Bài số 47

Thơ pháp sư Egyô 恵慶法師

 

a) Nguyên văn:

八重葎

しげれる宿の

さびしきに

人こそみえね

秋は来にけり

b) Phiên âm:

Yaemugura

Shigereru yado no

Sabishiki ni

Hito koso miene

Aki wa ki ni keri

c) Diễn ý:

Căn nhà mà cỏ dại như dây leo mugura mọc xen dày tám lớp,

Chốn buồn bã như vậy.

Không bóng người ghé qua thăm

Nhưng đó là nơi làn gió thu tìm đến.

d) Dịch thơ:

Cỏ chen dày mấy lớp,
Dinh xưa giờ bỏ hoang.
Chân người dù thưa vắng,
Heo may còn ghé ngang.

(ngũ ngôn) 

Dinh thưa cỏ lấp thanh u,
Người đâu? Chỉ thấy gió thu tìm về.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di Tập), thơ Thu, bài 140.

Tác giả:  Egyô Hôshi (Huệ Khánh Pháp Sư, sinh sống khoảng hậu bán thế kỷ thứ 10). Pháp Sư xuất thân là thầy giảng ở Kokubunji, chùa hộ quốc của nhà nước vùng Harima (nay gần Kobe). Ông giao du thân thiết với các nhân vật hàng đầu đương thời như Kiyohara no Motosuke (tác giả bài 42) và Taira no Kanemori (tác giả bài 40)..

Egyô Hôshi

Lời thuyết minh trong Shuui-shuu cho biết đây là bài thơ vịnh phong cảnh hoang vu của Kawara no In, ngôi dinh thự huy hoàng một thời của Tả đại thần Kawara tức con người hào hoa Minamoto no Tôru (822-895, tác giả bài 14). Dinh thự ấy ở phường số sáu trong thành phố Kyôto, phía tây sông Kamo, là công trình kiến trúc mô phỏng theo cảnh sắc thiên nhiên miền Michinoku vùng Đông Bắc. Sau khi đại thần chết đi, dinh ấy trở thành hoang phế, có cả chuyện hồn ma của ông hiện về quấy nhiễu.. Sinh thời Egyo, nơi ấy là chỗ nương náu của Pháp Sư Anpô (An Pháp) và là chốn hội họp của các văn nhân tài tử. Nó còn được dùng làm mẫu để tả ngôi đình viện Nanigashi hư cấu ở chương nói về người đẹp ma quái Yuugao trong Truyện Genji.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Cảnh ảm đạm khi làn gió thu thổi qua ngôi dinh thự giờ đã hoang phế

Dinh cơ một thời huy hoàng thanh lịch của Tả đại thần Kawara cùng với “thời lưu sự biến” nay đã trở thành chốn hoang vu, không một bóng người. Duy làn gió thu là còn nhớ hẹn, hàng năm tới thăm thôi. Từ thời Kokin-shuu, mùa thu đã trở thành tượng trưng cho nỗi buồn như ta đã thấy qua những bài 5 và 23. Chỉ có nơi tịch mịch mà cỏ dại và giống giây leo mugura bò lan, làn gió thu mới tìm đến để tăng thêm cảm giác thê lương ảm đạm. Hito...koso, aki wa...“Người thì...chỉ có mùa thu...” là hai vế tương phản, sử dụng kỹ thuật nhân cách hóa, có hiệu quả làm nổi bật sự hoang vắng của cảnh sắc nơi đó.Trợ động từ keri ở cuối bài với nghĩa “lần đầu tiên mới nhận ra” hàm ý thương cảm.  

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Tùng tùng[1] tạp thảo.
叢 叢 雑 草

 

Tạp thảo tùng tùng sinh mãn đình,
叢 叢 雑 草 生 満 庭

Vô biên tịch mịch bội cô linh.
無 辺 寂 寞 倍 孤 霊

Cánh vô nhất nhân lai quá phỏng,
更 無 一 人 来 過 訪

Khước hữu thu phong nhập thất trung.
却 有 秋 風 入 室 中


[1] Tùng tùng: mọc thành chòm, um tùm.

Anh dịch:

My mountain dwelling’s roof of thatch

Is with Yahemugura moss o’ergrown,

Of passer-by no glimpse I catch,

I dwell uncheered and alone:

‘Tis autumn time,

And mankind dread the rig’rous clime.

