Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Ý, Tình, Thân

Thích Trí Siêu


11. Đi tìm hạnh phúc

 Hạnh phúc là gì?

Là người ai cũng muốn sung sướng hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là gì thì khó mà trả lời chính xác vì nó tùy quan niệm và trình độ tiến hóa của mỗi người.

Đối với người nghèo thì tiền của là hạnh phúc. Đang đói mà có cơm ăn là hạnh phúc. Cô đơn mà có người thương là hạnh phúc.

Đối với đa số quần chúng thì hạnh phúc là thỏa mãn những nhu cầu vật chất, thể xác như ăn uống, tình dục, vợ đẹp con ngoan, nhà cửa tài sản.

Sau khi đạt được những nhu cầu vật chất thì hạnh phúc là thỏa mãn nhu cầu danh vọng, địa vị, quyền hành như giám đốc, tỉnh trưởng, bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống, v.v...

Trên phương diện tương đối ta có thể định nghĩa hạnh phúc là khi những nhu cầu thèm khát được thỏa mãn. Nhưng sự thèm khát của con người không bao giờ chấm dứt. Khi chưa có thì thèm muốn có, khi có rồi thì sợ mất, hoặc nếu không thì lại thèm muốn cái khác. Do đó cái hạnh phúc mà người thế gian theo đuổi chỉ là một ảo tưởng, tưởng nắm bắt được nhưng trong thoáng giây nó lại tuột mất và phải chạy đi tìm nữa.

Hạnh phúc tương đối

Gọi là tương đối vì loại hạnh phúc này mong manh tạm bợ.

Tiến trình hạnh phúc (tương đối):

- Ban đầu Ý khởi ham muốn, thèm khát một điều gì đó (désir),

- Khi đạt được điều ham muốn thì sung sướng, khoái lạc (plaisir),

- Tiếp theo phải ý thức là mình đã đạt được điều đó thì mới có hạnh phúc (bonheur).

Ở giai đoạn một, ta là người thiếu thốn khi tâm khởi lên tham muốn. Sang giai đoạn hai, ta là người sung sướng nhưng không khéo có thể rơi trở về giai đoạn một nếu thiếu ý thức. Giai đoạn ba, ta là người có hạnh phúc, ý thức càng nhiều thì hạnh phúc càng lâu.

Thí dụ khi đau răng, ta chỉ thèm muốn làm sao hết đau răng là sung sướng lắm. Thời nay không phải mới đau răng là có thể chạy ngay tới phòng mạch nha sĩ, ta phải lấy hẹn trước ít nhất một, hai ngày. Đến khi được nha sĩ chữa hết đau răng, ta thở phào sung sướng. Nhưng vừa hết đau răng, chưa kịp thưởng thức sự sung sướng đó thì ta nghĩ ngay tới việc ăn uống, không biết lát nữa đi ăn nhà hàng nào ngon để bù lại mấy ngày qua. Khi đau răng ta cầu "hạnh phúc hết đau răng", nhưng khi hết đau răng thì không thấy hạnh phúc mà lại tiếp tục thèm muốn cái khác. Ta đã để "hạnh phúc hết đau răng" tuột ngay khỏi tầm tay.

Hồi trước còn nghèo, đi làm phải đi xe đạp hoặc xe công cộng nên tôi thèm có một chiếc xe hơi, nếu có được xe hơi thì tôi sung sướng lắm. Sau này làm ăn khá giả có tiền mua được xe hơi, mỗi ngày lái xe đi làm, ý thức được mình may mắn hơn nhiều người khác nên tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Ngày nào tôi còn nhớ (niệm) và ý thức (tỉnh giác) được như vậy thì ngày đó tôi còn tiếp tục hưởng cái "hạnh phúc có xe hơi".

Hạnh phúc luôn luôn là hạnh phúc về cái gì? Hạnh phúc không có tự tánh, không thể tự nhiên mà có. Hạnh phúc lâu bền hay ngắn ngủi tùy theo ta ý thức nhiều hay ít.

Hạnh phúc một mình

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, ... hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, ... hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

Quán chiếu hạnh phúc

Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:

- Ta đang còn sống
- Ta có sức khỏe
- Ta có đủ sáu căn
- Ta có tự do
- Ta có tiện nghi vật chất
- Ta có tình thương
- Ta có sự hiểu biết

1/ Ta đang còn sống

Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?

Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

2/ Ta có sức khỏe

Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v... Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng!

Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v... Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.

Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

4/ Ta có tự do

Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường[44]. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.

Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.

Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v... Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

5/ Ta có tiện nghi vật chất

Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v... Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

6/ Ta có tình thương

Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.

Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

7/ Ta có sự hiểu biết

Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.

Ngoài ra nếu là Phật tử, ta có thể quán chiếu thêm như sau:

- Thật may mắn hạnh phúc cho ta mỗi ngày được tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, trì chú, đó là việc làm đầy ý nghĩa và lợi ích nhất trong ngày vì nó giúp ta giải thoát. Còn bao nhiêu việc khác như đi làm kiếm tiền, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, hưởng thụ, v.v... đều là tạo nghiệp và gây thêm phiền não.

Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải "hạ sơn" đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

Hạnh phúc hai mình

Hạnh phúc hai mình là đi tìm và xây dựng hạnh phúc chung với một người khác. Chắc khỏi nói bạn cũng đoán được hạnh phúc hai mình khó hơn hạnh phúc một mình. Lớn lên ai cũng đi tìm một người để thương và sống chung, nói cách khác là lập gia đình. Mỗi khi có đám cưới, người ta thường chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, long phụng cầm sắt, v.v... Nhưng tôi sẽ nói cho họ biết là họ đang đi vào con đường bất hạnh chứ không phải hạnh phúc vì họ sẽ phải nếm mùi: đòi hỏi, trông chờ, lên án, trách móc, đổ lỗi, giận hờn, bất mãn, buồn tủi, thất vọng, v.v... Gia đình là nơi bao nhiêu oan gia tụ hội lại với nhau, đội lốt vợ chồng, con cái để thanh toán nợ ân oán, vay nghiệp trả nghiệp, oán tắng hội, ái biệt ly, cầu bất đắc.

Bàn về hạnh phúc gia đình thật là một việc vạn bất đắc dĩ, vì sao? Vì nếu tự mình có hạnh phúc rồi thì đâu cần phải đi tìm ai. Và nếu tự mình không có hạnh phúc mà mong cầu người khác cho mình thì rất khó được vì nền tảng của sự tìm cầu là vô minh, ích kỷ, thèm khát, lợi dụng. Chúng ta đi tìm một người yêu để làm gì? Phải chăng để đáp ứng những nhu cầu, ao ước, thèm khát về vật chất, tình cảm, tình dục, sinh lý? Khởi đầu ta là người thiếu thốn mong chờ đòi hỏi người kia thỏa mãn cho ta giống như oan gia đi đòi nợ vậy. Không duyên nợ, không oan trái thì không thành vợ chồng, mà có oan trái thì làm sao hạnh phúc được?

Tình đòi

Vợ chồng anh Hai, hồi mới cưới rất thương yêu và chiều chuộng nhau, nhưng sau hơn 30 năm chung sống, bây giờ hai người rất khổ sở phải chịu đựng nhau. Anh Hai không biết để ý nói chuyện, thăm hỏi, săn sóc vợ con mà chỉ biết đi làm kiếm tiền thôi. Anh coi đó như xong bổn phận của mình và muốn vợ ở nhà phải trông nom cơm nước, hầu hạ anh đầy đủ. Anh lại có thêm tánh nóng nảy hay gắt gỏng, la lối vợ con. Thời buổi khó khăn, vì lương của chồng không đủ nuôi gia đình nên chị Hai cung phải đi làm kiếm tiền. Vừa đi làm cực nhọc mà về nhà vẫn phải tiếp tục lo cơm nước cho chồng con nên chị Hai rất vất vả. Trong khi đó anh Hai quen thói cũ của người Á Đông, "chồng chúa vợ tôi", đi làm về ngồi coi ti-vi chờ cơm nước dọn sẵn, ăn xong không biết phụ giúp dọn dẹp công việc nhà nên chị Hai rất bất mãn và chán nản.

Vào dịp lễ Vu Lan đến chùa được nghe thầy thuyết Pháp, chị Hai thấy thấm thía. Từ đó chị lui tới chùa thường xuyên để làm công quả, học đạo và lấy đó làm nguồn an ủi. Thấy vợ hay đi chùa, Anh Hai tưởng vợ không còn thương và lo lắng cho mình như trước, nên anh bực bội, khó chịu. Hễ có cơ hội là nói bóng nói gió, chỉ trích tôn giáo là mê tín dị đoan, dụ dỗ đàn bà, con nít. Và tệ hơn nữa, anh trở nên ghét chùa, nhà thờ và các thầy tu vì anh nghĩ họ đã dụ dỗ vợ anh. Nhưng anh không ngờ chính anh mới là thủ phạm làm cho cho vợ anh xa lánh. Anh đã không biết thương yêu săn sóc vợ mình đúng nghĩa, anh chỉ biết ích kỷ, muốn vợ thương và lo cho mình anh thôi, không được để ý tới bất cứ việc gì khác.

