BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Đối mặt với THỰC TẠI
Con đường của thương yêu

Tác giả: PEMA CHODRON
Dịch giả: Nguyên Hạnh


13

QUI Y

Hôm nay tôi muốn nói về qui y Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng - và ý nghĩa của qui y Tam Bảo.

Khi còn là những đứa trẻ nhỏ, chúng ta tùy thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác. Chúng ta không thể tự ăn uống và tự săn sóc cho mình. Nếu không vì sự thiếu khả năng ấy của trẻ con thì sẽ không có sự nuôi dưỡng. Thật lý tưởng, thời kỳ nuôi dưỡng ấy là một thời kỳ mà lòng từ, sự thương yêu có thể được kích thích trong ta. Giáo lý Shambhala dạy chúng ta rằng những người lính chiến trẻ con được đặt trong những chiếc nôi của tình yêu thương. Thật lý tưởng, trong số những người đang nỗ lực để tạo nên một xã hội tỉnh thức, trong thời kỳ nuôi dưỡng, cá nhân cần phát triển tự nhiên lòng nhân từ, sự tôn trọng chính họ và có một ý niệm về cảm giác thư giãn, thoải mái với chính mình. Trong một xã hội đầy tỉnh thức, sẽ có một số buổi lễ truyền thông điệp, cũng như nhiều truyền thống đã có, trong đó đứa trẻ trở thành một thanh niên hay một thiếu nữ một cách trịnh trọng. Dường như rất thường chúng ta là nạn nhân của sự không được nuôi dưỡng đầy đủ ban đầu, và chúng ta không biết khi nào chúng ta lớn lên. Một số người dù ở tuổi 50 hoặc 60, 70 vẫn còn phân vân không biết mình đã lớn lên như thế nào. Chúng ta vẫn còn trẻ con trong tâm hồn, có thể nói như vậy.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cho dù chúng ta cảm thấy rằng mình không được nuôi dưỡng đàng hoàng, hay dù chúng ta cảm thấy may mắn được nuôi dưỡng đàng hoàng - bất cứ tình cảnh nào của chúng ta - trong giây phút hiện tại chúng ta có thể luôn nhận ra rằng nền tảng chính là sự phát triển lòng từ ái đối với chính chúng ta - bởi chúng ta và cho chúng ta. Toàn bộ tiến trình của Thiền tập là một quá trình tạo nền tảng vững chắc, tạo một chiếc nôi của lòng từ ái nơi đó chúng ta thật sự được nuôi dưỡng. Chất liệu nuôi dưỡng là niềm tin vào trí tuệ, sức khoẻ, sự dũng cảm và lòng chân thành của chúng ta. Chúng ta phát triển nhận thức rằng con đường chúng ta đang đi, loại tính cách chúng ta có và cách chúng ta biểu hiện đời sống - là tốt, và rằng bằng cách hãy là con người chúng ta đang là một cách đầy đủ và chấp nhận hoàn toàn điều đó, tôn trọng chính mình, chúng ta sẽ đứng vững trên nền tảng của tình thương yêu.

Tôi luôn nghĩ rằng cụm từ "qui y" là rất hiếu kỳ bởi vì nó nghe có vẽ hữu thần, mang tính đối ngẫu và tùy thuộc sự nương tựa vào một điềuđó. Tôi nhớ rất rõ vào lúc bị stress cực độ trong đời, tôi đã đọc Alice in Wonderland. Alice trở thành một nữ anh hùng đối với tôi vì cô ta rơi vào trong chính hố thẳm này và cô ta rơi một cách tự do. Cô ta không bám níu bờ mé, cô ta không hoảng sợ, không nỗ lực chấm dứt sự rơi, cô ta chỉ rơi xuống và quan sát sự vật khi cô đang rơi xuống. Rồi khi rơi xuống, cô ta đang ở một nơi hoàn toàn mới lạ. Cô ta không nương tựa vào điều gì cả. Tôi thường mong muốn như vậy bởi vì tôi thấy chính tôi đến gần hố thẳm và gào thét, bám víu trở lại, không muốn đi đến nơi không có chỗ bám víu.

Trong mỗi cuộc sống con người, bạn được sinh ra và sinh ra một mình. Và rồi một quá trình bắt đầu. Và khi bạn chết, bạn chết một mình, không ai đi theo bạn. Hành trình mà bạn thực hiện, cho dù niềm tin của bạn về hành trình đó là gì, thì bạn thực hiện nó một mình. Ý tưởng căn bản về qui y là giữa sống và chết chỉ có một mình. Cho nên, qui y Phật-Pháp-Tăng không có nghĩa là tìm sự an ủi nơi mẹ và cha, mà là sự biểu hiện cơ bản mong muốn nhảy ra khỏi tổ, cho dù bạn cảm thấy sẵn sàng hay chưa, để đi qua những nghi thức rườm rà và trở thành một người lớn không có chỗ dựa nào cả. Nó diễn tả sự nhận thức của bạn rằng cách duy nhất để bắt đầu một hành trình thật sự của cuộc đời là cảm thấy nền tảng của lòng từ ái và sự tôn trọng chính bạn. Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta không bao giờ đến điểm mà chúng ta cảm thấy chắc chắn 100%: "Tôi có chiếc nôi nuôi dưỡng của tôi. Quá trình nuôi dưỡng ấy đã hoàn thành. Bây giờ tôi có thể bay nhảy". Chúng ta luôn phát triển Từ tâm và tiếp tục bay nhảy. Lần trước, tôi đã nói về việc gặp bờ mé và khao khát nắm giữ một cái gì đó khi chúng ta tiến đến giới hạn của chúng ta. Rồi chúng ta thấy rằng có nhiều từ ái hơn, nhiều tôn kính với chúng ta hơn, nhiều tin tưởng cần được nuôi dưỡng hơn. Chúng ta tiến hành quá trình đó và chúng ta cứ tiếp tục bay nhảy.

Vì thế đối với chúng ta, qui y có nghĩa là cắt bỏ sự ràng buộc, cắt cuốn rốn đi và một mình bắt đầu cuộc hành trình của con người đầy đủ, không có sự thêm sức của người khác. Qui y là phương thức mà chúng ta bắt đầu trau dồi sự cởi mở và sự chân thật cho phép chúng ta ngày càng ít phụ thuộc. Chúng ta có thể nói: "Chúng ta không nên tùy thuộc người khác nữa, chúng ta nên cởi mở" nhưng đó không phải là mấu chốt. Mấu chốt là bạn bắt đầu từ nơi bạn đang là, bạn xem bạn trẻ con như thế nào và bạn không phê phán điều đó. Bạn bắt đầu khám phá với tính hài hước và nhân ái với chính bạn, tất cả những nơi bạn đeo bám, và mọi lúc bạn nắm giữ, bạn nhận ra: "A! Đây là nơi mà qua chánh niệm và sự thực tập Tonglen của tôi và qua mọi việc tôi làm: cả cuộc đời của tôi là một quá trình học cách làm bạn với chính tôi". Mặt khác, nhu cầu đeo bám, nhu cầu nắm giữ hay khóc đòi mẹ cũng cho bạn thấy rằng đó là bờ mé của tổ ấm. Bước ngang qua đúng ở đó - là một cú nhảy - trở thành độngđể trau dồi lòng Từ ái. Bạn nhận ra rằng nếu bạn bước ngang qua bậu cửa ấy là bạn đang tiến về phía trước, bạn đang lớn dần lên, trở thành một người trưởng thành.

Nói cách khác, trở ngại lớn nhất chính là sự si mê. Khi bạn gọi "Mẹ!" hoặc khi bạn cần một bàn tay để nắm giữ, nếu bạn chối từ nhìn vào toàn bộ tình huống, bạn không thể thấy nó như một lời dạy - một gợi ý để nhận ra rằng đây là nơi mà bạn có thể đi xa hơn nơi bạn có thể yêu mình hơn. Nếu bạn không thể nói với mình vào lúc đó "Tôi sẽ xem xét điều này, bởi vì đó là tất cả những gì tôi cần làm để tiếp tục hành trình tiến về phía trước và cởi mở hơn" thì bạn đã bị kết dính với trở ngại của sự si mê.

Làm việc với các trở ngại là một hành trình của cuộc sống. Con người luôn phải đối mặt với những tình huống bất ngờ. Dĩ nhiên, con người có thể khiếp hãi, đặc biệt là trước những tình huống nguy hiểm. Đó là một sự sợ hãi. Nhưng với một trái tim mềm yếu, run rẩy, con người nhận ra rằng anh ta chỉ sắp bước vào cái chưa biết, và rồi đi về phía trước để gặp đối thủ. Con người nhận ra rằng kẻ thù không là gì cả ngoài công việc chưa hoàn thành của mình, và rằng nỗi sợ hãi đó thật sự cần được đối mặt. Trở ngại chỉ là một vài hình ảnh xuất hiện đâu đó, và nó xuất hiện trong nhiều hình thức: như người yêu phụ bạc chúng ta, bố mẹ không thương yêu chúng ta đầy đủ, một ai đó lợi dụng chúng ta... Một cách cơ bản, những gì chúng ta đối mặt là nỗi sợ hãi và sự bám víu trở lại, là những trở ngại không cần thiết. Trở ngại duy nhất là sự si mê, từ chối nhìn vào công việc chưa hoàn tất của chúng ta. Ví như khi mỗi lần con người đi ra và gặp kè thù, anh ta nói: "A! lại chính là kẻ thù, và không đủ sức để đối mặt với nó" và rồi rút lui. Cuộc sống như vậy sẽ trở thành một câu chuyện tái diễn về sự thức dậy vào buổi sáng, đi ra ngoài, gặp kẻ thù và nói "Không có cách nào khác" và rút lui. Trong trường hợp đó bạn trở nên rụt rè, sợ hãi hơn và trẻ con hơn. Không ai nuôi dưỡng bạn nhưng bạn vẫn ở trong chiếc nôi đó, và bạn không bao giờ đi qua những lễ nghi trưởng thành của bạn.

Trong một bài hát Oryoki chúng ta hát: "Sự thánh thiện của Phật-Pháp-Tăng là khó nghĩ bàn". Và "Tôi lễ Phật, lễ Pháp và lễ Tăng. Tôi kính lễ và luôn kính lễ 3 ngôi Tam bảo". À, chúng ta không phải đang nói về việc tìm sự an ủi nơi Phật-Pháp-Tăng. Chúng ta không phải đang nói về lễ lạy để được cứu rỗi. Chúng ta nói một cách truyền thống, đức Phật là một tấm gương cho những gì chúng ta có thể trở thành. Đức Phật là một người tỉnh thức, và chúng ta cũng là một đức Phật. Điều đó thật đơn giản, chúng ta là những vị Phật. Đó không phải là một cách nói. Chúng ta là một người tỉnh thức, nghĩa là một người luôn tiến bộ, luôn cởi mở, luôn tiến về phía trước. Điều đó không dễ dàng gì và thậm chí nó còn đi kèm với nhiều sợ hãi và nghi ngờ. Đó là những gì có nghĩa là con người, đó là những gì có nghĩa là một chiến sĩ.

Để bắt dầu, khi bạn rời khỏi chiếc nôi yêu thương, bạn đang mặc bộ giáp tuyệt đẹp này, bởi vì trong ý nghĩa nào đó, bạn được bảo vệ và bạn cảm thấy an toàn. Rồi bạn đi qua lễ nghi trưởng thành, một quá trình cởi bỏ đi chiếc áo giáp mà bạn có ảo tưởng là nó đang bảo vệ bạn tránh một điềuđó chỉ để nhận ra rằng thật sự nó đã ngăn chặn bạn sống đầy đủ và tỉnh thức hoàn toàn. Rồi bạn tiến về phía trước và gặp những kẻ thù, và mỗi cuộc gặp gỡ sẽ chỉ cho bạn lúc cần cởi những chiếc áo giáp để tiến về phía trước.

Qui y Phật có nghĩa là bạn đang sẵn sàng bỏ cả cuộc đời để nhận thức và nối kết với sự tỉnh thức của bạn, học hỏi rằng mỗi lần bạn gặp trở ngại, bạn cởi bỏ nhiều lớp áo si mê hơn, đặc biệt là chiếc áo che phủ tâm hồn bạn. Đó là những gì chúng ta đang làm ở đây suốt kỳ thực tập này, cởi bỏ áo giáp, cởi bỏ sự bảo vệ, cởi bỏ tất cả những thứ che phủ trí tuệ của chúng ta. Chúng ta không phải cố gắng để trở thành những gì chúng ta không phải, mà đang khám phá lại, nối kết lại với con người chúng ta đang là. Vì thế khi chúng ta nói: "Tôi qui y Phật" có nghĩa là tôi nương tựa sự dũng mãnh và khả năng không hãi sợ khi cởi bỏ tất cả những áo giáp che phủ sự tỉnh thức của tôi. Tôi tỉnh thức, tôi sẽ bỏ cả đời tôi để cởi bỏ được chiếc áo giáp si mê này đi. Không ai có thể cởi bỏ nó được bởi vì không ai khác biết được những chiếc khóa nhỏ ở đây, không ai khác biết được nó bị may chặt ở đâu, biết được nơi mà phải mất nhiều công trình để tháo mở được sợi chỉ thép đặc biệt ấy ra. Tôi có thể có một sợi dây kéo thòng xuống phía trước và có những khóa móc từ trên xuống. Mỗi lần tôi gặp những trở ngại, tôi cởi bỏ càng nhiều khóa móc càng tốt, thậm chí tôi có thể cởi bỏ luôn dây kéo. Tôi có thể nói với bạn: "Đơn giản. Khi bạn gặp trở ngại, bạn chỉ cần cởi mở một trong những khóa móc và rồi dây choàng sẽ rơi ra". Và bạn nói: "Cô ta đang nói gì vậy". Bởi vì bạn đã may một đường dưới cánh tay trái của bạn với một sợi chỉ thép. Mỗi lần gặp trở ngại, bạn phải lấy ra những con dao đặc biệt mà bạn giấu trong một chiếc hộp với tất cả những vật quí giá của bạn và cắt bỏ một vài sợi chỉ này đi, càng nhiều càng tốt, cho đến khi bạn bắt đầu kêu lên với kinh ngạc: "Như vậy đã quá đủ cho bây giờ". Rồi bạn bắt đầu tỉnh thức nhiều hơn và liên hệ nhiều hơn với tính Phật, và bạn biết đầy đủ ý nghĩa của qui y Phật. Đối với người tiếp theo mà bạn gặp, bạn nói: "Thật dễ dàng. Tất cả những gì bạn phải làm là lấy những chiếc dao nhỏ của bạn ra khỏi chiếc hộp quí và bắt đầu" và họ nhìn vào bạn và nói: "Anh ta đang nói gì vậy?". Bởi vì họ có những chiếc áo lớn che phủ cả thân thể và đầu óc họ. Cách hay nhất để cởi những chiếc áo này đi là bắt đầu nắm những đầu mối của chúng, và họ biết rằng mỗi khi họ gặp trở ngại, họ thật sự bắt đầu cởi bỏ. Vì vậy bạn phải làm điều đó một mình. Hướng dẫn cơ bản rất đơn giản: Bắt đầu cởi bỏ áo giáp si mê. Đó điều mà tất cả mọi người có thể nói với bạn. Không ai có thể nói với bạn cách làm điều đó bởi vì bạn là người duy nhất biết bạn bị khóa buộc trong đó như thế nào để bắt đầu.

