Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Trì Giới Độ
(Sīla Pāramitā)

Tỳ khưu Chánh Minh

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Mục lục

I- Ý nghĩa về luật và giới.

1) Ý nghĩa về Luật.
2) Giới là gì?

II- Phân tích giới.

1) Những phương diện khác nhau của giới.
2) Giới thu thúc.
3) Năm ác pháp.
4) Giới không vi phạm.
5) Vì sao được gọi là giới?
6) Tứ ý nghĩa của Giới.
7) Lợi ích của giới.

III- Các học giới.

A) Giới hai chi.
B) Giới có ba chi
.
C) Giới bốn chi.

IV- Giới Balamật.

1) Bồ Tát giữ kiêng tránh giới (vāritta sīla) như thế nào?
2) Những đặc điểm do kiêng tránh giới mang lại.
3) Bồtát tu tập hạnh giới (cāritta sīla) như thế nào?
4) Giới Balamật.
5) Ba bậc của giới Balamật.
6) Về hình thức của trì giới độ.

Sách tham khảo

-ooOoo-

Những chữ viết tắt
(theo mẫu tự Pāli).
 

A       

 Aṅguttāra nikāya (Tăng chi bộ kinh).

Itv    

 Itivuttaka (Phật tự thuyết).

Khd   

 Khuddaka nikaaya ( Tiểu bộ kinh).

Culv  

 Culla vagga ( Luật Tiểu phẩm).

JA      

 Jātakatthakātha (Sớ giải kinh Bổn sanh).

D        

 Dīgha nikāya (Trường bộ kinh).

Dhp   

 Dhammapāda (Pháp cú kinh).

DhpA

 Dhammapādatthakātha (Sớ giải kinh Pháp cú).

Dhams

 Dhammasaṅgani (Pháp tụ).

M       

 Majjhima nikāya (Trung bộ kinh).

Mhv   

 Mahāvagga (Luật Đại phẩm).

Visdhm

 Visuddhi magga (Thanh tịnh đạo).

S         

 Saṃyutta nikāya (Tương ưng bộ kinh).

Sn        

 Suttanipāta (Kinh tập).

 -ooOoo-

 I- Ý nghĩa về luật và giới.

1) Ý nghĩa về Luật.

Rất khó tìm một định nghĩa chính xác về luật,.

Chữ Vinaya có nghĩa là: điều phục, dời đổi. Tức là chế ngự những điều không thích hợp, hoặc dời đổi "cái cũ" để trở thành "cái mới" tốt đẹp hơn.

Phân tích chữ Vinaya = Vi + naya; vi là đặc biệt, naya là phương châm, vinaya là phương châm tốt đẹp.

Vậy "Luật" là những "phương châm" tốt đẹp trong một cộng đồng sinh hoạt, những thành viên trong cộng đồng phải tuân thủ theo nguyên tắc được đặt ra, nhưng chỉ riêng cho cộng đồng đó thôi, những cộng đồng ngoài ra không bắt buộc phải tuân thủ. Như luật quân đội thì chỉ có những người lính tuân thủ, luật kinh doanh chỉ có giá trị cho những người hành nghề thương mãi, luật của quốc độ chỉ dành cho những người đang cư trú trên đất nước ấy ...

Như vậy "nguyên tắc tốt đẹp này" cũng chỉ là tương đối, chỉ "tốt đẹp" với cộng đồng sinh hoạt ấy, có thể "sẽ không tốt đẹp" với cộng đồng khác. Như người Hồi giáo có quyền được 4 vợ, trái lại sẽ vi phạm luật đa thê của các nước cấm đa thê...

Trong lãnh vực Phật giáo, chúng ta có thể tạm hiểu "luật là những nguyên tắc phù hợp với cách sống đạo đức".

Nói đến cách sống đạo đức, ám chỉ những gì tốt đẹp được biểu lộ qua thân, ngữ. Tuy sự biểu lộ ấy chưa thật sự nói lên hoàn toàn tâm ý thánh thiện, nhưng phần nào cũng nói lên "điều tốt đẹp được thực hiện". Đồng thời sự biểu lộ qua thân, ngữ này cũng không phải là khuôn mẫu cố định, tùy theo theo nhịp điệu cuộc sống cách biểu lộ này biến thể.

Như pháp cung kính chẳng hạn, thông thường để biểu lộ cung kính đối với một người, người kia sẽ đứng dậy chào hỏi, hoặc vái chào, hoặc đảnh lễ. nhưng cũng có trường hợp thay đổi hình thức mà tâm vẫn cung kính. 

Bàlamôn Sonadanda có trình bày với Đức Thế Tôn rằng:

"Thưa Tôn giả Gotama, nếu ở trong hội chúng, nếu con chấp tay vái chào, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con đứng dậy.

Nếu trong hội chúng mà con tháo khăn đầu, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con vái chào với đầu của con...

Nếu trong khi con đi xe, con hạ cán roi xuống, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con xuống xe.

Nếu trong khi con đi xe, con vẫy tay, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con vái chào với đầu của con." [1]

Sở dĩ Bàla môn Sonadanda bạch như thế vì rằng: "Tuy ông rất cung kỉnh Đức Thế Tôn, nhưng vì danh tiếng ông quá lớn và sự thâu nhận cúng đường nhờ vào danh tiếng ấy. Mất danh tiếng thì ông mất lợi nhuận". (sđd)

Hay trong thời khó khăn về vật thực, Đức Thế Tôn có cho phép:

- Cất vật thực trong phòng.
- Nấu vật thực trong phòng.
- Tự mình được nấu trong phòng.
- Được phép nhặt những trái rụng.
- Thọ dụng trái cây không có hột hoặc không còn hột, dù chưa được làm dấu đúng phép (tức là kappiya - dấu hiệu trái cây đã hư hoại Ns)[2].