Là đàn ông, khi mới cưới vợ hay đi tìm người yêu, chúng ta ít có khái niệm rõ ràng, chín chắn về vai trò của người vợ cũng như những ước muốn thầm kín, sâu xa trong tâm thức mình. Phần đông chúng ta cưới vợ để thỏa mãn nhu cầu tình cảm, sinh lý; để vợ thay thế mẹ tiếp tục săn sóc cho ta; để có một người bạn tâm sự, lấp vá cô đơn; hoặc để có người nhõng nhẽo với ta; hoặc để có người cho ta chiều chuộng, o bế, v.v...

Trong Kinh "Các Người Vợ[45]" đức Phật có giảng về bảy loại vợ để răn dạy nàng Sujata, con dâu của ông Cấp Cô Độc. Cô này ỷ vào sự giàu có của cha mẹ mình nên vô lễ, không cung kính cha mẹ chồng, hống hách và thô lỗ đối với chồng.

Bảy loại vợ gồm có:

1/ Vợ như kẻ sát nhân: tâm địa hiểm độc, không chung thủy trong hôn nhân, bỏ rơi và khinh bỉ chồng, tính tình háo sát.

2/ Vợ như kẻ ăn trộm: tiêu xài hoang phí và làm suy sụp tài sản của chồng.

3/ Vợ như chủ nhân: lười biếng, hỗn xược, thô tháo, đàn áp và sai khiến chồng.

4/ Vợ như mẹ: thương yêu chăm sóc, giúp đỡ chồng, biết cách giữ gìn và làm giàu tài sản của chồng như một người mẹ lo lắng cho con cái.

5/ Vợ như em: thùy mị, khiêm tốn, biết tôn trọng, kính nể, tùy thuận chồng như đối với người anh trong gia đình.

6/ Vợ như bạn: niềm nở, vui vẻ, hòa thuận, cư xử bình đẳng và thủy chung với chồng như người bạn tốt.

7/ Vợ như nữ tỳ: mềm mỏng, nhẫn nhục, không sân hận hay giận dỗi. Dù bị chồng đối xử không đẹp nhưng vẫn nhường nhịn không tỏ thái độ lỗ mãng. Biết phục vụ và phục tùng chồng như đầy tớ đối với chủ.

Phật dạy ba loại vợ đầu là loại vợ bất hảo, bốn loại vợ sau là đáng tôn kính và học hỏi vì họ tạo hạnh phúc cho gia đình và con cái.

Tới đây không biết bạn đọc muốn có vợ thuộc loại nào? Một lần nọ có dịp nói về Kinh Bảy Loại Vợ với Gia Đình Phật Tử, tôi hỏi mấy anh em thích loại vợ nào? Phần đông trả lời là thích loại vợ như em và loại vợ như bạn. Một số ít thích loại vợ như mẹ hoặc như nữ tỳ. Có lẽ vì chữ nữ tỳ nghe như người ở, trong khi thời nay nam nữ bình quyền, nên các thanh niên không thích lắm. Thật ra sự việc không đơn giản như vậy. Tâm lý con người rất phức tạp. Có lúc ta muốn có vợ như mẹ để săn sóc cho mình. Có lúc lại muốn vợ như em để tuân phục, nghe lời mình. Có lúc muốn vợ như bạn để vui chơi, giải trí, tâm sự. Có lúc muốn vợ như nữ tỳ để nâng niu, hầu hạ, chiều chuộng mình. Ta có thể nói là một người đàn ông cần hết cả bốn loại vợ này, nhưng tìm đâu ra một người vợ có cả bốn đức tính như vậy?

Chị Hai săn sóc, lo lắng cơm nước chu đáo cho chồng như một người mẹ, nhưng chị lại không biết đi chơi, ăn diện nên anh Hai không mấy hài lòng. Vì anh luôn gắt gỏng, chỉ trích nên chị Hai không dám thỏ thẻ tâm sự gì với anh, nên anh cảm thấy vợ như lơ là với mình. Anh cần một người vợ như bạn.

Anh Hai tìm mọi cách ngăn cản, không muốn chị đi chùa, lễ Phật, nghe Pháp, nhưng chị thấy vô lý và ích kỷ nên không nghe lời làm anh bực tức. Anh muốn vợ phải biết tuân lời anh như một người em hay một nữ tỳ.

Anh Hai có được một người vợ như mẹ nhưng không hài lòng vì còn thiếu một người vợ như em, như bạn, như nữ tỳ. Muốn như vậy nhưng anh quên trở về xét mình là loại chồng nào đối với vợ. Anh có biết thương vợ mình như một người cha, một người anh hay một người bạn không?

Trong sự liên hệ tình cảm hay tình yêu, phần đông chúng ta không biết ban phát, chia xẻ, thông cảm mà chỉ biết đòi hỏi, trông chờ, hưởng thụ. Do đó tình cảm của chúng ta là tình đòi, tình khát, không bao giờ được thỏa mãn và chỉ gây khổ cho nhau.

Hiệp ước sống chung

Người ta cứ tưởng yêu nhau là đủ sống hạnh phúc trong "một túp lều tranh hai trái tim vàng". "Tình yêu" là động cơ thu hút hai người lại với nhau, nhưng nếu không biết cách sống thì nó sẽ phai nhạt và biến thành tình sầu hay tình hận.

Ở Tây phương khi hai người mới cưới nhau họ thường làm một tờ giao kèo (contrat de mariage) ghi rõ tài sản của mỗi người để riêng hay hợp chung lại, phòng khi bất trắc ly dị thì dễ giải quyết. Tờ giao kèo này chỉ cam kết về tài sản chứ không bảo đảm hạnh phúc gia đình. Muốn gia đình hạnh phúc ta nên làm một tờ giao kèo tương tựa như vậy nhưng trong đó hai người cam kết, giao ước với nhau sẽ làm những gì để sống chung hạnh phúc.

Trong Kinh Thiện Sinh[46] có nêu ra năm điều của chồng đối với vợ như sau:

1/ lấy lễ đối đãi nhau.
2/ oai nghiêm đĩnh đạt.
3/ ăn mặc phải thời.
4/ trang sức phải thời.
5/ phó thác việc nhà.

Vợ cũng phải lấy năm việc cung kính chồng:

1/ dậy thì dậy trước.
2/ ngồi thì ngồi sau.
3/ nói lời hòa nhã.
4/ kính nhường tùy thuận.
5/ sớm lãnh ý chồng.

Những điều dạy này rất tốt trong bối cảnh xa xưa nhưng có lẽ không mấy thích hợp với xã hội hiện đại nên tôi dựa vào tinh thần lục hòa, đề nghị tám điều mà những ai muốn sống chung hạnh phúc nên hứa thực hiện với nhau. Lục hòa[47] là sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp của tăng đoàn gồm: thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, và lợi hòa đồng quân.

1/ Truyền thông

Sống chung mà mạnh ai nấy sống, không ai nói chuyện với ai thì sớm muộn gì cũng tan rã. Mục đích của truyền thông (communication) là làm cho hai bên hiểu thông cảm lẫn nhau. Muốn vậy thì phải biết nói và biết nghe. Nhưng nói những gì? Và nghe làm sao? Nhiều người nói suốt ngày nhưng nói toàn những chuyện vô ích, chuyện trên trời dưới đất, chuyện thị phi, tốt xấu của người khác, còn chuyện tình cảm quan trọng thì không biết nói. Suốt ngày nghe nhạc, coi ti-vi, đi xi-nê, kiếm chuyện giải trí, chạy theo sự ồn ào náo động bên ngoài để lấp vá sự trống vắng trong tâm hồn nhưng lại không biết lắng nghe người thương của mình tâm sự. Chúng ta cần phải can đảm bày tỏ ý kiến, ý nghĩ, tình cảm, nội kết của mình cho người kia hiểu, không nên lặng lẽ âm thầm chịu đựng khổ đau một mình.

Điều lầm lỗi chúng ta hay phạm là "suy bụng ta ra bụng người", cứ tưởng mình biết người kia và đinh ninh người kia cũng biết ý mình. Nhưng thật ra ta không bao giờ biết được người kia nghĩ gì hay muốn gì và người kia cũng không thể biết được ta thực sự muốn gì vì mỗi người có một thế giới nội tâm riêng, nhiều khi cùng nói một chữ nhưng mỗi người lại hiểu khác nhau. Có nhiều điều ta không bao giờ nói hay tiết lộ cho người thương của mình biết vì ngại (sợ) hoặc không biết nói làm sao. Những điều "thầm kín không nói" lâu ngày trở thành một hố thẳm ngăn cách, làm đôi bên trở nên dè dặt thiếu tin tưởng lẫn nhau.

