Chu giai Phat Su
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Theravāda

CHÚ GIẢI LỊCH SỬ CHƯ PHẬT

Nguyên Tác: BUDDHAVAMSA
Bản Pāli Ngữ: BUDDHATTA THERA
Bản Dịch Anh Ngữ: I.B. HORNER
Bản Dịch Việt Ngữ: TỲ KHƯU THIỆN MINH

PL. 2551 - DL.2007

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

I. NGUỒN TƯ LIỆU CÁC TẬP CHÚ GIẢI

II. CHỨC NĂNG MỘT TẬP CHÚ GIẢI

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHÚ GIẢI

III 1. Những trích dẫn Kinh Ðiển
III 2. Những cách giải thích khác
III 3. Những Liệt Kê
III 4. “Những lần” liệt kê
III 5. Một chương sách phụ
III 6. Nhiều nghĩa đa dạng

NHẬP ÐỀ

Ngữ Pháp.
Trùng Âm
Những Người Sanh Cùng Thời Với Nhau.
Một Số Ðặc Tính Khác.
Viết Tắt
Viết Tắt Tên Tiếng Anh

XUẤT XỨ PHẬT TÔNG

CHÚ GIẢI VỀ TIỀN THÂN

I. CHÚ GIẢI VỀ ÐỊA ÐIỂM DU HÀNH - CHÂU BÁU
IIA. CHÚ GIẢI BỒ TÁT SUMEDHA
IIB. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT DĪPAṄKARA
III. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT KOṆDAÑÑA
IV. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT MAṄGALA.
V. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ SUMANA.
VI: CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ REVATA.
VII: CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ SOBHITA.
VIII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ ANOMADASSIN.
IX. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ PADUMA
X. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ NĀRADA
XI. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ PADUMUTTARA
XII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ SUMEDHA.
XIII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ SUJĀTA.
XIV. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ PIYADASSIN
XV. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ ATTHADASSIN
XVI. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ DHAMMADASSIN
XVII. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ SIDDHATTHA
XVIII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ TISSA
XIX. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ PHUSSA
XX. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ VIPASSIN
XXI. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ SIKHIN
XXII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ VESSABH
XXIII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ KAKUSANDHA
XXIV. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ KONAGAMANA
XXV. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ KASSAPA
XXVI. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT CỒ ÐÀM

DIỄN GIẢI VỀ NHỮNG KHÁC BIỆT NƠI CHƯ PHẬT.

-ooOoo-

Lời Giới Thiệu

Hội Thánh Ðiển Pāli đã tồn tại gần trăm năm. Cho đến thời điểm, năm 1976, hội đã xuất bản hầu như toàn bộ các tác phẩm kinh điển viết bằng tiếng Pāli ngoại trừ các tác phẩm Vô Ngại Giải Ðạo (Paṭisambhidāmagga), Thí Dụ Kinh (Apadāna), Bộ Song Ðối (Yamaka) và một phần tác phẩm Paṭṭhāna. Nhng cho đến nay chỉ xuất bản được bốn tập Chú giải mà thôi: đó là các tập Chú giải về Tiểu tụng Khuddakapāṭha[1], Pháp cú Dhammapada[2], Dhammasaṅgaṇi[3] và Thuyết luận sự Kathāvatthu[4]. Nhằm kỷ niệm sinh nhật thứ một trăm vào năm 1981 Hội Thánh Ðiển Pāli đã thiết lập một dự án dịch thuật các tập Chú giải (Aṭṭhakathā). Mục tiêu của dự án này nhằm xuất bản càng nhiều bản dịch Anh Ngữ càng tốt, ngay sau khi đã sẵn sàng, chứ không đợi phải đến ngày kỷ niệm một trăm năm mới thực hiện. Tôi cảm thấy một vinh dự lớn lao vì bản dịch tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (Bhudhavaṃsa) (BvA) của tôi có tên gọi là Mahuratthavilāsinī hay ý nghĩa ở Anh Ngữ là Người Khai Sáng Ý Nghĩa Ngọt Ngào (Clarifier of the sweet meaning) (CSM) là tác phẩm đầu tiên được đưa vào in ấn trong dự án này. Ðiều đó có nghĩa là hầu như tác phẩm đã gần hoàn tất trước khi dự án được hình thành, điều này đã tạo cho tôi một lợi thế lớn so với các bạn dịch thuật đồng nghiệp của tôi.

Và như vậy, tôi nắm bắt cơ hội này để thực hiện một số nhận xét chung, ngắn gọn bao quát có thế; trước tiên về nguồn gốc tập Chú giải, rồi đến chức năng và cuối cùng là một số vấn đề liên quan đến phương pháp thực hiện. Tôi hy vọng công việc này sẽ giúp đưa ra những đường nét hướng dẫn cho những nghiên cứu trong tương lai, khi ta nhắm tới cấu trúc và tổ chức Chú giải như một khối toàn diện, không loại trừ công việc nghiên cứu những điểm dị đồng và bất đồng có thể phát hiện tồn tại nơi các Tập Chú giải và giữa các Tập Chú giải với các nhóm nghiên cứu.[5] Thí dụ như các tác phẩm BvA, Jātakanidāna, VvA, PvA. CpA và ApA có thể giải thích cho rằng có liên quan nhiều hơn với việc Chú giải những vấn đề truyền thuyết hơn là các giới luật tu trì (Vinaya), các chủ đề học thuyết và rất nhiều các điểm khác về (Sutta Kinh Phật), hay những khái niệm triết học siêu hình (Abhidhamma Vi Diệu Pháp).

Vì các tập Chú giải họp thành một ngành quan trọng trong văn chương Pāli, căn bản đối với việc giải thích chính xác về Phật Pháp. Không phải vì thế mà chúng không thu hút chú ý của một số vị có thẩm quyền đáng tin cậy trong lãnh vực nghiên cứu văn bản Pāli. Nổi bật nhất trong mối tương quan này ta thấy nổi lên E.W. Adikaram[6], ông đại khái đã chia các tư liệu của mình thành hai nhóm: những khác biệt có liên quan đến các Tập Chú giải (Aṭṭhakathās) và Kinh điển (Canon) và những khác biệt giữa tập Chú giải (Aṭṭhakathās) với những gì còn lại. Tất cả những gì ông đề cập đến đều đáng cho chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng và đắn đo suy xét. Những nhận định do Thiền sư ṇamoli thực hiện về các công vụ[7] Chú giải và nhiệm vụ của các tập Chú giải[8] cũng rất ư là sáng suốt và hữu ích, tuy có ngắn hơn đôi chút. Tác phẩm vừa xuất bản mới đây của M. Winternitz[9] và của B.C. Law,[10] cả hai công trình nghiên cứu này đều đề cập đến những vấn đề chung chung liên quan đến xuất xứ Chú giải, sự tăng trưởng, mục tiêu và nội dung[11] của các tác phẩm Chú giải Kinh Phật.

Những gì tiếp theo sau đây tôi muốn đề cập đến các tập Chú giải với những đường hướng khác hơn và cách tiếp cận những phương pháp Chú giải tôi đã đưa ra trong Chương III trong phần nhập đề này, được thực hiện toàn khối từ những góc độ tôi chưa thấy được thảo luận cho đến giờ phút này. Nhưng trước tiên, những nguồn tư liệu của các tập Chú giải (ctys) phải được tái khẳng định, bất chấp toàn bộ những gì đã được đề cập đến rất nhiều về vấn đề này. Hình như vẫn còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ và còn gây hiểu lầm. Thứ hai, mục tiêu hay đối tượng của các Tập Chú giải (ctys) cũng cần được xác định trở lại một lần nữa, chủ yếu là đưa ra những điểm nhấn mạnh đúng đắn về lý do và sự cần thiết trong việc biên soạn ra chúng. Thế rồi, trong đoạn III có một số phương sách đặc trưng được sử dụng trong qui trình làm sáng tỏ những điểm trên cũng được thẩm tra lại. Không ít khi công việc làm sáng tỏ dễ hiểu này lại còn trở nên hữu ích trong việc truyền đạt kiến thức cho ta nữa.

-ooOoo-

I. NGUỒN TƯ LIỆU CÁC TẬP CHÚ GIẢI

Việc biên soạn các tập Chú giải dưới dạng chúng ta đang có trong tay hiện nay chủ yếu do Budhaghosa và Dhammapāla thực hiện và tới một mức độ ít hơn cũng do Buddhadatta thực hiện nữa, tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) được gán cho vị này. Cả ba người đều là các vị tỳ khưu và đều sống ở thế kỷ thứ năm sau CN, và đều sinh sống tại Ấn Ðộ rồi chuyển sang Mahāvihāra tại Thành Phố Anurādhapura bên quốc đảo Sri Lanka để theo đuổi công việc dịch thuật tại đó với sự đồng ý của các nhà sư sở tại. Rất có thể đã có nhiều hơn một nhân vật có tên là Buddhaghosa và Budhadatta và cũng rất có thể lại có đến bốn nhân vật có tên là Dhammapāla[12]

Nói một cách chính xác, chẳng có ai trong ba nhân vật kể trên là tác giả của bất kỳ tập Chú giải nào đã được truyền lại cho chúng ta được ghi tên các vị này cả. Trừ trường hợp họ chỉ là dịch giả và là nhà biên tập chủ yếu tham gia công việc biến đổi các tác phẩm này theo một thứ tự khả dĩ dễ chấp nhận và tinh vi hơn về các tư liệu họ đã phát hiện tại Sri Lanka dưới danh nghĩa là các tập Chú giải. Rất có thể bắt nguồn từ Ấn độ (cũng rất có thể lại xuất phát từ chính Ðức Phật) rồi trưởng lão Mahinda đã đem các tập Chú giải này sang Sri Lanka dưới dạng ngôn ngữ Māgadhī, rồi cũng chính tại đảo quốc này các tập Chú giải này đã được dịch sang tiếng Sinhale (Tích Lan). Và chính vì thế cho nên các tập Chú giải này đã còn tồn tại. Một số các tập Chú giải này đã tồn tại khoảng chín trăm năm trước khi chúng được chuyển sang một ngôn ngữ ngày nay, chúng ta gọi là Tiếng Pāli, cũng như do một số người mà ngày nay chúng ta gọi là các bậc Chú giải đã sắp xếp và biên tập lại, trong đó có Buddhaghosa và một số người khác mà tên tuổi của họ đã được ghi lại trong các tác phẩm này cho đến ngày hôm nay. Nhưng họ thực sự chỉ là dịch giả và biên tập các tác phẩm này mà thôi,[13] chớ không phải là tác giả và biên soạn nguyên thủy của các tác phẩm này. Chính Buddhaghosa, hay như chúng ta có thể tin tưởng, đã đề cập rất nhiều trong các đoạn kệ giới thiệu mỗi tác phẩm dài viết về bốn tập Bộ Kinh Pāli Nikāya, cũng như trong các tác phẩm viết về VA[14] và về Asl[15]. Chỉ nghiên cứu các tập Chú giải các Bộ Kinh Pāli đầu tiên, chúng ta thấy ngài Buddhaghosa đã nói rằng:

“Các tập Chú giải đã được tụng ngay trong Hội Nghị Ðầu Tiên[16] do năm trăm vị Trưởng Lão và sau này lại được tụng trở lại tại (đại hội thứ hai và đại hội thứ ba[17]), đã được mang sang đảo quốc Sīhala[18] do Māha-Mahinda và sau này được dịch sang tiếng Sihāḷa nhằm đem lại lợi ích cho các cư dân sống trên đảo Sri Lanka. Loại bỏ tiếng Sīhala khỏi các tập Chú giải và dịch sang ngôn ngữ[19] đẹp, dẹp bỏ những thiếu sót, làm cho ngôn ngữ này thích hợp với văn phong bản văn Kinh Phật Pāli[20] mà không đi ngược lại với truyền thống của các vị Trưởng Lão đang trụ trì trong vùng Mahāvihāra, các ngài là những ngọn đèn theo dòng giõi các vị trưởng lão, là các chuyên gia trong mọi quyết định, ta sẽ chuyển đổi làm cho ý nghĩa trở nên rõ ràng, loại bỏ những nhắc đi nhắc lại không cần thiết, nhằm đem lại phấn chấn cho chúng sanh và nhằm giúp Phật Pháp tồn tại vĩnh viễn.”

Buddhaghosa đã nói, như đã được ghi lại trong phần giới thiệu bản dịch sang tiếng Pāli phần Chú giải Bộ Luật (Vinaya) như sau:

“Vì tập Chú giải này được biên soạn bằng ngôn ngữ đảo quốc Sihala, thế nên không thể phục vụ cho chư vị tỳ khưu và bá tánh tại hải ngoại. Chính vì thế giờ đây ta sẽ bắt đầu dịch tập Chú giải này cho khớp với văn phong bản văn Kinh Phật. Trong phần mở đầu tập Chú giải này ta sẽ dựa trên điều đó đối với tác phẩm Ðại Chú giải (Mahā-aṭṭhakathā) và không loại bỏ bất kỳ ý nghĩa chính xác nào cùng những khoản luật giới đã đưa ra trong Mahāpaccari và một số tập Chú giải nổi tiếng khác như tập Kurundi đã được truyền thống các vị Trưởng Lão chấp nhận... Chính vì thế ta sẽ tránh được những cách Chú giải không chính xác (viết sai) được truyền lại trong các tập này. Ðể từ đó, chỉ loại bỏ sự khác biệt ngôn ngữ[21] và cô đọng lại các phần Chú giải đã được kéo dài thêm, không loại bỏ bất kỳ quyết định nào đồng thời cũng không đi lệch hướng so với bất kỳ truyền thống bản văn nào... (ta sẽ Chú giải tác phẩm Luật (Vinaya)[22]

Còn nữa, theo Bà Rhys Davids lưu ý. Chính Buddhaghosa đã đề cập đến trong các đoạn kệ giới thiệu tác phẩm Chú giải Bộ Pháp tụ (Atthasālini)”[23] “Tập Chú giải[24] Vi Diệu Pháp, ngài Ðại ca diếp (Mahākassapa) cùng với các đại Thánh tăng khác đã tụng trước tiên trong Ðại Hội Lần thứ nhất và sau này các vị Thánh tăng khác đã tụng tại đại hội thứ hai và đại hội thứ ba và rồi Trưởng Lão Mahinda, đã được chuyển tới quốc đảo tráng lệ này và đã được viết thành ngôn ngữ các cư dân trú ngụ tại đây. Loại bỏ khỏi tập Chú giải này ngôn ngữ của những cư dân tại Tambapaṇṇi[25], dịch tác phẩm này sang một ngôn ngữ hoàn hảo và được viết bằng một loại văn phong bản văn Kinh Phật Pāli, làm sáng tỏ và giải thích các quyết định của các cư dân sống trong vùng Mahāvihāra không pha tạp và không bị tha hóa do các quan điểm của các giáo phái khác, và chỉ nghiên cứu những gì cần phải nghiên cứu được trích ra từ các Bộ Kinh Pāli (Nikāya) và các tác phẩm Chú giải, Ta sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa và làm cho người trí hoan hỷ.”

Thật không thể khẳng định rõ ràng hơn được nữa, mối bận tâm to lớn của ngài Buddhaghosa chính là rút ra từ một đống các tập Chú giải cổ xưa đồ sộ đó, để đem lại hình thái có hệ thống và có lý hơn, dễ dàng thấu hiểu đối với một số lớn các vị tỳ khưu và đồng thời loại bỏ những tư liệu không cần thiết được tìm thấy trong đó. Ngài còn quyết định trung thành tuyệt đối với cách tiếp cận với phương pháp Chú giải không thể không nắm giữ đối với Giáo Pháp của các vị Trưởng lão và hay truyền thống Nam Tông, được cất dấu trong đó. Ngoài ra rất ít khi ngài đưa ý kiến riêng của mình vào các tác phẩm đó, ngài chỉ biên dịch từ tiếng Sihale sang tiếng Pāli mà thôi, và đó là những gì ngày nay chúng ta đang có trong tay được coi như là các tác phẩm Chú giải Pāli vậy.

Câu truyện truyền thống cũng cung cấp thêm một vài chi tiết cho trong Mhvs[26] chỉ là theo lời khuyên của vị trưởng lão Revata trụ trì tại Bodh-gayā, là một cậu bé Bā-la-môn (sau này có tên là Buddhaghosa) đã nhận được lệnh pabbajjā, hay “xuất gia” như là một điều chuẩn bị cần thiết để sang Sri Lanka hầu có thể hoàn thành lời ước để thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng về Tam Tạng cùng với những tập Chú giải về kinh này. Vì ở đây, tại Jambudipa, (Ấn độ) theo lời Hoà Thượng Revata giải thích, “chẳng tồn tại bất kỳ một tập Chú giải nào cả” n’atthi aṭṭhakathā idha. đặt chân đến Mahāvihāra, Buddhaghosa đã yêu cầu có được “toàn bộ các bản chép tay” để ngài có thể biên soạn một tập Chú giải. Nhằm thử khả năng của ngài Buddhaghosa với tư cách là một nhà tổ chức biên soạn bản văn và cũng như là một dịch giả (từ tiếng Sinhale sang tiếng Māgadhas[27]) và để xác định được kiến thức của ngài về các tư liệu ngài chờ đợi để triển khai, các vị tỳ khưu sở tại, vô cùng kinh ngạc trước hiểu biết và kiến thức của ngài, liền đưa cho ngài hai đoạn kệ và nói: “Hãy tỏ rõ khả năng của ngài với các đoạn kệ này, khi nào chúng ta nhìn thấy khả năng của ngài, chúng ta sẽ đưa cho ngài toàn bộ các bản chép tay” tác phẩm Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga) là kết quả của các cuộc nghiên cứu của ngài về các bản văn Kinh Phật Pāli và các tập Chú giải cổ viết bằng tiếng Sinhale. Cho dù chính ngài đã viết, đây chỉ là một tác phẩm nguyên bản ở mức độ ngài đã hệ thống hoá và điều phối hợp các tư liệu Chú giải cổ xưa biến thành ít phổ biến và một hình thức cô đọng hơn các hình thái nguyên bản, hầu như vẫn chiếm ưu thế hơn trong các tập Chú giải[28] này. Ở mức độ đó tác phẩm nguyên bản” khác được gán cho Buddhaghosa, có tên gọi là ṇodaya, chỉ được biết đến dưới dạng một vài Ms hay một phiên bản của nó không ngờ lại được đưa ra ánh sáng.[29] Rất tiếc chẳng có tập Chú giải nổi tiếng Pāli nào còn tồn tại, những tập Chú giải đó được Buddhaghosa biên tập” và chuyển ngữ, rồi đến ngài Dhammapāla và tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) lại do Buddhadatta thực hiện. Nhưng hình như Buddhaghosa đã sử dụng hầu hết tên các tác phẩm đó, đặc biệt là trong tác phẩm VA, và chính ngài đã truyền xuống đến chúng ta thông qua các tác phẩm Mahā- hay Mulā- aṭṭhakathā, Mahāpaccari, Kurundī. Và Andhakaṭṭhakathā và cả một số tác phẩm khác nữa.[30]

Ðôi khi những tác phẩm này chỉ được trích dẫn, đôi khi lại được phê chuẩn, đôi khi ngài còn phê phán ngược lại như trong Tác phẩm VA và ở một số tác phẩm khác[31]. Như vậy chứng tỏ cho thấy ngoài việc làm một dịch giả, ngài còn quan tâm nhiều đến việc biên tập nữa. Cũng như vậy đối với Dhammapala và Buddhadatta trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không đích danh đề cập gì đến các tác phẩm cổ xưa này. Tuy nhiên[32] cách diễn tả “trong các bản chép tay”, potthakesu rất có thể ám chỉ về các tác phẩm này.

Cũng vậy, và ngay cả sống trước thời các vị biên soạn các tác phẩm cổ này, có các vị Porāṇas, là các vị học giả, “không còn gì phải nghi ngờ họ là các vị thiền sư thuộc hạng niên trưởng và họ đã chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành và ổn định trường phái Nam Tông[33].” Adikaram cũng thuận theo ý kiến cho là ngay cả nếu như họ không được biết đến tại Ấn độ đích danh là các vị Porāṇas, ấy vậy mà quan điểm và những giải thích Giáo Pháp của họ lại được kết hợp chặt chẽ trong một tác phẩm Chú giải cổ (như đã được đề cập đến ở trên) khi tác phẩm Mahā-aṭṭhakathā và các tác phẩm Chú giải khác đã được biên soạn, được phổ biến với tên gọi là Porāṇaṭṭhakathā.[34]

Tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) hầu như không thể chứng tỏ cho thấy có các vị Porāṇas tồn tại và gán cho họ một đoạn kệ được trích dẫn[35] ít nhất trong mười một tác phẩm Chú giải khác. Hơn thế nữa, trong bản Chaṭṭhasaṅgyan viết bằng tiếng Miến về tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) cũng gán đoạn kệ sau đây với một câu chú thích cho là bản dịch tiếng Sinhale đã bỏ qua cả đoạn kệ lẫn việc qui kết của tác phẩm[36] này:

Một Vị Phật xuất hiện trong Kiếp Sāra, trong Kiếp Maṇḍa có hai vị Chiến Thắng xuất hiện.

Trong Kiếp Vara xuất hiện ba Vị Phật, Kiếp Sāramaṇḍa có bốn Vị Phật xuất hiện.

Năm Vị Phật xuất hiện trong Bhadda Kiếp; chẳng còn vị Chiến Thắng nào nhiều hơn thế nữa xuất hiện đâu.

Hơn thế nữa, trong khi đưa ra tám lý lẽ thường dùng nêu lên lý do tại sao đức Thế Tôn lại được gọi là Vị Như Lai, cho dù tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) có trích dẫn ba đoạn kệ[37] mà hầu như trong các Chú giải khác đã đồng nhất với nhau về cùng một chủ đề được qui cho Porana. Ðiều này không phải như vậy. Còn nữa, có một đoạn kệ mà ít nhất bốn tập Chú giải khác đều mô tả như vậy, nhưng cả tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)[38] hoặc giả UdA 403 đều làm như vậy. Tôi chẳng tìm thấy bất kỳ đoạn kệ nào trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) lại mô tả về họ cả. Phải chăng chỉ có tập Chú giải (cty) là không làm như vậy sao?

