BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Đại cương
về Luận Câu Xá
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
PL. 2543 - TL. 1999
[Phẩm 5.b] * TIẾT 3: CÁC PHIỀN NÃO (Tạp minh chư phiền não) Tất cả phiền não đều gom lại trong hai loại là căn bản và chi mạt. Thể tánh của nó, như đã nói, nhưng trong các kinh luận lại thường nêu ra ba lậu, bốn bộc lưu, bốn ách, bốn thủ, năm thuận hạ phần kiết sử, năm thuận thượng phần kiết sử, chín kiết, mười triền, sáu cấu, năm cái. Những thứ này chẳng phải nằm ngoài hai loại căn bản và chi mạt phiền não? Ðây, trước biện minh tự thể của chúng, sau đó mới nói rõ chúng thuộc vào căn bản và chi mạt như thế nào? 1. Ba lậu: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Ba loại lậu này làm cho loài hữu tình lưu chuyển trong vòng sanh tử, lại thường tiết lậu các xấu xa ô nhiễm ra ở sáu căn không biết khi nào dứt.
2. Bốn bộc lưu: Bốn dòng nước cuốn, là dục lưu, hữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu. Tánh nó hay nhận chìm chúng sanh, nhận chìm pháp lành, nên gọi là bộc lưu.
3.Bốn ách: Là dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách. Hay buộc loài hữu tình vào dưới ách các sự khổ. Tự thể của nó cũng giống như bốn bộc lưu nói trên. 4.Bốn thủ: Dục thủ, ngã ngữ thủ, giới cấm thủ, kiến thủ.
5. Năm thuận hạ phần kết:Là tham, sân, thân kiến, giới cấm thủ, nghi.
6. Năm thuận thượng phần kết: Là sắc tham, vô sắc tham, trạo cử, mạn, vô minh.
Thuận thượng phần kết cũng vì do hai lẽ:
7. Chín kết: Ðó là ái, nhuế, mạn, vô minh, kiến, thủ, nghi, tật, xan. Vì nó hay ràng buộc chúng sanh dính liền với sự khổ ở cõi Dục, khó lìa ra được, nên gọi là kiết. Trong đây, kiến kiết chỉ cho thân kiến, biên kiến, tà kiến; thủ kiết chỉ cho kiến thủ, giới cấm thủ. Hai thủ này là năng chấp thủ, còn ba kiến kia là bị chấp thủ. Do đó, 5 ác kiến lại chia làm hai kiến kiết và thủ kiết. Hỏi: Trong các tùy phiền não, tại sao chỉ lập xan và tật làm kiết? Ðáp: Vì xan và tật có tánh cách quá xấu sau đây:
8. Mười triền: Là mười thứ trói buộc chúng sanh vào ngục sanh tử, và làm nhân khởi lên các hành động ác, do đó khiến chúng sanh bị trói buộc vào đường ác, nên gọi là triền. Nhưng nói rộng thì tất cả phiền não, dù là căn bản hay chi mạt, đều gọi là triền được cả. Nên cũng có chỗ gọi tham, sân, si là 3 triền. 10 triền là vô tàm, vô quý, tật, xan, hối, miên, trạo cử, hôn trầm, phẫn, phú. Nó là chi mạt hoặc từ căn bản hoặc phát sanh; như vô tàm, xan, trạo cử là từ tham sanh; vô quý, tùy miên, hôn trầm là từ vô minh sanh, tật và phẫn từ sân sanh; hối là ố tác từ nghi sanh; phú từ si hoăc từ cả tham và nghi sanh. 9. Sáu cấu: Cấu là nhơ bẩn cũng là tên khác của phiền não. Sáu cấu là não, hại, hận, siểm, cuống, kiêu. Cuống và kiêu từ tham sanh, hại và hận từ sân sanh. Não từ kiến thủ sanh. Siểm từ các kiến sanh. 10. Năm cái: Với các phiền não và tùy phiền não nói trên, có một lúc Phật gọi theo cách khác