Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang Chủ]
Chú Giải
Luật Thiện Kiến
Hán dịch: Tăng-già-bạt-đà-la
- Việt dịch: Tỳ kheo Tâm-Hạnh
(tiếp theo) Phụ lụcPhẩm Ðại đức Xá Lợi Phất hỏi Ô Ba Ly về luật hành (Nam truyền luật tạng, tập 5, trang 329, V.3-8). Phần Kệ tụng: Xá Lợi Phất hỏi Ô Ba Ly (U-bà-li, Upali): Bao nhiêu tội về thânÔ Ba Ly nói kệ đáp với Xá Lợi Phất: Do thân có sáu tộiCâu hỏi 2: Trời sáng bao nhiêu tội?Ðáp: Trời đã sáng, ba tội.Hỏi 3: Như Lai kiết giới rõÐáp: Như Lai phân biệt dạyHỏi 4: Giữa tụ lạc bao tộiÐáp: Giữa tụ lạc có bốnHỏi 5: Ðêm, nói chuyện mấy tội?Ðáp: Ban đêm, nói hai tộiHỏi 6: Mấy tội đối thủ sám?Ðáp: Năm tội sám hối đượcHỏi 7: Quan trọng, luật có mấy?Ðáp: Luật do hai quan trọng (thân miệng)Hỏi 8: Ba-la-di mấy loạiÐáp: Ba-la-di có haiHỏi 9: Ðánh thân có mấy loạiÐáp: Ðánh thân có hai loạiHỏi 10: Sát sanh có mấy tộiÐáp: Sát sanh có ba tộiHỏi 11: Thọ đại giới mấy ngườiÐáp: Không thọ với ba ngườiHỏi 12: Giới trộm có mấy tộiÐáp: Giới trộm có ba tộiHỏi 13: Dạy giới tỳ kheo nyÐáp: Trong việc dạy giới nyHỏi 14: Phật dạy ny có mấyÐáp: Phật dạy pháp của nyHỏi 15: Ði có bao nhiêu tội?Ðáp: Khi đi có bốn tộiHỏi 16: Bao nhiêu Ba-dật-đề?Ðáp: Có năm Ba-dật-đềHỏi 17: Bao nhiêu Ba-dật-đềÐáp: Có chín Ba-dật-đềHỏi 18: Bao nhiêu Ba-dật-đềÐáp: Có năm Ba-dật-đềHỏi 19: Bao nhiêu Ba-dật-đềÐáp: Có chín Ba-dật-đềHỏi 20: Bao nhiêu Ba-dật-đềÐáp: Có năm Ba-dật-đềHỏi 21: Bao nhiêu Ba-dật-đềÐáp: Có chín Ba-dật-đềHỏi 22: Khuyên ba lần mấy tộiÐáp: Lần thứ ba ba tộiHỏi 23: Tất cả quá ba lầnÐáp: Tất cả quá ba lầnHỏi 24: Luận sự bao nhiêu ngườiÐáp: Quyết sự phải có nămHỏi 25: Ðêm, thân phạm mấy tộiÐáp: Ðêm, thân phạm hai tộiHỏi 26: Biết ân có mấy lọaiÐáp: Biết ân có tám lọaiHỏi 27: Bao nhiêu chỗ nói dốiÐáp: Nói dối có năm chỗHỏi 28: Nói dối có mấy phầnÐáp: Tám phần thành nói dốiHỏi 29: Thọ giới có mấy lờiÐáp: Thọ đại giới tám lờiHỏi 30: Mấy hạng người không lạyÐáp: Mười hạng người không lạyHỏi 31: Làm bất thiện mấy điềuÐáp: 12 tác pháp bất thiệnHỏi 32: Theo câu đại đức hỏiGiải thích: Ðáp: 1. Thân đắc; 2. Miệng đắc; 3. Thân miệng đắc; 4. Thâm tâm đắc; 5. Tâm miệng đắc; 6. Thân miệng tâm đắc. Thân nghiệp có sáu tội: bắt đầu là dâm, nộ (giận). Khẩu nghiệp có sáu tội: bắt đầu là lừa gạt nói dối. Che dấu (phú tàng) có ba tội: 1- Tỳ kheo ny che dấu tội trọng thì phạm Ba-la-di. 2- Tỳ kheo che dấu tội trọng của người khác thì phạm Ba-dật-đề. 3- Tỳ kheo che dấu tội trọng của mình thì phạm Ðột-cát-la. Ðây là ba tội do che dấu. Xúc chạm nhau có năm tội: 1. Tỳ kheo ny xúc chạm (nam) phạm Ba-la-di.Minh tướng (sáng sớm) xuất hiện có ba tội: Một đêm, sáu đêm, bảy đêm, mười đêm, quá một tháng khi minh tướng xuất hiện thì phạm Ny tát kỳ Ba-dật-đề. Tỳ kheo ny ở qua đêm một mình, khi minh tướng xuất hiện, phạm tăng tàn. Tỳ kheo tự che dấu tội, minh tướng xuất hiện, phạm Ðột-cát-la. Ðây là ba loại tội khi minh tướng xuất hiện (thì phạm). Ba lần xướng có hai loại: 1- Tỳ kheo. 2- Tỳ kheo ny. Khi đang thuyết giới (vị yết ma) xướng ba lần (người) có tội mà không phát lộ, phạm Ðột-cát-la. Ðây là hai loại tội từ ba lần xướng lên. Trong luật nói tám sự thành tội: là tội Ba-la-di của tỳ kheo ny. Tất cả tụ (nhóm) có một: trong phần tựa của giới có nói: nhớ có tội phải phát lộ. Phát lộ về (cả) năm thiên giới, nên nói có một tụ (nhóm). Như Lai giảng giải rõ: giảng giải phân biệt sự khinh trọng về giới tướng. Luật chú trọng về hai (nghiệp) là thân và miệng. Trong luật , (giới) trọng có hai là Ba-la-di và Tăng tàn. Che tội thô cũng có hai là Ba-la-di và Tăng tàn. Giữa tụ lạc có bốn: một tỳ kheo và tỳ kheo ny hẹn nhau đi, tỳ kheo đi bước thứ nhất, phạm Ðột-cát-la; đến cương giới tụ lạc, tỳ kheo phạm Ba-dật-đề; một chân bước vào cương giới, một chân ở ngoài, tỳ kheo ny phạm Thu-lan-giá; cả hai chân vào cương giới, (tụ) phạm tăng tàn. Ðây là bốn tội giữa tụ lạc. Qua sông có bốn tội: tỳ kheo và tỳ kheo ny hẹn nhau đi chung thuyền, Vừa bước đi, tỳ kheo phạm Ðột-cát-la. bước lên thuyền, tỳ kheo phạm Ba-dật-đề. Bước một chân lên bờ, tỳ kheo ny phạm Thu-lan-giá. Bước cả hai chân lên bờ, tỳ kheo ny phạm Tăng tàn. Ðây là bốn tội về qua sông. (Ăn) Một loại thịt, bị phạm thu lan dá là thịt người. (Ăn) chín loại thịt phạm Ðột-cát-la: là thịt voi, ngựa, chó... Nói chuyện trong đêm có hai tội: (ban đêm) tỳ kheo ny cùng với đàn ông vào phòng tối, đến chỗ khuất kề tai nói nhỏ, phạm Ba-dật-đề. (Ðêm) tỳ kheo ny cùng đàn ông ở một chỗ cách xa nhau ngoài hai khủy tay, phạm Ðột-cát-la. Ðây là hai tội nói chuyện ban đêm. Ban ngày cũng có hai: tỳ kheo ny cùng đàn ông ở chỗ khuất trong phạm vi hai khủy tay rưỡi, phạm Ba-dật-đề; ngoài hai khủy tay rưỡi, phạm Ðột-cát-la. Ðây là hai tội về ban ngày. Về bố thí có ba: với ác tâm, tỳ kheo đem cho thuốc độc để giết người, phạm tội Ba-la-di; giết phi nhân, phạm Thu-lan-giá; giết súc sanh, phạm Ba-dật-đề. Ðây là ba tội về cho. Về nhận lấy, có bốn tội: người nữ dùng tay đưa cho, tỳ kheo nắm lấy, phạm tăng tàn; tỳ kheo nhận lấy sự dâm dục của người nữ cho, phạm Ba-la-di. Tỳ kheo nhận lấy y của tỳ kheo ny không phải thân quyến, phạm Ny tát kỳ Ba-dật-đề. Với tâm dâm dục, tỳ kheo ny biết đàn ông kia (cho với) tâm dâm dục mà vẫn nhận lấy thức ăn của họ, phạm Thu-lan-giá. Ðây