[ Trở về ]
1 -
Tâm Đăng : vô ngã và Nghiệp có mâu thuẫn không ?
2
- Tuệ Minh Đức : Vô Ngã hay không, và Nghiệp hay Không... là
tùy mình
3
- Tuệ Bảo : 4 điều sau đây có thể đứng cùng một lúc
hay không ?
:
Vô Ngã (Phi ngã), không người làm nghiệp không người gặt
quả báo, chỉ có hiện tượng trôi chảy
4
- Đặc thù của đạo Phật là vô ngã chứ không phải Nghiệp
và Luân hồi
5
- Vô ngã thì ai hay cái gì luân hồi ?
6
- Bên cạnh Pudgala cũng cần bàn đến A lạ da thức của
Bắc Tông
7
- Phải chăng có hai cách chèo thuyền , theo tục đế và theo
chân đế ?
8
- Thực Tập Giáo Lý Vô Ngã, Phương Cách Làm Giảm Thiểu Khổ
Đau Trong Đời Sống
9
- Thà rằng chấp Có như nuí tu -di còn hơn chấp Không như
hạt cai?
10
- Đề Tài Vô Ngã
11
- Hãy quán sát cánh hoa phù dung
12
- Người là một dòng tâm thức
13
- Tam Pháp Ấn
- Đọc thêm -
Trang trước / Trang sau
De : Tâm
Đăng 1/3/2005
Các anh chi dh than men Dau năm anh Tue Bao dua ra cau hoi " vo nga va nghiep" co mau thuan khong , Td xin dua cau hoi nay len mong cac dh cho biet y kien Khong biet co phai tai chua duoc nghe anh Bach giang ve NGHIEP nen Td doc cau hoi cua anh Tue bao chang hieu chi ca :-( nhat la doan cuoi Suzuki muon noi gi vay? Trong Bo "Story of Civilization" cua Will Durant, quyen I, " Our Oriental Heritage", Editions Simon & Schuster, New York, copyright 1963, trang 535, chapitre XV "Buddha", Ong Durant cho la ddiem ye^'u nhat trg triet ly Phat Giao la neu khong co linh hon thi lam sao co cai gi luan hoi qua nhung kiep khac va tra? qua? cho nhung toi ac dda lam trong kiep nay. Sau khi cat nghia ve vo nga there is no soul; the ego is not an entity distinct from mental states, sensations and perceptions, thoughts - o trang 434, Ong Durant ket luan rang " But if this is so, how can there be rebirth? If there is no soul, how can it pass into other existences, to be punished for the sins of this embodiment? Here is the weakest point in Buddhas philosophy. " Giao Su Daisetz Teitaro Suzuki, trong Thien Luan IV (Tap Trung, Tue Sy dich, Saigon 1971, trang 410), "Tinh kham nhan trong ddoi song dao Phat" (Passivity in Buddhist Life), Suzuki co ve dda tra loi cau hoi nay tu 1933 khi xuat ban Tap Essays in Buddhism: " Gia thuyet Vo Nga cua ddao Phat va chu truong rang phai co cai " khong ma^'t" trong su lien tuc cua nghiep luc nho ddo ma nghiep luc bao ddam mang lai ket qua, co mot ho^' cach phai dduoc vuot qua bang cach nao ddo neu triet ly ddao Phat muon tien trien them. Theo y toi, khai niem ve A lai da thuc (Alayavijnana) ma nhung chung tu+? cua nghiep dduoc ky tha'c trong ddo, la mot ha^u qua tat nhien." Sau ddo, Suzuki co cat nghia them "khai niem ve nga chap" (ban nga ca biet la mot hu tuong, khong co hien huu tuyet ddoi va ddoc lap. Nhung ca the lien he mat thiet voi nhau khong chi trong ddoi song cong ddong ma ca trong toan the cua hien huu. Khong co nhung ca the, noi theo y nghia tuyet ddoi cua chu nay. Ca biet tinh chi la mot phuong dien cua hien huu.), ve "ly thuyet ve nghiep trong Phat Giao Ddai Thua" (Nghiep co the hieu tren khia canh ca biet Tieu thua hay khia canh vu tru lua^.n Ddai thua. Theo Ddai thua, man luoi vu tru dan trai ra trong khong gian va thoi gian tu trung tam goi la "ban nga", o ddo ban nga cam thay rang moi toi loi trong vu tru ddeu nam tren ddoi vai cua chinh no. Ddai Thua nhan manh phuong dien "tha nhan" hay "toan dien" cua Nghiep nen nhan manh su giai thoat ddai ddong. Con Tieu thua tan thanh phuong dien "tu+. mi`nh" , tu+. khac phuc, tu+. kho hanh va tu+. tri). Di nhien Suzuki con giai nghia nhieu hon trg bai luan "Tinh Kham Nhan" : Su Phat Trien cua Y Niem Toi Loi trong ddao Phat, Mot Thuc tai Sieu Ban Nga, Phat Tanh, Tam Ly Thu Ddong, Chu Truong Tuyet Ddoi ThuDdong va Chu Nghia Tu Do, Mo ta Cuoc song Kham Nhan, Tinh Kham han va Phat Giao Tinh do Tong, Tinh Kham Nhan la Chap Nhan Su Song Nhu The la Nhu The, Nga Khong va Phap Khong, Vo Nga va Tanh Khong, Song Thien. ------------ |
De : Tuệ
Minh Đức - 3/3/05
Các anh chị dh kính, Các anh chị vừa về lại nhận đuọc bài hỏi hóc búa của chi. TD ; ( mà TMD cũng chưa hiểu hết ):- cùng lúc những đề tài phức tạp nêu lên bởi chị Trang và anh TC ( xong anh chị chịu khó giải thích nên TMD đuọc soi-sáng phần nào ) Đây là những ý thô thiển tản mạn , không biết sẽ trả lơì ít nhiều cho TD ? nếu không, thì xem như góp thêm ý kiến ( hy vọng không ngoàiđề = hors sujet ;-) Nói về Tương đối vàTuyệt đối : Còn ở trong phàm trần là còn tương đối... ý niệm tuyệt đối chỉ là một khaí niệm suy tuỏng thôi, suy từ caí cảm nhận và lý-luận của cái nhìn chủ quan tương đối, tức chúng ta chỉ lờ mờ tạm gọi ý niệm ấy là Tuyệt Đối... cũng giống khi noí đến dĩ vãng, TMD nhớ anh NP nhắc chúng ta, thật ra đó chỉ là " ký ức về dĩ vãng từ hiện tai. vơí những méo mó, lựa lọc của ý tình thân " ... tức ý niệm Vô Ngã đối số đông chúng ta chỉ là Lý thuyết thôi... ( nhưng không thể khẳn định gạt bỏ = đó là tùy trình độ căn cơ... TMD không muốn gọi đó tùy cá nhân từng nguoì... vì có thấy cá nhân làđã còn ngã ;-) Vọng/Chân theo hiểu biết nông cạn, không phai? 2 thể khác nhau, như ánh sáng/bóng tối, theo cái nhìn " một caí đi ra, trong khi cái kia đi vào "... giống như hư không sáng hay tối, trắng hay đen ? có vẻ tối vì ánh sáng không chạm vào một vật phản chiếu... hay đen vìchạm vào một vật không phản chiếu... nên cùng tột, hư không... chẳng đen cũng chẳng trắng... ví như không thiện/không ác của Tâm Trở lai. vấn đề Tự Ngã, theo sự hiểu biết sơ saì, TMD nghĩ nó không xa Ông Chủ lắm đâu... Ông Chủ đi truóc, đi đầu, thìTư. Ngã nối gót theo liền sau vơí vọng tuỏng, hay nghĩ suy v v... không phai? 2 thể khác đâu mà làcùng caí Tâm... Tâm Như Như thì là Ông Chủ, Tâm dính mắc vọng tuỏng, nghĩ suy, so đo thì là Tự Ngã Nghiệp là Quả của Nhân... nhưng Quả thật sự có, khi Nhân có, và dính mắc ở Quả khi ta cảm nhận tất cả nhân quả đều là thật đối với cái ta... nếu nhận thức đuọc cái ta chi? THẬT SỰ là bọt beò, làmột phần của tổng thể thì mới có lẻ thật sự ( hay phần nào ) làvô ngã ( bởi lơì nói không diễn đạt hết sự thật : chỉ có mình biết với mình ) Qua lối nhìn Lý Nhân Duyên và Lý Duyên Khởi thì rất hợp lý hợp tình... nhưng đừng quên đó cũng là Giáo Lý, là một lối nhìn, một giai?- thích, một lý-luận của con ngươì... dùcó siêu phàm... cùng tột, có lẻ giáo lý cũng phai? xa lià = vô công dụng đạo... và khi TMD cố diễn đạt như thế, ôi đó cũng chỉ là nhiều lơì tạm Lý Giai? màthôi... vòng vo như kẻ điên khùng ( đó đã nằm sâu trong A lai. Da của TMD từlâu = tới 2 mình lận = còn thằng Bờm nữa ) Tóm tắt, Vô Ngã hay không, và Nghiệp ( tổng nghiệp, biệt nghiệp v v ) hay Không... đó là tùy mình ( như các câu đối-đáp của gia-đình ho. Bàng Lông Quẩn ? ) .... TMD trở lai. trạng thaí á khẩu im im im ;-))) Kính mến, TMD
|
De : Tue
Bao - 3/3/05
4
điều sau đây có thể đứng cùng một lúc hay không ?
