Bài số :  61

Thơ bà Ise no Taifu 伊勢の大輔

 

a) Nguyên văn:

いにしへの

奈良の都の

八重桜

けふ九重に

にほひぬるかな

b) Phiên âm:

Inishie no

Nara no miyako no

Yaezakura

Kyô kokonoe ni

Nioi nuru kana

c) Diễn ý:

Hoa anh đào kép tám tầng (bát trùng),

Ngày xưa ở cố đô Yoshino.

Ngày nay được nở ở trong cung vua (cửu trùng)

Nên còn khoe hương sắc hơn một bậc.

 

d) Dịch thơ:

Xưa anh đào tám lớp,
Tô điểm trời cố đô.
Bên ngai vàng chín bệ.
Hương sắc lại thêm phô.

(ngũ ngôn) 

Hoa tám tầng đẹp kinh xưa,
Nay vào cung nội hương đưa chín tầng.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shika-shuu (Từ Hoa Tập), thơ Xuân, bài 29.

Tác giả: Ise no Taifu (Y Thế Đại Phụ) là tên một nữ quan sống hồi tiền bán thế kỷ thứ 11. Bà là con gái của chức chủ tế ở đền thần Ise tên là Ônakatomi no Sukechika (Đại Trung Thần, Phụ Thân) nên được gọi theo chức vị của cha như thông lệ thời ấy. Bà là cháu của Ônakatomi no Yoshinobu (Năng Tuyên, tác giả bài 49). Theo hầu hoàng hậu Shôshi (Chương tử) của Thiên Hoàng Ichijô (Nhất Điều), sau bà kết hôn cùng quan trấn thủ vùng Chikuzen tên Takashina no Narinobu (Cao Giai, Thành Thuận). Thâm giao với các bà Izumi Shikibu (tác giả bài 56) và Sagami (bài 65). Trong Go-Shuui-shuu, bà có 27 bài được chọn, cùng với Izumi (67 bài) và Akazome (31 bài), là những nhà thơ nữ tiêu biểu thời ấy.

Minh họa thơ Ise no Taifu

Theo lời thuyết minh trong Shika-shuu, thời Thiên Hoàng Ichijô, có lệ hàng năm các tăng quan dâng hoa yaezakura (anh đào dày tám lớp) của vùng cố đô Nara (kinh đô Heijô), nhân đấy, ở Kyôto (kinh đô Heian) có cuộc vịnh hoa. Trong tập thơ riêng của mình, bà Ise no Taifu có ghi lại tường tận hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này. Theo đó, việc nhận hoa người ta đem tiến là phận sự của một nữ quan đàn chị. Bà đã đảm nhận chức này sau khi Murasaki Shikibu (tác giả bài 57) rút lui, nhường vinh dự ấy cho các đàn em hay chữ.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Ca tụng cái đẹp của hoa anh đào ở cố đô Nara tương xứng với phong cảnh thái bình thịnh trị đương thời.

Tuy là một bài thơ có tính cách thù tạc nhưng Ise no Taifu dã khéo léo dùng chữ “bảy” (na) trong tên kinh đô Nara, “tám tầng” (yae) và “chín tầng” (kokonoe) để liên kết thời xưa (inishie) với đương thời (kyô). Tám tầng còn có nghĩa bát trùng lâu (gác 8 tầng) bên chùa Tôdaji ở Nara trong khi chín tầng là cung điện Heian hiện tại. Qua vẻ đẹp cành anh đào, tác giả ca tụng triều đại thái bình đương thời. Chữ kyô cũng có hai nghĩa, vừa là 今日kyô như hôm nay, vừa ám chỉ kyô (kinh) là kinh đô Heian.

