BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Đối mặt với THỰC TẠI Tác
giả: PEMA CHODRON |
8 Đ ỪNG XEM ĐÓ LÀ CHÂN LÝTrong đạo Lão có một câu danh ngôn rất nổi tiếng như sau: "Đạo mà có thể nói ra, đó không phải là Đạo cứu cánh" ( Đạo khả đạo phi thường Đạo). Hoặc bạn cũng có thể nói rằng bạn chưa từng nghe nói về điều này, nhưng "Khi bạn quá tin vào một điều gì đó thì bạn khó nhận thức sáng suốt những điều khác". Cái chân lý mà bạn đang tin tưởng và bám víu vào đôi lúc sẽ làm bạn không còn thật sự sẵn lòng lắng nghe những điều gì mới mẻ nữa. Do cách suy nghĩ và cách tin tưởng của chúng ta đối với vạn vật mà thế giới quan của chúng ta được tạo nên. Vào thời Trung cổ, bởi do sợ hãi mà mọi người đã chấp nhận một ý niệm rằng chỉ có một cách để tin tưởng; nếu bạn không tin tưởng theo cách đó, bạn sẽ là kẻ thù của mọi người. Sẽ có án tử hình đối với những ai có những tư tưởng mới mẻ và sáng tạo. Có rất nhiều điều mà con người đã từng nhận thức, họ không thể nhận thức gì hơn nữa bởi vì họ không tin vào chúng. Một khi họ bắt đầu suy nghĩ và tin tưởng theo một cách thức nào đó, có rất nhiều điều mà họ không thể nghe, thấy, ngửi và xúc chạm một cách chính xác. Bởi vì những điều này nằm ngoài hệ thống tín ngưỡng của họ. Sự bám víu tín điều làm hạn chế kinh nghiệm sống của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là những tín điều, những ý tưởng hay những suy nghĩ là vấn đề, mà sự cứng nhắc trong thái độ nhận thức sự vật theo một cách riêng, hướng theo những tín điều và tư tưởng của chúng ta, đó là nguyên nhân tạo nên các vấn đề. Nói một cách đơn giản, sử dụng hệ thống tín ngưỡng của bạn theo cách đó sẽ tạo một tình huống mà trong đó bạn chọn lựa để trở nên mù quáng thay vì nhìn rõ, bị lãng thay vì nghe rõ, sống như chết và say ngủ thay vì tỉnh thức. Đối với chúng ta, những người đang thực tập ở đây những người mong muốn sống tốt, đầy đủ không g ò bó, nhiều mạo hiểm nhưng hào hứng. Sống trong một cuộc sống thật sự, chúng ta được hướng dẫn cụ thể rằng chúng ta cần đeo đuổi cái mà chúng ta đeo đuổi trong suốt quá trình thực tập lâu dài, đó là: Xem nó là cái gì? Nhận biết nó mà không xen vào sự phán xét rằng nó đúng hay sai. Để nó trôi đi và quay trở lại với phút giây hiện tại. Bất cứ điều gì đến với chúng ta, hãy xét xem nó là cái gì mà không gọi nó là đúng hay sai. Nhận biết nó, nhìn rõ nó và rồi để nó đi. Quay lại với phút giây hiện tại. Từ bây giờ đến lúc bạn chết, bạn có thể làm điều này như một phương pháp có thể trở nên yêu thương đối với chính bạn cũng như đối với người khác, như một phương pháp ít định kiến, ít tranh cãi, ít xác quyết rằng tuyệt đối chắc chắn là bạn đúng và những người khác sai, như một phương pháp để phát triển tính hóm hỉnh về tất cả các thứ, để thắp sáng nó lên, cởi mở nó ra, bạn có thể làm được điều này. Bạn cũng có thế bắt đầu nhận thấy những lúc bạn tự trách mình hay phê phán người khác. Nếu bạn dùng thời gian còn lại của cuộc đời để nhận thức được như vậy và làm nó trở thành một cách thức riêng để vén lên những ngu ngốc trong chính tình cảnh của mỗi con người - vở bi hài kịch mà tất cả chúng ta đều có vai ở trong đó - bạn có thể phát triển nhiều sự khôn ngoan, nhiều sự tử tế và có nhiều hạnh phúc hơn.Nhận thấy được bạn đang bào chữa mình và trách cứ người khác không phải là một lý do để bạn tự chỉ trích mà đó thật sự là một cơ hội để nhận biết những gì đã giam hãm chúng ta trong một thế giới rất thiếu hiểu biết này. Đó là một cơ hội để nhận thấy rằng bạn đang cố bám víu vào những suy diễn của bạn về thực tại; nó cho phép bạn suy diễn rằng đó là tất cả, không hơn, không kém; nhưng đó không phải là thực tại mà đó chỉ là sự suy diễn của bạn về thực tại. -ooOoo- 9 THỜI TIẾT VÀ BỐN CHÂN LÝ CAO CẢ Khi mới khai diễn giáo pháp, đức Phật có thể thuyết giảng bất kỳ giáo lý nào Ngài muốn. Lúc vừa đạt đến giác ngộ, tâm trí Ngài sáng suốt và Ngài không còn thấy có phiền não nữa - chỉ có sự thuần tịnh trong tâm hồn Ngài. Tuy nhiên, Ngài đã không thuyết pháp theo ý thích của mình. Sử kể, Ngài cảm thấy khó diễn bày những chân lý mà Ngài đã giác ngộ; đầu tiên Ngài quyết định không thuyết pháp bởi vì Ngài nghĩ rằng khó có người có thể hiểu được những gì Ngài nói. Song cuối cùng Ngài đã quyết định chuyển bánh xe Pháp vì có thể có một số người sẽ rất muốn nghe pháp. Điều thú vị là đầu tiên đức Phật đã không nói về vô thường, về sự tương đối của vạn vật, về thiện-ác, về không gian, về những vấn đề siêu hình, về Không tính...Trong bài pháp đầu tiên - bài pháp về Bốn chân lý cao cả - Ngài đã nói về khổ đau. Tôi đã luôn kiểm nghiệm về giáo lý này như một sự khẳng định độc đáo rằng không cần phải phản kháng lại việc sống một cách đầy đủ trên thế gian này, rằng chúng ta thật ra là một phần trong một thế giới phong phú này. Tất cả vạn vật đều có tương quan với nhau. Nếu một vật nào đó sống thì nó có một sức sống, mà biểu hiện của nó là một loại năng lực mãnh liệt. Không có nó, chúng ta không thể nhấc tay, mở miệng nói hay nhắm mắt lại. Nếu bạn đã từng chứng kiến một người sắp chết, bạn sẽ biết rằng, vào giây phút đó, mặc dầu rất yếu ớt, nhưng người đó vẫn có một sức sống và đến giây phút sau thì sinh lực ấy không còn nữa. Người ta nói rằng, khi chúng ta chết, 4 yếu tố - đất, nước, gió, lửa - tan rã dần, hòa vào nhau và rồi tan biến vào không gian. Nhưng khi đang sống, chúng ta có chung cái năng lực đã tạo nên vạn vật, từ một ngọn cỏ cho đến một con voi, sinh ra, lớn lên và cuối cùng cạn sức và chết. Cái năng lực đó đã tạo nên cả thế giới. Thật rất hiếu kỳ vì chúng ta là con người có ý thức và chúng ta cũng là kẻ phản kháng lại năng lực của sự sống. Một hôm, tôi nói chuyện với một người đàn ông đang bị chán nản nặng. Khi thất vọng, ông ta ngồi bất động trên ghế. Tất cả những gì ông ta làm là lo lắng và buồn phiền. Ông ta kể rằng suổt mùa đông dài ông đã ngồi trên chiếc ghế đó, nghĩ bụng là mình nên mang cái máy cắt cỏ ra khỏi tuyết, nhưng ông không thể làm được. Đó không phải là những gì tôi muốn nói về việc ngồi yên lặng. Ngồi yên tĩnh có nghĩa là Không bị kéo đi khỏi ý thức đầy đủ rằng mình đang ngồi ở đó, bị tách khỏi những nhận thức và những kinh nghiệm về năng lực sống của bạn. Vậy điều gì xảy ra? Tôi có thể nói với bạn kinh nghiệm của tôi về điều đó. Tôi đang ngồi thực tập phương pháp Thiền định thì cảm giác tệ hại này đến với tôi. Tôi biết được các điều tiếp theo, tôi đã nghĩ về tất cả những điều này, lo lắng về một điều gì đó sẽ xảy ra vào tháng 9, lo lắng về ai sẽ là người quan tâm đến những chi tiết vụn vặt của những gì sắp xảy ra vào tháng 10. Rồi tôi nhớ: Tôi ngồi yên trên ngọn lửa, trên một cơn gió lốc, trên một trận động đất hay trên một cơn sóng thủy triều. Điều n ày cung cấp cho chúng ta cơ hội để thực nghiệm lại một lần nữa đặc tính của năng lực sống của chúng ta - đất, nước, lửa, gió. Tại sao chúng ta lại phản kháng với chính sinh lực của chúng ta? Tại sao chúng ta lại phản kháng cái năng lực vận chuyển trong mỗi con người chúng ta? Chân lý thứ nhất dạy rằng nếu chúng ta còn sống, nếu chúng ta có một trái tim, nếu chúng ta có thể yêu thương, nếu chúng ta có thể nhận thấy cái sinh lực làm cho mọi sự thay đổi và chuyển động, phát triển và chết đi, thì chúng ta sẽ không có phản kháng. Chân lý thứ nhất chỉ đơn giản dạy rằng khổ đau là một phần tất yếu của cuộc sống con người. Thậm chí chúng ta không phải gọi nó là khổ đau nữa, không gọi nó là thất vọng nữa. Chỉ đơn giản nhận biết tính nóng của lửa, tính cuồng loạn của nước, tính