Đe cat nghia them mau thuan can phai giai quyet (bang A lai da thuc, theo GS Suzuki), xin ke them Thanh Tinh đao (Visuđhi Magga), Tap II, Thich Nu Tri Hai dich, trang 1007: 20. Khong co ngươi
lam nghiep
(.) Vay, tom lai : 21. Vo Nga ( Phi Nga,
theo toi, co the đung hon),
Bon đieu nay co the đung cung mot luc hay khg? Xin qui vi bang huu chi bao. TueBao
|
De : Nguyên Phước - 3/3/05 1 - Đặc thù của đạo Phật là vô ngã chứ không phải Nghiệp và Luân hồi
2 - Nghiệp là hành động chứ không phải là kết quả
3 - Vô ngã không phải là "hư vô "
4 - Vấn đề Tái sinh là vấn đề siêu hình, không cần thiết trong đạo PhậtCác đạo hữu thân mến,
NP vẫn theo dõi diễn đàn NCS, và rất cảm kích những đóng góp của các đạo hữu, từ những cảm xúc và nhận định cá nhân, cho tới những bài thơ khiêm tốn tự nhận là "thơ con cóc", và các bài luận giảng của các Thầy Cô,v.v. làm cho diễn đàn chúng ta mỗi ngày một thêm đa diện và phong phú.
Tiện đây cũng xin nhắc với các đạo hữu là không nên thất vọng khi những phát biểu của mình không nhận được ngay hồi đáp như mình mong đợi. Thật ra, mỗi ý kiến đều được ghi nhận, nhưng vì chúng ta đều bận bịu công việc (hay ít nhiều "lười" như nhau...), nên hay lần lữa không trả lời ngay. Đó là nhược điểm của thư từ so với thảo luận.
Về câu hỏi đặt lên bởi đạo hữu Tuệ Bảo ("vô ngã và nghiệp có mâu thuẫn với nhau không ?"), thì NP cũng xin đưa ra một vài ý kiến để mong đóng góp được một phần nào vào câu trả lời.
1) Đa số Phật tử thường quan niệm rằng "nghiệp" và "luân hồi" là hai khái niệm cốt yếu của đạo Phật, đến nỗi nghĩ tới đạo Phật là phải nghĩ ngay tới nghiệp báo và luân hồi.
Thật ra, "nghiệp" (kamma) và "luân hồi" (samsara) là hai khái niệm có trước đạo Phật đã lâu, và là một phần của giáo lý Bà La Môn, là tôn giáo chính thống của xứ Ấn Độ thời đức Phật Thích Ca. Phần kia của giáo lý Bà La Môn là thuyết "Đại ngã " (Brahman) và "tiểu ngã" (atman). Đức Phật chấp nhận "nghiệp" và "luân hồi" (hay "tái sinh"), nhưng phủ nhận thuyết "Đại ngã " và "tiểu ngã", và đưa ra thuyết "vô ngã " và lý "duyên khởi " để giảng nghĩa sự tương hữu của mọi sự vật. Như vậy, cái cốt tủy, đặc thù, cách mạng của đạo Phật chính là "vô ngã " (đi ngược lại với đạo Bà La Môn và tất cả các tôn giáo thần khải, quan niệm có linh hồn và Thượng Đế), chứ không phải là "nghiệp" và "luân hồi ".
2) "Kamma" (nghiệp) là từ chữ "kar" (= hành động) mà ra. Do đó có nghĩa là hành động (gây ra một ảnh hưởng nào đó), chứ không phải là kết quả của hành động, như mọi người thường nghĩ. Và đặc điểm của đạo Phật, ngược lại với đạo Bà La môn và Thị Na (Jaĩn) chẳng hạn, là chỉ có hành động ý thức, cố tình mới tạo nghiệp. Vô ý thì không tạo nghiệp.
Tới đây chúng ta liên tưởng tới câu đầu của Kinh Pháp Cú : "Tâm dẫn đầu các pháp". Mano (tâm) có khi cũng được dịch là "ý ". Trong đạo Phật, ý tưởng là quan trọng hơn hết, vì chính ý tưởng tạo nên nghiệp, dẫn tới khổ, luân hồi, hoặc ngược lại giải thoát, Niết Bàn.
3) Câu phê bình của ông Will Durant vềđao Phật là một câu phê bình cổ điển đã được dùng nhiều lần bởi các nhà triết học và thần học Tây phương : "nếu không có ngã, không có linh hồn thì ai tái sinh, ai bị đầy đọa trong vòng luân hồi ?".Hơn nữa, sẽ không còn ai hành động, cảm nghĩ, không còn khổ, không còn hiện hữu...
Nói như vậy thì có khác chi đẩy đạo Phật vào hố thẳm của hư vô ! Và như vậy là không hiểu rằng đức Phật luôn luôn chủ trương con đường "trung đạo", tức là vừa không chấp ngã, vừa phủ nhận thuyết hư vô.
Cái ngã tạm thời của mỗi người, do năm uẩn hợp thành, đức Phật đâu có bao giờ phủ nhận (nếu không thì ngài đã không công phu mất 45 năm trời đi hoằng pháp !). Ngài chỉ vạch rõ lên tích chất tạm thời, vô thường, không thực chất, huyễn hóa của cái ngã đó, để cho con người đừng chấp vào cái ngã đó, đừng chạy theo ảo tưởng, rồi tạo nghiệp, khổ đau...
Ỳ nghĩa của câu "Có hành động chèo thuyền, nhưng không có người chèo thuyền" là như vậy. Không có lý do gì chúng ta phủ nhận những gì xẩy ra trên thế gian. Nhưng nếu nhìn kỹ , thì chúng ta sẽ không thấy có chủ thể như một cá thể biệt lập, không có ngã. Lấy thí dụ chiếc xe của ngài Na Tiên, thì không có bộ phận gì trong cái xe có thể gọi là cái xe được, nhưng nó có đi lại, nó có chở người, chở hàng, cũng như chiếc thuyền được chèo qua bến sông, nhưng không có người chèo thuyền...
4) Vấn đề "tái sinh" là một vấn đề siêu hình, vừa không chứng minh được vừa không cần thiết trong đạo Phật. Trong một bài trước, NP đã trình bầy quan điểm của mình về vấn đề đó.
NP chỉ xin nhắc lại câu chuyện ông Malunkyaputta hỏi đức Phật về một số vấn đề siêu hình như "vũ trụ vô tận hay hữu tận, vô biên hay hữu hạn, tinh thần và thể xác là một hay không, Như Lai sau khi tịch diệt sẽ còn hay không ?", Đức Phât đã trả lời ông alunkyaputta bằng ẩn dụ của người bị bắn mũi tên độc, và giải thích rằng sở dĩ ngài không giảng dậy về những điều đó vì những hiểu biết đó không có ích lợi gì, không có liên quan tới đời sống thánh thiện, và không đem lại an lạc, trí huệ và giải thoát, là mục đích duy nhất của đạo Phật.
Kinh điển Pali rất ít khi đề cập đến vấn đề "tái sinh", và điều đó hoàn toàn phù hợp với tính chất thiết thực, có thể nói là "điều trị " của đạo Phật.
Đạo Phật là con đường để đi theo ngay bây giờ và tại đây, cũng như một liều thuốc phải uống ngay, chứ không phải đợi tới kiếp sau !
NP tự hỏi phải chăng vấn đề "tái sinh" hay được đặt ra bởi các Phật tử tại vì chính chúng ta vẫn lo sợ cái chết, tại vì chúng ta vẫn chưa chấp nhận được sự thật rằng mọi sự sống bắt buộc phải hủy hoại ?
Có lẽ nếu hiểu thâm sâu được "vô ngã", "duyên khởi " rồi thì không còn đặt vấn đề "tái sinh" lên nữa. Lúc bấy giờ thi "luân hồi " cũng không khác gì "Niết Bàn"...
Vài ý kiến thô sơ, cũng đã lập lại nhiều lần, mong các đạo hữu không nhàm chán và thứ lỗi cho.
Thân mến,
NP
De : Pháp Hiền - 3/3/05 1 - Vô ngã thì ai hay cái gì luân hồi ? xem thuyết Pudgala của Độc tử Bộ
2 - Khác với thuyết nhân quả tất định của Bà La Môn, Đức Phật chủ trương thuyết duyên khởi
3 - Đạo Phật là con đường thoát ra khỏi luân hồi
4 - Nghiệp là cái trớn của một sự việc do hành tạo raThua quy vi trong forum.
(...)
Nhan phat bieu cua anh NP ve "vo nga" va "nghiep", PH. xin dong gop them vai goi y ;
1. "Vô ngã thi ai hay cái gì luân hồi ?", day la de tai thao luan rat co dien va rat dai lau, ngay trong noi bo cac bo phai PG. Va luan an cua thay Thien Chau la tren quan diem cua Độc Tử bộ, chu trương co 1 pudgala ton tai sau khi chet - PH. nghi, neu thuan duyen, thi hay thao luan them ve de tai nay, vi thay rang cau hoi nay van thương dươc dat lai vao moi thoi dai, va thoi dai nao cung co ngoai dao dung luan cu nay de bai bac PG.
