BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Đại cương
về Luận Câu Xá
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
PL. 2543 - TL. 1999
[Phẩm 4.b] Hỏi: Còn bất luật nghi vô biểu (ác giới) làm sao đắc thành? Ðáp: Do hai lý do: 1. Làm; 2. Thề làm.
Tuy vậy, theo Hữu bộ, dù làm hay thề làm cũng phải đối với tất cả chúng sanh suốt đời, và đủ cả bảy chi mới thành ác giới vô biểu, nếu không, chỉ thành sự ác ở chặng giữa là phi luật nghi, phi bất luật nghi mà thôi. Ngược lại, theo Kinh bộ, dù không đủ cả bay chi, không suốt đời, không đối với tất cả chúng sanh, nhưng nếu làm hoặc thề làm điều ác, vẫn thành bất luật nghi vô biểu (ác giới vô biểu). Hỏi: Còn phi luật nghi phi bất luật nghi do thế nào mà đắc thành? Ðáp: Phi luật nghi phi bất luật nghi (phi thiện phi ác giới) đắc thành từ ba phương diện:
Tóm lại, luật nghi và bất luật nghi vô biểu do biểu nghiệp dẫn đầu. Như tịnh lự và vô lậu luật nghi là hai giới tùy tâm chuyển, chỉ có vô biểu chứ không có biểu nghiệp. Biệt giải thoát luật nghi nếu từ người khác thọ đắc, thì chắc chắn có biểu nghiệp rồi mới thành vô biểu nghiệp. Nếu trường hợp tự nhiên đắc, kiến đế đắc, không từ người khác thọ đắc, thì chỉ có vô biểu mà không có biểu nghiệp. Còn bất luật nghi vô biểu, nếu tự mình làm, thì trước hết do biểu nghiệp rồi mới thành vô biểu nghiệp, nhưng nếu theo do người khác làm thì không do biểu nghiệp cũng vẫn thành vô biểu nghiệp. Hỏi: Trên đã nói sự duyên đắc thiện giới, ác giới (luật nghi, bất luật nghi), vậy xả thiện giới, ác giới như thế nào? Trước hãy nói về xả biệt giải thoát giới. Như đã biết, biệt giải thoát giới có tám thứ, trong đó trừ giới cận trú, còn bảy giới kia đều do bốn duyên xả:
Giới cận trú ngoài bốn duyên trên còn thêm một duyên nữa là mãn một ngày đêm, vì giới này chỉ thọ một ngày đêm, hễ hết hạn thì giới tự nhiên xả. Về việc xả giới này, Kinh bộ có quan điểm: "Bốn trọng giới sát, đạo, dâm, vọng là giới đoạn đầu, rất nặng, hễ phạm một trong bốn giới ấy, thì tất cả giới xuất gia đều mất". Hữu bộ trái lại, cho rằng giả sử phàm một trong bốn trọng giới đó cũng không hẳn mất hết giới xuất gia, nếu biết chân thành sám hối, thề không trái và hộ trì các giới còn lại. Luận chủ theo kinh bộ. Hỏi: Xả tịnh lự luật nghi thế nào? Ðáp: Có ba duyên xả:
Hỏi: Xả vô lậu luật nghi như thế nào? Ðáp: Do ba duyên xả:
Hỏi: Xả bất luật nghi thế nào? Ðáp: Do ba duyên xả: 1. Chết; 2. Nam nữ căn cùng xuất hiện; 3. Thọ đắc thiện giới. Hỏi: Xả phi luật nghi phi bất luật nghi thế nào? Ðáp: Do sáu duyên xả:
