(10)
Tinh tấn
vì Đạo
Tại nơi
tịnh xá Trúc Lâm
Thành
Ba La Nại, mùa Xuân đã về
Đất
trời tĩnh lặng bốn bề
Muôn hoa
phô sắc sum suê trên cành
Đàn chim
vui hót lượn quanh
Hương
xuân phảng phất bên mành ngất ngây.
Thế Tôn
an tọa nơi đây
Nhưng
nhìn thấy cảnh đọa đầy phương xa
Dân tình
khốn khổ kêu ca
Dưới
quyền của Kế Hoa Đà hại dân
Vừa tàn
ác, lại bất nhân
Khiến
cho đất nước muôn phần tang thương.
Tâm từ
tỏa ngát muôn phương
Thế Tôn
tìm cách cứu hàng chúng sinh
Cử người
thay mặt cho mình
Đến
nơi giáo hóa, chân tình giúp dân.
*
Trong hàng
đệ tử thiết thân
Chẳng
nề gian khổ, mười phần thiết tha
Có tôn
giả Phú Lâu Na
Cử làm
sứ giả thật là thuận duyên,
Phú Lâu
Na nhận lời liền
Nguyện
đem chánh pháp đi truyền bá ngay.
Thế Tôn
hỏi: “Đất nước này
Đã nhiều
độc ác, lại đầy tàn hung
Cần nhiều
can đảm vô cùng
Mới mong
trải được tấm lòng từ bi?”
Phú Lâu
Na: “Con ngại chi
Đương
đầu thử thách nguyện đi giúp đời!”
*
“Nếu
người chửi mắng nặng lời?”
“Con
coi như món quà người tặng thôi
Quà không
nhận, mình trả lui
Lòng thời
thanh thản, an vui, chẳng phiền,
Người
ta như vậy còn hiền
Không
dìm con chết đuối liền! Cũng may!”
“Nếu
người dìm xuống nước ngay?”
“Con
coi như họ còn đầy từ tâm
Lại thêm
tối dạ vô ngần
Vì không
ném đá máu tuôn trên đầu!”
“Nếu
người độc ác bảo nhau
Đầu
ngươi ném đá. Tính sao bây giờ?”
“ Bạch
Thế Tôn! Họ còn khờ
Chưa mang
gậy gộc ra mà đập con!”
*
“Nếu
người dùng gậy đánh luôn?”
“Con
cho như thế vẫn còn là may
Không
giam giữ, chẳng tù đày
Con đường
truyền Đạo còn đầy tự do!”
*
“Nếu
người tìm cách bỏ tù
Họ giam
ngươi lại không cho ra ngoài?”
“Thưa
rằng họ vẫn tốt thay!
Vì con
sẽ có nhiều ngày tu thân
Thảnh
thơi tĩnh dưỡng tinh thần
Luyện
nung ý chí thêm phần kiên trinh!”
*
“Nếu
người hại đến thân mình
Lấy gươm
đâm chém mặc tình chẳng nương?”
“Thưa
rằng họ vẫn còn thương!
Con không
bị giết! Còn đường tương lai!”
*
“Nếu
người ta giết thẳng tay?”
“Bạch
Thế Tôn! Họ vẫn đầy từ tâm,
Giúp con
giải thoát tấm thân
Một đời
giả tạm, muôn phần khổ đau
Đường
tu thành quả cho mau
Chứng
Vô Thượng Giác! Đạo mầu nở hoa!”
*
Nghe xong
lời Phú Lâu Na
Thế Tôn
khen ngợi: “Thật là tuyệt hay!
Ngươi
đầy ý chí mạnh thay
Nêu cao
chân lý thân này coi khinh
Xứng
danh đệ tử trung trinh
Thay ta
giáo hóa chúng sinh giúp đời
Giương
cao ngọn đuốc tuyệt vời
Nước
phương xa đó đến nơi soi đường
Đạo
vàng trải rộng tình thương
Gieo mầm
giải thoát, ươm hương an lành!”
Cúi đầu
đảnh lễ tâm thành
Vâng lời
Phật dạy, nhiệt tình ra đi
Bước
chân in dấu từ bi
Phú Lâu
Na quyết thực thi lời Ngài
Dù bao
gian khổ trần ai
Đóng
vai sứ giả Như Lai cho tròn...
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Thiện
Bình)
(11)
Bớ người
ta! Ăn cướp!