là cái. Gồm có 5 thứ: tham dục, sân nhuế, hôn miên, trạo hối, nghi. Năm thứ này thường che lấp tâm tánh, ngăn che Thánh đạo, chướng ngại định huệ, không phát sanh được các thiện pháp, không khai mở được thiện tâm thanh tịnh, nên gọi là cái. Nó chỉ có ở cõi Dục, không có ở hai cõi trên vì nó thuần là phiền não bất thiện, mà hai cõi trên thì không có bất thiện. Mặc dù có chỗ nói tự thể của ba thứ hôn trầm, trạo cử, nghi thông cả ba cõi, song ở đây nói nó chỉ có ở cõi Dục, vì nó có hai thứ tùy miên đi kèm với hôn trầm, hối đi kèm với trạo cử, nên nó trở nên mạnh đủ khả năng che lấp (cái) và chỉ có ở cõi Dục. Bởi với tham dục thì tu bất tịnh quán đối trị, với sân nhuế thì tu từ bi quán đối trị, với nghi thì tu nhân duyên quán đối trị, hôn trầm vì có tánh cách hôn ám uể oải nên tu quang minh tưởng để đối trị, trạo hối vì có tánh không tịch tịnh nên tu xa-ma-tha (chỉ) để đối trị. Tóm lại, 4 lậu, 4 bộc lưu, 4 ách v.v...tuy có nhiều thứ nhưng cũng đều từ căn bản hoặc hoặc chi mạt hoặc tùy nghi chia ra hay hợp lại với những tên gọi sai khác theo tánh chất của chúng, chứ không phải chúng tách ngoài căn bản hoặc và chi mạt hoặc mà có được. Những phiền não trên thường trói buộc chúng sanh trong ba cõi suốt qua ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Hỏi: Nói phiền não trói buộc chúng sanh trong ba đời như vậy thì quá khứ và vị lai thật có như hiện tại hay không thật có mà có thể có sự trói buộc đó? Nếu pháp quá khứ vị lai là thật có, tất nó có mãi mãi, vậy nên nói nó là thường? Nếu thật là không thì đâu có thể có việc trói buộc và bị trói buộc cùng sự thoát ly trói buộc? Nói cách khác nếu pháp không thật có thì không có luân hồi và sự giải thoát luân hồi?. Ðáp: Các pháp trong ba đời thật có hay thật không đã trở thành vấn đề tranh luận gay gắt giữa các bộ phái. Nổi bậc nhất là Hữu bộ và Kinh bộ. Hữu bộ chủ trương "ba đời thật có", "pháp thể hằng có" và trưng dẫn kinh giáo và chánh lý để làm chứng. Ngược lại Kinh bộ chủ trương "Quá, vị không thật thể, hiện tại thật có" cũng trưng dẫn kinh giáo và chánh lý để làm chứng. Hữu bộ đã có những dẫn chứng sau đây: Dẫn chứng 1: Kinh Tạp A-hàm cuốn 3 nói: "Bấy giờ Thế Tôn cáo chư Tỷ-kheo: Sắc quá khứ, vị lai còn vô thường, huống là sắc hiện tại? Thánh đệ tử đa văn, quán sát như vậy xong, không tiếc nuối sắc quá khứ, không mong cầu sắc vị lai, đối với sắc hiện tại thì nhàm chán xa lìa, muốn dứt trừ để tịch tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy". Và luận Chánh lý đã giải rõ câu này như sau: "Ðức Thế Tôn bảo sắc quá khứ, vị lai còn vô thường như vậy, huống gì sức hiện tại, nếu quán sát rõ được vô thường như vậy, thời Thánh đệ tử đa văn đối sắc quá khứ mới siêng tu nhàm chán dứt trừ tâm tiếc nuối, đối với sắc vị lai mới siêng tu để dứt trừ tâm mong cầu, và đối với sắc hiện tại thì siêng tu để nhàm chán xa lìa. Nếu sắc quá khứ không thật có thì Thánh đệ tử đa văn không nên đối với sắc