Theo truyền thống, qui y Pháp là nương tựa vào giáo pháp của đức Phật. Lời dạy của đức Phật là: Hãy buông bỏ và cởi mở đối với các pháp. Nhận ra rằng cố gắng bảo vệ chính mình, cố gắng giữ cho lãnh thổ của bạn được an toàn và được khoanh vùng, là đầy dẫy khổ đau. Nó giữ bạn trong một thế giới hướng nội nhỏ bé, ẩm thấp, tạo nên ngày càng nhiều ngột ngạt và sản sinh nhiều khổ đau khi bạn lớn hơn. Khi bạn lớn lên hơn thật khó và ngày càng khó tìm ra con đường. Khi tôi lên 12 tuổi, tôi đọc tạp chí ‘Tôn giáo thế giới". Bài báo về Khổng giáo nói thế này: "Vào độ tuổi 50, nếu bạn đã phí cuộc đời bạn cho đến khi đó mới cởi bỏ áo giáp ra (Khổng Tử diễn tả điều này bằng ngôn ngữ của ông), lúc đó bạn đã thiết lập một kiểu đầu óc mà phần còn lại của cuộc đời, bạn không thể thay đổi. Nhưng nếu vào độ tuổi 50, bạn trở nên giỏi giang trong việc giữ chiếc áo giáp đó trên người, bạn giữ con dao cắt nút ấy với bất kỳ giá nào thì dù gì đi nữa, dù bạn ở trong một trận động đất đi nữa thì cũng rất dễ thay đổi". Dù nó đúng hay không, nó làm tôi sợ chết khiếp khi tôi lên 12 tuổi. Nó trở thành một động cơ chủ yếu cho đời sống của tôi. Tôi được xác định phương cách để trưởng thành hơn là để bị mắc kẹt.

Vì vậy qui y Pháp - giáo pháp của đức Phật - là những gì như vậy. Từ một nhận thức rộng rãi hơn, Pháp cũng có nghĩa là toàn bộ cuộc sống. Giáo pháp của đức Phật dạy về buông bỏ và cởi mở, bạn làm điều đó trong cách mà bạn quan hệ với mọi người trong cuộc sống của bạn, trong cách bạn quan hệ với những tình huống bạn mắc phải, trong cách bạn quan hệ với tư tưởng, ý nghĩ của bạn, với tình cảm, xúc cảm của bạn. Mục đích của toàn bộ cuộc sống không phải là kiếm cho nhiều tiền, không phải là có một cuộc hôn nhân hoàn hảo, không phải là xây dựng tu viện Gampo. Nó không phải là làm bất cứ điềuđại loại như vậy. Bạn có một cuộc sống rõ ràng và bất cứ cuộc sống nào mà bạn có cũng là một phương tiện để tỉnh thức. Nếu bạn đơn độc và bạn cảm thấy đơn cô, bạn ước mong có một người bạn, đó là một phương tiện để tỉnh thức. Nếu bạn có một gia đình lớn và bạn muốn mình có một chút ít thời giờ nhàn rỗi hơn, đó là một phương tiện để tỉnh thức. Bất cứ cái gì bạn có đều là phương tiện để thức tỉnh. Không có tình huống tốt hơn những gì bạn có. Nó đã tạo ra cho bạn, nó chỉ cho bạn mọi thứ bạn cần để biết nơi mà dây kéo áo choàng của bạn bị mắc kẹt và nơi bạn có thể cởi bỏ. Vì vậy, đó là những gì nói lên về qui y Pháp. Nó phải được làm với việc tìm một không gian cởi mở chứ không phải bị bao phủ bởi chiếc áo giáp si mê.

Qui y Tăng cũng có nhiều điểm tương tự như vậy. Quy y Tăng không phải là chúng ta nhóm họp trong một câu lạc bộ nơi mà tất cả chúng ta đều là bạn tốt, nói về đạo Phật với nhau, gật gù có vẻ thông thái, phê phán những người không đi theo con đường của chúng ta. Qui y Tăng có nghĩa là nương tựa trong tình huynh đệ của những người đã tự hứa cởi bỏ áo giáp si mê. Nếu chúng ta sống trong một gia đình mà tất cả mọi người đều cam kết cởi bỏ áo giáp si mê, thì một trong những phương tiện đầy năng lực nhất để biết cách thực hiện điều đó là ý chí phản ảnh mà chúng ta đưa ra cho nhau, sự tử tế mà chúng ta bày tỏ với nhau. Thông thường, khi một người đang cảm thấy có lỗi với chính mình và bắt đầu ân hận, mọi người vỗ lưng người ấy và nói rằng: "Ồ, bạn thật tội nghiệp" hay "Vì lợi ích chung, hãy quên nó đi". Nhưng nếu bạn tự cam kết cởi bỏ áo giáp và bạn biết rằng người khác cũng vậy, có một cách mà bạn có thể thực sự cho họ món quà giáo pháp. Với tình thương và lòng tốt bằng chính kinh nghiệm của bạn về những gì có thể, bạn cho họ sự khôn ngoan mà người khác có thể đã cho bạn một ngày trước đó khi bạn đang đau khổ. Bạn khuyến khích họ đừng than thân trách phận mà hãy nhận ra rằng đó là một cơ hội để phát triển và rằng mọi người đều phải trải qua kinh nghiệm này. Nói cách khác, Tăng là những người cam kết giúp đỡ lẫn nhau để cởi bỏ chiếc áo giáp si mê, bằng cách không khuyến khích sự yếu đuối của họ hay khuyến khích khuynh hướng giữ áo giáp của họ luôn được mặc. Khi chúng ta nhìn nhau ngã quỵ hay nói một cách bướng bỉnh: "Không, tôi thích chiếc áo giáp này", có một cơ hội để nói rằng dưới tất cả áo giáp đó có nhiều chỗ đau đang mưng mủ, và một ít ánh sáng mặt trời sẽ không thể làm lành được vết thương. Đó là khái niệm về qui y Tăng.

Khi chúng ta nhận ra sự cần thiết cởi bỏ áo giáp si mê, chúng ta có thể nương tựa nơi sự tỉnh thức và chúng ta mong muốn không mặc nó nữa bằng cách qui y Phật. Chúng ta có thể nương tựa nơi giáo pháp của đức Phật và chúng ta có thể nương tựa Tăng bảo, gia đình của chúng ta, những người đã cam kết theo giáo pháp của Phật, những người mà chúng ta có thể chia sẻ khổ đau và niềm vui.

Trungpa Rinpoche đưa ra một định nghĩa về qui y đã được viết trên bảng thông báo của chúng ta ngày hôm kia. Nó bắt đầu bằng một lời khẳng định tuyệt đối: "Vì mọi vật đều chân chất, rõ ràng, không mập mờ khó hiểu nên không có gì đđạt lấy hay để nhận ra". Nhưng rồi Rinpoche đã đi xa hơn và làm nó trở nên rất thực tế: "Sự thực hành hằng ngày chỉ đơn giản là để phát triển một sự chấp nhận hoàn toàn và sự cởi mở đối với mọi tình huống, mọi cảm xúc và đối với mọi người. Một sự chấp nhận và cởi mở hoàn toàn đối với tất cả tình huống, tất cả cảm xúc, tất cả mọi người, kinh nghiệm mọi điều một cách hoàn toàn, đầy đủ, không ôm lấy, không chứa chất, để con người không tự thu mình lại cũng không tự xem mình là trung tâm". Đó là lý do chúng ta đến đây để thực tập.

-ooOoo-

14

KHÔNG YÊU THÍCH LUÂN HỒI HAY NIẾT BÀN

Sáng nay, tôi muốn nói về sự không yêu thích luân hồi hay Niết bàn. Nhiều điều trong giáo lý Mahamudra (giáo lý về những kinh nghiệm được chuyển thành kiến thức cao siêu và những phương tiện thiện xảo) dạy về bản chất của tâm trí, nói về trạng thái tĩnh và động. Nếu bạn phân tích sự vật, hiện tượng đến cùng, tất cả những gì còn lại sẽ chỉ là sự yên tĩnh của không gian và những gì liên tục sinh ra từ không gian, quay trở lại không gian - tĩnh và động. Đôi khi, nó được gọi là bản thể và hiện tượng. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều mà tôi muốn nói là không nên ưa thích tĩnh hay động, hay bạn có thể nói rằng không nên ưa thích sự náo động của luân hồi hay sự tịch tĩnh của Niết bàn.

Thông thường, có một số định kiến về vấn đề này. Có hai hình thức chung của chứng loạn thần kinh chức năng của con người. Một thứ là bị kẹt trong lo lắng, sợ hãi và hy vọng, trong muốn và không muốn và trong những thứ như: Công việc gia đình, nhà cửa, xe hơi, tiền bạc, giải trí, sự lãng mạn, kỳ nghỉ, sông núi sa mạc, Châu Âu, Mexico, Jamaica, hố đen của Calcutta (The black Hole of Calcutta), ngục tù, chiến tranh và hòa bình,v.v...Vì vậy rất nhiều người trong số chúng ta bị mắc kẹt trong tất cả những sự kiện đó, bị mắc kẹt vào một sự kiện như thử chúng ta đang bị kẹt trong một vùng nước xoáy. Trong luân hồi, chúng ta liên tục cố gắng tránh xa nỗi đau bằng cách tìm sự vui thích, và khi làm điều đó, chúng ta chỉ cứ đi lòng vòng. Tôi nóng quá và tôi mở tất cả các cửa sổ, và rồi tôi quá lạnh và tôi mặc một chiếc áo len vào. Rồi khi ngứa ngáy, tôi bôi kem lên cánh tay; khi nhớp nhúa, tôi đi tắm. Khi lạnh tôi đóng cửa sổ, và như vậy, như vậy, như vậy. Tôi đơn cô nên tôi kết hôn và khi tôi luôn tranh cãi với chồng (hay vợ) của tôi, tôi bắt đầu một cuộc tình khác, và rồi chồng tôi (hay vợ tôi) đe dọa bỏ tôi, tôi mắc kẹt trong sự bối rối với những gì phải làm tiếp theo, và như vậy, như vậy. Chúng ta luôn cố gắng nhảy khỏi nơi nóng bỏng để đến một nơi mát lạnh, luôn luôn cố gắng trốn chạy và do đó không bao giờ thực sự ổn định thoải mái và thưởng thức. Đó gọi là luân hồi (Samsara) - nói cách khác, dù sao, chúng ta cũng ưa thích đối với hiện tượng, vì vậy chúng ta luôn làm việc trong một hệ thống chuẩn mực, nỗ lực tạo sự dễ chịu trong một hệ thống chính trị và triết học, tôn giáo và tất cả mọi thứ, cố gắng đạt niềm vui trong tất cả những hiện tượng xã hội xảy ra.

Một chứng bệnh rất thông thường khác là bị mắc kẹt bởi sự ưa thích tĩnh hơn động. Khi đang du lịch, tôi gặp một số người đã lập nên một hội đoàn dựa trên niềm tin rằng một dĩa bay sắp đến và mang họ đi khỏi thế giới rối ren này. Họ đang chờ đợi những chiếc dĩa bay đến giải phóng họ khỏi sự ô nhiễm của trái đất này. Họ nói về sự vượt khỏi những tệ hại của cuộc sống, đi vào không gian trong sáng và an vui, không bị ngăn trở trong bất kỳ trường hợp nào, được tự do hoàn toàn. Khi con tàu không gian đưa họ đi, họ đi đến một nơi mà không có bất kỳ vấn đề gì. Đây là tất cả những gì chúng ta thực hiện một cách tinh tế. Nếu chúng ta có một kinh nghiệm về sự trong sáng hay an lạc, chúng ta muốn nó luôn được liên tục. Đó là những gì mà những người nghiện ngập mong muốn, muốn cảm thấy tốt mãi mãi, nhưng nó thường kéo dài không bao lâu. Tuy nhiên, nó là một căn bệnh rất thông thường, bị mắc kẹt bởi sự mong muốn sống thoát ra ngoài, muốn ở trong không gian. Có một số người có sự thâm hiểu bản chất của thực tại rộng lớn và tuyệt vời như thế nào - đôi khi gọi là một cái nhìn thông thái - nhưng rồi họ trở nên hoàn toàn thất vọng với cuộc sống bình thường. Đáng lẽ cái nhìn thông minh đó thật sự làm giàu cuộc sống của họ, nhưng ngược lại nó làm họ cảm thấy luôn nghèo khổ hơn. Thông thường lý do khiến người ta đi đến rối loạn thần kinh là họ thấy được sự rộng lớn tuyệt diệu đó của thế giới hiện tượng nhưng rồi họ bám víu vào sự thâm hiểu của họ và họ trở nên hoàn toàn bị mắc kẹt ở đó. Người ta thường nói một cách khá chính xác rằng một người loạn thần kinh là người đang chìm đắm trong những điều tương tự, những điều mà một người huyền hoặc đang dính vào.

Những gì tôi muốn nói ở đây là bản ngã có thể dùng bất cứ điềuđể tái tạo lại chính nó, cho dù đó là hiện tượng hay bản thể, cho dù đó là những gì chúng ta gọi là luân hồi hay Niết bàn. Có một chiều hướng chung trong nhiều tôn giáo là mong muốn lánh xa trái đất và nỗi đau của thế gian để không bao giờ kinh nghiệm lại những điều tệ hại của cuộc sống này nữa. "Hãy vứt nó lại đằng sau và an nghỉ trong Niết bàn tĩnh lặng". Bạn có thể để ý rằng trong bài hát Oryoki chúng ta nói đức Phật "Không trú mãi trong Niết bàn". Nếu Ngài không trú trong Niết bàn thì phải chăng luân hồi và Niết bàn là một, không nên ưa chuộng luân hồi hay Niết bàn mà hãy sống trọn vẹn trong cả hai.

Gần đây, tôi thấy trên tường trong căn bếp của một người bạn có một câu trích từ một bài nói chuyện của Chogyam Trungpa Rinpoche, câu ấy nói rằng: "Hãy nắm giữ khổ đau và buồn thương của luân hồi trong tim bạn và đồng thời nắm giữ quyền lực và hình ảnh đẹp của mặt trời Đông phương vĩ đại. Rồi thì người hiệp sĩ có thể làm một tách trà đúng khuôn phép". Tôi bị một đòn bất ngờ ở câu ấy, bởi vì khi đọc nó tôi chợt nhận ra rằng chính tôi cũng có một sự ưa chuộng sự tĩnh lặng. Cái khái niệm về sự ôm ấp nỗi buồn và nỗi đau của luân hồi trong tim tôi đã nghe có vẻ như thật, nhưng tôi nhận ra tôi đã không thực hiện được điều đó. Ít nhất, tôi đã có một sự ưa chuộng rõ ràng đối với năng lượng và hình ảnh đẹp của mặt trời vĩ đại Đông phương - đặc tính của việc thức tỉnh liên tục. Nhưng còn việc đồng thời nắm giữ nỗi buồn và nỗi đau của luân hồi trong tim tôi thì sao? Câu nói ấy đã thật sự tạo một ấn tượng mạnh trong tôi. Điều đó hoàn toàn đúng: Nếu bạn có thể sống với sự buồn chán của cuộc đời con người (những gì mà Rinpoche thường gọi là sống với trái tim dịu dàng hay trái tim chân thật), nếu bạn có thể sẵn lòng cảm nhận đầy đủ và nhận thức một cách liên tục nỗi buồn của chính bạn và nỗi buồn của người khác, nhưng đồng thời không chết đuối bởi nó, bởi vì bạn cũng có thể nhớ hình ảnh đẹp và năng lượng của mặt trời vĩ đại Đông phương, bạn cảm nhận được sự cân bằng và sự hoàn hảo, sự nối kết giữa trời và đất giữa ảo ảnh và thực tại. Chúng ta nói về đàn ông và phụ nữ, nói về sự liên kết giữa trời và đất, nhưng thật sự tất cả đã nối kết rồi. Không có bất kỳ sự chia tách nào giữa luân hồi và Niết-bàn, giữa buồn đau của luân hồi và năng lượng của mặt trời vĩ đại Đông phương. Người ta có thể giữ cả hai trong tim họ, và đó thật sự là mục đích của khóa thực tập này.