Yoshino, vùng núi non phía nam Nara không xa Kyôto, từng là kinh đô của 7 đời thiên hoàng kéo dài 74 năm (710-784). Còn hoa anh đào kép là một sản vật vùng Nara nên có thể nói là quí hiếm đối với người Kyôto. Điều này, tu sĩ Kenko đã nhắc đến trong đoạn 139 của cuốn tùy bút Tsurezuregusa (Buồn buồn phóng bút) của ông.

Tuy tác giả dùng chữ nioi (hương) nhưng nên hiểu ở đây là ...sắc (thưởng ngoạn bằng thị giác) như qui ước thi ca Nhật khi nói về hoa anh đào!

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Kim tích anh hoa.
今 昔 桜 花 

Tích nhật Nại Lương đô,
昔 日 奈 良 都

Bát trùng anh hoa hảo,
八 重 桜 花 好

Kim nhật cửu trùng cung,
今 日 九 重 宮

Hoa hương cánh liễu nhiễu[1].
花 香 更 繚 嬈


[1] Liễu nhiễu: lượn lờ

Anh dịch:

Of old Yahezak’ra lent

To Nara, capital of yore,

Its fragrancy, and now its scent

Hath spread over our Kononohe o’er.

(Dickins)

Eight-fold cherry flowers

That at Nara,--ancient seat

Of Our State,--have bloomed;--

In Our Nine-fold Palace court

Shed their sweet perfume today

(Mac Cauley)

Thơ cung đình, thù tạc khó làm hơn thơ thường vì phải tránh rơi vào sự giả tạo hay xu phụ. Đời Đường có Trương Duyệt hay làm thơ chúc tụng nhưng cũng khó có người qua mặt ông ta ông thể loại ấy. Chưa kể là nếu không có thơ cung đình Sơ Đường, khó thể có động cơ phát triển mạnh mẽ để thành thơ Thịnh Đường về sau.

Tương truyền, năm ấy, khi đến dự và nghe thơ của bà Ise, đại quyền thần Michinaga, cha của hoàng hậu Shôshi, đã không ngớt lời khen tặng và “vạn nhân cảm thán, cung trung cổ động”.

 





Bài số :  61

Thơ bà Ise no Taifu 伊勢の大輔

 

a) Nguyên văn:

いにしへの

奈良の都の

八重桜

けふ九重に

にほひぬるかな

b) Phiên âm:

Inishie no

Nara no miyako no

Yaezakura

Kyô kokonoe ni

Nioi nuru kana

c) Diễn ý:

Hoa anh đào kép tám tầng (bát trùng),

Ngày xưa ở cố đô Yoshino.

Ngày nay được nở ở trong cung vua (cửu trùng)

Nên còn khoe hương sắc hơn một bậc.

 

d) Dịch thơ:

Xưa anh đào tám lớp,
Tô điểm trời cố đô.
Bên ngai vàng chín bệ.
Hương sắc lại thêm phô.

(ngũ ngôn) 

Hoa tám tầng đẹp kinh xưa,
Nay vào cung nội hương đưa chín tầng.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shika-shuu (Từ Hoa Tập), thơ Xuân, bài 29.

Tác giả: Ise no Taifu (Y Thế Đại Phụ) là tên một nữ quan sống hồi tiền bán thế kỷ thứ 11. Bà là con gái của chức chủ tế ở đền thần Ise tên là Ônakatomi no Sukechika (Đại Trung Thần, Phụ Thân) nên được gọi theo chức vị của cha như thông lệ thời ấy. Bà là cháu của Ônakatomi no Yoshinobu (Năng Tuyên, tác giả bài 49). Theo hầu hoàng hậu Shôshi (Chương tử) của Thiên Hoàng Ichijô (Nhất Điều), sau bà kết hôn cùng quan trấn thủ vùng Chikuzen tên Takashina no Narinobu (Cao Giai, Thành Thuận). Thâm giao với các bà Izumi Shikibu (tác giả bài 56) và Sagami (bài 65). Trong Go-Shuui-shuu, bà có 27 bài được chọn, cùng với Izumi (67 bài) và Akazome (31 bài), là những nhà thơ nữ tiêu biểu thời ấy.

