BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
(ANATTALAKKHANA SUTTA)
Thiện
Nhựt
[03] KẾT LUẬN K inh Vô Ngã Tướng sở dĩ được Ðức Phật thuyết giảng tiếp theo sau Kinh Chuyển Pháp Luân, đó là vì Ðức Thế tôn muốn giúp bốn vị Tỳ kheo cùng đắc quả với ông Kiều trần Như. Chướng ngại to lớn ngăn trở hành giả chứng được sơ quả Tu đà huờn là thân kiến, một tà kiến bắt rễ sâu xa, thâm căn cố đế nơi thân tâm con người. Hiệu lực của Kinh Vô Ngã Tướng là giúp phá bỏ được tà kiến ngã kiến đó, một trong hai sự chấp thủ nặng nề: ngã chấp và pháp chấp.Trong bốn pháp ấn của Chánh pháp: vô thường, khổ, không, và vô ngã, hai pháp ấn có liên quan chặt chẽ với nhau và khó thuyết minh sao cho dễ hiểu là Vô ngã và tánh Không. Nhưng với Kinh Vô ngã tướng, bằng lập luận giản dị, "cái gì đưa đến bịnh hoạn, chịu sự biến đổi, nên cái đó chẳng phải là CỦA TA, chẳng phải là TA, chẳng phải là TƯ NGÃ CỦA TA", Ðức Phật đã đem thân tâm ngũ thủ uẩn ra phân tách, và chứng minh thật rõ ràng, chẳng uẩn nào là đáng thủ, đáng chấp lấy cả. Nói cách thông thường, Ðức Ðại Giác đã chỉ rõ, nơi thân tâm nầy chẳng có điều chi đáng để chụp nắm và bám níu vào làm cái Ta cả. Một khi đã thấy biết rõ ràng như thế, lại như thật quán năm thủ uẩn như thế dưới mười một phương diện, qua ba thời cùng các đặc tánh thô tế, thắng liệt, v.v. , hành giả sẽ nhàm chán năm uẩn, rời được sự tham luyến, cởi bỏ sự chấp thủ, mà được giải thoát. Nguyện cầu tất cả đều quên phứt cái "Ta" đi, nhẹ bước vào dòng nước Thánh, thảnh thơi trôi về hướng Niết bàn. Montreal, 2002 - 04 - 20, * * * Tài liệu tham khảo:
* * * |
Chân thành cám ơn Cư sĩ Thiện Nhựt đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2003)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 06-02-2003