là bốn tội do nhận lấy. Năm tội có thể sám hối: Thu-lan-giá (Dubbhàsita), Ba-dật-đề, Ba-la-đề Ðề-xá-ny, Ðột-cát-la, ác thuyết. Ðây là năm tội có thể sám hối. Tội thứ sáu cần phải yết ma (để sám hối): Tăng già bà thi sa. Một tội không thể sám hối là Ba-la-di. Luật có hai loại (tội) trọng là Ba-la-di và tăng tàn. Thân, miệng cũng như vậy: sự chế định giới luật căn cứ vào thân, miệng. Một loại vị ngon dùng phi thời: tô tỳ diêm (nước súp loãng) làm bằng ngũ cốc được dùng phi thời. Gọi là một loại vị ngon (súp) dùng phi thời. Một (pháp) bạch tứ yết ma là sai (người đi) giáo giới tỳ kheo ny. Ba-la-di có hai: tỳ kheo và tỳ kheo ny. Ðất hòa hợp (cộng trú xứ) có hai: 1. Hòa hợp về thân, 2. Hòa hợp về pháp. Mất đêm cũng có hai: 1. Hành Ba-lợi-bà-sa. 2. Hành Ma-Na-đỏa. Kết giới về hai ngón tay có hai: 1. Tỳ kheo ny tẩy tịnh. 2. Tóc trên đầu dài; (cả hai) không được để quá hai ngón tay (chồng lên). (Tự) đánh đập thân mìnhcó 2 tội: tỳ kheo ny tự đánh mình phạm Ðột-cát-la; khóc, phạm Ba-dật-đề. Nhân hai việc (mà) phá tăng: 1. yết ma. 2. nhận lấy thẻ. (Khi) mới làm có hai tội: 1. Tỳ kheo làm (thì) có tội bắt đầu (làm). 2. Tỳ kheo ny làm (thì) có tội bắt đầu (làm). Tác bạch cũng có hai tội: 1. Bạch yết ma.2. Ðơn bạch. Sát sanh có ba tội: - Giết người: phạm Ba-la-di. - Giết phi nhân: phạm Thu-lan-giá. - Giết súc sanh: phạm Ba-dật-đề. Tội nặng về lời nói có ba: dạy người trộm, dạy người chết, nói với người là mình đắc pháp Thánh lợi.. Ðây gọi là lời nói có ba tội trọng. Mắng chưỡi cũng có ba: bằng tâm dâm dục. mắng nữ căn và hậu môn (của họ) phạm hai tăng tàn. Mắng các phần khác trên thân phạm Ðột-cát-la. Ðây là ba tội. Làm mai mối có ba tội: khi nhận lời, phạm Ðột-cát-la; đi đến nói, phạm Thu-lan-giá; trở lại báo tin, phạm tăng tàn. Ba hạng người không được thọ (đại giới):1. Ở xa không nghe. 2. Thân thể không đầy đủ. 3. Căn không hoàn bị. Không đủ y bát thuộc về phần thân thể. Người bị 13 già nạn thuộc về các căn không hoàn bị. Tiến hành tụ (yết ma) có ba trường hợp: 1. Biệt chúng. 2. Bạch không thành tựu. 3. Yết ma không thành tựu. Ðây gọi là ba. Ðuổi hẳn cũng có ba: 1. Tỳ kheo ny đem thân mình vu báng người khác (phạm giới Ba-la-di) như tỳ kheo ny Từ Ðịa. 2. Sa di phá hoại sa di (bằng cách) hành dâm vào hậu môn người kia. 3. Nói làm việc dâm dục không chướng ngại đạo pháp. Ðây gọi là ba tội bị đuổi hẳn. Một lời nói cũng có ba: một (lời) yết ma, cả ba người đồng thời đắc giới. Giới trộm có ba tội: trộm năm tiền phạm Ba-la-di; bốn tiền phạm Thu-lan-giá; ba tiền xuống đến một tiền phạm Ðột-cát-la. Giới dâm có bốn tội: 1. Với nữ căn, Ba-la-di. 