BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
[01-1] Chủ đề NGŨ GIỚI-oOo-
HỎI: Thưa ông, giáo lý của Ðức Phật thật là cao sâu mầu nhiệm. Vậy Phật pháp có ích gì cho nhân loại, cho hạng tại gia cư sĩ? ÐÁP: Người trần thế chia ra làm hai hạng:
Xin giải thích ba điều lợi ích kể trên. Ðiều 1: Ðức Thế Tôn dạy tránh xa tội ác thông thường:
Muốn tránh 10 tội ác trên thì nên hành 10 Pháp đối trị:
Chúng ta thấy rõ rằng: Phật giáo chủ trương dạy người tránh điều ác, làm việc lành, hầu xây dựng hạnh phúc cho mình và cho xã hội, đây là điều lợi ích thứ nhất của Phật pháp. Ðiều 2: Làm việc lành như hành theo chính pháp, tức là tuân theo lời giảng dạy của Ðức Phật lấy luân thường, đạo đức làm nền tảng, xây dựng xã hội lành mạnh. Ðối với đạo, phải căn cứ trên tinh thần tự độ tự tha. Muốn xây dựng đời:
Ðiều 3: Diệt trừ phiền não để giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Ðiều này quan trọng nhất và lại khác hẳn với quan niệm của đời. Vì đời thường tìm hạnh phúc giả tạm trong vật chất nên không thông hiểu nổi tinh thần siêu việt của đạo giải thoát. Diệt phiền não để thoát khỏi luân hồi đến nơi hạnh phúc tuyệt đối của Niết bàn thật khó cho người đời lãnh hội được. Vì đạo và đời tương phản nhau, theo quan niệm người đời thì càng kiếm thêm được nhiều tiền của lợi danh càng hay, còn theo lý đạo biết tri túc (tự biết đủ) là thượng sách. Hơn nữa người đời ít hiểu phiền não là gì, hay có biết chăng nữa cũng chỉ biết một cách lờ mờ, nhiều người cho đó là nết hư tật xấu. Nhưng cũng có lắm chuyện tốt mà cũng là phiền não. Như ta muốn làm giàu, cặm cụi tối ngày quên ăn bỏ ngủ, nếu việc làm này đúng theo chính mạng thì không tội lỗi gì. Nhưng vì sự làm lụng quá mức ấy, đời sống sẽ giảm thọ, mất vui và quên trau dồi bề đạo đức nên kiếp vị lai cũng không hơn gì kiếp này mà còn e rằng kiếp sau càng tệ hơn kiếp này. Chính cái lo chạy theo tiền tài danh vọng ấy là phiền não, vì nó đem sự khổ đến cho ta. Khi bị thất bại thì đã đành rồi, nhưng nếu may ra có thành công cũng chẳng sung sướng gì hơn, vì còn phải để tâm giữ gìn của ấy nữa. Vì thế nên Ðức Thế Tôn dạy chúng ta rằng: Phiền não có rất nhiều loại và mang nhiều hình thái khác nhau, lắm khi hết sức vi tế khiến các bậc xuất gia trí thức mà vẫn còn chưa phân biệt được rõ rệt, nhưng cái lầm ấy chẳng hạn như khi tham thiền, niệm một đề mục nào như niệm số tức quan, tức là niệm hơi thở, bỗng dưng thấy kim thân Ðức Thế Tôn hay thấy rõ ràng Ðức Thế Tôn hiện ra, vì thấy đề mục khác với cái niệm của mình, nhưng cái thấy ấy lại là thấy Phật thì vị Ðại đức ấy chấp cho là thật nên rất vui thích nên khoe khoang rằng: Ta đã gặp Phật. Thật ra đó chỉ là một hiện tượng của vọng tâm, đó là một phiền não rất vi tế và tai hại, vì nó có thể đưa hành giả đến nơi tà đạo và làm ngăn trở con đường giải thoát. Tóm lại, phiền não là nguyên nhân làm cho tâm nhơ đục, bẩn thỉu: Phiền não có rất nhiều, nhưng không ngoài ba nguyên nhân chính là Tham lam, Sân hận, Si mê. Cũng có thể hiểu cho dễ là: Những ác pháp trói buộc chúng sinh không cho giải thoát khỏi vòng thống khổ.