hoang dã của gió và tính chấn động của đất cũng như tính ấm áp của lửa, tính mát mẻ và êm dịu của nước, tính dịu dàng của gió và tính vững chắc, tính có thể nương dựa của đất,. Không có gì trong bản chất của chúng là nghiêng về bên này hay bên kia. Bốn yếu tố đó có những đặc tính khác nhau; chúng giống như các nhà ảo thuật. Đôi khi chúng biểu hiện như thế này nhưng đôi khi chúng lại biểu hiện như thế khác. Nếu chúng ta cảm thấy rằng đó là vấn đề, chúng ta phản kháng lại nó. Sự thật cao cả thứ nhất cũng nói rằng chúng ta cũng thay đổi giống như thời tiết, chúng ta rút xuống và dâng lên như thủy triều. Chúng ta tròn rồi lại khuyết như mặt trăng. Chúng ta hãy mặc nhiên và đừng viện lý do gì để phản kháng lại nó. Nếu chúng ta phản kháng lại nó, thực tại và sinh lực của cuộc sống sẽ hóa thành địa ngục khổ đau.Chân lý thứ hai dạy rằng: Sự phản kháng này là cơ cấu hoạt động cơ bản của cái mà chúng ta gọi là bản ngã, và rằng phản kháng lại sự sống là nguyên nhân gây nên khổ đau. Người ta thường cho rằng nguyên nhân gây nên khổ đau là sự dính mắc vào những quan điểm hẹp hòi của chúng ta. Nói cách khác, sự phản kháng đối với thể thống nhất của cuộc sống, phản kháng đối với sự kiện rằng chúng ta thường thay đổi như thời tiết, rằng chúng ta có một năng lượng như những sinh vật khác, sự phản kháng lại tất cả điều đó là những gì được gọi là chấp ngã. Hôm qua tôi bắt đầu cảm thấy hiếu kỳ về sự phản kháng. Tôi để ý rằng tôi đang ngồi đây với những cảm giác khó chịu trong lòng - sự sợ hãi - bạn có thể gọi như vậy. Tôi bắt đầu nhận ra cơ hội để suy nghiệm về sự thật của 4 yếu tố, để cảm thấy nó giống thời tiết như thế nào. Dĩ nhiên điều đó đã không làm cho sự khó chịu qua đi nhưng nó làm di chuyển sự phản kháng, và như vậy thế giới đã quay trở lại. Khi tôi không phản kháng, tôi có thể nhìn thấy thế giới. Rồi tôi để ý rằng tôi đã không bao giờ ưa thích loại thời tiết đặc biệt này nên tôi đã phản kháng lại nó. Trong khi làm như vậy, tôi nhận thấy rằng tôi đã tái tạo lại chính tôi. Nó như thử, khi bạn phản kháng, bạn đang đào đất dưới chân bạn. Nó như thử bạn là một khối cẩm thạch và bạn tự tạc mình bằng nó, bạn làm mình trở nên quá rắn chắc. Trong trường hợp của tôi, lo lắng về những gì sắp xảy ra thật là khó chịu, nó giống như một cơn nghiện ngập. Nó cũng thật khó chịu uống say trở lại nếu bạn đã là một người say rượu, hay phải chích thêm nữa nếu bạn là một kẻ đã chích nhiều ma túy, hay cứ tiếp tục ăn khi bạn đã quá no hay bất cứ điều gì như vậy. Tất cả những điều này thật khác lạ. Tất cả chúng ta đều hiểu biết sự nghiện ngập là gì; tất cả chúng ta đều chủ yếu bị nghiện bởi cái "tôi". Khá thú vị, khi thời tiết thay đổi và năng lượng trôi chảy một cách đơn giản trong ta, cũng như nó trôi chảy trong cỏ cây, trong những con quạ, con gấu, con nai trong đại dương, trong đất đá, chúng ta khám phá rằng chúng ta không vững chắc chút nào. Nếu chúng ta ngồi yên, như ngọn núi Gampo Lhatse trong một cơn bão cấp 8, nếu chúng ta không che chở chúng ta khỏi sự thật, sự sáng chói, sự liên quan trực tiếp và sự thiếu chứng thực rằng mình đơn giản là một phần của cuộc sống, thì chúng ta không phải là một sinh vật tách biệt này - một sinh vật có thể xoay chuyển sự vật theo cách của chúng ta. Chân lý thứ ba nói rằng sự dập tắt đau khổ là cởi bỏ sự chấp thủ chính mình. Với từ "tận diệt" có nghĩa là sự tận diệt của địa ngục như đối kháng với thời tiết, sự tận diệt của sự đối kháng này, sự thù hằn này, cảm giác bị mắc kẹt hoàn toàn này, gắng sức để duy trì cái tôi to tướng với bất kỳ giá nào. Lời dạy về sự nhận biết vô ngã nghe có vẻ trừu tượng, nhưng con đường đúng của nó, sự hướng dẫn kỳ diệu mà chúng ta đã nhận được, chiếc chìa khóa vàng là một phần kỹ thuật Thiền tập mà nhờ đó bạn nhận ra những gì đang diễn ra với bạn và bạn nói với chính mình "suy nghĩ". Rồi bạn buông bỏ tất cả sự trò chuyện, sự ngụy tạo, sự bàn luận, bạn được để lại và ngồi với thời tiết - đặc tính và năng lượng của chính thời tiết. Có thể bạn vẫn có cảm giác rung động, khuấy động hay cảm giác bùng nổ, bình tĩnh hay cảm giác tối tăm như thử bạn vừa mới bị chôn dưới đất. Bạn được để lại với chừng ấy. Đó là chìa khóa: Hãy đến để biết "điều đó". Cái duy nhất để bạn có thể biết điều đó là bằng cách nhận thấy rằng bạn vừa mới nói về nó, biến nó thành nỗi lo về tuần tới, tháng 10 tới và phần còn lại của cuộc đời bạn. Nó như thử, một cách hiếu kỳ, thay vì ngồi yên giữa đống lửa chúng ta đã phát triển một phương thức thổi bùng nó, giữ cho nó tiếp tục. Quạt lửa ấy lên, thổi ngọn lửa ấy lên. "À, thì sao nếu tôi không làm điều đó rồi điều đó sẽ xảy ra, và nếu điều đó xảy ra thì điều này sẽ xảy ra. Tốt hơn tôi nên nói với mọi người về mọi sự như vậy, và nếu như tôi không nói với họ về điều đó, chắc chắn mọi việc sẽ đổ vỡ và rồi điều gì sẽ xảy ra? Ồ, tôi nghĩ tôi muốn chết và tôi muốn ra khỏi đây. Điều này thật khủng khiếp". Bỗng nhiên bạn muốn nhảy khỏi chỗ ngồi và đi la hét ngoài đường. Bạn đang thổi bùng ngọn lửa? Nhưng đôi lúc bạn nghĩ "Chờ một chút - suy nghĩ". Rồi bạn buông bỏ và quay trở về với cảm giác chập chờn ban đầu mà có lẽ rất hồi hộp nhưng cơ bản chỉ là gió, lửa, đất và nước. Tôi không phải đang nói về sự biến đổi một cơn bão cấp 8 thành một ngày yên tĩnh. Tôi đang nói về sự nhận biết bão tố, hay nếu nó là một ngày yên tĩnh, nhận biết sự yên tĩnh. Tôi không phải đang nói về sự biến chuyển một rừng lửa thành một ngọn lửa ấm cúng dễ chịu trong lò sưởi hay đại loại như ngọn lửa dưới bếp của bạn đang làm nóng thức ăn của bạn. Tôi đang nói rằng khi có một ngọn lửa lớn, đừng đối kháng với nó hay trú ẩn trong nó. Tôi không phải đang nói về việc biến một trận động đất thành một vườn hoa. Khi có một trận động đất, hãy để mặt đất rung chuyển và xao dộng, và khi nó là một khu vườn đầy hoa thơm, cũng hãy để nó như vậy. Tôi đang nói về không đối kháng, không chấp thủ, không bị mắc kẹt bởi hy vọng hay lo sợ, bởi tốt và xấu, mà hãy thật sự sống một cách trọn vẹn. Nền tảng của chân lý thứ tư là con đường Thánh 8 nhánh (Bát thánh đạo). Mọi điều chúng ta làm - kỷ luật, nỗ lực, thiền tập, phương cách sống và mỗi điều mà chúng ta làm từ giây phút chúng ta được sinh ra cho đến phút giây chúng ta chết, chúng ta có thể dùng chúng để giúp chúng ta nhận ra sự đồng nhất của chúng ta đối với mọi vật. Nói cách khác, chúng ta có thể dùng đời sống của chúng ta để nhận thức rằng chúng ta không phải đang sống tách riêng: Cái năng lượng làm chúng ta sống trọn vẹn, tỉnh thức chính là năng lượng tạo nên mọi vật, và chúng ta là một phần trong đó. Chúng ta có thể dùng đời sống của chúng ta để liên hệ với cái năng lượng ấy, hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng chúng để trở nên lãnh đạm, đối kháng, giận dữ, cay đắng... Và luôn luôn, điều đó tùy thuộc ở mỗi chúng ta. -ooOoo- 10 KHÔNG QUÁ CỨNG NHẮC Hôm nay chúng ta sẽ bàn về cách làm thế nào để giữ sự cân bằng trong cuộc sống. Khi tất cả được nói và được làm, thế nào là trung đạo trong cuộc sống? Trung đạo (con đường giữa) của tôi và của bạn không phải là cùng một trung đạo. Chẳng hạn, phương cách của tôi là thiếu nghiêm túc, ung dung tự tại. Đối với tôi làm gì mà thường được gọi là nghiêm ngặt chỉ là sự thư giãn, bởi vì tôi làm điều đó một cách thư giãn. Vì vậy, thực tập nghiêm ngặt là tốt đối với tôi. Nó giúp tôi tìm ra con đường trung đạo của tôi. Sự thực tập quá thư giãn cũng không biểu hiện tôi đầy đủ bởi vì nó không chỉ ra ở đâu tôi đã mất cân bằng. Nhưng có thể bạn là người sẵn