2. Với tử thi người nữ hư rã một nữa, Thu-lan-giá; 3.không tiếp xúc bốn bên (căn người nữ) Ðột-cát-la. 4.Tỳ kheo ny làm nam căn giả đưa vào trong căn mình, Ba-dật-đề. Ðây là bốn tội. Giết chặt bỏ hẳn cũng có ba: giết người, Ba-la-di; chặt cây cỏ, Ba-dật-đề; tự cắt bỏ nam căn,Thu-lan-giá. Ðây là ba nhân phạm tội. Vứt bỏ có ba: 1. Có tâm cố giết nên vứt bỏ thuốc độc, nếu người bị chết (vì thuốc ấy) phạm Ba-la-di; phi nhân chết, Thu-lan-giá; súc sanh chết, Ba-dật-đề. Ðây là ba loại vứt bỏ. Lại có ba loại (vứt bỏ): tỳ kheo (làm xuất) vứt bỏ tinh, tăng tàn; vứt bỏ đại tiểu tiện trên cỏ sống, Ba-dật-đề; vứt bỏ (đại tiểu tiện) trong nước, trên đất sạch, Ðột-cát-la. Khạc nhổ cũng như vậy. Ðây là ba tội về vứt bỏ. Ba-dật-đề và Ðột-cát-la: giáo giới tỳ kheo ny đến chiều tối, phạm Ba-dật-đề. Trước thuyết pháp, sau thuyết bát kính pháp, phạm đột cát la. Có bốn quy định (theo lời) Phật dạy: 1. Phòng ở; 2. Giới; 3. Làm đúng pháp; 4. Không làm đúng pháp. Cho y có hai loại tội: cho y đến tỳ kheo ny đầy đủ giới không bà con, phạm Ba-dật-đề, cho y đến tỳ kheo ny không đầy đủ giới, phạm Ðột-cát-la. (Ny) không đầy đủ giới là ny chỉ được tỳ kheo ny bạch tứ yết ma nhưng chưa được đại tăng bạch tứ yết ma. Ðây là hai tội về cho y. Ba la đề có tám: là tám Ba-la-đề Ðề-xá-ny của tỳ kheo ny. Ba-dật-đề, Ðột-cát-la: tỳ kheo ny xin hạt giống phạm Ba-dật-đề; khi ăn, Ðột-cát-la. Ði có bốn tội: tỳ kheo cùng hẹn đi với người nữ, khi bắt đầu đi, Ðột-cát-la; đến thôn xóm, phạm Ba-dật-đề. Tỳ kheo ny đi một mình, phạm Thu-lan-giá; đến thôn xóm, phạm tăng tàn. Ðứng có bốn tội: tỳ kheo ny và đàn ông đứng ở chỗ khuất, phạm Ba-dật-đề; xa ngoài tầm tay, Ðột-cát-la. Tỳ kheo ny nào khi trời rạng sáng mà không đi theo bạn, ở trong tầm tay, phạm Thu-lan-giá; ở ngoài tầm tay, phạm tăng tàn. Ngồi và ngủ cũng như vậy. Ba-dật-đề có năm: bơ, dầu, đường, cục mật, mỡ (đựng) riêng từng lọ, nhận lấy để quá bảy ngày, dùng bị năm Ba-dật-đề. Loại ấy chẳng phải một hạng: bơ, mật v.v... Chẳng phải trước hay sau: nhận lấy (các loại trên) (nhiều lần) để tập trung một chỗ và dùng một lúc, đều bị tội. Có chín Ba-dật-đề: xin chín thứ thức ăn ngon bị chín tội Ba-dật-đề. (Loại) Tội ấy chẳng phải là do một thứ: về hình thức bơ, dầu, cá, thịt khác nhau. Tất cả đều sám hối bằng khẩu nghiệp: chín tội Ba-dật-đề ở trên, dùng chung một lời (văn) sám hối thì được hết tội. (Ðối với) năm loại Ba-dật-đề: nói ra tên họ để sám hối, liệt kê tên tội để sám hối. (Ðối với) chín loại Ba-dật-đề: gồm chung lại một loại để sám hối và nêu tên tội ra để sám hối. Lần thứ ba bị ba tội: tỳ kheo ny nào theo kẻ bị cử tội, được can gián ba lần mà không bỏ, phạm Ba-la-di. Tỳ kheo bị tăng can gián ba lần không bỏ, phạm tăng tàn. Tỳ kheo và tỳ kheo ny có ác kiến, được can gián ba lần mà không bỏ, Ba-dật-đề. Do ăn bị sáu tội: Thế nào là sáu? 1. Vì thức ăn nên tự xưng đắc pháp thượng nhân.