Thuở xưa
khi mới xuất gia
Ngài Xá
Lợi Phất ở nhà còn em
Một trai,
một gái lành hiền
Tiếc
thay bà Mẹ cửa Thiền chẳng tin.
*
Sợ em
trai lúc đủ duyên
Xuất
gia sẽ bị Mẹ hiền cản ngăn
Ngài bèn
căn dặn Chư Tăng
Xin vui
lòng nhận, khó khăn chớ nề!
*
Thời
gian thấm thoắt trôi đi
Em trai
nay lớn. Mẹ thì lo âu
Sợ con
nối gót anh đầu
Bỏ nhà
theo ánh đạo mầu Thích Ca,
Mẹ lo
cưới vợ về nhà
Em trai
chắc hẳn xuất gia hết đường.
*
Rước
dâu hôm đó rộn ràng,
Lễ nghi,
phong tục xóm làng đặt ra
Chọn
người tuổi tác đã già
Vợ chồng
đầy đủ, cửa nhà ấm êm
Đứng
ra xối nước lên trên
Đôi tay
dâu, rể lấy hên bước đầu;
Chọn
người nào khó gì đâu
Đó là
Bà ngoại cô dâu saün rồi,
Bà làm
lễ chúc lứa đôi:
“Sống
chung hạnh phúc suốt đời bên nhau
Đến
long răng, đến bạc đầu
Như Bà
các cháu, khác đâu chút gì!”
*
Rể nhìn
dâu đẹp đứng kia
Xinh tươi
nhan sắc, tràn trề tuổi xuân,
Nhìn qua
Bà ngoại ngồi gần
Thân già,
tóc bạc, da nhăn, lưng còng
Răng không
còn, mắt hết trong
Khiến
chàng suy nghĩ mà lòng xốn xang:
“Ôi
thời gian thật phũ phàng
Bà xưa
cũng đẹp như nàng dâu kia
Rồi đây
nàng có khác chi
Tàn đi
sắc nước, mất đi hương trời!
Chẳng
gì tồn tại trên đời
Đẹp
tươi rồi cũng một thời qua mau
Còn gì
thú vị nữa đâu
Anh mình
thật khéo đã mau tìm đường
Tới bờ
giải thoát thơm hương
Nương
nhờ Cửa Phật, nêu gương cho mình!”
*
Chẳng
còn muốn lập gia đình
Phát tâm
chỉ muốn tu hành theo Anh
Rể kia
nghĩ kế tinh ranh
Trên đường
hai họ linh đình rước dâu
Chàng
bèn ôm bụng kêu đau
Xin ngừng
giải quyết. Trước sau nhiều lần.
Mẹ vô
tình tưởng chuyện cần
Tưởng
con ăn uống có phần bất an
Nên ra
lệnh cho cả đoàn
Rước
dâu về trước. Để chàng tự do
Về theo
sau, chớ âu lo
Đừng
chờ, đừng đợi khiến cho muộn màng.
*
Thật
là dịp quý như vàng!
Chàng
mừng, chạy thẳng qua làng kế bên
Vào Chùa
xin xuất gia liền,
Chư Tăng
không nhận, cửa Thiền chẳng dung
Vì theo
luật Đức Thế Tôn
Đi tu
cần sự thuận lòng mẹ cha.
Chàng
năn nỉ rất thiết tha
Hồi lâu
chẳng được bèn la vang trời:
“Bớ
người ta! Cướp tới nơi!
Cướp
đi của báu của tôi đây này!”
Chư Tăng
chặn hỏi: “Im ngay!
Nơi đây
cửa Phật, ban ngày, cướp đâu?”
*
Chàng
bèn quỳ lạy thật mau
Một lòng
thành khẩn cúi đầu khẽ thưa:
“Bạch
Chư Tăng! Vốn từ xưa
Luân hồi
sanh tử con vừa trải qua
Bọn Ma
Vương chúng chẳng tha
Duyên
lành chúng cướp biết là bao nhiêu
Tử thần
cũng sẽ đến theo
Cướp
đi sinh mạng bọt bèo của con
Thế là
cơ hội chẳng còn
Buồn
đau đời trước, héo hon kiếp này
Làm sao
còn có duyên may
Tìm nương
cửa Phật ngát đầy thơm hương
Hương
chân lý tỏa muôn phương
Và hương
giải thoát đưa đường chúng sanh!”
