Bài số :  81

Thơ Hậu-Tả Đại Thần chùa Tokudaiji後徳大寺左大臣

 

a) Nguyên văn:

ほととぎす

鳴きつる方を

ながむれば

ただ有明の

月ぞ残れる

b) Phiên âm:

Hototogisu

Nakitsuru kata wo

Nagamureba

Tada ariake no

Tsuki zo nokoreru

c) Diễn ý:

Tiếng chim kêu cuốc cuốc,

Ta nhìn lên bầu trời hướng ấy.

Chỉ thấy vầng trăng về sáng,

Con lưu lại mà thôi.

d) Dịch thơ:

Vọng đâu đây cuốc gọi,
Nhìn dõi hướng xa xăm.
[1]
Mỗi con trăng về sáng
Bên trời, chim biệt tăm.

(ngũ ngôn) 

Tưởng nghe cuốc gọi vào hè,
Nhìn theo chỉ thấy trăng loe ánh tàn.

(lục bát)

 

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai –shuu (Thiên Tải Tập) thơ mùa hạ, bài 161.

Tác giả: Hậu–Tả Đại Thần chùa Tokudaiji (Đức Đại Tự) là tên kính xưng của Fujiwara no Sanesada (Đằng Nguyên, Thực Định, 1139-1191). Gọi là Hậu dĩ nhiên vì có một ông Tiền. Tên gắn liền với ngôi chùa nơi ông xuất gia, lấy pháp danh là Nyoen (Như Viên). Là con trai của Hữu Đại Thần Kinyoshi (Công Năng), vai anh em họ Teika. Ông giỏi âm nhạc và ca hát, đặc biệt loại Kagura, nhạc cho ca vũ trong dịp tế lễ, hay Imayô, những khúc hát tân thời lưu hành trong dân gian hồi đó. 

Người Nhật thời vương triều rất nhạy cảm với thời tiết. Khi vào hè, người nghe được trước ai hết tiếng cuốc đầu mùa (sơ âm =hatsune) là kẻ được xem như có trình độ và may mắn. Do đó, nhiều người phải thức khuya để canh tiếng chim. Đây là bài thơ làm ra trong khoảnh khắc bắt được tiếng cuốc đầu tiên ấy.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nhìn ra hướng cuốc kêu chỉ thấy vầng trăng về sáng.

Niềm vui nghe tiếng cuốc đầu tiên tiếp theo là sự bàng hoàng vì không thấy bóng chim đâu cả. Trong hạnh phúc vừa mới chớm đã  thấy man mác nỗi buồn mất mát.

Hiểu Nguyệt Quách Công”, ngâm vịnh kết hợp vầng trăng về sáng (ariake no tsuki) với chim cuốc (hototogisu) là một đề tài thông dụng ở Nhật.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Quyên Đề.
鵑 啼

 

Thời văn đỗ quyên đề,
時 聞 杜 鵑 啼

Vọng chi bất kiến ảnh.
望 之 不 見 影

Chỉ hữu hiểu không nguyệt,
只 有 暁 空 月

Do tại thiên biên lãnh.
猶 在 天 辺 冷

 

Anh dịch:

I heard the Hototogisu cry

I searched throughout the echoing sky’

No Hototogisu could espy

The morning moon but met my eye.

(Dickins)

When I turned my look
Toward the place whence I had heard
Hototogisu,--
Lo! the only object there
Was the moon of early dawn.

(Mac Cauley)

 

Hototogisu có nhiều tên gọi bằng chữ Hán: quách công, đỗ quyên, thì điểu, tử qui, Thục hồn, bất như qui, điền trường điểu vv...là một loài chim “chủ đề” của thơ waka tự thời Vạn Diệp. Đó là một giống chim di (wataridori) có lệ đẻ trứng trong tổ chim khác nhờ nuôi hộ. Thường được dịch ra tiếng Việt là chim cuốc, loại chim chiêu hồn, tiếc xuân, nhớ nước đến mửa máu.

Ở Nhật, có nhà thơ Masaoka Shiki (Chính Cương Tử Qui) đã dùng nó như tên hiệu. Ông có thời ốm ho ra máu. Tiểu thuyết nhan đề Hototogisu (Bất Tư Qui, 1898-99) của nhà văn Tokutomi Roka (Đức Phú, Lô Hoa) với nhân vật chính cũng bị lao ho ra máu là một tác phẩm tiêu biểu thời Meiji.

Chim Cuốc (Hototogisu)


[1] Đáng lẽ không nên dịch vì đây là tượng thanh của tiếng chim kêu: Ho-to- to- gi-su.