2. Thuyet "nghiep qua" cua Balamon giao cung ngat, den doi da tro thanh mot loai "thuyet tất định" (determinism), va vai tro cua con ngươi tren chinh van menh minh gan nhu khong con nua. Duc Phat da chinh "thuyet nhan qua" cung ngat nay bang "thuyet duyen khoi" (có nhân đấy, nhung neu khong tao duyen cho nó, thi nhan khong sinh thanh qua dươc...)
3. Giao thuyet nha Phat co noi nhieu ve "luan hoi" (cai vong tron lan quan), nhung do khong phai la Đạo Phật. Mà Đạo Phật chính là Con đuờng thẳng thoát ra khỏi luân hồi, thoát khỏi sự chi phối của nghiệp lực
4. Hành (sankhara) và nghiệp (karma) đi liền nhau, nhưng khác nhau. Khi một vật đuợc phóng ra (do "hành") sẽ bay theo 1 huớng và với một vận tốc nhất định. Nếu biết đuợc vận tốc và huớng bay của vật ấy, ta có thể biết đuợc vật ấy sẽ rơi ở đâu và vào lúc nào. Huớng bay và vận tốc bay của vật ấy đuợc gọi la "cái trớn" (monentum) do việc phóng ra (hành) tạo nên. Và, theo PH., "cái trớn" ấy chính là "nghiệp" (spiritual momentum).
....
5. Sau khi chết, chỉ còn lại 3 thứ : vô minh, nghiệt lực và luyến ái (hay tham ái), đi đầu thai (luân hồi). Mà nghiấở.p lực và luyến ái thì thuờng thay đổi; không có một tự thể (limh hồn) bất biến nào ở đó cả....
Mấy điều đóng góp như thế, xin cam on qui vi da doc. Than - PH.
De : Tue Bao - 3/3/05 Bên cạnh Pudgala cũng cần bàn đến A lạ da thức của Bắc Tông
Giới thiệu sách của Thầy Thiện Châu về PudgalaToi dong y voi Thay Phap Hien rang chung ta co the ban ve Pudgala (bai nghien cuu cua HT Thien Chau), nhung cung nen nho rang đay khg phai la quan niem cua Bac Tong, va co the chung ta cung can phai ban đen A lai da thuc nua.
Đe giup nhung vi nao khg quen thuoc voi nguyen tac Pudgala (trong đo co toi), toi xin paste sau đay 2 đoan ve pudgala tu web:
1. Sach Thay Thien Chau (https://www.vedamsbooks.com/no14542.htm)
The Literature of the Personalists of Early Buđhism/Bhikshu Thich Thien Chau. Reprint. 1999, xiv, 242 p., ISBN 81-208-1622-6. [Buđhist Tradition series, Volume 39/edited by Alex Wayman].
"Personalism (Pudgalavada) was a remarkable and durable aspect of an important part of early Buđhism. For more than ten centuries it was taught and defended by several schools and had numerous followers but was strongly criticised by other Buđhist schools.
"The Literature of the Personalists (Pudgalavadins) of Early Buđhism, attempts to present an historical overview of the personalist schools and studies on the formation and content of the doctrine (dharma and monastic discipline (vinaya) of the Pudgalavadins, in accordance with the documentation available.
"With respect to the doctrinal problem, the literary evidence which exists has revealed to us the main thesis of the Pudgalavadins, the pudgala, and fifteen other secondary theses.
"The creation of the theory of the pudgala represents a reaction to the depersonalisation of the dogmatic Abhidharma masters." (jacket)
[Bhikshu Thich Thien Chau was the founder and President of the Truc Lam (Veluvana) Buđhist Institute, built in 1980, in Paris and now he is the President of Truc Lam Institute, Vice President of the Vietnam Buđhist Research Institute, and Vice President of the Committee of Translation and Publication of the Vietnamese Tripitaka. He has composed many books in French and Vietnamese.]
2. Sammitiya School ( 1 nhanh cua Theravada )
. Believed in doctrine of pudgala vada. The pudgala is a conceptual self, a persisting soul passing through several existences.
. This pudgala is apart from the 5 skandhas. It is not the unconstituted reality like Nibbana or Akasa, or a constituent material, like rupa, vedana, etc. It is neither Asamkhata nor Samkhata.
. Pudgala exists and ends in Nirvana
. Arhants are not liable to fall.
. Sotapanna has to be reborn seven times- Sattakkattu Parama
. Belief in antarabhava, an existence between death and next birth, ịe. a waiting stage between death and the next rebirth.
. Center at Sarnath in Northern India
Bup en tang qui vi
(xin đọc bài điểm sách " The Literature of the Personalists" của Gs Trấn Tuấn Mẫn ở cuối trang này)Tuebao
Canada
De : Tâm Đăng - 3/3/05 Phải chăng có hai cách chèo thuyền , theo tục đế và theo chân đế ?
Neu TD khong lầm thi anh Bach co noi " co tai sinh ma khong co ngươi tai sinh" .
anh NP "Có hành động chèo thuyền, nhưng không có người chèo thuyền"
The ma Td cu tương moi ngươi phai tự cheo thuyen vi Ht Thanh Tu day xuong thuyen bat nha xong phai cheo thuyen thi moi qua den bo ben kia dươc :-) Chac TD lai sap chấp văn tư "cheo thuyen " roi nhung vi tren dien dan khong dung chữ thi khong biet lam sao hỏi ma khong hoi thi lai cu khong hieu ... Chac co 2 cach cheo thuyen , mot cach cheo thuyen tuc dế va cheo thuyen chân dế chang?
Nghi lan than , TD nho co lan di hoc voi su Nguyen Thuy Indavati co giang : trươc khi chet , cai tam thuc cuoi cung " Cuti Citta " tro thanh " Patisandhi "" Bhavanga "......Su noi dung toan tieng Pali nen Td chang hieu gi cả roi cúp cua luon nen den gio van khong hieu , nho anh Tue Thien lam on giang lai gium cai vu tâm thuc luc chet va tai sinh ra sao nhe ( theo Abhidhamma ?)
than kinh
TDTN
De : Tuan Trang - 4/3/05 Cac Anh Chi Dao Huu thân mên', May ngày qua duoc doc baì cua quy' anh chi bàn luân vê` Vô Nga~, Nghiêp, Luân Hôi`...Trang muon dong' gop môt chut' quà `cuôi' tuân` goi? tang anh chi. Baì này Trang viet cach dây mây' nam khi duoc Y Chi Su day. Tuy không han? vê`dê`taì chi TD neu ra nhung no' gân`voi phâ`n cuoi baì cua anh TH. Men chuc cac anh chi cuoi tuan than tam an lac. Tuan Trang.
Thực Tập Giáo Lý Vô Ngã
Phương Cách Làm Giảm Thiểu Khổ Đau Trong Đời Sống
Giáo Lý Vô Ngã (Anatta: No-self) là giáo lý trọng yếu trong Phật Giáo. Giáo lý Vô Ngã được chứng ngộ bởi Đức Phật, và nó là sợi chỉ đỏ thấu suốt trong tiến trình đưa hành giả đến giác ngộ, từ nhận thức đến thực hành.
Trong bài này, chúng ta chỉ bàn đến vấn đề thực tập. Sự thực tập này chỉ nhấn mạnh ở mức độ sơ khởi: Hiểu rõ giáo lý Vô Ngã, và áp dụng sự hiểu biết này vào lối nghĩ và hành động của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Muc đích của sự thực tập này là để " giảm thiểu " khổ đau trong đời sống. Nói giảm thiểu, vì những phương pháp đơn giản như suy nghiệm một bài kinh hoặc thơ ngắn, chuyên chở tinh thần giáo lý Vô Ngã, có thể giúp chúng ta hạ giảm những khổ đau, chứ không thể giải phóng toàn triệt khổ đau trong cuộc sống. Muốn diệt trừ khổ đau một cách tận gốc rễ trong đời sống, chúng ta phải thực hành triệt để phương pháp thiền định hay quán chiếu thực tại dựa trên căn bản giáo lý Vô Ngã.
Trước hết, giáo lý Vô Ngã khẳng định rằng: Không có một sự hiện hữu nào trên thế gian này, từ tâm lý đến vật lý, có tính chất trường tồn bất biến (permanence). Nói cách khác, mọi sự mọi vật luôn luôn ở trong trạng thái chuyển biến hay vô thường (impermanence). Nguyên lý Vô Ngã này là hệ luận (corollary) của nguyên lý Duyên Sinh (conditioned genesis or interdependence), nghĩa là mọi sự mọi vật đều nương nhau mà hình thành, và không có một hiện hữu nào có thể có tính trường tồn vĩnh cửu, độc lập bởi chính nó. Do vì Duyên Sinh, bản chất của mọi sự mọi vật là Vô Ngã. Như thế, Vô Ngã không có nghĩa là không có gì hết (Nothingness). Đây là điều nhận thức rất quan trọng mà người Phật tử phải cần nắm vững, để xóa tan ý niệm sai lầm, mà phần lớn những người không hiểu Phật Giáo cho rằng Vô Ngã là trống rỗng, là không có gì hết.