Ðoạn 2: CÁC LOẠI NGHIỆP ÐƯỢC NÓI TRONG CÁC KINH Trên đã nói thể tánh của nghiệp, đoạn này nói về các loại nghiệp được nói trong các kinh. Câu-xá Luận 15 nêu mười một thứ nghiệp: 1. Tam tánh nghiệp: Tức ba nghiệp thiện, ác, vô ký. 2. Phước thảy ba nghiệp: Tức là phước nghiệp (nghiệp lành) ở cõi Dục, phi phước nghiệp (nghiệp ác) ở cõi Dục, bất động nghiệp ở cõi Sắc và Vô sắc. 3. Tam thọ nghiệp: Tức nghiệp thuận theo lạc thọ ở cõi Dục và ở cõi Sơ, Nhị, Tam thiền; nghiệp thuận theo khổ thọ là nghiệp bất thiện ở cõi Dục; nghiệp thuận theo bất khổ bất lạc thọ ở từ Tam thiên lên đến trời Hữu đảnh. 4. Tam thời nghiệp: Thời kỳ nghiệp thọ quả báo có hiện tại và vị lai, và thuận thứ thọ, thuận hậu thọ. Về điểm này có ba chủ trương khác nhau: : Chủ trương có thuận hiện nghiệp là hiện tại tạo nghiệp, hiện tại thọ quả. Thuận sanh nghiệp hiện tại tạo nghiệp, đời kế thọ quả. Thuận hậu nghiệp, hiện tại tạo nghiệp, đời thứ ba trở đi mới thọ quả. Thuận bất định nghiệp, hiện tại tạo nghiệp, nhưng thời kỳ thọ quả không nhất định. b. Nhà năm nghiệp: Chủ trương ngoài ba cách thọ quả báo trên. Riêng thuận bất định nghiệp lại chia ra có quả báo nhất định, thời hạn thọ quả báo không nhất định, và quả báo cùng thời hạn thọ quả báo đều nhất định. c. Nhà tám nghiệp: Căn cứ bốn nghiệp nói trên, chia mỗi nghiệp ra làm hai thứ mà thành tám nghiệp. Xem đồ biểu:
Ðối với ba chủ trương trên, luận Câu-xá 15 nói, "Ba nghiệp thuận hiện pháp thọ là định, cộng thêm nghiệp thuận bất định thành bốn, thuyết này đúng hơn". Trong chỉ rõ thời gian thọ quả định bất định, chính là giải thích bốn nghiệp tướng của kinh đã nói vậy. Như vậy đủ thấy luận chủ Thế Thân chấp nhận thuyết bốn nghiệp. Nhưng trong bốn nghiệp đó, nghiệp nào dẫn đến quả tổng báo gọi là dẫn nghiệp? Nghiệp nào dẫn đến quả riêng mà gọi là mãn nghiệp? Theo luận Tỳ-bà-sa 114n có ba thuyết:
5. Thân tâm thọ nghiệp: Tức nghiệp do thân tho, nghiệp do tâm thọ. Nghiệp do tâm thọ là nghiệp thọ quả báo (dị thục) tương ưng với đệ lục ý thức. Như thiện nghiệp ở từ trung gian định của Sắc giới đến cõi trời Hữu Ðảnh, nó chỉ chiêu cảm do tâm lãnh thọ. Nghiệp do thân thọ là nghiệp chiêu cảm dị thục do thân lãnh thọ, như ác nghiệp ở cõi Dục. 6. Ba nghiệp khúc trược uế: Tức do siểm khúc phát sinh ra nghiệp thân ngữ ý gọi là nghiệp; do sân phát sinh ba nghiệp gọi la uế nghiệp. Do tham phát sinh ra nghiệp thân ngữ ý gọi là trược nghiệp. 7. Hắc bạch nghiệp: Gồm hắc hắc nghiệp là nghiệp ác thọ quả báo ác ở cõi Dục; bạch bạch nghiệp là nghiệp lành thọ quả lành ở cõi Sắc; hắc bạch hắc bạch nghiệp là nghiệp lành dữ xen lộn nhau thọ quả báo khả ái phi khả ái xen lộn ở cõi Dục. 8. Tam mâu-ni nghiệp: Ba nghiệp mâu-ni và ba nghiệp thanh tịnh như biểu đồ:
Mâu-ni tiếng Phạn là Muni, tàu dịch là tịch mặc, có nghĩa là phiền não dứt sạch, vắng lặng. Hàng thánh giả vô học dứt sạch mọi phiền não, nên thân nghiệp được gọi là thân mâu-ni, ngữ nghiệp được gọi là ngữ mâu-ni, ý nghiệp được gọi là ý mâu-ni. Thân ngữ ý đều thành diệu hạnh, nên gọi là thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnh, ý thanh tịnh. Diệu hạnh thông cả hai loại thiện hữu lậu, thiện vô lậu, vì tạm thời và vĩnh viễn nó xa lìa mọi ác hạnh phiền não cấu uế. 9. Ba ác hạnh: Tức ba ác hạnh và ba diệu hạnh. Ba ác hạnh là hết thảy ba nghiệp ác của thân, ngữ, ý; ba diệu hạnh là hết thảy ba nghiệp lành của thân, ngữ, ý. Trong đó, ý ác hạnh và ý diệu hạnh không những nhiếp trọn ý nghiệp thiện ác mà ý ác hạnh còn nhiếp luôn cả tham, sân, tà kiến, ý diệu hạnh còn nhiếp luôn cả vô tham, vô sân, chánh kiến. Xem biểu đồ sau:
10. Mười nghiệp đạo: Có hai loại: mười ác nghiệp đạo và mười thiện nghiệp đạo:
Tất cả việc lành dữ phát động ở thân, ngữ, ý đều kinh qua ba giai đoạn gia hạnh, căn bản và hậu khởi (Kinh Ưu-bà-tắc Bồ-tát Giới, phẩm nghiệp nói là phương tiện trang nghiêm, căn bản, thành dĩ. Kinh Phạm võng Bồ-tát giới nói là sát nhân, sát duyên, sát pháp, sát nghiệp). Gia hạnh là tiền phương tiện; căn bản là ngay lúc sự việc hoàn thành; hậu khởi là những hành động kế tiếp sau đó như bắt thú, lột da, xẻ thịt... Trong ba phần gia hạnh, căn bản, hậu khởi đó, chỉ phần căn bản mới gọi nghiệp đạo. Luận Câu-xá 16 nói: "Về bất thiện, thân ác nghiệp đạo trừ một phần của thân ác hạnh không kể vào, đó là các thân nghiệp ác thuộc gia hạnh và hậu khởi, và các nghiệp như uống rượu, đánh, trói... vì những việc này không thô bạo rõ rệt bằng những thân ác hạnh làm kẻ khác mất mạng, mất của, mất vợ, mà như Phật dạy, đặc biệt phải xa lánh. Chỉ mấy việc ác chính làm kẻ khác mất mạng, mất của... mới gọi là nghiệp đạo. Ngữ ác nghiệp đạo không kể những ngữ ác hành thuộc gia hạnh, hậu khởi và khinh vi. Ý ác nghiệp đạo không kể những ý ác hạnh thuộc tư duy ác và lòng tham nhẹ... Về thiện, thân thiện nghiệp đạo trừ một phần của thân diệu hạnh không kể vào, đó là thân thiện nghiệp thuộc gia hạnh, hậu khởi và các việc khác như bố thí, cúng dường, lìa uống rượu... Ngữ thiện nghiệp đạo, trừ một phần của ngữ diệu hạnh như ái ngữ, thật ngữ... không kể vào. Ý thiện nghiệp đạo, trừ một phần của ý diệu hạnh như các tư duy thiện không kể vào. Hỏi: Vì sao chỉ căn cứ vào phần căn bản để lập nghiệp đạo? Ðạo là đường đi. Trong 10 ác nghiệp, tham, sân, tà kiến là đường đi của tư tâm sở. Ba nghiệp thân, bốn nghiệp ngữ tự nó là nghiệp và cũng là đường đi của tư nghiệp (ý nghiệp), nên gọi là nghiệp đạo, hoặc gọi đủ là nghiệp nghiệp đạo. Nghĩa của 10 thiện nghiệp đạo cũng chiếu theo đó để hiểu. Hỏi: Mười điều lành, mười điều ác làm sao trở thành nghiệp đạo? Trước nói mười điều ác trở thành nghiệp đạo:
Hỏi: Trên đã nói đến 10 nghiệp đạo ác, còn thành tựu 10 nghiệp đạo thiện như thế nào? Đáp: Ðây nói về người cần sách thọ giới Cụ túc. Khi lên giới đàn, lễ đại Tăng, phát lời thành thật thỉnh Thân giáo sư truyền giới, cho đến xong lần kiết-ma thứ ba, ngay ở sát-na này thành tựu 10 nghiệp đạo thiện. Hỏi: Dựa vào tâm nào để thành tựu mười nghiệp đạo thiện và ác ấy? Đáp: Gia hạnh của mười nghiệp đạo ác do ba căn bất thiện là tham, sân,si mà phát sinh. Nhưng rốt cuộc, chính thức thành