*
Chư Tăng
nghe rõ ngọn ngành
Hỏi ra
mới biết rõ anh của chàng
Là Xá
Lợi Phất thân thương
Đã từng
căn dặn mở đường cho em
Xuất
gia vào lúc đủ duyên,
Cả chùa
bèn chấp nhận liền. Vui thay!
Vừng
dương rực chiếu cỏ cây
Đón người
thoát tục từ đây tu hành.
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Thông
Kham)
(12)
Món nợ
truyền kiếp
Hồi xưa
trong cánh rừng bên
Họa mi
làm tổ ở trên cây đào
Hàng ngày
Chim hót ngọt ngào
Véo von
ca tụng trăng sao đất trời
Gốc cây
phía dưới thảnh thơi
Có chàng
Rắn nọ nằm chơi, lành hiền
Nghe Chim
hót, Rắn mê liền
Đôi bên
kết bạn ngày thêm mặn nồng.
Hồi xưa
loài vật nói chung
Trời
sinh một mắt để dùng mà thôi.
*
Một hôm
Bướm ghé qua chơi
Báo tin
đám cưới sẽ mời Chim đi,
Mong rằng
tiếng hót họa mi
Giúp cho
đôi cánh bướm kia nhịp nhàng
Múa may
uyển chuyển dịu dàng
Thêm phần
khởi sắc cho bàn tiệc hoa.
*
Chim mừng,
nhưng lại lo xa
Sợ rằng
tiệc cưới người ta chê mình
Lông không
đẹp, dáng chẳng xinh
So cùng
anh Bướm đa tình lẳng lơ.
Thở dài
than ngắn hàng giờ
Chim bay
tìm Rắn, trông chờ ý hay.
Rắn khuyên:
“Yên chí! Đi ngay!
Giọng
anh quyến rũ đắm say tuyệt vời
Bà con
mê mẩn mất rồi
Không
còn để ý đến người anh đâu!”
*
Cúi đầu
ngẫm nghĩ hồi lâu
Mơ màng
Chim nói: “Tôi cầu có thêm
Một con
mắt đẹp dịu hiền
Thành
hai con mắt thêm duyên mặn mà
Bà con
chú ý thêm ra,
Anh cho
mượn mắt thật là quý thay
Mượn
đi ăn cưới một ngày
Anh nằm
quanh gốc cây này nghỉ ngơi
Tiệc
xong trả lại anh rồi
Mình thân
nhau quá! Giúp tôi! Bạn hiền!”
Thoạt
tiên Rắn chẳng chịu liền
Họa mi
nài nỉ, van xin đủ điều
Rắn ta
cảm động xuôi chiều
Hứa cho
mượn mắt vì xiêu lòng rồi!
*
Đến
ngày tiệc cưới đẹp trời
Mượn
thêm một mắt, nhìn đời đẹp thêm
Chim vui,
chải chuốt làm duyên
Điểm
trang óng mượt xong liền bay đi.
Rắn nằm
ẩn gốc cây kia
Mắt mù
tăm tối nên chi rụt rè.
*
Tiệc
tùng đám cưới thỏa thê
Khách
vui cùng Bướm, không hề hỏi Chim
Đến
khi Chim được mời lên
Trổ tài
ca hát êm đềm du dương
Mọi người
thán phục giọng vàng
Cùng nhau
xúm lại rộn ràng ngợi khen,
Khen thêm
lông đẹp như tiên
Khen đôi
mắt lạ, dịu hiền như nhung.
Lời qua
tiếng lại tưng bừng
Chim nghe
ca tụng vui mừng, ba hoa:
“Trời
sinh tôi khác người ta
Mắt nguyên
một cặp thật là mộng mơ,
Giọng
thời quyến rũ vang đưa
Giúp cho
thiên hạ được nhờ biết bao
Rắn mù
kia dưới gốc đào
Chán đời.
Muốn chết. Nghe vào mê ngay
Tôi an
ủi Rắn hàng ngày
Giải
sầu bằng giọng hót hay giúp người
Lại bay
đi khắp mọi nơi
Kiếm
về lương thực giúp hoài cho ăn!”
Chim nói
khoác, khách phục lăn
Khen lòng
hào phóng, khen tâm nhân từ.