Nhận thức Vô Ngã liên hệ gì đến giảm thiểu khổ đau trong đời sống của chúng ta ?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩ thâm sâu về cội nguồn của khổ đau. Khổ đau (Dukkha) là một trạng thái kinh nghiệm rất phức tạp và đa dạng. Tùy theo trình độ nhận thức cuộc sống và kinh nghiệm khổ đau của cá nhân, mỗi người có một định nghĩa riêng biệt về ý nghĩa khổ đau.Theo Phật Giáo, khổ đau, trước tiên là những kinh nghiệm phổ biến mà tất cả mọi người trong chúng ta đều phải trải qua, đó là: Sinh, lão, bịnh, tử, thương nhau mà phải xa nhau, và ghét nhau mà phải chung sống với nhau.Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa bao hàm những kinh nghiệm khổ đau trong đời sống đó là sự không vừa ý (unsatisfactoriness). " Sự không vừa ý " ở đây không chỉ giới hạn trong ý nghĩa thông thường rằng mình không vừa ý với những gì đang có, mà nó còn nói lên ý nghĩa sâu xa rằng mình không thể nắm bắt thực tại của cuộc sống, hoặc hiện hữu theo ước muốn của mình. Thực tại của con người và cuộc đời là vô thường,biến chuyển. Tuy nhiên chúng ta lại bắt thực tại phải theo ý của mình; nghĩa là những gì mình yêu thích và quý mến luôn luôn tồn tại mãi mãi với mình. Nói cụ thể hơn, chúng ta muốn chúng ta sống mãi, trẻ mãi, giàu mãi, và ở với những người mình yêu thương mãi mãi v. v... Đấy là những ước muốn con người không bao giờ có thể thực hiện hay thỏa mãn được. Nói rõ hơn, đây là những vọng tưởng mù quáng dựa trên niềm tin cố định rằng những thứ hạnh phúc mà chúng ta ước muốn đó sẽ ở mãi với chúng ta. Chính những vọng tưởng ( Vô minh) này là sự khổ đau thông thường và sâu sắc nhất. Chính vì vậy, khi giải thích về ý nghĩa sâu sắc của khổ đau, trong kinh điển Phật Giáo, nhất là các kinh điển Nguyên thủy (Nikayas) thường nhấn mạnh: Sự bám víu vào Ngũ Uẩn là khổ (The attachment of the five aggregates); nghĩa là chấp chặt và bám víu vào hiện hữu, và cho nó là thường hằng vĩnh cửu, hay có bản ngã đích thực.
Quán chiếu lại ý nghĩa khổ đau trong đời sống, chúng ta nhận ra rằng khổ đau sâu sắc trong đời sống đó là sự sợ hãi, lo âu của chúng ta về những sở hữu hạnh phúc mà chúng ta có, đồng thời, chúng ta sợ hãi lo âu về sự mất đi của cái " Ta ".
Hai sự lo âu và sợ hãi về sự mất đi sở hữu '' Hạnh phúc của Ta " và " Ta " thật ra chỉ là một - chúng ta ước muốn hạnh phúc trường tồn cho Ta là vì Ta. Lấy một ví dụ cụ thể hiển nhiên nhất đó là Sự Chết. Hầu hết chúng ta đều sợ chết và đau buồn khi nghĩ đến mình phải chết. Lý do làm cho chúng ta sợ hãi hoặc đau buồn vì sự chết của chúng ta có nhiều, tuy nhiên điểm căn bản làm nền tảng cho sự lo sợ và đau buồn là chúng ta sợ mất những cái " Ta ", hoặc những sở hữu hạnh phúc của những cái " Ta ". Mức độ bám chặt về ý niệm " Ta " càng sâu, thì sự lo âu và sợ hãi về cái chết của chúng ta càng lớn. Và ngược lại, ý niệm bám chặt về cái " Ta " ít đi, thì mức độ sợ hãi và lo âu về cái chết của chúng ta càng giảm thiểu .Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta " đang chết ", hoặc chúng ta là vô ngã và vô thường, chắc có lẽ chúng ta không còn sợ hãi và lo âu về cái chết, hoặc ít nhất mức độ sợ hãi và lo âu đó sẽ giảm rất nhiều.
Phương pháp giúp cho chúng ta áp dụng giáo lý Vô Ngã trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều, nhưng cách thức đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được là đọc một bài thơ ngắn hay tụng một bài kinh ngắn, mang nội dung của giáo lý Vô Ngã, ví dụ chúng ta có thể tụng bài kệ trong kinh Kim-Cang:
Sự hiện hữu của tất cả pháp,
Như sương sa, như điện chớp,
Như bọt sóng, như giấc mộng.
Là người đệ tử Phật,
Nên thường quán như vậy.
Những ảnh tượng " sương sa ", " điện chớp ", " giấc mộng " v.v....giúp chúng ta nhận thức được như thật bản chất Vô Ngã của con người và cuộc đời. Do sự đọc tụng bài kệ lâu ngày, và sự huân tập ý nghĩa của nó trong tiềm thức, nó sẽ giúp ta loại dần những vọng tưởng về ý niệm Ngã và kết quả là giảm thiểu khổ đau.
Một phương pháp khác tương đối dễ dàng mà ai cũng có thể thực tập được, đó là sự quán chiếu về bông hồng. Nhìn vào bông hoa hồng, chúng ta không chỉ dừng lại chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhất thời của nó, mà còn phải quán chiếu tiến trình sinh khởi và hủy diệt của nó. Tiến trình sinh khởi của hoa hồng, đại khái là sự kết hợp của cây, nước, phân bón, ánh sáng mặt trời, v.v...Và tiến trình hủy diệt của nó là sự héo tàn, rơi rụng, để rồi tiến tới một chu kỳ mới với sự sinh trưởng của một đóa hoa khác. Như vậy quán chiếu một bông hoa hồng thôi, chúng ta có thể quan sát được tính chất chung trong tiến trình của đời sống. Bông hoa hồng là biểu tượng của sự thành công và hạnh phúc của chúng ta, và sự héo tàn của nó có thể ví như sự mất đi hạnh phúc, hoặc sự thất bại của chúng ta trong cuộc sống. Ước muốn đóa hoa hồng xinh tươi mãi mãi là một ảo tưởng. Do đó chấp chặt rằng hạnh phúc mãi mãi là của Ta là điều không thể có.
Như vậy, hiểu biết rõ ràng giáo lý Vô Ngã và áp dụng nó trong đời sống, không phải để chúng ta chán nản hay bi quan về cuộc sống. Ngược lại, hiểu và thực hành ý nghĩa Vô Ngã trong đời sống sẽ giúp chúng ta sống trong cuộc đời mà không bị sóng gió của cuộc đời làm xiêu ngã. Mặt khác, hiểu và thực hành giáo lý Vô Ngã trong cuộc sống, chúng ta trở nên từ bi và vị tha hơn đối với đồng loại. Chúng ta sẽ giảm bớt những ích kỷ nhỏ hẹp và những tật đố vốn do ý niệm bản ngã sinh khởi. Đạo Phật cuối cùng như chúng ta thấy, nổ lực xây dựng hạnh phúc đời sống con người bằng cách giúp con người trực diện với căn bịnh sầu thảm của nó, căn bịnh vọng tưởng về ý niệm Ngã. Đạo Phật không hứa hẹn cho chúng ta một thế giới thiên đường tuyệt hảo. Đạo Phật chỉ giúp chúng ta khởi hành từ đây, trong bản tâm của chúng ta, và tại đây, trong thế giới này.
Xin mạn phép đăng lại những lời giáo lý này để tri ân vị Thầy đã giúp chúng tôi khai tâm luyện trí.
TRANG PHAN
De : Tuệ Minh Đức - 5/3/05 Thà rằng chấp Có như nuí tu -di còn hơn chấp Không như hạt cai?
Các anh chị dh kính,
Mấy năm qua rồi, Bờm bảo TMD cứ lạch đạch hì hục chạy theo học hết kinh nầy sách nọ, các mẫu chuyện thiền, tinh tấn lắng nghe hết thầy cô nầy, đến anh chị thiện tri thức nọ, ngoan ngoản trả baì ( khi nào có học :-))... nhưng TMD cũng như bao nhiêu anh chị đồng hành ngớp truóc bao nhiêu kinh điển... dù biết rằng nên giữ ý quên lơì... nhưng lơi. dụng lý ấy mà không chiu. đọc, và tìm hiểu một quyển kinh nào cũng không đặng... nên TMD như thằng cu lúc xem chiếu bóng ( ciné ) nửa muốn đi " xả " nửa muốn ngồi lai. xem phim hay ;-))
Thà rằng chấp Có như nuí tu -di còn hơn chấp Không như hạt cai? ( fai? hông nào ? ;-)
Bờm trêu TMD chỉ bắt chuóc theo lối mòn nguoì xưa mà không nhận thấy sức sống của con đuòng ... đã bảo bất lập văn tự , siêu lý luận, vậy màTMD vẫn lo phân tích câu văn, chia chẻ ngôn cú, vạch tìm chữ nghiã, lấy đó làm sự nghiệp
Trọng công việc vuì mò TMD có duyên xem đuọc các sách giảng giải sáng ngơì của Thầy Thông Phuong, tuy rằng vẫn tiếp tục chiu vào, xong có lơì nhắc nhở của Thầy nên không quên rằng thế giới " thật " thênh thang bao la chứ không nằm trong giấy mực
Như khi Đúc Phật trả lơì cho ngaì Tu Bồ Đề về tên Kinh " noí Bát Nhã Ba La Mật tức chẳng phải Bát Nhã Ba La Mật "
hay các anh chị nhớ ảnh vẽ " ống điếu " ( pipe ) của họa sĩ Magritte kèm theo lời tựa " Đây không phai? là ống điếu "
Càng " Tư " và Tu thì mình lại càng cảm nhận gần " Ưng vô sơ? trụ nhi sanh kỳ tâm " vi diệu !!!! Chỗ dừng lại là Không chỗ , Không = hổng fai? là Không ngơ mà là Không bám trụ vào một nơi ...
