Chu giai Phat Su
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Theravāda

CHÚ GIẢI LỊCH SỬ CHƯ PHẬT

Nguyên Tác: BUDDHAVAMSA
Bản Pāli Ngữ: BUDDHATTA THERA
Bản Dịch Anh Ngữ: I.B. HORNER
Bản Dịch Việt Ngữ: TỲ KHƯU THIỆN MINH

PL. 2551 - DL.2007

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


IIA. CHÚ GIẢI BỒ TÁT SUMEDHA [1]

Giờ đây:

IIA I. Một trăm ngàn đại kiếp và bốn A Tăng Kỳ vừa qua có một thành phố tên là Amara, hình dáng rất xinh xắn và hấp dẫn.[2]

Ðã xuất hiện cơ hội thực hiện việc Chú giải tác phẩm Phật Tông được truyền lại theo phương pháp như đã ghi lại trong các đoạn kệ tiếp theo sau đây. Vì sau khi đã khảo sát nghiên cứu việc trình bày các bài thuyết pháp, chính vì thế tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật đã trở nên rõ ràng kể từ việc khảo sát nghiên cứu các bài thuyết pháp đã được đề cập đến ở trên. Việc trình bày các bài thuyết pháp này gồm bốn loại[3]: dựa theo khuynh hướng của diễn giả, dựa theo khuynh hướng của nhiều người khác, dựa vào kết quả câu hỏi được đặt ra và lý do nhu cầu nổi lên. Những bài thuyết pháp đó do Ðức Thế Tôn trình bày không có người nào khác đặt câu hỏi và chỉ theo khuynh hướng riêng của Ðức Thế Tôn mà thôi: như thể bài thuyết pháp kaṅkheyya,[4] bài thuyết pháp về sự vật (Vatthu)[5] – là những bài thuyết pháp được trình bày theo khuynh hướng của chính Ðức Thế Tôn. Nhưng những bài thuyết pháp được trình bày theo khuynh hướng của những người khác và sau khi ngài đã khảo sát khuynh hướng của những người đó, liên quan đến đặc tính kiên trì của họ, về danh (tình trạng tâm linh) và hiện trạng Giác Ngộ, suy nghĩ, (thí dụ như): “Nơi Rāhula giờ đây các sự vật đạt đến trưởng thành đều đem lại giải thoát. Giả dụ như ta phải huấn huyện cho Rāhula hơn nữa về cách đoạn trừ các lậu hoặc thì sao?”* Những bài thuyết pháp như Lời Cổ Vũ Rāhula,[6] bài thuyết pháp về Chuyển Pháp Luân[7] - việc trình bày những bài này là theo khuynh hướng của người khác.

Sau khi tiến lại gần đức Thế Tôn các vị chư Thiên và nhân loại đã nêu lên một câu hỏi. Và đặt câu hỏi như sau: việc trình bày những bài thuyết pháp đức Thế Tôn đã trình bày như Devatsaṃyutta[8] và Bojjhaṅgasaṃyutta[9] lại là kết quả của một vấn đề và việc trình bày các bài đó được thuyết giảng là do có nguyên nhân nổi lên, như bài những người Thừa Kế Phật Pháp[10] và chuyện Ẩn Dụ về Thịt[11] của Nam Nhi. Ðây chính là do nhu cầu nổi lên[12]. Như vậy bốn loại thuyết trình về một bài thuyết pháp, thì việc trình bày bài thuyết pháp về Phật Tông được coi là kết quả của một vấn đề mà thôi. Vì đây chính là cách Ðức Thế Tôn trình bày như là kết quả của một vấn đề nổi lên. Do kết quả của vấn đề kẻ nào đã nêu lên? Của ngài Trưởng lão Sāriputta. Chính vì thế liên quan đến vấn đề này người ta nói bắt đầu như sau:

[65] Sāriputta, người đại trí thông minh kiệt tác, tài giỏi trong việc định và thiền, đã chứng đắc trí tuệ Ba la mật, đã đặt vấn đề với vị lãnh tụ thế gian như sau: Ôi vị đại anh hùng, tuyệt vời nơi các chúng sanh, quyết tâm của ngài thuộc loại nào vậy?*1

Vì thế cho nên giáo lý này nói về Phật Tông nên được hiểu là kết quả của một vấn đề đã được nêu lên.

* Trung Bộ Kinh iii. 277, S iv. 105
*1 Phật Tông. I. 74, 75 trích đoạn CpA 6

1. Trong trường hợp này Một trăm ngàn đại kiếp (kappa): ở đây từ kappa đã gặp thấy ở nhiều văn cảnh khác nhau[13], có nghĩa là tin tưởng, cho phép. Thời gian, biểu thị, cắt đứt. Giải thích, lý do, tính chất hoàn toàn, thời gian tuổi thọ. Đại kiếp. v.v... Như vậy, “Ðiều này được tin là (okappaniya) đối với Ðức Cồ Ðàm tốt lành được coi như là một vị A-la-hán. Một Phật Nhân Toàn Giác.”* - Trong các đoạn văn cảnh như vậy “niềm tin” là điều đã được nhận thấy rõ ràng. “Hỡi các vị tỳ khưu, ta cho phép các ngươi sử dụng trái cây theo năm cách các vị Sa môn được phép (kappa) làm.”*1 Trong các đoạn văn cảnh như vậy thì đây chính là “được phép”. “Trong đó tôi liên tục (nicca-kappa) cư ngụ trong đó”*2 Trong văn cảnh này đây chính là “thời gian”. “Trưởng lão Kappa nói.”*3 “Họ cho rằng Kappa Banyan là tên Ðức Thế Tôn đặt cho người Ba-la-môn này” *4 Trong văn cảnh như vậy đó là “cách biểu thị”. “Ðược trang điểm, tóc và râu được cắt tỉa kỹ càng (kappata)” *5 Trong văn cảnh như vậy ý nghĩa là “cắt bỏ”. “Việc tu tập (kappa) liên quan đến bề ngang hai ngón tay có được phép thực hiện chăng? *6 – Trong văn cảnh như vậy đây là một cách giải thích(vikappa) “Có lý do thoả đáng (kappa) để nằm xuống”*7 trong văn cảnh như vậy thì đó là một “lý do, cái cớ”. “Sau khi đã thắp sáng lên toàn bộ (kevalakappa) khu rừng Jeta” *8 trong văn cảnh như vậy đây chính là một “đặc tính trọn vẹn” (hoàn toàn) – “chớ gì Ðức Thế Tôn lưu lại trong vòng một thọ mệnh (kappa) chớ gì đấng lo hạnh phúc cho chúng sanh lưu lại trong vòng một thọ mệnh” *9 - Trong những văn cảnh như vậy ý nghĩa là “tuổi thọ.” “Thưa ngài kính mến, một kiếp (kappa) thuộc loại nào vậy?” *10  đây ý nghĩa là một “đại kiếp”. bằng cách dùng các từ “vân vân” – “ Ðương nhiên chúng ta đang cùng thảo luận với một đồ đệ, người này không hay biết gì là chúng ta rất giống (kappena) với vị đạo sư.” *11 – Ở đây ý nghĩa là sự “tương đồng” (giống nhau). “Nếu như điều gì được phép làm (kappa) đã bị triệt tiêu, giả dụ như cơ hội nhằm thực hiện việc cho phép này đã trở nên mai một đi”*12 đây chính là việc cho phép theo Luật. Nhưng ở đây ta nên hiểu là “một đại kiếp” chính vì thế một trăm ngàn kiếp chính là một trăm ngàn đại kiếp.

1. Và bốn A Tăng Kỳ có nghĩa là đoạn còn lại nên được hiểu như là “vào lúc kết thúc bốn A Tăng Kỳ. Ý nghĩa ở đây là: vào lúc kết thúc bốn A Tăng Kỳ thêm vào đó là một trăm ngàn đại kiếp.

1. Một thành phố có tên gọi là Amara có nghĩa là thành phố đó được gọi bằng cả hai tên Amara và Amaravatī. Nhưng có một số người[14] giải thích điều đó ngay cả ở đây theo một cách khác. Họ làm thế nào được trong khi đó đây chỉ là một tên thành phố?

1. Rất dễ coi (xinh đẹp) có nghĩa là dễ coi là vì thành phố được trang điểm với rất nhiều đường xá xe cộ. Ngã tư đường, cổng vào thành, quảng trường, những nơi khác, tại đó có ba bốn con đường giao nhau.. Có rất nhiều tường rào, hàng rào vây quanh, những cung điện, nơi ở rộng rãi và nhiều nơi cư trú.[15]

1. Thú vị và sung sướng có nghĩa là vui sướng đối với cả các chư Thiên lẫn nhân loại v.v... vì những căn phố vô cùng hấp dẫn lại rất sạch sẽ, [66] vì thành phố có đầy bóng cây mát rợi và nhiều nước. Vì thực phẩm đồ ăn đồ uống rất dễ dàng có được và vì thành phố này thích hợp đối với toàn bộ những cách hiện hữu. Vì thành phố này rất thịnh vượng.

2. Vang rền đủ mười loại âm thanh: với tiếng voi kêu, tiếng ngựa hí, tiếng xe ngựa kéo, tiếng trống, âm thanh lời ca tiếng hát, với tiếng đàn luýt. tiếng hát, tiếng chủm choẹ, tiếng cồng, và với âm thanh thứ mười (đó là) “tiếng tham gia, ăn uống.[16] Thành phố là nơi vang dội với đủ mười loại âm thanh này, ý nghĩa là: không khí vui nhộn bất tận, lễ lạc liên tục, và biểu diễn thể thao.

* M. i. 249.
*1 Vin ii. 109
*2 M. i. 249
*3 Sn 1092
*4 nt 244
*5 Ja vi. 268
*6 Vin ii 204, 300
*7 D iii. 256, A iv. 333, Vbh. 386
*8 S i. 1, v.v... A i. 278
*9. Vin ii. 294. 289, D ii. 104, 115, S ii. 276, A iv. 309, Ud 62
*10 S ii. 181
*11. Trung Bộ Kinh i. 150
*12. Vin iv. 121

2. Được trang bị đầy đủ đồ ăn thức uống có nghĩa là được cung cấp rất nhiều đồ ăn thức uống, được trang bị lương thực dự trữ dồi dào, và với bốn loại dinh dưỡng[17], và đồ uống. Như vậy chứng tỏ thành phố này có điều kiện tốt nhất để thực hiện bố thí. Ý nghĩa ở đây là: được cung cấp rất nhiều đồ ăn thức uống. Ðến đây để chứng tỏ rõ những ví dụ về mười loại âm thanh này người ta kể lại như sau:

IIA 2. Tiếng voi rống, tiếng ngựa hí, và tiếng trống, tiếng ca tiếng tụng kinh và tiếng xe ngựa.

3. Cũng còn có cả tiếng “ăn, uống” phát ra, tiếng quát tháo đòi hỏi đồ ăn thức uống.

2. Tiếng voi gầm có nghĩa là với tiếng voi gầm; đối cách nên được hiểu theo nghĩa sử dụng cách. Ðây cũng là một phương pháp được áp dụng trong những dòng còn lại.

2. Và tiếng trống, tiếng tụng Kinh (chant) và tiếng xe kêu rít rít. Có nghĩa là tiếng trống cộng với âm thanh tụng kinh và âm thanh của những chiếc xe ngựa kéo, được đề cập đến bằng cách thay đổi giống.[18]

3. “Ăn, uống” có nghĩa là: như vậy bằng cách sử dụng những phương pháp trước đó, ý nghĩa được đề cập đến ở đây là quát tháo lên. Gọi to lên để người phục vụ đem đến đồ ăn thức uống cho ta. Nhưng mỗi âm thanh dành cho một thứ (đồ ăn thức uống) riêng, chớ không phải một âm thanh có thể gọi được đủ thứ. Và ta có thể phân biệt được tất cả mười âm thanh chớ không phải duy có một mà thôi. Những âm thanh của loại trống nhỏ thuộc loại tiếng trống; âm thanh đàn luýt. Tiếng hát, tiếng chủm chọe và tiếng cồng được liệt vào loại âm thanh chank. Chứng tỏ cho thấy mười loại âm thanh, khen ngợi sự thành công và thịnh vượng của thành phố. Tuy nhiên để chứng tỏ điều này người ta nói rằng:

IIA 3. Thành phố này hoàn hảo trong mọi lĩnh vực, thành phố tham gia vào mọi ngành nghề kinh doanh, lại chiếm hữu được bảy loại kho tàng, có đủ mọi hạng người đến cư trú, thịnh vượng như một thành phố thần tiên. Ðây quả thực là một nơi cư trú của những người thực hiện công đức.

3 Trong trường hợp này hoàn hảo trong mọi lãnh vực có nghĩa là: sở hữu được toàn bộ những gì cấu tạo thành một thành phố, với cổng thành, sảnh đường v.v... thừa hưởng mọi nguồn tài sản[19], kho báu, và lúa thóc, cỏ khô, củi và nước.

3. Tham gia vào mọi công việc kinh doanh: ý nghĩa ở đây là tham gia, bận bịu vào tất cả mọi ngành nghề, với đủ mọi nghề nghiệp làm ăn.

[67] 4. Sở hữu bảy loại kho báu. Có nghĩa là có thừa mứa với bảy loại kho báu bắt đầu với ngọc quý,[20] hoặc giả thành phố có được bảy loại kho báu bắt đầu với voi trong vùng là nơi cư trú cho quốc vương hoàn vũ.

4. Ðủ mọi hạng người đến cư trú có nghĩa là: đủ mọi hạng người khác nhau kéo đến đây cư trú, từ người dân thành thị cho đến thổ dân tại địa phương.

4. Thịnh vượng có nghĩa là phát đạt, giàu sang có đủ mọi phương tiện hỗ trợ cho con người và các phương tiện tiêu khiển.

4. Giống như một thành phố chư Thiên có nghĩa là người ta nói thành phố này thịnh vượng giống như thành phố thần tiên, giống như thành phố Ālakamanda[21], và thành phố Amaravatī[22]

4. Một nơi trú ngụ cho những người thực hiện điều công đức. (āvāsaṃ puñakamminaṃ) có nghĩa là: một nơi cư trú (āvāso) hiểu theo nghĩa: những người thực hiện việc công đức đang cư ngụ ở đây. Ta nên nhớ āvāso được hiểu nghĩa như là vāsaṃ sau khi có thay đổi giống được thực hiện ở đây. Công đức có nghĩa là những gì nhờ đó người ta trở thành đáng chú ý nhờ vào nguồn gốc gia đình, sắc đẹp, trí thông minh, tài sản và địa vị quan trọng. Hay công đức còn có nghĩa là quét sạch hết mọi điều không khôn khéo, mọi bợn nhơ bụi trần. Ðây chính là nghiệp chướng: những ai sở hữu điều đó chính là những người có công đức. Ðó là ý nghĩa nơi cư trú dành cho những người thực hiện việc công đức.

Một người Bà-la-môn tên là Sumedha đã sống trong thành phố này.[23] Ông thuộc dòng dõi khá giả xét về cả phía hai họ nội ngoại và dòng dõi thuần tuý kể cả mẹ lẫn cha trong suốt bảy đời, không có gì phải bác bỏ, hay có thể thay thế được xét về khía cạnh nguồn gốc thân tộc.[24] Ngài rất duyên dáng, dễ coi, hấp dẫn và lôi cuốn, và lại có làn da vô cùng đẹp đẽ; ngài thông thạo ba Phệ Ðà, có kiến thức văn chương và nghi lễ với khả năng phát âm rõ ràng và Chú giải, thông thạo truyện cổ tích như là điều thứ năm; ngài biết cách diễn đạt, một chuyên gia ngữ pháp, thông thạo triết học dân gian và các tướng của một Ðại Nhân. Nhưng cha mẹ ngài qua đời khi ngài còn rất nhỏ. Thế rồi lúc đó có một vị quan trong triều là người giữ kho bạc hoàng gia, mang theo sổ kế toán, xây dựng nhiều kho chứa đựng rất nhiều kho báu, vàng, bạc, kim cương ngọc ngà v.v... và nói: “Hỡi cậu trai trẻ, một trong những thứ này thuộc tài sản của mẹ cậu, một món là tài sản của cha cậu, món khác là tài sản của ông nội cậu, và của cả ông cố nội cậu nữa.” Khi người chủ kho bạc đã chỉ cho cậu kho báu gia đình cậu đến tận bảy đời về trước, người giữ kho bạc nói: “Hãy coi sóc kho báu cho cẩn thận” và người đó truyền cho cậu ngồi xuống. Cậu ta bằng lòng, nói rằng: “Tốt lắm” và thực hiện những hành vi công đức, cậu đã sống với vai trò làm chủ nhân trong căn nhà đó, vì vậy người ta đã nói rằng:

IIA 5. Trong thành Amaravatī có một người Bà-la-môn tên là Sumedha, là người tích lũy được vô vàn vô số những điều công đức, lại rất giàu về tiền bạc và mùa màng thu hoạch.

6. Ông là người thuộc lòng[25] và rất tinh thông thần chú. Thông thạo ba Phệ à và đã đạt tới mức toàn thiện về khoa tướng số cũng như giải Thích Các truyền thuyết và thực thi những nhiệm vụ bắt buộc của một người bà la môn.

5. Trong trường hợp này trong thành phố Amaravatī có nghĩa là trong thành phố có tên là Amaravatī.

5. Tên là Sumedha:  đây thông thái (trí tuệ) được gọi là trí thông minh (medha), dễ thương (su-dhara) nơi ngài, thật đáng tán dương ca tụng hết mực. Chính vì thế ngài được đặt tên là Sumedha (có nghĩa là trí thông thái dễ thương).

5. Bà la môn[26] có nghĩa là: một người bà la môn chuyên xướng kinh tụng, và thuật lại các thần chú. [68] Nhưng các vị Ngữ Pháp lại cho rằng ông là một người Bà-la-môn thuộc dòng dõi Phạm Thiên. Và các vị thánh lại cho ông là một người thầy brahman (Bà la môn) vì ngài đã tránh được mọi điều bất thiện.

5. Tích lũy được vô số kể (công đức) có nghĩa là việc tích lũy các công đức (là sở hữu cách số nhiều) Các công đức tích luỹ được (từ ghép). Và tích luỹ vô số công đức, ngài đã tích luỹ được vô số các hành vi công đức có nghĩa là ngài tích luỹ được vô số tài sản giàu có.

5. Có được những vụ mùa bội thu: người ta nói rằng liên quan đến các vụ mùa bội thu trên đồng ruộng và trong kho lẫm; điều này nên được hiểu là các vụ mùa bội thu thường xuyên cần thiết cho việc tích luỹ thực phẩm lương thực.

6. Một người thuộc lòng (ajjhāyaka) có nghĩa là một người chuyên giải thích thần chú. Người này không biết hành thiền (na jhāyati), thiếu phần tu luyện hành thiền. Như người ta nói rằng, “Những người này giờ đây không hành thiền này Vāsettha. Họ chỉ là những người giải thích thần chú. Chính vì thế ta thấy tại sao câu thứ hai được sử dụng.”* Như vậy ở đây đã nổi lên một thành ngữ nhằm khiển trách dành cho những người Bà-la-môn vào chu kỳ thế giới đầu tiên đã lơi là trong việc hành thiền. Nhưng giờ đây, nói rằng: “ngài thuộc lòng nhắc lại điều đó” có nghĩa ông là một người nhắc lại, nói rằng, “Ông là người giải thích thần chú” có ý nghĩa như vậy. Chuyên gia trong việc giải thích thần chú[27] có nghĩa là người đó thường xuyên suy xét đến các câu thần chú.

6. (Thông thạo) ba Phệ Ðà có nghĩa là giỏi về ba Phệ Ðà đó là: Phệ Ðà Rig, Phệ Ðà Yajur và Phệ Ðà Sama. Nhưng từ Veda này nên được hiểu như là: kiến thức, niềm vui và các bản văn. Trong các văn cảnh như thế, “ta nhận[28] ra được nơi người bà la môn đó như là một đạo sư phệ đà. Một người không có học. Không dính dáng gì đến cõi Dục giới.”*1. Điều này được coi như là kiến thức hiểu biết. Trong các đoạn văn cảnh như, “Người nào, bị súc động, sẽ đi rong chơi khắp trần gian.”*2 Ðây là điều được coi như là niềm vui. Trong các văn cảnh như câu “chế ngự được ba Phệ Ðà. Thông thạo các từ vựng và các nghi lễ.” điều này được coi như là bản văn. *3  đây là ám chỉ các bản văn.

6. Chế ngự được có nghĩa là biết hoàn hảo trong việc phát biểu ba Phệ Ðà trên làn môi.[29]

6. Nơi khoa tướng số: tướng là những dấu chỉ xuất hiện trên người phụ nữ. Trên người đàn ông.[30] Những tướng thấy trên Ðại Nhân v.v...

6. Nắm vững được các truyền thuyết có nghĩa như ta nói, Như vậy tuy nhiên điều đó đã xảy ra” trong một số các bản văn đa dạng bao gồm trong truyền thuyết cổ liên quan đến những cách diễn tả thuộc loại này.

­6. Nắm vững được những nhiệm vụ bắt buộc có nghĩa là trong những nhiệm vụ bắt buộc của người Bà la môn hay theo các đạo sư của họ chỉ dạy.[31]

6. Đã đạt đến Ba la mật có nghĩa là ngài đã trở thành một đạo sư nổi tiếng khắp nơi, vì đã chứng đắc Ba la mật.

Thế rồi một ngày nọ, nhà thông thái Sumedha, sung sướng và khôn ngoan chứng đắc mười ân đức đặc biệt, ngồi thiền trong tư thế kiết già hạnh viễn ly, lưng thẳng tắp, trên tầng lầu toà lâu đài và ngài miên man suy nghĩ: “Phải tái sanh và đầu thai trở lại thật là điều đau khổ biết bao, vì phải liên tục hủy hoại thân xác trong những dịp tái sanh. Chính vì thế chắc chắn ta phải trải qua sanh lão bệnh tử, ta phải tìm cho ra trạng thái phi sinh, phi lão, phi bệnh, phi tử, tìm ra níp bàn là nơi hạnh phúc bất tận và mát mẻ thoải mái[32]. [69] Ðược giải thoát mà không phải xa vào cảnh tù tội tái sanh.[33] Tìm cho Chánh Ðạo dẫn đến Níp Bàn phải được tu luyện thông qua một Chánh Ðạo duy nhất”[34] Bởi vậy người ta mới nói rằng:

IIA. 7. Ngồi thiền ở nơi vắng vẻ quạnh hiu, thế rồi ta suy nghĩ: tái sanh chính là nguồn tạo mọi đau khổ cũng như tình trạng phá huỷ thân xác ta.

8. Chắc chắn ta phải trải qua sanh, lão, bệnh và tử là hoàn cảnh ta phải chấp nhận. Ta phải tìm kiếm an tịnh đó chính là không già nua, bất tử, và an toàn.

* D iii. 94 ta thấy có ghi là tatiyaṃ akkharaṇ, câu đầu tiên được sử dụng lại cho là Brhamaṇā, câu thứ hai là jhāyakā. Và câu thứ ba là ajjhāyakā. Xin cũng đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 247. Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 261 nói về đoạn này. Akkhara, trong số các nghĩa khác, là một đoạn văn hay một từ trong các mẫu tự.
*1 Sn 1059; cũng trong các trang 176, 1091.
*2 A ii. 63, Vv 34 27. Kvu 534,v.v...
*3 Xin đọc bản văn 67.

9. Giả sử sau khi ta đã dẹp sang một bên cái thân xác hay thối rữa này, tràn đầy rác rến phân tro, liệu ta có thể tiếp tục trở thành xả và không quan tâm chăng?

10.Chắc đã có, và đã phải có thứ chánh đạo đó; và không thể nào không hiện hữu thứ chánh đạo đó. Ta sẽ tìm kiếm chánh đạo đó để có thể tận diệt hoàn toàn cảnh tái sanh.

Và giờ đây, sau khi đã đưa ra một chuỗi các đoạn kệ và ý nghĩa những dòng chữ khó hiểu, chúng ta sẽ tiếp tục.

7. Trong trường hợp này nơi vắng vẻ quạnh hiu có nghĩa là ở trong chỗ riêng tư.

7. Ta suy nghĩ như vậy: có nghĩa là một phương pháp suy luận phải được tìm thấy bằng cách diễn tả: “Ta đã suy diễn ra như vậy.

7. Thế rồi có nghĩa là trong thời gian đó vị thông thái Sumedha.

7. Ta đã suy nghĩ như vậy có nghĩa là giờ đây Ðức Thế Tôn tự đồng nhất với chính mình thể hiện nơi vị thông thái Sumedha. Chính vì thế, cách giải thích “thế nên ngài nói chính ta là vị Sumedha.” đức Thế Tôn đã nói như một người tối cao nơi các chúng sanh, nói rằng, “Thế rồi ta đã suy nghĩ như vậy.”

8. Có khả năng phải chết có nghĩa là nguyên nhân phải chết. Ðây là phương pháp dành cho các từ còn lại tiếp theo dưới đây.

8. An tịnh có nghĩa là Níp Bàn

9. Giả sử đây là một tiểu từ hiểu theo nghĩa suy nghĩ về[35]. Ý nghĩa ở đây là “Nhưng giả sử ta”

9. Thân xác phân hủy có nghĩa là một thân xác trở thành phân huỷ.

9. Đầy tràn mùi hôi thối đa dạng[36] có nghĩa là mang theo mùi hôi thối đa dạng như: mùi khai nước tiểu, mùi thối của phân, mùi tanh của mủ, máu, mật, đờm dãi, nước miếng, nước nhầy, v.v...[37]

9. Xả có nghĩa là không có ước muốn nào cả.

10. Đã hiện hữu có nghĩa là có thể đạt đến được mà không phải thất bại.

10. Chắc phải có (hehiti) nghĩa là sẽ có (bhavissati). Ðây là một câu dùng để suy nghĩ về điều gì đó.

10. Chắc chắn điều đó sẽ xuất hiện có nghĩa là không thể nào điều đó lại không hiện hữu vì lý do chỉ có một chánh đạo duy nhất. Nhưng chánh đạo đó phải hiện hữu (hetuye)”[38] có nghĩa là thông qua hiện hữu làm nguyên nhân không phải không có. Ðơn giản là như vậy chính là ý nghĩa.

10. Về giải thoát chung cuộc khỏi tái sanh có nghĩa là vì việc giải thoát khỏi gông cùm tái sanh.

Ðể biến những suy nghĩ của ngài trở nên rõ ràng, giờ đây ngài lên tiếng, bắt đầu như sau. Ngay cả khi. Vì ngay cả khi hạnh phúc xuất hiện như là điều đối nghịch với nỗi thống khổ trên trần gian này, chính vì có tái sanh tồn tại nên nhất thiết không tái sanh cũng phải tồn tại như là điều trái nghịch; [70] và chính vì có khí nóng thì cũng có cái ta gọi là khí lạnh để làm giảm khí nóng đi. Chính vì thế phải có điều gì đó làm giảm đi và dập tắt được những ngọn lửa tham lam v.v...; và chính vì cũng có Phật Pháp đáng yêu không chê vào đâu được là điều trái nghịch với điều bất thiện và những điều khốn khổ. Cũng thế nếu đã có tái sanh au khổ, từ đó mọi tái sanh cần được triệt bỏ, thì cũng phải có hiện trạng phi tái sanh chính coi như là Níp Bàn. Vì vậy người ta nói rằng:

IIA 11. Ngay cả khi nỗi sầu khổ tồn tại, thì cả hạnh phúc cũng tồn tại nữa. Chính vì tái sanh tồn tại, thế nên phi tái sanh cũng hiện hữu và điều ta mong ước có được.

12. Ngay cả khi khí nóng hiện hữu, thì khí lạnh cũng tồn tại. Chính vì có ba loại lửa tồn tại thế nên Níp Bàn là điều đáng mơ ước vậy.

11. Ngay cả khi là một tiểu từ hiểu theo nghĩa giống như.

11. Hạnh phúc có nghĩa là hạnh phúc tốt tiêu diệt nỗi khốn khổ thân xác và tâm linh.

11. Tái sanh có nghĩa là đang được tác tạo ra.

11. Phi tái sanh có nghĩa là không được tác tạo ra. Ðang khi tái sanh là điều tồn tại, điều có khả năng không tái sanh cũng là điều đáng ước ao vậy

11. Ba ngọn lửa tồn tại: ý nghĩa ở đây là khi ba ngọn lửa tham lam, v.v... tồn tại.

11. Níp Bàn có nghĩa là việc dập tắt. Việc giảm bớt ba ngọn lửa tham lam, v.v...; chính vì thế Níp-bàn cũng là điều đáng ta mơ ước vậy.

12. Điều bất thiện có nghĩa là không có tài khéo, không có chuyên môn

13. Có cả dáng vẻ đáng yêu nữa cũng có nghĩa là tài khéo, tinh xảo.

13. Chính vì thế có nghĩa là cũng chính vì vậy.

13. Vì sanh tồn tại (Jāti vijjante) có nghĩa là khi sanh còn đang tồn tại (jātiyā vijjamānāya). Điều này được cho là có sai sót ở giống và bỏ qua biến tố.

Không tái sanh nữa có nghĩa là loại bỏ tái sanh đi, thì Níp Bàn phi tái sanh cũng là điều đáng ta ước ao nữa.

Thế rồi ta lại suy nghĩ thêm nữa: “Giống như một người rơi xuống trên một đống rác. Từ xa xa nhìn thấy một chiếc đầm tinh tuyền trang điểm với những bông sen màu đỏ, xanh và trắng: ‘Giờ đây ta đặt vấn đề: bằng con đường nào ta có thể đến nơi đầm sen đó được? Người đó có ý đồ tìm kiếm đầm sen đó. Việc người đó không kiếm thấy, không phải lỗi của đầm sen đó đâu, mà chính do lỗi của người đó thôi. Như vậy, vì ta thấy xuất hiện việc quét sạch hết các vết nhơ phiền não[39], chính vì thế việc người đó không tìm thấy đầm sen bất tử vĩ đại chẳng phải là lỗi của đầm vĩ đại bất tử, hay Níp Bàn vĩ đại đâu, đó chỉ là lỗi của người đó mà thôi[40]. Và cũng như vậy lại có người bị các tên cướp bao vây trên đường thoát thân. Nhưng nếu người đó không chịu thoát khỏi đó, thì chẳng phải là lỗi của đoạn đường thoát thân đâu, mà lỗi là do người đó không muốn thoát thân mà thôi. Ngay cả khi tồn tại một người bị quân cướp lậu hoặc giam giữ, trong một lối đi rộng rãi hứa hẹn dẫn đến thành phố Níp Bàn vĩ đại. [71] Việc không tìm kiếm được con đường đó đâu phải là lỗi của con đường, mà đó chính là lỗi của người đó. Và đối với một người mắc phải một chứng bệnh nan y, lại có sẵn một vị bác sĩ để chữa chứng bệnh nan y đó, nhưng nếu sau khi người đó đã tìm thấy vị bác sĩ, lại không để cho ông ta chữa trị, thì lỗi chẳng phải ở vị bác sĩ đâu, nhưng chỉ ở nơi người bệnh đó mà thôi.[41] Ngay cả như vậy, vì một người đã bị chứng bệnh phiền não[42] hoành hành, nếu đã có cách chữa trị hữu hiệu làm giảm bớt các phiền não đó, mà người đó lại không tìm kiếm một vị đạo sư, thì lỗi chỉ ở tại người đó mà thôi, chớ không do lỗi của vị đạo sư là người có thể xua tan được chứng bệnh phiền não. Vì vậy mà người ta nói rằng:

IIA 14. Ngay cả khi một người ngã vào đống rác hôi thối. Cho dù có nhìn thấy một đầm đầy nước trong vắt, nhưng nếu người đó không tìm kiếm đầm nước đó, thì đó không phải là lỗi ở đầm đầy nước trong veo đó đâu.

