Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Home Page]           [ Index Việt         [Index Pali]

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

87. Kinh Ái sanh
(Piyajàtika sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp cô độc).

Lúc bấy giờ con một của một gia chủ, khả ái, đáng thương, bị mệnh chung. Sau khi nó chết, (người cha) không còn muốn làm việc, không còn muốn ăn uống, luôn luôn đi đến nghĩa địa, người ấy than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?" Rồi người gia chủ ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với người gia chủ đang ngồi một bên:

-- Này Gia chủ, có phải Ông có các căn để an trú tự tâm ông, có phải các căn của Ông đổi khác?

-- Bạch Thế Tôn, sao các căn của con có thể đổi khác được? Bạch Thế Tôn, đứa con một khả ái, đáng thương của con đã mệnh chung. Sau khi nó chết (con) không còn muốn làm việc, con không còn muốn ăn uống, con luôn luôn đi đến nghĩa địa và than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?"

-- Sự thật là như vậy, này Gia chủ, vì rằng, này Gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

-- Nhưng đối với ai, bạch Thế Tôn, sự tình sẽ như vậy: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái?" Vì rằng, bạch Thế Tôn hỷ lạc (anandasomanassa) do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Rồi người gia chủ, không hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, chống báng lại, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Lúc bấy giờ, một số người đánh bạc đang chơi đổ nhứt lục không xa Thế Tôn bao nhiêu. Người gia chủ kia, đi đến những người đánh bạc ấy, sau khi đến nói với những người ấy như sau:

-- Này Quý vị, ở đây tôi đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến, đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên. Này Quý vị, Sa-môn Gotama nói với tôi đang ngồi một bên:

-- "Này Gia chủ, có phải Ông có các căn để an trú tự tâm ông. Có phải các căn của Ông đổi khác?" Này Quý vị, được nghe nói vậy tôi nói với Sa-môn Gotama:

-- "Bạch Thế Tôn sao các căn của con có thể đổi khác được. Bạch Thế Tôn, đứa con một khả ái, đáng thương của con đã mệnh chung. Sau khi nó chết, con không còn muốn làm việc, con không còn muốn ăn uống, con luôn luôn đi đến nghĩa địa và than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?"

-- "Sự thật là như vậy, này Gia chủ. Vì rằng, này Gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu, não, do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

-- "Nhưng đối với ai, bạch Thế Tôn, sự tình sẽ như vậy! "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Vì rằng bạch Thế Tôn, hỷ lạc do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Này Quý vị, không hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, ta chống báng lại, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

-- Sự thật là như vậy, này Gia Chủ! Sự thật là như vậy này Gia chủ! Này Gia chủ, hỷ lạc do ái sanh, hiện hữu từ nơi ái.

Rồi người gia chủ suy nghĩ: "Có sự đồng ý giữa ta và những người đánh bạc", rồi bỏ đi.

Và cuộc đối thoại ấy dần dần được truyền đi và truyền đến trong nội cung. Rồi vua Pasenadi xứ Kosala cho gọi hoàng hậu Mallika:

-- Này Mallika, đây là lời Sa-môn Gotama nói với các người ấy: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

-- Tâu Ðại vương, nếu Thế Tôn đã dạy như vậy, thì sự việc là như vậy.

-- Ðiều gì Sa-môn Gotama nói, Mallika này cũng nói theo. Vì Mallika quá hoan hỷ với Sa-môn Gotama. Vì vị Ðạo sư nói gì cho đệ tử, và đệ tử quá hoan hỷ với vị Ðạo sư nên nói: "Sự thật là vậy, thưa Ðạo sư! Sự thật là như vậy, thưa Ðạo sư". Cũng vậy, này Mallika, điều gì Sa-môn Gotama nói, Hoàng hậu quá hoan hỷ với Sa-môn Gotama nên đã nói: "Nếu Thế Tôn đã nói như vậy thời sự việc là vậy". Hãy đi đi, Mallika, hãy đi đi!

Rồi hoàng hậu Mallika cho gọi Bà-la-môn Nalijangha và nói:

-- Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú, và thưa: "Bạch Thế Tôn, hoàng hậu Mallika cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn lạc trú không, và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Và nếu Thế Tôn trả lời Ông như thế nào, hãy khéo nắm giữ và nói lại với ta. Vì các Như Lai không nói phản lại sự thật.

