Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang Chủ]


Chú Giải Luật Thiện Kiến
Hán dịch: Tăng-già-bạt-đà-la - Việt dịch: Tỳ kheo Tâm-Hạnh


 
Quyển thứ mười hai
(tiếp theo)

-ooOoo-

Tiếp theo mười ba pháp,
Về ý nghĩa mười ba,
Các vị tự hiểu lấy.
Pháp tăng -tàn (Sanghàdisesa).
Bấy giờ, đức Thế tôn đang đến ở (cư trú) tại thành Xá-vệ.

Bấy giờ, chỉ cho thời gian đức Phật chế định giới luật cho các đệ tử thanh văn, chứ không phải là thời gian theo thế gian. Ðến ở (tại) có bốn. Ðó là: đi, đứng, ngồi, nằm. Căn cứ vào bốn pháp này nên gọi là đến ở (cư trú). Như người đời nói rằng vua đi ra ngoài đến chổ vui chơi để đi, đứng, nằm, ngồi (ở đó); đức Phật đến ở nước Xá-vệ cũng như vậy.

Xá vệ là tên của đạo sĩ. Ngày xưa, có đạo sĩ cư trú ở vùng này. Vị vua thời bấy giờ thấy được sự tốt đẹp của vùng đất này nên đến xin đạo sĩ để lập quốc, và lấy tên của đạo sĩ là Xá-vệ. Như thành Vương-xá, ngày xưa có vua Chuyển-luân, nhiều đời thay nhau trú ở thành này nên có tên là Vương Xá; Xá-vệ cũng như vậy. Xá-vệ còn có nghĩa là Có-nhiều. Có nhiều nghĩa là gì? Trân bảo những các vật quý hiếm của các nước đều quy tụ về nước này, nên tên là Có-nhiều.

Thành Xá-vệ rất đẹp,
Người xem không biết chán,
Mười tiếng nhạc vang lừng.
Trong có tiếng ăn uống.
Phồn thịnh nhiều của quý,
Như cung trời Ðế thích.
Ca-lưu-đà (Làludàyi) là tên của vị tỳ-kheo.

Ý dâm dục bùng cháy, là bị lửa dâm dục thiêu đốt nên nhan sắc tiều tụy, thân thể hao gầy.

Pháp sư nói: - Các câu văn tiếp theo dễ hiểu, không cần giảng giải. Nếu có chổ nào khó hiểu, tôi sẽ giảng giải.

Ý loạn ngủ nghỉ vì tâm ý không ổn định nên ngủ nghỉ như vậy. Nếu ngủ ban ngày thì trước hết phải nghĩ đến bây giờ là lúc nào, và lúc nào sẽ thức dậy. Như trong kinh có nói rằng Phật bảo các tỳ-kheo: sau khi tắm rửa, nếu các ông muốn ngủ, hãy suy nghĩ rằng ta sẽ thức dậy khi tóc chưa khô. Nên ngủ (với thời gian và suy nghĩ) như vậy. Về ban đêm, cũng phải biết khi mặt trăng đến chổ... ta sẽ thức dậy. Nếu không có trăng thì sao đến chổ... ta sẽ thức dậy. Trước tiên phải niệm Phật, và tùy theo tâm mà chánh niệm về mỗi pháp trong mười thiện pháp (thập niệm) rồi sau đó mới ngủ.

Nhưng tỳ-kheo ngu si này không niệm như vậy mà ngủ, bị sắc dục trói buộc sai khiến nên lộng âm xuất bất tịnh (Asuci-tinh).

Trừ trong mộng, pháp sư nói: - Trong bản luật có nói trừ trong mộng. Lộng âm và mộng đều xuất tinh, tại sao trừ mộng?

Ðáp: - Ðức Phật quy chế giới căn cứ thân nghiệp chứ không quy chế trên ý nghiệp, nên trong mộng không có tội. Như trong luật bản, đức Phật bảo các tỳ-kheo rằng các ông nên thuyết giới như thế này: Tỳ-kheo nào cố ý lộng âm xuất tinh, phạm tăng-già-bà-thi-sa (Sancetanikà - Sukhavissatthi- sanghàdiseo).

Xuất tinh, vì thích thú cố làm và biết rõ tinh xuất ra, không có tâm xấu hổ, e sợ.

Tinh, theo trong luật có bảy loại, tỳ-bà-sa (sách chú giải) giải thích rộng có mười loại. Mười loại ấy là: xanh, vàng, đỏ, trắng, gỗ, màu da, màu dầu, màu sữa, màu lạc, màu tô.

Tinh ra khỏi chổ cũ, chổ cũ này tính ở chổ eo lưng. Lại có người nói không phải vậy mà toàn thân đều có tinh, chỉ trừ ở tóc, móng, da khô.

