Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp

The Five Aggregates:
Understanding Theravāda Psychology and Soteriology

Giáo sư Mathieu Boisvert
Như Nhiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương 4

Saññākkhandha

Như đã thấy trong chương trước, vedanā tuy cần thiết nhưng không là điều kiện đủ để tham ái (taṇhā) sanh khởi. Tham ái không những phụ thuộc vào sự hiện hữu của cảm giác, mà còn tùy thuộc vào sự có mặt của một loại saññā. Mục đích của chương này có hai phần: một là xác định ý nghĩa của sanññakkhandha, hai là chứng minh tập hợp này góp phần vào sự sanh khởi của tham ái trong khuôn khổ chuỗi sanh khởi do tùy thuộc.

Như vedanā, saññā thường được xác định theo sáu cửa giác quan (āyatana) qua một giác quan tương ứng thích hợp. Như vậy, saññā được chia thành (1) đối tượng hữu hình (rūpasaññā), (2) thanh (saddasaññā), (3) mùi (gandhasaññā), (4) vị (rasasaññā), (5) xúc  (phoṭṭhabbasaññā), (6) đối tượng nhận thức (dhammasaññā).[1] Hơn nữa, giống như vedanā, định nghĩa về saññā trong kinh tạng không giải thích nhiều gì về danh từ này bởi vì động từ (sañjānāti) dùng để định danh nó chỉ đề cập đến ngữ gốc của danh từ saññā phát xuất ra.[2] May thay, bộ Saṁyuttanikāya cung hiến cho ta thoang thoáng ý tưởng về nghĩa của chữ saññā: ‘Nó được gọi là ‘nhận biết’ vì nó ‘nhận ra’. Nó ‘nhận ra’ cái gì? Nó ‘nhận ra’ [theo nhãn quan] những thứ như mầu xanh, đỏ, trắng, vân vân. Bởi vì nó ‘nhận ra’ nên được gọi là ‘nhận biết.’ [3]

Những chữ như ‘biết’ và ‘thức’[4] hay ‘nhận biết’ và sự nhận biết’[5] thường được dùng để dịch chữ saññā. Tuy nhiên, sự phiên dịch của tôi bắt nguồn từ niềm tin rằng chữ ‘sự nhận biết’ hay ‘thức’ mang những ngụ ý có thể gây ngộ nhận về saññā. Mặt khác, chữ ‘nhận ra’ có khuynh hướng ngụ ý rằng chủ thể áp đặt một số lớp hạng lên sự ‘nhận biết’ để phân loại nó. Chữ ‘nhận ra’ hẳn nhiên không thể bị lầm gán là thuộc về ý niệm viññāṇa. Tham chiếu đến kinh Saṁyuttanikāya để làm thí dụ tán trợ cho quyết định này, tôi có thể nói rằng các chữ ‘nhận biết’ hay ‘biết về’ sẽ làm cho ta nghĩ rằng cái đặc tính xanh, vàng, đỏ của đối tượng tự nó thuộc về tự tánh của đối tượng, trong khi nếu nói ‘nhận ra’ ngụ ý rằng cái mầu ấy (vốn không hẳn là xanh, vàng hay đỏ nếu những mầu tinh tuyền ấy tự nó quả có thực) được phân loại bằng cách liên kết đến những cách đặt nhãn hiệu có từ trước. Thực ra, ngoài việc chỉ là một ý niệm ra, chữ mầu xanh không chỉ danh một cái gì cả và con người khác nhau tạo nên các ý niệm khác nhau để diễn tả cùng một nhận thức. Ví dụ, một người có thể gọi hai mầu xanh đậm nhạt khác nhau, trong khi người khác có thể gọi là xanh dương đậm hay mầu xanh biển. Cả hai cùng có cảm nghiệm rất tương tự như nhau, nhưng nhận biết của họ thì có khác. Cuộc đàm đạo ngày xưa giữa vua Milinda và Nāgasena về định nghĩa chiếc xe ngựa là thí dụ điển hình cho quan điểm này.[6] Milinda không thể định nghĩa chiếc xe ngựa mà không đề cập tới các phụ tùng của nó. Cỗ xe ngựa chỉ là một ý niệm căn bản, một ý niệm hóa tâm thức được saññā dùng để sắp xếp, phân loại các kinh nghiệm cảm nhận được do tiếp xúc với đối tượng bên ngoài mà ta thường gọi đó là chiếc xe ngựa. Khả năng nhận biết này đưa đến việc thành lập ý niệm, thường được diễn tả bằng tiếng Pāli là paññattī.[7] Bộ kinh Aṅguttaranikāya tán thành tỉ dụ ấy bằng cách giải thích thêm về kết quả của saññā, nói rằng ‘saññā luôn luôn tạo ra ý niệm [vohāra, nói theo thế gian]: bất cứ cái gì được ý niệm hóa đều đã được saññā hóa trước đó.[8] Câu này giống với câu tiếng Sanskrit về saññā (saṁjñā) thường có nghĩa là ‘đặt tên’, ‘danh từ chuyên môn’ hay ‘ý niệm’.[9]

Quyển Vibhaṅga chia saññā thành ba loại: thiện (kusala), bất thiện (akusala) và trung tính (avyākata).[10] Cả kinh điển lẫn sách chú giải đều không giải thích nhiều gì về sự phân loại này. Tuy nhiên, trước khi lập mối tương quan giữa saññā và paṭiccasamuppāda, tôi sẽ làm sáng tỏ kinh sách muốn nói saññā thiện và bất thiện có nghĩa gì.

Saññā bất thiện

Giống như vedanā, saññā có thể bị coi là chướng ngại cho sự tăng tiến tâm linh. Trong khi Vibhaṅga không tỏ rõ cái gì tạo thành saññā thiện và bất thiện, bộ kinh Suttanipāta nói rằng ‘với một người không có đến một chút saññā nào về cái được nhìn thấy, nghe hay nói tới; làm sao ai trên thế gian này có thể nghi hoặc về vị brāhmaṇa - đó là người không có đến một chút saññā - người không ôm giữ lấy một quan điểm sai lạc (diṭṭhi) nào?[11] Đoạn này trước hết ngụ ý rằng, brāhmaṇa[12] thực sự là người hoàn toàn thoát khỏi sự kiểm soát của saññā, và thứ đến là, saññā có liên kết đến việc phát sanh ra quan điểm sai lạc - những quan điểm này khởi lên từ vô minh (avijjā)[13] và vì thế dính đến tham ái và dẫn đưa đến tương lai bất thiện.[14] Bằng cách giải thoát mình khỏi sự kiềm tỏa của saññā, những vị brāhmaṇa này đã tự động diệt trừ tiềm năng sanh khởi của các quan điểm mới và của tham ái mới. Bộ kinh Suttanipāta cũng nói rằng ‘sự diệt trừ khổ đau là kết quả của sự diệt trừ saññā’.[15] Nhận định này dựa trên sự kiện là saññā bị coi là nguyên nhân của vọng tưởng[16] (papañca), vốn ngăn cản sự tiến bộ tâm linh.[17]

Việc xét vắn tắt chữ papañca sẽ giúp ta hiểu kỹ lưỡng hơn khía cạnh tiêu cực của saññā. Chữ papañca tự nó không rõ ràng lắm vì chữ này được dùng khác nhau trong kinh văn, tạng luận và chú giải. Trong kinh văn, chữ vọng tưởng hình như dùng thay cho chữ quan điểm sai lạc (diṭṭhi). Ví dụ, tập Suttanipāta nói rõ rằng nền tảng của vọng tưởng nằm ở niềm tin cho rằng ‘tôi là người suy tưởng.’[18] Bộ Saṁyuttanikāya còn đi sâu hơn nữa bằng cách nói rằng hầu hết con người nhìn hiện thực bằng vọng tưởng, nhưng nếu ai đã từ bỏ chuyện thế tục (gehasitā) vốn là sản phẩm của tâm trí thì người ấy sẽ tiến đến chỗ xả bỏ (nekkhammasitā).[19] Quyển Sāratthappakāsini giải thích mơ hồ chữ papañcasaññā, như đã được dùng trong đoạn này là ý niệm về vọng tưởng do saññā bất thiện[20] tạo nên. Điều này đưa ta đến sự cắt nghĩa thu hẹp hơn danh từ này, chỗ nào chữ papañca được dùng đến không ít thì nhiều đồng nghĩa với thèm muốn, quan điểm sai lạc và ngã mạn.[21]

Tự điển của Pāli Text Society dịch danh từ kép papañcasaññā là idée fixe (vọng tưởng), lời dịch đưa ra ý nghĩa rất thích hợp về danh từ này vì quyển Papañcasūdanī giải thích danh từ này là ‘khả năng nhận biết kết hợp với vọng tưởng có liên hệ đến quan điểm sai lạc và tham ái.[22] Tuy nhiên, Majjhimanikāya làm sáng tỏ ý nghĩa về vọng tưởng khi danh từ này được dùng là một phần của chuỗi nhân quả phản ảnh tiến trình tâm lý:

Nhận thức từ mắt (nhãn thức) khởi lên vì những vật hữu hình và vì con mắt, sự gặp gỡ của cả ba là xúc chạm (phassa). Vì có xúc chạm nên có cảm giác (vedanā). Cái gì người ta cảm nhận được (là cảm giác), người ta nhận biết (sañjānāti, bắt nguồn từ chữ saññā). Cái gì người ta nhận biết được, người ta ‘suy nghĩ đến’ nó (vitakka).[23] Cái gì người ta ‘suy nghĩ đến’, người ta bị ám ảnh. Cái ám ảnh con người là nguyên nhân của một số vọng tưởng khiến người ta nhất định phải liên tưởng đến các vật hữu hình quá khứ, hiện tại, tương lai do mắt nhận biết được.[24]

Cứ theo đoạn này và những thí dụ khác, sự xúc chạm là yếu tố cần thiết cho sự sanh khởi của cảm giác, và từ đó cảm giác cần để nhận biết khởi lên. Tuy nhiên, sự nhận biết tạo thêm điều kiện ắt có cho sự xuất hiện của ‘suy nghĩ đến’ và các vọng tưởng. Đoạn này chứng tỏ rằng saññākkhandha chắc chắn theo sau vedanākkhandha và xảy ra trước một số vọng tưởng.