quá khứ siêng tu yếm xả, nhưng vì sắc quá khứ là thật có, Thánh đệ tử đa văn mới nên siêng tu yếm xả, nếu sắc vị lai không thật có, thì Thánh đệ tử đa văn không nên siêng tu để dứt tâm mong cầu đối với sắc vị lai; nhưng vì sắc vị lai là thật có, Thánh đệ tử đa văn mới nên siêng tu để dứt tâm mong cầu đối với sắc vị lai". Do đó biết sắc quá khứ vị lai là không thật có. Dẫn chứng 2: "Vì hai duyên sanh". Khi tâm thức sanh khởi phải dựa vào hai duyên mới sanh khởi được như kinh Tạp A-hàm cuốn 8 nói: "Thế Tôn cáo Tỷ-kheo: Có hai nhân duyên sanh thức, những gì là hai? Ðó là mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp". Nếu giả sử quá khứ vị lai không thật có thì ý thức duyên quá khứ vị lai thiếu mất hai trợ duyên, có nghĩa là ý căn làm chỗ dựa cho ý thức vốn ở quá khứ, nếu quá khứ không có, tự nhiên thiếu mất cái trợ duyên của ý căn; còn pháp trần là đối tượng của ý thức nó vốn thông cả quá khứ, vị lai,nếu quá khứ vị lai không có, tự nhiên ý thức thiếu mất cái trợ duyên của pháp trần. Hai duyên đều thiếu, thời ý thức nương ý căn duyên pháp trần không sanh khởi được. Nhưng sự thật không như vậy, cho nên biết quá khứ vị lai không thật có. Dẫn chứng 3: "Vì thức có cảnh". Khi sự nhận thức sanh khởi, nhất định phải có cảnh làm đối tượng. Trước thấy có cảnh sau thức mới sanh, như đức Thế Tôn nói: "Mỗi thức nhận biết mỗi cảnh tượng, gọi là thức thủ uẩn". Cảnh tượng được biết đó là gì? Ðó là sắc cho đến pháp. Chứ đức Thế Tôn không nói chỉ có thức mà không có cảnh.Cho nên, nên biết nhất định có cảnh mới có thức duyên cảnh quá khứ, vị lai, nếu cảnh quá khứ, vị lai thật không có, thời thức không có đối tượng để duyên. Ðối tượng được duyên đã không có thì thức cũng không có. Còn như đã thừa nhận thức là có thật thì đương nhiên phải thừa nhận thật có cảnh quá khứ, vị lai, chứ không thể mặt này thì phủ nhận sự thật có cảnh quá khứ, vị lai, mặt khác lại khẳng định có thức duyên cảnh quá khứ, vị lai. Dẫn chứng 4: "Vì nghiệp có quả báo". Ta tạo nghiệp lành dữ, nghiệp đó đã lặng về quá khứ, chờ gặp duyên thì chiêu cảm quả báo vui khổ. Do nghiệp có ở quá khứ đó làm chứng để biết quá khứ thật có và do có quả báo ở vị lai làm chứng để biết vị lai thật có. Giả sử hai đời không có, nên nói không có quá khứ, vị lai, thời thật thể hai nghiệp thiện ác cũng không, quả báo vui khổ cũng chẳng có. Nhưng thật tế nghiệp quá khứ đã có quả báo vị lai, thế thời quá khứ, vị lai nhất định là thật có. Bốn dẫn chứng trên để chứng minh cho chủ trương ba đời thật có. Hai cái đầu là giáo chứng, hai cái sau là lý chứng. Do giáo chứng lý chứng chứng minh tôn chỉ: "Tất cả thật có". Hỏi: Bản thể các pháp đã thật có thì trước sau đồng nhất, trước sau đồng nhất thì làm sao có pháp gọi là quá khứ, pháp gọi là hiện tại, pháp gọi là tương lai? Ðáp: Các học giả Hữu bộ có bốn cách giải thích vấn đề này, đó là do loại sai khác,do tướng sai khác, do vị sai khác, do chờ duyên sai khác.