Nếu tinh rời khỏi vị trí cũ, đến niệu đạo hay không đến và xuất ra với dung lượng đủ làm no một con ruồi (E-kà khuddakamakkhikà piveyya), thì cũng phạm tội tăng-già-bà-thi-sa. Nếu do trời nóng, làm việc, đi lại, vận động, hay bệnh tật mà tinh tự xuất thì không phạm.

Có bốn trường hợp mộng:

1. Bốn đại chủng không điều hòa.
2. Sự việc đã gặp.
3. Do chư thiên.
4. Mộng tưởng.
Hỏi: - Thế nào là mộng do bốn đại không điều hòa?

Ðáp: - Khi ngủ, mộng thấy núi lở, hoặc bay lên không trung, hoặc bị cọp, sói, sư tử rượt. Ðây là mộng do bốn đại không điều hòa, cảnh hư vọng không thật.

Mộng do trước đây đã thấy, như ban ngày thấy trắng, đen, nam, nữ, đêm đến mộng thấy lại nên gọi là do thấy trước. Mộng này hư dối không thật.

Mộng do chư thiên, có vị thiên là thiện tri thức, có vị thiên là ác tri thức. Nếu là thiện tri thức thiên thì hiện ra mộng thiện làm cho người (nằm mộng) được điềm thiện. Aùc tri thức làm cho người bị ác tưởng nên hiện ra ác mộng. Mộng này có thật.

Mộng do tưởng, tiền thân người này hoặc có phước đức, hoặc có tội. Nếu có phước đức thì hiện ra mộng thiện, có tội thì hiện ra mộng ác. Như giấc mộng của mẹ Bồ-tát khi ngài vào thai mẹ (Bodhisattassa màtà viya puttapatilàbhãni- mittam). Bà mộng thấy voi trắng từ cung trời Ðao-lợi giáng hạ và nhập vào hông bên phải của mình. Ðây là mộng tưởng.

Nếu mộng thấy lễ Phật, tụng kinh, trì giới, bố thí, làm các việc công đức thì cũng là mộng tưởng.

Pháp sư nói: - Loại mộng này, lúc đang mộng có thể phân biệt được nên không phải là (mộng) tưởng phải không?

Ðáp: - Cũng không ngủ, cũng không thức. Vì nếu nói ngủ mà thấy mộng thì trái với a-tỳ-đàm (luận). Nếu nói thức mà thấy mộng, thấy biết đang hành dục thì trái với luật.

Hỏi: - Có gì trái?

Ðáp: - Nếu mộng thấy hành dục (mà có tội) thì không ai thoát tội cả. Lại nữa, trong luật có nói trừ trong mộng vô tội.

Hỏi: - Nếu như vậy thì loại mộng này không có thật? 

Ðáp: - Không phải không thật. Vì sao? Như là con khỉ ngủ. Trong kinh có nói rằng Phật bảo: này đại vương, người thế gian mộng cũng như con khỉ ngủ, cho nên có mộng.

Hỏi: - Mộng là thiện hay là vô ký?

Ðáp: - Cũng có lúc thiện, lúc ác, lúc vô ký. Nếu mộng lễ Phật, nghe pháp, nói pháp là công đức thiện. Nếu mộng sát sinh, trộm cướp, gian dâm là mộng bất thiện. Nếu mộng thấy màu đỏ trắng xanh vàng là mộng vô ký.

Hỏi: - Nếu như vậy thì có thọ quả báo không?

Ðáp: - Không thọ quả báo. Vì sao? Vì tâm (ý) nghiệp quá yếu ớt nên không (đủ sức) để đưa đến quả báo. Thế nên trong luật nói rằng chỉ trừ trong mộng.

Tăng-già-bà-thi-sa: tăng-già chỉ cho Tăng; bà nghĩa là bắt đầu; thi-sa nghĩa là tàn (phần cuối cùng) còn lại.

Hỏi: - Tại sao gọi tăng là bắt đầu (sự việc)?

Ðáp: - Tỳ-kheo này đã phạm tội, nếu muốn thanh tịnh thì đi đến gặp tăng chúng, và việc đầu tiên là tăng cho pháp ba-lợi-bà-sa (parivàsa- biệt trú ) nên gọi là bắt đầu. Sau khi cho (và hành) pháp ba-lợi-bà-sa xong, lại cho thi hành sáu đêm ma-na-đỏa (Mànatta- ý hỷ, hoan hỷ) đó là khoảng giữa. Giai đoạn cuối cùng (tàn) là cho pháp a-phù-ha-na (Abbhàna- xuất tội) Do đó, được gọi tăng-già-thi-sa.

Pháp sư nói: - Chỉ cần hiểu đúng ý nghĩa chứ không cần nghiên cứu về văn tự. Tội này chỉ có tăng mới (chữa) trị được, chứ một hay hai ba người thì không làm gì được, nên gọi là tăng-già, bà-thi-sa. Nếu bị tội cố ý làm xuất tinh, phải biết tướng trạng khi tạo phương tiện (để phạm tội.

