BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
LUẬT XUẤT-GIA TÓM TẮT (PABBAJITA VINAYA SANKHEPA)
TỲ-KHƯU HỘ-TÔNG (VANSARAKKHITA BHIKKHU)
PL. 2510 - TL.
1966
TÁI BẢN PL. 2537 - TL. 1993
LỜI DẠY TIẾP (ANUSÀSANA)Lời chỉ mà đức Chánh Biến Tri chế định cho Tỳ-khưu là thầy tế độ dạy bảo đệ tử mới vừa được thọ lễ tu lên bậc trên [1] (upasampadà) sau khi đã tụng tuyên ngôn lần thứ tư (natti catuttha kamma vàcà) cho Tỳ-khưu mới ấy được biết lần lần. Gọi là lời dạy tiếp (anusàsana). Lời dạy tiếp này có 8 điều chia ra làm 2 đoạn: "4 phép nương" (nissaya) [2] và "4 sự không nên làm" (akaramìyakicca).
Vật dụng để cho hàng xuất gia dùng gọi là phép nương, có 4:.
Sự mà hàng xuất gia không nên làm có 4:
TAM HỌC (TRISIKKHÀ)Các đức mà hàng xuất gia phải tu tập gọi là Học (sikkhà) có 3: Giới (sìla), Định (samàdhi), Tuệ (panna). Sự thu thúc thân và khẩu cho chơn chánh gọi là "Giới", sự trau dồi làm cho yên lặng gọi là "Định", sự biết rõ trong các sắc tướng gọi là "Tuệ". PHẠM TỘI (ÀPATTI).Tội phát sanh vì sự dễ duôi điều học mà đức Chánh Biến Tri đã cấm chế (nghĩa là không cho làm), gọi là "phạm tội". Phạm tội ấy, gọi theo tên có 7:
Tội Bất cộng trụ mà Tỳ-khưu phạm rồi, chẳng còn làm Tỳ-khưu được nữa. Tội Tăng tàn, nếu Tỳ-khưu phạm rồi, phải chịu hình phạt cấm phòng rồi mới khỏi tội. Còn 5 tội sau, khi Tỳ-khưu đã phạm phải cung xưng sám hối giữa Tăng, hoặc 2, 3 vị Tỳ-khưu, hoặc 1 vị Tỳ-khưu, rồi mới hết tội. Thể thức phạm tội (àpattàpajjanàkàra).Thể thức mà Tỳ-khưu phạm các tội có 6:
Chú giải: Nguyên nhân phạm tội có 6 điều ấy như vầy: 1) Phạm vì không hổ thẹn tội, là Tỳ-khưu không biết xấu hổ tội, vì lòng riêng tư thương riêng (chandàgati), giận riêng (dosàgati), lầm riêng (mohàgati), sợ riêng (bhàyàgati), mà phạm các điều học nhỏ, lớn, không biết xấu hổ, như thế gọi là phạm tội vì không biết xấu hổ. 2) Phạm vì không thông luật cấm: Tỳ-khưu ngu dốt, không biết rằng điều nào không nên làm rồi lầm lạc, làm điều ấy, điều nào nên làm lại làm sai, quá pháp luật, cho phát sanh tội, hoặc không biết điều học của Phật chế cấm rồi làm như thế gọi là phạm tội vì sự không thông. 3) Phạm vì hoài nghi: Tỳ-khưu có sự nghi ngờ, không hỏi luật sư cầu xin quyết định trước rồi mới nên làm như thế, rồi làm theo ý riêng của mình, vì sự nghi nan nên phạm tội. Khi đã nghi rồi, dù làm điều nên hoặc không nên, cũng không khỏi tội; đều đủ mỗi điều học, điều nào về Tăng tàn, Trọng tội, Ưng đối trị hoặc Tác ác thì phạm theo điều ấy, như thế gọi là phạm tội vì hoài nghi. 4) Phạm do tưởng trong điều không nên cho là nên: Tỳ-khưu tưởng trong thịt không nên dùng là như thịt gấu, cọp mà tưởng là thịt heo, hoặc bò, là thịt nên dùng, rồi ăn thì phạm tội, hoặc vật thực không nên dùng, rồi ăn thì phạm tội, hoặc đã chinh xế rồi tưởng là còn sớm, rồi thọ thực thì phạm tội, như thế gọi là phạm tội vì tưởng trong vật thực không nên cho là nên. 5) Phạm vì tưởng trong vật nên dùng cho là không nên là: Tỳ-khưu tưởng trong thịt nên dùng, như thịt heo, bò, cho là thịt gấu, cọp không nên dùng, rồi ăn vào thì phạm tội, hoặc ngày còn sớm tưởng là xế, rồi thọ thực vào thì phạm tội, như thế gọi là: phạm tội vì tưởng trong vật thực nên dùng cho là không nên. 6) Phạm vì quên là: Tỳ-khưu nằm ngủ trong nơi lợp, che với người chưa tu lên bậc Tỳ-khưu đến 3 đêm, qua đêm thứ tư, rồi quên đi nằm, ngủ chung trong nơi lợp, che nữa thì phạm tội hoặc quên, lìa xa 1 trong 3 y nào thì phạm tội; hoặc thọ thuốc (đường, mật, sữa) rồi cất giữa quá 7 ngày, thì phạm tội; hoặc thọ y dư để quên không gởi hoặc không cho đến kẻ khác quá 10 ngày thì phạm tội Ưng xã đối trị, như thế gọi là phạm tội vì quên. Chỗ sanh tội (samutthàna).Chỗ sanh tội (samutthàna) trong điều học có 6:
Tội chỉ sanh nơi thân hoặc chỉ sanh nơi khẩu là 1 chỗ sanh, như thế gọi có 1 chi (anga). Sanh nơi thân chung với ý, hoặc sanh nơi khẩu với ý, là 1 chỗ sanh, như thế gọi là có 2 chi. Sanh nơi thân chung với khẩu và ý là 1 chỗ sanh, như thế gọi là có 3 chi, 3 chỗ sanh trước, thân khẩu, thân và khẩu gọi là chỗ sanh "không cố ý" [*] (acittaka samutthàna), nghĩa là: Chỗ sanh của tội "không cố ý" không lẫn lộn với ý. Ba chỗ sanh sau là: thân khẩu ý, thân, khẩu, ý gọi là chỗ sanh cố ý. nghĩa là "chỗ sanh tội cố ý" lẫn lộc với ý.