Lễ nghi tức là sự liên kết ảo ảnh và thực tế, trời và đất, luân hồi và Niết bàn. Khi mọi điều được hiểu một cách đúng đắn, toàn bộ cuộc sống của con người giống như một buổi lễ tôn giáo. Rồi thì tất cả những điệu dáng của cuộc đời là những thủ ấn (mudra - những hình dáng của bàn tay trong quá trình thực hành những thủ pháp mật tông Phật giáo, diễn tả những đặc tính khác nhau trong Thiền định) và tất cả âm thanh của cuộc sống giống như một Mantra (thần chú - những từ ngữ hay vần điệu bí mật có công năng khác nhau của Mật tông) - và sự linh thiêng hiện hữu khắp mọi nơi. Đây là những gì đằng sau lễ nghi, những điều hình thức hóa được thực hiện trong các tôn giáo của những nền văn hóa khác nhau. Nghi lễ, khi nó là sự chân thành, giống như một hình nang thời gian. Nó như thử hàng ngàn năm trước một ai đó có một cái nhìn rõ ràng không mắc kẹt về sự mầu nhiệm, quyền năng và sự thiêng liêng, và nhận ra rằng nếu anh ta đi ra mỗi sáng và chào mặt trời một cách đúng kiểu, có thể bằng cách làm một bài tụng đặc biệt và dâng hiến hay bằng cách cúi đầu, rằng nó liên kết anh ta với sự giàu có. Vì vậy, ông ta dạy con cháu làm theo như vậy, và trẻ con dạy lại con cháu của chúng, cứ tương tự như thế. Vì vậy, hàng ngàn năm sau, người ta vẫn làm điều đó và liên hệ với chính xác một cảm giác giống như vậy. Tất cả những lễ nghi được truyền lại đều như vậy. Một ai đó có thể có một sự thâm hiểu và thay vì bị đánh mất nó có thể tồn tại qua lễ nghi. Chẳng hạn, Rinpoche thường nói rằng giáo pháp, giống như một bí quyết cho bánh mì mới ra lò. Cách đây hàng ngàn năm, một ai đó đã khám phá cách nướng bánh mì, và bởi vì công thức được truyền lại qua nhiều năm, bạn vẫn có thể làm bánh mì mới mà bạn có thể ăn ngay bây giờ.

Những gì tôi nghĩ về lễ nghi như sự nối kết khổ đau của luân hồi với hình ảnh đẹp của mặt trời vĩ đại Đông phương là rằng bằng cách nào đó, chỉ đơn giản dùng những điều bình thường để khơi mở cảm hứng cho đời sống của chúng ta. Mặt trời mọc vào buổi sáng, chúng ta có thể dùng âm thanh của một chiếc chuông để gọi chúng ta đến chánh điện, chúng ta có thể chấp hai tay lại trong thế hoa sen (gasho) và chào nhau, chúng ta có thể nâng bát Oryoki của chúng ta với 3 ngón tay trong cùng một kiểu cách mà người ta đã làm trong nhiều thế kỷ. Qua những lễ nghi này, chúng ta bày tỏ sự thường thức của chúng ta đối với thức ăn, đồ vật và sự phong phú của thế giới. Bạn nâng bình bát lên và rồi cuối buổi tập, bạn về nhà và có lẽ bạn quên tất cả về Oryoki. Có thể bạn quay trở lại vài năm sau và thực hành một chương trình khác, và bạn tìm thấy có điều gì gây cảm động về việc thực hiện lại điều đó. Có thể bạn thực hiện điều đó đầu tiên lúc bạn 20 tuổi và rồi bỗng nhiên vào lúc 80 tuổi bạn nhận thấy chính bạn làm lại điều đó. Nó giống như một sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ cuộc đời bạn - nâng bát Oryoki của bạn lên với 3 ngón tay.

Những lễ nghi chân thành thật sự giúp chúng ta nối kết lại với năng lực và hình ảnh đẹp cũng như với nỗi đau buồn của kiếp sống con người. Khi quyền năng và sự suy niệm (khả năng nhìn nhận) đến với nhau, có một vài ý niệm về việc thực hiện mọi việc một cách đàng hoàng chỉ để giữ gìn chính nó, vì mục đích và vì lợi ích của chính nó. Chế một tách trà đúng kiểu là bạn hoàn toàn và kỹ lưỡng chế tách trà ấy bởi vì bạn biết trà và nước sôi nếu pha với nhau sẽ tạo nên một thức uống bổ dưỡng và ngon lành, nó nâng cao tinh thần của con người. Bạn không làm điều đó bởi vì bạn lo lắng rằng ai đó sẽ không thích bạn nếu bạn không làm điều đó đúng đắn. Bạn cũng không làm điều đó quá nhanh đến nỗi nó kết thúc trước khi bạn nhận ra rằng bạn đã làm một tách trà, huống hồ là bạn muốn 6 tách. Vì vậy, cho dù hút một điếu thuốc, uống một tách trà hay sửa soạn giường chiếu, rửa chén bát - bất cứ điều gì - đó là nghi thức trong ý nghĩa thực hiện nó một cách đàng hoàng nếu bạn có thể giữ nỗi buồn cũng như khả năng nhìn thấy mặt trời vĩ đại Đông phương trong trái tim bạn.

Chogyam Trungpa Rinpoche rất thích nghi lễ. Ông đã rút ra được từ tất cả các truyền thống - gồm Tây Tạng, Nhật, Anh - để tạo nên lễ nghi của riêng ông. Một trong những lễ nghi đó là cách ông đi vào chánh điện. Bạn đang ngồi trên chánh điện và bỗng nhiên bạn nghe thấy tiếng ầm ầm của những cây gậy lễ, tiếng leng keng của những chiếc chiên nhỏ, tiếng bùm bùm của chiếc trống lớn: "rắc" "keng", "bùm" ; "rắc", "keng", "bùm". Khi những âm thanh ấy tiến gần, bạn biết rằng Rinpoche sắp sửa bước vào. Rồi ông ở đó với đoàn người tham dự lễ, ông chỉ đi vào chánh điện để thuyết pháp. Nhưng bằng cách nào đó, lễ nghi của ông đã tạo nên một môi trường mà trong đó không gian mở thoáng ra. Bạn cảm thấy như thử bạn đang ở trong một không gian bất tận (không ảnh hưởng thời gian). Đó không phải là ngày 22-6-1989; nó không phải là một thời gian đặc biệt trong ngày hay đêm hay trong năm, nó chỉ là một loại không-thời gian. Ông biết nếu ông tạo nên tất cả những âm thanh của lễ nghi này, tất cả chúng ta sẽ có lợi bởi kinh nghiệm về thời gian vô hạn ấy.

Người nông thôn thường hiểu biết về thời tiết mùa màng, thời điểm mặt trời mọc và lặn... Họ có những nghi lễ của mỗi mùa. Để không ai có thể bỏ lỡ sự kiện rằng tất cả chúng ta đều được nối kết, những lễ nghi trưởng thành và tất cả những lễ nghi khác được biên đạo rất tốt: như một bài múa đẹp. Người già biết cách làm những điều này và họ truyền những kiến thức ấy lại, đó gọi là kế dòng. Black Elk là một người thánh thiện trong những năm 1880, thời gian mà dân chúng của ông bị mất tinh thần, mất lòng tin, do bởi phương cách mà họ đã từng sống, tạo cho họ nhiều ý nghĩa của việc liên kết, đã bị phá hoại, tuy cũng còn đủ hay họ đã không đánh mất tất cả. Khi lên 9 tuổi, ông có một giấc mơ về việc làm thế nào để cứu dân chúng của ông, giấc mơ về những con ngựa đến từ bốn hướng. Trong một hướng là những con ngựa màu trắng, hướng khác màu hồng; hướng khác màu da nai và hướng cuối cùng màu đen. Cùng với những con ngựa là những trinh nữ mang theo những vật thiêng liêng và những người đàn ông hát những lời sấm truyền. Mỗi hướng đều có hình tượng lễ nghi hoàn hảo của nó. Ông không nói sự nhìn thấy của ông cho ai, bởi vì ông nghĩ sẽ không có ai tin ông. Nhưng khi lên 17 tuổi, ông cảm thấy ông sắp bị điên, vì vậy cuối cùng ông nói với một người thầy thuốc, người thầy thuốc hiểu ngay và nói: "Chúng ta phải thực hiện nó ngay". Họ làm toàn bộ sự việc. Sơn thân thể họ và đóng diễn như những gì ông đã nhìn thấy.

Khi ông ở tuổi 20, sự việc hoàn toàn vỡ lẽ ra. Ông quyết định đi đến cuộc trình diễn Wild West của Buffalo Bill với một số người Ấn khác. Họ được đưa đi trên một chiếc "thuyền lửa" đến Châu Âu để thực hiện một cuộc biểu diễn ở London với những con ngựa của họ và y phục Ấn của họ. Một đêm nọ, nữ hoàng Victoria đến xem cuộc trình diễn. Bây giờ bạn sẽ không nghĩ có nhiều sự giống nhau giữa Black Elk, một người Oglala Sioux đến từ những thảo nguyên và nữ hoàng Victoria. Những đêm đó không ai khác đến, chỉ có nữ hoàng Vìctoria trong xe ngựa của bà và đoàn tùy tùng. Khi buổi trình diễn kết thúc, bà đứng dậy bắt tay tất cả bọn họ với bàn tay mềm dịu nhỏ nhắn của bà. Ông thật sự thích bà. Rồi bà cúi chào họ và họ bị gây ấn tượng mạnh về bà và cách cư xử của bà đến nỗi những người phụ nữ đã làm những điều gọi là "kỹ thuật reo dây đàn hay sự rung động" và những người đàn ông thì reo lên vui mừng, và rồi tất cả họ đều cúi chào nữ hoàng. Black Elk đã mô tả bà như "một vị mẫu nghi của nước Anh". Bà có rất nhiều sự oai vệ và dáng vẻ đặc biệt. "Bà xinh đẹp, dễ thương và rất tốt đối với chúng ta". Khoảng một tháng sau, bà mời họ đến Silver Jubilee của bà. Như ông ta kể, khi ông ta và những người bản xứ khác vào tòa nhà to lớn vĩ đại này, mọi người đều kêu lên "Jubilee! Jubilee!". Ông ta nói rằng ông vẫn không biết từ đó có nghĩa gì, nhưng lúc đó ông có thể mô tả những gì ông thấy. Đầu tiên, nữ hoàng Victoria đến bằng xe ngựa vàng rực của bà, những con ngựa được che phủ bằng vàng và tất cả áo quần của bà cũng vàng như lửa. Rồi đến chiếc xe ngựa màu đen, với những con ngựa màu đen và cháu nội trai của nữ hoàng. Trong xe ngựa màu xám và ngựa màu xám là thân quyến của bà. Ông mô tả tất cả những xe ngựa và tất cả những con ngựa và rồi tất cả những người đàn ông đang đến trong trang phục đẹp đẽ, cưỡi ngựa đen với những chùm lông trang trí. Cả buổi lễ đã gây ấn tượng mạnh với họ. Ông ta nói rằng, trước lễ Jubilee, ông cảm thấy như chưa bao giờ thấy hình ảnh ấy, nhưng sự nhìn thấy tất cả sự trưng bày trang trọng và cảnh tượng ấy đã nối kết với những gì ông đã mơ thấy trước đây. Khi nữ hoàng Victoria trong xe ngựa vàng đến bên những người Ấn Độ, bà cho dừng xe và đứng lên, chào họ. Họ lại ném tất cả đồ vật của họ lên không trung, la hét và tung bật dây đàn và rồi họ hát với quốc mẫu Anh.

Lễ nghi ấy có thể là của nữ hoàng Anh hay của dân chúng Great Plains. Một cách nào đóđã vượt thời gian và không gian. Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi nghĩ nó có điềuđể thực hiện cùng với việc nắm giữ nỗi buồn đau của luân hồi trong tâm bạn và đồng thời nắm giữ hình ảnh và năng lượng của mặt trời Đông phương vĩ đại. Cả cuộc đời của chúng ta có thể là một lễ nghi. Chúng ta phải học cách dừng lại khi mặt trời đi xuống và khi mặt trời mọc lên. Chúng ta phải học cách lắng nghe gió; chúng ta có thể học cách để ý rằng trời đang mưa, đang có tuyết rơi đầy hay đang yên tĩnh. Chúng ta có thể nối kết liên hệ với thời tiết mà là chính chúng ta, và chúng ta có thể nhận ra rằng đó là những nỗi buồn. Càng buồn, nó càng rộng lớn, càng rộng lớn thì tâm hồn chúng ta càng rộng mở. Chúng ta có thể đừng nghĩ rằng thực hành tốt là khi nó bằng phẳng và yên lặng và thực hành tồi khi nó gồ ghề và đen tối. Nếu chúng ta có thể nắm giữ tất cả chúng trong tâm hồn thì chúng ta có thể làm được một tách trà đúng kiểu cách.

-ooOoo-

15

GIÁO PHÁP ĐƯỢC DẠY VÀ GIÁO PHÁP ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM

Theo truyền thống, có hai cách diễn tả giáo pháp của Đức Phật: Giáo pháp được dạy và Giáo pháp được kiểm nghiệm. Giáo pháp được dạy đã được giới thiệu một cách liên tục trong sách vở, trong những bài thuyết giảng với một phương thức rõ ràng và trong sáng kể từ thời đức Phật. Mặc dù tất cả Giáo pháp đều bắt đầu từ Ấn Độ, trong một bối cảnh thời gian, không gian và văn hóa rất khác với những gì chúng ta biết ngày nay, tinh hoa của giáo pháp vẫn được truyền sang Nam Á, Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam và Tây Tạng - đến rất nhiều nước khác trên thế giới - bởi những người có khả năng diễn đạt những gì chính họ được dạy. Ngày nay, có rất nhiều sách vở tuyệt hay về giáo lý căn bản. Bạn có thể đọc Joseph Goldstein, Ayya Khema, Suzuki Roshi, Chogyam Trungpa và Tarthang Tulku và tất cả những dịch phẩm của Herber Guenther. Có rất nhiều cách khác nhau để bạn học và nghe giáo lý và tất cả chúng đều có hương vị khác nhau. Nhưng bạn có thể tìm ra rằng nếu trong mỗi một thứ bạn chọn một chủ đề như Tứ đế hay Sự độc cư hoặc Từ bi, tất cả chúng đều giống nhau về mục đích, nhưng khác nhau về phương pháp ứng dụng tùy theo tập quán và văn hóa của mỗi dân tộc. Giáo lý vẫn giống nhau và tinh hoa giáo lý vẫn không khác.

