Bài số :  70

Thơ Pháp Sư Ryôsen 良暹法師

 

a) Nguyên văn:

さびしさに

宿を立ち出でて

ながむれば

いづこも同じ

秋の夕暮れ

b) Phiên âm:

Sabishisa ni

Yado wo tachi idete

Nagamureba

Izuko mo onaji

Aki no yuugure

c) Diễn ý:

Vì cảm thấy trống trải lạnh lùng,

Mới bỏ đi ra ngoài cửa thảo am.

Nhưng khi nhìn chung quanh thì đâu cũng thấy,

Chiều thu cô tịch một màu.

d) Dịch thơ:

Trống lạnh một am sầu,
Ra cửa nhìn xem sao.
Chung quanh đâu cũng thấy,
Cô quạnh một màu thu.

(ngũ ngôn) 

Buồn đơn chiếc, thử ra am,
Nhìn quanh chỉ thấy võ vàng sắc thu.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập) thơ thu phần thượng, bài 333.

Tác giả: Ryôsen Hôshi (Lương TiêmXiêm)Pháp Sư) sống vào tiền bán thế kỷ thứ 11. Không ai rõ thân thế, hành trạng của ông, chỉ biết ông là tăng ở chùa Enryaku (Diên Lịch), có thời ngụ ở Urin.nin (Vân Lâm Viện, chùa phái Thiên Thai) và vùng núi non Ôhara, cả hai đều ở phía bắc Kyôto)

 

Ryôsen Hôshi

Shuui-shuu cho biết có sách bàn rằng bài này do tác giả vô danh làm ra. Nói chung, nó nói về cảnh sống ẩn cư ở phía bắc thành phố Kyôto.

Tác giả một mình sống trong thảo am, cảm thấy cô đơn, mới ra bên ngoài cho khuây khỏa, ai ngờ nhìn một vòng chung quanh chỉ thấy nơi nơi, chiều đã nhuộm màu thu trên khắp núi đồi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Cảnh chiều thu cô tịch vùng núi non.

Trong ngôn ngữ thời vương triều, từ sabishi để diễn tả cảnh quạnh hiu, sống một mình, chung quanh rừng núi không có bóng người (hitoke no nai). Yado có nghĩa là cái am cỏ (iori) của người ở ẩn. Câu cuối kết thúc bằng aki no yuugure (chiều thu) là sử dụng kỹ thuật taigen-todome làm cho ý thơ, lời thơ toàn bài ngưng tụ lại ở một điểm “chiều thu” ở cuối câu năm và từ đó để “dư tình” của nó loang dần dần ra như khi ném hòn đá xuống mặt nước. Aki no yuugure là một “từ để kết” được dùng một cách rất phổ biến trong các thi tập từ Go-Shuui-shuu cho đến Shin-Kokin-shuu.

Bài thơ trên đây của Ryôsen tuy đơn sơ nhưng gây xúc cảm mạnh vì nói lên được cái cô tịch (của riêng người ở ẩn) nằm ở bên trong cái cô tịch (của thiên nhiên và cả muôn loài).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Cô Tịch.
孤 寂 

Cô tịch bất năng nhẫn,
孤 寂 不 能 忍

Xuất am miễu vọng thiên.
出 庵 眺 望 天

Xứ xứ giai tiêu tác[1],
処 処 皆 蕭

Thu mộ bức nhân hàn.
秋 暮 逼 人 寒

 

[1] Tiêu tác: vắng ngắt.

Anh dịch:

In lonely solitude my home

And from my cabin when I stray,

Where’er my wande’ring eyes may roam,

The landscape that doth round me lay,

How desolate, how drear

Doth it at autumn e’en appear.

(Dickins)

In my loneliness

From my humble home gone forth,

When I looked around,

Everywhere it was the same; -

One lone, darkening autumn eve.

(Mac Cauley)

Trong tập tùy bút Makura no Sôshi (Ghi Nhanh Bên Gối), bà Sei Shônagon khẳng định ngay từ đoạn một: Aki wa yuguure (Nói đến mùa thu, phải nói đến cảnh chiều) và sau đó trưng bày nhiều chi tiết về vẻ đẹp và cô tịch của chiều thu.

Tương truyền, cuối thời Heian, Minamoto no Toshiyori hay Shunrai (Nguyên,Tuấn Lại, 1055-1129?), người có công đem phong cách tự do thanh tân cho ca đàn, khi qua thảo am cũ của Ryôsen ở Ôhara, lúc nào cũng xuống ngựa để tỏ lòng kính cẩn.