HỎI: Xin hỏi, Phiền não có nơi gọi là tham lam và ái dục, vậy sự khác nhau như thế nào? ÐÁP: Trong tham lam sẵn chứa sự khao khát. Sự khao khát ấy Ðức Phật gọi là ái dục. Ái dục cũng đồng nghĩa với dục tình. Dục tình là cái bẩm tính khao khát không ngừng nghỉ của Lục căn đối với Lục trần.
HỎI: Ngoài sự ham muốn sâu xa gọi là Tham lam, còn có hạng ham muốn tốt đẹp, vậy sự ham muốn tốt đẹp ấy có gọi là Phiền não, là Ái dục được không? ÐÁP: Xin ông cho tôi biết định nghĩa sự Tốt Ðẹp của ông?
HỎI: Tốt đẹp nơi đây tôi ngụ ý chỉ sự sang giàu danh vọng. Nhưng tôi không nói sự sang giàu danh vọng bất chính, nghĩa là sang giàu do nơi tạo tác của tôi, trong cái sang giàu ấy không lẫn tội ác như lường gạt. ÐÁP: Người đời vì còn ham giàu mặc dầu là cái sang giàu ấy không làm hại ai, chính mình tạo ra bằng tài năng của mình, thật ra không xấu, nhưng đối với Phật Pháp thì đó cũng không phải hoàn toàn tốt đẹp.
HỎI: xin giải thích thêm vì tôi còn hoài nghi chỗ tôi không làm tội mà cũng không lành? ÐÁP: Vì tất cả sự tham muốn xấu cũng như tốt, đều là do nơi phiền não và ái dục. Nên bao giờ còn Tham muốn thì còn gây Nhân, tức là tạo Nghiệp, khi còn có Nghiệp thì vẫn còn trầm luân trong biển khổ, còn bị trôi giạt trong luân hồi.
HỎI: Người làm phước như bố thí có phải là Phiền não không? ÐÁP: Bố thí có phiền não hay không còn tùy theo tác ý của người bố thí. Sự bố thí có hai tác ý khác nhau:
Người Phật tử nên gieo phước lành theo thể thức thứ nhì, và nên tìm tòi học hỏi cho thông hiểu các loại phiền não, hầu gìn giữ tâm khỏi bị cảnh trần chi phối. Khi tâm không còn bị phiền não nhiễu nhương thì trí tuệ phát sanh thấy rõ: Luân hồi là nơi đáng kinh sợ nhất, cũng như người kinh sợ hầm chứa đầy rắn độc, thì không bao giờ dám mê luyến và trái lại càng cố gắng chạy cho xa mau ra khỏi nơi đầy sự kinh khủng ấy. Khi đã biết chán chê, ghê sợ phiền não và luân hồi thì con người sẽ thản nhiên trước sự vật được hay mất, vui hay buồn. Khi đã nhận được lý vô thường, khổ não và vô ngã thì cũng đã hiểu rõ thân này là của mượn thì hà tất phải mến tiếc sự vật ngoài thân ta. Ðây là lý thuyết tuyệt đối của Phật giáo. Nếu muốn đạt được chân lý ấy, người Phật tử chân chính nên thực hành theo ba điều:
HỎI: Vậy trong kiếp này người giàu có, sang trọng gọi là người có hạnh phúc hay có phước, nếu muốn kiếp sau cũng được như thế này hay là được giàu sang hơn nữa, thì người ấy phải làm thế nào? Ý tôi muốn hỏi là phải tu theo hạnh nào? Trong khi chính người ấy chưa rõ đủ trình độ giải thoát, và chỉ mong tu tập từng bước một thôi. ÐÁP: Ðây là ước vọng chung của hàng Phật tử có chính kiến và có óc thực tế, biết tận dụng nghiệp lành sẵn có để xây dựng hạnh phúc cho tương lai. Những người ấy chắc sẽ tiến mãi từ thấp lên cao theo nhịp cầu nhân thiên và sẽ tạo đủ duyên lành để đắc đạo quả trong ngày vị lai. Ðối với những người ấy, Ðức Phật dạy những phương pháp sau đây:
HỎI: Tôi đã hiểu 6 điều kể trên và xin cố gắng thực hành theo, xin vui lòng giải thích rộng thêm về ngũ giới cho tôi được rõ? ÐÁP: Trước khi giải thích về ngũ giới, cũng nên nói sơ lược về lợi ích của Phật giáo để ông hiểu thêm. Phật giáo ví như mặt trời soi đường cho khách lữ hành, kẻ đi tầm hạnh phúc khỏi bị sa vướng vào cạm bẫy của Ma vương. Trước tiên có ba điều lợi ích:
Ðức Phật cho rằng: Không bao giờ có hạnh phúc, ngoài cuộc đời trong sạch căn bản trên nguyên tố đạo đức về tinh thần. Người học Phật mà không màng tới hạnh phúc xã hội, và không màng đến sinh hoạt kinh tế của dân gian là không hiểu rõ Phật giáo. Phật giáo chủ trương tổ chức một xã hội an ninh thanh bình, một xã hội chỉ biết tôn kính người nào tự thắng phục được lòng mình, một xã hội đem tình thương rửa sạch hận thù, biết lấy lòng từ bi trả lại sự hung ác, lấy lòng khoan dung đối với mọi người.
HỎI: Thưa ông, bây giờ ta nên trở lại vấn đề Giới. Khi ta thọ trì giới được trong sạch, ai là người được hưởng quả ấy? Và người ấy được hưởng những gì? ÐÁP: Ðiểm quan trọng trong sự giữ giới là cố ý xa lánh điều ác: Sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, và uống rượu. Ðức Phật dạy trì giới là tỏ ý muốn cho con người trở nên thuần lương đạo đức. Vì thường con người thiên về tội lỗi bởi bẩm tính Tham, Sân, Si nên không nhận định được điều tội lỗi để xa lánh. Vì sự tối mê không nhận định được chính tà nên Ðức Phật gọi là vô minh. Vô minh là một phiền não quan trọng nhất, nó là nguyên nhân đưa chúng ta luân hồi mãi mãi không ngừng. Khi Ðức Thế Tôn còn tại thế, Ngài thường dạy ta nên cố mau mau xa lánh đời để tìm giải thoát. Vì chúng ta còn nhiều phiền não nên không giác ngộ được các pháp cao sâu mầu nhiệm là Thánh pháp. Hôm nay chúng ta có được chút duyên lành gặp Phật pháp, vậy chúng ta nên gia tâm học sưu tầm chân lý hầu mạnh tiến trên con đường giải thoát của Ngài đã vạch sẵn. Khi ta trì Giới được trong sạch, thì chính bản thân ta được hưởng quả an vui, đồng thời người chung quanh ta như vợ con, quyến thuộc sẽ được ảnh hưởng đạo đức của ta, người trì giới là người tự tạo hạnh phúc cho mình, và làm cho người khác vui thích hạnh thanh cao để hành theo. Sự an vui của người xung quanh mình là trong gia đình, ông chồng là người có giới đức thì bà vợ được an vui, vì không còn sợ chồng mình làm những việc xấu xa nhất như tà dâm. Cha mẹ không lo sợ con mình phạm vào 5 điều tội lỗi. Ðó là kết quả ta trông thấy hiện tại là cái quả nhỏ nhất, kế tiếp là khi những người nhỏ trong nhà như con em thấy vậy kính nể và noi theo gương mà hành theo. Người có giới đức trong sạch được hưởng quả tối thiểu là không sợ vi phạm pháp luật quốc gia, không lo có oán thù, không sợ có oan trái. Nhờ có tu giới người Phật tử dọn đường để tu định, và nhờ có giới định nên tuệ được tiến hóa đến nơi giải thoát Niết Bàn. Trở lại vấn đề trì Giới, trì Giới là xây nền móng vững chắc của người tu giải thoát. Người giữ giới gọi là người xây nền tảng rất kiên cố cho thân và tâm, khi ấy thân tâm mới kiến thiết lâu dài "Ðịnh và Tuệ". Vì vậy Giới là điều quan trọng nhất mà người Phật tử chân chính cần phải có, nói một cách khác Giới là bước đầu tiên của người tu Phật. Còn nói về nền tảng thì chắc ông đã hiểu rõ sự cần thiết của nó đến độ nào rồi. Phàm một cái nhà nhỏ mà chưa có nền chắc cũng không được, huống chi xây cất một tòa lầu, hay đắp một quan lộ mà thiếu nền móng vững chắc thì thật là tai hại. Phần đông người đời, quen xem hình dáng hào nhoáng bên ngoài của sự vật, ít ai chịu khó nhìn cho thấy rõ nền tảng trọng yếu bên trong. Như người lái xe chỉ thấy đường bằng phẳng thôi chớ không chịu nghĩ nhờ biết bao nhiêu công phu khó nhọc lúc bắt đầu khởi đắp nền móng vững chắc, nên ngày nay con đường mới được êm ái như vậy. Như người chỉ trông thấy lâu đài nguy nga đẹp đẽ nhưng mấy ai nghĩ đến lâu đài ấy cần phải có một nền tảng kiên cố chắc chắn, tốn hao công lực đến chừng nào. Tuy nhiên xem xét nền móng một quan lộ, một lâu đài tương đối là dễ. Nhưng khi xem nền tảng của một tu sĩ, hay căn bản của sự tu học của chính bản thân ta, quả là một điều khó vô cùng. Ví như một nhà quí phái rất dễ nhận được sự sang trọng, nói năng hoạt bát bên ngoài, nhưng ta làm sao biết người ấy là người Thiện hay Ác. Muốn biết được nền tảng đạo đức bên trong của người nào thì ta phải xem xét hành động và lời nói của người ấy, hay nói cho rõ hơn là phải lưu ý tới năm thói quen xấu sau đây:
Người có một trong năm tật xấu trên là người thiếu nền tảng đạo đức vững chắc, người ấy là người chưa đắp được con đường giải thoát chắc chắn. Phàm người có được trong năm điều ấy thì không làm việc gì nên, chỉ chuốc lấy cái hại cho mình thôi. Nếu ta dùng phải người ấy trong chuyện gì thì càng đem lại tai hại cho ta mà thôi. Sự tu hành để đến nơi giải thoát cần có một nền tảng đạo đức kiên cố. Nền tảng này không thể làm bằng xi măng cốt sắt, nhưng lại bằng Ngũ giới: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Năm điều này là nền tảng chắc chắn nhất của người tu giải thoát. Khi ở trong một tòa nhà nguy nga lộng lẫy mà có một chỗ nứt rạn thì lòng ta chẳng yên vì ta không biết nó sụp đổ ngày nào. Cũng như người tại gia cư sĩ mà phạm một điều nào trong năm giới răn thì làm cho thân nhân hằng lo sợ dùm mình, như trẻ con tính tình ngỗ nghịch cha mẹ biết rõ nó không thể giữ một trong năm điều răn cho trong sạch, khi đứa bé ấy đi đâu cha mẹ thường phập phòng lo sợ, vì không biết con mình sẽ bị tai hại lúc nào do bởi quả của người không có giới đức hoàn toàn trang nghiêm.