15. Chính vì thế, cho dù đầm lầy bất tử[43] có tồn tại để rửa sạch các vết nhơ phiền não. Nếu chúng ta không đi tìm kiếm đầm đó, thì lỗi đâu có ở tại đầm bất tử đó đâu1.

16. Ngay cả khi có người bị kẻ thù bủa vây tứ bề, đang khi có một lối thoát nạn tồn tại. Nhưng nếu người đó lại không muốn thoát thân. Thì đó không phải là lỗi của lối thoát hiểm trực tiếp đó đâu.

18. Chính vì thế, kẻ nào bị các phiền não bủa vây. Ðang khi tồn tại một lối thoát an toàn lại không tìm kiếm lối thoát đó, thì lỗi đâu phải tại lối thoát an toàn này đâu.

18. Và ngay cả khi có người mắc phải chứng bệnh nan y, đang khi có một thầy lang tài ba, nhưng người đó lại không tìm kiếm vị thầy lang này để chữa trị căn bệnh cho mình, thì lỗi đâu có thuộc về vị thầy lang.

19. Chính vì thế, nếu như một người bị buồn phiền sầu não. Do bệnh tật phiền não thôi thúc lại không đi tìm kiếm vị đạo sư để chữa trị. Thì đó chẳng phải là lỗi nơi vị đạo sư đó đâu.

14. Trong trường hợp này rơi vào đống rác rưởi có nghĩa là đi vào hay rơi vào, bị vấy bẩn do rác rến dính phải.

15. Tẩy sạch các vết nhơ phiền não (chủ cách) có nghĩa là tẩy sạch các vết nhơ phiền não (định sở cách)[44] danh cách hiểu theo nghĩa vị trí cách.

15. Trong đầm bất tử (định sở cách) có nghĩa là đầm nước được coi như là bất tử. Định sở cách nên được hiểu theo nghĩa sở hữu cách. Người ta nói như vậy gồm cả giọng mũi nữa.[45]

16. Do kẻ thù có nghĩa là do những đối thủ.

16. Bị bủa vây có nghĩa là bị ngăn cản hoàn toàn.

16. ường lối thoát (gamanaṃ pathe) có nghĩa là lối dành cho việc trốn thoát (gamanapathe). Tăng thêm giọng mũi vì không muốn đảo lộn luật thơ.

16. Không trốn thoát khỏi có nghĩa là: nếu người đó không muốn trốn khỏi.

16. Người đó có nghĩa là người đó đang bị những tên cướp bủa vây.

[72] 16. Trong lối đi trực tiếp có nghĩa là nơi chánh đạo. Và có nhiều tên được đặt cho chánh đạo này: Chánh đạo, con đường, lối đi, đường đi, lối trực tiếp, lối mòn, chỗ đi dạo, thuyền, cầu vượt, mảng và phao, con đường đắp cao[46].

Đây ta chỉ đề cập đến tên “lối trực tiếp”

17. An toàn có nghĩa là được an toàn thoát khỏi mọi nỗi buồn rầu.

17. Trong lối trực tiếp an toàn (siva-m-a ñjase) có nghĩa là trong lối trực tiếp an toàn (siva-añjasassa)

18. Nơi thầy lang có nghĩa là nơi thầy thuốc chữa bệnh,

18. Nếu người đó không được cứu chữa có nghĩa là nếu người đó không để cho (bác sĩ) chữa trị bệnh cho mình.

18. Lỗi không tại ở nơi thầy lang có nghĩa là chẳng phải lỗi của thầy thuốc trị bệnh: lỗi chỉ ở tại người bệnh mà thôi.

18. Bị đau khổ phiền não có nghĩa là nỗi đau khổ thân và tâm đã được tạo ra[47].

19. Vị đạo sư có nghĩa là đạo sư giúp chỉ lối giải thoát.

19. Nơi vị người hướng dẫn ra khỏi có nghĩa là nơi vị đạo sư.

Thế rồi sau khi đã nghĩ như vậy, ta còn suy nghĩ thêm như sau: “Như một người sành điệu ăn mặc, sau khi đã loại bỏ ra ngoài cái thân xác được cột chặt vào cổ[48] có thể đi đây đi đó một cách sung sướng, chính vì thế giả sử như ta đã loại bỏ được thân xác hay thối rữa này đi. Ta có thể gia nhập vào thành phố Níp Bàn vĩ đại một cách vô tư giống như những người nam cũng như nữ đã tống khứ chất phân ra trên đống phân.[49] Sẽ không còn phải tiếp tục ở vị thế thất lợi hoặc tiếp tục bọc trong quần áo của mình. Sau khi đã quẳng ra ngoài, họ sẽ có thể tiếp tục di chuyển một cách vô tư. Mà không phải ghét cay ghét đắng hoặc không thích phải nhìn thấy nữa. Chính vì thế một khi ta đã loại bỏ được thân xác hư thối này, ta có thể gia nhập vào thành phố Níp Bàn vĩ đại một cách vô tư. Và giống như một kẻ đi thuyền. Sau khi đã quăng bỏ được chiếc thuyền cũ kỹ rò rỉ, liền ra khơi một cách vô tư. Ngay cả như vậy, khi ta đã loại bỏ được cái thân xác thối rữa rỉ ra từ chín lỗ (trên thân xác đó)[50] ta sẽ có thể gia nhập vào thành phố Níp Bàn một cách vô tư. Và giống như một người mang theo trong mình rất nhiều loại đá quí: ngọc, pha lê và ngọc lục bảo v.v... và cùng đang lên đường có những tên cướp đi theo rình rập. Đã đi theo một lối an toàn vì sợ mất những viên ngọc đó vào tay bọn cướp, ngay cả như vậy thì thân xác thối rữa này cũng giống như những tên trộm đang định cướp bóc những viên ngọc quý đó. Và nếu như ta không tạo ra ước muốn các viên ngọc quí của Phật Pháp tài ba thuộc Thánh đạo không hư mất đối với ta. Chính vì thế, sau khi đã loại bỏ thân xác này của ta được sanh ra để tạo ra hay giống như một tên cướp sừng sỏ. Ta có thể gia nhập vào thành phố Níp Bàn vĩ đại” vì thế người ta nói rằng:

IIA 20. Và ngay cả giống như một người sau khi đã loại bỏ được một giỏ rác hôi thối ghê tởm được cột vào cổ. Có thể ra đi một cách thoải mái, tự do đến với đạo sư của chính mình.

21.Chính vì thế, dẹp sang một bên cái thân xác thối rữa, một khối kết rất nhiều loại rác rến đa dạng, ta có thể ra đi một cách vô tư và không còn liên quan gì nữa.

[73] 22. Ngay cả khi những người nam cũng như nữ. Sau khi đã loại bỏ sang một bên loại cặn bã vào một nơi tống khứ những chất dư thừa cặn bã. Họ có thể tiếp tục lên đường một cách vô tư và không còn liên quan gì nữa[51].

23. Cũng chính vì thế sau khi đã dẹp bỏ sang một bên thân xác đầy tràn những phân tro này, ta sẽ có thể tiếp tục tiến lên như một người đã loại bỏ được chính mình khỏi nơi nhà xí thối tha.

24. Và ngay cả giống như những người chủ sở hữu, sau khi đã dẹp sang một bên được chiếc thuyền cũ kỹ, sắp vỡ và rò rỉ của mình, đã tiếp tục đi biển một cách vô tư và không còn quản ngại gì nữa.

25. Cũng chính vì thế. Sau khi đã loại bỏ sang một bên thân xác gồm chín lỗ hổng thường xuyên xì ra những thứ rác rưởi bốc mùi hôi thối, ta sẽ tiếp tục tiến tới với tư cách là một người chủ đã dẹp sang một bên được chiếc tàu cũ kỹ ọp ẹp của mình.

25. Và ngay cả khi một người mang theo nhiều của cải, đang lên đường đi chung với những tên cướp, nhưng nhìn thấy tài sản của mình gặp nguy hiểm cướp bóc nên đã loại bỏ hết của cải đó sang một bên.

26. Cũng chính vì thế sau khi đã dẹp bỏ cái thân xác giống như những tên cướp này, ta sẽ lên đường mà không gặp bất kỳ hiểm nguy bị cướp bóc là điều do tài khéo đem lại.

20. Và giống như một người nằm trên đống rác có nghĩa là: và giống như một người, còn trẻ đang vào thời kỳ đẹp nhất trên đời, rất thích được trang điểm, có thể bị thiên hạ chán ghét, phải xấu hổ, chán ghét nếu phát hiện thấy một đống rác đầy xác rắn, hay chó chết hay ngay cả xác người cột vào cổ mình.[52] Người đó sẽ chỉ tiếp tục lên đường sau khi đã dẹp bỏ được những thứ phân rác đó sang một bên.

20. Thoải mái có nghĩa là cảm thấy dễ chịu.

20. Tự lập có nghĩa là cư trú bất kỳ nơi nào theo ý người đó muốn.

21. Kếp hợp thành đống nhiều thứ phân rác có nghĩa là một đống đầy những loại rác rến vô số kể. “tràn đầy đủ thứ rác rến,” cũng là một cách giải thích.

22. Tại nơi tiêu tiểu có nghĩa là ở đây họ có thể đại tiện tiểu tiện – chính vì thế, đó là việc tiểu tiện đại tiện. Việc tiểu đại tiện và nơi chốn được gọi là “nơi tiêu tiểu tiện.” Hay, chúng ta có thể xả nước có nghĩa là tên dành cho việc tiểu tiện; một nơi dành làm nhà xí – một chỗ dành cho việc đại tiện tiểu tiện: ý nghĩ chính là một nơi bài tiết.

23. Khi một ngựời có thể tự thoải mái tiểu tiện nơi nhà xí, có nghĩa là khi bất kỳ người nam hay người nữ rời bỏ chỗ tiêu tiểu tiện khi họ đã tự thoải mái trút bỏ được mọi thứ (phân tro.)

24. Già nua có nghĩa là cũ kỹ.

24. Bị bể có nghĩa là bể gẫy, tan thành từng mảnh.

24. Rò rỉ có nghĩa là nước tràn vào.[53]

24. Những chủ nhân có nghĩa là những người chủ tàu.

24. Chín lỗ hổng có nghĩa là chín chỗ hở vì liên quan đến những lỗ hở gồm chín chỗ mở trên cơ thể như lỗ mắt, lỗ tai, v.v...

25. Trào ra liên tục có nghĩa là liên tục thải ra, ý nghĩa ở đây là liên tục xì ra những chất ô uế.

26. Lấy đi của cải có nghĩa là lấy đi bất kỳ thứ của cải nào bắt đầu với những loại châu báu đá quí.

[74] 26. Nhận ra nỗi nguy có nghĩa là nhận ra mối nguy hiểm của cải có thể bị phân tán thành nhiều phần.

27. Chính vì thế có nghĩa là giống như một người lên đường mang theo rất nhiều của cải.

27. Thân xác này có nghĩa là thân xác này (kāya) là nơi xuất phát ra những điều hết sức ghê tởm và xấu xa.[54] Nguồn gốc có nghĩa là nơi khởi xuất. Nguồn gốc chính là nơi những vật xấu xa ghê tởm như tóc trên đầu v.v...

27. Giống như một tên trộm táo tợn có nghĩa là giống như một tên bợm trộm cướp bóc đủ thứ những gì là của cải, tấn công dữ dội mọi chúng sanh, lấy đi tất cả những gì không thuộc quyền của chúng. v.v... Chính vì thế việc phân tích ý nghĩa nên được hiểu là: Vì người đó đã mang theo những đồ quí giá và của cải đang trên đường đi cùng với đám cướp táo tợn (nhưng khi) đã loại bỏ được đám cướp đó. Ngay cả ta cũng vậy, sau khi đã loại bỏ được thân xác này, giống như một tên cướp táo tợn. Chính chúng ta sẽ lên ường tìm kiếm Chánh Ðạo an toàn.

27.Không còn nguy hiểm mất mát điều khôn khéo có nghĩa là gặp hiểm nguy bị cướp mất Phật Pháp khôn ngoan tài tình.

Thế rồi sau khi đã suy nghĩ ra một lý do để “lên đường” (xuất gia) bằng rất nhiều các ẩn dụ vừa nêu trên, ngài thông thái Sumedha lại suy nghĩ tiếp như sau: “Cho dù cha ta, ông nội ta, v.v... Đã tích trữ được một đống tài sản to lớn, họ đã không lên đường trên cõi đời này mà không để mất bất kỳ một kahāpana nào.[55] Nhưng ta đã thực hiện như vậy và ta phải đưa ra một lý do cho việc ra đi này.” và sau khi đến gặp nhà vua. Ngài đã thông báo cho nhà vua như sau: “Thưa đại vương, do sanh, lão, bệnh và tử đã đè nặng lên lòng ta, thế nên ta sẽ xuất gia (đi khỏi gia đình) và tiến hành cuộc sống vô gia cư. Ta sở hữu được một số tài sản không đếm xuể lên tới hàng trăm ngàn thứ. Chớ gì nhà vua hãy nhận lấy tất cả số tài sản của ta” Nhà vua nói: “Trẫm không cần đến tài sản của nhà ngươi, nhà ngươi có thể làm gì tùy ý”. Ngài Sumedha nói. “Tốt lắm, thưa hoàng thượng.” Và sau khi đã truyền nổi trống lên trong khắp thành phố. Ngài đã tổ chức một cuộc bố thí cho toàn thể dân chúng trong thành phố và loại bỏ ước muốn sở hữu số tài sản cùng với các phiền não, ngài đã một mình ra đi khỏi thành phố Amara, tương tự như thành phố quang vinh Amara.[56]

Gần ngọn núi tên là Dhammaka trong dẫy Hy-mã-lạp-sơn, là nơi cư trú của nhiều loại hươu nai đủ loại, ngài đã cho xây một thiền viện quạnh hiu. Sau khi đã cho dựng lên một căn chòi lợp lá tại đó và sau khi đã sửa soạn một chỗ dành làm nơi du hành có thể đi tới đi lui tránh xa năm khiếm khuyết, ngài đã từ bỏ luôn cả áo khoác ngoài, được kèm với chín khiếm khuyết, ngài mặc cho mình một tấm áo làm bằng vỏ cây phú bẩm với mười hai phẩm chất đặc biệt. Vậy ngài đã xuất gia để có được sức mạnh thắng trí, được trang bị với tám ân đức đặc biệt. Nhưng khi ngài đã xuất gia như vậy ngài lại bỏ luôn chiếc chòi lợp lá với tám khiếm khuyết. Ngài tiến lại gần gốc cây có mười phẩm chất đặc biệt. Ngài đã từ bỏ toàn bộ những thực phẩm làm bằng lúa gạo và chỉ dùng quả rừng, thế rồi ngài quyết định thực hiện phấn ấu ngay cả khi ngài nằm trên giường, đứng hay đi lại. Ngài đã chứng đắc tám thiền chứng quan trọng trong vòng một tuần lễ và năm thắng trí[57] do vậy mà người ta đã nói rằng:

IIA 28 Sau khi đã suy nghĩ như vậy, chính vì thế ta đã từ bỏ hàng trăm hàng ngàn thứ tài sản nhiều vô số kể, bố thí cho người giàu có cũng như người nghèo hèn và ra đi vào dẫy núi Hy-mã-lạp-sơn.

29. Trên một ngọn núi có tên là Dhammaka gần dẫy Hy-mã-lạp-sơn. Ta đã thiết lập một thiền viện khổ hạnh rất hoàn chỉnh, và chiếc lều lợp lá của ta cũng được xây dựng rất tốt đẹp tại đó.

[75] 30. Ta đã thiết lập một nơi du hành tại đó tránh xa năm khiếm khuyết. Ta đã đắc thủ sức mạnh thắng trí trang bị với mười hai ân đức đặc biệt.

31. Tại đó ta đã từ bỏ chiếc áo khoác ngoài vương vấn với chín khiếm khuyết và tự khoác vào mình một chiếc áo ngoài làm bằng vỏ cây được phú bẩm mười hai ân đức đặc biệt.

32. Ta lại từ bỏ cả chiếc lều lợp lá với tám điều khiếm khuyết và tiến lại một gốc cây được trang bị tới mười ân đức đặc biệt.

33. Ta đã từ bỏ hoàn toàn đủ mọi thứ ngũ cốc gieo hạt hay trồng tỉa và chỉ ăn quả rừng chứa đựng trong đó với vô số những ân đức đặc biệt.

34. Ta đã thực hiện một cuộc phấn đấu, cho dù ngồi, đứng, hay đi tới đi lui. Trong vòng một tuần lễ ta đã chứng đắc sức mạnh thắng trí.

28. Trong trường hợp này Chính vì thế ta có nghĩa là như vậy Ta, như ở trên có nghĩa là: sau khi đã suy nghĩ đến phương pháp đề cập đến ở trên.

28. Cho người giàu cũng như người nghèo[58] có nghĩa là cho những kẻ nào là người bảo hộ cũng như những người không phải là người bảo hộ; và hai hạng người giàu có và những người nghèo xơ xác. Nói rằng: “Hãy lấy những gì nhà ngươi cần thiết” ngài đã cho họ cùng với cả những kho thóc của ngài.

29. Kế cận ngọn núi Hy-mã-lạp-sơn có nghĩa là gần, gần kề bên núi Hy-mã-lạp-sơn, là vua những ngọn núi.

29. Ngọn núi có tên là Dhammaka có nghĩa là ngon núi có tên như vậy. Và tại sao lại được gọi là có nghĩa là ngọn núi có tên gọi như vậy và tại sao lại được gọi là Dhammaka? Cứ sự thường sau khi vị Bồ Tát đã xuất gia tới chỗ các vị ẩn sĩ và khi họ đã tạo ra được những thắng trí, họ đều áp dụng Phật Pháp đối với những vị Sa môn gần ngọn núi đó. Vì ngọn núi này là nguồn hỗ trợ cho Phật Pháp dành cho các vị Sa môn chính vì thế ta mới thấy có tên gọi là Dhammaka.

29. Tu viện của ta được xây cất rất hoàn chỉnh có nghĩa là: sau khi đã nói vậy hình như đây là một thiền viện, mái lợp lá và Sumedha đã tạo dựng nên một nơi đi dạo do chính tay ngài, nhưng ngài không phải nhúng tay vào việc tạo dựng này. Phải chăng chúng đã được Thiên tử Vissakamma tạo dựng nên sau khi nhận được một thông điệp từ phía Sakka, và rồi không phải chính đức Thế Tôn liên quan đến gia đình của ngài nhờ vào chính sức mạnh các việc công đức của ngài, bắt đầu bằng cách nói rằng: “Hỡi Sāriputta, ngay trên ngọn núi Dhammaka đó”.

Thiền viện khổ hạnh của ta được xây cất rất công phu, chiếc chòi lợp lá của ta cũng được xây cất kỹ càng. Ta đã tạo ra một nơi du hành thoát khỏi mọi vấn vương do năm khiếm khuyết tạo ra.”

29. Trong trường hợp này căn chòi lợp lá có nghĩa là căn chòi mái lợp lá.

Tại đó có nghĩa là nơi đó dành để kiến thiết một thiền viện khổ hạnh.

30. Không vấn vương với năm khiếm khuyết có nghĩa là được quét sạch khỏi năm khiếm khuyết ở một nơi du hành. Năm khiếm khuyết tại nơi du hành là gì vậy? Thường đất đá hơi cứng[59] có cây cối mọc trong đó, che phủ dầy đặc, quá chật hẹp và quá rộng rãi. Không bị vướng phải năm khiếm khuyết đó, được gọi là một nơi du hành khi kích thước được giới hạn chiều dài vào khoảng sáu mươi ratanas[60] và rộng khoảng một ratanas rưỡi. Hay không vấn vương với năm khiếm khuyết có nghĩa là thoát khỏi năm khiếm khuyết, thiếu những khiếm khuyết tức là năm chướng ngại.

30. Tôi có được sức mạnh thắng trí có nghĩa là có mối quan hệ được thấy xuất hiện trong mệnh đề sau đây.

30. Có được tám phẩm chất đặc biệt có nghĩa là đắc thủ tám ân đức đặc biệt được nói đến như sau: với tâm được tác thành như vậy, được tinh luyện khá tốt, được biến thành sáng sủa khá tốt, không có nhược điểm, không có phiền não, phát triển từ tốn và có thể sử dụng được, chắc chắn, không dao động. Ta đã chiếm được sức mạnh thắng trí. Nhưng một số người lại nói: “Ðược phú cho tám niềm hạnh phúc dành cho một vị Sa môn: và tám điều hạnh phúc của một vị Sa môn gồm có[61]: không sở hữu tài sản và lợi lộc, tìm kiếm của bố thí vô tội, ăn của bố thí siêu thoát[62], không áp bức người quê mùa giống như những nhân viên của nhà vua áp bức nhân dân để thu tài sản và lợi lộc. Không ước muốn hay thèm khát sanh kế, không sợ kẻ cướp trấn lột, không liên kết với vua chúa hay các hầu cận của nhà vua. Không ngăn cản liên quan đến bốn (phương)[63], những người này cho rằng, “Ðược phú bẩm cho, đắc thủ tám điều hạnh phúc của một vị Sa môn ta đã tạo dựng nên một thiền viện khổ hạnh” – đây là cách ta liên tưởng đến một thiền viện khổ hạnh. Ðiều này không nhất quán với bản văn.

31. Áo khoác ngoài có nghĩa là áo khoác bên ngoài.

31. Ở đó có nghĩa là ở trong thiền viện khổ hạnh đó.

31. Ðược phú bẩm với tám khiếm khuyết có nghĩa là: Hỡi Sāriputta, đang khi ta còn sống tại đó, ta đã từ bỏ, ta đã khước từ một chiếc áo khoác vô cùng giá trị ta thường hay mặc. Ngài giải thích nói rằng, Cho đi chiếc áo khoác ngoài, ta đã cho đi khi phát hiện ra chín khiếm khuyết trong đó” Ðối với chín khiếm khuyết thấy nơi chiếc áo khoác của những ai đã xuất gia được giải thích. Chín khiếm khuyết đó là gì vậy? Ngài giải thích, nói rằng: “Giá trị lớn của chiếc áo khoác ngoài; tình trạng lệ thuộc vào người khác; chiếc áo chẳng bao lâu sẽ dơ bẩn qua sử dụng và khi đã dơ bẩn thì phải giặt và nhuộm lại; chiếc áo sẽ cũ rách trong qúa trình sử dụng và khi áo đã cũ rách thì phải sửa lại và khâu lại; còn nữa thật rất khó có thể sử dụng khi người ta được yêu cầu (khất thực); không thích hợp đối với người xuất gia đi theo cuộc sống đạo sĩ; đây là điều thông thường đối với chiếc áo khoác của đối phương chính vì thế, trừ khi đối phương đúng, thì phải được giữ gìn; khi mặc chiếc áo đó thì được coi như là chiếm sở hữu một đồ trang sức; người nào mặc chiếc này khi đi khất thực thì có ước muốn to lớn. Chính vì thế mà ta từ bỏ chiếc áo khoác ngoài. Ta không cần sử dụng chiếc áo ngoài đó vì chiếc áo đó đồng nghĩa với chín khiếm khuyết vừa nêu trên. Ngài giải thích: từ bỏ chiếc áo khoác ngoài khi ta đã nhận ra những khiếm khuyết ta mặc vào một chiếc áo làm bằng vỏ cây trong khi từ bỏ chiếc áo khoác ngoài.

31. Áo làm bằng vỏ cây: ý nghĩa ở đây là sau khi đã cắt cỏ muñja thành nhiều khúc nhỏ và gắn chúng lại với nhau ta đã có được một chiếc áo làm bằng vỏ cây dùng để mặc và che thân.

31. ợc phú bẩm mười hai ân đức đặc biệt có nghĩa là được phú bẩm mười hai điểm lợi.  đây từ “ân đức đặc biệt” (guna) hiểu theo nghĩa có được lợi điểm[64] trong đoạn văn cảnh như sau: “ta phải được kỳ vọng rằng bố thí sẽ đem lại một trăm lần lợi thế. (sataguṇa)* âm tiết “ma” dùng làm gạch nối giữa hai từ.[65]

[77] Có mười hai ân đức đặc biệt trong chiếc áo làm bằng vỏ cây: chiếc áo đó không có mấy giá trị; không có sự lệ thuộc vào người khác; có thể tự tay ta may được chiếc áo đó; khi áo trở nên cũ kỹ qua sử dụng thì không phải sửa chữa gì cả; không sợ bị trộm cướp lấy mất; dễ dàng sẵn sàng khi ta sắp sửa lên đường đi khất thực; thật hoàn toàn thích hợp đối với người nào quyết định xuất gia theo cuộc sống khổ hạnh; áo không được coi như là một đồ trang sức vì khi chúng ta dùng làm phương kế đi đến nhiều chỗ khác nhau để khất thực, chúng ta sẽ có ít ước muốn (như thể)được tạo ra do nguyên liệu may y cà sa; áo thật tiện nghi để sử dụng; vỏ cây rất dễ dàng kiếm được; và nếu một chiếc áo vỏ cây bị mất thì chỉ là một chuyện nhỏ thôi. Chiếc áo vỏ cây có mười hai lợi điểm (ân đức đặc biệt) như vừa kể trên

32. Thế rồi đang khi sống tại đó trong chiếc lều lá, ngài Sumedha Thông Thái đã thức dậy rất sớm vào buổi sáng và duyệt lại chính lý do cuộc “xuất gia của ngài”, ngài đã suy nghĩ như sau, “Từ bỏ cuộc sống gia đình giống như bọt nước miếng và như những âm thanh kêu leng keng của những chiếc vòng đeo ở chân bằng vàng còn mới pha trộn, với những điều ngọt ngào và thích thú làm cho người ta sảng khoái. Và sự giàu sang và phát triển thuộc về người đang cư trú trong đó rực sáng lên vô cùng rực rỡ và đáng yêu, do hài lòng với việc từ bỏ (xuất gia), ta đã đến cư trú trong vùng Tapovana[66] (cánh rừng Tapa) là nơi đã loại bỏ đi toàn bộ điều xấu xa cho tất cả mọi chúng sanh. Nhưng cuộc sống tại đây trong một chiếc chòi lá giống như cuộc sống thứ hai của ta trong một căn nhà. Hãy đến, ta thích sống tại một gốc cây chắc vẫn còn hơn.” Vì vậy người ta lại nói rằng: Ta sẽ từ bỏ chiếc chòi lá tràn đầy tám điều khiếm khuyết.

32. Chứa tám khiếm khuyết có nghĩa là tràn đầy với, liên quan đến tám khiếm khuyết. Với tám khiêm khuyết nào vậy? Ðiều gì ta có được sau khi đã hoàn tất việc sửa soạn vĩ đại với cỏ khô, lá cây và gạch đất v.v...; điều ta gọi là chỗ ở trở thành cũ qua được sử dụng lui tới qua lại liên tục; điều cần phải được tu sửa nhưng nếu không được tập trung tư tưởng, nếu căn chòi được tu sửa vào một thời gian không thích hợp; không có lý do gì dành cho một thân xác đáng yêu, do tránh né được hơi lạnh và sức nóng; nghĩ vậy. “Khi gia nhập một căn nhà ta có thể làm bất kỳ điều bất thiện nào, thuộc bất kỳ loại nào.

* M. iii 255; theo như MA v 71 một trăm lợi thế; xin đọc A iii. 42.

Ðây chính là lý do nhằm che đậy kẻ khác cuộc sống đáng bị khiển trách, nghĩ rằng: “Ðiều này dành cho ta” điều đó diễn tả một sự chiếm đoạt làm của riêng.[67] Trong một ngôi nhà, có cuộc sống chung đụng với một người bạn; và có rất nhiều điều chia sẻ được sẻ chia với chấy rận, bọ chét, thạch sùng v.v... nhận ra được tám hiểm họa như vậy vị Ðại Nhân đã từ bỏ chiếc lều lá.

32. Ðược phú bẩm cho mười ân đức đặc biệt: ý nghĩa ở đây là: sau khi đã từ bỏ chiếc chòi lá ta đã tiến lại gần một gốc cây được phú bẩm mười ân đức đặc biệt. Với mười ân đức nào vậy? Việc sửa soạn nhỏ nhoi nhất luôn sẵn sàng tại đó dành cho người xuất gia; đặc tính không bị khiển trách khi ta có được gốc cây một cách dễ dàng; việc khởi xuất vô thường tưởng nhờ quan sát liên tục những thay đổi nơi lá cây; thiếu bóng ghen tương liên quan đến nơi trú ngụ[68] đặc tính không thích hợp để làm điều bất thiện. Vì người đó sẽ cảm thấy mắc cở nếu làm điều gì sằng bậy tại đó. Thiếu vắng tính chất chiếm sở hữu; nơi cư trú với các vị chư Thiên, việc từ bỏ một mái nhà; thấy hạnh phúc trong việc sử dụng nơi đó; vô tư vì rất dễ dàng chiếm hữu được một nơi cư trú tại một gốc cây ở bất kỳ nơi nào chúng ta đi tới. Sau khi đã nhận ra mười ân đức đặc biệt, ngài lên tiếng nói rằng, “Ta tiến lại cư trú nơi một gốc cây”, và nói:

Chư Phật tuyệt hảo nhất thường đề cập và khen ngợi lòng tin cậy. Nơi nào có thể kiếm được một chỗ ở sánh bằng với một gốc cây trong cuộc sống ẩn sĩ? 

38

Có các vị chư Thiên chiêm ngắm với lòng ghen tị liên quan đến một nơi cư trú như vậy. Cư trú ở một gốc cây chính là một thói quen tốt dành trong cuộc sống ẩn sĩ vậy.  

39

[78] Ðang khi ta nhìn ngắm lá cây, từ màu đỏ thẫm, màu xanh, đổi sang màu vàng và rơi xuống đất. Chúng ta có thể loại bỏ được nhận thức trường cửu.

40

Chính vì thế một người có hiểu biết chẳng nên coi khinh gia tài của một vị Phật. Cuộc sống tách biệt dưới một gốc cây, một nơi cư trú dành cho việc tu luyện thiền quán vậy.