 

 





Bài số :  70

Thơ Pháp Sư Ryôsen 良暹法師

 

a) Nguyên văn:

さびしさに

宿を立ち出でて

ながむれば

いづこも同じ

秋の夕暮れ

b) Phiên âm:

Sabishisa ni

Yado wo tachi idete

Nagamureba

Izuko mo onaji

Aki no yuugure

c) Diễn ý:

Vì cảm thấy trống trải lạnh lùng,

Mới bỏ đi ra ngoài cửa thảo am.

Nhưng khi nhìn chung quanh thì đâu cũng thấy,

Chiều thu cô tịch một màu.

d) Dịch thơ:

Trống lạnh một am sầu,
Ra cửa nhìn xem sao.
Chung quanh đâu cũng thấy,
Cô quạnh một màu thu.

(ngũ ngôn) 

Buồn đơn chiếc, thử ra am,
Nhìn quanh chỉ thấy võ vàng sắc thu.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập) thơ thu phần thượng, bài 333.

Tác giả: Ryôsen Hôshi (Lương TiêmXiêm)Pháp Sư) sống vào tiền bán thế kỷ thứ 11. Không ai rõ thân thế, hành trạng của ông, chỉ biết ông là tăng ở chùa Enryaku (Diên Lịch), có thời ngụ ở Urin.nin (Vân Lâm Viện, chùa phái Thiên Thai) và vùng núi non Ôhara, cả hai đều ở phía bắc Kyôto)

 

Ryôsen Hôshi

Shuui-shuu cho biết có sách bàn rằng bài này do tác giả vô danh làm ra. Nói chung, nó nói về cảnh sống ẩn cư ở phía bắc thành phố Kyôto.

Tác giả một mình sống trong thảo am, cảm thấy cô đơn, mới ra bên ngoài cho khuây khỏa, ai ngờ nhìn một vòng chung quanh chỉ thấy nơi nơi, chiều đã nhuộm màu thu trên khắp núi đồi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Cảnh chiều thu cô tịch vùng núi non.

Trong ngôn ngữ thời vương triều, từ sabishi để diễn tả cảnh quạnh hiu, sống một mình, chung quanh rừng núi không có bóng người (hitoke no nai). Yado có nghĩa là cái am cỏ (iori) của người ở ẩn. Câu cuối kết thúc bằng aki no yuugure (chiều thu) là sử dụng kỹ thuật taigen-todome làm cho ý thơ, lời thơ toàn bài ngưng tụ lại ở một điểm “chiều thu” ở cuối câu năm và từ đó để “dư tình” của nó loang dần dần ra như khi ném hòn đá xuống mặt nước. Aki no yuugure là một “từ để kết” được dùng một cách rất phổ biến trong các thi tập từ Go-Shuui-shuu cho đến Shin-Kokin-shuu.

Bài thơ trên đây của Ryôsen tuy đơn sơ nhưng gây xúc cảm mạnh vì nói lên được cái cô tịch (của riêng người ở ẩn) nằm ở bên trong cái cô tịch (của thiên nhiên và cả muôn loài).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Cô Tịch.
孤 寂 

Cô tịch bất năng nhẫn,
孤 寂 不 能 忍

Xuất am miễu vọng thiên.
出 庵 眺 望 天

Xứ xứ giai tiêu tác[1],
処 処 皆 蕭

Thu mộ bức nhân hàn.
秋 暮 逼 人 寒

 

[1] Tiêu tác: vắng ngắt.

Anh dịch:

In lonely solitude my home

And from my cabin when I stray,

Where’er my wande’ring eyes may roam,

The landscape that doth round me lay,

How desolate, how drear

Doth it at autumn e’en appear.

(Dickins)

In my loneliness

From my humble home gone forth,

When I looked around,

Everywhere it was the same; -

One lone, darkening autumn eve.

(Mac Cauley)

Trong tập tùy bút Makura no Sôshi (Ghi Nhanh Bên Gối), bà Sei Shônagon khẳng định ngay từ đoạn một: Aki wa yuguure (Nói đến mùa thu, phải nói đến cảnh chiều) và sau đó trưng bày nhiều chi tiết về vẻ đẹp và cô tịch của chiều thu.

Tương truyền, cuối thời Heian, Minamoto no Toshiyori hay Shunrai (Nguyên,Tuấn Lại, 1055-1129?), người có công đem phong cách tự do thanh tân cho ca đàn, khi qua thảo am cũ của Ryôsen ở Ôhara, lúc nào cũng xuống ngựa để tỏ lòng kính cẩn.