Về sau, khi nạn đói không còn, những điều trên được Đức Thế Tôn hủy bỏ (sđd - Tụng phẩm 4).

Đức Phật cũng dạy rằng:

- "Này chư tỳ khưu! Sau khi Như Lai đại Nípbàn, chư tỳ khưu nếu muốn, có thể bỏ bớt những học giới nhỏ nhặt chi tiết".[3]

Tuy nhiên, không phải vì tính chất uyển chuyển của cuộc sống thế tục mà "canh cải" hay "sáng tạo" ra những giới luật mới, rồi biện luận: "thời phải thế, thế thời phải thế".

Trưởng lão Upasena (em của Trưởng lão Sāriputta) có bạch với Đức Thế Tôn rằng:

"Bạch Thế Tôn, chúng Tăng trong thành Sāvatthī (Xávệ) sẽ nhận rõ điều thảo luận của mình. Về chúng con sẽ không chế định ra điều chưa được chế định hay sẽ không hủy bỏ  điều đã được chế định. Chúng con sẽ tín thọ rồi thực hành những học giới theo như đã được chế định thôi.

- Lành thay, lành thay, này Upasena! Điều chưa được chế định, không nên chế định. Hoặc điều đã được chế định rồi không nên hủy bỏ, cần nên tín thọ thực hành những học giới như đã được chế định."[4]

Chính vì Luật là "lối sống phù hợp nguyên tắc đạo đức", nên từ khi Đức Thế Tôn khai mở Giáo pháp cho đến 12 năm sau[5], Đức Thế tôn không chế định học giới cho chư tỳ khưu (nhưng có Luật), vì chư tỳ khưu không hề vi phạm vào nguyên tắc đạo đức.

Về sau, có những Tỷ kheo sống buông lung, xa rời lối sống đạo đức, nên Đức Thế Tôn chế định học giới (sīlasikkhāpadā) cho chư tỷ khưu.

Cần nên ghi nhận rằng: Những học giới được Đức Thế Tôn chế định, nhắm vào lợi ích cho đại chúng, trong đó có Tỳ khưu, Ngài đã quở trách vị Tỳ khưu vi phạm rằng:

"Điều này không mang lại đức tin cho những ai chưa có đức tin, không làm tăng trưởng đức tin cho người có đức tin. Như vậy, này chư Tỷ kheo, Như Lai sẽ chế định học giới..."[6]

Người chưa có đức tin ám chỉ người ngoài Phật giáo, người có đức tin ám chỉ tín đồ Phật giáo, như vậy Đức thế Tôn hướng đến lợi ích cho phần đông, chứ chẳng phải riêng cho chư Tỳ khưu.

Có câu hỏi:

Trong kinh văn có ghi "Vị Tỳ khưu trong pháp - luật này?". Vậy Luật ấy có từ khi nào? Có từ khi Đức Thế Tôn thuyết giảng kinh Chuyển pháp luân tại rừng Nai (Lộc uyển), ở Isipatana ( Chư tiên đọa xứ) trong xứ Bārāṇasī (Balanại).

Đức Thế Tôn có dạy:

 " Và này các Tỳ khưu, thế nào là luật của bậc Thiện Thệ?.

Vị ấy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Này các tỳ khưu, đây là luật của bậc Thiện Thệ.[7]

Lại nữa, Luật của bậc Thánh là "nguyên tắc từ bỏ", đó là sự từ bỏ theo năm cách:

- Từ bò tạm thời.
- Từ bỏ bằng cách áp chế.
- Từ bỏ bằng cách đoạn trừ.
- Từ bỏ do khinh an.
- Từ bỏ do viên tịch.[8]

Giáo sư Cao Huy Thuần có đề cập đến sáu điểm của Trưởng lão Mahā Kassapa đã phê bình Trưởng lão Ānanda trong kỳ kết tập Phật ngôn lần I,  Giáo sư tạm gọi là một "vụ án Ānanda" và cho rằng:

Trưởng lão Mahā Kassapa đứng trên lãnh vực Luật để buộc tội Ngài Ānanda.

Ngài Ānanda trả lời trên lãnh vực giới.[9] (vì không cố ý).

Trong lần kết tập Phật ngôn lần thứ I, sau khi kết tập Phật ngôn xong chư Trưởng lão có Trưởng lão Mahā Kassapa là cao nhất, đã quở trách Ngài Ānanda phạm vào 5 điều:

1- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì hiền giả không bạch hỏi Đức Thế Tôn rằng: "Bạch Thế Tôn, điều học nào là điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng?". Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

- Bạch các Ngài, vì không lưu ý, nên tôi đã không hỏi Đức Thế Tôn rằng: "Bạch Thế Tôn, các điều học nào là điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng?". Tôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.

2- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì hiền giả đã đạp lên y tắm mưa của Đức Thế Tôn rồi khâu nó. Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

- Bạch các Ngài, không phải vì thiếu kính trọng mà tôi đã đạp lên y tắm mưa của Đức Thế Tôn rồi khâu nó, chỉ vì không có ai phụ giúp nên phải như vậy.Tôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.

3- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì hiền giả đã cho phép phụ nữ đảnh lễ nhục thân của Đức Thế Tôn trước tiên, khi họ khóc trước nhục thân Đức Thế Tôn, nước mắt đã rơi trên nhục thân Đức Thế Tôn. Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

-Bạch các Ngài (do nghĩ rằng): "Những người nữ này không nên ở lại vào ban đêm", nên tôi đã cho phép phụ nữ đảnh lễ nhục thân của Đức Thế Tôn trước tiên.ôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.

4- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì Đức Thế Tôn gọi ý rõ ràng, hiền giả lại không cầu khẩn Đức Thế Tôn rằng: "Xin Đức Thế Tôn hãy tồn tại một kiếp, xin Đấng Thiện Thệ hãy tồn tại một kiếp vì sự lợi ích cho nhiều người, vì sự an lạc cho nhiều người, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì sự tấn hóa, sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại". Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

- Bạch các Ngài, vì tâm đã bị ác ma ám ảnh nên tôi đã không cầu khẩn Đức Thế Tôn rằng: "Xin Đức Thế Tôn hãy tồn tại một kiếp, xin Đấng Thiện Thệ hãy tồn tại một kiếp vì sự lợi ích cho nhiều người, vì sự an lạc cho nhiều người, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì sự tấn hóa, sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại". Tôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.

5- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì hiền giả đã nổ lực làm cho sự xuất gia của phụ nữ trong Pháp và Luật này được tuyên bố bởi Đức Thế Tôn. Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

- Bạch các Ngài (do nghĩ rằng): "Bà Mahāpajāpati Gotamī này là dì ruột của Đức Thế Tôn, là người chăm sóc, là người nuôi dưỡng, là người cho sữa, bà đã cho Đức Thế Tôn bú sữa khi người mẹ ruột qua đời". Tôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.[10]

Sách Dulva của Tây Tạng còn nêu thêm 2 điểm buộc tội Đức Ānanda là:

- Không lấy nước cho Đức Phật uống, dù Đức Phật đã ba lần  yêu cầu.

- Để các phật tử (nam lẫn nữ) xem tướng kín Mã âm tàng của Đức Phật.

Về điểm thứ 6. Đức Ānanda  trả lời là: "Nước đục bẩn đục do 500 cổ xe vừa đi qua, và thương Đức Thế Tôn nên Ngài không múc muớc".

Về điểm thứ 7, xét ra không hợp lý: Đức Ānanda là người thương kính Đức Thế Tôn rất mực, không thể để nhục thân Phật lộ liễu tướng kín như vậy. Hơn nữa, khi ấy chẳng phải chỉ có Đức Ānanda mà còn có đến 500 vị tỳ khưu, trong đó có Trưởng lão Anuruddha... Do đó, sự kiện này không xảy ra.

Theo thiển ý của chúng tôi thì năm (hay sáu) điều buộc tội Đức Ānanda là:

- Đức Mahā Kassapa buộc tội Đức Ānanda thuộc về thân giới hay ngữ giới, còn Đức Ānanda trả lời thuộc về ý giới. Chính tội tác ác (dukkaṭa) đã nói lên ý nghĩa "giới đã bị vi phạm".

- Để sách tấn khích lệ cho chư tỳ khưu hậu tấn, chư tỳ khưu hữu học giữ gìn giới luật cẩn trọng, kiểm soát thân, ngữ, ý được trong sạch và làm tăng thượng giới học. Vì rằng "những điều trên hiện khởi nơi Ngài Ānanda khi Ngài còn là vị Thánh Tu Đà hườn".

- Nói lên đức độ tuân phục Tăng lịnh của Đức Ānanda.

Lại có câu hỏi rằng: "Vậy trước khi ban hành Giới bổn Pāṭimokkha (giải thoát), chư tỳ khưu không có học giới phải chăng?".

Đáp: Không có học giới chế định, nhưng có học giới chân pháp, đó là bát chánh đạo.

"Có ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học." [11]

2) Giới là gì?

Chữ sīla của Pāli ngữ  được dịch là: "phẩm hạnh" hay "đức hạnh".

Trước tiên, Sīla có hai đặc tính:

a- Là khuynh hướng hay thói quen, như:

"Pāpakarana sīlo: người có thói quen làm điều ác". Hay "người có khuynh hướng ác xấu".

"Dubbhāsana sīlo: người thường tôn kính bậc đáng tôn tính".

"Dhammakathana sīlo: Bậc thường giảng pháp".

- Chỉ những hiện tượng tự nhiên, như:

"Vassāna-samaye rukkha ruhana sīla: cây luôn tăng trưởng vào mùa mưa".

"Gimhasamaye patta patana sīla: lá luôn rụng vào mùa hè".

Tức là: Đặc tính thứ nhất của chữ sīla dùng để mô tả những thói quen của người có đạo đức lẫn không đạo đức, hay những khuynh hướng nằm ngoài lãnh vực thiện ác. Đó là sự vận hành của pháp.

b- Giới có đặc tính "là pháp hành cao thượng".

Đây là ý nghĩa thường được sử dụng trong phần giới.

Và cũng từ đặc tính này, giới có hai nghĩa: "cao quý""nâng đỡ".

