(1)
Người
làm mặt nạ
Có người
thợ ở làng xa
Chuyên
làm mặt nạ thật là khéo tay
Rành nghề
sinh sống lâu nay
Trong nhà
hình vẽ treo đầy khắp nơi
*
Bao nhiêu
nét mặt con người:
Đây sao
hung ác, kia thời hiền lương
Buồn
vui, cười khóc, ghét thương
Đủ hình
mặt nạ phô trương mẫu hàng.
*
Một ngày
đoàn kịch ghé làng
Dựng
lều chuẩn bị rộn ràng xóm thôn
Diễn
tuồng “Ác Quỷ” kinh hồn
Nên cần
mặt nạ đặt Ông thợ làm,
Ông mừng
nhận được “mối hàng”
Trổ tài
hoàn tất vội vàng ngày đêm
Vẽ tô
mặt quỷ liên miên
Trông
vừa ma quái lại thêm dữ dằn.
*
Tình cờ
bạn quý ghé thăm
Thấy
Ông nét mặt tối tăm bất thường
Gian manh,
hắc ám, bất lương,
Ra về
khách mãi vấn vương, ngỡ ngàng.
*
Tháng
sau bạn lại ghé ngang
Vừa nhìn
mặt chủ reo vang vui mừng:
“Bác
trông tốt tướng vô cùng
Kỳ này
sắc diện xem chừng đẹp ra
Chắc
nhiều may mắn đây mà?”
Chủ nhân
nghe hỏi lòng đà hoang mang
Sau khi
suy ngẫm kỹ càng
Mới hay
là tại “mối hàng” mà thôi!
*
Lần đầu
mặt quỷ tô bồi
Suốt
ngày tưởng tượng mắt lồi, răng nanh
Lưỡi
thè máu đỏ liếm quanh
Da vàng
hung ác, mặt xanh dữ dằn
Khiến
Ông sắc diện tối tăm
Khiến
cho khách mới băn khoăn vô vàn.
*
Lần sau
mặt nạ nhận làm
Là khuôn
mặt vị công thần thanh liêm
Miệt
mài Ông thức ngày đêm
Tạo ra
những nét lành hiền, thanh cao
Nụ cười
nhân hậu dạt dào
Khiến
Ông ảnh hưởng tốt vào dung nhan
Mặt Ông
bỗng đẹp rỡ ràng
Ghé thăm
khách mới khen rằng tốt tươi.
*
Từ lâu
Kinh Phật dạy rồi:
“Những
điều chứa ẩn ở nơi Tâm người
Luôn luôn
biểu lộ ra ngoài:
Tâm như
họa sĩ đại tài khéo tay
Vẽ muôn
hình tượng giống thay,
Chúng
sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!”.
(phỏng
theo bản văn xuôi của
Thích
nữ Như Thủy - Như Đức)
(2)
Gái nghèo
Ông Cấp
Cô Độc một thời
Xin vào
lễ Phật, thỉnh mời Ngài qua
Ở nơi
tịnh xá ông ta
An cư
yên tĩnh trong ba tháng trời,
Dân thành
Xá Vệ thật vui
Được
nghe Phật dạy, khắp nơi an lành!
Phật
luôn khuyên nhủ chúng sanh
Con đường
diệt khổ tâm thành nên tu.
*
Hết mùa
ba tháng an cư
Mọi người
chuẩn bị tiễn đưa chân Ngài
Cảm vì
đức, mến vì tài
Bà con
đồng loạt một hai thỉnh cầu
Xin Ngài
ở lại đó lâu
Rạng
soi thêm ánh đạo mầu tôn nghiêm.
*
Phật
chưa hứa nhận gì thêm
Bỗng
cô gái nọ quỳ bên chân Ngài,
Cô là
tớ gái lâu đời
Làm trong
tịnh xá, mọi người mến yêu
Cô nghèo,
tâm lại chẳng nghèo
Một lòng
tinh tấn tu theo Phật Đà,
Nghe tin
Phật sắp rời xa
Cô liền
đánh bạo tìm ra chốn này
Một lòng
thành kính quỳ đây
Cúi đầu
đảnh lễ thỉnh Ngài ở thêm.