41

Thế rồi sau khi đã trở thành một nhân vật nhận ra được khiếm khuyết trong việc cư ngụ trong một chiếc chòi lá, cuộc sống đi kèm những lợi thế chiếm được từ việc cư trú tại gốc cây, Ngài Sumedha vị thông thái đã suy nghĩ như sau: “Việc tìm kiếm đồ ăn và đi đến từng ngôi làng để làm việc đó quả thật là điều thống khổ biết nhường nào. Ðừng “xuất gia” vì bất kỳ lý do nghèo khổ nào. Ta đã không xuất gia vì lý do tìm kiếm thực phẩm để ăn; và sẽ chẳng có gì đo lường được điều thống khổ do việc tìm kiếm đồ ăn để bỏ vào miệng đâu. Giả sử như chúng ta phải tồn tại chỉ nhờ vào quả rừng thì sao?” điều này chứng tỏ bằng việc nói lên một thực tế, ngài nói rằng:

IIA 33. Ta đã từ bỏ hoàn toàn những hạt lúa gạo được gieo trồng và chỉ ăn toàn những quả cây rừng là điều giúp ta gặt hái được vô số những ân đức đặc biệt.[69]

33. Trong trường hợp này gieo có nghĩa là hạt mọc lên sau khi gieo.

33. Trồng có nghĩa là mọc lên sau khi đã trồng. Vụ thu hoạch là kết quả mang hai đặc tính tùy theo những gì được trồng hay được gieo. Vì ngài không ước muốn nhiều về hai loại mùa màng này, thế nên ngài đã từ bỏ và sống nhờ vào trái cây rừng.

33. Trái cây rừng (hoang dại) có nghĩa là trái cây rụng xuống tùy hỉ.

33. Ăn có nghĩa là sử dụng thực phẩm.

Sống không tuỳ thuộc vào người khác, tri túc với trái cây rừng, loại bỏ được khát khao sử dụng thực phẩm để sống, ngài đã trở thành một người khôn ngoan hiếm thấy trên bốn phương trên thế gian này.

42

Và cuộc sống được tinh luyện nơi kẻ nào từ bỏ được ước ao muốn nếm thử đủ thứ; tuy nhiên chính vì thế người đó chẳng nên khinh bỉ việc ăn trái cây đã rụng xuống.

43

Sumedha vị thông thái, đã tiến hành như vậy, trong một thời gian ngắn. Chỉ trong vòng một tuần, đã chứng đắc tám thiền chứng và năm thắng trí. Ðể làm rõ điều này, người ta lại kể thêm, bắt đầu như sau:

34. Ta đã quyết tâm thực hiện một cuộc phấn ấu tại đó”[70]

34. Trong trường hợp này tại đó có nghĩa là trong thiền viện khắc khổ đó.

34. Cuộc phấn đấu có nghĩa là ngài đã dùng hết tinh tấn của mình.

34. Cho dù đứng, ngồi, hay nằm có nghĩa là đang khi ngồi thiền, đang khi đứng hay đang đi bách bộ.

Và sau khi đã từ chối không nhận chiếc giường và nghỉ đêm ngày chỉ trong tư thế ngồi, đứng và bước đi mà thôi và chỉ trong vòng có một tuần ngài Sumedha thông thái đã đạt được sức mạnh thắng trí. Khi Sumedha vị ẩn sĩ đã đạt đến sức mạnh thắng trí như vậy và đã trải qua thời gian trong niềm sung sướng vô tận, thì đạo sư Dīpaṅkara nổi lên trên thế gian này đem lại sự bảo vệ cho muôn vàn chúng sanh, khiến cho đạo quân Ma Vương khiếp sợ và đem lại ánh sáng cho trí tuệ chúng sanh. Nói tóm lại, điều này chính là câu chuyện đã trình bày trước đó[71]: Người ta nói rằng đức Phật Dīpaṅkara đã hoàn tất toàn bộ Tam Thập Ba la mật trong chính cá nhân ngài tương tự như Bồ tát Vessantara, và đang khi cá nhân ngài tồn tại đã đem lại của bố thí to lớn đang khi đó động đất đã diễn ra.[72] [79] ngài đã tái sanh sau khi đã hoàn tất tuổi thọ nơi Cõi Trời Ðâu Xuất và đã lưu lại đó suốt quãng chiều dài tuổi thọ đó.

Thế rồi các vị chư Thiên thuộc cõi Thập Vạn Thiên Cõi ta bà thế giới đã qui tụ lại và nói rằng:

Ðây là thời gian dành cho ngài. Hỡi vị đại anh hùng, hãy khởi xuất trong cung lòng một người mẹ để giúp cho con người cũng như chư Thiên vượt qua khỏi bộc lưu! Chớ gì ngài Giác Ngộ nơi cõi bất tử.[73]

Sau khi ngài đã nghe thấy mệnh lệnh của các vị chư Thiên và thấu triệt được năm điều thẩm sát vĩ đại, ngài liền từ trần khỏi đó (Cõi Trời Ðấu Xuất) và tái sanh giáng lâm trong thành phố Rammavati vào ngày rằm tháng sāḷha dưới chòm sao Uttarāsāḷha trong cung lòng hoàng hậu Sumedhā trong hoàng tộc nhà vua Sudeva là người đã chinh phục được Vāsudeva[74] bằng chính vẻ vinh quang và ánh rực rỡ của ngài. Ðược mang thai rất cẩn thận trong cung lòng hoàng hậu nhiếp chính và ngài lưu lại trong lòng mẹ đúng mười tháng giống như một châu báu vô tỳ vết[75], Ngài đã được sanh hạ khỏi cung lòng mẹ ngài giống như mặt trăng mùa thu chiếu sáng qua khe nứt một đám mây. Vào thời điểm hoàng tử Dpaṅkara được tái thọ thai và sanh ra đã xuất hiện những điềm lạ lên đến ba mươi hai điềm báo. Người ta kể lại rằng ba mươi hai điềm lạ chỉ xảy ra vào bốn cơ hội mà thôi: đó là khi toàn bộ các vị Bồ Tát Toàn Tri giáng sanh ầu thai trong cung lòng người mẹ, khi ngài được Đản sanh ra khỏi cung lòng người mẹ đó, khi ngài chứng đắc Giác Ngộ và khi ngài Chuyển Pháp Luân. Chính vì thế sẽ kể lại toàn bộ công việc thường tình liên quan đến việc giáng trần của hoàng tử Dpaṅkara như sau:

Khi Dīpaṅkara, v hoàng tử đáng yêu được Đản sanh, đem lại muôn phước lành, đem lại hoà bình, thế rồi nơi cõi thập vạn ta bà thế giới đã rung chuyển và chuyển động khắp mọi nơi.[76]

44

Rồi sau đó các vị chư Thiên trong từng cõi thập vạn ta bà thế giới tụ tập lại tại cõi trần gian.

45

Trước tiên là các vị chư Thiên đã chấp nhận vị Bồ Tát, vị Ðại Nhân, ngay sau khi ngài Đản sanh và sau đó mới tới các chúng sanh con người chấp nhận ngài.

46

Trống to, trống nhỏ và trống bọc da không cần phải có ai đánh, ấy vậy đã đồng loạt nổi lên, và đàn luýt đàn giây cũng chẳng cần có ai khảy đều đồng thanh phát ra những âm thanh ngọt ngào trong khắp tứ phương cảnh giới.

47

Ở khắp nơi mọi gông cùm bật tung, mọi bệnh tật biến mất và những kẻ mù từ lúc lọt lòng mẹ nhìn thấy ánh sáng; kẻ điếc nghe thấy âm thanh vang dội khắp tứ phương.

48

Mọi chúng sanh, đần độn từ lúc mới sanh, nhận được tuệ giác, kẻ què đi được bằng chính đôi chân của mình như thể được di chuyển trên xe, tự mình những chiếc thuyền trẩy đi đến tận các phương xa đã cập đến bến an toàn.

49

[80] và toàn bộ châu báu, cho dù trên trời hay trên mặt đất, đã tự chiếu sáng khắp nơi. Ngọn lửa khủng khiếp nơi cõi địa ngục tắt ngấm, và trong các sông rạch nguồn nước chẳng bao giờ khô cạn.

50

Trên không trung giữa các cõi thế giới ngay cả ở những nơi thống khổ ngự trị liên tục đều chiếu sáng một nguồn sáng chiếu toả rộng khắp. Cũng giống vậy nơi những đại dương trên mặt nổi sóng bạc đầu và nước đại dương trở nên ngọt ngào.

51

Chẳng còn cơn gió nào thổi mạnh và gay gắt; cây cối trổ lộc đầy khắp. Mặt trăng chiếu sáng chói chang cùng với các tinh tú. Mặt trời chỉ chiếu sức nóng êm dịu hẳn đi.

52

Chim chóc[77] trên những ngọn cây và trên ngọn núi vô cùng hạnh phúc cùng với loài người dưới trần và một đám mây to lớn bao trùm khắp bốn đại lục đã mưa xuống những chất hơi ấm trên khắp tứ phương thiên hạ.

53

Từng đoàn các vị chư Thiên, vui mừng phấn khởi trong lòng. Lưu lại trong chính các nơi cư trú chư Thiên của mình, nhảy nhót, đàn ca, reo hò và nô đùa thoả thích.

54

Vào thời điểm đó các cửa tự mở ra, chẳng còn kẻ đói cũng như kẻ khát bị đàn áp trên khắp thế gian này.

55

Và những sanh vật, liên tục sống hận thù với nhau đều nhận được tấm lòng từ tâm cao nhất. Chim quạ liên kết đánh bạn với loài cú.[78] Những chú chó lại nô đùa với bày lợn lòi rừng.

56

Và những loài rắn độc nguy hiểm lại sẵn lòng đánh bạn với những con chó mungut; những con chí và chấy rận lại rất tự tin sống gắn kết với những chó mèo.

57

Trong khoảng thời gian giữa Chư Phật cho dù trên cõi Ngạ Quỉ các nguồn nước đã cạn kiệt, chẳng thấy cơn khát nào diễn ra, những người gù lưng được đứng thẳng và thân xác trở nên hấp dẫn lạ lùng; và những người câm thốt lên những tiếng nói ngọt ngào.

58

[81] Và những sanh vật, vui sướng trong lòng, nói với nhau toàn những lời yêu thương; những con ngựa hí vang với niềm vui sướng tột đỉnh, những chú voi tuyệt vời rống lên những tiếng vang dội như tiếng sấm.[79]

59

Tràn ngập với hương thơm và bột thơm sảng khoái,[80] toả hương thơm ngát là những đóa hoa ngát hương, những cây nghệ.[81] Và hương thơm, nhuộm màu vàng nghệ khắp nơi với biểu ngữ rộng và ẹp tuyệt trần đó chính là cõi thập vạn ta bà thế giới.

60

Cõi thập vạn ta bà thế giới rung chuyển là một điềm lạ tượng trưng cho việc thu nhận trí toàn tri. Việc các vị chư Thiên tụ tập nhau lại nơi một cõi thế giới và việc họ qui tụ lại cùng một lúc vào thời điểm Chuyển Pháp Luân chính là điềm lạ tượng trưng cho việc tiếp nhận Phật Pháp. Việc chấp nhận đầu tiên do các vị chư Thiên chính là điềm lạ tượng trưng cho việc thu nhận bốn thiền về cõi sắc giới. Việc sau đó con người ta chấp nhận chính là điềm lạ về bốn thiền vô sắc giới. Việc tiếng trống lớn trống con và trống bọc da tự tấu lên những tiếng theo ý của chúng chính là điềm lạ về việc công bố trống Phật Pháp vĩ đại. Việc những giây đàn luýt tự gẩy lên chính là điềm lạ từ từ tiến lên những giai đoạn trong việc nhập thiền. Việc những chiếc gông cùm tự động bứt ra chính là điềm lạ ám chỉ việc tính tự cao tự đại bị triệt phá. “ta là ta” sự biến mất mọi bệnh tật nơi các chúng sanh chính là điềm lạ tiếp nhận Tứ Chân Ðế. Việc những người mù từ thưở mới sanh nhìn thấy những cảnh sắc chính là sự tiếp thu thiên nhãn. Việc những kẻ điếc được nghe âm thanh chính là việc tiếp nhận thiên nhĩ giới. Việc xuất khởi ghi nhớ nơi những kẻ đần độn ngay từ thuở mới sanh chính là biểu tượng cho việc tiếp thu được những khởi xuất chánh niệm. Việc kẻ què tự chân mình bước được chính là biểu tượng cho việc tiếp thu tứ thần túc. Việc đến được bến cõi an toàn nơi những chiếc thuyền vượt biển dậm trường chính là việc thấu triệt bốn tuệ giác phân tích. Việc các châu báu đá quí đồng loạt toả sáng chính là việc Phật Pháp sáng ngời nơi cõi chúng sanh. Việc lửa nơi tầng địa ngục tắt ngấm chính là việc dập tắt mười một loại lửa[82]. Việc các sông ngòi không bao giờ cạn hết nước chính là việc tiếp thu được tứ vô sở úy. Ánh sáng nơi các khoảng không gian vũ trụ giữa các cõi trần gian đó chính là ánh sáng trí nhãn sau khi đã đẩy lùi được bóng tối vô minh. Việc nước các đại dương trở thành ngọt ngào chỉ còn một mùi vị duy nhất đó chính là hương vị Níp Bàn vậy. Việc gió không thổi làm tan biến sáu mươi hai tà kiến của các giáo phái khác nhau. Việc cây trổ lộc với việc đơm hoa kết trái giải thoát. Việc mặt trăng chiếu sáng rực rỡ trợ giúp cho các chúng sanh.[83] Trạng thái vô tì vết của mặt trời và việc không quá nóng trong việc xuất khởi hạnh phúc thân và tâm. Việc xuất hiện trên trần gian các loại chim từ những núi đồi v.v... Chứng tỏ việc chạy lại nương nhờ cửa Phật của một số đông các chúng sanh trong số các vật hữu sanh khi chúng đã nghe được những lời khích lệ. Việc cơn mây to lớn che phủ khắp bốn châu lục là trải nước mưa Phật Pháp xuống cho bốn châu lục. Việc các chư Thiên nhảy múa và nô đùa vui nhộn đang khi họ lưu lại tại chính nơi cư trú của các chúng sanh xuất ra những lời long trọng trong việc chứng đắc đạt được Phật Tính. Việc những cánh cửa nhà tù mở ra chính là việc cánh cửa Bát Chánh Ðạo tự động mở ra. Việc vắng bóng áp bức do tình trạng đói khát tiếp thu bất tử thông qua niệm thân. Việc vắng bóng trạng thái khát khao hiện trạng hạnh phúc thông qua niềm vui giải thoát vô tận. Việc tiếp thu lòng từ tâm giữa nơi kẻ thù chính là việc tiếp thu được bốn phạm trú. [82] Việc eo vòng hoa cho thập vạn đại ta bà thế giới với khẩu hiệu chính là điềm báo trước việc được đeo vòng hoa Thánh Pháp. Những đặc tính còn lại cần phải được biết đến như là các điềm lạ thuộc về việc tiếp thu được các ân đức đặc biệt còn lại nơi một vị Phật.

Hoàng tử Dīpaṅkara, tự tận hưởng những tài sản kếch xù, dần dần trở thành một chàng trai sáng giá và đầy kinh nghiệm. Giống như niềm hạnh phúc vô tận nơi cõi chư Thiên, hạnh phúc vô tận nơi hoàng cung gồm ba toà lâu đài dành riêng cho ba mùa. Ngài đã nhận ra liên tiếp khi ngài đến hưởng sự vui nhộn tại nơi tiêu khiển ba vị thiên xứ được biết đến như là:lão, bệnh và tử. Khi việc chấn động tinh thần do nhìn thấy ba điềm báo đó đã trôi qua, ngài liền vào thành phố Rammavatī mà vẻ đẹp và tính sang trọng cũng giống hệt như thành phố Sudassana.[84] Sau khi đã vào thành phố, ngài liền điều người quản tượng lần thứ tư, và nói như sau: “Con thân mến, ta muốn đi ra ngoài đến tham quan nơi vui chơi giải trí, hãy sửa soạn các cỗ tượng cho ta.” Người quản tượng trả lời: tốt thưa ngài.”. Ðồng ý như vậy. Người quản tượng đã cho sửa soạn một bày voi gồm tám mươi tư ngàn con. Người ta kể lại rằng: có vị thiên tử tên là Vassakamma lúc đó đang trang hoàng cho vị Bồ Tát với áo và quần chỉnh tề gồm các màu sắc đa dạng, với các vòng được làm đẹp với châu báu ngọc ngà. Với những chiếc nhẫn thật hấp dẫn làm bằng vàng mới, với bông tai và bờm mão và tóc trên đầu ngài được trang hoàng với những đóa hoa thơm ngát và nhiều vòng hoa đeo cho ngài.

Thế rồi hoàng tử Dīpaṅkara, giống như một hoàng tử chư Thiên, thượng lên lưng voi trong số tám mươi ngàn cỗ tượng vây quanh ngài và một đoàn quân rất lớn cũng vây quanh ngài. Ngài đã vào khi vui chơi giải trí khi các vị ẩn sĩ đang rời khỏi nơi đó[85] Ngài xuống khỏi lưng voi, đi bộ vào nơi vui chơi giải trí và ngồi trên một hòn đá có hình dáng rất hấp dẫn đối với tâm trí ngài. Và ngài hướng suy nghĩ của ngài vào ý tưởng xuất gia. Ngay lúc đó một vị đại Phạm Thiên, đã đoạn tận được các phiền não trong những cõi Tịnh Cư.[86] Ðem đến tám vật dụng cần thiết cho vị Sa môn xuất hiện trước tầm nhìn của ngài Ðại Nhân, đang khi nhìn thấy ngài, vị đại nhân cất tiếng hỏi. “Ðiều gì thế?” Khi ngài nghe thấy câu trả lời rằng đó là những đồ cần dùng cho một vị Sa môn, sau khi cởi những đồ trang sức và trao lại vào tay vị quan cất giữ đồ trang sức hoàng gia, ngài cầm lấy một thanh kiếm và cắt đứt mái tóc của ngài đồng thời với cả chiếc chòm lông mão[87] trên đầu, ngài tung cả hai thứ lên trời, vào không trung. Và rồi Sakka,vua các vị chư Thiên, liền đỡ lấy những lọn tóc và chiếc mão đó để trong một cái tráp nhỏ bằng vàng. Rồi xây trên đỉnh núi Sineru Makuṭacetiya một điện thờ có tên gọi là “điện thờ mão”[88] rộng vào khoảng ba do tuần (yojana) và làm toàn bằng đá sa-phia.

Rồi sau đó vị Ðại Nhân mặc vào một y cà sa màu vàng, một biểu ngữ của các vị a-la-hán do các chư Thiên ban tặng, ngài ném cặp bộ đồ của ngài lên trời. Khi vị Phạm Thiên nhận được những bộ đồ đó ngài liền xây một điện thờ tại cõi Phạm Thiên làm toàn bằng đá quí và trải rộng khoảng hai mươi hai do tuần (yojana). Và khi hoàng tử Dpaṅkara đã quyết định xuất gia thì một đám người gồm mười triệu[89] người cũng xuất gia theo ngài. Vây quanh ngài là đoàn người đông đảo này, vị đại nhân tiến hành một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng mười tháng. Thế rồi vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã vào thành phố khất thực. Người ta nói rằng trong ngày đó tại thành phố họ đã nấu một bữa sữa gạo không dùng nước làm lễ vật dâng cho các vị chư Thiên. Người ta đã dâng bữa ăn đó cho vị Ðại Nhân cùng với đoàn tùy tùng của ngài khi họ vào thành phố khất thực. Có đủ đồ ăn dành cho các vị tỳ khưu mà con số lên đến mười triệu người. Và rồi các vị chư Thiên liền cho truyền vật thực dinh dưỡng[90] chư Thiên vào bát khất thực của vị Ðại Nhân. Khi ngài đã tham dự bữa ăn [83] và đã trải qua một ngày tạm trú tại đó trong một cánh rừng Sala ngài khởi xuất tĩnh lặng nhập thiền cho tới buổi chiều. Ngài cho giải tán đoàn người đi theo và nhận tám nắm cỏ khô do vị ẩn sĩ loã thể tặng cho ngài, vị này cũng có tên là Sunanda, ngài đã đi tới gốc cây Bồ Ðề[91] Ngài đã rải nắm, cỏ khô biến thành Bồ đoàn rộng khoảng chín mươi cubits lưng tựa vào thân cây, ngồi thiền lưng thẳng, sau khi đã cương quyết quyết tâm với tinh tấn bốn thiền chi.[92]

Bởi vậy sau khi ngài đã khuất phục được đạo quân Ma-vương, ngài liền nhớ về tiền vào canh nhất trong đêm, ngài đã tinh luyện thiên nhãn trong suốt canh hai và canh ba ngài nghiền ngẫm về trạng thái nhân quả[93] liên quan đến thứ tự xuôi ngược. Và ngài đã chứng đắc thiền thứ tư, bằng nhập niệm hơi thở ra và hít vào. Rồi ngài xuất khỏi thiền đó. Ngài đã tiến hành quán chiếu ngũ uẩn nhận ra được trong toàn bộ năm mươi tướng[94] liên quan đến sanh và diệt.[95] Ngài tăng thêm vào chuyển tánh trí[96] và vào lúc bình minh ló rạng ngài đã thấu triệt được toàn bộ những ân đức đặc biệt nơi một vị Phật thông qua Thánh Ðạo, ngài đã rống lên tiếng rống sư tử của một vị Phật.

Trải qua bảy tuần lễ dưới gốc cây Bồ Ðề và đồng ý nhận lời yêu cầu thuyết giảng Phật Pháp của vị Phạm Thiên, ngài đã Chuyển Pháp Luân trong chùa Sunanda cho phép một trăm ngàn mười triệu chư Thiên lẫn con người được thưởng thức hương vị Phật Pháp. Rồi sau đó đang khi cơn mưa Phật Pháp đổ xuống giống như một cơn mây bão che phủ hết bốn đại lục, và giải thoát đám đông khỏi những gông cùm. Ngài ra đi thực hiện một chuyến khất thực trong miền đồng quê. Thế rồi vì đã trải qua một thời gian dài trong niềm hạnh phúc vô tận, của thiền chứng, ngài Sumedha vị thông thái đã không nhận ra mặt đất rung chụyển cũng như những (điềm báo) đó. Vì vậy người ta nói rằng:

IIA 35. Ðang khi ta đã chứng đắc thiền chứng và trở thành đạo sư thực hiện thuyết pháp cho các vị ẩn sĩ, vị Chiến Thắng có tên là Dīpaṅkara đã xuất khởi, ngài đã trở thành lãnh tụ thế gian.

30. Say mê trong niềm sung sướng thiền. Ta đã không nhận ra bốn sự kiện là giáng trần, Đản sanh, Giác Ngộ và thuyết giảng Phật Pháp[97].

35. Trong trường hợp này Như vậy có nghĩa là giờ đây và điều phải được đề cập đến đã được chứng tỏ cho thấy.

35. Chứng đắc thiền chứng có nghĩa là đạt đến việc hoàn thành năm thắng trí.

35. Trở thành đạo sư có nghĩa là trở thành người thầy giảng thuyết. Ý nghĩa ở đây là đạt đến mức độ chế ngự được.

35. Trong việc thuyết giảng (cho các vị ẩn sĩ) có nghĩa là trong việc giảng thuyết nhằm khai sáng cho các vị ẩn sĩ.[98] Sở hữu cách ở đây nên được hiểu trong các đoạn văn cảnh này.[99]

35. Vị Chiến Thắng có nghĩa là người chiến thắng nhờ thắng được các kẻ thù là những phiền não.

35. Giáng trần có nghĩa là mặc lấy việc tái sanh trở lại.

36. Đản sanh có nghĩa là sanh ra khỏi lòng người mẹ.

36. Được Giác Ngộ có nghĩa là tự biến tri với vô thượng chánh Ðẳng chánh giác.

36. Thuyết giảng Phật Pháp có nghĩa là Chuyển Pháp Luân

[84] 36. Bốn Tướng (sự kiện) có nghĩa là bốn sự kiện[100] đó cũng chính là những tướng động đất v.v... Nơi Thập Vạn Thiên Ðại ta bà Thế Giới trong bốn cơ hội: giáng sanh, Đản sanh, Giác Ngộ và Chuyển Pháp Luân của đức Như Lai Thập Lực Dīpaṅkara. Liên quan đến vấn đề này người ta nói rằng: “Những vì đã diễn ra nhiều tướng như vậy, tại sao chỉ có bốn tướng được đề cập đến thôi? Có phải không thích hợp chăng?” “Ðiều này không thích hợp nếu như, những loại tướng này chỉ diễn ra trong bốn điều kiện được đề cập đến mà được coi như là bốn tướng mà thôi.”

36. Ta đã không nhận ra có nghĩa là ta đã không nhận ra.[101] Giờ đây để chứng tỏ lý do tại sao ngài đã không nhìn thấy bốn tướng này, ngài nói:

36. Say mê trong niềm sung sướng nhập thiền. Việc thích thú nhập thiền chính là tiếng đồng nghĩa với niềm vui tột đỉnh trong việc chứng đắc. Ý nghĩa ở đây là: “Ta đã không nhận ra được những tướng đó vì lý do ta đang nhập định, do ta đã chứng ắc niềm vui sướng nhập thiền.”

Thế rồi vào thời điểm đó[102] Dpaṅkara, vị Như Lai Thập Lực, vây quanh là một trăm ngàn các vị lậu tận, đang du hành khất thực và dần dà đã đến được một thành phố vô cùng hấp dẫn có tên là Ramma, và đã lưu lại trong một ngôi chùa lớn Sudassana. Cư dân thành Ramma nghe thấy rằng: “Họ cho là Dīpaṅkara. Đức Như Lai Thập Lực, đã chứng đắc chánh Ðẳng Giác không tài nào sánh bằng và ngài đã Chuyển Pháp Luân. Ðang du hành khất thực, ngài đã từ từ tiến lại gần thành phố Ramma và lưu lại trong ngôi chùa lớn có tên là Sudassana.” Sau bữa sáng họ mang đến bơ đặc và bơ trong cùng với thuốc men và y cà sa mặc ngoài, hoa, nhang, nước hoa trong tay, họ đã tiến lại gần đức Phật, kính lễ đạo sư, thể hiện lòng kính trọng ngài với hoa v.v... và lắng nghe một bài thuyết pháp hết sức ngọt ngào về Phật Pháp, họ đã mời đức Thế Tôn dùng bữa vào ngày mai. Ðứng dậy khỏi chỗ ngồi họ đã ra đi giữ phía phải của ngài hướng về phía đức Như Lai Thập Lực.

Vào ngày hôm sau, sau khi đã sửa soạn một cuộc bố thí lớn không gì sánh bằng[103] và họ đã xây cho ngài một sảnh đường, lợp mái với những đóa hoa sen vô tỳ vết và các bông huệ nước màu xanh, lát nền bằng bốn loại hương[104] họ đã rải năm vật để tỏ lòng tôn kính có cơm nổi[105] là vật thứ năm. Họ cho lấy những hũ keo đầy nước lạnh và đặt ở bốn góc sảnh đường che các hũ keo này với lá chuối, cột các mái hiên lại thật vô cùng thú vị được nhìn ngắm như những chiếc hoa niềm vui chiến thắng[106] nở rộ trên đỉnh nóc tòa sảnh đường, sắp xếp một vòng ngọc và bạc láng bóng treo trên những đoạn dây chứa đầy hương thơm. Dây gắn hoa. dây gắn lá, dây gắn ngọc đá quí và các vòng nhang đang cháy. Tại thành phố duyên dáng sạch sẽ Ramma, họ đã xếp đặt lá chuối và quả chuối đầy những keo được trang điểm bằng hoa. dâng cao những biểu ngữ cờ xí với nhiều màu sắc đa dạng. Họ bao vây quanh cả hai bên con đường lớn với những bức tường bình phong trang hoàng lối đi qua đó ngài Dīpaṅkara, đức Như Lai Thập Lực sẽ tới. Lấp đất vào những nơi nước làm sói mòn, khiến những chỗ lồi lõm thành bằng phẳng, họ đã rải những chỗ đó bằng cát giống như những hòn ngọc quý. Họ rải con đường đó với những vật dùng để tôn kính ngài có gạo rang như là vật dụng thứ năm và lấy chiếc lá chuối cùng với quả và bông chuối đậy lên trên.

Thế rồi vào lúc đó vị ẩn sĩ Sumedha, từ phần sân thiền viện đi ra, ngài đi trên bầu trời thành phố Ramma trên đám cư dân đang sinh sống trong đó, nhìn thấy họ đang phấn khởi sửa sang và trang hoàng đường đi, ngài suy nghĩ. “Vì lý do gì họ làm điều này?” và [85] từ trên trời đáp xuống trước sự chứng kiến của toàn thể dân chúng. Ngài ứng giữ một khoảng cách kính lễ và hỏi những người dân này: “Thưa quí vị, các ngươi đang dọn dẹp con đường này dành cho ai vậy?” vì thế người ta nói rằng:

IIA 37. (Những cư dân sống ở vùng biên giới). Sau khi đã mời đức Như Lai họ dọn dẹp đường đi để tiếp đón ngài, tâm trí của họ vui mừng hớn hở.

38. Vào lúc đó, rời khỏi chính thiền viện khổ hạnh của mình, ta, khoác vội chiếc áo làm bằng vỏ cây và đi ngang qua trên không.

39. Nhìn thấy dân chúng vui mừng phấn khởi ta đã từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức hỏi dân chúng:

40. Dân chúng đông đúc đang phấn khởi, vui mừng, vui vẻ”. Các ngươi dọn dẹp con đường để đón ai vậy?”

37.  vùng biên giới có nghĩa là ở nơi được gọi là vùng biên giới quốc gia như ta gọi vùng trung tâm một quốc gia vậy.[107]

37. Con đường để cho ngài tới có nghĩa là con đường ngài phải qua đó mà tới được thành phố.

38. Vào thời đó, ta có nghĩa là vào thời đó[108]. Sử dụng cách này nên được hiểu theo nghĩa là định sở cách.

38. Chính thiền viện khổ hạnh (của ta) có nghĩa là rời khỏi chính thiền viện khổ hạnh của ta[109]

38. Làm kêu xào sạc có nghĩa là phủi, giũ sạch.[110]

38. Vào thời đó và thế rồi: ý nghĩa ở đây là hai từ này ghép lại thành một. Từ đầu tiên chỉ một hành vi rời khỏi, từ sau chỉ hành vi ra đi. và chung lại ta nên hiểu như trên, bằng không ta[111] không thể tránh khỏi khiếm khuyết dư thừa.[112]

38. Thế rồi có nghĩa là vào lúc đó.

39. Vui mừng hài lòng có nghĩa là tràn đầy hạnh phúc.

39. Phấn khởi, phấn chấn, vui vẻ: cả ba từ này đều đồng nghĩa với nhau. Chứng minh được ý nghĩa của từng chữ một, hay là phấn chấn với niềm sảng khoái, phấn khởi với lòng thú vị, vui vẻ với lòng vui khoái.

39. đáp xuống (nghĩa đen có nghĩa là hạ xuống) có nghĩa là đi xuống.

39. Ta hỏi đám cư dân. Có nghĩa là ta hỏi dân chúng[113], hoặc đây chính là cách giải thích

39. Ngay lập tức có nghĩa là thế rồi. Ngay tại lúc đó.

40. Giờ đây để chứng tỏ cho thấy ý nghĩa người ta nói bắt đầu như sau: phấn khởi, phấn chấn, vui vẻ. Ðám đông dân chúng đang sửa sang lại lối đi, tại đó họ tỏ ra phấn khởi, phấn chấn và vui vẻ trong lòng. Tại sao người ta lại sửa sang lại lối đi? Hay lối đi được sửa sang lại là vì ai? Trích các từ “được sửa sang” như vậy, ý nghĩa có thể được hiểu rõ. Bằng không thì điều này không thể được giải thích.