Giáo pháp được dạy thì như một vật báu, như một viên ngọc quí. Giống như Tâm Bồ đề, nó có thể bị che phủ bởi bụi bặm nhưng vẫn không bị thay đổi bởi bụi bặm. Khi một ai đó đem viên ngọc ra ánh sáng và chỉ cho mọi người xem, nó tạo ấn tượng trong tâm trí của những ai trông thấy nó. Giáo pháp cũng giống như một chiếc chuông vàng đẹp bị giấu kín trong một chiếc hang sâu tối; khi ai đó đem nó ra và rung lên, mọi người nghe được âm thanh tuyệt vời của nó. Đó là giáo lý được dạy. Thông thường người ta cho rằng giáo pháp có thể được dạy, nhưng người ta phải có đôi tai để nghe. Phép loại suy về 3 chiếc bình được đưa ra. Nếu bạn giống một cái bình có thuốc độc trong đó, khi Giáo pháp được đưa vào nó sẽ bị hòa vào và chảy ra như một thứ độc dược. Nói cách khác, nếu bạn chứa đầy phẫn hận và cay đắng, bạn có thể suy diễn nó cho phù hợp với sự đắng cay và phẫn giận của bạn. Nếu cái bình được quay ngược trở lại thì không bỏ gì vào được. Bạn phải sáng suốt và cởi mở để nghe Giáo pháp được dạy.

Giáo pháp được kinh nghiệm không phải là một loại Giáo pháp khác, mặc dù đôi khi nó rất khác. Một kinh nghiệm thông thường là khi bạn nghe Giáo pháp, chúng âm vang trong tâm trí bạn và bạn cảm thấy gây hào hứng bởi chúng, nhưng bạn ít khi nghĩ ra điều gì có thể phù hợp với đời sống hằng ngày của bạn. Khi cuộc sống đẩy đưa xô lấn và bạn mất việc hay người yêu bỏ bạn, hoặc bất kỳ điều gì khác xảy ra và bạn trở nên điên tiết, hung hăng, bạn không thể nghĩ ra cái gì cần phải thực hiện đối với Tứ diệu đế. Nỗi đau của bạn mãnh liệt đến nỗi Tứ diệu đế cũng thật đáng thương. Trungpa Rinpoche từng nói rằng Giáo pháp cần phải được thực nghiệm bởi vì khi tính chất thật của cuộc đời bao gồm những khó khăn trở ngại, những sự kiện gây cho chúng ta những vấn đề, trở thành căng thẳng, bất kỳ một niềm tin triết lý nào cũng không sánh bằng với thực tế những gì chúng ta đang thực nghiệm.

Những gì bạn sẽ khám phá khi bạn tiếp tục nghiên cứu giáo lý và thực hành Thiền là rằng không có gì bạn đã từng nghe xa cách với cuộc sống của bạn. Học hỏi giáo pháp là học hỏi những gì đang làm và cách duy nhất bạn có thể tìm ra chân lý là qua kinh nghiệm của chính bạn. Thiền sư Dogen đã từng dạy: "Biết chính mình hay học hỏi chính mình tức là quên chính mình,và nếu bạn quên chính bạn thì bạn trở nên giác ngộ đối với mọi sự vật". Biết chính bạn hay học hỏi chính bạn đó là kinh nghiệm của chính bạn về niềm an vui, về sự làm xoa dịu và về khổ đau. Đó là tất cả những gì chúng ta có và tất cả những gì chúng ta cần để có một kinh nghiệm sống phù hợp với giáo pháp - để nhận ra rằng giáo pháp và cuộc đời chúng ta liên quan mật thiết với nhau.

Tôi bị mắc kẹt bởi câu trích ghi trên bảng thông tin ngày hôm qua. Câu đó ghi: "Sự thực hành hàng ngày chỉ đơn giản là phát triển sự chấp nhận và sự cởi mở hoàn toàn với tất cả các tình huống, cảm xúc và con người". Bạn đọc nó, bạn nghe nó và thậm chí bạn nói về nó, nhưng về cơ bản, điều đó có nghĩa là gì? Khi đọc nó, bạn có cảm giác là bạn biết nó có nghĩa gì, nhưng khi bạn cố gắng thực hiện điều đó, để kiểm nghiệm nó với kinh nghiệm của chính bạn thì những định kiến trước của bạn về ý nghĩa của nó bị tan vỡ một cách hoàn toàn; bạn khám phá một điều gì mới mẻ mà bạn chưa bao giờ nhận ra trước đây. Sự nhận biết cá nhân về ý nghĩa Giáo pháp là sống như thế, thử nghiệm nó, tìm ra nó thật sự có nghĩa gì trong những thời gian đang mất công việc, bị tình phụ, bị ung thư. "Hãy cởi mở và chấp nhận tất cả hoàn cảnh và tất cả mọi người". Làm thế nào bạn thực hiện điều đó? Có thể đó là một lời khuyên tốt mà bất cứ ai cũng có thể cho bạn, nhưng bạn phải tìm ra cách giải quyết cho chính bạn.

Thông thường chúng ta nghe giáo pháp một cách chủ quan đến nỗi chúng ta nghĩ chúng ta đang được nghe về cái gì là thật và cái gì là giả. Nhưng giáo pháp không bao giờ nói với bạn cái gì là thật và cái gì là giả. Nó chỉ khuyến khích bạn tìm ra cho chính bạn. Tuy nhiên, vì chúng ta dùng từ ngữ nên chúng ta tạo nên những lời trình bày. Chẳng hạn chúng ta nói: "Thực tập hằng ngày là chỉ đơn giản phát triển sự chấp nhận hoàn toàn đối với tất cả cảm xúc, tình cảm và con người". Nó nghe như thử làm như vậy là đúng và không làm như vậy sẽ là sai. Nhưng không phải như vậy, điều mà nó muốn nói là khuyến khích bạn tìm ra cho chính bạn cái gì đúng và cái gì sai. Gắng sống cách đó và xem điều gì xảy ra. Bạn sẽ đối mặt với tất cả những nghi ngờ, những sợ hãi và những hy vọng và bạn sẽ tóm chặt nó. Khi bạn bắt đầu sống như thế, với ý niệm về "Điều này thật sự có ý nghĩa gì?", bạn sẽ thấy rất thú vị. Sau một thời gian, bạn quên rằng thậm chí bạn đã đưa ra câu hỏi; bạn chỉ thực tập Thiền hay chỉ sống đời sống của bạn và có những gì được gọi là sự thâm hiểu theo truyền thống, có nghĩa là bạn có một sự cảm nhận mới đối với những gì đúng. Sự minh triết đến rất đột ngột, như thử bạn đang đi lang thang trong bóng tối thì ai đó bỗng bật tất cả đèn lên và hiển bày ra một cung điện. Bạn thốt lên: "Ôi chao! Nó luôn luôn hiện hữu ở đây". Tuy vậy, sự minh triết cũng rất đơn giản, nó không phải luôn buộc bạn phải kêu lên "Ôi chao!". Nó như thử tất cả cuộc đời bạn đã có chiếc bát chứa chất liệu trắng này trên bàn nhưng bạn không biết nó là gì. Bạn có phần sợ hãi khi nhận ra. Có thể đó là cocain hay thuốc chuột. Một hôm nào đó bạn liếm ngón tay và chạm tay vào nó, một ít hạt nhỏ dính vào tay, bạn thử nó và trời đất ơi đó là muối. Không ai có thể nói với bạn, tuy vậy nó quá rõ ràng, quá đơn giản. Vì vậy, tất cả chúng ta đều có minh triết. Trong Thiền tập, chúng ta có chúng và có thể chia sẻ chúng. Tôi cho rằng đó là tất cả những gì mà cuộc nói chuyện này nói về, chia sẻ minh triết. Nó có cảm giác như thử chúng ta khám phá được điều mà không ai khác từng biết tuy nó dễ hiểu đơn giản.

Bạn có thể không bao giờ chối bỏ giáo pháp được thực nghiệm bởi vì nó quá thẳng và quá thật. Nhưng đi trên con đường giữa giáo pháp được dạy và giáo pháp được thực nghiệm liên quan đến việc cho phép bạn và khuyến khích bạn không nên luôn tin tưởng những gì bạn được dạy, mà phải biết phân tích về nó. Tất cả những gì bạn sẽ làm là sống theo lối sống ấy và nó sẽ trở thành con đường của bạn. Câu trích trên bản thông báo tiếp tục nói rằng, cách để thực hiện điều này là sống cởi mở và không bao giờ lùi bước, không bao giờ trung tâm hóa chính mình. Đây không chỉ là câu cách ngôn để nghe, mà thật sự là những lời dạy sâu sắc nhất được dạy một cách đơn giản dễ nhầm lẫn. Bạn có thể nghĩ: "Ồ, vâng, không bao giờ rút lui, tốt, nhưng điều đó có nghĩa là gì?". Rõ ràng, nó không có nghĩa bạn là một người xấu nên rút lui; bạn được dạy về lòng nhân từ (Maitri) và lòng yêu thương và thái độ không phê phán, chấp nhận chính bạn, không e sợ bạn là ai. Bạn có hiểu ý tôi không? Trong cuốn Zen mind, Beginner's Mind (Tâm thiền, tâm của người nhập môn), Suzuki Roshi nói rằng ông nhận được một bức thư từ một trong những học sinh của ông, thư nói: "Kính thưa Đại sư, Ngài gởi cho con một cuốn lịch và mỗi tháng có một câu nói rất gây cảm hứng, nhưng con thậm chí chưa bước vào tháng hai và con nhận thấy rằng con không thể thẩm định với những câu danh ngôn này". Suzuki Roshi cười và trả lời rằng người ta dùng giáo pháp để làm chính họ cảm thấy khổ đau. Hay những người khác có một sự nắm bắt khái niệm nhanh chóng về giáo pháp có thể dùng nó để trở nên kiêu ngạo và hãnh diện. Nếu bạn nhìn thấy chính bạn hiểu lầm giáo pháp, chính giáo pháp sẽ luôn luôn chỉ cho bạn nơi bạn đang tách xa giáo pháp. Trong một vài ý nghĩa, giáo pháp giống như một mạng lưới không có đường ranh nên bạn không thể vượt ra khỏi.

Giáo pháp nên thật sự được đưa vào tâm, không chỉ được dùng như một phương pháp để xoa dịu và an tâm hay tiếp tục kiểu tự chê bai quen thuộc của bạn hoặc kiểu nỗ lực đạt sự hoàn hảo quen thuộc của bạn. Đầu tiên bạn có thể nhận thấy rằng bạn dùng giáo pháp như bạn đã luôn dùng những vật khác, nhưng rồi - bởi vì đó là giáo pháp - có thể nảy sinh trong bạn rằng bạn đang dùng nó để tự chê bai mình hoặc để trở thành một người hoàn hảo. "Ồ, trời đất ơi! Tôi đang dùng điều này để đưa thế giới vào trong thương yêu và ánh sáng hoặc để làm cho nó trở thành một nơi cay nghiệt và đầy thù hận".

Trungpa Rinpoche bảo chúng ta rằng cũng như phần lớn các Tulkus (Tulku là tái sinh của một bậc thầy đã giác ngộ kiếp trước, biểu hiện phẩm tính của bậc thầy giác ngộ đó), ông được nuôi dạy cực kỳ nghiêm túc. Ông bị đánh nếu như ông làm những điềuđược xem là không đúng đối với một Tulku và ông phải học tập rất tích cực. Ông bảo rằng ông là một đứa trẻ khó dạy và do đó ông đã bị phạt rất nhiều, nhưng ông cũng rất lanh lợi và rất hãnh diện về mình. Những người thầy không bao giờ khen ngợi ông, họ luôn la mắng ông và bảo ông phải học tập siêng năng hơn. Tuy vậy, ông có thể nói rằng họ rất bị gây ấn tượng bởi sự sáng suốt của ông. Khi ông bắt đầu đến gặp giáo viên của ông, Jamgon Kongtrul, để ôn lại bài học, ông không thể chờ đợi để trình bày kiến thức và sự thông minh của mình. Lúc đó còn rất sớm và ánh sáng chiếu vào cửa sổ dọi lên mặt Kongtrul. Rinpoche ngồi xuống cạnh ông ta, Kongtrul rất yên tĩnh một lúc và cuối cùng ông nói: "À, nói cho tôi về những gì ông biết về "Lục độ" (The Six Paramitas: còn gọi là lục Ba- la-mật gồm: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí tuệ - ND) và Rinpoche đã tự tin đọc lưu loát tất cả chúng với những liên quan và những điều khác mà các vị thầy đã dạy. Khi kết thúc buổi dò bài, Jamgon Kongtrul lại yên tĩnh trở lại, rồi ông bảo: "Nhưng con cảm thấy gì về tất cả điều đó?". Giật mình, Rinpoche trả lời: "Có vấn đề gì về điều con cảm thấy về nó? Đây là cách mà lục độ luôn được dạy và nó được dạy như vậy từ khi nó được giới thiệu lần đầu đây là biểu hiện của chúng". Jamgon Kongtrul bảo: "Thật rất hay để biết nó một cách tri thức, nhưng con cảm thấy như thế nào về nó? Kinh nghiệm của con về điều này là gì?". Rinpoche nói rằng đó là những gì mà Jamgon Kongtrul luôn dạy ông. Ông ta luôn muốn biết kinh nghiệm của Rinpoche về Bố thí hay Trì giới... đó là những gì mà Jamgon Kongtrul đã đào luyện cho ông.

Trong những thuật ngữ của giáo pháp được dạy, Trungpa Rinpoche nghe nó rất tốt và rất rõ ràng. Ông đã có một lượng lớn sự học hỏi ở nơi đó, và ông cũng luôn mong muốn chúng ta học và nghiền ngẫm nó. Nhưng điều ông quan tâm nhất là người ta nên tìm nghĩa thật và không chỉ chấp nhận ý tưởng của người khác mà không đặt nghi vấn ở nơi đó. Khi Rinpoche nói về giới luật, ông nói rất trôi chảy. Bạn có thể học tất cả 250 hay 300 giới thuộc nằm lòng, nhưng điểm quan trọng là thấy được yếu nghĩa của giới luật. Chẳng hạn, bạn có thể biết rằng giới đầu tiên là không sát sanh, và bạn có thể biết tất cả những câu chuyện về cách mà giới đó hiện hành và bạn có thể biết luân lý của sát sanh là tăng sự bám víu - chấp thủ ngã như thế nào và việc thực hành giới phá được xích xiềng của vòng luân hồi như thế nào, bạn có thể biết tất cả về điều ấy, nhưng vấn đề thật sự là: Khi ý tưởng muốn giết một con vật nào nảy sinh, tại sao bạn lại muốn sát sinh? Cái gì thật sự diễn ra ở đó? Và cái gì là sự lợi ích của việc giữ giới sát? Sự giữ giới để làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào khi bạn giữ giới? Nó dạy bạn điều gì? Đó là cách mà Rinpoche đã được huấn luyện và đó là cách mà ông huấn luyện chúng ta.

Giáo pháp được dạy và giáo pháp được thực nghiệm là những mô tả về cách sống, cách dùng cuộc đời của bạn để đánh thức bạn hơn là để làm cho bạn rơi vào giấc ngủ. Và nếu bạn chọn cách bỏ cả quãng đời còn lại của bạn để gắng tìm ra tỉnh thức có nghĩa gì và mê muội có nghĩa gì, tôi nghĩ bạn có thể đạt đến giác ngộ.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04

Chân thành cám ơn anh Hồ Trung Mỹ đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 12-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 08-07-2004

Pema Chodron - Doi mat Thuc Tai - 03

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Đối mặt với THỰC TẠI
Con đường của thương yêu

Tác giả: PEMA CHODRON
Dịch giả: Nguyên Hạnh


13

QUI Y

Hôm nay tôi muốn nói về qui y Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng - và ý nghĩa của qui y Tam Bảo.