Muốn tránh "suy bụng ta ra bụng người" ta phải tập để ý quan sát tìm hiểu, tập nói thẳng không vòng vo tam quốc hay nói bóng nói gió. Đa số những chuyện buồn giận đều do hiểu lầm, không nói hoặc nói không rõ. Khi thương cũng như khi buồn đều cần bày tỏ nói ra với ái ngữ và chánh ngữ để thông cảm lẫn nhau (khẩu hòa), không nên để bụng, sinh ra nội kết.

2/ Tương trợ

Biết ưu điểm và khuyết điểm của nhau để bổ sung và giúp đỡ nhau. Khi mới yêu, ai cũng phô trương cái hay cái đẹp của mình còn cái xấu dở thì dấu đi. Sau khi ở chung, những cái xấu kia mới lòi ra và lúc đó bất mãn buồn bực. Nhân vô thập toàn, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, điều quan trọng là biết chấp nhận và nâng đỡ nhau. Thí dụ chồng có sức khỏe làm việc nặng nhọc nhưng không có tài giao thiệp, vợ thì đảm đang khéo ăn nói, mỗi khi cần giao thiệp với người ngoài thì vợ nên thay thế chồng. Bồng em thì khỏi nấu cơm, nấu cơm thì khỏi bồng em. Phần này tương đương với thân hòa.

3/ Trung thành

Cam kết trung thành với nhau, không lừa dối, ngoại tình, v.v... Đây chính là giới thứ ba trong năm giới căn bản của người Phật tử, giới không tà dâm (giới hòa đồng tu).

4/ Thương yêu

Không nên lầm lẫn thương yêu với ái luyến. Thương yêu là mong muốn người kia được an vui hạnh phúc, biết chấp nhận người kia như họ là. Tình thương thực sự phải giống như tình mẹ thương con, dù con đẹp hay xấu, khôn hay dại, người mẹ đều thương, chấp nhận và không bao giờ bỏ con. Đây là tình thương vô điều kiện, có thể gọi là tu giới từ bi.

5/ Tôn trọng

Tôn trọng tự do, không gian và nhân tính của người thương. Không nên kiểm soát điều khiển, biến người kia thành nô lệ phải tuân theo ý của mình. Bạn có muốn được thương như chim nhốt trong lồng hay được tự do bay nhảy ngoài trời? Thương nhau thì phải tôn trọng không gian của nhau, không xâm lấn, đàn áp, dành giựt (thân hòa dồng trụ).

6/ Biết hỏi và chấp nhận

Mỗi khi muốn điều gì thì phải cam đảm bày tỏ, xin hỏi, yêu cầu và biết tôn trọng, chấp chận sự đáp ứng của người kia. Thí dụ chồng muốn đi xi nê nhưng không biết vợ có thích không? Tốt nhất là bày tỏ ý muốn của mình, nếu vợ thích thì cùng đi, còn vợ không thích vì một lý do gì đó thì chồng không nên nài ép hoặc giận dỗi. Đây là ý hòa đồng duyệt.

7/ Chia xẻ

Chia xẻ với nhau về ý kiến, tình cảm, vật chất, không thủ lợi ích kỷ. Cho phép và chấp nhận người kia đi vào cuộc đời của mình, tìm hiểu mình, không giấu diếm. Phần này bao gồm lợi hòa và ý hòa.

8/ Cởi mở, làm mới

Sống chung một thời gian, không ai tránh khỏi nhàm chán buồn tẻ vì bận làm ăn, lo cho con cái, không có thì giờ vui chơi giải trí như hồi mới quen nhau. Do đó cần phải biết cởi mở, làm sống lại tánh hồn nhiên, dễ thương, thông cảm của thuở ban đầu.

Mỗi người ngồi xuống thành thật viết ra những khía cạnh đáng yêu và đáng ghét của bao năm sống chung rồi trao đổi với nhau. Kế đó cùng bàn luận và ghi ra những giải pháp thích nghi ngõ hầu đáp ứng được ước muốn chung của hai người. Đây là kiến hòa đồng giải.

Điều quan trọng không phải lúc nào cũng làm đẹp lòng nhau mà là khả năng giải tỏa sự bất hòa. Có những cặp vợ chồng không bao giờ gây sự cãi nhau, bề ngoài có vẻ hạnh phúc nhưng bên trong lạnh lùng tẻ nhạt, họ không làm to chuyện bởi vì mỗi người chỉ muốn sống yên thân qua ngày. Ngược lại có những cặp vợ chồng phải trải qua nhiều sóng gió nhưng hiểu và thương nhau nhiều hơn.

Hạnh phúc (hai mình) cần được xây dựng, duy trì, chứ không phải đợi người kia cho ta hạnh phúc. Nếu chờ đợi người kia cho ta, chiều ý ta thì đó không phải tình yêu mà là tình đòi, tình nợ, hai bên đòi qua đòi lại, không ai biết cho, biết hiểu để cuối cùng thành tình sầu, tình hận, thành oan gia kiếp sau đi tìm nhau thanh toán tiếp nợ ân oán.

Thực tập:

Lâu lâu hai người cần ngồi xuống và kiểm lại xem:

1) Ta có biết thương yêu thật sự là gì không?

2) Ta đã làm gì để biểu lộ tình thương?

3) Cách thương của ta làm cho người kia hạnh phúc hay khó chịu?

4) Ta có đóng góp gì cho hạnh phúc hay chỉ biết thụ hưởng, lợi dụng?

5) Nếu sống chung mà không hạnh phúc thì ta cần phải làm gì?

Hãy thương như là

Người kia như thế nào thì ta thương họ như thế nấy, đó gọi là thương người kia như họ là (aimer l'autre comme il est). Cách nói này có vẻ mới lạ, không đúng với văn phạm tiếng Việt vì nó thiếu một túc từ sau chữ là. Nhưng tôi mong rằng độc giả sẽ làm quen dần với lối nói này.

Trước khi biết thương yêu và chấp nhận người khác như họ là thì ta phải biết thương yêu và chấp nhận mình, chấp nhận những cái xấu cũng như cái đẹp. Nếu tôi lùn và mũi tẹt thì tôi biết thương và chấp nhận cái lùn và mũi tẹt của mình, không cần phải mang giầy cao gót hoặc đi sửa mũi để biến thành người đẹp thì tôi mới thương mình được. Nếu tôi là công nhân thì tôi cho người kia biết tôi là công nhân, không cần giả bộ nói dối mình là chủ hãng để chinh phục người đẹp. Nếu tôi là ổi mà giả bộ làm mít thì trước sau gì cũng bại lộ. Khi biết thương mình như vậy ta mới có thể thương và chấp nhận người khác như họ là.

Sống chung hạnh phúc là cả một nghệ thuật, không phải cứ thương và lo cho nhau là đủ. Có một cặp hát xiệc gồm hai cha con, người cha đã lớn tuổi và cô con gái khoảng 16 tuổi. Cô này thường lộn ngược trồng cây chuối trên đầu người cha, còn ông ta ráng giữ thăng bằng dưới đất để chịu cho cô con gái. Một hôm ông nói: "Bây giờ cha đã lớn tuổi, khi biểu diễn hai cha con mình phải cẩn thận lo cho nhau nhiều hơn". Cô con gái đáp: "Cha ơi! Con nghĩ cha hãy lo phần của cha thật chu đáo, còn con lo phần của con thì mọi việc sẽ êm xuôi". Câu chuyện này đến tai đức Phật và ngài đồng ý với câu trả lời của cô gái. Vì khi đang lơ lửng ở trên cao với chỗ dựa duy nhất là đầu cha mình, việc quan trọng mà cô phải làm là hết sức chú ý giữ thăng bằng, đâu thể lo cho cha cô ở dưới được, và ngược lại cha cô cũng phải tập trung tinh thần ở dưới, đâu thể ngước lên nhìn hay lo cho con gái.

Muốn hạnh phúc mỗi người phải chịu trách nhiệm và lo phần của mình cho hoàn hảo, không nên dòm ngó hay xen vào phần của người kia. Mỗi người đều có một thùng rác chứa phiền não riêng và có bổn phận lau chùi thùng rác của mình. Nếu ta muốn lau rửa thùng rác của người kia tức là dòm ngó vào phần của người khác. Ta phải biết tôn trọng và để nguyên cho người kia lau chùi thùng rác của họ. Sống chung không phải đổ rác vào người thương và cũng không phải lau chùi thùng rác của nhau. Ta có thể tâm sự chia xẻ niềm đau nỗi khổ của mình cho người kia nghe và hỏi ý kiến nhưng chính ta phải tu tập chuyển hóa phiền não của mình. Điều dại dột nhất là đổ lỗi, trách móc, kết tội, than phiền người kia, làm như vậy là đang đổ rác của mình vào người thương. Nếu cần gì thì bàn nói chia xẻ tâm sự với nhau để tìm giải pháp như đã nói ở phần trước.