Khái niệm về vọng tưởng cũng liên hệ gần gũi với tham ái. Một trong các câu kệ trong Theragathā nói: ‘người chuyên tâm theo dõi vọng tưởng ám ảnh [của mình] cũng giống như con nai thích sự ám ảnh, không chứng được nibbāna, vốn an tịnh không ràng buộc và vô thượng.’[25] Đoạn kệ biểu trưng này không chỉ thẳng sự liên hệ giữa vọng tưởng với tham ái. Tuy nhiên, E. R. Sarathchandhra nới rộng hình ảnh này để đưa ra kết luận sau: người để cho vọng tưởng khống chế được ví như con nai theo cái bóng nghĩ rằng đó là hồ nước; con nai ấy khát nước và tin rằng hình ảnh ấy (papañca) sẽ giải cơn khát của nó, như người tìm kiếm hạnh phúc tin rằng khoái lạc giác quan sẽ thoả mãn ao ước của họ.[26] Cho dù vọng tưởng không thể trực tiếp liên hệ hỗ tương đến tham ái, nó có thể liên kết với sự sanh khởi của tham ái bởi vì, như kinh Sakkapañhasutta có nói, đố kỵ (issā) và lòng tham quá độ (macchariya) cũng như thèm muốn (chanda)[27] đều bắt nguồn từ papañcasaññā.[28] Vì thế, hình như cả saññā và nói cho chính xác hơn, papañcasaññā là điều kiện cần cho sự sanh khởi của tham ái - một khoen theo sau vedanā trong paṭiccasamuppāda.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng vọng tưởng và papañcasaññā không phải là những thành phần của saññākkhandha. Như ta đã thấy, saññā-kkhandha được coi là nguyên nhân (hay là một trong những nguyên nhân) của vọng tưởng,[29] nhưng cả vọng tưởng và papañcasaññā không phải là một phần của saññākkhandha. Hơn nữa, chuỗi duyên hệ mà Majjhimanikāya đề cập ở trên ngụ ý rằng saññā là điều kiện cần thiết cho sự suy nghĩ về (vitakka: hướng tâm về đối tượng) vốn theo đó chịu trách nhiệm cho vọng tưởng. Điều đáng ghi chú ở đây cũng chính chuỗi duyên hệ ấy ngầm tạo nên sự khác biệt giữa saññā-kkhandha và saṅkharākkhandha bởi vì, như ta thấy sau này, vitakka là một trong những thành phần của saṅkharākkhandha và nếu vọng tưởng, vốn đi sau vitakka, thuộc về saññākkhandha[30] thì sẽ phi lý.

Theo quyển thứ sáu trong tạng Abhidhamma, cần phân biệt saññā-kkhandha với diṭṭhisaññā (nhận thức có từ quan điểm hay tưởng kiến). Chỉ có quyển Yamaka đề cập đến sự khác biệt tinh tế về nghĩa này, trong khi các quyển khác như Dhammasaṅgaṇi[31] ngụ ý rằng khả năng nhận biết, cái đã được nhận biết và trạng thái nhận biết mọi sự đều thuộc saññākkhandha. Quyển Dhammasaṅgaṇi ấy hình như không thừa nhận sự khác biệt giữa các saññā như quyển Yamaka đã làm. Điều mâu thuẫn này hình như do hiểu lầm về ý nghĩa ngữ học của chữ diṭṭhisaññā. Pāli Text Society dịch chữ diṭṭhi là ‘quan điểm, chủ trương, sự tin tưởng, giáo điều’ và nhấn mạnh rằng trừ phi có tĩnh từ sammā đứng trước, chữ diṭṭhi này thường mang ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên theo tôi biết, danh từ kép diṭṭhisaññā hầu như không bao giờ được dùng trong kinh văn và hình như chỉ có trong Yamaka.[32] Sách chú giải về Yamaka giải thích chữ này bằng cách coi nó tương đương với khái niệm papañcasaññā,[33] mà ta đã thấy, có liên hệ mật thiết với tham ái.

Khác biệt đầu tiên giữa saññākkhandha với diṭṭhisaññā - mà quyển Pañcappakaraṇatthakathā coi như là papañcasaññā - chỉ cho thấy là trong saññākkhandha không có vọng tưởng và tham ái không phát sanh từ saññākkhandha. Thực ra, vọng tưởng - cũng như diṭṭhisaññā - thuộc về saṅkhārakkhandha chứ không thuộc saññākkhandha vì như Nettipakaraṇa đã nói ‘vọng tưởng là tham ái, là quan kiến, là ngạo mạn và là bất cứ saṅkhāra nào do chúng khơi động lên’.[34] Cũng quyển này sau đó tán đồng câu này bằng cách nói thêm ‘dù là vọng tưởng nào chăng nữa, là saṅkhāra nào chăng nữa, là các hoan hỉ trong quá khứ, tương lai và hiện tại nào chăng nữa, tất cả thẩy đều như nhau.’[35] Bộ Yamaka không xếp loại diṭṭhisaññā (và vọng tưởng) là saññākkhandha vì nó thuộc về saṅkhārakkhandha. Như đã chú thích từ trước, saññā thường được coi là nguyên nhân của vọng tưởng. Saññākkhandha là môi trường cho vọng tưởng phát triển (cũng như cho quan điểm sai lạc, diṭṭhi). Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng vọng tưởng tự nó không thuộc về saññākkhandha bởi vì tập hợp này chỉ có nhiệm vụ kích gợi sự sanh khởi của vọng tưởng vốn góp phần tạo nên saṅkhārakkhandha này.

Saññā thiện

Không phải lúc nào saññā cũng bị coi là chướng ngại cho giải thoát. Chẳng hạn, bộ Aṅguttaranikāya, cho ta một ví dụ về giá trị tích cực của saññā. Có lần, đệ tử thân cận nhất của đức Phật là Ānanda, đến báo cho Ngài biết là tỳ kheo Girimānanda bị bệnh nặng. Đức Phật bảo Ānanda đến thăm Girimānanda và đọc ‘10 saññā’ đến người bịnh ấy; chỉ nhờ sự đọc tụng này Ngài nói ‘có lý do để tin rằng bịnh tình sẽ được thuyên giảm <ngay lập tức>.[36] Mười saññā ấy là: (1) nhận thức về vô thường (aniccasaññā), (2) nhận thức về tính vô ngã (anattasaññā), (3) nhận thức về sự bất lạc (asubhasaññā), (4) nhận thức về sự nguy hại (ādīnavasaññā), (5) nhận thức về sự từ bỏ (pahanasaññā), (6) nhận thức về hết ham muốn (virāgasaññā), (7) nhận thức về sự diệt tận (nirodhasaññā), (8) nhận thức về sự nhàm chán tất cả thế gian này (sabbaloke anabhiratasaññā), (9) nhận thức về sự vô thường của tất cả những gì do điều kiện tạo thành (sabbe saṅkhāresu aniccasaññā), và (10) nhận thức rõ rệt về hơi thở (ānapanasati).

Ta có thể tự hỏi tại sao đức Phật nghĩ là Ngài ‘có lý do để tin rằng chỉ nhờ sự đọc tụng này bịnh tình của Girimānanda sẽ được thuyên giảm’. Phẩm Asibhandhakaputta[37] chỉ rõ rằng Ngài không tin vào quyền lực của ngôn từ có thể thay đổi được định mệnh con người; nên với ngài câu nói ấy hình như không được thuần nhất. Tuy nhiên, có thể Ngài chỉ muốn nói rằng nghe 10 saññā này sẽ khuyến khích Girimānanda tu tập phát triển các nhận thức ấy - nhờ thế, nếu tự nó không phải là cách chữa trị bịnh tình, thì sẽ làm thuyên giảm khổ đau tạo ra từ cơn bệnh đó.

Có hai loại vedanā - āmisā và nirāmisā - giống như thế, ta cũng thấy có hai loại saññā: loại đưa đến khổ đau[38] vì chúng tạo ra vọng tưởng, và loại cải thiện tương lai con người nhờ đối diện với thực tại qua ba đặc tính của kiếp sống: (anicca, anatta, dukkha)[39] và phối hợp với bẩy khía cạnh khác tạo thành mười saññā đã được kể ra trong kinh Girimānanda. Đây không phải là kinh duy nhất đề cập tới khía cạnh thiện của saññā. Ví dụ, trong bộ Dīghanikāya, các saññā thiện này được phân loại dưới bộ bẩy và làm tâm hồn phong phú;[40] trong Aṅguttaranikāya được phân loại thành bộ sáu, các saññā thiện này được coi là các yếu tố tạo thành trí tuệ vijjā,[41] trong Dīghanikāya, các saññā thiện này được phân loại dưới bộ năm và được coi là đưa đến chín mùi giải thoát,[42] và cuối cùng, trong Aṅguttaranikāya,[43] các saññā thiện này được coi là ‘tạo nhiều kết quả, hòa nhập vào và đưa đến cõi bất tử (nibbāna)’.

Theo tôi biết, toàn tạng Pāli cùng với các bộ chú giải tán thành quan điểm cho rằng saññā có thể là thiện khi chúng được điều chỉnh cho hợp với nhận thức về các yếu tố cốt tủy cần thiết cho giải thoát. Điều quan trọng cần ghi chú ở đây là ba yếu tố chính, rõ ràng hay ngụ ý, được hợp nhất trong tất cả các danh mục này: nhận thức về vô thường (anicca), nhận thức về khổ đau (dukkha), nhận thức về vô ngã (anatta). Như đã chỉ ở trên, ba yếu tố chính này tạo thành nền tảng cho trí tuệ. Để đạt mục tiêu này, dù mục tiêu ấy là nibbāna còn hay không còn tàn dư, hay mục tiêu ấy là saññāvedayitanirodha, điều tuyệt đối cần thiết cho người hành thiền ở đây là tập phát triển tuệ bằng vipassanā (tuệ quán thực tánh) vốn sẽ được nhận thức về vô thường, khổ não và vô ngã tuần tự trau giồi. Như Buddhaghosa đã nói trong Visuddhimagga, có 18 loại vipassanā[44] chính và trong số này có sáu đã được liệt kê là saññā thiện như đã thấy ở trên: vô thường, vô ngã, khổ não, ly dục, đoạn diệt, và nguy hại (ādinava). Sự trau giồi các saññā thiện này chẳng những không làm tham ái sanh khởi nữa, mà còn giúp tu tập trí tuệ qua đó người ta có thể cắt đứt được chu kỳ sanh tử và chuỗi phát sanh do tùy thuộc.