Ngoài một số hiểu biết về các vị Poranas, tức các vị cao niên là những người tiền nhiệm mình, các vị Chú giải (ctys) cũng đã ý thức được về những vị này, rất có thể là những người đồng thời với mình, và đôi khi họ cũng đề cập đến các vị này như là “họ” (they: được hiểu là như vậy), api paṭhanti, họ cũng đã giải thích”[39]; đôi khi như là aññe hay là apare[40], là những người khác; và thường xuyên hơn là keci, tức là một số. Rất có thể, trong một số đoạn “những người này” cũng được hiểu một cách hoàn toàn khác. Thí dụ như, một đoạn về nirāmisa trong tác phẩm PṭsA bắt đầu nói rằng, “trong bản chép tay họ (hiểu ngầm) viết là ‘sāmisañ ce’. Điều đó “không khá hơn potthake sāmisañ ce ti likhanti. Likhanti,tam na sundarataram[41]. Vậy nó đã đưa ra ba bội đôi trong việc xác định và phủ định, phải thông hiểu hay hiểu ngầm trong việc giải thích nirāmisa và sāmisa. Ngữ cảnh trên được giải thích trước tiên trong những danh từ hay những ý niệm (liên kết với từ gotra-bhū), trước tiên giải thích anne sau đó keci. Cả hai sự giải thích đó dẫn đến không thoả đáng. Và một lần nữa, ví dụ trong UdA 116 253 428 đều mà kesi nói, vanneti vadanti, pathanti, được người ta nói như là tam na sundaram, “điều đó chưa đúng”. Việc nghiên cứu của họ cũng thấy loại bỏ trong UdA 34, tan akāranam, và 431, n’attha’idam kāranam “ đó là điều nhầm lẫn”, cũng có thể trong UdA 44, nhưng không cần thiết ở trong UdA 51. Thực vậy, Tiến sĩ Lily de silva tìm thấy sự khác biệt đó đối với huynh hướng của keci có nghĩa xấu, Kesi thì trú ở Abhayagirins và cũng có thể trú ở utara vihara, quy định điều này không có nhất quán[42] mà theo DPPN hoàn toàn chấp nhận cả hai là đúng[43]. Tuy nhiên điều đó chúng ta nên ghi nhận rằng dường như vấn đề đó tỷ lệ đọc hiểu hay nói chính xác (vadanti) quy cho kesi thu nhận mà không có bất kỳ sự phê bình nào ca[44], do đó sự giải thích này thường không có nghĩa là bị phản đối như người không đúng vững. Nhưng cho đến thời điểm này, nhìn bao quát sự khác nhau các bản chú giải đối với Kesi đã biên soạn, nó có thể chỉ trích dẫn một vài công trình nghiên cứu ở nơi này, nơi nọ trong một phương pháp lung tung.

Như vậy, điều đó dường như khả quan hơn cho việc trình bày chỉ một số trường hợp nhỏ khi Phật tông quy cho việc đọc khác nhau đối với kesi phát biểu đồng ý hay không đồng ý, hoặc ra mắt đồng ý, hay xác định không đồng ý. Nhưng chúng tôi hy vọng con số nhỏ này sẽ là đủ đánh dấu sự quan trọng bộ Phật tông gắn liến với Kesi. Liên quan đầu tiên trong ba phân loại này chính là đoạn văn sau đây: gavapānena ti idam vuttam eva, ghatapānenā ti pi pathanti keci[45]. Hoặc một lần nữa, atthamī ti atthan gato, kesi attham gato ti pathanti[46] Và, yavavipulo ti vipulayaso... keci tatth’ āsi vipulo rukkho ti pathanti- “bao quát là nổi tiếng... một số người đọc ‘đã có một cây lớn ở đó’[47].

Nhưng chúng tôi cũng chấp nhận: cando tāragane yathā ti... kesi cando pannaraso yathā ti pathanti – “ như mặt trăng ở giữa các vì sao... một số người đọc ‘ như mặt trăng vào ngày 15”. Việc đọc này dường như không được chấp nhận như trong Phật tông đã nói, so uttānattho va, “ ý nghĩa này hoàn toàn rõ ràng[48].

Trái lại, ở đây có đoạn kinh văn: sabbakilesānī ti sabbakilese, lingavipariyāsam katvā vuttaṃ kesi tattha sabbakilesehī ti pathanti –“ tất cả phiền não có nghĩa là tất cả phiền não, ý muốn nói đã được thay đổi giống. Một số người đọc ‘ ở đó ( ví dụ như cây giác ngộ của nārada)bằng tất cả những phiền não’’’[49], điều đó không đúng vì không ghi nhận điều này. Tuy nhiên, điều kesi nói, vadanti, về sự hiện hữu tám phẩm chất đặc biệt”, dứt khoát không chấp nhận cho sự không đồng ý có hay thích hợp bản văn, tam pāliyā na sameti[50] . Ðây là điều thật tế đối với “một số người” lầm lẫn khi giải thích những phẩm chất này liên quan với những vị ẩn sĩ mà những vị này có thể cung ứng tám điều hạnh phúc, nơi đó hạnh phúc được tiếp nhận liên quan với trạng thái tâm của các vị sa môn: tỉnh thức, thanh tịnh, trong sáng, không nhuợc điểm, không phiền não, nhẹ nhàng và thoải, thích hợp, không lay động[51].

Một vài từ ngữ ở đây nói về kesi có thể cho chúng ta những biểu hiện quan tâm bên ngoài đối với Phật tông đã chú giải và dịch thuật. Thật vậy, nó được nói thêm ở đây rằng có một số người bị phản đối vì họ viết sai trong kinh điển: mayi pabbajite ti mayi pabbajitabhāvam upagete. Mama pabbajitam santan ti potthakesu likhanti, so pamādalekho ti veditabbo[52]. Khi tôi xuất gia có nghĩa là khi đó tôi đạt được trạng thái của một người xuất gia. Họ đã viết trong kinh văn ‘ ở đó có sự xuất gia của tôi’; điều này phải hiểu ngầm là viết sai [53].

-ooOoo-

II. CHỨC NĂNG MỘT TẬP CHÚ GIẢI

Mục tiêu căn bản nhất của mỗi Tập Chú giải chính là giải thích ý nghĩa các từ, các cụm từ nơi các đoạn Kinh Phật được rõ ràng, dứt khoát và còn phải là điều giải thích chung cuộc nữa, “để khám phá” theo như lời[54] E. Hardy, và hầu như vượt qua mọi nghi ngờ và mọi tranh luận. Ðể bảo toàn tối đa Giáo lý của đức Phật theo ý nghĩa đã được trù liệu từ trước, và đã được các vị luận sư truyền đạt lại một cách liên tục, ācariyaparampara[55]. Lúc nào cũng vẫn có những người nói xuyên tạc, luôn vẫn có và sẽ còn có nhiều người cải tiến” sẵn sàng đưa ra những nhận định của riêng mình. Thông qua cả bạn lẫn thù luôn có những thay đổi độc hại và việc làm giảm giá trị lời của Ðức Phật vẫn thường xen vào trong một thời gian dài bất tận. Các vị Chú giải đóng vai trò là áo giáp để bảo vệ và chống lại những tình huống như vậy. Vì họ chiếm một vị thế độc nhất đó là những người duy trì và giải thích Phật Pháp đích thực. Ðiều thiết yếu không những là chỉ hiểu họ, nhưng còn phải theo dõi họ một cách cẩn thận và chấp nhận ý nghĩa họ gán cho một từ một cụm từ mỗi lần họ Chú giải. Giờ đây họ rất “gần gũi” với Kinh Pāli. Họ không thêm vào bản văn hoặc bớt đi điều gì còn phải được nghiên cứu thấu đáo. Và chẳng có tập Chú giải nào được viết ra vào những thời điểm sau này có thể được ghi thêm vào đó. Với các ṭikàs hay những tập Chú giải phụ giải thích những điểm trong các tập Chú giải “cần phải được làm sáng tỏ thêm phần giải thích chính xác hay đôi khi chỉ là thêm vào những thông tin”[56] là điều chúng ta không quan tâm đến ở đây.

-ooOoo-

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHÚ GIẢI

Các tập Chú giải chính là một kho tàng về kiến thức sắp loại từ kiến thức tột đỉnh để đạt đến tư tưởng Phật Giáo. Ví dụ như Tam Bảo, Ngũ Uẩn,(khandha), Giới (dhātu), các Xứ (āyatana), y tương sinh (paṭiccasamuppāda). Các quyền (indriya), Chánh Ðạo (magga) và tám thành tố cấu tạo thành chánh đạo gọi là Bát Chánh Ðạo, Thiền (jhāna) và các chứng đắc (samāpatti), các điềm báo (tướng) hiện tượng hiện hữu (lakkhaṇa), giải thoát (vimutti), níp-bàn và các từ đồng nghĩa khác, thông qua những khái niệm triết học và tâm lý học ít được đề cao, đến các vấn đề quen thuộc như: nơi chốn, cây cối. Gia súc hay súc vật.

Trong tập Chú giải này tác giả đã thường xuyên lưu ý đến Ngữ Pháp; những thay đổi thì và giống cách này cách khác cũng được tác giả thay thế dần và cũng được lưu ý đến một cách đặc biệt như ta đã thấy xuất hiện trong thực tế được ghi lại trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) và vấn đề này được gọi là cách sử dụng ngữ pháp hay các qui tắc Ngữ pháp (lakkhaṇa[57]).

Các tác giả cũng sử dụng rất nhiều cách ví von và các ẩn dụ được kể lại và dùng làm đối kháng cũng như các câu chuyện thường xuyên được nói đến để minh hoạ một điểm nổi lên và đưa ra một số viễn cảnh cho toàn bộ vấn đề. Một vài điểm này có liên quan đến quá khứ, rất có thể là những điều cổ xưa hoặc giả là những chuyện cổ tích, có những lúc là những biến cố không mấy xa xưa. Câu chuyện có thể được kể dưới dạng chuyện Kinh Bản Sinh, số khác được coi như là có thực và không quá xa xưa, rất có thể là những sự kiện đang diễn ra và sự xuất hiện có thể liên quan đến những vấn đề như thuộc lãnh vực chính quyền địa phương. Các phong cách hay tập tục nổi cộm và cách thức ứng sử lại được công bố là tốt hay xấu, nghiêm túc hay không nghiêm túc cả hai đều có liên quan đến những hậu quả xã hội và kết quả nghiệp chướng nữa. Nhưng vấn đề này không thể truyền đạt trong một khuôn khổ hạn chế bài giới thiệu và ở đây chỉ đưa ra một đường nét bao quát bản chất vấn đề, luôn luôn là mối quan tâm lịch sử đáng cho chúng ta lưu ý. Không còn nghi ngờ gì nữa toàn bộ những tập Chú giải đã sử dụng tư liệu này như là một loại tác dụng phụ của các từ ngữ và các đoạn văn đang được Chú giải cách đặc biệt nhằm làm rõ điều cốt lõi những vấn đề này và đầu tư với tính xác thực đáng tin cậy. Tuy nhiên toàn bộ các từ và các đoạn văn này hầu như là vô tận có thể tìm thấy trong các chi mục ở hầu hết các ấn bản của Hội Thánh Ðiển Pāli (PTS).

Các nhà Chú giải, với sự trợ giúp của trí nhớ không chê vào đâu được, chắc chắn đã chế ngự được toàn bộ các công trình Kinh Phật, nếu không muốn nói là tất cả. Bằng không thì, với sự trợ giúp của việc giải thích Chú giải bằng cách nào họ đã có thể rút ra từ các tác phẩm này một cách thích đáng và đi thẳng vào vấn đề khi có cơ hội yêu cầu[58] hoặc trình diễn một cách tài tình giáo lý lỗi lạc và tiềm tàng chứa đựng[59] bên đó?

Lẽ đương nhiên nội dung các tác phẩm Chú giải này có khác nhau giữa Luật Tạng, Kinh tạng và Vi diệu pháp. Các nội dung này còn thay đổi tùy bản chất và rất có thể còn tùy tầm quan trọng chủ yếu nó truyền tải, nếu có bất kỳ tác phẩm Kinh Phật đặc biệt nào đang được Chú giải. Như vậy theo Ngài Hoà Thượng ṇamoli thuật lại trong tác phẩm KhA[60] “Mức độ quan trọng trong việc nhấn mạnh chung cuộc lại nằm ở bản văn viết về Từ Tâm được coi là căn bản để đạt đến hạnh phúc tột đỉnh Níp-bàn đã được khai thác triệt để trong tập Chú giải.

Các nội dung các tập Chú giải có thay đổi là điều tự nhiên. Tuy nhiên các nội dung này cũng tương ứng và phù hợp với nhau đặc biệt trong các từ không thể tránh khỏi và luôn được lặp đi lặp lại xem ra chỉ nhằm nhồi nhét trong Giáo Pháp. Kết quả là, những cách giải thích Chú giải cho thấy có rất ít hoặc không có sự bất đồng đáng kể nào không chỉ trong một hoặc hai tác phẩm Chú giải mà hầu như toàn bộ các tập Chú giải đó như trong các đoạn văn song hành hoặc có thể đem ra so sánh với nhau được, mặc dù đôi khi độ dài đoạn văn có thay đổi và không tương đồng với nhau. Thí dụ như, tất cả các tập Chú giải đều sử dụng từ Như Lai hầu như chính xác hoàn toàn gồm tám lý do tại sao Ðức Phật lại được biết đến[61] như là một vị Như Lai. Ðây không phải là từ có hai nghĩa. Cũng tương tự như vậy, hình như chỉ có một cách giải thích duy nhất về từ caturagika-sannipāta[62], tức là Tăng Ðoàn Tứ Phần các vị tỳ khưu (four factored Assembly of the bhikkhus). Hay chúng ta có thể quay trở lại với một tập Chú giải khá dài và rất giống với tập Chú giải ṇtipāta. t nhất đã diễn ra trong năm tác phẩm Chú giải,[63] hay đối với những giải thích về các từ tiếp theo rất đa dạng trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 1051 tt., AA v 7-9, hay duvidhaṃ hi kammaṭṭhānaṃ, trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 721-4. MA I 275-8, hay một số loại paññā ghi trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 931-3, MA iv. 82-6, SA i. 119-122. rõ ràng đây chỉ là tất cả những nhắc lại được lấy ra, nếu không phải trong tác phẩm Chú giải đã được sửa soạn và đã được sẵn sàng trước đó, rồi trích từ một số nguồn thông thường khác. Mặt khác, lại có những trường hợp khi các tác phẩm Chú giải có những từ giống nhau và có thay đổi một cách đáng kể. Một ví dụ rõ ràng về điểm này có thể tìm thấy trong các tập Chú giải về các thần linh bhassara, Subhakiṇha và Vehapphalā nh trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 37. MA i. 35 và Chú giải Tăng Chi Bộ iv 27. Vì cho dù một số ít chỉ là cách diễn tả loại suy có thể được sử dụng, toàn bộ những điểm này đều có một điểm chung. Hoặc giả ít nhất cũng có hai các định nghĩa khác nhau về từ bhikkhu, một cách xuất hiện trong tác phẩm Padabhājaniya[64] hay tập Chú giải cổ về các Luật Giới bản[65] còn định nghĩa khác lại xuất hiện trong Niddesa[66]. Cả hai từ này đều được biết bằng tiếng Pāli và mặc dù ngay từ lúc đầu các tác phẩm Chú giải đều được chấp nhận cho là Kinh Pāli trước khi được “đóng lại”.

Hơn nữa, một từ Kinh Phật rất có thể không được Chú giải ngay trong chính tác phẩm Chú giải đó, cho dù việc Chú giải đó có thể xuất hiện tại nơi nào khác, tuy nhiên, tính cách đáng tin cậy của việc chuyển đổi vị trí giải thích từ tác phẩm Chú giải này sang tác phẩm Chú giải khác cũng có thể đặt ra vấn đề và đôi khi không được chấp nhận[67]. Tuy nhiên hình như thường xảy ra những trường hợp gần như diễn ra thường xuyên. Thí dụ, BvAC tr. 33 Chú giải từ deva-cakkhu cho là deva-cakkhu nghĩa là hiểu biết siêu phàm, abhiññā, chỉ nổi lên do sự gia tăng thêm ánh sáng, lokavaḍḍhana; rất có thể điều này không nói lên cho chúng ta biết nhiều. Nhưng tác phẩm ItA ii. 28 lại coi dibba-cakkhu có nghĩa là, đang tăng thêm ánh sáng kasina, kasiṇalokaṃ vaḍḍhetvā. có ánh sáng kiến thức xuất hiện giống như thiên nhãn, dibbacakhuññaṇassa. Mặc dù có liên quan đến It và ItA liệu cho là Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) cũng đã yên lặng ám chỉ kasiṇa này chăng? Nhiệm vụ của dibbacakhu được giải thích khác đi trong Ndi tr. 255tt.

Hay, một ví dụ khác, có ý nghĩa liên quan và chính vì thế lại được gán cho từ dukkha trong tác phẩm Chú giải Tăng Chi Bộ ii 96, 203, 208 v.v... lại chính là từ vaṭṭadukkha, nỗi thống khổ do phải tái sanh nơi vòng luân hồi trong khi đó nơi tác phẩm Chú giải Tăng Chi Bộ ii 263, iii. 182 dukkha được giải thích có liên quan đến bốn chân đế.[68] Tuy nhiên, những chân đế này đã bao trùm cả vaṭṭadukkha và việc chấm dứt đau khổ này thể theo Chân Ðế thứ ba. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) tr. 63 và Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) tr. 41. trong một lời khẳng định dài về từ dukkha, đã cắt nghĩa chân đế này không theo bất kỳ cách nào trong hai cách trên. Nhưng có những từ khác đã xác định rõ ràng các ý nghĩa[69] như thể vedenā[70] rất có thể đã được gộp lại trong một ý nghĩa khác trong năm ý nghĩa hai tác phẩm này đã thừa nhận để đưa ra một chỉ số đối với việc phổ biến dukkha trong cuộc sống chúng ta. Chính vì thế, dukkha, đã trở thành một ví dụ một từ được giải thích ngắn gọn do một số tác phẩm Chú giải. Ðược thực hiện một cách kỹ càng hơn ở các tác phẩm khác, cho dù ngay cả không phải luôn luôn đều có cùng một ý nghĩa rõ ràng. Nhưng một khi, Phật Pháp “sâu xa, khó lòng nhận ra, khó lòng hiểu thấu... lại khả dĩ dễ hiểu đối với kẻ khôn ngoan.”[71] Lại được am hiểu tường tận, đặc tính liên quan và chính xác của ý nghĩa này đã trở nên rõ ràng.

Tuy nhiên rất nhiều nội dung chính trong các tác phẩm Chú giải có thể thay đổi từ cách này sang cách khác[72], phương pháp Chú giải căn bản và bất biến như ngày nay chúng ta đã nắm bắt được lại phải được thực hiện theo một tuần tự liên tiếp trong khi nó xuất hiện. Ấy vậy, ta không thể nào Chú giải được hết toàn bộ các từ trong Kinh Phật. Có đôi khi chúng ta phải đánh giá với sự trợ giúp Chú giải chẳng có điều gì là sẵn sàng cả. Rất có thể hoặc ý nghĩa đó đã bị thất lạc ngay cả do thời gian các tập Chú giải cổ xưa được biên soạn. Hay từ đã được am hiểu đầy đủ, lúc đó không còn hay không với đặc tính chính xác và chắc chắn nữa.

Ngoài ra phương pháp Chú giải cơ bản này được theo dõi suốt do tất cả các tập Chú giải. Chúng xuất hiện chung nơi một số các phương tiện Chú giải rõ nghĩa khác nữa. Không nhất thiết phải sử dụng trong mọi lúc, nhưng khi nào có nhu cầu nổi lên, lúc đó các phương pháp này sẽ quay trở lại với nhau, hay đôi khi chúng sẽ trở thành những công cụ tích cực.

Cho dù những công cụ này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hiểu biết ngày càng lớn lao và chính xác hơn về cấu trúc xét một cách toàn diện. Song chỉ một phần nhỏ thuộc chủ đề rộng lớn này được trình bày ở đây, và chẳng có yêu sách nào được thực hiện ở đây nhằm đạt đến mục đích hoặc hiểu biết về bất luận điều gì hay bằng bất kỳ cách nào. Tuy nhiên, toàn bộ những gì được trình bày dưới đây về những phương pháp Chú giải có thể được thêm vào và ta có thể đem ra tranh cãi về các phương pháp khác. Song giống như vị biên soạn Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), vì sợ phải trình bày tác phẩm quá dài dòng, thế nên tôi chủ chương không trình bày quá dài theo những chỉ số một số phương pháp Chú giải được các tác giả Chú giải sử dụng.

III 1. Những trích dẫn Kinh Ðiển

Mỗi tập Chú giải, đặc biệt khi cố gắng vượt qua toàn bộ những tranh cãi, thì cũng có thể đưa ra rất nhiều trích dẫn trong các tác phẩm Kinh Phật. Cho dù thường xuyên có thể đề cập đến đích danh các tác phẩm này[73] hay đưa ra những gì hiện nay ta thường hiểu là những trích dẫn chính xác. Tác phẩm đó có thể đưa ra trích dẫn bằng các từ sau. vuttaṃ pi c’etaṃ. Hay vuttaṃ (pi) h’etaṃ.” Chúng ta có thể nói về điều này”; hay với cách diễn tả, yath[74]’āha hay ten’āha, như người ta đã nói.” Ðôi khi còn thêm vào “do Ðức Phật đã dạy”[75] hay “do các vị Poranas”[76] hay do một số người khác. Nhưng không nhất thiết phải đưa ra tên nguồn tài liệu. Hay một vị Chú giải có thể chỉ đưa ra những mô tả nguồn cung cấp, tỷ như một người bà la môn có kiến thức, chẳng có bất kỳ biểu thị nào cho thấy những trích dẫn đó có thể xuất hiện rải rác trong các tác phẩm Kinh Phật.[77]

III 2. Những cách giải thích khác

Có nhiều cách “giải thích khác”, pātha, có thể được đưa ra và xuất hiện tuy không mấy thường xuyên trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)[78] Khi một cách giải thích khác nhau được ghi nhận, ta có thể nói rằng, ayam eva vā pātho[79], “hoặc đây chính là cách giải thích”. Hay có thể nói,... vā pātho[80] hay (chữ này chữ kia) là cách giải thích”, chủ yếu khi có một sự biến đổi ý nghĩa nhất định[81], cách giải thích khác thường này hay bị bác bỏ vì không đúng hay chính xác[82], hay cũng có thể được chấp nhận. Trong trường hợp này ta có thể nói đó là “có cùng một ý nghĩa”, “ý nghĩa là hoàn toàn giống nhau.” Ý nghĩa giống nhau”, so yev’attho, hay, ayam ev’attho[83]. Cũng có những trường hợp trong đó một tác phẩm Chú giải, sau khi đã đưa ra một cách giải thích khác đi và khẳng định điều đó có nghĩa là gì và thêm “ý nghĩa này tốt hơn” hay chính xác hơn ayaṃ sundarataro[84].