Lau chùi thùng rác của mình, tức là thanh tịnh hóa Ý, Tình, Thân cho đến khi không còn trách móc, buồn giận lẫn nhau thì lúc đó ta là người trưởng thành và biết thương yêu thực sự.

Sống chung mà biết thương yêu, thông cảm, chấp nhận lẫn nhau để xây dựng hạnh phúc thì quá tốt, nhưng nếu gặp trường hợp không may, chỉ có một bên chấp nhận và bên kia vô minh ngoan cố không chịu thì sao? Một bên thương yêu và một bên lợi dụng, hoặc một bên trung thành một bên lừa dối, một bên hiếp đáp một bên sợ hãi, v.v..., sống chung mà chỉ làm khổ nhau thì có nên tiếp tục không? Tốt nhất hãy ban cho nhau một ân huệ, đó là chia tay nhau, đường ai nấy đi. Đừng ích kỷ chiếm giữ, níu kéo vì nếu bạn không thể thương người kia như họ là thì sẽ có người khác thương họ. Đừng làm mất thì giờ của nhau. Trong xã hội hiện nay, ly dị là một chuyện rất bình thường không có gì xấu hổ hay tội lỗi. Nhiều khi ly dị xong người ta mới tỉnh ngộ, nhận ra lỗi lầm và trưởng thành hơn.

Hạnh phúc tuyệt đối

Những loại hạnh phúc kể trên dù một mình hay hai mình đều tương đối, tạm bợ giúp cho người ta bớt khổ phần nào trong kiếp luân hồi vô tận, vì thật ra tất cả hạnh phúc thế gian chỉ là ảo ảnh (maya), như bóng trong gương, như trăng đáy nước, thấy dường như có mà không thật có, càng tìm kiếm càng thất vọng. Nếu chưa dứt được nghiệp ái thì cố gắng tu sửa để sống hạnh phúc với người mình thương, đừng gây khổ cho nhau.

Là người trí cần phải hướng đến "hạnh phúc tuyệt đối". Theo Đạo, hạnh phúc không phải là cái gì ở bên ngoài mà ở ngay trong tâm mình, khi tâm chấm dứt thèm khát, ham muốn thì lúc đó không cần phải chạy đi tìm kiếm cái gì nữa hết. Hạnh phúc chân thật là sự bình an của tâm hồn. Khi tâm hồn hoàn toàn bình an, vắng lặng không còn một chút bóng dáng của khát ái, phiền não, lo âu, chấp ngã, ích kỷ thì đó mới là hạnh phúc chân thật.

-ooOoo-

12. Kết Luận

Sinh ra ở đời, không biết mình từ đâu đến, đến đây để làm gì, chết sẽ đi về đâu? Trong lúc sống không biết mình là ai, là cái gì? Tại sao lại gặp phải bao nhiêu đau khổ, buồn phiền, lo âu, sợ hãi, v.v...?

Đến với đạo để tìm câu trả lời nhưng nhiều khi chúng ta vội vàng tìm ngay một pháp môn để cầu giác ngộ hay giải thoát và quên đi những khoắc khoải ban đầu. Tất cả pháp môn như Thiền, Tịnh, Mật, đều hay và tốt cả nhưng ta cần nhớ lại mục đích tu hành của mình là gì? Đạo Phật là con đường của tuệ giác và nhờ tuệ giác soi sáng chúng ta mới thoát khổ, do đó nếu tu đúng theo đạo Phật thì ta phải thấy có sự chuyển hóa ngay nơi thân tâm mình, bớt lo âu, phiền não và có nhiều an lạc hơn.

Khái niệm về Ý, Tình, Thân không có gì đặc biệt mà chỉ là một cách nhìn khác về ngũ uẩn, một lối nhìn đơn giản và con người hơn, nhất là vấn đề Tình cần được triển khai hơn trong tương lai.

Tu theo giáo lý Nguyên Thủy thì cần hiểu về danh sắc, lục nhập, vô ngã. Tu theo giáo lý Đại Thừa thì cần hiểu về ngũ uẩn giai không hay Bát Nhã. Tu để chuyển hóa khổ đau trong hiện tại thì cần hiểu về Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não. Thấy được sự liên quan của bộ ba (Ý, Tình, Thân) thì ta cần phải tu sửa cả ba chứ không thể chỉ tu tâm hoặc tu thân thôi, đó là điều chính yếu của tập sách này.

Bạn đọc hiện đang tu theo bất cứ pháp môn nào cũng đều có thể áp dụng được khái niệm Ý, Tình, Thân để bổ túc, kiểm chứng và thăng hoa sự tu tập của mình.

-ooOoo-

Sách tham khảo

Đinh Sĩ Trang. Lời Phật dạy . Sách ấn tống ở Sydney 1998

Đoàn Trung Còn. Phật Học Từ Điển. Chùa Khánh Anh

Tâm Minh, Lê Đình Thám. Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật Học Viện Quốc Tế 1981

Thích Minh Châu. Kinh Pháp Cú. Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam 1989

Thích Minh Châu. Tăng Chi Bộ Kinh. 1988

Thích Minh Châu. Trung Bộ Kinh.

Thích Nhất Hạnh. Từng bước nở hoa sen. Lá Bối 1985

Thích Nhất Hạnh. Hạnh phúc, mộng và thực. Lá Bối 1999

Thích Thiện Hoa. Phật Học Phổ Thông. Chùa Khánh Anh

Thích Thiện Hoa. Tu tâm dưỡng tánh. Chùa Khánh Anh 1978

Thích Thanh Kiểm. Lược sử Phật Giáo Ấn Độ. Phú Lâu Na Tùng thư 21. 1991

Thích Thiện Siêu. Kinh Trường A Hàm. Phật Học Viện Quốc Tế 1986

Thích Thiện Siêu. Luận Thành Duy Thức. Phật Học Viện Quốc Tế 1997

Thích Trí Siêu. Đại Thủ Ấn. Thanh Vân tái bản 1998

Thích Trí Siêu. Đạo Gì. Thanh Vân xuất bản 1996

Thích Trí Siêu. Góp Nhặt. Thanh Vân xuất bản 1997

Thích Trí Siêu. Vô Ngã. Phật Học tái bản 2000

Thích Thiền Tâm. Niệm Phật Thập Yếu. Phật Học Viện Quốc Tế 1982

Thích Trí Tịnh. Kinh Đại Bát Niết Bàn. Chùa Khánh Anh

Thích Tâm Thiện. Tâm lý học Phật Giáo. 1998

Thích Thanh Từ. Yếu Chỉ Thiền Tông. Chùa Linh Sơn 1985

Viện nghiên cứu Phật Học Việt Nam. Trường A Hàm, Trung A Hàm. Ấn hành 1991.

-ooOoo-

 Vài nét về tác giả

Thích Trí Siêu (Hoàng Quốc Bảo) sinh năm1962 tại Sàigòn. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự-Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ Cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi.

Mặc dù xuất thân từ Đại Thừa, Thầy vẫn thích tầm sư học đạo, không ngần ngại du phương tham vấn học hỏi với các thầy thuộc nhiều truyền thống khác như: Nguyên Thủy, Zen, và Kim Cang thừa Tây Tạng.

Để chia xẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình, thầy đã viết và dịch:

Thiền Tứ Niệm Xứ
Bố Thí Ba La Mật
Đại Thủ Ấn
Vô Ngã
Bồ Tát Hạnh
Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Đạo Gì?
Góp Nhặt
Ý Tình Thân

Trang web: http://trisieu.phapviet.com

 * * *


[44] Ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la, trời.

[45] Thuộc Tăng Chi Bộ Kinh, chương Bảy Pháp, phẩm Không Tuyên Bố. Thích Minh Châu.

[46] Kinh Trường A Hàm. Thích Thiện Siêu dịch. Trong Trường Bộ Kinh, có kinh tương đương là Giáo thọ Thi Ca La Việt ((Singalovadasutta), cũng nêu ra năm điều trên nhưng hơi khác đôi chút.

[47] Phật nói về Lục Hòa trong Kinh Kosambiya, kinh thứ 48 của Trung Bộ.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn Đại đức Thích Trí Siêu, France, đã gửi tặng bản vi tính.
(Bình Anson, 02-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-02-2004

Thich Tri Sieu - Y Tinh Than
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Ý, Tình, Thân

Thích Trí Siêu


11. Đi tìm hạnh phúc

 Hạnh phúc là gì?