Minh họa thơ Ise no Taifu

Theo lời thuyết minh trong Shika-shuu, thời Thiên Hoàng Ichijô, có lệ hàng năm các tăng quan dâng hoa yaezakura (anh đào dày tám lớp) của vùng cố đô Nara (kinh đô Heijô), nhân đấy, ở Kyôto (kinh đô Heian) có cuộc vịnh hoa. Trong tập thơ riêng của mình, bà Ise no Taifu có ghi lại tường tận hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này. Theo đó, việc nhận hoa người ta đem tiến là phận sự của một nữ quan đàn chị. Bà đã đảm nhận chức này sau khi Murasaki Shikibu (tác giả bài 57) rút lui, nhường vinh dự ấy cho các đàn em hay chữ.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Ca tụng cái đẹp của hoa anh đào ở cố đô Nara tương xứng với phong cảnh thái bình thịnh trị đương thời.

Tuy là một bài thơ có tính cách thù tạc nhưng Ise no Taifu dã khéo léo dùng chữ “bảy” (na) trong tên kinh đô Nara, “tám tầng” (yae) và “chín tầng” (kokonoe) để liên kết thời xưa (inishie) với đương thời (kyô). Tám tầng còn có nghĩa bát trùng lâu (gác 8 tầng) bên chùa Tôdaji ở Nara trong khi chín tầng là cung điện Heian hiện tại. Qua vẻ đẹp cành anh đào, tác giả ca tụng triều đại thái bình đương thời. Chữ kyô cũng có hai nghĩa, vừa là 今日kyô như hôm nay, vừa ám chỉ kyô (kinh) là kinh đô Heian.

Yoshino, vùng núi non phía nam Nara không xa Kyôto, từng là kinh đô của 7 đời thiên hoàng kéo dài 74 năm (710-784). Còn hoa anh đào kép là một sản vật vùng Nara nên có thể nói là quí hiếm đối với người Kyôto. Điều này, tu sĩ Kenko đã nhắc đến trong đoạn 139 của cuốn tùy bút Tsurezuregusa (Buồn buồn phóng bút) của ông.

Tuy tác giả dùng chữ nioi (hương) nhưng nên hiểu ở đây là ...sắc (thưởng ngoạn bằng thị giác) như qui ước thi ca Nhật khi nói về hoa anh đào!

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Kim tích anh hoa.
今 昔 桜 花 

Tích nhật Nại Lương đô,
昔 日 奈 良 都

Bát trùng anh hoa hảo,
八 重 桜 花 好

Kim nhật cửu trùng cung,
今 日 九 重 宮

Hoa hương cánh liễu nhiễu[1].
花 香 更 繚 嬈


[1] Liễu nhiễu: lượn lờ

Anh dịch:

Of old Yahezak’ra lent

To Nara, capital of yore,

Its fragrancy, and now its scent

Hath spread over our Kononohe o’er.

(Dickins)

Eight-fold cherry flowers

That at Nara,--ancient seat

Of Our State,--have bloomed;--

In Our Nine-fold Palace court

Shed their sweet perfume today

(Mac Cauley)

Thơ cung đình, thù tạc khó làm hơn thơ thường vì phải tránh rơi vào sự giả tạo hay xu phụ. Đời Đường có Trương Duyệt hay làm thơ chúc tụng nhưng cũng khó có người qua mặt ông ta ông thể loại ấy. Chưa kể là nếu không có thơ cung đình Sơ Đường, khó thể có động cơ phát triển mạnh mẽ để thành thơ Thịnh Đường về sau.

Tương truyền, năm ấy, khi đến dự và nghe thơ của bà Ise, đại quyền thần Michinaga, cha của hoàng hậu Shôshi, đã không ngớt lời khen tặng và “vạn nhân cảm thán, cung trung cổ động”.