Bài số 56

Thơ bà Izumi Shikibu 和泉式部

 

a) Nguyên văn:

あらざらむ

この世のほかの

思ひ出に

今ひとたびの

逢ふこともがな

b) Phiên âm:

Arazaramu (ran)

Kono yo no hoka no

Omoide ni

Ima hito tabi no

Au koto mogana

c) Diễn ý:

Chắc là ta sắp chết đến nơi rồi,

Để làm kỹ niệm mang về thế giới bên kia,

Trước khi ra đi xin một lần nữa,

Được gặp lại người yêu.

d) Dịch thơ:

Cái chết đã gần kề,
Trước giờ phút ra đi.
Xin gặp nhau lần chót,
Kỹ niệm về bên tê.

(ngũ ngôn) 

Mai sau để còn nhớ người,
Giờ xin gặp một lần thôi cũng đành.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập), thơ luyến ái phần 3, bài 763.

Tác Giả: Izumi Shikibu (Hòa Tuyền, Thức Bộ, 978? -  ? ) là con gái của Ôe no Masamune (Đại Giang, Nhã Chí) và mẹ của Koshikibu (tác giả bài 60). Hầu hạ Hoàng Hậu Shôshi (Chương Tử) trong hậu cung của Thiên Hoàng Ichijô (Nhất Điều). Là tác giả của Izumi Shikibu Nikki (Hòa Tuyền Thức Bộ Nhật Ký).

 

Izumi Shikibu

Đây là bài thơ làm ra trên giường bệnh để tặng cho người đàn ông yêu dấu trước giờ tác giả từ biệt cõi đời.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Biết cái chết gần kề nhưng vẫn một lòng yêu.

Bài thơ này giản dị, không sử dụng kỹ xảo, bộc lộ được tình cảm tự phát của tác giả.

Tất cả cuộc đời như ngưng đọng lại trong một chữ tình. Bài thơ cũng bày tỏ sự ham muốn bám víu vào cuộc sống.

Cách diễn đạt hết sức lãng mạn như thế rất khó tìm ra ở một nhà thơ nữ nào khác thời Heian. Những vần thơ phá cách và bôn phóng này là biểu tượng cho phong cách sống tự do của bà.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Phương Hồn Dục Đoạn.
芳 魂 欲 断

 

Bệnh tháp[1] trầm trầm dữ nhật tăng,
病 榻 沈 沈 与 日 増

Phương hồn dục đoạn ngã thương tình.
芳 魂 欲 断 我 傷 情

Kim thế lai sinh trường tương ức,
今 世 来 生 長 相 憶

Do vọng y nhân tái nhất phùng.
猶 望 伊 人 再 一 逢


[1] Tháp: cái chõng dài. Bệnh tháp: giường bệnh.

Anh dịch:

Ere long for me this world shall end,

Thus doth my mind to me foretell;

Ere long to other world shall wend

My soul that thee hath lov’d so well.

Ah, would that thou

But oncemore wer’t beside me now.

(Dickins)

Soon I cease to be;--

One fond memory I would keep

When beyond this world.

Is there, then, no way for me

Just once more to meet with thee?

(Mac Cauley)

Tuy là người không dễ khen ai, nhất là giữa phụ nữ với nhau nhưng Murasaki Shikibu, trong tập nhật ký của mình, đã có những dòng chữ đánh giá cao tài thơ của Izumi Shikibu:

“Thơ của bà Izumi đáng gọi là hay. Về mặt tri thức cổ thi và lý luận thơ ca, tuy bà không so sánh được với một nhà thơ chuyên nghiệp nhưng trong những bài bà vịnh, thế nào cũng có những nét thanh nhã đập vào mắt ta”. 

Còn về việc xác định người đàn ông mà bà Izumi muốn gặp lần cuối cùng là ai thì theo ý kiến của nhà thơ và nghiên cứu cổ văn Kubota Utsubo (Oa Điền, Không Huệ, 1877-1967) thì người đó là Tachibana no Michisada (Quất, Đạo Trinh), quan trấn thủ vùng Izumi, ông chồng đầu tiên của bà. Người còn thương tưởng đến bà suốt đời không ai khác ngoài ông cho dù cuộc đời tình ái của bà nhiều sóng gió. Bà đã qua tay nhiều đàn ông (Fujiwara no Yasumasa, người chồng thứ hai, các tình nhân như hoàng thân Tametaka, hoàng thân Atsumichi…). Tuy nhiên, cách giải thích “phải đạo” của Kubota Utsubo không được mọi người đồng tình cho lắm.