Là người ai cũng muốn sung sướng hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là gì thì khó mà trả lời chính xác vì nó tùy quan niệm và trình độ tiến hóa của mỗi người.

Đối với người nghèo thì tiền của là hạnh phúc. Đang đói mà có cơm ăn là hạnh phúc. Cô đơn mà có người thương là hạnh phúc.

Đối với đa số quần chúng thì hạnh phúc là thỏa mãn những nhu cầu vật chất, thể xác như ăn uống, tình dục, vợ đẹp con ngoan, nhà cửa tài sản.

Sau khi đạt được những nhu cầu vật chất thì hạnh phúc là thỏa mãn nhu cầu danh vọng, địa vị, quyền hành như giám đốc, tỉnh trưởng, bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống, v.v...

Trên phương diện tương đối ta có thể định nghĩa hạnh phúc là khi những nhu cầu thèm khát được thỏa mãn. Nhưng sự thèm khát của con người không bao giờ chấm dứt. Khi chưa có thì thèm muốn có, khi có rồi thì sợ mất, hoặc nếu không thì lại thèm muốn cái khác. Do đó cái hạnh phúc mà người thế gian theo đuổi chỉ là một ảo tưởng, tưởng nắm bắt được nhưng trong thoáng giây nó lại tuột mất và phải chạy đi tìm nữa.

Hạnh phúc tương đối

Gọi là tương đối vì loại hạnh phúc này mong manh tạm bợ.

Tiến trình hạnh phúc (tương đối):

- Ban đầu Ý khởi ham muốn, thèm khát một điều gì đó (désir),

- Khi đạt được điều ham muốn thì sung sướng, khoái lạc (plaisir),

- Tiếp theo phải ý thức là mình đã đạt được điều đó thì mới có hạnh phúc (bonheur).

Ở giai đoạn một, ta là người thiếu thốn khi tâm khởi lên tham muốn. Sang giai đoạn hai, ta là người sung sướng nhưng không khéo có thể rơi trở về giai đoạn một nếu thiếu ý thức. Giai đoạn ba, ta là người có hạnh phúc, ý thức càng nhiều thì hạnh phúc càng lâu.

Thí dụ khi đau răng, ta chỉ thèm muốn làm sao hết đau răng là sung sướng lắm. Thời nay không phải mới đau răng là có thể chạy ngay tới phòng mạch nha sĩ, ta phải lấy hẹn trước ít nhất một, hai ngày. Đến khi được nha sĩ chữa hết đau răng, ta thở phào sung sướng. Nhưng vừa hết đau răng, chưa kịp thưởng thức sự sung sướng đó thì ta nghĩ ngay tới việc ăn uống, không biết lát nữa đi ăn nhà hàng nào ngon để bù lại mấy ngày qua. Khi đau răng ta cầu "hạnh phúc hết đau răng", nhưng khi hết đau răng thì không thấy hạnh phúc mà lại tiếp tục thèm muốn cái khác. Ta đã để "hạnh phúc hết đau răng" tuột ngay khỏi tầm tay.

Hồi trước còn nghèo, đi làm phải đi xe đạp hoặc xe công cộng nên tôi thèm có một chiếc xe hơi, nếu có được xe hơi thì tôi sung sướng lắm. Sau này làm ăn khá giả có tiền mua được xe hơi, mỗi ngày lái xe đi làm, ý thức được mình may mắn hơn nhiều người khác nên tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Ngày nào tôi còn nhớ (niệm) và ý thức (tỉnh giác) được như vậy thì ngày đó tôi còn tiếp tục hưởng cái "hạnh phúc có xe hơi".

Hạnh phúc luôn luôn là hạnh phúc về cái gì? Hạnh phúc không có tự tánh, không thể tự nhiên mà có. Hạnh phúc lâu bền hay ngắn ngủi tùy theo ta ý thức nhiều hay ít.

Hạnh phúc một mình

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, ... hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, ... hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

Quán chiếu hạnh phúc

Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:

- Ta đang còn sống
- Ta có sức khỏe
- Ta có đủ sáu căn
- Ta có tự do
- Ta có tiện nghi vật chất
- Ta có tình thương
- Ta có sự hiểu biết

1/ Ta đang còn sống

Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?

Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

2/ Ta có sức khỏe

Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v... Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng!

Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v... Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.

Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

4/ Ta có tự do

Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường[44]. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.

Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.

Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v... Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

5/ Ta có tiện nghi vật chất

Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v... Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

6/ Ta có tình thương

Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.

Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

7/ Ta có sự hiểu biết

Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.

Ngoài ra nếu là Phật tử, ta có thể quán chiếu thêm như sau:

- Thật may mắn hạnh phúc cho ta mỗi ngày được tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, trì chú, đó là việc làm đầy ý nghĩa và lợi ích nhất trong ngày vì nó giúp ta giải thoát. Còn bao nhiêu việc khác như đi làm kiếm tiền, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, hưởng thụ, v.v... đều là tạo nghiệp và gây thêm phiền não.

Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải "hạ sơn" đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

Hạnh phúc hai mình

Hạnh phúc hai mình là đi tìm và xây dựng hạnh phúc chung với một người khác. Chắc khỏi nói bạn cũng đoán được hạnh phúc hai mình khó hơn hạnh phúc một mình. Lớn lên ai cũng đi tìm một người để thương và sống chung, nói cách khác là lập gia đình. Mỗi khi có đám cưới, người ta thường chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, long phụng cầm sắt, v.v... Nhưng tôi sẽ nói cho họ biết là họ đang đi vào con đường bất hạnh chứ không phải hạnh phúc vì họ sẽ phải nếm mùi: đòi hỏi, trông chờ, lên án, trách móc, đổ lỗi, giận hờn, bất mãn, buồn tủi, thất vọng, v.v... Gia đình là nơi bao nhiêu oan gia tụ hội lại với nhau, đội lốt vợ chồng, con cái để thanh toán nợ ân oán, vay nghiệp trả nghiệp, oán tắng hội, ái biệt ly, cầu bất đắc.

Bàn về hạnh phúc gia đình thật là một việc vạn bất đắc dĩ, vì sao? Vì nếu tự mình có hạnh phúc rồi thì đâu cần phải đi tìm ai. Và nếu tự mình không có hạnh phúc mà mong cầu người khác cho mình thì rất khó được vì nền tảng của sự tìm cầu là vô minh, ích kỷ, thèm khát, lợi dụng. Chúng ta đi tìm một người yêu để làm gì? Phải chăng để đáp ứng những nhu cầu, ao ước, thèm khát về vật chất, tình cảm, tình dục, sinh lý? Khởi đầu ta là người thiếu thốn mong chờ đòi hỏi người kia thỏa mãn cho ta giống như oan gia đi đòi nợ vậy. Không duyên nợ, không oan trái thì không thành vợ chồng, mà có oan trái thì làm sao hạnh phúc được?

Tình đòi

Vợ chồng anh Hai, hồi mới cưới rất thương yêu và chiều chuộng nhau, nhưng sau hơn 30 năm chung sống, bây giờ hai người rất khổ sở phải chịu đựng nhau. Anh Hai không biết để ý nói chuyện, thăm hỏi, săn sóc vợ con mà chỉ biết đi làm kiếm tiền thôi. Anh coi đó như xong bổn phận của mình và muốn vợ ở nhà phải trông nom cơm nước, hầu hạ anh đầy đủ. Anh lại có thêm tánh nóng nảy hay gắt gỏng, la lối vợ con. Thời buổi khó khăn, vì lương của chồng không đủ nuôi gia đình nên chị Hai cung phải đi làm kiếm tiền. Vừa đi làm cực nhọc mà về nhà vẫn phải tiếp tục lo cơm nước cho chồng con nên chị Hai rất vất vả. Trong khi đó anh Hai quen thói cũ của người Á Đông, "chồng chúa vợ tôi", đi làm về ngồi coi ti-vi chờ cơm nước dọn sẵn, ăn xong không biết phụ giúp dọn dẹp công việc nhà nên chị Hai rất bất mãn và chán nản.

Vào dịp lễ Vu Lan đến chùa được nghe thầy thuyết Pháp, chị Hai thấy thấm thía. Từ đó chị lui tới chùa thường xuyên để làm công quả, học đạo và lấy đó làm nguồn an ủi. Thấy vợ hay đi chùa, Anh Hai tưởng vợ không còn thương và lo lắng cho mình như trước, nên anh bực bội, khó chịu. Hễ có cơ hội là nói bóng nói gió, chỉ trích tôn giáo là mê tín dị đoan, dụ dỗ đàn bà, con nít. Và tệ hơn nữa, anh trở nên ghét chùa, nhà thờ và các thầy tu vì anh nghĩ họ đã dụ dỗ vợ anh. Nhưng anh không ngờ chính anh mới là thủ phạm làm cho cho vợ anh xa lánh. Anh đã không biết thương yêu săn sóc vợ mình đúng nghĩa, anh chỉ biết ích kỷ, muốn vợ thương và lo cho mình anh thôi, không được để ý tới bất cứ việc gì khác.