HỎI: Xin cho biết trì Giới ấy chính nghĩa là gì? ÐÁP: Theo phạm ngữ trì Giới là "Giữ cho được tự nhiên". Trước hết, tôi xin giải thích tiếng Giới có nghĩa là tự nhiên, rồi sau sẽ giải thích đến tiếng thọ trì. Thí dụ mặt trời mọc ở hướng đông, lặn ở hướng Tây, không bao giờ thay đổi vị trí, đó là tự nhiên của nó. Sự mọc lặn của mặt trời từ vô thủy đến bây giờ vẫn y như vậy nên gọi là tự nhiên. Thân người có nhiều cơ quan khác nhau để dùng tùy theo chức năng của nó, như mắt để xem, vì đó là tự nhiên của mắt, không thể dùng mắt để nghe hay ăn. Nếu ta dùng ngũ quan không đúng chức năng của nó thì trái với tự nhiên sẽ không được việc. Tất cả mọi việc gì yên tịnh, thuận tình, hợp cảnh đó là Tự nhiên. Một trận bão to đột ngột làm hại người, sự việc đó không còn là tự nhiên nữa. Những ví dụ trên cho thấy rằng: Vạn vật đều có sự tự nhiên của nó. Muốn hiểu về giới tự nhiên ta cần nên biết tới lời khuyên của Ðức Thế Tôn như giới không sát sinh chẳng hạn. Thử hỏi giết hại và không giết hại, điều nào tự nhiên? Chắc chắn ai cũng đáp: "Tự nhiên là sự không giết hại". Nếu sự giết hại là tự nhiên của con người thì chúng ta không còn ai sống sót tới ngày nay. Vì nếu ta tránh được người này thì chắc chắn không thoát khỏi tay người khác, mà rồi Pháp luật cũng không trừng phạt kẻ sát nhân. Bởi vậy cho nên mới nói người giữ giới không sát sinh là người giữ được tự nhiên vậy. Bốn điều tự nhiên còn lại trong ngũ Giới đều có thể hiểu như lời giảng trên.
HỎI: Thưa ông, nếu nói trì Giới là giữ được sự tự nhiên thì có gì gọi là cao thượng? ÐÁP: Người trì giới là người giữ cái bản năng tự nhiên, ông cho là không cao thượng và quí báu, bởi vì ông nghĩ cái gì tự nhiên đều là thông thường. Nhưng thử hỏi trong đời này có mấy ai dám tự hào đã giữ được cái bản chất tự nhiên một cách hoàn toàn? Thật ra người ráng giữ mình cho được tự nhiên không phạm Giới là người rất hiếm có, thật là người cao thượng vậy. Tiếng nói tự nhiên đây đồng nghĩa với tiếng thanh tịnh. Có thể nói người phạm giới là người mất tự nhiên, mất yên tịnh, thường thường ở trong tình trạng bối rối và lo âu trước mọi người khác. Trì giới là một việc làm tối quan trọng đối với người tu hành, vì nó là nền tảng đầu tiên, sẽ đem đến cho những điều lành khác. Giới ví như miếng đất có bón phân. Thiền định như trồng cây trên miếng đất ấy. Tuệ ví như cây đơm bông trổ trái. Sở dĩ cây mọc tốt có trái nhiều ấy cũng do nơi miếng đất màu mỡ. Cũng như Ðịnh và Tuệ phát sinh dễ dàng là nhờ giới trong sạch. Ðức Thế Tôn có dạy: Giới năng sanh Ðịnh, Ðịnh năng sanh Tuệ. Người có giới trong sạch, khi bố thí mới có quả báu nhiều hơn người không có giới bố thí.