Một đoạn văn rất thú vị trong KhA tr. 78 chứng tỏ cho thấy việc chuyển giao Chú giải một cách tỉ mỉ về vấn đề này như sau: “Và ở đây trong đoạn “một là gì?” (ekam nāma kiṃ) cách giải thích theo hai cách đó là kim ki ha. Ở đây theo cách giải thích ở tiếng Sinhale là kī ha, vì những người Sinhale thường nói kī ha khi phải nói là kiṃ. Một số (keci) khẳng định ha chỉ là một tiểu từ, và cũng như vậy trong chính cách giải thích[85] theo truyền thống các vị trưởng lão. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp ý nghĩa vẫn hoàn toàn giống nhau và có thể được giải thích tuỳ theo ý thích.”[86] Ðây không phải là điều độc nhất. Các đoạn khác như đã được đề cập đến ở trên cho thấy có một chút thay đổi trong chính ý nghĩa nữa. Như vậy điều này cũng tốt thôi.

Có hai trường hợp rất thú vị được trích trong UdA[87] trong đó người ta đưa ra nhiều cách giải thích: (1) Kya nu’ atthā ti, katamāya nu bhavatha? Kāya notthā ti pi pāli: so ev’attho. Kāya nvetthā ti pi paṭhanti: tassā katamāya nu etthā ti attho. (2) Na khv’etam ti, na kho etaṃ. Ayam eva vā pāṭho: - na kho tan ti pi paṭhanti, na kho etam icc’ eva padavibhāgo.

Ngược lại đối với Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), như ta đã ghi nhận, lại đưa ra các cách giải thích khác. Hình như MA viết về Mstas 51-100[88] thí dụ, lại đưa ra rất ít nếu không nói là chẳng đưa ra bất kỳ tham khảo nào về những điểm này cả. Ðiều này hình như cũng đúng trong rất nhiều trường hợp được ghi trong những điều còn lại trong MA, với rất ít ngoại lệ. Ðó là trong MA I tr. 137 khó có thể được kể là điều này xuất phát từ cách mô tả có sẵn (stock) về nhiều ý nghĩa từ agga-sadda, từ ‘agga’. Nhưng lý do đàng sau sự thiếu xót này trong các cách giải thích khác chỉ có thể được phỏng đoán mà thôi. Liệu vị biên soạn tập MA có biết được những khác biệt đó và nghĩ rằng đây là điều không cần thiết đem gộp lại chăng, và tuy nhiên rất có thể lại phán đoán chắc điều đó không mấy khả thi được suy luận rằng tập MA đã có kích cỡ quá lớn rồi chăng? hay liệu ngài biên soạn đó, chủ yếu chỉ mới sử dụng có một nguồn tư liệu chăng? Hoặc giả rất có thể còn có thể xuất hiện nơi các mối liên quan khác, sự cố ý loại bỏ những quan điểm không chính thống về đặc tính chính thống chăng?”

III 3. Những Liệt Kê

Một hình thức làm sáng tỏ việc Chú giải lại gồm trong việc liệt kê ra các loại khác nhau nơi cùng một tiết mục duy nhất, toàn bộ điều này có thể có một số liên quan với các từ kinh điển. Thí dụ như, trong MA (Chú giải trung bộ Kinh) ii 112 đặc tính liên quan với từ Kinh Phật. Thí dụ như, trong MA ii 112 qui trình làm dịu đi toàn bộ cấu trúc. Sabbasaṅkhāra-samatha, được giải thích theo hai giai đoạn: trước tiên, bằng cách khẳng định rằng do rung động, lắc lư và dằn vặt các saṅkharas. thì cách làm dịu đi đã đem lại kết quả. Và thứ hai, bằng cách nói đến việc loại bỏ sang một bên cũng một tiết mục.  đây có bốn upadhi. Cụ thể là một căn bản dẫn đến tái sanh. Chính vì thế từ upadhi xuất hiện ở đây bốn lần như là yếu tố cuối cùng của một từ ghép: Khandha-upadhi, kilesa-, abhisaṅk-, hāra-. pañcakmaguṅa-upadhi[89]. Toàn bộ những phương thức (chấp thủ) này phải được loại bỏ vì chúng cản trở chống lại việc chứng đắc Níp-bàn. Upadhis được giải thích hầu như đầy đủ hơn trong SA i. 31 và SnA 44 theo thứ tự nghiệp chướng, khandha, kilesa. abhisaṅkhāra. Chúng là trong số ba vivekas, tránh khỏi được liệt kê như là kāya, citta, upadhi.[90]

Nhng ví dụ khác trong đó việc liệt kê được dùng để giải thích đó là mariyādā trong MA iv. tr. 89 trong đó có hai loại được đưa ra và rồi lại hai loại nữa; có hai loại; thuộc đồng ruộng. Khetta, ba loại trong MA iv. 114, Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 9; thuộc loại biến mất. Antaradhana. Năm loại trong Chú giải Tăng Chi Bộ 1 87 nhưng chỉ có ba loại trong MA iv. 115. VbhA 431; thuộc về Níp bàn chung cuộc, có ba loại trong MA iv. 116 - hai loại cuối này nằm trong giải thích về apubbam acarimaṃ; về sư tử, sīla, có bốn loại trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii 827. Chú giải Tăng Chi Bộ iii 65, SnA 125; bàn về thế đứng của sư tử, sihaseyyā, có bốn loại ghi trong UdA 403; về thu thúc, saṃvara, có năm loại ghi trong ItA i 110[91], về bài nói chuyện, kathā, về các Vị Phật, có hai loại được ghi trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 382, KvA 34, cụ thể là sammuti paramattha; về bài nói chuyện (bình thường), có ba loại được ghi trong MA ii. 258 có tên là ekanālikā, caturassā, nisinnavatthikā. Thế rồi trong tác phẩm KhA vẫn còn bốn loại nói chuyện khác nữa, có tên là catubbidhā, bốn thứ có tên và ví dụ của mỗi loại cũng được đưa ra; cũng lại có ba loại vivekā, tức là tách rời hay viễn ly. Và ba loại thế gian. loka, được nhắc đến dưới đây[92] và nhiều loại khác nữa. Ðiều đương nhiên là con số không được hiểu theo nghĩa đen nhưng đôi khi lại có nghĩa là “các loại” như trong các ví dụ vừa mới nêu ra trên đây; và ôi khi lại là “lý do để” một điều rất rõ ràng được nhận ra trong phần liệt kê bốn loại suttanikkhepa. Những lý do để thực hiện một bài thuyết pháp.[93] Trong mọi trường hợp thường được nói là loại nào đã được nhắm tới ở đây, trong đó “ở đây” có nghĩa là đoạn văn hiểu theo văn cảnh kinh điển đã được làm sáng tỏ.

Hơn thế nữa, một vị Chú giải có thể chọn ít đề tài hơn trong số một tổng đề tài bao la, hay một số lớn hơn có thể được thêm vào con số ít hơn. Ðiều này một lần nữa mang tính chất chứng tỏ và về đặc tính uyển chuyển nơi các tác phẩm Chú giải lẫn chú ý đã được dành cho việc biên soạn các tập Chú giải này. thí dụ, như chúng ta đã thấy trong Chú giải Tăng Chi Bộ I 87 đã đếm từng antaradhaāna, tức là lần biến mất”tức là năm lần... Điều này có thể thực hiện được bằng cách thêm vào ba lần được kể đến ở nơi khác. Cũng như vậy KhA 120 thêm vào ba loại huyên náo, Kolāhala đối với loại đó KhA 272 và SA I 130 lại ám chỉ như vậy, những điều không thể thích hợp với nhu cầu của họ. Như vậy đối với KhA kolāhala là năm lần, pañcavidha. Còn đối với Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) và SA lại có tới ba kolāhala.

Như vậy chúng ta đem ra trình bày ở đoạn kế tiếp có liên quan đến “cỗ máy Chú giải”[94] nhưng trước khi tiếp tục công việc có lẽ ta cần phải nhấn mạnh trở lại một lần nữa rằng rất ít ví dụ điển hình được nêu lên trên đây chỉ họp thành không hơn không kém một thành phần không nghĩa lý gì trong việc liệt kê những tỷ lệ, nếu được gom lại sẽ trở thành bao la; và hơn thế nữa những điều liệt kê trên đây chỉ là một khía cạnh trong Kinh Phật mà thôi[95] cũng như các tác phẩm Chú giải vậy.

III 4. “Những lần” liệt kê

Ðây là một phương cách trong đó khi ta nói đến từ này từ nọ “gấp x lần.” Thí dụ như, trong VA i 225 saddhamma (Chánh Pháp) là tividha gấp ba lần. Một trong ba “lần” được khẳng định một cách súc tích, hình như không đưa ra bất kỳ một ưu tiên nào trong những lần đó, toàn bộ những lần này được ứng dụng một cách đồng đều. Hai lần, duvidha, còn có tầm quan trọng đồng đều, về vinaya trong tác phẩm MA i. 22 (xin đọc cùng tác phẩm ii. 208), SA ii. 253. SnA 8, ItA i. 110. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl). 351. một lần thuộc vinaya thu thúc, saṃvara, điều còn lại thuộc về cách đoạn trừ, pahāna. Rồi sau đó mỗi lần này lại chia ra thành năm “lần”, pañcavidha, tất cả đều có tên gọi khác nhau; rồi sau đó tác phẩn SnA lại tiếp tục triển khai đề tài này rất dài dòng. Toàn bộ những “lần” không thấy đưa ra ở đây. Như vậy chẳng có gì được ưu tiên cả. Trong tác phẩm UdA 362 ta có catubbhidha ogha, đó là bốn loại bộc lưu tham dục (kāma), hiện hữu (bhava), tà kiến (diṭṭhi) vô minh (avijjā) toàn bộ bốn loại bộc lưu này đều phải được vượt qua một cách đồng đều để cho vị a-la-hán có thể tồn tại an toàn trên mảnh đất khô ráo nơi bến bờ bên kia.

Tuy nhiên các đoạn khác, như trong tác phẩm UdA 233 khi đề cập đến giới (sīla) người ta cho rằng chỉ có hai loại giới, “các loại” xuất hiện tùy theo các phạm trù khác nhau, đó là lokiya lokuttara, thuộc loại hiệp thế và loại siêu thế. Cả hai đều rất cần thiết vì loại đầu tiên lại rất cần cho loại thứ hai được coi như là căn bản cho loại sau. Lại có một cách phân biệt khác tinh tế được thấy trong bốn loại niềm tin, catubbidhā saddhā, trong tác phẩm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 529, iii 1028, ở đây mỗi loại chỉ được áp dụng cho một con người cụ thể trong một giai đoạn khác nhau trong qui trình tiến tới chánh đạo có tầm quan trọng ngang nhau. Nhưng còn nữa, cũng nhằm ám chỉ đến các giai đoạn được chứng đắc. Là tividha viveka[96], tức ba loại viễn ly hay thân viễn ly (kāya), tâm (citta) và sanh y (upadhi). Mặt khác, cho dù pavāraṇā được cho là gồm bốn loại trong MA i. 93, do hiệu quả đem lại thì điều này chỉ ám chỉ từ này có bốn ý nghĩa thích ứng cho bốn cơ hội khác nhau. Một trong các cơ hội đó được gọi là “cơ hội được mong đợi nơi trần thế này”, ayaṃ idha adhippetā. Nh vậy trong SnA 74, 255 santhava được mô tả chỉ gồm có ba loại mà thôi, loại thứ ba được dự định ở trang 74 và hai loại đầu tại trang 255. và trong một số tác phẩm Chú giải một câu hỏi, pucchā, được cho là gồm năm loại, pañcavidhā[97]; sau khi đã mô tả mỗi loại thì loại đúng nhất được hiểu trong mỗi văn cảnh.

Cũng còn có một từ quan trọng đó là “mắt” và “kiến thị”, cakkhu, quan trọng vì tác phẩm Bhagavan đôi khi lại có một tính ngữ là cakkhuma, là người có nhãn thức. Chính vì thế cakkhu phải được giải thích đầy đủ và được phân tích dài dòng trong tác phẩm Niddesa[98]. Tuy nhiên, không có sự xuất hiện của từ vidha, có nghĩa là loại. Ðiều này được giới thiệu trong tập Chú giải ngắn hơn thuộc tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 33 và ItA i. 99. Tuy nhiên hai đoạn này cho thấy có sự khác biệt đáng kể. Cả hai đều đề cập đến kiến thị gồm hai loại: maṃsacakkhu aṇcacakkhu (paññācakkhu trong tác phẩm ItA). Và khác biệt đầu tiên gồm hai loại và khác biệt thứ hai gồm năm loại. Ðược so sánh ở một vài chừng mực nào đó là hai loại kicca[99], tức là điều đã được thực hiện, loại đầu tiên trong hai loại này, niratthaka. Còn lại như một loại không có sự chia ra, nhưng loại thứ hai Sātthaka, được liệt vào loại gồm năm lần mỗi thứ đều có tầm quan trọng đối với cuộc sống tu trì hàng ngày.

Ðôi khi, có lẽ chỉ thỉnh thoảng thôi một từ lại ám chỉ một số “loại” đa dạng được diễn tả theo như các đoạn Kinh Phật là nơi nó xuất hiện, thí dụ như MA, i. 62 đã đưa ra sáu đoạn theo kiểu này để cho thấy số “loại” thấy nơi từ āsava, lại gồm tới từ hai, deveha, đến bảy, sattadha, loại, như đã được truyền xuống trong mỗi đoạn được liệt kê gộp một loại được Chú giải (Trung Bộ Kinh i. 6), là nơi āsava gồm bảy loại. Một con số cũng đã đạt đến do cùng những giai đoạn trong ItA i. 114tt. Ta cũng nên lưu ý ở đây là tác phẩm ItA có nói về thân xác, kaya, gồm rất nhiều loại, bahuvidha[100] và các vị hiền triết. Munayo, cũng thuộc nhiều loại, anekavidha[101] Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 44 có đề cập đến mười sáu loại”đối với mahāpaññā, người khôn ngoan vĩ đại, nhưng lại không cung cấp bất kỳ thông tin cho biết họ thuộc những hạng người như thế nào.Những tập Chú giải về từ này xuất hiện chỗ này chỗ khác[102] cũng chỉ biến các loại này thành rõ ràng.

III 5. Một chương sách phụ

Một tập Chú giải thỉnh thoảng lại đưa ra một số con số có lẽ từ hai hiện trạng trở lên. Tất cả mọi người có thể dính dáng đến một hiểu biết toàn diện và một hành động đánh giá thích hợp về từ được Chú giải. Như vậy Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) iii. 1062, Chú giải Tăng Chi Bộ IV. 118, trong một bài Chú giải khá dài dòng về app’ichassa[103] một người có ít hay không có ước muốn, đưa ra bốn vấn đề, vì lý do đưa ra, có thể không ước ao có được đó là: paccaya. Adhigama. Pariyatti. Dhutanga, những nhu cầu thiết yếu của một nhà sư. Chứng ắc (một trong số bất kỳ giai đoạn Thánh đạo và Níp-bàn nào) kiến thức về các bản văn Kinh Phật. Và những việc tu tập khổ hạnh. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) và Chú giải Tăng Chi Bộ lại thêm vào một loại văn phong Chú giải mà vấn đề đã được thảo luận đầy đủ trong Thanh Tịnh Ðạo.[104]

Những tham khảo về Thanh Tịnh Ðạo, có thể được gọi là phương sách Chú giải phụ hay là phương pháp phụ, rất thường xuyên được cả hai vị Buddhaghosa và Dhammapala thực hiện để cho một tác phẩm Chú giải cần thiết phải thảo luận ở mức độ vắn tắt nhất. Về điều đã được bàn soạn đến từng chi tiết. Chính vì thế phương pháp phụ này lại là một điều biểu thị khác mà dịch giả các bộ Chú giải tiếng Sinhale cổ cũng đang thể hiện như là những vị biên tập luôn theo khả năng của các vị đó, giới thiệu các cách rút gọn thay thế vào tính cách dài dòng. Vì tuy nhiên Thanh Tịnh đạo là tác phẩm của chính Buddhaghosa, được soạn thảo sau những tác phẩm Chú giải cổ này vào lúc ngài đã tìm hiểu, học hỏi, nắm vững và hệ thống hóa được những nội dung của các tác phẩm này một cách thành thạo có thể chứng thực được công việc dịch và ấn bản các tác phẩm này sang tiếng Pāli. Với “tập bách khoa các giáo lý của Ðức Phật”[105] để có thể chuyển lại cho chúng ta, chỉ cần kiến thức lẽ thường cũng có thể hiểu được. Tuy nhiên Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), đã không xuất hiện nói đến Thanh Tịnh Ðạo ch danh và chúng ta không thể nói đến, tỷ dụ như “ba thế giới”, là tayo lokā[106], saṅkhāraloka. Sattaloka. Okāsaloka. Đã được đặt nền tảng trực tiếp trên cách phân tích[107] tương ứng của Thanh Tịnh Ðạo.

III 6. Nhiều nghĩa đa dạng

Cuối cùng, tôi muốn thu hút chú ý của các bạn đến một phương pháp Chú giải khác, theo tôi nghĩ có tầm quan trọng không thể bỏ qua được.[108] Phương cách này lại liên quan mật thiết đến các từ Kinh Phật có nhiều nghĩa khác nhau và xuất phát từ bản chất phân tích các từ này, đó là sadda (âm thanh). Với một văn cảnh như vậy sadda (âm thanh) được sử dụng theo chính nghĩa của “từ”.Thí dụ như cuốn tự điển cổ tiếng Pāli, là Abhidhānappadīpikā, liệt kê 14 nghĩa khác nhau của từ dhamma, là dhammadda, kết thúc với ādo[109] vân vân và vân vân” là một cách trù liệu khôn ngoan, vì tôi có thể thêm vào đó ba ý nữa. Bất kể từ đó có là gì đi chăng nữa, sau khi các tác phẩm Chú giải đã khẳng định điều đó thì lập tức đưa ra những nghĩa khả dĩ có thể đưa ra. Rồi trích các đoạn Kinh Phật và cho biết ở đâu từ đó có nhiều nghĩa thích hợp với nhau. Cuối cùng, và các từ đó luôn luôn phải khẳng định được từ nào là thích hợp. Như vậy khả năng xảy ra nghĩa sai sẽ được loại bỏ và thay thế vào đó bằng nghĩa đúng nhất.

Ðể đưa ra một ý tưởng ngắn gọn về phương pháp này, tôi sẽ đơn cử từ “sādhu” ayam’ sādhu-saddo, hay sadhū ti ayam’ saddo āyācana-sampaṭicchana-sampahaṃsana-sundara-daḷhīkammādisu (Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đã bỏ qua đoạn này, kết thúc bằng từ sundarādisu) dissati. Tuy nhiên, ta phải hiểu những từ này như sau: āyācana, SnA 176;sampaṭicchana. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 47; daḷhikamma, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 171; MA i. 19; SA ii. 7.  mức độ tôi biết được Chú giải Tăng Chi Bộ đã không khảo sát tỷ mỷ từ sādhusadda, nhưng lại định nghĩa từ sādhu bằng một hay những nghĩa theo các văn cảnh thấy trong Tăng Chi bộ Kinh (Anguttara), là nơi xuất hiện. Chính vì thế āyācana được chọn lựa kỹ càng trong Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 136; từ sampahaṃsana được chọn trong Chú giải Tăng Chi Bộ iv. 120, 167; sundara được chọn trong Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 290, iv. 98. như vậy năm nghĩa của sādhu đã được liệt kê đầy đủ và được sử dụng đúng lúc thích hợp.

Ðến đây tôi đưa ra một danh sách các từ có nhiều nghĩa khác nhau tôi đã thấy trong các đoạn Chú giải trong đó các từ này đã được bàn cãi. Xét một cách tổng quát các đoạn này đều giống nhau, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Tuy nhiên thường thấy xuất hiện những khác biệt cũng như liên quan đến ý nghĩa. Một điều ta nên nhận thấy rằng các từ này thường thích hợp với đoạn văn này đoạn văn nọ trong bản văn Kinh Phật. Tôi không có ý muốn tạo ra một bảng kê các từ và tôi cũng hoàn toàn ý thức được danh sách các từ này không thể được coi như là đầy đủ.

Một số tập Chú giải đã sử dụng "sadda" như là một “từ”

[Các từ có sadda đi kèm theo, nhưng không có nhiều nghĩa hay chỉ có một nghĩa được đưa ra ở đây tôi đánh dấu bằng một hoa thị]

aṅgaṇa MA i. 139 (không có sadda), BvA[110] trang175

agga VA 173. DA i. 235, MA i. 136, Chú giải Tăng Chi Bộ i. 124 135, i 114, ItA i. 102

ajjhatta UdA 374

attha SA i. 334, SnA i. 238, ItA i. 81

atthi VA i. 209 (không có sadda)

* anu ItA I 168, ThagA i. 114

anta DA i. 103, ItA ii 112; xin đọc MA i. 87

antarā Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 34 Chú giải Tăng Chi Bộ iii. 75, SnA i. 20, UdA 109 164, ItA īi. 95

* api UdA 278 392, ItA i. 45, Chú giải Vimānavatthu 94

abhi VA i. 20. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) ii 20

abhikkanta VA i. 170. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 227, MA i. 139. ii. 124, SA i. 14. Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 105 375 KhA 114. SnA i. 155, UdA 286, Chú giải Vimānavatthu 52 (ngắn hơn)

* ādi Chú giải Tăng Chi Bộ īi. 9 BvA 65

āyatana Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 124; xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ īi 272. PṭsA i. 83. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) (không có sadda). VbhA 45 tt

āram(b)bha PtsA i. 44, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 145, PugA 246

āsajja Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 55

iti VA ii.442, AA, iii.14, UdA-45,215, itAi.19tt, 23tt

idaṃ ItA i. 107

* idha VA v 1067

ukkā MA i. 175 (không có sadda), Chú giải Phật Tông (BvA). 144

uposatha SnA i. 199. UdA 296; xin đọc MA iv. 74 (không có sadda)

uppanna Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 67

uḷāra Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) īīi. 878, SA īīi. 208, Chú giải Vimānavatthu 10, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 30.

