Giáo trình Thiền
Minh Sát Tuệ Tác giả: Thiền Sư Achaan
Naeb
Phụ Lục A VẤN ÐÁP VỚI THIỀN SINH
(Thiền sinh thứ nhất là một nhà sư đang tu tập được khoảng một tháng). Thiền sư Achaan Naeb: Làm cách nào hành giả biết đó là oai nghi ngồi hoặc oai nghi đi ? Thiền sinh: Tôi chỉ biết bằng tâm Thiền sư: Ðiều hành giả muốn nói đến bằng tâm là gì? Thiền sinh: Tính cách tôi ngồi, đó là oai nghi ngồi. Tính cách tôi đi là oai nghi đi. Thiền sư: Oai nghi ngồi, oai nghi đi, mắt có thấy nó không? Thiền sinh: Mắt chỉ thấy màu và hình dáng. Mắt không thể thấy oai nghi ngồi, v.v... Nhưng tâm biết oai nghi ngồi, v.v... Thiền sư: Khi hành giả biết oai nghi ngồi, có phải hành giả đang suy nghĩ hoặc hành giả biết bằng tính cách khác? Thiền sinh: Tôi biết bằng sự tỉnh giác (rusuthua) đó là oai nghi ngồi. Thiền sư: Sự suy tưởng hoặc tỉnh giác - có phải chúng khác biệt hoặc giống nhau? Thiền sinh: Sự suy tưởng là nghĩ về oai nghi ngồi liên tục trong tâm. Nhưng tỉnh giác có nghĩa là biết được tính cách hành giả ngồi - và đó là oai nghi ngồi. Thiền sư: Ðúng.
(Ngày tiếp theo) Thiền sư: Kể từ khi hành giả đến với sự tu tập, hành giả có cảm nghĩ thế nào? Thiền sinh: Dường như tôi không nhận biết (tỉnh giác) về Danh sắc pháp liên tục. Thiền sư: Không đặt nặng về sự tỉnh giác về danh sắc pháp liên tục. Ðiều quan trọng là luôn luôn giữ trong tâm là mình có sự tu tập đúng phương pháp. Ðừng suy nghĩ về kết quả. Nếu hành giả có nhân đúng, tất nhiên phải có quả đúng. Sự tu tập đúng hay sai tùy thuộc vào sự hiểu biết đúng đắn về sự tu tập. Nếu hành giả có sự hiểu biết đúng đắn về sự tu tập. Nếu hành giả có sự hiểu biết đúng đắn thì sẽ hiểu tỉnh giác là gì. Nếu hành giả không hiểu biết sự tu tập hành giả sẽ không thể hiểu "tỉnh giác". Nếu hành giả hiểu biết sự tu tập, hành giả sẽ có tác ý đích thật. Nếu hành giả không biết làm cách nào để ngăn chặn phiền não, hành giả sẽ có "tác ý". Trong sự tu tập hành giả quan sát phần nào nhiều hơn danh sắc? Thiền sinh: Sắc pháp, oai nghi đi. Thiền sư: Tại sao? Thiền sinh: Bởi vì oai nghi đi dễ dàng nhận thấy hơn. Nó to lớn hơn. Nó dễ dàng nắm bắt hơn các sắc pháp khác. Thiền sư: Hành giả muốn đi bởi vì nó muốn dễ dàng hơn cho hành giả phải không? Thiền sinh: Ðôi lúc là vậy, đôi lúc lại không. Thiền sư: Nếu hành giả muốn đi vì lý do khác (hơn là điều trị sự khổ) nó có nghĩa là hành giả thích oai nghi đi, và hành giả không ở trong sự tu tập Thiền Minh Sát. Hành giả được chỉ dạy quan sát sắc pháp trong 4 tư thế. Hành giả biết tại sao? Thiền sinh: Ðể biết được 4 tư thế và biết khổ buộc họ thay đổi tư thế. Thiền sư: Khi hành giả thay đổi tư thế - làm cách nào hành giả tác ý đúng . Thiền sinh: Hành giả phải biết tư thế cũ là khổ, và khổ buộc phải thay đổi tư thế. Thiền sư: Khi đi hoặc ngồi - hành giả có biết tại sao mình đi hay ngồi? Thiền sinh: Ðể điều trị sự khổ ở tư thế trước. Thiền sư: Vâng, hành giả nói đúng như vậy. Ði không phải là sự sung sướng hoặc thấy được pháp hoặc bởi vì "oai nghi đi" dễ dàng thấy được. Ðiều này sai. Và khi hành giả sai lệch thì không thể đạt được chân lý. Khi tu tập sai lệch hành giả không thể đạt được kết quả tốt. Ðiều quan trọng là hành giả phải biết đến những liên quan đến những tư thế thay đổi. Hành giả phải biết tại sao mình lại thay đổi để điều trị sự khổ. Hành giả càng biết nhiều hơn về lý do thay đổi này, thì càng đạt được thêm nhiều Thiền Minh Sát hơn. Sự biết được sự thay đổi sẽ giúp hành giả nhận thức được sự khổ. Hành giả càng nhận thức được khổ thì càng cảm thấy ghê sợ sự khổ - sẽ dẫn đến sự trói buộc với danh sắc (Ngũ Uẩn). Hành giả có muốn thấy pháp ở sự đi không? Thiền sinh: Ðúng. Thiền sư: Pháp (Pháp) gì, hành giả muốn thấy được từ sự đi? Thiền sinh: Khi tôi đi. Tôi cảm thấy rằng, tôi thấy được oai nghi đi tốt hơn các tư thế khác. Tôi biết rằng khổ buộc sắc pháp phải đi, nhưng tôi cũng cảm thấy rằng tôi muốn đi. Thiền sư: Sự đi với lòng tham muốn không thể ngăn chặn Phiền não. Như vậy phiền não sẽ đi theo từng bước chân. Nếu hành giả nghĩ rằng "đi" sẽ mang lại lợi ích cho mình, hành giả không thể thấy được pháp. Lý do tôi nói nghĩa là để thấy pháp trong khi đi, hành giả phải biết rằng oai nghi đi là khổ, oai nghi đi là vô thường, oai nghi đi là không bền vững, không kiểm soát được. Trước khi đi hành giả có tác ý, như vậy hành giả nghĩ rằng "đi" là tốt, đi là quan trọng, như vậy phiền não ở trong sự đi và che mất chân lý. Như vậy tác ý thì rất quan trọng trong Thiền Minh Sát.
(Ngày tiếp theo) Thiền sư: Bây giờ hành giả hiểu biết đủ về sự tu tập. Hành giả có tin rằng bốn tư thế sẽ cho mình thấy được chân lý và chân lý đó là khổ? Thiền sinh: Ðúng. Bởi vì có khổ thọ ở trong mọi tư thế, và nó luôn phát sinh, và khi sự đau đớn xảy ra sắc pháp phải thay đổi.
