Bài số 29

Thơ Ôshikôchi no Mitsune  凡河内み恒

 

a) Nguyên văn:

心あてに

折らばや折らむ

初霜の

置きまどはせる

白菊の花

 

b) Phiên âm:

Kokoro ate ni

Oraba ya oramu

Hatsushimo no

Okimado waseru

Shiragiku no hana

c) Diễn ý:

Trong lòng đồ chừng nếu muốn bẻ cúc,

Có thể bẻ được dễ dàng.

Thế nhưng sương trắng đầu đông đã phủ lên mặt đất

Làm sao biết được đóa hoa nằm ở chỗ nào.

d) Dịch thơ:

Cứ tưởng muốn hái cúc,
Thì có khó đâu nào!
Ngờ đâu lẫn sương trắng,
Phân biệt hoa làm sao?

(ngũ ngôn) 

Cúc kia tưởng bẻ dễ dàng,
Lẫn trong sương trắng, hỏi làm sao đây?

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập), thơ Thu, phần hạ, bài 277.

Tác Giả: Ôshikôchi no Mitsune (Phàm Hà Nội, Cung Hằng), một chức quan nhỏ nhưng có tài thơ lớn, sống khoảng giữa thế kỷ thứ 9 sang đầu thế kỷ thứ 10. Từng được phong chức Jô (hàng quan phụ tá trong việc cai trị địa phương) ở vùng Awaji (Awaji Gonjô). Ông là một trong những nhà biên tập Kokin-shuu cùng với Ki no Tsurayuki. Lại có chân trong Tam Thập Lục Ca Tiên. Có tập thơ riêng Mitsune-shuu (Cung Hằng Tập).

Lời bình của Kokin-shuu cho biết đây là một bài hoa vịnh hoa cúc trắng. Bài thơ đặt trọng tâm vào vẻ tinh khiết của hoa.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Trước vẻ đẹp trắng tinh của hoa cúc, lầm tưởng hoa là sương báo hiệu mùa đông.

Bài thơ dùng mấy chữ shirogiku no hana (còn đọc là shirogikun hana) hãm ở cuối câu (kỹ thuật hontaidome) để dồn hết cảm xúc lên cao điểm qua hình ảnh hoa cúc trắng tinh khôi. Trong bài, chủ đích của tác giả là hoa cúc mà sương giá cuối thu đầu đông (hatsushimo) chỉ đóng một vai phụ thuộc (wakiyaku). Sương lạnh, trắng tinh, chỉ nhắm làm nổi bật phẩm chất cao khiết của hoa cúc đó thôi.

Có thể thấy cả ở đây kỹ thuật nhân cách hóa (gijinhô) bởi vì tác giả không chú tâm nói đến cảnh thực mà chỉ dùng nó để bày tỏ chí hướng. Đó là điều chứng minh rằng vào thời của Kokin-shuu, thơ waka đã có khả năng trừu tượng hóa.

Tương truyền Mitsune là một nhà thơ có tài làm thơ ứng khẩu, giỏi đối đáp, được Thiên Hoàng Daigo trọng vọng.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Bạch Cúc.
白菊

 

Bạch cúc nhược khả chiết,
白 菊 若 可 折

Chiết khứ diệc hà phương[1].
折 去 亦 何 妨

Thu sương bạch nhất phiến,
秋 霜 白 一 片

Nan phân cúc dữ sương.
難 分 菊 与 霜


[1] Phương: trở ngại.

Anh dịch:

I had to pluck thee, flower, -thought-

To pluck thee, flower, in vain I sought:

The earliest hoar-frost feigning thee,

Fair Shiragiku, cheated me.

(Dickins)

If it were my wish

White chrysanthemum to cull;--

Puzzled by the frost

Of the early autumn time,

I by chance might pluck the flower.

(Mac Cauley)

Bài thơ thác vật ngôn chí, tác giả muốn nói lên khí tiết chịu đựng sương giá cuộc đời của bản thân mình.Nhưng nó thể kèm theo lời than thân là tuy mình tài lớn mà không được dùng sẽ uổng phí, giống như khi trời thật lạnh thì hoa cúc không khỏi tàn héo. Ý tưởng cũng tương tự như trong thơ Đường:

Hoa khai kham chiết trực tu chiết,
花 開 堪 折 直 須 折

Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
莫 待 無 花 空 折 枝 

(Hoa nở, bẻ thời nên bẻ gấp,
Đừng chờ hoa rụng, bẻ cành không)

 

 





Bài số 29

Thơ Ôshikôchi no Mitsune  凡河内み恒

 

a) Nguyên văn:

心あてに

折らばや折らむ

初霜の

置きまどはせる

白菊の花

 

b) Phiên âm:

Kokoro ate ni

Oraba ya oramu

Hatsushimo no

Okimado waseru

Shiragiku no hana

c) Diễn ý:

Trong lòng đồ chừng nếu muốn bẻ cúc,

Có thể bẻ được dễ dàng.

