BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


GIẢI THOÁT ĐẠO LUẬN
VIMUTTI MAGGA

Thiện Nhựt chuyển dịch sang tiếng Việt


Quyển Hai

Phẩm 3: Đầu-đà.

Hỏi: Vào thời ấy, nếu người ngồi thiền, giới đã được thanh tịnh mà lòng muốn được công đức lành cao nhứt của hạnh đầu-đà, thì phải suy xét như vầy: thọ trì hạnh đầu-đà được công đức như thế nào?

Đáp: Vì tánh các người ngồi thiền chẳng đồng, nên (việc thọ trì hạnh đầu-đà có thể là vì ít muốn, vì biết đủ, vì sự chẳng nghi nan, vì sự đoạn diệt tham ái, vì muốn tinh tấn tăng thêm dõng mãnh, vì muốn dùng ít để khỏi nhận của kẻ khác bố thí, vì muốn được an trú, vì dẹp bỏ các ràng buộc, vì muốn khéo giữ giới. Các công đức đó trang bị đầy đủ cho Định, và là dòng giống của các bực Thánh trước kia. Đấy là những công đức thù thắng của hạnh Đầu-đà, cần phải nên quán chiếu.

Hạnh Đầu-đà là gì? Có tất cả mười ba pháp:

- hai pháp về quần áo: phấn tảo y và ba y (y= áo; phấn = buị bặm; tảo = tắm giặt; phấn tảo y là áo do lượm vải dơ bỏ ở hố rác về giặt sạch mà may mặc.);

- năm pháp về sự khất thực: khất thực, khất thực theo thứ lớp, chỉ một lần ngồi ăn, khéo đo lường bữa ăn, quá giờ chẳng ăn. (Khất = đi xin, thực = ăn.);

- năm pháp về nằm, ngồi: một, ngồi nơi nhàn tịnh (= vô sự xứ); hai, ngồi dưới bóng cây; ba, ở chỗ trống chẳng che; bốn, ở nơi mồ mả; năm, ở tuỳ chỗ gặp được (= ngộ đắc xứ);

- một pháp về tinh tấn dõng mãnh: thường ngồi chẳng nằm.

Ý nghiã của Phấn tảo y là gì? Đáp: Có ý nghiã là giúp cho việc thọ trì. Các điều còn lại cũng như vậy.

Thọ trì phấn tảo y là thế nào? Là để từ chối của cải do cư sĩ bố thí.

Thọ trì ba y là như thế nào? Là để diệt bỏ sự tích trữ y phục.

Ý nghiã của khất thực là gì? Là để tránh bỏ sự thỉnh mời của kẻ khác.

Ý nghiã của việc khất thực theo thứ lớp là gì? Là để tránh sự vượt quá khi đi khất thực.

Ý nghiã của việc chỉ một lần ngồi ăn là gì? Là để tránh ngồi lại ăn thêm nữa.

Ý nghiã của việc khéo đo lường bữa ăn là gì? Là để diệt bỏ lòng tham ăn quá.

Ý nghiã của việc quá giờ chẳng ăn là gì? Là để đoạn bỏ bụng còn muốn ăn thêm nữa.

Ý nghiã của việc ngồi nơi nhàn tịnh là gì? Là để tránh việc trú nơi xóm làng.

Ý nghiã của việc ngồi dưới bóng cây là gì? Là để bỏ việc trú trong nhà cửa.

Ý nghiã của việc ở chỗ trống chẳng che là gì? Là để lià bỏ các nơi có che phủ bên trên.

Ý nghiã của việc ở nơi mồ mả là gì? Là để lià bỏ việc chọn các nơi khác tốt hơn để ở.

Ý nghiã của việc ở tùy chỗ gặp được là gì? Là để diệt bỏ sự ham muốn được ở nơi các chỗ vui tốt.

Ý nghiã của việc thường ngồi chẳng nằm là gì? Là để lià xa giường ngủ.

Tại sao thọ trì phấn tảo y? Thấy được lỗi lầm trong việc cầu xin áo nơi các cư sĩ và thấy được công đức của việc mặc áo nạp y (= áo may ráp nhiều mảnh vải lại); tôi thấy như thế, nên quyết từ chối áo cư sĩ thí cúng, hầu thọ trì việc mặc áo nạp y.

Công đức của việc mặc áo nạp y như thế nào? Cũng giống với áo được cư sĩ thí, chẳng khiếm khuyết chi, chẳng do kẻ khác mà có được, mất đi chẳng lo buồn, tâm chẳng tham nhiễm, trộm cướp chẳng đoạt lấy, đủ cho sự cần dùng hằng ngày, ít chỗ tạo dựng. Người lành tập theo hạnh nầy được sự chẳng nghi nan, hiện an trú trong niềm vui của pháp, được kẻ khác hâm mộ và noi theo, khiến đắc được chánh thọ. Đó là công đức của việc thọ trì nạp y, được Đức Phật khen ngợi.

Hỏi: Có mấy loại nạp y? Ai thọ trì? Vì cớ gì thọ trì bị thất bại?

Đáp: Có hai loại nạp y: thứ nhứt, chẳng có chủ giữ gìn; thứ hai, bị người đời quẳng bỏ. Hoặc nơi mồ mả, hoặc nơi hố rác, hoặc nơi chợ búa, hoặc nơi đường xá, lượm vải lên đem nấu, giặt sạch, nhuộm, cắt may thành áo mặc. Đó là loại nạp y vô chủ. Hoặc phần vải còn dư sót lại chỗ bị trâu, chuột gặm nhấm, hoặc bị lửa cháy sém, hoặc được người ném bỏ, vải bọc thi thể người chết, hay y phục của kẻ ngoại đạo vứt đi. Đó là loại nạp y được người đời quẳng bỏ.

Thế nào là thọ trì phấn tảo y? Nếu Tỳ-kheo từ khước áo do cư sĩ cúng thí, đó là thọ phấn tảo y. Khi nào thất bại việc thọ trì? Khi Tỳ-kheo thọ nhận của cư sĩ, đó là việc thọ trì nạp y bị thất bại.

Thế nào là thọ trì việc giữ ba y? Khi có một bộ y trội dư, nên phải khước từ ngay, đem cho chẳng giữ, để khỏi vướng ràng buộc. Biết được như vậy là thấy được công đức của việc giữ ba y, và tự nguyện rằng: Kể từ hôm nay, tôi xả bỏ y trội dư để thọ trì việc giữ đúng ba y.

Thế nào là công đức thọ trì việc giữ ba y? Người lành tập hạnh nầy, lià được sự chất chứa của cải thừa thãi, ít lo xây cất, kềm giữ thân biết đủ, như chim bay trên không chẳng luyến nhìn lại phiá sau. Người lành tập pháp nầy đắc được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Ba y gồm có những gì? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại việc thọ trì?

Đáp: Ba y gồm có: (1) Tăng-già-lê (Sanghàti, áo tràng phía ngoài), (2) Uất-đa-la-tăng (Uttarasanga, áo giữa) và (3) An-đà-hội (Antaravàsaka, áo trong). Đó gọi là tam y.

Thế nào là thọ trì giữ ba y? Nếu Tỳ-kheo chẳng cất chứa y dư trội, đó là thọ trì ba y. Nếu cất giữ y thứ tư, đó là thất bại trong việc thọ trì.

Thế nào là thọ trì việc khất thực?

Nếu nhận lời mời của kẻ khác, thì phải xếp bỏ việc của mình lại, chẳng được thoải mái, và kề gối ngồi chung với kẻ khác là chẳng đúng pháp. Biết lỗi đó và thấy được công đức của việc đi khất thực, nên tự nguyện rằng kể từ hôm nay, tôi từ chối việc người khác mời và thọ trì pháp đi khất thực.

Thế nào là công đức việc đi khất thực? Theo tâm sở nguyện, đi tới hay dừng lại được tự do, khỏi lo lắng nấu nướng, dẹp bỏ lười biếng, trừ được kiêu mạn, chẳng tham lam mùi vị, lợi ích chúng sanh, nơi bốn phương lòng chẳng ngăn ngại. Người lành theo hạnh nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Mời thỉnh có mấy loại? Thế nào là thọ trì khất thực? Thế nào là thất bại việc thọ trì khất thực?

Đáp: Mời có ba loại: thứ nhứt, mời riêng; thứ hai, mời chung; thứ ba, mời nhiều bận. Chẳng nhận ba loại mời đó là thọ trì việc đi khất thực. Nếu nhận lời mời, thì việc khất thực thất bại.