40. Được sửa sang lại có nghĩa là được làm lại cho sáng sủa.

40. Lối đi, lối đi trực tiếp, lối mòn và đường đi: Những từ này đơn giản chỉ là những từ đồng nghĩa với từ lối đi.

Khi Sumedha vị ẩn sĩ hỏi những cư dân này[114] như vậy, họ trả lời. [86] “Thưa ngài Sumedha áng kính, ngài không biết là đức Phật có hồng danh là Dīpaṅkara đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác không ai có thể sánh kịp sao? và ngài đã Chuyển Pháp Luân quang vinh hay sao? Ngài sẽ băng ngang qua ất nước này để dần dà tới được thành phố của chúng ta và ngài đang lưu lại tại Thiền Viện vĩ đại Sudassana. Chúng ta đã thỉnh Ðức Thế Tôn đến và đang dọn đường cho ngài, tức là đức Thế Tôn sẽ đi ngang qua.” Khi nghe thấy điều này, Sumedha vị ẩn sĩ suy nghĩ, “Họ nói, đức Phật, nhưng chính âm thanh này thật khó tìm được có bao nhiêu đức Phật nữa sẽ khởi xuất, thôi được rồi, cả tôi nữa cũng cùng với những cư dân này phải sửa sang lối đi để cho đức Như Lai Thập Lực đi ngang qua”. Ngài đã nói cùng đám cư dân này như vậy. “Thưa chư vị kính mến, nếu như quí ngài sửa sang lối đi để đón đức Phật, hãy dành cho tôi một đoạn và tôi cũng phải sửa sang lối đi để đón đức Phật cùng với quí vị.” Bởi vậy những cư dân này trả lời “Tốt lắm” họ đồng ý và nói rằng, “Sumedha vị thông thái này có sức mạnh thần thông rất lớn và rất tuyệt vời.” Họ biết có một đoạn đường rất khó sửa sang vì đất rất cứng, bị nước sói mòn và vô cùng gồ ghề. Họ nhận định “Xin ngài sửa sang đoạn này và trang hoàng cho nó trở nên đẹp đẽ.” Và họ đã để dành cho ngài đoạn đường này. Vì Sumedha rất thông minh, sau khi phỉ lạc đã nổi lên thông qua thiền về đức Phật, ngài suy nghĩ.: “Chắc chắn là nhờ sức mạnh thần thông ta có dư khả năng sửa lại đoạn đường này trở nên cực kỳ đẹp đẽ. Nhưng ta sẽ không hài lòng nếu chỉ làm có thế. Ngày hôm nay ta phải thực hiện những công việc dành cho các người hầu.” Và mang đất cát ngài bắt đầu san bằng đoạn đường đó. Nhưng trước khi ngài có thể kết thúc sửa sang đoạn ường đó, thì cư dân thành Ramma công bố thời gian dành cho đức Thế Tôn, nói rằng:’ Bữa ăn đã sẵn sàng thưa ngài”.

Khi họ đã loan báo thời gian như vậy cho Ngài, đức Như Lai Thập Lực đã mặc y cà sa hai lớp có màu giống như màu hoa của niềm vui chiến thắng và che phủ đến ba vòng[115]. Rồi sau đó ngài cột lại thắt lưng, tỏa sáng giống như một tia chớp, như thể cột một bó hoa bằng một sợi dây sên bằng vàng và mặc làm y khoác ngoài của ngài là một chiếc y cà sa màu đỏ rất duyên dáng kết bằng những miếng vải được lấy từ một đống rác. Màu sắc trông giống như loài hoa kiṃkusa[116] dơ bẩn với những vết sữa, giống như thể rải nước sữa trên đỉnh một ngọn núi màu vàng, hoặc vây quanh một điện thờ với một chiếc lưới cây trầm, hoặc giả bọc một cây cột vàng được trang trí bằng hoa trong một chiếc chăn len màu đỏ hay như mặt trăng mùa thu bị một đám mây đỏ ngòm che khuất. Và xuất ra từ cánh cửa hương phòng giống như con sư tử sổng khỏi chiếc chuồng vàng. Ngài đứng quay mặt về phía hương phòng. Thế rồi toàn bộ các vị tỳ khưu, mỗi người đều cầm bát khất thực và mặc y cà sa màu vàng, tiến đến vây quanh đức Thế Tôn và khi họ đứng vây quanh ngài các vị tỳ khưu thuộc hạng người như sau:

Họ thuộc người thiểu dục và tri túc, họ là hạng người chỉ nói những lời êm ái, viễn ly, được tu luỵên kỹ và phê phán mọi điều bất thiện.

61

Và tất cả họ đều có giới đức, rất thành thạo định và thiền, đắc thủ trí tuệ và được giải thoát, đắc thủ và được trang bị với chánh hạnh.

62

Ðoạn tận các lậu hoặc, chứng đắc thuần thục, có khả năng thần thông tuyệt vời, các căn an tịnh, chứng đắc thuần hóa, tinh tuyền và diệt trừ tái sanh.

63

[87] Như vậy đức Thế Tôn, người không còn vấn vương tham lam, sân hận và si mê, đã chiếu sáng cực kỳ vây quanh là những người đã triệt phá hết tham lam, sân hận và si mê. Thế rồi vị đạo sư, vây quanh là bốn trăm ngàn chúng sanh là những người đã đắc thủ kiềm chế tốt, mọi lậu hoặc được đoạn tận (và đã chứng đắc) sáu thắng trí. Giống như đức Như Lai ngàn mắt (Thiên Nhãn)[117] có một đoàn các vị chư Thiên vây quanh và giống như vị Ðại Phạm Thiên vây quanh là một đoàn Phạm thiên tạo ra một tích luỹ các tài khéo và sức mạnh nơi một đám người đông đảo chưa từng có, ngài đi theo những người đó, được trang điểm và sửa soạn lối đi giống như mặt trăng mùa thu trên bầu trời có ngàn sao vây quanh.

Vị thông thái với một vầng sáng màu vàng, tạo ra những cây có màu vàng trên đuờng đi trong số những gì cũng có màu vàng đi dọc theo con đường đó.

64

Sumedha vị ẩn sĩ, mở mắt ra, nhìn thấy thân hình của đức Phật Dpaṅkara khi ngài đang trên đường tiến lại gần với những người trang điểm và sửa soạn lối đi. Ngài có sắc đẹp tuyệt vời nhất, được tô điểm với Ba mươi hai tướng đại nhân, và là tám mươi tướng phụ. Có một vầng hào quang tuyệt trần vây quanh đo được nhiều sải, toả sáng chói chang giống như vô số đá sa-phia lấp lánh trên bầu trời. Toả sáng ra sau tia sáng màu đỏ hồng tía. Và ngài Sumedha suy nghĩ. “Ngày hôm này ta phải hy sinh cả mạng sống của mình cho đức Như Lai Thập Lực, đừng để cho đức Như Lai bước đi trong vũng bùn, hãy để cho ngài bước lên trên lưng ta cùng với toàn bộ bốn trăm ngàn những người đã đoạn tận các lậu hoặc, tương tự như họ đang bước trên tấm thảm được trang điểm bằng châu báu giống như một cây cầu - càng lâu bao nhiêu thì điều đó sẽ trở thành niềm vui và hạnh phúc lớn cho ta.” Tháo lọn tóc ra và trải tấm da linh dương, và chiếc áo khoác làm bằng vỏ cây trên vũng bùn lầy có màu xẫm. Ngài nằm xuống trên đó. Bởi vậy người ta nói rằng:

IIA 41.Ta tự hỏi, những người nay tuyên bố một đức Phật không gì sánh được đã nổi lên trên thế gian này. Vị chiến thắng có hồng danh là Dīpaṅkara, là lãnh đạo thế giới, ngài phải có lối đi dành cho ngài, một lối đi trực tiếp, một lối mòn và một đường đi đang được sửa sang lại.

42. Khi ta vừa nghe tiếng “Ðức Phật “thì phỉ lạc lập tức nổi lên trong ta, nói rằng, “Buddha Ðức Phật, Buddha Ðức Phật” ta biểu lộ niềm hạnh phúc vô hạn.

Ðứng đó mà lòng phấn khởi, khuấy động tâm hồn ta, ta lý luận, “Ta sẽ gieo hạt giống tại đây; tuy nhiên chớ để cho sát na qua đi;

Nếu như các ngươi đang sửa sang đường đi cho đức Phật, hãy dành cho ta một đoạn đường. Chính ta cũng trực tiếp sửa sang một đoạn đường, một lối đi và một con đường dành cho ngài.”

[88] 45. họ đã dành cho ta một đoạn đường trực tiếp đó để sửa soạn. Nghĩ đến “buddha Ðức Phật, buddha Ðức Phật” ta tiến hành dọn dẹp đoạn đường đó.

46. Trước khi đoạn đường ta sửa soạn đã hoàn tất, thì vị đại hiền triết Dīpaṅkara, người Chiến Thắng, đã đi vào đoạn đường trực tiếp đó với bốn trăm ngàn người luôn kiên trì đã chứng đắc sáu thắng trí. Các Ngài là những người đã đoạn tận các lậu hoặc và là những người vô tỳ vết.

47. Có rất nhiều người, đang nổi trống lên, và đang tiến lên phía trước để gặp ngài. Cả con người và các vị chư Thiên, vui mừng, vỗ tay reo hò.

48. Các chư Thiên chiêm ngưỡng con người, và con người cũng nhìn thấy tận mắt các vị chư Thiên và cả hai, tay chắp lại và đi theo đức Như Lai.

49. Các vị chư Thiên với những nhạc cụ chư Thiên, con người với những nhạc cụ tự tạo, cả hai đều chơi những nhạc cụ đó, dõi bước đi theo đức Như Lai.

50. Các vị chư Thiên ngự trên trời cao ổ xuống tứ phía những đoá hoa chư Thiên gồm các hoa mandārava Mạn thù, hoa sen, và hoa trầm hương.

51. Các con người đứng trên mặt đất cũng tung ra tứ phía những đoá hoa campaka. saḷala, nipa. punnāga và ketaka.

52. Buông lọn tóc xuống, trải chiếc áo làm bằng vỏ cây và những miếng da linh dương trên vũng bùn lầy, ta nằm xấp trên đó.

53. Chớ gì đức Phật hãy bước lên người ta cùng với đoàn đồ đệ của ngài, đừng để cho ngài bước trên vũng bùn lầy – điều này sẽ trở thành niềm hạnh phúc lớn cho ta.”

41. Trong trường hợp này (những người này) tuyên bố có nghĩa là họ trả lời.

41. Vị Chiến Thắng có hồng danh là Dpaṅkara, Con ường đang được tu sửa lại là để đón tiếp ngài: lối đi” cũng là một cách giải thích.

42. Ta biểu lộ niềm hạnh phúc: ý nghĩa ở đây là Ta đã cảm nghiệm được niềm hạnh phúc lớn lao.

43. Đứng đó có nghĩa là đứng chính nơi đó, tại nơi đó là nơi ngài từ trời bước xuống.

Tâm trí ta rộn ràng lên có nghĩa là phỉ lạc trong tâm đầy ngạc nhiên (của ta.).

43. Tại đây có nghĩa là nơi chính đức Phật Dīpaṅkara này, đó chính là cánh đồng công đức.

43. Hạt giống có nghĩa là hạt giống thiện.

43. Ta sẽ gieo có nghĩa là chính ta sẽ gieo.[118]

43. Sát na: ngoại trừ tám sát na không thuận tiện[119] sát na thứ chín chính là sự trùng hợp (những biến cố xảy ra) cho sát na thuận lợi[120] là điều vô cùng khó khăn để đạt được thì ta đã đạt được.

43. Tuy nhiên chỉ là một tiểu từ.

43. Đừng để cho qua: ý nghĩa là, đừng để điều đó qua đi, đừng để điều đó đi qua.

[89] 44. Ban tặng có nghĩa là cho[121]

45. Họ: ý nghĩa là, những người tôi đã hỏi.

45. Thế rồi tôi cũng sửa soạn ý nghĩa là tôi cũng sửa soạn đoạn đường đó[122] (dành cho tôi).

46. Không hoàn thành được có nghĩa là không sửa soạn kịp.

46. Những lậu hoặc của họ đã đoạn tận có nghĩa là: ở đây có đến bốn loại lậu hoặc: Dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu. Những ai đã đoạn tận được các lậu hoặc này, nơi kẻ nào đã đoạn tận được bốn loại lậu hoặc này loại bỏ được, nhổ tận gốc được, được an tịnh, không có khả năng nổi lên trở lại. Lấy ngọn lửa trí tuệ mà thiêu hủy - khi những lậu hoặc này được đoạn tận hết họ sẽ trở nên vô tỳ vết. Chính vì lý do các lậu hoặc của họ đã được đoạn tận.

48. Các vị chư Thiên thấy con người: ở đây chính là thấy theo kiểu chư Thiên chứ không thông qua thấy bình thường. Nhưng vì lý do con người đang đứng đó, đã nhìn thấy thế nên các vị chư Thiên cũng nhìn thấy con người.

48. Các vị chư Thiên có nghĩa là các vị trời.

48. Và cả hai có nghĩa là và cả các vị trời lẫn con người.

48. Chắp tay lại có nghĩa là làm hành động chắp tay lại đặt cả hai tay lên đầu.

48. (Họ) đi theo (anuyanti) đức Như Lai có nghĩa là họ đi theo đàng sau đức Như Lai. Trong đó có tiếp đầu ngữ anu thì có đối cách hiểu theo nghĩa sở hữu cách đây là luật ngữ pháp.[123] Chính vì thế người ta nói rằng: anuyanti Tathgataṃ (ối cách)

49. Chơi có nghĩa là tạo ra âm thanh.

50. Mandārava có nghĩa là loài hoa Mandārava Mạn thù.

50. Đổ xuống có nghĩa là đổ xuống trên.

50. Khắp tứ phía có nghĩa là ở mọi phía.

50. Trên đỉnh trời cao. Có nghĩa là trên đỉnh cái gọi là trời[124] hay, trên trời, như thể trên thiên đàng. Vì trên cao có nghĩa là trên trời.

50. Các vị chư Thiên có nghĩa là các vị bất tử.[125]

51. Saḷala có nghĩa là những lộc cây Saḷala

Nipā có nghĩa là hoa của loài cây kadamba.

51. Nāga, punnāga và ketaka có nghĩa là hương thơm của loài hoa Nāga, và hoa , punnāga và ketaka

51. Trên bề mặt trái đất có nghĩa là trên mặt đất.

52. Gỡ tóc ra... ta có nghĩa là ta, gỡ tóc ra trong khi đó tóc đang bím. Kết thành bờm, búi lại; ý nghĩa ở đây là trải tóc ra.

52. Tại đó có nghĩa là đoạn đường dành cho tôi sửa sang.

52. Miếng da linh dương có nghĩa là một phần da của con linh dương.

52. Trên một đống bùn có nghĩa là trên một hố sâu có bùn.

52. Úp xuống. Có nghĩa úp mặt xuống.

52. Ta nằm xuống có nghĩa là ta nằm úp mặt xuống đất[126].

53. đừng để cho ngài: đừng để cho có nghĩa phủ định; ngài là một tiểu từ nhằm làm đầy dòng.[127] Ý nghĩa ở đây là: đừng để cho Ðức Thế Tôn bước đi trên đống bùn.

53. Điều này sẽ trở thành niềm hạnh phúc cho ta. có nghĩa là: ngài không bước lên trên đống bùn đã từ lâu trở thành niềm hạnh phúc cho ta. “Ðiều đó là niềm hạnh phúc lớn lao cho ta” cũng là một cách giải thích.

[90] Bởi vậy đang khi nằm dài trên đống bùn, ngài Sumedha thông thái đã suy nghĩ như sau. “Chẳng phải ta đã ước ao như vậy sao, sau khi đã thiêu huỷ mọi phiền não và được thụ phong gia nhập Tăng Ðoàn, ta mới được vào thành phố Ramma. Nhưng sau khi đã thiêu rụi hết mọi phiền não đang khi ta không được biết một nhiệm vụ nào đối với một người chứng đắc Níp Bàn. Giả sử như giờ đây giống như ngài Dīpaṅkara, vị Như Lai Thập Lực, sau khi đã chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng Giác, sau khi đã xuống con tàu Phật Pháp và lôi kéo được các chúng sanh thoát khỏi đại dương luân hồi, sau đó chính ta sẽ chứng đắc Vô Dư Níp Bàn hay sao? Ðây là điều thích hợp đối với ta.” Chính vì thế, sau khi đã thực hiện được tám điều trùng hợp[128] ngài đã nằm xuống và hạ quyết tâm đạt đến Phật Tính. Vì vậy người ta nói rằng:

IIA 54. Ðang khi còn nằm dài trên mặt đất, ta suy nghĩ trong tâm như sau: “Nếu như ta muốn thì ngày hôm nay ta có thể thiêu rụi hết các phiền não.

55. Ðiều đó có ích lợi gì đang khi ta chưa thực hiện được Phật Pháp tại đây? Sau khi đã đạt đến trí toàn tri, ta sẽ trở thành một vị Phật cả trên thế gian này cùng với các vị chư Thiên.

56. Ðiều đó có ích lợi gì nếu như ta chỉ vượt qua bộc lưu có một mình, vì là một người rất ý thức được sức mạnh của mình? sau khi đã chứng đắc Toàn tri, Ta sẽ tạo cho thế gian này cùng với các chư vị chư Thiên vượt qua được (bộc lưu)

57. Nhờ vào hành vi công đức của ta hướng tới một vị siêu việt nơi con người ta sẽ chứng đắc toàn tri, Ta sẽ tạo cho rất nhiều con người vượt qua được (bộc lưu).

58. Sau khi đã loại bỏ được vòng luân hồi, đập tan được ba hữu, lên tàu Phật Pháp, ta sẽ tạo cho toàn thế giới cùng với các chư Thiên vượt qua được (bộc lưu)

54. Trong trường hợp này đang khi ta nằm dài trên mặt đất có nghĩa là đang khi ta đang nằm sóng soài trên mặt đất.[129] Hay chính đây chỉ là một cách giải thích.

54. Trong Tâm ta[130] điều này có nghĩa là suy nghĩ trong tâm. “đã xảy ra như vậy trong tâm ta.”[131] Cũng là một cách giải thích.

54. Mong muốn có nghĩa là ước ao.

54. Các phiền não có nghĩa là phiền não làm vẩn đục sẽ tra tấn – mười điều bắt đầu với tham ái.[132]

54. Ta có thể thiêu hủy có nghĩa là ta có thể thiêu hủy hết[133]. Ý nghĩa ở đây là, ta có thể thiêu hủy hết các phiền não của ta.

55. Điều này có lợi ích gì đây là cách diễn tả việc ngược lại[134]

55. Ðang khi ta vẫn chưa hiểu được có nghĩa là: đang khi ta phân biệt được (từ những người khác), không hiểu, bị che dấu. Ðiều này có lợi ích gì, giống như các vị tỳ khưu ở đây, sau khi đã đoạn tận các lậu hoặc? Ý định ở đây là, sau khi đã chu tất những pháp khả dĩ có thể tạo nên một vị Phật, thì trái đất vĩ đại này có thể rung lên vào thời điểm ngài giáng trần, Đản sanh, Giác Ngộ và chuyển Pháp Luân. Thế rồi ngài nghĩ tiếp: “Người nào đã Giác Ngộ, nên trở thành một vị Phật, kẻ nào đã vượt qua được bộc lưu nên trở thành người giúp đỡ người khác vượt qua bộc lưu, kẻ nào đã được giải thoát thì cũng nên trở thành người chuyên giải cứu cho người khác.”[135]

56. Trên thế gian này cùng với các vị chư Thiên có nghĩa là trên thế gian này với chư vị Chư Thiên[136]

56. Sau khi đã trở thành người ý thức được sức mạnh của mình có nghĩa là nhận ra được chính sức mạnh và khả năng của mình.

56. Ta sẽ tạo ra cho người khác vượt được bộc lưu có nghĩa là ta sẽ tạo cho mọi người vượt được bộc lưu.[137]

[91] 56. Thế gian này cùng với các chư vị chư Thiên có nghĩa là các chúng sanh với các chư Thiên, con người cùng với các chư vị chư Thiên.

57. Nhờ hành vi công đức này có nghĩa là nhờ vào hành vi tuyệt vời này; ý nghĩa là: hy sinh mạng sống của ta cho Ðức Phật thông qua hành vi công đức nằm dài trên một đống bùn.

58. Vòng luân hồi (saṃsarasota) có nghĩa là: vòng luân hồi có nghĩa là một vòng chuyển luân từ nơi đây đến nơi kia dưới những hình thức như sanh, dòng suối nhỏ, các trạm tâm thức. Và chín hữu tình cư liên quan đến nghiệp chướng và các phiền não như người ta đã nói như sau:

Xiềng xích vô tận nơi ngũ uẩn, giới, nơi các xứ cũng mang theo đặc tính liên tục chính là điều ta gọi là vòng luân hồi.*

Nếu như người ta nói rằng: luân hồi và lưu (sota), thành vòng luân hồi (saṃsārasota) có nghĩa là: vòng luân hồi. Hay dòng sông của luân hồi (saṃsrassa sotaṃ) là dòng luân hồi. (saṃsārasota). Đó chính là nguyên nhân của vòng luân hồi (saṃsārakāraṇa). Ý nghĩa ở đây là: cắt đứt dòng sông ái dục.

58. Ba hữu có nghĩa là ba dòng tái sanh được coi là các phiền não do nghiệp chướng tạo ra tái sanh nơi cõi Dục hữu, nơi cõi sắc hữu và nơi cõi vô sắc hữu.

58. Con Tàu Phật Pháp chính là Bát Thánh Ðạo. Tuy nhiên con tàu này được gọi là thuyền Phật Pháp hiểu theo nghĩa vượt qua được bốn bộc lưu.

58. Lên thuyền có nghĩa là bước lên tàu.

58. Ta sẽ tạo cho (nhiều người) vượt qua bộc lưu. Có nghĩa là ta sẽ tạo cho vượt qua[138] và vì việc mong muốn đạt đến Phật Tính của ngài, thế nên ngài nói tiếp:

IIA 59. Chúng sanh nhân loại, chứng đắc nam giới. Nguyên nhân, gặp vị đạo sư, xuất gia, chứng đắc những ân đức đặc biệt, hành vi công đức và ý chí – bằng cách phối hợp tám pháp này lại với nhau thì quyết tâm sẽ đi đến chỗ thành công.[139]

* Vism 544 (được dịch trong Ppn) AA iii. 206. SnA ii. 426. UdA 270, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 10

59. Trong trường hợp này Nhân loại hiện hữu có nghĩa là: ước vọng của người nguyện vọng đạt đến quả vị Phật chỉ thành công khi người đó hiện hữu nơi hiện trạng con người. Không phải nơi những ai đang trong hiện trạng Long Vương naga v.v...Và tại sao lại như vậy? Vì ta thấy vắng bóng mất ba nhân thiện. Ngay cả khi người đó đang trong hiện trạng con người thì khát vọng chỉ thành công đối với nam giới. Nữ giới không thể đạt đến thành công được cũng vậy đối với những người đàn ông đã bệnh hoạn, cả những người vô tính hay thuộc giới lưỡng tính. Và lý do tại sao lại xảy ra như vậy? Vì chẳng có sự toàn hảo nào hiện hữu nơi những đặc tướng. Bởi vậy người ta nói thêm chi tiết như sau: “Hỡi các vị tỳ khưu, phụ nữ đạt đến Chánh Ðẳng Giác là điều không thể xảy ra.”*2 Chính vì thế đối với một người phụ nữ cho dù có được tái sanh thành người thì nguyện vọng trở thành vị Phật của người đó cũng không thành công.

59. Nguyên nhân có nghĩa là chỉ có nam giới với cá tánh riêng biệt này mới được phú cho nguyên nhân chứng đắc A-la-hán thì nguyện vọng của người này mới thành công, chứ không phải dành cho bất kỳ người nào khác.

59. Diện kiến vị Ðạo sư có nghĩa là, nếu một người nào đó có nguyện vọng trước sự hiện diện một đức Phật còn hiện tiền thì nguyện vọng đó sẽ thành công; nhưng nguyện vọng đó không thành công nếu được thực hiện gần một tháp thờ của một vị Thế Tôn. Người đã chứng đắc Níp Bàn chung cuộc cũng như trước một bức tượng tại gốc một cây Bồ đề, cũng như trước sự hiện diện của Chư Phật hoặc các đồ đệ của vị Phật đó.

Tại sao vậy? Cho dù có biết (những chúng sanh đó) có thích hợp hay không thích hợp[140] [92] cho dù việc phân định trí tuệ liên quan đến những phân định nghiệp chướng và kết quả. (Ấy vậy) chính do “không có khả năng” (incapacity) “thọ ký nguyện vọng chỉ có thể thành công trước sự hiện diện của một vị Phật mà thôi.

59. Xuất gia có nghĩa là: đối với một người đang nguyện vọng trước sự hiện diện của một đức Phật, là Ðức Thế Tôn, thì nguyện vọng của họ chỉ thành công nếu như người đó đã xuất gia trong số các vị ẩn sĩ là những người đã công bố đặc tính hữu hiệu nghiệp chướng, hay trước các vị tỳ khưu, chứ không phải dành cho những người tại gia cư sĩ.[141] Tại sao vậy? Chỉ có những vị Bồ Tát đã xuất gia mới đạt đến Chẳng Ðẳng Giác, không phải những người đang sống trong cuộc sống người đời. Chính vì thế, ngay từ lúc đầu, vào thời điểm thực hiện nguyện vọng.[142] Thì người đó đã phải là người thực hiện xuất gia trước đó.

59. Chứng đắc những ân đức đặc biệt, có nghĩa là: điều này chỉ thành công được với những người đã xuất gia và đã đạt được tám thiền chứng và năm thắng trí, chứ không do những người đã loại bỏ đi những thành tích nơi các ân đức đặc biệt này. Tại sao vậy? Vì do sự thiếu thốn nơi một người không có những ân đức đặc biệt này.

59. Hành vi công đức chính là việc hy sinh có được nơi những người có những ân đức đặc biệt ngay cả thuộc về chính mạng sống của họ đối với Chư Phật. Ðiều này chỉ thành công đối với những người có được hành vi công đức này, chớ không phải nơi những người khác.

*1 M. iii 65., A i. 28

59. Ý chí có nghĩa là: chỉ có kẻ nào có quyết tâm cao, thì ý chí mới dẫn đến thành công, nỗ lực cố gắng và tìm tòi những Pháp làm nên một Ðức Phật chứ không phải những điều gì khác. Ðây là một ẩn dụ nói về tính chất vĩ đại của ý chí. Bất kỳ ai, nhờ sức mạnh bàn tay của chính mình đã vượt qua được toàn bộ phần nội tại cõi ta bà thế giới Cakkavala đã trở thành một khối nước vĩ đại và có thể đến được tới bờ bên kia, người đó đạt đến quả vị Phật. Và nếu người đó không thấy rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn cho chính mình nhưng lại nghĩ rằng: “Sau khi đã vượt qua được cõi đó, ta sẽ đáp tới bờ bên kia an toàn.” Và nếu như người đó có được ý chí mạnh mẽ, cố gắng bền bỉ, thì nguyện vọng sẽ đem lại thành công cho chính người đó chứ không phải cho người nào khác.

Và khi vị Sumedha thông thái đã kết hợp được tám điều này và thực hiện quyết tâm cao để đạt đến hiện trạng đức Phật. Ngài nằm xuống. Và Phật tổ Dīpaṅkara tiến lại và đứng ngay kế bên đầu ngài Sumedha thông thái. Vừa khi nhìn thấy vị ẩn sĩ Sumedha đang nằm trên đống bùn lầy. Ngài nghĩ rằng, “vị ẩn sĩ này đang nằm trên đống bùn và đã quyết tâm đạt đến quả vị Phât, liệu nguyện vọng của vị này có thành công hay không?” Ðang khi ngài quan xét ngài đã thôi thúc nhận thức vào tương lai và nhận ra rằng: “Khi một trăm ngàn đại kiếp và bốn A Tăng Kỳ kể từ nay đã trôi qua, người này sẽ trở thành một vị Phật có hồng danh là Cồ Ðàm và đứng thẳng người trước một Tăng oàn, ngài đã thọ ký:

“Hỡi các vị tỳ khưu, các ngươi có nhận ra vị ẩn sĩ khổ hạnh đang nằm trên đống bùn kia chăng?”

“Dạ có, thưa ngài.”

“Người đang nằm trên đống bùn kia, sau khi đã thực hiện quyết tâm đạt đến quả vị Phật. Nguyện vọng của người này sẽ thành công. Sau một trăm ngàn đại kiếp và bốn A Tăng kỳ kể từ nay người này sẽ trở thành một vị Phật có hồng danh là Cồ Ðàm.” Và khi người này đã trở thành một cá tính như vậy thì nơi cư trú sẽ là thành phố có tên là Kapilavatthu, mẹ của ngài là hoàng hậu Mahāmāyā, cha của ngài là nhà vua Suddhodana, hai tối thượng thinh văn của ngài là Upatissa và Kolita, vị thị giả của ngài là Ānanda, và hai tối thượng thinh văn nữ của ngài là Khemā và Uppalavaṇṇā. [93] Khi trí của ngài đã trưởng thành hoàn toàn ngài đã thực hiện Ðại Xuất Gia, thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh và nhận từ tay Sujātā của bố thí gồm có cơm sữa ngay tại gốc cây a, và tham dự bữa đó ngay trên bờ sông Nerañjarā, ngài đã thượng lên bồ đoàn ngay gốc cây Bồ ề.[143] Ngài sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác ngay dưới gốc cây Assatha[144].”

Vì vậy người ta đã nói rằng:

IIA 60 Dīpaṅkara, bậc Thế gian này, người nhận của bố thí, đang khi ứng gần ngay trên đầu ta đã nói những lời sau đây:

Các ngươi có thấy vị ẩn sĩ vô cùng khổ hạnh, có tóc rối này chăng? vô số đại kiếp kể từ bây giờ về sau ngài sẽ trở thành một vị Phật trên thế gian này.

Sau khi xuất gia rời khỏi thành phố tuyệt vời này là Kapila. Đức Như Lai sẽ thực hiện một cuộc phấn đấu và thực hiện rất nhiều điều khổ hạnh.[145]

Sau khi đã ngồi thiền dưới gốc cây Ajapāla (người chăn dê) và chấp nhận một bữa cơm sữa tại đó, đức Như Lai sẽ trẩy đến thành phố Nerañjarā.

Khi ngài đã tham dự bữa ăn cơm sữa trên bờ sông Nerañjarā, v Chiến Thắng đó sẽ đi đến gốc cây Bồ ề qua con đường quang vinh đã được sửa soạn sẵn.

Thế rồi, sau khi đã đi vòng quanh bồ đoàn ngay gốc cây Bồ ề vị vô địch rất nổi tiếng sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác ngay tại gốc cây Assattha.

