Bài số 15  

Thơ Thiên Hoàng Kôkô 光孝天皇

 

a) Nguyên văn:

君がため

春の野に出でて

若菜つむ

わが衣手に

雪は降りつつ

b) Phiên âm:

Kimi ga tame

Haru no no ni idete

Wakana tsumu

Wa ga komode ni

Yuki wa furitsutsu

c) Diễn ý:

Bởi vì muốn tặng người,

Mà ta phải cất bước ra cánh đồng xuân

Hái những đọt lá non.

Làm cho trên ống tay áo.

Tuyết rơi hết lớp này đến lớp khác.

d) Dịch thơ:

Vì người ta cất bước,
Hái lộc trên đồng xuân.
Tuyết trắng rơi rơi mãi,
Tay áo lạnh ướt dầm

(ngũ ngôn) 

Yêu người, kiếm lộc đồng xuân,
Để cho tay áo ướt dầm tuyết rơi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập), phần Xuân, Thượng, bài 21.

Tác Giả: Thiên Hoàng Kôkô (Quang Hiếu, 830-887) là con trai thứ ba của Thiên Hoàng Ninmyô và là người đã nối ngôi Thiên Hoàng Yôzei, rể của chính mình.Ông là người tính khí ôn hòa, dung tư u nhàn, thông hiểu về lịch sử. Suốt thời trị vì, ông giữ niên hiệu Ninna (Nhân Hòa) nên được gọi là Ninna no Mikado.

Theo lời giải thích (gọi là kotobagaki 詞書) trong Kokin-shuu thì đây là bài thơ Thiên Hoàng Kôkô đã làm ra khi đi hái rau non để tặng người ông yêu quí khi ông hãy còn chưa tức vị. Người này là trai hay gái thì không thể xác quyết nhưng nhất định phải là một người thân. Biếu rau non là để chúc trường thọ. Các bậc đế vương thời cổ Nhật Bản có nhiều người rành về dược thảo và việc hái thuốc là một trong những thú vui và hoạt động của họ.

Thiên Hoàng Kôkô

Tuy nhiên, bà Shirasu Masako nói thêm rằng việc hái rau đầu năm cũng là một tập tục thấy trong dân gian cho nên có thuyết bảo việc Thiên Hoàng Kôkô vịnh cảnh hái rau chứng tỏ ông là người – như Thiên Hoàng Tenji – biết thông cảm với cuộc sống nhọc nhằn của người dân. Ngoài ra, tập tùy bút cổ điển Buồn Buồn Phóng Bút (Tsurezure-gusa) của tu sĩ Kenkô cho biết hồi chưa lên ngôi, Thiên Hoàng Kôkô phải đi chợ mua bán và khi làm vua rồi vẫn còn quen thói thích nấu nướng.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Bày tỏ tình cảm trìu mến đối với người mình yêu bằng cách không ngại giá lạnh cuối đông đầu xuân ra ngoài đồng hái những đọt rau non để cầu cho người đó được hạnh phúc. 

Rau non (wakana) ở đây gọi là thất thảo (nanakusa) tức bảy loại rau có hoa tượng trưng cho mùa xuân: hotokenoza, seri, hakobe, suzuna, suzushiro, gogyô nazuna. Chúng tương tự như các thứ rau cần, rau cải của ta. Mùa thu cũng có thất thảo nhưng lại là những thứ rau khác. Các thứ rau này bỏ vào cháo ăn được, còn dùng để làm thuốc và để đuổi tà khí. Theo cuốn cổ sử 古事記 Kojiki thì người ta còn hái rau non để bói xem năm đó mùa màng có trúng không. Ngày mồng 7 tháng giêng, thiên hạ ăn rau non để mong được sống lâu.

Trong bài thơ, tác giả đã để cho màu xanh của rau non và màu trắng của tuyết đối chọi với nhau nói lên sự chịu khó lặn lội giữa giá rét của người đi hái rau và việc khí hậu đang chuyển mùa từ những ngày cuối đông để bước vào tiết sơ xuân.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Tặng quân,
贈 君

 

Chỉ vị trì tặng quân,
只 為 持 贈 君

Giao dã thái nộn thái.[1]
郊 野 採 嫩 菜

Xuân tuyết phân phân phiêu,
春 雪 紛 紛 飄

Lạc mãn y tụ đái.
落 満 衣 袖 帯


[1] Chữ thái đầu nghĩa là hái, chữ sau nghĩa là rau.

Anh dịch:

Thy wishes, love, have I obeyed,

And’ mid the meadows have I strayed

In this spring-time, and sought with care

The wakana plaut that groweth there.

Lo on my sleeve

The falling snow its trace doth leave.