(Ngày khác) Thiền sư: Hành giả có bất cứ tâm phóng túng vẩn vơ ? Thiền sinh: Rất thường xuyên. Một vài ngày có rất nhiều sự suy nghĩ vẩn vơ. Một vài ngày khác không xảy ra nhiều lắm. Thiền sư: Hành giả có biết tại sao mình có nhiều sự vẩn vơ? Thiền sinh: Không Thiền sư: Bởi vì vào thời điểm đó hành giả không có chánh niệm. Hành giả không có sự tỉnh giác (sự tỉnh giác). Như vậy sự tỉnh giác của hành giả luôn luôn tách rời khỏi danh sắc trong khoảnh khắc hiện tại. Như vậy tâm vẩn vơ là phiền não xảy ra. Thiền sinh: Khi tâm vẩn vơ xảy ra, làm thế nào tôi có thể sống trong hiện tại? Thiền sư: Hành giả biết tâm vẩn vơ là danh pháp. Ðó không phải là hành giả có tâm phóng túng (tâm phóng dật). Tâm vẩn vơ là pháp. Hành giả không thích tâm vẩn vơ, có phải vậy không? Thiền sinh: Không Thiền sư: Hành giả có sự hiểu biết sai lệch, bởi vì nếu hành giả biết nó là lợi ích, như vậy khi hành giả thấy tâm vẩn vơ, hành giả biết mình có chánh niệm và hành giả có thể trở về danh sắc. Hành giả muốn tâm ở lâu hơn với oai nghi ngồi phải không? Thiền sinh: Ðúng Thiền sư: Tâm vẩn vơ, phóng túng là sắc pháp hay danh pháp? Thiền sinh: Tâm phóng túng là danh pháp. Thiền sư: Khi hành giả biết tâm vẩn vơ là danh pháp, hành giả đừng nên quan sát danh pháp vẩn vơ, bởi vì danh pháp là rất vi tế. Nó không tốt đối với hành giả mới tu tập. Khi hành giả nhận thức được tâm vẩn vơ, hành giả đừng ngừng lại và hãy phân tích. Ngay khi trở về với chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại của oai nghi ngồi hoặc nếu tâm vẩn vơ trở nên quá mạnh mẽ, hãy thay đổi tư thế. Hành giả muốn tâm vẩn vơ biên mất? Thiền sinh: Ðúng. Vì tâm vẩn vơ khó quan sát. Nó không giống như việc quan sát 4 tư thế. Thiền sư: Ðúng. Danh pháp rất vi tế. Ðối với người mới bắt đầu tu tập rất khó quan sát danh pháp, và thường là tâm vẩn vơ, vì những thiền sinh mới nhập môn có chánh niệm và tỉnh giác yếu kém. Nếu có chánh niệm và tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại, hành giả không có tâm vẩn vơ. Như vậy hành giả cố gắng có thêm nhiều sự tỉnh giác danh sắc trong khoảnh khắc hiện tại. Và hành giả phải biết những đặc tính của chánh niệm và tỉnh giác [1] . Như vậy khi hành giả có chánh niệm sẽ nhận thức được nó và có chánh niệm trở lại. Nếu hành giả thường xuyên có tâm phóng túng vẩn vơ (tâm phóng dật) và hành giả cảm thấy khó chịu và hành giả sẽ có nhiều tâm vẩn vơn hơn và hành giả sẽ muốn tâm vẩn vơ biến mất. Nó sẽ không trở lại; hành giả sẽ không thích nó. Tâm phóng túng có sân hận làm duyên cho các tâm vẩn vơ khác. Không biết tâm vẩn vơ là danh pháp khiến cho có sự khó chịu và sự khó chịu ngăn cản chúng trở lại có chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại.
(Một ngày khác. Một thiền sinh mới nhập môn, người cư sĩ) Thiền sư: Hành giả quan sát oai nghi ngồi bằng cách nào? Thiền sinh: Tôi quan sát từ đầu đến chân và ngược lại. Thiền sư: Hành giả thực hiện công việc này bao nhiêu ngày? Thiền sinh: Sáu ngày Thiền sư: Ai đã dạy hành giả thực hành phương pháp này? Hành giả có biết đây có phải là thiền Thiền Minh Sát không? Thiền sinh: Tôi đã thực hành phương pháp này ở một nơi khác và họ đã dạy tôi theo phương pháp này. Và vị thầy đã nói rằng tôi chỉ có mười ngày ở đây, vì vậy hãy tu tập theo phương pháp này. Thiền sư: Ðiều này không đúng. Hành giả đang quan sát sai lệch về "oai nghi ngồi". Bởi vì tính cách hành giả ngồi là oai nghi ngồi. Dù hành giả ngồi ở bất cứ tính cách nào đều là hành giả đang quán sát. Khi đứng, hành giả biết được tính cách mình đứng, khi đi hành giả biết tính cách mình đi, khi nằm hành giả biết tinh cách mình nằm. Ðiều quan trọng là hành giả phải có tỉnh giác để biết mình đang quan sát sắc nào nào. Ðiều này thay đổi "hành giả ngồi" sang oai nghi ngồi. Ðiều này sẽ thay đổi tà kiến mà hành giả cho rằng là "Mình, Hành giả ngồi". Như vậy bất cứ tính cách hành giả ngồi, chỉ cần quan sát cái đó. Ðứng đi và đứng ngồi ở những tính cách khác thường. Nếu hành giả thực hành theo tính cách khác thường, tâm của hành giả sẽ đi lệch khỏi "Trung Ðạo" bởi vì đang cố gắng thực hiện điều gì đó với tâm ham muốn.
(Một thiền sinh khác. Người cư sĩ) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả như thế nào? Thiền sinh: Khi quan sát oai nghi ngồi. Tôi đã từng trông thấy hình tượng của Ðức Phật, rất rực rỡ. Thậm chí bây giờ nó vẫn còn rõ ràng trong tâm của tôi. Thiền sư: Khi hành giả đến với việc tu tập thiền Thiền Minh Sát. Hành giả có hiểu biết Thiền Minh Sát là gì? Thiền sinh: Thiền Vipassnà là nhận thấy được danh sắc pháp là vô thường, khổ và vô ngã Thiền sư: Khi hành giả thấy một hình tượng của Ðức Phật như thế này, nó có phải là thiền Thiền Minh Sát hay là không ? Thiền sinh: Không Thiền sư: Hành giả có thích nhìn thấy hình tượng của Ðức Phật giống như thế này? Thiền sinh: Thích. Tôi cảm thấy hỉ lạc (piti). Tôi chưa từng thấy bất cứ điều gì giống như sự kiện này. Thiền sư: Những gì hành giả đã trông thấy chỉ là ấn chứng"nimitta". Nó đến từ định. Khi tâm đã từ bỏ danh sắc pháp và không có tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại (sát na), định xảy ra. Rồi hành giả sẽ thấy cõi trời, địa ngục v.v... Khi hành giả thấy ấn chứng, hành giả không có tỉnh giác, hoặc chánh niệm, tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại. Hành giả phải thay đổi đề mục hoặc đối tượng khi điều này xảy ra, để giảm bớt định: từ ngồi đến đi, hoặc đến tâm nhĩ thức, và sau đó định sẽ được giảm bớt. Hành giả phải có sikkhati để ghi nhận tại sao mình lại không có chánh niệm. Nếu hành giả biết được nhân (samadhi), hành giả có thể trở lại chánh niệm dễ dàng.