Tóm lại, đối với bốn chủ trương nói trên, luận chủ tạm thời đứng trên lập trường của Hữu bộ mà chấp nhận chủ trương thứ ba của Tôn giả Thế Hữu là đúng hơn ba chủ trương kia, nhưng thật tế luận chủ đồng tình với Kinh bộ chủ trương"quá khứ vị lai không thật thể" nên đã dẫn lý lẽ của Kinh bộ để bác lại quan điểm" do vị trí tác dụng" của Thế Hữu như sau: Nói rằng do vị trí tác dụng mà thành có ba đời, vậy do cái gì làm cho tác dụng đó thành ba đời? Nếu do cái khác làm cho tác dụng đó thành ba đời, lại do cái khác nữa làm cho cái khác đó thành ba đời, thì sẽ mãi vô cùng. Ðó là điều sai lầm. Và nếu như Hữu bộ cho quá khứ, vị lai đều thật có như hiện tại, như vậy chỉ đều gọi là hiện tại, chứ cần chi gọi quá khứ, vị lai. Rốt cùng luận chủ Thế Thân không đồng tình với chủ trương "Pháp thể hằng có, nhưng tánh nó vô thường" của Hữu bộ mà đồng tình với chủ trương "quá,vị vô thể", của Kinh bộ. Hỏi: Kinh bộ chủ trương"quá, vị vô thể" thì làm sao cắt nghĩa việc phiền não trói buộc, cảnh trần bị trói buộc và sự thoát ly trói buộc, chứng giải thoát Niết-bàn? Ðáp: Theo tông nghĩa của Kinh bộ, dẫu quá, vị vô thể vẫn thành việc trói buộc, bị trói buộc và thoát ly trói buộc. Khi phiền não được sanh trong quá khứ, nó còn tồn tại ở hiện tại, thì nói là có phiền não trói buộc của quá khứ. Phiền não ở vị lai được sanh ra từ phiền não hiện tại, thì nói là có phiền não trói buộc của vị lai. Cảnh trần mà phiền não duyên theo trong quá khứ và vị lai còn tồn tại ở hiện tại, thì nói là có cảnh trần bị trói buộc cuả quá khứ và vị lai. Lại giả sử dứt trừ được chủng tử phiền não của hiện tại, là cảnh trần quá khứ, vị lai được thoát ly khỏi trói buộc. Phiền não hiện tại có quả và nhân. Nếu dứt được quả phiền não hiện tại, tức là dứt được nhân phiền não của quá khứ, nếu dứt được nhân phiền não của hiện tại, tức là dứt được quả phiền não của vị lai. Như vậy dẫu quả vị thật không có, nhưng vì nó đã từng có và sẽ có cho nên có việc trói buộc, bị trói buộc và thoát ly trói buộc. Ðoạn II. SỰ DỨT TRỪ HOẶC * TIẾT 1. NGUYÊN NHÂN DỨT TRỪ HOẶC Căn bản hoặc và chi mạt hoặc chung cục đều nằm trong hai loại: kiến hoặc và tư hoặc. Có bốn nguyên nhân đoạn trừ hai hoặc này. Ðoạn trừ kiến hoặc do ba nguyên nhân, đọan trừ tư hoặc do một nguyên nhân. Ba nguyên nhân đoạn trừ kiến hoặc đó là: a. Khắp biết cảnh sở duyên mà đoạn. Sở dĩ do ba duyên sai khác như vậy vì, những hoặc do thấy lý Tứ đế mà được đọan trừ, đều có hai loại: 1. Nhân thấy lý Khổ đế và Tập đế mà đoạn trừ, có hai loại:
2. Nhân thấy Diệt đế, Ðạo đế mà đoạn trừ. có hai lo?i:
Hỏi: Loại kiến hoặc do khắp biết các sở duyên mà đoạn là thế nào? Ðáp: Ví như nhân thấy lý Khổ đế, Tập đế, đoạn trừ loại hoặc duyên tự giới. Không luận loại hoặc này ở cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc, đều thuộc vào loại hoặc do khắp biết cảnh sở duyên mà đoạn trừ như: Tụng sớ nói: "Do thấy Khổ, Tập đế ở cõi Dục, khi trí nhẫn về Khổ, Tập phát sinh, đã biết rõ Khổ, Tập nên biết rõ loại hoặc duyên Khổ, Tập tự giới được đoạn trừ. Ðó là do khắp biết cảnh sở duyên nên đoạn. Cảnh sở duyên đây là chỉ cho cảnh Khổ, Tập đế vậy". Và không những loại hoặc duyên tự giới do khắp biết