Khi còn là những đứa trẻ nhỏ, chúng ta tùy thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác. Chúng ta không thể tự ăn uống và tự săn sóc cho mình. Nếu không vì sự thiếu khả năng ấy của trẻ con thì sẽ không có sự nuôi dưỡng. Thật lý tưởng, thời kỳ nuôi dưỡng ấy là một thời kỳ mà lòng từ, sự thương yêu có thể được kích thích trong ta. Giáo lý Shambhala dạy chúng ta rằng những người lính chiến trẻ con được đặt trong những chiếc nôi của tình yêu thương. Thật lý tưởng, trong số những người đang nỗ lực để tạo nên một xã hội tỉnh thức, trong thời kỳ nuôi dưỡng, cá nhân cần phát triển tự nhiên lòng nhân từ, sự tôn trọng chính họ và có một ý niệm về cảm giác thư giãn, thoải mái với chính mình. Trong một xã hội đầy tỉnh thức, sẽ có một số buổi lễ truyền thông điệp, cũng như nhiều truyền thống đã có, trong đó đứa trẻ trở thành một thanh niên hay một thiếu nữ một cách trịnh trọng. Dường như rất thường chúng ta là nạn nhân của sự không được nuôi dưỡng đầy đủ ban đầu, và chúng ta không biết khi nào chúng ta lớn lên. Một số người dù ở tuổi 50 hoặc 60, 70 vẫn còn phân vân không biết mình đã lớn lên như thế nào. Chúng ta vẫn còn trẻ con trong tâm hồn, có thể nói như vậy.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cho dù chúng ta cảm thấy rằng mình không được nuôi dưỡng đàng hoàng, hay dù chúng ta cảm thấy may mắn được nuôi dưỡng đàng hoàng - bất cứ tình cảnh nào của chúng ta - trong giây phút hiện tại chúng ta có thể luôn nhận ra rằng nền tảng chính là sự phát triển lòng từ ái đối với chính chúng ta - bởi chúng ta và cho chúng ta. Toàn bộ tiến trình của Thiền tập là một quá trình tạo nền tảng vững chắc, tạo một chiếc nôi của lòng từ ái nơi đó chúng ta thật sự được nuôi dưỡng. Chất liệu nuôi dưỡng là niềm tin vào trí tuệ, sức khoẻ, sự dũng cảm và lòng chân thành của chúng ta. Chúng ta phát triển nhận thức rằng con đường chúng ta đang đi, loại tính cách chúng ta có và cách chúng ta biểu hiện đời sống - là tốt, và rằng bằng cách hãy là con người chúng ta đang là một cách đầy đủ và chấp nhận hoàn toàn điều đó, tôn trọng chính mình, chúng ta sẽ đứng vững trên nền tảng của tình thương yêu.

Tôi luôn nghĩ rằng cụm từ "qui y" là rất hiếu kỳ bởi vì nó nghe có vẽ hữu thần, mang tính đối ngẫu và tùy thuộc sự nương tựa vào một điềuđó. Tôi nhớ rất rõ vào lúc bị stress cực độ trong đời, tôi đã đọc Alice in Wonderland. Alice trở thành một nữ anh hùng đối với tôi vì cô ta rơi vào trong chính hố thẳm này và cô ta rơi một cách tự do. Cô ta không bám níu bờ mé, cô ta không hoảng sợ, không nỗ lực chấm dứt sự rơi, cô ta chỉ rơi xuống và quan sát sự vật khi cô đang rơi xuống. Rồi khi rơi xuống, cô ta đang ở một nơi hoàn toàn mới lạ. Cô ta không nương tựa vào điều gì cả. Tôi thường mong muốn như vậy bởi vì tôi thấy chính tôi đến gần hố thẳm và gào thét, bám víu trở lại, không muốn đi đến nơi không có chỗ bám víu.

Trong mỗi cuộc sống con người, bạn được sinh ra và sinh ra một mình. Và rồi một quá trình bắt đầu. Và khi bạn chết, bạn chết một mình, không ai đi theo bạn. Hành trình mà bạn thực hiện, cho dù niềm tin của bạn về hành trình đó là gì, thì bạn thực hiện nó một mình. Ý tưởng căn bản về qui y là giữa sống và chết chỉ có một mình. Cho nên, qui y Phật-Pháp-Tăng không có nghĩa là tìm sự an ủi nơi mẹ và cha, mà là sự biểu hiện cơ bản mong muốn nhảy ra khỏi tổ, cho dù bạn cảm thấy sẵn sàng hay chưa, để đi qua những nghi thức rườm rà và trở thành một người lớn không có chỗ dựa nào cả. Nó diễn tả sự nhận thức của bạn rằng cách duy nhất để bắt đầu một hành trình thật sự của cuộc đời là cảm thấy nền tảng của lòng từ ái và sự tôn trọng chính bạn. Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta không bao giờ đến điểm mà chúng ta cảm thấy chắc chắn 100%: "Tôi có chiếc nôi nuôi dưỡng của tôi. Quá trình nuôi dưỡng ấy đã hoàn thành. Bây giờ tôi có thể bay nhảy". Chúng ta luôn phát triển Từ tâm và tiếp tục bay nhảy. Lần trước, tôi đã nói về việc gặp bờ mé và khao khát nắm giữ một cái gì đó khi chúng ta tiến đến giới hạn của chúng ta. Rồi chúng ta thấy rằng có nhiều từ ái hơn, nhiều tôn kính với chúng ta hơn, nhiều tin tưởng cần được nuôi dưỡng hơn. Chúng ta tiến hành quá trình đó và chúng ta cứ tiếp tục bay nhảy.

Vì thế đối với chúng ta, qui y có nghĩa là cắt bỏ sự ràng buộc, cắt cuốn rốn đi và một mình bắt đầu cuộc hành trình của con người đầy đủ, không có sự thêm sức của người khác. Qui y là phương thức mà chúng ta bắt đầu trau dồi sự cởi mở và sự chân thật cho phép chúng ta ngày càng ít phụ thuộc. Chúng ta có thể nói: "Chúng ta không nên tùy thuộc người khác nữa, chúng ta nên cởi mở" nhưng đó không phải là mấu chốt. Mấu chốt là bạn bắt đầu từ nơi bạn đang là, bạn xem bạn trẻ con như thế nào và bạn không phê phán điều đó. Bạn bắt đầu khám phá với tính hài hước và nhân ái với chính bạn, tất cả những nơi bạn đeo bám, và mọi lúc bạn nắm giữ, bạn nhận ra: "A! Đây là nơi mà qua chánh niệm và sự thực tập Tonglen của tôi và qua mọi việc tôi làm: cả cuộc đời của tôi là một quá trình học cách làm bạn với chính tôi". Mặt khác, nhu cầu đeo bám, nhu cầu nắm giữ hay khóc đòi mẹ cũng cho bạn thấy rằng đó là bờ mé của tổ ấm. Bước ngang qua đúng ở đó - là một cú nhảy - trở thành độngđể trau dồi lòng Từ ái. Bạn nhận ra rằng nếu bạn bước ngang qua bậu cửa ấy là bạn đang tiến về phía trước, bạn đang lớn dần lên, trở thành một người trưởng thành.

Nói cách khác, trở ngại lớn nhất chính là sự si mê. Khi bạn gọi "Mẹ!" hoặc khi bạn cần một bàn tay để nắm giữ, nếu bạn chối từ nhìn vào toàn bộ tình huống, bạn không thể thấy nó như một lời dạy - một gợi ý để nhận ra rằng đây là nơi mà bạn có thể đi xa hơn nơi bạn có thể yêu mình hơn. Nếu bạn không thể nói với mình vào lúc đó "Tôi sẽ xem xét điều này, bởi vì đó là tất cả những gì tôi cần làm để tiếp tục hành trình tiến về phía trước và cởi mở hơn" thì bạn đã bị kết dính với trở ngại của sự si mê.

Làm việc với các trở ngại là một hành trình của cuộc sống. Con người luôn phải đối mặt với những tình huống bất ngờ. Dĩ nhiên, con người có thể khiếp hãi, đặc biệt là trước những tình huống nguy hiểm. Đó là một sự sợ hãi. Nhưng với một trái tim mềm yếu, run rẩy, con người nhận ra rằng anh ta chỉ sắp bước vào cái chưa biết, và rồi đi về phía trước để gặp đối thủ. Con người nhận ra rằng kẻ thù không là gì cả ngoài công việc chưa hoàn thành của mình, và rằng nỗi sợ hãi đó thật sự cần được đối mặt. Trở ngại chỉ là một vài hình ảnh xuất hiện đâu đó, và nó xuất hiện trong nhiều hình thức: như người yêu phụ bạc chúng ta, bố mẹ không thương yêu chúng ta đầy đủ, một ai đó lợi dụng chúng ta... Một cách cơ bản, những gì chúng ta đối mặt là nỗi sợ hãi và sự bám víu trở lại, là những trở ngại không cần thiết. Trở ngại duy nhất là sự si mê, từ chối nhìn vào công việc chưa hoàn tất của chúng ta. Ví như khi mỗi lần con người đi ra và gặp kè thù, anh ta nói: "A! lại chính là kẻ thù, và không đủ sức để đối mặt với nó" và rồi rút lui. Cuộc sống như vậy sẽ trở thành một câu chuyện tái diễn về sự thức dậy vào buổi sáng, đi ra ngoài, gặp kẻ thù và nói "Không có cách nào khác" và rút lui. Trong trường hợp đó bạn trở nên rụt rè, sợ hãi hơn và trẻ con hơn. Không ai nuôi dưỡng bạn nhưng bạn vẫn ở trong chiếc nôi đó, và bạn không bao giờ đi qua những lễ nghi trưởng thành của bạn.

Trong một bài hát Oryoki chúng ta hát: "Sự thánh thiện của Phật-Pháp-Tăng là khó nghĩ bàn". Và "Tôi lễ Phật, lễ Pháp và lễ Tăng. Tôi kính lễ và luôn kính lễ 3 ngôi Tam bảo". À, chúng ta không phải đang nói về việc tìm sự an ủi nơi Phật-Pháp-Tăng. Chúng ta không phải đang nói về lễ lạy để được cứu rỗi. Chúng ta nói một cách truyền thống, đức Phật là một tấm gương cho những gì chúng ta có thể trở thành. Đức Phật là một người tỉnh thức, và chúng ta cũng là một đức Phật. Điều đó thật đơn giản, chúng ta là những vị Phật. Đó không phải là một cách nói. Chúng ta là một người tỉnh thức, nghĩa là một người luôn tiến bộ, luôn cởi mở, luôn tiến về phía trước. Điều đó không dễ dàng gì và thậm chí nó còn đi kèm với nhiều sợ hãi và nghi ngờ. Đó là những gì có nghĩa là con người, đó là những gì có nghĩa là một chiến sĩ.

Để bắt dầu, khi bạn rời khỏi chiếc nôi yêu thương, bạn đang mặc bộ giáp tuyệt đẹp này, bởi vì trong ý nghĩa nào đó, bạn được bảo vệ và bạn cảm thấy an toàn. Rồi bạn đi qua lễ nghi trưởng thành, một quá trình cởi bỏ đi chiếc áo giáp mà bạn có ảo tưởng là nó đang bảo vệ bạn tránh một điềuđó chỉ để nhận ra rằng thật sự nó đã ngăn chặn bạn sống đầy đủ và tỉnh thức hoàn toàn. Rồi bạn tiến về phía trước và gặp những kẻ thù, và mỗi cuộc gặp gỡ sẽ chỉ cho bạn lúc cần cởi những chiếc áo giáp để tiến về phía trước.

Qui y Phật có nghĩa là bạn đang sẵn sàng bỏ cả cuộc đời để nhận thức và nối kết với sự tỉnh thức của bạn, học hỏi rằng mỗi lần bạn gặp trở ngại, bạn cởi bỏ nhiều lớp áo si mê hơn, đặc biệt là chiếc áo che phủ tâm hồn bạn. Đó là những gì chúng ta đang làm ở đây suốt kỳ thực tập này, cởi bỏ áo giáp, cởi bỏ sự bảo vệ, cởi bỏ tất cả những thứ che phủ trí tuệ của chúng ta. Chúng ta không phải cố gắng để trở thành những gì chúng ta không phải, mà đang khám phá lại, nối kết lại với con người chúng ta đang là. Vì thế khi chúng ta nói: "Tôi qui y Phật" có nghĩa là tôi nương tựa sự dũng mãnh và khả năng không hãi sợ khi cởi bỏ tất cả những áo giáp che phủ sự tỉnh thức của tôi. Tôi tỉnh thức, tôi sẽ bỏ cả đời tôi để cởi bỏ được chiếc áo giáp si mê này đi. Không ai có thể cởi bỏ nó được bởi vì không ai khác biết được những chiếc khóa nhỏ ở đây, không ai khác biết được nó bị may chặt ở đâu, biết được nơi mà phải mất nhiều công trình để tháo mở được sợi chỉ thép đặc biệt ấy ra. Tôi có thể có một sợi dây kéo thòng xuống phía trước và có những khóa móc từ trên xuống. Mỗi lần tôi gặp những trở ngại, tôi cởi bỏ càng nhiều khóa móc càng tốt, thậm chí tôi có thể cởi bỏ luôn dây kéo. Tôi có thể nói với bạn: "Đơn giản. Khi bạn gặp trở ngại, bạn chỉ cần cởi mở một trong những khóa móc và rồi dây choàng sẽ rơi ra". Và bạn nói: "Cô ta đang nói gì vậy". Bởi vì bạn đã may một đường dưới cánh tay trái của bạn với một sợi chỉ thép. Mỗi lần gặp trở ngại, bạn phải lấy ra những con dao đặc biệt mà bạn giấu trong một chiếc hộp với tất cả những vật quí giá của bạn và cắt bỏ một vài sợi chỉ này đi, càng nhiều càng tốt, cho đến khi bạn bắt đầu kêu lên với kinh ngạc: "Như vậy đã quá đủ cho bây giờ". Rồi bạn bắt đầu tỉnh thức nhiều hơn và liên hệ nhiều hơn với tính Phật, và bạn biết đầy đủ ý nghĩa của qui y Phật. Đối với người tiếp theo mà bạn gặp, bạn nói: "Thật dễ dàng. Tất cả những gì bạn phải làm là lấy những chiếc dao nhỏ của bạn ra khỏi chiếc hộp quí và bắt đầu" và họ nhìn vào bạn và nói: "Anh ta đang nói gì vậy?". Bởi vì họ có những chiếc áo lớn che phủ cả thân thể và đầu óc họ. Cách hay nhất để cởi những chiếc áo này đi là bắt đầu nắm những đầu mối của chúng, và họ biết rằng mỗi khi họ gặp trở ngại, họ thật sự bắt đầu cởi bỏ. Vì vậy bạn phải làm điều đó một mình. Hướng dẫn cơ bản rất đơn giản: Bắt đầu cởi bỏ áo giáp si mê. Đó điều mà tất cả mọi người có thể nói với bạn. Không ai có thể nói với bạn cách làm điều đó bởi vì bạn là người duy nhất biết bạn bị khóa buộc trong đó như thế nào để bắt đầu.