(Một thiền sinh khác. người cư sĩ) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao? Thiền sinh: Lần này tốt đẹp hơn lần vừa qua, nhưng tôi đang cảm thấy đau đớn và cũng có một ít chướng ngại (Nivāraṇa), đó là tâm vẩn vơ. Thiền sư: Hành giả có cảm thấy triền cái- Nivāraṇa là kẻ thù của mình và nó khiến cho tâm không được an lạc? Thiền sinh: Ðúng vậy. Thiền sư: Hành giả có muốn tâm được an lạc? Thiền sinh: Vâng. Thiền sư: Hành giả muốn tâm mình an lạc. Hành giả có biết nó đi đúng hướng hay sai lệch? Thiền sinh: Không biết. Thiền sư: Sự hiểu biết của hành giả sai lệch. Hành giả hãy đến với việc thực hành thiền Thiền Minh Sát. Hành giả muốn định hay tuệ? Thiền sinh: Tôi muốn trí tuệ. Thiền sư: Như vậy tại sao hành giả muốn tâm an lạc? Thiền sinh: Bây giờ tôi đã hiểu được. Tôi sai lệch. Thiền sư: Nếu hành giả biết mình sai lệch, điều này thật tốt. Ðiều này tốt cho trí tuệ. Sau đó hành giả có thể thay đổi. Nếu hành giả không biết mình sai lệch, hành giả sẽ không có cơ hội hiểu biết sự tu tập. Hành giả có biết tại sao mình sai lệch khi muốn định? Thiền sinh: Không. Thiền sư: Bởi vì, vạn vật đều vô thường. Hành giả thích nó hay không - vạn vật đó đều vô thường? Thiền sinh: Tôi không thích nó. Thiền sư: Ðịnh mà hành giả ham muốn - Có phải nó trường tồn? Thiền sinh: Nó vô thường. Thiền sư: Như vậy, hành giả ham muốn định. Như vậy hành giả cũng ham muốn một điều gì đó là vô thường? Thiền sinh: Ðúng vậy. Thiền sư: Thỏa thích với một điều gì đó vô thường, có phải là hành giả thỏa mãn với danh sắc pháp là vô thường. Ðiều này chúng ta gọi là Vipallāsa (sự sai lệch về nhận thức). Ðiều này khiến hành giả thỏa mãn với định. Nhưng với thiền Thiền Minh Sát chúng ta muốn có trí tuệ để biết được danh sắc hầu thay đổi tà kiến về "cái tôi, chúng tôi". Ðể nhận thức được danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã. Chân lý vạn vật chỉ là danh sắc, và nó có tam tướng - như vậy hành giả phải có tác ý trong tâm của mình, để tránh được lòng tham - chẳng hạn như việc ham muốn định hoặc sự an lạc. Khi một điều gì đó xuất hiện với hành giả mà điều này sẽ mang lại trí tuệ cho hành giả - là tuệ Thiền Minh Sát. Hãy tu tập như là hành giả đang xem một vở kịch. Khi hành giả muốn tâm mình an lạc thì hành giả không nên xem vở kịch. Khi hành giả muốn đi thẳng vào vở kịch điều này sai lệch. Khi hành giả biết mình đi sai hướng, điều này thật tốt với hành giả, bởi vì lần kế tiếp hành giả muốn tâm an lạc hành giả có thể thay đổi đề mục của mình ví dụ, thay đổi tư thế. Khi chúng ta nói Majjhima-patipada (Trung Ðạo) thì thật là dễ dàng, nhưng trong thực hành thì thật là khó. Hành giả có biết tại sao mình không ở trong lý Trung đạo Majjhimā-paṭipadā? Bởi vì tâm luôn luôn muốn ham muốn hoặc không ham muốn. Một ví dụ như hành giả thích trạng thái tâm an lạc và không thích tâm vẩn vơ. Thiền sinh: Ðúng. Thiền sư: Việc ham muốn tâm an lạc là ham thích - abbhijjha. Hành giả không thích tâm vẩn vơ, nó là tâm sân. Như oai nghi ngồi, vậy phiền não sẽ luôn luôn theo hành giả. Làm cách nào hành giả có thể thoát khỏi phiền não. Nếu tâm của hành giả ở trong lý trung đạo, sự ham muốn hoặc không ham muốn sẽ bị đoạn trừ.
(Một ngày khác. Một thiền sinh khác) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào? Hành giả có sự hoài nghi nào về sự tu tập? Thiền sinh: Khi tôi tu tập 4 tư thế. Tôi thường tìm một tư thế dễ dàng hơn để nắm bắt sắc pháp. Tôi thường có khuynh hướng dùng tư thế đó. Chẳng hạn như đi. Có phải sự tu tập đó không? Thiền sư: Tốt lắm, nhưng hành giả phải cẩn thận. Nếu hành giả suy nghĩ oai nghi đi sẽ là lợi ích, tham ái có thể xâm nhập. Như vậy hành giả phải có tác ý tốt để thấy rằng sự thay đổi tư thế là điều trị khổ - và sau đó tham ái không thể xâm nhập vào. Thiền sinh: Khi quan sát 4 tư thế (oai nghi) - nhưng không phải vì tôi đau khổ trong sắc pháp, nhưng chỉ trong tâm - Tôi cảm thấy khó chịu. Vì thế tôi thay đổi tư thế. Thiền sư: Ðiều này không đúng. Hành giả thay đổi bởi có phiền não. Hành giả không có tác ý để thấy rằng sự thay đổi là điều trị sự khổ. Hành giả biết tại sao tâm của mình không chịu không? Vì hành giả chưa từng nhận thấy oai nghi ngồi, tâm trở nên bất an. Khi tâm bất an phiền não xuất hiện. Hành giả bị mất đi sự chú tâm và xao lãng - và phiền não xâm nhập. Như vậy hành giả muốn thay đổi tư thế để tìm một đối tượng mới. Nếu hành giả thay đổi tư thế với sự ham muốn, phiền não nằm trong đó, và che mất đi chân lý (sự thật). Hành giả thực hiện với tâm ham muốn bởi vì muốn có một kết quả mau chóng. Hành giả phải có sự ghi nhận khi thay đổi tư thế, dù có phiền não hay không.
(Một ngày khác, một thiền sinh khác) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao? Thiền sinh: Khi tôi thức dậy vào buổi sáng rồi quan sát oai nghi ngồi tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Khi tôi ngồi thì cảm thấy như quả bóng. Tôi nhận biết điều này thì quá nhiều định. Như thế tôi thay đổi tư thế. Nhưng định sẽ theo tôi. Thiền sư: hãy cố giảm bớt định mà không thay đổi đề mục. Hành giả có thể thực hiện điều này? Hãy thực hành với nhiều sự tỉnh giác hơn. Hành giả có thể cố gắng được không? Thiền sinh: Tôi đã cố gắng nhưng không đạt kết quả. Cơ thể vẫn cảm thấy như đang nổi bồng bềnh. Thiền sư: Hành giả có biết nguyên nhân nào? Thiền sinh: Bởi tôi có ít tỉnh giác. Thiền sư: chánh niệm và tỉnh giác - và sự hiểu biết rõ ràng, phải tương đồng. Với hành giả mới tu tập, tỉnh giác yếu kém thì chánh niệm quá nhiều. Và điều này khiến tỉnh giác bị mất đi. Như vậy hành giả phải có tỉnh giác nhiều hơn, và định không thể đẩy tỉnh giác ra ngoài. Chánh niệm và tỉnh giác cùng nhau làm việc với một đề mục hoặc một đối tượng. Nếu có nhiều chánh niệm, nó sẽ làm cho tỉnh giác biến mất. Như vậy hành giả phải ghi nhận điều này. Hãy cố gắng có nhiều tỉnh giác hơn - và làm cho chánh niệm vàtỉnh giác ṭương đồng.
(Một ngày khác. Một thiền sinh khác) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao kể từ khi tôi hướng dẫn hành giả để quan sát về sự nghe. Thiền sinh: Nó tốt đẹp hơn. Âm thanh không quấy rầy tôi như trước đây. Thiền sư: Hành giả có biết tại sao mình nghe? Thiền sinh: Vì có âm thanh, và vì thế tôi nghe được nó. Thiền sư: Sự nghe là "sắc pháp" hay "danh pháp"? Thiền sinh: "danh pháp". Thiền sư: Danh pháp là gì? Khi hành giả nghe hành giả có ghi nhận danh pháp là gì? Thiền sinh: Tâm nhĩ thức. Và sự tỉnh giác thì quan sát tâm nhĩ thức. Thiền sư: Theo thực tế như chúng ta đã học hỏi trước đó là có một âm thanh và nó tạo nên sự nghe. Tôi khuyên hành giả quan sát "tâm nhĩ thức, như vậy hành giả sẽ thấy rằng tâm nhĩ thức xuất hiện từ sự duyên trợ. Âm thanh và tai là những duyên trợ cho sự nghe. Sự nghe tự nó xuất hiện. Sự nghe thì tinh khiết hoặc trong sạch. Nó không có phiền não, ham muốn hoặc không ham muốn. Nếu chúng ta thường xuyên nhận thức điều này, nó có một lợi ích tốt đẹp, bởi vì hành giả không thích sự nghe hoặc âm thanh hành giả nghe được, và không nghĩ rằng nó quấy rầy sự tu tập thiền Thiền Minh Sát của hành giả. Như vậy sau đó hành giả có thể nhận thức được sabbhava, bởi vì "tâm nhĩ thức" là sabbhava, và hành giả cũng có thể thấy được sự trợ duyên không có ai tạo nên sabbhava.
