Bài số 12  

Thơ quan tăng chính Henjô 僧正遍照

 

a) Nguyên văn:

天つ風

雲の通い路

吹き閉ぢよ

乙女の姿

しばしとどめむ

b) Phiên âm:

Ama tsu kaze

Kumo no kayoimichi

Otome no sugata

Shibashi todomemu (todomen)

c) Diễn ý:

Hỡi ngọn gió trên không trung,

Hãy ngăn lối mây bay lên xuống!

Để hình bóng những tiên cô đang múa,

Còn lưu lại trên mặt đất thêm ít lâu.

d) Dịch thơ:

Hỡi làn gió bên trời,
Xin chắn lối mây trôi.
Để người tiên ở lại
Ca múa giữa lòng đời.

(ngũ ngôn) 

Gió ơi hãy khóa lối mây
Để cho tiên nữ ở đây khôn về.

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập), tạp thi, phần thượng, bài số 872.

Tác Giả: Sôjô Henjô (Tăng Chính Biến Chiếu, 816-890), tên ông còn viết là Biến Chiêu遍昭. Tục danh 良嶺宗貞Yoshimine no Munesada (Lương Lĩnh Tông Trinh), trước khi xuất gia là một cận thần của Thiên Hoàng Ninmyô (Nhân Minh, 810-850). Tương truyền ông là người tướng mạo khôi ngô và có tài thơ nên được bổ nhiệm vào việc tiếp sứ bộ đến từ Bột Hải năm 849. Qua năm sau, Thiên Hoàng băng, ông lên núi Hieizan, trở thành đệ tử của tăng chính 慈恵Jike (Từ Huệ) phái Thiên Thai. Sau ông còn giữ chức tăng chính tức tăng quan cấp cao nhất. Có lúc ông tu ở Hoa Sơn Tự nên còn được gọi là Hoa Sơn Tăng Chính. Cũng là một trong Rokkasen (Lục Ca Tiên).

Đương thời, những cảnh ca múa với y phục hoa lệ, trang trọng là thú vui của quí tộc và cũng là một nghi thức định kỳ trong cung. Có lẽ với tư cách tăng quan cao cấp, lại được thiên hoàng sủng ái, Henjô đã chứng kiến những buổi trình diễn như thế. Vì cảm động trước vẻ đẹp của các nữ vũ công trông cung đình nên ví họ với những nàng tiên nữ. Ông nhờ gió thổi chắn lối mây làm họ không về được thiên cung để giữ thêm ít lâu cái vẻ đẹp ấy cho trần gian.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Vẻ đẹp của những nàng vũ công trình diễn trong lễ hội giống như tiên cô trên thượng giới.

Chữ tsu dùng như no cho nên Ama tsu kaze là gió (của) trời. Trong bài này, tác giả đã sử dụng thủ pháp mitate (giả tá, giả trang), để qua đó, thấy được người tiên (ama tsu otome) trong hình dáng của những nàng vũ công cung đình. Người tiên vốn không ở lâu trên cõi trần cũng như sau cuộc trình diễn, các vũ công phải ra về, để lại cho đám khán giả niềm luyến tiếc. Shibashi todomen có nghĩa là “hãy ở lại thêm dù là một chút”.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Đại Phong.
大 風 

Đại phong hạo hạo khởi trường thiên,
大 風 浩 浩 起 長 天

Vân lộ qui đồ tận tỏa nghiêm.
雲 道 帰 途 尽 鎖 厳

Thiên nữ phiên phiên[1] qui bất đắc,
天 女 翩 翩 帰 不 得

Tạm lưu vũ thái tại nhân gian.
暫 留 舞 態 在 人 間


 


[1] Phiên phiên: nhẹ nhàng, thoăn thoắt.

Anh dịch:

In fitful path across the sky,

By various winds of heaven forced,

Cloud-borne Otome glideth by –

Now hath the breeze its vigour lost

An instant, and her form so bright

For a fleeting moment greets my sight.

O ye Winds of Heaven!

In the paths among the clouds

Blow, and close the ways,

That we may these virgin forms

Yet a little while detain.

(Mac Cauley)

Trong Kokin-shuu, có chú thích là bài thơ đã được làm ra trong dịp Gosechi (五節Ngũ Tiết) tức là một nghi thức trong cung vào ngày 23 tháng 11 âm lịch hằng năm nhân dịp Niinamesai (新賞祭Tân Thưởng Tế), lễ cúng lúa mới cho thiên thần thổ địa nếm trước. Lúc đó con gái các nhà lương gia quí tộc (乙女otome) được tuyển chọn làm vũ công và tranh đua trình diễn. Tương truyền cảnh ca múa bắt đầu có từ đời Thiên Hoàng Tenmu (trị vì 673-686) để ghi nhớ việc ông đi tuần thú ở vùng Yoshino, đã gặp người tiên từ trên trời xuống múa hát.

Có truyền thuyết giữa Sôjô Henjô và Ono no Komachi có liên hệ luyến ái nhưng chẳng qua do sự giải thích ý nghĩa của một bài thơ đối đáp giữa hai người.