Người cha và người mẹ của ngài sẽ có tên là Māyā. Cha của ngài tên là Suddhodana; ngài sẽ được đặt hồng danh là Cồ Ðàm.

Hai người tên là Kolita và Upatissa, vô lậu, diệt trừ tham lam[146] an tịnh trong lòng, nhập định sẽ trở thành hai tối thượng thinh văn của ngài.

Ānanda sẽ là vị thị giả, ngài sẽ chăm sóc vị Chiến Thắng, Khemā và Uppalavaṇṇ là hai tối thượng thinh văn nữ của ngài.

Vô lậu, diệt trừ tham lam1 an tịnh trong lòng. Nhập định. Cây Bồ đề của Ðức Thế Tôn được cho là cây Assattha

Citta và Hatthḷavaka sẽ trở thành những cận sự nam phục vụ tối thượng của ngài; Uttarā và Nandamatā sẽ trở thành hai người cận sự nữ phục vụ tối thượng của ngài.

60. Trong trường hợp này Bậc thế gian giải[147] có nghĩa là: người biết được thế gian này vì thế gian này được biết bằng nhiều cách. Vì Ðức Thế Tôn biết rõ thế gian ngài biết rất sâu xa và thấu triệt được như thể bản chất cá nhân của ngài. Sanh, diệt và những phương tiện diệt của chúng. [94] Chính vì thế người ta gọi ngài là Thế gian giải, khi người ta nói rằng:

Chính vì thế thực sự bậc thế gian giải, rất thông thái, đã đi đến tận cùng thế giới, là người đã mang hạnh phúc phạm thiên đến gần, an tịnh, hiểu biết tận cùng thế gian, người chẳng hy vọng gì vào đời này cũng như chẳng hy vọng gì vào đời sau. *

Hơn nữa, có ba thế giới: Pháp hành thế gian, chúng sanh thế gian và hư không thế gian,[148] về điểm này, những sự vật bắt đầu với trái đất này đã khởi xuất tuỳ thuộc vào những nguyên nhân được gọi là Pháp hành thế gian. Ý thức, vô thức, phi tưởng phi phi tưởng chúng sanh được gọi là chúng sanh thế gian, vị trí nơi các chúng sanh này cư trú được gọi là hư không thế gian. Và đức Thế Tôn đã biết đến ba thế giới này nhờ vào bản chất cá thể của ngài. Chính vì thế ngài được gọi là thế gian giải.

60. Người tiếp nhận bố thí[149] có nghĩa là một người tiếp nhận bố thí vì do đặc tính ngài xứng áng tiếp nhận của bố thí đó, vì ngài đáng được nhận của bố thí.

60. Ðứng gần ngay đầu của ta có nghĩa là ngài dừng lại ngay gần đầu của tôi.[150]

60. Những thứ này [151]: ý nghĩa là điều nói về thế giới giờ đây được nói tới.

61. Vị ẩn sĩ để tóc rối có nghĩa là: một vị ẩn sĩ để tóc rối có tóc rối - đó là một vị ẩn sĩ có tóc rối.

61. Rất khổ hạnh có nghĩa là một ẩn sĩ rất khắc khổ.

62. Đãnghĩa là: đã xuất hiện[152]; ý nghĩa chính là điều này[153] hoặc đây chính là cách giải thích

62 được đặt tên là Kapila có nghĩa tên là Kapila

62 Xuất phát từ nơi vui thú có nghĩa là từ nơi có được điều thú vị[154]

62 Việc phấn đấu có nghĩa là tinh tấn.

63 Sẽ đi đến có nghĩa là sẽ đi.

Ðiều còn lại trong những đoạn kệ trên coi như đã rõ ràng.

* S i. 62, A ii 49 tt. trích Vism 204

Thế rồi nhà thông thái Sumeha nghĩ rằng, “Ước nguyện của ta sẽ thành công,” trong lòng ngài tràn ngập niềm hạnh phúc. Khi một đoàn người đông đảo đã nghe thấy những lời thọ ký của ngài Dpaṅkara, đức Như Lai Thập Lực, họ vui mừng phấn khởi và vui vẻ nghĩ rằng, “Vị ẩn sĩ Sumedha chính là Mầm Lộc Phật.” Và điều đã xảy đến với họ như sau, “Giống như một người vượt sông, nhưng không thể vượt được chỗ cạn trực tiếp, ngài đành đến vượt sông ở một chỗ thấp hơn.[155] Ngay cả như vậy. chúng ta, cho dù không đắc thủ quả Thánh đạo nơi giáo pháp của ngài Dīpaṅkara, đức Như Lai Thập lực được sẽ có thể thể hiện được quả Thánh Ðạo trong tương lai trực diện với ngài trở thành một đức Phật.” và toàn dân đã thực hiện một ước nguyện. Ngài Dīpaṅkara, đức Như Lai Thập Lực đã ca ngợi vị Bồ Tát, vị Ðại Nhân, và kính lễ ngài với tám bó hoa, sau đó ngài đã lên đường đi phía phải của vị Bồ Tát. Và rồi bốn trăm ngàn vị lậu tận cũng cúng dường Bồ Tát với những bông hoa và vật thơm và đã lên đường đi phía bên phải của Bồ Tát. Và các con người cũng như chư Thiên sau khi đã kính lễ ngài và cũng kính trọng ngài như vậy, cũng ra đi giữ bên hữu ngài.

Thế rồi ngài Dpaṅkara, người mang ánh sáng không thể sánh bằng (atidipankaro) cho thế gian. Vây quanh là bốn trăm ngàn người đã đoạn tận các lậu hoặc, được kính lễ do các cư dân và cả các chư Thiên trong thành phố Ramma vô cùng vui mừng chào đón ngài. Ngài giống như một ngọn núi bằng vàng hào quang toả sáng vào buổi chiều giống như [95] khi ngài đi theo con đường mà chính vị Bồ Tát đã sửa sang lại, được trang hoàng và sửa sang, đang khi đó vô vàn[156] các điềm lạ đã diễn ra. Ngài đã vào thành phố đầy vui thú Ramma, tỏa sáng như thành phố Amara. Ðen nghịt với khói nhang ngào ngạt hương thơm và muôn vàn lộc cây thơm ngát. Hương thơm và các loại bột thơm. Mặt trời đức Như Lai Thập Lực ngồi trên đỉnh Yugandhara. Ngài giống như mặt trăng mùa thu xinh đẹp, như trêu ngươi với đoàn bóng tối. Ngài giống như mặt trời tạo cho hoa sen nở rộ trong đầm lầy. (Mỗi vị tỳ khưu) trong Tăng Ðoàn đều lấy chỗ ngồi tiếp theo nhau khi họ đến chỗ dành riêng mình. Và những cận sự nam, những cư dân thành Ramma, chứng đắc những ân đức đặc biệt nơi niềm tin v.v... Đã tổ chức cho Tăng Ðoàn có Ðức Phật đứng đầu một cuộc bố thí rất lớn, có rất nhiều loại thực phẩm đa dạng, trang hoàng và có nhiều màu sắc, hương thơm và hương vị ngạt ngào. Một nguồn hạnh phúc vô song diễn ra trong thành phố.

Thế rồi sau khi đã nghe lời thọ ký của đức Như Lai Thập Lực như thể nhận ra hiện trạng vị Phật đang trong tầm với của ngài, vị Bồ Tát rất sung sướng trong lòng vì toàn bộ những người đã tới. Khởi xuất từ cử điệu phủ phục của ngài và nghĩ rằng, “Ta sẽ quán xét những pháp Ba la mật” ngồi kiết già, lưng ngài thẳng, trên một đống hoa khổng lồ. Ðang khi Ðại Nhân còn ngồi thiền như vậy thì các chư Thiên thuộc toàn thể Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới liền vỗ tay reo mừng, nói rằng, “Ðại sư Sumedha là một ẩn sĩ, ngồi kiết già thiền với tư thế của các vị Bồ Tát trưởng lão. Ngài suy nghĩ, “Ta sẽ quán xét những pháp Ba la mật.” Khi ngài còn đang ngồi, toàn bộ những điềm báo đã xuất hiện cũng xuất hiện vào ngày hôm nay. Chắc chắn rằng ngài sẽ trở thành một đức Phật. Chúng ta biết điều này: người nào có các điềm lạ thể hiện ngay ngày hôm nay chắc chắn sẽ trở thành đức Phật, chính vì thế liệu ngài có tin chắc chắn điều này chăng? Và họ liền tán dương khen ngợi ngài Bồ Tát với rất nhiều lời khen ngợi. Chính vì vậy người ta nói rằng:

IIA 71 Khi họ nghe thấy những lời của vị đại hiền triết chẳng có ai sánh bằng, kể cả chúng sanh lẫn chư Thiên đều vui sướng, nghĩ rằng, “Ðây chính là Chồi Lộc đức Phật.”

72. Những âm thanh reo hò tiếp tục phát ra; các cư dân trong Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới cùng với các chư Thiên vỗ tay, cười đùa vui vẻ và tỏ lòng kính lễ hai tay chắp lại để trên đầu và phục sát xuống đất.

73. (Nói rằng) “Nếu như chúng ta không được hưởng Giáo Pháp của vị bảo vệ trần thế này, trong một tương lai gần đây, chúng ta sẽ mặt đối mặt với đức Phật này.

74. Giống như con người vượt sông, nhưng không thể đi qua chỗ cạn để đến bờ bên kia, lại chọn một chỗ thấp hơn để qua sông cái.

75. Ngay cả như vậy, toàn bộ chúng ta, nếu chúng ta không nghe được Pháp của vị Chiến Thắng này, thì trong một tương lai gần chúng ta sẽ được đối diện với đức Phật này.”

[96] 76. Dpaṅkara, bậc thế gian giải, người nhận của bố thí. Thọ ký nghiệp chướng của ta. đang khi ngài đưa chân phải lên trời.

77. Toàn bộ con trai của vị Chiến thắng đang có mặt tại đó, đi vòng quanh ta giữ bên phải; các vị chư Thiên, con người và A Tu La[157] đều ra đi và chào ngài một cách kính cẩn.

78. Khi vị lãnh tụ thế giới với Tăng Ðoàn đã vượt qua tầm nhìn của ta, đứng dậy khỏi tư thế kính cẩn. Ta đã ngồi thiền sau đó.

79 Ta rất sung sướng và tràn đầy hạnh phúc, vui mừng với niềm vui khôn siết và rồi tràn ngập phỉ lạc khi ta ngồi thiền kiết già tại đó.

80. Ngồi thiền trong tư thế kiết già ta nghĩ như sau: “Ta đã có thể chế ngự được nhập thiền và tiến tới thập toàn nơi thắng trí.”

81. Nơi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới không có một đại ẩn sĩ nào sánh bằng với ta; cũng chẳng có ai sánh bằng với ta trong các hiện trạng sức mạnh thần thông, ta đã chiếm được hạnh phúc loại này.

82. Ðang khi ta còn ngồi kiết già nhập thiền thì những cư dân xuất chúng thuộc thập vạn Ðại thiên ta bà Thế Giới phát ra những lời reo hò to lớn: Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật.

83. Những điềm lạ trước đó đã được thể hiện khi vị Bồ Tát đang ngồi kiết già hành thiền cũng đã được thể hiện vào ngày hôm nay;

84. Lạnh giá đã bị đẩy lùi và nóng bức được giảm đi, những điềm lành này cũng được thể hiện ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một vị Phật.

85.Thập vạn Ðại thiên ta bà thế giới đang yên lặng và không bị quấy rầy; điều này đã thể hiện ngày hôm nay: Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

86. Gió to không còn thổi. Sông ngòi không tràn bờ; đây là những điều thể hiện ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

87. Hoa lá nở rộ trên cánh đồng khô cằn và trên mặt nước sình lầy thế rồi toàn bộ các hoa lá, toàn bộ đều nở rộ vào ngay hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

88. Những cây leo và cây cối đều đâm bông kết trái vào ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

89. Các kho báu trên trời và trên mặt đất đều sáng chói lên sau đó. Toàn bộ những kho báu này cũng sáng chói lên ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

90. Các nhạc cụ do con người chế tạo cũng như do các chư Thiên đều tấu lên những khúc nhạc êm dịu; cả hai thứ nhạc cụ đều được chơi trong ngày hôm này. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

[97] 91. Rất nhiều loại hoa đã từ trời rơi xuống thế gian, những điều này ngày hôm nay đã thể hiện. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

92. Ðại dương đã lùi lại, thập vạn đại thiên ta bà thế giới đều rung chuyển: cả hai điều này đều nổi lên trong ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

93. Ngay cả Thập vạn ngọn lửa trong ịa ngục cũng đều tắt ngúm; thì ngày hôm nay các ngọn lửa này cũng thể hiện trong ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

94. Mặt trời vô tỳ vết, toàn bộ tinh tú đều xuất hiện rõ ràng; cả ngày hôm nay những điều đó được thể hiện. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

95. Cho dù đã không có mưa nước cũng từ mặt đất phun lên. Ngày hôm nay nước cũng phun ra từ mặt đất như vậy. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

96. Các đám tinh tú và các chòm sao đang chiếu sáng trên bầu trời thiên quốc. Visākhā cũng ăn khớp với mặt trăng. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

97. Các con vật có hang làm tổ có hầm trú ẩn. Ðều ra khỏi hang và hầm các hang ngày hôm nay đều đã bị từ chối. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

98. Chẳng còn sự chán ngắc buồn tẻ xảy ra nơi các chúng sanh. Tất cả họ đều hài lòng toàn bộ chúng sanh ngày hôm nay đều tỏ vẻ hài lòng hân hoan. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

99. Bệnh tật đã giảm bớt và nạn đói đã được triệt tiêu. Những điều này cũng đã thể hiện vào ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

100. Tham ái đã trở nên nhẹ nhàng. Sân hận và si mê cũng đã được dẹp sang một bên. Toàn bộ những điều đó đều diễn ra trong ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

101. Sợ hãi chẳng còn tồn tại nữa.’ điều này cũng đã thể hiện trong ngày hôm nay nhờ vào điềm lạ này chúng ta biết được. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

102. Bụi bậm chẳng bay tứ tung nữa. Điều này đã xuất hiện vào ngày hôm nay nhờ điềm báo này chúng ta biết được: Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

103. Những mùi hôi thối cũng biến mất. Một hương chư Thiên đang thoảng đưa toả khắp nơi hương ngạt ngào đó cũng đã thổi lên trong ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

104. Toàn bộ các vị chư Thiên, ngoại trừ các vị thần vô sắc giới toàn bộ điều hiện hình trong ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

105. Ngay cả xa như cõi Ðịa ngục mọi sự đều hiện hình vào ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

[98] 106. Tường thành, cửa và tường đá chẳng làm nên chướng ngại được, chúng đều nhường chỗ cho không gian trong ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

107. Vào giây phút đó thì sanh và diệt đều không tồn tại. Những điều này đều thể hiện trong ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

108. Tinh tấn chắc chắn được đưa vào sử dụng. Ðừng quay trở lại, hãy tiến lên chúng ta đều khẳng định điều này vào ngày hôm nay. Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

71. Trong trường hợp này đã nghe được những lời này có nghĩa là Vị Bồ Tát đã nghe được những lời thọ ký của Ðức Phật Dpaṅkara.

71. Chẳng có ai sánh bằng có nghĩa là chẳng có ai ngang bằng ngài được do chẳng có người nào so sánh được với ngài cả, như lời người ta nói rằng:

Ta chẳng có ai làm đạo sư. Người như ta chẳng hề hiện hữu.

Cả nơi cõi đời lẫn cõi chư Thiên ta chẳng còn địch thủ nào sánh kịp*

71. Thuộc vị Ðại ẩn sĩ có nghĩa là vị đại tiên tri được tìm kiếm và yêu cầu có được những đại giới uẩn, đại định uẩn, đại tuệ uẩn; những ân đức của một vị đại tiên tri.

*. Vin i. 3, Trung Bộ Kinh I 171. xin trích Miln 235. xin đọc thêm Mhvu iii. 326

71. Con người cũng như chư Thiên có nghĩa là con người cũng như các vị thần.[158] Ðây là một cách giải thích mô tả thấu đáo. Ðối với toàn thể các Long Vương Yakkhas Dạ xoa v.v... nơi cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới, họ đang vui mừng hớn hở.

71. Ðây chính là Mầm Lộc Phật: ý nghĩa chính là đang vui mừng nghĩ rằng, “tuy nhiên, lộc hạt giống Ðức Phật này đã khởi xuất.”

72. Những tiếng reo hò có nghĩa là những tiếng hò la tiếp tục diễn ra.

72. Vỗ tay reo hò có nghĩa là họ đập cánh tay vào bàn tay của họ.

72. Cõi Thập Vạn có nghĩa là cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới.

72. Cùng với các chư vị Chư Thiên có nghĩa là với các chư Thiên; cùng với các chư Thiên[159] còn có nghĩa là các cõi Thập Vạn Ðại ta bà Thế Giới kính lễ.

73. Nếu về điều này có nghĩa là nếu về điểm này,[160] hay chính điều này cũng là một cách giải thích,

73. Nếu chúng ta không thể thực hiện được có nghĩa là nếu chúng ta không thể gặp được ngài.

73. Trong một khoảng thời gian tương lai có nghĩa là trong tương lai.

73. Chúng ta sẽ có nghĩa là chúng ta sẽ trở thành[161]

73. Đối diện với ngài[162] có nghĩa là được gặp chính ngài[163] - đối cách ở đây được hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

74. Vượt qua bộc lưu có nghĩa là chúng sanh vượt qua sông; “việc vượt sông” cũng là một cách giải thích.[164]

74. Chỗ cạn dẫn đến bờ bên kia có nghĩa là bờ đối diện.

74. Không thành công có nghĩa là không thực hiện được điều gì.[165]

75. Nếu chúng ta bỏ lỡ có nghĩa là: ý nghĩa ở đây là nếu chúng ta không nghe thấy Pháp của đức Thế Tôn chúng ta sẽ bị liệt vào hạng người không thực hiện được nhiệm vụ của mình.

76. Thọ ký nghiệp chướng của ta có nghĩa là thọ ký mục tiêu của ta đã luyện tập.

[99] 76. Giơ cao chân phải lên có nghĩa là nâng cao chân phải. “Ði vòng quanh ta về phía phải” cũng là một cách giải thích.

77. Các con trai của vị Chiến Thắng có nghĩa là các đồ đệ của đạo sư Dpaṅkara.

77. Thế rồi các chư Thiên, con người và các vị A tu la ều ra đi, chào một cách kính cẩn có nghĩa là: toàn bộ các vị chư Thiên v.v...di chuyển xung quanh ngài ba vòng về phía bên phải ngài, dùng hoa v.v... Để kính lễ ngài, tỏ lòng tôn kính ngài bằng cách phục lạy[166] năm điểm, quay trở lại và liên tục nhìn ngắm ngài, tán dương ngài bằng những lời khen ngợi và sửa soạn nhiều món cà ri cùng nhiều đồ gia vị đa dạng khác, thế rồi họ ra đi. “Rồi sau đó[167] các long vương và các dạ xoa, sau khi đã chào ngài rất kính cẩn, liền ra đi.” cũng là một cách giải thích.

* Vin. I 3, Trung Bộ Kinh i. 171, trích trong Miln 235, xin đọc thêm Mhvu iii. 326.

78. Ðã vượt quá tầm nhìn của ta có nghĩa là: Khi Ðức Thế Tôn đã đi khuất tầm nhìn của ta, Khi không còn nhìn thấy được nữa.” cũng là một cách giải thích.

78. Cùng với Tăng Ðoàn có nghĩa là cùng với các vị tỳ khưu trong Tăng Ðoàn, cùng với Tăng Già.

78. ng dậy từ tư thế bái phục có nghĩa là đứng lên khỏi vị trí nơi tôi đang nằm trên vũng bùn.

78. đang ngồi[168] thiền kiết già có nghĩa là ta ngồi thiền trong tư thế kiết già trên một đống hoa. “Vui mừng, phấn khởi trong lòng. Tôi đứng dậy khỏi chỗ ngồi.” Cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa xem ra đã rõ ràng.

79. Tràn ngập phỉ lạc có nghĩa là hoàn toàn tràn ngập với phỉ lạc.

80. Chế ngự được có nghĩa là đạt đến trạng thái thuần thục được.

80. Trong cung cách nhập thiền có nghĩa là khi nhập thiền về sắc giới và vô sắc giới.

81. Nơi hàng ngàn có nghĩa là trong cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới.

81. Thế giới có nghĩa là cõi ta bà thế giới.

81. Sánh kịp với ta có nghĩa là giống như ta nói rằng, không có sự phân biệt. “Chẳng có ai có thể so sánh được với ta.” để chứng minh điểm này một cách chính xác ngài nói. “Không thể sánh bằng xét về các hiện trạng khả năng thần thông.”

81. Trong trường hợp này, trong các hiện trạng sức mạnh thần thông.” có nghĩa là với năm sức mạnh thần thông.

81. Tôi đã đắc thủ được có nghĩa là tôi đã chiếm được.

81. Niềm hạnh phúc dạng này có nghĩa là niềm vui tâm bất tận[169] thuộc loại này.

Thế rồi khi vị Ẩn sĩ Sumedha đã nghe được lời thọ ký của đức Như Lai Thập Lực, thấy rằng chính hiện trạng đức Phật đó đang trong tầm tay của ngài. Thế nên ngài vô cùng vui sướng trong lòng. Trong cõi Thập Vạn đại ta bà đại Thế giới tại các Cõi Tịnh Cư, các vị Phạm Thiên đã tận mắt chứng kiến Chư Phật thực hiện các phép lạ khởi xuất vào thời điểm thọ ký về tính xác định các vị Bồ Tát. Công bố đặc tính xác định về lời nói của đức Như Lai, ngài Sumedha đã thốt lên những lời lẽ bắt đầu như sau, “Khi ta đang ngồi kiết già hành thiền” chứng tỏ rằng “các đoạn kệ họ thốt lên làm cho ta vô cùng hoan hỷ.”

82. Trong trường hợp này khi ta đang ngồi kiết già hành thiền có nghĩa là đang khi ta còn đang ngồi hành thiền trong tư thế kiết già[170] Hay đây chính là một cách giải thích.

82. Các cư dân kiệt xuất nơi cõi Thập Vạn Ðại ta bà Thế Giới có nghĩa là các cư dân nơi cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới [171], đại Phạm Thiên.

83. Những kẻ trước đó có nghĩa là những người thuộc tiền kiếp[172]. Ta nên hiểu ở đây (ya) biến tố này không được nhắc lại.

83. đang ngồi thiền kiết già có nghĩa là ngồi nhập thiền trong tư thế kiết già.[173]

83. Các điềm lạ đã được thể hiện: ý nghĩa ở đây là các điềm lạ đã được xuất hiện.[174] Ðược đề cập đến trong thời gian hiện tại (padissanti) nên được hiểu là ở thì quá khứ (padissimsu). Và ý nghĩa bất kỳ điều gì được đề cập đến trong các đoạn kệ tiếp theo phải được hiểu có liên quan đến quá khứ.

83. Những gì được thực hiện trong ngày hôm nay có nghĩa là những điềm lạ trước đó đã khởi xuất khi đó các vị Bồ tát đang ngồi hành thiền trong tư thế kiết già, [100] những điềm lạ này đã được thực hiện trong ngày hôm nay chính vì thế, ý nghĩa là, “Chắc chắn ngài sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.” Ðây là điều cần được hiểu là không phải chỉ là những điềm lạ cùng loại như trên đã diễn ra, mà chỉ những điềm lạ nào tương tự như vậy đã xảy ra trong ngày hôm nay.

84. Lạnh lẽo có nghĩa là sức lạnh.

84. Được đẩy lùi có nghĩa là đã qua đi, đã biến mất.

84. Những điều này có nghĩa là lạnh lẽo đã biến tan, sức nóng được giảm bớt.

85. Yên lặng có nghĩa là không có âm thanh, không có tiếng động.

85. Không bị quấy rầy có nghĩa là không bị phá rối.[175] Hay đây tự nó đã là một cách giải thích.

86. Không tuôn trào có nghĩa là không tiến hành, không động cựa.

86. Những dòng sông có nghĩa là những con sông.

86. Những (con sông) đó có nghĩa là (con sông) không tuôn trào, không chảy ra.

87. Xuất hiện trên đất liền có nghĩa là nổi lên trên mặt đất, trên triền núi, trên cây cối.

87. Xuất hiện trên mặt nước có nghĩa là các loại hoa mọc trên mặt nước.

87. Nở rộ[176] có nghĩa là chúng nở rộ dành cho những vị Bồ Tát tiền kiếp. Thì hiện tại ở đây nên được hiểu theo nghĩa quá khứ cho khớp với phương pháp đã được đề cập đến ở trên.[177]

87. Những (bông hoa) này cũng đang nở rộ trong ngày hôm nay: ý nghĩa ở đây là những bông hoa này đang nở rộ trong ngày hôm nay.

88. (Cây) đang ra trái có nghĩa là cây đang ra trái.

88. Cả ngày hôm nay những cây này có nghĩa là cả ngày hôm[178] nay những (cây) này.”cả những (cây) này nữa” lại ở giống đực vì ta nói đến các cây leo[179] và các loại cây khác.

88. đang ra trái có nghĩa là đang tạo trái.

89. Trên trời dưới đất có nghĩa là ở trên trời và trên mặt đất.

89. Bảo tàng có nghĩa là kho báu gồm ngọc quí v.v...

89. đang tỏa sáng có nghĩa là đang tỏa ra ánh sáng chói chang.

90. Do con người làm ra có nghĩa là thuộc về con người, do con người chế tạo ra.

90. Do các vị chư Thiên có nghĩa là thuộc về các chư Thiên, giống như chư Thiên.

90. Các nhạc cụ có nghĩa là: có năm loại nhạc cụ: ātata, vitata, ātatavitata, susira, ghana.[180] Trong trường hợp này ātata là một loại trống bọc bằng da một đầu, vitata là loại trống bọc da cả hai đầu. ātatavitata bọc bằng da hoàn toàn như thể một cây đàn luýt lớn của người Ấn Ðộ v.v...susira là một loại sáo trúc[181] v.v... và v.v...ghana chính là chiếc chủm choẹ[182] v.v...

90. Được tấu lên.[183] có nghĩa là được chơi[184] theo như những phương pháp đã nói đến ở trên.[185] thì hiện tại ở đây nên được hiểu theo thì quá khứ. Ðây cũng là phương pháp đối với các câu thuộc loại này dưới đây.

90. đang chơi, tạo ra âm thanh có nghĩa là đang tấu lên âm thanh tại đó như thể chính những điệu nhạc ngọt ngào[186] được phát ra với tài khéo điêu luyện. Ý nghĩa ở đây là các nhạc cụ đó đang phát ra âm thanh.

91. Nhiều loại hoa khác nhau, có nghĩa là nhiều loại hoa có hương thơm và màu sắc a dạng.

91. Mưa hoa xuống[187] có nghĩa hoa được rải xuống như mưa[188].

91. Cả những (loại hoa) này nữa.[189] có nghĩa là những loại hoa a dạng này[190] đang được rải xuống như mưa. Ý định ở đây muốn nói là các loại hoa này được các vị chư Thiên và Phạm thiên rắc xuống trần gian.

92. Lùi lại có nghĩa là kéo lùi giật lùi lại.

[101] 92. Cả hai cõi ngày hôm nay cũng đã có nghĩa là hôm nay trên cả hai cõi này; đó là trên đại dương và các cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới.

92. Ðang vang dội âm thanh có nghĩa là đang vang dội tiếng nhạc

93. Cõi Thập vạn nơi ịa ngục có nghĩa là vô vàn vô số cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới.

94. Bị tắt có nghĩa là bị dập tắt; họ đạt đến an tịnh

94. Các vì sao có nghĩa là các chòm tinh tú.

94. Những điều này cũng đã thể hiện trong ngày hôm nay có nghĩa là tính vô tỳ vết của mặt trời, và các vì sao cũng thể hiện vào ngày hôm nay ngay trong ban ngày.

95. Cho dù mưa đã không rơi[191] có nghĩa là mưa đã ngừng rơi.[192] Sử dụng cách nên được hiểu ở đây theo nghĩa xuất xứ cách. Hay cho dù trời không đổ mưa”[193] cũng có nghĩa là “cho dù trời đã không đổ mưa”[194] “Na”[195] chỉ là một tiểu từ như trong các văn cảnh cụ thể là “sau khi đã nghe[196] lời nói của sứ giả.” *

95. Nước cũng rỉ ra trong ngày hôm nay: ý nghĩa ở đây là ngày hôm nay nước cũng đã rỉ ra.

*. Sn. 417

95. Từ mặt đất[197] có nghĩa là từ đất[198] nước đã rỉ ra.  đây lại dùng xuất xứ cách.

96. Các chòm sao có nghĩa là toàn bộ các chòm sao kể cả những vì sao bị che khuất và các chòm sao.

96. Các chòm sao có nghĩa là các chòm sao và các vị tinh tú.

96. Trên vòm trời có nghĩa là các vì sao đang chiếu sáng trên vòm trời.

97. Các con vật có hang làm tổ có nghĩa là: những con vật có hang làm tổ là rắn, con cầy mangut, con cá sấu, con thằn lằn v.v...[199]

97. Có tổ trong hang[200] có nghĩa là có tổ trong sông[201] hay chính đây là một cách giải thích.

97. Mỗi loài tuỳ xuất phát từ hang của chúng có nghĩa là từ chính hang của các loài đó; “từ hang của chúng” cũng là một cách giải thích ý nghĩa chính là kể từ thời gian trong hang, trong lỗ.

97. ều chui ra có nghĩa là xuất hiện từ hang.[202]

97. Bị từ khước có nghĩa là bị từ chối khéo; ý nghĩa ở đây là rút lui khỏi.

98. Chán ngắc, buồn tẻ có nghĩa là không hài lòng.[203]

98. Bằng lòng có nghĩa là biểu lộ sự hài lòng cao độ nhất. 99. Bị loại bỏ có nghĩa là chúng biến mất.

100. Tham ái (gắn bó) có nghĩa là tham lam với dục lạc.

100. Yếu ớt có nghĩa là bị xem nhẹ; thông qua điều này sự vắng bóng mọi nỗi ám Đảnh.

100. Biến mất có nghĩa là bị mất dạng.

101. Thế rồi có nghĩa là khi các vị Bồ tất trước đó đang ngồi thiền trong tư thế kiết già.

101. Đã không tồn tại có nghĩa là không còn nữa[204]

101. Cả ngày hôm nay cũng vậy ý nghĩa là: ngay ngày hôm nay vẫn ngồi kiết già, nhưng không phải vậy đâu[205]

101. Nhờ dấu hiệu này ta biết được có nghĩa là chính vì lý do này tất cả chúng ta đều biết ngài sẽ trở thành một đức Phật.

102. Không bay lên cao có nghĩa là không bay lên trời, không tồn tại, không hiện hữu.

103. Những mùi khó chịu. Có nghĩa là mùi hôi thối.

103. đi khỏi có nghĩa là biến mất.