Eka UdA 18, ItA i. 37

etaṃ ItA i. 5

eva SA iii. 123, UdA 392

evaṃ Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 26 MA i. 3, SA i. 5. Chú giải Tăng Chi Bộ (SA) i. 4, KhA 100. SnA i. 135, UdA 6, PṭsA iii 529

kappa Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 103, MA ii. 125, SA i. 15. Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 377, KhA 115, CpA 10, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 65.

kāma Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 11

kiṃ Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 16

* kira Jā i. 158, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 322, PvA 103

kusala Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 49, PṭsA i. 129,. 205, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 38

kevala MA ii. 125, SA i. 15, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) ii. 376, KhA 115

khandha ItA ii. 22

* kho ItA i. 54

gati MA iii. 364

* gandha ItA ii. 57

guṇa Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 43 76; xin đọc thêm SA i. 23 (không có sadda)

ca KhA 228, ItA i. 54 93 172 178, ii. 23, 32, Chú giải Vimānavatthu 74, PvA 18, ThagA i. 108 155, īi. 10 125 156 249 256 273, īīi. 75 79, CpA 12 Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 185, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 171, 297

cakka MA ii, 27, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 120, iii. 9, PṭsA iii. 626

cakkhu Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i.183; xin đọc thêm ItA i. 99, Ndi 354 tt (không có sadda) Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 33

channa ThagA i. 25

ṭhāna MA i. 102

tathāgata ItA i. 117

* tu ItA ii. 151, CpA 117

te Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu (VvA) 9

dukkha ItA ii. 5, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 63, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 41

deva Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu(VvA)18,ThagA i. 27

dhamma Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 99, (xin đọc Pháp cú kinh (DhA) i. 22, MA i. 17, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) iv. 97, ItA i. 39 Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 13, PṭsA 38.

Pariyāya VA i. 132, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 36, MA i. 18, ItA i. 151

* pasu ItA ii. 70

pātimokkha ItA ii. 129

puñña ItA i. 73

* putta ItA ii. 70

bodhi Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 55 145; xin đọc. VA i. 139, iv. 952, MA i. 54, SA ii 153, UdA 27, CpA 18 (tất cả đều không kèm theo sadda)

brahma MA i. 34, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 11

brahmacariya Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 177, MA ii. 41, ItA i. 107

bhūta MA i. 31, KhA 165, NdA iii. 96

* matta SnA i. 137; xin đọc Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 35

* mama Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) iii. 162

maya Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 10

mūla MA i 12. UdA 27

me Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 28, MA i 4. SA i. 5 Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 6, KhA.101, SnA i. 135, UdA 11, ItA i. 22, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 25 ThagA i. 26 ii. 144, PṭsA iii. 530

yaṃ Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)52

* yathā Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 48

rūpa Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 21, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 41

loka UdA 107

vaṇṇa Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 37, MA ii 125, SA i. 14, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) ii. 375-6, KhA 114, Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 16

Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 51, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 29 55, īīi. 171, iv. 75, SnA i. 266, UdA 211 278 321 422, ItA īi. 52 104, ThagA i. 57, ii. 173 228, iīi. 12 85, CpA 130.

vidhā Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 304

vutta MA i. 94, UdA 45, ItA i. 4

veda Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 68

* vedanā Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 41

vo MA i. 18, ItA i. 39

saṃsaṭṭha Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 70

saṅkhā MA i 75

saṅgaha Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 305

sacca SA i. 328, SnA i. 232

sabba MA i. 17, ItA i. 52, CpA 18

samaya VA i. 106, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 31, MA i. 7, SA i. 9, Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 11, KhA 104, UdA 18, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 127, PṭsA iii. 530, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 57

sampanna MA i. 153 (không có sadda, ItA ii. 175, Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 14 (không có sadda)

sādhu Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 171, MA i. 18, SA ii. 7, SnA i. 176 Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 47

sukha ItA i. 74, ii. 4, ThagA i. 27, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 40

suta Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 28. MA i. 4, SA i. 6 Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) i. 6, SnA i. 135, UdA 11, ItA i. 23, PṭsA iii. 530

suvaṇṇa Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu (VvA) 9

* hi PvA 103, ThagA i. 77 130 171

Ta cũng thấy tồn tại một cách đối thuộc dạng khác nữa trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 3 và tập Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) ii. 124. Cả hai đoạn văn này đều được ghi vào mục lục, mà không thấy xuất hiện bất kỳ nhất quán nào, những địa danh Ðức Phật đã lưu lại (hay trải qua mùa mưa) trong suốt hai mươi năm đầu sau khi ngài đã đạt đến Giác Ngộ.

Cũng vậy, chỉ có một tập Chú giải khác tôi được biết ngoài tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đã đề cập đến bốn vị trí không thay đổi hay bó buộc tất cả Chư Phật phải lui tới, là sabbabuddhānaṃ cattāri avijahitaṭṭhānāni[111]. Bốn vị trí là: ngồi thiền trong tư thế xếp bằng để đạt đến Giác Ngộ tại một địa điểm và cùng một địa điểm; Chuyển Pháp Luân trong thánh địa Con Nai ngay trong nơi cư trú của các vị thuộc các vị đại hiền triết (chư Thiên); địa điểm đặt dấu chân đầu tiên ngay tại cổng thành Saṅkassa ngay sau khi giáng lâm từ cõi chư Thiên (sau khi đã kết thúc thuyết giảng Vi Diệu Pháp nơi cõi chư Thiên) và vị trí bốn chân giường nơi Hương Phòng tại Jetavana. Cả thiền viện cũng không được khác cho dù có rộng hay hẹp về kích thước. Chỉ có khác được là thành phố mà thôi. - Rất có thể thành phố có thể được xây dựng ở những địa điểm khác nhau trong phạm vi tương đối xa cách với thiền viện.

Tôi xác tín rằng đang phát triển một ý thức cho là Giáo Pháp thuộc Kinh Pāli sẽ trở nên rất thâm sâu, tinh tế và chính xác, dễ hiểu và có hệ thống[112] tôi cũng xác tín rằng Giáo Pháp này không khó hiểu và cũng chẳng dễ gì như có một thời người ta đã nghĩ thế.[113] Một điều có thực là cho dù toàn bộ các từ được sử dụng, hay hầu hết các từ đó có thể được dịch sang tiếng khác, ấy vậy vẫn có vấn đề tồn tại mà một số vấn đề đó mang nhiều ý nghĩa tại đoạn văn này hay đoạn văn khác. Nếu không phải do các tập Chú giải thì các phương pháp chính xác, dễ hiểu và có hệ thống trong việc Chú giải cũng giúp ta rất nhiều. Mục tiêu chính của bài giới thiệu này là nhằm trình bày ít nhất một số những phương pháp Chú giải không giống như các phương pháp đã được áp dụng trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Nhưng được coi như là những công cụ và dụng cụ được sử dụng xuyên suốt toàn bộ các tập Chú giải Kinh Phật vậy. Phật Pháp và Chú giải là hai điều phụ thuộc lẫn nhau. Việc Chú giải là điều cốt yếu đem lại hiểu biết cho bá tánh, thế nên Chú giải càng chính xác càng tốt đối với Phật Pháp. Cả hai cùng họp thành một khối toàn diện, ngăn nắp để có thể hướng dẫn bá tánh trong cuộc tìm kiếm ly Dục và đạt được Thập Toàn Giải thoát đích thực.

Luân Ðôn năm 1976
I.B. Horner

-ooOoo-

NHẬP ÐỀ

Ở mức độ tôi biết được, đây là cố gắng đầu tiên để dịch tác phẩm Madhuratthavilāsini, tức là Tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) sang Anh ngữ hay sang bất kỳ một ngôn ngữ Âu Châu nào khác. Công việc dịch thuật này đúng như tôi đã đặt cho một tên gọi là “Người Khai Sáng Ý Nghĩa Ngọt Ngào” (CSM) hầu như hoàn toàn dựa trên ấn bản tôi đã thực hiện theo nguyên bản La Tinh hoá, do Hội Văn Bản Pāli xuất bản vào năm 1946 BvAC, là ấn bản hình như tôi chỉ sử dụng ấn bản duy nhất do Simon Hewavitarne Bequest, Colombo 1922 xuất bản. Nhưng theo ấn bản Chaṭṭha Saṅgāyanā, thì bản Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Miến (BvAB) xuất bản tại Rangoon 1959, lại khiến tôi có thể chú thích trong tác phẩm CSM một số khác biệt trong các cách dịch này và tập Chú giải Lịch sử Chư Phật ấn bản Ceylon. Một bản tường trình đầy đủ sẽ được đưa ra một cách thích hợp trong phần xuất bản nguyên bản viết bằng vần La-tinh về tập Chú giải này hơn là trong một bản dịch tập Chú giải này, và tôi sẽ không thực hiện điều này ở đây.

Tuy nhiên cùng lúc đó, một số lớn các bản dịch khác cũng được tìm thấy về các đoạn kệ trong năm sáu lần tái bản bản dịch tác phẩm Phật Tông do N.A. Jayawickrama, khi ông xuất bản tập Chú giải Lịch sử Chư Phật, PTS năm 1974, và ở mức độ ít hơn so với bản dịch tác phẩm này với tựa đề là, “Ký Sự Niên Ðại Chư Phật” (CB), SBB, 31, 1975. Hầu như đa số, nhưng không phải toàn bộ các đoạn kệ trong Phật Tông đều đã thấy xuất hiện trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), bất kỳ ai quan tâm đến các bản dịch đa dạng đó giờ đây cũng có thể nghiên cứu trong các lần xuất bản mới đây và cả bản dịch PHẬT TÔNG mới này nữa.

Ðối với những điểm tương đồng một cách chung chung giữa BvA và các tác phẩm Pāli khác, trước tiên và đứng đầu ta thấy có tác phẩm Kinh Bản Sinh Duyên Khởi (Jātakanidāna). Các vị tiền sử xa xưa (Dūrenidāna) hay mới đây (Avidūrenidāna) hoặc các vị không mấy xa xôi lắm (Ja I 3-82), tất cả đều có nhiều tương quan gần gũi với nhau, cho dù với một số ít khác biệt, đối với cả tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) do ngài Sumekhakathā thực hiện cũng như trong bài báo cáo dài về cuộc đời Ðức Phật Cồ Ðàm trong Ký Sự Niên Ðại tập thứ XXVI.[114]

Thêm vào đó, tác phẩm Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA tt.1-31) còn kể lại câu chuyện về Ðức Phật Tổ Sumedha cùng với các từ tương tự. Tiếp theo sau tác phẩm trên, các vị tiền sử xa xưa (tt. 31-52) trong đó các ký sự niên đại viết về Chư Phật tiền kiếp, được đề cập một cách đầy đủ trong các tác phẩm Phật Tông và Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), chủ yếu xuất hiện dưới dạng tinh lược (rút ngắn). Họ cũng thực hiện điều này bằng những cách diễn đạt lời từ khác nhau. Vì các bản dịch lại nhấn mạnh[115] đến những điểm dị biệt, được ghi lại trong tác phẩm Thūpavamsa (tr. 147-166) các vị Tiền Sử xa xưa trong cuốn Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) (tr.52-81) và Santikenidāna (tr.82-99) cũng được giải thích cùng chung với Ký Sự Niên Ðại về Ðức Phật Cồ Ðàm trong tác phẩm Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA).

Lẽ dĩ nhiên những đường nét phác thảo rộng rãi, câu chuyện này khó có những thay đổi nào đáng kể. Một số chi tiết được đưa vào và bỏ qua có thể được thay đổi, tuy nhiên, đa số những thay đổi này lại đáp ứng nhu cầu cần thiết về việc tường trình điều đang được bàn về vấn đề này. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không có chủ đề nghiền ngẫm; chẳng có bất kỳ hình thức đặc biệt nào khác hơn là sự nghiệp của vị Bồ Tát hoặc của những vị Phật Tổ quá khứ, nếu như có liên quan và phải nhấn mạnh đến việc loại bỏ các yếu tố khác.[116] Như vậy ở một vị thế chỉ nhằm đưa ra những gương iển hình như trong Bản Ký Sự Niên Ðại XXVI, lại có một sự dồi dào chi tiết không gây cản trở gì trong việc kể lại về cuộc ời đã qua của vị Bồ Tát kể từ lúc giáng lâm cho đến cuộc Ðại Xuất Gia, từ cuộc sống trong hậu cung được đề cập đến sáu năm thực thi cuộc phấn đấu khắc khổ[117]. Chính vì thế xuyên suốt vài tường trình này ngay cả thuật bắn cung để dành được cô dâu,[118] thì hầu như hoàn toàn khớp với những gì được mô tả bằng những từ rất đồng nhất được ghi trong Kinh Bản Sinh Sarabhaṅga (No. 522) Trong Kinh Bản Sinh này ta thấy người bắn cung tên là Jotipāla, đây cũng là tên của Ðức Phật Tổ Cồ Ðàm khi ngài còn là một vị Bồ Tát dưới thời Ðức Phật Tổ Kassapa.[119]

Vị Biên Soạn hay dịch giả tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) chính là Ngài Buddhadatta. Vào thời điểm xử lý với tác phẩm Chú giải này, hình như ngài đã cư ngụ trong một ngôi chùa tại tỉnh Kāvīrapaṭṭana[120], rất có thể “toạ lạc tại bờ biển phía Nam Ấn Ðộ.”[121] Ðây chính là vào thế kỷ thứ năm sau CN. Rất có thể ngài đã được đồng nhất với vị Budhadatta là người cũng được mô tả trong cuốn Luật (Vinaya)-vinicchaya. Abhidhammāvatāra, Jinālaṅkāra[122], và cuốn Dantadhātubodhivaṃsa[123] hầu như chắc chắn là có một vị Buddhaghosācariya trẻ tuổi cùng thời với ngài. Vị này hình như rất quen thuộc với những bài viết của vị Chú giải vĩ đại này.”[124] Có một lời khẳng định được thực hiện dựa trên cở sở “bài Chú giải này đã theo rất sát với phương pháp trong các tác phẩm của Buddhaghosa”.

Có một điều rất trung thực là tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) có tham khảo với tên tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl), là tác phẩm được qui cho Buddhaghosa làm tác giả.[125] Một Phần trong bài giới thiệu tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl)[126] cũng đưa ra cùng những đoạn Kệ và cũng bỏ qua một số đoạn kệ như đã tìm thấy trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) trong phần viết về Sumedhakathā và Dīpaṅkarabuddhavamsa. Nhưng đây chỉ là khi tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đã có trong đoạn kệ 200, 201 trong bộ ký sự niên đại Dīpaṅkara (Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC 126) có nghĩa là các đoạn kệ này được viết trong cuốn Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) là cuốn Chú giải bộ Dhammasaṅgaṇi. Trong phần Chú giải về kệ tán dương Tam bảo của họ như sau: ayaṃ gāthā Atthasāliniyā Dhammasaṅgaṇi-aṭṭhakathānidāna-vaṇṇnayā Dīpakarabuddhavaṃse kikhitā.

Tập Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu cũng có tham khảo Tập Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC 284) trong đó có kể câu chuyện Kanthaka tái sanh thành thiên tử (devaputta) như thế nào, câu chuyện đã được trích trong tác phẩm Vimalatthavilāsini Vimānavatthaṭṭhakathā[127]. Chính vì thế ta sẽ không nhắc lại ở đây, có nghĩa là, không nhắc lại trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Nhưng Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu không được gán cho Buddhaghosa làm tác giả, mà lại gán cho Dhammapāla. Vị Chú giải vĩ đại có tên tuổi này được mọi người đồng ý là người xuất hiện sau Buddhaghosa. Mặt khác, truyền thống lại cho rằng Buddhaghosa và Buddhadatta đã gặp nhau vào thời điểm cả hai đang vượt biển đến Ceylon.[128] Bất kỳ ngày tháng nào cả hai vị Chú giải này sống, ta nên nhận thức đầy đủ rằng ngài Buddhaghosa không phải là tác giả của các tập Chú giải đầu, nhưng là người sắp đặt chính một số lượng tài liệu Chú giải tiếng Sinhale cổ khổng lồ, mà hình như ngày nay đã bị thất lạc, nhưng dưới thời ngài sinh tiền thì đã tồn tại và không còn nghi ngờ gì đặc tính nguyên vẹn của tác phẩm này. Việc trình bày tư liệu cổ đại này dưới một hình thức có thể chấp nhận được, bao gồm cả các bản dịch hiện thời không được biết đến. Nhưng rõ ràng một số lượng rất lớn các tư liệu đó đã được lưu lại cho đến hiện nay bằng tiếng Pāli. Chính là công việc đã khiến cho ngài cất công bận rộn trong suốt thời gian ngài lưu lại tại Mahāvihāra.

Rất có thể toàn bộ các tập Chú giải cổ viết bằng tiếng Sinhale đã xuất hiện hơn kém đồng thời với nhau. Như vậy toàn bộ, hay hầu hết các tác phẩm này đã được Buddhaghosa biết đến và các vị dịch giả và biên tập bịa ra tên cho các tập Chú giải này dựa theo tác phẩm Pāli này. Vì chúng ta có thể coi như là xét theo toàn khối các tập Chú giải cổ xưa đã xuất hiện cùng thời với nhau và không mấy khó khăn gì ta có thể liên hệ đích danh với bất kỳ tập Chú giải nào trong bất kỳ tuyển tập Pāli nào. Các vị dịch giả biên tập này không bịa ra các tên, đây chỉ là các tên tác phẩm họ gặp và rồi sử dụng, duy trì và truyền lại Chính vì thế nhờ các tên này mà ngày nay hậu thế biết được các tập Chú giải này. Một thực tế rõ ràng cho thấy bất kỳ tác phẩm Chú giải về Kinh Phật liên quan đến các tác phẩm khác đều không bảo đảm là được “viết” trước các tác phẩm ta đang đề cập đến ở đây; vì tư liệu Chú giải đã xuất hiện “một cách toàn khối”.

Cho dù tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) hình như không được đề cập đến nhiều hơn tập Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) và tập Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu theo đích danh, song một số lại tỏ ra rất ấn tượng đối với các tác phẩm Chú giải khác. Nhưng lại không thực hiện đích danh. Một danh sách Chú giải song song hay có thể so sánh một số các từ được đưa ra ở trên trong phần nhập đề.[129] Hơn thế nữa “con số bảy” được đề cập đến ở đây đã xuất hiện cùng một thời khi vị Bồ Tát xuất hiện, không những trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (VvAC 131. 276, 298 nhưng còn trong các tác phẩm Chú giải khác nữa.[130] Thêm vào các tác phẩm này thì Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) còn chứa một số đoạn rất hấp dẫn song song với các tập Chú giải này như ta thường thấy xuất hiện. Thí dụ, tập Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 3 đã liệt kê các địa danh Ðức Phật Cồ Ðàm đã trải qua trong hai mươi nơi an cư mùa mưa như ta thấy liệt kê trong AA ii 124. Thế rồi bài tường thuật Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon đã đưa ra phép Song Thông (BvAC 31) vào thời điểm vị Bồ Tát tái sanh cũng hầu như rất giống với bài tường trình được thấy trong tập Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 213 tt[131] khi Ðức Phật thực hiện phép Song Thông này vào một dịp khác. Có bốn địa điểm được coi bắt buộc phải có đối với tất cả Chư Phật. BvAC 131, 297, cũng có biến cố song hành ghi trong DA ii 424, nhưng tôi không thấy xuất hiện ở nơi nào khác.

Ngữ Pháp

Ðoạn này vì không kiếm ra tên gọi. Tôi đã đặt tên ngữ pháp”, có ý nghĩa chỉ nhằm gợi chú ý đến một số điểm Ngữ Pháp xuất hiện trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật. (BvA) cần được cứu xét đầy đủ. Về tính quan trọng và để truyền đạt kiến thức nhằm lưu ý tới, như thể các lần thay đổi giống (giới tính), thay đổi thì, và thay đổi thể. Trước những ví dụ được trình bày về các trường hợp này, hình như cần phải làm rõ một số hình thức các tên Pāli khả dĩ ta có thể bắt gặp trong các trường hợp. Theo các nhà Ngữ Pháp Pāli có bảy điều chứ không phải là tám. Vì cách xưng hô, ālapana. (vocative) được thêm vào trong cách đầu tiên, paṭhamā. Chính vì thế cách này không tồn tại thực sự hay độc lập làm thành cách thứ tám hay là cách xưng hô (aṭṭhamī).

Mỗi cách trong số bảy cách trong tiếng Pāli lại có hai tên gọi: tên tôi gọi là “tên mô tả” và đã được các nhà Chú giải sử dụng; và tên ‘thứ tự” được các nhà ngữ pháp sử dụng. Sau các từ thứ tự có từ Vibhatti, có nghĩa là “cách” nên được hiểu là như vậy. Thứ tự và tên của các cách này được gọi như sau:

1. Chủ cách: Nominative - paccatta[132] - paṭhamā[133]

2. Đối cách: accusative - paccatta(?)1 - dutiyā - upayoga[134]

3. Sử dụng cách: instrumental - karaṇa - tatiyā

4. Chỉ định cách: Dative - sampadāna - catutthī

5. Xuất xứ cách: Ablative - nissakka - pañcamī - (apādāna)[135]

6. Sở hữu cách: Genitive - sāmi - chaṭṭhī

7. Định sở cách: Locative - bhumma - sattamī -  (adhikarāṇa)4  - (ādhāra)4

8. Xưng cách hô: Vocative - ālapana4 - (aṭṭhamī4)

Những thay đổi cách này không thường xuyên được thấy chỉ rõ trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA), cũng như trong các tập Chú giải khác.[136] Ðây có một số ít ví dụ được trích ra trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) như sau:

tr. 37 d. 3, 55 d. 25 bhummatthe paccattavacanaṃ,[137] là chủ cách hiểu theo nghĩa định sở cách.

tr.66 d.16 karāṇatthe upayogavacanaṃ daṭṭhabbam, là đối cách nên được hiểu theo nghĩa sử dụng cách.

tr.85 d. 14, tr. 101 d.8 bhummatthe karaṇavacanaṃ daṭṭhabbaṃ. Là sử dụng cách nên được hiểu theo nghĩa định sở cách.

tr.103 d.156 sāmi-atthe paccattavacanaṃ, là chủ cách, hiểu theo nghĩa sở hữu cách; xin đọc tr.186 d. 11.

tr. 105 d. 4 chúng ta có: sāmivacanaṃ icchanti saddavidū karāṇat the vā sāmivacanaṃ, các vị ngữ pháp muốn diễn tả một sở hữu cách hay là một sở hữu cách hiểu theo nghĩa sử dụng cách.

tr.116 d. 22. tr. 260 d. 9 upayogatthe sāmivacanaṃ[138]. Là sở hữu cách hiểu theo nghĩa đối cách.

tr.124 d. 10 nissakkatthe[139] upayogavacanaṃ, là đối cách hiểu theo nghĩa xuất xứ cách. xin đọc tr. 101 d. 13 tại đó người ta khẳng định là paṭhaviyā chnh laø nissakkavacana và là xuất xứ cách.

tr.139 d. 30 sampadā natthe vā bhummaṃ daṭṭhabbaṃ. Hay là định sở cách nên được hiểu theo nghĩa chỉ định cách.

tr.171 d. 15 sāmi-the bhummavacanam, lại là định sở cách hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

tr.173 d. 23 sāmi-the upayogavacanaṃ. Là đối cách hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

tr.241 d. 11 karaṇat the sāmivacanaṃ daṭṭhabbaṃ. Là sở hữu cách hiểu theo nghĩa sử dụng cách.