"Cao quý": Giới có đặc tính cao quý, vì kiểm soát được thân, ngữ và hướng thân ngữ vào những việc thiện, không cho thân, ngữ vượt khỏi tầm kiểm soát. Một người không tuân theo khuôn mẫu đạo đức, các hành động về thân và ngữ của người ấy sẽ "vượt khỏi tầm kiểm soát" và rơi vào "vùng phi đạo đức".

Nhưng một người có "kiểm soát" được thân, ngữ,  sẽ thoát ra những lỗi lầm, ngay cả khi buồn khổ, bị khiêu khích, bị kinh sợ..  cũng có thể giữ thân và khẩu tốt đẹp.

"Nâng đở": Không có hành động cao thượng nào có thể tồn tại, nếu không có nền tảng đạo đức nâng đở.

Các hành động cao thượng chỉ có thể tăng trưởng trong "vùng giới đức". Vì vậy giới được xem là nền tảng của tất cả các hành động tốt đẹp, đồng thời giới nâng đở những việc tốt đẹp này tăng trưởng. Khi hành động tốt đẹp được tăng trưởng, chúng sanh ấy xa lìa 4 khổ cảnh, sanh về nhàn cảnh (dục, sắc và Vô sắc giới) hoặc đạt đến trạng thái "ra khỏi luân hồi" (lokuttara - siêu thế).

Chữ Sīla từ chữ Sīlana thu gọn, sīlana nghĩa là kết hợp. Các nhà hiểu ngữ nguyên giải thích rằng sīlana có hai nghĩa:

- Là phối hợp (samādhāma) giữa thân, ngữ, ý nhờ vào đức hạnh.

- Là nền tảng (ādhāra) để nâng đở (upadhārana) thiện pháp.[12]

Tùy theo mỗi khía cạnh mà giới có những ý nghĩa khác nhau như:

Giới có ý nghĩa là chế ngự, giới có ý nghĩa là "không vi phạm" bằng thân hoặc lời.

Lại nữa, vào đêm rằm tháng megha (tháng giêng âl Việt Nam) sau hạ thứ nhất, tại thành Vương xá (Rājagaha) Đức Thế Tôn thành lập Tăng đoàn, Ngài dạy Ovāda pāṭimokkha (giáo giới giải thoát) là:

"Sabbapāpassa akaraṇaṃ
Kusalassa upasampadā
Sacittapariyopadaṃ
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ

"Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy".[13]

Như vậy, giới ở đây chỉ cho "không làm các điều ác."

Đức Phật cũng có dạy:

"Cetanahaṃ bhikkhave sīlaṃ vadāmi:

Này chư tỳ khưu, Như Lai tuyên bố chính sự cố ý (cetanā) là giới".

Vậy giới nghĩa là sự cố ý lánh xa việc ác từ thân- ngữ- ý. Nói rõ hơn, giới chính là Tư tâm sở (cetanā cetasika).

Như vậy, hình thức của giới là không làm ác về thân, không làm ác về lời nói, về nội dung của giới là "cố ý lánh xa việc ác".

Do đó, năm giới - tám giới (bát quan giới) của cư sĩ, 10 giới của sadi, bốn thanh tịnh giới của Tỳ khưu là:

- Thu thúc trong giới bổn (pāṭimokkhasaṃvarasīla).
- Quyền thu thúc giới (indriyasaṃvarasīla).
- Nuôi mạng chân chánh giới (ājīvaparisuddhisīla).
- Quán tưởng tứ vật dụng (paccayasannissitasīla).

-ooOoo-



[1] - D. ii, kinh Sonadanda (Soṇadaṇḍasutta).

[2] - Mhv - Chương dược phẩm - Tụng phẩm 2, Đại Đức Nguyệt Thiên dịch.

[3] - D. iii, Kinh Đại bát Nípbàn (mahānibbānasutta).

[4] - Luật phân tích tỳ khưu - Chương Ưng xả, phẩm chỉ tơ - học giới thứ 5. Đại Đức Giác Giới dịch.

[5] - Đây là nói dè dặt, vì mãi cho đến lúc ấy vẫn chưa có học giới do Đức Thế Tôn chế định, từ đó trở đi "học giới chế định" xuất hiện từ  thời điểm nào? Luật tạng không ghi rõ. Một số Sớ giải sư cho rằng: "Học giới chế định xuất hiện sau 15 năm đầu, vào trung giác thời ( từ hạ 16 đến hạ 30 của Đức Thế Tôn)".

[6] - Luật Phân tích Tỳ khưu giới - Đại Đức Giác Giới dịch.

[7] - A.ii, 147.

[8] - Xen Luận giải kinh Căn bản Pháp môn.

[9] -  Thượng đế, thiên nhiên, người, tôi và ta. Triết lý Luật và tư tưởng Phật giáo - Gs. Cao Huy Thuần, Nxb TP. Hồ Chí Minh, năm 2000, tr. 37.

[10] - Culv-  Chương XI: Liên quan 5oo vị, Đại Đức Nguyệt Thiên dịch.

[11] - A.i, 235.

[12] - Visdhm (Thanh tịnh đạo) - Sư cô Thích nữ Trí Hải dịch.

[13] - Dhp - câu 183. HT. Thích Minh Châu dịch.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01| 02 | 03.a | 03.b | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 11-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 03-01-2005

Chanh Minh - Tri Gioi BaLaMat
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Trì Giới Độ
(Sīla Pāramitā)

Tỳ khưu Chánh Minh

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Mục lục

I- Ý nghĩa về luật và giới.

1) Ý nghĩa về Luật.
2) Giới là gì?