Thế nào là khất thực theo thứ lớp?

Nếu khất thực theo thứ lớp, thì chẳng thường đến nơi có nhiều đồ ăn mỹ vị. Nếu lại thường đến đó, thì chỉ là khất thực thường thôi. Nếu có chỗ đáng nghi ngờ, thì tránh xa. Biết được các lỗi đó và thấy được công đức của việc khất thực theo thứ lớp, nên tự nguyện kể từ hôm nay, tôi xả bỏ lối khất thực chẳng theo thứ lớp và thọ trì việc khất thực theo thứ lớp.

Thế nào là công đức của việc khất thực theo thứ lớp? Lấy tâm bình đẳng làm lợi ích cho tất cả, trừ được ganh ghét xấu ác, tránh rong chơi đùa bỡn, chẳng thích được mời mọc, chẳng ưa nhiều lời, xa lià nơi nhà người, bỏ lối đi gấp gáp; như vầng trăng tròn ít khi hiện lên, nên được người đời chiêm ngưỡng. Người lành hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Thế nào mới gọi là khất thực theo thứ lớp? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại?

Đáp: Vừa mới ra đi khất thực, Tỳ-kheo vào trong xóm làng, bắt đầu từ ngôi nhà cuối cùng lần lượt đi tới cho đến hết, đó là khất thực theo thứ lớp. Thế nào là thất bại? Nếu vượt qua bỏ sót nhà nào, đó là thất bại.

Thế nào là thọ trì việc chỉ một lần ngồi ăn?

Ngồi ăn hai nơi, lấy thức ăn nhiều lần, rửa bát nhiều bận, những cử chỉ đó nên tránh phạm, đó gọi là chỉ một lần ngồi ăn. Người lành làm theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan. Biết được lỗi lầm như thế, thấy công đức của việc chỉ một lần ngồi ăn, nên tự nguyện kể từ hôm nay, tôi xả bỏ việc ngồi ăn hai nơi, thọ trì việc chỉ một lần ngồi ăn.

Thế nào là công đức của việc chỉ một lần ngồi ăn? Chẳng nhiều chẳng ít, chẳng tham của bố thí chẳng được trong sạch, tránh mọi bịnh tật phiền não, yên sống chẳng bị ngăn ngại, việc mình an vui. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Thế nào là chỉ một lần ngồi ăn? Có những giới hạn nào? Thế nào là thất bại việc thọ trì?

Đáp: Có ba giới hạn: giới hạn về ngồi, giới hạn về nước và giới hạn về ăn. Thế nào là giới hạn về ngồi? Ăn rồi, chẳng còn ngồi nán. Uống nước, rửa chén xong, chẳng được ăn nữa. Đó là giới hạn về nước. Thế nào là giới hạn về ăn? Khi đang ăn, nghĩ rằng đây là miếng ăn chót, hễ nuốt xong, thì chẳng ăn nữa. Đó là giới hạn về ăn.

Nếu đã ngồi hai lần để ăn thì đã thất bại việc thọ trì chỉ một lần ngồi ăn. Trừ khi phải dùng thuốc thang, còn việc ăn hai lần, bị Đức Phật quở trách. Đó là giới hạn về ăn.

Thế nào là thọ trì việc khéo đo lường bữa ăn?

Nếu ăn uống quá độ, thân thêm nặng, hay buồn ngủ, thường sanh sự thèm ăn mãi chẳng chán. Đã biết lỗi lầm đó, thấy được công đức của việc khéo đo lường bữa ăn, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi dẹp bỏ sự tham ăn và thọ trì việc khéo đo lường bữa ăn.

Thế nào là công đức của việc khéo đo lường bữa ăn? Trù liệu đo lường bữa ăn chẳng tùy theo cái bụng để khỏi buông lung, ăn nhiều sanh thêm yếu mệt nên chẳng thích ăn nhiều, trừ tham, diệt bịnh, dẹp bỏ sự lười nhác. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Thế nào là thọ trì việc khéo đo lường bữa ăn? Thế nào là thất bại trong việc thọ trì?

Đáp: Khi ăn uống, nên suy xét sức mình kham được nhiều ít mà lấy đó làm chừng mực, chẳng dùng quá, khéo trù lượng, dẹp sự vô độ, đó gọi là khéo đo lường bữa ăn. Nếu chẳng biết như vậy, ắt thất bại việc thọ trì.

Thế nào là thọ trì việc quá giờ chẳng ăn?

Đoạn trừ vọng tưởng, bỏ việc ăn vặt; biết được chỗ lỗi lầm đó, thì thấy được công đức của việc quá giờ chẳng ăn, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi bỏ việc ăn thêm, thọ trì việc quá giờ chẳng ăn.

Thế nào là công đức của việc quá giờ chẳng ăn? Dứt trừ được sự ham thích ăn, giữ gìn thân thể, bỏ việc ăn đêm, ngưng việc lăng xăng tầm cầu, khỏi hỏi xin ai, chẳng chiều theo lòng ham muốn. Người lành theo hạnh nghiệp nầy nên được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Quá giờ có mấy thứ? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại việc thọ trì?

Đáp: Có hai thứ quá giờ: giới hạn của sự chẳng tiết độ và giới hạn của sự thọ trì. Thế nào là giới hạn của sự chẳng tiết độ? Đáp: Nhận ăn thêm khi được mời riêng, đó là tội, chẳng được ăn nữa. Thế nào là giới hạn của việc thọ trì? Đã ăn đến miếng ăn thứ hai mươi mốt rồi, chẳng được ăn thêm; thọ trì việc quá giờ chẳng ăn ắt phải đoạn bỏ chẳng ăn thêm. Nếu có ăn thêm, thì thất bại việc thọ trì quá giờ chẳng ăn.

Thế nào là thọ trì việc ngồi nơi nhàn tịnh?

Nơi làng mạc huyên náo, tâm thức xúc chạm đến năm trần (= sắc, thanh, hương, vị, xúc), tâm bị ô nhiễm và chạy theo thú vui. Nếu ở nơi ồn ào, nhiều người đi qua lại, tâm sanh loạn động. Biết được các lỗi lầm đó và thấy được công đức của nơi nhàn tịnh, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi chẳng trú trong làng mạc và thọ trì việc ở nơi nhàn tịnh.

Thế nào là công đức của nơi nhàn tịnh? Lìa nơi làng mạc huyên náo, tâm thức xúc chạm đến năm trần, tâm bị ô nhiễm và chạy theo thú vui. Nếu ở nơi ồn ào, nhiều người đi qua lại, tâm sanh loạn động. Biết được công đức tối thắng của thập ngữ (= mười lời nói) mà Trời Người đều khen ngợi, chẳng dua theo thế tục, được niềm vui tịch tĩnh (= yên lặng), ít tiếng động, tùy tâm mà ngồi thiền. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Thế nào là nơi nhàn tịnh gần nhứt? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại?

Đáp: Lià nơi nghỉ trong đô thành, ra ngoại ô tránh chỗ ngoài bià xa, giữ khoảng cách chừng năm trăm cung, (mỗi cung bằng bốn khuỷu tay), đó là nơi nhàn tịnh gần nhứt. Trừ ở nơi làng mạc, đó gọi là nơi nhàn tịnh. Nếu cư trú lại ở nơi làng mạc, ắt thất bại việc thọ trì ngồi nơi nhàn tịnh.

Thế nào là thọ trì việc ngồi dưới bóng cây?

Lià bỏ các nơi có che phủ bên trên, chẳng chứa súc vật, để đối trị sự tham ái mong cầu. Biết được như thế, thấy được công đức ngồi dưới bóng cây, nên tự nguyện, kể từ ngày hôm nay, tôi lià bỏ những nơi được che phủ bên trên, để thọ trì việc ngồi dưới bóng cây.

Thế nào là công đức của việc ngồi dưới bóng cây? Nương nơi cây mình thích, chẳng giao thiệp với đời, vui rời mọi công việc, cùng ở với bực Trời, dứt được sự ganh tị về nơi cư trú, lìa được sự trìu mến ràng buộc. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Cây nào trú được? Cây nào nên lìa xa? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại?

