Bài số :  74

Thơ Minamoto no Toshiyori Ason 源俊頼朝臣

 

a) Nguyên văn:

憂かりける

人を初瀬の

山おろしよ

はげしかれとは

祈らぬものを

b) Phiên âm:

Ukarikeru

Hito wo Hatsuse no

Yama oroshi yo

Hageshikare to wa

Inoranu mono wo

c) Diễn ý:

Để lay chuyển tấm lòng lãnh đạm của người ấy,

Ta đã cầu xin Phật Quan Âm ở đền Hatsuse.

Cơn giông núi từ đỉnh Hatsuse kia ơi, sao vẫn thổi lạnh lùng, dữ dội,

Cầu xin gì được nữa, buồn làm sao!

d) Dịch thơ:

Mong người thôi lãnh đạm,
Mình đã khấn Quan Âm.
Nhưng giông núi cứ thổi,
Tàn nhẫn đến tê lòng.

(ngũ ngôn) 

Đã cầu Phật giúp cho mình,
Lạnh lùng gió thốc, tan tành lòng tôi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), thơ luyến ái phần 2, bài 708.

Tác Giả: Minamoto no Toshiyori Ason (Nguyên, Tuấn Lại Triều Thần, 1055-1129) hay Shunrai là con trai thứ ba của quan Dainagon Tsunenobu (Đại Nạp Ngôn Kinh Tín, tác giả bài 71), lại là cha của Pháp sư Shun.e (Tuấn Huệ), tác giả bài 85, một thi hào thuộc thế hệ sau. Toshiyori là người đã biên soạn Kinyô-shuu (Kim Diệp Tập). Ca phong mới mẽ trong trẻo của ông ảnh hưởng nhiều đến những nhà lý luận như Shunzei (tức Fujiwara no Toshinari, Đằng Nguyên Tuấn Thành), tác giả bài 83 và là cha của Teika. Chẳng những thế, chính Teika trong Kindai Shuka (Cận đại tú ca), với chủ trương về thơ thường khác với cha mình, cũng không tiếc lời khen sự tinh tế và sâu lắng của thơ Toshiyori.

Lời thuyết minh trong Senzai-shuu cho biết bài thơ đã làm ra trong một hội thơ ở phủ đệ Fujiwara no Toshitada (Đằng Nguyên Tuấn Trung), ông nội của Teika, với chủ đề “khấn nguyện thần linh mà tình cũng không thành”. Trong bài này, tác giả cho biết đã khấn với Phật Quan Âm nhưng người tình như cơn giông núi vẫn lãnh đạm không chịu ngưng thổi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Than thở vì đã cầu xin ở chùa Hatsuse mà tình vẫn không toại nguyện.

Chữ quan trọng trong bài thơ này là Hatsuse (Sơ Lại tức “đầu nguồn nước”). Đây là tên một ngôi chùa gần Nara, nơi dân chúng Kyôto hay đến tham bái vì nổi tiếng linh thiêng. Tên chùa đọc là Hasedera (Trường Cốc Tự), có thờ Thập Nhất Diện Quan Âm, do đó là nơi khấn khứa những vấn đề liên quan đến các bà các cô. Cầu xin ở đây còn không được chắc phải chịu thua, chỉ biết than thở vì buồn khổ.

Chữ Ukari ở câu đầu ý nói về tâm trạng khổ sở của tác giả. Yamaoroshi là cơn gió lạnh thổi mạnh kịch liệt từ trên núi xuống, ví với thái độ lãnh đạm của người mình yêu. Ở đây tác giả lại dùng thủ pháp nhân cách hóa khi kêu goi “Hỡi cơn giông núi kia ơi!” (Yamaoroshi yo).

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Đối Ngã Phụ Tình Nhân.
対 我 負 情 人

 

Kham hận đối ngã phụ tình nhân,
堪 恨 対 我 負 情 人

Kháp tự[1] sơn phong, lãnh ngã tâm.
恰 似 山 風 冷 我 心

Sơ Lại sơn phong xuy dũ cấp[2],
初 瀬 山風 吹 愈 急

Tùng thử bất tái kỳ Quan Âm.
従 此 不 再 祈 観 音


[1] Kháp tự: chẳng khác nào.
[2] Dũ cấp: càng gấp.

 

Anh dịch:

As windy blasts down Hasse’s steep

In furious path impetuous sweep,

So rulely thou my suit dost slight,

And scorn thy lover’s hapless plight;

No more’ fore Hasse’s shrine

Will I ensuing prayer incline.