cảnh sở duyên khổ tập mà được đoạn trừ. Tụng sớ còn nói: "Do thấy Diệt, Ðạo đế đoạn lậu hoặc vô lậu duyên. Ðây là vì tà kiến, nghi, vô minh, duyên một cách sai lầm về diệt đạo đế vô lậu mà phát sinh. Khi trí nhẫn về Diệt, Ðạo đế phát sinh, biết rõ Diệt, Ðạo đế thì tà kiến, nghi, vô minh kia đoạn từ. Do đó gọi là đoạn trừ kiến hoặc do khắp biết cảnh sở duyên. Sở duyên đây chỉ cho diệt đạo đế vậy. Nói tóm lại, loại hoặc do duyên một cách sai lầm về Khổ, Tập đế ở tự giới mà phát sinh thì do khắp biết rõ chân lý Khổ, Tập đế mà đoạn trừ, loại hoặc do duyên một cách sai lầm về Diệt, Ðạo đế thuộc cõi dưới mà phát sinh, thì do khắp biết rõ chân lý Diệt Ðạo đế mà đoạn trừ. Ðó gọi là do khắp biết cảnh sở duyên mà đoạn kiến hoặc. Hỏi: Loại kiến hoặc do năng duyên đoạn mà đoạn thế nào? Ðáp: Như lấy phiền não duyên tự giới mà duyên đến phiền não duyên tha giới, thì phiền não duyên tha giới là cảnh sở duyên, phiền não duyên tự giới là tâm thức năng duyên. Sở duyên được tồn tại nhờ năng duyên. Giả sử phiền não năng duyên được đoạn trừ, thì những phiền não duyên tha giới cũng được đoạn trừ theo. Ví như người nhờ cột trụ mà đứng được, nếu cột trụ ngã thì người cũng ngã. Hỏi: Loại kiến hoặc do sở duyên đoạn mà đoạn là thế nào? Ðáp: Như muốn đoạn trừ loại kiến hoặc hữu duyên lậu, thì chỉ cần đoạn trừ sở duyên của nó, tự nhiên nó (năng duyên) cũng bị đoạn trừ theo. Sở duyên ở đây chỉ cho phiền não duyên Diệt, Ðạo đế vô lậu, năng duyên ở đây chỉ cho phiền não duyên Khổ, Tập đế hữu lậu. Giả sử cảnh sở duyên là những hoặc duyên Diệt, Ðạo vô lậu bị đoạn trừ, thì năng duyên là những hoặc duyên Khổ, Tập đế hữu lậu cũng bị đoạn trừ theo. Ví như người nhờ chống gậy mà đi được, nếu bỏ gậy thì người cũng ngã theo. Tư hoặc chỉ có một nguyên nhân mà đoạn trừ như thế nào? Ðó là nhân đối trị đoạn. Trong 9 địa, mỗi địa có 9 phẩm tư hoặc, từ thượng phẩm cho đến hạ hạ phẩm. Muốn đối trị (đoạn trừ) phiền não thượng thượng phẩm (thô) thì dùng lối tu đạo hạ hạ phẩm (non yếu), cho đến muốn đối trị phiền não hạ hạ phẩm (tế) thì dùng lối tu đạo thượng thượng phẩm (sáng, mạnh). Hoặc do thô và tế chia ra thượng, trung, hạ thành 9 phẩm. Tuy nhiên, nguyên nhân đối trị đoạn này không chỉ giới hạn đối với tư hoặc mà cả với kiến hoặc. Nhưng kiến hoặc đã có ba nguyên nhân dủ để đoạn trừ, Không phải cần đến nguyên nhân đối trị đoạn này làm chi. ÐỒ BIỂU ÐOẠN HOẶC
* TIẾT 2: BỐN THỨ ÐỐI TRỊ Trên nói do đối trị đoạn đoạn trừ tư hoặc. Vậy có mấy thứ đối trị? Có 4 thứ:
Tóm lại, do bốn đạo đối trị hết các tư hoặc và chứng đắc trạch diệt. Bốn đạo đó là gia hạnh đạo (yểm hoạn đối trị), vô gián đạo (đoạn đối trị), giải thoát đạo (trì đối trị) và thắng tấn đạo (viễn phần). * TIẾT 3: ÐOẠN HOẶC CHỨNG TRẠCH DIỆT Trong lúc tu vô gián đạo, phát khởi đoạn đối trị để chính thức đoạn trừ phiền não, được gọi "các hoặc không còn tái đoạn nữa", kết quả là chứng được trạch diệt, tức là ly hệ quả (lìa hết mọi buộc ràng) mà bản thể là thường trụ vô vi, không có cao thấp, hơn kém. Tuy nhiên, người tu khi vào thắng tấn đạo vẫn có khả năng đoạn trừ các hoặc đã đoạn trừ trước, và vẫn tiếp tục chứng đắc quả ly hệ, cho nên được chia ra bậc ly hệ qua sáu thời.