103. Thoảng quanh có nghĩa là toả hương thoang thoảng quanh đó.[206]

103. Điều đó cũng xảy ra hôm nay có nghĩa là mùi hương thơm chư Thiên đó hôm nay cũng thể hiện.

[102] 104. Điều xuất hiện có nghĩa là điều thể hiện.[207]

104. Ngày hôm nay cũng thể hiện có nghĩa là toàn bộ các chư Thiên ngày hôm nay cũng có mặt.

105. Xa cho đến tận[208] là một tiểu từ hiểu theo nghĩa phân định; ý nghĩa là cho đến tận.

106. Các bức tường có nghĩa là các bức tường thành.[209]

106. Chẳng có ngăn trở nào có nghĩa là các tường thành không tạo ra được cản trở nào.

106. Thế rồi có nghĩa là trước đó.

106. Với khoảng không gian: ý nghĩa ở đây là các cánh cửa, tường, triền núi. Không thể ngăn cản được điều đó. Tương tự như một không gian (mở) không bị hạn chế.

107. Diệt có nghĩa là chết.

107. Sanh có nghĩa là tái sanh (đầu thai)

107. Vào thời điểm đó có nghĩa là vào thời điểm khi các vị Bồ Tát tiền kiếp còn đang ngồi thiền trong tư thế kiết già.

107. Không hiện hữu có nghĩa là không còn nữa (không tồn tại)

107. Cả ngày hôm nay cũng vậy có nghĩa là cả ngày hôm nay[210]; các từ này dành cho những lần khởi sanh là ý nghĩa muốn đề cập đến.

108. Không quay trở lại có nghĩa là không quay về.

108. Tiến tới có nghĩa là đi tới. Về điểm này lời nhắc ở đây là quá rõ ràng.

Bởi vậy sau khi nghe những lời thọ ký của ngài Dīpaṅkara, vị Như Lai Thập Lực và Như Lai của các vị chư Thiên và cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới. Ngài Sumedha thông thái được tràn ngập sức mạnh dồi dào. Liền suy nghĩ. “Thực vậy, những lời nói của Chư Phật quả không sai. Trong lời nói của đức Phật mọi thứ đều được hiện thực, bởi vì đã có một cục đất rơi xuống lại được tung lên trời, có sanh ắt phải có tử, sau hoàng hôn lặn ắt hẳn sẽ xuất hiện bình minh. Tiếng rống của sư tử được thoát ra từ hang, người phụ nữ mang thai ắt hẳn có ngày lâm bồn. Như vậy thì lời của Ðức Phật chắc chắn không thể sai được. Vì chắc chắn tôi sẽ trở thành đức Phật: chính vì vậy. người ta nói rằng:

IIA 109. Khi ta đã nghe lời thọ ký của cả Ðức Phật lẫn cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới, trong lòng đầy phấn khởi, hân hoan và vui mừng ta suy nghĩ như sau:

110. Lời thọ ký của Ðức Phật có ý nghĩa không thể nghi ngờ vào đâu được, lời thọ ký của Vị Chiến Thắng không thể sai lầm. Chỉ có sự thật nơi lời nói của Ðức Phật mà thôi. Chắc chắn ta sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

111. Giống như cục đất được tung lên trời chắc chắn sẽ rơi xuống đất trở lại, chính vì thế lời của Ðức Phật tuyệt vời nhất đều được bảo đảm và trường cửu. Chẳng có điều giả dối nơi những lời của Ðức Phật. Chắc chắn ta sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

112. Cũng vì vậy toàn bộ chúng sanh phải chết là điều chắc chắn và bất diệt chính vì thế mà lời của Ðức Phật cũng thuộc loại hoàn hảo nhất. Chẳng có điều giả dối nơi những lời của Ðức Phật. Chắc chắn ta sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

[103] 113. Giống như đêm tối phải tàn vào lúc bình minh là điều chắc chắn. Chính vì vậy mà lời của Ðức Phật thuộc loại hoàn hảo nhất cũng được bảo đảm và trường cửu. Chẳng có điều giả dối nơi những lời của Ðức Phật. Chắc chắn ta sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

114. Giống như khi Chúa sơn lâm rời khỏi hang đều phát ra tiếng rống oai vệ là điều chắc chắn, thế nên lời thọ ký của Ðức Phật thuộc loại hoàn hảo nhất cũng được bảo đảm và trường cửu. Chẳng có điều giả dối nơi lời của Ðức Phật. Chắc chắn ta sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

115. Giống như người phụ nữ mang thai sẽ có ngày lâm bồn là điều chắc chắn. Chính vì thế lời của Ðức Phật tuyệt vời nhất đều được bảo đảm và trường cửu. Chẳng có điều giả dối nơi những lời của Ðức Phật. Chắc chắn ta sẽ trở thành một đức Phật trong tương lai.

109. Trong trường hợp này khi ta nghe thấy lời tuyên bố của cả Ðức Phật lẫn cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới có nghĩa là sau khi đã nghe lời thọ ký của ngài Dīpaṅkara, bậc Chánh Ðẳng Giác. Và các vị Chư Thiên nơi Cõi Thập Vạn Ðại ta bà Thế Giới. Cả hai có nghĩa là hai nhân vật[211] hay từ “cả hai” là một từ chủ cách hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

109. Ta nghĩ như vậy có nghĩa là Ta đã nghĩ như vậy[212].

110. Không có hai nghĩa có nghĩa là hai tuyên bố không xảy ra. Ý nghĩa ở đây là chỉ có một tuyên bố được coi là rõ ràng. “Một lời thọ ký áng tin cậy” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là một lời thọ ký không thể sai lầm được.

110. Lời thọ ký không thể sai lầm có nghĩa là lời thọ ký không trái với sự thật.

110. Lời nói dối: ý nghĩa là không có lời nói dối sai sự thật.

110. Chắc chắn ta sẽ trở thành một đức Phật. “Việc ta sẽ trở thành đức Phật là điều chắc chắn.” Ta phải hiểu rằng thì hiện tại được sử dụng vì đó là điều chắc chắn. Vì điều đó phải như vậy.

113. Mặt trời mọc [213]có nghĩa là lúc mặt trời xuất hiện trên[214] bầu trời. Hay đây chính là một cách giải thích.

113. Bảo đảm và trường cửu có nghĩa là tuyệt đối không thể tránh được cũng như trường cửu.

114. Khi nó rời khỏi hang động có nghĩa là khi nó rời khỏi hang.

115. Việc lâm bồn của người phụ nữ mang thai có nghĩa là việc sanh nở những vật nặng đó khỏi lòng những người phụ nữ mang thai.

115. Việc sanh nở có nghĩa là sanh đẻ[215] ý nghĩa ở đây là sanh một đứa con. Vần “ma” liên kết giữa hai từ và những gì còn lại coi như đã rõ ràng.

Thực vậy, ngài suy nghĩ, “Ta sẽ trở thành một đức Phật” và ngài đã thâm tín điều đó để có thể quán xét về những pháp tạo thành một đức Phật, ngài suy nghĩ. “Ở đâu có được những pháp tạo nên một đức Phật? Những pháp đó có ở trên trời, dưới đất, ở khắp tứ phương thiên hạ hay ở những nơi phần trung gian?” Dần dà sau khi nghiên cứu toàn bộ những pháp giới[216] và nhận ra rằng việc Bố Thí chính là pháp Ba la mật ầu tiên các vị Bồ Tát tiền kiếp đã theo đuổi và thường xuyên sử dụng, ngài đã tự động viên mình như sau:

Hỡi Sumedha thông thái, từ đây trở về sau nhà ngươi phải chu tất pháp Ba la mật ầu tiên, đó là Bố Thí. Vì giống như một bình nước đã được dốc ngược xuống thì chẳng còn giọt nước nào nằm trong bình và ta chẳng có thể thu hồi được giọt nước nào nữa, nay cả như vậy, đừng lo lắng bận tâm lấy lại được của cải hay tiếng tăm [104] hoặc cả vợ và cả con cái nữa hay bất kỳ chi thể[217] nào nữa, nhưng hãy bố thí hoàn toàn mọi thứ nhà ngươi ước muốn có được cho sự thịnh vương của những người van xin nhà ngươi, đang khi ngồi dưới gốc cây Bồ đề và nghĩ rằng, ‘Nhà ngươi sẽ sớm[218] trở thành một đức Phật” Ngài đã kiên quyết và nhất quyết quyết định thực hiện pháp Ba la mật ầu tiên, đó là bố thí. Vì thế người ta nói rằng:

IIA 116. Nào, ta sẽ nghiên cứu những pháp tạo thành đức Phật, tại đây và ở kia, ở trên, ở dưới trong khắp tứ phương thiên hạ cũng như tận các pháp giới nữa.

 Ðang khi nghiên cứu khảo sát, ta thấy pháp Ba la mật ầu tiên, đó là bố thí, đó là đại chánh đạo biết bao nhiêu các vị ẩn sĩ xưa nay vẫn thực hiện.

Sau khi đã quyết tâm, nhà ngươi hãy thực hiện và tiếp tục thực hiện pháp Ba la mật ầu tiên này, đó là bố thí. Nếu như nhà ngươi muốn chứng đắc Giác Ngộ.

Giống như một bình nước đầy, ta có thể đổ hết nước ra ngoài bằng bất kỳ cách nào và chẳng còn lấy lại được gì nữa

Chính vì thế, nhìn thấy những người van xin, hèn hạ, cao sang hay trung bình hãy ban tặng cho họ của bố thí hoàn hảo giống như đổ ngược chiếc bình nứơc xuống vậy.

116. Trong trường hợp này từ Nào chỉ là một tiểu từ hiểu theo nghĩa khởi đầu (trong nhóm các đoạn kệ này).

116. Những pháp tạo thành một đức Phật có nghĩa là những pháp tạo thành quả vị Phật. Những pháp có thể tạo thành quả vị Phật gồm có mười pháp bắt đầu với Bố Thí Ba la mật.

116. Ta sẽ nghiên cứu có nghĩa là ta sẽ xem xét;[219] ý nghĩa ở đây là ta sẽ tìm hiểu chắc chắn.

116.  đây ở kia có nghĩa là đây, kia[220] hay chính điều này là một cách giải thích. Ý nghĩa là “Ta sẽ nghiên cứu ở khắp mọi nơi.”[221]

116.  Trên có nghĩa là nơi cõi chư Thiên.[222]

116.  phía dưới có nghĩa là nơi cõi trần gian.4

116. Khắp tứ phương thiên hạ có nghĩa là ở khắp mười phương. Ý muốn nói ở đây là. “Ở nơi nào có những pháp giúp tạo thành đức Phật, ở trên, ở dưới, vượt qua, ở khắp tứ phương, ở những nơi chốn trung gian chăng ?”

116. Cho đến tận các pháp giới nữa có nghĩa là ở đây “cho đến tận” là một thành ngữ để phân định “pháp giới” nên được hiểu như là một nhắc nhở trong câu văn và ý nghĩa việc xảy ra về đặc tính cá nhân của một pháp (dhamma), điều này gọi là gì? Có nghĩa là “tôi sẽ nghiên cứu cho đến khi nào thấy xuất hiện đặc tính cá nhân nơi những pháp, có những pháp thuộc cõi Dục giới có những pháp thuộc cõi sắc giới và cõi vô sắc giới nữa.”

117. Nghiên cứu có nghĩa là thử nghiệm và xác định chắc chắn.

Nhờ vậy... cổ xưa có nghĩa là nhờ vào đó các vị Bồ Tát cổ xưa.

117. Đã theo đuổi có nghĩa là đã tu luyện, theo đuổi.

Ðã đảm trách có nghĩa là đã thực hiện cam kết. Ý nghĩa ở đây là, “kể từ ngày hôm nay trở đi ta sẽ thực hiện pháp Bố Thí Ba la mật.”

Tiếp tục thực hiện pháp[223] Bố Thí Ba la mật có nghĩa là: tiếp tục thực hiện pháp [224] Bố Thí Ba la mật; ý nghĩa ở đây chính là: chu tất, tròn đủ việc bố thí.

[105] 118. Nếu như nhà ngươi muốn chứng đắc Chánh Ðẳng Giác có nghĩa là: nếu như, sau khi đã đi đến gốc cây Bồ đề, nhà ngươi muốn chứng đắc Chánh Ðẳng Giác có một không hai (vô song)

119. Thông qua bất kỳ điều gì có thể có nghĩa là bằng nước bằng sữa hoặc bất kỳ điều gì có thể. Hay. Vì có một mối liên kết với từ “full” các nhà ngữ pháp muốn sử dụng một sở hữu cách hay một sở hữu cách hiểu theo nghĩa sử dụng cách. – Ý nghĩa ở đây là “bằng mọi cách”

119. Lật ngược xuống có nghĩa là úp xuống đất.

119. Không giữ lại được tý gì trong đó, có nghĩa là không giữ lại được gì trong chiếc bình (đã bị lật úp) đó.

119. (Hay) đổ ra ngoài: ý nghĩa là: hay đổ hết nước ra ngoài.

120. Thấp kém, cao sang[225], hay trung bình có nghĩa là những người thấp hèn, sang trọng hay trung bình. Vần “ma3” là từ liên kết hai từ nối hai từ lại với nhau.

120. Giống như chiếc bình nước dốc ngược có nghĩa là giống như chiếc bình dốc ngược xuống đất,

Khi vừa nhìn thấy những cầu khẩn van xin tiến lại gần, ngài đã tự động viên chính mình như sau: “Hỡi Sumedha, nhà ngươi chớ giữ lại bất kỳ thứ dư thừa nào cho chính mình, hãy thực hiện điều tròn đủ Bố Thí Ba la mật bờ kia bằng cách biếu cho họ tất cả tài sản nhà ngươi có được, Bố thí Ba la mật bờ trên chính là việc hy sinh bất kỳ chi thể nào của nhà ngươi, Bố thí Ba la mật bờ cao thượng đó là hy sinh chính mạng sống mình cho người khác.”

Thế rồi điều gì diễn ra nơi ngài: “Chẳng phải chỉ có ít pháp có thể tạo thành đức Phật âu.” Rồi quán xét tiếp theo và khám phá ra Ba la mật thứ hai, đó là Trì giới, ngài suy nghĩ: “Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở về sau nhà ngươi phải chu tất Ba la mật thứ hai, đó là Trì giới, giống như con bò Tây Tạng, không ngần ngại bỏ cả chính cuộc sống của nó, để chỉ bảo vệ có cái đuôi của mình,[226] ngay cả như vậy nhà ngươi cũng phải làm như vậy. Kể từ nay trở về sau không những chỉ hy sinh chính mạng sống của nhà ngươi chỉ để bảo vệ pháp Ba la mật mà thôi, nhà ngươi sẽ trở thành đức Phật.” Và ngài đã kiên quyết và nhất quyết thực hiện Ba la mật thứ hai này. Đó là Giới Ba la mật. Vì thế cho nên người ta mới nói rằng:

IIA 121. Nhưng chẳng phải chỉ có một vài pháp như vậy được cho là Chư Phật mà thôi. Ta sẽ nghiên cứu các điều khác nữa để được trưởng thành đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

122. Ðang lúc quán xét, Thế là ta đã khám phá ra Ba la mật thứ hai. Ðó là Trì giới, là điều đã được các vị Ðại ẩn sĩ ời xưa theo đuổi và tập luyện kỹ càng.

123. Sau khi đã nhất quyết, nhà ngươi hãy đảm trách và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ hai này. Đó là Trì giới. Nếu như nhà ngươi muốn chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

124. Và giống như con bò sữa Tây Tạng, nếu như chiếc đuôi của nó bị vướng phải điều gì đó. Nó nhất định không để cho chiếc đuôi của mình bị thương. Nhưng nó có thể chịu chết ngay tại đó để bảo vệ chiếc đuôi của mình.

125. Chính vì thế, chu tất được trì giới trên bốn lãnh vực, Trì giới liên tục giống như con bò sữa Tây Tạng bảo vệ chiếc đuôi của mình.

121. Nhưng không chỉ có những pháp này có nghĩa là không chỉ có những pháp này mà thôi.

121. Việc trưởng thành để đạt đến Chánh Ðẳng Giác có nghĩa là đem chánh đạo đến trưởng thành hay đem trí toàn tri đến trưởng thành nữa.

[106] 122. Ba la mật thứ hai, đó là Trì giới, có nghĩa là những nền tảng đem lại toàn bộ những pháp thiện lại có trong Trì giới. Được thiết lập trong Trì giới chúng ta không làm hư hỏng những pháp thiện đó. Chúng ta có thể lãnh hội được toàn bộ những ân đức đặc biệt cả hiệp thế lẫn siêu thế, chính vì thế Trì giới Ba la mật nên được chu tất. Ý nghĩa ở đây chính là ngài đã nhận ra được Ba la mật thứ hai, đó là Trì giới.

122. Theo đuổi và thực hiện có nghĩa là theo đuổi cũng như tận dụng được Ba la mật đó.

122. Con bò Tây Tạng có nghĩa là con Bò Cái Tây Tạng.

124. Nơi mọi sự trên đời này có nghĩa là ở bất kỳ nơi nào trong đó có cây cối, cây leo, gai góc v.v...

124. Bắt lấy có nghĩa là chộp lấy nắm lấy[227].

124. Tại đó có nghĩa là giữ nguyên ngay tại đó là nơi bắt[228] được.

124. Không làm hại có nghĩa là không triệt phá.

124. Chiếc đuôi có nghĩa là: bò cái sẽ không làm hư, huỷ hoại chiếc đuôi của mình nhưng thà liều chết ngay tại đó.

125. Trì giới trên bốn lãnh vực có nghĩa là: Trì giới được chia ra thành bốn loại: ý nghĩa ở đây liên quan đến thu thúc trong Giới Bổn, chế ngự các căn, hoàn toàn thuần khiết trong mọi lãnh vực nuôi mạng, và chỉ sống nhờ vào những điều thiết yếu (cho cuộc sống hàng ngày của một vị tỳ khưu).[229] Nhưng liên quan đến bốn lãnh vực, pháp Ba la mật đó tuy nhiên và cũng phải tự tinh xảo hoá chỉ gồm tóm trong hai lãnh vực mà thôi.

125. Chu tất được có nghĩa là nhờ không xé rách, cắt bỏ, làm bẩn v.v...

125. Liên tục có nghĩa là mọi lúc.

125. Giống con bò cái Tây Tạng có nghĩa là giống như trường hợp con bò cái Tây Tạng.[230] Ðiều còn lại ở đây coi như là đã rõ.

Thế rồi lại có điều xảy ra nơi ngài đó là: “Ðâu phải chỉ có một ít pháp đó có thể tạo nên được một đức Phật.” Và đang khi quán tưởng hơn nữa và khám phá thấy được Ba la mật thứ ba nổi lên. Ðó là xuất gia (hạnh xuất ly), ngài suy nghĩ: Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở về sau nhà ngươi còn phải chu tất Ba la mật thứ ba nữa, đó là Xuất Gia. Giống như một người bị nhốt vào nhà tù trong một thời gian dài không còn hỷ ái về điều đó nữa. Ngược lại, cảm thấy bực bội và không còn muốn lưu lại (trong đó) nữa; ngay cả như vậy nhà ngươi cũng đã nhận ra toàn bộ những Hữu Ái (tái sanh) đều giống như một nhà tù vậy, thế thì bực bội và muốn thoát khỏi những Hữu Ái đó, hãy quay trở lại với xuất gia (hạnh xuất ly). Như vậy nhà ngươi sẽ trở thành một đức Phật.” Và ngài nhất quyết và kiên quyết quyết định thực hiện Ba la mật thứ ba, đó là Xuất gia (hạnh xuất ly) vì vậy người ta đã nói như sau:

IIA 126. Nhưng không chỉ một ít điều như vậy có thể được coi như là những Phật Sự đâu. Ta sẽ nghiên cứu một số điều khác nữa giúp trưởng thành đến Chánh Ðẳng Giác.

127. Ðang khi nghiên cứu, ta nhận thấy Ba la mật thứ ba, đó là Xuất gia (hạnh xuất ly), các nhà đại hiền triết xưa nay đều theo đuổi và tu tập kỹ càng.

128. Sau khi đã nhất quyết, nhà ngươi hãy cam kết và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ ba này, đó là Xuất gia (hạnh xuất ly) nếu nhà ngươi muốn chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

129. Giống như một người đã lâu nay trải qua cuộc sống đau khổ trong tù lao không còn ham muốn ở trong đó nữa, mà chỉ tìm kiếm giải thoát mà thôi.

[107] 130. Chính vì thế nhà ngươi đã nhìn thấy mọi Sanh Hữu chỉ là một nhà tù mà thôi. Hãy quay trở lại thực thi xuất gia (hạnh xuất ly) để được phóng thích khỏi hiện hữu đó. (tái sanh).

129. Trong trường hợp này trong một nhà tù có nghĩa là trong một trại giam.

129. Vì đã sống lâu ngày trong đó có nghĩa là đã sống ở đó trong một thời gian dài.

129. Bị phiền toái có nghĩa là bị đau khổ đè nén.

129. Trong đó có nghĩa là trong trại giam.

129. Ham muốn có nghĩa là hỷ ái.

129. đừng có tạo ra có nghĩa là không khuấy động hay gợi lên. Nghĩ rằng, “Ðược giải thoát khỏi nhà tù đó ta sẽ đi tới một nơi nào khác” ngài đã không tạo ra chấp thủ với nơi đó (nhà tù). Ngài đã làm gì nào?

129. Ngài chỉ tìm kiếm cho được giải thoát mà thôi: ý định ở đây là ngài chỉ tìm kiếm tự do, chỉ tìm kiếm giải thoát mà thôi.

130. Ngài quay trở lại với xuất gia có nghĩa là: hãy quay trở lại với Xuất gia (hạnh xuất ly)[231]

130. (Thoát) khỏi Hữu (tái sanh) có nghĩa là thoát khỏi mọi hình thức tái sanh.

130. Chỉ nhắm đến giải thoát mà thôi có nghĩa là nhằm mục tiêu giải thoát tối hậu “hãy quay trở lại với xuất gia nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác” cũng là một cách giải thích. Những gì còn lại đã quá rõ ràng.

Thế rồi một điều nữa lại xảy đến với ngài: “Ðâu phải chỉ có một ít pháp như vậy có thể tạo thành một đức Phật được.” Và quan xét tiếp thêm ngài đã nhận ra Ba la mật thứ tư, đó là Trí Tuệ, ngài đã suy nghĩ như sau: “Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở đi, nhà ngươi phải chu tất được Ba la mật thứ tư. Ðó là Trí tuệ. Không được xa tránh bất kỳ hạng người nào cho dù thấp hèn, trung bình hoặc cao sang. Và cũng đến gặp tất cả những người thông thái để đặt câu hỏi với họ. Giống như một vị tỳ khưu đang khi du hành khất thực, không tránh né bất kỳ gia đình nào trong số những gia đình được phân thành “thấp kém, nghèo hèn” v.v... Nhưng phải đi khất thực theo một thứ tự lần lượt và nhanh chóng kiếm đủ đồ ăn dùng làm phương tiện sinh sống hàng ngày, chính vì thế nhà ngươi sẽ đến gặp toàn bộ những người thông thái và hỏi họ. “Trở thành một đức Phật là như thế nào.” Và ngài nhất quyết và quyết định thực hiện Ba la mật thứ tư đó là trí Tuệ, vì vậy mà người ta nói rằng:

IIA 131. Nhưng không chỉ một ít pháp như vậy có thể được coi là những Phật Sự đâu. Ta cũng còn nghiên cứu những điều khác nữa giúp trưởng thành để đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

132. Ðang lúc nghiên cứu, thế rồi ta nhận ra được Ba la mật thứ tư, đó là Trí Tuệ, đã được các nhà đại ẩn sĩ xưa nay theo đuổi và tu luyện.

133. Nhà ngươi, sau khi đã nhất quyết, cam kết và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ tư này, đó là trí tuệ nếu như nhà ngươi muốn chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

134. Và với tư cách là một vị tỳ khưu đi khất thực, đừng tránh né những gia đình thấp hèn, những gia đình cao sang, hay trung lưu. Hãy kiếm của bố thí như vậy.,

[108] 135. Chính vì thế, nhà ngươi hãy luôn luôn đặt câu hỏi để phân biệt rõ ràng những hạng người như vậy và tiếp tục thực hiện Trí tuệ Ba la mật thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

134. Trong trường hợp này tìm kiếm đồ ăn khất thực có nghĩa là du hành khất thực.

134. Nghèo hèn, cao sang và trung lưu: ý nghĩa ở đây chính là các gia đình thấp hèn, cao sang và trung lưu. Ðã có một cách thay đổi giống ở đây.[232]

134. Không tránh né có nghĩa là không lẩn tránh. Nếu như khi ngài đang đi khất thực ngài bỏ qua thứ tự liên tục các gia đình, ta gọi điều này là: ngài tránh. Ý nghĩa ở đây là: đừng hành động như vậy.

134. đồ ăn hàng ngày có nghĩa là đủ đồ ăn hàng ngày. Ý nghĩa ở đây là: ngài kiếm được đủ thức ăn hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày.

135. đặt câu hỏi có nghĩa là: sau khi đã tiến đến gặp và phân biệt được những người thông thái ở nhiều nơi khác nhau, ngài sẽ hỏi họ theo cách bắt đầu như sau: “Thưa ngài thiện là gì vậy, bất thiện là gì, có tội là gì và vô tội là gì vậy?”*

135. Phân biệt rõ ràng các chúng sanh[233] có nghĩa là người thông thái. “Phân biệt thành những hạng người”[234] đó cũng là một cách giải thích.

135. Trí tuệ Ba la mật.[235] có nghĩa là “hãy thực hiện trí tuệ Ba la mật.”[236] Ý nghĩa những gì còn lại cũng đã rõ ràng.

Thế rồi một điều nữa lại xảy đến với ngài: “Ðâu phải chỉ có một số ít pháp như vậy lại có thể tạo thành một đức Phật được.” Và quán xét tiếp thêm ngài đã nhận ra Ba la mật thứ năm, đó là Tinh Tấn (cố gắng), ngài suy nghĩ: “Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở đi nhà ngươi phải chu tất được Tin tấn Ba la mật. Giống như một con sư tử, là chúa tể sơn lâm rất kiên định trong cố gắng, là người không chậm chạp trong cố gắng, trong bất kỳ tình huống sanh hữu nào. Nơi bất kỳ hoàn cảnh cuộc sống nào, nhà ngươi sẽ trở thành một đức Phật.” Và ngài nhất quyết và kiên quyết quyết định thực hiện Ba la mật thứ năm đó là tinh tấn. Vì vậy người ta nói rằng:

IIA 136. Nhưng không chỉ một ít như vậy có thể được coi như là những Phật sự đâu. Ta cũng còn nghiên cứu những điều khác nữa giúp làm trưởng thành đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

137. Ðang lúc quán xét, ta nhận ra được Ba la mật thứ năm, đó là Tinh Tấn, các vị đại ẩn sĩ xưa nay đã theo đuổi và tu luyện.

138. Sau khi đã nhất quyết, Nhà ngươi hãy cam kết và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ năm này, đó là tinh tấn, nếu như nhà ngươi muốn chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

139. Giống như một con sư tử, là chúa tể mọi bàng sanh, cho dù nó đang nằm, đứng hay bước đi đều không tỏ ra trể nải trong cố gắng, nhưng luôn thể hiện chính mình.(oai vệ)

140. Chính vì thế, nhà ngươi hãy luôn luôn áp dụng chánh tinh tấn trong hết mọi tình huống sanh hữu. Ðang khi tiếp tục thực hiện Tinh tấn Ba-la-mật, thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

139. Không trễ nải áp dụng tinh tấn có nghĩa là không chậm trễ thực thi tinh tấn.

[109] 140. Trong mọi tình huống sanh hữu[237] có nghĩa là trong mọi hiện hữu tái sanh; ý nghĩa ở đây là: trong mọi tình huống sanh hữu.[238] “sau khi đã khích động lên tinh tấn, nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.” Cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa điều còn lại coi như đã rõ ràng.

*. Trung Bộ Kinh iii. 205

Thế rồi một điều nữa lại xảy đến với ngài: “Ðâu phải chỉ có một ít như vậy có thể tạo thành một Ðức Phật được.” Và quán xét tiếp thêm ngài đã nhận ra Ba la mật thứ sáu, đó là Nhẫn Nại, ngài suy nghĩ: “Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở đi nhà ngươi phải chu tất được Nhẫn nại Ba la mật và hãy tỏ ra kiên nhẫn trong cả những gì được kính trọng và trong cả những gì bất kính nữa. Giống như trái đất chẳng tỏ ra ưa thích hay ghê tởm với những gì người ta quẳng ra trên đó, cho dù những thứ đó có thể là thanh tịnh hay ô uế, như là kiên trì chịu đựng và chấp nhận điều đó. Chính vì thế, cả nhà ngươi nữa hay kiên nhẫn đối với mọi hình thức cho dù được kính trọng hay bất kính, nhà ngươi sẽ trở thành một đức Phật.” Và ngài đã nhất quyết và kiên định thực hiện Ba la mật thứ sáu, đó là Nhẫn nại. Vì vậy người ta nói rằng:

IIA 141. Nhưng không chỉ một ít pháp như vậy có thể được coi như là những Phật Sự đâu. Ta cũng còn nghiên cứu những điều khác nữa giúp làm trưởng thành để đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

142. Ðang lúc nghiên cứu, thế rồi ta nhận ra Ba la mật thứ sáu, đó là nhẫn nại đã được các nhà đại hiền triết xưa nay theo đuổi và tu luyện..

143. Sau khi đã nhất quyết, nhà ngươi hãy cam kết và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ sáu là nhẫn nại này, với tâm trí không chao đảo trong trường hợp đó nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

144. Và giống như mặt đất đã chấp nhận đủ mọi thứ rác rến ném trên đó, cả những gì tinh khiết lẫn những điều ô uế và không tỏ ra ác cảm (hoặc) tán thành.

145. Chính vì thế cả nhà ngươi nữa, kiên nhẫn trong mọi tình huống kể cả được kính trọng lẫn bị bất kính. Tiếp tục thực thi Nhẫn Nại Ba la mật thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Cháng Ðẳng Giác.

143. Với tâm không chao đảo có nghĩa là chuyên tâm vào một việc gì đó.

Cả điều thanh tịnh có nghĩa là điều thanh tịnh chính là hương trầm (gỗ hay bột) cây bột nghệ, hương thơm, vòng hoa v.v...

Lẫn điều ô uế có nghĩa là điều ô uế chính là phân thú vật, phân người ta, nước tiểu, đờm rãi, nước nhầy v.v...

Chịu đựng có nghĩa là kiên nhẫn, mang lấy.

Quẳng xuống trên (mặt đất) có nghĩa là đổ trên đó.

Mối ác cảm có nghĩa là tức bực.

Chấp thuận[239] Có nghĩa là sử dụng. Ðể trên đó. “Ghê tởm, dễ thương[240] cũng là cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là không ghê tởm hoặc không hài lòng với những gì được liệng bỏ trên đó.