sàng chiến đấu, rất chuẩn xác và đúng lúc. Có thể bạn có xu hướng nghiêm ngặt. Có thể sẽ dễ dàng với bạn để thực hiện phương pháp nghiêm ngặt, nhưng có thể là nó quá khe khắt và quá độc đoán đối với người khác, vì vậy bạn cần phải tìm ra nó có nghĩa gì khi thực tập với một phương pháp thư giãn. Mỗi người mỗi khác, mỗi con đường của mỗi người cũng khác nhau; mỗi người thực tập để tìm kiếm cho chính mình cách làm thế nào để được cân bằng, làm thế nào để trở nên không quá cứng nhắc và không quá mềm mỏng. Không ai khác có thể giúp bạn, bạn phải tự tìm lấy cho chính mình. Trong một bài thơ ở cuốn First Thought, Best Thought, Trungpa Rinpoche đã nói một điều đại loại như: "Phật giáo không nói với bạn cái gì là giả cái gì là thật, nhưng nó khuyến khích bạn phải tự tìm ra cho mình". Học cách để trở nên không quá cứng nhắc và không quá mềm mỏng là một tiến trình cá nhân qua đó bạn khám phá làm thế nào để tìm sự cân bằng cho chính bạn: "Làm thế nào để thư giãn khi bạn cảm thấy quá nghiêm khắc, quá cứng nhắc? Làm thế nào để trở nên nghiêm túc và chuẩn xác khi bạn cảm thấy mình quá mềm mỏng? Dường như cái nhìn cực đoan đã trở thành một xu hướng chung. Chúng ta không thường tìm thấy quan điểm trung đạo và chỉ mới bắt đầu thực tập. Một vài ngày đầu chúng ta nghĩ: "Ta sẽ làm điều này một cách hoàn hảo", và chúng ta thực tập với nỗ lực để ngồi ngay, đi ngay, thở đúng, giữ yên lặng, làm đúng mọi việc. Chúng ta thật sự đẩy mạnh và rồi chúng ta có một dự án. Rồi tại một điểm nào đó, chúng ta nói "Ồ, Trời ơi! Tôi đang làm cái gì đây?" Chúng ta có thể buông xuôi toàn bộ và đi đến một thái cực khác - "Ta không thể quan tâm ít hơn". Cái hay và cái đẹp của thực tập là sự đi từ thái cực này sang thái cực khác không nên xem là một trở lực. Đôi lúc chúng ta giống một viên trung sĩ đang tập luyện, đôi lúc chúng ta giống như những củ khoai tây nát nhừ. Một cách cơ bản, một khi chúng ta có một sự hiếu kỳ thú vị nào đó về cái toàn thể, nó đơn giản là tất cả thông tin mà chúng ta cần để tìm sự cân bằng của chính chúng ta. Bạn đang ngồi ở đó và đột nhiên bạn tự cảm thấy mình giống như một nhà độc tài Nam Mỹ và bạn nghĩ "điều này thật buồn cười". Bạn nhớ tất cả những chỉ dẫn về thắp sáng lên, làm ôn hòa, trở nên dịu dàng. Rồi một vài tâm tính sảng khoái hay thấu hiểu và sự dịu dàng đến với bạn. Lần khác bạn ngồi ở đó nhìn vào móng tay của bạn, gãi tay, phí thời giờ với những ngón chân của bạn, khám phá cái bên trong lỗ mũi của bạn và phần sau lỗ tai của bạn và bạn có thể thấy Gary Larson đang làm một biếm họa nhỏ dễ thương về bạn. Hài hước là một phương pháp thực tập hiệu quả trong một phương cách nghiêm trang và cương quyết. Vào năm 1979, tại chương trình Vajradhatu Seminary (một chương trình thực tập 3 tháng cho các sinh viên theo sự huấn luyện truyền thống của Phật giáo Tây Tạng), Trungpa Rinpoche đã đưa ra những bài pháp cực kỳ sống động và chuẩn xác đã khích lệ được mọi người. Trong nhiều năm, chúng ta đã nhận những lời dạy đúng về thực tập chánh niệm; nhưng lời dạy mới này - 9 phương thức khác nhau để nghỉ ngơi tâm trí - làm cho sự thực tập sáng sủa hơn và chuẩn xác hơn bởi vì chúng đã cho chúng ta nhiều ý niệm về cách tiến hành. Ý tưởng chính của những lời dạy này là tìm sự cân bằng của chính bạn giữa việc quá cứng nhắc hay quá mềm mỏng. Tôi sẽ nói qua tất cả chúng bây giờ; chúng thật sự rất hữu ích. Trước hết, đừng thực hành 9 phương pháp này theo thứ tự, mặc dù phương pháp cuối dường như có đặc tính hiệu quả hơn những phương pháp khác. Chúng không nên được xem là phải bước từ phương pháp đầu đến phương pháp cuối, 9 lời nhắc nhở hữu ích khác nhau về cách ngơi nghỉ đầu óc trong trạng thái tự nhiên của nó - cách giữ cho tâm trí không đi đến cực đoan này hay cực đoan khác. Bạn có thể gọi đây là những chỉ dẫn về cách tìm ra cái gì là trạng thái tự nhiên, cái gì là sự cân bằng? Cái gì là một cảm giác thư thái? Tất cả chúng ta đều mong muốn biết điều đó. Nguyên tắc chỉ đạo cơ bản là tìm xem cái gì là quá cứng nhắc và cái gì là quá mềm mỏng đối với bạn. Thay vì cố gắng để ngơi nghỉ lưng chừng, chỉ nhìn xem cái gì là quá cứng nhắc và cái gì là quá mềm mỏng, bạn sẽ thấy con đường trung đạo của bạn. Chín phương thức này có những cái tên rất ngộ nghĩnh. Tất cả chúng nghe có vẻ giống nhau và hơi khác nhau. Phương pháp đầu tiên được gọi là ngơi nghỉ đầu óc, phương pháp thứ hai là ngơi nghỉ liên tục, phương pháp thứ ba gọi là ngơi nghỉ một cách ngây thơ, phương pháp thứ tư được gọi là ngơi nghỉ một cách hoàn toàn... Phương pháp đầu là "ngơi nghỉ đầu óc". Chúng ta đã được hướng dẫn "hãy hợp nhất sâu sắc với hơi thở". Thậm chí cả khi có các màu sắc, âm thanh và những người khác, ngay cả khi tai, mũi, miệng, các cơ quan xúc giác của bạn vẫn tồn tại và không có cái nào vắng mặt cả. Tuy thế, khi bạn ngồi xuống để thực tập, bạn đã ít nhiều giới hạn ý thức của bạn đối với hơi thở khi nó thoát ra. Có lẽ từ "giới hạn" không phải là một từ đúng. Bạn hãy đặt phần chính của sự chú ý, phần chính của sự tập trung nơi hơi thở khi nó đi ra. Vào đầu mỗi công đoạn, có một vài ý niệm đơn giản với chỉ hơi thở đó. Chỉ dẫn là "không làm xóa sạch tất cả những điều khác" nhưng vẫn có 25% ý thức. Tuy nhiên, rất quan trọng rằng mỗi lần bạn bắt đầu, bạn có một số ý niệm về sự nhớ những gì bạn đang làm. Bạn làm đơn giản ý thức chính của bạn đối với hơi thở. Bạn rất sắc sảo trong cách ấy. Bạn có thể làm điều đó bất kỳ lúc nào trong suốt thời gian ngồi tập của ban. Bạn có thể mắc kẹt trong suốt buổi tập, và rồi bạn có thể dừng lại ngơi nghỉ và bắt đầu trở lại một sự bắt đầu trong lành, luôn luôn bắt đầu với ý niệm đó với sự chú trọng vào hơi thở của bạn. Trong phương pháp thứ hai, "ngơi nghỉ liên tục", bạn được khuyến khích ý thức lâu dài và đầy đủ đối với hơi thở. Đôi lúc đó có thể là sự thỏa thuận từng phút một và rồi sự ngơi nghỉ sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng đôi khi nó xảy ra tự nhiên và bạn có thể kéo dài sự ý thức được hơi thở khi nó đi ra, ý thức đầy đủ về hơi thở. Chỉ dẫn đối với sự ngơi nghỉ liên tục là huấn luyện chính bạn để không bị đãng trí bởi những việc nhỏ, mà luôn ở với hơi thở. Vì vậy hướng dẫn thứ nhất là một điều mà bạn có thể làm, và hướng dẫn thứ hai có khuynh hướng là một thái độ hay một kinh nghiệm phát triển một cách tự nhiên; bạn không bị lôi kéo bởi những âm thanh, không bị xao lãng bởi các cảnh tượng, không bị chiếm giữ hoàn toàn bởi mỗi chuyển động của tâm trí. Bạn có thể kéo dài ý thức về việc đang ngồi trong phút giây hiện tại, ý thức đầy đủ, chỉ chú ý đến hơi thở của bạn. Phương pháp thứ ba là "Ngơi nghỉ một cách ngây thơ", đôi khi gọi là "Ngơi nghỉ một cách chính xác". Chỉ dẫn này phải được thực tập với một thái độ ngây ngô, một thái độ trẻ con đối với sự thực tập của bạn, giữ cho nó thật đơn giản. Nó hướng dẫn để không bị dính vào khái niệm và tri thức về chỉ dẫn Thíền quán (Shamatha Vipashyana). Nó chỉ dẫn rằng: Khi tâm trí bạn mông lung, đừng tạo nên bất kỳ điều gì to lớn, chỉ đơn giản quay trở lại. Rất thường, chúng ta không chỉ đơn giản quay trở lại. Thậm chí chúng ta không để ý rằng khi đang suy nghĩ và rồi chúng ta quay trở lại, hay chúng ta sẵn sàng đấu tranh và phán xét. Vì vậy, ngơi nghỉ ngây thơ chỉ dẫn rằng: "chỉ đơn giản quay trở lại". Khi Trungpa Rinpoche dạy điều này, ông dùng ví dụ cho trẻ ăn. Bạn đang nỗ lực để đưa muỗng vào miệng đứa bé, và sự chú ý của đứa bé thì rong ruổi khắp nơi. Bạn chỉ cần nói "Nhìn con chim kìa" và sự chú ý của đứa