Trong thời này, quả ly hệ do đoạn trừ các hoặc, tùy theo chỗ tu đạo Thắng tấn mà lại tiếp khởi sự chứng đắc cao hơn. Nhưng các quả ly hệ, có thứ trải đủ sáu thời, có thứ không đủ sáu thời. Như quả ly hệ do đoạn trừ kiến hoặc của Dục giới phải đủ sáu thời mới được chứng được; quả ly hệ do đoạn trừ phẩm thứ chín tư hoặc của Dục giới, chỉ do ba thời chứng đắc, đó là khi đắc quả Bất hoàn, khi đắc quả A-la-hán thành lợi căn A-la-hán. Ngoài ra chiếu theo đây mà rõ. Hỏi: Thường thì phải đoạn trừ hết kiến hoặc, hay dứt hết sáu phiền não là nghi và năm kiến, thì mới chứng quả Dự lưu. Sao có nhiều nơi, như kinh Tạp A-hàm 29 nói, dứt ba kiết sử thân kiến, giới cấm thủ và nghi, chứng quả Dự lưu? Ðáp: Nên biết nghi và năm kiến đều thuộc căn bản phiền não, trong đó biên kiến từ thân kiến mà có; kiến thủ từ thân, biên, giới cấm thủ mà có; tà kiến từ nghi mà có. Vậy, đoạn trừ thân, giới, nghi là đoạn trừ nguồn gốc của ba thứ kia, nên cũng tức là đoạn trừ tất cả. * TIẾT 4: CHÍN ÐOẠN BIẾN TRI Biến tri nghĩa là biết cùng khắp. Có hai thứ là Trí biến tri và Ðoạn biến tri . Trí vô lậu cùng khắp lý Tứ đế gọi là Trí biến tri, kết quả đoạn trừ hết các phiền não bởi kiến đạo và tu đạo gọi là Ðoạn biến tri. Nhưng đây từ Ðoạn biến tri lập ra chín thứ gọi là Chín biến tri. Biến tri là trí, nhưng đây không gọi trí, là biến tri mà chủ yếu gọi đoạn là biến tri, vì đoạn là quả (trạch diệt, ly hệ) mà trí là nhân. Nhân trí biết cùng khắp lý Tứ đế mà phiền não được đoạn trừ, được thành ly hệ quả, nơi quả đã hàm có nhân, nên gọi là đoạn biến tri. Chín biến tri là kết quả đoạn trừ những phiền não do kiến đạo sở đoạn trong ba cõi, lập sáu biến tri; kết quả đoạn trừ những phiền não do tu đạo sở đoạn trong ba cõi, lập ba kiến tri. Cọng cả hai kết qủa trên thành chín. Nói rõ hơn, đoạn kiến hoặc của ba cõi lập sáu biến tri là đoạn kiến hoặc thuộc Khổ, Tập đế của Dục giới lập một biến tri; đoạn kiến hoặc thuộc Diệt đế của Dục giới lập một biến tri; đoạn kiến hoặc thuộc Ðạo đế của cõi Dục lập một biến tri; đoạn kiến hoặc thuộc Khổ, Tập đế của hai cõi Sắc và Vô sắc lập một biến tri; đoạn kiến hoặc thuộc Diệt đế của hai cõi Sắc và Vô sắc lập một biến tri; đoạn kiến hoặc thuộc Ðạo đế của hai cõi Sắc và Vô sắc lập một biến tri. Cọng tất cả kiến hoặc trong ba cõi được đoạn trừ có sáu biến tri. Ðoạn tư hoặc trong ba cõi lập ra ba biến tri là: đoạn hết tư hoặc thuộc cõi Dục lập một biến tri, đó là sự biến tri của sự dứt hết năm thuận hạ phần kiết; đoạn hết tư hoặc thuộc cõi Sắc và Vô sắc lập một biến tri, đó là biến tri của sự dứt hết kiết sử sắc ái; đoạn hết tư hoặc thuộc cõi Vô sắc lập một biến tri, đó là biến tri của sự đoạn hết vĩnh viễn mọi kiết sử. Xem đồ biểu dưới đây: BIỂU ÐỒ 9 ÐOẠN BIẾN TRI
-ooOoo- Ðầu trang | 01a | 01b | 02 | 03 | 04a | 04b | 05a | 05b | 06a | 06b | 07 | 08 | Mục lục |
Chân thành cám ơn Đại
đức Giác Đồng đã gửi tặng phiên bản vi tính
(Bình Anson, tháng 09-2001)
[Trở
về trang Thư Mục]
updated: 01-09-2001