Là đàn ông, khi mới cưới vợ hay đi tìm người yêu, chúng ta ít có khái niệm rõ ràng, chín chắn về vai trò của người vợ cũng như những ước muốn thầm kín, sâu xa trong tâm thức mình. Phần đông chúng ta cưới vợ để thỏa mãn nhu cầu tình cảm, sinh lý; để vợ thay thế mẹ tiếp tục săn sóc cho ta; để có một người bạn tâm sự, lấp vá cô đơn; hoặc để có người nhõng nhẽo với ta; hoặc để có người cho ta chiều chuộng, o bế, v.v...

Trong Kinh "Các Người Vợ[45]" đức Phật có giảng về bảy loại vợ để răn dạy nàng Sujata, con dâu của ông Cấp Cô Độc. Cô này ỷ vào sự giàu có của cha mẹ mình nên vô lễ, không cung kính cha mẹ chồng, hống hách và thô lỗ đối với chồng.

Bảy loại vợ gồm có:

1/ Vợ như kẻ sát nhân: tâm địa hiểm độc, không chung thủy trong hôn nhân, bỏ rơi và khinh bỉ chồng, tính tình háo sát.

2/ Vợ như kẻ ăn trộm: tiêu xài hoang phí và làm suy sụp tài sản của chồng.

3/ Vợ như chủ nhân: lười biếng, hỗn xược, thô tháo, đàn áp và sai khiến chồng.

4/ Vợ như mẹ: thương yêu chăm sóc, giúp đỡ chồng, biết cách giữ gìn và làm giàu tài sản của chồng như một người mẹ lo lắng cho con cái.

5/ Vợ như em: thùy mị, khiêm tốn, biết tôn trọng, kính nể, tùy thuận chồng như đối với người anh trong gia đình.

6/ Vợ như bạn: niềm nở, vui vẻ, hòa thuận, cư xử bình đẳng và thủy chung với chồng như người bạn tốt.

7/ Vợ như nữ tỳ: mềm mỏng, nhẫn nhục, không sân hận hay giận dỗi. Dù bị chồng đối xử không đẹp nhưng vẫn nhường nhịn không tỏ thái độ lỗ mãng. Biết phục vụ và phục tùng chồng như đầy tớ đối với chủ.

Phật dạy ba loại vợ đầu là loại vợ bất hảo, bốn loại vợ sau là đáng tôn kính và học hỏi vì họ tạo hạnh phúc cho gia đình và con cái.

Tới đây không biết bạn đọc muốn có vợ thuộc loại nào? Một lần nọ có dịp nói về Kinh Bảy Loại Vợ với Gia Đình Phật Tử, tôi hỏi mấy anh em thích loại vợ nào? Phần đông trả lời là thích loại vợ như em và loại vợ như bạn. Một số ít thích loại vợ như mẹ hoặc như nữ tỳ. Có lẽ vì chữ nữ tỳ nghe như người ở, trong khi thời nay nam nữ bình quyền, nên các thanh niên không thích lắm. Thật ra sự việc không đơn giản như vậy. Tâm lý con người rất phức tạp. Có lúc ta muốn có vợ như mẹ để săn sóc cho mình. Có lúc lại muốn vợ như em để tuân phục, nghe lời mình. Có lúc muốn vợ như bạn để vui chơi, giải trí, tâm sự. Có lúc muốn vợ như nữ tỳ để nâng niu, hầu hạ, chiều chuộng mình. Ta có thể nói là một người đàn ông cần hết cả bốn loại vợ này, nhưng tìm đâu ra một người vợ có cả bốn đức tính như vậy?

Chị Hai săn sóc, lo lắng cơm nước chu đáo cho chồng như một người mẹ, nhưng chị lại không biết đi chơi, ăn diện nên anh Hai không mấy hài lòng. Vì anh luôn gắt gỏng, chỉ trích nên chị Hai không dám thỏ thẻ tâm sự gì với anh, nên anh cảm thấy vợ như lơ là với mình. Anh cần một người vợ như bạn.

Anh Hai tìm mọi cách ngăn cản, không muốn chị đi chùa, lễ Phật, nghe Pháp, nhưng chị thấy vô lý và ích kỷ nên không nghe lời làm anh bực tức. Anh muốn vợ phải biết tuân lời anh như một người em hay một nữ tỳ.

Anh Hai có được một người vợ như mẹ nhưng không hài lòng vì còn thiếu một người vợ như em, như bạn, như nữ tỳ. Muốn như vậy nhưng anh quên trở về xét mình là loại chồng nào đối với vợ. Anh có biết thương vợ mình như một người cha, một người anh hay một người bạn không?

Trong sự liên hệ tình cảm hay tình yêu, phần đông chúng ta không biết ban phát, chia xẻ, thông cảm mà chỉ biết đòi hỏi, trông chờ, hưởng thụ. Do đó tình cảm của chúng ta là tình đòi, tình khát, không bao giờ được thỏa mãn và chỉ gây khổ cho nhau.

Hiệp ước sống chung

Người ta cứ tưởng yêu nhau là đủ sống hạnh phúc trong "một túp lều tranh hai trái tim vàng". "Tình yêu" là động cơ thu hút hai người lại với nhau, nhưng nếu không biết cách sống thì nó sẽ phai nhạt và biến thành tình sầu hay tình hận.

Ở Tây phương khi hai người mới cưới nhau họ thường làm một tờ giao kèo (contrat de mariage) ghi rõ tài sản của mỗi người để riêng hay hợp chung lại, phòng khi bất trắc ly dị thì dễ giải quyết. Tờ giao kèo này chỉ cam kết về tài sản chứ không bảo đảm hạnh phúc gia đình. Muốn gia đình hạnh phúc ta nên làm một tờ giao kèo tương tựa như vậy nhưng trong đó hai người cam kết, giao ước với nhau sẽ làm những gì để sống chung hạnh phúc.

Trong Kinh Thiện Sinh[46] có nêu ra năm điều của chồng đối với vợ như sau:

1/ lấy lễ đối đãi nhau.
2/ oai nghiêm đĩnh đạt.
3/ ăn mặc phải thời.
4/ trang sức phải thời.
5/ phó thác việc nhà.

Vợ cũng phải lấy năm việc cung kính chồng:

1/ dậy thì dậy trước.
2/ ngồi thì ngồi sau.
3/ nói lời hòa nhã.
4/ kính nhường tùy thuận.
5/ sớm lãnh ý chồng.

Những điều dạy này rất tốt trong bối cảnh xa xưa nhưng có lẽ không mấy thích hợp với xã hội hiện đại nên tôi dựa vào tinh thần lục hòa, đề nghị tám điều mà những ai muốn sống chung hạnh phúc nên hứa thực hiện với nhau. Lục hòa[47] là sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp của tăng đoàn gồm: thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, và lợi hòa đồng quân.

1/ Truyền thông

Sống chung mà mạnh ai nấy sống, không ai nói chuyện với ai thì sớm muộn gì cũng tan rã. Mục đích của truyền thông (communication) là làm cho hai bên hiểu thông cảm lẫn nhau. Muốn vậy thì phải biết nói và biết nghe. Nhưng nói những gì? Và nghe làm sao? Nhiều người nói suốt ngày nhưng nói toàn những chuyện vô ích, chuyện trên trời dưới đất, chuyện thị phi, tốt xấu của người khác, còn chuyện tình cảm quan trọng thì không biết nói. Suốt ngày nghe nhạc, coi ti-vi, đi xi-nê, kiếm chuyện giải trí, chạy theo sự ồn ào náo động bên ngoài để lấp vá sự trống vắng trong tâm hồn nhưng lại không biết lắng nghe người thương của mình tâm sự. Chúng ta cần phải can đảm bày tỏ ý kiến, ý nghĩ, tình cảm, nội kết của mình cho người kia hiểu, không nên lặng lẽ âm thầm chịu đựng khổ đau một mình.

Điều lầm lỗi chúng ta hay phạm là "suy bụng ta ra bụng người", cứ tưởng mình biết người kia và đinh ninh người kia cũng biết ý mình. Nhưng thật ra ta không bao giờ biết được người kia nghĩ gì hay muốn gì và người kia cũng không thể biết được ta thực sự muốn gì vì mỗi người có một thế giới nội tâm riêng, nhiều khi cùng nói một chữ nhưng mỗi người lại hiểu khác nhau. Có nhiều điều ta không bao giờ nói hay tiết lộ cho người thương của mình biết vì ngại (sợ) hoặc không biết nói làm sao. Những điều "thầm kín không nói" lâu ngày trở thành một hố thẳm ngăn cách, làm đôi bên trở nên dè dặt thiếu tin tưởng lẫn nhau.