Saññā thiện và saññākkhandha

Tới đây ta có thể tự hỏi là sañnā thiện này có thuộc về saññā-kkhandha hay không. Trong Visuddhimagga, Buddhaghosa đã lý luận rằng, là một trong những tập hợp, nhiệm vụ của sañnā là nhận biết ‘mầu xanh’, ‘mầu vàng’... của đối tượng. Theo quyển này, saññā-kkhandha không thể thấm nhập vào đặc tính của kiếp sống: qua khả năng nhận biết, người ta không thể nắm lấy được đặc tính vô thường, khổ não và vô ngã ở mức độ sâu thẳm nhất.[45] Tiếp đến, bằng tỷ dụ, Buddhaghosa nêu lên sự khác biệt căn bản giữa saññākkhandha và trí tuệ (paññā). Trong khi saññākkhandha chỉ nhận ra được dáng vẻ bên ngoài của đối tượng, paññā phân tích và hiểu biết từng đối tượng đúng như nó đang là, theo quan điểm Phật học, đó là: vô thường, khổ não và vô ngã. Theo Visuddhimagga, saññākkhandha tự nó không thể hiểu biết được ba đặc tính này của kiếp sống. Nhưng, sự bàn luận về saññā thiện chỉ rõ rằng có thể có nhận thức về vô thường (anicca-saññā), nhận thức về khổ não (dukkhasaññā) và nhận thức về vô ngã (anatta saññā). Trong Sumaṅgalavilāsinī[46] (chú giải của Kinh Trường Bộ) có nêu ra năm saññā đưa đến giải thoát.[47] Điều đáng chú ý là ba trong năm saññā này là đặc tính của kiếp sống.[48] Quyển Sumaṅgala-vilāsinī này không những muốn nói đối tượng của saññā có thể là ba đặc tính này của kiếp sống, mà còn ngụ ý rằng chính những nhận biết này có thể đưa tới giải thoát nhờ phát triển trí tuệ.

Như đã nêu, quyển Visuddhimagga cho rằng nhiệm vụ đầu tiên của saññākkhandha là giải thích lấy nimitta[49] làm phương tiện. Trong đoạn này, chữ nimitta đề cập tới dáng vẻ bên ngoài của đối tượng và loại bỏ những yếu tính tinh tế tạo nên nét đặc thù của mỗi hiện tượng trong cuộc sống. Ví dụ, một loại giải thoát được diễn tả là không còn dấu hiệu [vô tướng (animitta)] được giải thích trong Aṭṭhasālinī là kết quả nhờ quán tưởng đến ba phần.[50] Bằng cách quán ba đặc tính của kiếp sống, người ta chứng quả giải thoát được biết tới là ‘không còn dấu hiệu’. Trong đoạn kinh này, các dấu hiệu ấy là niềm tin về sự trường tồn, hạnh phúc và bản ngã vốn chỉ là hình ảnh ngoại hiện không phản ảnh thực tại đúng với thực tánh của nó - như mang đặc tính vô thường, khổ não và vô ngã. Trong khi saññākkhandha tự nó bận tâm đến việc nhận biết dáng vẻ bên ngoài, đến các dấu hiệu, saññā thiện hiểu biết được cái ‘không còn dấu hiệu’. Do vậy, vì saññā thiện không hiểu được các dấu hiệu, chúng không thể được phân loại là các yếu tố của saññākkhandha, vì tập hợp này chỉ biết đến dáng vẻ bên ngoài.

Mối tương quan giữa Saññā và Paṭiccasamuppāda

Theo paṭiccasamuppāda, vedanā là điều kiện cần thiết cho khoen kế tiếp sanh khởi: tham ái. Tuy nhiên, trong chương về vedanā ta đã thấy rằng không phải tất cả các cảm giác đều phát sanh ra tham ái.[51] Tùy vào phản ứng lại cảm giác, tham ái sẽ sanh khởi hay không sanh khởi. Thoạt tiên, saññā chịu trách nhiệm cho cách người ta đối phó với cảm giác.

Bãt cứ khi nào cái gì cảm giác được, cái đó cũng được nhận biết đến.[52] Saññā luôn luôn đi kèm và tiếp nối vedanā,[53] nhưng còn tùy vào chủ hướng riêng của saññā, người ta có thể phát sanh ra tham ái hay bắt đầu trau giồi trí tuệ. Saññākkhandha nằm giữa hai khoen của paṭiccasamuppāda: vedanā và taṇhā. Ta vừa mới thấy rằng nó theo sau vedanākkhandha, và chuỗi duyên hệ ở đoạn thứ 4, Ch. 4 - Saññā Bất Thiện - ngụ ý rằng hai khoen tiếp theo của paṭiccasamuppāda cũng thuộc saṅkhārakkhandha. Chuỗi duyên hệ đó đặt saññā giữa vedanā và vitakka (nghĩ về). Bởi vì vitakka thuộc saṅkhārakkhandha, hiển nhiên là vị trí của saññākkhandha nằm ở giữa vedanākkhandha và saṅkhārakkhandha.

Saññā chế đặt các hạng loại lên trên cảm giác của ta và phân loại chúng. Các kinh văn thường cho tỉ dụ một cảm giác nào đó được cắt nghĩa là ‘mầu xanh’ hay ‘mầu vàng’.[54] Nhưng sự xếp hạng này còn đi sâu hơn nữa bằng cách chia các cảm giác này thành ‘đáng được khao khát’, ‘đáng bị ghét bỏ’. Tuy nhiên, nếu sự nhận biết cắt nghĩa rằng cảm giác ấy là một trong những saññā tích cực, thì không có tham ái hay sân hận nào sanh khởi lên, vì sự nhận biết đó tự nó sẽ báo cho biết là cảm giác này không đáng để ‘được khao khát’ vì nó không bền, khổ não và không có tự ngã. Nhưng, nếu nhận biết vốn đưa đến vọng tưởng (tương tự như quan điểm sai lạc, diṭṭhi) giải thích cảm giác ấy, với ảo tưởng là cảm giác này lâu dài, là nguồn cội của khoái lạc hay liên kết với một bản ngã, thì người ta sẽ chịu khổ đau. Theo nhà Phật, chính các quan điểm ấy chịu trách nhiệm cho nhận định sai lạc về thực tại và trói buộc vào saṁsāra, bởi vì các quan điểm ấy là lý do cho tham ái tăng trưởng.

Như Buddhaghosa đã nói trong Visuddhimagga, saññākkhandha (cần phải liên kết với vọng tưởng) nhờ nhận hiểu được các dấu hiệu bên ngoài, có nhiệm vụ giải thích như người mù mô tả voi.[55] Sự so sánh với người mù có lẽ để chỉ đến một câu chuyện trong Udāna[56] kể chuyện những người mù từ lúc lọt lòng được yêu cầu mô tả voi bằng cách chỉ sờ một phần cơ thể của con vật này.[57] Những người mù ấy đúng một phần nào, nhưng vì sự giải thích của họ dựa trên kinh nghiệm bị giới hạn, những người mù ấy không thể nhận biết được sự thực toàn diện và thực tại đúng như thật (yathābhūtañāṇadassana).[58] Tuy nhiên, nếu saññā bất thiện được thay bằng một trong những saññā thiện, tham ái sẽ không được sanh ra, sự hiểu biết đúng đắn về thực tại sẽ khởi lên và tuệ giác sẽ được phát triển.

Trong chương này, ta đã thấy nhiệm vụ chính của saññākkhandha là nhận ra và cắt nghĩa cảm giác theo loại do nó áp đặt lên. Tôi đã phân biệt hai loại saññā. Loại saññā thiện, nói tóm, là những nhận biết về ba đặc tính của kiếp sống. Chúng không thuộc về saññākkhandha. Mặt khác, các saññā bất thiện, chỉ thuần là những sự cắt nghĩa về thực tại không đưa đến tuệ giác và đem lại vọng tưởng. Tựu trung, saññākkhandha do những saññā bất thiện này tạo thành. Trừ phi saññā của người được saññā thiện coi quản, chả ngạc nhiên gì, người ấy sẽ phát sanh ra tham ái, sân hận, bám níu và trở thành, tất cả những thứ này đều nằm trong tập hợp kế tiếp: saṅkhāra.

-----*-----


[1] A. iii, 413.

[2] Sañjānātisañjānātīti kho avuso, tasmā saññā vuccati (M. i, 293).

[3] Kiñca bhikkhave saññaṁ vadetha? Sañjānātīti kho bhikkhave tasmā saññā ti vuccati. Kiñ casañjānāti? Nīlam pi sañjānāti pītakam pi sañjānāti lohitakam pi sañjānāti odātam pi sañjānāti. Sañjānātīti kho bhikkhave tasmā saññā vuccati (S. iii, 87).

[4] F. L. Woodward đã dịch hai chữ này trong The Book of Kindred Sayings (London: PṬṢ., 1917-22), 3:73.

[5] I. B. Horner đã dùng hai chữ này trong The Collection of the Middle Length Sayings, 1: 352.

[6] Mil. 27ff. Thí dụ này đã được Ni Sư Vajirā dùng đến trong khi thảo luận với Māra. Nayidha sattūpalabbhati. Yathā hi aṅgasambhārā. Hot saddo ratho iti. Evaṁ khandhesu santesu. Hoti satti sammutti (S. i. 135).

[7] Để biết thêm về paññattī, xin tham khảo ‘The Concept of a Concept’, bài của A. K. Warder trong Journal of Indian Philosophy (1971), đặc biệt trang 189.

[8] Katamo ca bhikkhave saññānaṁ vipāko? Vohāravepakkāham bhikkhave saññā vadāmi; yathā yathā naṁ sañjānāti, tathā tathā voharati’evaṁ saññī ahosin ti (A. iii, 413-14)

[9] Vasubandhu nói rằng người ta nhận biết về mầu xanh (nīlaṁ vijānāti), nhưng người ta gán ý niệm mầu xanh ấy cho sự nhận biết (nīlam iti saṁ-jānāti). ‘La notion (saṁjñā) consiste dans la préhension des caractères’ (La Vallée Poussin, Abhidharmakośa, 1:28).

[10] Tividhena saññākkhandho: atthi kusalo, atthi akusalo, atthi avyākato (Vbh. 28)

[11] Tassīdha diṭṭhe va sute mute vā pakappitā n’atthi aṇū pi saññā: taṁ brāhmaṇaṁ diṭṭhimanādiyānaṁ denīdha lokasmiṁ vikappayeyya  (Sn. 802).

[12] Theo danh từ Phật học, chữ brāhmaṇa không bị giới hạn trong các thành phần giai cấp xã hội. Thay vào đó, kinh tạng xác định rằng vị brāhmaṇa thực thụ là vị đã củng cố sâu chắc trong giới (sīla), định (samādhi) và tuệ (paññā). Đọc Kūṭadantasutta (D. i, 127-49). Trong Phật Giáo, chữ brāhmaṇa đồng nghĩa với Arahant.

[13] S. i, 145; ii, 153.

[14] A. i, 22-23.

[15] ... saññāya uparodhanā evaṁ dukkhakkhayo hoti (Sn. 732).