bé quay trở lại, và bạn đưa chiếc muỗng vào miệng đứa bé. Điều đó rất đơn giản. Đứa bé không nói rằng: "Ồ, ta là một đứa bé hư! Ta đang lơ đãng". Đứa bé chỉ nghĩ "Thức ăn!" và quay trở lại. Tôi có thể đưa cho bạn một ví dụ khác. Bạn đang chải răng và sự chú ý của bạn đi lang thang. Bỗng nhiên bạn nhận ra rằng bạn đang đứng đó với kem đánh răng sủi bọt trong miệng, tuy bạn vừa mới để cho tư tưởng của bạn ngao du đến Los Angeles. Bạn chỉ đơn giản quay trở lại để chải răng; không có thái độ dữ dằn gì cả. Đó là sự ngơi nghỉ ngây thơ. Phương pháp thứ 4 trong 9 phương pháp là "Ngơi nghỉ một cách hoàn toàn". Chỉ dẫn ở đây là hãy để chính bạn ổn định, để cho tâm trí bạn tỉnh táo. Nếu lúc đó bạn nhận thấy rằng mọi sự đều đơn giản, dễ dàng và không có những rạp chiếu phim 3-D đang chiếu, vậy hãy cố gắng nắm bắt mỗi ánh chớp của ý nghĩ, sự lóe lên nhỏ nhất của ý nghĩ. Có một ví dụ rằng đôi khi ý nghĩ của bạn như một con bọ nhẹ trên chóp mũi và rơi xuống, trong khi đôi lúc nó như là một con voi đang đè lên bạn. Chỉ dẫn dạy rằng bạn nên cố gắng nắm bắt cả những sự lóe lên nhỏ nhất của ý nghĩ. Trong quá trình thực tập, bạn sẽ biết khi nào thì bạn cảm thấy ổn định như vậy và khi nào thì bạn có thể thử tập phương pháp ấy. Đôi lúc bạn cũng sẽ nhận thấy nó đến với bạn và đó là cách của nó. Phương pháp thứ 5 được gọi là "đào luyện trí óc". Điều này được thực hiện cùng với sự quan trọng của một thái độ thân thiện cơ bản. Đôi lúc, ý nghĩ của chúng ta giống như những con bọ nhỏ nhảy khỏi chóp mũi, chúng ta chỉ thấy những thoáng suy nghĩ nhỏ, như những gợn sóng lăn tăn, nhưng có thể có một đặc tính giải phóng rất lớn. Lần đầu bạn có thể cảm thấy "Trời đất ơi! Có quá nhiều khoảng trống và nó luôn tồn tại ở đây". Lần khác bạn có thể cảm thấy rằng một con voi đang đè nặng bạn, hay bạn có cuốn phim 3-D của riêng bạn đang được chiếu hoặc cuộc chiến của riêng bạn bằng phim màu rực rỡ và âm thanh nổi. Thật quan trọng để nhận ra rằng Thiền không xem trọng con bọ nhỏ hay con voi. Đó chỉ đơn giản là một quá trình xem nó là gì, để ý nó, chấp nhận nó và rồi tiếp tục với cuộc sống, mà trong một thuật ngữ của phương pháp, là quay trở lại với sự hồn nhiên, sự tự nhiên của hơi thở ra. Dù bạn bị dính mắc hoàn toàn với ý nghĩ lan man trong suốt buổi tập, hay bạn cảm thấy khoảng không mênh mông ấy, bạn có thể xem cả hai với sự dịu dàng và với một ý niệm tỉnh thức và sinh động với những gì bạn là. Nói cách khác, bạn có thể tôn trọng nó. Vì thế sự đào luyện dạy rằng Thiền là phát triển một thái độ không khiêu chiến với những gì đang diễn ra trong tâm trí. Nó cho bạn khái niệm rằng Thiền không phải là xem bạn như một trở ngại của chính bạn; mà thật ra, nó là một quá trình ngược lại. Phương pháp thứ 6: "Xoa dịu", là hướng dẫn thêm về cách tiếp cận với những yếu tố tiêu cực. Sự đào luyện cơ bản đã đem lại một quan điểm rất quan trọng rằng Thiền là trau dồi sự không khiêu khích và có quan hệ tốt với chính chúng ta. Sự xoa dịu cho thấy rằng khi chúng ta thật sự tự cam kết để thực tập, khi chúng ta có đam mê trong thực tập và chúng ta cống hiến chính mình cho việc thực tập, một điều rất hiếu kỳ luôn xảy ra là chúng ta cảm thấy chán nản và thất vọng. Chúng ta có thể nói rằng: "Tôi không muốn làm điều này" và chỉ muốn mang ba lô lên vai băng xuống cuối mũi vực hoặc leo lên một chiếc thuyền và dong buồm ra khơi hay ăn sáng lâu hơn và ăn nhiều hơn, và "Ta hãy một lần đánh một giấc ngủ thật ngon". Sự xoa dịu là một lời dạy với nhiều hài hước trong đó. Nó đưa ra những trường hợp giống như của tất cả chúng ta. Nó chỉ dẫn: "Đầu tiên, hãy nhận ra rằng một cảm giác thất vọng đi với sự thực hành tốt, rằng đó là kinh nghiệm của người đã rất tự hứa và đã bắt đầu một cuộc hành trình, và hãy xoa dịu chính bạn. Khi điều đó xảy ra, hãy nhận thấy rằng có một điều gì hài hước trong đó, hãy nói với chính bạn, khích lệ chính bạn. Bạn có thể nói như thế này: "Ồ? Nó đã quay trở lại. Tôi nghĩ tôi đã loại trừ được điều này, nhưng bây giờ nó đã trở lại. Ôi trời đất ơi! Tôi chưa bao giờ kinh nghiệm điều này, nhưng đây chính là điều mà người chỉ dẫn nói về". Bạn có thể nói với chính bạn về giá trị của cuộc đời con người như thế nào và sự bấp bênh về tuổi thọ của con người ra sao, hãy nhận ra rằng đó là một cơ hội quý báu và hiếm có để có thể làm bạn một cách hoàn toàn và trọn vẹn với chính bạn. Bạn có thể ngồi trong yên lặng với chính mình và đơn giản nhìn xem bạn là ai, trong một cách thức chuẩn xác và nhịp nhàng, liên tục sống với chính bạn, học làm sao để nhận thức đầy đủ bạn là ai và hãy buông bỏ khuynh hướng bám víu, ôm giữ. Vì thế sự xoa dịu làm bạn nhận ra hoàn cảnh con người với nhiều tình thương và sự thông cảm, hiểu được sự quí giá, hiếm hoi của cơ hội thực tập và làm bạn với chính bạn. Bạn cũng có thể nhận ra rằng, vào một thời điểm như thế này, khi có nhiều hỗn loạn, khủng hoảng và khổ đau trên thế giới, sự hiện hữu của chúng ta thực sự rất cần thiết. Những cá nhân muốn tỉnh thức và làm bạn với chính mình sẽ rất hữu ích, bởi vì họ có thể làm việc với người khác, họ có thể nghe những gì người ta đang nói về họ, họ có thể đi đến sự chân thành và hữu ích. Vì vậy bạn có thể khích lệ mình bằng cách đó, phương pháp này được gọi là sự xoa dịu. Phương pháp thứ 7 là "Xoa dịu một cách hoàn toàn". Phương pháp này đưa ra những chỉ dẫn đặc biệt về những trở ngại và các phương thuốc đối trị. Nó bàn về sự đam mê, sự thù hận và sự si mê được xem là những trở lực của việc thực tập. Chỉ dẫn rằng nếu bạn đang trải qua sự sân hận cuối cùng trong sự thực tập, trước hết bạn hãy cảm nhận sự bắt đầu trong lành, rồi bạn có thể nhấn mạnh đặc tính trong lành, tươi mát, nhẹ nhàng của hơi thở. Bạn đã học về phương pháp Thiền tập, bạn đã có tư thế, sự đính nhãn hiệu và tất cả các loại dụng cụ, nhưng nếu sự sân hận cứ đeo bám và bạn không thể buông bỏ những ý nghĩ, những dự định giận dữ, cay đắng, phẫn uất thì bạn nên chú trọng đặc tính trong lành, tươi mát và nhẹ nhàng của hơi thở khi nó thoát ra, điều đó sẽ giúp bạn liên hệ với sự trong lành và tươi vui. Nếu lòng tham hay dục vọng đã chiếm giữ bạn - bạn không thể không nghĩ về một người nào đó, hay về một điều mà bạn rất ham muốn - thì bạn được chỉ dẫn một cách khá thú vị là hãy quay lại với ý niệm về thân thể, chú trọng tư thế của bạn. Phương pháp trị liệu đối với sự dính mắc hoàn toàn vào dục vọng, lòng tham hay sự khao khát cực độ là tư thế của bạn. Chỉ cần sửa lại tư thế và tập trung ý thức nơi thân thể. Chỉ cần chú trọng cảm giác của bàn tay bạn trên đùi và cảm giác của mông bạn trên nệm ngồi thiền. Bạn cũng có thể dùng tâm ý lướt qua cả thân thể từ đỉnh đầu cho đến các ngón chân. Quay về với thân thể một cách hoàn toàn để tạo sự vững chãi cho bạn. Phương thuốc để đối trị sự si mê hay mơ màng là nối kết với sự rộng rãi, trái với phương thuốc dùng để đối trị tham dục - liên hệ với ý niệm về thân thể. Nếu si mê hay trạng thái mơ màng là một vấn đề thì bạn nên ý thức hơi thở của bạn chan hòa trong hư không; bạn có thể cảm nhận thân thể của bạn đang ngồi trong căn phòng này với tất cả không gian của toàn đảo Cape Breton. Bạn nối kết với một ý niệm về không gian to lớn để đánh thức bạn dậy, thắp sáng mọi vật lên. Thay vì khép hờ mắt, bạn có thể mở to ra nhưng không phải để quay nhìn lung tung. Phương thức thứ 8 là "Nhất tâm". Phương thức này gồm có hai phần với sự nhấn mạnh ở khái niệm về một sự bắt đầu trong lành trở lại. Nếu đầu óc bị mắc kẹt và bạn trở nên điên tiết, bạn nên dừng hoàn toàn