HỎI: Có nhiều vị Ðại đức dạy: Trì giới là một phương pháp xa lánh ác nghiệp chớ không phải là lành. Xin ông vui lòng giải thích rộng thêm cho dễ hiểu? ÐÁP: Dạy thế cũng đúng, vì trên thực tế trì giới cốt ý là để tránh xa điều ác, không tạo nghiệp dữ. Trì giới giúp ta ngăn ngừa được vài thói quen tật xấu như tham lam, sân hận chẳng hạn. Nhưng nếu muốn trừ tính bỏn sẻn phải hành pháp bố thí tức là làm lành, vì trong trường hợp này trì giới không còn công hiệu. Hơn nữa bố thí còn tạo cho lòng từ nẩy nở mạnh thêm. Nên nhớ rằng: Phật pháp dạy từng giai đoạn nghĩa là dạy từ thấp lần lần lên, càng lúc càng cao siêu mầu nhiệm. Ngài dạy từ dễ đến khó. Trước hết lánh dữ, sau dạy phải làm lành. Có thể ví dụ trì giới như tạo hàng rào kiên cố. Bố thí như của quí để trong nhà. Sở dĩ hàng rào có ích lợi là để giữ gìn của quí trong nhà. Nếu hàng rào kiên cố mà trong nhà trống trơn thì vẫn còn thiếu sót nhiều. Nói về quả báo thì trì giới để khỏi đọa vào con đường ác. Làm lành như bố thí chẳng hạn sẽ sinh vào cảnh nhân thiên để hưởng sự giàu sang phú quý. Như vậy Bố thí và trì giới là hai pháp lành bổ túc cho nhau. Nếu luận về tâm lý thì Trì giới là tác ý lành giữ cho Tâm được trong sạch không để ô nhiễm điều ác. Giới là một trong mười phương pháp lành Ðức Thế Tôn gọi là Punnakiriyàvatthu có nghĩa là Pháp làm cho phát sanh ra phước. Trì giới cho được trong sạch thật khó. Vì ta phải cố gắng hết sức giữ cho tâm không cho rung động xu hướng theo sự vật bên ngoài. Ðó là phương pháp thay đổi tâm từ xấu đến tốt, từ động đến tịnh. Ðức Phật dạy muốn thọ giới phải có Tác ý, nghĩa là người có ý muốn tránh xa điều ác do giới qui định. Nói cách khác là phải tự mình nguyện không để phạm vào những giới cấm. Người như vậy mới gọi là người có trì giới. Còn như kẻ cướp kia đang bị giam giữ trong ngục, không có phương tiện để trộm cướp được, chớ sự thật không phải là trì giới, hay không gọi là người có giới. Một người chưa thọ trì giới cũng vậy sở dĩ họ chưa hành ác vì chưa gặp cơ hội, người này cũng không gọi là người có giới. Tóm lại người có giới là người có tác ý lành và nguyện ra lời là phải cố tránh xa không phạm những điều răn cấm của Ðức Phật. Ðức Phật có dạy Cetanàham bhikkhave sìlam vadàmi. Này các thầy Tỳ khưu, Như Lai dạy rằng: Tác ý là giới. Quả báo của giới là tâm được an tịnh không sợ sệt tội lỗi khi còn sống cũng như lúc sắp lâm chung. Chỉ có người Trì giới mới nhận thấy quả báo của giới, cũng như người nằm mộng mới thấy cảnh trong mộng của mình. Người Trì giới trong sạch mới hưởng được sự an vui trong thâm tâm mình. Tâm cố gắng xa lánh điều ác là nhân làm cho phiền não càng lúc càng xa ta, đồng thời đặc ân cao quý của tâm thiện càng bành trướng, ác nghiệp càng giảm bớt dần. Sự cố tâm thọ trì giới luật phạn ngữ gọi là Samàdàna. Sự cố tâm xa lánh tội ác sinh lên ngay khi ta phát nguyện thọ trì những điều ngăn cấm của Ðức Phật. Người Phật tử phải cố gắng giữ giới cho được trong sạch, không nên dể duôi, vì nếu dể duôi thì phiền não sẽ len lỏi vào tâm ta, nó sẽ xâm chiếm bành trướng và phá hoại tâm ta. Quả báo của sự trì giới có ba, mỗi khi thọ giới xong nhà sư thường nhắc Sìlena sugatim yanti. Người được sinh về cõi Trời cũng nhờ giữ giới. Sìlena bhogasampadà, được giàu sang cũng nhờ giữ giới. Sìlena nibbutim yanti, người được giải thoát nhập Niết Bàn cũng nhờ giữ giới.