[16] Saññānidānā hi papañcasaṅkhā (Sn. 874). Quyển Niddesa coi papañcā và papañcasaṅkhā như nhau. Papañcā yeva papañcasaṅkhā (Nid. i, 280; 344). Nghĩa đen thuật ngữ papañcā là sự ‘miên man suy tưởng’, ‘huê dạng’ và có thể đề cập tới tư tưởng miên man cai quản hành vi của ta mà không hề hay biết. Đây là lý do tại sao tôi dịch danh từ ấy là ‘ám ảnh’. Tuy nhiên, như Richard Hayes đã ghi nhận rằng, ‘danh từ ‘prapañca’ khi được dùng trong tác phẩm Phật học thực ra không mang ngụ ý rõ rệt nào cả. [Danh từ ‘prapañca’ và ‘dṛṣṭi’] có thể được coi như là chữ biến nghĩa (chữ có nghĩa thay đổi) có khả năng tạo ra nghĩa chính xác nào đó tùy theo người học Phật dùng. Dù biến nghĩa, các chữ ấy có đặc tính không thay đổi được dùng để chỉ cho thấy sự sử dụng sai lạc của tâm. Nên, bất cứ khi nào gặp những chữ này trong kinh điển, điều ta cần biết chắc rằng các chữ ấy chỉ muốn nói đến thói quen trong tâm thức cần phải từ bỏ nếu chúng ta muốn chứng được thành quả tốt đẹp nhất’. (Dignana on the Intrepretation of Signs [London: Kluwer Academic Publishers, 1988] trang 68, ghi chú 35). Để có sự phân tích tỉ mỉ về thuật ngữ này, người đọc nên tham khảo cuốn Concept and Reality in Early Buddhist Thought (Kandy: BPS, 1986) của Bhikkhu Ñāṇananda, một tác phẩm chỉ dành để nghiên cứu về papañca.

[17] M. i, 65; S. i, 100; iv. 52, 71; A. ii, 161; iii, 393, vân vân.

[18] Mantā ‘ham asmi (Sn. 916).

[19] Phỏng dịch từ câu kệ sau: papañcasaññā itarītarā narā, papañcayantā upayanti saññino, manomayam gehasitañca sabbaṁ, panujja nekkhamma-sitam irīyati (S. iv, 71).

[20] Kilesasaññāya papañcasaññā nāma hutvā (SA. ii, 382). Điều đáng chú ý là chữ kisela thường được liên kết với những đam mê ái dục làm nhiễm lậu tâm thức. Đọc Nyānātiloka, Buddhist Dictionary, trang 80.

[21] Taṇhādiṭṭhimānappabhedaṁ papañcaṁ (SnA. ii, 431). Tương tự như ở Nid. i, 280; 344-45 và Net. 37.

[22] Papañcasaññā ti taṇhādiṭṭhipapañcasampayuttā saññā (MA. ii, 75).

[23] Về chữ vitakka, đọc D. ii, 277. Trong bản dịch Dīghanikāya, Maurice Walshe tán thành lời dịch chữ này là ‘suy tưởng’. Xem Walshe, Thus Have I Heard (London: Wisdom Publishcations, 1987), trang 587, chú thích số 611.

[24] Cakkhuṇ c’āvuso paṭicca rūpa ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ tiṇṇaṁ saṅ-gati phasso, phassapaccayā vedanā, yaṁ vedeti taṁ sañjānāti, yaṁ sañjānāti taṁ vitakketi, yaṁ vitakketi taṁ papañceti, yaṁ papañceti tatao nidānaṁ purisaṁ papañcasaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu cakkhu-viṇṇeyyesu rūpesu (M. i, 111-12). Những câu tương tự tìm thấy ở M. i, 259; S. iv, 67 vân vân.

[25] Yo papañcam anuyutto papañcābhirato mago, cirādhāyī so nibbānaṁ yogakkhemaṁ anuttaraṁ (Th. i, v. 989).

[26] E. R. Sarathchandra, Buddhist Theory of Perception (Colombo: Ceylon University Press, 1958), trang 10.

[27] Trong chú giải, chanda tương đương với thèm muốn, khao khát (taṇhā).

[28] D. ii, 277-78.

[29] Sn. 874.

[30] Thực ra, nếu ta chấp nhận giả thuyết trong sutta đề cập ở trang 99 rằng papañca đồng nghĩa với diṭṭhi, papañca tự động được phân loại dưới nhóm saṅkhārakkhandha, vì diṭṭhi được coi là một trong 50 tâm phụ tùy thuộc saṅkhārakkhandha (xem trang 129-30).

[31] Kamato tasmiṁ samye saññākkhandho hoti? Yā tasmiṁ samaye saññā sañjānā sañjānitattaṁ - ayaṁ tasmiṁ samaye saññākkhandho hoti (Dhs. 17).

[32] Trong Mahāniddesa của bộ Khuddakanikāya, danh từ này được dùng một lần và được coi như tương đương với quan điểm sai lạc. (Nid. 93).

[33] Saññāyamake tāva diṭṭhisaññā ti papañcasaññā ti ādīsu āgatā diṭṭhisaññā (C. A. F. Rhys Davids, ed., Pañcappakaraṇatthakathā, Journal of the P. T. S. 6 (1910-12): 59.

[34] Papañcā nāma taṇhādiṭṭhimānā tadabhisaṅkhātā ca saṅkhārā (Net. 37).

[35] Yo cāpi papañco, ye ca saṅkhārā yā ca atītāgatapaccuppannassa abhi-nandana, idaṁ ekattaṁ (Net. 38).

[36] Sace kho tvaṁ Ānanda Girimānandassa bhikkhuno upasaṅkamitvā dasa saññā bhāseyyāsi, thānaṁ kho pan’ etaṁ vijjati yaṁ Girimānandassa bhik-khuno dasaññā sutvā so ābhādo ṭhānaso paṭipassambheyya (A. v, 108). <chữ ṭhānaso: ngay lập tức, có lẽ Boisvert bỏ quên chữ này. Muốn biết thêm cách dùng chữ này, xin đọc Phẩm Mây Mưa, Kindred Saying v, 50>.

[37] S. iv, 310.

[38] Như đã đề cập ở Sn. 732; 802.

[39] Vì ám chỉ tới asubha và ādīna, nên dukkha được gián tiếp ngụ ý ở đây.

[40] Yāvakīvañ ca bhikkhave bhikkhū anicca-saññaṁ bhāvessanti, anatta-saññaṁ bhāvessanti, asubha-saññaṁ bhāvessanti, ādīnava-saññaṁ bhāves-santi, pahāna-saññaṁ bhāvessanti, virāga-saññaṁ bhāvessanti, nirodha-saññaṁ bhāvessanti, vuddhi yeva bhikkhave bhikkhūnaṁ pāṭikaṅkhā no parihāni (D. ii, 79). Bảy sự nhận biết trong đoạn văn này là nhận biết về vô thường, vô ngã, bất tịnh, nguy hiểm, dứt bỏ, ly tham, đoạn diệt. Rõ ràng là sự phú thịnh trong đoạn này mang ý nghĩa ‘tâm linh’ vì đức Phật đang thuyết giảng cho các tỳ kheo.

[41] Cha yime bhikkhave dhammā vijjābhāgiyā. Katame cha? Aniccasaññā, anicce dukkhasaññā, dukkhe anattasaññā, pahānasaññā, virāgasaññā, nirod-hasaññā (A. iii, 334). Sáu nhận biết này là: nhận biết về vô thường, về khổ đau trong vô thường, về vô ngã trong khổ đau, về từ bỏ, về ly tham, về đoạn diệt.

[42] Pañca vimutti-paripācaniyā saññā. Aniccasaññā, anicce dukkhasaññā, dukkhe anattasaññā, pahānasaññā, virāgasaññā, nirodhasaññā. Đây là nhận biết về vô thường, về khổ đau trong vô thường, về vô ngã trong khổ đau, về từ bỏ, về ly tham. (D. iii, 243).

[43] Pañc’imā bhikkhave saññā bhāvitā bahulīkatā mahapphalā honti mahā-nisaṁsā amatogadhā amatapariyosānā. Katamā pañca? Asubhasaññā mara-ṇasaññā ādīnavasaññā āhāre paṭikkūlasaññā sabbaloke anabhiratasaṇṇā (A. iii, 79). Nhận biết về sự bất khả ái (ghẻ tởm), cái chết, nguy hiểm, ghê tởm thức ăn và nhàm chán tất cả thế gian.

[44] Vsm. 695. Mười tám loại quán tưởng (anupassanā) này là: quán vô thường, khổ não, vô ngã, sân hận, không còn vướng mắc (cách ly), tận diệt, từ bỏ, hoại vong, chuyển biến, không chịu điều kiện, không còn ham muốn, trống không, tuệ hiểu biết tăng thượng về tất cả các hiện tượng, thấy biết thực tại đúng như thật (yathābhūtāñāṇadassana), sự nguy hại, tư duy và quay đi. Những quán tưởng có kèm chữ Pāli đã được đề cập đến ít nhất một lần trong các saññā thiện.

[45] Vsm. 437.

[46] DA. iii, 1033.

[47] Pañca vimutti-paripācaniyā saññā. Trong câu này, chữ giải thoát (vimutti) rõ ràng có liên hệ hỗ tương đến trạng thái Arahant.

[48] DA. iii, 1033.

[49] Sañjānapaccayanimittakaraṇarasā (Vsm. 462).

[50] Animittasipassanaṁ kathesi. Vipassanā hi niccanimittaṁ sukhanimittaṁ attanimittañ ca ugghāṭeti, tasmā animittā ti. (DhsA. 221).

[51] Xem trang 87 và các trang sau đó.

[52] Yaṁ vedeti taṁ sañjānāti (M. i, 111-12). Những câu tương tự như thế tìm thấy ở M. i, 259; S. iv. 67, vân vân.

[53] Điều này cũng được viện chứng bằng chuỗi nhân quả nói ở đoạn thứ 4, Ch. 4 - Saññā Bất Thiện - .

[54] S. iii, 87.

[55] Yathā gahitanimittavasena abhinivesakaraṇapaccupaṭṭhānā, hatthidassaka-andhā viya (Vsm. 462).

[56] Ud. 68-69. Dù cho tỷ dụ tìm thấy trong quyển Udāna này được Đức Phật dùng để giải thích cho vua tại sao một số các tu sĩ ngoại đạo có nhận định quan điểm khác nhau, Buddhaghosa đã dùng nó một cách thích hợp để giải thích nhiệm vụ mà saññā thi hành.

[57] Te ediso hatthī, n’ediso hatthī, n’ediso hatthī, ediso hatthī’ ti aññamaññaṁ muṭṭhīhi saṁyujjhiṁsu (Ud. 69).