Muốn tránh "suy bụng ta ra bụng người" ta phải tập để ý quan sát tìm hiểu, tập nói thẳng không vòng vo tam quốc hay nói bóng nói gió. Đa số những chuyện buồn giận đều do hiểu lầm, không nói hoặc nói không rõ. Khi thương cũng như khi buồn đều cần bày tỏ nói ra với ái ngữ và chánh ngữ để thông cảm lẫn nhau (khẩu hòa), không nên để bụng, sinh ra nội kết.

2/ Tương trợ

Biết ưu điểm và khuyết điểm của nhau để bổ sung và giúp đỡ nhau. Khi mới yêu, ai cũng phô trương cái hay cái đẹp của mình còn cái xấu dở thì dấu đi. Sau khi ở chung, những cái xấu kia mới lòi ra và lúc đó bất mãn buồn bực. Nhân vô thập toàn, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, điều quan trọng là biết chấp nhận và nâng đỡ nhau. Thí dụ chồng có sức khỏe làm việc nặng nhọc nhưng không có tài giao thiệp, vợ thì đảm đang khéo ăn nói, mỗi khi cần giao thiệp với người ngoài thì vợ nên thay thế chồng. Bồng em thì khỏi nấu cơm, nấu cơm thì khỏi bồng em. Phần này tương đương với thân hòa.

3/ Trung thành

Cam kết trung thành với nhau, không lừa dối, ngoại tình, v.v... Đây chính là giới thứ ba trong năm giới căn bản của người Phật tử, giới không tà dâm (giới hòa đồng tu).

4/ Thương yêu

Không nên lầm lẫn thương yêu với ái luyến. Thương yêu là mong muốn người kia được an vui hạnh phúc, biết chấp nhận người kia như họ là. Tình thương thực sự phải giống như tình mẹ thương con, dù con đẹp hay xấu, khôn hay dại, người mẹ đều thương, chấp nhận và không bao giờ bỏ con. Đây là tình thương vô điều kiện, có thể gọi là tu giới từ bi.

5/ Tôn trọng

Tôn trọng tự do, không gian và nhân tính của người thương. Không nên kiểm soát điều khiển, biến người kia thành nô lệ phải tuân theo ý của mình. Bạn có muốn được thương như chim nhốt trong lồng hay được tự do bay nhảy ngoài trời? Thương nhau thì phải tôn trọng không gian của nhau, không xâm lấn, đàn áp, dành giựt (thân hòa dồng trụ).

6/ Biết hỏi và chấp nhận

Mỗi khi muốn điều gì thì phải cam đảm bày tỏ, xin hỏi, yêu cầu và biết tôn trọng, chấp chận sự đáp ứng của người kia. Thí dụ chồng muốn đi xi nê nhưng không biết vợ có thích không? Tốt nhất là bày tỏ ý muốn của mình, nếu vợ thích thì cùng đi, còn vợ không thích vì một lý do gì đó thì chồng không nên nài ép hoặc giận dỗi. Đây là ý hòa đồng duyệt.

7/ Chia xẻ

Chia xẻ với nhau về ý kiến, tình cảm, vật chất, không thủ lợi ích kỷ. Cho phép và chấp nhận người kia đi vào cuộc đời của mình, tìm hiểu mình, không giấu diếm. Phần này bao gồm lợi hòa và ý hòa.

8/ Cởi mở, làm mới

Sống chung một thời gian, không ai tránh khỏi nhàm chán buồn tẻ vì bận làm ăn, lo cho con cái, không có thì giờ vui chơi giải trí như hồi mới quen nhau. Do đó cần phải biết cởi mở, làm sống lại tánh hồn nhiên, dễ thương, thông cảm của thuở ban đầu.

Mỗi người ngồi xuống thành thật viết ra những khía cạnh đáng yêu và đáng ghét của bao năm sống chung rồi trao đổi với nhau. Kế đó cùng bàn luận và ghi ra những giải pháp thích nghi ngõ hầu đáp ứng được ước muốn chung của hai người. Đây là kiến hòa đồng giải.

Điều quan trọng không phải lúc nào cũng làm đẹp lòng nhau mà là khả năng giải tỏa sự bất hòa. Có những cặp vợ chồng không bao giờ gây sự cãi nhau, bề ngoài có vẻ hạnh phúc nhưng bên trong lạnh lùng tẻ nhạt, họ không làm to chuyện bởi vì mỗi người chỉ muốn sống yên thân qua ngày. Ngược lại có những cặp vợ chồng phải trải qua nhiều sóng gió nhưng hiểu và thương nhau nhiều hơn.

Hạnh phúc (hai mình) cần được xây dựng, duy trì, chứ không phải đợi người kia cho ta hạnh phúc. Nếu chờ đợi người kia cho ta, chiều ý ta thì đó không phải tình yêu mà là tình đòi, tình nợ, hai bên đòi qua đòi lại, không ai biết cho, biết hiểu để cuối cùng thành tình sầu, tình hận, thành oan gia kiếp sau đi tìm nhau thanh toán tiếp nợ ân oán.

Thực tập:

Lâu lâu hai người cần ngồi xuống và kiểm lại xem:

1) Ta có biết thương yêu thật sự là gì không?

2) Ta đã làm gì để biểu lộ tình thương?

3) Cách thương của ta làm cho người kia hạnh phúc hay khó chịu?

4) Ta có đóng góp gì cho hạnh phúc hay chỉ biết thụ hưởng, lợi dụng?

5) Nếu sống chung mà không hạnh phúc thì ta cần phải làm gì?

Hãy thương như là

Người kia như thế nào thì ta thương họ như thế nấy, đó gọi là thương người kia như họ là (aimer l'autre comme il est). Cách nói này có vẻ mới lạ, không đúng với văn phạm tiếng Việt vì nó thiếu một túc từ sau chữ là. Nhưng tôi mong rằng độc giả sẽ làm quen dần với lối nói này.

Trước khi biết thương yêu và chấp nhận người khác như họ là thì ta phải biết thương yêu và chấp nhận mình, chấp nhận những cái xấu cũng như cái đẹp. Nếu tôi lùn và mũi tẹt thì tôi biết thương và chấp nhận cái lùn và mũi tẹt của mình, không cần phải mang giầy cao gót hoặc đi sửa mũi để biến thành người đẹp thì tôi mới thương mình được. Nếu tôi là công nhân thì tôi cho người kia biết tôi là công nhân, không cần giả bộ nói dối mình là chủ hãng để chinh phục người đẹp. Nếu tôi là ổi mà giả bộ làm mít thì trước sau gì cũng bại lộ. Khi biết thương mình như vậy ta mới có thể thương và chấp nhận người khác như họ là.

Sống chung hạnh phúc là cả một nghệ thuật, không phải cứ thương và lo cho nhau là đủ. Có một cặp hát xiệc gồm hai cha con, người cha đã lớn tuổi và cô con gái khoảng 16 tuổi. Cô này thường lộn ngược trồng cây chuối trên đầu người cha, còn ông ta ráng giữ thăng bằng dưới đất để chịu cho cô con gái. Một hôm ông nói: "Bây giờ cha đã lớn tuổi, khi biểu diễn hai cha con mình phải cẩn thận lo cho nhau nhiều hơn". Cô con gái đáp: "Cha ơi! Con nghĩ cha hãy lo phần của cha thật chu đáo, còn con lo phần của con thì mọi việc sẽ êm xuôi". Câu chuyện này đến tai đức Phật và ngài đồng ý với câu trả lời của cô gái. Vì khi đang lơ lửng ở trên cao với chỗ dựa duy nhất là đầu cha mình, việc quan trọng mà cô phải làm là hết sức chú ý giữ thăng bằng, đâu thể lo cho cha cô ở dưới được, và ngược lại cha cô cũng phải tập trung tinh thần ở dưới, đâu thể ngước lên nhìn hay lo cho con gái.