Đáp: Vào ban ngày, khoảng có bóng cây rọi xuống; vào khi chẳng gió, khoảng có lá rơi xuống; đó là những nơi có thể trú, trừ cây quá già cỗi nguy hiểm, cây to có lỗ hổng, cây có qủi thần ở. Lià những nơi có che phủ bên trên là thọ trì việc ngồi dưới bóng cây. Nếu đến ở những nơi được lợp che, ắt thất bại việc thọ trì.

Thế nào là thọ trì việc ở chỗ trống chẳng che?

Chẳng thích ở những nơi có lợp che bên trên và các cây cối có buộc giữ súc vật; biết được các lỗi lầm đó, thấy được công đức của việc ở chỗ trống chẳng che, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi lià bỏ sự vui thích được ở những nơi có che phủ bên trên.

Thế nào là công đức của việc ngồi ở chổ trống chẳng che? Chẳng lai vãng đến các nơi chẳng vui, đoạn trừ được sự lười nhác, buồn ngủ; cũng tựa như con nai rừng mặc ý đi tới đi lui, nào có gì đâu để luyến nhớ. Người lành theo hạnh nguyện nầy được sự chẳng nghi nan.

Thế nào là thọ? Thế nào là thất? Lià bỏ các nơi có che phủ bên trên và nơi dưới bóng cây, đó là ngồi ở chỗ trống chẳng che. Nếu trú tại nơi có che lợp và dưới lùm cây, ắt thất bại trong việc thọ trì ngồi ở chỗ trống chẳng che.

Thế nào là ở nơi mồ mả?

Nếu ở tại các nơi khác, thường sanh lười nhác, chẳng khởi lên sự lo sợ điều ác. Biết được các lỗi lầm đó, thấy được công đức của việc ở nơi mồ mả, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi lià bỏ các nơi khác, để thọ trì việc ở nơi mồ mả.

Thế nào là công đức của việc ở nơi mồ mả? Đắc được niệm về sự chết, thấy được tướng bất tịnh (= chẳng sạch), được các phi nhơn (= bực chẳng phải người, tức là các bực thần linh khác) kính trọng, chẳng khởi lười nhác, đè nén được các đam mê ô nhiễm, nhàm chán nhiều về các lo lắng ràng buộc, chẳng sợ hãi các điều đáng sợ, quán chiếu thân tâm rỗng rang, đoạn trừ tư tưởng về thường hằng. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Thế nào là công đức của việc ở nơi mồ mả? Chỗ nào ở được, đi được? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại?

Đáp: Nếu nơi dự định đến ở chỗ có người đang khóc than, hoặc có khói lửa, nên quan sát trước chỗ ở khác tiện hơn. Khi đến ở nơi mồ mả, Tỳ-kheo chẳng nên che phòng, kê giường, nên ngồi xây lưng vào gió để cho mặt chẳng hứng gió. Trong thời gian nằm ngồi, chẳng nên ăn cá, chẳng uống sửa bơ, chẳng ăn mè, chẳng chạm thịt thú, chẳng ở trong nhà, chẳng dùng chén diã. Lúc ra đi cầm theo gối ngồi, áo quần, đến khi tới ở nơi mồ mả, thì coi như đã vất bỏ tất cả vật sở hữu của mình. Bình minh vừa lố dạng, liền thu thập gối áo trở về chùa, chẳng ghé nơi nào khác. Nếu đi đến chỗ khác nữa, ắt thất bại việc thọ trì.

Thế nào là thọ trì việc ở tùy chỗ gặp được?

Chẳng thích ở chỗ mà mọi người ham muốn được ở, chẳng buồn phiền khi phải rời khỏi chỗ mà kẻ khác muốn mình phải nhường; biết được chỗ lỗi lầm đòi ở chỗ tốt đó, thấy được công đức của việc cứ ở tuỳ chỗ nào gặp được, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi bỏ sự tham muốn được ở chỗ tốt, và thọ trì việc ở tuỳ chỗ gặp được. (= gặp đâu ở đó mà chẳng khen chê).

Thế nào là công đức của việc ở tùy chỗ gặp được? Tìm nơi biết đủ, mến sự tịch tịnh (= thanh vắng), lià bỏ mọi tiện nghi ưa thích, được người đời kính trọng, an trú trong tâm từ bi. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại? Dứt trừ sự tham muốn về nơi chốn an nghỉ, đó là y theo chỗ vừa gặp được. Nếu đến nơi nào khác vui thích hơn, thì gọi là thất bại.

Thế nào là thọ trì việc thường ngồi chẳng nằm?

Nơi chỗ cư trú, thường hay ngủ nghỉ, lười nhác; biết được lỗi lầm đó, thấy được công đức của việc thường ngồi chẳng nằm, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi dứt bỏ việc nằm ngủ mê, thọ trì việc thường ngồi chẳng nằm.

Thế nào là công đức của việc thường ngồi chẳng nằm? Dứt trừ sự lười nhác khiến thân dễ bị bịnh tật, tránh được các thú vui ô nhiễm đến cảm xúc, bớt được sự lừ đừ buồn ngủ, thường trầm lặng nhiều, kham tu thiền cao. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại? Biết thọ trì thì cắt đứt được việc nằm dài ngủ mê. Nếu lăn ra ngủ say thì thất bại.

Thế nào là châm chước thọ trì về y phấn tảo?

Nếu được cư sĩ cúng thí áo sô, áo gai, áo vải, áo nỉ các loại, với sự châm chước (ở đây, có nghiã là linh động giảm bớt, chế bớt) mà nhận, thì chẳng thất việc thọ trì y phấn tảo.

Thế nào là châm chước việc thọ trì ba y? Nếu phải giữ áo dư lại quá mười ngày, áo vào dịp lễ dâng y, hay các áo tạm kê đầu nằm, phủ giường, băng bó nhọt trên da, khăn tay, khăn tắm, thì chẳng được nhận, nếu đó là của thí bất tịnh (bất tịnh = ý nói, của đã dùng để bố thí chẳng được trong sạch). Nếu châm chước dùng thì chẳng thất việc thọ trì tam y.

Thế nào là châm chước việc thọ trì khất thực? Nhận thực phẩm hiến chung cho Tăng đoàn, thực phẩm thường trú (được cung cấp đều đặn), thực phẩm cấp theo phiếu, thực phẩm cấp hàng nửa tháng, thực phẩm vào dịp lễ Bố tát, thực phẩm chung cho mọi người, thực phẩm hiến cho tu viện, thì có thể châm chước, chẳng thất lỗi trong việc phải đi khất thực. Thấy có chút lỗi gì trong việc nhận thực phẩm, thì chẳng nhận.

Thế nào là châm chước việc khất thực theo thứ lớp? Thấy ngoài cửa có voi ngựa đang đấu cắn nhau (...), nên tránh đi; hoặc thấy chiên-đà-la (= người giai cấp hạ tiện) đang che bát, hoặc Tỳ-kheo theo hoà thượng hay a-xà-lê (= vị giáo thọ), thì cũng châm chước mà vượt qua, chẳng thất lỗi về việc khất thực theo thứ lớp.

Thế nào là châm chước về việc chỉ một lần ngồi ăn? Nếu đang ăn đúng giờ mà thấy có voi, ngựa, rắn, hoặc có hoà thượng, a-xà-lê, khách Tỳ-kheo đến, thì có thể châm chước đứng lên chào kính, xong rồi ngồi ăn tiếp, cũng chẳng thất lỗi về việc chỉ một lần ngồi ăn.

Về hai việc: khéo đo lường bữa ăn, quá giờ chẳng ăn, thì chẳng thể có sự châm chước nào cả.

Thế nào là châm chước về việc ngồi nơi nhàn tịnh? Nếu vì đi dự các lễ thọ giới, sám hối, giảng pháp, bố-tát (= lễ đọc tụng Giới luật), tự tứ (lễ chấm dứt mùa an cư kết hạ), hoặc vì mình bị bịnh, hoặc đi săn sóc người bịnh, giải đáp thắc mắc trong Kinh, và các dịp khác tương tợ, mà phải đi vào làng xóm, thì chẳng thất lỗi về việc ngồi nơi nhàn tịnh.

Thế nào là châm chước về việc ngồi dưới bóng cây? Nếu gặp mưa, thì vào trú nơi có che lợp, trời tạnh thì trở ra lại mà chẳng thất lỗi về việc ngồi dưới bóng cây.

Về các việc: ở chỗ trống chẳng che, ở nơi mồ mả, ở tùy chỗ gặp được, sự châm chước cũng tương tự, có thể tìm nơi có che lợp mà tạm trú.