Phải biết phương tiện nghĩa là (biết) ta đang xuất sắc (chất) bên trong ra, muốn xuất ngoại sắc, xuất cả nội và ngoại, với cử động trong khoảng không, làm phương tiện như vậy nên gọi là phương tiện. Thời gian (nam căn) phát khởi, có năm trường hợp: một là khi dục nổi lên, hai là mắc đại tiện, ba là tiểu tiện, bốn là gió động, năm là bị trùng tiếp xúc.

Khi dục nổi lên thì nam căn cương cứng xử dụng được, qua thời gian này thì không cương nữa. Bốn trường hợp kia cũng như vậy. Lại nữa vào buổi sáng, giữa trưa, chiều và tối cũng gọi là thời gian (nam căn phát khởi) trừ bị bệnh.

Như vậy có mười câu, bắt đầu là câu màu xanh, cũng có mười. Trong luật có nói rằng bắt đầu là niệu đạo (ống dẫn) nội sắc và ngoại sắc, tiếp xúc nhau gây cảm giác (thích thú). Tác động trong khoảng không, không có nội hay ngoại sắc, vì tự hành động (tạo thích thú) nên bị tội.

Trùng, loại trùng này thân có lông (tức là con ghẻ, - người dịch) gây cảm giác ngứa làm (căn) khởi lên và xử dụng (căn gây cảm giác) được. Nếu (xuất tinh) để làm thuốc, bố thí, cúng tế, thí nghiệm, cầu sinh thiên, cấy giống, với những trường hợp này đều bị tội. Nếu cố ý mà tinh xuất ra ngoài thì phạm tăng-già-bà-thi-sa. Nếu cố ý làm xuất tinh mà tinh không xuất thì không bị tội. Nếu tinh tự xuất chứ không do cố ý thì cũng không bị tội.

Pháp sư nói: - Câu tiếp theo dễ hiểu. Tỳ kheo nào phạm tội, đến gặp vị luật sư.

Vị luật sư nên hỏi theo trình tự: trước hết phải ra lệnh (cho đương sự) không được nói lời che dấu, như ra lệnh rằng ta như thầy thuốc, ông như người bệnh, nếu đau đầu mà nói dối là đau chân thì thầy thuốc có cho thuốc bệnh cũng không hết. Và vị luật sư lại quở trách rằng thầy (thuốc) không xét cho đúng thì không biết cách cho thuốc. Thế nên, ông phải nói rõ với tôi từng sự việc. Nếu trọng thì kết tội trọng, nếu khinh thì kết tội khinh. Trước hết, vị luật sư phải xem xét mười một trường hợp dâm dục và mười một phương tiện.

Hỏi: - Mười một trường hợp dục là gì?

Ðáp:

1. khoái lạc khi muốn xuất tinh.
2. khoái lạc khi đang xuất tinh.
3. khoái lạc khi đã xuất.
4. khoái lạc với sự dâm dục.
5. khoái lạc vì tiếp xúc.
6. khoái lạc khi ngứa.
7. khoái lạc khi thấy.
8. khoái lạc khi ngồi.
9. khoái lạc khi nói.
10. khoái lạc nơi gia đình thân ái.
11. khoái lạc khi bẻ cây.
Thích thú muốn xuất tinh, tỳ kheo nào khi dục nổi lên, tâm ham muốn, muốn cảm giác thích thú nên cố xuất tinh. Tinh xuất thì phạm tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu cố làm mà tinh không xuất, phạm thu-lan-dá. Tỳ-kheo nào nằm ngủ với tâm tưởng đến dục, trước tiên tạo phương tiện dùng đùi kẹp chặt căn, hay dùng tay nắm căn, tưởng đến việc dục rồi ngủ, (do đó) nên nằm mộng và xuất tinh, phạm tội tăng-già-bà-thi-sa. Nếu dục phát sinh thì quán bất tịnh để diệt dục ấy đi, ngủ với tâm thanh tịnh không cấu trược mà bị mộng xuất tinh thì không có tội. Ðây gọi là ưa thích muốn xuất tinh.

Thích thú khi xuất tinh, tỳ-kheo nào mộng thấy làm việc dâm dục, ngay khi xuất tinh thì thức dậy nhưng không tác động vào căn (để xuất tinh nữa) thì không có tội. Nếu khi tinh xuất, người này có tác động vào căn thì có tội. Nếu ngay khi tinh xuất, vị ấy với suy nghĩ đừng cho (tinh làm cho) dơ bẩn y, chiếu, không muốn cho chảy ra nên dùng tay nắm chân căn để đưa tinh ra ngoài (các chổ khác để giặt) thì vô tội. Nếu có tâm thích thú thì bị tội. Ðây gọi là thích thú ngay khi xuất tinh.