Muốn hạnh phúc mỗi người phải chịu trách nhiệm và lo phần của mình cho hoàn hảo, không nên dòm ngó hay xen vào phần của người kia. Mỗi người đều có một thùng rác chứa phiền não riêng và có bổn phận lau chùi thùng rác của mình. Nếu ta muốn lau rửa thùng rác của người kia tức là dòm ngó vào phần của người khác. Ta phải biết tôn trọng và để nguyên cho người kia lau chùi thùng rác của họ. Sống chung không phải đổ rác vào người thương và cũng không phải lau chùi thùng rác của nhau. Ta có thể tâm sự chia xẻ niềm đau nỗi khổ của mình cho người kia nghe và hỏi ý kiến nhưng chính ta phải tu tập chuyển hóa phiền não của mình. Điều dại dột nhất là đổ lỗi, trách móc, kết tội, than phiền người kia, làm như vậy là đang đổ rác của mình vào người thương. Nếu cần gì thì bàn nói chia xẻ tâm sự với nhau để tìm giải pháp như đã nói ở phần trước.

Lau chùi thùng rác của mình, tức là thanh tịnh hóa Ý, Tình, Thân cho đến khi không còn trách móc, buồn giận lẫn nhau thì lúc đó ta là người trưởng thành và biết thương yêu thực sự.

Sống chung mà biết thương yêu, thông cảm, chấp nhận lẫn nhau để xây dựng hạnh phúc thì quá tốt, nhưng nếu gặp trường hợp không may, chỉ có một bên chấp nhận và bên kia vô minh ngoan cố không chịu thì sao? Một bên thương yêu và một bên lợi dụng, hoặc một bên trung thành một bên lừa dối, một bên hiếp đáp một bên sợ hãi, v.v..., sống chung mà chỉ làm khổ nhau thì có nên tiếp tục không? Tốt nhất hãy ban cho nhau một ân huệ, đó là chia tay nhau, đường ai nấy đi. Đừng ích kỷ chiếm giữ, níu kéo vì nếu bạn không thể thương người kia như họ là thì sẽ có người khác thương họ. Đừng làm mất thì giờ của nhau. Trong xã hội hiện nay, ly dị là một chuyện rất bình thường không có gì xấu hổ hay tội lỗi. Nhiều khi ly dị xong người ta mới tỉnh ngộ, nhận ra lỗi lầm và trưởng thành hơn.

Hạnh phúc tuyệt đối

Những loại hạnh phúc kể trên dù một mình hay hai mình đều tương đối, tạm bợ giúp cho người ta bớt khổ phần nào trong kiếp luân hồi vô tận, vì thật ra tất cả hạnh phúc thế gian chỉ là ảo ảnh (maya), như bóng trong gương, như trăng đáy nước, thấy dường như có mà không thật có, càng tìm kiếm càng thất vọng. Nếu chưa dứt được nghiệp ái thì cố gắng tu sửa để sống hạnh phúc với người mình thương, đừng gây khổ cho nhau.

Là người trí cần phải hướng đến "hạnh phúc tuyệt đối". Theo Đạo, hạnh phúc không phải là cái gì ở bên ngoài mà ở ngay trong tâm mình, khi tâm chấm dứt thèm khát, ham muốn thì lúc đó không cần phải chạy đi tìm kiếm cái gì nữa hết. Hạnh phúc chân thật là sự bình an của tâm hồn. Khi tâm hồn hoàn toàn bình an, vắng lặng không còn một chút bóng dáng của khát ái, phiền não, lo âu, chấp ngã, ích kỷ thì đó mới là hạnh phúc chân thật.

-ooOoo-

12. Kết Luận

Sinh ra ở đời, không biết mình từ đâu đến, đến đây để làm gì, chết sẽ đi về đâu? Trong lúc sống không biết mình là ai, là cái gì? Tại sao lại gặp phải bao nhiêu đau khổ, buồn phiền, lo âu, sợ hãi, v.v...?

Đến với đạo để tìm câu trả lời nhưng nhiều khi chúng ta vội vàng tìm ngay một pháp môn để cầu giác ngộ hay giải thoát và quên đi những khoắc khoải ban đầu. Tất cả pháp môn như Thiền, Tịnh, Mật, đều hay và tốt cả nhưng ta cần nhớ lại mục đích tu hành của mình là gì? Đạo Phật là con đường của tuệ giác và nhờ tuệ giác soi sáng chúng ta mới thoát khổ, do đó nếu tu đúng theo đạo Phật thì ta phải thấy có sự chuyển hóa ngay nơi thân tâm mình, bớt lo âu, phiền não và có nhiều an lạc hơn.

Khái niệm về Ý, Tình, Thân không có gì đặc biệt mà chỉ là một cách nhìn khác về ngũ uẩn, một lối nhìn đơn giản và con người hơn, nhất là vấn đề Tình cần được triển khai hơn trong tương lai.

Tu theo giáo lý Nguyên Thủy thì cần hiểu về danh sắc, lục nhập, vô ngã. Tu theo giáo lý Đại Thừa thì cần hiểu về ngũ uẩn giai không hay Bát Nhã. Tu để chuyển hóa khổ đau trong hiện tại thì cần hiểu về Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não. Thấy được sự liên quan của bộ ba (Ý, Tình, Thân) thì ta cần phải tu sửa cả ba chứ không thể chỉ tu tâm hoặc tu thân thôi, đó là điều chính yếu của tập sách này.

Bạn đọc hiện đang tu theo bất cứ pháp môn nào cũng đều có thể áp dụng được khái niệm Ý, Tình, Thân để bổ túc, kiểm chứng và thăng hoa sự tu tập của mình.

-ooOoo-

Sách tham khảo

Đinh Sĩ Trang. Lời Phật dạy . Sách ấn tống ở Sydney 1998

Đoàn Trung Còn. Phật Học Từ Điển. Chùa Khánh Anh

Tâm Minh, Lê Đình Thám. Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật Học Viện Quốc Tế 1981

Thích Minh Châu. Kinh Pháp Cú. Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam 1989

Thích Minh Châu. Tăng Chi Bộ Kinh. 1988

Thích Minh Châu. Trung Bộ Kinh.

Thích Nhất Hạnh. Từng bước nở hoa sen. Lá Bối 1985

Thích Nhất Hạnh. Hạnh phúc, mộng và thực. Lá Bối 1999

Thích Thiện Hoa. Phật Học Phổ Thông. Chùa Khánh Anh

Thích Thiện Hoa. Tu tâm dưỡng tánh. Chùa Khánh Anh 1978

Thích Thanh Kiểm. Lược sử Phật Giáo Ấn Độ. Phú Lâu Na Tùng thư 21. 1991

Thích Thiện Siêu. Kinh Trường A Hàm. Phật Học Viện Quốc Tế 1986

Thích Thiện Siêu. Luận Thành Duy Thức. Phật Học Viện Quốc Tế 1997

Thích Trí Siêu. Đại Thủ Ấn. Thanh Vân tái bản 1998

Thích Trí Siêu. Đạo Gì. Thanh Vân xuất bản 1996

Thích Trí Siêu. Góp Nhặt. Thanh Vân xuất bản 1997

Thích Trí Siêu. Vô Ngã. Phật Học tái bản 2000

Thích Thiền Tâm. Niệm Phật Thập Yếu. Phật Học Viện Quốc Tế 1982

Thích Trí Tịnh. Kinh Đại Bát Niết Bàn. Chùa Khánh Anh

Thích Tâm Thiện. Tâm lý học Phật Giáo. 1998

Thích Thanh Từ. Yếu Chỉ Thiền Tông. Chùa Linh Sơn 1985

Viện nghiên cứu Phật Học Việt Nam. Trường A Hàm, Trung A Hàm. Ấn hành 1991.

-ooOoo-

 Vài nét về tác giả

Thích Trí Siêu (Hoàng Quốc Bảo) sinh năm1962 tại Sàigòn. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự-Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ Cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi.

Mặc dù xuất thân từ Đại Thừa, Thầy vẫn thích tầm sư học đạo, không ngần ngại du phương tham vấn học hỏi với các thầy thuộc nhiều truyền thống khác như: Nguyên Thủy, Zen, và Kim Cang thừa Tây Tạng.

Để chia xẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình, thầy đã viết và dịch:

Thiền Tứ Niệm Xứ
Bố Thí Ba La Mật
Đại Thủ Ấn
Vô Ngã
Bồ Tát Hạnh
Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Đạo Gì?
Góp Nhặt
Ý Tình Thân

Trang web: http://trisieu.phapviet.com

 * * *


[44] Ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la, trời.

[45] Thuộc Tăng Chi Bộ Kinh, chương Bảy Pháp, phẩm Không Tuyên Bố. Thích Minh Châu.

[46] Kinh Trường A Hàm. Thích Thiện Siêu dịch. Trong Trường Bộ Kinh, có kinh tương đương là Giáo thọ Thi Ca La Việt ((Singalovadasutta), cũng nêu ra năm điều trên nhưng hơi khác đôi chút.

[47] Phật nói về Lục Hòa trong Kinh Kosambiya, kinh thứ 48 của Trung Bộ.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn Đại đức Thích Trí Siêu, France, đã gửi tặng bản vi tính.
(Bình Anson, 02-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-02-2004