*
Tiệc
tàn. Theo cánh gió đưa
Chim ôm
danh vọng say sưa bay về,
Rắn nằm
cuộn dưới trăng thề
Mù lòa,
sợ hãi, yên bề ngủ đây
Chim không
đánh thức Rắn ngay
Nghĩ mai
trả lại mắt này được thôi!
*
Chim bay
lên tổ nằm chơi
Suy tư
trằn trọc rối bời tâm can:
“Ta giờ
danh vọng vẻ vang
Có đôi
mắt đẹp, giọng vàng, từ tâm
Mọi người
thán phục vô ngần
Ngày mai
trả mắt lỡ làng tiếng tăm,
Rắn kia
dưới gốc cây nằm
Chỉ bò
quanh quẩn có cần mắt đâu!”
Thế là
tội lỗi hố sâu
Kéo Chim
phản bạn lao đầu xuống đây,
Họa mi
dời tổ đi ngay
Đêm khuya
lén lút khẽ bay xa rừng.
*
Rắn mù
tội nghiệp vô cùng
Bò quanh
dò dẫm truy lùng họa mi
Nghe Chim
hót, vội bò đi
Muốn
đòi cho được mắt về mới thôi
Tiếc
thay thấy Rắn tới nơi
Chim kia
bay trốn mất rồi còn chi.
*
Một đêm
Chim ngủ say mê
Giật
mình tỉnh giấc thấy kề cạnh bên
Lắc lư
đầu Rắn như điên
Chim ta
sợ hãi la lên kinh hoàng
Bay đi
trốn vội trốn vàng,
Kể từ
đêm đó hoang mang trong lòng
Chẳng
còn say ngủ giấc nồng
Chẳng
còn yên tĩnh tâm hồn như xưa.
Những
mùa lạnh lẽo gió mưa
Rắn thường
sợ lạnh chẳng ưa ra ngoài
Chim yên,
ngủ một giấc dài,
Nhưng
mùa Xuân đến đất trời ấm êm
Chim đành
bay hót liên miên
Xua cơn
buồn ngủ, suốt đêm canh chừng.
*
Đêm Xuân
rừng núi chập chùng
Họa mi
tấu khúc vang lừng vui tươi
Tiếng
Chim bay bổng tuyệt vời
Như mang
hạnh phúc cho người trần gian,
Buồn
thay hạnh phúc chóng tàn
Mong manh
sương khói vì mang nỗi niềm
Thoáng
vương hối hận, ưu phiền:
“Lòng
tham nổi dậy, tâm hiền mất đi!”.
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Bảo
Liên)
(13)
Con trâu
Bác nông
phu vác cày lên
Giắt
trâu thong thả đi bên ruộng đồng
Trong lòng
sung sướng vô cùng
Được
mùa lúa tốt vui chung năm này.
*
Màn sương
vén nhẹ đó đây
Vừng
đông ló dạng chân mây mỹ miều
Cánh đồng
màu mỡ phì nhiêu
Trải
dài xa tắp uốn theo chân đồi
Lùa trâu
xuống ruộng, Bác vui
Lấy chân
ấn mạnh lên nơi lưỡi cày
Trâu già
vẫn kéo khỏe thay
Đất
màu xẻ rãnh chia hai lượn vòng
Đùn lên
cao, uốn cong cong
Trông
như sóng lượn mặt sông dập dình
Như thuyền
rẽ nước lướt nhanh,
Trâu già
giúp cả gia đình nông dân
Mỗi ngày
khá giả làm ăn
Nhìn trâu
trìu mến Bác thầm cám ơn,
Đôi khi
tiếc việc ham công
Cả hai
phí sức ngoài đồng biết bao.
*
Mặt trời
giờ đã lên cao
Nắng
gay gắt rọi, gió xào xạc bay
Bỗng
trời cuồn cuộn giăng mây
Cánh đồng
tối sẫm phủ đầy gió mưa
Người
và trâu vẫn cày bừa
Đồng
lao cộng khổ chờ mùa đẹp sang.
*
Đến
khi trời tạnh mây quang
Nhà nông
mệt mỏi vội vàng nghỉ tay
Tìm vào
bóng mát nằm ngay
Ngả lưng
đánh một giấc say đã đời.