Tội trong điều học mà Tỳ-khưu dầu không cố ý cũng phạm gọi là "vô ý" (acittaka). Nếu cố ý, gọi là "cố ý" (sacittaka). Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm chỉ vì chỗ sanh thứ tư là thân ý, như trong điều học "Bất cộng trụ thứ nhất" (dâm dục) (pathama pàràjika); chỉ phạm vì chỗ sanh thứ 5, là khẩu ý như trong điều học "thuyết pháp đến phụ nữ" (dhamma desanà sikkhàpada); chỉ phạm vì chỗ sanh thứ 6, là thân khẩu ý như trong điều học "chia rẽ Tăng" (sanghabheda sikkhàpada), ba chỗ sanh này gọi là 1 chỗ sanh. Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm vì chỗ sanh thứ 1 (thân) hoặc thứ 4 (thân, ý) như trong điều học "Tỳ-khưu thọ lông cừu" (elakaloma sikkhàpada); phạm vì tội sanh thứ 2 (khẩu) hoặc thứ 5 (khẩu, ý) như trong điều học "dạy kệ đến người chưa tu bậc Tỳ-khưu" (upasampanna) (pada dhamma sikkhàpada); phạm vì chỗ sanh thứ 3 (thân khẩu) hoặc thứ 6 (thân, khẩu, ý) như trong điều học "lễ dâng y thứ nhất" [*] (pathama Kathina); phạm vì chỗ sanh thứ 4 (thân, ý); hoặc thứ 6 (thân, khẩu, ý) như trong điều học "trốn quan thuế" (theyya sattha sikkhàpada); phạm vì chỗ sanh thứ 5 (khẩu, ý) hoặc thứ 6 (thân, khẩu, ý), như trong điều học "Tỳ-khưu ni không hỏi trước mà làm lễ xuất gia cho phụ nữ có tội" (cirivutthapana sikkhàpada); 5 điều học này gọi là "có 2 chỗ sanh".
Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm vì chỗ sanh thứ 1 (thân), thứ 2 (khẩu), thứ 3 (thân, khẩu) như trong điều học "Tỳ-khưu nói thiệt pháp cao nhơn" (bhùtàrocana sikkhàpada); phạm tội vì chỗ sanh thứ 4 (thân, ý), thứ 5 (khẩu, ý) hoặc thứ 6 (thân, khẩu, ý) như trong điều học trộm cắp (adinnàdàna sikkhàpada). Ðiều học này gọi là có "3 chỗ sanh". Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm vì chỗ sanh thứ 1 (thân), thứ 3 (thân, khẩu), thứ 4 (thân, ý), thứ 6 (thân, khẩu, ý) như trong điều học "Tỳ-khưu đi chung đường xa cùng Tỳ-khưu ni" (addhànasikkhàpada); phạm vì chỗ sanh thứ 2 (khẩu), thứ 3 (thân, khẩu), thứ 5 (khẩu, ý), thứ 6 (thân, khẩu, ý) như trong điều học "Tỳ-khưu ni làm lễ xuất gia cho phụ nữ mà cha, mẹ chưa cho phép" (ananaunnàta sikkhàpada); 2 điều học này gọi là "có 4 chỗ sanh". Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm vì chỗ sanh thứ 1 (thân), thứ 2 (khẩu), thứ 3 (thân, khẩu), thứ 4 (thân, ý), thứ 5 (khẩu, ý), thứ 6 (thân, khẩu, ý) như trong điều học "làm mai dong" (sancarita sikkhàpada); điều học này gọi là "có 6 chỗ sanh". Tất cả điều học, nói về Chỗ sanh tội (samutthàna) có 13, cả 13 tội ấy có 13 tên, do chỗ sanh theo điều học chế ra lần đầu tiên như vầy "chổ sanh điều học Bất cộng trụ thứ nhất" (pathama pàràjika samutthàna), "chỗ sanh điều học trộm cắp" (adinnàdàna samutthàna), "chỗ sanh điều học làm mai dong" (sancarita samutthàna), "chỗ sanh điều học tụng lời khuyên răn" (samanubhàsana samutthàna), "chỗ sanh điều học lễ dâng y lần thứ nhất" (pathama Kathina samutthàna), "chỗ sanh điều học Tỳ-khưu thọ lông cừu" (elakaloma samutthàna), "chỗ sanh điều học Tỳ-khưu đi đường xa chung cùng Tỳ-khưu ni" (addhàna samutthàna), "chỗ sanh điều học trốn quan thuế" (theyyasattha samutthàna), "chỗ sanh điều học thuyết pháp đến phụ nữ "(dhammadesanà samutthàna), "chỗ sanh điều học Tỳ-khưu nói thiệt pháp bậc cao nhơn" (bhùtàrocana samutthàna), "chỗ sanh điều học Tỳ-khưu ni làm lễ xuất gia cho phụ nữ mà cha mẹ chưa cho phép" (ananunnàtasamutthàna). Phạm tội phát sanh trong điều học do thân và ý, điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học Bất cộng trụ thứ nhất" (pathama pàràjika samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh vì cố ý (3 chỗ sanh phía trước), điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học trộm cắp" (adinnàdàna samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh do cả 6 chỗ sanh, điều học ấy gọi là chỗ sanh điều học "chỗ sanh điều học làm mai dong" (sancarita samutthàna). Phạm tội trong điều học chỉ phát sanh do 1 chỗ sanh thứ 6, điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học tụng lời khuyên răn" (samanubhàsana samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh do chỗ sanh thứ 3 và thứ 6, điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học lễ dâng y lần thứ nhất" (pathama Kathina samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh do chỗ sanh thứ 1 và thứ 4, điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học Tỳ-khưu thọ lông cừu" (elakaloma samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh do chỗ sanh thứ 2 và thứ 5, điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học dạy kệ đến người chưa tu lên bậc Tỳ-khưu" (padaso dhamma samutthàna). Phạm tội trong điều học chỉ phát sanh do 1 chỗ sanh thứ 5, điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học thuyết pháp đến phụ nữ "(dhamma desanà samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh do 3 chỗ sanh vô ý phía trước, "chỗ sanh điều học nói thiệt pháp bậc cao nhơn" (bhùtàrocana samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh do chỗ sanh thứ 5 và thứ, điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học Tỳ-khưu ni làm lễ xuất gia cho phụ nữ có tội" (cirivutthàpana samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh do chỗ sanh thứ 2, thứ 3, thứ 5 và thứ 6, điều học ấy gọi là "chỗ sanh điều học Tỳ-khưu ni làm lễ xuất gia cho phụ nữ mà cha mẹ chưa cho phép" (ananunnàtasamutthàna). Về tiếng gọi là "vì thể thức có chỗ sanh" ấy là nói về: làm (kiriyà), tưởng (sannà), ý (citta), tội (vajja), nghiệp (kamma), tít cá (tikka), dạy người làm (anatti), theo thứ tự như vầy: Phạm tội trong các điều học vì làm (kiriyà) có 5:
Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm do thân hoặc khẩu, như trong điều học "Tỳ-khưu đào đất" (pathavikhana sikkhàpada), điều học ấy gọi là phạm vì làm (kiriyà). Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm vì không làm, nghĩa là: tự mình phải làm hoặc phải nói mà không làm không nói, như trong điều học "lễ dâng y lần thứ nhất" (pathama Kathina sikkhàpada) không làm dấu và đặt tên, cất giữ y quá 10 ngày, như thế điều học ấy, gọi là phạm vì không làm (akiriyà). Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm vì làm và không làm như trong điều học "thọ y nơi tay Tỳ-khưu ni không phải bà con" (cìvara patiggahana sikkhàpada) không đổi trước [*] mới phạm tội, điều học này gọi là "phạm vì làm và không làm" (kiriyà akiriyà).
Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm vì làm cũng có và không làm cũng có, như trong điều học "thọ bạc vàng châu báu..."(rùpiya patiggahana sikkhàpada), có Tỳ-khưu phạm vì làm cũng có là thọ bạc vàng châu báu..., có Tỳ-khưu phạm vì không làm cũng có, là không ra dấu ngăn cản bạc vàng, châu báu... mà người đem đến dâng cho, điều học này gọi là "phạm vì làm cũng có và không làm cũng có" (siyàkiriyà siyàakiriyà). Tội trong điều học mà Tỳ-khưu phạm vì làm cũng có, vì làm và không làm cũng có như trong điều học "Tỳ-khưu cất thất tô bằng vôi, hoặc bằng đất sét" (kutikàra sikkhàpada), có khi phạm tội vì vì do Tăng chỉ chỗ, rồi làm thất lớn quá hạn định, điều học này gọi là "phạm vì làm cũng có, vì làm và không làm cũng có" (siyàkiriyà siyàkiriyà kiriyà). Lại nữa, các điều học nói về ý tưởng (sannà) có 2 là:.
Trong điều học khỏi phạm vì tưởng, là không phạm vì tưởng, là không phạm tội, như nước có côn trùng mà tưởng rằng không có, rồi uống không phạm tội. điều học này gọi là Khỏi phạm vì tưởng (sannàvimokkha). Trong điều học không khỏi tội vì tưởng, như mặt trời đã chinh xế mà tưởng rằng chưa mà dùng vật thực thì phạm tội. điều học này gọi là Không khỏi phạm vì tưởng (no sannàvimokkha). Lại nữa, các điều học nói về ý có 2: cố ý (sacittaka) và vô ý (acittaka). Phạm tội trong điều học phát sanh do 3 "chỗ sanh cố ý" (sacittaka samutthàna), "thân ý, khẩu ý, thân khẩu ý", không lầm lộn với "chỗ sanh vô ý" (acittaka samutthàna). Ðiều học như thế gọi là "chõ sanh cố ý" (sacittaka samutthàna). Phạm tội trong điều học phát sanh do 3 "chỗ sanh vô ý" (acittaka samutthàna) là thân, khẩu, thân và khẩu. Ðiều học như thế gọi là vô ý (acittaka). điều học nào gọi là Khỏi phạm vì tưởng (sannàvimokkha), điều học ấy gọi là vô ý (sacittaka). điều học nào gọi là không khỏi phạm vì tưởng (no sannàvimokkha), điều học ấy gọi là vô ý (sacittaka). Lại nữa,các điều học nói về tội có 2:
Phạm tội trong điều học nào, dầu là vô ý,như điều học uống rượu (suràpana sikkhàpada), ý trong thời phạm về phần vô ý, dầu Tỳ-khưu không biết là rượu, rồi cho vào khỏi cổ thì phạm tội, ấy là ác tâm về gốc xan tham (lobhamùla). Ðiều học này gọi là phạm tội vì đời (loka vajja), là tội mà bậc trí tuệ nên lánh, nên khinh khi trong đời. Còn nói cố ý biết vật không nên dùng, như biết là rượu rồi uống vì ý tham, không nói về cái ý biết luật cấm là biết rằng không nên, nếu đã biết là không nên mà không tuân lịnh Phật, làm sái điều học vì ý nào, ý ấy (ý bất bình, bực bội) là gốc tội. Cho nên điều học uống rượu (suràpana sikkhàpada), điều học "Tỳ-khưu đi xem động binh đao" (Uyyutta sikkhàpada) và điều học "Tỳ-khưu đi đến nơi chiến trường" (uyyudhika sikkhàpada) mới gọi là vô ý, có tội vì đời. Còn ý biết điều tội trong điều học nào dầu là lành, điều học ấy gọi tội vì Phật cấm, là có tội mà bậc trí tuệ nên lánh vì Phật cấm. Lại nữa, các điều học, nói về nghiệp có 3: thân nghiệp, khẩu nghiệp, thân và khẩu nghiệp. Tội trong điều học nào mà Tỳ-khưu chỉ phạm vì thân môn, như tội phát sanh do chỗ sanh thứ 1 và thứ 4, điều học ấy gọi là "thân nghiệp". Tội trong điều học nào mà Tỳ-khưu chỉ phạm vì khẩu môn, như tội phát sanh do chỗ sanh thứ 2 và thứ 5, điều học ấy gọi là "khẩu nghiệp". Tội trong điều học nào mà Tỳ-khưu chỉ phạm trong thân và khẩu môn, điều học ấy gọi là "thân nghiệp, khẩu nghiệp". Lại nữa Tikka có 2:
Tỳ-khưu khi phạm tội có tâm lành phạm cũng có, có tâm dữ phạm cũng có, tâm vô ký như ngủ phạm cũng có. Lại nữa, thọ khổ mà phạm cũng có, như trong điều học nào, nếu nói "chỉ có 1 tâm" (ekacittam) nên hiểu là nói về ác tâm: trong điều học nào, nếu nói "có 2 tâm" (dvicittam) nên hiểu là nói về tâm lành và tâm vô ký, trong điều học nào nếu nói "có 3 tâm" (ticittam) nên hiểu là nói về tâm lành, tâm dữ và tâm vô ký . Trong điều học nào nói "có 1 thọ" (eka vedanà) nên hiểu là nói về thọ khổ, trong điều học nào, nói có 2 thọ(dvi vedanà) nên hiểu là nói về thọ vui và thọ vô ký. Trong điều học nào nói "có 3 thọ" (tisso vedanà) nên hiểu là nói về thọ vui, thọ khổ và thọ vô ký. Lại nữa, phạm tội trong điều học này mà Tỳ-khưu tự mình làm hoặc bảo người khác làm cũng phạm điều học ấy gọi là "Sànattika", trong điều học mà Tỳ-khưu tự mình làm mới phạm, bảo kẻ khác làm thì không phạm, điều học ấy gọi là "anànattika". Những lời chú giải trên đây, có nói nhất là về chỗ phát sanh tội (samutthàna), ấy là để phân biệt cho thấy rõ tội trong mỗi điều học, sẽ giải ra sau này. -ooOoo- ÐIỀU HỌC (SIKKHÀPADA)Luật cấm mà đức Chánh Biến Tri chế định từ điều gọi là Điều học (Sikkhàpada) [1]. điều học có trong Giới bổn [2] (Pàtimokkha) cũng có, không có trong giới bổn cũng có.
Điều học có trong Giới bổn (pàtimokkha) là:
Cộng thêm 7 điều Diệt tránh (adhikarana samatha), thành 227 điều. BIỆT BIỆT GIẢI THOÁT THU THÚC GIỚI (PÀTIMOKKHA SAMVARASÌLA).I. BỐN ÐIỀU BẤT CỘNG TRỤ (PÀRÀJIKA).Biệt biệt giải thoát thu thúc giới nghĩa là giữ được 1 giới khỏi phạm 1 tội. Bất Cộng Trụ nghĩa là không được ở chung với các Tỳ-khưu khác. 1) Hành dâm (Methuna dhamma). Tỳ-khưu hành dâm phạm tội Bất cộng trụ. Ðiều học này đức Thế Tôn cấm chế tại xứ Kalanda, gần thành Vesàlì, do Tỳ-khưu Sudinna hành dâm với vợ cũ. Chú giải: Tỳ-khưu đã thọ Cụ túc giới và nuôi mạng chơn chánh theo các vị khác, rồi chưa xả tam y hoàn tục mà hành dâm, dầu là dâm với súc sanh, cũng phạm Bất cộng trụ. Tỳ-khưu là người đã thọ Cụ túc giới theo chánh pháp của Phật đã khẩu truyền cho Tăng chúng thu nhận, rồi hòa hợp tiếp nối tương truyền (từ đời nọ đến đời kia) cho nhau bằng lời tụng tuyên ngôn 4 lần (catuttha kammàvacà) tránh khỏi 5 điều hư hỏng là:
Như thế mới gọi là Tỳ-khưu. Tỳ-khưu là người đi khất thực, là xin được hoặc không cũng vẫn tự nhiên, xin theo thể thức của bậc thánh nhơn. Sớm mai mặc y cho kín mình, mang bát đến đứng trước nhà của thí chủ là người cao, thấp, trắng, đen, mập ốm, trai, gái. Tỳ-khưu hoặc là già, trẻ, cao hạ hoặc mới xuất gia, nếu có sự biết mình (là Tỳ-khưu không phải người điên, không có tâm tán loạn, không hôn mê), cố ý muốn bỏ tướng mạo Tỳ-khưu và tỏ lời xả điều học (giới) không nói chơi, không nói lầm lộn, mới gọi là xả điều học. Còn đọc xả điều học có 22 cách, nhưng đây chỉ kể vài câu thường dùng là:
Tỳ-khưu có lòng thiệt xả bỏ điều học đến vị nào. vị ấy được nghe và biết rõ lời xả ấy. Như thế mới gọi là xả điều học. Về sự hành dâm (Methuna dhamma) là để ngọc hành của mình vào khiếu của người, của thú sống hoặc chết song khiếu chưa rã, hoặc chưa bị thú bươi mổ nhiều chổ, dầu cho ngọc hành vào bằng 1 hột mè hoặc bằng đầu 1 sợi tóc, vì lòng vui thích, hoặc có người khác dọa dẫm đè ép ngọc hành của mình rồi vui thích trong 4 thời là:
Những thể cách như thế gọi là hành dâm. Tỳ-khưu hành dâm phạm tội Bất cộng trụ (Pàràjika), không được phép hành tăng sự chung cùng các vị Tỳ-khưu khác 30 khiếu phát sanh chỗ hành dâm là:.