(Một ngày khác. Một thiền sinh khác) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả như thế nào? Hành giả có hiểu tốt hơn về sự tu tập? Thiền sinh: Tốt hơn. Nhưng danh sắc vẫn chưa xuất hiện. Thiền sư: Hành giả muốn nói danh sắc vẫn chưa xuất hiện là gì? Thiền sinh: Tôi thiệt sự chưa nhận thấy danh sắc. Tôi chỉ biết được nó từ lý thuyết thôi, nhưng chưa nhận thức ra nó. Thiền sư: Hành giả chưa có đủ kinh nghiệm trong sự tu tập. Hành giả không biết làm cách nào để giữ chánh niệm. Thiền Thiền Minh Sát là không dễ dàng. Hành giả phải có sự nhẫn nại, và học hỏi từng bước. Như khi hành giả đi trên một sợi dây căng rồi ngả xuống hành giả phải đứng dậy và tiếp tục. Thiền Thiền Minh Sát còn khó khăn hơn việc đi trên một sợi dây. Ðừng vội vã. Ðừng quá nôn nóng để thấy cho được danh sắc. Chỉ tu tập. Hãy tiếp tục tu tập theo cách bình thường và đừng ham muốn thấy danh sắc - dù hành giả có trông thấy nó hay không đều không thành vấn đề. Hãy tu tập đúng đắn. Nếu hành giả ham muốn thấy được sắc pháp chính là tham ái đấy. Khi tham ái xuất hiện hành giả không thể thấy được pháp, bởi vì tâm của hành giả sai lệch. Hành giả phải có tác ý trong tâm của mình, giống như hành giả xem một vở kịch. Vở kịch chỉ có 4 thành phần ngồi, nằm, đứng và đi. Như thế là đủ rồi. Mặc dù chỉ có 4 phần, nhưng rất khó khăn để trông thấy nó. Hành giả phải biết phương pháp nào để thấy được chúng.
(Một ngày khác. Nhà sư thứ hai) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao? Thiền sinh: Vào giữa khuya, tôi có quá nhiều định và dễ dàng bị sợ hãi. Thiền sư: Có quá nhiều định và dễ dàng bị sợ hãi là điều bình thường. Và sau đó hành giả sẽ sợ hãi. Nhưng không phải sợ ma quỷ. Chỉ lo sợ. Vào thời điểm đó hành giả không có tỉnh giác. Chỉ có chánh niệm. Nhưng hành giả không có sự tỉnh giác. Nếu tâm có chánh niệm và tỉnh giác hoặc hay biết trong danh sắc, hành giả sẽ không cảm thấy lo sợ. Nếu hành giả xao lãng, không có sự chú tâm, hành giả sẽ cảm thấy lo sợ khi nghe một điều gì. Nếu hành giả có tỉnh giác khi sự nghe xảy ra, tâm nhĩ thức" sẽ theo trong tâm của hành giả và có nghĩa là hành giả có chánh niệm. Ðiều này có nghĩa là hành giả có kinh nghiệm trong sự tu tập và có chánh niệm và tỉnh giác. Thiền sinh: Khi nghe những lời hướng dẫn thì thấy nó rất dễ dàng, nhưng khi chúng tôi thực hành thì thật khó khăn. Thiền sư: Chánh niệm và tỉnh giác có nghĩa hành giả phải có sự hay biết trong khoảnh khắc hiện tại. Nhưng thật khó giải thích. Hành giả phải cố gắng và thực hành. Nếu hành giả biết câu chuyện về tâm vẩn vơ hành giả không có hay biết. Nếu hành giả có hay biết, hành giả không biết câu chuyện. Hay biết nghĩa là có chánh niệm với danh sắc. Thiền sinh: Tôi biết về sự ngồi, bây giờ tôi đang quan sát oai nghi ngồi. Thiền sư: Nếu hành giả có hay biết cùng với chánh niệm tỉnh giác nhưng chưa đủ rõ ràng, mặc dù hành giả biết bằng trí văn nhưng hành giả không biết những đặc tính (tướng) của chánh niệm tỉnh giác. Người mới tu tập hầu hết đều biết câu chuyện (rơi vào tâm vẩn vơ), bởi vì họ không có đủ kinh nghiệm để quan sát 4 tư thế, vì thế họ không biết quán sát phần nào trong khi tu tập, danh sắc - ở các căn khác (xem Sơ đồ 2.1). Vì thế đôi khi họ thực hành đúng đôi khi sai. Khi họ có định, hay biết biến mất, và họ không biết nó. Vì thế họ phải có (sikkhati) để ghi nhận điều này... Nếu một người thiếu sự quan sát (sikkhati) vị này thiếu sự hiểu biết về sự tu tập. Pariyatti (pháp học) và thực hành khác nhau. Pháp học chỉ nằm trong sách vở. Pháp học báo cho hành giả về những đặc tính (tướng) của danh sắc - nhưng chân lý của danh sắc - hành giả chưa từng nhận thấy trước đó. Khi hành giả không hiểu sabhava của danh sắc thì khó tu tập đúng phương pháp.
(Một ngày khác. Một vị sư dạy Thiền Minh Sát) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả như thế nào sau 1 tuần? Thiền sinh: Lần này khác với lần vừa qua. Lần vừa qua tôi chưa bao giờ cảm thấy mệt nhọc. Và tôi không biết tại sao. Thiền sư: Ðiều này bởi vì hành giả tu tập thời gian khác nhau, định là trợ duyên cho phiền não xuất hiện, và điều này khiến hành giả cảm thấy phấn chấn và cảm thấy hạnh phúc (piti: phỉ lạc). Nhưng lần này định của hành giả đã giảm bớt, tâm có trí tuệ và không còn cảm thấy phấn chấn. Việc tu tập Thiền Minh Sát, nếu hành giả giảm bớt phiền não, làm cho tâm bớt cảm thấy phấn chấn. Sự kiện này khiến cho hành giả mất đi sự khát khao - không muốn thấy bất cứ điều gì. Bởi vì quá mệt mỏi chán nản, điều này được tạo nên vì có quá nhiều atapi sự tinh cần. Và với tinh cần đó cùng với tham ái - tham ái muốn thấy được pháp. Ðiều quan trọng là biết điều gì sẽ mang lại cho hành giả một kết quả tốt. 1. Hành giả phải biết điều gì mình nên quan sát, sắc pháp hay danh pháp. Và làm cách nào để quan sát chúng. 2. Hành giả phải có tỉnh giác với tư thế (oai nghi) nếu mà hành giả theo dõi nhiều hơn, và tại sao. 3. Khi hành giả thay đổi tư thế, hành giả phải biết mình có tác ý hay không, và có phải là tác ý đích thật. Khi hành giả biết tư thế cũ gây đau khổ và hành giả biết đó không phải là mình đau khổ, điều này ngăn chặn sự chán ghét với tư thế cũ và yêu thích tư thế mới. Như thế nó sẽ đoạn diệt thích và không thích: 4. Khi hành giả đang suy nghĩ về tâm vẩn vơ, hành giả có quan sát "câu chuyện" hoặc tâm vẩn vơ đó là danh pháp phải không? Ðiều này rất quan trọng. Ai là chủ nhân của danh pháp? Thiền sinh: Không ai cả. Thiền sư: Ðúng vậy. Danh pháp là trạng thái thật-sabhava. Không phải đàn ông, đàn bà, vô ngã. Thiền sinh: Từ khi tôi đến với sự tu tập, và cho đến thời điểm này, tôi vẫn chưa nhận thức được danh sắc. Thiền sư: Hành giả không thấy danh sắc và cảm thấy mệt mỏi chán nản vì hành giả có sự ham muốn. Sự ham muốn đó là tham ái. Nó khiến cho hành giả muốn thấy được sự sinh diệt của danh sắc, và như vậy sự tu tập của hành giả không tiến bộ. Và tinh cần quá mạnh mẽ. Sự tinh cần và tham ái khiến hành giả chán nản mệt mỏi. Hành giả tu tập chưa được một tháng và muốn thấy được điều này, điều nọ, và khi hành giả không thể đạt được thì cảm thấy thất vọng. Ðiều này sai. Bởi vì khi hành giả có sự ham muốn nó không phải là con đường trung đạo- majjhima-patipada và trí tuệ không thể xuất hiện. Và làm cách nào hành giả biết được danh sắc chưa xuất hiện? Ðây là danh sắc. Bây giờ hành giả đang quan sát danh sắc, nhưng nó là trí tu -cinta trí tuệ. Sự tu tập Thiền Minh Sát, nếu hành giả muốn cảm thấy có sự thích thú, đó không phải là Thiền Minh Sát. Ở thiền Thiền Minh Sát đích thật không có sự thú vị. nếu hành giả thấy được nhiều khổ hơn tâm càng có trí tuệ hơn và giảm bớt đi phiền não. Tôi có thể hỏi hành giả được không, có phải hành giả đang liên tục quan sát danh sắc hay không? Thiền sinh: Ðúng. Nhưng tôi không có chánh niệm. Thiền sư: Danh sắc hành giả đang quan sát là bằng sự suy tưởng hay bằng sự hay biết? Thiền sinh: Bằng sự suy tưởng hơn là sự hay biết. Thiền sư: Có phải hành giả suy nghĩ mình đang ngồi và đi để thấy được sắc pháp - chính xác hơn là để điều trị khổ? Khi hành giả đi, hành giả có tác ý về sự việc tại sao hành giả đang đi? Thiền sinh: Vâng. Nhưng tôi thường có tâm xao lãng. Thiền sư: Ðúng như vậy. Tâm xao lãng là chuyện bình thường. Khi hành giả có nhiều kinh nghiệm hơn trong sự tu tập, tâm xao lãng sẽ giảm bớt. Ðiều quan trọng là không ham muốn thấy danh sắc hoặc sự sanh và diệt của danh sắc. Hành giả phải ngưng việc cảm nhận giống như thế đó. Ngay cả đứng cảm thấy mình đang tu tập thiền Thiền Minh Sát. Vì cảm giác đó là việc ham muốn thấy sự thật của pháp -sabhava và đó là phiền não. Hành giả phải cảm thấy rằng mình phải ngồi hoặc nằm để điều trị khổ. Ðó là trợ duyên cho trí tuệ.