II- Phân tích giới.

1) Những phương diện khác nhau của giới.
2) Giới thu thúc.
3) Năm ác pháp.
4) Giới không vi phạm.
5) Vì sao được gọi là giới?
6) Tứ ý nghĩa của Giới.
7) Lợi ích của giới.

III- Các học giới.

A) Giới hai chi.
B) Giới có ba chi
.
C) Giới bốn chi.

IV- Giới Balamật.

1) Bồ Tát giữ kiêng tránh giới (vāritta sīla) như thế nào?
2) Những đặc điểm do kiêng tránh giới mang lại.
3) Bồtát tu tập hạnh giới (cāritta sīla) như thế nào?
4) Giới Balamật.
5) Ba bậc của giới Balamật.
6) Về hình thức của trì giới độ.

Sách tham khảo

-ooOoo-

Những chữ viết tắt
(theo mẫu tự Pāli).
 

A       

 Aṅguttāra nikāya (Tăng chi bộ kinh).

Itv    

 Itivuttaka (Phật tự thuyết).

Khd   

 Khuddaka nikaaya ( Tiểu bộ kinh).

Culv  

 Culla vagga ( Luật Tiểu phẩm).

JA      

 Jātakatthakātha (Sớ giải kinh Bổn sanh).

D        

 Dīgha nikāya (Trường bộ kinh).

Dhp   

 Dhammapāda (Pháp cú kinh).

DhpA

 Dhammapādatthakātha (Sớ giải kinh Pháp cú).

Dhams

 Dhammasaṅgani (Pháp tụ).

M       

 Majjhima nikāya (Trung bộ kinh).

Mhv   

 Mahāvagga (Luật Đại phẩm).

Visdhm

 Visuddhi magga (Thanh tịnh đạo).

S         

 Saṃyutta nikāya (Tương ưng bộ kinh).

Sn        

 Suttanipāta (Kinh tập).

 -ooOoo-

 I- Ý nghĩa về luật và giới.

1) Ý nghĩa về Luật.

Rất khó tìm một định nghĩa chính xác về luật,.

Chữ Vinaya có nghĩa là: điều phục, dời đổi. Tức là chế ngự những điều không thích hợp, hoặc dời đổi "cái cũ" để trở thành "cái mới" tốt đẹp hơn.

Phân tích chữ Vinaya = Vi + naya; vi là đặc biệt, naya là phương châm, vinaya là phương châm tốt đẹp.

Vậy "Luật" là những "phương châm" tốt đẹp trong một cộng đồng sinh hoạt, những thành viên trong cộng đồng phải tuân thủ theo nguyên tắc được đặt ra, nhưng chỉ riêng cho cộng đồng đó thôi, những cộng đồng ngoài ra không bắt buộc phải tuân thủ. Như luật quân đội thì chỉ có những người lính tuân thủ, luật kinh doanh chỉ có giá trị cho những người hành nghề thương mãi, luật của quốc độ chỉ dành cho những người đang cư trú trên đất nước ấy ...

Như vậy "nguyên tắc tốt đẹp này" cũng chỉ là tương đối, chỉ "tốt đẹp" với cộng đồng sinh hoạt ấy, có thể "sẽ không tốt đẹp" với cộng đồng khác. Như người Hồi giáo có quyền được 4 vợ, trái lại sẽ vi phạm luật đa thê của các nước cấm đa thê...

Trong lãnh vực Phật giáo, chúng ta có thể tạm hiểu "luật là những nguyên tắc phù hợp với cách sống đạo đức".

Nói đến cách sống đạo đức, ám chỉ những gì tốt đẹp được biểu lộ qua thân, ngữ. Tuy sự biểu lộ ấy chưa thật sự nói lên hoàn toàn tâm ý thánh thiện, nhưng phần nào cũng nói lên "điều tốt đẹp được thực hiện". Đồng thời sự biểu lộ qua thân, ngữ này cũng không phải là khuôn mẫu cố định, tùy theo theo nhịp điệu cuộc sống cách biểu lộ này biến thể.

Như pháp cung kính chẳng hạn, thông thường để biểu lộ cung kính đối với một người, người kia sẽ đứng dậy chào hỏi, hoặc vái chào, hoặc đảnh lễ. nhưng cũng có trường hợp thay đổi hình thức mà tâm vẫn cung kính. 

Bàlamôn Sonadanda có trình bày với Đức Thế Tôn rằng:

"Thưa Tôn giả Gotama, nếu ở trong hội chúng, nếu con chấp tay vái chào, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con đứng dậy.

Nếu trong hội chúng mà con tháo khăn đầu, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con vái chào với đầu của con...

Nếu trong khi con đi xe, con hạ cán roi xuống, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con xuống xe.

Nếu trong khi con đi xe, con vẫy tay, mong Tôn giả Gotama nhận đấy là con vái chào với đầu của con." [1]

Sở dĩ Bàla môn Sonadanda bạch như thế vì rằng: "Tuy ông rất cung kỉnh Đức Thế Tôn, nhưng vì danh tiếng ông quá lớn và sự thâu nhận cúng đường nhờ vào danh tiếng ấy. Mất danh tiếng thì ông mất lợi nhuận". (sđd)

Hay trong thời khó khăn về vật thực, Đức Thế Tôn có cho phép:

- Cất vật thực trong phòng.
- Nấu vật thực trong phòng.
- Tự mình được nấu trong phòng.
- Được phép nhặt những trái rụng.
- Thọ dụng trái cây không có hột hoặc không còn hột, dù chưa được làm dấu đúng phép (tức là kappiya - dấu hiệu trái cây đã hư hoại Ns)[2].