Sau đó, không tiếp xúc với căn nữa thì vô tội. Nếu muốn khoái lạc nên tiếp tục lộng âm cho xuất tinh thì bị tội. Ðây gọi là thích thú sau khi xuất tinh.

Thích thú vì sự dâm dục, tỳ-kheo nào khi dục nổi lên, nắm lấy người nữ mà tinh xuất thì vô tội. Tại sao? Vì bị đối tượng dâm (chi phối) nên chỉ phạm tội đột-cát-la. Nếu đi vào đúng cảnh giới (căn) của người nữ thì phạm tội ba-la-di. Nếu nắm (người nữ) rồi lại thích thân thể mềm trơn, nhưng không đi đúng vào phạm tướng của ba-la-di, tinh xuất ra thì phạm tội tăng tàn. Ðây gọi là khoái lạc do ham muốn.

Khoái lạc do tiếp xúc. Có nội xúc và ngoại xúc. Nội xúc là đưa tay rờ thử là cứng hay mềm. Do sự tiếp xúc này nên xuất tinh thì không phạm. Nếu có ý thích thú muốn xuất thì bị tội, đây là nội xúc. Ngoại xúc là tỳ-kheo với tâm dâm dục tiếp xúc thân người nữ: nếu vì bồng hay xúc chạm chổ mềm trơn mà bị xuất tinh thì không phạm nhưng vuốt ve (vì khóai lạc nên xuất tinh) thì bị tội tăng tàn. Nếu ưa thích tiếp xúc và ưa thích sự khoái lạc nên xuất tinh thì đều phạm tội.

Khoái lạc vì ngứa, do ghẻ, lác, vi khuẩn gây cảm giác nên nam căn khởi lên, dùng móng tay gãi ngứa nên bị xuất tinh thì vô tội. Nếu căn đã khởi lên, nhân đó tác động cho xuất tinh thì phạm tội.

Khoái lạc do thấy, tỳ kheo nào căn khởi lên do thấy nữ căn, mà nhìn kỹ nên xuất tinh, không phạm tội tăng-tàn mà phạm tội đột-cát-la. Nếu thấy rồi, lại tác động căn cho xuất tinh thì phạm tăng-tàn. Ðây gọi là khoái lạc do thấy.

Khoái lạc do ngồi, tỳ-kheo cùng người nữ ngồi chổ vắng, cùng nói chuyện nên xuất tinh, không bị tội này, nhưng vì cùng ngồi chổ vắng với người nữ nên bị tội khác. Nếu đang ngồi mà tâm dục nổi lên, nhân đó cử động eo lưng (cho xuất tinh) thì phạm tội tăng-tàn. Ðây gọi là khoái lạc do ngồi.

Khoái lạc do nói ở chổ vắng, cùng người nữ nói chuyện như hỏi rằng căn của cô thế nào đen hay trắng, mập hay gầy. Nếu do nói chuyện mà xuất tinh thì vô tội nhưng vì nói lời thô tục nên phạm tội tăng-tàn. Nếu nói lời khoái lạc mà xuất tinh có tác động của tâm nên hành động thì phạm tăng-tàn. Ðây là khoái lạc do lời nói.

Khoái lạc do thân ái gia đình, tỳ-kheo trở về nhà thí chủ (cha mẹ mình) với ý nghĩ đây là mẹ, là chị em nên đưa tay vuốt ve, hoặc ôm bị xuất tinh thì không phạm. Do xúc chạm nên phạm tội đột-cát-la. Nếu cố ý nên vuốt ve để xuất tinh thì phạm tội. Ðây gọi là khoái lạc do thân mến gia đình.

Khoái lạc do sự bẻ cây cối, trai và gái thề hẹn nhau, dùng hương hoa trầu câu để làm quà tặng qua lại với nhau, nói rằng lấy vật này để kết thân. Tại sao? Hương, hoa, trầu cau đều từ cây cối mà có nên gọi là sự bẻ cây. Nếu người nữ đáp rằng qùa tặng rất tốt, qùa của đại đức tặng rất thơm và đẹp, em sẽ tặng quà lại sau để thầy nhớ đến em. Nghe nói như vậy, tỳ-kheo nổi dâm dục lên nên xuất tinh thì không phạm. Nếu vì vậy mà cố ý làm xuất tinh thì phạm. Lại nữa, nhân đó cố làm mà không xuất tinh thì phạm thu-lan-dá.

Pháp sư nói: căn cứ mười một trường hợp này, sau khi vị luật-sư xem xét rõ ràng rồi và (biết) có tội hay không tội, khinh hay trọng. Nếu khinh thì nói khinh, trọng thì nói trọng, như pháp trị phạt được nói trong luật. Ai làm được như vậy thì tốt. Như thầy thuốc giỏi xem xét các bệnh và cho thuốc tỳ theo bệnh. Người bệnh hết bệnh thì thầy thuốc được thưởng.