Trong những ví dụ trưng ra ở trên tất cả các cách (ngoại trừ xưng hô cách) được gọi bằng tên Chú giải hay “tên mô tả” chứ không phải bằng tên thứ tự paṭhamā, dutiyā cho tới sattamī, ánh dấu bằng vị trí được nhận ra theo thứ tự các cách sắp xếp theo Ngữ Pháp ấn độ và họp thành một phần ngữ pháp của ngôn ngữ. Tuy nhiên, ít nhất có đến hai trường hợp Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) cũng đã sử dụng đến ngôn ngữ như vậy: trước tiên. BvAC tr. 39 d. 4, 5 trong đó có một sở hữu cách được nói đến dưới dạng chaṭṭhīsamāsassa... chaṭṭhiyā samāso “là cách thứ sáu từ ghép” và thứ hai là trong BvAC tr. 267 d. 15 chúng ta thấy có từ nimittasattami, là cách thứ bảy ám chỉ nguyên nhân hay lý do, có nghĩa là, được an tịnh (nibbuta) nhờ Thánh quả thứ ba. Cụ thể là Thánh quả bất lai. Anāgāmiphala.

Xuất xứ cách như là apādāna và định sở cách như là adhikaraṇa ādhāra[140] theo tôi nghĩ không được các vị biên soạn Chú giải sử dụng hình như các ngài thích dùng nissakka và bhumma hơn thì phải.

Từ những nhận xét trên ta cũng sẽ thấy được là các cách được thay thế cho nhau trong một phối hợp đa dạng. Thí dụ như có thể dùng upayogatthe paccattam trong tác phẩm Chú giải Tăng chi bộ (AA) iii 389 d.7 và upayogatthe karṇavacanaṃ trong tác phẩm SnA (Chú giải Kinh Tạng) 266, nhưng tôi nghĩ điều này không thể xảy ra trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Tại sao lại có điều bí mật này? Khi các tận cách khác biệt nhau, thì cách chính xác lại không được sử dụng. Ðây không phải là điều luôn xảy ra vì lý do nhịp thơ (metre) đối với Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) iii 389 và Chú giải tạng luật (VA) 808 lại ám chỉ đến các đoạn văn vần, chính vì thế hình như, nếu vì một vài lý do nào đó cách sử dụng này được coi như là tùy chọn. Và hầu nếu như khoa học ngữ pháp không hoàn toàn ấn định trong hoàn cảnh này, cho dù các thay đổi cách hình như cần được nghiên cứu kỹ càng nhờ vào việc đề cập đến Chú giải cho là cách không bao giờ là sai. Một cách tự nhiên cách xưng hô được miễn khỏi những thay đổi này. Thí dụ như việc sử dụng ālapāna có thể được tìm thấy bằng cách ám chỉ đến nhiều chi mục Ngữ Pháp khác nhau.[141]

Tuy nhiên cuốn Tự điển Chú giải Pāli (CPD), vẫn chưa đạt đến upayoga, đã đưa ra một tên cho xuất xứ cách, hai tên dành cho định sở cách, và hai tên nữa cho xưng hô cách, như ta đã nhận thấy ở trên. Cả tác giả Childers cũng đặt tên cho toàn bộ các cách dưới tên thứ tự, và chỉ trừ có ba tên dưới tước hiệu mô tả mà thôi đó là: paccatta, upayoga và sāmin lại không mang bất kỳ ý nghĩa ngữ pháp nào cả. Cuốn tự iển Pāli-Anh (PED) lại phạm phải một khiếm khuyết, nhưng hiếm khi được chú ý, nếu được chấn chỉnh ở lần tái bản thứ nhì, có lẽ sẽ đẩy mạnh được nghiên cứu hơn nữa về chủ đề hấp dẫn này.

Chúng ta có thể cho là rõ ràng Buddhadatta hay người biên soạn đầu tiên tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đã quan tâm rất nhiều đến ngữ pháp Saddasattha,[142] tức là khoa ngữ học. Và ngài đã chú tâm suy nghĩ đến vấn đề này như là điều rất quan trọng nhằm biến bản văn trở nên trong sáng.

Ngài đã đề cập đến luật Ngữ Pháp, Lakkhana,[143] rất có thể được coi như hay được hiểu xuất phát từ Ngữ Pháp.

Ðã ba lần ngài đề cập đến qui luật (ngữ pháp), lakkhaṇa[144], rất nên coi hay hiểu từ ngữ pháp như trên[145] Như vậy,

(1) BvAC 114, “Chẳng có gì ở nơi khác” có nghĩa là theo luật ngữ pháp “ở nơi khác” nên được hiểu xuất phát từ ngữ pháp mà ra”, n’atthi aññatr ti añatra lakkhaṇaṃ saddasatthato gahetabbaṃ.

(2) BvAC 175 viết về Tác phẩm Phật Tông (Bv) viii 8 như sau: “Và liên quan đến vị đại hiền triết này có nghĩa là đề cập đến vị đại hiền triết Anomadassin. ‘Về con người siêu phàm nơi các bá tánh này cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là: (liên quan đến) vị đại hiền triết siêu phàm nơi các bá tánh này. Qui luật ở đây nên được hiểu là trích từ ngữ pháp” tassā pi ca mahesino ti tassa Anomadassissa. Tassā pi dipaduttamo ti pi ptho. Tassā pi dipaduttamass ti attho. Lakkhaṇam saddasatthato gahetabbaṃ

(3) BvAC tr. 238 viết về Phật Tông (BV) xx 5 như sau: “Tám mươi tư ngàn bá tánh đã xuất gia theo gương vị Tự Giác Ngộ” có nghĩa là ta nên hiểu ở đây như sau: ‘Tự Giác Ngộ’ được đặt ở đối cách là do tiếp đầu ngữ anu. Ý nghĩa ở đây là họ xuất gia theo gương đấng ‘Tự Giác Ngộ’ qui luật ở đây nên được hiểu theo ngữ pháp”, caturāsītisahassāni sambuddhaṃ anupabbajan ti tattha anunāyogato sambuddham ti upayogavacanaṃ katan ti veditabbam. Sambuddhassa pacchā pabbajiṃsū ti attho. Lakkhanam saddasatthato gahetabbaṃ.

Theo Ngữ Pháp qui định anu được dùng ở đối cách.[146] Trong BvAC 89 lại có nói: “họ đi theo vị Như Lai có nghĩa là họ đi theo sau vị Như Lai. Khi có tiếp đầu ngữ anu thì tiếp theo sau đó ta phải dùng đối cách hiểu theo sở hữu cách. Đây là ngữ pháp qui định...” Anuyanti Tathgatan ti Tathgatassa pacchato yanti. Anuyoge sati smi-at the upayogavacanaṃ hotī ti lakkhaṇaṃ Tena vuttaṃ anuyanti Thathgataṃ.

Còn một tiếp đầu ngữ nữa được cho là cũng phải dùng đối cách[147] tiếp theo sau đó là abhi: abhi-sadda-yogena hi idam upayogavacanaṃ. Những nghĩa ở đây lại nên hiểu là định sở cách. attho pana bhummavasena ve ditabbo.

Một cách đổi thì (từ hiện tại sang bất định (aorist). Kālavipariyāya[148] cũng được đề cập đến kèm với lệnh huấn thị là kể từ nay trở đi với một cách diễn tả tương tự như vậy thì ý nghĩa ở đây nên được hiểu là quá khứ. kālavipariyāyena vuttan ti veditabbaṃ. Idisesu vacanesu ito upari pi atītakālavasen[149] eva attho gahetabbo.[150] Trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) tr. 103 d. 23, thì hiện tại được nói đến như là vatamānavacana[151], còn nữa cả trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 99 d. 39 và tr. 252, d. 2, trong đó khi giải thích từ padissanti và từ vandāmi (hiện tại), ngài cho rằng ta nên hiểu như là thì quá khứ. atitavacana. Hay hiểu theo nghĩa quá khứ. atītattha. Trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon trong 292 d. 15 cũng có nói đến tư tưởng thì tương lai. Anāgatavacano, là thì nên được dùng (ở đây lại là hessati), sẽ xuất hiện”) thì quá khứ, atītavacana, được dùng ở đây (āhu, “ã xuất hiện”) là do Đảnh hưởng đến tai nghe thấy hoặc là vì do Đảnh hưởng thay đổi thì. Kālavipariyāsa.[152]

Trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 25 có hai từ đã được sử dụng. Một từ ám chỉ thể chủ động, và từ kia lại ám chỉ thể bị động. Kammakāraka. Cả hai từ đều không có trong Tự iển Pāli-Anh (PED) theo nghĩa này. Nhưng từ thứ nhất lại thấy xuất hiện trong tác phẩm của Childers, s.v. kattā, là tên đặt cho thể chủ động”. Cũng trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 204. d. 31 chúng ta có kattukārake daṭṭhabbo. Kārakavipallāsena vuttaṃ: là điều ta nên hiểu là thể chủ động được sử dụng ở đây, điều này có thể thực hiện được bằng cách chuyển đổi thể của động từ.

Ngoài những thay đổi cách, thì và thể, thì những thay đổi giống đôi khi cũng được thực hiện và được ghi lại đúng lúc. Như trong BvAC tr. 185. d. 2; có ghi sabbakilesnī ti sabbakilese, liṅgavipysam katvā[153]; hoặc như trong BvAC tr.166, d.12; so ca kaāyo ratananibbo ti so c’assa bhagavato kyo suvaṇṇavaṇṇo; ta ca kyaṃ ratananibbhan ti pi pāṭho; lingavipallāsena vuttaṃ [154] Những ví dụ này cho thấy hai từ nên được dùng trong việc sử dụng ngữ pháp này: liṅgavipariyāsa liṅgavipallāsena. Một điều cũng cần biết trong các tập Chú giải khác.[155] Một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về cách thực hiện này chắc sẽ hé mở trong tâm một số lý do nhất quán hay những lý do đối với những thay đổi giống được ghi lại ở đây.

Các cách đọc lướt một số từ cũng nên được lưu ý, như trong BvAC tr.99, d.36, tr.180 d.5 trong đó từ vibhattilopa lại có nghĩa là một cách loại bỏ hay bỏ sót các biến tố[156]; và như trong BvAC tr.188. d.7 trong đó lopaṃ katv lại có nghĩa là “một cách đọc lướt một từ đã được làm thành một từ ghép.

Một vài từ không thấy trong PED

Lưu ý: mẫu tự “p” trong các mục từ là số trang trong tác phẩm BvAC.

ali, con ong, tr.160. d.23. tr.274, d.4 cho đến hết trang (cả hai chữ đều là từ ghép).

Trong tự điển Childers và Tự điển Chú giải Pāli (CPD).

uttuṅga, “triều đã nổi lên” (về sóng biển “cao”) tr. 284. dòng cuối cùng (trong từ ghép). Không có trong tự điển Childers hoặc Tự điển Chú giải Pāli (CPD) nhưng lại có trong tự điển M-W.

upagīyamāna, đang được hát. tr.179. d.25. tự điển Childers ghi là upagāyati, có nghĩa là hát; tự điển M-W, đang được cử hành. s.v. upagai, có nghĩa là hát.

kākalī, một nhạc cụ có giọng trầm, tr.179. d.24-25 (ghi trong một từ ghép). Tự điển Childers, “một âm thanh nhỏ yếu trong âm nhạc”; M-W, “một giọng cao, giọng trầm, hay giọng thấp. Một giọng nhỏ”

gumugumāyamāna, lẩm bẩm, kêu than, kêu ca hay tiếng kêu vù vù, của ong (ở đây là bhamara), tr.95. d.3-4. tr.179, d.25. không thấy có trong tự điển Childers hay tự điển M-W. nhưng tự điển Phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn (BHSD), s.v gumugumanti lại cho là “họ tạo ra một tiếng động êm tai (chủ đề, đàn luýt)” và trích dẫn Mhvu iii 276. J. J. Jones dịch đoạn này là “chơi đàn luýt, tấu lên những nốt nhạc luýt êm ái.” Vì các từ mang tính cách tượng thanh thế nên từ có thể được dùng để truyền đạt tiếng kêu vù vù hay tiếng kêu vo ve của ong hay tiếng nhạc vi vu của àn luýt.

cakkikānaṃ, quay, quay bánh lái, xoay tròn (?), tr. 114, d. 4 tt cho đến cuối trang, để so sánh: cakkikānaṃ mahācakkayantaṃ viya, rất có thể: giống như một cỗ máy có một bánh xe lớn được quay (có thể nói là do dầu bôi trơn ép). Nếu như vậy, không phải là sở hữu cách số nhiều dùng để giảm nghĩa, cakkika, nhưng đây lại là hiện tại phân từ của một số động từ. Xin đọc chú thích (note) tr. 114. Không thấy có trong tự điển Childers và cũng không thấy có ý nghĩa tương quan trong tự điển M-W hay Abh.

Cakkhati, ngài ưa thích, tr.33, d.15. cũng như trong Thanh Tịnh Ðạo (Vism tr.481; Ppn, xin đọc trong chú thích danh sách các từ Pāli-Anh từ này không thấy ghi trong Tự iển Pāli-Anh (PED).

jaṅgamṃ, di chuyển., tr. 210, d. 28; thuộc môi con voi, là một từ Kinh điển đã được chứng thực kỹ lưỡng xuất hiện trong Trung Bộ Kinh (M) i. 184, S I 86, v 43, A iii 364 trong dụ ngôn những vết dấu chân voi. KS v 34. n.3 lại lưu ý Tự iển Pāli-Anh (PED) đã bỏ xót. - Một việc bỏ xót, khiến cho ta suy đoán là, chỉ do một số sơ suất đáng tiếc. Việc giải thích Chú giải thì vẫn giống nhau.

jaṅgamānan ti paṭhavtalacārinaṃ mang tính chất di động, (di chuyển, bá tánh di động) có nghĩa là những gì (đi lại, di chuyển đó đây) trên bề mặt trái đất”. Cũng xin đọc cách sử dụng trong một so sánh thấy trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i 39, d. 32 và Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 4, d.3 trong đó cũng có ghi ý nghĩ là di chuyển, đi lại”.

Có đôi khi jaṅgama lại xảy ra trước từ thāvara, bất động, đứng yên, như trong ví dụ. KhA (Chú giải tiểu tụng Khuddakapāṭha) tr. 217 d. 12.  đây nidhi. Kho báu, kho tàng chôn dấu có bốn đặc tính, đặc tính đầu tiên lại gồm “hai khía cạnh”. Đó là thāvara và jaṅgama ngài ṇamoli đã dịch là “cố định” và “di chuyển”. Kho báu mang đặc tính cố định gồm vàng bạc và ruộng đất và bất kỳ điều gì không thể thay đổi vị trí. Kho báu “di động” mặt khác, gồm có nô lệ, cả nam lẫn nữ. Từ voi đến heo cộ. Ðược chủ gia nhân sử dụng với mục đích đa dạng. Và toàn bộ những gì có liên quan đến đặc tính có thể thay đổi được vị trí. Ðịnh nghĩa về thvara-dhana và jaṅgama-dhana là động sản hay bất động sản. Và động sản là những tài sản có thể di chuyển hay di động. Trong SnA (Chú giải Kinh tập) I 28 lại thấy xuất hiện những phiên bản được rút ngắn lại của từ nidhi trở thành thārava và trở thành jaṅgama.

Tại tr. 55, d. 13, tr. 120 dòng 29 ta thấy xuất hiện một từ kép thāvara-jaṅgama, di chuyển và bất động, xin đọc n. cho bài này tr. 55. chính vì thế Tự iển Pāli-Anh (PED) lại tỏ ra không chính xác khi s.v.thāvara, trong đó lại khẳng định từ này “luôn luôn được sử dụng có liên quan đến tasa”. Tuy nhiên đây chỉ là một liên hệ đến từ jaṅgama tôi thấy xuất hiện trong Tự iển Pāli-Anh (PED) là s.v. tasa trong đó ta thấy ghi tasa-thāvara, số nhiều, được chú thích là “những vật di động và bất động”, ta nên lưu ý được rút ra từ Mhvu I 207 đối với ý nghĩa từ thāvara-jaṅgama.

Trong tự điển của Childers lại giải thích từ jaṅgama là “có thể di chuyển” và tự điển M-W lại ghi là, di động, di chuyển được, di động, điều gì đó di chuyển được đối nghịch lại với bất động, đứng yên tại chỗ, sống động” những cây cối cho dù sinh trưởng trên đồng ruộng và mặt đất nhưng không thể di chuyển được. Và lại thuộc loại bất động. Hơn là thuộc loại di động. Di chuyển được xác định do từ jaṅgama

nirassāsa, không có hơi thở. Ngạt thở. tr. 209 d. 27. lại không được công nhận trong tự điển ngôn ngữ này.

naṃsarabhojana, là bữa ăn gồm có sản phẩm thịt. tr. 298, từ d. 2 đến cuối trang. Từ này không xuất hiện trong Tự iển Pāli-Anh (PED) như là một từ ghép, cho dù có ba yếu tố xuất hiện. Tính chất quan trọng của một từ ghép được đề cập đến ở đây là dhammatā, qui tắc, điều lệ[157] đối với tất cả Chư Phật đó là vào ngày nhập viên tịch Níp bàn sẽ diễn ra một bữa tiệc, hay bữa ăn, bhojana, tức là thịt, hay thịt béo, maṃsa, sản phẩm, rasa. Chính vì thế mà kết luận ở đây không thể tránh được, ngay cả rasa được dịch là hương vị hay mùi vị. mà bữa tiệc cuối cùng một vị Phật ăn là một bữa tiệc có thịt hay một bữa tiệc trong đó thịt được dọn ra bằng một hình thức nào đó. Chính vì thế đoạn văn này chứng tỏ cho thấy là sūkara-maddava, là bữa tiệc cuối cùng của Ðức Phật Cồ Ðàm không nên dịch như đôi khi ta thấy dịch là bữa tiệc cuối cùng. Không nên dịch là ‘các loại nấm” mà phải dịch là thịt và đồ ăn là sản phẩm của thịt, maddava do từ lợn loại đực. Xin đọc Tự iển Pāli-Anh (PED) lại thiên về Franke và Oldenberg nhưng lại khác biệt với RhD. Tuy nhiên Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii tr. 568, d., 13-14 lại khá rõ ràng: sūkarassa pavatta-maṃsaṃ, là loại thịt lợn loại mua tại chợ. DAT ii 218 lại giải thích thêm: vanavarāhassa mudumaṃsa, là loại thịt lợn rừng mềm hay là thịt lợn hoang. UdA 399 cũng đồng ý với Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 568 và đang khi diễn tả cách giải thích do “một số”, keci, người thực hiện. Và do “một số người khác”, aññe[158] cả hai cách giải thích đã xuất hiện nơi cách chứng minh về “truffles” của RhD. Xin đọc thêm cả Miln 175 đối với bữa ăn cuối cùng của Ðức Phật Cồ Ðàm trước khi ngài giác ngộ và cuối cùng trước khi ngài viên tịch Níp-bàn chung cuộc.

mahatī vipañcikā makaramukhadi vīṇā ca turiyāni ca loại xuất hiện như là ba loại đàn luýt. tr. 41 d. 1

mahatī: BHSḌ có lẽ là một loại đàn luýt” được đề cập đến trong Mhvu ii tr. 159, d. 5, iii tr. 407 d. 4 Divy tr. 108. d. 4. Không thấy đề cập trong Tự điển Childers (theo cùng ý nghĩa giống nhau; trong tự điển M-W tr. 753, cột b, là “loại đàn bảy dây hay (theo một số người) là loại đàn một trăm dây có tên là Vīṇā hay là loại đàn luýt Nārada.”

vipañcikā: tự điển M-W, là “một cây đờn luýt(=Vīṇā)[159] tự điển Phật Giáo Do thái- Phạn (BHSD): “Senart’em là từ vevādikā, q.v.” đây chúng ta thấy “? vevādika, hay là –aka, là một số nhạc cụ: Mhvu ii. tr. 159. d. 6 (so mss., Senart em. Vipañcikā): tượng trưng cùng một hình thức nguyên thuỷ như vādisa, q.v.”  đây chúng ta thấy “? Vādisa, m hay nt, cũng là một số nhạc cụ: Mhvu iii 407. d. 19; rất có thể tượng trưng một cách sai lệch, cho cùng một nguồn gốc, như từ vevādika (hay là –aka), q.v. (cả hai đều theo cách mahatī trong danh sách)” Trong tác phẩm Mhvu ii. tr. 159, đã liệt kê ra một danh sách dài các nhạc cụ, chỉ có vipañcikaā là theo cách mahati mà thôi và trong đoạn iii tr. 407 trong một danh sách tương tự như vậy không đồng nhất với danh sách trên, chỉ có từ vādisa là theo mà thôi. Chính vì thế mà vẫn mở ra một câu hỏi, có phải “cả hai” đã theo trừ phi chúng ta chắc chắn được rằng hai từ vipañcikā và vādisa lại ám chỉ cùng một nhạc cụ.

makaramukha: tôi không thấy có gì khác xuất hiện trong từ này. Rất có thể là một cây đờn vīṇā có cần đờn rất dài hình dạng giống như cây makara, là một từ thường ợc dùng để chỉ một loại quái vật biển. “Cũng được coi như là một biểu tượng cho Nghiệp Chướng (kama)”[160]

vadana, thái độ nghiêm chỉnh, tr. 208 d. 21 (trong các từ ghép). Không thấy trong Tự iển Pāli-Anh (PED) hay Childers có nghĩa này, nhưng lại thấy có trong tự điển M-W.

vadhū, giống cái, tr. 179. d. 25 trong từ kokila-vadhū, con chim cu cái. Không thấy có nghĩa này trong Tự iển Pāli-Anh (PED) và Childers; nhưng M-W. “giống cái thuộc bất kỳ loài vật nào.”

varūtha, cái chắn sốc (của chiếc xe). Tr. 279, d. 21 trong Abh tr. 374, Childers. M-W-

vikhayāta, nổi tiếng, tr. 184. d. 20 trong đoạn sabbaloka-vikhyāvita. Không thấy trong tự điển Childers nhưng lại có trong M-W-

vila, một cái lỗ, kẻ hở, cái hầm, tr. 199. d. 4 trong từ pabbatavila. Không thấy có trong tự điển Childers, nhưng lại thấy trong tự điển M-W-

suṇḍataṭa. Một sườn dốc (của một con voi), tr. 210. d. 24. Vào cuối của một từ ghép. Rất có thể là = sroṇi-taṭa, ta thấy trong tự điển M-W-như là “một sườn dốc đồi.”