145. Kiên nhẫn trong những gì được kính trọng và bất kính có nghĩa là: nhà ngươi hãy trở thành một người chịu đựng được mọi kính nể cũng như bất kính. [110] Họ cũng giải thích: “Cũng như vậy, cả nhà ngươi nữa, hãy kiên nhẫn đối với những điều được kính nể cũng như những điều bất kính trong mọi tình huống hiện hữu.” “Tiến hành thực thi nhẫn nại Ba la mật” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là chu tất được điều đó, ý nghĩa điều còn lại đã quá rõ ràng.

Không cần phải nói nhiều đến như vậy từ nay trở về sau chúng ta sẽ tiếp tục và bất kỳ nơi đâu ta khám phá ra có điều đúng đắn nổi bật. Ta chỉ nói về điều đó mà thôi (và) chứng tỏ cho thấy điều đó trong số những cách giải thích.

Thế rồi một pháp nữa lại xảy đến với ngài: “Ðâu phải chỉ có một ít điều như vậy có thể tạo thành một đức Phật được.” Và quán xét tiếp thêm ngài đã nhận ra Ba la mật thứ bảy, đó chính là điều Chân Thật. Ngài đã suy nghĩ như sau: “Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở đi nhà ngươi phải chu tất được Ba la mật thứ bảy, đó là Chân Thật. Ngay cả tiếng sét[241] rơi trúng trên đầu nhà ngươi, không vì lý do tiền tài v.v... cũng chẳng vì ước muốn v.v... khiến cho nhà ngươi phải cố ý nói dối. Giống như vị tinh tú được gọi là Osadhī, không rời khỏi quỹ đạo của mình suốt bốn mùa trong năm, cũng chẳng đi theo một quỹ đạo nào khác, nhưng chỉ theo chính quỹ đạo của mình trong toàn bộ bốn mùa trong năm. Ngay cả như vậy, cho dù có khả năng không nói sai sự thật và loại bỏ chân đế, thì nhà ngươi sẽ trở thành một đức Phật.” Và ngài đã nhất quyết và kiên quyết quyết định thực hiện Ba la mật thứ bảy, đó là Chân Thật. Vì vậy người ta nói rằng:

IIA 146. Nhưng không chỉ có một số pháp điều như vậy được coi là những Phật Sự đâu. Ta cũng còn phải nghiên cứu nhiều điều khác nữa giúp trưởng thành để đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

147. Ðang lúc quán xét, thế rồi ta nhận ra được Ba la mật thứ bảy, đó là Chân Thật. Đã được các nhà đại ẩn sĩ xưa nay theo đuổi và tu luyện.

148. Sau khi đã quyết tâm, nhà ngươi hãy cam kết và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ bảy này; bằng lời nói trong đó không mang hai nghĩa. Trong trường hợp này thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

149. Và giống như chòm sao Osadhī[242] nhà ngươi phải lúc nào cũng luôn giữ cân bằng đối với cả các chư Thiên lẫn chúng sanh trên thế gian này trong suốt bốn mùa trong năm, không hề đi trật quỹ đạo của mình,

150. Chính vì thế nhà ngươi cũng không được đi trật khỏi quỹ đạo các Chân Thật; tiếp tục thực hiện Chân Thật Ba la mật thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

Trong trường hợp này trong trường hợp này có nghĩa là trong Chân Thật Ba la mật.

Lời nói không mang hai ý nghĩa có nghĩa là lời nói không phải là sự thật.

Osadhī có nghĩa là vì sao Osadhī. Khi đi kiếm các thảo dược (osadhī) họ đã tìm kiếm thảo dược bằng cách nhìn ngắm sao Osadhī đã mọc. Chính vì thế người ta nói Osadhī là một vì sao.

149. Trở nên mẫu mực (cân bằng) có nghĩa là trở thành phương cách đo lường.[243]

149. Đối với các vị chư Thiên lẫn con người có nghĩa là đối với cõi thế giới với các vị chư Thiên.

149. Vào những thời điểm[244] có nghĩa là vào thời gian mùa mưa.

149. Vào các mùa trong năm[245] có nghĩa là vào mùa lạnh và mùa nóng.. “Ở vào mọi thời điểm trong chu kỳ các mùa trong năm.”[246] Cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là: trong những thời điểm mùa nóng. Trong chu kỳ các mùa có nghĩa là khi khí hậu mùa lạnh và khí hậu mùa mưa.

[111] 149. Không đi trật khỏi quỹ đạo của mình có nghĩa là: cho dù vào bất kỳ mùa nào trong năm thì ngôi sao đó cũng không đi trật hướng. Không rời khỏi chính quỹ đạo di chuyển...[247] Ngôi sao đó di chuyển trong vòng sáu tháng theo hướng đông và sáu tháng theo hướng tây. Hay osadhi có nghĩa là một loại thảo dược: gừng, tiêu dài, tiêu đen, v.v... Không đi trệch hướng có nghĩa là: bất kỳ có được một chút kết quả của bố thí tức là thảo dược nhờ vào quả bố thí; nếu chưa bố thí một chút kết quả của chính mình thì ngài vẫn không quay trở về, hay trệch hướng. Khỏi quỹ đạo của mình có nghĩa là khỏi quỹ đạo di chuyển của mình. Còn đem lại một chút mật tức là đem lại một chút mật. Ðem lại một chút gió tức là đem lại một chút gió. Ðem lại một chút đờm dãi tức là đem lại đờm dãi là ý nghĩa. Ý nghĩa những gì còn lại coi như đã rõ ràng.

Thế rồi một điều nữa lại xảy đến với ngài: “Ðâu phải chỉ có một ít pháp như vậy có thể tạo thành một đức Phật được.” Và quán xét tiếp thêm ngài đã nhận ra Ba la mật thứ tám, đó là Quyết định, ngài suy nghĩ, “ Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở đi nhà ngươi phải chu tất được Ba la mật thứ tám, đó là Quyết định, nhà ngươi nên bình tĩnh ổn định nơi quyết định đó mà nhà ngươi đã Ba la mật quyết định thực hiện. Giống như một ngọn núi không hề rung chuyển hay lung lay khi gió thổi đến khắp tứ phương, nhưng phải tồn tại chính xác ở chính vị trí của mình. Ngay cả như vậy, cả nhà ngươi nữa không nên chao đảo với những gì mình đã Quyết định. Có như thế nhà ngươi sẽ trở thành một đức Phật.”Và ngài đã nhất quyết và quyết tâm về Ba la mật thứ tám. Ðó là quyết định. Vì vậy người ta có nói rằng:

IIA 151. Nhưng không chỉ có một số ít pháp như vậy có thể được coi là những Phật Sự đâu. Ta cũng còn phải nghiên cứu nhiều điều khác giúp trưởng thành để đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

152. Ðang lúc quán xét, thế rồi ta nhận ra được Ba la mật thứ tám, đó là Quyết định, đã được các nhà đại ẩn sĩ theo đuổi và tu luyện xưa nay.

153. Sau khi đã nhất quyết, nhà ngươi hãy cam kết và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ tám này; đó là Quyết định, ổn định được trong trường hợp này, thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

154. Và giống như một ngọn núi, một vách đá, cố định và đặt nền móng vững chắc không hề lay chuyển trong gió to nhưng vẫn tồn tại chính xác ở một vị trí.

155. Chính vì thế nhà ngươi cũng phải kiên trì vững vàng trong Quyết định, tiếp tục thực hiện Quyết định Ba la mật, thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

Trong trường hợp này một tảng đá có nghĩa là làm bằng đá.

Cố định có nghĩa là không di chuyển.

Ðặt nền móng vững chắc. Có nghĩa là có được tính chất ổn định, cũng như được đặt nền móng vững chắc. “Giống như ngọn núi, cố định an toàn và bình an vô sự.”[248] Cũng là một cách giải thích.

Trong cơn giông tố dữ dội có nghĩa là trong cơn gió mạnh.

154. Nơi chính vị trí của mình có nghĩa là tồn tại chính xác nơi vị trí của mình.[249] Trong chính vị trí nơi ngọn núi đó toạ lạc. Ý nghĩa những điều còn lại thì đã quá rõ ràng.

Thế rồi một điều nữa lại xảy đến với ngài: “Ðâu phải chỉ có một ít pháp như vậy có thể tạo thành một đức Phật được đâu.” Và quán xét tiếp thêm ngài đã nhận ra Ba la mật thứ chín, đó là Từ Tâm, [112] ngài suy nghĩ, “Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở đi nhà ngươi phải chu tất được Ba la mật thứ chín, đó là Từ Tâm, nhà ngươi nên có cùng một khuynh hướng với các bạn bè của mình. Giống như nước tràn ngập, đem lại tươi mát cho cả những người xấu cũng như người tốt[250] ngay cả như vậy thì nhà ngươi cũng phải trở nên có cùng khuynh hướng từ tâm đối với toàn bộ những chúng sanh. Có như vậy thì nhà ngươi sẽ trở thành một đức Phật.” Và ngài đã cương quyết quyết tâm thực hiện Ba la mật thứ chín đó là thực thi Từ Tâm. chính vì vậy người ta nói rằng.

IIA 156. Nhưng không chỉ có một ít pháp như vậy có thể được coi là những Phật Sự đâu. Ta cũng còn phải nghiên cứu nhiều điều khác nữa giúp trưởng thành để đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

157. Ðang lúc quán xét, thế rồi ta nhận ra được Ba la mật thứ chín, đó là Từ Tâm, đã được các nhà đại ẩn sĩ xưa nay theo đuổi và tu luyện.

158. Sau khi đã nhất quyết, nhà ngươi hãy cam kết và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ chín; đó là thực thi Từ Tâm nếu như nhà ngươi muốn chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

159 Và giống như nước đổ xuống kèm với mát mẻ tốt đẹp cho cả người xấu lẫn người tốt giống nhau, và quét sạch hết bụi bậm bẩn thỉu.

160. Chính vì thế cả nhà ngươi nữa, bằng cách tu luyện từ tâm đối với cả kẻ thù và bạn hữu đồng đều như nhau, tiếp tục thực hiện Từ Tâm Ba la mật, thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

158. Trong trường hợp này không có người nào sánh bằng có nghĩa là không có người nào giống như bạn trong việc tu luyện từ tâm

Giống như có nghĩa là ngang bằng.

Tràn ngập khắp có nghĩa là tới được

Cuốn theo đi mất có nghĩa là cuốn sạch đi.

Bụi bẩn có nghĩa là bụi ngẫu nhiên.

159. đồ dơ bẩn (rajo) có nghĩa là dơ bẩn của mồ hôi, v.v... tạo ra trên cơ thể con người. “Bụi (rajan), đồ dơ” cũng là một cách giải thích. Ðây chính là ý nghĩa muốn nói đến.

160. Cho cả thù lẫn bạn[251] có nghĩa là dành cho cả thù lẫn bạn. Ý nghĩa ở đây là dành cho một người bạn[252] và dành cho cả đối thủ.[253]

160. Bằng cách tu luyện từ tâm có nghĩa là tăng thêm từ tâm bằng cách luyện tập. Nghĩa những gì còn lại đã quá rõ ràng.

Thế rồi một điều nữa lại xảy đến với ngài: “Ðâu phải chỉ có một ít pháp như vậy có thể tạo thành một Ðức Phật được đâu.” Và quán xét tiếp thêm ngài đã nhận ra Ba la mật thứ mười, đó là Tâm xả, ngài suy nghĩ, “Hỡi Sumedha thông thái, kể từ nay trở đi nhà ngươi phải chu tất được Ba la mật thứ mười, đó là Tâm xả, nhà ngươi nên dửng dưng trước hạnh phúc và đau khổ. Giống như thể trái đất đã tỏ ra rất dửng dưng trước việc người ta quăng ném bất kỳ điều gì lên nó dù có ô uế hay thanh tịnh, nhà ngươi cũng phải như vậy, mà tỏ ra dửng dưng trước hạnh phúc và đau khổ được vậy nhà ngươi sẽ trở thành một đức Phật trong tương lại” [113] Và ngài đã nhất quyết và quyết tâm thực hiện Ba la mật thứ mười, đó là Tâm xả. Chính vì vậy người ta nói rằng:

IIA. 161. Nhưng không chỉ có một số ít pháp như vậy lại được coi là những Phật Sự đâu. Ta cũng còn phải nghiên cứu nhiều điều khác nữa giúp ta trưởng thành để đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

Ðang lúc quán xét, thế rồi ta nhận ra được Ba la mật thứ mười, đó là Tâm xả, đã được các nhà đại ẩn sĩ xưa nay theo đuổi và tu luyện.

Sau khi đã nhất quyết, nhà ngươi đã cam kết tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ mười đó là Tâm Xả, nếu như nhà ngươi muốn chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

Và Giống như trái đất luôn bình thản trước những điều ô uế hay thanh tịnh được vứt bỏ trên đó và tránh cả hai thứ bực tức và nhã nhặn.

Chính vì thế nhà ngươi phải luôn luôn tỏ ra quân bình trước những điều dễ chịu và khó chịu. Và tiếp tục thực hiện Ba la mật thứ mười đó là Tâm xả thì nhà ngươi sẽ chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

163. Trong trường hợp này quân bình[254] có nghĩa là ở trong tình trạng bình thản vô tư. Giống như cây kim của cái cân được cân đúng thì luôn ở vị thế cân bằng không chúc xuống cũng như không nhích lên. Chính vì thế cả nhà ngươi cũng vậy vì giữ được bình thản trước hạnh phúc và đau khổ thì sẽ đạt đến Chánh Ðẳng Giác.

164. Tránh xa bực tức và nhã nhặn có nghĩa là tránh tình trạng ghê tởm và toại nguyện. “Tránh tình trạng tử tế quá và tức giận quá.” Cũng là cách giải thích. Ðó chính là ý nghĩa đích thực. Ðiều nhắc nhở ở đây nên được hiểu theo phương pháp được đề ra đối với Nhẫn nại Ba la mật.

Thế rồi sau khi ngài Sumedha thông thái đã quán xét kỹ càng mười Pháp Ba la mật này, ngài còn suy nghĩ thêm như sau: “Những sự việc giúp trưởng thành đạt đến Chánh Ðẳng Giác và tạo thành một đức Phật được những vị Bồ Tát chu tất ngay trên cõi đời này thật quá ít ỏi và không còn nhiều hơn pháp này nữa. Nhưng những pháp Ba la mật này cũng chẳng phải là điều trên trời dưới đất (không thực tế). Cũng chẳng tìm thấy nơi vùng trời phía đông v.v... Nhưng nền tảng của những Pháp Ba la mật này chỉ được tìm thấy trong tâm của mỗi người mà thôi.” Như vậy sau khi khám phá ra được nền móng những Ba la mật được xây dựng ngay trong chính tâm mỗi con người, sau khi đã nhất quyết theo đuổi pháp Ba la mật, ngài lại quán xét trở lại liên tục với quyết định thực hiện. Ngài đã nghiền ngẫm pháp Ba la mật theo thứ tự xuôi rồi theo thứ tự ngược lại; quán xét pháp Ba la mật này đến tận giới hạn tận cùng, rồi lại quay trở lại từ đầu, quán xét chúng từ đầu đến cuối và rồi kết thúc ở đoạn giữa. Nghĩ rằng: “Ba la mật bờ kia chính là một hy sinh của cải vật chất bên ngoài. Ba la mật bờ trên chính là hy sinh bất kỳ chi thể nào của chính mình, và Ba la mật bờ cao thượng chính là hy sinh chính mạng sống mình cho người khác.” Ngài đã quán xét kỹ lưỡng Mười Ba la mật bờ kia, Mười Ba la mật bờ trên, Mười Ba la mật bờ cao thượng.[255] Như thể ngài trượt lên trượt xuống một cặp cây dừa.

Ðang khi ngài quán xét về mười pháp Ba la mật thì trái đất vĩ đại này, trải dài đến tận bốn mươi nghìn do tuần (yojana) và dầy khoảng hai trăm nghìn do tuần (yojana) rống lên một tiếng lớn vì lý do đặc tính trong sáng của Phật Pháp, liền rung chuyển, động đất và rung động rất mạnh giống như đám cây sậy bị một đàn voi dầy séo hay giống như một nhà máy ép mía đường đang ép rất mạnh những bó mía khổng lồ, [114] và bị quay tít giống như bánh xe quay của một người thợ gốm và giống như bánh xe quay của một lò ép dầu. Vì vậy người ta nói rằng:

IIA 166. Có quá ít những Pháp Ba la mật trên đời này có thể giúp ta trưởng thành đạt đến Chánh Ðẳng Giác. Chẳng còn pháp gì khác hơn ngoài những pháp này. Hãy quyết tâm thiết lập vững chắc nơi Pháp Ba la mật này.

167. Khi ta còn đang quán xét về bản chất nội tại của Pháp Ba la mật này và những đặc điểm cũng như trạng thái, thì trái đất rung lên do sức nóng chói chang Phật Pháp phát ra.

168. Mặt đất rung chuyển và vang rền giống như lò ép mía đường đang ép những bó mía; trái đất rung chuyển như chiếc bánh xe trong cổ mấy máy ép dầu vậy.

166. Trong trường hợp này có quá ít có nghĩa là người ta nói để chứng tỏ không có nhiều hơn mà cũng không ít hơn mười pháp Ba la mật đã được biểu thị ra đây.

166. Vượt quá những điều này có nghĩa là chẳng còn điều gì khác vượt quá Mười Ba la mật này nữa.

166. Chẳng còn điều gì ở nơi nào khác có nghĩa là theo luật “chẳng còn ở nơi nào khác” (aññatra) được áp dụng chấp nhận từ Ngữ Pháp. Ý nghĩa ở đây là vượt quá mười Ba la mật này chẳng còn điều gì có thể tạo thành đức Phật được.

167. Về mười pháp này có nghĩa là trong số mười pháp Ba la mật này.

167. đang khi ta còn quán xét về[256] có nghĩa là khi ta còn đang tìm hiểu chắc chắn. Sở hữu cách được hiểu theo nghĩa định sở cách.[257]

167. Với bản chất nội tại cùng với những đặc điểm và những trạng thái có nghĩa là đang khi ngài còn đang nghiền ngẫm về những gì được đồng ý về bản chất nội tại với những đặc điểm và những trạng thái.

167. Vì lý do hơi nóng sức sáng của Phật Pháp có nghĩa là vì đặc tính nóng sáng của trí tuệ nhằm củng cố pháp ba la mật này.

167. Trái đất[258] có nghĩa là: tài sản[259] được cho là kho báu; trái đất nâng đỡ điều đó hay được chứa đựng trong đó. Chính vì thế trái đất được coi như là điều nâng đỡ cho tài sản, là những gì thân thương với ta[260].

167. Rung chuyển có nghĩa là lung lay, lắc mạnh.[261] Ðang khi vị thông thái Sumedha còn đang quán xét Pháp Ba la mật thì cõi Thập Vạn đại thiên ta bà thế giới rung chuyển lên vì sức nóng sáng do trí tuệ của ngài.

168. Bị rung chuyển có nghĩa là bị lung lay bằng sáu cách[262]

168. Kêu vang rền lên có nghĩa là rống lên, hát.

168. Giống như lò ép mía đường đang ép mía có nghĩa là giống như một lò ép mía đường. “Giống như một lò ép mật đường rỉ” cũng là cách giải thích. Ðó chính là ý nghĩa muốn nói đến ở đây.

168. Trong một lò ép dầu có nghĩa là trong một ợt ép dầu.[263]

168. Giống như một bánh xe có nghĩa là giống như một cỗ máy có những bánh xe vĩ đại đang quay.(412)

168. Như vậy có nghĩa là: giống như bánh xe dùng để ép dầu quay quanh và rung lên, cũng như vậy trái đất cũng rung lên. Điều còn lại thì ý nghĩa cũng đã quá rõ ràng.

Ðang khi trái đất vĩ đại rung chuyển như vậy, thì các chúng sanh, là cư dân thành phố Ramma. [115] Không thể tự kiềm chế mình được. Khi họ còn phải chờ Ðức Thế Tôn, đang rơi xuống gây ngất choáng giống như một cây Sala to lớn nổ tung ra do cơn lốc xoáy.[264] Các bình nước v.v... và các sản phẩm của thợ gốm, di chuyển và đụng phải nhau bị vỡ thành từng mảnh. Ðoàn người đông đảo, khiếp sợ và lo lắng, chạy lại vị đạo sư và hỏi ngài: “Thưa ngài, điều gì đang diễn ra thế? Ðây có phải là dấu hiệu con rắn vặn mình hay đây là cách vặn mình của các yêu quái, Dạ xoa hay các chư Thiên đó sao? Chắc chắn là chúng ta không biết đây là điều gì đang xảy ra như toàn bộ đám đông người đều bối rối. Liệu đây có phải là điều dữ cho thế gian này chăng, hay là điềm lành đây? Hãy cho chúng tôi biết lý do thưa ngài.”

Khi vị đạo sư đã nghe những gì họ nói ngài liền trả lời: “Các ngươi đừng sợ, đừng lo lắng gì cả. Các ngươi chẳng làm gì phải sợ về vấn đề này đâu, vị thông thái Sumedha ta thọ ký ngày hôm nay trong tương lai sẽ trở thành một Ðức Phật có hồng danh là Cồ Ðàm.” Giờ đây quán xét về Ba la mật và đang khi ngài còn quán xét về Ba la mật thì toàn bộ Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới đều rung chuyển và thét lên đồng loạt vì do đặc tính nóng sáng của Phật Pháp. Vì vậy người ta nói rằng:

IIA 169. vì có quá nhiều người trong đám người chờ đợi trong buổi bố thí dành cho Ðức Phật, họ nằm la liệt ngất sỉu và run lẩy bẩy.

170. Các bình đựng nước và rất nhiều bình sành đã bị vỡ tan tành ra từng mảnh do va chạm vào nhau.

171. đám đông thì lo lắng, hoảng sợ, áy náy, khiếp sợ, loạng choạng, tâm họ bị rối loạn. Sau khi tụ tập lại họ tiến lại gần ngài Dpaṅkara:

172. “Ðiều gì sắp diễn ra cho thế gian, tốt hay xấu đây? Toàn bộ thế gian đều xáo trộn. Ôi người có mắt, hãy gỡ bỏ điều này đi thôi.”

173. Dīpaṅkara vị đại hiền triết, trấn an họ và bảo đảm cho họ mà rằng: “Hãy tin tưởng, đừng sợ hãi gì trận động đất này.”

174. Con người ngày hôm nay ta thọ ký sẽ trở thành một đức Phật trên thế gian này còn đang quán xét về Pháp do các vị Chiến Thắng tiền bối đã theo đuổi.

175. Phật Pháp mà ngài đang quán xét chính là toàn bộ lãnh vực Chư Phật. Chính vì lý do này mà trái đất thuộc Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới cùng với các chư Thiên và con người đều rung lên.

Trong trường hợp này biết bao nhiêu có nghĩa là biết bao nhiêu người như vậy[265]

[116] 169. Đã hiện hữu có nghĩa là đã xuất hiện.[266] “Ðám người đó chính là” cũng là một cách giải thích. Trong trường hợp này ý nghĩa là: đám người đang đứng đó.

169. đang run rẩy có nghĩa là bàng hoàng khiếp sợ

169. Họ (những người này) có nghĩa là đám đông đó.

169. Người đời có nghĩa là người dân thường.[267]

170. Bình nước có nghĩa là bình đựng nước: chủ cách ở đây được hiểu theo nghĩa sở hữu cách. Ý nghĩa ở đây là: hàng ngàn ngàn bình đựng nước nhiều vô số kể.

Vỡ tan tành[268] và va cham vào nhau có nghĩa là bị vỡ thành từng mảnh[269] cũng như va chạm vào nhau. Ý nghĩa ở đây là va chạm vào nhau và vỡ tan thành từng mảnh.

170. ụng vào nhau có nghĩa là va ập vào nhau.

171. Nóng lòng có nghĩa là sợ hãi trong lòng.

171. Bị hoảng sợ có nghĩa là đầy hoảng hốt.

171. Bị kinh hoàng có nghĩa là bị kinh hòang khiếp sợ.

171. Bị chao đảo có nghĩa là hoảng sợ hú vía. Ý nghĩa ở đây là tâm không ổn định. Nhưng tất cả những từ này đều là từ đồng nghĩa với nhau.

172. Sau khi họ đã tụ họp lại với nhau có nghĩa là sau khi họ đã tu tập lại với nhau[270] hay đây cũng là một cách giải thích.

172. Bối rối có nghĩa là làm suy yếu, bị khiếp sợ.

172. Hãy gỡ bỏ điều này có nghĩa là loại bỏ đi rối loạn và sợ hãi này. Ý nghĩa ở đây là phá bỏ được bối rối này.

172. Một người có mắt có nghĩa là người có trí nhãn, có năm loại nhãn[271].

173. Thế rồi họ[272] có nghĩa là thế rồi những người này; sở hữu cách được sử dụng với ý nghĩa đối cách.

173. Được bảo đảm rằng có nghĩa là được thông báo, được cho biết.

173. Có niềm tin có nghĩa là tư tưởng trông cậy.

173. đừng sợ có nghĩa là xin đừng sợ hãi gì cả.[273]

174. Ngài là người mà tôi có nghĩa là ngài Sumedha thông thái là người mà tôi.

174. Pháp có nghĩa là pháp Ba la mật.

174. Người xưa (tiền bối) có nghĩa là các vị cổ nhân.[274]

174. Các vị Chiến Thắng đã theo đuổi: ý nghĩa ở đây là: đã được các Vị Chiến Thắng tu luyện vào thời các ngài còn là Bồ Tát.

175. Lãnh vực Chư Phật có nghĩa là Ba la mật nơi Chư Phật.

175. Về pháp này có nghĩa là vì lý do ngài đang nghiền ngẫm về pháp này.

175. đang chao đảo có nghĩa là đang giao động.

175. Cùng với các vị Chư Thiên có nghĩa là trên thế gian này cùng với các vị chư Thiên (và chúng sanh).

Khi đoàn người đông đảo đã nghe những lời đức Như Lai truyền dạy, họ phấn khởi vui mừng và sung sướng, và họ đã lên đường vào thành phố Ramma, mang theo vòng hoa, thuốc thơm và thuốc cao. Họ đã tiến đến gặp vị Bồ Tát. Khi đã gặp được ngài họ đã kính lễ và tỏ lòng kính trọng ngài, trao vòng hoa v.v... cho Ngài, luôn đứng ở bên phải ngài, và rồi họ vào thành phố Ramma. Thế rồi sau khi đã quán xét về toàn bộ Ba la mật đã biến dân chúng kiên tâm với quyết tâm, ngài liền nổi lên khỏi chỗ ngồi bay bổng lên không trung. Vì vậy mà người ta nói rằng:

[117] IIA 176. Sau khi đã nghe lời dạy của Ðức Phật, ngay lập tức tâm họ dịu xuống. Sau khi đã tiến lại gần tất cả họ đã tỏ lòng kính trọng ta một lần nữa.

177. Sau khi đã cam kết thực hiện những ân đức đặc biệt của Chư Phật và quyết tâm đạt cho được mục đích, ta liền kính lễ Dpaṅkara và từ chỗ đang ngồi ta bay lên không trung.

176. Tâm họ trở nên bình thản có nghĩa là khi đoàn người đông đảo đã quá lo lắng trong lòng vào lúc mặt đất rung chuyển và đã nghe biết lý do tại sao như vậy, thì tâm họ lắng dịu xuống. Ý nghĩa ở đây là: họ có được an tịnh trong lòng. “Chúng sanh trở nên bình thản” cũng là một cách giải thích. Ðiều này xem ra đã quá rõ ràng.

177. Sau khi đã cam kết thực hiện có nghĩa là sau khi đã cam kết thực hiện. Ý nghĩa là cam kết thực hiện Ba la mật (mười Pháp Ba la mật.)

177. Những ân đức đặc biệt của Chư Phật có nghĩa là những Pháp Ba la mật. Điều còn lại đã quá rõ ràng.

Thế rồi sau đó vị Bồ Tát, là người có lòng thương xót với hết thảy chúng sanh đã từ từ bay lên trời từ chỗ ngồi của ngài trước mặt các chư Thiên cũng như chúng sanh nơi toàn cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới đang tụ tập lại và kính lễ ngài với hương thơm chư Thiên và vòng hoa v.v...và tung hô ngợi khen ngài chúc phước với những đoạn kệ sau đây: “Ðạo Sư Sumedha vị đại ẩn sĩ, ngày hôm nay đã biến nguyện vọng vĩ đại của ngài dưới chân Dpaṅkara, đức Như Lai Thập Lực. Chớ gì nguyện vọng này được thành công mà không trở nên vật trở ngại cho ngài mong rằng chẳng còn sợ hãi hay nỗi kinh hoàng nào Đảnh hưởng ngài tại đó, mong rằng không bệnh tật nào cho dù có tầm thường nổi lên nơi cơ thể ngài. Ðang khi chu tất được Ba la mật ngay tức khắc, ngài liền thấu triệt được vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Vì cây cối đâm hoa kết trái vào thời điểm trổ bông và mang quả. Cũng giống vậy cả các ngươi nữa, đừng để lãng phí thời gian, hãy đạt đến vô thượng Chánh Ðẳng Giác ngay lập tức.” Sau khi họ đã tuyên bố như vậy và đã kính chào vị Bồ Tát. Mỗi người trong số họ đều quay trở về nơi cư trú chư Thiên của mình. Ngay cả khi vị Bồ Tát đã được các vị chư Thiên khen ngợi đánh giá cao, ngài liền suy nghĩ như sau: “Sau khi đã chu tất được Ba la mật (mười pháp Ba la mật), ta sẽ trở thành một Ðức Phật vào khoảng một trăm ngàn đại kiếp và bốn A Tăng Kỳ kể từ giờ phút này...” Và sau khi đã quyết tâm quyết định, ngài đã bay lên trời và tự mình đi lên ngọn núi Himalaya, là nơi cư trú của một đoàn các vị ẩn sĩ rất đông đảo. Do vậy người ta nói rằng:

IIA 178. Khi ngài đã rời khỏi chỗ ngồi và bay bổng lên trời thì cả các chư Thiên lẫn con người đã rải những loại hoa chư Thiên lẫn trần thế xuống trên ngài.

179. Và những vị chư Thiên và con người đã xướng lên lời chúc phúc an toàn. Cả các chư Thiên lẫn con người như sau: “Vĩ đại thay nguyện vọng của ngài, chớ gì ngài đạt được điều ngài mong muốn”.

180. Chớ gì ngài tránh được hết những lời vu khống. Buồn sầu, bệnh tật đều tránh xa ngài. Chớ gì không có điều gì cản trở được ngài và chớ gì ngài nhanh chóng đạt đến được Giác Ngộ tuyệt đối.

181. Khi đến mùa cây cối âm hoa kết trái chính vì vậy mà ngài, vị đại anh hùng, được trổ bông với Ðức Phật.

[118] 182. Vì bất kỳ ai trong số các Ngài đã trở thành Chánh Ðẳng Giác, mà chu tất được mười Pháp Ba la mật. Mong rằng ngài, ôi vị anh hùng vĩ đại, cũng chu tất được Mười Pháp Ba la mật.

183. Vì bất kỳ ai trong số các Ngài đã trở thành Chánh Ðẳng Giác ngay trên Bồ đoàn của cây Bồ Ðề, chính vì vậy chớ gì ngài, vị đại anh hùng. Đã tỉnh giấc nơi Giác Ngộ của vị Chiến thắng.

