Bài số 42

Thơ Kiyohara Motosuke 清原元輔

 

a) Nguyên văn:

契りきな

かたみに袖を

しぼりつつ

末の松山

波越さじとは

b) Phiên âm:

Chigiriki na

Katami ni sode wo

Shibori tsutsu

Sue no Matsuyama

Nami kosaji to wa

c) Diễn ý:

Phải chăng đã có lần thề thốt với nhau.

Hai đứa cùng vắt nước mắt thấm đầm tay áo.

Khác với lời thề, ngọn sóng kia sao lạ thế,

Đã tràn lên ngọn núi Sue no Matsuyama rồi sao?

d) Dịch thơ:

Vắt lệ đầm tay áo,
Thề muôn kiếp chung đôi.
Núi Tùng tưởng cao lắm,
Để sóng vượt lên rồi.

(ngũ ngôn) 

Lệ đầm tay áo cũng thôi,
Thề chi cho sóng dập vùi Tùng Sơn.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập), thơ luyến ái phần 4, bài 770.

Tác giả: Kiyohara Motosuke, một trong năm người nổi tiếng làm việc ở Viện Hòa Ca (Wadokoro). Họ có tên là Nashitsubo no Gonin (Lê Hồ Ngũ Nhân) vì sân công thự  làm việc có trồng nhiều cây lê. Motosuke có công biên tập Gosen-shuu (Hậu Tuyển Tập). Xuất thân trong một gia đình văn học lớn, ông gọi Kiyohara Fukayabu (tác giả bài 36) bằng ông nội và là cha đẻ của nữ sĩ tài hoa Sei Shônagon (tác giả bài 62).

Lời thuyết minh trong tập Go-Shuui-shuu cho biết tác giả viết thay cho một người đàn ông bị tình phụ. Bài thơ nhắc lại tình cảm tương thân tương ái, kỹ niệm đẹp, lời thề nguyền thuở hai bên còn gắn bó. Nhân đó người đàn ông trong cuộc nói lên mối hận lòng nhưng cũng cho biết lòng mình hãy còn vương vấn chưa thôi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Bày tỏ mối hận lòng với người đàn bà đổi thay mà mình khó quên.

Chữ Chigiriki na (Lời thề thốt thủy chung) đặt ở đầu câu thứ nhất tạo ngay được không khí căng thẳng cho toàn bài. Bài thơ này chắc hẳn đã khởi hứng từ bài waka có từ xưa chép trong Kokin-shuu ( Đông ca, bài 1093), do những chàng lính thú biên phòng (hay người nói thay họ) làm ra như sau:

Kimi wo okite
Adashigokoro wo
Wa ga motaba
Sue no Matsuyama
Nami mo koenamu

(Cho dù sóng vượt Núi Tùng,
Đâu vui duyên mới đem lòng phụ em) 

Ý nói chuyện phản bội người yêu giống như trường hợp sóng phủ lên ngọn núi Sue no Matsuyama nghĩa là chuyện khó có thể xảy ra và mối tình của mình “cho dù sông cạn đá mòn” vĩnh cữu bất biến, bền vững hơn cả thiên nhiên.

Chữ na trong câu đầu là một trợ từ bày tỏ sự cảm động. かたみにKatami ni, một phó từ có nghĩa là tagai ni (lẫn nhau) nhưng có thể làm liên tưởng đến 形見katami là “kỹ niệm”. Núi 末の松山Sue no Matsuyama (Mạt Tùng Sơn) – đúng hơn là một dãi đất cao ven biển có nhiều tùng và hay bị sóng đánh tên gọi là 波打峠Namiuchitôge (Đèo Sóng Đánh) - trong bài thơ là một địa danh tỉnh Miyagi, miền bắc nước Nhật, đã trở thành một gối thơ (uta-makura) danh tiếng. Ở chỗ này có một ngôi đền thần cổ tên là Sue no Matsuyama Jinja, chẳng hiểu có liên quan gì đến việc thề thốt hay không!

Kỹ thuật dùng ở đây là phép ngắt câu ở cuối câu thứ nhất và phép nghịch đảo. 

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Minh Thệ.
盟 誓

Hải thệ sơn minh lưỡng tâm tựu,
海 誓 山 盟 両 心 就

Đa tình lệ thấp thanh sam tụ.
多 情 泪 湿 青 衫 袖

Tình tự Tùng Sơn cao thả trường,
情 似 松 山 高 且 長

Phong lãng nan thôi tâm ỷ cựu.
風 浪 難 催 心 依 旧

Anh dịch:

When last each other we embraced,
A solemn vow of faith we swore,
And sealed it with the tears that chased
Down my cheeks our drench’d sleeves o’er –
That we our oath would fail to keep
When th’waves o’erleapt S’ye’s pine-crown’d [1]steep.

(Dickins)

[1] Sue no Matsuyama

Have we not been pledged
By the wringing of our sleeves,--
Each for each in turn,--
That o'er Sue's Mount of Pines
Ocean waves shall never pass?

