt thành và sùng kính tam bảo, luôn hộ độ cúng dường và phụng sự cho tam bảo. Một lần nọ, cả ba vị thái tử sau khi bình định biên cương, được phụ vương ban cho đặc ân, ba vị thái tử nầy đã tận dụng đặc ân đó tổ chức cúng dường trọng thể đến Đức Phật và đại chúng tỳ khưu. Khi thọ mạng đã mãn, cả ba vị thái tử được tái sanh lên thiên giới, sau khi luân chuyển hưởng phước trong cõi trời và cõi người, đến thời kỳ giáo pháp của Đức Thế Tôn chúng ta, ba vị thái tử nầy cũng được tái sanh làm anh em trong một gia đình Bàlamôn, tại thành Savatthi cả ba đều có tên là Kassapa vì lấy theo giòng họ. Sau khi trưởng thành, cả ba anh em học xong tam phệ đà, người anh cả có 500 thanh niên tùy tùng, người anh giữa có 300, người em út có 200 thanh niên tùy tùng. Dù đã thông đạt ba tập phệ đà nhưng ba nah em không thấy được sự huyền diệu từ nơi kinh điển ấy, nên cả ba quyết định xuất gia làm đạo sĩ. Người anh cả dẫn 500 tùy tùng của mình đi đến Uruvela mới có tên là Uruvelakassapa. Người anh giữa dẫn 300 tùy tùng của mình đi đến bờ sông Hằng mới có tên là Nadikassapa. Người em út dẫn 200 tùy tùng của mình đi đến xứ Gayasisa, mới có tên là Gayakassapa. Sau khi ba anh em xuất gia làm đạo sĩ, trong thời gian nầy xảy ra một số sự kiện là Bồ Tát từ bỏ hoàng cung xuất gia chứng vô thượng Chánh Đẳng Giác, Ngài chuyển pháp luân tế độ năm anh em Kiều trần Như chứng quà Alahán, kế đến Ngài tiếp độ 55 người bạn, cầm đầu là công tử Yasa. Rồi Ngài kêu gọi 60 vị sứ giả Alahán nầy đi khắp nơi tuyên thuyết chánh pháp để tiếp độ quần sanh. Sau khi tiếp độ nhóm Bhaddavaggiyakumara xong Đức Thế Tôn đi đến Uruvela và an ngự tại nhà thờ lửa của đạo sĩ Uruvelakassapa. Trong đêm đó Đức Thế Tôn đã sử dụng rất nhiều loại thần thông cuối cùng Ngài đã chế phục được Long Vương. Chứng kiến thần thông lực của Thế Tôn, trong lòng đã có sự khiếp sợ nhưng do tánh ngã mạn nghĩ rằng mình cao thượng hơn, nên đạo sĩ vẫn chưa thần phục. Rồi với uy nghi và đức hạnh của bậc Chánh Đẳng Giác dần dần đã thuần hóa tâm của đạo sĩ, đạo sĩ khởi lòng tin nơi Ngài và xin xuất gia cùng với các đồ chúng. Hay tin sư huynh đã xuất gia trong giáo pháp Phật Đà, hai sư đệ bèn quăng bỏ những dụng cụ thờ lửa và đi đến chỗ Đức Thế Tôn xin xuất gia. Cả ba sư huynh đệ cùng các đồ chúng đều được xuất gia bằng cách Ehibhikkhu. Đức Thế Tôn dẫn 1.000 vị sa môn đi đến xứ Gaya-sisa, tại nơi ấy Đức Thế Tôn đã thuyết bài kinh Aditta-pariyaya, dứt thời pháp thoại, ba vị trưởng lão Kassapa cùng với các tùy tùng đều được chứng quả Alahán. Như trong Apadana trưởng lão đã nói lên bài kệ rằng: "Trong một trăm ngàn kiếp * Sau khi chứng đạt Alahán, trưởng lão Uruvela-kassapa ôn lại thành quả của mình, nói lên chánh trí với sáu bài kệ rằng: "Thấy được các thần thông -ooOoo- |
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 02-09-2007