Cho nên Vô Ngã đừng lầm tuỏng rằng Không Ngơ như nguoì Âu Mỹ ( lúc xưa ) thuòng bảo... như anh NP bảo : xe Na tiên có đó, có dụng, dù không có thực thể thuòng còn vỉnh cửu
và khi nói đến Vô Ngã là cũng vẫn còn lý luận, thẩm định, suy xét từ caí Ta ... nên đây, chúng ta hoàn toàn trên đia. hạt " Thị Danh "
Không biết có ngoaì đề lắm không hỉ ;-))
Về Nghiệp, luân hôì thì các anh chị ( NTB, NP... ), thầy PH đã giai? thích cặng kẻ .... và Bờm chẳng nhắc nhỏ gìca?, nên TMD mù tịt ,
Mến gởi đến anh chị các baì giảng tuyệt diệu của Thầy Thông Phuong
<http://www3.thientongvietnam.info/kinhsach-thike/tk-01/cuathienhemo/index-unicode.html>
Kính,
TMD
De : Nguyên Phước - 6/3/05 Đề Tài Vô Ngã
Cảm ơn chi. Tuấn Trang đã gửi tặng một món quà quí báu, là bài chị viết về Vô Ngã. Bài này rất sáng sủa, giản dị và thực tiễn. Vô Ngã có lẽ là điểm quan trợng nhất trong đạo Phật, về lý thuyết cũng như thực hành. Nếu sống được theo tinh thần Vô Ngã, thì mọi sự khổ đau tự nó tiêu tan. Không còn Ngã thì làm sao còn Khổ nữa ? Dĩ nhiên, như chị nói, chưa giải thoát được hoàn toàn, thì chỉ giảm thiểu được khổ dau bằng cách giảm thiểu cái Ngã của mình thôi... Có những nhà tu hành, được coi như là cao tăng, mà còn cái Ngã lớn hơn cả phàm phu nữa ! "Vô Ngã là Niết bàn" là tên một tuyển tập các bài giảng của Thầy Thiện Siêu (NXB Thuận Hóa, Huế, 1996), mà tôi xin trích ra đây một đoạn : "Niết bàn là một cái gì tuyệt đối không dung Ngã. Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn vô tướng - vô tướng nên khó vào. Muốn vào Niết bàn, ta cũng phải vô tướng như Niết bàn. Cửa Niết bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc, nên ta không thể mang thêm một hành lý nào mà hi vọng vào Niết bàn được cả. Cái thân đã không mang theo được, mà cả ý niệm về Tôi, về Ta cũng không thể mang theo được. Cái Ta càng to thì càng xa Niết bàn. Nên biết rằng : hễ hữu Ngã là luân hồi mà Vô Ngã là Niết Bàn". Có lẽ chỉ riêng Vô Ngã cũng là cả một pháp môn...
Thân mến,
NP
De : Pháp Hiền - 6/3/05 Hãy quán sát cánh hoa phù dung Xin góp thêm đôi lời với dh Tuấn Trang và dh NP., như sau :
- Đề nghị hãy quán sát cánh hoa phù dung, vốn sớm nở tối tàn - giúp ta thấy rõ lẽ vô thuờng\
Cuộc đời của cánh hoa phù dung quả là thật sự ngắn ngủi\
Nhưng trong khoảng thời gian thật sự ngắn ngủi của cuộc đời ấy, hoa phù dung sống trọn vẹn cuộc cống của nó : nở hoa, tỏa huơng ..., cuời nhẹ với đời, rồi héo tàn, sẵn sàng tan biến, không một chút âu lo hay níu kéo cuộc sống\
Cánh hoa phù dung không nuối tiếc quá khứ, không uớc vọng tuơng lai\ Hoa phù dung luôn sống với từng giây phút hiện tại\
"Bài học hoa phù dung" thấm thía biết bao\
Thân kính -
PH.
De : Nguyễn Tường Bách - 7/3/05 Người là một dòng tâm thức
Chị Tuấn Trang và đạo hữu NP đã nói quá đầy đủ về đề tài vô ngã, tôi chỉ xin góp vài ý nhỏ:
1. Ta có thể xem con người là một dòng tâm thức gồm những dạng tâm lý liên tục, dạng này xếp sau dạng kia mà không có ai làm chủ chúng cả. Những dạng đó phát sinh tuân thủ theo luật duyên khởi, cụ thể là tác động của nghiệp.
2. Những dạng tâm lý đó CÓ THỰC, nhưng KHÔNG có người làm chủ chúng, đó là một cách (trong nhiều cách) để hiểu "vô ngã" của đạo Phật. Dòng tâm thức này có tính chất cá thể (individuel), vì mỗi một loài hữu tình cũng có những phản ứng khác nhau về một nguyên nhân.
3. Có tính cá thể nhưng không có ngã, đó là cái khó nhất của đạo Phật. Nhưng nếu hiểu "ngã" là một thể trường tồn bất biến, điều mà đạo Phật bác bỏ thì điều đó không còn khó hiểu nữa. Tính cá thể cũng có tính chất vô thường, nó khác với cái "ngã" mà con người tưởng mình có thật.
4. Trong địa vị phàm phu của chúng ta, lúc nào cái ngã nổi lên hành hạ chúng ta mà chúng ta ý thức được tình trạng đó là giỏi lắm rồi. Khó thay!
Thân kính chào.
NTBach
De : Le Cong Da - 8/3/05 Xin duoc chia xe cung quy dh, cac anh chi mot bai noi chuyen rat dac sac (theo toi) ve vo nga:
TAM PHÁP ẤN
Ba pháp ấn là ba con dấu xác nhận ba giáo nghĩa "Các hành vô thường, các pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tịnh" là yếu lĩnh của Phật pháp. Nội dung này được thấy rất sớm trong phẩm Tứ Đoạn YÙ, Kinh Tăng Nhất A-hàm qua bốn nghĩa: "Các hành vô thường, các hành đều khổ, các pháp vô ngã, Niết-bàn ngưng nghỉ" thành bốn pháp ấn. Về sau, các Luận sư đem "Các hành đều khổ" sáp nhập vào "Các hành vô thường" thành ba pháp ấn.
Kinh Liên Hoa Diện ghi: "Tất cả hành vô thường, tất cả pháp vô ngã và Niết-bàn tịch diệt là ba pháp ấn".
Luận Thành Thật nói: "Tất cả pháp vô ngã, các pháp vô thường, Niết-bàn tịch tịnh là ba pháp ấn, tất cả mọi lý luận đều không bác phá được, vì đó là chân lý".
Ba pháp ấn hay bốn pháp ấn, chính là chủ đề được các Kinh A-hàm lặp đi lặp lại nhiều lần, và chúng cũng khái quát yếu nghĩa của 4 đế, 12 nhân duyên ...
1. Pháp ấn "Các hành vô thường"
Hành nghĩa là vận động biến dịch. Các hành là chỉ cho tất cả pháp hữu vi, nghĩa là tất cả các hiện tượng do nhân duyên sanh, có nương gá, có tạo tác, nói một cách khái quát tức là năm uẩn, chúng đều vô thường, trước có nay không, hiện tại có về sau không, tồn tại ở trong sự sanh diệt biến dịch như dòng nước chảy, ngọn lửa cháy, luồng gió thổi. Kinh số 456 trong Tạp A-hàn ghi: "Tất cả hành vô thường, đều là pháp sanh diệt". Tất cả các pháp sắc, tâm đều như vậy. Thân thể vật chất thì biến dịch từ trẻ đến già, còn hoạt động tâm lý thì niệm niệm sanh diệt không ngừng. Kinh số 289 trong Tạp A-hàm ghi: "Tâm ý thức ngày đêm chuyển biến trong từng khoảnh khắc giống như khỉ vượn". Đây là ấn tượng được cảm nhận trong lúc trực quán các hiện tượng vật lý và tâm lý con người. Tiến thêm một bước, vận dụng lý tánh phân tích có thể phát hiện sự sanh diệt biến hóa xuyên qua mỗi giờ, mỗi khắc, mỗi phút, mỗi giây, không có thời gian dù một niệm tạm dừng, bất biến. Kinh An-ban Thủ YÙ ghi: "Khoảng thời gian búng ngón tay, tâm có 960 lần chuyển biến". Phẩm Phân Biệt Nghiệp, Luận Câu-xá nói: "Các pháp hữu vi vừa có liền không. Nếu ở chỗ này sanh thì ở chỗ này diệt, không cho từ chỗ này chuyển đến chỗ khác". Phẩm Tứ Đại Tướng, Luận Thành Thật nói: "Vì các pháp niệm niệm diệt nên không cho từ chỗ này chuyển đến chỗ khác".