Phật
nghe xong, nhận lời liền
Phước
cho tớ gái tâm hiền biết bao!
Người
ta thỉnh Phật dễ nào
Kẻ đầy
tiền bạc, người cao chức quyền
Sánh đâu
cô gái nghèo hèn
Bạc tiền
tuy ít, đức tin lại nhiều!
*
Phật
nhân đó dạy đôi điều:
“Ta nào
phân biệt giàu nghèo, hèn sang
Chúng
sanh bình đẳng, ngang hàng
Cùng nhau
tắm gội ánh vàng từ bi!”
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Minh
Châu)
(3)
Lòng tham
tai hại
Hồi còn
tại thế xưa kia
Trên đường
giáo hóa Phật đi qua làng
Ngài đi
cùng ông A Nan
Khai tâm
gieo ánh đạo vàng giúp dân.
*
Đang đi
Ngài bỗng dừng chân
Bước
quanh lối khác có phần xa thêm
Ông A
Nan rất ngạc nhiên
Vội lên
tiếng hỏi. Phật liền giảng ra:
“Này
A Nan phía trước ta
Có quân
giặc cướp thật là hiểm nguy
Sau ta
ba kẻ đang đi
Gặp quân
giặc đó khó bề thoát qua!”
*
Quả nhiên
dạo bước nẻo xa
Ba người
bạn thiết tà tà rong chơi
Cười
hồn nhiên, bước thảnh thơi
Tới nơi
thấy gói vàng rơi giữa đường
Họ ngừng
lại lượm, mừng rơn
Cùng la:
“Hên quá! Tạ ơn ông Trời!
Chúng
mình tổ chức ăn chơi
Linh đình
một bữa khao đời vẻ vang!”
*
Một chàng
được cử lên đàng
Ghé mua
“đồ nhậu” chợ làng gần bên.
Chàng
đi, lòng nghĩ thấp hèn:
“Nếu
mua thuốc độc trộn kèm thức ăn
Hai tên
kia chết nhăn răng
Vàng ta
hưởng trọn, sướng bằng lên tiên!”
Thế là
chàng thực hiện liền
Âm mưu
giết hại bạn hiền vì tham!
*
Hai chàng
ở lại cũng bàn:
“Nếu
ta không phải chia vàng làm ba
Chỉ chia
đôi, sướng quá mà!”
Chúng
bèn tìm cách xấu xa giết người.
*
Chàng
đi chợ về tới nơi
Hai chàng
ẩn núp đồng thời ra tay
Giết
ngay bạn quý lâu ngày
Rồi ngồi
ăn uống no say, cùng cười:
“Vàng
này chỉ phải chia đôi
Thế là
mình hưởng cuộc đời giàu sang!”
Nào ngờ
thuốc độc dần lan
Hết đời
hai kẻ sói lang bạo tàn.
*
Phật
bèn dạy ông A Nan:
“Ba người
chết bởi lòng tham ngu đần
Giết
nhau vì mối ác tâm
Ngu si
như vậy muôn phần đáng thương
Chúng
sanh xem đó làm gương
Lòng tham
tai hại, tìm đường tránh xa!”
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Giới
Đức)
(4)
Con dao
trong tâm
Ở bên
Ấn Độ thuở xưa
Nơi thành
Xá Vệ, buổi trưa một ngày
Gia đình
kia thật duyên may
Phật
thương hóa độ, dừng ngay tại nhà,
Tiếc
thay chồng vợ tỏ ra
Tham lam,
độc ác, xấu xa, hung tàn.
*
Hóa thành
một vị đạo nhân
Phật
đi khất thực dừng chân trước thềm
Ôm bình
bát, đứng trang nghiêm,
Anh chồng
đi vắng, vợ liền nhảy ra
Tay xua
đuổi, miệng hét la
Tục tằn
chửi bới thật là dữ hung.