(Một ngày khác. Một vị sư khác) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao? Thiền sinh: Tạm ổn. Tôi đang tu tập giống như ngài đã khuyên tôi. Tôi cảm thấy bình thường và dễ chịu. Thiền sư: Hành giả nói "dễ chịu". Ai dễ chịu? Thiền sinh: Khi tôi thay đổi tư thế. Tôi cảm dễ chịu và sự đau đớn xuất hiện. Thiền sư: Cơ thể dễ chịu hay tâm dễ chịu? Thiền sinh: Cơ thể và tâm đều dễ chịu. Thiền sư: Khi hành giả nói "dễ chịu", hành giả cảm thấy dễ chịu ở đâu? Hành giả muốn thay đổi tư thế hoặc phải thay đổi tư thế. Thiền sinh: Tôi phải thay đổi. Thiền sư: Phải thay đổi nghĩa là hành giả buộc phải thay đổi. Làm cách nào mà hành giả nói rằng mình dễ chịu? Thiền sinh: Hơi dễ chịu một chút sau khi thay đổi tư thế. Thiền sư: Một chút dễ chịu. Ngay cả một chút dễ chịu cũng là phiền não. Ðó là tham ái. Hành giả phải tu tập cho tới khi không có sự dễ chịu. Sau đó sukha vipalassa -sự suy nghĩ cho thân là hạnh phúc có thể giảm bớt. Hành giả đang tu tập để thấy được khổ hay lạc. Ðiều này sai lệch. Chúng ta phải tu tập để thấy rõ khổ. Ðức Phật dạy chỉ có khổ trong thế gian. Thiền sinh: Một khi quan sát tôi nhận thấy toàn bộ khổ trong danh sắc - và tôi cảm thấy sự chết. Thiền sư: Hành giả đã nhận thức được thân là khổ. Tại sao vẫn còn sợ chết? Hành giả sợ chết vì vẫn còn thấy thân là ham muốn. Tham ái vẫn còn khỏe mạnh vì lo sợ mất đi 5 uẩn. Lần tới khi tu tập hành giả nhận thức được khổ hay không? Thiền sinh: Tôi không biết. Thiền sư: Hành giả phải ghi nhận danh sắc gì mà mình đang quan sát, và tư thế nào vào thời điểm hành giả thấy khổ. Tính cách hành giả thấy được khổ là sự tu tập đúng. Và đó là nguyên nhân sẽ tạo nên tuệ Thiền Minh Sát. Khi hành giả thay đổi tư thế phải biết lý do nào mà thay đổi. Và biết rằng khổ buộc hành giả thay đổi tư thế. Ðừng cảm thấy rằng hành giả muốn thay đổi. Hành giả phải cảm thấy rằng mình phải thay đổi. Nếu hành giả sắp trở thành một vị thầy hành giả phải biết nhân và quả. Ví dụ, khi hành giả đang quan sát, hành giả phải luôn luôn có tỉnh giác về danh sắc. Tại sao? Bởi vì vạn vật chỉ là danh sắc - không có điều gì khác hơn. Ðiều này sẽ thay đổi được tà kiến có một cái ngã. Sau đó tuệ phân tích danh sắc sẽ theo sau. Ðây là tuệ thứ nhất xuất hiện, nó được gọi là kiến thanh tịnh- Diṭṭhi-visuddhi. Hành giả phải nhận biết sự khác biệt giữa danh sắc bằng pariyatti (pháp học) và danh sắc bằng pháp hành. Và hành giả phải biết danh sắc nào mà mình đang quan sát chẳng hạn như "oai nghi ngồi và tâm nhĩ thức". Vì nếu hành giả chỉ quan sát danh sắc không thể đoạn diệt ghanasana- sự nhận thức về sự vững chắc, che giấu vô ngã. Hành giả phải biết danh sắc nào, và hành giả phải biết chúng trong khoảnh khắc hiện tại. Hành giả phải ghi nhận lý do mình đang thực hành điều gì và làm nó với mục đích gì. Cái tâm thích thú, đó là điều tốt đẹp cho những ai muốn tránh xa phiền não. Hành giả học hỏi lý thuyết, nhưng hành giả chỉ biết các tên, sắc nào, danh nào và phiền não nào. Nhưng khi hành giả đi đến sự tu tập hành giả đã nhận thức được chúng nhưng chưa hiểu biết chúng. Ðức Phật dạy "Sabhava Pháp: bản chất thật của vạn vật ở đó, nhưng thật khó nhận ra".