Trong kinh Đại thừa thường đem tính vô thường ngay nơi sanh liền diệt của vạn vật tỷ dụ như ánh chớp, lửa nháng, sương mai, bọt nước. Kinh Kim Cang nói tất cả pháp hữu vi "như sương mai, như ánh chớp". Kinh Lăng-già cho rằng các pháp hữu vi "không thật, mau như điện chớp, thế nên nói là như huyễn". Phật học nhận thức sâu sắc đến tính biến dịch tuyệt đối của vạn vật, lóe lên tư tưởng biện chứng pháp thô sơ ngay ở thời cổ đại.
Nếu nói pháp ấn vô thường của Phật học chỉ nhấn mạnh một cách phiến diện về tính biến dịch mà phủ nhận tính ổn định tương đối của sự vật thì đó là một nhận định sai lầm. Phật học Đại, Tiểu thừa đều có nói đến hai đế chân, tục. Hai đế này dung thông mới là chân lý. Về mặt chân đế, vạn vật tuyệt đối vô thường biến dịch; còn nếu nhìn từ phía tục đế thì tính ổn định tương đối của vạn vật cũng chưa từng bị phủ nhận, và gọi đó là "tương tợ tương tục". Tính ổn định tương đối "tương tợ tương tục" này là phương tiện tất yếu được nhận thức ra trong sinh hoạt thế tục. Luận Đại Trí Độ 37 nói: "Vô thường phá chấp thường, chẳng nên chấp vô thường là chân lý. Sao vậy ? Vì nếu các pháp là tướng vô thường, niệm niệm diệt thì sáu thức không thể nắm giữ sáu trần". YÙ muốn nói vô thường chỉ dùng để phá trừ cái chấp lầm vô thường là thật thường bất biến, chứ không phải phủ nhận mặt ổn định tương đối của sự vật. Nếu chỉ thấy vô thường thì không thể nào nhận thức được đúng đắn về cảnh tướng vô thường. Vậy, cần phải thừa nhận tính ổn định tương đối trước, rồi mới từ tướng ổn định tương đối này mà nhìn đến tính biến dịch vô thường của tuyệt đối, như trong Kinh Tiểu Phẩm Bái-nhã 3 ghi: "Vì không hoại sắc nên quán vô thường; vì không hoại thọ, tưởng, hành, thức nên quán vô thường. Người nào chẳng quán như thế, bị gọi là người hành tương tợ Bát-nhã Ba-la-mật". Ly khai tướng ổn định tương đối của năm uẩn mà phiến diện chấp lý vô thường thì bị chê là "tương tợ". (Tợ nghĩa là dường như phải mà không phải).
Phật học, từ quan điểm giá trị nhân sinh của tôn giáo xuất phát, nhận năm uẩn, các hành vô thường là khổ. Kinh số 437 trong Tạp A-hàm ghi: "Vì tất cả các hành là pháp biến dịch, nên ta nói hễ có sở thọ thì đều là khổ". Qua lời Phật dạy, chúng ta thấy chẳng những các khổ thọ trong cuộc sống con người là khổ, mà ngay cả lạc thọ cũng đều vô thường nên cũng là khổ. "Các thọ đều là khổ" cũng được xem như là một pháp ấn.
2. Pháp ấn "Các pháp vô ngã"
Ngã, Phạn ngữ: Atman, là một phạm trù trọng yếu của các nhà triết học Ấn Độ. Ngã bị phủ nhận bởi pháp ấn "Vô ngã" trong kinh luận Phật giáo, là cái Ngã trên ý nghĩa thực thể thuộc hình nhi thượng, khác với ý nghĩa tự ngã mang tính chủ thể và nhân cách trong tâm lý học và luân lý học. Luậnh Thanh Tịnh Đạo giải thích nghĩa của Ngã là "tự tại". Tự tại tức là tự tồn tại không nhờ vào các yếu tố khác, là chủ tể thực sự thường trụ bất biến. Về sau, các Luận sư tổng kết Ngã có bốn nghĩa: Thường, nhất, chủ, tể. Phẩm Ai Thán, Kinh Đại Bát-Niết-bàn ghi: "Nếu pháp nào là thực, là chân, là thường, là chủ, là y, tánh không biến dịch thì pháp ấy được gọi là Ngã". Từ Phật giáo Nguyên thủy cho đến Phật giáo Đại thừa đều nói thực chất của nghĩa Vô ngã là phá trừ chấp trước nhận lầm cái thực sự không tự tại là cái Ngã chân thực tự tại.
Lý luận chủ yếu của Phật giáo Nguyên thủy dùng để khẳng định các pháp vô ngã chính là pháp ấn vô thường vừa được trình bày ở trên. Pháp ấn "Các pháp vô ngã" này nhằm giải trừ chấp trước năm uẩn là thật, là thường, là tự ngã, như Kinh số 33 trong Tạp A-hàm ghi: "Sắc vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì chẳng phải Ngã, không có Ngã thì cũng không có Ngã sở. Quán như thế gọi là chân thật chánh quán. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì không phải Ngã, không có Ngã thì không có Ngã sở. Sắc chẳng phải là Ngã, nếu sắc là thật Ngã thì lẽ ra sắc không có bệnh khổ sanh. Vì sắc vô ngã nên sắc có bệnh khổ sanh. Vậy sắc có bệnh khổ hay không là do sắc có Ngã hay vô ngã. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy". YÙ nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức, các hoạt động sinh lý, tâm lý không nhận tự ngã làm chủ tể bên trong của bản tánh mong cầu thường lạc, mà lại mang tính ngoại tại, tính bất tự tại, do đó, sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng phải tự ngã thật thường, nếu nhận lầm cái chẳng phải Ngã này làm chân ngã thật thường thì thuộc về "điên đảo kiến" trái với chân thật.
Kế đến, do vì các pháp duyên khởi, nên tất nhiên năm uẩn chẳng phải Ngã. Tứ Bách Luận Thích nói: "Ngã được định nghĩa là không nương nhờ vào tha tánh". Sự tồn tại không nương nhờ vào bất cứ một điều kiện nào mới được gọi là Ngã. Nhưng tất cả pháp hữu vi đều nhờ duyên mà khởi, sự tồn tại của con người bất quá là sự tập hợp của năm uẩn, như Kinh Tạp A-hàm 44 ghi: "Như do các bộ phận hợp lại thành chiếc xe, cũng vậy, do dựa vào năm uẩn mà có tên gọi là chúng sanh". Tuy có cái "giả danh" chúng sanh, nhưng không có một cái chân ngã tự tại không dựa vào duyên mà tồn tại. Kinh Tạp A-hàm 12 tiến thêm một bước phân tích năm uẩn của chúng sanh, mỗi uẩn đều vô thường. Sắc vô thường, hoặc nhân hoặc duyên sanh ra sắc, chúng cũng vô thường, nhân vô thường, duyên vô thường thì sắc do nhân duyên sanh làm sao thường được! Bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Nhận lầm năm uẩn vốn nhờ vào duyên mà tồn tại, không tự tại, vô thường làm tự ngã chân thường, thì bị gọi là "điên đảo kiến". Từ chấp ngã sanh ra chấp ngã sở, rồi hướng ra ngoài tìm cầu, nuôi lớn phiền não, tự tư tự lợi. Đây là nguồn gốc khiến cho con người bị trôi lăn trong sanh tử và đây cũng là cội rễ của các vấn đề xã hội. Phật giáo cực lực đề xướng học thuyết Vô ngã cốt dạy người quán chiếu đúng như thật, dùng lý tánh làm mỏng đi ngã chấp, bớt đi phiền não.
Phật học gọi thật tánh của pháp hữu vi vô ngã là "Không", như phẩm Tà Tụ, Kinh Tăng Nhất A-hàm ghi: "Vô ngã tức là không". Về sau, ngài Sư Tử Khải thuộc Đa Văn bộ, trứ tác Luận Thành Thật, nói nghĩa Không có hai tầng: Không có thật ngã trong thân tâm chúng sanh do năm uẩn hợp thành, như trong bình không có nước, chỉ có uẩn, không có ngã, hoặc không có ngã trong uẩn, cho nên Không. Lại quán ngay chính năm uẩn cũng đều duyên khởi vô thường, như chính bản thân cái bình cũng không, năm uẩn đều không, cho nên Không. Nghĩa Không này được các tông phái Đại thừa phát huy thành Nhân vô ngã và Pháp vô ngã, hoặc Nhân không, Pháp không. Nhân vô ngã hoặc Nhân không nghĩa là cái Ngã mà chúng sanh lầm chấp thật ra là Không, chỉ có căn, chỉ có cảnh, chỉ có thọ do căn và cảnh tiếp xúc sanh, chỉ có tâm do căn và cảnh tiếp xúc sanh, chỉ có chấp ngã, ngã tưởng, chỉ có chấp ngã, ngã kiến, chỉ có ngã, ngã ngôn thuyết, ngã hý luận. Trừ bảy điều này ra, ngã tướng hoàn toàn không (Luận Du-già Sư Địa 55). Cái Ngã mà chúng sanh chấp đó vốn Không, chỉ có sự tập hợp của năm uẩn và tâm chấp trước lầm lạc, cho nên nói là Nhân vô ngã, Nhân không. Pháp vô ngã, Pháp không là chỉ cho mọi hiện tượng, chẳng những bao quát thân tâm chúng sanh mà còn bao quát tất cả các pháp hữu vi cấu thành thế giới vật chất, còn bao quát cả pháp vô vi như Phật, tịnh độ, Niết-bàn ... cho đến cả bản thân của quan niệm Không, hết thảy đều vô ngã, đều Không. Luận Du-già Sư Địa 46 ghi: "Tính vô ngã trong các pháp nghĩa là trong tất cả sự ngôn thuyết thì tất cả ngôn thuyết tự tánh các pháp đều không". YÙ nói tất cả các hiện tượng được biểu đạt qua ngôn ngữ khái niệm đều phải có chỗ nương tựa để tồn tại, không phải thật sự tự tại. Ngay cả pháp vô vi, trong khái niệm, cũng dựa vào sự đối đãi với pháp hữu vi mà lập. Đối với tất cả các khái niệm phân biệt này, kể cả khái niệm Vô ngã, Không, cũng không phải không có chỗ dựa, ít nhất là dựa vào sự phân biệt của ý thức con người mà sanh, cho nên đều Vô ngã, Không. Có thể nói thuyết Vô ngã này đã phát huy triệt để pháp ấn "Các pháp vô ngã" của Phật giáo Nguyên thủy.