*
Một con
cọp đói trên đồi
Mon men
đi xuống tìm mồi dưới nương
Trâu tuy
khổ nhọc trăm đường
Sức tàn,
lực kiệt vẫn thương chủ mình
Chạy
bay lại cứu nhiệt tình
Gặp trâu
hung dữ cọp đành bỏ đi.
*
Nhà nông
chợt tỉnh cơn mê
Tưởng
lầm trâu mệt nên chi húc mình
Thế là
nổi trận lôi đình
Bẻ cây
rượt đánh. Tội tình chú trâu
Ba chân
bốn cẳng chạy mau
Tới khi
chủ mệt, gục đầu gốc cây
Ru hồn
vào giấc ngủ say,
Trâu ngừng
chân thở, thương thay thân mình!
*
Cọp trong
bụi rậm vẫn rình
Lại mon
men xuống, mắt tinh liếc mồi
Trâu nhìn
cọp sắp vồ người
Vội quên
đi những vết roi trên mình
Lòng can
đảm, dạ trung thành
Lao vào
cứu chủ, phủ nhanh che người
Cọp kia
thấy khó ăn rồi
Bỏ đi
về phía núi đồi thẳm sâu.
*
Nhà nông
say ngủ hay đâu
Giật
mình tỉnh dậy tưởng trâu đè mình
Tưởng
trâu hãm hại. Thất kinh!
Vác cây
tới tấp nỡ đành quất trâu
Im lìm
trâu chịu đớn đau
Hai hàng
lệ tủi, lệ sầu tuôn rơi.
*
Vừa khi
Đức Phật tới nơi
Biết
trâu cứu khổ, biết người nghi oan
Ngài bèn
bước đến cản ngăn
Đưa tay
xoa nhẹ vết hằn lưng trâu
Xoa lằn
roi rớm máu đầu
Ghé tai
trâu nói đôi câu ôn tồn:
“Ta đây
biết nỗi lòng con
Ta từng
bị vậy. Chớ buồn làm chi!
Ta từng
đau khổ ê chề
Nỗi niềm
chua chát khác chi cảnh này”
*
“Con
ơi! cũng chính ta đây
Vì thương
nhân loại đọa đầy khổ đau
Ra đời
tỏa ánh đạo mầu
Rắp tâm
xoa dịu nỗi sầu thế nhân
Vậy mà
nhiều kẻ hiểu lầm
Lắm phen
chửi bới, bao lần cản ngăn
Phá ta,
gây chuyện khó khăn
Ta đâu
nản chí chùn chân bao giờ
Chỉ khi
nào bản thân ta
Không
tròn phận sự mới là đáng chê
Nếu không
mang lợi ích chi
Không
mang an lạc chút gì cho ai
Mới là
đáng nhục mà thôi
Con nên
tiếp tục giúp người chủ đây!”
*
Phật
quay qua phía người này
Chỉ vào
vết cọp in đầy xung quanh,
Chuyện
trâu cứu chủ trung thành
Đầu
đuôi kể lại ngọn ngành trước sau.
*
Nhà nông
hối hận lòng đau
Ôm trâu
nức nở, cúi đầu ăn năn
Đồi
xa rực rỡ ánh dương
Phật
bèn từ giã lên đường khoan thai
Nẻo về
tịnh xá còn dài
Người
và trâu mắt u hoài nhìn theo.
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Châu
Đức)
(14)
Ngọc
báu trong áo
Thuở xưa
có một thanh niên
Tính tình
hiếu khách, khắp miền kết giao
Nhà giàu,
con đại phú hào
Bạc tiền,
của cải kể sao cho vừa.
Chuyện
làm ăn chàng chẳng ưa
Chỉ vui
họp bạn, say sưa qua ngày.
*
Năm hai
mươi tuổi buồn thay
Cha chàng
bệnh nặng không may qua đời
Lâu nay
chàng chỉ rong chơi
Làm ăn
buôn bán có đời nào hay,
Gia tài
chắp cánh dần bay
Ngoảnh
đi ngoảnh lại trắng tay mất rồi
Đành
lê bước khắp phương trời
Tìm thăm
bạn cũ từ thời xa xưa.
Người
tiếp đón, kẻ tiễn đưa
Tràn đầy
tình nghĩa, dư thừa thủy chung
Nhưng
chàng đi khắp các vùng
Lòng riêng
tự ái chẳng dừng chân lâu
Ghé thăm
chỉ một lần đầu
Rồi không
trở lại tìm nhau sợ phiền.