Về việc thường ngồi chẳng nằm, chẳng có sự châm chước nào. Nhưng có thuyết cho rằng, khi nhểu thuốc vào lỗ mũi, thì có thể châm chước mà chẳng thất lỗi về việc thường ngồi chẳng nằm.

Mười ba hạnh Đầu-đà thành mãn thì qui về tám pháp. Như trong A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Luận tạng) có nói đến tám pháp đó: hạnh quá giờ chẳng ăn bao gồm cả hạnh khéo đo lường bữa ăn và hạnh chỉ một lần ngồi ăn; thọ trì hai hạnh nầy thì cả ba hạnh thành chung một loại. Còn hạnh ngồi nơi nhàn tịnh thì thâu nhiếp (= bao gồm vào) cả ba hạnh: ngồi dưới bóng cây, ở chỗ chẳng che ở nơi mồ mả. Tại sao lại ngồi nơi nhàn tịnh? Nếu mưu tính xây cất nhà cửa, ham thích làm công việc lắm tiền, nhiều nơi chất chứa, tham đắm chỗ ở, tâm chẳng được an vui mà làm như vậy, nên ý liền nghĩ đến việc ngồi dưới bóng cây, ở chỗ chẳng che, nơi mồ mả, là nơi trú ngụ thanh nhàn an tịnh. Do đấy mà thành tám pháp.

Tám hạnh đầu-đà lại qui về ba pháp. Đó là: thứ nhứt, ở nơi nhàn tịnh; thứ hai, y phấn tảo; thứ ba, đi khất thực. Nếu thọ trì ba hạnh đầu-đà nầy được thanh tịnh, thì toàn thể các hạnh đầu-đà đều thành mãn. Như Đức Phật đã quở Tôn giả Nan-đà: "Đến thời nào mới thấy ông thọ trì thành tựu: ngồi nơi nhàn tịnh, thọ y phấn tảo, quá giờ chẳng ăn, trong khi ông vẫn còn lo nâng niu thân mạng, chẳng nhận thấy ra chỗ tham dục (= tham đắm thú vui)?

Hỏi: Thế nào là đầu-đà phần? Đầu-đà có mấy loại pháp? Hạng người nào có thể tu hạnh đầu-đà? Hành hạnh đầu-đà, phải tùy vào thời tiết cách nào?

Đáp: Có mười ba hạnh đầu-đà do Đức Phật thuyết giảng. Đó là những giới luật do Đức Phật chế đặt ra và được gọi là Đầu-đà phần (= các yếu tố tạo nên các hạnh đầu-đà).

Trong ba hạng người thiện, bất thiện (= chẳng lành) và vô ký (= chẳng thiện chẳng ác), chẳng nên giảng hạnh đầu-đà cho người bất thiện. Tại sao? Vì người bất thiện, với sự ham muốn điều dữ ác, và với sự tham lam lợi dưỡng mà khởi lên sự phi pháp, do đó, chẳng giảng hạnh đầu-đà cho kẻ bất thiện.

Đầu-đà có mấy loại pháp? Có hai pháp: bất tham bất si (bất = chẳng; si = ngu tối, si mê). Như Đức Phật bảo: "Tỳ-kheo nào thọ trì y phấn tảo, thì được ít muốn biết đủ, yên vui chẳng nghi nan, được sự giải thoát, nên được gọi là người thọ trì y phấn tảo." Các hạnh đầu-đà còn lại, cũng như thế, đều là bất tham, bất si. Do sự bất tham đó mà trừ được sự tham dục (= ham muốn) tại mười ba chỗ trong mười ba hạnh đầu-đà. Do sự bất si đó mà trừ được sự vô minh (= chẳng sáng, tức là sự si mê ngu tối) cũng tại mười ba chỗ.

Lại nữa, do sự bất tham đó, như Đức Phật có hứa khả, mà khởi sanh sự nhàm chán, tương tợ như sự chẳng nghi nan, trừ được chỗ nhiễm dơ của dục vọng (= ham muốn) và dối gạt. Do sự bất si đó, cũng giống như thế, trừ được sự mỏi mệt của thân thể, và sự dối gạt. Đấy là hai pháp đầu-đà: bất tham và bất si vậy.

Thế nào là ba hạng người tu hạnh Đầu-đà? Đó là người tham, người sân và người si. Người sân khuể (= hay giận hờn) chẳng thể tu hạnh Đầu-đà. Tại sao vậy? Hạng người tham, si (si mê, ngu tối) có thể tu được; như người tham vì quá luyến ái mà sanh ra lười nhác, nay nếu bỏ được sự lười nhác đi thì có thể trị dứt sự tham cũng như sự ngu tối, trở nên chẳng nghi nan mà theo hạnh đầu-đà, rồi dứt được sự lười nhác. Nếu chẳng lười nhác, ắt khắc phục được sự si mê. Tại sao chỉ có người tham và người si tu được hạnh đầu-đà? Vì người sân chẳng thể thọ trì hạnh đầu-đà được, nếu cố mà thọ trì, cũng chỉ làm tăng thêm điều ác (tức là giận hờn), tựa như người bị bịnh đàm nếu dùng thang thuốc nóng chỉ làm bịnh tăng thêm thôi. Vì lẽ đó, người hay giận hờn chẳng nên tu theo hạnh Đầu-đà.

Lại có thuyết cho rằng, người hay giận hờn cũng có thể thọ trì được hai: hạnh ngồi nơi nhàn tịnh và hạnh ngồi dưới bóng cây; vì lẽ khi ở tại hai nơi nầy, thì ít thấy những nỗi khổ của thế gian.

Về thời tiết khi tu hạnh Đầu-đà, thì ba hạnh ngồi dưới bóng cây, ở chổ trống chẳng che, ở nơi mồ mả, có thể tu tập trong tám tháng. Vào mùa An cư (mùa mưa), Đức Phật cho phép vào trú trong những nơi có che lợp.

Hỏi: Thế nào là Đầu-đà thuyết giảng về hạnh đầu-đà?

Đáp: Đầu-đà thuyết giảng về hạnh đầu-đà, cũng có Đầu-đà chẳng thuyết giảng về hạnh đầu-đà, có Phi đầu-đà (Phi = chẳng phải) thuyết giảng về hạnh đầu-đà, có Phi đầu-đà chẳng thuyết giảng về hạnh đầu-đà.

Thế nào là Đầu-đà thuyết giảng về hạnh đầu-đà? Đó là bực A-la-hán đã thành tựu hạnh đầu-đà.

Thế nào là Đầu-đà chẳng thuyết giảng về hạnh đầu-đà? Đó là bực A-la-hán chẳng thành tựu hạnh đầu-đà.

Thế nào là Phi đầu-đà thuyết giảng về hạnh đầu-đà? Đó là bực học nhơn (kẻ còn đang tu học) và phàm phu (người thường) đã thành tựu được các hạnh đầu-đà.

Thế nào là Phi đầu-đà chẳng thuyết giảng về hạnh đầu-đà? Đó là bực học nhơn và phàm phu chẳng thành tựu các hạnh đầu-đà.

Hỏi: Tướng, Vị và Khởi của hạnh đầu-đà là gì?

Đáp: Hình tướng của hạnh đầu-đà là sự ít ham muốn. Đạo vị của hạnh đầu-đà là sự biết đủ. Sự phát khởi của hạnh đầu-đà là sự chẳng nghi nan.

Lại nữa, hình tướng của hạnh đầu-đà còn là sự chẳng bị ràng buộc; đạo vị của hạnh đầu-đà còn là sự tiết độ và sự khởi phát của hạnh đầu-đà còn là sự chẳng lùi sụt.

Thế nào là các giai đoạn của hạnh đầu-đà? Thọ trì là giai đoạn đầu, tu hành là giai đoạn giữa, và niềm vui lành là giai đoạn chót.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục
Phần Chánh văn: 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08.1 | 08.2 | 08.3 | 08.4 | 08.5 | 09 | 10 | 11 | 12
Phần tìm hiểu: 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08.1 | 08.2 | 08.3 | 08.4 | 08.5 | 09 | 10 | 11 | 12 | Tổng kết

Chân thành cám ơn Cư sĩ Thiện Nhựt đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 16-01-2004

Giai Thoat Dao - 03

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


GIẢI THOÁT ĐẠO LUẬN
VIMUTTI MAGGA

Thiện Nhựt chuyển dịch sang tiếng Việt


Quyển Hai

Phẩm 3: Đầu-đà.