(Một ngày khác. Vị sư thứ nhất) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào? Thiền sinh: Sự tu tập của tôi tốt đẹp hơn. Tâm hoàn toàn rõ ràng. Tâm vẩn vơ thì nhỏ bé. Tôi trở lại chánh niệm nhanh chóng, và có ít định. Thiền sư: Hành giả nói tâm hoàn toàn rõ ràng. Hành giả muốn nói như thế nào? Thiền sinh: Tôi không cảm thấy mệt nhọc như trước đây. Thiền sư: Hành giả nhận biết danh sắc bằng pháp học và pháp hành. Hành giả có biết được sự khác biệt? Và hành giả biết được nó lúc nào? Sự biết bằng lý thuyết (pariyatti) có nghĩa là hành giả đã biết rằng sự học trước. Và danh sắc nào. Nhưng việc nhận biết bằng thực hành, hành giả phải nhận tà kiến khiến hành giả nghĩ chúng ta là cái tôi (ngã) khi điều này xảy ra (tà kiến)? Nó xảy ra khi hành giả không có chánh niệm về danh sắc trong khoảnh khắc hiện tại. Khi hành giả có sự hay biết với chánh niệm tỉnh giác đều ở trong khoảnh khắc hiện tại, tà kiến cho rằng danh sắc là ngã không thể xảy ra. Nhưng nó chưa biến mất. Bởi vì hành giả chỉ quán sát danh sắc khi hành giả có chánh niệm. Hành giả trong biết danh sắc rõ ràng. Phiền não chỉ được ngăn chặn vào thời điểm hành giả có chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại. Hành giả biết lợi ích nào có được để biết danh sắc bằng pháp học? Lợi ích đó là hành giả có thể quan sát danh sắc bằng chánh niệm ở một phương cách đúng đắn. Thiền sư: Hành giả có biết tại sao phải thay đổi tư thế? Thiền sinh: Vì khổ buộc phải thay đổi tư thế. Thiền sư: Hành giả cũng phải biết tư thế nào là khổ. Ví dụ, oai nghi ngồi, oai nghi đứng làm đau khổ v.v... Nếu hành giả không có chánh niệm, hành giả sẽ có tâm vẩn vơ phóng túng về tương lai và quá khứ. Mọi người đều có thể nhận thức được khổ nhưng họ không biết điều gì gây đau khổ. Hành giả có biết tại sao? Bởi vì họ không có danh sắc vào thời điểm đó, trong khoảnh khắc hiện tại (chánh niệm). Hành giả nói tâm của mình hoàn toàn rõ ràng. Như thế khổ thì thế nào? Hành giả có khổ không? Không có sự đau đớn trong sự ngồi hoặc sự đi? Hành giả không cảm thấy mệt mỏi? Hoặc nằm? Hành giả không cảm thấy đau đớn sao? Sắc pháp nào mà hành giả cho là khổ (khổ)? Hành giả nói rằng sự tu tập của mình tốt đẹp hơn, đó là ít tâm vẩn vơ phóng túng và tâm của hành giả rõ ràng. Như vậy có nghĩa là hành giả lạc. Thiền sinh: Khi tâm vẩn vơ xuất hiện. Tôi biết nó là tâm vẩn vơ, tâm vẩn vơ biến mất. Như thế tâm của tôi hoàn toàn rõ ràng, và tôi quan sát trở lại 4 tư thế (tứ niệm xứ). Thiền sư: Nhưng nếu hành giả đang quan sát khổ thọ và nó biến mất. Hành giả phải thấy được lạc, điều này sai. Hành giả phải thấy được khổ. Nhiệm vụ của Tứ diệu đế là quan sát khổ. Hành giả càng thấy khổ thì tham ái càng bị đoạn diệt. Ðừng chỉ quan sát mà thôi - hành giả phải có tác ý, hành giả phải luôn luôn có danh sắc - ở mọi khoảnh khắc (sát na). Hành giả cảm nhận khổ cho tới khi không còn lạc. Hành giả càng thấy khổ thì càng giảm bớt lạc. khổ sẽ tiêu diệt tham ái. Như vậy khi tham ái bị dập tắt, hành giả sẽ đạt được diệt đế. Khi hành giả đạt được diệt đế, Bát chánh đạo là hoàn hảo. Khi hành giả dùng phương thuốc của mình, hành giả có tác ý hay không? Về phần hành giả tại sao lại dùng phương thuốc này? Hành giả phải biết mình uống thuốc để điều trị sự khổ. Nếu hành giả không có tác ý, sự tu tập của mình bị lệch khỏi Thiền Minh Sát. Hoặc khi hành giả thay đổi tư thế, mỗi khi hành giả biết nó là để điều trị sự khổ. Cho tới khi hành giả cảm nhận đó thật là khổ. Như vậy trí tuệ đã nhận thấy được khổ sẽ loại đi tham ái và tà kiến. Như vậy tác ý rất quan trọng đối với việc tu tập Thiền Minh Sát. Và sau đó hành giả sẽ không còn thấy bất cứ lạc ở trong sắc pháp vì khi hành giả thay đổi tư thế là dễ điều trị khổ.
(Một ngày khác. Vị sư thứ hai) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao? Thiền sinh: Chánh niệm, tỉnh giác thì tốt đẹp hơn. Thiền sư: hành giả nói chánh niệm, tỉnh giác của mình tốt đẹp hơn. Chánh niệm tỉnh giác là gì? Hành giả đang quan sát danh sắc nào? Thiền sinh: Ðôi lúc, tôi nhận ra rằng vì có sắc pháp, cho nên có oai nghi ngồi, đứng, đi và nằm, và tôi đã thấy rằng "sắc pháp" mà tôi đang quan sát giống như con búp bê - tôi trở nên lo sợ và cảm thấy không có hạnh phúc. Thiền sư: Lo sợ có nghĩa sắc pháp rất mong manh, là vô ngã. Ðiều này có nghĩa hành giả đang tu tập tốt hơn. Tham ái là điều quan trọng cần phải ngăn chặn. Tham ái có thể ở trong mọi đối tượng, rất vi tế, nhanh chóng và khôn khéo. Nếu hành giả không biết về nó, nó sẽ xâm nhập. Ðiều quan trọng là đừng ham muốn thấy điều này điều nọ - bổn phận của hành giả chỉ quan sát. Nếu danh sắc chưa xuất hiện, nhưng chúng ta muốn chúng xuất hiện, hoặc cố gắng tạo cho nó xuất hiện - Ví dụ như khi ngồi, hành giả đưa tay lên chầm chậm để thấy sắc pháp sinh và diệt (nhưng sắc pháp khác) - điều này được thực hiện với tham ái. Khi hành giả đang quan sát, hãy cẩn thận về việc tìm kiếm những điều nào đó. Ðây là sự ham muốn. Khổ phải xuất hiện trước tiên, và hành giả đang quan sát khổ - đó là chánh niệm từng sát na. Tất cả chúng sinh đều không muốn khổ, nhưng khổ vẫn xuất hiện - hành giả không thể kiểm soát nó được. Tham ái muốn thọ khổ biến mất. Nếu hành giả không có tác ý, trí tuệ không thể xuất hiện. Nếu hành giả đang quan sát với sự ham muốn thọ khổ biến mất khi hành giả đã thực hiện trước đó, hành giả sẽ mất chánh niệm. Ðể có chánh niệm hành giả phải có tác ý đúng như thật. Khi hành giả cảm thấy rằng mình phải thay đổi vì khổ bắt buộc, hành giả cử động và khổ không thể xâm nhập.
(Một ngày khác. Vị sư thứ nhất) Thiền sư: Hành giả cảm thấy thế nào về sự tu tập của mình? Thiền sinh: Sự tu tập trước đó là lý thuyết (pariyatti) Thiền sư: Làm cách nào hành giả biết nó là lý thuyết hoặc không phải? Thiền sinh: Tôi nhận biết bằng trí tu, [2] nhưng nó vẫn chưa rõ ràng hoàn toàn. Thiền sư: Làm cách nào hành giả nhận ra trí văn-sutta trí tuệ, trí tư-Cinta trí tuệ và trí tu- bhavana trí tuệ? Thiền sinh: Tối qua khi nằm, tôi đã nhận thức oai nghi nằm và không phải tôi nằm. Một chút chứ không được rõ ràng. Sau đó nó biến mất. Như vậy tôi biết sự tu tập của mình lúc trước là lý thuyết. Thiền sư: Trí tu là điều tự nhiên- sabhava mà oai nghi ngồi đang cho thấy, nhưng chúng ta ít khi nhận thấy được nó. Sau đó chúng ta thấy, và rồi nó biến mất - và mặc dù chúng ta nhận ra nó được một chút, như vậy chúng ta biết nó khác biệt. Sau đó trí tư đi theo. Và chánh niệm bị mất. Nhưng nó không sai lệch. Chỉ là trí tu không thể xuất hiện. Bây giờ, hành giả cảm thấy mình đang thực hành hay không? Nếu hành giả cảm thấy mình đang tu tập, cảm giác nay sai lệch. Cảm giác này che khuất trí tuệ. Trước tiên hành giả phải ngồi tham thiền và sau đó quan sát oai nghi ngồi. Sau đó khổ xảy ra và hành giả phải thay đổi để điều trị "khổ". Không ngồi để thấy oai nghi ngồi. Ðiều này có nghĩa hành giả nghĩ mình đang tu tập. Thiền sinh: Làm cách nào để ngăn chặn ý nghĩ chúng ta đang tu tập? Thiền sư: Chúng ta phải có tác ý. Chúng ta phải thay đổi bởi vì "khổ" buộc chúng ta thay đổi. Hành phải nhận ra mình phải ngồi, nằm, đi, đứng, mặc dù hành giả không muốn. Và hành giả phải luôn luôn có tác ý. Ðiều này có ngăn chặn tham ái xâm nhập. Hành giả phải cố gắng liên tục để loại trừ "tham ái" cho đến khi đạt được sự thanh tịnh -visuddhi - như vậy hành giả có thể đạt được kết quả đúng đắn. Sự thu thúc lục căn (Indriyasaṃvarasīla) của hành giả thế nào? Nó có tốt đẹp hơn? Thiền sinh: Vâng, tôi luôn luôn thu thúc lục căn. Thiền sư: Nếu hành giả không thu thúc lục căn thì rất nguy hại. Giống như việc uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu hành giả hành động như thế, bệnh tật sẽ không thuyên giảm. Nếu hành giả dự định chỉ tu tập mà không có sự thu thúc lục căn là không tốt. Như vậy hành giả phải có phẩm chất này để tu tập tốt đẹp. Ví dụ, "tâm nhĩ thức" là thu thúc lục căn và "tâm nhãn thức" - bởi vì "hành giả" không đang nghe và không đang thấy.