[58] Điều đáng ghi chú ở đây là thấy biết thực tại đúng như thật (yathābhūtā-ñāṇadassana), là một trong 18 loại tuệ quán thực tánh chính (vipassanā) đề cập ở phụ chú 44 ở trên.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08

 

Chân thành cám ơn đạo hữu Như Nhiên đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 04-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 23-04-2004

Giai thoat bang 5 tap hop
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp

The Five Aggregates:
Understanding Theravāda Psychology and Soteriology

Giáo sư Mathieu Boisvert
Như Nhiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương 4

Saññākkhandha

Như đã thấy trong chương trước, vedanā tuy cần thiết nhưng không là điều kiện đủ để tham ái (taṇhā) sanh khởi. Tham ái không những phụ thuộc vào sự hiện hữu của cảm giác, mà còn tùy thuộc vào sự có mặt của một loại saññā. Mục đích của chương này có hai phần: một là xác định ý nghĩa của sanññakkhandha, hai là chứng minh tập hợp này góp phần vào sự sanh khởi của tham ái trong khuôn khổ chuỗi sanh khởi do tùy thuộc.

Như vedanā, saññā thường được xác định theo sáu cửa giác quan (āyatana) qua một giác quan tương ứng thích hợp. Như vậy, saññā được chia thành (1) đối tượng hữu hình (rūpasaññā), (2) thanh (saddasaññā), (3) mùi (gandhasaññā), (4) vị (rasasaññā), (5) xúc  (phoṭṭhabbasaññā), (6) đối tượng nhận thức (dhammasaññā).[1] Hơn nữa, giống như vedanā, định nghĩa về saññā trong kinh tạng không giải thích nhiều gì về danh từ này bởi vì động từ (sañjānāti) dùng để định danh nó chỉ đề cập đến ngữ gốc của danh từ saññā phát xuất ra.[2] May thay, bộ Saṁyuttanikāya cung hiến cho ta thoang thoáng ý tưởng về nghĩa của chữ saññā: ‘Nó được gọi là ‘nhận biết’ vì nó ‘nhận ra’. Nó ‘nhận ra’ cái gì? Nó ‘nhận ra’ [theo nhãn quan] những thứ như mầu xanh, đỏ, trắng, vân vân. Bởi vì nó ‘nhận ra’ nên được gọi là ‘nhận biết.’ [3]

Những chữ như ‘biết’ và ‘thức’[4] hay ‘nhận biết’ và sự nhận biết’[5] thường được dùng để dịch chữ saññā. Tuy nhiên, sự phiên dịch của tôi bắt nguồn từ niềm tin rằng chữ ‘sự nhận biết’ hay ‘thức’ mang những ngụ ý có thể gây ngộ nhận về saññā. Mặt khác, chữ ‘nhận ra’ có khuynh hướng ngụ ý rằng chủ thể áp đặt một số lớp hạng lên sự ‘nhận biết’ để phân loại nó. Chữ ‘nhận ra’ hẳn nhiên không thể bị lầm gán là thuộc về ý niệm viññāṇa. Tham chiếu đến kinh Saṁyuttanikāya để làm thí dụ tán trợ cho quyết định này, tôi có thể nói rằng các chữ ‘nhận biết’ hay ‘biết về’ sẽ làm cho ta nghĩ rằng cái đặc tính xanh, vàng, đỏ của đối tượng tự nó thuộc về tự tánh của đối tượng, trong khi nếu nói ‘nhận ra’ ngụ ý rằng cái mầu ấy (vốn không hẳn là xanh, vàng hay đỏ nếu những mầu tinh tuyền ấy tự nó quả có thực) được phân loại bằng cách liên kết đến những cách đặt nhãn hiệu có từ trước. Thực ra, ngoài việc chỉ là một ý niệm ra, chữ mầu xanh không chỉ danh một cái gì cả và con người khác nhau tạo nên các ý niệm khác nhau để diễn tả cùng một nhận thức. Ví dụ, một người có thể gọi hai mầu xanh đậm nhạt khác nhau, trong khi người khác có thể gọi là xanh dương đậm hay mầu xanh biển. Cả hai cùng có cảm nghiệm rất tương tự như nhau, nhưng nhận biết của họ thì có khác. Cuộc đàm đạo ngày xưa giữa vua Milinda và Nāgasena về định nghĩa chiếc xe ngựa là thí dụ điển hình cho quan điểm này.[6] Milinda không thể định nghĩa chiếc xe ngựa mà không đề cập tới các phụ tùng của nó. Cỗ xe ngựa chỉ là một ý niệm căn bản, một ý niệm hóa tâm thức được saññā dùng để sắp xếp, phân loại các kinh nghiệm cảm nhận được do tiếp xúc với đối tượng bên ngoài mà ta thường gọi đó là chiếc xe ngựa. Khả năng nhận biết này đưa đến việc thành lập ý niệm, thường được diễn tả bằng tiếng Pāli là paññattī.[7] Bộ kinh Aṅguttaranikāya tán thành tỉ dụ ấy bằng cách giải thích thêm về kết quả của saññā, nói rằng ‘saññā luôn luôn tạo ra ý niệm [vohāra, nói theo thế gian]: bất cứ cái gì được ý niệm hóa đều đã được saññā hóa trước đó.[8] Câu này giống với câu tiếng Sanskrit về saññā (saṁjñā) thường có nghĩa là ‘đặt tên’, ‘danh từ chuyên môn’ hay ‘ý niệm’.[9]

Quyển Vibhaṅga chia saññā thành ba loại: thiện (kusala), bất thiện (akusala) và trung tính (avyākata).[10] Cả kinh điển lẫn sách chú giải đều không giải thích nhiều gì về sự phân loại này. Tuy nhiên, trước khi lập mối tương quan giữa saññā và paṭiccasamuppāda, tôi sẽ làm sáng tỏ kinh sách muốn nói saññā thiện và bất thiện có nghĩa gì.

Saññā bất thiện

Giống như vedanā, saññā có thể bị coi là chướng ngại cho sự tăng tiến tâm linh. Trong khi Vibhaṅga không tỏ rõ cái gì tạo thành saññā thiện và bất thiện, bộ kinh Suttanipāta nói rằng ‘với một người không có đến một chút saññā nào về cái được nhìn thấy, nghe hay nói tới; làm sao ai trên thế gian này có thể nghi hoặc về vị brāhmaṇa - đó là người không có đến một chút saññā - người không ôm giữ lấy một quan điểm sai lạc (diṭṭhi) nào?[11] Đoạn này trước hết ngụ ý rằng, brāhmaṇa[12] thực sự là người hoàn toàn thoát khỏi sự kiểm soát của saññā, và thứ đến là, saññā có liên kết đến việc phát sanh ra quan điểm sai lạc - những quan điểm này khởi lên từ vô minh (avijjā)[13] và vì thế dính đến tham ái và dẫn đưa đến tương lai bất thiện.[14] Bằng cách giải thoát mình khỏi sự kiềm tỏa của saññā, những vị brāhmaṇa này đã tự động diệt trừ tiềm năng sanh khởi của các quan điểm mới và của tham ái mới. Bộ kinh Suttanipāta cũng nói rằng ‘sự diệt trừ khổ đau là kết quả của sự diệt trừ saññā’.[15] Nhận định này dựa trên sự kiện là saññā bị coi là nguyên nhân của vọng tưởng[16] (papañca), vốn ngăn cản sự tiến bộ tâm linh.[17]

Việc xét vắn tắt chữ papañca sẽ giúp ta hiểu kỹ lưỡng hơn khía cạnh tiêu cực của saññā. Chữ papañca tự nó không rõ ràng lắm vì chữ này được dùng khác nhau trong kinh văn, tạng luận và chú giải. Trong kinh văn, chữ vọng tưởng hình như dùng thay cho chữ quan điểm sai lạc (diṭṭhi). Ví dụ, tập Suttanipāta nói rõ rằng nền tảng của vọng tưởng nằm ở niềm tin cho rằng ‘tôi là người suy tưởng.’[18] Bộ Saṁyuttanikāya còn đi sâu hơn nữa bằng cách nói rằng hầu hết con người nhìn hiện thực bằng vọng tưởng, nhưng nếu ai đã từ bỏ chuyện thế tục (gehasitā) vốn là sản phẩm của tâm trí thì người ấy sẽ tiến đến chỗ xả bỏ (nekkhammasitā).[19] Quyển Sāratthappakāsini giải thích mơ hồ chữ papañcasaññā, như đã được dùng trong đoạn này là ý niệm về vọng tưởng do saññā bất thiện[20] tạo nên. Điều này đưa ta đến sự cắt nghĩa thu hẹp hơn danh từ này, chỗ nào chữ papañca được dùng đến không ít thì nhiều đồng nghĩa với thèm muốn, quan điểm sai lạc và ngã mạn.[21]

Tự điển của Pāli Text Society dịch danh từ kép papañcasaññā là idée fixe (vọng tưởng), lời dịch đưa ra ý nghĩa rất thích hợp về danh từ này vì quyển Papañcasūdanī giải thích danh từ này là ‘khả năng nhận biết kết hợp với vọng tưởng có liên hệ đến quan điểm sai lạc và tham ái.[22] Tuy nhiên, Majjhimanikāya làm sáng tỏ ý nghĩa về vọng tưởng khi danh từ này được dùng là một phần của chuỗi nhân quả phản ảnh tiến trình tâm lý:

Nhận thức từ mắt (nhãn thức) khởi lên vì những vật hữu hình và vì con mắt, sự gặp gỡ của cả ba là xúc chạm (phassa). Vì có xúc chạm nên có cảm giác (vedanā). Cái gì người ta cảm nhận được (là cảm giác), người ta nhận biết (sañjānāti, bắt nguồn từ chữ saññā). Cái gì người ta nhận biết được, người ta ‘suy nghĩ đến’ nó (vitakka).[23] Cái gì người ta ‘suy nghĩ đến’, người ta bị ám ảnh. Cái ám ảnh con người là nguyên nhân của một số vọng tưởng khiến người ta nhất định phải liên tưởng đến các vật hữu hình quá khứ, hiện tại, tương lai do mắt nhận biết được.[24]

Cứ theo đoạn này và những thí dụ khác, sự xúc chạm là yếu tố cần thiết cho sự sanh khởi của cảm giác, và từ đó cảm giác cần để nhận biết khởi lên. Tuy nhiên, sự nhận biết tạo thêm điều kiện ắt có cho sự xuất hiện của ‘suy nghĩ đến’ và các vọng tưởng. Đoạn này chứng tỏ rằng saññākkhandha chắc chắn theo sau vedanākkhandha và xảy ra trước một số vọng tưởng.