Theo truyền thống, qui y Pháp là nương tựa vào giáo pháp của đức Phật. Lời dạy của đức Phật là: Hãy buông bỏ và cởi mở đối với các pháp. Nhận ra rằng cố gắng bảo vệ chính mình, cố gắng giữ cho lãnh thổ của bạn được an toàn và được khoanh vùng, là đầy dẫy khổ đau. Nó giữ bạn trong một thế giới hướng nội nhỏ bé, ẩm thấp, tạo nên ngày càng nhiều ngột ngạt và sản sinh nhiều khổ đau khi bạn lớn hơn. Khi bạn lớn lên hơn thật khó và ngày càng khó tìm ra con đường. Khi tôi lên 12 tuổi, tôi đọc tạp chí ‘Tôn giáo thế giới". Bài báo về Khổng giáo nói thế này: "Vào độ tuổi 50, nếu bạn đã phí cuộc đời bạn cho đến khi đó mới cởi bỏ áo giáp ra (Khổng Tử diễn tả điều này bằng ngôn ngữ của ông), lúc đó bạn đã thiết lập một kiểu đầu óc mà phần còn lại của cuộc đời, bạn không thể thay đổi. Nhưng nếu vào độ tuổi 50, bạn trở nên giỏi giang trong việc giữ chiếc áo giáp đó trên người, bạn giữ con dao cắt nút ấy với bất kỳ giá nào thì dù gì đi nữa, dù bạn ở trong một trận động đất đi nữa thì cũng rất dễ thay đổi". Dù nó đúng hay không, nó làm tôi sợ chết khiếp khi tôi lên 12 tuổi. Nó trở thành một động cơ chủ yếu cho đời sống của tôi. Tôi được xác định phương cách để trưởng thành hơn là để bị mắc kẹt.

Vì vậy qui y Pháp - giáo pháp của đức Phật - là những gì như vậy. Từ một nhận thức rộng rãi hơn, Pháp cũng có nghĩa là toàn bộ cuộc sống. Giáo pháp của đức Phật dạy về buông bỏ và cởi mở, bạn làm điều đó trong cách mà bạn quan hệ với mọi người trong cuộc sống của bạn, trong cách bạn quan hệ với những tình huống bạn mắc phải, trong cách bạn quan hệ với tư tưởng, ý nghĩ của bạn, với tình cảm, xúc cảm của bạn. Mục đích của toàn bộ cuộc sống không phải là kiếm cho nhiều tiền, không phải là có một cuộc hôn nhân hoàn hảo, không phải là xây dựng tu viện Gampo. Nó không phải là làm bất cứ điềuđại loại như vậy. Bạn có một cuộc sống rõ ràng và bất cứ cuộc sống nào mà bạn có cũng là một phương tiện để tỉnh thức. Nếu bạn đơn độc và bạn cảm thấy đơn cô, bạn ước mong có một người bạn, đó là một phương tiện để tỉnh thức. Nếu bạn có một gia đình lớn và bạn muốn mình có một chút ít thời giờ nhàn rỗi hơn, đó là một phương tiện để tỉnh thức. Bất cứ cái gì bạn có đều là phương tiện để thức tỉnh. Không có tình huống tốt hơn những gì bạn có. Nó đã tạo ra cho bạn, nó chỉ cho bạn mọi thứ bạn cần để biết nơi mà dây kéo áo choàng của bạn bị mắc kẹt và nơi bạn có thể cởi bỏ. Vì vậy, đó là những gì nói lên về qui y Pháp. Nó phải được làm với việc tìm một không gian cởi mở chứ không phải bị bao phủ bởi chiếc áo giáp si mê.

Qui y Tăng cũng có nhiều điểm tương tự như vậy. Quy y Tăng không phải là chúng ta nhóm họp trong một câu lạc bộ nơi mà tất cả chúng ta đều là bạn tốt, nói về đạo Phật với nhau, gật gù có vẻ thông thái, phê phán những người không đi theo con đường của chúng ta. Qui y Tăng có nghĩa là nương tựa trong tình huynh đệ của những người đã tự hứa cởi bỏ áo giáp si mê. Nếu chúng ta sống trong một gia đình mà tất cả mọi người đều cam kết cởi bỏ áo giáp si mê, thì một trong những phương tiện đầy năng lực nhất để biết cách thực hiện điều đó là ý chí phản ảnh mà chúng ta đưa ra cho nhau, sự tử tế mà chúng ta bày tỏ với nhau. Thông thường, khi một người đang cảm thấy có lỗi với chính mình và bắt đầu ân hận, mọi người vỗ lưng người ấy và nói rằng: "Ồ, bạn thật tội nghiệp" hay "Vì lợi ích chung, hãy quên nó đi". Nhưng nếu bạn tự cam kết cởi bỏ áo giáp và bạn biết rằng người khác cũng vậy, có một cách mà bạn có thể thực sự cho họ món quà giáo pháp. Với tình thương và lòng tốt bằng chính kinh nghiệm của bạn về những gì có thể, bạn cho họ sự khôn ngoan mà người khác có thể đã cho bạn một ngày trước đó khi bạn đang đau khổ. Bạn khuyến khích họ đừng than thân trách phận mà hãy nhận ra rằng đó là một cơ hội để phát triển và rằng mọi người đều phải trải qua kinh nghiệm này. Nói cách khác, Tăng là những người cam kết giúp đỡ lẫn nhau để cởi bỏ chiếc áo giáp si mê, bằng cách không khuyến khích sự yếu đuối của họ hay khuyến khích khuynh hướng giữ áo giáp của họ luôn được mặc. Khi chúng ta nhìn nhau ngã quỵ hay nói một cách bướng bỉnh: "Không, tôi thích chiếc áo giáp này", có một cơ hội để nói rằng dưới tất cả áo giáp đó có nhiều chỗ đau đang mưng mủ, và một ít ánh sáng mặt trời sẽ không thể làm lành được vết thương. Đó là khái niệm về qui y Tăng.

Khi chúng ta nhận ra sự cần thiết cởi bỏ áo giáp si mê, chúng ta có thể nương tựa nơi sự tỉnh thức và chúng ta mong muốn không mặc nó nữa bằng cách qui y Phật. Chúng ta có thể nương tựa nơi giáo pháp của đức Phật và chúng ta có thể nương tựa Tăng bảo, gia đình của chúng ta, những người đã cam kết theo giáo pháp của Phật, những người mà chúng ta có thể chia sẻ khổ đau và niềm vui.

Trungpa Rinpoche đưa ra một định nghĩa về qui y đã được viết trên bảng thông báo của chúng ta ngày hôm kia. Nó bắt đầu bằng một lời khẳng định tuyệt đối: "Vì mọi vật đều chân chất, rõ ràng, không mập mờ khó hiểu nên không có gì đđạt lấy hay để nhận ra". Nhưng rồi Rinpoche đã đi xa hơn và làm nó trở nên rất thực tế: "Sự thực hành hằng ngày chỉ đơn giản là để phát triển một sự chấp nhận hoàn toàn và sự cởi mở đối với mọi tình huống, mọi cảm xúc và đối với mọi người. Một sự chấp nhận và cởi mở hoàn toàn đối với tất cả tình huống, tất cả cảm xúc, tất cả mọi người, kinh nghiệm mọi điều một cách hoàn toàn, đầy đủ, không ôm lấy, không chứa chất, để con người không tự thu mình lại cũng không tự xem mình là trung tâm". Đó là lý do chúng ta đến đây để thực tập.

-ooOoo-

14

KHÔNG YÊU THÍCH LUÂN HỒI HAY NIẾT BÀN

Sáng nay, tôi muốn nói về sự không yêu thích luân hồi hay Niết bàn. Nhiều điều trong giáo lý Mahamudra (giáo lý về những kinh nghiệm được chuyển thành kiến thức cao siêu và những phương tiện thiện xảo) dạy về bản chất của tâm trí, nói về trạng thái tĩnh và động. Nếu bạn phân tích sự vật, hiện tượng đến cùng, tất cả những gì còn lại sẽ chỉ là sự yên tĩnh của không gian và những gì liên tục sinh ra từ không gian, quay trở lại không gian - tĩnh và động. Đôi khi, nó được gọi là bản thể và hiện tượng. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều mà tôi muốn nói là không nên ưa thích tĩnh hay động, hay bạn có thể nói rằng không nên ưa thích sự náo động của luân hồi hay sự tịch tĩnh của Niết bàn.

Thông thường, có một số định kiến về vấn đề này. Có hai hình thức chung của chứng loạn thần kinh chức năng của con người. Một thứ là bị kẹt trong lo lắng, sợ hãi và hy vọng, trong muốn và không muốn và trong những thứ như: Công việc gia đình, nhà cửa, xe hơi, tiền bạc, giải trí, sự lãng mạn, kỳ nghỉ, sông núi sa mạc, Châu Âu, Mexico, Jamaica, hố đen của Calcutta (The black Hole of Calcutta), ngục tù, chiến tranh và hòa bình,v.v...Vì vậy rất nhiều người trong số chúng ta bị mắc kẹt trong tất cả những sự kiện đó, bị mắc kẹt vào một sự kiện như thử chúng ta đang bị kẹt trong một vùng nước xoáy. Trong luân hồi, chúng ta liên tục cố gắng tránh xa nỗi đau bằng cách tìm sự vui thích, và khi làm điều đó, chúng ta chỉ cứ đi lòng vòng. Tôi nóng quá và tôi mở tất cả các cửa sổ, và rồi tôi quá lạnh và tôi mặc một chiếc áo len vào. Rồi khi ngứa ngáy, tôi bôi kem lên cánh tay; khi nhớp nhúa, tôi đi tắm. Khi lạnh tôi đóng cửa sổ, và như vậy, như vậy, như vậy. Tôi đơn cô nên tôi kết hôn và khi tôi luôn tranh cãi với chồng (hay vợ) của tôi, tôi bắt đầu một cuộc tình khác, và rồi chồng tôi (hay vợ tôi) đe dọa bỏ tôi, tôi mắc kẹt trong sự bối rối với những gì phải làm tiếp theo, và như vậy, như vậy. Chúng ta luôn cố gắng nhảy khỏi nơi nóng bỏng để đến một nơi mát lạnh, luôn luôn cố gắng trốn chạy và do đó không bao giờ thực sự ổn định thoải mái và thưởng thức. Đó gọi là luân hồi (Samsara) - nói cách khác, dù sao, chúng ta cũng ưa thích đối với hiện tượng, vì vậy chúng ta luôn làm việc trong một hệ thống chuẩn mực, nỗ lực tạo sự dễ chịu trong một hệ thống chính trị và triết học, tôn giáo và tất cả mọi thứ, cố gắng đạt niềm vui trong tất cả những hiện tượng xã hội xảy ra.

Một chứng bệnh rất thông thường khác là bị mắc kẹt bởi sự ưa thích tĩnh hơn động. Khi đang du lịch, tôi gặp một số người đã lập nên một hội đoàn dựa trên niềm tin rằng một dĩa bay sắp đến và mang họ đi khỏi thế giới rối ren này. Họ đang chờ đợi những chiếc dĩa bay đến giải phóng họ khỏi sự ô nhiễm của trái đất này. Họ nói về sự vượt khỏi những tệ hại của cuộc sống, đi vào không gian trong sáng và an vui, không bị ngăn trở trong bất kỳ trường hợp nào, được tự do hoàn toàn. Khi con tàu không gian đưa họ đi, họ đi đến một nơi mà không có bất kỳ vấn đề gì. Đây là tất cả những gì chúng ta thực hiện một cách tinh tế. Nếu chúng ta có một kinh nghiệm về sự trong sáng hay an lạc, chúng ta muốn nó luôn được liên tục. Đó là những gì mà những người nghiện ngập mong muốn, muốn cảm thấy tốt mãi mãi, nhưng nó thường kéo dài không bao lâu. Tuy nhiên, nó là một căn bệnh rất thông thường, bị mắc kẹt bởi sự mong muốn sống thoát ra ngoài, muốn ở trong không gian. Có một số người có sự thâm hiểu bản chất của thực tại rộng lớn và tuyệt vời như thế nào - đôi khi gọi là một cái nhìn thông thái - nhưng rồi họ trở nên hoàn toàn thất vọng với cuộc sống bình thường. Đáng lẽ cái nhìn thông minh đó thật sự làm giàu cuộc sống của họ, nhưng ngược lại nó làm họ cảm thấy luôn nghèo khổ hơn. Thông thường lý do khiến người ta đi đến rối loạn thần kinh là họ thấy được sự rộng lớn tuyệt diệu đó của thế giới hiện tượng nhưng rồi họ bám víu vào sự thâm hiểu của họ và họ trở nên hoàn toàn bị mắc kẹt ở đó. Người ta thường nói một cách khá chính xác rằng một người loạn thần kinh là người đang chìm đắm trong những điều tương tự, những điều mà một người huyền hoặc đang dính vào.

Những gì tôi muốn nói ở đây là bản ngã có thể dùng bất cứ điềuđể tái tạo lại chính nó, cho dù đó là hiện tượng hay bản thể, cho dù đó là những gì chúng ta gọi là luân hồi hay Niết bàn. Có một chiều hướng chung trong nhiều tôn giáo là mong muốn lánh xa trái đất và nỗi đau của thế gian để không bao giờ kinh nghiệm lại những điều tệ hại của cuộc sống này nữa. "Hãy vứt nó lại đằng sau và an nghỉ trong Niết bàn tĩnh lặng". Bạn có thể để ý rằng trong bài hát Oryoki chúng ta nói đức Phật "Không trú mãi trong Niết bàn". Nếu Ngài không trú trong Niết bàn thì phải chăng luân hồi và Niết bàn là một, không nên ưa chuộng luân hồi hay Niết bàn mà hãy sống trọn vẹn trong cả hai.

Gần đây, tôi thấy trên tường trong căn bếp của một người bạn có một câu trích từ một bài nói chuyện của Chogyam Trungpa Rinpoche, câu ấy nói rằng: "Hãy nắm giữ khổ đau và buồn thương của luân hồi trong tim bạn và đồng thời nắm giữ quyền lực và hình ảnh đẹp của mặt trời Đông phương vĩ đại. Rồi thì người hiệp sĩ có thể làm một tách trà đúng khuôn phép". Tôi bị một đòn bất ngờ ở câu ấy, bởi vì khi đọc nó tôi chợt nhận ra rằng chính tôi cũng có một sự ưa chuộng sự tĩnh lặng. Cái khái niệm về sự ôm ấp nỗi buồn và nỗi đau của luân hồi trong tim tôi đã nghe có vẻ như thật, nhưng tôi nhận ra tôi đã không thực hiện được điều đó. Ít nhất, tôi đã có một sự ưa chuộng rõ ràng đối với năng lượng và hình ảnh đẹp của mặt trời vĩ đại Đông phương - đặc tính của việc thức tỉnh liên tục. Nhưng còn việc đồng thời nắm giữ nỗi buồn và nỗi đau của luân hồi trong tim tôi thì sao? Câu nói ấy đã thật sự tạo một ấn tượng mạnh trong tôi. Điều đó hoàn toàn đúng: Nếu bạn có thể sống với sự buồn chán của cuộc đời con người (những gì mà Rinpoche thường gọi là sống với trái tim dịu dàng hay trái tim chân thật), nếu bạn có thể sẵn lòng cảm nhận đầy đủ và nhận thức một cách liên tục nỗi buồn của chính bạn và nỗi buồn của người khác, nhưng đồng thời không chết đuối bởi nó, bởi vì bạn cũng có thể nhớ hình ảnh đẹp và năng lượng của mặt trời vĩ đại Đông phương, bạn cảm nhận được sự cân bằng và sự hoàn hảo, sự nối kết giữa trời và đất giữa ảo ảnh và thực tại. Chúng ta nói về đàn ông và phụ nữ, nói về sự liên kết giữa trời và đất, nhưng thật sự tất cả đã nối kết rồi. Không có bất kỳ sự chia tách nào giữa luân hồi và Niết-bàn, giữa buồn đau của luân hồi và năng lượng của mặt trời vĩ đại Đông phương. Người ta có thể giữ cả hai trong tim họ, và đó thật sự là mục đích của khóa thực tập này.