HỎI: Nếu nói giữ giới được giàu sang tại sao chư vị Tỳ khưu giữ đến 227 giới mà không thấy quý Ngài giàu sang, trái lại còn phải đi khất thực? ÐÁP: Câu hỏi này cần phải chia ra làm nhiều đoạn giải thích cho dễ hiểu. Phạn ngữ "Bhoga" được dịch là tài sản hay là của cải có hai nghĩa là:
Về phương diện thọ dụng có hai tính cách:
Mặc dầu thuộc loại một hay loại hai, hay là được tạo ra hoặc được sử dụng bằng cách nào, chung quy cứu cánh của tài sản (của cải) là phải đem lại sự an vui, thỏa thích và hạnh phúc đến cho con người. Trên đời này có nhiều cách làm ra của cải, nhưng cũng không ngoài hai lối Thiện và Ác. Ðề cập đến sự Thiện ác, lành dữ ta mới thấy điều lợi ích thực tiễn của sự trì giới. Thử hỏi, một người không biết giữ giới, hàng ngày tạo ra của cải tài sản bằng lối sát sinh, trộm cắp, lường gạt, tà dâm v. v... mặc dầu có giàu sang chăng nữa người như vậy có hoàn toàn an vui, sung sướng không? Hay mải lo âu sợ sệt, một ngày nào đó mưu mô thủ đoạn xảo trá của mình bị khám phá rồi sẽ bị truy tố, bắt bớ giam cầm khổ thân. Người sống với một tâm trạng như vậy thật không yên vui chút nào. Lại nữa người không thông hiểu đạo đức, không giữ giới, thì không biết tham lam là tai hại, thường là người làm nô lệ cho lòng ham muốn vô bờ bến của mình. Khi có của cải nhiều rồi càng muốn cho có nhiều hơn nữa, vì lòng tham nên bao giờ cũng thấy thiếu thốn, rồi mải chạy theo dục vọng, lo thu góp tài sản cho thật nhiều, không còn thì giờ rảnh đâu mà an hưởng. Một đời sống như vậy, dù có của cải nhiều đến đâu cũng vô bổ vì nó không đem đến an vui và hạnh phúc bao giờ. Sao bằng người trì giới biết chắc chắn là tài sản của cải của mình có đây là nhờ chính nghiệp, chính mạng, nên lúc nào tâm trí cũng thảnh thơi thỏa thích, yên vui và được hạnh phúc. Cũng có thể hiểu câu nói trên dạy về quả báo của sự trì giới. Hiện tại được giàu sang là do nhờ từ trước đã có giữ giới. Do nhân giữ giới hiện tại, sau này sẽ được quả vui, có nhiều của cải. Nhưng ngay bây giờ người giữ giới trong sạch tinh nghiêm có lợi ích là được nhiều người khen ngợi yêu mến, tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ. Và người có giới như vậy sẽ được dễ dàng hành theo bốn pháp:
Chính nhờ bốn pháp này mà làm cho con người trở nên khá giả nếu không nói là giàu có. Tóm lại trì giới là nhân, của cải là quả. Một người trì giới cho trong sạch dù chưa giàu sang nhưng cũng được an vui, hạnh phúc. Còn như ông hỏi tại sao vị Tỳ khưu thọ 227 giới mà không có vị nào giàu sang, là tại vì ông chưa hiểu rõ giới hạnh, nguyện vọng và nhất là của cải hay tài sản của một vị xuất gia. Trì giới đối với các Ngài cũng có nghĩa là tự nguyện từ bỏ của cải thế gian, các Ngài đã tỉnh ngộ. Ðối với các Ngài vinh hoa phú quý tài sản danh vọng ở cõi trần gian này không khác nào miếng mồi thơm móc ở lưỡi câu. Người nào chạy theo bả danh lợi không khác nào cá đớp mồi. Càng nuốt vô sâu, càng bị lưỡi câu móc chắc vào miệng vào bao tử thì càng thêm khổ. Ðối với quý Ngài tài sản ví như món thuốc độc có hòa vào một chút mật ong, khi mới nếm thì ngon thật đấy, nhưng khi đã thấm thuốc rồi thì sẽ biết chất độc ấy hành hạ thế nào. Người ham mê tài sản cũng vậy, khi được thì cũng vui thật, khi bị mất cũng như bị cháy, trôi hay bị người cướp giật thì mới thấy cái buồn thấm thía, hay biết rằng có người muốn cướp giật nhưng