(Dickins)

I did not make prayer

(At the shrine of Mercy's God),

That the unkind one

Should become as pitiless

As the storms of Hase's hills.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số :  74

Thơ Minamoto no Toshiyori Ason 源俊頼朝臣

 

a) Nguyên văn:

憂かりける

人を初瀬の

山おろしよ

はげしかれとは

祈らぬものを

b) Phiên âm:

Ukarikeru

Hito wo Hatsuse no

Yama oroshi yo

Hageshikare to wa

Inoranu mono wo

c) Diễn ý:

Để lay chuyển tấm lòng lãnh đạm của người ấy,

Ta đã cầu xin Phật Quan Âm ở đền Hatsuse.

Cơn giông núi từ đỉnh Hatsuse kia ơi, sao vẫn thổi lạnh lùng, dữ dội,

Cầu xin gì được nữa, buồn làm sao!

d) Dịch thơ:

Mong người thôi lãnh đạm,
Mình đã khấn Quan Âm.
Nhưng giông núi cứ thổi,
Tàn nhẫn đến tê lòng.

(ngũ ngôn) 

Đã cầu Phật giúp cho mình,
Lạnh lùng gió thốc, tan tành lòng tôi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), thơ luyến ái phần 2, bài 708.

Tác Giả: Minamoto no Toshiyori Ason (Nguyên, Tuấn Lại Triều Thần, 1055-1129) hay Shunrai là con trai thứ ba của quan Dainagon Tsunenobu (Đại Nạp Ngôn Kinh Tín, tác giả bài 71), lại là cha của Pháp sư Shun.e (Tuấn Huệ), tác giả bài 85, một thi hào thuộc thế hệ sau. Toshiyori là người đã biên soạn Kinyô-shuu (Kim Diệp Tập). Ca phong mới mẽ trong trẻo của ông ảnh hưởng nhiều đến những nhà lý luận như Shunzei (tức Fujiwara no Toshinari, Đằng Nguyên Tuấn Thành), tác giả bài 83 và là cha của Teika. Chẳng những thế, chính Teika trong Kindai Shuka (Cận đại tú ca), với chủ trương về thơ thường khác với cha mình, cũng không tiếc lời khen sự tinh tế và sâu lắng của thơ Toshiyori.

Lời thuyết minh trong Senzai-shuu cho biết bài thơ đã làm ra trong một hội thơ ở phủ đệ Fujiwara no Toshitada (Đằng Nguyên Tuấn Trung), ông nội của Teika, với chủ đề “khấn nguyện thần linh mà tình cũng không thành”. Trong bài này, tác giả cho biết đã khấn với Phật Quan Âm nhưng người tình như cơn giông núi vẫn lãnh đạm không chịu ngưng thổi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Than thở vì đã cầu xin ở chùa Hatsuse mà tình vẫn không toại nguyện.

Chữ quan trọng trong bài thơ này là Hatsuse (Sơ Lại tức “đầu nguồn nước”). Đây là tên một ngôi chùa gần Nara, nơi dân chúng Kyôto hay đến tham bái vì nổi tiếng linh thiêng. Tên chùa đọc là Hasedera (Trường Cốc Tự), có thờ Thập Nhất Diện Quan Âm, do đó là nơi khấn khứa những vấn đề liên quan đến các bà các cô. Cầu xin ở đây còn không được chắc phải chịu thua, chỉ biết than thở vì buồn khổ.

Chữ Ukari ở câu đầu ý nói về tâm trạng khổ sở của tác giả. Yamaoroshi là cơn gió lạnh thổi mạnh kịch liệt từ trên núi xuống, ví với thái độ lãnh đạm của người mình yêu. Ở đây tác giả lại dùng thủ pháp nhân cách hóa khi kêu goi “Hỡi cơn giông núi kia ơi!” (Yamaoroshi yo).

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Đối Ngã Phụ Tình Nhân.
対 我 負 情 人

 

Kham hận đối ngã phụ tình nhân,
堪 恨 対 我 負 情 人

Kháp tự[1] sơn phong, lãnh ngã tâm.
恰 似 山 風 冷 我 心

Sơ Lại sơn phong xuy dũ cấp[2],
初 瀬 山風 吹 愈 急

Tùng thử bất tái kỳ Quan Âm.
従 此 不 再 祈 観 音


[1] Kháp tự: chẳng khác nào.
[2] Dũ cấp: càng gấp.

 

Anh dịch:

As windy blasts down Hasse’s steep

In furious path impetuous sweep,

So rulely thou my suit dost slight,

And scorn thy lover’s hapless plight;

No more’ fore Hasse’s shrine

Will I ensuing prayer incline.

(Dickins)

I did not make prayer

(At the shrine of Mercy's God),

That the unkind one

Should become as pitiless

As the storms of Hase's hills.

(Mac Cauley)