Lễ nghi tức là sự liên kết ảo ảnh và thực tế, trời và đất, luân hồi và Niết bàn. Khi mọi điều được hiểu một cách đúng đắn, toàn bộ cuộc sống của con người giống như một buổi lễ tôn giáo. Rồi thì tất cả những điệu dáng của cuộc đời là những thủ ấn (mudra - những hình dáng của bàn tay trong quá trình thực hành những thủ pháp mật tông Phật giáo, diễn tả những đặc tính khác nhau trong Thiền định) và tất cả âm thanh của cuộc sống giống như một Mantra (thần chú - những từ ngữ hay vần điệu bí mật có công năng khác nhau của Mật tông) - và sự linh thiêng hiện hữu khắp mọi nơi. Đây là những gì đằng sau lễ nghi, những điều hình thức hóa được thực hiện trong các tôn giáo của những nền văn hóa khác nhau. Nghi lễ, khi nó là sự chân thành, giống như một hình nang thời gian. Nó như thử hàng ngàn năm trước một ai đó có một cái nhìn rõ ràng không mắc kẹt về sự mầu nhiệm, quyền năng và sự thiêng liêng, và nhận ra rằng nếu anh ta đi ra mỗi sáng và chào mặt trời một cách đúng kiểu, có thể bằng cách làm một bài tụng đặc biệt và dâng hiến hay bằng cách cúi đầu, rằng nó liên kết anh ta với sự giàu có. Vì vậy, ông ta dạy con cháu làm theo như vậy, và trẻ con dạy lại con cháu của chúng, cứ tương tự như thế. Vì vậy, hàng ngàn năm sau, người ta vẫn làm điều đó và liên hệ với chính xác một cảm giác giống như vậy. Tất cả những lễ nghi được truyền lại đều như vậy. Một ai đó có thể có một sự thâm hiểu và thay vì bị đánh mất nó có thể tồn tại qua lễ nghi. Chẳng hạn, Rinpoche thường nói rằng giáo pháp, giống như một bí quyết cho bánh mì mới ra lò. Cách đây hàng ngàn năm, một ai đó đã khám phá cách nướng bánh mì, và bởi vì công thức được truyền lại qua nhiều năm, bạn vẫn có thể làm bánh mì mới mà bạn có thể ăn ngay bây giờ.

Những gì tôi nghĩ về lễ nghi như sự nối kết khổ đau của luân hồi với hình ảnh đẹp của mặt trời vĩ đại Đông phương là rằng bằng cách nào đó, chỉ đơn giản dùng những điều bình thường để khơi mở cảm hứng cho đời sống của chúng ta. Mặt trời mọc vào buổi sáng, chúng ta có thể dùng âm thanh của một chiếc chuông để gọi chúng ta đến chánh điện, chúng ta có thể chấp hai tay lại trong thế hoa sen (gasho) và chào nhau, chúng ta có thể nâng bát Oryoki của chúng ta với 3 ngón tay trong cùng một kiểu cách mà người ta đã làm trong nhiều thế kỷ. Qua những lễ nghi này, chúng ta bày tỏ sự thường thức của chúng ta đối với thức ăn, đồ vật và sự phong phú của thế giới. Bạn nâng bình bát lên và rồi cuối buổi tập, bạn về nhà và có lẽ bạn quên tất cả về Oryoki. Có thể bạn quay trở lại vài năm sau và thực hành một chương trình khác, và bạn tìm thấy có điều gì gây cảm động về việc thực hiện lại điều đó. Có thể bạn thực hiện điều đó đầu tiên lúc bạn 20 tuổi và rồi bỗng nhiên vào lúc 80 tuổi bạn nhận thấy chính bạn làm lại điều đó. Nó giống như một sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ cuộc đời bạn - nâng bát Oryoki của bạn lên với 3 ngón tay.

Những lễ nghi chân thành thật sự giúp chúng ta nối kết lại với năng lực và hình ảnh đẹp cũng như với nỗi đau buồn của kiếp sống con người. Khi quyền năng và sự suy niệm (khả năng nhìn nhận) đến với nhau, có một vài ý niệm về việc thực hiện mọi việc một cách đàng hoàng chỉ để giữ gìn chính nó, vì mục đích và vì lợi ích của chính nó. Chế một tách trà đúng kiểu là bạn hoàn toàn và kỹ lưỡng chế tách trà ấy bởi vì bạn biết trà và nước sôi nếu pha với nhau sẽ tạo nên một thức uống bổ dưỡng và ngon lành, nó nâng cao tinh thần của con người. Bạn không làm điều đó bởi vì bạn lo lắng rằng ai đó sẽ không thích bạn nếu bạn không làm điều đó đúng đắn. Bạn cũng không làm điều đó quá nhanh đến nỗi nó kết thúc trước khi bạn nhận ra rằng bạn đã làm một tách trà, huống hồ là bạn muốn 6 tách. Vì vậy, cho dù hút một điếu thuốc, uống một tách trà hay sửa soạn giường chiếu, rửa chén bát - bất cứ điều gì - đó là nghi thức trong ý nghĩa thực hiện nó một cách đàng hoàng nếu bạn có thể giữ nỗi buồn cũng như khả năng nhìn thấy mặt trời vĩ đại Đông phương trong trái tim bạn.

Chogyam Trungpa Rinpoche rất thích nghi lễ. Ông đã rút ra được từ tất cả các truyền thống - gồm Tây Tạng, Nhật, Anh - để tạo nên lễ nghi của riêng ông. Một trong những lễ nghi đó là cách ông đi vào chánh điện. Bạn đang ngồi trên chánh điện và bỗng nhiên bạn nghe thấy tiếng ầm ầm của những cây gậy lễ, tiếng leng keng của những chiếc chiên nhỏ, tiếng bùm bùm của chiếc trống lớn: "rắc" "keng", "bùm" ; "rắc", "keng", "bùm". Khi những âm thanh ấy tiến gần, bạn biết rằng Rinpoche sắp sửa bước vào. Rồi ông ở đó với đoàn người tham dự lễ, ông chỉ đi vào chánh điện để thuyết pháp. Nhưng bằng cách nào đó, lễ nghi của ông đã tạo nên một môi trường mà trong đó không gian mở thoáng ra. Bạn cảm thấy như thử bạn đang ở trong một không gian bất tận (không ảnh hưởng thời gian). Đó không phải là ngày 22-6-1989; nó không phải là một thời gian đặc biệt trong ngày hay đêm hay trong năm, nó chỉ là một loại không-thời gian. Ông biết nếu ông tạo nên tất cả những âm thanh của lễ nghi này, tất cả chúng ta sẽ có lợi bởi kinh nghiệm về thời gian vô hạn ấy.

Người nông thôn thường hiểu biết về thời tiết mùa màng, thời điểm mặt trời mọc và lặn... Họ có những nghi lễ của mỗi mùa. Để không ai có thể bỏ lỡ sự kiện rằng tất cả chúng ta đều được nối kết, những lễ nghi trưởng thành và tất cả những lễ nghi khác được biên đạo rất tốt: như một bài múa đẹp. Người già biết cách làm những điều này và họ truyền những kiến thức ấy lại, đó gọi là kế dòng. Black Elk là một người thánh thiện trong những năm 1880, thời gian mà dân chúng của ông bị mất tinh thần, mất lòng tin, do bởi phương cách mà họ đã từng sống, tạo cho họ nhiều ý nghĩa của việc liên kết, đã bị phá hoại, tuy cũng còn đủ hay họ đã không đánh mất tất cả. Khi lên 9 tuổi, ông có một giấc mơ về việc làm thế nào để cứu dân chúng của ông, giấc mơ về những con ngựa đến từ bốn hướng. Trong một hướng là những con ngựa màu trắng, hướng khác màu hồng; hướng khác màu da nai và hướng cuối cùng màu đen. Cùng với những con ngựa là những trinh nữ mang theo những vật thiêng liêng và những người đàn ông hát những lời sấm truyền. Mỗi hướng đều có hình tượng lễ nghi hoàn hảo của nó. Ông không nói sự nhìn thấy của ông cho ai, bởi vì ông nghĩ sẽ không có ai tin ông. Nhưng khi lên 17 tuổi, ông cảm thấy ông sắp bị điên, vì vậy cuối cùng ông nói với một người thầy thuốc, người thầy thuốc hiểu ngay và nói: "Chúng ta phải thực hiện nó ngay". Họ làm toàn bộ sự việc. Sơn thân thể họ và đóng diễn như những gì ông đã nhìn thấy.

Khi ông ở tuổi 20, sự việc hoàn toàn vỡ lẽ ra. Ông quyết định đi đến cuộc trình diễn Wild West của Buffalo Bill với một số người Ấn khác. Họ được đưa đi trên một chiếc "thuyền lửa" đến Châu Âu để thực hiện một cuộc biểu diễn ở London với những con ngựa của họ và y phục Ấn của họ. Một đêm nọ, nữ hoàng Victoria đến xem cuộc trình diễn. Bây giờ bạn sẽ không nghĩ có nhiều sự giống nhau giữa Black Elk, một người Oglala Sioux đến từ những thảo nguyên và nữ hoàng Victoria. Những đêm đó không ai khác đến, chỉ có nữ hoàng Vìctoria trong xe ngựa của bà và đoàn tùy tùng. Khi buổi trình diễn kết thúc, bà đứng dậy bắt tay tất cả bọn họ với bàn tay mềm dịu nhỏ nhắn của bà. Ông thật sự thích bà. Rồi bà cúi chào họ và họ bị gây ấn tượng mạnh về bà và cách cư xử của bà đến nỗi những người phụ nữ đã làm những điều gọi là "kỹ thuật reo dây đàn hay sự rung động" và những người đàn ông thì reo lên vui mừng, và rồi tất cả họ đều cúi chào nữ hoàng. Black Elk đã mô tả bà như "một vị mẫu nghi của nước Anh". Bà có rất nhiều sự oai vệ và dáng vẻ đặc biệt. "Bà xinh đẹp, dễ thương và rất tốt đối với chúng ta". Khoảng một tháng sau, bà mời họ đến Silver Jubilee của bà. Như ông ta kể, khi ông ta và những người bản xứ khác vào tòa nhà to lớn vĩ đại này, mọi người đều kêu lên "Jubilee! Jubilee!". Ông ta nói rằng ông vẫn không biết từ đó có nghĩa gì, nhưng lúc đó ông có thể mô tả những gì ông thấy. Đầu tiên, nữ hoàng Victoria đến bằng xe ngựa vàng rực của bà, những con ngựa được che phủ bằng vàng và tất cả áo quần của bà cũng vàng như lửa. Rồi đến chiếc xe ngựa màu đen, với những con ngựa màu đen và cháu nội trai của nữ hoàng. Trong xe ngựa màu xám và ngựa màu xám là thân quyến của bà. Ông mô tả tất cả những xe ngựa và tất cả những con ngựa và rồi tất cả những người đàn ông đang đến trong trang phục đẹp đẽ, cưỡi ngựa đen với những chùm lông trang trí. Cả buổi lễ đã gây ấn tượng mạnh với họ. Ông ta nói rằng, trước lễ Jubilee, ông cảm thấy như chưa bao giờ thấy hình ảnh ấy, nhưng sự nhìn thấy tất cả sự trưng bày trang trọng và cảnh tượng ấy đã nối kết với những gì ông đã mơ thấy trước đây. Khi nữ hoàng Victoria trong xe ngựa vàng đến bên những người Ấn Độ, bà cho dừng xe và đứng lên, chào họ. Họ lại ném tất cả đồ vật của họ lên không trung, la hét và tung bật dây đàn và rồi họ hát với quốc mẫu Anh.

Lễ nghi ấy có thể là của nữ hoàng Anh hay của dân chúng Great Plains. Một cách nào đóđã vượt thời gian và không gian. Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi nghĩ nó có điềuđể thực hiện cùng với việc nắm giữ nỗi buồn đau của luân hồi trong tâm bạn và đồng thời nắm giữ hình ảnh và năng lượng của mặt trời Đông phương vĩ đại. Cả cuộc đời của chúng ta có thể là một lễ nghi. Chúng ta phải học cách dừng lại khi mặt trời đi xuống và khi mặt trời mọc lên. Chúng ta phải học cách lắng nghe gió; chúng ta có thể học cách để ý rằng trời đang mưa, đang có tuyết rơi đầy hay đang yên tĩnh. Chúng ta có thể nối kết liên hệ với thời tiết mà là chính chúng ta, và chúng ta có thể nhận ra rằng đó là những nỗi buồn. Càng buồn, nó càng rộng lớn, càng rộng lớn thì tâm hồn chúng ta càng rộng mở. Chúng ta có thể đừng nghĩ rằng thực hành tốt là khi nó bằng phẳng và yên lặng và thực hành tồi khi nó gồ ghề và đen tối. Nếu chúng ta có thể nắm giữ tất cả chúng trong tâm hồn thì chúng ta có thể làm được một tách trà đúng kiểu cách.

-ooOoo-

15

GIÁO PHÁP ĐƯỢC DẠY VÀ GIÁO PHÁP ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM

Theo truyền thống, có hai cách diễn tả giáo pháp của Đức Phật: Giáo pháp được dạy và Giáo pháp được kiểm nghiệm. Giáo pháp được dạy đã được giới thiệu một cách liên tục trong sách vở, trong những bài thuyết giảng với một phương thức rõ ràng và trong sáng kể từ thời đức Phật. Mặc dù tất cả Giáo pháp đều bắt đầu từ Ấn Độ, trong một bối cảnh thời gian, không gian và văn hóa rất khác với những gì chúng ta biết ngày nay, tinh hoa của giáo pháp vẫn được truyền sang Nam Á, Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam và Tây Tạng - đến rất nhiều nước khác trên thế giới - bởi những người có khả năng diễn đạt những gì chính họ được dạy. Ngày nay, có rất nhiều sách vở tuyệt hay về giáo lý căn bản. Bạn có thể đọc Joseph Goldstein, Ayya Khema, Suzuki Roshi, Chogyam Trungpa và Tarthang Tulku và tất cả những dịch phẩm của Herber Guenther. Có rất nhiều cách khác nhau để bạn học và nghe giáo lý và tất cả chúng đều có hương vị khác nhau. Nhưng bạn có thể tìm ra rằng nếu trong mỗi một thứ bạn chọn một chủ đề như Tứ đế hay Sự độc cư hoặc Từ bi, tất cả chúng đều giống nhau về mục đích, nhưng khác nhau về phương pháp ứng dụng tùy theo tập quán và văn hóa của mỗi dân tộc. Giáo lý vẫn giống nhau và tinh hoa giáo lý vẫn không khác.