Trùng Âm

Ðối với tôi một nét đặc trưng trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) đáng được lưu ý đó chính là đặc tính hấp dẫn hoặc của các từ và đặc tính trùng âm của nó, hay các từ có những âm giống nhau[161] xuất hiện hình như gây ấn tượng mạnh với hiểu biết và phong cách văn chương rất có thể đã do chính Budhadatta viết, khi ngài dịch từ tiếng Sinhale các tập Chú giải này sang một thứ “Ngôn Ngữ Ðẹp Ðẽ”[162] (đó là tiếng Pāli) còn lưu lại cho đến ngày nay. Danh sách các từ không tìm thấy trong Tự Ðiển Pāli-Anh (PED) đã đưa ra ở trên[163] cũng là một gợi ý cho một số từ vựng bao quát do đặc biệt thông thạo nơi “vị tác giả của chúng ta”. Hình như ngài không chú ý nhiều đến các trùng âm được coi như là một “thiếu sót về chi tiết trong cuốn sách,”[164] nhưng được coi như là cách làm nổi bật trùng khớp với một từ khác, đặc biệt là các từ tên riêng. Cho nên cần lưu ý đến các phụ chú cuối trang nơi một số từ xuất hiện, đa số các từ này và một số ít các từ khác cũng được thu thập và được ghi lại dưới đây, tôi hy vọng đưa ra một hình Đảnh rất ấn tượng có được từ các từ rải rác đây đó. Lẽ đương nhiên, vì không thể nào tự bịa ra những từ đó trong bất kỳ một bản dịch nào, ngay cả khi chỉ nhằm tạo ra các kiểu âm từ mờ nhạt mà thôi, điều đó nhất thiết cũng cần phải bỏ đi.

tr.6 d.15 anilabalasamuddhutataraṅgabhaṅgam. asaṅgaṃ Gaṅgaṃ.

tr. 56, d. 4 cho đến cuối trang. anilabalacalitajalataraṅgabhaṅgasaṅghaṭṭitā

tr. 284 dòng cuối cùng cho tới tr. 285, uttuṅgataṅgabhaṅgaṃ asaṅgaṃ Gaṅgaṃ

tr. 6, d. 26 Mandāragirisārena narasārena Bimbisārena.

tr. 285 d. 2 cho đến cuối trang. Duranusāro Merumandārasāro sattasāro Bimbisāro.

tr. 182, d. 19 dasabaladharo...catuvesārajjavisārado vimuttisārado Nārado nāma narasattuttamo.

tr. 236, d. 2 tt. visuddhaṃ passati vivaṭehi ca akkhīhi passatī ti Vipassī ti nāmam akaṃsu. Viceyya viceyya passatī ti vā Vipassī ti vadanti.

tr. 247. d. 4 tt s.v. Vessabhū. vijitamanobhū sabbalokbhibhū sayambhū Vessabhū.

tr. 253, d. 8 saccandho Kakusandho.

tr. 254, d. 4 vigatabhavabandho Kakusandho

d. 16 vigatarandhaṃ Kakusandhaṃ

d. 20 appaṭisandho Kakusandho

tr. 255, d. 9 Kakusandhassa viddhastabhavabandhanassa

tr. 256, d.9 adandhassa Kakusandhassa.

tr. 257. Đoạn kệ cuối cùng

Kakusandhabuddho Apetabandho
adandhapañño
gatasabbarandho
tilokasandho kira
saccasandho...

tr. 258. d. 2 -poṇāgamano Koṇāgamano

tr. 259. d. 28 - pūraṇāgamanassa Koṇāgamanassa

tr. 260, d. 14 - paṇgamanaṃ Koṇgamanaṃ.

tr. 262, đoạn kệ cuối cùng.

Sukhena Koṇgamano gatāsavo
vikāmapāṇāgamano
mahesi
vane viveke sirināmadheyye
visuddhavaṃsāgamano
vasittha

tr. 125, d. 18 atha so manussabhakkho sakahitanirapekkho paravadhadakkho yakkho makkhaṃ asahamāno.

tr. 227, d. 16 padumadalasadisanayanāya Padumanāmāya

Hơn thế nữa trong một số tập Biên Niên Ký tên riêng hình như được truyền lại cho chúng ta do đặc tính hấp dẫn, cũng chỉ đưa ra một số thay đổi tối thiểu nơi một số từ. Chúng ta có thể thắc mắc làm sao các tên riêng này xuất hiện và điều gì hoặc ai đã xác định được cách chọn lựa các từ này. Một ví dụ thật tỉ mỉ đã xuất hiện trong câu.

tr. 160, d. 21 sabbadhanadhaññavat Sudhañavati nagare vibhavasirisamudayenkulassasabbasamiddhivipulassa Vipulassa nāma raño...suruciramanoharaguṇagaṇavipulya Vipulāya nāma aggamahesiyā..

Ở đây từ Vipula và Vipulā là tên của một vị vua và hoàng hậu. Thêm vào đó, cả hai tên này cũng như tên một số thành phố cũng được thiết lập bằng cách thêm vào các yếu tố từ ghép mô tả thêm về những nhân vật hay địa danh mang các tên đó.

Một ví dụ nữa là samussitacārūpayodharāya Yasodharāya (tr. 179 d. 29) đây cũng là trường hợp thường xuyên xuất hiện đối với một số tên riêng trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Thí dụ như: asamā Asamā (tr. 177. d. 17) anuttarassa Uttarassa (142, 4) anuttarāya Uttarāya (258,12), là cách mô tả được đơn giản hoá.

Cuối cùng, có một số tên thành phố và tên người lại đồng nhất hay gần tương tự như nhau đã xuất hiện trong một tập Biên Niên Ký cũng mang một tính cách hấp dẫn riêng. Tuy nhiên, tôi không thể nói ra lý do tại sao cách đặt tên nơi các Tập Biên Niên Ký như vậy rất ít khác biệt so với các tập Biên Niên Ký khác, đa số trong một lãnh vực rất rộng. Nhưng tôi không nghĩ rằng tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) là một tác phẩm Pāli duy nhất trong đó các nhân vật trong một trích đoạn lại có tên trùng với nhau, hoặc chỉ khác biệt một khi các tên đó là tên của nhân vật nam hay nhân vật nữ. Tôi trích dẫn một số ví dụ cụ thể trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) như sau:

tr. 142 d. 4 Uttara là tên một thành phố, cũng là tên một vị hoàng đế. Uttarā lại là tên một vị hoàng hậu.

tr. 166, d. 21 Sudhamma là tên một thành phố và cũng là tên của một vị vua. Sudhammā lại là tên của một hoàng hậu.

tr. 177, d. 29 Dhaññavatī là tên một thành phố, Sudhañña là một người chủ kho bạc tại đó. Con gái ông có tên là Dhaññavatī

tr. 197. d. 12 Sudatta là một vị vua, Sudattā là vị hoàng hậu.

 d.21 Nakula là tên một thị trấn, cũng là tên của một chủ kho bạc.

tr. 202, d. 31 Sirinandana là tên một thành phố, cũng là tên một chủ kho bạc.

tr. 219. d. 17. Saraṇa là tên của một thành phố và là tên của một vị vua, được mô tả như là một sabbalokasaraṇa

tr. 227. d. 25. Vira là tên một thị trấn cũng là tên của một chủ kho bạc.

tr. 232. d. 16, 18 Sirivaḍḍhā đã dâng một bữa cơm sữa ngọt. Sirivaḍḍha đã dâng tám bó cỏ khô.

tr.235, d. 23 Bandhumatī là tên của một thành phố và cũng là tên một vị hoàng hậu. Bandhumā là tên của vị vua.

Những Người Sanh Cùng Thời Với Nhau

Ðã từ lâu đời nay con số bảy được coi như là một biểu tượng viên mãn và hoàn thiện.[165] Vì thế cho nên con số bảy được coi như là bảy người đã được sanh ra cùng thời với nhau, cùng thời với vị Bồ Tát, sanh ra cùng một ngày với ngài, satta sahajatāni[166]; và cũng chính vì thế, các ngài cũng sanh ra cùng một ngày với sáu người khác, thế nên mỗi ngày có sáu người cùng sanh ra đồng thời với mình. Ngoài vị Bồ Tát và họp thành một nhóm bảy người. Cho dù nhóm này thực chất là một nhóm không có tầm quan trọng và về phương diện này lại khác nhau tùy thuộc vào từng thành viên trong nhóm, tuy nhiên, vì lịch sử tương đồng, và ngay cả lịch sử đáng tin cậy (chắc chắn) nơi một số nhóm như vậy, và vì truyền thống rất sống động thể hiện rõ ràng nơi một số tập Chú giải, thế nên một cuộc nghiên cứu (trạch pháp) ở đây xem ra không phải là lỗi thời.

Những người sanh cùng thời với nhau được liệt kê ít nhất ba lần trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA)[167] và ít nhất bảy lần trong năm tác phẩm Chú giải khác cũng như trong tác phẩm Jkm.[168] Ngoài ra, có một tác phẩm Chú giải chỉ đề cập đến một người trong nhóm, và tác phẩm Chú giải khác lại đề cập đến nhân vật khác và còn nữa có tác phẩm đề cập đến nhân vật thứ ba như là một thành viên khác của nhóm được coi như là người sanh ra đồng thời với vị Bồ Tát.

Có một ngoại trừ rất hay và hơi kỳ cục, nhờ đó ta biết được có một số cơ sở “lịch sử” vững vàng chứ không chỉ hỗn độn, nhóm bảy người đồng sanh ra cùng thời xem ra bất biến xuyên suốt các danh sách này, cho dù có thể được giàn dựng hay mô tả một chút khác biệt gồm có: Rāhulamāta, Ānanda. Channa, Kanthaka, Nidhikumbhā, Mahābodhirukkha, Kāludāyin[169]. Có một ngoại trừ luôn xảy ra với trường hợp Ānanda, vì không giống các nhân vật khác, nhân vật này không xuất hiện đồng bộ đều đặn. Ta thấy xuất hiện trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 131. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) tr. 425. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 58[170], 358, cũng xuất hiện trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến tương ứng với tập Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 276 hình như là một nhân tố chính thống đối với Ājānīyo hatthirājā[171] trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon, trong đoạn này lại đưa ra cách giải thích trong một phụ chú cuối trang.

Danh sách các vị sanh cùng thời với nhau được ghi trong Ja i. 54, cho dù được đề cập đến gồm bảy vị, nhưng thực chất chỉ gồm sáu vị như đã được ghi trong tác phẩm do Fausboll xuất bản. Sáu vị này gồm có Rāhulamātā devī, Channo amacco, Kāḷudāyi amacco, Kanthako assarāja. Mahābodhi rukkho, cattāro nidhikumbhiyo. Trong danh sách này ta không thấy có tên Ānanda cũng như tên người kế vị ông, là hatthirājā, con voi hoàng gia như được ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 276. Nhưng một câu hỏi nổi lên phải chăng chính Fausboll phải chịu trách nhiệm về việc thiếu xót này. Vì trong lần xuất bản tại Bangkok tác phẩm Jātakanidāna tr. 75, lại khớp với Fausboll, tập I, tr. 54, thì Ānando rājakanidāna được xếp vào giữa Kāḷudāyi amacco và Kanthako assarāja.

Ānanda cũng đã bị bỏ xót trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon (BvAC) 298, nhưng ở đây BvAC lại lấp đầy chỗ trống cũng như trong BvAC tr. 276, bằng cách đưa ra tên của ngài. Cho dù không thấy bất kỳ giải thích nào khác. Chính vì thế chúng ta muốn biết thêm: không hiểu Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến (BvAB) có đưa ra cách giải thích chính thống hay các vị biên tập[172] sau này chỉ ghi như vậy khiến cho tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) được thích hợp hơn chăng. Ta cũng được gợi ý phải lưu ý đến việc loại bỏ tên Ānanda trong tác phẩm Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) tr. 58 do SHB xuất bản.

Việc loại bỏ hay gộp lại kỳ lạ và không bình thường tên của ngài Ānanda này hình như muốn gợi ý cho ta một số nghi ngờ ở đâu đó, đôi khi hoặc ngày sanh của ngài thực chất có diễn ra cùng một ngày với vị Bồ Tát hay không. - một nghi ngờ chính yếu liên quan đến các quan điểm đối chọi nhau về tuổi khi ngài qua đời.[173] Thêm vào đó lý do tại sao tên ngài thường xuyên không xuất hiện trong hầu hết các trường hợp có sự hiện diện của ngài? Việc thay thế tên người khác vào chỉ nhằm mục đích làm tròn “số bảy” luôn luôn là một con voi: con voi có tên là Ājānīyo hatthirājā được ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 276. và con voi āroha-niyahatthi trong Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) I 301, ThagA ii 221, Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 532, như vậy việc mô tả con voi là một phương tiện di chuyển chớ không phải là phương tiện làm việc. Tự nhiên vị Bồ Tát có voi để cưỡi đang khi ngài vẫn còn sống cuộc sống người đời, cho dù phần việc ngài lãnh nhận không thể so sanh với phần việc Kanthaka assarājā đảm nhận, nhưng trên hết vào đêm ngài thực hiện chuyến xuất gia vĩ đại gia nhập cuộc sống vô gia cư,[174] công cụ giúp cho ngài thành công đắc lực nhất phải kể cơ bản chính là con ngựa.

Trong Vv 81, 15 người ta ghi lại Kanthaka đã nói. “Trong thành phố nguy nga tráng lệ tên là Kapilavatthu thuộc bộ tộc Thích Ca, tôi tên là Kanthaka, người sanh cùng thời với con trai[175] của vị Suddhodana.” Ðây là một trong số hai lời tuyên bố Kinh Phật liên quan đến những người sanh cùng thời với nhau hiểu theo nghĩa chúng ta đang đề cập đến ở đây như tôi đã khám phá ra. Lời tuyên bố còn lại được tìm thấy trong tác phẩm Ap 501, đoạn 19 trong đó Kāḷudāyin được đại diện khi tuyên bố rằng, “tadahe va ahaṃ jto saha teṅ’eva vaḍḍhito. “Tôi đã được sanh ra cùng ngày với ngài (Siddhattha, đoạn kệ 18) và cùng lớn lên với ngài.” Chẳng có đoạn văn nào liên quan đến một trong bảy thành viên cùng sanh ra trong một ngày, cũng chẳng có đoạn văn nào trong số bốn đoạn văn Chú giải đã được triển khai chỉ một thành viên duy nhất mà thôi. Trước tiên có đoạn Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu (VvA) 314 chứng thực cho lời tuyên bố của Kanthaka. Thứ hai, trong SA ii 317 có một đoạn mô tả ngắn về Channa, nói rằng: Tathāgatena saddhiṃ ekadivase jāto, được sanh hạ trong cùng ngày duy nhất với Vị Như Lai; và thứ ba là, trong tập Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 284, chúng ta thấy có đoạn Tathāgatassa pana jātadivase... cattāro nidhayo upagatā, vào cùng ngày sanh của vị Bồ Tát đã có bốn bình đựng báu vật xuất hiện.[176]

Với bốn đồ đựng báu vật này, cattāro hay catassa nidhikumbhā hay nidhikumbhiyo hay là cattāro nidhayo, hình như điều này đã khiến cho chúng ta gia nhập vào cõi tưởng tượng. Kích thước đo đạc đồ đựng kho báu được đưa ra[177] rất lớn: khoảng một gāvatu và một nửa do tuần (yojana),[178] ba gāvutas, một do tuần (yojana)[179] sức chứa các bình này, được ghi lại ít nhất một lần[180] là khoảng độ baffling[181]: saṅkho. Chank hay là viên ngọc quí nhất trong bình thứ nhất. Rồi elo (muối? Nước?), rồi đến uppālo, và cuối cùng là puṇḍarika., bình thường là hai loại huệ nước và bông sen. Người ta cho rằng do có sự can thiệp của Sakkha nên ta mới có được những chiếc bình quí này vào lúc các vị nổi tiếng giáng lâm, tỷ dụ như Jotika, là những người lập được nhiều công đức[182] và có lẽ sự xuất hiện của các ngài sẽ là một biến cố quan trọng. Chính vì thế gộp lại trong số bảy nhân vật được sanh ra cùng thời với nhau là điều đương nhiên.

Nói về bốn Kho Báu vĩ đại, “vỏ sò” (saṅkha), "hoa sen” (paduma), cây piṅgala elapatra, tập Chú giải Mahāvastu[183] cũng như tập Divy tr, 61 cho biết: đây là bốn địa danh khác nhau; bản văn trước cũng đã khẳng định cả bốn địa danh được các nhà vua Mãng xà (Nagas) bảo vệ cẩn mật và bản văn sau này lại cho là cả bốn địa danh đó có bốn vị hoàng đế[184] vĩ đại trị vì.

Tác phẩm Vkn cho biết bốn kho báu vĩ đại đó, mahānidhāna, chứa đựng trong đó đủ loại châu báu có giá trị rất lớn và không bao giờ cạn kiệt. Ðược nói đến như là điều kỳ diệu thứ sáu trong số tám điều tuyệt trần, thường thấy xuất hiện liên tục tại nơi cư trú khác nhau, như là nơi cư trú của các vị thần linh (Devi).[185] Giáo sư Lamotte, trong một đoạn chú thích[186] vô cùng hấp dẫn và có nhiều thông tin lại quả quyết rằng: theo đa số các tư liệu tiếng Phạn, bốn kho báu sẽ xuất hiện vào biến cố Ðức Phật Maitreya xuất hiện; và theo các nguồn tư liệu khác, cả bốn kho báu này đã tồn tại và xuất hiện theo thoả thuận và được các cư dân địa phương đó sử dụng vào ngày bảy tháng bảy mỗi bảy năm. Ðây là điều gợi nhớ lại một đoạn văn trong Mihn[187] nói về Kho báu của một vị hoàng thượng hoàn vũ, nói rằng: khi vị hoàng thượng biến mất thì kho báu đó được dấu kín[188] và chỉ xuất hiện trở lại vào lần vua Chuyển Luân Vương kế tiếp do những tu tập chính đáng của ngài, lại có sáu kho báu khác cũng xuất hiện theo như thoả thuận của ngài.[189] Chính vì thế, điều này có thể không được công nhận, để có thể suy đoán là bốn đồ chứa kho báu này biến mất một cách kỳ diệu như chúng đã xuất hiện để đánh dấu một biến cố đặc biệt hiếm có khi một vị Bồ Tát giáng trần. Vì chẳng có biểu thị nào khác hơn xuất hiện khi ngài giáng lâm.

Cây Bồ Ðề là một phạm trù khác hẳn. Ðây là một cây thực sự, hiện vẫn còn một cành chiết từ cây đó vẫn đang trổ hoa tại thiền viện Mahāvihāra trong thành phố Unurādhapura và người ta thường cho rằng đây là một cây lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.[190] Nhưng bằng cách nào ta có thể khẳng định được cây này xuất hiện đồng thời với vị Bồ Tát giáng lâm và chính vì thế cây đó vào khoẳng 35 năm tuổi vào thời Ðức Phật đạt đến Giác Ngộ và vẫn còn sống cho đến khi Nàng Saṅghamitt, con gái của vị hoàng đế Asoka (273-232 trước CN)[191] đi từ Ấn Ðộ mang theo một cành sang Sri Lanka? Rất có thể đây là toàn bộ hiểu biết về truyền thuyết cho là cành cây Assattha này đã được trồng vào khoảng 35 năm tại địa điểm đó là tại Ấn độ và tại một địa danh duy nhất tại đó các cành cây khác nhau đã được chiết ra thành những cây khác nhau khi Chư Phật xuất hiện. Nhưng nếu có một truyền thuyết như vậy thì tôi không hề hay biết gì cả.

Cũng không phải vô ích nếu đề cập đến ở đây một chút về độ dài tuổi thọ của một số vị khác: một phụ nữ, ba người đàn ông và một con ngựa được cho là được sanh ra cùng thời với vị Bồ Tát.

Theo Ap ii tr. 584 (đoạn kệ 3 tt) có ghi lại Rāhulamātā đã viên tịch ở tuổi 78, lúc đó tên gọi của nàng là Yasodharā.[192] Người ta cho rằng nàng đã cưới Ðức Phật Cồ Ðàm ở tuổi mười sáu và nếu hai người cùng sanh đồng thời với nhau thì chắc hẳn Ðức Phật cũng phải ở tuổi mười sáu. Nhưng rất có thể hình như Rāhula đã không hề sanh ra cùng ngày với Ðức Phật đâu, có lẽ trước hoặc sau độ một tuần lễ[193] gì đó thì ngài Cồ Ðàm là cha ngài, thực hiện một Chuyến Xuất Gia vĩ đại khi ngài đang ở vào tuổi hai mươi chín.[194]

Cái chết của Ānanda không được đề cập đến ở bất kỳ đoạn văn Kinh Phật nào ở mức độ tôi có thể biết được. Tuy nhiên, trong Pháp Cú Kinh (DhA) ii tr. 99 người ta ghi lại rằng ngài qua đời ở tuổi 120.[195] Chính vì thế, nếu ngài đã sanh ra cùng một ngày với vị Bồ Tát, ắt hẳn ngài đã phải sống lâu hơn khoảng độ 40 năm sau khi Ðức Phật nhập Níp bàn, và chính vì thế ngài cũng đã là một vị a-la-hán trong suốt bốn mươi năm đó. Nhưng trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 413 thì lại có một quan điểm khác về tuổi thọ của ngài. Vì ở đây người ta cho là Ānanda, Mahākassapa và Anuruddhatthera tất cả đều qua đời ở vào tuổi 150 – và Bakkulatthera lại qua đời vào tuổi 160. Toàn bộ những người này được cho là sống thọ dīghāyuka, cho dù chẳng có ai sống được đến tuổi 200, cũng chẳng có đoạn văn nào nói về Ānanda lại sanh ra đồng thời với Chư Phật khác cả. Ngoài những đoạn đề cập đến những người sanh cùng thời được trích dẫn trong đoạn này, hoặc được gộp lại hay bỏ qua tên ngài, cũng có một số đoạn Kinh Phật khác cho dù không đề cập gì đến tuổi tác khi ngài qua đời hay việc ngài sanh ra đồng thời với những ai. Nhưng lại truyền tải một khía cạnh khác theo truyền thống sau này. Vì những đoạn văn trên ghi lại rằng sau khi ngài sanh ra tại Tusitapura. “Cùng với vị Bồ Tát của chúng ta” amhkaṃ Bodhisattena saddhiṃ và viên tịch tại nơi ngài được sanh ra trong hậu cung Amitodana, một người Thích Ca[196] là em trai của Suddhodana. Lamotte lại khẳng định rằng[197] Ānanda đã viên tịch một năm trước Ajātasattu, cái chết của ngài được cho là diễn vào năm 463 trước CN. Theo truyền thống thì Ðức Phật chết vào năm thứ tám triều đại nhà vua này. Nếu là năm 462 trước CN thì thật sự cũng là ngày chết của Ānanda và nếu như ngài đã sống được 120 tuổi hay 150 tuổi. Một điều đáng nghi ngờ là không rõ ngài có sanh ra cùng một ngày với Ðức Phật Cồ Ðàm hay không.[198] Các tư liệu phương bắc liên quan đến Ānanda có hơi khác một chút. Tôi tin là xuất phát từ các nguồn Chú giải Pāli, và đã không được tra cứu đến nơi đến chốn.