Ðầu tiên có ý muốn xuất tinh (nhưng không lộng âm), nghĩa là tâm muốn xuất tinh nhưng không lộng âm và không tác động nam căn mà tinh xuất ra thì không phạm.

Nếu rờ nắm, gãi (nam căn) nhưng không cố ý làm xuất tinh thì không phạm. Nếu có ý muốn xuất tinh thì có tội.

Trừ trong mộng, tỳ-kheo nào mộng thấy hành dâm với người nữ, hoặc mộng thấy ôm nhau, ngủ với nhau. Tuần tự những việc dâm dục như vậy, ông hãy biết rõ, nếu xuất tinh thì không phạm tội. Nếu khi đang xuất tinh mà thức dậy, nhân đó lại muốn thích thú với sự xuất tinh nên dùng tay nắm căn hay hai đùi kẹp căn lại thì phạm. Thế nên tỳ-kheo có trí tuệ nếu nằm mộng thì cẩn thận chớ cử động hưởng ứng. Nếu khi xuất tinh vì sợ dơ bẩn y, chiếu nên lấy tay nắm (căn) đi đến chổ rửa thì không phạm. Nếu căn bị ghẻ, bị vết thương nên thoa dầu, hoặc xức thuốc...không thích thú nhưng tinh bị xuất ra thì không phạm tội. Người điên cuồng bị xuất tinh thì không phạm tội. Người phạm đầu tiên và khi chưa chế giới thì không phạm tội.

Hết pháp tăng-già-bà-thi-sa thứ nhất.

(Samauta- pàsadikàya- vinayasamvannanàya- sukkavisathis kkhàdàpavannanà-nitthità)




Pháp tăng-tàn thứ hai (Sanghàdisesa.2)

Bấy giờ, đức Phật ở tinh xá Cấp-cô-độc viên, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Pháp sư nói: - Ý nghĩa này đã giải thích ở trước, đây là văn từ của giới xúc chạm. Có chổ nào khó hiểu, tôi sẽ giải thích.

Ở nơi trú xứ a-lan-nhã, đây không thật sự là a-lan-nhã. Gọi là không thật sự vì là ở trong rừng phía sau tinh xá.Chổ ở của tỳ-kheo này bốn mặt có phòng và giữa có nội thất, được trang hoàng rực rỡ với những vật trang trí xinh đẹp tinh xảo bên trong phòng để phục vụ cho sự ham muốn của riêng mình chớ không phải để tư duy thiện pháp.

Mở một cửa sổ, nếu mở một cửa (sổ) thì các chổ khác đều tối lại . Nếu mở những cửa khác ra và đóng cửa này lại thì chổ này cũng tối.

Nói như vậy xong, cô gái bà-la-môn suy nghĩ: ý bà-la-môn này muốn xuất gia.

(Việc) cần che đậy mà lại nói ra, nghĩa là (cô ta) nói việc ấy ra thì muốn ngăn chận ý muốn xuất gia của bà-la-môn kia.

Tại sao vị cao đức mà lại làm việc xấu như vậy?

Cao đức là vị dòng họ sang trọng đức hạnh cao quý, cũng gọi là dòng họ giàu có cao quý.

Nữ là phụ nữ đã có chồng, hoặc chưa có con.

Dâm dục (otinna) làm tâm biến loạn, nghĩa là dâm dục nhập vào thân cũng như quỷ dạ xoa nhập vào tâm, cũng như con voi bị lún trong bùn không thể ra khỏi. Dâm loạn là tâm ý thay đổi và bám chặt theo đối tượng, không còn tàm quý, hoặc tâm thay đổi theo dục hoặc dục thay đổi theo tâm. Do đó, trong luật-bản nói có nói rằng dâm loạn làm thay đổi tâm ý, tâm liền bị nhiễm trước, cũng gọi là bám chặt do luyến ái, vì thân xúc chạm nhau, bám chặt lấy nhau.

Mới sinh tức là vừa sinh ra, đứa bé mới sinh thân còn ướt chưa khô, nếu cố xúc chạm thân nó (với tâm dâm dục) cũng gọi là phạm tăng-tàn. Nếu vượt qua phạm vi (giới) này thì phạm ba-la-di. Nếu cùng ở một chổ vắng thì phạm ba-dạ-đề. Ðối với trẻ mới sinh mà còn (bị phạm) như vậy, huống chi với người lớn.

Bắt đầu là nắm tay, xúc chạm phần mềm trơn, đây là hành động xấu. Do đó, trong luật bản nói rằng hoặc nắm tay.

Pháp sư nói: - Tôi sẽ nói rõ về tay, bắt đầu là khủy tay, cho đến móng tay đều gọi là tay. Có chổ nói rằng từ cánh tay đến móng tay cũng gọi là tay.