*
Một ngày
đói khổ triền miên
Sức tàn,
lực kiệt giữa miền xa xăm
Chàng
bèn lê bước ghé thăm
Một người
bạn cũ lâu năm thân tình,
Bạn chàng
tiếp đón nhiệt thành
Tiệc
tùng ăn uống linh đình cùng nhau
Vui buồn
tâm sự trước sau
Thăng
trầm cuộc sống, khổ đau trường đời
Im lìm
chàng chẳng hé lời
Dấu ngày
khốn khổ, dấu thời tàn phai
Dù cho
dáng vẻ bề ngoài
Bần cùng
lộ rõ, dấu ai dễ nào.
*
Một chiều
uống rượu vườn đào
Đôi bên
chủ khách rượu vào lời ra
Cùng nhau
than thở gần xa:
“Nhân
tình thế thái sao mà chán thay!”
Vơi đầy
cạn chén mau say
Bao nhiêu
tâm sự trút đầy theo men
Chẳng
bao lâu chàng say mèm
Bạn dìu
vào ngủ. Ngồi bên trông chừng
Ngắm
chàng thấy vẻ bần cùng
Nhớ ơn
thuở trước đã từng giúp nhau
Giờ mình
hưởng cảnh sang giàu
Đền
ơn, giúp bạn qua cầu gian truân.
*
Biết
chàng tự ái vô cùng
Nếu công
khai giúp chàng không nhận nào
Chủ nhà
lặng lẽ đi vào
Nghĩ suy
tìm cách khéo sao giúp người
Phòng
riêng mở tủ tìm tòi
Chọn
viên ngọc quý, hiếm hoi, đắt tiền
Khâu vào
gấu áo bạn hiền:
“Ngọc
này giúp sống bình yên trọn đời.!”
*
Hôm sau
vừa lúc sáng trời
Anh chàng
thức dậy ngỏ lời biệt ly
Bạn dù
giữ, vẫn ra đi
Nào đâu
ở lại làm chi thêm phiền.
Kể từ
khi đó triền miên
Giang hồ
lưu lạc khắp miền đặt chân
Màn trời
chiếu đất lê thân
Lang thang
cực khổ kiếm ăn qua ngày.
Một hôm
lạc bước chốn này
Tìm nhà
trưởng giả dừng đây xin làm
Đổ mồ
hôi, góp sức tàn
Kiếm
ngày hai bữa vô vàn xót xa.
*
Một hôm
có khách ghé nhà
Phú ông
niềm nở chạy ra đón chào,
Chàng
làm công ngạc nhiên sao
Nhận
ra bạn cũ vườn đào thân thương.
Khách
xa sửng sốt vô cùng
Hỏi chàng:
“Sao lại ra nông nỗi này?
Hai năm
gặp gỡ trước đây
Giúp anh
ngọc quý, sao nay vẫn nghèo
Vẫn tang
thương, vẫn tiêu điều
Hay là
ngọc quý mất tiêu chốn nào
Thử tìm
gấu áo xem sao?”
Anh chàng
nghe nói ngỡ nào giấc mơ
Sờ vào
gấu áo đâu ngờ
Ngọc
kia còn đó saün chờ chàng thôi
Nghẹn
ngào chàng khẽ thốt lời:
“Bấy
lâu mê muội sống đời ngu si
Ngọc
trong tay chẳng biết gì
Để rồi
khổ mãi! Trách chi Phật, Trời!
U minh
che lấp trí người
Khùng
điên hạng nhất trên đời là tôi!”
*
Từ lâu
Phật đã dạy rồi:
“Chúng
sanh Phật tánh saün nơi thân này,
Tương
lai thành Phật một ngày
Riêng
ta là Phật giờ nay đã thành.
Chúng
sanh tu khéo tâm mình
Tương
lai cũng sẽ trở thành Phật thôi!”
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Thích
Tâm Thiện)
(15)
Người
mù sờ voi
Thuở xưa
có một Quốc Vương
Tên là
Cảnh Diệp dễ thương, hiền hòa
Chăm lo
dân chúng nước nhà
Nhân từ,
thuần hậu, gần xa mến Người
Người
đem Phật pháp dạy đời
Cho nên
thời đó khắp nơi an bình
Ngoài
dân chúng, trong triều đình
Đạo
mầu nhuần thấm, nghĩa tình chứa chan.