Thế nhưng sương trắng đầu đông đã phủ lên mặt đất

Làm sao biết được đóa hoa nằm ở chỗ nào.

d) Dịch thơ:

Cứ tưởng muốn hái cúc,
Thì có khó đâu nào!
Ngờ đâu lẫn sương trắng,
Phân biệt hoa làm sao?

(ngũ ngôn) 

Cúc kia tưởng bẻ dễ dàng,
Lẫn trong sương trắng, hỏi làm sao đây?

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập), thơ Thu, phần hạ, bài 277.

Tác Giả: Ôshikôchi no Mitsune (Phàm Hà Nội, Cung Hằng), một chức quan nhỏ nhưng có tài thơ lớn, sống khoảng giữa thế kỷ thứ 9 sang đầu thế kỷ thứ 10. Từng được phong chức Jô (hàng quan phụ tá trong việc cai trị địa phương) ở vùng Awaji (Awaji Gonjô). Ông là một trong những nhà biên tập Kokin-shuu cùng với Ki no Tsurayuki. Lại có chân trong Tam Thập Lục Ca Tiên. Có tập thơ riêng Mitsune-shuu (Cung Hằng Tập).

Lời bình của Kokin-shuu cho biết đây là một bài hoa vịnh hoa cúc trắng. Bài thơ đặt trọng tâm vào vẻ tinh khiết của hoa.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Trước vẻ đẹp trắng tinh của hoa cúc, lầm tưởng hoa là sương báo hiệu mùa đông.

Bài thơ dùng mấy chữ shirogiku no hana (còn đọc là shirogikun hana) hãm ở cuối câu (kỹ thuật hontaidome) để dồn hết cảm xúc lên cao điểm qua hình ảnh hoa cúc trắng tinh khôi. Trong bài, chủ đích của tác giả là hoa cúc mà sương giá cuối thu đầu đông (hatsushimo) chỉ đóng một vai phụ thuộc (wakiyaku). Sương lạnh, trắng tinh, chỉ nhắm làm nổi bật phẩm chất cao khiết của hoa cúc đó thôi.

Có thể thấy cả ở đây kỹ thuật nhân cách hóa (gijinhô) bởi vì tác giả không chú tâm nói đến cảnh thực mà chỉ dùng nó để bày tỏ chí hướng. Đó là điều chứng minh rằng vào thời của Kokin-shuu, thơ waka đã có khả năng trừu tượng hóa.

Tương truyền Mitsune là một nhà thơ có tài làm thơ ứng khẩu, giỏi đối đáp, được Thiên Hoàng Daigo trọng vọng.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Bạch Cúc.
白菊

 

Bạch cúc nhược khả chiết,
白 菊 若 可 折

Chiết khứ diệc hà phương[1].
折 去 亦 何 妨

Thu sương bạch nhất phiến,
秋 霜 白 一 片

Nan phân cúc dữ sương.
難 分 菊 与 霜


[1] Phương: trở ngại.

Anh dịch:

I had to pluck thee, flower, -thought-

To pluck thee, flower, in vain I sought:

The earliest hoar-frost feigning thee,

Fair Shiragiku, cheated me.

(Dickins)

If it were my wish

White chrysanthemum to cull;--

Puzzled by the frost

Of the early autumn time,

I by chance might pluck the flower.

(Mac Cauley)

Bài thơ thác vật ngôn chí, tác giả muốn nói lên khí tiết chịu đựng sương giá cuộc đời của bản thân mình.Nhưng nó thể kèm theo lời than thân là tuy mình tài lớn mà không được dùng sẽ uổng phí, giống như khi trời thật lạnh thì hoa cúc không khỏi tàn héo. Ý tưởng cũng tương tự như trong thơ Đường:

Hoa khai kham chiết trực tu chiết,
花 開 堪 折 直 須 折

Mạc đãi vô hoa không chiết chi.
莫 待 無 花 空 折 枝 

(Hoa nở, bẻ thời nên bẻ gấp,
Đừng chờ hoa rụng, bẻ cành không)