Tóc, chỉ cho tóc không có xen với loại khác.

Kết là búi tóc. Tạp tơ là tóc kết với tơ năm màu hòa lẫn với tóc và với hoa chiêm-bặc vv...

Tóc xen lẫn với vàng bạc, hoặc đồng tiền vàng hay bạc, hoặc hoa vàng, hoa bạc, và các loại trang sức quý báu khác đều gọi là xen lẫn với vàng bạc.

Tỳ kheo nào nắm các loại tóc như vậy đều phạm tăng tàn. Nếu tỳ-kheo nói rằng tôi chỉ nắm (vật) xen lẫn với tóc, thì không bị tội này. Nếu tỳ-kheo nắm lấy một sợi tóc (trên đầu phụ nữ) cũng bị phạm tăng tàn.

Ngoài tóc và tay ra xúc phạm chổ khác đều gọi là hần mềm mướt. Tỳ-kheo nào xúc phạm một phần nào thân thể của người phụ nữ, đều bị phạm tăng-tàn. Giới xúc chạm này, hoặc nắm tay, nắm tóc, xúc chạm chổ mềm (mại) mướt thì phân biệt có mười hai chổ. Sau đây, tôi sẽ trình bày.

Thứ nhất là nắm, xúc chạm. Trong luật-bản nói rằng nắm (là) không vuốt ve xúc chạm; không nắm và không vuốt ve thì gọi là tiếp xúc. Nắm nghĩa là giữ chặt lấy một chổ, gọi nắm các câu khác dễ hiểu. Nay, giải rõ những câu văn này.

Ðối với nữ tưởng là nữ: với tâm dục, tỳ kheo xúc chạm thân thể người nữ, trong luật đã nói rõ. Nếu nắm thì phạm tăng-tàn. Nếu nắm rồi thả ra, nắm lại, nắm nhiều hay ít đều phạm tăng tàn.

Tỳ-kheo dùng một tay xúc chạm vào một chổ cho đến một ngày, phạm tăng tàn. Vì sao? Vì không cử động tay nhưng cố xúc chạm nên cũng phạm.

Xúc chạm bên dưới, từ đầu đến dưới chân, nắm vào (bất kỳ chổ nào) không thả ra cũng phạm một (chổ là một) tăng-tàn. Nếu thả ra rồi nắm lại, tùy theo sự nắm nhiều hay ít, mỗi lần một tăng-tàn.

Xúc chạm ở trên, từ chân đến đầu cũng như vậy.

Cúi xuống xúc chạm, đầu tiên nắm tóc người nữ, rồi cúi đầu xuống ngửi (hôn lên tóc) tùy theo mỗi hành động tiếp xúc nhau, phạm mỗi tăng-tàn. Kéo lôi, là lôi kéo vào thân mình. Ðãng là buông thả, xô đẩy ra.

Nắm dẫn đi, nắm (thân thể) người nữ đi xa một do tuần, không thả tay, phạm một tăng-tàn.

Nếu thả ra rồi nắm lại, cứ mỗi lần nắm là một tăng-tàn.

Nếu nắm cách y, cách vật trang sức (Abharana), phạm thu-lan-dá.

Nếu nắm xuyên qua y, đụng vào da thịt, phạm tăng-tàn.

(với những hành động như trên): với người nữ mà tưởng người nữ, phạm tăng tàn; nghi người nữ, phạm thu-lan-dá. Với người nữ mà tưởng là hoàng-môn, thu-lan-dá.Với người nữ mà tưởng là đàn ông, phạm thu-lan-dá. Với người nữ mà tưởng là súc sinh, phạm thu-lan-dá. Với hoàng môn mà tưởng là hoàng môn, phạm thu-lan-dá; nghi hoàng môn phạm đột-cát-la. Với đàn ông hay súc sinh mà tưởng hoàng môn, phạm đột-cát-la. Với đàn ông mà tưởng là đàn ông, phạm đột-cát-la; nghi là đàn ông, phạm đột-cát-la. Với đàn ông mà tưởng là người nữ, súc sanh thì phạm đột-cát-la. Với súc sanh mà tưởng là súc sanh, phạm đột-cát-la.

Với hai người nữ, nắm cả hai người nữ thì phạm hai tăng-tàn. Nếu nắm nhiều người nữ thì phạm nhiều tăng tàn. Nhiều người nữ cùng tập trung lại một chổ, nếu nắm tất cả, tính theo số người nữ ấy, cứ một người nữ, phạm một tăng-tàn. Nếu không nắm được vào người nữ ở giữa thì với người này, bị phạm thu-lan-dá.

Tỳ kheo nào dùng y quấn lấy nhiều người nữ và lôi kéo đi, phạm thu-lan-dá. Ðối với người nữ ở giữa không đụng với y thì phạm đột-cát-la.