Đạo
nhân nói, giọng ung dung:
“Ta mong
gia chủ mở lòng ra cho
Chút lương
thực giúp người tu,
Cớ sao
thô lỗ đuổi xua nặng lời?”
*
Chợt
anh chồng về tới nơi
Thấy
người khất thực tức thời nổi cơn
Bao nhiêu
giận giữ trào tuôn
Saün dao
bén nhọn giắt luôn bên mình
Rút ra
định chém người lành
Dù cho
là kẻ tu hành chẳng nương.
*
Bỗng
đâu có một bức tường
Hiện
lên bao bọc đạo nhân mọi bề
Tường
kiên cố, bằng pha lê
Cửa vào
không có, ngại gì gươm đao.
Anh chồng
bực bội kêu gào:
“Này
ông hãy mở tôi vào mau đi!”
Đạo
nhân nói: “Chẳng khó gì!
Hãy quăng
dao bén ta thì mở cho!”
*
Anh chồng
tự nghĩ: “Chẳng lo
Thân ta
vạm vỡ lớn to hơn người
Tay không
cũng đủ giết rồi
Dao dù
bén nhọn ta thời cần chi!”
Nghĩ xong
quăng vội dao đi
Lạ thay
tường vẫn phẳng lì, còn nguyên.
Anh chồng
tức giận hét lên:
“Dao
kia tôi đã quăng liền rồi đây
Sao ông
không mở ra ngay?”
Đạo
nhân: “Dao bén trong tay sá gì
Dao trong
Tâm mới hiểm nguy
Mau quăng
dao đó tức thì gần ta!”
*
Thấy
người thấu hiểu rõ ra
Bao nhiêu
tâm địa xấu xa của mình
Anh chồng
bất chợt hoảng kinh
Thật
thà hối lỗi, chân thành ăn năn
Mưu mô
độc ác tiêu tan
Khấu
đầu lạy tạ đạo nhân hết lời.
*
Ngẩng
lên nào thấy bóng Người
Bức tường
chia cách đồng thời lùi xa
Đạo
nhân giờ mới hiện ra
Dáng hình
Đức Phật thật là uy nghiêm
Hào quang
rạng rỡ một miền,
Nhân từ
Phật thuyết pháp liền cho nghe,
Vợ chồng
hoan hỉ mọi bề
Đạo
vàng hóa độ, quay về đường ngay.
(phỏng
theo bản văn xuôi
trích:
Viên Âm)
(5)
Không
phải lỗi Thày thuốc
Thuở xưa
có một thanh niên
Ốm đau,
bệnh nặng, triền miên tháng ngày
Dù thày
giỏi, dù thuốc hay
Bệnh
không thuyên giảm. Bó tay chịu rồi!
Chàng
ta than vãn, kêu trời
Tràn trề
thất vọng, rối bời khổ đau!
*
May thay
độ ít lâu sau
Có ông
Thày thuốc bạc đầu, trắng râu
Chất
chồng kinh nghiệm từ lâu
Ghé qua
thăm bệnh, gật đầu phán ngay:
“Bệnh
này trầm trọng lắm thay
Tuy nhiên
cũng có thuốc hay chữa lành
Thịt
chim trĩ kiếm cho nhanh
Mang về
làm thuốc, nấu thành món ăn
Thuốc
này tìm thật khó khăn
Nhưng
mà bảo đảm bệnh nhân sẽ lành
Muốn
lo mạng sống của mình
Uống
cho dứt hẳn bệnh tình triền miên
Nghe lời
ta dặn chớ quên!”
Rồi Thày
về chốn non tiên xa vời.
*
Anh chàng
vội vã nhờ người
Kiếm
mua chim trĩ khắp nơi xa gần
Thịt
chim thật tốt vô ngần
Ăn vào
bệnh giảm nhiều phần. Mừng thay!
Lòng chàng
sung sướng dâng đầy
Hết lời
ca tụng ông Thày là tiên.
*
Bệnh
tình nào đã dứt liền
Thế mà
chàng đã vội quên lời Thày
Một con
ăn hết, ngưng ngay
Bệnh
kia trở lại như ngày xưa thôi!