-- Thưa vâng, tâu Hoàng hậu.

Bà-la-môn Nalijangha vâng đáp hoàng hậu Mallika, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, Và sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Nalijangha Bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, hoàng hậu Mallika cúi đầu đảnh lễ chân Sa-môn Gotama, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái"?

-- Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này, cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, bà mẹ của một người đàn bà mệnh chung. Từ khi bà ta mệnh chung, người đàn bà này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy mẹ tôi đâu không? Người có thấy mẹ tôi đâu không?"

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này, cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người cha của một người đàn bà mệnh chung..., người anh mệnh chung..., người chị mệnh chung..., người con trai mệnh chung..., người con gái mệnh chung..., người chồng mệnh chung. Từ khi người chồng mệnh chung, người đàn bà này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy chồng tôi đâu không? Người có thấy chồng tôi đâu không?"

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người mẹ của một người đàn ông mệnh chung. Từ khi bà ta mệnh chung, người đàn ông này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy mẹ tôi đâu không? Người có thấy mẹ tôi đâu không?"

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người cha của một người đàn ông mệnh chung..., người anh mệnh chung..., người chị mệnh chung..., người con trai mệnh chung..., người con gái mệnh chung..., người vợ mệnh chung. Từ khi người vợ mệnh chung, người đàn ông này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác, và nói: "Người có thấy vợ tôi đâu không? Người có thấy vợ tôi đâu không?"

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa chính tại thành Savatthi này, một người đàn bà đi về thăm gia đình bà con. Những người bà con ấy của người đàn bà muốn dùng sức mạnh bắt người đàn bà ấy phải xa chồng và muốn gả cho một người đàn ông khác. Người đàn bà ấy không chịu. Rồi người đàn bà ấy nói với chồng mình: "Này Hiền phu, những người bà con này muốn dùng sức mạnh bắt tôi phải xa anh và muốn gả cho một người đàn ông khác. Nhưng tôi không muốn như vậy". Rồi người ấy chặt người đàn bà ấy làm hai, rồi tự vận, nghĩ rằng: "Hai chúng ta sẽ gặp nhau trong đời sau". Này Bà-la-môn, do pháp môn này cần phải được hiểu rằng sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Rồi Bà-la-môn Nalijangha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến hoàng hậu Mallika, sau khi đến, kể lại cho hoàng hậu Mallika toàn thể cuộc đàm thoại với Thế Tôn.

Rồi hoàng hậu Mallika đi đến vua Pasenadi nước Kosala, và thưa:

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có thương công chúa Vajiri của thiếp không?

-- Phải, này Mallika, ta thương công chúa Vajiri.

-- Tâu đại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho công chúa Vajiri của Ðại vương. Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallika, nếu có sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho công chúa Vajiri của ta, thì sẽ có một sự thay đổi đến đời sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta, sầu, bi, khổ, ưu, não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nữ Sát-đế-lị Vasabha, Ðại vương có thương yêu không?

-- Này Mallika, ta có thương yêu nữ Sát-đế-lị Vasabha.

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho nữ Sát-đế-lị Vasabha, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho nữ Sát-đế-lị Vasabha, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho đời sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Tướng quân Vidudabha, Ðại vương có thương quý không?

-- Này Mallika, ta có thương quý tướng quân Vidudabha.

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho tướng quân Vidudabha, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho tướng quân Vidudabha thì sẽ có sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta, sầu, bi, khổ, ưu não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có yêu thương thiếp không?

-- Phải, này Mallika, ta có thương yêu Hoàng hậu.

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho thiếp, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho Hoàng hậu, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có yêu thương dân chúng Kasi và Kosala không?

-- Phải, này Mallika, ta thương yêu dân chúng Kasi và Kosala. Này Mallika, nhờ sức mạnh của họ, chúng ta mới có được gỗ chiên-đàn từ nước Kasi và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp.

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho dân chúng Kasi và Kosala, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallika, nếu có một sự biến dịch đổi khác xảy đến cho dân chúng nước Kasi và Kosala, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

-- Thật vi diệu thay, này Mallika! Thật hy hữu thay, này Mallika! Thế Tôn đã thể nhập nhờ trí tuệ, đã thấy nhờ trí tuệ. Ðến đây, Mallika, hãy sửa soạn tẩy trần.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala từ chỗ ngồi đứng dậy đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái Thế Tôn và nói lên ba lần lời cảm hứng sau đây: "Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! ".

