Phật Lịch 2539 – 1995 TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I Thích Đồng Bổn Chủ biên Th nh Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn h nh |
(1951-1956) Đây là giai đoạn đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Phật giáo, sau bước khởi đầu của phong trào chấn hưng. Chính trị, xã hội đất nước trong giai đoạn này có nhiều biến động : sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng đấu tranh giữ gìn một Nhà nước độc lập tự chủ đầu tiên hình thành từ năm 1945, và sự trở lại của thực dân dưới hình thức chính phủ bảo hộ để củng cố quyền lực, đàn áp cách mạng, hạn chế sự phát triển của Phật giáo qua đạo dụ số 10. Mở đầu cho việc đặt nền tảng là sự kiện Phật giáo Việt Nam trở thành hội viên sáng lập Hội Phật giáo Liên hữu Thế giới tại hội nghị gồm 26 nước tổ chức ở Sri Lanka (Tích Lan), chính thức lấy lá cờ năm sắc làm Phật kỳ (1950) và việc Hội Phật học Nam Việt ra đời tại Sài Gòn (1951), xuất bản tạp chí Từ Quang. Bước thứ hai, tiến tới thống nhất Phật giáo cả nước bằng Đại hội Phật giáo toàn quốc tại chùa Từ Đàm ngày 6.5.1951, thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam, suy cử Hòa thượng Tịnh Khiết làm Hội chủ. Sau đó, các đoàn thể Tăng già ba miền họp tại chùa Quán Sứ – Hà Nội để thành lập Giáo hội Tăng Già toàn quốc (7.9.1952) suy cử Hòa thượng Tuệ Tạng làm Thượng thủ. Cùng năm này là việc ra đời của Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam và Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Ở bước
phát triển, Tổng hội Phật giáo Việt Nam làm được các
việc : ra mắt tờ bán nguyệt san Phật giáo Việt Nam; thực
hiện chương trình phát thanh Phật giáo hàng tuần; cung nghinh
xá lợi Phật đến Việt Nam rầm rộ; và sự ra đời hàng
loạt Gia đình Phật tử ở khắp nơi, minh chứng cho sức sống
quật khởi trong giai đoạn thống nhất Phật giáo đầu tiên.
17. HT. Thích Minh Nhẫn Tế (1889-1951) |
[ Trở Về ]