Chúng sanh có 2 bộ sanh trược khí:
Tổng cộng là 30 khiếu. Về phần thú như vầy. Thú không thuộc loại mình dài như rắn. Thủy tộc như cá, rùa v.v... đều có 3 khiếu vừa cho ngọc hành vào, dầu chỉ bằng hột mè, hoặc cộng tóc. Như thế là vật của tội Bất cộng trụ. Những khiếu nhỏ hơn là vật của tội "Tác ác". Về loại có 2 chân như: quạ, gà. v.v..., Thú có 4 bốn chân như thú nhỏ. Nên hiểu là vật của tội "Bất cộng trụ" và "Tác ác" như đã nói. Tỳ-khưu có mụt ruồi hoặc lông mọc nơi ngọc hành của mình còn biết sự tiếp xúc, cho vào 1 trong 30 khiếu như đã nói, dầu khiếu ấy mà da và thịt đã lột lở hết, song khiếu còn rõ rệt, nếu có ý muốn, rồi hành dâm thì phạm tội Bất cộng trụ. Tỳ-khưu có lông hoặc mụt ruồi mọc nơi ngọc hành không còn biết sự tiếp xúc, cho vào khiếu như đã giải phạm tội Tác ác. Nếu các khiếu ấy đã lở hết, dầu hình dạng các khiếu ấy chẳng còn sót, mà Tỳ-khưu cố ý cho ngọc hành vào nơi ấy phạm "Trọng tội". Tỳ-khưu cho ngọc hành vào nhãn môn, nhĩ môn, tĩ môn, và thẹo ghẻ (phạm khí giới) của loài người phạm "Trọng tội". Thẹo ghẻ, lổ mũi của thú lớn như voi, ngựa, tử thi của loài người bị thú ăn nữa thân mình chưa sình, lưỡi hoặc răng bày ra ngoài miệng, đều là vật của "Trọng tội". Lỗ mắt, lỗ mũi, miệng vào được và khiếu đã lở, trong tử thi của người đã sình, đều là vật của tội Tác ác. Tỳ-khưu để ngọc hành vào miệng tử thi không đụng các phía, phạm Tác ác. Những điều giả trên là phần phạm tội. Còn về thể thức không phạm tội trong điều học này là: Tỳ-khưu không biết, không vui thích hoặc điên, tán loạn, bị bịnh hôn mê và Tỳ-khưu phạm đầu tiên hết. Tỳ-khưu ngủ quên (mê) có người đến hành dâm mà không hay biết song chẳng vui thích chi cả, như thế gọi là không vui thích, không phạm tội. Tỳ-khưu điên hoặc có người làm cho tâm tán loạn. Tỳ-khưu bị bịnh nặng làm cho tâm hôn mê, như thế gọi là hôn mê, không phạm tội. Tỳ-khưu hành dâm đầu tiên (trước hết) làm cho đức Thế Tôn ra điều luật cấm chế như Tỳ-khưu Sudinna phạm tội hành dâm trước hết các Tỳ-khưu khác, gọi là "người phạm đầu, bị cấm chế" (Adikammika), không phạm tội. Lại nữa, điều học không phạm tội Bất cộng trụ vì dạy kẻ khác (Anànattika). Song không khỏi phạm tội Tác ác (dukkhata). Có 2 chi:.
Như thế mới phạm tội Bất cộng trụ bằng không đủ 2 chi cũng không phạm tội. Ðiều học này có 1 chỗ sanh tội (samutthàna) gọi là chỗ sanh tội điều học Bất cộng trụ thứ nhất (Pathama pàràjika samutthàna), nghĩa là phát sanh do thân, và ý 1 chỗ sanh, phạm vì làm (kirayà), khỏi phạm vì tưởng (sannàvimokkha), phạm vì cố ý (Sacittaka). phạm tội vì đời chê trách (lokavajja). phạm do thân nghiệp (kàyakamma), ác tâm (akusalacitta), thọ vui và vô ký (dvivedanam). 2) Trộm cắp (Adinnàdànà). Tỳ-khưu trộm cắp của người đáng giá 5 màsaka [*] trở lên phạm tội Bất cộng trụ. Điều học này đức Thế Tôn cấm chế tại núi Kỳ xà quật (Gijjakùta) gần thành Vương xá (Ràjagaha) do Tỳ-khưu Dhaniya lấy cây của vua Tần bà sa (Bimbisàra) đem đi cất tịnh thất.