(Một ngày khác. Vị sư thứ hai) Thiền sư: Hành giả nói sự tu tập của mình khá hơn? ý của hành giả là thế nào? Thiền sinh: Tôi muốn nói rằng sự tu tập để quan sát danh sắc thường có chánh niệm trong hiện tại, nhưng đôi khi nó là trí tư. Thiền sư: Làm cách nào hành giả biết nó là trí văn hay trí tu? Trí văn có nghĩa là hành giả đang thực hành tu tập, nhưng theo tính cách đã được vị thầy hướng dẫn. Trí tu là hành giả tự mình chứng ngộ. Ðó là kết quả xảy ra khi hành giả quan sát danh sắc bằng chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại. Danh sắc đang dẫn dắt hành giả bằng một con đường đúng đắn. Như vậy hành giả biết kết quả sẽ đúng. Thiền sinh: Vào hai hoặc ba ngày cuối, tôi thường cảm thấy mệt mỏi chán nản? Thiền sư: Có phải sự mệt mỏi là pháp hay không? Thiền sinh: Vâng. Thiền sư: Làm sao hành giả nghĩ nó là pháp? Sự mệt mỏi là pháp thật sự, vì khổ là đối tượng của pháp. Hành giả đi đến việc tu tập để thấy được khổ. Hành giả càng nhận thấy khổ thì càng cảm thấy chán ghét khổ. Khi hành giả thấy một chút khổ hành giả không nhận thức ra nó. Ví dụ, thọ khổ trong 4 tư thế. Khi hành giả hiểu được nhiều khổ, hành giả không muốn nhìn nó. Ví dụ hành giả bị đau ốm. Việc làm lơ khổ giúp hành giả dễ chịu, nhưng hành giả không thể diệt khổ bằng tính cách này. Theo thực tế, mọi người đều phải có khổ nhưng họ không nhận thức chân lý cao thượng- Ariya sacca. Tại sao? Bởi vì họ muốn điều trị khổ đó, hoặc làm cho nó biến mất. Có quá nhiều hình thức khổ, nhưng họ cho rằng nó không tốt đẹp, vì khổ làm cho họ không được thoải mái - khiến cho họ yếu ớt, làm cho họ mệt mỏi. Nếu họ không quan sát khổ thì làm cách nào họ có thể đến với chân lý cao thượng, bởi vì khổ là chân lý cao thượng. Khi khổ xuất hiện, sẽ có 2 loại khổ - khổ thọ hoặc hành khổ. Nhưng hành khổ thì khó thấy và khó nhận thức. Ðiều này có nghĩa là ngay cả sự thay đổi tư thế cũng khổ. Tam tướng- khổ lakkha và khổ đế lại càng khó khăn hơn. Thọ khổ thì dễ dàng trông thấy, và người ta có giác ngộ bằng hình thức này. Ðiều quan trọng là nếu như không cần thiết, ví dụ như hành giả đừng thay đổi tư thế, bởi vì sau khi hành giả sẽ ngồi để tu tập để thấy được sắc pháp, thay vì thay đổi tư thế vì cần phải điều trị khổ.
Vị sư thứ nhất hỏi thêm một lần nữa Thiền sinh: Hai đến ba ngày qua tôi không thể giữ được chánh niệm. Thiền sư: Vì hành giả có quá nhiều định, và thế hành giả mất đi chánh niệm. Hành giả phải có nhiều tỉnh giác hơn. Hãy cố gắng có nhiều sự tỉnh giác. Một điểm khác, hành giả đang quan sát khổ quá ít. Như vậy hành giả đã để khổ trôi qua. Hành giả phải nhận thức chân lý của sự vật tự nhiên- sabhava. Khổ là chân lý. Danh sắc là chân lý. Tại sao nó là chân lý? Bởi vì nó không nằm trong vòng kiểm soát của hành giả. Và chúng ta không thể thay đổi chân lý. Ví dụ, sắc pháp không thể biến thành danh pháp và ngược lại. Và như vậy 4 tư thế (tứ niệm xứ) là chân lý. Bốn tư thế là sắc pháp. Tâm phóng túng cũng là chân lý. Khi thay đổi tư thế làm cách nào hành giả có tác ý? Thiền sinh: Vì khổ buộc phải thay đổi. Thiền sư: Trong một ngày hành giả thay đổi tư thế bao nhiêu lần? Thiền sinh: Nhiều lắm. Thiền sư: Như vậy, hành giả muốn nói rằng khổ xảy ra qua nhiều lần đến nỗi hành giả không thể nhớ được. Như vậy làm cách nào hành giả nghĩ rằng mình thanh thản dễ chịu? Hành giả không thấy khổ, vì có quá ít sự quan sát khổ. Khổ phải xảy ra trước, sau đó hành giả thay đổi tư thế. Như vậy hành giả phải theo phương cách này. Khi thay đổi tư thế hành giả phải ghi nhận có phiền não hay không. Bởi vì phiền não khiến cho hành giả có tác ý sai lệch. Hành giả phải biết "oai nghi ngồi" khổ chứ không phải là hành giả. Và tác ý này sẽ ngăn chặn phiền não (sự khó chịu) xâm nhập. Và hành giả phải biết mình phải đổi sang tư thế mới và điều này ngăn chặn sự ham muốn xâm nhập. Khi hành giả không có khổ, hành giả muốn thấy khổ. Hành giả đang chờ đợi khổ phát sinh. Hành giả đừng làm hành động này. Ðây là ham muốn (tham). Phiền não rất vi tế. Nếu hành giả không biết nó vi tế như thế, hành giả không thể ghi nhận nó được - và phiền não sẽ xâm nhập khi hành giả đang quan sát nó, nếu hành giả không có tác ý tốt. Như vậy hành giả phải ghi nhận khi tu tập để thấy xem phiền não hay không. Sự ghi nhận này chúng ta gọi là sự quan sát- sikkhati. Bởi vì sự tu tập Thiền Minh Sát giống như học ở bất cứ môn học nào - hành giả phải có lý thuyết lẫn thực hành. Sự tu tập giống như phòng thí nghiệm, nơi đây hành giả áp dụng lý thuyết mình đã học. Nếu hành giả có sự ghi nhận tốt trong khi tu tập hành giả sẽ biết khi nào có phiền não. Ðiều quan trọng là hành giả phải có chánh niệm về danh sắc liên tục. Ðừng tập trung vào một phần nào của sắc pháp - hãy xem xét toàn bộ sắc pháp. Khổ đế phải xuất hiện trước tiên sau đó hành giả nhận thức ra nó. Ðừng cố gắng tiên đoán trước. Nếu hành giả đang chờ đợi khổ, hành giả sẽ không còn giữ được chánh niệm. Nó giống như đang mở ra một cánh cửa. Hành giả mở cửa he hé và một chút phiền não đi vào. Mở cửa rộng và to phiền não tiến vào. Nếu hành giả có chánh niệm trong giây phút hiện tại nó giống như hành giả đã đóng cửa, và phiền não không thể xâm nhập. Thiền sinh: Ðôi khi tâm của tôi vẩn vơ và không quan sát danh sắc - Vì thế tôi cảm thấy xấu hổ mình đã để tâm vẩn vơ. Thiền sư: Nó tốt thôi. Tâm vẩn vơ và hành giả cảm thấy có lỗi, có nghĩa là hành giả không còn chánh niệm. Buồn tiếc là sân hận và cũng là phiền não. Như vậy phiền não nằm trong nó. Phiền não rất vi tế có thể bị trượt vào. Nếu hành giả không có tác ý hành giả không thể, hành giả sẽ không thể tu tập, hành giả sẽ không thể hiểu cái cảm giác (tội lỗi) là phiền não. Khổ, mặc dù hành giả thấy một chút - là tốt rồi. Nhưng nếu hành giả thấy nhiều khổ, hành giả sẽ nhận thấy khổ đó là chân lý.