 

 



Bài số :  81

Thơ Hậu-Tả Đại Thần chùa Tokudaiji後徳大寺左大臣

 

a) Nguyên văn:

ほととぎす

鳴きつる方を

ながむれば

ただ有明の

月ぞ残れる

b) Phiên âm:

Hototogisu

Nakitsuru kata wo

Nagamureba

Tada ariake no

Tsuki zo nokoreru

c) Diễn ý:

Tiếng chim kêu cuốc cuốc,

Ta nhìn lên bầu trời hướng ấy.

Chỉ thấy vầng trăng về sáng,

Con lưu lại mà thôi.

d) Dịch thơ:

Vọng đâu đây cuốc gọi,
Nhìn dõi hướng xa xăm.
[1]
Mỗi con trăng về sáng
Bên trời, chim biệt tăm.

(ngũ ngôn) 

Tưởng nghe cuốc gọi vào hè,
Nhìn theo chỉ thấy trăng loe ánh tàn.

(lục bát)

 

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai –shuu (Thiên Tải Tập) thơ mùa hạ, bài 161.

Tác giả: Hậu–Tả Đại Thần chùa Tokudaiji (Đức Đại Tự) là tên kính xưng của Fujiwara no Sanesada (Đằng Nguyên, Thực Định, 1139-1191). Gọi là Hậu dĩ nhiên vì có một ông Tiền. Tên gắn liền với ngôi chùa nơi ông xuất gia, lấy pháp danh là Nyoen (Như Viên). Là con trai của Hữu Đại Thần Kinyoshi (Công Năng), vai anh em họ Teika. Ông giỏi âm nhạc và ca hát, đặc biệt loại Kagura, nhạc cho ca vũ trong dịp tế lễ, hay Imayô, những khúc hát tân thời lưu hành trong dân gian hồi đó. 

Người Nhật thời vương triều rất nhạy cảm với thời tiết. Khi vào hè, người nghe được trước ai hết tiếng cuốc đầu mùa (sơ âm =hatsune) là kẻ được xem như có trình độ và may mắn. Do đó, nhiều người phải thức khuya để canh tiếng chim. Đây là bài thơ làm ra trong khoảnh khắc bắt được tiếng cuốc đầu tiên ấy.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nhìn ra hướng cuốc kêu chỉ thấy vầng trăng về sáng.

Niềm vui nghe tiếng cuốc đầu tiên tiếp theo là sự bàng hoàng vì không thấy bóng chim đâu cả. Trong hạnh phúc vừa mới chớm đã  thấy man mác nỗi buồn mất mát.

Hiểu Nguyệt Quách Công”, ngâm vịnh kết hợp vầng trăng về sáng (ariake no tsuki) với chim cuốc (hototogisu) là một đề tài thông dụng ở Nhật.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Quyên Đề.
鵑 啼

 

Thời văn đỗ quyên đề,
時 聞 杜 鵑 啼

Vọng chi bất kiến ảnh.
望 之 不 見 影

Chỉ hữu hiểu không nguyệt,
只 有 暁 空 月

Do tại thiên biên lãnh.
猶 在 天 辺 冷

 

Anh dịch:

I heard the Hototogisu cry

I searched throughout the echoing sky’

No Hototogisu could espy

The morning moon but met my eye.

(Dickins)

When I turned my look
Toward the place whence I had heard
Hototogisu,--
Lo! the only object there
Was the moon of early dawn.

(Mac Cauley)

 

Hototogisu có nhiều tên gọi bằng chữ Hán: quách công, đỗ quyên, thì điểu, tử qui, Thục hồn, bất như qui, điền trường điểu vv...là một loài chim “chủ đề” của thơ waka tự thời Vạn Diệp. Đó là một giống chim di (wataridori) có lệ đẻ trứng trong tổ chim khác nhờ nuôi hộ. Thường được dịch ra tiếng Việt là chim cuốc, loại chim chiêu hồn, tiếc xuân, nhớ nước đến mửa máu.

Ở Nhật, có nhà thơ Masaoka Shiki (Chính Cương Tử Qui) đã dùng nó như tên hiệu. Ông có thời ốm ho ra máu. Tiểu thuyết nhan đề Hototogisu (Bất Tư Qui, 1898-99) của nhà văn Tokutomi Roka (Đức Phú, Lô Hoa) với nhân vật chính cũng bị lao ho ra máu là một tác phẩm tiêu biểu thời Meiji.

Chim Cuốc (Hototogisu)


[1] Đáng lẽ không nên dịch vì đây là tượng thanh của tiếng chim kêu: Ho-to- to- gi-su.