Ðây là sáu tội do thức ăn. Ăn đúng giờ có ba tội: 1. tỳ kheo ăn thịt người, phạm Thu-lan-giá.Vì năm món ăn mà bị tội: Biết người đàn ông có tâm ô nhiễm, tỳ kheo ny xin họ được thịt người, tỏi, thức ăn ngon, thịt voi ngựa; nhận thức ăn của đàn ông có tâm ô nhiễm, phạm Tăng tàn; ăn thịt người phạm Thu-lan-giá; ăn tỏi phạm Ba-dật-đề; xin thức ăn ngon phạm Ba-la-đề Ðề-xá-ny; ăn thịt voi ngựa... phạm Ðột-cát-la. Ðây gọi là tội do năm loại thức ăn. Tất cả quá ba lần: tỳ kheo ny theo kẻ bị cử tội, can gián lần thứ nhất mà không bỏ, Ðột-cát-la; yết ma lần thứ nhất mà không bỏ, Thu-lan-giá; yết ma lần thứ ba mà không bỏ, Ba-la-di. Ðây là ba loại tôi do ba lần can gián. Phạm tội có năm chỗ: tỳ kheo ny theo kẻ bị cử tội, tác bạch xong, không bỏ, Ðột-cát-la; yết ma lần thứ nhất xong, không bỏ, Thu-lan-giá; yết ma lần thứ ba xong, không bỏ, Ba-la-di. Nếu muốn phá tăng, can gián ba lần không bỏ, tăng tàn. Có ác kiến, được can gián ba lần không bỏ, Ba-dật-đề. Ðây gọi là năm tội. Khéo đáp tội có năm: tỳ kheo, tỳ kheo ny, thức xoa ma na, sa di, sa, di ny, cả năm chúng đều có tội khi can gián ba lần mà không bỏ. Tránh sự cũng có năm: năm chúng (xuất gia) đều có bốn tránh sự. Sự việc (bàn) luận lại có năm: tránh sự do sự bàn luận của năm chúng. Dùng năm pháp để diệt: năm chúng diệt tránh sự của năm chúng. Thanh tịnh có năm loại: năm chúng phạm tội (mà biết) sám hối (thì đều) được thanh tịnh. Trong ba chỗ (trường hợp) thành thiện: chỗ của tăng, chỗ của chúng, chỗ của bạch y. (Cả) ba chỗ đều thanh tịnh, được gọi là thiện. Thân nghiệp về đêm có hai tội: tỳ kheo ny và đàn ông cùng nhau vào phòng ban đêm, thân cận trong tầm tay phạm Ba-dật-đề, ngoài tầm tay phạm Ðột-cát-la. Thân nghiệp về ban ngày có hai tội: ban ngày, tỳ kheo ny cùng đàn ông ở chỗ khuất, thân cận trong tầm tay, Ba-dật-đề; ngoài tầm tay, Ðột-cát-la. Khi thấy, bị một tội: tỳ kheo cố nhìn căn của người nữ, phạm tội Ðột-cát-la. Xin thức ăn bị một tội: tỳ kheo không bệnh, không được xin thức ăn (ngon) cho mình, (nếu xin được) phạm Ðột-cát-la. Thấy (biết) ăn có tám hạng: trong phần kiền độ Câu Diệm Di đã nói rõ. Y (chỉ) vào người khác để thành sám hối: sự sám hối của năm chúng xuất gia cần phải nhờ vào người khác để mà sám hối. Bị đuổi đi có ba: 1. Che dấu (tội lỗi). 