Hỏi: Vào thời ấy, nếu người ngồi thiền, giới đã được thanh tịnh mà lòng muốn được công đức lành cao nhứt của hạnh đầu-đà, thì phải suy xét như vầy: thọ trì hạnh đầu-đà được công đức như thế nào?

Đáp: Vì tánh các người ngồi thiền chẳng đồng, nên (việc thọ trì hạnh đầu-đà có thể là vì ít muốn, vì biết đủ, vì sự chẳng nghi nan, vì sự đoạn diệt tham ái, vì muốn tinh tấn tăng thêm dõng mãnh, vì muốn dùng ít để khỏi nhận của kẻ khác bố thí, vì muốn được an trú, vì dẹp bỏ các ràng buộc, vì muốn khéo giữ giới. Các công đức đó trang bị đầy đủ cho Định, và là dòng giống của các bực Thánh trước kia. Đấy là những công đức thù thắng của hạnh Đầu-đà, cần phải nên quán chiếu.

Hạnh Đầu-đà là gì? Có tất cả mười ba pháp:

- hai pháp về quần áo: phấn tảo y và ba y (y= áo; phấn = buị bặm; tảo = tắm giặt; phấn tảo y là áo do lượm vải dơ bỏ ở hố rác về giặt sạch mà may mặc.);

- năm pháp về sự khất thực: khất thực, khất thực theo thứ lớp, chỉ một lần ngồi ăn, khéo đo lường bữa ăn, quá giờ chẳng ăn. (Khất = đi xin, thực = ăn.);

- năm pháp về nằm, ngồi: một, ngồi nơi nhàn tịnh (= vô sự xứ); hai, ngồi dưới bóng cây; ba, ở chỗ trống chẳng che; bốn, ở nơi mồ mả; năm, ở tuỳ chỗ gặp được (= ngộ đắc xứ);

- một pháp về tinh tấn dõng mãnh: thường ngồi chẳng nằm.

Ý nghiã của Phấn tảo y là gì? Đáp: Có ý nghiã là giúp cho việc thọ trì. Các điều còn lại cũng như vậy.

Thọ trì phấn tảo y là thế nào? Là để từ chối của cải do cư sĩ bố thí.

Thọ trì ba y là như thế nào? Là để diệt bỏ sự tích trữ y phục.

Ý nghiã của khất thực là gì? Là để tránh bỏ sự thỉnh mời của kẻ khác.

Ý nghiã của việc khất thực theo thứ lớp là gì? Là để tránh sự vượt quá khi đi khất thực.

Ý nghiã của việc chỉ một lần ngồi ăn là gì? Là để tránh ngồi lại ăn thêm nữa.

Ý nghiã của việc khéo đo lường bữa ăn là gì? Là để diệt bỏ lòng tham ăn quá.

Ý nghiã của việc quá giờ chẳng ăn là gì? Là để đoạn bỏ bụng còn muốn ăn thêm nữa.

Ý nghiã của việc ngồi nơi nhàn tịnh là gì? Là để tránh việc trú nơi xóm làng.

Ý nghiã của việc ngồi dưới bóng cây là gì? Là để bỏ việc trú trong nhà cửa.

Ý nghiã của việc ở chỗ trống chẳng che là gì? Là để lià bỏ các nơi có che phủ bên trên.

Ý nghiã của việc ở nơi mồ mả là gì? Là để lià bỏ việc chọn các nơi khác tốt hơn để ở.

Ý nghiã của việc ở tùy chỗ gặp được là gì? Là để diệt bỏ sự ham muốn được ở nơi các chỗ vui tốt.

Ý nghiã của việc thường ngồi chẳng nằm là gì? Là để lià xa giường ngủ.

Tại sao thọ trì phấn tảo y? Thấy được lỗi lầm trong việc cầu xin áo nơi các cư sĩ và thấy được công đức của việc mặc áo nạp y (= áo may ráp nhiều mảnh vải lại); tôi thấy như thế, nên quyết từ chối áo cư sĩ thí cúng, hầu thọ trì việc mặc áo nạp y.

Công đức của việc mặc áo nạp y như thế nào? Cũng giống với áo được cư sĩ thí, chẳng khiếm khuyết chi, chẳng do kẻ khác mà có được, mất đi chẳng lo buồn, tâm chẳng tham nhiễm, trộm cướp chẳng đoạt lấy, đủ cho sự cần dùng hằng ngày, ít chỗ tạo dựng. Người lành tập theo hạnh nầy được sự chẳng nghi nan, hiện an trú trong niềm vui của pháp, được kẻ khác hâm mộ và noi theo, khiến đắc được chánh thọ. Đó là công đức của việc thọ trì nạp y, được Đức Phật khen ngợi.

Hỏi: Có mấy loại nạp y? Ai thọ trì? Vì cớ gì thọ trì bị thất bại?

Đáp: Có hai loại nạp y: thứ nhứt, chẳng có chủ giữ gìn; thứ hai, bị người đời quẳng bỏ. Hoặc nơi mồ mả, hoặc nơi hố rác, hoặc nơi chợ búa, hoặc nơi đường xá, lượm vải lên đem nấu, giặt sạch, nhuộm, cắt may thành áo mặc. Đó là loại nạp y vô chủ. Hoặc phần vải còn dư sót lại chỗ bị trâu, chuột gặm nhấm, hoặc bị lửa cháy sém, hoặc được người ném bỏ, vải bọc thi thể người chết, hay y phục của kẻ ngoại đạo vứt đi. Đó là loại nạp y được người đời quẳng bỏ.

Thế nào là thọ trì phấn tảo y? Nếu Tỳ-kheo từ khước áo do cư sĩ cúng thí, đó là thọ phấn tảo y. Khi nào thất bại việc thọ trì? Khi Tỳ-kheo thọ nhận của cư sĩ, đó là việc thọ trì nạp y bị thất bại.

Thế nào là thọ trì việc giữ ba y? Khi có một bộ y trội dư, nên phải khước từ ngay, đem cho chẳng giữ, để khỏi vướng ràng buộc. Biết được như vậy là thấy được công đức của việc giữ ba y, và tự nguyện rằng: Kể từ hôm nay, tôi xả bỏ y trội dư để thọ trì việc giữ đúng ba y.

Thế nào là công đức thọ trì việc giữ ba y? Người lành tập hạnh nầy, lià được sự chất chứa của cải thừa thãi, ít lo xây cất, kềm giữ thân biết đủ, như chim bay trên không chẳng luyến nhìn lại phiá sau. Người lành tập pháp nầy đắc được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Ba y gồm có những gì? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại việc thọ trì?

Đáp: Ba y gồm có: (1) Tăng-già-lê (Sanghàti, áo tràng phía ngoài), (2) Uất-đa-la-tăng (Uttarasanga, áo giữa) và (3) An-đà-hội (Antaravàsaka, áo trong). Đó gọi là tam y.

Thế nào là thọ trì giữ ba y? Nếu Tỳ-kheo chẳng cất chứa y dư trội, đó là thọ trì ba y. Nếu cất giữ y thứ tư, đó là thất bại trong việc thọ trì.

Thế nào là thọ trì việc khất thực?

Nếu nhận lời mời của kẻ khác, thì phải xếp bỏ việc của mình lại, chẳng được thoải mái, và kề gối ngồi chung với kẻ khác là chẳng đúng pháp. Biết lỗi đó và thấy được công đức của việc đi khất thực, nên tự nguyện rằng kể từ hôm nay, tôi từ chối việc người khác mời và thọ trì pháp đi khất thực.

Thế nào là công đức việc đi khất thực? Theo tâm sở nguyện, đi tới hay dừng lại được tự do, khỏi lo lắng nấu nướng, dẹp bỏ lười biếng, trừ được kiêu mạn, chẳng tham lam mùi vị, lợi ích chúng sanh, nơi bốn phương lòng chẳng ngăn ngại. Người lành theo hạnh nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Mời thỉnh có mấy loại? Thế nào là thọ trì khất thực? Thế nào là thất bại việc thọ trì khất thực?

Đáp: Mời có ba loại: thứ nhứt, mời riêng; thứ hai, mời chung; thứ ba, mời nhiều bận. Chẳng nhận ba loại mời đó là thọ trì việc đi khất thực. Nếu nhận lời mời, thì việc khất thực thất bại.