Chú giải: Thể thức trộm cắp có 6 là:
Lại nữa, Tỳ-khưu dạy các Tỳ-khưu khác đi trộm cắp, rằng "ông đi trộm lấy vật ấy" Tỳ-khưu dạy phạm Tác ác trong lúc dạy. Tỳ-khưu đi trộm phân biệt rằng "của này hoặc vật này, hoặc biết rằng vật khác, rồi đi lấy được theo lời dạy như thế, cả 2 đều phạm tội. Nếu Tỳ-khưu trộm cắp phân biệt rằng vật này hoặc vật khác, rồi trộm được vật khác, ngoài ra vật của Tỳ-khưu dạy đi ăn trộm và đã nhứt định, như thế Tỳ-khưu dạy không phạm, Tỳ-khưu đi trộm phạm Bất cộng trụ. Tỳ-khưu dạy rằng "ông đi trộm của ấy, vật ấy của người kia trong giờ nào, trộm trong giờ ấy". Như thế nếu Tỳ-khưu dạy trộm được theo giờ đã định, cả 2 Tỳ-khưu đều phạm tội Bất cộng trụ trong giờ trộm. Nếu trộm ngoài giờ dạy, Tỳ-khưu dạy không phạm, Tỳ-khưu trộm phạm tội Bất cộng trụ. Nhiều Tỳ-khưu rủ nhau đi trộm, chỉ có 1 vị trộm được, cả thảy cũng đều phạm tội Bất cộng trụ. Tỳ-khưu hăm dọa cho người sợ, để lấy của như của bọn trộm cướp, phạm Bất cộng trụ. Tỳ-khưu đổi thẻ có viết tên vị khác mà thí chủ để trên y đem bố thí. lấy thẻ của người cao giá, hoặc thấp hơn hoặc bằng giá như nhau, để gần của phần mình, Tỳ-khưu cắm thẻ của mình lên, vì muốn để trong phần của người khác, lấy thẻ của mình hoặc của người, mà chưa đổi thẻ để xuống, phần của người về mình, phần của mình về người thì chưa phạm, khi đổi xong, để thẻ xuống rồi mới phạm Bất cộng trụ . Lại nữa, Tỳ-khưu tính trộm của người rồi đi, lúc đi trộm, đi mỗi bước là 1 Tác ác, rờ đụng nhằm cũng phạm Tác ác, làm cử động của trộm phạm Trọng tội. Đến khi trộm được đáng giá 1 cắc, phạm Tác ác. Nếu của ấy đáng giá hơn 1 cắc trở lên, chưa đến 6 cắc, phạm Trọng tội. Của ấy đáng 6 cắc hoặc nhiều hơn phạm Bất cộng trụ. Lại nữa điều học trộm cắp này rất sâu xa, vi tế có giải trong luật (samantapàsàdika). đây chỉ giải tóm tắt vậy thôi, và chư vị A la hán có dạy: "điều học này rất cao sâu, khó định nghĩa được". Cho nên khi có người tố cáo Tỳ-khưu trộm cắp, dầu có luật sư có hỏi theo thể thức trộm cắp, nếu thấy cũng không nên vội định tội, nên hỏi đến 5 điều này trước.
"Vật" là của Tỳ-khưu trộm, đem vật ấy đến hỏi tra coi, vật ấy có chủ hay không có chủ, nếu có chủ, sau khi trộm được, chủ còn thương tiếc hay bỏ. Nếu chủ còn thương tiếc, phải xử theo giá vật trộm, bằng chủ đã bỏ, không nên xử phạm Bất cộng trụ. nếu chủ đòi thì nên trả lại, như thế mới là chơn chánh. "Thời" là lúc trộm vật ấy, có khi của ấy cầm giá, có khi lên giá. "Xứ" là chỗ mà Tỳ-khưu trộm của được, trộm trong xứ nào, phải xử theo giá trong xứ ấy. "Giá" là giá của vật trộm đã dùng rồi hoặc chưa. Nếu vật ấy người đã dùng rồi thì giá rẻ. Ấy là 5 điều nên tra hỏi trước. Thể thức không phạm tội: Tỳ-khưu tưởng là của mình rồi cầm lấy, lấy vì thân thiết với nhau, mượn nhau để dùng, vật ấy của tinh, quỉ hoặc súc sanh, không phải của người lượm ngoài đường là vật không có chủ và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội. Ðiều học này phạm tội vì dạy người khác trộm (sanattika) có 5 chi:
Ðều đủ cả 5 chi ấy mới phạm tội Bất cộng trụ. điều học này có 3 chỗ sanh gọi là "chỗ sanh tội trộm cắp" (adinnàdànà samutthàna), là tội sanh do:
Phạm vì làm (kiriyà), khỏi tội vì tưởng (sannàvimokkha), phạm vì cố ý (sacittaka), phạm tội vì đời (lokavajja), thân nghiệp (kàyakamma), khẩu nghiệp (vacìkamma), ác tâm (akusalacitta). Có 3 thọ: thọ khổ (ekàvedanà), thọ vui (dvivedanà) thọ vô ký (tissovedanà). 