Phật học luận về "Các pháp vô ngã" còn có ý phê phán hữu ngã luận, hữu thần luận của Bà-la-môn giáo. Theo quan điểm Phật giáo thì tạo vật chủ Tự Tại Thiên của giáo thuyết Bà-la-môn và quan niệm thần ngã là linh hồn của cá nhân làm ông chủ ở bên trong thân xác, đều thuộc về tà chấp "ngã kiến". Sở chấp của họ chắc chắn không phải là cái Ngã chân thường. Vì muôn pháp từ nhân duyên sanh, nên đâu có chỗ cho Tự Tại Thiên làm tạo vật chủ sanh ra muôn vật! Vì năm uẩn đều duyên khởi vô ngã, nên không có một thần ngã thật thường trụ ở bên trong thân. Kinh luận Đại, Tiểu thừa có không ít lời phê phán đối với Tự Tại Thiên luận và Thần ngã luận.
Phật học đề cao vô ngã, là từ góc độ chân đế phá trừ chấp trước của chúng sanh chấp giả ngã làm chân thật, chứ không phủ định ngã trên ý nghĩa thế tục. Luận Câu-xá 30 nói: "Chấp chân ngã là có thì bị kiến chấp làm tổn thương, bác tục ngã là không thì làm hỏng nghiệp lành". Nếu trên ý nghĩa thế tục mà không thừa nhận cái ngã của chủ thể nhân cách thì sẽ đưa tới bờ vực nguy hiểm là làm lành không hưởng được quả báo lành, gây ra tác hại trong việc giáo hóa xã hội. Phật học không tán đồng và bài xích nó là "ác thủ không kiến". Phái Trung Quán trong Phật giáo Đại thừa còn nói vô ngã cũng không phải cứu cánh và cần phải phá trừ. Phẩm Quán Pháp, Trung Luận nói: "Do vì phá ngã pháp mà nói vô ngã, Ngã quyết định bất khả đắc, huống là có vô ngã ? Nếu quyết định có vô ngã thì rơi vào đoạn diệt". YÙ nói thuyết vô ngã chỉ là pháp phương tiện dùng để phá chấp "nhận giả làm chân", nếu vì thế mà xác lập một cái "vô ngã" làm chân lý tuyệt đối thì lại đi tới một cực đoan khác, rơi vào hầm sâu tà kiến "Đoạn diệt luận". Do đó, vô ngã chẳng phải là nghĩa lý rốt ráo của Phật pháp. Nghĩa lý rốt ráo của Phật pháp nói chỉ thú cứu cánh của vô ngã là khẳng định có "đại ngã" chân thường tự tại, "Phật tánh chân ngã", kinh điển hệ Đại thừa Như Lai Tạng trình bày trực tiếp nghĩa này, như phẩm Ai Thán, Kinh Đại Bát-Niết-bàn ghi: "Chỉ đoạn trừ chấp trước, chẳng đoạn trừ ngã kiến. Ngã kiến ở đây tức là Phật tánh". Thậm chí còn nói "pháp nào chỉ nói vô ngã mà không nói có Phật tánh chân ngã, thì pháp đó là pháp bất liễu nghĩa". Phật tánh chân ngã nói ở đây, trên thực tế chính là Niết-bàn đã được Phật giáo Nguyên thủy khẳng định trong ba pháp ấn. Kinh Đại Bát-Niết-bàn ghi: "Tất cả các pháp đều không có Ngã, nhưng Niết-bàn này thì chân thật có Ngã".
3. Pháp ấn "Niết-bàn tịch tịnh"
Niết-bàn là cảnh giới giải thoát tối cao mà Phật giáo và các tôn giáo tại Ấn Độ đương thời theo đuổi tìm cầu. Phạn ngữ Nirvàna, trong kinh luận Phật giáo, nó mang nhiều tên gọi khác nhau, như Pháp Uẩn Túc Luận, Luận Tứ Đế nêu ra đến 66 tên gọi khác nhau của Niết-bàn, đại lược có thể chia hàm nghĩa thành hai phương diện tiêu cực và tích cực. Theo nghĩa tiêu cực, nirvàna có nghĩa thổi tan, tắt ngấm, đặc biệt chỉ cho sự tắt mất vô minh của nội tâm, sự thô động của phiền não, từ đó chấm dứt sanh tử luân hồi. Kinh số 18 trong Tạp A-hàm ghi: "Tham dục dứt hẳn, sân khuể đã trừ, ngu si đã hết, tất cả phiền não không còn thì gọi là Niết-bàn". Theo nghĩa tích cực, nirvàna biểu thị công quả thù thắng sau khi dứt hết phiền não, có các tên gọi khác nhau như: Bất tử, vô bệnh, vô suy lão, thanh tịnh, giải thoát, bất chung một, cam lộ, quy thú, an ổn, hoàn mãn, thường hằng ... Trong Kinh A-hàm thường dùng cụm từ "tất cánh tịch tịnh", "cứu cánh thanh lương", "thật cực an lạc"... biểu thuật cảnh giới Niết-bàn. Luận Thanh Tịnh Đạo nói: "Cái Diệt này có đặc tướng của tịch tịnh, có tác dụng của bất tử, hoặc có tác dụng làm cho an lạc", "Niết-bàn là thường".
Trong kinh Đại thừa, đem công đức của Niết-bàn quy nạp về bốn đức: Thường, lạc, ngã, tịnh; hoặc tám vị: Thường, hằng, an, thanh lương, bất lão, bất tử, vô cấu, khoái lạc. Tóm lại, Niết-bàn không ngoài cá thể chân ngã được an lạc hạnh phúc vĩnh hằng và thanh tịnh. Phật giáo Tiểu thừa nói có hai thứ Niết-bàn là Hữu dư y và Vô dư y. Hữu dư y Niết-bàn nghĩa là người tu hành đời này đã đoạn phiền não chứng A-la-hán, trên tinh thần được đến giải thoát, an hưởng tịch tịnh, thanh lương, cực lạc. Dù đã giải thoát nhưng tinh thần vẫn còn tạm thời nương tựa vào nhục thân do nghiệp báo đời trước cảm nên, còn có chút khổ và không tự tại do nhục thân sanh ra. Vô dư y Niết-bàn nghĩa là ly khai vĩnh viễn sự trói buộc của nhục thân do nghiệp sở cảm, tận hưởng sự an lạc của Niết-bàn. Kinh Bản Sự ghi: "Lậu tận, tâm giải thoát, còn trong thân rốt sau, là Hữu dư Niết-bàn. Các hành vẫn tương tục, các sở thọ đều diệt, tịch tịnh mãi thanh lương, là Vô dư Niết-bàn". Đối với A-la-hán, Vô dư y Niết-bàn chủ yếu chỉ cho chỗ quy túc sau khi chết. Tóm lại, hai thứ Niết-bàn của Tiểu thừa đều chỉ mang ý nghĩa cá nhân giải thoát khổ sanh tử và vĩnh viễn hưởng niềm an lạc, thiên về tự lợi. Vượt lên trên hai thứ Niết-bàn kể trên, Đại thừa còn nói tới một thứ Niết-bàn nữa, đó là "Vô trụ xứ Niết-bàn". Luận Thành Duy Thức 10 nói: "Vô trụ xứ Niết-bàn nghĩa là chân như ra khỏi sở tri chướng, thường được hỗ trợ bởi đại bi, bát-nhã, do đó không trụ sanh tử, Niết-bàn, làm lợi lạc hữu tình tận đến đời vị lai, dụng mà thường tịch, cho nên gọi là Niết-bàn". YÙ nói cá nhân tuy được giải thoát trụ nơi Vô dư Niết-bàn nhưng không yên nghỉ trong cảnh tịch tịnh này, mà phát khởi lòng từ bi, từ thể khởi dụng, phát huy diệu dụng của bản tánh, phân thân hóa hiện, đi vào sanh tử cứu giúp chúng sanh không bao giờ ngừng nghỉ. Tuy vào sanh tử mà siêu việt sanh tử cho nên gọi là chẳng trụ sanh tử. Tuy nhập Niết-bàn mà chẳng hưởng thường, lạc, ngã, tịnh một mình cho nên gọi là chẳng trụ Niết-bàn. Chẳng trụ sanh tử, chẳng trụ Niết-bàn, nên gọi là Vô trụ. Dùng tâm vô trụ này hoạt động thường trực cho sự nghiệp hóa độ chúng sanh.