ta không thể nào giao cho họ được, chừng ấy mới thấy rõ của cải là chuốc thêm khổ. Khi các Ngài (Tỳ khưu) hiểu rõ thật như vậy các Ngài càng thêm chán nản, ghê sợ, không vị nào dám mong cầu giàu sang phú quý bao giờ. Trái lại các Ngài lo hành pháp tri túc, tức là biết vừa đủ và giảm thiểu nhu cầu của mình đến mức tối thiểu, chỉ còn có Tam y và quả bát là của cải. Giới hạnh cao quí nhất của các Ngài là càng xa lánh của cải chừng nào hay chừng ấy. Các Ngài có một nguyện vọng và xa lánh những gì mà người thế gian có, Ngài chỉ muốn một cuộc đời thanh bạch cho đúng câu "Hạnh phúc là thoát ly trần tục". Nói thế không phải phủ nhận tất cả tài sản của cải của các bậc xuất gia. Chính nhờ các Ngài giữ giới hạnh thanh cao tinh khiết mà các Ngài được người đời và hàng thiện nam tín nữ tôn trọng lễ bái cúng dường. Các Ngài là phước điền của nhân loại. Vị nào trì giới được trong sạch tinh nghiêm thì suốt đời không sợ thiếu thốn Tứ vật dụng. Ðiều này cũng có thể gọi là tài sản vô tận của các Ngài. Ngoài hai thứ vật chất kể trên, các Ngài còn có một tài sản thứ ba còn cao quí hơn, tuy khó nhận thấy được vì nó là vật vô hình, đó là duyên lành hay gọi là phước báu, hay cũng gọi là vật thực dành để ăn khi đi đến Niết bàn. Trong Tam giới này không có tài sản nào quý báu bằng quả phước thiện, người đi đường trong cõi Sa bà này phải mang theo. Nhưng của quý này khỏi phải mang gánh hay chở chuyên chi hết, mà chính nó chạy theo mình, đây mới là đặc điểm quý báu nhất khó mà có vật nào sánh bằng. Vì lý do này nên các bậc trí thức hay xuất gia chân chính bỏ cả cái giàu sang hạnh phúc cõi này để tạo cái hạnh phúc cao quý hơn. Các Ngài coi giới luật còn quý hơn mạng sống của mình. Còn một điều nữa xin đừng hiểu lầm vì nghèo khổ mà các Ngài phải đi xin ăn. Trì bình khất thực là một hạnh cao thượng của các bậc xuất gia. Nếu nói vì nghèo quá nên mới đi xin? Vậy xưa kia Thái tử Siddhattha (Sĩ Ðạt Ta) xuất gia đi trì bình khất thực độ nhật cũng vì quá nghèo hay sao?
HỎI: Xin ông giải thích thêm cho tôi biết sự trì giới còn có lợi ích nào khác nữa không? ÐÁP: Người trì giới còn là nguồn an vui cho xã hội. Sự thật tất cả sự an vui của nhân loại đều do sự an tịnh hay thái bình mà có. Khi sự an tịnh hay thái bình mất đi thì sự an vui cũng chẳng còn. Người có giới đức là người biết làm cho mình an tịnh thái bình, người trì giới trong sạch thì không bao giờ biết làm khổ ai, do đó nên luôn luôn được an vui mà còn làm cho người khác được an vui. Nếu mọi người trong xã hội này đều tự biết làm cho mình an tịnh thì thế giới này là một thiên đàng vậy. Riêng trong gia đình người Phật tử là một tiểu xã hội nếu ai ai cũng lo giữ giới nghĩa là làm cho bản thân mình được an tịnh, thì gia đình ấy là một tiểu thiên đàng trong trần gian. Ngoài đời có luật lệ để giữ gìn trật tự, thì trong Phật giáo cũng có giới răn cấm làm cho con người trở nên người tốt đẹp. Giáo lý của Ðức Phật dạy khởi từ một cá nhân. Nhưng khi tất cả mọi người đều biết giữ giới cho tròn phận sự mình thì trong gia đình cũng như ngoài xã hội đều được an vui. Vì vậy nên lời dạy của Ðức Phật lúc nào cũng hợp thời, hợp tình hợp lý. (Xem tiếp: Phần 2, Chương 1) -oOo- |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh, Chùa Kỳ Viên, Quận 3, Sài Gòn,
đã gửi tặng phiên bản vi tính. (Bình Anson, 01-2001)
update: 01-02-2001