BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Các vấn đề của xã hội hôm nay
Human Life and Problems

Hòa thượng K. Sri Dhammananda
Thích Tâm Quang dịch


MỤC LỤC

LỜI NGƯỜI DỊCH
TIỂU SỬ HÒA-THƯỢNG K. SRI DHAMMANANDA

[01]

ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN
VƯỢT QUA LẠC THÚ TRẦN TỤC
LẠC THÚ TÌNH DỤC
SỬ DỤNG CỦA CẢI MỘT CÁCH HỢP LÝ
TÍCH LŨY CỦA CẢI
LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHẬT
VỊ THẾ CỦA CON NGƯỜI TRÊN HÀNH TINH NÀY
CON NGƯỜI TRONG VŨ TRỤ
VỊ TRÍ ĐỘC ĐÁO CỦA CON NGƯỜI
PHẬT GIÁO ĐÒI HỎI GÌ NƠI CON NGƯỜI?
THỂ CHẾ HÔN NHÂN

[02]

LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHẬT CHO CẶP VỢ CHỒNG.
NGƯỜI VỢ:
NGƯỜI CHỒNG:
CHỒNG VÀ VỢ:
NĂM NHIỆM VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI:
TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC NUÔI DƯỠNG CON CÁI
MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG HÔN NHÂN
CÙNG NHAU CHUNG SỐNG TRƯỚC HÔN NHÂN
VẤN ĐỀ CỦA CÁC NGƯỜI MẸ KHÔNG HÔN THÚ
KHAI THÁC TÌNH DỤC VÀ SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM
SAI LỆCH VỀ TÌNH DỤC

[03]

LỢI THẾ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ .
KIỂM SOÁT SINH ĐẺ
PHÁ THAI
BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH
LY DỊ CHỈ LÀ GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG
KỲ THỊ PHỤ NỮ
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO NÀY ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH.
THANH THIẾU NIÊN VÀ GIÁO DỤC VỀ TÌNH DỤC
NUÔI DƯỠNG TỘI ÁC
THANH THIẾU NIÊN PHẠM PHÁP
TRẺ LANG THANG

[04]

LUÂN LÝ SUY ĐỒI
TRỪNG PHẠT
"BOSHIA VÀ "LEPAK" - VĂN HÓA GIỮA CÁC THANH THIẾU NIÊN
VẤN ĐỀ LẠM DỤNG MA TÚY
BỆNH TRUYỀN NHIỄM AIDS
NGHIỆN THUỐC LÁ
NGHIỆN RƯỢU
SỰ CÁCH BIỆT GIỮA CÁC THẾ HỆ
HÃY NGHE NGƯỜI GIÀ
CÓ THỂ THAY ĐỔI MỌI THỨ KHÁC MÀ KHÔNG CẦN THAY ĐỔI CHÍNH MÌNH KHÔNG?
KINH NGHIỆM ĐẾN VỚI TUỔI TÁC
SĂN SÓC NGƯỜI GIÀ
CỜ BẠC
NỢ NẦN
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP

[05]

MÊ TÍN
LO ÂU
ĐƯƠNG ĐẦU VỚI THỰC TẠI
TÌNH HÀNG XÓM
CHÚNG TA CHỊU TRÁCH NHIỆM
MỤC ĐÍCH CỦA TÔN GIÁO
CÁCH XỬ THẾ VÀ TẬP TỤC
LÀM SAO TA ĐỐI ĐẦU VỚI CÁC KHÓ KHĂN?
THAM DỤC ÍCH KỶ TẠO NHIỀU THÊM KHÓ KHĂN
NGƯỜI BỆNH SỐNG TRONG HÔN MÊ - CÁI CHẾT KHÔNG ĐAU ĐỚN (EUTHANASIA)
TỰ TỬ
TINH THẦN KHÔNG QUÂN BÌNH
ĐỐI ĐẦU VỚI TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG
NĂNG LƯỢNG TINH THẦN PHẢI ĐƯỢC HUẤN LUYỆN
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI ĐẦU VỚI CÁI CHẾT?
TÍNH CHẤT THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

-ooOoo-

LỜI NGƯỜI DỊCH

Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, những căn bệnh thế kỷ gây nên những tệ nạn xã hội ngày càng bành trướng khắp nơi. Nguyên nhân của những tệ nạn xã hội này là do tâm con người không được huấn luyện, không loại bỏ được những ô trược cố hữu tham, sân si. Nếu nhân loại không thức tỉnh, cá nhân, gia đình và xã hội chúng ta ngày càng phải đối phó với những khó khăn hết sức nghiêm trọng.

Tác Phẩm Human Life and Problems của Đại-Lão Hòa-Thượng Tiến-Sĩ K. Sri Dhammananda, Tăng Thống Mã Lai- Tân Gia Ba, là một công trình khảo cứu rất công phu về những tệ nạn xã hội hiện đại, với cách trình bày, phân tích khéo léo cùng các giải pháp thực tiễn khoa học đầy tính thuyết phục và chan chứa tinh thần nhân đạo, giúp cho người đọc hiểu nguyên nhân của những tệ nạn ấy, đồng thời đáp ứng nhu cầu giáo dục, biện pháp cần phải có để giải quyết vấn đề.

Nhận thấy đây là một tác phẩm hết sức hữu ích và cần thiết cho mọi người, mọi gia đình, biết trách nhiệm và bổn phẩn của cha mẹ, vợ chồng, con cái, của mỗi công dân trước mối nguy cơ của những tệ nạn đang lan tràn trong xã hội, người dịch không ngại tài hèn trí thiển, lại một lần nữa, mạo muội đem tất cả lòng thành ra dịch, chỉ với tâm nguyện phục vụ Dân Tộc và Đạo Pháp.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Chư Tôn Thiền Đức đã khích lệ, Quý Đạo Hữu Châu Kỳ-Diệu Thức, Trần Quốc Cường, Trần Minh Thư, đã tích cực bỏ nhiều thì giờ để sửa chữa và hiệu đính cùng các Đạo Hữu Nguyễn Thị Nhãn, Phan Thị Thu Hồng, Lê Thị Huệ, Phan Thị Yến Nhi, Phan Thị Yến Thu, Nguyễn Nam Hải, Minh Đắc Liêu Thành Hiệp, Lê Văn Phụng-Đặng Kim Sa, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Thế Nhiệm-Phương Thị Tính, Nguyễn Nguyệt Ánh, Tâm Hoa Lê Nguyên Long-Tâm Bích, Quảng Đường Lê Thị Bính, Nguyễn Văn Lượng, Hình Văn Nghĩa-Diệu Châu, Phúc Hiền Ngô Trọng Vinh, Diệu Thuận, Đạt Lượng, Nguyễn Phổ, Minh Hỷ Phan Duyệt-Diệu Tâm, Trần Phụ, Nguyễn Phú, Trần Holly, Nguyễn Yêm, Nguyễn Cường, Ngô Hảo, Phan Thị Phượng, Huỳnh Thị Tuyết, Trần Minh Triết, Mai Huỳnh, Bùi Sáu, Ngô Thị Cháu, Tâm Hảo, Hàn Anh, Trần Quang Mùi, Phan Thị Cúc, Hồ Chẩn, Tâm Thanh, Hồ Tâm, Trần Hoi, Bùi Văn Hui, Nguyễn Vui, Nguyễn Thị Huệ, Trần Ngọc Thiêu, Nguyễn Quý Đường, Diệu Hiền, Quảng Lâm-Quảng Bình, Nguyên Giác-Quảng Duyên, Phạm Đình Khoát, Diệu Minh Trần Tố Nữ, Phùng Trí Quang, Nguyễn Thị Tuyền, Tommy Fong, Hi Ho Ho, Mây Cafe. Hong Kong Restaurant, Xiu Di Tan, Nguyễn Ngọc Hải, Tamara Logan, Kim's Restaurant, Golden Star Restaurant, China Palace, Shirley Tang, Lu Diem, Lu Lệ Bình, đã góp phần vào việc phát hành dịch phẩm này.

Chúng tôi xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên Ngôi Tam Bảo và cầu nguyện Hồng Ân Tam Bảo thùy từ gia hộ Quý Đạo Hữu cùng Bửu Quyến, thân tâm thường an lạc, hạnh phúc và các hương linh Châu Nguyệt Vân Thu, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lu Muội vãng sanh Cực Lạc Quốc.