(Một ngày khác với vị sư thứ hai) Thiền sư: Hành giả nói "dễ chịu", ai dễ chịu? Có phải đó là 5 uẩn được dễ chịu? Chỉ có một uẩn (Khandha) có thể dễ chịu. Ðiều này có nghĩa hành giả có sukha - Vipallāsa (sự nghĩ sai lệch của lạc) về cái tâm. Nhưng nếu hành giả tu tập đúng cách, hành giả sẽ không cảm thấy dễ chịu. Bởi vì hành giả sẽ không nghĩ mình dễ chịu; nó không tuân theo với những nguyên tắc của Ðức Phật. Vị này đừng nghĩ mình dễ chịu, bởi vì điều này không đúng. Vị này phải có nhận thức khổ. Khi hành giả nhận ra được khổ, vị này sẽ thấy không có sự dễ chịu, thoải mái. Hành giả thấy được khổ chưa? Hành giả không thấy khổ vì hành giả không quan sát, hoặc chưa có khổ? Thiền sinh: Tôi cảm thấy có khổ nhưng không nhiều lắm. Nếu tôi ngồi thiền lâu hơn, tôi càng cảm thấy đau đớn hơn, dễ thấy được khổ, và tôi có thể thay đổi tư thế và thấy khổ nhiều hơn có đúng không? Thiền sư: Không, không đúng. Tại sao hành giả muốn thấy khổ? Vì lợi ích nào? Ðiều gì khiến hành giả muốn thấy khổ? Nếu hành giả muốn thấy khổ có nghĩa là đã có phiền não. Tham ái đã có khi hành giả không muốn thay đổi tư thế, bởi vì tham ái muốn thấy khổ. Thiền sinh: Khi tôi tu tập lại càng dễ dàng lo sợ. Thiền sư: Người có định thì dễ dàng lo sợ. Ðây là tính cách của định. Khi một người phát triển được định càng dễ dàng lo sợ hơn. Khi hành giả đang thực hành tu tập và khi không tu tập, hành giả có biết sự khác biệt không? Thiền sinh: Khi tôi thực hành kammaṭṭhāna (các đề mục tham thiền), tôi cảm thấy buồn ngủ. Thiền sư: Hành giả cảm thấy buồn ngủ. Ðiều này bởi vì định. Ðừng thực hiện (các đề mục thiền) Kammaṭṭhāna. Nếu hành giả thực hành, có định ở trong đó. Khi khổ thọ xuất hiện và hành giả cân nhắc không thay đổi tư thế, có nghĩa là hành giả đang thực hiện đề mục tham thiền. Theo tính cách thông thường, khi khổ thọ, hành giả phải thay đổi tư thế. Nếu hành giả không đổi tư thế có nghĩa hành giả đang thực hiện đề mục thiền và định sẽ theo hành giả. Như vậy đừng thực hiện bất cứ điều gì bất thường. Nếu hành giả cảm thấy mình đang thực hiện đề mục thiền kammaṭṭhāna, hãy ngừng lại.
(Một ngày khác, vị sư thứ nhất) Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào? Nó có ổn không? Thiền sinh: Vâng, mọi việc tạm ổn, nhưng sắc pháp và Nāma không xuất hiện rõ ràng. Thiền sư: Danh sắc rất quan trọng trong việc tu tập Thiền Minh Sát. Trước tiên hành giả phải có chánh niệm về danh sắc, và sau đó có danh sắc thường xuyên, rồi sau đó hành giả sẽ ghi nhận tự nhiên- sabhava mà chúng ta gọi là danh sắc. Tôi cảm thấy sự tu tập của hành giả vẫn còn lẫn lộn với lòng tham muốn. Hành giả phải loại trừ lòng tham muốn này. Ðừng ước ao trông thấy được sự sanh và diệt của danh sắc và đừng ham muốn thấy được Tam Tướng. Ðừng có bất cứ sự tham muốn nào. Bởi vì tham muốn là tham ái. Bổn phận của hành giả chỉ là thấy được danh sắc khi chúng xuất hiện hoặc sinh ra. Hành giả phải nên nhớ sự việc giống như xem một vở kịch. Ðầu tiên hành giả phải có trí tuệ để biết được danh sắc khi chúng xuất hiện, sau đó chân lý của danh sắc đó là Tam Tướng sẽ đi theo. Trí tuệ không thể xuất hiện nếu không có chánh niệm về danh sắc. Trước tiên hành giả biết được danh sắc bằng lý thuyết (pariyatti) và điều này giúp cho danh sắc xuất hiện khi tu tập. Danh sắc xuất hiện trong sự tu tập với tuệ Thiền Minh Sát chúng ta gọi là tuệ phân biệt danh và sắc, tuệ thứ nhất. Sau đó hành giả sẽ nhận thức danh sắc ở tất cả 16 tuệ. Hành giả tuân theo những nguyên tắc nào để nhận ra được danh và sắc. Thiền sinh: Tôi phải có tác ý. Thiền sư:Ví dụ, khi "thấy", làm cách nào hành giả có tác ý? Thiền sinh: Khi thấy, tôi có sự hiểu biết đúng đắn (tác ý) đó là "tâm nhãn thức". Thiền sư: Tính cách hành giả thực hiện tác ý, điều này khiến cho hành giả có có chánh niệm và tỉnh giác. Nếu hành giả không có tác ý thì không thể có chánh niệm và tỉnh giác. Tính cách hành giả có sự tỉnh giác (tỉnh giác) là rất quan trọng để có danh sắc xuất hiện. Nếu hành giả có sự tỉnh giác liên tục trong 7 ngày, danh sắc sẽ xuất hiện - không có sự nghi ngờ về điều này. Chánh niệm, tỉnh giác có nghĩa là có hay biết trong danh sắc - trong khoảnh khắc hiện tại (sát na). Nếu hành giả cho có sati (chánh niệm), định sẽ xuất hiện trong lúc này. Hành giả thấy sắc pháp nhưng không biết sắc pháp nào hoặc danh pháp nào - nghĩa là oai nghi ngồi, oai nghi đứng v.v... Ðiều này sai lệch. Nếu hành giả có tỉnh giác đúng cách, định mạnh mẽ không thể xâm nhập. Ðịnh là cơ bản cho tuệ Thiền Minh Sát (Khaṇika samadhi) (định tâm tạm thời) có sự tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại hoặc chánh niệm và đủ ngăn chặn phiền não (những chướng ngại) xâm nhập và giúp cho tuệ Thiền Minh Sát xuất hiện.
Hành giả sẽ trở thành một Thiền sư:. Hành giả phải biết lý do sự tự tu
tập của hành giả dạy là đúng hoặc sai lệch. Hành giả phải biết người
đang tu tập sai hoặc đúng. Nếu vị này đang thực hành sai lệch, hành giả
phải biết lý do, và hành giả phải sửa đổi điều này. [1] Chánh niệm đó biết tư thế và tỉnh giác biết oai nghi ngồi [2] Trí minh sát tuệ -ooOoo- Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 | 2.1 | 2.2 | 3.0 | 4.1 | 4.2 | 4.3 | 5.0 |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 07-2003).
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 28-08-2003