Chàng
bèn oán trách nặng lời:
“Thày
thời không giỏi! Thuốc thời chẳng hay!”
*
Ông Thày
bỗng có một ngày
Ghé thăm
trở lại, mặt đầy ngạc nhiên
Nghe chàng
kể lể than phiền
Lời Thày
chẳng đúng. Mất tiền. Tật mang,
Ôn tồn
Thày mới phán rằng
Nguyên
do chỉ tại lỗi chàng chứ ai:
“Trách
Thày, trách thuốc là sai
Bệnh
mình đã nặng thuốc thời lại ngưng
Ăn nhiều
chim trĩ mới xong
Một con
nào đủ. Sao mong bệnh lành!”
Anh Chàng
nghe rõ ngọn ngành
Giận
mình mê muội! Trách mình ngu si!
*
Người
ta nào có khác chi!
Từ lâu
Đức Phật từ bi dạy rồi
Chúng
sanh nhiều kiếp, nhiều đời
Trầm
luân cõi khổ, nổi trôi bể sầu
Phật
bày phương pháp nhiệm mầu
Thoát
vòng sanh tử. Ai đâu nghe lời
Tu hành
biếng nhác mãi thôi
Cho nên
vẫn bị luân hồi tử sanh,
Rồi than
Phật chẳng độ mình
Trách
luôn Phật Pháp chẳng linh, chẳng mầu!
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Thiên
Chơn)
(6)
Chú khỉ
nhân từ
Tiền thân
Đức Phật một thời
Từng
là chú Khỉ sống nơi khu rừng
Thân hình
to lớn hào hùng
Xiết
bao mạnh mẽ, vô cùng thông minh,
Nhân từ
nổi tiếng rừng xanh
Giúp người
hoạn nạn tâm thành chứa chan.
*
Một ngày
rực rỡ ánh vàng
Nắng
trời tỏa ấm, gió ngàn vờn quanh
Khỉ đang
ăn uống trên cành
Suối
trong, nước mát, trái lành, quả ngon
Bỗng
nghe vang vọng núi non
Tiếng
người kêu cứu dập dồn vẳng xa,
Khỉ lần
theo lối rừng già
Thấy
hang đá nọ hiện ra cuối đường
Dưới
hang có kẻ khóc thương
Trượt
chân rơi xuống khó đường trèo lên.
*
Rêu trơn,
đá nhọn hai bên
Hang sâu
thăm thẳm. Khỉ quên hiểm nghèo
Lần theo
vách đá cheo leo
Bám vào
cây, rễ, Khỉ trèo xuống hang
Mong sao
cứu kẻ nguy nan,
Nạn nhân
thấy Khỉ kinh hoàng kêu rên
Rồi liều
để Khỉ cõng lên
Còn hơn
ở lại dưới miền hiểm nguy.
*
Đường
lên cực nhọc kể chi
Khỉ tuy
cõng nặng, quản gì khó khăn
Cả hai
leo tới miệng hang
Sức tàn,
lực kiệt nằm lăn im lìm
Cây cao,
bóng mát, cỏ mềm
Rì rào
suối chảy, êm đềm gió ru
Nhạc
rừng tấu khúc thiên thu
Như gây
an lạc, như xua muộn phiền
Thả hồn
vào cõi thiên nhiên
Cả người
lẫn Khỉ ngủ quên không ngờ!
*
Một thời
gian tỉnh cơn mơ
Nạn nhân
thấy Khỉ say sưa giấc nồng
Ác tâm
nổi dậy, nghĩ thầm:
“Từ
lâu đói khát ta cần thức ăn
Đường
về lại quá xa xăm
Khỉ đang
say ngủ, chi bằng giết ngay
Thịt
này ăn đỡ qua ngày!”
Thế là
kẻ ác ra tay thi hành
Kiếm
hòn đá lớn ở quanh
Đập
vào đầu khỉ. Gian manh hại đời!
*
Bị thương
nặng Khỉ than trời,
Máu ra
lai láng, cố ngồi nhỏm lên
Lết qua
cây ở gần bên
Trèo lên
cành trốn. May liền thoát thân.