Thế nào là khất thực theo thứ lớp?

Nếu khất thực theo thứ lớp, thì chẳng thường đến nơi có nhiều đồ ăn mỹ vị. Nếu lại thường đến đó, thì chỉ là khất thực thường thôi. Nếu có chỗ đáng nghi ngờ, thì tránh xa. Biết được các lỗi đó và thấy được công đức của việc khất thực theo thứ lớp, nên tự nguyện kể từ hôm nay, tôi xả bỏ lối khất thực chẳng theo thứ lớp và thọ trì việc khất thực theo thứ lớp.

Thế nào là công đức của việc khất thực theo thứ lớp? Lấy tâm bình đẳng làm lợi ích cho tất cả, trừ được ganh ghét xấu ác, tránh rong chơi đùa bỡn, chẳng thích được mời mọc, chẳng ưa nhiều lời, xa lià nơi nhà người, bỏ lối đi gấp gáp; như vầng trăng tròn ít khi hiện lên, nên được người đời chiêm ngưỡng. Người lành hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Thế nào mới gọi là khất thực theo thứ lớp? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại?

Đáp: Vừa mới ra đi khất thực, Tỳ-kheo vào trong xóm làng, bắt đầu từ ngôi nhà cuối cùng lần lượt đi tới cho đến hết, đó là khất thực theo thứ lớp. Thế nào là thất bại? Nếu vượt qua bỏ sót nhà nào, đó là thất bại.

Thế nào là thọ trì việc chỉ một lần ngồi ăn?

Ngồi ăn hai nơi, lấy thức ăn nhiều lần, rửa bát nhiều bận, những cử chỉ đó nên tránh phạm, đó gọi là chỉ một lần ngồi ăn. Người lành làm theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan. Biết được lỗi lầm như thế, thấy công đức của việc chỉ một lần ngồi ăn, nên tự nguyện kể từ hôm nay, tôi xả bỏ việc ngồi ăn hai nơi, thọ trì việc chỉ một lần ngồi ăn.

Thế nào là công đức của việc chỉ một lần ngồi ăn? Chẳng nhiều chẳng ít, chẳng tham của bố thí chẳng được trong sạch, tránh mọi bịnh tật phiền não, yên sống chẳng bị ngăn ngại, việc mình an vui. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Thế nào là chỉ một lần ngồi ăn? Có những giới hạn nào? Thế nào là thất bại việc thọ trì?

Đáp: Có ba giới hạn: giới hạn về ngồi, giới hạn về nước và giới hạn về ăn. Thế nào là giới hạn về ngồi? Ăn rồi, chẳng còn ngồi nán. Uống nước, rửa chén xong, chẳng được ăn nữa. Đó là giới hạn về nước. Thế nào là giới hạn về ăn? Khi đang ăn, nghĩ rằng đây là miếng ăn chót, hễ nuốt xong, thì chẳng ăn nữa. Đó là giới hạn về ăn.

Nếu đã ngồi hai lần để ăn thì đã thất bại việc thọ trì chỉ một lần ngồi ăn. Trừ khi phải dùng thuốc thang, còn việc ăn hai lần, bị Đức Phật quở trách. Đó là giới hạn về ăn.

Thế nào là thọ trì việc khéo đo lường bữa ăn?

Nếu ăn uống quá độ, thân thêm nặng, hay buồn ngủ, thường sanh sự thèm ăn mãi chẳng chán. Đã biết lỗi lầm đó, thấy được công đức của việc khéo đo lường bữa ăn, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi dẹp bỏ sự tham ăn và thọ trì việc khéo đo lường bữa ăn.

Thế nào là công đức của việc khéo đo lường bữa ăn? Trù liệu đo lường bữa ăn chẳng tùy theo cái bụng để khỏi buông lung, ăn nhiều sanh thêm yếu mệt nên chẳng thích ăn nhiều, trừ tham, diệt bịnh, dẹp bỏ sự lười nhác. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Thế nào là thọ trì việc khéo đo lường bữa ăn? Thế nào là thất bại trong việc thọ trì?

Đáp: Khi ăn uống, nên suy xét sức mình kham được nhiều ít mà lấy đó làm chừng mực, chẳng dùng quá, khéo trù lượng, dẹp sự vô độ, đó gọi là khéo đo lường bữa ăn. Nếu chẳng biết như vậy, ắt thất bại việc thọ trì.

Thế nào là thọ trì việc quá giờ chẳng ăn?

Đoạn trừ vọng tưởng, bỏ việc ăn vặt; biết được chỗ lỗi lầm đó, thì thấy được công đức của việc quá giờ chẳng ăn, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi bỏ việc ăn thêm, thọ trì việc quá giờ chẳng ăn.

Thế nào là công đức của việc quá giờ chẳng ăn? Dứt trừ được sự ham thích ăn, giữ gìn thân thể, bỏ việc ăn đêm, ngưng việc lăng xăng tầm cầu, khỏi hỏi xin ai, chẳng chiều theo lòng ham muốn. Người lành theo hạnh nghiệp nầy nên được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Quá giờ có mấy thứ? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại việc thọ trì?

Đáp: Có hai thứ quá giờ: giới hạn của sự chẳng tiết độ và giới hạn của sự thọ trì. Thế nào là giới hạn của sự chẳng tiết độ? Đáp: Nhận ăn thêm khi được mời riêng, đó là tội, chẳng được ăn nữa. Thế nào là giới hạn của việc thọ trì? Đã ăn đến miếng ăn thứ hai mươi mốt rồi, chẳng được ăn thêm; thọ trì việc quá giờ chẳng ăn ắt phải đoạn bỏ chẳng ăn thêm. Nếu có ăn thêm, thì thất bại việc thọ trì quá giờ chẳng ăn.

Thế nào là thọ trì việc ngồi nơi nhàn tịnh?

Nơi làng mạc huyên náo, tâm thức xúc chạm đến năm trần (= sắc, thanh, hương, vị, xúc), tâm bị ô nhiễm và chạy theo thú vui. Nếu ở nơi ồn ào, nhiều người đi qua lại, tâm sanh loạn động. Biết được các lỗi lầm đó và thấy được công đức của nơi nhàn tịnh, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi chẳng trú trong làng mạc và thọ trì việc ở nơi nhàn tịnh.

Thế nào là công đức của nơi nhàn tịnh? Lìa nơi làng mạc huyên náo, tâm thức xúc chạm đến năm trần, tâm bị ô nhiễm và chạy theo thú vui. Nếu ở nơi ồn ào, nhiều người đi qua lại, tâm sanh loạn động. Biết được công đức tối thắng của thập ngữ (= mười lời nói) mà Trời Người đều khen ngợi, chẳng dua theo thế tục, được niềm vui tịch tĩnh (= yên lặng), ít tiếng động, tùy tâm mà ngồi thiền. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Thế nào là nơi nhàn tịnh gần nhứt? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại?

Đáp: Lià nơi nghỉ trong đô thành, ra ngoại ô tránh chỗ ngoài bià xa, giữ khoảng cách chừng năm trăm cung, (mỗi cung bằng bốn khuỷu tay), đó là nơi nhàn tịnh gần nhứt. Trừ ở nơi làng mạc, đó gọi là nơi nhàn tịnh. Nếu cư trú lại ở nơi làng mạc, ắt thất bại việc thọ trì ngồi nơi nhàn tịnh.

Thế nào là thọ trì việc ngồi dưới bóng cây?

Lià bỏ các nơi có che phủ bên trên, chẳng chứa súc vật, để đối trị sự tham ái mong cầu. Biết được như thế, thấy được công đức ngồi dưới bóng cây, nên tự nguyện, kể từ ngày hôm nay, tôi lià bỏ những nơi được che phủ bên trên, để thọ trì việc ngồi dưới bóng cây.

Thế nào là công đức của việc ngồi dưới bóng cây? Nương nơi cây mình thích, chẳng giao thiệp với đời, vui rời mọi công việc, cùng ở với bực Trời, dứt được sự ganh tị về nơi cư trú, lìa được sự trìu mến ràng buộc. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Cây nào trú được? Cây nào nên lìa xa? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại?