Về sau, khi nạn đói không còn, những điều trên được Đức Thế Tôn hủy bỏ (sđd - Tụng phẩm 4).

Đức Phật cũng dạy rằng:

- "Này chư tỳ khưu! Sau khi Như Lai đại Nípbàn, chư tỳ khưu nếu muốn, có thể bỏ bớt những học giới nhỏ nhặt chi tiết".[3]

Tuy nhiên, không phải vì tính chất uyển chuyển của cuộc sống thế tục mà "canh cải" hay "sáng tạo" ra những giới luật mới, rồi biện luận: "thời phải thế, thế thời phải thế".

Trưởng lão Upasena (em của Trưởng lão Sāriputta) có bạch với Đức Thế Tôn rằng:

"Bạch Thế Tôn, chúng Tăng trong thành Sāvatthī (Xávệ) sẽ nhận rõ điều thảo luận của mình. Về chúng con sẽ không chế định ra điều chưa được chế định hay sẽ không hủy bỏ  điều đã được chế định. Chúng con sẽ tín thọ rồi thực hành những học giới theo như đã được chế định thôi.

- Lành thay, lành thay, này Upasena! Điều chưa được chế định, không nên chế định. Hoặc điều đã được chế định rồi không nên hủy bỏ, cần nên tín thọ thực hành những học giới như đã được chế định."[4]

Chính vì Luật là "lối sống phù hợp nguyên tắc đạo đức", nên từ khi Đức Thế Tôn khai mở Giáo pháp cho đến 12 năm sau[5], Đức Thế tôn không chế định học giới cho chư tỳ khưu (nhưng có Luật), vì chư tỳ khưu không hề vi phạm vào nguyên tắc đạo đức.

Về sau, có những Tỷ kheo sống buông lung, xa rời lối sống đạo đức, nên Đức Thế Tôn chế định học giới (sīlasikkhāpadā) cho chư tỷ khưu.

Cần nên ghi nhận rằng: Những học giới được Đức Thế Tôn chế định, nhắm vào lợi ích cho đại chúng, trong đó có Tỳ khưu, Ngài đã quở trách vị Tỳ khưu vi phạm rằng:

"Điều này không mang lại đức tin cho những ai chưa có đức tin, không làm tăng trưởng đức tin cho người có đức tin. Như vậy, này chư Tỷ kheo, Như Lai sẽ chế định học giới..."[6]

Người chưa có đức tin ám chỉ người ngoài Phật giáo, người có đức tin ám chỉ tín đồ Phật giáo, như vậy Đức thế Tôn hướng đến lợi ích cho phần đông, chứ chẳng phải riêng cho chư Tỳ khưu.

Có câu hỏi:

Trong kinh văn có ghi "Vị Tỳ khưu trong pháp - luật này?". Vậy Luật ấy có từ khi nào? Có từ khi Đức Thế Tôn thuyết giảng kinh Chuyển pháp luân tại rừng Nai (Lộc uyển), ở Isipatana ( Chư tiên đọa xứ) trong xứ Bārāṇasī (Balanại).

Đức Thế Tôn có dạy:

 " Và này các Tỳ khưu, thế nào là luật của bậc Thiện Thệ?.

Vị ấy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Này các tỳ khưu, đây là luật của bậc Thiện Thệ.[7]

Lại nữa, Luật của bậc Thánh là "nguyên tắc từ bỏ", đó là sự từ bỏ theo năm cách:

- Từ bò tạm thời.
- Từ bỏ bằng cách áp chế.
- Từ bỏ bằng cách đoạn trừ.
- Từ bỏ do khinh an.
- Từ bỏ do viên tịch.[8]

Giáo sư Cao Huy Thuần có đề cập đến sáu điểm của Trưởng lão Mahā Kassapa đã phê bình Trưởng lão Ānanda trong kỳ kết tập Phật ngôn lần I,  Giáo sư tạm gọi là một "vụ án Ānanda" và cho rằng:

Trưởng lão Mahā Kassapa đứng trên lãnh vực Luật để buộc tội Ngài Ānanda.

Ngài Ānanda trả lời trên lãnh vực giới.[9] (vì không cố ý).

Trong lần kết tập Phật ngôn lần thứ I, sau khi kết tập Phật ngôn xong chư Trưởng lão có Trưởng lão Mahā Kassapa là cao nhất, đã quở trách Ngài Ānanda phạm vào 5 điều:

1- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì hiền giả không bạch hỏi Đức Thế Tôn rằng: "Bạch Thế Tôn, điều học nào là điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng?". Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

- Bạch các Ngài, vì không lưu ý, nên tôi đã không hỏi Đức Thế Tôn rằng: "Bạch Thế Tôn, các điều học nào là điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng?". Tôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.

2- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì hiền giả đã đạp lên y tắm mưa của Đức Thế Tôn rồi khâu nó. Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

- Bạch các Ngài, không phải vì thiếu kính trọng mà tôi đã đạp lên y tắm mưa của Đức Thế Tôn rồi khâu nó, chỉ vì không có ai phụ giúp nên phải như vậy.Tôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.

3- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì hiền giả đã cho phép phụ nữ đảnh lễ nhục thân của Đức Thế Tôn trước tiên, khi họ khóc trước nhục thân Đức Thế Tôn, nước mắt đã rơi trên nhục thân Đức Thế Tôn. Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

-Bạch các Ngài (do nghĩ rằng): "Những người nữ này không nên ở lại vào ban đêm", nên tôi đã cho phép phụ nữ đảnh lễ nhục thân của Đức Thế Tôn trước tiên.ôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.

4- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì Đức Thế Tôn gọi ý rõ ràng, hiền giả lại không cầu khẩn Đức Thế Tôn rằng: "Xin Đức Thế Tôn hãy tồn tại một kiếp, xin Đấng Thiện Thệ hãy tồn tại một kiếp vì sự lợi ích cho nhiều người, vì sự an lạc cho nhiều người, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì sự tấn hóa, sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại". Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

- Bạch các Ngài, vì tâm đã bị ác ma ám ảnh nên tôi đã không cầu khẩn Đức Thế Tôn rằng: "Xin Đức Thế Tôn hãy tồn tại một kiếp, xin Đấng Thiện Thệ hãy tồn tại một kiếp vì sự lợi ích cho nhiều người, vì sự an lạc cho nhiều người, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì sự tấn hóa, sự lợi ích, sự an lạc của chư thiên và nhân loại". Tôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.

5- Này hiền già Ānanda, đây là tội tác ác (dukkaṭa) cho hiền giả. Vì hiền giả đã nổ lực làm cho sự xuất gia của phụ nữ trong Pháp và Luật này được tuyên bố bởi Đức Thế Tôn. Hiền giả hãy sám hối tội tác ác ấy.

Đức Ānanda trả lời:

- Bạch các Ngài (do nghĩ rằng): "Bà Mahāpajāpati Gotamī này là dì ruột của Đức Thế Tôn, là người chăm sóc, là người nuôi dưỡng, là người cho sữa, bà đã cho Đức Thế Tôn bú sữa khi người mẹ ruột qua đời". Tôi không thấy điều ấy là tội tác ác (dukkaṭa), nhưng vì niềm tin với các đại đức nên tôi xin sám hối tội tác ác ấy.[10]

Sách Dulva của Tây Tạng còn nêu thêm 2 điểm buộc tội Đức Ānanda là:

- Không lấy nước cho Đức Phật uống, dù Đức Phật đã ba lần  yêu cầu.

- Để các phật tử (nam lẫn nữ) xem tướng kín Mã âm tàng của Đức Phật.

Về điểm thứ 6. Đức Ānanda  trả lời là: "Nước đục bẩn đục do 500 cổ xe vừa đi qua, và thương Đức Thế Tôn nên Ngài không múc muớc".

Về điểm thứ 7, xét ra không hợp lý: Đức Ānanda là người thương kính Đức Thế Tôn rất mực, không thể để nhục thân Phật lộ liễu tướng kín như vậy. Hơn nữa, khi ấy chẳng phải chỉ có Đức Ānanda mà còn có đến 500 vị tỳ khưu, trong đó có Trưởng lão Anuruddha... Do đó, sự kiện này không xảy ra.

Theo thiển ý của chúng tôi thì năm (hay sáu) điều buộc tội Đức Ānanda là:

- Đức Mahā Kassapa buộc tội Đức Ānanda thuộc về thân giới hay ngữ giới, còn Đức Ānanda trả lời thuộc về ý giới. Chính tội tác ác (dukkaṭa) đã nói lên ý nghĩa "giới đã bị vi phạm".

- Để sách tấn khích lệ cho chư tỳ khưu hậu tấn, chư tỳ khưu hữu học giữ gìn giới luật cẩn trọng, kiểm soát thân, ngữ, ý được trong sạch và làm tăng thượng giới học. Vì rằng "những điều trên hiện khởi nơi Ngài Ānanda khi Ngài còn là vị Thánh Tu Đà hườn".

- Nói lên đức độ tuân phục Tăng lịnh của Đức Ānanda.

Lại có câu hỏi rằng: "Vậy trước khi ban hành Giới bổn Pāṭimokkha (giải thoát), chư tỳ khưu không có học giới phải chăng?".

Đáp: Không có học giới chế định, nhưng có học giới chân pháp, đó là bát chánh đạo.

"Có ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học." [11]

2) Giới là gì?

Chữ sīla của Pāli ngữ  được dịch là: "phẩm hạnh" hay "đức hạnh".

Trước tiên, Sīla có hai đặc tính:

a- Là khuynh hướng hay thói quen, như:

"Pāpakarana sīlo: người có thói quen làm điều ác". Hay "người có khuynh hướng ác xấu".

"Dubbhāsana sīlo: người thường tôn kính bậc đáng tôn tính".

"Dhammakathana sīlo: Bậc thường giảng pháp".

- Chỉ những hiện tượng tự nhiên, như:

"Vassāna-samaye rukkha ruhana sīla: cây luôn tăng trưởng vào mùa mưa".

"Gimhasamaye patta patana sīla: lá luôn rụng vào mùa hè".

Tức là: Đặc tính thứ nhất của chữ sīla dùng để mô tả những thói quen của người có đạo đức lẫn không đạo đức, hay những khuynh hướng nằm ngoài lãnh vực thiện ác. Đó là sự vận hành của pháp.

b- Giới có đặc tính "là pháp hành cao thượng".

Đây là ý nghĩa thường được sử dụng trong phần giới.