2. Không chịu sám hối. 3. Aùc kiến. Hành động tốt bốn mươi ba pháp: người bị đuổi mà thi hành bốn mươi ba pháp thì được vào chúng, không hành pháp này không được nhập chúng. Nói dối có năm tội: Ba-la-di, Tăng tàn, Thu-lan-giá, Ba-dật-đề, Ðột-cát-la. Pháp bảy ngày có hai: Một, thuốc bảy ngày, thọ pháp bảy ngày đi ra ngoài cương giới. Ðây gọi là hai. Mười hai Ðề-xá-ny: tỳ kheo ny có tám Ba-la-đề Ðề-xá-ny, tỳ kheo có bốn pháp Ba-la-đề Ðề-xá-ny hợp lại là mười hai. Sám hối lại có bốn: Ðề bà Ðạt đa (Devadatta) sai ngươì hại Phật, cúng dường A Nâu Lâu Ðà (là) Ưu Ba ly Ly xa tử, bị chúng tăng tác yết ma phú bát. Tỳ kheo Sa bà Ca, bốn người này cùng đến Phật xin sám hối. Nói dối có tám phần (quán): sinh tâm muốn dối, miệng nói ra lời dối, nói dối xong, biết là nói dối, che dấu sự hiểu biết, nói ra việc khác, người nghe hiểu rõ lời muốn nói, với tâm tà vạy. Ðây gọi là phần (quán). Bố tát (ngày trai giới) cũng có tám: tám giới. Sứ giả cũng có tám: Ðiều đạt dùng phi pháp muốn phá tăng, tăng sai người đầy đủ tám đức đến bảo rằng hành động của Ðiều Ðạt là phi Phật pháp tăng , đây chỉ là hành động (riêng) của Ðiều Ðạt. Ngoại đạo có tám pháp: ngoại đạo muốn xuất gia, hành tám pháp Ba lị bà sa là: không đi đến năm nơi không nên đi đến, nghe khen ngợi Phật, pháp, tăng thì hoan hỷ. Tám lời thọ giới: tỳ kheo ny bạch tứ yết ma (rồi đến) tỳ kheo bạch tứ yết ma. Ðứng dậy cung kính cũng có tám: tám kính pháp của tỳ kheo ny. Chuẩn bị chỗ ngồi cũng có tám: khi đại chúng tập họp, tám vị thượng tọa ngồi theo thứ tự, các vị còn lại tùy theo đó mà ngồi. Tám pháp giáo giới cho ny: tỳ kheo nào có tám đức mới được nhận việc giáo giới cho tỳ kheo ny. Không nên lễ bái mười hạng người tỳ kheo ny, thức xoa ma na, sa di, sa di ny, ưu bà tắc, ưu bà di bị phạm giới, người ngủ, người đang ăn, người đang đại tiểu tiện, người đang xỉa răng. Không nên chấp tay chào với mười hạng người trên. Có mười Ðột-kiết-la: nếu lễ bái hay chấp tay chào mười hạng người trên thì bị tội Ðột-kiết-la. Dùng y lại có mười: cho phép được mặc mười loại y. Mười hai hành động bất thiện: bạch không đúng, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng. Trong pháp bạch yết ma có bốn phi pháp; trong pháp bạch nhị yết ma có bốn phi pháp; trong pháp bạch tứ yết ma có bốn phi pháp. Bốn phi pháp trong ba trường hợp yết ma gom lại là mười hai phi pháp. Chú Giải Luật Thiện Kiến - Quyển 18 - Bắt đầu dịch 01/06/1997
TÂM HẠNH Nguyện hồi hướng công đức của pháp bảo này đến tất cả hữu tình và Phật sự này được viên mãn. Cầu an cho các Phật tử hỗ trợ công tác phiên dịch này: - Quốc Hưng, pd Nguyên HạnhLuôn luôn an lạc như ý trong hào quang của Tam bảo. -ooOoo- |