Đáp: Vào ban ngày, khoảng có bóng cây rọi xuống; vào khi chẳng gió, khoảng có lá rơi xuống; đó là những nơi có thể trú, trừ cây quá già cỗi nguy hiểm, cây to có lỗ hổng, cây có qủi thần ở. Lià những nơi có che phủ bên trên là thọ trì việc ngồi dưới bóng cây. Nếu đến ở những nơi được lợp che, ắt thất bại việc thọ trì.

Thế nào là thọ trì việc ở chỗ trống chẳng che?

Chẳng thích ở những nơi có lợp che bên trên và các cây cối có buộc giữ súc vật; biết được các lỗi lầm đó, thấy được công đức của việc ở chỗ trống chẳng che, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi lià bỏ sự vui thích được ở những nơi có che phủ bên trên.

Thế nào là công đức của việc ngồi ở chổ trống chẳng che? Chẳng lai vãng đến các nơi chẳng vui, đoạn trừ được sự lười nhác, buồn ngủ; cũng tựa như con nai rừng mặc ý đi tới đi lui, nào có gì đâu để luyến nhớ. Người lành theo hạnh nguyện nầy được sự chẳng nghi nan.

Thế nào là thọ? Thế nào là thất? Lià bỏ các nơi có che phủ bên trên và nơi dưới bóng cây, đó là ngồi ở chỗ trống chẳng che. Nếu trú tại nơi có che lợp và dưới lùm cây, ắt thất bại trong việc thọ trì ngồi ở chỗ trống chẳng che.

Thế nào là ở nơi mồ mả?

Nếu ở tại các nơi khác, thường sanh lười nhác, chẳng khởi lên sự lo sợ điều ác. Biết được các lỗi lầm đó, thấy được công đức của việc ở nơi mồ mả, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi lià bỏ các nơi khác, để thọ trì việc ở nơi mồ mả.

Thế nào là công đức của việc ở nơi mồ mả? Đắc được niệm về sự chết, thấy được tướng bất tịnh (= chẳng sạch), được các phi nhơn (= bực chẳng phải người, tức là các bực thần linh khác) kính trọng, chẳng khởi lười nhác, đè nén được các đam mê ô nhiễm, nhàm chán nhiều về các lo lắng ràng buộc, chẳng sợ hãi các điều đáng sợ, quán chiếu thân tâm rỗng rang, đoạn trừ tư tưởng về thường hằng. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Hỏi: Thế nào là công đức của việc ở nơi mồ mả? Chỗ nào ở được, đi được? Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại?

Đáp: Nếu nơi dự định đến ở chỗ có người đang khóc than, hoặc có khói lửa, nên quan sát trước chỗ ở khác tiện hơn. Khi đến ở nơi mồ mả, Tỳ-kheo chẳng nên che phòng, kê giường, nên ngồi xây lưng vào gió để cho mặt chẳng hứng gió. Trong thời gian nằm ngồi, chẳng nên ăn cá, chẳng uống sửa bơ, chẳng ăn mè, chẳng chạm thịt thú, chẳng ở trong nhà, chẳng dùng chén diã. Lúc ra đi cầm theo gối ngồi, áo quần, đến khi tới ở nơi mồ mả, thì coi như đã vất bỏ tất cả vật sở hữu của mình. Bình minh vừa lố dạng, liền thu thập gối áo trở về chùa, chẳng ghé nơi nào khác. Nếu đi đến chỗ khác nữa, ắt thất bại việc thọ trì.

Thế nào là thọ trì việc ở tùy chỗ gặp được?

Chẳng thích ở chỗ mà mọi người ham muốn được ở, chẳng buồn phiền khi phải rời khỏi chỗ mà kẻ khác muốn mình phải nhường; biết được chỗ lỗi lầm đòi ở chỗ tốt đó, thấy được công đức của việc cứ ở tuỳ chỗ nào gặp được, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi bỏ sự tham muốn được ở chỗ tốt, và thọ trì việc ở tuỳ chỗ gặp được. (= gặp đâu ở đó mà chẳng khen chê).

Thế nào là công đức của việc ở tùy chỗ gặp được? Tìm nơi biết đủ, mến sự tịch tịnh (= thanh vắng), lià bỏ mọi tiện nghi ưa thích, được người đời kính trọng, an trú trong tâm từ bi. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại? Dứt trừ sự tham muốn về nơi chốn an nghỉ, đó là y theo chỗ vừa gặp được. Nếu đến nơi nào khác vui thích hơn, thì gọi là thất bại.

Thế nào là thọ trì việc thường ngồi chẳng nằm?

Nơi chỗ cư trú, thường hay ngủ nghỉ, lười nhác; biết được lỗi lầm đó, thấy được công đức của việc thường ngồi chẳng nằm, nên tự nguyện, kể từ hôm nay, tôi dứt bỏ việc nằm ngủ mê, thọ trì việc thường ngồi chẳng nằm.

Thế nào là công đức của việc thường ngồi chẳng nằm? Dứt trừ sự lười nhác khiến thân dễ bị bịnh tật, tránh được các thú vui ô nhiễm đến cảm xúc, bớt được sự lừ đừ buồn ngủ, thường trầm lặng nhiều, kham tu thiền cao. Người lành theo hạnh nghiệp nầy được sự chẳng nghi nan.

Thế nào là thọ trì? Thế nào là thất bại? Biết thọ trì thì cắt đứt được việc nằm dài ngủ mê. Nếu lăn ra ngủ say thì thất bại.

Thế nào là châm chước thọ trì về y phấn tảo?

Nếu được cư sĩ cúng thí áo sô, áo gai, áo vải, áo nỉ các loại, với sự châm chước (ở đây, có nghiã là linh động giảm bớt, chế bớt) mà nhận, thì chẳng thất việc thọ trì y phấn tảo.

Thế nào là châm chước việc thọ trì ba y? Nếu phải giữ áo dư lại quá mười ngày, áo vào dịp lễ dâng y, hay các áo tạm kê đầu nằm, phủ giường, băng bó nhọt trên da, khăn tay, khăn tắm, thì chẳng được nhận, nếu đó là của thí bất tịnh (bất tịnh = ý nói, của đã dùng để bố thí chẳng được trong sạch). Nếu châm chước dùng thì chẳng thất việc thọ trì tam y.

Thế nào là châm chước việc thọ trì khất thực? Nhận thực phẩm hiến chung cho Tăng đoàn, thực phẩm thường trú (được cung cấp đều đặn), thực phẩm cấp theo phiếu, thực phẩm cấp hàng nửa tháng, thực phẩm vào dịp lễ Bố tát, thực phẩm chung cho mọi người, thực phẩm hiến cho tu viện, thì có thể châm chước, chẳng thất lỗi trong việc phải đi khất thực. Thấy có chút lỗi gì trong việc nhận thực phẩm, thì chẳng nhận.

Thế nào là châm chước việc khất thực theo thứ lớp? Thấy ngoài cửa có voi ngựa đang đấu cắn nhau (...), nên tránh đi; hoặc thấy chiên-đà-la (= người giai cấp hạ tiện) đang che bát, hoặc Tỳ-kheo theo hoà thượng hay a-xà-lê (= vị giáo thọ), thì cũng châm chước mà vượt qua, chẳng thất lỗi về việc khất thực theo thứ lớp.

Thế nào là châm chước về việc chỉ một lần ngồi ăn? Nếu đang ăn đúng giờ mà thấy có voi, ngựa, rắn, hoặc có hoà thượng, a-xà-lê, khách Tỳ-kheo đến, thì có thể châm chước đứng lên chào kính, xong rồi ngồi ăn tiếp, cũng chẳng thất lỗi về việc chỉ một lần ngồi ăn.

Về hai việc: khéo đo lường bữa ăn, quá giờ chẳng ăn, thì chẳng thể có sự châm chước nào cả.

Thế nào là châm chước về việc ngồi nơi nhàn tịnh? Nếu vì đi dự các lễ thọ giới, sám hối, giảng pháp, bố-tát (= lễ đọc tụng Giới luật), tự tứ (lễ chấm dứt mùa an cư kết hạ), hoặc vì mình bị bịnh, hoặc đi săn sóc người bịnh, giải đáp thắc mắc trong Kinh, và các dịp khác tương tợ, mà phải đi vào làng xóm, thì chẳng thất lỗi về việc ngồi nơi nhàn tịnh.

Thế nào là châm chước về việc ngồi dưới bóng cây? Nếu gặp mưa, thì vào trú nơi có che lợp, trời tạnh thì trở ra lại mà chẳng thất lỗi về việc ngồi dưới bóng cây.