(Mac Cauley)

 

 





Bài số 42

Thơ Kiyohara Motosuke 清原元輔

 

a) Nguyên văn:

契りきな

かたみに袖を

しぼりつつ

末の松山

波越さじとは

b) Phiên âm:

Chigiriki na

Katami ni sode wo

Shibori tsutsu

Sue no Matsuyama

Nami kosaji to wa

c) Diễn ý:

Phải chăng đã có lần thề thốt với nhau.

Hai đứa cùng vắt nước mắt thấm đầm tay áo.

Khác với lời thề, ngọn sóng kia sao lạ thế,

Đã tràn lên ngọn núi Sue no Matsuyama rồi sao?

d) Dịch thơ:

Vắt lệ đầm tay áo,
Thề muôn kiếp chung đôi.
Núi Tùng tưởng cao lắm,
Để sóng vượt lên rồi.

(ngũ ngôn) 

Lệ đầm tay áo cũng thôi,
Thề chi cho sóng dập vùi Tùng Sơn.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập), thơ luyến ái phần 4, bài 770.

Tác giả: Kiyohara Motosuke, một trong năm người nổi tiếng làm việc ở Viện Hòa Ca (Wadokoro). Họ có tên là Nashitsubo no Gonin (Lê Hồ Ngũ Nhân) vì sân công thự  làm việc có trồng nhiều cây lê. Motosuke có công biên tập Gosen-shuu (Hậu Tuyển Tập). Xuất thân trong một gia đình văn học lớn, ông gọi Kiyohara Fukayabu (tác giả bài 36) bằng ông nội và là cha đẻ của nữ sĩ tài hoa Sei Shônagon (tác giả bài 62).

Lời thuyết minh trong tập Go-Shuui-shuu cho biết tác giả viết thay cho một người đàn ông bị tình phụ. Bài thơ nhắc lại tình cảm tương thân tương ái, kỹ niệm đẹp, lời thề nguyền thuở hai bên còn gắn bó. Nhân đó người đàn ông trong cuộc nói lên mối hận lòng nhưng cũng cho biết lòng mình hãy còn vương vấn chưa thôi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Bày tỏ mối hận lòng với người đàn bà đổi thay mà mình khó quên.

Chữ Chigiriki na (Lời thề thốt thủy chung) đặt ở đầu câu thứ nhất tạo ngay được không khí căng thẳng cho toàn bài. Bài thơ này chắc hẳn đã khởi hứng từ bài waka có từ xưa chép trong Kokin-shuu ( Đông ca, bài 1093), do những chàng lính thú biên phòng (hay người nói thay họ) làm ra như sau:

Kimi wo okite
Adashigokoro wo
Wa ga motaba
Sue no Matsuyama
Nami mo koenamu

(Cho dù sóng vượt Núi Tùng,
Đâu vui duyên mới đem lòng phụ em) 

Ý nói chuyện phản bội người yêu giống như trường hợp sóng phủ lên ngọn núi Sue no Matsuyama nghĩa là chuyện khó có thể xảy ra và mối tình của mình “cho dù sông cạn đá mòn” vĩnh cữu bất biến, bền vững hơn cả thiên nhiên.

Chữ na trong câu đầu là một trợ từ bày tỏ sự cảm động. かたみにKatami ni, một phó từ có nghĩa là tagai ni (lẫn nhau) nhưng có thể làm liên tưởng đến 形見katami là “kỹ niệm”. Núi 末の松山Sue no Matsuyama (Mạt Tùng Sơn) – đúng hơn là một dãi đất cao ven biển có nhiều tùng và hay bị sóng đánh tên gọi là 波打峠Namiuchitôge (Đèo Sóng Đánh) - trong bài thơ là một địa danh tỉnh Miyagi, miền bắc nước Nhật, đã trở thành một gối thơ (uta-makura) danh tiếng. Ở chỗ này có một ngôi đền thần cổ tên là Sue no Matsuyama Jinja, chẳng hiểu có liên quan gì đến việc thề thốt hay không!

Kỹ thuật dùng ở đây là phép ngắt câu ở cuối câu thứ nhất và phép nghịch đảo. 

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Minh Thệ.
盟 誓

Hải thệ sơn minh lưỡng tâm tựu,
海 誓 山 盟 両 心 就

Đa tình lệ thấp thanh sam tụ.
多 情 泪 湿 青 衫 袖

Tình tự Tùng Sơn cao thả trường,
情 似 松 山 高 且 長

Phong lãng nan thôi tâm ỷ cựu.
風 浪 難 催 心 依 旧

Anh dịch:

When last each other we embraced,
A solemn vow of faith we swore,
And sealed it with the tears that chased
Down my cheeks our drench’d sleeves o’er –
That we our oath would fail to keep
When th’waves o’erleapt S’ye’s pine-crown’d [1]steep.

(Dickins)

[1] Sue no Matsuyama

Have we not been pledged
By the wringing of our sleeves,--
Each for each in turn,--
That o'er Sue's Mount of Pines
Ocean waves shall never pass?

(Mac Cauley)