3) Giết người (Manussa viggaha). Tỳ-khưu cố ý giết người phạm tội Bất cộng trụ. Ðiều học này đức Thế Tôn cấm chế tại phước xá (phước xá này cất trong rừng lớn gần biển và núi Tuyết sơn) có đãnh trong rừng Tuyết sơn, gần thành Vesali do chư sư sát hại lẫn nhau vì được nghe đức Phật giảng giải sự ô trược và điều khổ của thân ngũ uẩn, rồi tưởng lầm, nên giết lẫn nhau cho khỏi khổ. Chú giải: Tỳ-khưu có ý giết người, dầu là bào chế thuốc uống, đập, đánh, chỉ cách giết, hoặc để khí giới giết người, hoặc giảng lời tặng khen về sự chết rằng: người sống có ích chi, xấu xa, đê hèn, không bằng chết còn hơn, chết sanh về cõi vui hoặc dạy cách chết, là dạy "người nên đâm họng, nên uống thuốc độc...". Giải như thế mà người chết trong khi ấy, hoặc lâu ngày mới chết, Tỳ-khưu phạm Bất cộng trụ. Người là vật của Bất cộng trụ, không phải người phi nhơn (tinh, quỉ là vật của Trọng tội, thú là vật của Ưng đối trị). Tỳ-khưu dạy người giết có 6 điều:
Lại nữa, nếu người chịu lời đi giết, không được người dạy, bảo thêm rằng: nếu ngươi có thể giết được giờ nào nên giết giờ ấy, như thế dầu là lâu đến đâu, người giết chắc sẽ giết được, người dạy phạm Trọng tội trong lúc dạy, người giết phạm tội trong khi giết. Tỳ-khưu đào giếng, đào hầm, gài bẩy, để khí giới hoặc bỏ thuốc độc để giết người, nếu muốn giết người nào, người ấy chết mới phạm tội, bằng không định nghĩa rằng: "nhằm kẻ nào thì kẻ ấy chết", như thế phạm tội theo hạng người chết; như nhằm A la hán, cha, mẹ của Tỳ-khưu ấy chết thì phạm ngủ ngịch đại tội và "Bất cộng trụ". Nếu kẻ khác hoặc tinh, ngạ quỉ, hoặc thú chết thì phạm Trọng tội hoặc Ưng đối trị. Nếu Tỳ-khưu đưa bẩy, viết thơ cho kẻ khác hoặc bán cho người đem dùng để giết thì phạm tội cả 2 bên. Nếu Tỳ-khưu ăn năn, đi đòi hoặc mua vật ấy lại thì mới khỏi tội. Tỳ-khưu tự mình làm bẩy, viết thơ nên đem đốt cho hết mới khỏi tội. Nếu đốt chưa cháy hết, kẻ khác đem giết người, Tỳ-khưu cũng không khỏi tội; thơ chưa cháy tiêu có kẻ khác đem học để giết người, rồi giết theo thơ ấy, Tỳ-khưu cũng không khỏi tội. Tỳ-khưu đào giếng, đào hầm cho sanh vật chết, lúc đào phạm tội Tác ác mỗi lần đào; nếu thú, phi nhân sa vào bẩy, Tỳ-khưu phạm tội Tác ác, thú chết phạm Ưng đối trị, phi nhơn chết phạm Trọng tội. Người mắc bẩy phạm Trọng tội, chết phạm Bất cộng trụ. Thể thức không phạm tội: Tỳ-khưu không cố ý giết người, không biết (như không biết trong cơm có thuốc độc, đem cho kẻ khác ăn rồi chết và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội). Ðiều học này "phạm tội vì dạy kẻ khác giết" (sànatika) có 5 chi:
Ðều đủ cả 5 chi ấy mới phạm Bất cộng trụ. Chỗ sanh tội (samutthàna vidhi) như trong điều học "cấm trộm cấp" (adinnàdànà samutthàna), phạm vì làm (kiriyà), khỏi phạm vì tưởng (sannàvimokkha). Cố ý (sacittaka), phạm vì tội đời (lokavajja), thân nghiệp (kàyakamma), khẩu nghiệp (vacikamma), ác tâm (akusalacitta), thọ khổ (ekàvedanà). 4) Khoe pháp bậc cao nhơn (Uttarimanussadhamma). Tỳ-khưu khoe pháp của bậc cao nhơn là pháp của người cao thượng mà tự mình không có, phạm Bất cộng trụ. Ðiều học này đức Thế Tôn cấm chế tại phước xá, có đãnh (Rutàgàrasàlà), trong rừng Tuyết sơn gần thành Quê-sa-li (Vèsàli), do nhóm Tỳ-khưu tu gần mé sông "Veggumudà" khoe pháp bậc cao cho người tín ngưỡng bố thí. Chú giải: Tỳ-khưu chưa giác ngộ, song là người ham muốn sự tặng khen, rồi khoe rằng đắc pháp bậc cao thượng, mà tự mình chưa được, nếu có người biết nghe rõ, trong khi ấy, sau rồi bị tra hỏi hoặc không bị tra hỏi, Tỳ-khưu ấy cũng phạm tội Bất cộng trụ. Dầu muốn được trong sạch, hoàn tục rồi trở lại nói rằng: "Tôi không đắc đạo cao nhơn cố ý nói đắc, là tôi nói dối", như thế ấy cũng không khỏi phạm Bất cộng trụ. Pháp của bậc cao nhơn là "4 thiền hữu sắc, 4 thiền vô sắc, lục thông [*]; 4 đạo, 4 quả và Niết-bàn, 37 phần pháp Bồ đề; không tham, không sân, không si, 3 cái giác, 8 cái giác..." Đều là pháp của bậc cao nhân, vì người nào được các pháp ấy đều gọi là bậc cao thượng hơn thường nhơn.