Về các việc: ở chỗ trống chẳng che, ở nơi mồ mả, ở tùy chỗ gặp được, sự châm chước cũng tương tự, có thể tìm nơi có che lợp mà tạm trú.

Về việc thường ngồi chẳng nằm, chẳng có sự châm chước nào. Nhưng có thuyết cho rằng, khi nhểu thuốc vào lỗ mũi, thì có thể châm chước mà chẳng thất lỗi về việc thường ngồi chẳng nằm.

Mười ba hạnh Đầu-đà thành mãn thì qui về tám pháp. Như trong A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Luận tạng) có nói đến tám pháp đó: hạnh quá giờ chẳng ăn bao gồm cả hạnh khéo đo lường bữa ăn và hạnh chỉ một lần ngồi ăn; thọ trì hai hạnh nầy thì cả ba hạnh thành chung một loại. Còn hạnh ngồi nơi nhàn tịnh thì thâu nhiếp (= bao gồm vào) cả ba hạnh: ngồi dưới bóng cây, ở chỗ chẳng che ở nơi mồ mả. Tại sao lại ngồi nơi nhàn tịnh? Nếu mưu tính xây cất nhà cửa, ham thích làm công việc lắm tiền, nhiều nơi chất chứa, tham đắm chỗ ở, tâm chẳng được an vui mà làm như vậy, nên ý liền nghĩ đến việc ngồi dưới bóng cây, ở chỗ chẳng che, nơi mồ mả, là nơi trú ngụ thanh nhàn an tịnh. Do đấy mà thành tám pháp.

Tám hạnh đầu-đà lại qui về ba pháp. Đó là: thứ nhứt, ở nơi nhàn tịnh; thứ hai, y phấn tảo; thứ ba, đi khất thực. Nếu thọ trì ba hạnh đầu-đà nầy được thanh tịnh, thì toàn thể các hạnh đầu-đà đều thành mãn. Như Đức Phật đã quở Tôn giả Nan-đà: "Đến thời nào mới thấy ông thọ trì thành tựu: ngồi nơi nhàn tịnh, thọ y phấn tảo, quá giờ chẳng ăn, trong khi ông vẫn còn lo nâng niu thân mạng, chẳng nhận thấy ra chỗ tham dục (= tham đắm thú vui)?

Hỏi: Thế nào là đầu-đà phần? Đầu-đà có mấy loại pháp? Hạng người nào có thể tu hạnh đầu-đà? Hành hạnh đầu-đà, phải tùy vào thời tiết cách nào?

Đáp: Có mười ba hạnh đầu-đà do Đức Phật thuyết giảng. Đó là những giới luật do Đức Phật chế đặt ra và được gọi là Đầu-đà phần (= các yếu tố tạo nên các hạnh đầu-đà).

Trong ba hạng người thiện, bất thiện (= chẳng lành) và vô ký (= chẳng thiện chẳng ác), chẳng nên giảng hạnh đầu-đà cho người bất thiện. Tại sao? Vì người bất thiện, với sự ham muốn điều dữ ác, và với sự tham lam lợi dưỡng mà khởi lên sự phi pháp, do đó, chẳng giảng hạnh đầu-đà cho kẻ bất thiện.

Đầu-đà có mấy loại pháp? Có hai pháp: bất tham bất si (bất = chẳng; si = ngu tối, si mê). Như Đức Phật bảo: "Tỳ-kheo nào thọ trì y phấn tảo, thì được ít muốn biết đủ, yên vui chẳng nghi nan, được sự giải thoát, nên được gọi là người thọ trì y phấn tảo." Các hạnh đầu-đà còn lại, cũng như thế, đều là bất tham, bất si. Do sự bất tham đó mà trừ được sự tham dục (= ham muốn) tại mười ba chỗ trong mười ba hạnh đầu-đà. Do sự bất si đó mà trừ được sự vô minh (= chẳng sáng, tức là sự si mê ngu tối) cũng tại mười ba chỗ.

Lại nữa, do sự bất tham đó, như Đức Phật có hứa khả, mà khởi sanh sự nhàm chán, tương tợ như sự chẳng nghi nan, trừ được chỗ nhiễm dơ của dục vọng (= ham muốn) và dối gạt. Do sự bất si đó, cũng giống như thế, trừ được sự mỏi mệt của thân thể, và sự dối gạt. Đấy là hai pháp đầu-đà: bất tham và bất si vậy.

Thế nào là ba hạng người tu hạnh Đầu-đà? Đó là người tham, người sân và người si. Người sân khuể (= hay giận hờn) chẳng thể tu hạnh Đầu-đà. Tại sao vậy? Hạng người tham, si (si mê, ngu tối) có thể tu được; như người tham vì quá luyến ái mà sanh ra lười nhác, nay nếu bỏ được sự lười nhác đi thì có thể trị dứt sự tham cũng như sự ngu tối, trở nên chẳng nghi nan mà theo hạnh đầu-đà, rồi dứt được sự lười nhác. Nếu chẳng lười nhác, ắt khắc phục được sự si mê. Tại sao chỉ có người tham và người si tu được hạnh đầu-đà? Vì người sân chẳng thể thọ trì hạnh đầu-đà được, nếu cố mà thọ trì, cũng chỉ làm tăng thêm điều ác (tức là giận hờn), tựa như người bị bịnh đàm nếu dùng thang thuốc nóng chỉ làm bịnh tăng thêm thôi. Vì lẽ đó, người hay giận hờn chẳng nên tu theo hạnh Đầu-đà.

Lại có thuyết cho rằng, người hay giận hờn cũng có thể thọ trì được hai: hạnh ngồi nơi nhàn tịnh và hạnh ngồi dưới bóng cây; vì lẽ khi ở tại hai nơi nầy, thì ít thấy những nỗi khổ của thế gian.

Về thời tiết khi tu hạnh Đầu-đà, thì ba hạnh ngồi dưới bóng cây, ở chổ trống chẳng che, ở nơi mồ mả, có thể tu tập trong tám tháng. Vào mùa An cư (mùa mưa), Đức Phật cho phép vào trú trong những nơi có che lợp.

Hỏi: Thế nào là Đầu-đà thuyết giảng về hạnh đầu-đà?

Đáp: Đầu-đà thuyết giảng về hạnh đầu-đà, cũng có Đầu-đà chẳng thuyết giảng về hạnh đầu-đà, có Phi đầu-đà (Phi = chẳng phải) thuyết giảng về hạnh đầu-đà, có Phi đầu-đà chẳng thuyết giảng về hạnh đầu-đà.

Thế nào là Đầu-đà thuyết giảng về hạnh đầu-đà? Đó là bực A-la-hán đã thành tựu hạnh đầu-đà.

Thế nào là Đầu-đà chẳng thuyết giảng về hạnh đầu-đà? Đó là bực A-la-hán chẳng thành tựu hạnh đầu-đà.

Thế nào là Phi đầu-đà thuyết giảng về hạnh đầu-đà? Đó là bực học nhơn (kẻ còn đang tu học) và phàm phu (người thường) đã thành tựu được các hạnh đầu-đà.

Thế nào là Phi đầu-đà chẳng thuyết giảng về hạnh đầu-đà? Đó là bực học nhơn và phàm phu chẳng thành tựu các hạnh đầu-đà.

Hỏi: Tướng, Vị và Khởi của hạnh đầu-đà là gì?

Đáp: Hình tướng của hạnh đầu-đà là sự ít ham muốn. Đạo vị của hạnh đầu-đà là sự biết đủ. Sự phát khởi của hạnh đầu-đà là sự chẳng nghi nan.

Lại nữa, hình tướng của hạnh đầu-đà còn là sự chẳng bị ràng buộc; đạo vị của hạnh đầu-đà còn là sự tiết độ và sự khởi phát của hạnh đầu-đà còn là sự chẳng lùi sụt.

Thế nào là các giai đoạn của hạnh đầu-đà? Thọ trì là giai đoạn đầu, tu hành là giai đoạn giữa, và niềm vui lành là giai đoạn chót.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục
Phần Chánh văn: 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08.1 | 08.2 | 08.3 | 08.4 | 08.5 | 09 | 10 | 11 | 12
Phần tìm hiểu: 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08.1 | 08.2 | 08.3 | 08.4 | 08.5 | 09 | 10 | 11 | 12 | Tổng kết

Chân thành cám ơn Cư sĩ Thiện Nhựt đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 16-01-2004