Trên cao
nhìn kẻ vô ơn
Lòng tuy
ngao ngán, không hờn giận chi
Ứa dòng
nước mắt sầu bi
Hòa theo
máu đỏ tuôn đi ướt người,
Khỉ yên
lặng đứng một hồi
Thương
cho trần thế nổi trôi đọa đầy
Bao nhiêu
nhân ác mãi gây
Tâm người
chẳng tốt! Khó thay quả lành!
Khỉ buồn
bã, vội chuyền cành
Bỏ về
núi thẳm, rừng xanh thuở nào.
*
Dù cho
lửa hận dâng cao
Tình thương,
đức độ tưới vào dẹp tan
Sống
theo lời Phật từng ban
Từ bi,
hỷ xả Đạo vàng sáng soi!
(phỏng
theo bản văn xuôi
trích:
Lược Sử Phật Tổ)
(7)
Gần Phật
và xa Phật
Ở trong
tịnh xá Kỳ Hoàn
Nơi thành
Xá Vệ hương ngàn thênh thang
Cỏ cây
rực rỡ ánh vàng
Phật
ngồi thuyết pháp cho hàng Chư Thiên.
*
Bấy giờ
ở nước kế bên
Hai Thày
tu nọ lòng riêng ước thầm
Mong sao
gặp Phật một lần,
Rủ nhau
đi, chẳng ngại ngần đường xa.
Vượt
vùng đồng đất bao la
Giữa
nơi biên giới không nhà dân gian,
Nơi đây
hạn hán quanh năm
Xác xơ
đồng ruộng, khô cằn hồ ao
Hai người
vất vả biết bao
Khát khô
cả cổ. Nước nào tìm ra!
*
Đi hồi
lâu thấy xa xa
Vũng lầy
có nước. Nhưng mà khổ thay
Đầy
trùng lúc nhúc trong đây
Uống
vào uống cả trùng này mất thôi
Thế là
phạm giới luật rồi,
Một người
vội vã thốt lời can ngăn:
“Hãy
theo lời Phật khuyên răn
Nhân từ
làm gốc, giữ tâm trong lành
Nếu ta
giết hại chúng sanh
Để mình
tranh sống, cũng thành uổng đi
Dù sau
thấy Phật ích gì
Hãy nên
giữ giới. Sá chi thân mình!”
*
Người
kia suy nghĩ, làm thinh
Rồi lên
tiếng nói: “Khát đành chết sao?
Tạm thời
hãy uống nước vào
Sống
mà gặp Phật! Còn bao dặm đường!
Quanh đây
vắng khách thập phương
Nào ai
thấy được mà vương bận lòng!”.
*
Hai người,
hai ý bất đồng;
Người
không giữ giới uống xong đi liền
Riêng
mình mạng sống tạm yên
Lên đường
tìm Phật nơi miền xa xôi.
Người
kia Phật dạy, nhớ lời
Quanh năm
giữ giới, suốt đời tu tâm
Giờ tuy
chết khát chẳng cần,
Trên đường
tìm Phật tiến gần biết bao
Cõi trời
Đao Lợi sanh vào
Vội tìm
lễ Phật. Đứng hầu một bên.
*
Còn người
phá giới bình yên
Tới thành
Xá Vệ, quỳ bên Phật Đài
Sụt sùi
giọt ngắn giọt dài
Cúi đầu
bạch Phật: “Lúc ngoài đồng hoang
Con còn
người bạn chung đường
Thiết
tha tìm Phật tâm thường hằng mong
Chẳng
may khát nước mệnh chung
Tiếc
rằng không được đến cùng Thế Tôn!”
*
Phật
bèn dạy, giọng ôn tồn:
“Ta hay
biết chuyện mà con nói rồi!”
Chỉ người
đứng cạnh bên Ngài
Phật
thêm: “Đây chính là người bạn con
Một lòng
giữ giới cho tròn
Sau khi
mãn kiếp lên luôn cõi Trời
Đủ duyên
đến với ta thôi;
Còn con
tuy đã tới nơi chốn này
Cũng là
uổng phí công thay
Vì con
phạm giới vừa đây trên đường!