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn bản điện tử.
(Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ "The Middle Length Discourses of the Buddha", Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, 1995).
10/99


Majjhima Nikaya 87

Piyajatika Sutta
From One Who Is Dear

Translation by Bhikkhu Thanissaro

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi at Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Now at that time a certain householder's dear and beloved little son, his only child, had died. Because of his death, the father had no desire to work or to eat. He kept going to the cemetery and crying out, "Where have you gone, my only little child? Where have you gone, my only little child?"

Then he went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As he was sitting there the Blessed One said to him, "Householder, your faculties are not those of one who is steady in his own mind. There is an aberration in your faculties."

"Lord, how could there not be an aberration in my faculties? My dear and beloved little son, my only child, has died. Because of his death, I have no desire to work or to eat. I keep going to the cemetery and crying out, 'Where have you gone, my only little child? Where have you gone, my only little child?'"

"That's the way it is, householder. That's the way it is -- for sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear."

"But lord, who would ever think that sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear? Happiness and joy are born from one who is dear, come springing from one who is dear." So the householder, not delighting in the Blessed One's words, rejecting the Blessed One's words, got up from his seat and left.

Now at that time a large number of gamblers were playing dice not far from the Blessed One. So the householder went to them and, on arrival, said to them, "Just now, venerable sirs, I went to Gotama the contemplative and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As I was sitting there, Gotama the contemplative said to me, 'Householder, your faculties are not those of one who is steady in his own mind. There is an aberration in your faculties.'

"When this was said, I said to him, 'Lord, how could there not be an aberration in my faculties? My dear and beloved little son, my only child, has died. Because of his death, I have no desire to work or to eat. I keep going to the cemetery and crying out, "Where have you gone, my only little child? Where have you gone, my only little child?"'

"'That's the way it is, householder. That's the way it is -- for sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.'

"'But, lord, who would ever think that sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear? Happiness and joy are born from one who is dear, come springing from one who is dear.' So, not delighting in the words of Gotama the contemplative, rejecting them, I got up from my seat and left."

"That's the way it is, householder [said the gamblers]. That's the way it is. Happiness and joy are born from one who is dear, come springing from one who is dear."

So the householder left, thinking, "I agree with the gamblers."

Eventually, word of this conversation made its way into the king's inner chambers. Then King Pasenadi Kosala addressed Queen Mallika, "Mallika, your contemplative, Gotama, has said this: 'Sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.'"

"If that was said by the Blessed One, great king, then that's the way it is."

"No matter what Gotama the contemplative says, Mallika endorses it: 'If that was said by the Blessed One, great king, then that's the way it is.' Just as, no matter what his teacher says, a pupil endorses it: 'That's the way it is, teacher. That's the way is.' In the same way, no matter what Gotama the contemplative says, Mallika endorses it: 'If that was said by the Blessed One, great king, then that's the way it is.' Go away, Mallika! Out of my sight!"

Then Queen Mallika called for the brahmin Nalijangha: "Come, brahmin. Go to the Blessed One and, on arrival, showing reverence with your head to his feet in my name, ask whether he is free from illness and affliction, is carefree, strong, and living in comfort, saying: 'Queen Mallika, lord, shows reverence with her head to your feet and asks whether you are free from illness and affliction, are carefree, strong, and living in comfort.' And then say: 'Lord, did the Blessed One say that sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear?' Whatever the Blessed One says, remember it well and tell it to me. For Tathagatas do not speak what is untrue."

"Yes, madam," the brahmin Nalijangha responded to Queen Mallika. Going to the Blessed One, on arrival he exchanged courteous greetings with the Blessed One. After an exchange of friendly greetings and courtesies, he sat to one side. As he was sitting there he said to the Blessed One: "Master Gotama, Queen Mallika shows reverence with her head to your feet and asks whether you are free from illness and affliction, are carefree, strong, and living in comfort. And she says further: 'Lord, did the Blessed One say that sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear?'"

"That's the way it is, brahmin. That's the way it is. Sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear. And it's through this sequence of events that it may be understood how sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.