Cũng như các lần trước, do giới hạn của loại sách song ngữ nên chắc chắn có nhiều thiếu sót, kính mong Chư Tôn Thiền Đức, các bậc thức giả cao minh, các bậc thiện trí thức, các bạn đạo ân nhân hoan hỉ bổ chính những sai lầm thiếu sót để cuốn sách đuợc hoàn chỉnh hơn trong kỳ tái bản.

MÙA VU LAN PHẬT LỊCH 2543, 1999
Tỳ-Kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California

-ooOoo-

TIỂU SỬ ĐẠI-LÃO HÒA-THƯỢNG TIẾN SĨ K. SRI DHAMMANANDA MAHA NAYAKA THERA

Đại Lão Hòa-Thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda, Trưởng Lão Tăng Già Mã Lai Á, phục vụ Phật Giáo Mã Lai trên 42 năm trong các chức vụ như một vị lãnh đạo tinh thần, một học giả, một cố vấn và một thiện hữu. Ngài sanh ngày 18 Tháng Ba Năm 1919 tại làng Kirinde, tỉnh Matara phía nam Sri Lanka (Tích Lan).

Ngài khởi đầu việc học hành theo nền giáo dục thế tục khi Ngài được 7 tuổi và tuy còn nhỏ Ngài đã phát triển mối quan tâm đặc biệt đến Phật giáo. Được sự giúp đỡ của một người cậu là Sư Trưởng tại ngôi chùa địa phương và người mẹ tận tâm của Ngài, Ngài thọ Sa Di giới vào năm 12 tuổi. Ngài được đặt pháp danh là "Dhammananda" có nghĩa là "Người chứng nghiệm hạnh phúc qua Phật Pháp" .

Sau mười năm tu học chuyên về giáo lý Đức Phật, năm 26 tuổi Ngài tốt nghiệp văn bằng Ngôn Ngữ Học, Triết Lý, và Quy Tắc Pali Viện Đại Học Vidyalankara Pirivena.Ngài tốt nghiệp Cao Học Triết Lý Ấn Độ năm 1949 tại Viện Đại Học Beneres (Ba-Lã-Nại).Sau khi phục vụ 3 năm tại Sri Lanka, Ngài được tuyển chọn đi hoằng Pháp tại Mã Lai.

Vào các thập niên 50 và 60, Phật Giáo bị giới trí thức Trung Hoa tại Mã Lai coi rẻ và nghĩ rằng Đạo Phật chỉ là mê tín dị đoan. Qua Hội Truyền Bá Giáo Lý Phật Đà, Ngài đã phát hành các tài liệu, các loại sách về mọi phương diện của Phật Giáo và kết quả một số đông đã nhận thức được giáo lý chân chính của Đức Phật. Ngài đã phát hành các cuốn sách rất phổ thông như "Người Phật Tử Tin Gì", "Làm Thế Nào Để Sống Khỏi Sợ Hãi và Lo Lắng", "Hạnh Phúc Lứa Đôi", "Nhân Loại Tiến Về Đâu" và "Thiền Định - Con Đường Duy nhất".

Tuy không phải là một nhà truyền giáo hùng biện, nhưng Ngài đã thành công cảm hóa tư tưởng của cả giới thanh niên lẫn trí thức với một lối trình bầy Giáo Pháp của Đức Phật một cách rõ ràng, đơn giản và khoa học. Ngài nhận được các Văn Bằng Tiến Sĩ Danh Dự của nhiều Đại Học trên thế giới và được vua Mã Lai ân thưởng tước vị Johan Setia Mahkota. Ngài cũng có, như Đức Phật mô tả, Bẩy Đức hạnh cao quý của một Đại nhân trong Kinh Sakha Sutta (A.N. 4:31):

- Ngài là người đáng yêu, đáng kính trọng, học thức, là một cố vấn, một người nhẫn nại chịu nghe, thâm trầm trong đàm luận, và không bao giờ cổ xúy một cách vô căn cứ.

BENNY LIOW WOON KHIN

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

Xem nguyên tác Anh ngữ: Human Life and Problems

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thích Tâm Quang, chùa Tam Bảo, California
đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, 11-20001)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 15-11-2001