Tỳ kheo dùng dây cột lấy y phục người nữ (đang mặc), phạm đột-cát-la.

Nhiều người nữ ngồi theo thứ tự với đầu gối gác lên nhau, tỳ-kheo nào nắm vào (đầu) người thứ nhất thì phạm tăng-tàn, với các cô còn lại, bị phạm đột cát la. Nếu họ cùng nắm y phục của nhau, tỳ kheo nào nắm người nữ thứ nhất thì bị phạm thu-lan-dá, với người nữ thứ hai thì bị phạm đột-cát-la, với người nữ thứ ba trở xuống thì không phạm tội.

Nếu xúc chạm vào y phục thô dày của người nữ (đang mặc) phạm thu-lan-dá.

Xúc chạm trên y phục mỏng mịn của người nữ (đang mặc) phạm tăng-già-bà-thi-sa.

Tỳ-kheo nào cùng người nữ chạm tóc với tóc, chạm lông với lông, chạm móng với móng, phạm thu-lan-dá. Tại sao? Vì tiếp xúc không có cảm giác. Pháp sư nói: dùng tóc cột nhau bị một tội hay nhiều tội. Như không mặc y phục mà nằm ngồi trên giường ghế của tăng, chạm một sợi lông vào chổ ngồi nằm thì phạm một đột-cát-la. Trường hợp này đối với người nữ không phải như trên, bị một tội thu-lan-dá, không bị nhiều tội. Xin nói lại bài kệ của cổ đức La-hán:

Xứ tưởng và dục xúc
Biết đúng không nghi ngờ
Như trong luật đã nói
Tội trọng, ông phải biết
(Vatthusannà ca ràgo ca phassam pativi- jànanà, yathà nidditthaniddese garukam tena kàraye)

Xứ, nghĩa là người nữ.

Tưởng là tưởng người nữ.

Dục là muốn xúc chạm chổ mềm mại trơn mướt (của người nữ)

Xúc là biết rõ xúc chạm thân người nữ.

Ðủ các yếu tố trên thì phạm tăng-tàn.

Nếu khác đi (không đủ yếu tố) thì phạm thu-lan-dá.

Nếu xúc chạm thân người nữ với tâm dâm dục thì phạm tăng-tàn. Nếu xúc chạm mà không có tâm dâm dục thì phạm đột-cát-la.

Nếu có người nữ nằm ngủ trùm tấm áo, tỳ-kheo muốn rờ xúc chạm áo nhưng chạm nhầm vào thân người nữ, phạm tăng-tàn.

Ðến câu chụp lấy, không tưởng là người nữ, dùng tay chụp lấy thân người nữ, phạm tội đột-cát-la.

Người nữ cùng tỳ-kheo ngồi một chổ, người nữ tâm bị tình dục chi phối, nắm lấy, rờ, chạm vào tỳ-kheo. Tỳ-kheo có tâm dâm dục cử động thân (hưởng ứng), phạm tăng tàn.

Pháp sư nói: - Tuần tự theo như vậy, đối với hoàng môn, đàn ông, súc sanh thì bị tội nặng hay nhẹ hãy biết lấy. Bị người nữ chụp lấy, tỳ-kheo có dục tâm và cảm thọ thích thú nhưng không động thân (hưởng ứng) phạm đột-cát-la.

Bị người nữ đánh, vỗ, tỳ kheo có dục tâm, thích thú, đều phạm đột-cát-la.

Với tâm dâm dục, tỳ-kheo biểu hiện hình tướng như đưa mắt (liếc), cử động thân, động tay, động chân, với những điệu bộ biểu hiện các ý tưởng dâm dục, đều phạm đột-cát-la.

Bị người nữ xúc chạm vào thân, tỳ-kheo có dục tâm nhưng không cử động thân (hưởng ứng), vô tội.

Cầu thoát, tỳ-kheo nào bị phạm hạnh nạn, nên đẩy vào, xô ra, kéo lôi, giật ra để được thoát khỏi, tất cả hành động trên, không phạm.

Nếu bị người nữ trẻ tuổi khỏe mạnh bổng nhiên ôm lấy tỳ kheo mà tỳ-kheo sức yếu không thể cử động được, phải bị tùy thuộc vào hành động của cô ta. Ðến khi sắp hành dâm, tỳ kheo tìm cách chạy và được thoát, vô tội.

Không cố (ý) nghĩa là không cố ý xúc chạm thân người nữ, hoặc khi người nữ dâng bát, dâng các món ăn, nên xúc chạm nhau, vô tội.

Vô tưởng, nghĩa là tỳ kheo không tưởng đến người nữ (ấy), vì công việc nên đi đến (việc) xúc chạm vào họ chứ không cố ý, như vậy vô tội.

Không biết, nếu người nữ dùng trang phục của đàn ông, tỳ-kheo không biết nên nắm lấy, vô tội.