(Dickins)

It is for thy sake

That I seek the fields in spring,

Gathering green herbs,

While my garment's hanging sleeves

Are with falling snow beflecked.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số 15  

Thơ Thiên Hoàng Kôkô 光孝天皇

 

a) Nguyên văn:

君がため

春の野に出でて

若菜つむ

わが衣手に

雪は降りつつ

b) Phiên âm:

Kimi ga tame

Haru no no ni idete

Wakana tsumu

Wa ga komode ni

Yuki wa furitsutsu

c) Diễn ý:

Bởi vì muốn tặng người,

Mà ta phải cất bước ra cánh đồng xuân

Hái những đọt lá non.

Làm cho trên ống tay áo.

Tuyết rơi hết lớp này đến lớp khác.

d) Dịch thơ:

Vì người ta cất bước,
Hái lộc trên đồng xuân.
Tuyết trắng rơi rơi mãi,
Tay áo lạnh ướt dầm

(ngũ ngôn) 

Yêu người, kiếm lộc đồng xuân,
Để cho tay áo ướt dầm tuyết rơi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập), phần Xuân, Thượng, bài 21.

Tác Giả: Thiên Hoàng Kôkô (Quang Hiếu, 830-887) là con trai thứ ba của Thiên Hoàng Ninmyô và là người đã nối ngôi Thiên Hoàng Yôzei, rể của chính mình.Ông là người tính khí ôn hòa, dung tư u nhàn, thông hiểu về lịch sử. Suốt thời trị vì, ông giữ niên hiệu Ninna (Nhân Hòa) nên được gọi là Ninna no Mikado.

Theo lời giải thích (gọi là kotobagaki 詞書) trong Kokin-shuu thì đây là bài thơ Thiên Hoàng Kôkô đã làm ra khi đi hái rau non để tặng người ông yêu quí khi ông hãy còn chưa tức vị. Người này là trai hay gái thì không thể xác quyết nhưng nhất định phải là một người thân. Biếu rau non là để chúc trường thọ. Các bậc đế vương thời cổ Nhật Bản có nhiều người rành về dược thảo và việc hái thuốc là một trong những thú vui và hoạt động của họ.

Thiên Hoàng Kôkô

Tuy nhiên, bà Shirasu Masako nói thêm rằng việc hái rau đầu năm cũng là một tập tục thấy trong dân gian cho nên có thuyết bảo việc Thiên Hoàng Kôkô vịnh cảnh hái rau chứng tỏ ông là người – như Thiên Hoàng Tenji – biết thông cảm với cuộc sống nhọc nhằn của người dân. Ngoài ra, tập tùy bút cổ điển Buồn Buồn Phóng Bút (Tsurezure-gusa) của tu sĩ Kenkô cho biết hồi chưa lên ngôi, Thiên Hoàng Kôkô phải đi chợ mua bán và khi làm vua rồi vẫn còn quen thói thích nấu nướng.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Bày tỏ tình cảm trìu mến đối với người mình yêu bằng cách không ngại giá lạnh cuối đông đầu xuân ra ngoài đồng hái những đọt rau non để cầu cho người đó được hạnh phúc. 

Rau non (wakana) ở đây gọi là thất thảo (nanakusa) tức bảy loại rau có hoa tượng trưng cho mùa xuân: hotokenoza, seri, hakobe, suzuna, suzushiro, gogyô nazuna. Chúng tương tự như các thứ rau cần, rau cải của ta. Mùa thu cũng có thất thảo nhưng lại là những thứ rau khác. Các thứ rau này bỏ vào cháo ăn được, còn dùng để làm thuốc và để đuổi tà khí. Theo cuốn cổ sử 古事記 Kojiki thì người ta còn hái rau non để bói xem năm đó mùa màng có trúng không. Ngày mồng 7 tháng giêng, thiên hạ ăn rau non để mong được sống lâu.

Trong bài thơ, tác giả đã để cho màu xanh của rau non và màu trắng của tuyết đối chọi với nhau nói lên sự chịu khó lặn lội giữa giá rét của người đi hái rau và việc khí hậu đang chuyển mùa từ những ngày cuối đông để bước vào tiết sơ xuân.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Tặng quân,
贈 君

 

Chỉ vị trì tặng quân,
只 為 持 贈 君

Giao dã thái nộn thái.[1]
郊 野 採 嫩 菜

Xuân tuyết phân phân phiêu,
春 雪 紛 紛 飄

Lạc mãn y tụ đái.
落 満 衣 袖 帯


[1] Chữ thái đầu nghĩa là hái, chữ sau nghĩa là rau.

Anh dịch:

Thy wishes, love, have I obeyed,

And’ mid the meadows have I strayed

In this spring-time, and sought with care

The wakana plaut that groweth there.

Lo on my sleeve

The falling snow its trace doth leave.

(Dickins)

It is for thy sake

That I seek the fields in spring,

Gathering green herbs,

While my garment's hanging sleeves

Are with falling snow beflecked.

(Mac Cauley)