Hình như không có dấu hiệu nào cho thấy tuổi của Kāḷudāyin là bao nhiêu khi ngài qua đời. Sau khi trở thành A-la-hán và đã thôi thúc thành công đức Phật Cồ Ðàm vừa lúc mới giác ngộ để ngài trở về Kapilavatthu theo lời thỉnh cầu nhất quyết của cha ngài. Người ta tuyên bố rằng ngài là người xuất sắc nhất trong số các đồ đệ làm hài lòng các bộ tộc[199] nhưng sau đó đã trở thành một nhân vật lu mờ và rất ít chi tiết biết về ngài đã được ghi lại.

Rõ ràng, Channa, phải sống lâu hơn Ðức Phật, ngay trước khi ngài đạt đến Níp bàn. Ðã chỉ thị cho nanda nhằm áp đặt hình phạt brahmadaṇḍa (cấm không cho tiếp xúc với người khác) cho người đánh xe ngựa của ngài[200], nổi tiếng kiêu căng và ngạo mạn, kết quả là ngài đã đạt đến bậc A-la-hán và sự trừng phạt và hình phạt đã tự động qua đi.[201] Không tài nào có thể khám phá ra tuổi thọ của ngài, nhưng hình như ngài sống được vào khoảng 120 năm như nhiều người khác đã nói lại, là những người cũng đạt đến lứa tuổi đó. Vì là một cụ già khoảng tám mươi tuổi khi nhận hình phạt Brahmadanda, hình như ngài đã qua đời sau Ðức Phật không lâu.

Cùng sanh đồng thời có Kanthaka[202] là con ngựa của vị Bồ Tát, vì quá đau buồn ngay sau khi đã mang Ðức Phật Cồ Ðàm ra đi và khi ngài xuất gia (từ bỏ hoàng cung) và đời sống vinh hoa phú quí trong hậu cung con ngựa đã chết vì cơn xốc tim và Ðức Phật Cồ Ðàm đã ra đi một mình tìm kiếm Níp bàn và để lại đàng sau ngài ngựa Kanthaka và người đánh xe. Vì người ta cho rằng Ðức Phật Cồ Ðàm đã xuất gia và sống cuộc sống mới vào lúc ngài 29 tuổi. Chính vì thế khi chết ngựa Kanthaka cũng ở tuổi 29, một tuổi thọ tương đối với một con ngựa và không có gì quá đáng. Người ta kể lại rằng chú ngựa này đã rất thân thiết với Mahasatta, là Ðại Nhân, trong nhiều kiếp trước.

Một Số Đặc Tính Khác

Trong phần giới thiệu về tác phẩm CB[203] ta cần lưu ý đến tầm quan trọng gắn với các cây Bồ Ðề xuất phát từ thời Rg-Phệ Ðà trở về trước, cả về biểu tượng tuổi thọ và về những lợi ích thực tiễn như làm chỗ che mưa che nắng. Ðây có lẽ là những lý do cho thấy tại sao Chư Phật ai cũng ngồi thiền dưới gốc cây suốt đêm trước khi các ngài chứng đắc Giác Ngộ. Sự quan tâm đến Cây Bồ Ðề này tồn tại trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA). Ngoài một danh sách và không thấy có một danh sách nào khác khoảng độ mười ba cây Bồ Ðề do hoàng tử Jayasena trồng nhằm làm đẹp cho công viên hoàng gia: hai cây Bồ Ðề đặc biệt kích thích tưởng tượng của các vị biên soạn Chú giải của chúng ta khiến cho các vị đó mô tả chúng với các từ sinh động như sau đây: cây Pṭilā, nở đầy hoa và nặng trĩu quả vào lúc đức Phật Vipassī chứng đắc Giác Ngộ[204] và cây Bồ Ðề của ngài Sikkhin[205] là cây Puṇḍarīka, cũng có cùng kích thước và nặng trĩu hoa trái. Thật khó lòng biết được lý do tại sao sự lựa chọn cả hai trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) và Trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA)[206] lại rơi trên hai cây có tên nêu trên, trong khi đó chẳng có loại cây nào được mô tả hết.[207]

Tuy nhiên hai cây Bồ Ðề này, được sử dụng như là một loại kiểu mẫu cho ba loại cây khác như sau: Cây Bồ Ðề Sāla của đức Phật Vessabhū[208] và cây Bồ-đề Udumbara[209] của đức Phật Koṇgamana, cây đầu được cho là có cùng kích cỡ giống như cây Pāṭalī là cây có hoa trái dồi dào. Cây thứ hai cũng có qui mô giống như cây Puṇḍarka và cũng có vô số hoa trái[210] che phủ toàn cây”. Vả lại chỉ có trái và không có hoa làm thành một phần mô tả này là một ví dụ điển hình khác, các tác phẩm Chú giải lưu ý tới trong việc biên soạn. Vì rất hiếm khi ta nhìn thấy hoa của cây Udumbara là điều không thể thực hiện được. Ngoài loại cây Sāla và cây Udumbara, ta còn thấy nói đến cây Bồ Ðề Sirīsa[211] của đức Phật Kakusandha, cũng có cùng kích cỡ như loại cây Pāṭal (và cả kích cỡ của cây Puṇḍarka nữa) giống như loại cây này, lại có mùi thơm ngọt ngào. Chính vì thế trong hai loại cây vừa kể, cây Pāṭal xem ra đáng chú ý hơn về mặt hoa, còn cây Puṇḍarka lại đặc biệt về quả. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không mô tả gì thêm hơn nữa và cũng chẳng đưa ra điều gì khác với tập Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). Đó là một mặt không đưa ra bất kỳ tương đồng nào giữa cây Sāla và mặt khác giữa cây Nigrodha và cây Assattha cả[212]

Như ta đã đề cập đến ở trên: loại cây Bồ Ðề Assattha này có tuổi thọ khoảng 35 năm vào thời Ðức Phật Cồ Ðàm chứng đắc Giác Ngộ.[213] Tuy nhiên rất có thể đây là một sai lầm nếu ta cố gắng và tính toán về tuổi thọ của các cây đã lớn một cách tuyệt diệu như vậy đối với các cây: Pāṭal, Puṇḍarka Sāla Udumbara và cây Sirīsa. Vì cho dù chúng ta có thể tính toán tuổi thọ của Chư Phật khi các ngài chứng đắc đến Giác Ngộ ngay dưới gốc cây.[214] Chẳng có truyền thống nào kể lại bất kỳ vị Bồ Tát nào, ngoài Ðức Phật Cồ Ðàm lại có bất kỳ người sanh cùng thời với các ngài cả. Một điều nữa là kích cỡ của cây Bồ Ðề cũng không liên quan nhiều đến tuổi thọ của cây cả. Nhưng chỉ là muốn xem đó như là điều ăn khớp giữa tuổi thọ và kích cỡ vĩ đại của toàn bộ Chư Phật với những người đương thời với các ngài. Chúng ta có thể tin rằng không những chỉ có người mới được kể đến mà còn có cả súc sanh, cây cối và cỏ cũng đã được đem ra so sánh.

Thực vậy con voi Naga to lớn, tên là Doṇamukha, vi cách mô tả sinh động và chi tiết về các phần của thân thể to lớn của nó[215] giống như một ngọn núi. Ấy vậy vị Phật Tổ Piyadassin lại có thể lấy bàn tay của ngài đánh vào đầu nó và như vậy thì kích cỡ của bàn tay ngài phải có tỉ lệ với chiều cao của con voi là 80 cubit, chỉ có một con voi với thân hình to lớn như thế nào đó mới có thể so sánh được với sức mạnh chết người của đức Phật này. Vào thời Ðức Phật Cồ Ðàm khi chúng ta đã bước vào thời gian lịch sử. Một con voi tên là Nālāgiri, do Devadatta và Ājātasattu với một cố gắng nhằm giết Phật Tổ phải có kích cỡ như một con voi ta thường thấy ngày nay. Vì chúng ta được biết ghi lại là Ðức Phật Cồ Ðàm đã đưa cánh tay phải của mình ra và đánh vào trán con voi[216].

Cho rằng đoạn văn này không thấy ghi trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) lại không phản Đảnh những sức mạnh đáng kinh ngạc của vị biên soạn như là một người kể chuyện. Vì những cố gắng của Devadatta giết vị Phật Tổ lại được “gán cho năm thứ 37 sau ngày chứng đắc Giác Ngộ: nói cách khác, khi Ðức Phật đã ở tuổi 72”[217] và một bài tường trình dài, thật hấp dẫn và vô cùng chi tiết về lần tái sanh cuối cùng của ngài Bồ Tát,[218] khi ngài đã xuất khỏi nơi cư trú tại cõi trời đâu suất, sau khi đã từ trần khỏi cá nhân Vessantara, tự nhiên ngài không tiến xa hơn là Chuyển Pháp Luân. Vì đây là một bài tường thuật chỉ nhằm nói về Ðức Phật Cồ Ðàm ở lần xuất hiện cuối cùng như với tư cách là một vị Bồ Tát. Như vậy đã quá rõ ràng là đỉnh điểm của 24 tiểu sư Chư Phật, trải qua một trăm ngàn đại kiếp và bốn vô số lượng (A tăng kỳ) trong mỗi cuộc sống đó các ngài đều tỏ rõ ước vọng đạt đến bậc A-la-hán với 24 đức Phật khác nhau. Tất cả đều luôn tự trưởng thành chính mình để đạt đến bậc A-la-hán đó. Tuy nhiên đây quả thật là một câu chuyện vĩ đại và cảm động, được kể lại một cách tuyệt vời.

Đây hình như là điều thật đáng tiếc đối với vị biên soạn Chú giải chúng ta, không còn nghi ngờ gì nữa do quyết tâm không muốn biến tác phẩm Chú giải của ngài quá dài dòng, nên ngài đã không ghi lại thời gian, hay nơi chốn trong các câu chuyện khác, ngoài việc kể lại sáu câu chuyện huyền thoại trải qua những ngày biên soạn đó.[219] Một điều kỳ cục đó là tất cả những điều này lại tập trung vào việc thuần hoá đức Phật liên quan đến một kẻ thù hùng mạnh căm ghét và vô nhân đạo. Toàn bộ những thế lực thù địch này chỉ trừ vị Thiên Vương (deva-raja), là các Dạ xoa ăn thịt người (yakkhas) có hai vị mang tên là Naradeva, đương nhiên thường được hiểu theo nghĩa không thuận lợi[220]. Mục tiêu toàn bộ những câu chuyện đầy xúc động này được kể lại với một nhiệt tình bao la như vậy là chỉ nhằm cho thấy sức mạnh của Ðức Phật là tuyệt vời nhất và vô địch trong bất kỳ tình huống nào.

Kết luận, có một số đoạn kệ trong tập Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) không được gán cho bất kỳ nguồn nào cả, kể cả cho các vị trưởng lão Porṇas, Porṇatthakath hoặc giả Kinh Pāli nữa. Ở mức độ tôi có thể khám phá ra được, những đoạn kệ này không thể hiện bất kỳ công trình Chú giải song song nào cả. Bất kỳ ai chịu trách nhiệm về các đoạn kệ này đều không thể chứng tỏ mình là một người minh chứng tài khéo được. Rất có thể ít nhất trong một dịp người đó chính là Buddhadatta đi nữa, vì đang lúc giới thiệu một bộ gồm 17 đoạn kệ,[221] ngài đã nói rằng: tasmā mayā pākaṭatt Dīpaṅkarakumārassa jātiyaṃ dassitāni, chính vì thế tôi đã chứng cho thấy hiện trạng những sự việc theo phong tục thông thường có liên quan đến ngày giáng lâm của vị hoàng tử Dipaṅkara.” Có nghĩa là, các điềm báo thời điểm ngày sanh của ngài được đưa ra bằng đoạn kệ rất thích hợp đi kèm theo với điềm báo tương tự viết bằng văn vần.

Còn nữa, lại còn có một nhóm gồm 8 đoạn kệ ‘được gán cho” Ðức Phật Tổ Piyadassin và người ta cho rằng chính ngài đã nói với con voi hung hản ngài đã thuần hoá được bằng những tư tưởng xuất phát từ lòng Từ Tâm mà ra. Ai biết được điều gì Ðức Phật tổ này đã nói khoảng một trăm ngàn đại kiếp đã qua? Cũng tương tự như vậy chẳng ai biết được thực chất người nào đã biên soạn ra các đoạn kệ đó? Nhưng điều này không mang lại hậu quả gì nghiêm trọng; trên hết các đoạn kệ này chỉ nhằm tô điểm cho tác phẩm Chú giải này mà thôi. Với mục đích nhằm kiềm chế gây hại hay sát sanh mà thôi và thay vào đó là tu luyện lòng từ tâm và bi mẫn mọi nơi mọi lúc. Không có cách nào khả dĩ biết được ai là tác giả, hay là những tác giả của các đoạn kệ không được gán cho bất kỳ ai, đã xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon và chính các tác giả biên soạn lãnh trách nhiệm đến mức độ nào. Những đoạn kệ không thể gán cho bất kỳ ai làm tác giả tôi đã đánh dấu thứ tự bên phía tay mặt trang giấy. Các đoạn kệ được trích dẫn hay các cách giải thích khác hoặc được trích từ tác phẩm Phật Tông theo thứ tự xuất hiện mang tính liên tục.

Xuyên suốt tác phẩm biên soạn đã được chính tác giả cho thấy ngài là một nhà ngữ pháp tài ba. Khi đã hoàn tất được cách sử dụng các từ. Với tư cách là một nhà kể chuyện tài ba và rất có thể cũng với tư cách một con người tài ba kiệt xuất và đầy tưởng tượng. Toàn bộ những điểm này, cộng với những ngụ ngôn tuyệt đẹp và các ẩn dụ, cộng với những thoả hiệp và những cách đánh giá theo truyền thống các từ trong nhiều cách khác nhau đã không được sử dụng trong tác phẩm Chú giải này.

Tôi chân thành tỏ bày lòng biết ơn sâu xa, tôi đã nhận được trong việc sửa soạn cho tập Chú giải này từ phía ngài B. Rāhula và ngài L.D. Somadasa.

 Luân đôn, 1976
I.B. Horner

-ooOoo-

Viết Tắt

A Aṅguttara-nikaya. - Tăng Chi Bộ Kinh

AA A cty - Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh

Ap Apadāna  - Thí dụ Kinh

ApA Ap cty - Chú giải Thí Dụ Kinh

Asḷ Atthasālini - Chú giải Bộ Pháp Tụ

Be Burmese edṇ. of Bv. - Phật Tông bản tiếng Miến Ðiện

Bv Buddhavamsa - Phật Tông

BvA Bv cty - Chú giải Lịch sử Chư Phật -

BvAB Bv cty. Burmese edn. - Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Miến

BvAC Bv cty, Ceylon edn. - Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon

Cp Cariyāpiṭaka - Hạnh Tạng

CpA Cp cty - Chú giải Hạnh Tạng

D Dīgha-nikāya  - Trường Bộ Kinh

DA D cty - Chú giải Trường Bộ Kinh

DAṬ ṭk to DA - Ṭkā Chú giải Trường Bộ Kinh

Dh Dhammapada - Pháp Cú Kinh

DhA Dh cty - Chú giải Pháp Cú Kinh

Dhs Dhammasaṅgani - Bộ Pháp Tụ

Dīp Dīpavaṃsa - Dīpavaṃsa

Divy Divyāvadāna  - Divyāvadāna

It Itivuttaka - Như Thị thuyết

ItA It ctya - Chú giải Như Thị Thuyết

Jataka - Kinh bổn sinh

Jkm Jinakālamāli - Jinakālamāli

Kh Khuddakapāṭha - Tiểu Tụng

KhA Kh cty - Chú giải Tiểu Tụng

Kkvt Kaṅkhāvitaraṇī - Kaṅkhāvitaraṇī

KvA Kvu cty - Chú giải Thuyết Luận Sự

Kvu Kathāvatthu - Thuyết sự Luận

M Majjhima-Nikāya - Trung Bộ Kinh

MA M cty - Chú giải Trung Bộ Kinh

Mhbv Mahābodhivaṃsa - Mahābodhivaṃsa

Mhvs Mahāvaṃsa - Mahāvaṃsa

Mhvs-ṭ Mhvs-ṭk - Tk-Mahāvaṃsa

Mhvu - Mahāvastu

Miln - Mi Tiên vấn đáp

Moha - Mohavicchedanī

Nd - Niddesa

Pṭs Paṭisambhidāmagga - Vô ngại Giải Ðạo

PṭsA Pṭs cty - Chú giải Vô Ngại Giải Ðạo

Pug - Bộ Nhân Chế Ðịnh

PugA Pug cty - Chú giải Bộ Nhân Chế Ðịnh

Pv - Ngạ Quĩ Sự

PvA Pv Cty - Chú giải Ngạ Quĩ Sự

S Saṃyutta-nikya - Tương ưng Bộ Kinh

SA S cty - Chú giải Tương ưng Bộ Kinh

Smp (and VA) Vin cty - Chú giải Luật Tạng

Sn Suttanipāta - Kinh Tập

SnA Sn cty - Chú giải Kinh tập

Thag Theragāthā - Trưởng Lão Kệ

ThagA Thag cty - Chú giải trưởng lão kệ

Thīg Therīgāthā - Trưởng Lão Ni kệ

ThīgA Thīg cty - Chú giải Trưởng Lão Ni kệ

Thūp - Thūpavamsa

Ud Udāna - Phật Tự Thuyết

UdA Ud cty - Chú giải về Phật Tự Thuyết

Uj  - Upāsakajanālaṅkāra

VA (and Smp) Vin cty - Chú giải về Luật tạng

Vbh Vībhaṅga - Bộ Phân Tích

VbhA Vbh cty - Chú giải về Bộ Phân Tích

Vin (Vinaya)-piṭaka Luật Tạng

Vism Visuddhimagga -  Thanh Tịnh Ðạo

Vv - Vimānavatthu  - Thiên Cung Sự

VvA Vv cty - Chú giải Thiên Cung Sự

Viết Tắt Tên Tiếng Anh

Abh -  Abhidhānappdīpikā (Moggallāna) tái bản lần thứ ba, 1900

BD - book of Discipline (sách luật I.B Horner), 1938-67

BHSD - Buddhist Hybrid Sanskrit Dict. (tự điển phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn) (Franklin Edgerton), 1953

BPE - Buddhist Psychological Ethics (Mrs Rhys Davids) Tâm lý đạo đức Phật Giáo tái bản lần thứ ba 1953

CB - Chronicle of Buddhas (I.B Horner) Biên niên Ký sử Chư Phật, 1973

Childers - Tự điển tiếng Pāli (A dictionary of the Pāli Language. 1872,1875)

CPD - Tự điển Chú giải Pāli, Critical Pāli Dictionary, Copenghagen, 1924

Cty - Comy - Chú giải (commentary)

DBK - Chuyện kể về tiền kiếp mười vị Bồ Tát và Dasabodhattuppattikatha (H. Saddhatissa) 1975 (the birth-Stories of the ten Bodhisattas and the Dasabodhisattuppatikatha.)

DPPN - Dictionary of Proper names (G.P Malalasekera) 1938. Tự điển tên riêng Pāli

EC  - Epochs of the Conqueror (N.A. Jayawickrama) 1968 Kỷ nguyên vị Chiến thắng (Ðức Phật)

EHBC - Early History of Buddhism in Ceylong (E.W Adikaram) 1946 Lịch Sử Phật Giáo Cổ Ðại

EPD - English-Pāli Dictionary (A.P Buddhadatta) 1955. Tự điển Anh-Pāli

EV -  Elders’ Verses I, II (K.R. Norman), 1969, 1971 Các đoạn kệ của các vị trưởng lão

Expos - Expositor (Pe Maung Tin) 1920, 1921. Chú giải bộ Pháp Tụ

GS - Book of Gradual Sayings (F.L. Woodward) 1932-6

H - xin đọc SHB

ID - Inception of Discipline (N.A Jayawickrama) 1962. Khởi đầu luật giới

JPTS - Tạp chí của Hội Thánh Ðiển Pāli (Journal of the Pāli Text Society. 1882-1923

Min Anth - Minor Anthologies of the Pāli Canon. 1931, 1935, 1971, 1975.

MLS - Middle Length sayings (I.B Horner). 1945-9.

Mr and Ill  - Minor readíng and Ilandtrator (Ñṇamoli) 1961

MQ - Milinda’s Questions (I.B. Horner). 1963, 1964

M-W - cuốn tự điển Phạn-Anh (Monier-Williams) 1872.

PED - Cuốn tự điển tiếng Pāli-Anh (T.W Rhys Davids và W. Stede). 1921-5

PLC - Văn chương Pāli tại ceylon (G.P. Malalasekera) 1928 Pāli Literature of Ceylon.

Ppn - Path of Purification (Ñṇamoli) Thanh Tnh Ðạo, 3rd edn. 1975

PTC - Pāli Tipitakam concordance (F. L. Woodward và những người khác) 1952-

SBB - Sacred Books of the Buddhists (Thánh Thi Phật Giáo)

SHB -  Simon Hewavitarne Bequest.

Sta - Sutta (Kinh Phật)

Vkn - Vimalakirtinirdesa (Et. Lamotte) 1962

-ooOoo-

 

[1]. Do Trưởng lão Nāṇamoli, tập Chú giải (trong MR và III.) 1960

[2]. Do E.W. Burlingame, Các truyền thuyết Phật Giáo, tập 3, in lại năm 1969 bản gốc của H.O.S tr. 28,29,30

[3]. Do Pe Msung Tin, Tập Chú giải, tập 2 1920,1921 in lại năm 1976

[4]. Do B.C Law, thuyết luận sự  Chú giải (debates Commentary, 1940

[5]. Xin đọc BPE, ấn bản lần thứ ba, phần giới thiệu tr. XXVI

[6]. EHBC, Colombo 1946, đặc biệt là trang 1-42

[7]. Tập Chú giải (Illustrator), phần giới thiệu vi (trong MR&III).