Khái niệm về vọng tưởng cũng liên hệ gần gũi với tham ái. Một trong các câu kệ trong Theragathā nói: ‘người chuyên tâm theo dõi vọng tưởng ám ảnh [của mình] cũng giống như con nai thích sự ám ảnh, không chứng được nibbāna, vốn an tịnh không ràng buộc và vô thượng.’[25] Đoạn kệ biểu trưng này không chỉ thẳng sự liên hệ giữa vọng tưởng với tham ái. Tuy nhiên, E. R. Sarathchandhra nới rộng hình ảnh này để đưa ra kết luận sau: người để cho vọng tưởng khống chế được ví như con nai theo cái bóng nghĩ rằng đó là hồ nước; con nai ấy khát nước và tin rằng hình ảnh ấy (papañca) sẽ giải cơn khát của nó, như người tìm kiếm hạnh phúc tin rằng khoái lạc giác quan sẽ thoả mãn ao ước của họ.[26] Cho dù vọng tưởng không thể trực tiếp liên hệ hỗ tương đến tham ái, nó có thể liên kết với sự sanh khởi của tham ái bởi vì, như kinh Sakkapañhasutta có nói, đố kỵ (issā) và lòng tham quá độ (macchariya) cũng như thèm muốn (chanda)[27] đều bắt nguồn từ papañcasaññā.[28] Vì thế, hình như cả saññā và nói cho chính xác hơn, papañcasaññā là điều kiện cần cho sự sanh khởi của tham ái - một khoen theo sau vedanā trong paṭiccasamuppāda.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng vọng tưởng và papañcasaññā không phải là những thành phần của saññākkhandha. Như ta đã thấy, saññā-kkhandha được coi là nguyên nhân (hay là một trong những nguyên nhân) của vọng tưởng,[29] nhưng cả vọng tưởng và papañcasaññā không phải là một phần của saññākkhandha. Hơn nữa, chuỗi duyên hệ mà Majjhimanikāya đề cập ở trên ngụ ý rằng saññā là điều kiện cần thiết cho sự suy nghĩ về (vitakka: hướng tâm về đối tượng) vốn theo đó chịu trách nhiệm cho vọng tưởng. Điều đáng ghi chú ở đây cũng chính chuỗi duyên hệ ấy ngầm tạo nên sự khác biệt giữa saññā-kkhandha và saṅkharākkhandha bởi vì, như ta thấy sau này, vitakka là một trong những thành phần của saṅkharākkhandha và nếu vọng tưởng, vốn đi sau vitakka, thuộc về saññākkhandha[30] thì sẽ phi lý.

Theo quyển thứ sáu trong tạng Abhidhamma, cần phân biệt saññā-kkhandha với diṭṭhisaññā (nhận thức có từ quan điểm hay tưởng kiến). Chỉ có quyển Yamaka đề cập đến sự khác biệt tinh tế về nghĩa này, trong khi các quyển khác như Dhammasaṅgaṇi[31] ngụ ý rằng khả năng nhận biết, cái đã được nhận biết và trạng thái nhận biết mọi sự đều thuộc saññākkhandha. Quyển Dhammasaṅgaṇi ấy hình như không thừa nhận sự khác biệt giữa các saññā như quyển Yamaka đã làm. Điều mâu thuẫn này hình như do hiểu lầm về ý nghĩa ngữ học của chữ diṭṭhisaññā. Pāli Text Society dịch chữ diṭṭhi là ‘quan điểm, chủ trương, sự tin tưởng, giáo điều’ và nhấn mạnh rằng trừ phi có tĩnh từ sammā đứng trước, chữ diṭṭhi này thường mang ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên theo tôi biết, danh từ kép diṭṭhisaññā hầu như không bao giờ được dùng trong kinh văn và hình như chỉ có trong Yamaka.[32] Sách chú giải về Yamaka giải thích chữ này bằng cách coi nó tương đương với khái niệm papañcasaññā,[33] mà ta đã thấy, có liên hệ mật thiết với tham ái.

Khác biệt đầu tiên giữa saññākkhandha với diṭṭhisaññā - mà quyển Pañcappakaraṇatthakathā coi như là papañcasaññā - chỉ cho thấy là trong saññākkhandha không có vọng tưởng và tham ái không phát sanh từ saññākkhandha. Thực ra, vọng tưởng - cũng như diṭṭhisaññā - thuộc về saṅkhārakkhandha chứ không thuộc saññākkhandha vì như Nettipakaraṇa đã nói ‘vọng tưởng là tham ái, là quan kiến, là ngạo mạn và là bất cứ saṅkhāra nào do chúng khơi động lên’.[34] Cũng quyển này sau đó tán đồng câu này bằng cách nói thêm ‘dù là vọng tưởng nào chăng nữa, là saṅkhāra nào chăng nữa, là các hoan hỉ trong quá khứ, tương lai và hiện tại nào chăng nữa, tất cả thẩy đều như nhau.’[35] Bộ Yamaka không xếp loại diṭṭhisaññā (và vọng tưởng) là saññākkhandha vì nó thuộc về saṅkhārakkhandha. Như đã chú thích từ trước, saññā thường được coi là nguyên nhân của vọng tưởng. Saññākkhandha là môi trường cho vọng tưởng phát triển (cũng như cho quan điểm sai lạc, diṭṭhi). Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng vọng tưởng tự nó không thuộc về saññākkhandha bởi vì tập hợp này chỉ có nhiệm vụ kích gợi sự sanh khởi của vọng tưởng vốn góp phần tạo nên saṅkhārakkhandha này.

Saññā thiện

Không phải lúc nào saññā cũng bị coi là chướng ngại cho giải thoát. Chẳng hạn, bộ Aṅguttaranikāya, cho ta một ví dụ về giá trị tích cực của saññā. Có lần, đệ tử thân cận nhất của đức Phật là Ānanda, đến báo cho Ngài biết là tỳ kheo Girimānanda bị bệnh nặng. Đức Phật bảo Ānanda đến thăm Girimānanda và đọc ‘10 saññā’ đến người bịnh ấy; chỉ nhờ sự đọc tụng này Ngài nói ‘có lý do để tin rằng bịnh tình sẽ được thuyên giảm <ngay lập tức>.[36] Mười saññā ấy là: (1) nhận thức về vô thường (aniccasaññā), (2) nhận thức về tính vô ngã (anattasaññā), (3) nhận thức về sự bất lạc (asubhasaññā), (4) nhận thức về sự nguy hại (ādīnavasaññā), (5) nhận thức về sự từ bỏ (pahanasaññā), (6) nhận thức về hết ham muốn (virāgasaññā), (7) nhận thức về sự diệt tận (nirodhasaññā), (8) nhận thức về sự nhàm chán tất cả thế gian này (sabbaloke anabhiratasaññā), (9) nhận thức về sự vô thường của tất cả những gì do điều kiện tạo thành (sabbe saṅkhāresu aniccasaññā), và (10) nhận thức rõ rệt về hơi thở (ānapanasati).

Ta có thể tự hỏi tại sao đức Phật nghĩ là Ngài ‘có lý do để tin rằng chỉ nhờ sự đọc tụng này bịnh tình của Girimānanda sẽ được thuyên giảm’. Phẩm Asibhandhakaputta[37] chỉ rõ rằng Ngài không tin vào quyền lực của ngôn từ có thể thay đổi được định mệnh con người; nên với ngài câu nói ấy hình như không được thuần nhất. Tuy nhiên, có thể Ngài chỉ muốn nói rằng nghe 10 saññā này sẽ khuyến khích Girimānanda tu tập phát triển các nhận thức ấy - nhờ thế, nếu tự nó không phải là cách chữa trị bịnh tình, thì sẽ làm thuyên giảm khổ đau tạo ra từ cơn bệnh đó.

Có hai loại vedanā - āmisā và nirāmisā - giống như thế, ta cũng thấy có hai loại saññā: loại đưa đến khổ đau[38] vì chúng tạo ra vọng tưởng, và loại cải thiện tương lai con người nhờ đối diện với thực tại qua ba đặc tính của kiếp sống: (anicca, anatta, dukkha)[39] và phối hợp với bẩy khía cạnh khác tạo thành mười saññā đã được kể ra trong kinh Girimānanda. Đây không phải là kinh duy nhất đề cập tới khía cạnh thiện của saññā. Ví dụ, trong bộ Dīghanikāya, các saññā thiện này được phân loại dưới bộ bẩy và làm tâm hồn phong phú;[40] trong Aṅguttaranikāya được phân loại thành bộ sáu, các saññā thiện này được coi là các yếu tố tạo thành trí tuệ vijjā,[41] trong Dīghanikāya, các saññā thiện này được phân loại dưới bộ năm và được coi là đưa đến chín mùi giải thoát,[42] và cuối cùng, trong Aṅguttaranikāya,[43] các saññā thiện này được coi là ‘tạo nhiều kết quả, hòa nhập vào và đưa đến cõi bất tử (nibbāna)’.

Theo tôi biết, toàn tạng Pāli cùng với các bộ chú giải tán thành quan điểm cho rằng saññā có thể là thiện khi chúng được điều chỉnh cho hợp với nhận thức về các yếu tố cốt tủy cần thiết cho giải thoát. Điều quan trọng cần ghi chú ở đây là ba yếu tố chính, rõ ràng hay ngụ ý, được hợp nhất trong tất cả các danh mục này: nhận thức về vô thường (anicca), nhận thức về khổ đau (dukkha), nhận thức về vô ngã (anatta). Như đã chỉ ở trên, ba yếu tố chính này tạo thành nền tảng cho trí tuệ. Để đạt mục tiêu này, dù mục tiêu ấy là nibbāna còn hay không còn tàn dư, hay mục tiêu ấy là saññāvedayitanirodha, điều tuyệt đối cần thiết cho người hành thiền ở đây là tập phát triển tuệ bằng vipassanā (tuệ quán thực tánh) vốn sẽ được nhận thức về vô thường, khổ não và vô ngã tuần tự trau giồi. Như Buddhaghosa đã nói trong Visuddhimagga, có 18 loại vipassanā[44] chính và trong số này có sáu đã được liệt kê là saññā thiện như đã thấy ở trên: vô thường, vô ngã, khổ não, ly dục, đoạn diệt, và nguy hại (ādinava). Sự trau giồi các saññā thiện này chẳng những không làm tham ái sanh khởi nữa, mà còn giúp tu tập trí tuệ qua đó người ta có thể cắt đứt được chu kỳ sanh tử và chuỗi phát sanh do tùy thuộc.