*
Tiếc thay
bên cạnh ngai vàng
Vẫn còn
vài vị đại thần kém may
Tôn thờ
ngoại đạo mê say
Luôn gieo
mâu thuẫn, mãi gây bất hòa,
Quốc
Vương lòng dạ xót xa
Nghĩ suy
tìm cách vạch ra lỗi lầm
Mong sao
hoán cải thành phần
Còn xa
Cửa Phật, chưa gần Thích Ca.
*
Một hôm
lệnh Quốc Vương ra
Ai mà
bị tật mù lòa bẩm sinh
Đại
thần trong chốn triều đình
Phải
ra công kiếm, dẫn trình quốc vương.
Các quan
kiếm khắp xóm làng
Gom về
một đám người mang tật mù
Dắt nhau
cùng bước lần mò
Tay khua
gậy trúc, chân dò lối đi.
*
Mọi người
chẳng rõ chuyện chi
Vua cười
khẽ nói: “Có gì lạ đâu,
Những
người mù đã từ lâu
Con voi
chẳng biết đuôi đầu ra sao
Đưa voi
cho họ sờ vào
Để xem
họ tả thế nào mà thôi!
Hãy khuyên
họ cố tranh tài
Ai mà
tả đúng Trẫm thời thưởng cho!”.
*
Vui thay
cả đám người mù
Chuồng
voi gần đó được đưa ngay vào
Kềm voi
kỹ lưỡng trước sau
An toàn,
chắc chắn. Đua nhau mà sờ!
Chàng
nào cũng nghĩ như mơ:
“Xưa
nay mình có bao giờ sai đâu
Tay ta
sờ giỏi hàng đầu
Luôn luôn
chính xác, từ lâu tinh tường!”.
Sờ voi
xong họ vui mừng
Kéo nhau
trở lại hoàng cung tranh tài.
*
Người
sờ đúng cái vòi dài
Nói voi
giống chiếu nhà ai cuốn tròn,
Người
sờ phải cái ngà thon
Nói voi
giống chiếc sừng non trâu làng,
Người
sờ tai, cãi oang oang:
“Con
voi giống cái quạt nan mùa hè
Quạt
sao mát gớm mát ghê!”.
Chàng
mù kế tiếp vội chê mọi người
Hông voi
sờ đúng tận nơi
Chàng
bèn lên tiếng: “Voi thời khác chi
Bức tường
dài, lại phẳng lì
Chính
tay tôi đã ôm ghì nó đây!”.
Người
sờ chân nói:” Chán thay!
Các anh
trật hết! Voi này chẳng qua
Giống
như một cái cột nhà
Tôi đây
ôm thử khó mà nâng lên!”
Người
sờ đuôi vội cãi liền:
“Các
anh thật đúng những tên... mù lòa,
Con voi
giống chổi quét nhà
Tôi cầm,
tôi nắm, tôi chà hồi lâu!”.
*
Thế là
cả đám gây nhau
Chàng
nào cũng nghĩ mình đâu có lầm!
Nói nhao
nhao, cãi rầm rầm
Gậy khua
lên tưởng như gần phang nhau.
Vua, quan
kẻ trước người sau
Nhìn vào
hoạt cảnh tránh đâu khỏi cười,
Quốc
Vương nói với mọi người:
“Các
khanh thấy đó! Trò đời khác chi!
Chỉ riêng
hình dáng voi kia
Người
mù nào có biết gì rõ đâu
Vậy mà
xúm lại cãi nhau
Nghĩ mình
tài giỏi hàng đầu kém ai!”
*
“Trong
triều đình cũng vậy thôi
Tà ma
ngoại đạo lắm người vẫn theo
Tôn thờ
chủ nghĩa, giáo điều
Với bao
học thuyết mang nhiều lầm sai,
Chỉ hay
một, chẳng biết hai
Mười
phần chân lý nào ai tỏ tường!
Giữa
vùng ánh Đạo thênh thang
Chỉ riêng
Đức Phật vô vàn kính yêu
Là người
giác ngộ mọi điều
Dạy ta
chân lý cao siêu nhiệm mầu!”
*
Các quan
hổ thẹn cúi đầu
Kể từ
khi đó rủ nhau tu hành
Phụng
thờ Tam Bảo chân thành
Ước
mong thoát kiếp tử sanh luân hồi!”
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Hoàng
Minh)