Theo đây, Phật học nói Niết-bàn, trên thực tế chẳng qua chỉ cho trạng thái tinh thần sau khi được tịnh hóa, dứt hết phiền não vô minh và nó được kiến lập theo sự thể nghiệm chủ quan của người tu hành. Niết-bàn được chứng đắc từ quá trình tu tập quán chiếu đúng như thật "Các hành vô thường" và "Các pháp vô ngã". Vậy trong ba pháp ấn, pháp ấn thứ ba là quả của hai pháp ấn trước./.
(Trích dịch từ "Phật Giáo Thiền Học Dữ Đông Phương Văn Minh" của Trần Binh)
[ Đầu trang ]
Trang trước / Trang sau [ Trở về ] ____________________________________________________________________________________________________________________
Phụ Lục
***[ Đầu trang ]
Ðiểm sách
The Literature of the Personalists of Early Buddhism
(Văn học của các nhà Nhân thể luận trong Phật giáo Nguyên thủy).
Tác giả Thích Thiện ChâuTrần Tuấn Mẫn đọc
Tháng 3.1997, viện Nghiên cứu Phật học Việt nam vừa ấn hành tác phẩm Anh ngữ, The Literature of the Personalists of Early Buddhism (Văn học của các nhà Nhân thể luận trong Phật giáo Nguyên thủy). Ðây là bản dịch của Sara Boin-Webb từ nguyên bản Pháp ngữ "La littérature des personnalistes du Bouddhisme Ancien" luận án Tiến sĩ Quốc gia về Văn học và Khoa học Nhân văn do hòa thượng Thích Thiện Châu thực hiện và đệ trình tại đại học Sorbonne Nouvelle (Paris III) năm 1977. (1)
Luận án minh họa, phân tích, nhận định và hệ thống hóa học thuyết Nhân thể luận (Pudgalavàda), một học thuyết xuất hiện khoảng 200 năm sau khi đức Phật nhập Niết bàn và được phổ biến phát triển suốt hơn 10 thế kỷ. Qua đó, khởi từ trường phái Vàtsìputrìya và các trường phái kế tiếp như Sàmmitìya, Dharmottarìya, Bhadrayàniya, Sandàgàrika..., các nhà Nhân thể luận (Pudgalavadin) đã nỗ lực nghiên cứu, trích dẫn từ giáo lý chính thống của đức Phật và đưa ra những quan điểm, những giải thích về sự hiện hữu của một "nhân thể" (pudgala) như một thực thể tồn tại bất biến trong mỗi chúng sanh. Học thuyết được sự ủng hộ của đông đảo giới học Phật nhưng mặt khác, lại bị chỉ trích, bị phê phán gay gắt từ đông đảo những người khác, nhất là những nhà Thượng tọa bộ (Theravadin) và Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivadin). Những người phản bác cho rằng Nhân thể luận trái với tinh thần Vô ngã của Phật giáo, thậm chí có người cho rằng Nhân thể luận làm rối rắm, làm hư hoại giáo lý của đức Phật. Ðáp lại những công kích, các nhà Nhân thể luận đã cố gắng chứng minh rằng "Nhân thể" không phải là "Ngã" (Atman) theo như đa số quan niệm rằng "Nhân thể luận" không hề trái nghịch với học thuyết Vô ngã của Phật giáo.
Những đồng tình và những phê bác Nhân thể luận vẫn tiếp tục trong nhiều thế kỷ và vấn đề xem ra vẫn chưa ngã ngũ. Ðến khi văn học Nhân thể luận không còn được triển khai thêm (thế kỷ XII) thì vấn đề vẫn bỏ ngõ, dù rằng sau đó và mãi cho đến ngày nay, thỉnh thoảng vấn đề lại được khơi lên, lắm khi thiếu những trích dẫn tài liệu trực tiếp và cụ thể. Hậu quả là Nhân thể luận bị diễn dịch không đúng, bị phê phán thiếu căn cứ. Sở dĩ như vậy là vì các sách vở, tư liệu về Nhân thể luận hầu hết đã bị thất lạc, mất mát, chỉ còn một số rất ít những nguồn gián tiếp, nhất là từ các tác phẩm đối nghịch với Nhân thể luận.
Chọn lọc được gần 160 tác phẩm từ kinh điển Nguyên thủy đến các tư liệu, văn bản Hán, Phạn, Pali, Tây tạng ngữ cũng như các công trình nghiên cứu của nhiều học giả Ðông Tây xưa và nay, hòa thượng Thích Thiện Châu đã lần dò, đối chiếu sắp xếp các nội dung một cách hệ thống, khoa học và sáng tạo để nỗ lực tìm ra ý nghĩa chân thực của Nhân thể luận. Bốn tác phẩm Hán văn sau đây được xem là những căn cứ quan trọng nhất :
1. Tam Pháp độ luận (Tridharmakasastra) do ngài Sơn Hiền dịch năm 391, trình bày một hệ thống các điểm cơ bản của học thuyết Nhân thể luận qua các bộ A hàm.
2. Tứ A hàm mộ Sao Giải do ngài Kim Hiền soạn, có lẽ cùng gốc với Tam Pháp độ luận vì có nội dung tương tự. Không biết tác phẩm được soạn vào từ lúc nào, nhưng bản dịch của ngài Kumarabodhi được thực hiện năm 392.
3. Tam di để bộ luận ( Sàmmitiyanikayasastra), khuyết danh tác giả và dịch giả, có lẽ thuộc đời Tần (385-431). Tác phẩm trình bày về một thực thể bất diệt.
4. Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu Luận, gồm 22 bài kệ giải thích về luật với những khái niệm cơ bản về luật tạng (Vinayanipitaka). Tác giả là Buddhatràta (?), người dịch là Paramartha (500-569).
Sau đây là ba nhận định cơ bản khiến các nhà Nhân thể luận chủ trương có một "nhân thể" (pudgala) trong mỗi chúng sanh :
1. Về Ngũ uẩn, phải có một cái gì đó khác hơn sự tập hợp của sắc, thọ, tưởng, hành, thức để tạo thành con người. Phải có một yếu tố kết hợp các quá trình sống của một người, đó là tính tương tục trong diễn biến nhân quả. Ðã có tính tương tục thì phải có chủ thể của tính tương tục ấy. Chủ thể ấy chính là "nhân thể".
2. Về ý nghĩa Luân hồi, "Nhân thể" là một khẳng định sự nối kết quá khứ, hiện tại và vị lai. Ðấy là tính tương tục của một người, khiến người ấy vẫn là người ấy. Nó như một dòng nước tâm vật lý chảy suốt từ quá khứ đến hiện tại và đến vị lai. "Nhân thể" nhận lấy quả báo về hành động của một người. "Nhân thể" là "lý do hiện hữu" (raison d'être) của thiện hạnh.
3. Về ý nghĩa tịch diệt, "Nhân thể" là cứu cánh của sự chứng ngộ, giải thoát của chư Phật và chư A la hán. "Nhân thể" chính là con người giải thoát tối thượng vậy.
Luận án dày trên hai trăm trang chữ cỡ nhỏ (chưa kể lời tựa của Giáo sư André Bareau và lời nói đầu của tác giả), khởi từ những phân tích lịch sử các trường phái, phân tích văn học triết học, có khi rất chi li cho đến từng câu kệ, đoạn kệ, thậm chí đến từng từ ngữ (ví dụ từ Nhân thể pudgala, đối chiếu với các từ nhân, cá nhân, linh hồn, ngã, sinh thể..., purusa, pums, atman, jiva, satva...) qua các ý nghĩa thông thường và chuyên biệt ; để rồi nêu rõ học thuyết Nhân thể luận và 15 đề tài phụ về hữu thể bất diệt, về 12 loại trí trong kiến đạo, về giới, công đức, về tính bất định của pháp tướng, về Niết bàn, các sinh thú.
Xuyên qua luận án, tác giả nêu rõ quan điểm Nhân thể luận :
1. Xác định có sự hiện hữu của một "Nhân thể" như là pháp bất diệt (avipranasadharma), đồng thời bác bỏ những lập luận của Ðoạn diệt luận (Ucchedadrsti) và Vĩnh cửu luận (Sasvatadrsti).
2. "Nhân thể" không đồng nhất với Ngũ uẩn, cũng không khác Ngũ uẩn.
3. "Nhân thể" phù hợp với học thuyết Trung đạo của đức Phật.
4. "Nhân thể" không trái ngược với học thuyết Vô ngã của đức Phật.
Có lẽ tác giả, qua luận án, muốn đề nghị người đọc có một cái nhìn khách quan, vô tư, rộng rãi và đúng đắn hơn về Nhân thể luận, xem đấy là một diễn dịch tích cực về Phật pháp, giống như cách diễn dịch của các nhà Ðại thừa từ giáo lý Nguyên thủy. Ðược như vậy thì Phật giáo càng trở nên phong phú, linh động, xứng đáng là một tôn giáo, một triết học lớn vào bậc nhất của nhân loại.
(1) a- bản Pháp ngữ "La littérature des personnalistes du Bouddhisme Ancien" đã được tái bản vào tháng 3-1999, Editions de Ho Chi Minh Ville
b- một bản anh ngữ được xuất bản năm 1999 tại Ấn Ðộ:
Edition: MOTILAL BANARSIDASS, 41 U.A. Bugalow Road, Jawahar
Nagar, DELHI 110 007
Trang trước / Trang sau