Saññā thiện và saññākkhandha

Tới đây ta có thể tự hỏi là sañnā thiện này có thuộc về saññā-kkhandha hay không. Trong Visuddhimagga, Buddhaghosa đã lý luận rằng, là một trong những tập hợp, nhiệm vụ của sañnā là nhận biết ‘mầu xanh’, ‘mầu vàng’... của đối tượng. Theo quyển này, saññā-kkhandha không thể thấm nhập vào đặc tính của kiếp sống: qua khả năng nhận biết, người ta không thể nắm lấy được đặc tính vô thường, khổ não và vô ngã ở mức độ sâu thẳm nhất.[45] Tiếp đến, bằng tỷ dụ, Buddhaghosa nêu lên sự khác biệt căn bản giữa saññākkhandha và trí tuệ (paññā). Trong khi saññākkhandha chỉ nhận ra được dáng vẻ bên ngoài của đối tượng, paññā phân tích và hiểu biết từng đối tượng đúng như nó đang là, theo quan điểm Phật học, đó là: vô thường, khổ não và vô ngã. Theo Visuddhimagga, saññākkhandha tự nó không thể hiểu biết được ba đặc tính này của kiếp sống. Nhưng, sự bàn luận về saññā thiện chỉ rõ rằng có thể có nhận thức về vô thường (anicca-saññā), nhận thức về khổ não (dukkhasaññā) và nhận thức về vô ngã (anatta saññā). Trong Sumaṅgalavilāsinī[46] (chú giải của Kinh Trường Bộ) có nêu ra năm saññā đưa đến giải thoát.[47] Điều đáng chú ý là ba trong năm saññā này là đặc tính của kiếp sống.[48] Quyển Sumaṅgala-vilāsinī này không những muốn nói đối tượng của saññā có thể là ba đặc tính này của kiếp sống, mà còn ngụ ý rằng chính những nhận biết này có thể đưa tới giải thoát nhờ phát triển trí tuệ.

Như đã nêu, quyển Visuddhimagga cho rằng nhiệm vụ đầu tiên của saññākkhandha là giải thích lấy nimitta[49] làm phương tiện. Trong đoạn này, chữ nimitta đề cập tới dáng vẻ bên ngoài của đối tượng và loại bỏ những yếu tính tinh tế tạo nên nét đặc thù của mỗi hiện tượng trong cuộc sống. Ví dụ, một loại giải thoát được diễn tả là không còn dấu hiệu [vô tướng (animitta)] được giải thích trong Aṭṭhasālinī là kết quả nhờ quán tưởng đến ba phần.[50] Bằng cách quán ba đặc tính của kiếp sống, người ta chứng quả giải thoát được biết tới là ‘không còn dấu hiệu’. Trong đoạn kinh này, các dấu hiệu ấy là niềm tin về sự trường tồn, hạnh phúc và bản ngã vốn chỉ là hình ảnh ngoại hiện không phản ảnh thực tại đúng với thực tánh của nó - như mang đặc tính vô thường, khổ não và vô ngã. Trong khi saññākkhandha tự nó bận tâm đến việc nhận biết dáng vẻ bên ngoài, đến các dấu hiệu, saññā thiện hiểu biết được cái ‘không còn dấu hiệu’. Do vậy, vì saññā thiện không hiểu được các dấu hiệu, chúng không thể được phân loại là các yếu tố của saññākkhandha, vì tập hợp này chỉ biết đến dáng vẻ bên ngoài.

Mối tương quan giữa Saññā và Paṭiccasamuppāda

Theo paṭiccasamuppāda, vedanā là điều kiện cần thiết cho khoen kế tiếp sanh khởi: tham ái. Tuy nhiên, trong chương về vedanā ta đã thấy rằng không phải tất cả các cảm giác đều phát sanh ra tham ái.[51] Tùy vào phản ứng lại cảm giác, tham ái sẽ sanh khởi hay không sanh khởi. Thoạt tiên, saññā chịu trách nhiệm cho cách người ta đối phó với cảm giác.

Bãt cứ khi nào cái gì cảm giác được, cái đó cũng được nhận biết đến.[52] Saññā luôn luôn đi kèm và tiếp nối vedanā,[53] nhưng còn tùy vào chủ hướng riêng của saññā, người ta có thể phát sanh ra tham ái hay bắt đầu trau giồi trí tuệ. Saññākkhandha nằm giữa hai khoen của paṭiccasamuppāda: vedanā và taṇhā. Ta vừa mới thấy rằng nó theo sau vedanākkhandha, và chuỗi duyên hệ ở đoạn thứ 4, Ch. 4 - Saññā Bất Thiện - ngụ ý rằng hai khoen tiếp theo của paṭiccasamuppāda cũng thuộc saṅkhārakkhandha. Chuỗi duyên hệ đó đặt saññā giữa vedanā và vitakka (nghĩ về). Bởi vì vitakka thuộc saṅkhārakkhandha, hiển nhiên là vị trí của saññākkhandha nằm ở giữa vedanākkhandha và saṅkhārakkhandha.

Saññā chế đặt các hạng loại lên trên cảm giác của ta và phân loại chúng. Các kinh văn thường cho tỉ dụ một cảm giác nào đó được cắt nghĩa là ‘mầu xanh’ hay ‘mầu vàng’.[54] Nhưng sự xếp hạng này còn đi sâu hơn nữa bằng cách chia các cảm giác này thành ‘đáng được khao khát’, ‘đáng bị ghét bỏ’. Tuy nhiên, nếu sự nhận biết cắt nghĩa rằng cảm giác ấy là một trong những saññā tích cực, thì không có tham ái hay sân hận nào sanh khởi lên, vì sự nhận biết đó tự nó sẽ báo cho biết là cảm giác này không đáng để ‘được khao khát’ vì nó không bền, khổ não và không có tự ngã. Nhưng, nếu nhận biết vốn đưa đến vọng tưởng (tương tự như quan điểm sai lạc, diṭṭhi) giải thích cảm giác ấy, với ảo tưởng là cảm giác này lâu dài, là nguồn cội của khoái lạc hay liên kết với một bản ngã, thì người ta sẽ chịu khổ đau. Theo nhà Phật, chính các quan điểm ấy chịu trách nhiệm cho nhận định sai lạc về thực tại và trói buộc vào saṁsāra, bởi vì các quan điểm ấy là lý do cho tham ái tăng trưởng.

Như Buddhaghosa đã nói trong Visuddhimagga, saññākkhandha (cần phải liên kết với vọng tưởng) nhờ nhận hiểu được các dấu hiệu bên ngoài, có nhiệm vụ giải thích như người mù mô tả voi.[55] Sự so sánh với người mù có lẽ để chỉ đến một câu chuyện trong Udāna[56] kể chuyện những người mù từ lúc lọt lòng được yêu cầu mô tả voi bằng cách chỉ sờ một phần cơ thể của con vật này.[57] Những người mù ấy đúng một phần nào, nhưng vì sự giải thích của họ dựa trên kinh nghiệm bị giới hạn, những người mù ấy không thể nhận biết được sự thực toàn diện và thực tại đúng như thật (yathābhūtañāṇadassana).[58] Tuy nhiên, nếu saññā bất thiện được thay bằng một trong những saññā thiện, tham ái sẽ không được sanh ra, sự hiểu biết đúng đắn về thực tại sẽ khởi lên và tuệ giác sẽ được phát triển.

Trong chương này, ta đã thấy nhiệm vụ chính của saññākkhandha là nhận ra và cắt nghĩa cảm giác theo loại do nó áp đặt lên. Tôi đã phân biệt hai loại saññā. Loại saññā thiện, nói tóm, là những nhận biết về ba đặc tính của kiếp sống. Chúng không thuộc về saññākkhandha. Mặt khác, các saññā bất thiện, chỉ thuần là những sự cắt nghĩa về thực tại không đưa đến tuệ giác và đem lại vọng tưởng. Tựu trung, saññākkhandha do những saññā bất thiện này tạo thành. Trừ phi saññā của người được saññā thiện coi quản, chả ngạc nhiên gì, người ấy sẽ phát sanh ra tham ái, sân hận, bám níu và trở thành, tất cả những thứ này đều nằm trong tập hợp kế tiếp: saṅkhāra.

-----*-----


[1] A. iii, 413.

[2] Sañjānātisañjānātīti kho avuso, tasmā saññā vuccati (M. i, 293).

[3] Kiñca bhikkhave saññaṁ vadetha? Sañjānātīti kho bhikkhave tasmā saññā ti vuccati. Kiñ casañjānāti? Nīlam pi sañjānāti pītakam pi sañjānāti lohitakam pi sañjānāti odātam pi sañjānāti. Sañjānātīti kho bhikkhave tasmā saññā vuccati (S. iii, 87).

[4] F. L. Woodward đã dịch hai chữ này trong The Book of Kindred Sayings (London: PṬṢ., 1917-22), 3:73.

[5] I. B. Horner đã dùng hai chữ này trong The Collection of the Middle Length Sayings, 1: 352.

[6] Mil. 27ff. Thí dụ này đã được Ni Sư Vajirā dùng đến trong khi thảo luận với Māra. Nayidha sattūpalabbhati. Yathā hi aṅgasambhārā. Hot saddo ratho iti. Evaṁ khandhesu santesu. Hoti satti sammutti (S. i. 135).

[7] Để biết thêm về paññattī, xin tham khảo ‘The Concept of a Concept’, bài của A. K. Warder trong Journal of Indian Philosophy (1971), đặc biệt trang 189.

[8] Katamo ca bhikkhave saññānaṁ vipāko? Vohāravepakkāham bhikkhave saññā vadāmi; yathā yathā naṁ sañjānāti, tathā tathā voharati’evaṁ saññī ahosin ti (A. iii, 413-14)

[9] Vasubandhu nói rằng người ta nhận biết về mầu xanh (nīlaṁ vijānāti), nhưng người ta gán ý niệm mầu xanh ấy cho sự nhận biết (nīlam iti saṁ-jānāti). ‘La notion (saṁjñā) consiste dans la préhension des caractères’ (La Vallée Poussin, Abhidharmakośa, 1:28).

[10] Tividhena saññākkhandho: atthi kusalo, atthi akusalo, atthi avyākato (Vbh. 28)

[11] Tassīdha diṭṭhe va sute mute vā pakappitā n’atthi aṇū pi saññā: taṁ brāhmaṇaṁ diṭṭhimanādiyānaṁ denīdha lokasmiṁ vikappayeyya  (Sn. 802).

[12] Theo danh từ Phật học, chữ brāhmaṇa không bị giới hạn trong các thành phần giai cấp xã hội. Thay vào đó, kinh tạng xác định rằng vị brāhmaṇa thực thụ là vị đã củng cố sâu chắc trong giới (sīla), định (samādhi) và tuệ (paññā). Đọc Kūṭadantasutta (D. i, 127-49). Trong Phật Giáo, chữ brāhmaṇa đồng nghĩa với Arahant.

[13] S. i, 145; ii, 153.

[14] A. i, 22-23.

[15] ... saññāya uparodhanā evaṁ dukkhakkhayo hoti (Sn. 732).