 

 





Bài số 12  

Thơ quan tăng chính Henjô 僧正遍照

 

a) Nguyên văn:

天つ風

雲の通い路

吹き閉ぢよ

乙女の姿

しばしとどめむ

b) Phiên âm:

Ama tsu kaze

Kumo no kayoimichi

Otome no sugata

Shibashi todomemu (todomen)

c) Diễn ý:

Hỡi ngọn gió trên không trung,

Hãy ngăn lối mây bay lên xuống!

Để hình bóng những tiên cô đang múa,

Còn lưu lại trên mặt đất thêm ít lâu.

d) Dịch thơ:

Hỡi làn gió bên trời,
Xin chắn lối mây trôi.
Để người tiên ở lại
Ca múa giữa lòng đời.

(ngũ ngôn) 

Gió ơi hãy khóa lối mây
Để cho tiên nữ ở đây khôn về.

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập), tạp thi, phần thượng, bài số 872.

Tác Giả: Sôjô Henjô (Tăng Chính Biến Chiếu, 816-890), tên ông còn viết là Biến Chiêu遍昭. Tục danh 良嶺宗貞Yoshimine no Munesada (Lương Lĩnh Tông Trinh), trước khi xuất gia là một cận thần của Thiên Hoàng Ninmyô (Nhân Minh, 810-850). Tương truyền ông là người tướng mạo khôi ngô và có tài thơ nên được bổ nhiệm vào việc tiếp sứ bộ đến từ Bột Hải năm 849. Qua năm sau, Thiên Hoàng băng, ông lên núi Hieizan, trở thành đệ tử của tăng chính 慈恵Jike (Từ Huệ) phái Thiên Thai. Sau ông còn giữ chức tăng chính tức tăng quan cấp cao nhất. Có lúc ông tu ở Hoa Sơn Tự nên còn được gọi là Hoa Sơn Tăng Chính. Cũng là một trong Rokkasen (Lục Ca Tiên).

Đương thời, những cảnh ca múa với y phục hoa lệ, trang trọng là thú vui của quí tộc và cũng là một nghi thức định kỳ trong cung. Có lẽ với tư cách tăng quan cao cấp, lại được thiên hoàng sủng ái, Henjô đã chứng kiến những buổi trình diễn như thế. Vì cảm động trước vẻ đẹp của các nữ vũ công trông cung đình nên ví họ với những nàng tiên nữ. Ông nhờ gió thổi chắn lối mây làm họ không về được thiên cung để giữ thêm ít lâu cái vẻ đẹp ấy cho trần gian.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Vẻ đẹp của những nàng vũ công trình diễn trong lễ hội giống như tiên cô trên thượng giới.

Chữ tsu dùng như no cho nên Ama tsu kaze là gió (của) trời. Trong bài này, tác giả đã sử dụng thủ pháp mitate (giả tá, giả trang), để qua đó, thấy được người tiên (ama tsu otome) trong hình dáng của những nàng vũ công cung đình. Người tiên vốn không ở lâu trên cõi trần cũng như sau cuộc trình diễn, các vũ công phải ra về, để lại cho đám khán giả niềm luyến tiếc. Shibashi todomen có nghĩa là “hãy ở lại thêm dù là một chút”.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Đại Phong.
大 風 

Đại phong hạo hạo khởi trường thiên,
大 風 浩 浩 起 長 天

Vân lộ qui đồ tận tỏa nghiêm.
雲 道 帰 途 尽 鎖 厳

Thiên nữ phiên phiên[1] qui bất đắc,
天 女 翩 翩 帰 不 得

Tạm lưu vũ thái tại nhân gian.
暫 留 舞 態 在 人 間


 


[1] Phiên phiên: nhẹ nhàng, thoăn thoắt.

Anh dịch:

In fitful path across the sky,

By various winds of heaven forced,

Cloud-borne Otome glideth by –

Now hath the breeze its vigour lost

An instant, and her form so bright

For a fleeting moment greets my sight.

O ye Winds of Heaven!

In the paths among the clouds

Blow, and close the ways,

That we may these virgin forms

Yet a little while detain.

(Mac Cauley)

Trong Kokin-shuu, có chú thích là bài thơ đã được làm ra trong dịp Gosechi (五節Ngũ Tiết) tức là một nghi thức trong cung vào ngày 23 tháng 11 âm lịch hằng năm nhân dịp Niinamesai (新賞祭Tân Thưởng Tế), lễ cúng lúa mới cho thiên thần thổ địa nếm trước. Lúc đó con gái các nhà lương gia quí tộc (乙女otome) được tuyển chọn làm vũ công và tranh đua trình diễn. Tương truyền cảnh ca múa bắt đầu có từ đời Thiên Hoàng Tenmu (trị vì 673-686) để ghi nhớ việc ông đi tuần thú ở vùng Yoshino, đã gặp người tiên từ trên trời xuống múa hát.

Có truyền thuyết giữa Sôjô Henjô và Ono no Komachi có liên hệ luyến ái nhưng chẳng qua do sự giải thích ý nghĩa của một bài thơ đối đáp giữa hai người.