nghiệp đạo thì là do tâm sân nhuế mà thành nghiệp đạo sát sanh; do tham dục mà thành nghiệp đạo trộm cắp, tà dâm; do cả tham, sân, si mà thành hư cuống ngữ, ly gián ngữ tạp uế ngữ; do sân nhuế mà thành thô ác ngữ, do tham phiền não mà thành nghiệp đạo tham; do sân phiền não mà thành nghiệp đạo sân; do si phiền não mà thành nghiệp đạo tà kiến. Còn mười nghiệp đạo thiện, luận Câu-xá 16 nói:" Các nghiệp đạo thiện vô luận là gia hạnh, căn bản, hay hậu khởi đều từ ba thiện căn vô tham, vô sân, vô si mà khởi phát, mà là thiện tâm tất nhiên tương ưng với ba thiện căn. 11. Ba tà hạnh: Tức tà ngữ (nói lời tà), tà nghiệp (hành động tà), tà mạng (nuôi sống tà). Tà ngữ là ngữ nghiệp do sân và si phát sinh. Tà nghiệp là thân nghiệp do sân và tham phát sinh. Tà mạng là thân ngữ nghiệp do tham và si phát sinh. Hỏi: Tại sao ngoài tà ngữ, tà nghiệp còn lập thêm tà mạng nữa? Đáp: Luận Bà sa 16 nói: "Như trong ngữ nghiệp tạo bất thiện nghiệp, nếu do lòng tham mà phát khởi thì gọi là tà ngữ, cũng gọi là tà mạng, vì trong đó gồm có mục đích nuôi sống nữa. Nếu do tâm sân si mà phát khởi, thì chỉ gọi là tà ngữ, chứ không gọi là tà mạng, bởi không vì mục đích nuôi sống. Và thân nghiệp đạo bất thiện cũng vậy, nếu do lòng tham phát khởi, thì gọi là tà nghiệp, cũng gọi là tà mạng; nhưng nếu do sân si mà phát khởi, chỉ gọi là tà nghiệp chứ không gọi là tà mạng". Lại hỏi: Nếu vậy thì sao Phật lại dạy riêng hai thứ chánh mạng và tà mạng? Vì tà mạng là cuống hoặc lòng người, vi tế khó nhận thấy, cũng khó trừ cho sạch được. Như thế, lối nuôi sống tà vạy là hành vi khó cấm chế, nên Phật nêu riêng ra để nhắc nhở cần phải cố gắng sống theo lối sống chánh mạng. Ngoài mười một loại nghiệp nói trên, Luận Câu-xá 17 còn đề cập đến hai thứ dẫn nghiệp và mãn nghiệp. Dẫn nghiệp là nghiệp dẫn đến quả báo chung (cựu dịch là tổng báo nghiệp),mãn nghiệp là nghiệp dẫn đến quả báo riêng (cựu dịch: biệt báo nghiệp).Ví như loài người tuy không đồng nhau về cơ thể, trai, gái, lớn, bé, mập, gầy, xấu, đẹp cao, lùn, mạnh, yếu; về trí tuệ sáng, tối, nhanh, chậm; về tính tình lành, dữ, nhiều tham, sân, si, mạn, ít tham, sân, si, mạn; cho đến sang, hèn, thọ, yểu; cuộc đời suông sẻ hay gặp khó khăn... nhưng vẫn đồng nhất dưới dạng con người chứ không phải trời, hay thú vật. Nguyên nhân đưa đến kết quả đồng nhất đó gọi là dẫn nghiệp. Còn mọi sự bất đồng về cơ thể, trí tuệ, tính tình giữa người này với người khác, gọi đó là biệt báo, và nguyên nhân đưa đến biệt báo ấy gọi là mãn nghiệp.Vậy, nhân nghiệp thiện hay nghiệp ác mà phải sanh đến cõi lành hay cõi dữ, đó là do dẫn nghiệp; tuy đồng sanh ra ở cõi lành hay cõi dữ, nhưng từ cơ thể đến tính tình không ai giống ai đó là do mãn nghiệp. Hỏi: Nhưng dẫn nghiệp ấy đều do nhiều nghiệp hợp lại hay chỉ do một nghiệp dẫn sanh đến cõi này hay cõi khác? Và chỉ dẫn sanh ra một đời hay nhiều đời? Đáp: Luận Câu-xá 17 giải thích:" Nhất nghiệp dẫn nhất sanh, đa nghiệp năng viên mãn". (do một nghiệp dẫn sanh một đời, do nhiều nghiệp làm cho trọn vẹn). Như người thợ vẽ phát họa hình dáng một đồ hình tổng quát, một con người hay một con trâu chẳng hạn, phát họa đó dụ cho dẫn nghiệp; lại từ trên đồ hình đó, tô vẽ thêm đủ các bộ phận, màu sắc đầy là dụ cho mãn nghiệp. Tóm lại, nghiệp có nhiều thứ, nhưng không ngoài ba thứ thân, ngữ, ý hoặc thiện, hoặc ác, hoặc trung dung, thuộc hữu lậu hay thuộc vô lậu. Nghiệp thiện hữu lậu, tánh nó ít nhiều mùi vị bất lương, vị ngã trong đó. Còn thiện vô lậu, trái lại, hoàn toàn thanh tịnh, thoát hẳn mùi vị bất lương, vị ngã. Ðó là diệu thiện. Nay đây, nói nguyên nhân của mê không những chỉ ba nghiệp ác, mà cũng gồm luôn cả ba nghiệp thiện hữu lậu, vì nó là nguyên nhân trực tiếp chiêu cảm quả báo tốt lành trong cõi người, cõi trời. Nhưng đồng thời nó cũng là trợ üduyên tiến lên thiện vô lậu, mở đường cho sự giác ngộ, nên không thể xem thường được. -ooOoo- PHỤ LỤC PHẨM NGHIỆP Theo Tân Thượng tọa bộ như ngài Phật Minh (Buddhaghosa), căn cứ trên ba điểm là thời gian, công dụng,và quả báo nặng nhẹ để phân loại các nghiệp như sau: 1. Căn cứ trên thời gian
2. Căn cứ trên công dụng: Tức về mặt hành tướng, chia nghiệp ra làm ba thứ:
3. Căn cứ trên quả báo nặng nhẹ: Chia ra bốn thứ:
Du-già tông còn căn cứ trên các điểm dị, đồng tự biến, cọng biến mà chia ra có cọng nghiệp và bất cọng nghiệp (biệt nghiệp). Như mọi người tương đồng tạo nghiệp đưa đến kết qủa hiện thành một thế giới, một xã hội tương đồng, hoặc như mười người chung sức dựng lên một ngôi nhà, đó là cọng báo do cọng nghiệp, tức do công sức đồng nhau của mọi người trong đó tạo ra. Ðó là cọng nghiệp. Tuy nhiên, trong cùng một thế giới, một xã hội, hay một ngôi nhà, nhưng mỗi người có mỗi cơ thể, mỗi thái độ tâm lý, tình cảm khác nhau, hoặc mỗi người làm mỗi nghề, tập mỗi việc khác nhau để đưa đến mỗi đời sống không giống nhau. Ðó gọi là bất cọng nghiệp và bất cọng báo (biệt nghiệp, biệt báo). Nhưng hai thứ cọng nghiệp và bất cọng nghiệp này cũng luôn gắn liền nhau nên lại diễn ra nghiệp cọng trung bất cọng như cùng ở chung trong một ngôi nhà, rủi bị bão, nhà bị sập, có người chết, có người gãy tay, có người u đầu... nhưng có người bình yên vô sự, kiểu như nói "đồng sàng dị mộng". Và nghiệp bất cọng trung cọng, như trong ngôi nhà đó có một người tập tánh uống rượu, nói khùng, gây gỗ, thậm chí châm lửa đốt nhà, và người đó bị chết thiêu, như vậy là nghiệp riêng người đó làm, người đó chịu, nhưng những người khác ở cùng nhà cũng phải chịu họa lây. Ðó là bất cọng trung cọng. -ooOoo- Ðầu trang | 01a | 01b | 02 | 03 | 04a | 04b | 05a | 05b | 06a | 06b | 07 | 08 | Mục lục |
Chân thành cám ơn Đại
đức Giác Đồng đã gửi tặng phiên bản vi tính
(Bình Anson, tháng 09-2001)
[Trở
về trang Thư Mục]
updated: 01-09-2001