sự thực tập, chỉ dừng thực tập. Bỏ sự đấu tranh hoàn toàn, hãy ngơi nghỉ. Trong một lúc, không thực tập, giữ tư thế sao cho bạn không quá lỏng lẻo nhưng mặc khác, hãy để cho đầu óc thư giãn và bạn có thể nhìn ra mọi vật bên ngoài. Thư giãn và bắt đầu trở lại. Phần hai của chỉ dẫn đặc biệt nầy là nhận ra rằng bạn không phải là nạn nhân của một điều gì cả và bạn cũng không phải là một bệnh nhân cần một bác sĩ chữa trị. Bạn là một người thuần thiện, đứng đắn, khỏe mạnh và minh mẫn, và bạn có thể tìm được sự cân bằng cho chính mình. Ý niệm về sự bắt đầu mới mẻ này có thể được áp dụng không chỉ đối với Thiền tập nghi thức mà trong suốt cả cuộc sống của bạn. Lời dạy này - nhất tâm - có nghĩa là bạn luôn ở trong hiện tại. Nếu bạn cảm thấy xao lãng, bạn có thể đơn giản quay trở lại, tỉnh thức và thực hiện một sự khởi đầu trở lại. Có nhiều cách để làm những gì bạn muốn làm và có nhiều cách để là những gì bạn muốn là. Bạn không cần phải cảm thấy như một nạn nhân của chính tâm trí bạn. Phương pháp cuối cùng trong 9 phương pháp này là "Ngơi nghỉ một cách ổn định". Đôi khi nó còn được gọi là sự say mê. Tuy nhiên, Rinpoche làm rõ rằng đây không phải là một trạng thái say mê loại bỏ mọi vật bên ngoài. Ngơi nghỉ một cách ổn định nhấn mạnh thái độ cơ bản rằng Thiền là phát triển một sự thân thiện hoàn toàn với chính mình, phát triển một sự chân thật hoàn toàn, một quan hệ chân tình với chính bạn. Theo truyền thống, có một câu thơ nhỏ thường đi kèm với lời dạy này: "Như thiên nga bơi lội trên hồ và như những con kên kên lang thang trong khu vực nhà mồ, bạn có thể để cho tâm trí bạn ngơi nghỉ trong trạng thái tự nhiên của nó". -ooOoo- 11 XUẤT GIA Khi người ta qui y trong các buổi lễ trang trọng để trở thành một Phật tử, họ nhận được một cái tên chỉ ra con đường chính của họ, phương thức sống mà họ nên theo và phương tiện chính của họ. Người ta thường không thích danh từ "Kỷ luật". Nhưng phần nhiều là tùy thuộc ở cách nhìn của bạn về những điều này. Xuất gia không phải được xem như một sự tiêu cực. Xuất gia cũng có nghĩa là từ bỏ.Tôi được dạy rằng xuất gia được thực hiện với sự buông bỏ mọi bám víu, những gì mà người ta đang từ bỏ không được chú ý đến hay đang bị tách đi khỏi cuộc sống. Bạn có thể nói rằng xuất gia cũng giống như sự cởi mở, như những lời dạy về phút giây hiện tại. Rất hữu ích khi nghĩ về nền tảng của sự xuất gia như là quay trở về cái ngã xưa tốt của chúng ta, cái đứng đắn cơ bản của chúng ta hay tính hài hước của chúng ta. Trong lời dạy của đức Phật cũng như trong lời dạy của nhiều truyền thống huyền niệm hoặc suy niệm khác, quan điểm chung là con người về cơ bản vốn thiện và lành mạnh. Nó như thử mọi người khi vừa mới sinh ra đều có quyền thừa kế dòng dõi như nhau tức là đều sẵn có một đầu óc trong sáng và một trái tim nồng ấm. Cái chính của sự từ bỏ là nhận ra rằng chúng ta đã sẵn có những gì chúng ta cần, rằng những gì chúng ta có sẵn đã thánh thiện rồi. Mỗi giây phút của thời gian có năng 1ượng to lớn trong nó, và chúng ta có thể nối kết với nó. Gần đây tôi có đến văn phòng của một bác sĩ trong đó treo một bức tranh vẽ một phụ nữ lớn tuổi đang đi bộ dọc đường tay dắt một đứa trẻ nhỏ. Lời chú thích ghi: "Các mùa đến rồi đi, hè theo sau xuân, thu sau hè, đông sau thu, con người sinh ra và lớn lên, đạt tuổi trung niên, già và chết, mọi vật đều có chu kỳ của nó. Ngày rồi sang đêm, đêm sang ngày. Thật là hay để trở thành một phần trong muôn vật của vũ trụ". Khi bạn bắt đầu có niềm tin đó trong các tạo vật cơ bản, sự ngay thẳng, sự toàn vẹn trong tính sống của bạn và của thế giới, thì bạn có thể hiểu được sự từ bỏ. Trungpa Rinpoche đã từng nói: "Từ bỏ là nhận ra rằng nỗi luyến tiếc quá khứ đối với luân hồi (Samsara) là đầy vô nghĩa". Từ bỏ là nhận ra rằng nỗi luyến tiếc của chúng ta muốn sống trong một thế giới nhỏ nhặt, giới hạn, được bảo vệ thật là điên rồ. Một khi bạn có cảm nhận thế giới rộng lớn như thế nào, tiềm năng kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta to lớn ra sao thì bạn mới thực sự bắt đầu hiểu được sự từ bỏ. Khi ngồi thiền, chúng ta cảm nhận được hơi thở khi nó thoát ra, và chúng ta có một vài ý niệm về sự mong muốn cởi mở với phút giây hiện tại. Rồi tâm trí chúng ta lan man vào tất cả các loại câu chuyện, sự ngụy tạo và thực tế đầy giả tạo, và chúng ta nói với chính mình rằng: "Đó là suy nghĩ". Chúng ta nói điều đó với sự dịu dàng và sự chuẩn xác. Mỗi lần chúng ta sẵn sàng buông bỏ mọi chuyện đi, mỗi lần chúng ta sẵn sàng buông bỏ vào cuối hơi thở ra, đó là sự từ bỏ về cơ bản. Học cách buông bỏ sự chấp thủ và buông bỏ sự muốn nắm bắt trở lại. Con sông chảy nhanh xuống ngọn núi, và rồi bỗng nhiên nó bị kẹt bởi đá sỏi và nhiều cây cối. Nước không thể chảy xa hơn, mặc dù nó có sức mạnh to lớn, và có khả năng tiến về phía trước. Nó bị kẹt ở đó. Đó cũng là những gì xảy ra với chúng ta; chúng ta cũng bị mắc kẹt như vậy. Buông bỏ vào cuối mỗi hơi thở ra, hãy để ý nghĩ trôi đi, giống như việc di chuyển những hòn đá đi để nước có thể tiếp tục chảy, để năng lực và sức sống của chúng ta có thể phát triển một cách tự nhiên và tiến về phía trước. Chúng ta, vì sợ hãi cái không biết mà không cất đi những rào cản này, những con đê này, do đó, về cơ bản, chúng ta đã từ chối cuộc sống và sự nhận thức cuộc sống. Vì vậy sự từ bỏ tức là nhận thấy một cách rõ ràng rằng chúng ta đã nắm giữ như thế nào, chúng ta đã dứt bỏ, đã tận diệt như thế nào và rồi học cách cởi mở. Đó là chấp nhận những gì được đặt trên dĩa của bạn, những ai gõ cửa bạn, những ai gọi bạn dậy qua điện thoại. Để thực sự làm được điều đó, chúng ta phải đối đầu với bờ mé của chính mình mà thật ra là giây phút khi chúng ta học xem từ bỏ có nghĩa là gì. Có một câu chuyện về một nhóm người trèo lên đỉnh một ngọn núi. Ngọn núi khá dốc, và khi họ vừa mới leo lên một độ cao nào đó, một vài người nhìn xuống và thấy nó khá xa, họ hoàn toàn lạnh cóng; họ phải đối đầu với bờ mé của họ và họ không thể vượt thoát nó. Nỗi sợ hãi quá lớn đến nỗi họ không thể di chuyển được. Những người khác thì vẫn tiếp tục leo, cười nói, nhưng khi núi dốc hơn và rùng rợn hơn, nhiều người bắt đầu hoảng sợ và lạnh cóng. Cả con đường lên núi này có những nơi mà người ta gặp bờ mé của họ và bị lạnh cóng, không thể đi xa hơn. Người leo được lên đỉnh núi nhìn ra xa và rất hạnh phúc vì đã leo được lên đỉnh. Bài học của câu chuyện là thật ra không có sự khác lạ nào khi bạn gặp bờ mé của bạn; chỉ việc gặp nó là điểm then chốt. Cuộc sống là cả một hành trình gặp bờ mé của bạn lặp lại nhiều lần. Đó là lúc bạn được thử thách; đó là lúc mà nếu bạn là một người muốn sống, bạn sẽ tự đặt những câu hỏi như thế này: "Bây giờ, tại sao ta lại hoảng sợ đến như vậy? Cái gì ta không muốn nhìn? Tại sao ta không thể đi xa hơn nữa?". Người leo được lên đỉnh núi không phải là người anh hùng của ngày đó. Đó chỉ là họ không sợ độ cao; họ sắp gặp bờ mé của họ ở một nơi nào đó. Những người bị lạnh cóng dưới chân núi không phải là những người thua cuộc. Họ chỉ dừng lại sớm hơn và vì vậy bài học của họ đến sớm hơn những người khác. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn, cuối cùng mọi người đều đi đến bờ mé của mình. Khi leo núi, chúng ta đang tạo ra một tình huống trong đó có rất nhiều không gian. Điều đó nghe có vẻ hay nhưng thật ra nó có thể mất tự chủ, bởi vì khi có quá nhiều khoảng không, bạn có thể nhìn rất rõ ràng: Bạn vừa mới cởi bỏ mạng che mặt, áo khoác, kính râm, phone tai, các lớp găng tay của bạn, đôi ủng nặng nề của bạn. Cuối cùng bạn đang đứng, chạm đất, cảm giác được ánh nắng chiếu nơi thân thể, cảm nhận hơi ấm của mặt trời, nghe được tất cả những tiếng động mà không có vật gì làm biến đổi âm thanh. Bạn tháo bỏ ống bảo vệ mũi, và bạn có thể ngửi được, thở được không khí trong lành tươi mát hoặc bạn có thể ở giữa một đống rác hay một hố phân. Bởi vì Thiền tập có đặc tính mang bạn lại rất gần với chính bạn và kinh nghiệm của bạn, bạn có khuynh hướng phải đối đầu với bờ mé của bạn nhanh hơn. Đó không phải là một bờ mé mà không có ở đó trước đây, nhưng vì sự vật quá đơn giản và rõ ràng, bạn nhìn nó và bạn thấy nó một cách rõ ràng và đậm nét. Làm thế nào để từ bỏ? Làm thế nào để chúng ta vượt qua được những rào cản đã làm tê cóng và khiến chúng ta không bước đi xa hơn về phía những điều chưa biết? Nếu như bờ mé của chúng ta giống như một bức tường đá lớn với một chiếc cửa, làm thế nào chúng ta biết cách mở cửa và bước vào đó nhiều lần, để cuộc sống trở thành một quá trình của trưởng thành, trở nên linh động và ít sợ hãi hơn, có nhiều khả năng đùa giỡn hơn như một con chim ưng đùa giỡn trong gió? Thời tiết càng hung dữ thì những con chim ưng càng thích. Chúng có khoảng thời gian vui đùa vào mùa đông, khi những cơn gió trở nên mạnh bạo và có rất nhiều băng tuyết, chúng thách thức những cơn gió. Chúng đứng trên những ngọn cây và bám giữ với những móng vuốt của chúng và rồi chúng cũng bám giữ với những chiếc mỏ khoằm của chúng. Một đôi lúc chúng thả mình trong gió và để gió đưa chúng đi. Rồi chúng đùa giỡn, chúng trôi nổi trong những cơn gió. Sau một lúc, chúng quay trở lại cành cây và bắt đầu lại trò chơi. Đó là một trò chơi. Một hôm tôi thấy chúng trong một cơn bão dữ dội, chúng quặp chân lại, thả mình, buông xuôi và bay lượn. Nó giống như những màn xiếc. Muông thú và cây cỏ ở đây trên đảo Cape Breton này thật cứng cáp mạnh mẽ, cùng vui vẻ chơi đùa; mọi hiện tượng thiên nhiên đã làm chúng trở nên mạnh mẽ hơn. Để tồn tại được ở đây, chúng phải phát triển một mềm say mê đối với thử thách và đối với cuộc sống. Như bạn có thể thấy điều đó, nó thêm vào một vẻ đẹp to lớn, một cảm hứng và một cảm giác phấn khích tinh thần. Chúng ta cũng tương tự như vậy. Nếu chúng ta hiểu sự từ bỏ một cách đàng hoàng, chúng ta sẽ phục vụ mọi người với một nguồn cảm hứng to lớn bởi vì tính chất anh hùng của chúng ta, tính chất chiến sĩ của chúng ta. Mỗi chúng ta đều gặp sự thử thách của mình thường xuyên. Khi một ai đó làm việc khó khăn với tính cách hài hước chân tình như một chiến sĩ, khi một ai đó trau dồi sự dũng cảm của họ, mọi người sẽ đáp ứng, bởi vì chúng ta biết chúng ta cũng có thể làm điều đó. Chúng ta biết rằng con người đó không phải sinh ra đã hoàn hảo, nhưng đã được gây niềm phấn khích để trau dồi tính chiến sĩ và một trái tim dịu dàng, trong sáng. Bất cứ khi nào nhận thấy đã gặp bờ mé của bạn - bạn hốt hoảng, tê cứng và mắc kẹt - bạn có thể nhận ra điều đó bởi vì bạn khá cởi mở để nhìn những gì đang diễn ra. Nó là dấu hiệu của sự sống còn của bạn và sự kiện rằng bạn đã cởi bỏ rất nhiều, rằng bạn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng và sâu đậm. Thay vì nghĩ rằng bạn đã phạm một sai lầm, bạn có thể nhận thức giây phút hiện tại và bài học của nó, hay nhờ nó mà bạn được chỉ dẫn. Bạn có thể nghe thông điệp, mà đơn giản rằng bạn đã nói lời chối từ "không". Khi đó lời chỉ dẫn không phải là "đập tan và phá vỡ toàn bộ những điều ấy". Sự chỉ dẫn là hãy mềm dịu, để nối kết với con tim của bạn và tạo ra một thái độ rộng lượng và từ hòa cơ bản đối với chính mình. Cả hành trình của tỉnh thức - hành trình của một người anh hùng huyền thoại - là một sự đối đầu liên tục với những thử thách lớn, là một quá trình học cách trở nên mềm dịu và cởi mở. Nói cách khác, tính chất hèn yếu dường như rất phổ biến và sự buông bỏ hay sự từ bỏ thái độ đó là chỉ đơn giản cảm nhận toàn bộ chúng trong tâm bạn, hãy để cho nó xúc chạm trái tim bạn. Bạn trở nên mềm dịu để bạn có thể thật sự ngồi đó với những cảm giác phiền toái đó và để chúng làm bạn mềm dịu hơn. Cả hành trình của từ bỏ, hoặc bắt đầu chấp nhận cuộc sống, là đầu tiên hãy nhận ra rằng bạn vừa mới đối đầu với bờ vực của bạn, rằng mọi thứ trong bạn đều là sự phản kháng và rồi vào lúc đó, hãy làm êm dịu. Đây còn là một cơ hội để bạn phát triển lòng nhân từ độ lượng với chính mình, mà kết quả là sự vui thú - học cách vui đùa như một con chim ưng đùa giỡn với gió. -ooOoo- 12 CHO VÀ NHẬN Hôm nay, tôi sẽ nói về Tong-len, sự thực hành "cho và nhận". Một số các bạn đã thực hành rồi và một số thì chưa, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, dường như nó luôn là việc thực hành tương đối khó. Thực hành Tonglen phải kết hợp với việc trau dồi sự không sợ hãi. Khi bạn thực hành điều này vài lần, bạn sẽ nhận thấy trái tim bạn như cởi mở hơn. Bạn bắt đầu nhận ra rằng sợ hãi thường đi với mong muốn sự tự bảo vệ: Bạn cảm thấy điều gì đó sắp làm hại mình, và do đó bạn muốn được bảo vệ. Lập đi lập lại, trong giáo pháp của đức Phật, trong những lời dạy của truyền thống Shambhala, và trong bất kỳ truyền thống nào dạy chúng ta cách sống tốt, chúng ta được khích lệ để trau dồi sự không sợ hãi. Làm thế nào để chúng ta làm được điều đó? Dĩ nhiên, việc thực tập tọa thiền là một cách, bởi vì qua đó chúng ta biết chính mình khá đầy đủ và với sự dịu dàng rất mực. Sau khi thực tập Thiền trong khoảng 7 năm thì tôi mới bắt đầu luyện Tonglen. Khi thực tập phương pháp này, tôi rất ngạc nhiên nhận ra cách tôi đã dùng thiền tập một cách tinh tế để gắng tránh bị tổn thương, gắng tránh chán nản và tuyệt vọng hay bất kỳ những cảm giác tệ hại nào. Một cách cơ bản, không biết chính mình, tôi đã thầm hy vọng rằng nếu tôi thực hành phương pháp ấy, tôi sẽ không cảm giác đau đớn nữa. Khi bạn thực tập Tonglen, bạn mời nỗi đau vào. Đó là những gì mở đôi mắt bạn; đó là những đề mục thiền tập nói về việc nhìn nỗi đau, nhìn niềm vui, nhìn mọi thứ với sự dịu dàng và chính xác, mà không phán xét chúng, không xua đuổi chúng đi, trở nên cởi mở đối với chúng. Thậm chí đó cũng là những gì mà chúng ta thực tập lâu nay, Tonglen làm cho nó đúng đường hướng.Tôi nhận ra rằng tôi đã chưa thật sự làm được điều đó trước đây. Tonglen đòi hỏi nhiều can đảm. Thật thú vị, nó cũng tạo cho bạn nhiều dũng cảm. Bạn có thể bắt đầu với một lượng nhỏ dũng cảm và một cảm hứng to lớn để muốn cởi mở với thế giới và hữu ích cho bạn và cho người khác. Bạn biết rằng điều đó có nghĩa là bạn sắp đặt mình ở những nơi mà tất cả các hạt nút của bạn đều bị bật tung và sự vật sắp trở nên khó chịu. Tuy nhiên, bạn có cảm hứng để có thể đi vào bất kỳ tình huống nào có lợi. Bạn có hầu như chỉ một ít can đảm, chỉ đủ can đảm để thực hiện Tonglen, có lẽ bởi vì bạn không biết cái gì bạn đang nhận vào nhưng đó luôn là hoàn cảnh sống? Mọi thứ bất ngờ đều có thể xảy ra. Do sự sẵn sàng thực hiện Tonglen, bạn sẽ tìm thấy, sau thời gian một vài ngày, một vài tháng hoặc một vài năm - rằng bạn có đầy dũng cảm, đó là nhờ thực tập, bạn đã đánh thức con tim và đánh thức lòng dũng cảm của bạn. Khi tôi nói "đánh thức con tim", tôi muốn nói rằng bạn đang sẵn sàng làm mạnh mẽ cái phần mềm yếu của bạn. Trungpa Rinpoche thường nói rằng tất cả chúng ta đều có một điểm mềm yếu và rằng sự tiêu cực, sự phẫn hận và tất cả những điều đó xảy ra là vì chúng ta đang nỗ lực che phủ sự mềm yếu của chúng ta. Điều đó thật logic: Bởi vì bạn mềm yếu nên bạn làm tất cả điều che chắn này. Bạn hãy trở nên hiền dịu và có trái tim nồng ấm - một đặc tính cởi mở để bạn có thể bắt đầu thậm chí với những gì bạn muốn che chắn. Đặc biệt trong lúc thiền tập, bạn thấy rất r õ cái lá chắn của bạn. Bạn thấy bạn đã bỏ tù con tim của bạn như thế nào. Điều đó đã thắp sáng lên mọi vật và tạo cho bạn một sự tôn trọng đối với sự thâm hiểu và tính hài hước mà bạn có. Tonglen giúp bạn thực hiện điều đó sâu xa hơn bởi vì bạn thực sự mời vào không những tất cả những xung đột không thể phân giải, những lầm lẫn, những nỗi đau của chính bạn mà còn của những người khác. Và nó tiến triển thậm chí xa hơn. Rất thường chúng ta cố gắng đánh lui sự cảm thấy tệ hại, và khi cảm thấy tốt, chúng ta thường mong muốn điều đó sẽ kéo dài mãi mãi. Dù vậy, trong Tonglen, chúng ta cũng sẵn lòng thở vào những nỗi khổ đau và chúng ta cũng sẵn lòng thở ra những cảm giác an lạc, bình yên và vui vẻ. Chúng ta đang sẵn lòng ban phát bằng cách này, chia sẻ với mọi người. Tonglen rất trái với việc làm thông thường. Thường thường, nếu người ta đang thực tập thiền và bỗng nhiên nối kết được với một điều gì to lớn hơn và cảm thấy có cảm hứng và vui vẻ, thì ngay cả Thiền hành cũng là một phương pháp tốt. Phải lau chùi toilet, phải nói chuyện với người khác dường như cũng có thể thực tập và đạt được niềm vui của thiền tập. Phương pháp của Tonglen là: "Nếu bạm cảm nhận nó, hãy chia sẻ nó; đừng nắm giữ nó, hãy ban phát nó".Đại thừa Phật giáo nói về Bồ đề tâm (Bodhicitta) có nghĩa l à "Tâm tỉnh thức" hay "Tâm dũng mãnh". Bồ đề tâm có đặc tính dịu dàng, chuẩn xác và cởi mở, có khả năng buông bỏ và cởi mở. Đặc biệt, mục đích của Tonglen là để thức tỉnh hay để trau dồi Bồ đề tâm, để đánh thức tâm bạn hay phát triển tâm dũng mãnh của bạn. Nó giống như việc tưới tẩm cho những hạt giống của những loài hoa đẹp. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn có rất ít lòng dũng cảm, hay bạn có thể cảm nhận rằng bạn không có đủ dũng cảm, nhưng đức phật dạy: "Đừng có nhảm nhí. Mọi người đều có tâm bồ đề". Vì vậy, dù đó chỉ là một hạt mè tâm Bồ đề, nhưng nếu bạn thực tập, cũng như tưới hạt giống, nó sẽ lớn lên và phát triển mạnh. Điều thật sự có thể xảy ra là những gì tồn tại đã lâu ở đó đã được mở tung ra. Thực hành Tonglen tức là quét đi tất cả những bụi bặm đã bao phủ kho tàng quí giá của bạn.Một cách truyền thống, tâm Bồ đề thường so sánh với một hạt kim cương được bao phủ 10 tấn bùn trong 2000 năm. Bạn có thể trừ khử bùn vào bất cứ lúc nào và nó vẫn là một vật quí báu, đó là một vật gia truyền quí báu của chúng ta. Bồ đề tâm cũng còn được xem như một loại sữa giàu chất kem và có khả năng chuyển hóa thành bơ. Bạn phải làm một công việc nhỏ để lấy chất bơ ra khỏi kem, bạn phải đánh kem. Nó cũng được so sánh với một hạt mè chứa nhiều dầu mè. Bạn phải làm một động tác giã nghiền để lấy được dầu, nhưng nó đã có sẵn ở đó. Đôi khi bồ đề tâm được xem như một bảo vật vô giá nằm bên đường cùng với rác rưởi bao phủ nó. Một vài người - có thể là những người rất nghèo sắp chết đói - đi ngang qua đó suốt ngày. Tất cả những gì họ cần làm là bới rác lên và nhặt lấy nó ở đó. Chúng ta thực tập Tonglen để chúng ta không giống những người mù, luôn đi qua bảo vật đang nằm ở đó mà không biết. Chúng ta đừng như những người nghèo khổ cùng cực, bởi vì ngay trong tâm của chúng ta đã có đủ mọi thứ mà bất cứ ai nếu dũng cảm, kiên trì và sáng suốt đều có thể tìm thấy. Mọi người đều có nó, nhưng không phải ai cũng có dũng lực để làm nó chín muồi. Thời đại này thế giới thật sự cần những người sẵn lòng làm cho Bồ đề tâm của họ chín muồi. Có những sự tàn phá và sự đau khổ to lớn: Con người bị chà nghiến bởi xe tăng, nhà cửa bị tàn phá, lính tráng gõ cửa nhà họ nửa đêm và mang họ đi, tra tấn họ, giết chết con em của họ, giết những người thân yêu của họ. Nhiều người đang chết đói. Chúng ta đang sống sang trọng với những vấn đề tâm lý nhỏ đáng thương của chúng ta. Chúng ta có một trách nhiệm to lớn phải làm cho tấm lòng nồng ấm, khả năng thương yêu của chúng ta chín muồi, để cởi mở và buông bỏ bởi vì nó có tính lan tỏa rất mạnh. Bạn có thể để ý rằng nếu bạn đi vào phòng khách, ngồi xuống và có một người đang ngồi ở đó, cảm thấy rất vui vẻ và bạn biết anh ta vui, điều đó cũng làm bạn cảm thấy vui. Nhưng nếu bạn bước vào phòng khách và những người ở đó đang không vui, thì bạn hẳn sẽ phân vân "Tôi đã làm gì?", hay "Chao ôi, tốt hơn tôi nên làm một điều gì đó để làm cho họ cảm thấy vui". Cho dù bạn đang có một cơn nhức đầu hay đang bị tấn công bởi chán nản hoặc bất cứ điều gì xảy ra với bạn, nếu bạn thấy thoải mái trong hoàn cảnh của bạn, đó là một sự biến chuyển; nó có thể tạo cho người khác một sự thoải mái. Chúng ta có thể tạo cho nhau sự dễ chịu này bằng cách sẵn lòng đối mặt với những sợ hãi, những cảm giác lầm lỗi, sự chán nản mỗi ngày của chúng ta và tất cả những gì đại loại như vậy. Thực tập Thiền là một phương thức biểu hiện thiện ý để quan sát sự vật một cách rõ ràng không phê phán. Thực tập Tonglen là một phương pháp làm chín muồi Bồ đề tâm của bạn vì hạnh phúc của chính bạn và của mọi người. Hạnh phúc của chính bạn bộc phát ra, tạo cho người khác một khoảng không gian để nối kết với niềm vui, với sự minh mẫn, sự sáng suốt, sự ấm áp của chính họ. Điểm thiết yếu của thực tập Tonglen là trong mỗi hơi thở vào bạn hãy sẵn lòng nhận những đau đớn, sẵn lòng đón nhận nỗi khổ đau của mọi người. Kể từ hôm nay, bạn sẽ trau dồi sự dũng cảm và lòng nhiệt thành của bạn để cảm nhận những nỗi đau đó trong cuộc sống con người. Bạn thở vào để có thể thật sự hiểu được những gì đức Phật dạy khi Ngài dạy rằng chân lý thứ nhất của cuộc đời là khổ đau. Điều đó có nghĩa gì? Với mỗi hơi thở vào, bạn gắng tìm ra bằng cách nhận thức sự thật về khổ đau, không phải như một lỗi lầm bạn phạm phải, không phải như một hình phạt, mà như một phần điều kiện sinh tồn của con người. Với mỗi hơi thở vào, bạn xem xét kỹ nỗi đau của điều kiện sinh tồn của con người - điều mà bạn có thể nhận thức và tận hưởng thỏa thích chứ không phải để trốn chạy. Tonglen giúp bạn đi đúng đường hướng. Cái căn bản của hơi thở ra là một phần khác của điều kiện sinh tồn của con người. Với mỗi hơi thở ra, bạn cởi mở. Bạn nối kết với cảm giác vui thích: an lạc, hài lòng, sự nhân ái, bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy trong lành và bổ dưỡng. Đó là một phương diện của điều kiện sống con người mà chúng ta mong ước, nếu chúng ta có thể cuối cùng xóa sạch tất cả những vấn đề của chúng ta, điều đó giống như chúng ta thực hiện việc ăn kiêng hàng ngày. Thực đơn có thể sẽ là: "Chỉ có hạnh phúc. Không có khổ đau ở đây". Sẽ có tất cả những điều mà bạn nghĩ có thể mang lại cho bạn niềm hạnh phúc bất tận, có thể là hơi ngọt ngào lẫn cay đắng, một ít nước mắt, nhưng rõ ràng là không có sự rối rắm lớn, không có những nơi tối tăm, không có cánh cửa bí mật mà bạn không muốn mở, không có quái vật dưới giường, không có những ý nghĩ xấu, không có sự thịnh nộ, không có sự khinh bỉ, không có sự đố kỵ - rõ ràng là không. Đó là hơi thở ra, một phần của cuộc sống. Bạn nối kết với nó và bạn thở nó ra để nó có thế lan tỏa và có thể được chia sẻ cùng mọi người. Tất cả những gì bạn cần để thực tập Tonglen là phải có những nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc đã được kiểm nghiệm. Thậm chí nếu bạn chỉ có một giây hạnh phúc bạn cũng có thể thực hành Tonglen. Đó là những điều kiện tiên quyết. Nói cách khác, bạn là một con người bình thường với những nỗi đau và những niềm vui, cũng như mọi người khác. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ như những người khác, bạn có thể sẽ thở vào điều lành và thở ra điều xấu. Đôi khi điều đó tạo nên một số ý niệm rõ ràng. Nhưng trên lối đi này, lối đi của những người lính chiến nhiều phiêu lưu mạo hiểm hơn: bạn đang trau dồi lòng không sợ hãi, một trái tim không đóng lại trong bất kỳ tình huống nào; nó luôn luôn mở rộng để bạn có thể tiếp xúc với bất cứ điều gì. Có một bức họa cổ điển vẽ bánh xe cuộc đời với Yama - vị thần chết - đang cầm giữ bánh xe. Ở trung tâm là sự tham muốn, một con gà trống; sự giận dữ, một con rắn; sự ngu si, một con heo. Các nan hoa của bánh xe tạo nên sáu khoảng hình bánh nhân táo được gọi là lục đạo. Ba cõi thấp là địa ngục, ngạ quỉ (cõi rất đói và khổ) và súc sanh, đầy sợ hãi và si mê. Các cõi cao hơn là nhân gian, A-tu-la và cõi trời. Trong mỗi một cõi này có một đức Phật, mà có thể nói là chính chúng ta. Chúng ta có thể mở rộng tấm lòng chúng ta đến mức chúng ta có thể tiến vào địa ngục, ngạ quỉ, A-tu-la và cõi trời - bất cứ nơi nào. Chúng ta có thể ở đó với tấm lòng của chúng ta, hoàn toàn cởi mở và không hãi sợ. Đó là tâm nguyện của Bồ Tát. Khi trịnh trọng phát thệ nguyện Bồ Tát, chúng ta được ban sự thực tập Tonglen. Điều đó nghĩa là chúng ta thực sự ước muốn không hãi sợ để giúp người khác; chúng ta ý thức rằng chúng ta có nhiều sợ hãi, nhưng chúng ta khao khát tâm hồn chúng ta được tỉnh thức một cách hoàn toàn. Thở vào, thở ra với cách mà tôi miêu tả, là một kỹ thuật để có thể tỉnh thức hoàn toàn, để có thể giống như một đức Phật trong bất kỳ cảnh giới hiện hữu nào. Nếu bạn bắt đầu nghi nó sẽ như thế nào trong những cảnh giới này, bạn chỉ cần cám ơn những ngôi sao may mắn của bạn rằng bạn không ở trong chúng, nhưng nếu bạn ở đó thì bạn cũng có thể ở đó với một trái tim cởi mở. Bản chất của việc thực tập là thiện ý chia sẻ niềm vui, sự an lạc của cuộc sống trong những hơi thở ra và lòng mong muốn cảm nhận nỗi đau của bạn và của những người khác một cách đầy đủ trong những hơi thở vào. Đó là sự thiết yếu của việc thực tập và nếu bạn chưa từng nhận được hướng dẫn nào khác, chừng đó cũng khá đủ rồi. Bây giờ là những chỉ dẫn. Bước đầu tiên được gọi là "Phát Bồ đề tâm một cách tuyệt đối, mà cơ bản có nghĩa là cởi mở. Bước thứ hai là đối mặt với những đặc tính trừu tượng của nỗi đau khổ bằng cách nhìn nhận nó như đen tối, nặng nề, nóng nực và thở chúng vào, và đối mặt với những đặc tính của niềm vui bằng cách hình dung nó như trắng, sáng sủa, mát mẽ và thở nó ra. Sự hiểu biết của tôi về giai đoạn này là trước khi bị dính vào vấn đề khó khăn quan trọng thật sự bạn làm việc với những nguyên tắc trừu tượng của nỗi đau và niềm vui, hãy để chúng thực hiện đồng bộ với hơi thở vào và hơi thở ra. Giai đoạn đầu là khoảng không cởi mở. Rồi bạn bắt đầu làm việc với những gì được gọi là sự thực hành liên quan - mang tính người. Tình huống cuộc sống hàng ngày của chúng ta - thở nỗi đau vào, niềm vui ra, đen vào, trắng ra. Rồi bạn tiến sang giai đoạn thứ ba mà thật ra là trọng tâm của sự thực tập. Ở đây, bạn hình dung một tình huống đời sống đặc biệt và liên hệ với nỗi đau của nó. Bạn thở nó vào, cảm nhận nó một cách đầy đủ. Đó là sự trái ngược với sự trốn tránh. Bạn đang hoàn toàn sẵn lòng nhận thức và cảm nhận nỗi đau - nỗi đau của chính bạn, nỗi đau của những người thân yêu hay nỗi đau của những người hoàn toàn xa lạ - và trong hơi thở ra, bạn để cho một ý niệm cởi mở, một ý niệm rộng lượng mênh mông thoát ra. Nói cách khác, giả sừ có một ai đó trong cuộc đời mà bạn không chịu đựng nổi, chính suy nghĩ về người ấy mang đến tất cả những loại cảm giác khó chịu. Bạn quyết định thực tập Tonglen để làm việc với tình cảm cởi mở, dịu dàng hơn trong tình huống đặc biệt đó. Vì vậy bạn nghĩ về con người đó và đưa đến những cảm giác tệ hại, và khi bạn thở vào, bạn nối kết với chúng - những đặc tính, các cấu tạo và cách chúng bám giữ tâm trí bạn như thế nào, không phải là bạn nghĩ ra chúng, bạn chỉ cảm nhận nỗi đau. Rồi trong hơi thở ra, bạn thư giãn, buông bỏ, cởi mở, làm thông thoáng mọi sự. Nhưng bạn không cần đắm mình trong đó lâu bởi vì khi bạn thở vào lại, nó quay trở lại cảm giác khổ đau. Bạn không bị mắc kẹt hoàn toàn, chết đuối trong đó, bởi vì tiếp theo bạn thở ra - bạn cởi mở, thư giãn và chia sẻ một vài ý niệm thông thoáng trở lại. Có thể bạn muốn bám giữ niềm vui, nhưng rồi bạn thở vào lại. Nó giống như bạn đang học cách tiếp xúc và đi - bạn tiếp xúc rồi bạn buông bỏ. Bạn không chuộng nỗi đau hơn niềm vui hay ngược lại; bạn quay tới và quay lui liên tục. Sau khi bạn làm việc với một đối tượng đặc biệt trong một thời gian và bạn thật sự đang nối kết với niềm đau và khả năng cởi mở và buông bỏ của bạn, rồi bạn thực tập một bước sâu xa hơn, bạn thực tập nó cho tất cả loài hữu tình. Đây là điểm mấu chốt của Tonglen: kinh nghiệm của chính bạn về niềm vui và nỗi khổ trở thành phương cách bạn nhận ra quan hệ họ hàng, tính đồng cảm, tính giống nhau của bạn có thể chia sẻ niềm vui, nỗi khổ của tất cả những người cùng sống, đang sống và sẽ sống. Bạn nhận ra rằng sự khó chịu mà bạn cảm nhận khi bạn nghĩ về con người đặc biệt ấy là điều mà tất cả mọi người đều cảm nhận được và niềm vui mà bạn cảm nhận, ý niệm về khả năng cởi mở và buông bỏ cũng là quyền thừa kế của mọi người. Bạn đang thở vào cũng niềm đau dó, nhưng bây giờ bạn tự nghĩ: "Hãy để tôi cảm nhận nó để không ai trên thế giới phải cảm nhận nó". Nói cách khác, nó trở nên hữu dụng: "Tôi đau khổ, tôi chán chường, được thôi! Hãy để tôi cảm nhận nó đầy đủ để không ai khác phải cảm nhận nó, để mọi người có thể được tự do thoát khỏi nó". Nó bắt đầu đánh thức con tim bạn vì bạn có nguyện vọng để nói rằng: "Nỗi đau này của tôi có lợi cho người khác bởi vì tôi có thể đủ dũng cảm để cảm nhận nó một cách đầy đủ để mọi người khỏi phải cảm nhận nó". Trong hơi thở ra bạn nói: "Hãy để tôi ban phát bất kỳ điều tốt hoặc sự thật nào mà tôi từng cảm nhận, bất kỳ tính hài hước nào, bất kỳ cảm giác vui thú nào khi ngắm nhìn mặt trời mọc và lặn, bất kỳ niềm vui nào trên thế giới, để mọi người có thể chia sẻ và cảm nhận nó". Vì vậy trở lại, bước đầu tiên là khơi mở một vài ý niệm cởi mở và thông thoáng, bước thứ hai là làm việc với màu đen vào và màu trắng ra (màu đen tượng trưng cho nỗi khổ và màu trắng tượng trưng cho niềm vui), bước thứ ba là tiếp xúc với điều gì rất thật đối với chúng ta và bước thứ tư là nới rộng nó ra và sẵn lòng thực hiện nó cho tất cả loài hữu tình. Một điều thú vị xảy ra bất kỳ khi nào tôi đưa ra sự hướng dẫn Tonglen: mọi người đều buồn ngủ. Thật khó nghe vấn đề này. Mỗi lần đưa ra chỉ dẫn Tonglen, tôi để ý rằng có ít nhất 3 người hoàn toàn ra đi, những người khác có thể cảm thấy cực kỳ buồn ngủ. Với cùng dấu hiệu đó, khi bạn thực sự bắt đầu thực tập, bạn có thể rơi vào cơn buồn ngủ rất nhiều. Đừng xem đó là một trở ngại. Thực tập này sẽ vẫn giới thiệu cho bạn một ý tưởng rằng bạn có thể cảm nhận cả niềm vui và nỗi khổ - cả hai đều là tất yếu của con người. Nếu người ta sẵn lòng thậm chí trong một giây của mỗi ngày thực hiện ước nguyện dùng nỗi đau và niềm vui của chính họ để giúp người khác, họ thật sự làm được điều đó nhiều hơn thế. Khi bạn trở nên ít sợ hãi hơn, Bồ đề tâm của bạn sẽ chín muồi với những tháng ngày còn lại trong đời bạn. Điều đó đem lại nhiều lợi ích cho người khác. -ooOoo- |
Chân thành cám ơn anh Hồ Trung Mỹ đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 12-2003)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 08-07-2004