(Dickins)

To the humble cot,

Overgrown with thick-leaved vines

In its loneliness,

Comes the dreary autumn time;--

And not even man is there.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số 47

Thơ pháp sư Egyô 恵慶法師

 

a) Nguyên văn:

八重葎

しげれる宿の

さびしきに

人こそみえね

秋は来にけり

b) Phiên âm:

Yaemugura

Shigereru yado no

Sabishiki ni

Hito koso miene

Aki wa ki ni keri

c) Diễn ý:

Căn nhà mà cỏ dại như dây leo mugura mọc xen dày tám lớp,

Chốn buồn bã như vậy.

Không bóng người ghé qua thăm

Nhưng đó là nơi làn gió thu tìm đến.

d) Dịch thơ:

Cỏ chen dày mấy lớp,
Dinh xưa giờ bỏ hoang.
Chân người dù thưa vắng,
Heo may còn ghé ngang.

(ngũ ngôn) 

Dinh thưa cỏ lấp thanh u,
Người đâu? Chỉ thấy gió thu tìm về.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di Tập), thơ Thu, bài 140.

Tác giả:  Egyô Hôshi (Huệ Khánh Pháp Sư, sinh sống khoảng hậu bán thế kỷ thứ 10). Pháp Sư xuất thân là thầy giảng ở Kokubunji, chùa hộ quốc của nhà nước vùng Harima (nay gần Kobe). Ông giao du thân thiết với các nhân vật hàng đầu đương thời như Kiyohara no Motosuke (tác giả bài 42) và Taira no Kanemori (tác giả bài 40)..

Egyô Hôshi

Lời thuyết minh trong Shuui-shuu cho biết đây là bài thơ vịnh phong cảnh hoang vu của Kawara no In, ngôi dinh thự huy hoàng một thời của Tả đại thần Kawara tức con người hào hoa Minamoto no Tôru (822-895, tác giả bài 14). Dinh thự ấy ở phường số sáu trong thành phố Kyôto, phía tây sông Kamo, là công trình kiến trúc mô phỏng theo cảnh sắc thiên nhiên miền Michinoku vùng Đông Bắc. Sau khi đại thần chết đi, dinh ấy trở thành hoang phế, có cả chuyện hồn ma của ông hiện về quấy nhiễu.. Sinh thời Egyo, nơi ấy là chỗ nương náu của Pháp Sư Anpô (An Pháp) và là chốn hội họp của các văn nhân tài tử. Nó còn được dùng làm mẫu để tả ngôi đình viện Nanigashi hư cấu ở chương nói về người đẹp ma quái Yuugao trong Truyện Genji.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Cảnh ảm đạm khi làn gió thu thổi qua ngôi dinh thự giờ đã hoang phế

Dinh cơ một thời huy hoàng thanh lịch của Tả đại thần Kawara cùng với “thời lưu sự biến” nay đã trở thành chốn hoang vu, không một bóng người. Duy làn gió thu là còn nhớ hẹn, hàng năm tới thăm thôi. Từ thời Kokin-shuu, mùa thu đã trở thành tượng trưng cho nỗi buồn như ta đã thấy qua những bài 5 và 23. Chỉ có nơi tịch mịch mà cỏ dại và giống giây leo mugura bò lan, làn gió thu mới tìm đến để tăng thêm cảm giác thê lương ảm đạm. Hito...koso, aki wa...“Người thì...chỉ có mùa thu...” là hai vế tương phản, sử dụng kỹ thuật nhân cách hóa, có hiệu quả làm nổi bật sự hoang vắng của cảnh sắc nơi đó.Trợ động từ keri ở cuối bài với nghĩa “lần đầu tiên mới nhận ra” hàm ý thương cảm.  

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Tùng tùng[1] tạp thảo.
叢 叢 雑 草

 

Tạp thảo tùng tùng sinh mãn đình,
叢 叢 雑 草 生 満 庭

Vô biên tịch mịch bội cô linh.
無 辺 寂 寞 倍 孤 霊

Cánh vô nhất nhân lai quá phỏng,
更 無 一 人 来 過 訪

Khước hữu thu phong nhập thất trung.
却 有 秋 風 入 室 中


[1] Tùng tùng: mọc thành chòm, um tùm.

Anh dịch:

My mountain dwelling’s roof of thatch

Is with Yahemugura moss o’ergrown,

Of passer-by no glimpse I catch,

I dwell uncheered and alone:

‘Tis autumn time,

And mankind dread the rig’rous clime.

(Dickins)

To the humble cot,

Overgrown with thick-leaved vines

In its loneliness,

Comes the dreary autumn time;--

And not even man is there.

(Mac Cauley)