[8]. Tạp chí Guide, 1962, phần giới thiệu xliii

[9]. Lịch sử ấn độ. Văn chương, bản dịch Calcutta 1933, II 183-210

[10]. Lịch sử văn chương Pāli, London 1933. II 384-576

[11]. Bà Rhys Davids cũng đã đưa ra một số nhận định cho là “điều này cho thấy rất hữu ích khi thời gian đã sẵn sàng để thực hiện việc nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử các tập Chú giải Phật Giáo” BPE, giới thiệu tr. xxx

[12]. Xin đọc DAT, nhà xuất bản Lily de Silva, 1970, I xli tt

[13]. Xin đọc Ppn, phần giới thiệu tr. XII tt.

[14]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. tt, SA i. tt, Chú giải Tăng Chi Bộ i. tt

[15]. VA, I tt

[16]. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) i. Đoạn kệ 13-17.

[17]. Cũng đọc DAT i. 19

[18]. Nt, 20

[19]. Sri Lanka

[20]. Ngôn ngữ của người Magadha

[21]. Tantinaya.

[22]. Khác biệt từ những ngôn ngữ các bản văn, thí dụ bỏ qua ngôn ngữ Sihale.

[23]. Xin đọc thêm bản dịch trong ID 2-3

[24]. Chú Gải Bộ Pháp Tụ (Asl) tr. 1 đoạn 13. bản dịch các đoạn kệ này cũng xuất hiện trog BPE trong phần giới thiệu tr. xxviii, và trong tập Người Chú giải (Expositor) đoạn I. tr, 2tt.

[25]. Không có cách nào phân biệt được là số ít hay số nhiều, nhưng về Abhidhamma cũng có đề cập đến, không thấy đề cập đến trong Dhs.

[26]. Là tên cổ để gọi Sri Lanka. Mhvs xxxvii 215-248, từ đó ta có chữ viết tắt ở trên.

[27]. Có nghĩa là tiếng Pāli

[28]. Ppn, phần giới thiệu tr. XIX.

[29]. B.C Law nhận định, “thật thú vị biết bao, có một bản vắn đã được nước Siêm-la lưu trữ được.” Bombay Branch RAS, 1946. tr. 2 cũng đọc ở nt. tr. 79, tác phẩm này được coi như được viết tại Ấn độ, cũng như tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl).

[30]. Một danh sách được ghi lại trong BPE phần giới thiệu XXVIII.

[31]. Một danh sách được ghi lại trong BPE phần giới thiệu XXVIII.

[32]. Ppn, xem phần giới thiệu xĩ

[33]. Xin đọc thêm dưới đây tr. XII

[34]. EHBC, 23. xin đọc thêm những nhận định của Oldenberg trong tác phẩm Dip, tr. 2

[35] BcAC, 35

[36]. Nt. 191

[37]. Nt. 15,16,17

[38]. Nt. 42.

[39]. Hoặc “họ” rất có thể cũng được hiểu là những cách giải thích và viết trong các tập Chú giải Sinhale’.

[40]. Apere trong UdA 245, và nt, 374. cho thấy ở đó điều họ nói đến đã không được chấp nhận.

[41] PtsA I 276. Kinh văn đọc là ca cho ce

[42] DAT ip. lixff

[43] Xem s.v Abhayagiri và uttara vihara

[44] E.g BvAC 13 (bằng, tuy nhiên pana but,), 151,152, (đôi) 160 UdA, 44, 51

[45] BvAC 151

[46] Ibiḍ 160

[47] Ibid. 184

[48] Ibid.201

[49] Ibid. 185

[50] Ibid. 76

[51] Ðây là “ kho” thường miêutả tâm của người sản sàng nhập thiền định

[52] Phật tông 230 “ Kinh điển”, potthakesu,  có lẽ ý nghĩa trong MSS lạc hậu đối Phật tông Pali

[53] Cf Pamādapāthā, KhaA 207, PvA, cả hai liên quan với pahūte

[54]. Tập Chú giải Vimānavatthu (VvA) trong phần giới thiệu tr. IX.

[55]. Vin v 2t., VA 62. xin đọc ID 55.

[56]. PLC tr.192tt

[57]. E.g. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 89 114 175 258; xin đọc thêm ThagA i. 114

[58]. Xin đọc ví dụ. Ñṇamoli, mục hướng dẫn, phần giới thiệu tr. xliii.

[59]. Xin đọc thêm E Hardy, Chú giải Vimānavatthu , phần giới thiệu tr. ix, n. 1 trong đó ngài nói về hiểu biết của Dhammapala đối với các bản căn Kinh Phật thực sự quan trọng hơn là của chính ngài.

[60] Người minh hoạ (trong MR&III), phần giới thiệu vi.

[61]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 45. Chú giải Tăng Chi Bộ i. 103. UdA 129, ItA i. 117, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 15. Việc giải thích các lý do đôi khi cho thấy nhiều điều không nhất quán.

[62]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 126, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) II. 418.

[63]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 69 MA i. 198, SA ii. 144, KhA 29, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 97.

[64]. Vin. III. 24 46 73 91 120 v.v... Xin đọc Vbh 245.

[65]. Xin đọc Vin. i.) Phần giới thiệu tr. XXI n. 1,2

[66]. Nd I 70. Cũng xin đọc các Chú giải về bhikhave, ItA i. 39, cũng có khác nhau.

[67]. Xin đọc đoạn III. 6 dưới đây về các từ có nhiều ý nghĩa.

[68]. Xin đọc ví dụ. Bản di mục và các trích dẫn, MA v. 136 tt.

[69]. Thí dụ Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 144, UdA 405, cả hai từ đều thường thấy xảy ra trong Nd.

[70]. Xin đọc Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 35; xin đọc ở trên tr. X

[71]. Thí dụ Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon tr. 67 và D I.88 120 130, A i.163, 166

[72]. Với đoạn đoàn xin đọc ở trên tr. XI tt về keci,

[73]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 177, xin đọc 26 (ba dòng kẻ từ cuối trang và tr. 197 (từ đầu trang)

[74]. Xin đọc thí dụ, bản vi mục lục các trích dẫn. MA v. 136 tt

[75]. E.g. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 144, UdA 405. cả hai đều hay xảy ra trong Nd.

[76]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 35; xin đọc ở trên. tr. X.

[77]. Td. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 57, và D I 88 120 130 và A i. 163 166

[78]. Với đoạn này, xin đọc thêm đoạn ở trên tr. XI tt về keci

[79]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 94, 101 116

[80]. MA I 137. Chú giải Tăng Chi Bộ (AA) v. bản chú dẫn 3,s.v từ patha có nhiều giải thích hơn trong AA.

[81]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 98tt. 101 123 128 256. MA IV. 9, SA i. 327. AA ii. 180,189,265 323

[82]. Td. VA i. 221. UdA 253 taṃ na sundaraṃ, iều đó không đúng, tốt hay chính xác

[83]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 85 173 267269, AA ii. 180 189 263 323.

[84]. Td như Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 256

[85]. Ayam eva patho

[86]. Theo bản dịch của ngài ṇamoli., ngời minh hoạ (trong MR&III) 81 tt.

[87]. UdA 105, 106 xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 49 đối với (1)

[88]. Td như trong VA i. 173, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 236. Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 114

[89]. DAT i. phần giới thiệu LXII

[90]. Xin đọc SA i. 175

[91]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 169. Nd t 26 140tt. ItA ii 103. ItA I 146. UdA 231.

[92]. Xin đọc dưới đây tr. XXI

[93]. Tr. XXIII.

[94]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 50, MA I 15, SA ii 3, ItA I 35, BvAC tr. 64.

[95]. Xin đọc Ill (trong MR&Ill) tr. 135, n. 69

[96]. Trong toàn bộ các Tăng Chi bộ Kinh (Anguttara) Kinh Sangiti và thuộc D iii. Thí dụ như tập Ekuttaraka thuộc Vin v. 115-140,

[97]. Xin đọc ở trên tr. xix.

[98]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 68, MA ii. 334, SA ii. 8, Chú giải Tăng Chi Bộ I 101, ItA i. 40, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 58. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 55

[99]. Ndt 354-60. từ cakkhu, cakkhu-sadda, ược giải thích rất ngắn gọn trong DA. i. 183.

[100]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 45, qui về Chú giải Tăng Chi Bộ ii. 125, UdA 116 đã đưa ra phân biệt giữa kicca karaniya, ý nghĩa đầu là những điều nhỏ mọn đã được thực.

[101]. ItA I 100, 150

[102]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). iii. 931, MA iv 82, SA I 119

[103]. Xin cũng đọc MA ii. 140. Chú giải Tăng Chi Bộ i. 76. SnA 494

[104]. Xin đọc Vism 292.

[105]. DPPN s.v. Visuddhimagga

[106]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 11-12, 94, tỷ như UdA 207.

[107]. Vism 204 - H đã gán cho Nd.

[108]. Nhưng xin đọc bản danh mục ngữ pháp AA s.v. sadda đã liệt kê những cơ dịp có thể sử dụng trong Chú giải Tăng Chi Bộ, và bản danh mục các từ ngữ pháp. ThagA iii. Thí dụ các từ ati-. Anu- ca-sadda. Cả hai danh mục này đều do D.H Kopp biên soạn.

[109]. W. Rāhula, các khái niệm sai về Dhammata. Tạp chí Buddhist Studies in honourò I.B Horner, 1974, tr. 182.

[110] Tất cả những khác biệt của Chú giải Lịch sử Chư Phật đều do sự hiệu đính của hội thánh điển Pàli

[111]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 131, 297tt, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 424

[112]. Xin đọc thêm Vin. i. 4

[113]. Xin cũng đọc thêm lời Ðức Cồ-Ðàm khiểm trách Ananda trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 55

[114]. Xin đọc EHBC, tr. 40

[115]. Xin đọc CB, tr. XXIV, cũng như các nhận xét về tác phẩm Mahāvastu và Jinakālamālī

[116]. Ấn bản ṆA. Jayawickrama, SBB 28, 1971.

[117]. Thời gian cần thiết để cho Ðức Cồ Ðàm thực hiện “cuộc phấn đấu” (dài hơn bất kỳ thời gian bất kỳ vị Bồ Tát nào khác, xin đọc CB tr. xxxvi) được mô tả trong Ap. tr. 301, đoạn 29,30 từ lúc ngài còn trong tình trạng sơ khai nơi kiếp trước cho tới Ðức Phật Kassapa.

[118]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) 279

[119]. Xin đọc Phật Tông. XXV 10tt.

[120]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 299

[121]. Xin đọc bài tường trình về “Tác Giả” trong các cuốn cẩm nang của ngài Buddhadatta, ấn bản A.P Buddhatta, 1927, tập II, tr. VIII.

[122]. PLC 105 tt.

[123]. Nt. 106, và DPPN, hiện chưa được chuyển sang phiên âm La-tinh.

[124]. PLC 109.

[125]. Truyền thống cho là Buddhaghosa đã viết tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) tại Ấn Ðộ trước khi ngài đến Ceylon” Lịch sử văn chương Ấn Ðộ do Winternitz viết ii 109, n. 3 bản dịch năm 1933.

[126]. Ấn bản Sinhale 44-73. Đoạn này không được in trong ấn bản PTS về Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl).

[127]. Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 314.

[128]. Saddhamma-sangaha, JPTS 1890. tr. 53. tác giả tác phẩm này, là Dhammakitti, rất có thể dài hơn, theo DPPN, vào thế kỷ 14. Tuy nhiên chúng ta không thể được biết truyền thống này đã kéo dài trong bao lâu.

[129]. Phần giới thiệu tr. XXIV

[130]. Xin đọc dưới đây tr. XLII

[131]. Xin đọc thêm Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 57

[132]. Nhập đề về Pāli, tr.14 gọi paccatta là chủ cách. Cũng vậy bản dịch MR&III. 237,271. mỗi bản danh mục từ III trong VA VIII và ThagA III lại gọi là đối cách theo như trong Tự diển Pāli-Anh (PED)

[133]. Không hiểu theo nghĩa này trong Tự diển Pāli-Anh (PED)

[134]. Tự điển Pāli-Anh (PED) lại đưa ra một chấm lửng (ellipses) thay vì đối cách.

[135]. Ðược ghi trong Tự điển Chú giải Pāli (CPD), Childers cũng đưa ra hầu hết các tên trong mọi trường hợp. Nhưng không thấy có trong Tự diển Pāli-Anh (PED); xin đọc thêm một đoạn của Childers viết về Kārakaṃ.

[136]. Xin đọc bảng danh mục ngữ pháp về VA, Chú giải Tăng Chi Bộ, ThagA; cũng đọc thêm bảng danh mục về SA và UdA với các tên Pāli; và MR&Ill với các tên tiếng Anh trong bảng danh mục các từ và các chủ đề.

[137]. Như ghi trong CpA tr. 136.

[138]. Như trong ThagA iii 89. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Asl) 307.

[139]. Nissaka không ghi trong tự điển Pāli-Anh. s.v. và thêm VA 808 dòng 12 ngoài nissakha. Hình như không có các tên nêu ở trên trong các trường hợp xuất hiện trong tự điển Pāli-Anh chỉ trừ có bhumma. Giới thiệu về các tên Pāli trong tất cả các cách ngoại trừ xưng hô cách.

[140]. ThagA I 156 dòng 24 ādhāre (v.ḷ avadhāre) c’etam bhummavacanam. Tự điển Pāli-Anh (PED) lại trích Sn (nhầm với SnA) 211 với từ ādhāra,” là tên dành cho định sở cách (‘nghỉ ngơi tại’)

[141]. Xin đọc mỗi bảng danh mục iii trong VA viii, Chú giải Tăng Chi Bộ v. ThagA iii.

[142]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 25. 114. 175 238; xin cũng đọc SnA 266.

[143]. Xin đọc ItA ii. 126 saddalakkhaṇnayena, chiếu theo luật ngữ pháp về các từ.

[144]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 114, 175, 238

[145]. Xin đọc ThagA I 114 ItA i. 168

[146]. Xin đọc ThagA i. 114 ItA i. 168

[147]. UdA 432

[148]. Các tận –yāya và –yāsa cả hai đều xuất hiện

[149]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 123. dòng 36

[150]. Như trong SnA 16. dòng 24

[151]. Nt

[152]. Nt

[153]. Xin đọc Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 108 d. 5 123 d.24 162 d. 23

[154]. Cũng xin đọc Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 193, d.13, 208 d.2

[155]. Xin đọc td. Chú giải Tăng Chi Bộ v. bảng danh mục ngữ pháp s.v. vipallāsa Tự điển Pāli-Anh (PED) và ThagA bảng danh mục các từ s.v. liṅga-vipallsa

[156]. Cũng trong ItA ii 18. Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 174 (thêm vào “hay đổi giống”) 192, PvA 147 (cả hai đều thêm vào bằng không chỉ là một cách thay chỗ cho từ khác)

[157]. MR &Ill 243.xin đọc W. Rahula, những khái niệm sai về Dhammata trong Tập Nghiên Cứu Phật Giáo trong tạp chí Honour of I.B Horner, 1974, tr. 181 tt.

[158]. Xin đọc lời giới thiệu. Tr. XI.

[159]. Tự điển tiếng phạn. Macdonnell: “vipañci,f. một loại đờn luýt Ấn Ðộ”.

[160]. Nt, s.v., makara.

[161]. Xin đọc Woven Cadences 217 trong đó E.M Hare lưu ý rằng về văn thơ của Sn “chứng tỏ một tình yêu được sắp xếp và trùng âm. Chơi chữ và trò chơi đoán chữ” và xin đọc trong bản danh mục từ tr. 218b.

[162]. Xin đọc lời giới thiệu, tr. vii phần về giới thiệu các đoạn kệ của ngài Buddhaghosa với các tập Chú giải về bốn Bộ Kinh Phật (Nikaya)

[163]. Xin đọc trang. Xxxvii tt

[164]. Ganthavitthāradosa, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon, 26, 3 ll từ cuối trở lên.

[165]. Td. bảy viên ngọc quí của Hoàng Ðế Hoàn Vũ, bảy điều vô giá được mô tả trong Kinh Bản Sanh vi 489, và các cuộc bố thí mỗi cuộc cho 700 người, nt. 503

[166]. Trong Ja vi 512 có đoạn Mahāsatto sahajāte saṭṭhisahasse amacce...oloketvā đã bị dịch sai nghĩa (Cowell vi 265) là “60.000 vị cận thần đã được sanh ra khi nhà vua...” thay vì “được sanh ra cùng thời với nhau”. Hơn nữa ta nên lưu ý rằng sahajā trong tác phẩm CP II 4, 8 không được hiểu theo nghĩa đen nhưng liên quan đến cuộc “xuất gia” cùng một lúc của một người cùng với vợ. CpA 136

[167]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon, tr. 131, 276 và 298

[168]. Ja i. 54. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 425, Chú giải Tăng Chi Bộ i. 301, ThagA ii. 221. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 58 358 và 531tt, Jkm 26.

[169]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) i. 284 (bốn bình đựng di cốt) SA ii. 317 (Channa), Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 314 (kanthaka).

[170]. Danh sách giống như trong BvC 131. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 425, Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 58 358.

[171]. Ở đây n.11 cho là tên của Ānanda lại bị bỏ xót trong SHB.

[172] Không thấy ở bất kỳ nơi nào khác? trong Mhvu ii 25 con voi của ngài Bồ Tát có tên là Candana. EC 37 có thêm Kāḷudāyin làm tròn danh sách bảy người trên cơ sở không thấy có tên này trong Jkm, ấn phẩm tiếng Anh tr. 26 ấn bản Bangkok lại có ghi. Ở đây không có việc bỏ xót Ānandatthera.

[173]. Xin đọc dưới đây, tr. xlvii tt. Đối với nhiều quan điểm đối chọi về ngày sanh của ngài, ngày ngài đựơc phong chức và ngày chết của ngài xin đọc DPPN, s.v. Ānandna và bách khoa tự điển về Phật giáo. Fasc 4, tr. 529tt

[174]. Xin đọc đoạn tr. 282tt.

[175]. Xin đọc Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 314

[176]. Cũng xin đọc Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 23.

[177]. Ja I 54, Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 284, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 276, Pháp cú kinh (Dhammapada) iv. 208, Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 58, PtsA iii 677 (không vào thời điểm ngài Như lai hạ sanh)

[178]. PtsA iii. 677 giải thích là “hai gavutas” nhưng cũng tương đương với một nửa yojanas

[179]. Xin xem bản đo lường trong biên niên sử ký về Bảo Tháp., tr. 15, n. 38

[180]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). i. 284

[181]. DAT không giúp gì được.

[182]. Pháp cú kinh (Dhammapada) iv. 208, PtsA iii. 677. ngài là một trong năm người có công đức rất lớn được nói đến trong Vism 382tt., Chú giải Tăng Chi Bộ i. 405. Pháp cú kinh (Dhammapada) I 385

[183]. Mhvu iii. 383, và xin đọc bản dịch của Jone, iii. 380tt và 381 n.

[184]. Xin đọc tự điển phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn (BHSD) s.v. elapatra, pingala và Sankha.

[185].Vkn 278tt

[186]. Nt, n. 34

[187]. Miln 218.

[188]. Trong Vepulla Mountain, Ja iv. 232

[189]. D ii 175, Trung Bộ Kinh iii. 174

[190]. Tuy nhiên có một cây bình thường rất nổi tiếng được trồng tại Kos. Liên quan đến truyền thuyết của người Hippocrates, cũng là một cây rất lâu năm, ta không hay biết gì về tuổi thọ của cây này.

[191]. Vincent Smith, Asoka, 1960, tr. 73 tt.

[192]. Xin đọc DPPN, s.v. Rāhulamāta, là những tên mẹ Rāhula và vợ của Ðức Phật khi xuất hiện đã được gọi với tên đó.

[193]. Ja. i. 62

[194]. Xin đọc, Histoire du Bouddhisme Indien (lịch sử Phật Giáo Ấn độ) tr. 733 tt. về một số khả năng bất đồng về tuổi của Ngài Rāhula khi cha ngài vừa rời khỏi nhà (xuất gia) đồng thời cũng quay trở lại Kapilavaṭṭhu.

[195]. Tôi vô cùng biết ơn ngài John Ireland đã khiến tôi lưu ý tới đoạn này. Người phụ nữ Visākhā và bốn người Bà la môn, Pokkharāsādi và Bramāya (M. ii. 133), Sela và Bāvari (Sn 1019) tất cả những người này đã được trích trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 413 họ đã sống được 120 tuổi. mỗi người được đề cập đến trong đoạn này có nhiệm vụ để thực hiện trong Kinh Phật. Người ít quan trọng nhất là chính là bà ngoại của cô gái là người họ hàng của Revata trong vùng Acacia Wood dự tính là cưới vợ vào năm bảy tuổi. nàng đã sống đến 120 tuổi, như ghi lại trong Pháp cú kinh (Dhammapada) ii. 189.

[196]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA). ii. 492. Chú giải Tăng Chi Bộ I 292. ThagA iii.111

[197]. Lịch sử Phật Giáo Ấn độ tr. 102. xin cũng đọc nt. tr. 227-8, 331.

[198]. Không có sự thống nhất ý kiến, tuy nhiên, người ta ghi lại năm 563 trước CN như đã ghi lại theo truyền thống Sinhale có thể chấp nhận được là ngày sanh của Ðức Phật Cồ Ðàm.

[199]. A i. 25

[200]. D ii. 154

[201]. Vin ii 292, VA vii 1403

[202]. Trong Mhvu ii. 193 cũng cho là sanh đồng thời. “Sanh ra cùng thời với ngài.”

[203] Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu 316

[204]. Tr. xxxvi tt

[205]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 168

[206]. Nt. 236

[207]. Nt 243

[208]. Chú giải Trường Bộ Kinh

[209]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 415tt

[210]. Một thông tin nhỏ được đưa ra về cây Bồ Ðề thật dễ thương của ngài Koṇḍañña trong oạn văn tr. 140 nhưng chẳng có mô tả gì nhiều.

[211]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 248.

[212]. Nt. 258

[213]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii. 416, “không có hoa”

[214]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 253

[215]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) ii 416, rất có thể muốn ám chỉ những cây Bồ Ðề của Phật tổ Kassapa và Phật tổ Cồ Ðàm

[216]. Như trên tr. xlvii

[217]. Thí dụ, Vipassin đã sống cuộc đời trong hậu cung 8000 năm. Và thực hiện cuộc phấn đấu trong 8 tháng.

[218]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 210

[219]. Nt. 211

[220]. Vin ii. 195

[221]. Nāṇamoli. Cuộc đời Ðức Phật, Kandy 1972, tr. 258

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục & Giới thiệu | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính.

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-06-2007