Không cảm thọ, nếu nhiều người nữ cùng nắm lấy tỳ-kheo, tỳ kheo không cảm giác lạc thú, vô tội.

Các trường hợp không bị tội: Người phạm đầu tiên, lúc chưa chế giới, tâm bị cuồng điên. Hết phần giải thích giới tăng-già-bà-thi-sa thứ hai. (padabhajaniyavannanànitthità).

Sau đây là phần quy chế thêm về giới xúc chạm. (Thuộc giới này), từ thân và tâm phát sinh hai loại cảm thọ là lạc và không khổ lạc (xả thọ), gọi là hai thọ.

Nghĩ đến mẹ, vì nhớ nghĩ nên xúc chạm vào thân mẹ, phạm tội đột-cát-la; đối với chị em gái cũng vậy. Tại sao? Người nữ là oán-gia của người xuất gia. Nếu mẹ bị ngã xuống nước, tỳ kheo không nên đưa tay vào nước nắm lấy. Nếu tỳ kheo có trí tuệ nên dùng thuyền để tiếp cứu hoặc dùng tre, gỗ, dây, gậy để tiếp cứu. Nếu không có tre, gỗ, dây, gậy thì cổi y uất-đa-la-tăng để tiếp cứu. Nếu mẹ đã nắm được y rồi, tỳ kheo nên kéo lấy (mẹ theo) y. Ðến bờ, nếu mẹ vẫn còn sợ, tỳ kheo nên nói với mẹ rằng đàn-việt đừng sợ nữa, tất cả (các pháp) đều vô thường, nay đã được sống rồi, có gì đáng sợ nữa. Nếu quá suy nhược nên mẹ bị chết, tỳ kheo được tự tay tẩm liệm mẹ, vô tội; không được bỏ (thây mẹ) . Nếu mẹ bị rơi trong bùn, giếng thì cũng vậy.

Không được nắm lấy tất cả y phục đồ dùng của phụ nữ, nắm vào phạm đột-cát-la, trừ khi nhận bố thí thì được cầm lấy.

Ðối với hình tượng phụ nữ bằng tranh vẽ, gỗ hay đất sét, tỳ kheo (không được cầm vì) cầm nắm vào, bị tội đột-cát-la. Nếu của người bố thí thì được xử dụng tùy chổ. Không được nắm lấy ngũ cốc chỉ trừ gạo. Nếu đường đi ngang qua ruộng ngũ cốc thì không phạm. Ðối với mười loại (vật quý) như ngọc thật, ma-ny, xa-cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, vàng, bạc, lưu-ly, kha bối (vỏ sò dùng làm tiền tệ -- người dịch) không được cầm nắm, nếu ngọc (trai) còn dính thịt chưa làm sạch thì được nắm. Nếu tỳ kheo bị các loại bệnh, người ta cho (các vật ấy) để làm thuốc uống, xúc vết thương thì được lấy.

Ðối với san-hô, kha-bối chưa được mài sạch thì được cầm. Ðối với vàng bạc mà người ta pha chế làm thuốc thì được cầm. Nếu vàng bạc pha chế với đồng thiếc (thành vật) không có màu vàng bạc thì được cầm. Ðối với nhà của người làm bằng các loại báu, cột bằng lưu-y, xà nhà bằng bạc, quấn buộc bằng vàng, cả ngôi nhà đều làm bằng vật quý báu như vậy, tỳ kheo muốn thuyết pháp, được phép ngồi trên tòa (trong nhà ấy) vô tội.

Ðối với tất cả các loại binh khí, tỳ kheo không được cầm nắm; vật chưa hoàn thành thì được phép cầm. Nếu có người cúng binh khí, chúng tăng không được cầm và bán, được phép đập cho hư đi để dùng theo chổ thích hợp.

Tỳ kheo đến chổ chiến đấu, thấy có binh khí bị vứt bỏ, trước phải đập cho hư rồi mới được lượm lấy. Nếu được tấm thuẫn (tấm che) thì phá ra làm ván để dùng lặt vặt.

Không được cầm các loại nhạc khí, nếu chúng chưa thành hình, còn ở dạng nguyên liệu, thô sơ thì được cầm. Nếu có người cúng cho các vật ấy, được phép bán tùy ý.

Câu dạ-xoa-ny (nữ) cho đến không được nắm lấy chư thiên (nữ) ở cõi trời Tha-hóa-tự-tại: nắm họ thì phạm thu-lan-dá.

Pháp sư nói: - Các câu văn tiếp theo dễ hiểu (Samantapà sàdikàya vinayasamvan- nanàyakàyasamsaggavannanà nitthità)

Chú Giải Luật Thiện-Kiến

- Quyển 12-

-ooOoo-

Chương trước | Ðầu trang | Mục lục | Chương kế


Trở Về