Và cũng từ đặc tính này, giới có hai nghĩa: "cao quý""nâng đỡ".

"Cao quý": Giới có đặc tính cao quý, vì kiểm soát được thân, ngữ và hướng thân ngữ vào những việc thiện, không cho thân, ngữ vượt khỏi tầm kiểm soát. Một người không tuân theo khuôn mẫu đạo đức, các hành động về thân và ngữ của người ấy sẽ "vượt khỏi tầm kiểm soát" và rơi vào "vùng phi đạo đức".

Nhưng một người có "kiểm soát" được thân, ngữ,  sẽ thoát ra những lỗi lầm, ngay cả khi buồn khổ, bị khiêu khích, bị kinh sợ..  cũng có thể giữ thân và khẩu tốt đẹp.

"Nâng đở": Không có hành động cao thượng nào có thể tồn tại, nếu không có nền tảng đạo đức nâng đở.

Các hành động cao thượng chỉ có thể tăng trưởng trong "vùng giới đức". Vì vậy giới được xem là nền tảng của tất cả các hành động tốt đẹp, đồng thời giới nâng đở những việc tốt đẹp này tăng trưởng. Khi hành động tốt đẹp được tăng trưởng, chúng sanh ấy xa lìa 4 khổ cảnh, sanh về nhàn cảnh (dục, sắc và Vô sắc giới) hoặc đạt đến trạng thái "ra khỏi luân hồi" (lokuttara - siêu thế).

Chữ Sīla từ chữ Sīlana thu gọn, sīlana nghĩa là kết hợp. Các nhà hiểu ngữ nguyên giải thích rằng sīlana có hai nghĩa:

- Là phối hợp (samādhāma) giữa thân, ngữ, ý nhờ vào đức hạnh.

- Là nền tảng (ādhāra) để nâng đở (upadhārana) thiện pháp.[12]

Tùy theo mỗi khía cạnh mà giới có những ý nghĩa khác nhau như:

Giới có ý nghĩa là chế ngự, giới có ý nghĩa là "không vi phạm" bằng thân hoặc lời.

Lại nữa, vào đêm rằm tháng megha (tháng giêng âl Việt Nam) sau hạ thứ nhất, tại thành Vương xá (Rājagaha) Đức Thế Tôn thành lập Tăng đoàn, Ngài dạy Ovāda pāṭimokkha (giáo giới giải thoát) là:

"Sabbapāpassa akaraṇaṃ
Kusalassa upasampadā
Sacittapariyopadaṃ
Etaṃ buddhāna sāsanaṃ

"Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy".[13]

Như vậy, giới ở đây chỉ cho "không làm các điều ác."

Đức Phật cũng có dạy:

"Cetanahaṃ bhikkhave sīlaṃ vadāmi:

Này chư tỳ khưu, Như Lai tuyên bố chính sự cố ý (cetanā) là giới".

Vậy giới nghĩa là sự cố ý lánh xa việc ác từ thân- ngữ- ý. Nói rõ hơn, giới chính là Tư tâm sở (cetanā cetasika).

Như vậy, hình thức của giới là không làm ác về thân, không làm ác về lời nói, về nội dung của giới là "cố ý lánh xa việc ác".

Do đó, năm giới - tám giới (bát quan giới) của cư sĩ, 10 giới của sadi, bốn thanh tịnh giới của Tỳ khưu là:

- Thu thúc trong giới bổn (pāṭimokkhasaṃvarasīla).
- Quyền thu thúc giới (indriyasaṃvarasīla).
- Nuôi mạng chân chánh giới (ājīvaparisuddhisīla).
- Quán tưởng tứ vật dụng (paccayasannissitasīla).

-ooOoo-



[1] - D. ii, kinh Sonadanda (Soṇadaṇḍasutta).

[2] - Mhv - Chương dược phẩm - Tụng phẩm 2, Đại Đức Nguyệt Thiên dịch.

[3] - D. iii, Kinh Đại bát Nípbàn (mahānibbānasutta).

[4] - Luật phân tích tỳ khưu - Chương Ưng xả, phẩm chỉ tơ - học giới thứ 5. Đại Đức Giác Giới dịch.

[5] - Đây là nói dè dặt, vì mãi cho đến lúc ấy vẫn chưa có học giới do Đức Thế Tôn chế định, từ đó trở đi "học giới chế định" xuất hiện từ  thời điểm nào? Luật tạng không ghi rõ. Một số Sớ giải sư cho rằng: "Học giới chế định xuất hiện sau 15 năm đầu, vào trung giác thời ( từ hạ 16 đến hạ 30 của Đức Thế Tôn)".

[6] - Luật Phân tích Tỳ khưu giới - Đại Đức Giác Giới dịch.

[7] - A.ii, 147.

[8] - Xen Luận giải kinh Căn bản Pháp môn.

[9] -  Thượng đế, thiên nhiên, người, tôi và ta. Triết lý Luật và tư tưởng Phật giáo - Gs. Cao Huy Thuần, Nxb TP. Hồ Chí Minh, năm 2000, tr. 37.

[10] - Culv-  Chương XI: Liên quan 5oo vị, Đại Đức Nguyệt Thiên dịch.

[11] - A.i, 235.

[12] - Visdhm (Thanh tịnh đạo) - Sư cô Thích nữ Trí Hải dịch.

[13] - Dhp - câu 183. HT. Thích Minh Châu dịch.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01| 02 | 03.a | 03.b | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 11-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 03-01-2005