Vẫn là
xa cách ngàn trùng
Gặp ta
thật đấy mà dường như không
Giới
điều còn, Phật pháp còn
Giữ nghiêm
giới luật: ghi lòng khắc tâm!”
*
Thày tu
phạm giới thẹn thầm
Cúi đầu
nghĩ lại lỗi lầm vừa qua
Trong lòng
sám hối thiết tha:
“Muốn
gần Đức Phật, chớ xa Giới Điều!”.
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Minh
Châu)
(8)
Tai hại
của tham ái
Ngày xưa
có chị vợ kia
Lẳng
lơ, trắc nết, thiết gì chồng đâu
Loạn
luân phạm tội từ lâu
Tư tình
lén lút: chị dâu em chồng.
Lửa tình
càng cháy càng nồng
Đưa người
vào chốn tột cùng ác tâm.
*
Vợ kia
chẳng chút ngại ngần
Xúi em
tìm cách hại ngầm người anh,
Thoạt
đầu em chẳng nỡ đành
Tỉ tê
xúi mãi nghe thành êm tai
Giết
anh ngay! Tội tày trời!
Cả hai
thỏa thích sống đời tự do.
*
Chồng
tuy chết vẫn âu lo
Vẫn thương
vợ cũ, muốn cho cận kề
Thằn
lằn hóa kiếp trở về
Rơi trên
mình vợ, phòng the nô đùa,
Vợ thời
độc ác có thừa
Nhìn thằn
lằn biết chồng xưa. Giết liền!
*
Tình yêu
vợ mãi không quên
Chồng
đầu thai lại về bên vợ nhà
Luôn nằm
cạnh, chẳng rời xa
Làm thân
con chó vào ra bên mình
Theo chân
như bóng theo hình,
Trai làng
đùa hỏi: “Cô thành thợ săn?”
Vợ nghe
nổi máu dữ dằn
Cột ngay
chó lại giết phăng nữa rồi!
*
Lần này
chồng lại đầu thai
Làm con
bò đực theo hoài vợ kia
Đi về
quấn quýt mỗi khi,
Trai làng
chọc ghẹo: “Cô đi chăn bò?”
Thế là
cô vợ thẹn thò
Cột bò
thật chặt. Giết cho khỏi phiền!
*
Chồng
tuy bị giết ba phen
Vẫn còn
vương vấn, chồng bèn đầu thai
Lần này
thành cậu con trai
Vợ sinh
ra cậu mừng hoài chẳng thôi.
Cậu trai
góp mặt với đời
Kiếp
xưa hằn dấu in nơi tâm hồn
Nhớ bao
đau khổ dập dồn
Cậu làm
khó mẹ, aüm bồng chẳng cho,
Chỉ ưng
ông nội chăm lo
Buồn
vui khuya sớm, đói no tháng ngày.
*
Bốn mùa
lần lượt vần xoay
Trẻ kia
biết nói, giờ đây lớn rồi,
Một hôm
thuật hết đầu đuôi
Bao nhiêu
tiền kiếp từ thời xa xưa,
Nghẹn
ngào nhìn nội khẽ thưa:
“Nó
đâu là mẹ! Là thù đấy thôi!
Lòng gian
ác, máu tanh hôi
Xúi người
hiểm độc, sống đời loạn luân!”
*
Nội nghe
kinh ngạc vô ngần
Gia đình
địa ngục cõi trần chẳng sai!
Chuyện
tình đẫm máu bi ai
Chao ơi
tham ái hại người khổ thay!
Ông ôm
cháu nói: “Từ đây
Chúng
mình hãy bỏ chốn này ra đi
Cháu đừng
buồn nữa làm chi
Ta tìm
cửa Phật xin về nương thân!”
*
Thời
gian trôi! Một mùa Xuân
Trong ngôi
chùa nọ ở gần rừng hoa
Người
ta thấy một tăng già
Sống
cùng chú tiểu thật là bình an!