184. Vì bất kỳ ai trong số các Ngài đã trở thành Chánh Ðẳng Giác đã Chuyển Pháp Luân, chính vì vậy chớ gì ngài, vị đại anh hùng cũng bắt đầu Chuyển Pháp Luân.

185. Giống như mặt trăng rằm chiếu sáng trong đêm, chính vì thế chớ gì ngài cũng tỏa sáng hoàn toàn trong cõi Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới.

186. Giống như mặt trời. thoát ra khỏi Rahu, chiếu sáng rực rỡ, với hào quang chói loà. Chính vì vậy cả ngài nữa, sau khi đã thoát khỏi cõi thế gian, cũng chiếu sáng đầy quang vinh.

187. Giống như bất kỳ sông ngòi nào đều chảy ra đại dương. Chớ gì cõi thế gian cùng với các chư Thiên đều tuôn trào trước sự hiện diện của ngài.

Họ ca ngợi và khen ngợi ngài, là người đã cam đoan thực hiện mười Pháp, hoàn tất được mười pháp đó, ngài đã rút lui vào rừng thẳm.

178. Trong trường hợp này giống chư Thiên có nghĩa là những chiếc hoa mandarava Mạn Thù (hoa và hoa của cây) cây hương trầm. Ý nghĩa ở đây là: các chư vị chư Thiên cầm trong tay các lộc cây chư Thiên và con người cầm trong tay loại hoa trần thế.

178. Họ đã rải xuống có nghĩa là họ trải hoa xung quanh.

178. Khi ngài đang đứng dậy có nghĩa là khi ngài đứng lên khỏi.

179. (Những người này) đã công bố có nghĩa là họ đã loan báo, họ đã cho biết.

179. Phước lành an toàn có nghĩa là một hiện trạng an toàn.

179. Giờ đến đoạn bắt đầu với nguyện vọng của ngài vĩ đại biết nhường bao đã được nói lên để chứng tỏ cho thấy phương pháp ngài đã dùng để công bố: “Cho dù nhà ngươi, ôi Sumedha thông thái, có nguyện vọng một địa vị to lớn, chớ gì nhà ngươi đạt được điều đó theo như lòng mong ước.”

180. Toàn bộ những lời vu khống (sabbitiyo): xuất phát từ chữ (eti), như vậy đó chính là những lời vu khống. (iti); toàn bộ những lời vu khống (sabba itiyo) (đều là) những lời vu khống.(sabitiyo) những điều bất hạnh rủi ro.

180. Chớ gì... tránh được có nghĩa là chớ gì họ không phải...

180. Chớ gì buồn khổ, bệnh tật[275]ược loại bỏ có nghĩa là: chớ gì nỗi buồn khổ được liệt vào những nỗi khổ đau, bệnh tật được liệt vào đau khổ được loại bỏ hoàn toàn khỏi chúng sanh.

180. Đối với các ngươi có nghĩa là đối với các bạn.[276]

180. Chớ gì không còn trở ngại nào ngăn cản có nghĩa là chớ gì chẳng còn trở ngại nào.[277]

180. Đạt đến có nghĩa là tới được, đạt được.

180. Giác Ngộ có nghĩa là một người bắt đầu đạt được trí về Thánh Ðạo A-la-hán. Và trí toàn tri.

181. Khi tới mùa: ý nghĩa ở đây là khi đến mùa cây này cây nọ trổ hoa đã đến.

[119] 181. đang trổ bông có nghĩa là đang đâm bông kết trái.

181. Với Phật Trí có nghĩa là với mười tám lọai trí của đức Phật [278]

181. Ngài cũng đơm bông kết trái có nghĩa là chớ gì ngài cũng đơm bông kết trái

182. Chu tất được có nghĩa là họ đã chu tất được.[279]

182. Hoàn tất có nghĩa là hoàn tất một cách thấu áo.

183. Được Giác Ngộ có nghĩa là họ đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác.

183. Nơi vị Chiến Thắng Giác Ngộ có nghĩa là: trong trường hợp Giác Ngộ của vị Chiến Thắng. Của Chư Phật ý nghĩa là: ngay tại gốc cây Bồ đề trí toàn tri.

185. Vào đêm trăng rằm có nghĩa là vào đêm trăng rằm.[280]

185. Hoàn toàn có nghĩa là chu tất được điều ước mong.

185. Thoát khỏi Rahu có nghĩa là được thoát khỏi Rahu. Không còn thiếu bất kỳ kém cỏi[281] nào.

186. Với ánh sáng rực rỡ có nghĩa là với nhiệt tình với ánh sáng.

186. Thoát khỏi cõi thế gian có nghĩa là không còn bị vẫy bẩn do những điều trần thế.

186, Chiếu sáng có nghĩa là chói sáng[282]

186. Kèm theo với vinh quang có nghĩa là với vinh quang của một đức Phật.

187. Chảy vào có nghĩa là nhập vào biển cả.

187. Chớ gì họ chảy vào có nghĩa là chớ gì họ tiến tới.

187. Trước sự hiện diện của ngài có nghĩa là gần với ngài.

188. Nhờ vào những có nghĩa là nhờ các vị chư Thiên.

188. Khen ngợi và chúc tụng có nghĩa là khen ngợi và ca tụng, hay khen ngợi với những lời khen ngợi ngài Dpaṅkara v.v...

188. Mười pháp có nghĩa là mười Pháp Ba la mật

188. Rừng có nghĩa là rừng rậm. Ngài đã gia nhập rừng rậm trên ngọn núi Dhammaka[283] là ý nghĩa muốn nói đến ở đây. Ðiều còn lại đã quá rõ ràng.

Kết thúc bài Chú giải Về Sumedha trong tập Người Khai Sáng Ý Nghĩa Ngọt Ngào, tập Chú giải Lịch sử Chư Phật.

-ooOoo-


[1]. Về Sumedhakathā xin ọc Jā i.3tt. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 2-31, M

[2]. Jā i.3 trích dẫn Phật Tông

[3]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 50 MA i. 15, Chú giải Tăng Chi Bộ i. 19, UdA 29 ItA i. 35

[4]. Trung Bộ Kinh Sta 6

[5]. Trung Bộ Kinh Sta 7

[6]. Cūḷarāhulovādasutta, Trung Bộ Kinh Sta 147; Maha- Trung Bộ Kinh Sta 62

[7]. Vin I 10, S v. 420

[8]. S. i.1

[9]. S v. 63

[10]. Trung Bộ Kinh Sta 3

[11]. S. ii 97

[12]. Cũng chính vì vậy đối với Vesantara-Kinh Bản Sinh, xin đọc bản văn tr. 205

[13]. Xin đọc MA ii. 125 tt; SA I 15; AA ii. 377; KhA 115tt. CpA 10 về những vấn đề này chỉ có mahāpassa “ại Niên Ðại là được kể mà thôi

[14]. Keci

[15]. Xin đọc Miln i. 330

[16]. Xin đọc D ii. 147, Jā i. 3

[17]. Có lẽ bốn loại thức ăn đưa ra trong A iii. 30, KhA 207; điều có thể ăn, uống nhau và nuốt.

[18]. Ðổi từ giống đực sang trung tính.

[19]. Xin đọc D i. 134, S I 71, iv. 324

[20]. Xin đọc Ml ii. 251

[21]. Một thành phố chư thiên, xin đọc DPPN

[22]. Một thành phố thuộc Sakka.

[23]. CpA 13 hầu như cũng mô tả về Sumedha giống hệt như vậy

[24]. Dòng họ gia đình, như trong td. Bản văn tr. 148, D. I 88, Trung Bộ Kinh ii. 165, xin đọc thêm MLS ii. 317

[25]. Về các bản văn Phệ Ðà

[26]. Xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 244, MA I 109. UdA 58, và xin đọc thêm 464

[27]. Về thần chú Phệ đà xin đọc td. s.v. mantra, MLS ii bảng phụ lục

[28]. Ở đây cách giải thích là addasāmi; Sn 1059 ābhijaññā

[29]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 247. Chú giải Tăng Chi Bộ. 261

[30]. Xin đọc D i 9, trong đó nói về có một phần nghệ thuật thấp chuyên về bói toán.

[31]. Xin đọc thêm SnA ii. 585

[32]. Xin đọc thêm Ariyapariyesanasuttra. Trung Bộ Kinh Sta 26

[33]. Bhavacāraka; xin ọc thêm saṃsāracāraka, Vism 495

[34]. Xin đọc Trung Bộ Kinh i. 55tt

[35]. Xin đọc thêm PvA 282

[36]. Kuṇapa, ngha đen là xác chết

[37]. Ðược định nghĩa trong Vism

[38]. Xin đọc thêm kātuye, Thīg 418, và marituye, nt. 426

[39]. Xin đọc thêm Miln 353

[40]. Xin đọc thêm nt. 246tt

[41]. Xin đọc thêm Trung Bộ Kinh ii. 257, Miln 247

[42]. Xin đọc thêm Miln 454

[43]. Amanantale. Thường tala là một mảnh đất khô. Nhưng dưới đoạn văn lại cho là một đầm nước taḷāka. Rất có thể – tala là một cách giải thích tốt nhất là viết tắt của từ –taḷāka có nghĩa là hồ hay là đầm.

[44]. Giống như trong Phật Tông II 15

[45]. Anussāra, giọng mũi – ṃ, ở đây là amata-n-tale từ anussāra chỉ xuất hiện trở lại trong bản văn tr. 164, Buddhaghosa và Dhammapala lại muốn dùng từ anunāsika còn các vị ngữ pháp cổ điển lại dùng từ niggahita.

[46]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 743; MA I 229, SA iii. 177, SnA i. 34, Nd2 485

[47]. Sañjāta; hay xuất phát từ một nguồn gốc giống nhau

[48]. Xin đọc A iv. 377

[49]. Xin đọc Ja I 146, Vism 196

[50]. Xin đọc Miln 74, và xin xem MQ I 101; để tham khảo thêm

[51]. Xin đọc thêm  Phật Tông II A. 9

[52]. Xin đọc Vin iii. 68, Trung Bộ Kinh i. 119-120, A iv. 376

[53]. Udakagāhinin ti udakāgāhiniṃ

[54]. Xin đọc thêm KhA 38

[55]. Xin đọc Trung Bộ Kinh ii 71, 73

[56]. Vì các cư dân cũng như chư thiên đều gọi như vậy.

[57]. Xin đọc CpA 13

[58]. Nāthānāthā, người đựơc bảo vệ hay người không được che chở.

[59]. Thaddhasamatā, Jā i. 7 thaddhavisamatā, và tỷ dụ như nó sẽ làm cho chân ta bị thương.

[60]. Một kích thước đo chiều dài. xin đọc td. VbhA 343, rất có thể khoảng độ một cubit.

[61]. Xin đọc Jā v. 252 đối với tám hiện trạng hạnh phúc của một vị tỳ khưu vô gia cư không có bất kỳ tài sản nào.

[62]. Nibbutapiṇdapāta. Theo kinh bản sinh v. 253 điều này muốn ám chỉ ngài ăn giống như một người chủ sở hữu nhưng hy vọng thực phẩm ban tặng cho ngài theo đúng luật đối với các vị tỳ khưu bình thường. Nhưng của bố thí đối với một người thoát khỏi mọi lậu hoặc được gọi là của bố thí siêu thoát, nibbutapiṇḍa, chỉ được tham gia khi nào người đó không còn là nô lệ tham lam. và không còn được liệt kê là người lười biếng hay bị các phiền não ngăn cản gây trở ngại. Xin đọc thêm Vism 43.

[63]. Catūsu disāsu appaṭihabhāva. Ngài có thể đi đến bất kỳ phương hướng nào ngài muốn. Jā v. 254. xin đọc thêm năm ân đức của một vị tỳ khưu cātuddisa trong A iii 135, và xem Chú giải Tăng Chi Bộ iii 280 trong phần giải thích: catūsu disāsu appaṭihatacaro.

[64]. Xin đọc bản văn tr.43

[65]. Giữa từ guṇa và upaāgataṃ: guna-m-upāgataṃ

[66]. Không thấy ghi trong tự điển Anh-Pāli.

[67]. Saparigghabhāva; xin ọc thêm D i. 247, lại có nghĩa là đám cưới.

[68]. Senāsanamacchera; xin ọc thêm iii 234, vism 683 trong đó āvāsamacchariya là loại đầu tiên trong số năm loại ghen tương hay nhỏ nhen bủn xỉn, hay hành vi chó trong máng ăn.

[69]. Ðoạn này đã xuất hiện, bản văn tr. 75

[70]. Ðoạn kệ này đã xuất hiện, xin đọc bản văn tr. 75.

[71]. Ānupubbikathā; xin ọc thêm MA ii 19, iii 328.

[72]. Xin đọc Vessantara Jā (no 547) và Jā I 74, Miln 113tt.

[73]. Giống như bản văn tr. 53

[74]. Xin đọc DPPN

[75]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 438. MA iv. 183

[76]. Ðối với phần mô tả các biến cố tiếp theo đi kèm với việc một vị Phật giáng trần, xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 440tt, MA iv. 186tt.

[77]. Khagā, chim bay trên trời. là một từ hiếm(?) cũng như tr. 288 làm thành một từ ghép dài.

[78]. Một trong những điều được nói tới không thể nào diễn ra được. Jā iii 477 (đọan kệ 8)

[79]. Gajjati; thường được cho là đám mây sấm sét, vang ầm lên.

[80]. Surabhi có nghĩa là thuộc về sura “các chư thiên” đối nghĩa với A-tu-la.

[81]. Kuṅkuma, hơng thơm ngọt ngào., xin đọc MQ I phần giơi thiệu tr. lii

[82]. Mười một loại lửa được nói đến trong Jā iii 411, bắt đầu với lửa tham raga, được loan báo trong Pts I 129 làm thành mười. Nhưng làm thành mười một thứ lửa nếu như giā-jarā và chết-maraṇa ược tách biệt ra.

[83]. Bahujanakattatayā. Tôi có phần hoài nghi cách giải thích này.

[84]. Một thành phố chư thiên

[85]. Yatijananīyyāna cũng có nghĩa là lối ra, thoát khỏi, là lối thoát dành cho những người là yatis, vị tỳ khưu hay là ẩn sĩ. xin đọc Vism 79.

[86] Suddhāvāsakhīṇsava không xuất hiện như là một tên riêng. Xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 437 trong đó cho thấy khīṇsava Suddhāvāsa-brāhmāno đã nhận được Bồ Tát trước tiên trước bất kỳ chúng sanh nào trên trần gian này cùng lúc đó không có sự trở lại từ những Nơi Cõi Tịnh Cư.

[87]. Makuṭa, chòm lông mào, vương miện. Xin đọc CpA 223 rājamakuṭaṃ sise paṭimucitv. Cũng xin đọc Divy 411

[88]. Ðiện thờ Makuṭa hình như chỉ được nói đến ở đây mà thôi.

[89]. Chỉ vào khoảng bốn trăm ngàn như ghi trong Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 13, Jkm 10

[90]. Hình như vật thực dinh dưỡng này có thể lấy được bằng những túi đựng bằng da, xin đọc Trung Bộ Kinh I 245 trong đó vị Bồ Tát Cồ Ðàm từ chối quà biếu của chư thiên ban tặng cho ngài chất dinh dưỡng đó.

[91]. Ficus religiosa

[92]. Caturaṅgaviriya; xin ọc thêm bản văn tr. 8

[93]. Paccayākāra, liên quan đến paṭiccasamuppāda, tc là y tương sinh.

[94]. Sammapaññāya ọc là samapaññsa, như trong các đoạn khác.

[95]. Xin đọc giải thích trong Vism 631 trong đó mỗi uẩn trong ngũ uẩn được cho là có tới mười tướng hay những trạng thái. Ðược nhắc lại dưới đây, bản văn tr. 133, 184, 190

[96]. Gotrabhū

[97]. Ngoài Jā i. 11 đoạn kệ này được tìm thấy trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl), xin đọc Se tr. 56

[98]. Cách giải thích Se vikāsentānaṃ tāpasānaṃ dành cho vemānassatāpasānaṃ trong bản văn

[99]. Anādaralakkhaṇe sāmivacanaṃ daṭṭhabbaṃ. Xin ọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 284. MA ii. 170. UdA 382, CpA 191. xin đọc thêm Tự điển Chú giải Pāli (CPD), s.v anādara

[100]. Caturo nimitte ti cattāri nimittāni

[101]. Nāddasan ti nāddasiṃ

[102]. Xin đọc CpA 13tt, cũng xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 83

[103]. Asadisamahādāna, tc là của bố thí mỗi vị Phật nhận được một lần trong đời, xin đọc MQ ii 121, n. 3

[104]. Xin đọc MQ I đoạn giới thiệu li tt

[105]. Ðó là mù tạt, bột gạo nụ cây nhài, cây kê (hay là cây tắc.) cỏ khô. Và gạo nổi. Cũng đọc trong bản văn tr. 277. xin đọc Thup.ed N.A. jayawickrama, tr. 35 n. 35.

[106]. Jayasumana, là tên một loài cây, còn nữa xin đọc trong bản văn tr. 86

[107]. Xin đọc thêm Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 36 v. 64

[108]. Ahaṃ tena samayenā ti aham tasmiṃ samaye

[109]. Sakassamā ti attano assamato nikkhamitvā.

[110]. Dhunanto ti odhunanto. Từ thứ hai này hầu như ít khi được biện minh cho bản dịch “rung chuyển”. Từ đầu tiên chính vì thế có lẽ là “rung,vặn vẹo” sau này Sumedha (II. A 32) đã trải chiếc áo làm bằng vỏ cây trên đống sình, để cho vũng sình đó không lay chuyển nữa.

[111]. Rất có thể là đoạn này.

[112]. Giống như trong bản văn tr. 37

[113]. Mānuse pucchi ti manusse pucchiṃ

[114]. Xin đọc thêm Thup. 4, CpA i. 4

[115]. Xin đọc Sekhiya 1 (Vin iv.185) trong đó các vị tỳ khưu phải che nābhimaṇḍala và jānumaṇḍala. Một vòng ở giữa bụng và hai vòng ở đầu gối.

[116]. “Ngọn lửa rừng thiêng” Butea monosperma hay frondosa

[117]. Sakka

[118]. Ropessan ti ropayissāma

[119]. Akkhaṇe, xin đọc A iv. 225, D iii 287 và 263 trong đó có chín

[120]. Một “sát na” này, eko khaṇo ược mô tả trong A iv. 227

[121]. Dadāthā ti detha.

[122]. Sodhem ahaṃ tadā ti sodhemi ahaṃ tadā

[123]. Lakkhaṇa. xin ọc bản văn tr. 114, 175. 238

[124]. kāsanabhagatā ti akāsasankhāte nabhasi gatā

[125]. Marū ti amarā

[126]. Nipajj ahan ti nipajjim ahaṃ.

[127]. Padapūraṇatthe, theo ngha làm đầy đoạn kệ

[128]. Xin đọc giải thích dưới đây, bản văn tr. 92

[129]. Paṭhaviyaṃ..puthuviyā

[130]. Cetaso

[131]. Centanā

[132]. Xin đọc thêm Dhs 1548, Vbh 341. Vism 683

[133]. Jhāpaye....Jhāpeyyaṃ

[134]. Paṭikkhepavacana, hay từ khước, loại bỏ, xin đọc thêm PvA 189

[135]. Xin đọc thêm bản văn tr.10

[136]. Sadevake ti sadevake loke

[137]. Santāressan ti santāressāmi

[138]. Xin đọc thêm đoạn kệ 56

[139]. Jā i. 14, 44, MA iv. 122, SnA 48, ItA i. 121, Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 16, 48, 140, UJ tr. 345, v.v... Ahetukabhava, ba căn nhân duyên đó là vô tham, vô sân, vô si: thiếu những điều này. xin đọc Vbh 402 417 419, Vism 456

[140]. Bhabhābhabhake, ược giải thích trong Vbh 341tt, giống như những người bị hoặc không bị hành động xấu, phiền não hay quả bất thiện (hay quả hành vi) ngăn cản, v.v...

[141]. Na gihilinge thitassa

[142]. Ở đây là paṇidhāna; xin đọc Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 270

[143]. Xin đọc thêm Pháp cú kinh (Dhammapada). I 86

[144]. Ficus religiosa, cây đa, cây bồ đề.

[145]. Xin đọc Miln 244, 284. theo Phật Tông tất cả Chư Phật đều tu khổ hạnh nhưng theo một khoảng thời gian dài ngắn khác nhau.

[146]. Vitarāgā, Vv ghi là vitamalā

[147]. Xin đọc thêm Vism 204

[148]. Xin cũnh đọc thêm bản văn tr.11, 30

[149]. Như trong Thag 566

[150]. Ussīsake maṃ ṭhatvāna ti mama sisasamīpe ṭhatvā

[151]. Idaṃ số íṭhợp với vacanaṃ, tuy nhiên số nhiều ở đây có lẽ hợp hơn.

[152]. Ahū ti ahani; cả hai đều là bất định, ngôi thứ ba số ít của động từ hoti.

[153]. Atha, giống như trong Phật Tông II 62

[154]. Ehitī ti essati. BvAB ược giải thích là essati gamissati

[155]. Trong câu này có ba động từ giống nhau nhưng không đồng nghĩa với nhau đó là: taranto, uttaritum và otarati. Tôi không biết được những sắc thái khác nhau về ý nghĩa muốn đưa ra như thế nào.

[156]. Giữa viya, giống như. Và anekesu, vô vàn vô số. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại giải thích là jaṅgamamāno

[157]. Trong CB a-sura xuất hiện không đúng chỗ trở thành “quỉ quái”

[158]. Naramarū ti narā ca amarā ca.

[159]. Sadevakā ti saha devehi sadevakā

[160]. Yad’imassā ti yadi imassa. Asḷ (Ke) tr 59 yadi p’assa.

[161]. Imaṃ đối cách.

[162]. Imassa, sở hữu cách.

[163]. Nadiṃ tarantā ti nadī taranakā; naditarantā ti pi pāṭho- và trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) cũng như vậy (Ke) tr. 59

[164]. Virajjhiyā ti viraijhitvā,

[165]. Xin đọc bản văn tr 7

[166]. Tadā, nhưng, narā, ngời, trong Jā I 17. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 19. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) (Ke) tr/ 59

[167]. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 19 Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) (Ke) tr/ 59

[168]. Ở đây ghi là bhujitvā, nhng trong đoạn kệ tại BvAC tr. 96 lại ghi là bhujiṃ

[169]. Xin đọc thêm D ii. 214 sukhā bhīyo somanassaṃ. Sung sướng nơi tâm thì nhiều hơn là hạnh phúc.

[170]. Pallaṇkābhujane mayhan ti mama pallankābhujane

[171]. Dasasahassādhivāsino ti dasasahassīvāsino

[172]. Yā pubbe ti yāni pubbe

[173]. Pallaṅkavaraṃ ābhuje ti pallaṇkābhujane.

[174]. Nimittāni padissantī ti nimittāni padissiṃsu

[175]. Nirākulā ti anākulā

[176]. Pupphanti, thì hiện tại

[177]. Bản văn tr 99

[178]. Te p’ajjā ti te pi ajja

[179]. Latā giống cái, nhưng chỉ định đại từ có thể đi theo với giống của từ cuối cùng trong một từ ghép, ở đây rukkha, có giống đực.

[180]. Xin đọc td. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 617. MA ii 300. SA 37. Mhvs- t. 518. xin cũng đọc 161 về các nhạc cụ vina, muraja v.v...

[181]. Vaṃsa, xin đọc Miln 31

[182]. Sammatāla giống như trong Thag 893, 911 (cả –tāḷa)

[183]. Thì hiện tại

[184]. Bất định

[185]. Bản văn tr. 99

[186]. Suppatalitā

[187]. Thì hiện tại

[188]. Bất định

[189]. Te

[190]. Tāni

[191]. Anovaṭṭhena, sử dụng cách

[192]. Anovaṭṭhehi, ịnh sở cách

[193]. Anovaṭṭhe

[194]. Anabhivaṭṭhe

[195]. Liên quan đến tập từ na trong (anovaṭṭhena),

[196]. Sutvāna đối với sutvā

[197]. Mahiyā. Mahī, nghĩa đen “người vĩ đại” chỉ xuất hiện theo như Tự điển Pāli-Anh (PED) vào thời văn chương Pāli cổ đại

[198].. Paṭhaviyā

[199]. Xin đọc thêm SA ī 285, Chú giải Tăng Chi Bộ iii. 68

[200]. Như trong Cp III 7 1

[201]. Jharāsayā đối với darīsayā. Jhara không thấy có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) Nhưng trong M-W- lại cho là thác, dòng thác, (giống cái –I) con sông, có lẽ tương ứng với từ dakāsaya trong S và A, Comy ược ví dụ bằng con cá và con rùa.

[202]. Nikkhamantī ti nikkhamiṃsu, Có nghĩa là, thì hiện tại và bất định

[203]. Ukkaṇṭhā. Xin đọc thêm Vbh 3452 SnA ii 469

[204]. Na bhavati ti na hoti

[205]. Etaṃ h’ayaṃ na hoti; có lẽ điều này ám chỉ một đặc tính quen thuộc trong tư thế ngồi thiền, chớ không ám chỉ tính liên tục không gián đoạn

[206]. Pavāyati ti pavāyi.

[207]. Thì hiện tại và thì bất định, như thường lệ

[208]. Yāvatā ti ...yāvatakā ti.

[209]. Kuḍḍ ti pākārā cả hai được định nghĩa bằng cũng ba từ trong Vin iv. 266

[210]. Tāni p’ajjā ti tāni pi ajje. Xin đọc thên bản văn tr. 100

[211]. Ubhayan ti ubhayesaṃ.

[212]. Evaṃ cintes ahan ti evaṃ cintesiṃ ahaṃ

[213]. Uggamana.

[214]. Udayana

[215]. Bhāra-m-oropanaṃ

[216]. Dhammadhātu, ược định nghĩa trong MA iii. 113 với từ “toàn tri” được định nghĩa khác với trong Vbh. 89

[217]. Aṅgapaccaṅga, ngha đen tứ chi bất kỳ hay toàn tứ chi.

[218]. Bhavissatī ti trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến đọc là bhavissati ti

[219]. Vicināmī ti vicinissāmi, hiện tại và tương lai

[220]. Ito c’ito ti ito ito

[221]. Tattha tattha

[222]. Xin đọc thêm bản văn tr. 30

[223]. Pāramitā

[224]. Pāramī

[225]. Hīna-m-ukkaṭṭha,

[226]. Cái đuôi của con bò Tây Tạng là một vật rất đẹp, và những chiếc quạt dùng trong hoàng cung được chế từ lông đuôi bò.

[227]. Pativilaggitan ti pativilagga

[228]. Ở đây chính là laggita

[229]. Ðây chính là bốn loại giới như ghi trong Miln tr. 336

[230]. Camarī iva. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại đọc là camarī migo viya

[231]. Nekkhammābhimukho ti nikkhamanābhimukho hohi

[232]. Từ giống đực sang trung tính

[233]. Buddhaṃ janaṃ (lúc đó Phật chưa có từ chuyên môn để ám chỉ giác ngộ) BvAB budhaṃ janaṃ, không thấy Tự điển Pāli-Anh (PED) đưa ra nghĩa từ budha này.

[234]. Buddhe jane

[235]. Paññya pāramī

[236]. Paññpāramītaṃ

[237]. Sabbabhave, số ít

[238]. Sabbesu bhavesu, số nhiều.

[239]. Tayā

[240]. Dayā như trong Phật Tông II 144, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) giải thích là dvayaṃ, dành cho cả hai.

[241]. Asanī, có chín loại như ghi trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 569

[242]. Ngôi sao chữa bệnh; một dấu chỉ của đặc tính kiên trì và đáng tin cậy. Xin đọc thêm MA ii 372, iii 274

[243]. Tulābhūtā ti pamāṇabhūtā. Xin đọc thêm bản văn tr. 113; và PvA 110 atulan ti appamāṇaṃ

[244]. Samaye

[245]. Utuvasse

[246]. Utuvaṭṭe

[247]. Ở đây tôi đã bỏ qua câu yam yaṃ phaladānamattaṃ osadham taṃ taṃ phaladānena, và đính kèm vào đó một câu ở dưới ừng đi lạc hướng, trong Chú giải  Phật Tông bản tiếng Miến. Nhưng bất luận nơi nào câu này xuất hiện, toàn bộ câu này xem ra hơi tối nghĩa.

[248]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi thêm suppatiṭṭhito. ặt nền móng vững vàng.

[249]. Sakaṭṭhāne yevā ti attano ṭhāne yeva

[250]. Ekacitta

[251]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon cả trong đoạn kệ giới thiệu và trong phần Chú giải đều giải thích từ ahitahite. Phật Tông, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại giải thích từ hitāhite

[252]. Ở đây từ mitta (bạn) thay cho từ cổ hita

[253]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là sapatte; Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là amitte, không phải là bạn.

[254]. Xin đọc bản văn tr. 110

[255]. Xin đọc bản văn tr. 59

[256]. Sammasato

[257]. Xin đọc bản văn tr. 83

[258]. Vasudhā

[259] Vasu

[260]. Vasudhā medinī, Medinī cũng có nghĩa là mập béo, xin đọc Vism 125 về sáu tên dành cho trái đất, paṭhavi gồm cả hai từ này.

[261]. Pakampathā ti pakampittha.

[262]. Tôi theo bản dịch Chú giải Tông bản tiếng Miến và Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon v. 1 giải thích chappakāra hơn là Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích từ cakkakata (chú thích như là v.1 trong BvAB sáu cách đó có lẽ là đông tây, tây đông, bắc nam và nam bắc lên xuống và xuống lên.

[263]. Telayante ti telapiḷanayante.

[264]. Yugantavātabbhā như trong ja i.26 yugandharavatā trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến

[265]. Yā vatā ti yāvatikā

[266]. si ti ahosi. ược dịch trong đoạn kệ như là “bao gồm”

[267]. Setī ti sayittha. Thì hiện tại và thì bất định

[268]. Saṃcuṇṇa.

[269]. Cuṇṇa có lẽ vỡ vụn ra.

[270]. Samāgammā ti Samāgantvā

[271]. Xin đọc bản văn tr. 33

[272]. Tetaṃ

[273]. Mā bhāthā ti mā bhāyatha

[274]. Xin đọc bản văn tr. 104

[275]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) ghi là soko rogo ở đây và trong đoạn kệ; Phật Tông ghi là sabharogo

[276]. Te ti tava

[277]. Mā bhavatv’ antarāyo ti mā bhavatu antarāyo.

[278]. Xin đọc bản văn tr. 185, miln 285 trong đó có đề cập đến giống như tr. 14

[279]. Pūrayun ti pūrayiṃsu

[280]. Puṇṇamāye ti puṇṇamāsiyaṃ

[281]. Sobbhānumā; iều này hình như có nghĩa là không thiếu một lỗ sâu (sobbha) có trong mặt trời trong thời gian nhật thực. Có nghĩa là, khi Rahu chiếm mặt trời (hay mặt trăng) trong miệng của nó và xuất hiện để cắn ra thành từng miếng.

[282]. Virocā ti virāja

[283]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Dhammika

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục & Giới thiệu | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính.

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-06-2007