Giáo pháp được dạy thì như một vật báu, như một viên ngọc quí. Giống như Tâm Bồ đề, nó có thể bị che phủ bởi bụi bặm nhưng vẫn không bị thay đổi bởi bụi bặm. Khi một ai đó đem viên ngọc ra ánh sáng và chỉ cho mọi người xem, nó tạo ấn tượng trong tâm trí của những ai trông thấy nó. Giáo pháp cũng giống như một chiếc chuông vàng đẹp bị giấu kín trong một chiếc hang sâu tối; khi ai đó đem nó ra và rung lên, mọi người nghe được âm thanh tuyệt vời của nó. Đó là giáo lý được dạy. Thông thường người ta cho rằng giáo pháp có thể được dạy, nhưng người ta phải có đôi tai để nghe. Phép loại suy về 3 chiếc bình được đưa ra. Nếu bạn giống một cái bình có thuốc độc trong đó, khi Giáo pháp được đưa vào nó sẽ bị hòa vào và chảy ra như một thứ độc dược. Nói cách khác, nếu bạn chứa đầy phẫn hận và cay đắng, bạn có thể suy diễn nó cho phù hợp với sự đắng cay và phẫn giận của bạn. Nếu cái bình được quay ngược trở lại thì không bỏ gì vào được. Bạn phải sáng suốt và cởi mở để nghe Giáo pháp được dạy.

Giáo pháp được kinh nghiệm không phải là một loại Giáo pháp khác, mặc dù đôi khi nó rất khác. Một kinh nghiệm thông thường là khi bạn nghe Giáo pháp, chúng âm vang trong tâm trí bạn và bạn cảm thấy gây hào hứng bởi chúng, nhưng bạn ít khi nghĩ ra điều gì có thể phù hợp với đời sống hằng ngày của bạn. Khi cuộc sống đẩy đưa xô lấn và bạn mất việc hay người yêu bỏ bạn, hoặc bất kỳ điều gì khác xảy ra và bạn trở nên điên tiết, hung hăng, bạn không thể nghĩ ra cái gì cần phải thực hiện đối với Tứ diệu đế. Nỗi đau của bạn mãnh liệt đến nỗi Tứ diệu đế cũng thật đáng thương. Trungpa Rinpoche từng nói rằng Giáo pháp cần phải được thực nghiệm bởi vì khi tính chất thật của cuộc đời bao gồm những khó khăn trở ngại, những sự kiện gây cho chúng ta những vấn đề, trở thành căng thẳng, bất kỳ một niềm tin triết lý nào cũng không sánh bằng với thực tế những gì chúng ta đang thực nghiệm.

Những gì bạn sẽ khám phá khi bạn tiếp tục nghiên cứu giáo lý và thực hành Thiền là rằng không có gì bạn đã từng nghe xa cách với cuộc sống của bạn. Học hỏi giáo pháp là học hỏi những gì đang làm và cách duy nhất bạn có thể tìm ra chân lý là qua kinh nghiệm của chính bạn. Thiền sư Dogen đã từng dạy: "Biết chính mình hay học hỏi chính mình tức là quên chính mình,và nếu bạn quên chính bạn thì bạn trở nên giác ngộ đối với mọi sự vật". Biết chính bạn hay học hỏi chính bạn đó là kinh nghiệm của chính bạn về niềm an vui, về sự làm xoa dịu và về khổ đau. Đó là tất cả những gì chúng ta có và tất cả những gì chúng ta cần để có một kinh nghiệm sống phù hợp với giáo pháp - để nhận ra rằng giáo pháp và cuộc đời chúng ta liên quan mật thiết với nhau.

Tôi bị mắc kẹt bởi câu trích ghi trên bảng thông tin ngày hôm qua. Câu đó ghi: "Sự thực hành hàng ngày chỉ đơn giản là phát triển sự chấp nhận và sự cởi mở hoàn toàn với tất cả các tình huống, cảm xúc và con người". Bạn đọc nó, bạn nghe nó và thậm chí bạn nói về nó, nhưng về cơ bản, điều đó có nghĩa là gì? Khi đọc nó, bạn có cảm giác là bạn biết nó có nghĩa gì, nhưng khi bạn cố gắng thực hiện điều đó, để kiểm nghiệm nó với kinh nghiệm của chính bạn thì những định kiến trước của bạn về ý nghĩa của nó bị tan vỡ một cách hoàn toàn; bạn khám phá một điều gì mới mẻ mà bạn chưa bao giờ nhận ra trước đây. Sự nhận biết cá nhân về ý nghĩa Giáo pháp là sống như thế, thử nghiệm nó, tìm ra nó thật sự có nghĩa gì trong những thời gian đang mất công việc, bị tình phụ, bị ung thư. "Hãy cởi mở và chấp nhận tất cả hoàn cảnh và tất cả mọi người". Làm thế nào bạn thực hiện điều đó? Có thể đó là một lời khuyên tốt mà bất cứ ai cũng có thể cho bạn, nhưng bạn phải tìm ra cách giải quyết cho chính bạn.

Thông thường chúng ta nghe giáo pháp một cách chủ quan đến nỗi chúng ta nghĩ chúng ta đang được nghe về cái gì là thật và cái gì là giả. Nhưng giáo pháp không bao giờ nói với bạn cái gì là thật và cái gì là giả. Nó chỉ khuyến khích bạn tìm ra cho chính bạn. Tuy nhiên, vì chúng ta dùng từ ngữ nên chúng ta tạo nên những lời trình bày. Chẳng hạn chúng ta nói: "Thực tập hằng ngày là chỉ đơn giản phát triển sự chấp nhận hoàn toàn đối với tất cả cảm xúc, tình cảm và con người". Nó nghe như thử làm như vậy là đúng và không làm như vậy sẽ là sai. Nhưng không phải như vậy, điều mà nó muốn nói là khuyến khích bạn tìm ra cho chính bạn cái gì đúng và cái gì sai. Gắng sống cách đó và xem điều gì xảy ra. Bạn sẽ đối mặt với tất cả những nghi ngờ, những sợ hãi và những hy vọng và bạn sẽ tóm chặt nó. Khi bạn bắt đầu sống như thế, với ý niệm về "Điều này thật sự có ý nghĩa gì?", bạn sẽ thấy rất thú vị. Sau một thời gian, bạn quên rằng thậm chí bạn đã đưa ra câu hỏi; bạn chỉ thực tập Thiền hay chỉ sống đời sống của bạn và có những gì được gọi là sự thâm hiểu theo truyền thống, có nghĩa là bạn có một sự cảm nhận mới đối với những gì đúng. Sự minh triết đến rất đột ngột, như thử bạn đang đi lang thang trong bóng tối thì ai đó bỗng bật tất cả đèn lên và hiển bày ra một cung điện. Bạn thốt lên: "Ôi chao! Nó luôn luôn hiện hữu ở đây". Tuy vậy, sự minh triết cũng rất đơn giản, nó không phải luôn buộc bạn phải kêu lên "Ôi chao!". Nó như thử tất cả cuộc đời bạn đã có chiếc bát chứa chất liệu trắng này trên bàn nhưng bạn không biết nó là gì. Bạn có phần sợ hãi khi nhận ra. Có thể đó là cocain hay thuốc chuột. Một hôm nào đó bạn liếm ngón tay và chạm tay vào nó, một ít hạt nhỏ dính vào tay, bạn thử nó và trời đất ơi đó là muối. Không ai có thể nói với bạn, tuy vậy nó quá rõ ràng, quá đơn giản. Vì vậy, tất cả chúng ta đều có minh triết. Trong Thiền tập, chúng ta có chúng và có thể chia sẻ chúng. Tôi cho rằng đó là tất cả những gì mà cuộc nói chuyện này nói về, chia sẻ minh triết. Nó có cảm giác như thử chúng ta khám phá được điều mà không ai khác từng biết tuy nó dễ hiểu đơn giản.

Bạn có thể không bao giờ chối bỏ giáo pháp được thực nghiệm bởi vì nó quá thẳng và quá thật. Nhưng đi trên con đường giữa giáo pháp được dạy và giáo pháp được thực nghiệm liên quan đến việc cho phép bạn và khuyến khích bạn không nên luôn tin tưởng những gì bạn được dạy, mà phải biết phân tích về nó. Tất cả những gì bạn sẽ làm là sống theo lối sống ấy và nó sẽ trở thành con đường của bạn. Câu trích trên bản thông báo tiếp tục nói rằng, cách để thực hiện điều này là sống cởi mở và không bao giờ lùi bước, không bao giờ trung tâm hóa chính mình. Đây không chỉ là câu cách ngôn để nghe, mà thật sự là những lời dạy sâu sắc nhất được dạy một cách đơn giản dễ nhầm lẫn. Bạn có thể nghĩ: "Ồ, vâng, không bao giờ rút lui, tốt, nhưng điều đó có nghĩa là gì?". Rõ ràng, nó không có nghĩa bạn là một người xấu nên rút lui; bạn được dạy về lòng nhân từ (Maitri) và lòng yêu thương và thái độ không phê phán, chấp nhận chính bạn, không e sợ bạn là ai. Bạn có hiểu ý tôi không? Trong cuốn Zen mind, Beginner's Mind (Tâm thiền, tâm của người nhập môn), Suzuki Roshi nói rằng ông nhận được một bức thư từ một trong những học sinh của ông, thư nói: "Kính thưa Đại sư, Ngài gởi cho con một cuốn lịch và mỗi tháng có một câu nói rất gây cảm hứng, nhưng con thậm chí chưa bước vào tháng hai và con nhận thấy rằng con không thể thẩm định với những câu danh ngôn này". Suzuki Roshi cười và trả lời rằng người ta dùng giáo pháp để làm chính họ cảm thấy khổ đau. Hay những người khác có một sự nắm bắt khái niệm nhanh chóng về giáo pháp có thể dùng nó để trở nên kiêu ngạo và hãnh diện. Nếu bạn nhìn thấy chính bạn hiểu lầm giáo pháp, chính giáo pháp sẽ luôn luôn chỉ cho bạn nơi bạn đang tách xa giáo pháp. Trong một vài ý nghĩa, giáo pháp giống như một mạng lưới không có đường ranh nên bạn không thể vượt ra khỏi.

Giáo pháp nên thật sự được đưa vào tâm, không chỉ được dùng như một phương pháp để xoa dịu và an tâm hay tiếp tục kiểu tự chê bai quen thuộc của bạn hoặc kiểu nỗ lực đạt sự hoàn hảo quen thuộc của bạn. Đầu tiên bạn có thể nhận thấy rằng bạn dùng giáo pháp như bạn đã luôn dùng những vật khác, nhưng rồi - bởi vì đó là giáo pháp - có thể nảy sinh trong bạn rằng bạn đang dùng nó để tự chê bai mình hoặc để trở thành một người hoàn hảo. "Ồ, trời đất ơi! Tôi đang dùng điều này để đưa thế giới vào trong thương yêu và ánh sáng hoặc để làm cho nó trở thành một nơi cay nghiệt và đầy thù hận".

Trungpa Rinpoche bảo chúng ta rằng cũng như phần lớn các Tulkus (Tulku là tái sinh của một bậc thầy đã giác ngộ kiếp trước, biểu hiện phẩm tính của bậc thầy giác ngộ đó), ông được nuôi dạy cực kỳ nghiêm túc. Ông bị đánh nếu như ông làm những điềuđược xem là không đúng đối với một Tulku và ông phải học tập rất tích cực. Ông bảo rằng ông là một đứa trẻ khó dạy và do đó ông đã bị phạt rất nhiều, nhưng ông cũng rất lanh lợi và rất hãnh diện về mình. Những người thầy không bao giờ khen ngợi ông, họ luôn la mắng ông và bảo ông phải học tập siêng năng hơn. Tuy vậy, ông có thể nói rằng họ rất bị gây ấn tượng bởi sự sáng suốt của ông. Khi ông bắt đầu đến gặp giáo viên của ông, Jamgon Kongtrul, để ôn lại bài học, ông không thể chờ đợi để trình bày kiến thức và sự thông minh của mình. Lúc đó còn rất sớm và ánh sáng chiếu vào cửa sổ dọi lên mặt Kongtrul. Rinpoche ngồi xuống cạnh ông ta, Kongtrul rất yên tĩnh một lúc và cuối cùng ông nói: "À, nói cho tôi về những gì ông biết về "Lục độ" (The Six Paramitas: còn gọi là lục Ba- la-mật gồm: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí tuệ - ND) và Rinpoche đã tự tin đọc lưu loát tất cả chúng với những liên quan và những điều khác mà các vị thầy đã dạy. Khi kết thúc buổi dò bài, Jamgon Kongtrul lại yên tĩnh trở lại, rồi ông bảo: "Nhưng con cảm thấy gì về tất cả điều đó?". Giật mình, Rinpoche trả lời: "Có vấn đề gì về điều con cảm thấy về nó? Đây là cách mà lục độ luôn được dạy và nó được dạy như vậy từ khi nó được giới thiệu lần đầu đây là biểu hiện của chúng". Jamgon Kongtrul bảo: "Thật rất hay để biết nó một cách tri thức, nhưng con cảm thấy như thế nào về nó? Kinh nghiệm của con về điều này là gì?". Rinpoche nói rằng đó là những gì mà Jamgon Kongtrul luôn dạy ông. Ông ta luôn muốn biết kinh nghiệm của Rinpoche về Bố thí hay Trì giới... đó là những gì mà Jamgon Kongtrul đã đào luyện cho ông.

Trong những thuật ngữ của giáo pháp được dạy, Trungpa Rinpoche nghe nó rất tốt và rất rõ ràng. Ông đã có một lượng lớn sự học hỏi ở nơi đó, và ông cũng luôn mong muốn chúng ta học và nghiền ngẫm nó. Nhưng điều ông quan tâm nhất là người ta nên tìm nghĩa thật và không chỉ chấp nhận ý tưởng của người khác mà không đặt nghi vấn ở nơi đó. Khi Rinpoche nói về giới luật, ông nói rất trôi chảy. Bạn có thể học tất cả 250 hay 300 giới thuộc nằm lòng, nhưng điểm quan trọng là thấy được yếu nghĩa của giới luật. Chẳng hạn, bạn có thể biết rằng giới đầu tiên là không sát sanh, và bạn có thể biết tất cả những câu chuyện về cách mà giới đó hiện hành và bạn có thể biết luân lý của sát sanh là tăng sự bám víu - chấp thủ ngã như thế nào và việc thực hành giới phá được xích xiềng của vòng luân hồi như thế nào, bạn có thể biết tất cả về điều ấy, nhưng vấn đề thật sự là: Khi ý tưởng muốn giết một con vật nào nảy sinh, tại sao bạn lại muốn sát sinh? Cái gì thật sự diễn ra ở đó? Và cái gì là sự lợi ích của việc giữ giới sát? Sự giữ giới để làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào khi bạn giữ giới? Nó dạy bạn điều gì? Đó là cách mà Rinpoche đã được huấn luyện và đó là cách mà ông huấn luyện chúng ta.

Giáo pháp được dạy và giáo pháp được thực nghiệm là những mô tả về cách sống, cách dùng cuộc đời của bạn để đánh thức bạn hơn là để làm cho bạn rơi vào giấc ngủ. Và nếu bạn chọn cách bỏ cả quãng đời còn lại của bạn để gắng tìm ra tỉnh thức có nghĩa gì và mê muội có nghĩa gì, tôi nghĩ bạn có thể đạt đến giác ngộ.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04

Chân thành cám ơn anh Hồ Trung Mỹ đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 12-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 08-07-2004