"Once in this same Savatthi there was a woman whose mother died. Owing to her mother's death she went mad, out of her mind, and wandering from street to street, crossroads to crossroads, would say, 'Have you seen my mother? Have you seen my mother?' It's through this sequence of events that it may be understood how sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.

"Once in this same Savatthi there was a woman whose father died...whose brother died...whose sister died...whose son died...whose daughter died...whose husband died. Owing to his death she went mad, out of her mind, and wandering from street to street, crossroads to crossroads, would say, 'Have you seen my husband? Have you seen my husband?' It's through this sequence of events that it may be understood how sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.

"Once in this same Savatthi there was a man whose mother died. Owing to her death he went mad, out of his mind, and wandering from street to street, crossroads to crossroads, would say, 'Have you seen my mother? Have you seen my mother?' It's through this sequence of events that it may be understood how sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.

"Once in this same Savatthi there was a man whose father died...whose brother died...whose sister died...whose son died...whose daughter died...whose wife died. Owing to her death he went mad, out of his mind, and wandering from street to street, crossroads to crossroads, would say, 'Have you seen my wife? Have you seen my wife?' It's through this sequence of events that it may be understood how sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.

"Once in this same Savatthi there was a wife who went to her relatives' home. Her relatives, having separated her from her husband, wanted to give her to another against her will. So she said to her husband, 'These relatives of mine, having separated us, want to give me to another against my will,' whereupon he cut her in two and slashed himself open, thinking, 'Dead we will be together.' It's through this sequence of events that it may be understood how sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear."

Then the brahmin Nalijangha, delighting in and approving of the Blessed One's words, got up from his seat and went to Queen Mallika. On arrival, he told her all that had been said in his conversation with the Blessed One.

Then Queen Mallika went to King Pasenadi Kosala and on arrival said to him, "What do you think, great king: Is Princess Vajiri dear to you?"

"Yes, Mallika, Princess Vajiri is dear to me."

"And what do you think: would sorrow, lamentation, pain, distress, and despair arise in you from any change and aberration in Princess Vajiri?"

"Mallika, any change and aberration in Princess Vajiri would mean an aberration of my very life. How could sorrow, lamentation, pain, distress, and despair not arise in me?"

"Great king, it was in connection with this that the Blessed One -- the One who knows, the One who sees, worthy, and rightly self-awakened -- said, 'Sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.'

"Now what do you think, great king: Is the noble Queen Vasabha dear to you?...Is [your son] General Vidudabha dear to you?...Am I dear to you?"

"Yes, Mallika, you are dear to me."

"And what do you think: would sorrow, lamentation, pain, distress, and despair arise in you from any change and aberration in me?"

"Mallika, any change and aberration in you would mean an aberration of my very life. How could sorrow, lamentation, pain, distress, and despair not arise in me?"

"Great king, it was in connection with this that the Blessed One -- the One who knows, the One who sees, worthy, and rightly self-awakened -- said, 'Sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.'

"Now what do you think, great king: Are [your subjects] the Kasis and Kosalans dear to you?"

"Yes, Mallika, the Kasis and Kosalans are dear to me. It is through the might of the Kasis and Kosalans that we use Kasi sandalwood and wear garlands, scents, and ointments."

"And what do you think: would sorrow, lamentation, pain, distress, and despair arise in you from any change and aberration in the Kasis and Kosalans?"

"Mallika, any change and aberration in the Kasis and Kosalans would mean an aberration of my very life. How could sorrow, lamentation, pain, distress, and despair not arise in me?"

"Great king, it was in connection with this that the Blessed One -- the One who knows, the One who sees, worthy, and rightly self-awakened -- said, 'Sorrow, lamentation, pain, distress, and despair are born from one who is dear, come springing from one who is dear.'"

"It's amazing, Mallika. It's astounding: how deeply the Blessed One sees, having pierced through, as it were, with discernment. Come Mallika: Give me the ablution water." Then King Pasenadi Kosala, rising from his seat and arranging his upper robe over one shoulder, payed homage in the direction of the Blessed One with his hands palm-to-palm in front of his heart, and exclaimed three times:

Homage to the Blessed One, worthy and rightly self-awakened!
Homage to the Blessed One, worthy and rightly self-awakened!
Homage to the Blessed One, worthy and rightly self-awakened!

Source: Access-to-Insight, http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn87.html

Source = BuddhaSasana

[Mục lục kinh Trung Bộ]