Tỳ-khưu không có pháp cao nhơn trong mình mà nói rằng "ta đắc sơ thiền... ta đắc thần thông, ta đắc quả...", nói như thế, khi tính nói cũng biết ta sẽ nói dối, lúc đang nói cũng biết ta đang nói dối, khoe đến kẻ khác nghe, kẻ ấy dầu là bậc xuất gia hay cư sĩ được hiểu biết trong khi ấy rằng: "Vị Tỳ-khưu đã đắc thiền định đạo quả... ". Họ tin thật hoặc họ không tin lời nói thật, Tỳ-khưu cũng phạm Bất cộng trụ. Nếu nói đến người nghe, không hiểu biết; Tỳ-khưu phạm Trọng tội; muốn khoe khoang mà nói mé rằng "người nào mà ngụ trong chùa này đều là người đắc thiền định", người nghe hiểu biết trong khi ấy, Tỳ-khưu phạm Trọng tội. Nếu người nghe không hiểu biết, Tỳ-khưu phạm Tác ác. Thể thức không phạm tội: Nói thiệt rằng mình đã đắc... không cố ý khoe và Tỳ-khưu điên, đều không phạm tội. Ðiều học này không phạm tội vì dạy người khác khoe (anànattika), có 5 chi:
Ðều đủ cả 5 chi ấy mới phạm tội Bất cộng trụ. Chỗ sanh tội (samutthàna) cũng như trong điều học trộm cắp (adinnàdànà). Ðức Phật giải về 5 bọn cướp lớn: Này các Tỳ-khưu, trong Phật pháp này có 5 bọn Tỳ-khưu cướp lớn. Này các Tỳ-khưu! 5 bọn Tỳ-khưu cướp lớn như thế nào? Này, các Tỳ-khưu! Có bọn cướp lớn trong thế gian, suy xét rằng: bao giờ ta được 100 hoặc 1000 bộ hạ quy thuận, ta sẽ vào trong xóm, làng, châu, quận giết hại đốt phá dân cư ấy. Ðến sau, bọn cướp ấy được 100 hoặc 1000 người tùy tùng, rồi đem nhau vào xóm, làng, châu, quận đánh đập giết hại các cư dân ấy, thế nào. Này các thầy Tỳ-khưu! Sự suy xét của Tỳ-khưu ác trong Phật pháp này cũng như thế. Tỳ-khưu ác ấy suy xét rằng: Bao giờ ta được 100 hoặc 1000 người sùng bái, ta sẽ vào xóm, làng, châu, quận, ta sẽ được các thứ y, món ăn, chỗ ở và thuốc men mà các hàng cư sĩ hoặc bậc xuất gia thành tâm cúng dường. Đến khi sau, Tỳ-khưu ác ấy được 100 hoặc 1000 người phục tùng, rồi vào xóm làng châu, quận, xin được y, vật thực, chỗ ở và thuốc men và các hàng cư sĩ hoặc bậc xuất gia hết lòng tôn kính cúng dường. Nầy các Tỳ-khưu! Tỳ-khưu ấy gọi là kẻ cướp lớn thứ nhất, có rõ rệt trong thế gian. Nầy các Tỳ-khưu! Còn nguyên nhân khác nữa: trong Phật pháp này, có Tỳ-khưu ác, học hỏi pháp luật mà Như Lai đã giảng dạy, rồi tự thiêu đốt lấy mình. [1] Này, các Tỳ-khưu! Tỳ-khưu ấy gọi kẻ cướp lớn thứ nhì, có rõ rệt trong thế gian. Này, các Tỳ-khưu! Còn nguyên nhân khác nữa trong Phật pháp này có bọn Tỳ-khưu khác vô cớ [2] tố cáo Tỳ-khưu trì giới thanh cao đang hành pháp cao thượng trong sạch, rằng tu hành không cao thượng [3]. Này, các Tỳ-khưu! Tỳ-khưu ấy gọi là kẻ cướp lớn thứ ba, có rõ rệt trong thế gian.
Này, các Tỳ-khưu! còn nguyên nhân khác nữa trong Phật pháp này có Tỳ-khưu ác, muốn làm cho vừa lòng hành cư sĩ, đem tài sản của Tăng hoặc phụ tùng là: 1) bông và cây, 2) chỗ trồng bông và cây, 3) tịnh thất, 4) chỗ cất tịnh thất, 5) giường, 6) bàn thấp dài, 7) nệm, 8) gối, 9) nồi, 10) cân, 11) thùng, 12) chậu làm bằng loại kim, 13) dao nhỏ, 14) búa, 15) riều, 16) xuổng, 17) vá, 18) dây, 19) tre dài 8 ngón tay trở lên, 20) cỏ thường, 21) cỏ năn nỉ, 22) cỏ ống, 23) đất sét, 24) vật làm bằng cây, 25) vật làm bằng đất. Này, các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ấy gọi là kẻ cướp lớn thứ tư, rõ rệt trong thế gian.
Này, các Tỳ-khưu! Tỳ-khưu nào khoe pháp bậc cao nhơn, mà chính mình không có rõ rệt, Tỳ-khưu ấy gọi là kẻ cướp lớn thứ năm, là kẻ cướp lớn tột bực trong thế gian và cả luôn cõi trời, cõi Dạ ma thiên (Yàmà), cõi Phạm thiên, trong các bọn chúng sanh cho đến Sa-môn, Bà-la-môn và các bậc vua chúa. Vì sao Như Lai giải như thế? Này, các Tỳ-khưu, vì Tỳ-khưu cướp cục cơm của hàng cư sĩ đem ăn. (đức Chánh Biến Tri muốn cho việc này được rõ rệt, mới giải thêm kệ ngôn sau đây:). Tỳ-khưu nào tu hành không được trong sạch, mà làm cho kẻ khác biết mình là trong sạch, Tỳ-khưu ấy gọi là cướp vật thực của họ, đem về dùng, như người thợ săn núp mình bên lùm cây mong chờ bắn thú. Tỳ-khưu chỉ dùng y ca-sa mặc cho kín mình, nhưng tu hành theo phép xấu xa, không thu thúc (theo pháp luật) là người rất dơ bẩn, Tỳ-khưu ấy chắc hẳn phải đọa vào địa ngục vì tự mình gây ra nghiệp quấy. Nên ăn cục sắt đang cháy như ngọn lữa còn tốt hơn Tỳ-khưu phá giới không thu thúc (theo pháp luật) ăn cục cơm của hàng cư sĩ. -ooOoo- Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11| Mục lục |
Chân thành cám ơn anh NCT đã có thiện tâm giúp đánh máy vi tính -- (Bình Anson, tháng 08-2001)
[Trở
về trang Thư Mục]
updated: 03-08-2001