 





Bài số 56

Thơ bà Izumi Shikibu 和泉式部

 

a) Nguyên văn:

あらざらむ

この世のほかの

思ひ出に

今ひとたびの

逢ふこともがな

b) Phiên âm:

Arazaramu (ran)

Kono yo no hoka no

Omoide ni

Ima hito tabi no

Au koto mogana

c) Diễn ý:

Chắc là ta sắp chết đến nơi rồi,

Để làm kỹ niệm mang về thế giới bên kia,

Trước khi ra đi xin một lần nữa,

Được gặp lại người yêu.

d) Dịch thơ:

Cái chết đã gần kề,
Trước giờ phút ra đi.
Xin gặp nhau lần chót,
Kỹ niệm về bên tê.

(ngũ ngôn) 

Mai sau để còn nhớ người,
Giờ xin gặp một lần thôi cũng đành.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập), thơ luyến ái phần 3, bài 763.

Tác Giả: Izumi Shikibu (Hòa Tuyền, Thức Bộ, 978? -  ? ) là con gái của Ôe no Masamune (Đại Giang, Nhã Chí) và mẹ của Koshikibu (tác giả bài 60). Hầu hạ Hoàng Hậu Shôshi (Chương Tử) trong hậu cung của Thiên Hoàng Ichijô (Nhất Điều). Là tác giả của Izumi Shikibu Nikki (Hòa Tuyền Thức Bộ Nhật Ký).

 

Izumi Shikibu

Đây là bài thơ làm ra trên giường bệnh để tặng cho người đàn ông yêu dấu trước giờ tác giả từ biệt cõi đời.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Biết cái chết gần kề nhưng vẫn một lòng yêu.

Bài thơ này giản dị, không sử dụng kỹ xảo, bộc lộ được tình cảm tự phát của tác giả.

Tất cả cuộc đời như ngưng đọng lại trong một chữ tình. Bài thơ cũng bày tỏ sự ham muốn bám víu vào cuộc sống.

Cách diễn đạt hết sức lãng mạn như thế rất khó tìm ra ở một nhà thơ nữ nào khác thời Heian. Những vần thơ phá cách và bôn phóng này là biểu tượng cho phong cách sống tự do của bà.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Phương Hồn Dục Đoạn.
芳 魂 欲 断

 

Bệnh tháp[1] trầm trầm dữ nhật tăng,
病 榻 沈 沈 与 日 増

Phương hồn dục đoạn ngã thương tình.
芳 魂 欲 断 我 傷 情

Kim thế lai sinh trường tương ức,
今 世 来 生 長 相 憶

Do vọng y nhân tái nhất phùng.
猶 望 伊 人 再 一 逢


[1] Tháp: cái chõng dài. Bệnh tháp: giường bệnh.

Anh dịch:

Ere long for me this world shall end,

Thus doth my mind to me foretell;

Ere long to other world shall wend

My soul that thee hath lov’d so well.

Ah, would that thou

But oncemore wer’t beside me now.

(Dickins)

Soon I cease to be;--

One fond memory I would keep

When beyond this world.

Is there, then, no way for me

Just once more to meet with thee?

(Mac Cauley)

Tuy là người không dễ khen ai, nhất là giữa phụ nữ với nhau nhưng Murasaki Shikibu, trong tập nhật ký của mình, đã có những dòng chữ đánh giá cao tài thơ của Izumi Shikibu:

“Thơ của bà Izumi đáng gọi là hay. Về mặt tri thức cổ thi và lý luận thơ ca, tuy bà không so sánh được với một nhà thơ chuyên nghiệp nhưng trong những bài bà vịnh, thế nào cũng có những nét thanh nhã đập vào mắt ta”. 

Còn về việc xác định người đàn ông mà bà Izumi muốn gặp lần cuối cùng là ai thì theo ý kiến của nhà thơ và nghiên cứu cổ văn Kubota Utsubo (Oa Điền, Không Huệ, 1877-1967) thì người đó là Tachibana no Michisada (Quất, Đạo Trinh), quan trấn thủ vùng Izumi, ông chồng đầu tiên của bà. Người còn thương tưởng đến bà suốt đời không ai khác ngoài ông cho dù cuộc đời tình ái của bà nhiều sóng gió. Bà đã qua tay nhiều đàn ông (Fujiwara no Yasumasa, người chồng thứ hai, các tình nhân như hoàng thân Tametaka, hoàng thân Atsumichi…). Tuy nhiên, cách giải thích “phải đạo” của Kubota Utsubo không được mọi người đồng tình cho lắm.