[16] Saññānidānā hi papañcasaṅkhā (Sn. 874). Quyển Niddesa coi papañcā và papañcasaṅkhā như nhau. Papañcā yeva papañcasaṅkhā (Nid. i, 280; 344). Nghĩa đen thuật ngữ papañcā là sự ‘miên man suy tưởng’, ‘huê dạng’ và có thể đề cập tới tư tưởng miên man cai quản hành vi của ta mà không hề hay biết. Đây là lý do tại sao tôi dịch danh từ ấy là ‘ám ảnh’. Tuy nhiên, như Richard Hayes đã ghi nhận rằng, ‘danh từ ‘prapañca’ khi được dùng trong tác phẩm Phật học thực ra không mang ngụ ý rõ rệt nào cả. [Danh từ ‘prapañca’ và ‘dṛṣṭi’] có thể được coi như là chữ biến nghĩa (chữ có nghĩa thay đổi) có khả năng tạo ra nghĩa chính xác nào đó tùy theo người học Phật dùng. Dù biến nghĩa, các chữ ấy có đặc tính không thay đổi được dùng để chỉ cho thấy sự sử dụng sai lạc của tâm. Nên, bất cứ khi nào gặp những chữ này trong kinh điển, điều ta cần biết chắc rằng các chữ ấy chỉ muốn nói đến thói quen trong tâm thức cần phải từ bỏ nếu chúng ta muốn chứng được thành quả tốt đẹp nhất’. (Dignana on the Intrepretation of Signs [London: Kluwer Academic Publishers, 1988] trang 68, ghi chú 35). Để có sự phân tích tỉ mỉ về thuật ngữ này, người đọc nên tham khảo cuốn Concept and Reality in Early Buddhist Thought (Kandy: BPS, 1986) của Bhikkhu Ñāṇananda, một tác phẩm chỉ dành để nghiên cứu về papañca.

[17] M. i, 65; S. i, 100; iv. 52, 71; A. ii, 161; iii, 393, vân vân.

[18] Mantā ‘ham asmi (Sn. 916).

[19] Phỏng dịch từ câu kệ sau: papañcasaññā itarītarā narā, papañcayantā upayanti saññino, manomayam gehasitañca sabbaṁ, panujja nekkhamma-sitam irīyati (S. iv, 71).

[20] Kilesasaññāya papañcasaññā nāma hutvā (SA. ii, 382). Điều đáng chú ý là chữ kisela thường được liên kết với những đam mê ái dục làm nhiễm lậu tâm thức. Đọc Nyānātiloka, Buddhist Dictionary, trang 80.

[21] Taṇhādiṭṭhimānappabhedaṁ papañcaṁ (SnA. ii, 431). Tương tự như ở Nid. i, 280; 344-45 và Net. 37.

[22] Papañcasaññā ti taṇhādiṭṭhipapañcasampayuttā saññā (MA. ii, 75).

[23] Về chữ vitakka, đọc D. ii, 277. Trong bản dịch Dīghanikāya, Maurice Walshe tán thành lời dịch chữ này là ‘suy tưởng’. Xem Walshe, Thus Have I Heard (London: Wisdom Publishcations, 1987), trang 587, chú thích số 611.

[24] Cakkhuṇ c’āvuso paṭicca rūpa ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ tiṇṇaṁ saṅ-gati phasso, phassapaccayā vedanā, yaṁ vedeti taṁ sañjānāti, yaṁ sañjānāti taṁ vitakketi, yaṁ vitakketi taṁ papañceti, yaṁ papañceti tatao nidānaṁ purisaṁ papañcasaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu cakkhu-viṇṇeyyesu rūpesu (M. i, 111-12). Những câu tương tự tìm thấy ở M. i, 259; S. iv, 67 vân vân.

[25] Yo papañcam anuyutto papañcābhirato mago, cirādhāyī so nibbānaṁ yogakkhemaṁ anuttaraṁ (Th. i, v. 989).

[26] E. R. Sarathchandra, Buddhist Theory of Perception (Colombo: Ceylon University Press, 1958), trang 10.

[27] Trong chú giải, chanda tương đương với thèm muốn, khao khát (taṇhā).

[28] D. ii, 277-78.

[29] Sn. 874.

[30] Thực ra, nếu ta chấp nhận giả thuyết trong sutta đề cập ở trang 99 rằng papañca đồng nghĩa với diṭṭhi, papañca tự động được phân loại dưới nhóm saṅkhārakkhandha, vì diṭṭhi được coi là một trong 50 tâm phụ tùy thuộc saṅkhārakkhandha (xem trang 129-30).

[31] Kamato tasmiṁ samye saññākkhandho hoti? Yā tasmiṁ samaye saññā sañjānā sañjānitattaṁ - ayaṁ tasmiṁ samaye saññākkhandho hoti (Dhs. 17).

[32] Trong Mahāniddesa của bộ Khuddakanikāya, danh từ này được dùng một lần và được coi như tương đương với quan điểm sai lạc. (Nid. 93).

[33] Saññāyamake tāva diṭṭhisaññā ti papañcasaññā ti ādīsu āgatā diṭṭhisaññā (C. A. F. Rhys Davids, ed., Pañcappakaraṇatthakathā, Journal of the P. T. S. 6 (1910-12): 59.

[34] Papañcā nāma taṇhādiṭṭhimānā tadabhisaṅkhātā ca saṅkhārā (Net. 37).

[35] Yo cāpi papañco, ye ca saṅkhārā yā ca atītāgatapaccuppannassa abhi-nandana, idaṁ ekattaṁ (Net. 38).

[36] Sace kho tvaṁ Ānanda Girimānandassa bhikkhuno upasaṅkamitvā dasa saññā bhāseyyāsi, thānaṁ kho pan’ etaṁ vijjati yaṁ Girimānandassa bhik-khuno dasaññā sutvā so ābhādo ṭhānaso paṭipassambheyya (A. v, 108). <chữ ṭhānaso: ngay lập tức, có lẽ Boisvert bỏ quên chữ này. Muốn biết thêm cách dùng chữ này, xin đọc Phẩm Mây Mưa, Kindred Saying v, 50>.

[37] S. iv, 310.

[38] Như đã đề cập ở Sn. 732; 802.

[39] Vì ám chỉ tới asubha và ādīna, nên dukkha được gián tiếp ngụ ý ở đây.

[40] Yāvakīvañ ca bhikkhave bhikkhū anicca-saññaṁ bhāvessanti, anatta-saññaṁ bhāvessanti, asubha-saññaṁ bhāvessanti, ādīnava-saññaṁ bhāves-santi, pahāna-saññaṁ bhāvessanti, virāga-saññaṁ bhāvessanti, nirodha-saññaṁ bhāvessanti, vuddhi yeva bhikkhave bhikkhūnaṁ pāṭikaṅkhā no parihāni (D. ii, 79). Bảy sự nhận biết trong đoạn văn này là nhận biết về vô thường, vô ngã, bất tịnh, nguy hiểm, dứt bỏ, ly tham, đoạn diệt. Rõ ràng là sự phú thịnh trong đoạn này mang ý nghĩa ‘tâm linh’ vì đức Phật đang thuyết giảng cho các tỳ kheo.

[41] Cha yime bhikkhave dhammā vijjābhāgiyā. Katame cha? Aniccasaññā, anicce dukkhasaññā, dukkhe anattasaññā, pahānasaññā, virāgasaññā, nirod-hasaññā (A. iii, 334). Sáu nhận biết này là: nhận biết về vô thường, về khổ đau trong vô thường, về vô ngã trong khổ đau, về từ bỏ, về ly tham, về đoạn diệt.

[42] Pañca vimutti-paripācaniyā saññā. Aniccasaññā, anicce dukkhasaññā, dukkhe anattasaññā, pahānasaññā, virāgasaññā, nirodhasaññā. Đây là nhận biết về vô thường, về khổ đau trong vô thường, về vô ngã trong khổ đau, về từ bỏ, về ly tham. (D. iii, 243).

[43] Pañc’imā bhikkhave saññā bhāvitā bahulīkatā mahapphalā honti mahā-nisaṁsā amatogadhā amatapariyosānā. Katamā pañca? Asubhasaññā mara-ṇasaññā ādīnavasaññā āhāre paṭikkūlasaññā sabbaloke anabhiratasaṇṇā (A. iii, 79). Nhận biết về sự bất khả ái (ghẻ tởm), cái chết, nguy hiểm, ghê tởm thức ăn và nhàm chán tất cả thế gian.

[44] Vsm. 695. Mười tám loại quán tưởng (anupassanā) này là: quán vô thường, khổ não, vô ngã, sân hận, không còn vướng mắc (cách ly), tận diệt, từ bỏ, hoại vong, chuyển biến, không chịu điều kiện, không còn ham muốn, trống không, tuệ hiểu biết tăng thượng về tất cả các hiện tượng, thấy biết thực tại đúng như thật (yathābhūtāñāṇadassana), sự nguy hại, tư duy và quay đi. Những quán tưởng có kèm chữ Pāli đã được đề cập đến ít nhất một lần trong các saññā thiện.

[45] Vsm. 437.

[46] DA. iii, 1033.

[47] Pañca vimutti-paripācaniyā saññā. Trong câu này, chữ giải thoát (vimutti) rõ ràng có liên hệ hỗ tương đến trạng thái Arahant.

[48] DA. iii, 1033.

[49] Sañjānapaccayanimittakaraṇarasā (Vsm. 462).

[50] Animittasipassanaṁ kathesi. Vipassanā hi niccanimittaṁ sukhanimittaṁ attanimittañ ca ugghāṭeti, tasmā animittā ti. (DhsA. 221).

[51] Xem trang 87 và các trang sau đó.

[52] Yaṁ vedeti taṁ sañjānāti (M. i, 111-12). Những câu tương tự như thế tìm thấy ở M. i, 259; S. iv. 67, vân vân.

[53] Điều này cũng được viện chứng bằng chuỗi nhân quả nói ở đoạn thứ 4, Ch. 4 - Saññā Bất Thiện - .

[54] S. iii, 87.

[55] Yathā gahitanimittavasena abhinivesakaraṇapaccupaṭṭhānā, hatthidassaka-andhā viya (Vsm. 462).

[56] Ud. 68-69. Dù cho tỷ dụ tìm thấy trong quyển Udāna này được Đức Phật dùng để giải thích cho vua tại sao một số các tu sĩ ngoại đạo có nhận định quan điểm khác nhau, Buddhaghosa đã dùng nó một cách thích hợp để giải thích nhiệm vụ mà saññā thi hành.

[57] Te ediso hatthī, n’ediso hatthī, n’ediso hatthī, ediso hatthī’ ti aññamaññaṁ muṭṭhīhi saṁyujjhiṁsu (Ud. 69).

[58] Điều đáng ghi chú ở đây là thấy biết thực tại đúng như thật (yathābhūtā-ñāṇadassana), là một trong 18 loại tuệ quán thực tánh chính (vipassanā) đề cập ở phụ chú 44 ở trên.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08

 

Chân thành cám ơn đạo hữu Như Nhiên đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 04-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 23-04-2004