Chuông
chùa thánh thót ngân vang
Như xua
nỗi khổ trần gian tràn trề
Vén màn
tăm tối u mê
Thênh
thang tịnh độ đường về thơm hương.
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Thông
Kham)
(9)
Ngày gặp
phụ vương
Xưa rời
cung điện ra đi
Giờ đây
thành đạo trở về thăm Cha
Hai mươi
năm thoáng trôi qua
Quê hương
Đức Phật Thích Ca đón người
Ca Tỳ
La Vệ xanh tươi
Vua Cha
Tịnh Phạn mừng vui vô cùng
Cả nhân
dân, lẫn hoàng cung
Cùng nhau
sửa soạn tưng bừng thiết tha.
*
Một bình
bát, một cà sa
Dạt dào
đức độ, bao la nhân từ
Phật
thăm quê dấu yêu xưa
Rộn ràng
đất nước sang mùa hoan ca
Cảm thông
đến cả muôn hoa
Đất
trời, cây cỏ gần xa đón chào
Mọi người
cảm động biết bao,
Nhà Vua
thỉnh Phật cùng vào hoàng cung.
Chiều
về trong cảnh vui chung
Phật
bèn thuyết pháp chỉ đường chúng sanh.
*
Nhà Vua
đảnh lễ chân thành
Hỏi thăm
phương pháp tu hành cho mau
Để mong
giải thoát khổ đau
Sinh lão
bệnh tử tiếp nhau xoay vần.
Phật
bùi ngùi ngắm phụ thân
Chân run,
đầu bạc, da nhăn, dáng gầy
Còn đâu
như thuở trước đây
Đế Vương
oanh liệt tràn đầy hiên ngang,
Đỡ Vua
lên ngự ngai vàng
Ôn tồn
Phật mới thưa rằng: “Từ xưa
Xuất
gia thành đạo đến giờ
Như Lai
thường bị người ta chê cười
Bị phường
ngoại đạo nhiều lời
Chê rằng
bất hiếu, bỏ rơi gia đình.”
*
“Như
Lai quyết chí riêng mình
Chẳng
theo chữ hiếu thường tình làm chi
Nên đi
tìm món quà gì
Thật
là quý hóa dâng về phụ thân
Và ban
cho khắp nhân dân,
Đó là
giải đáp về thân phận người
Phụ thân
vừa mới hỏi thôi!”
Tiếp
theo Phật nói: “Ở đời ngẫm ra
Vô thường
vạn vật quanh ta
Công danh
như bọt nước sa đầu ghềnh
Tình như
mây nổi bồng bềnh
Còn như
tuổi trẻ trôi nhanh xuân thì
Như làn
điện chớp khác chi
Chúng
sanh không hiểu chút gì! Đáng thương!
Bám theo
những cái vô thường
Mà quên
Phật tánh sẵn vương trong người”
*
“Chúng
sanh Phật tánh saün rồi
Khéo tu
thành Phật trong thời tương lai.
Tu nhiều
phương pháp lắm thay
Pháp môn
‘Niệm Phật’ là hay mọi đường
Rất công
hiệu, rất dễ dàng
Chí tâm
niệm Phật, Tây Phương thác về
Là nơi
hạnh phúc muôn bề
Là nơi
Cực Lạc tràn trề an vui.”
*
“A Di
Đà Phật một thời
Lúc tu
phát nguyện: ‘Ai người thành tâm
Niệm
danh ta thật chuyên cần,
Xin về
Cực Lạc mười phần cầu mong,
Sau này
đến lúc lâm chung
Thác về
Cực Lạc vô cùng sướng thay!
Nếu không
đạt được điều này
Nguyện
thề Chánh Giác ta đây không thành!’
*
Mong Vua
cha và chúng sanh
Pháp môn
‘Niệm Phật’ thi hành cho chuyên
Sẽ mau
trút hết muộn phiền
Sinh lão
bệnh tử triền miên chẳng còn!”
(phỏng
theo bản văn xuôi
của Thích
Nữ Cát Tường)