BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Trong
45 năm truyền Ðạo, Ðức Phật đã giảng dạy biết bao nhiêu điều quý báu. Giáo
lý của Ngài đã được truyền tụng khắp Ðông Phương trên 20 thế kỷ, bây giờ
càng ngày càng lan rộng mạnh mẽ sang Tây Phương. Ngay sinh thời của Ðức
Phật, các môn đệ của Ngài đã nghĩ tới việc ghi lại những lời thuyết giảng
đó. Ý nguyện này đã trở thành thực tế vài tháng sau khi Ðức Phật nhập Niết
Bàn. Giáo lý của Ngài được chia thành Tam Tạng (Ti-Pitaka): Giới Tạng
(Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka) và Luận Tạng (Abhidhamma
Pitaka).
Cũng trong thời gian Ðức Phật còn tại thế, những lời giảng của Ngài đã có một số người hiểu và giải thích một cách khác nhau. Những lời giảng dạy chân thật của Ðức Phật được trùng tụng và được đúc kết trong Kết Tập Hội. Sau lần kết tập thứ 3, toàn bộ Luận Tạng Pali được chính thức đúc kết, gồm 7 bộ, trong đó bộ Katha-Vatthu do Ngài Moggaliputta-Tissa (Pali), Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu soạn, dựa vào cái lời giảng của Ðức Phật. Luận Tạng PaliAbhidhamma Pitaka (Pali) - A Tỳ Ðàm Luận Tạng - luận về các vấn đề triết lý, tâm lý, đạo đức, siêu hình mà Ðức Phật nói trong các kinh. Kinh dùng ngôn ngữ thông thường (vocana vacana), Luận dùng ngôn ngữ của triết học (paramattha vacana), trừu tượng, khó hiểu. Hãy một thí dụ: "nuớc" là một chất lỏng, như nước uống. "Nước" là ngôn ngữ thông thường, vocana vaccana. Nhưng "H2O" là ngôn ngữ của nhà bác học trong phòng thí nghiệm, vocana paramattha. Ngôn ngữ trong kinh là vocana vaccana. Còn ngôn ngữ trong luận là vocana paramattha. Luận Tạng là cốt tủy của Phật Triết. Luận Tạng khó hiểu, rất trừu tượng và rất khô khan. Vì thế ít người chịu nghiên cứu. Ta lấy một thí dụ: người ta thích nhìn cái bàn, cái ghế, cái tủ,... hơn là "luận" về chất gỗ. "Gỗ" là Luận, cái bàn, ghế, tủ... là Kinh. Bơi thuyền trên mặt hồ rất thơ mộng, ai cũng ưa thích, nhưng ít ai muốn lặn sâu xuống đáy hồ để tìm kho báu vật. Bơi thuyền trên mật hồ là nghiên cứu Kinh, lặn xuống đáy hồ là đi tìm cái Luận. Rong chơi bên bờ rừng với hoa, lá muôn mầu bao giờ cũng thích thú hơn là băng qua một xa mạc nóng cháy. Trì tụng kinh với những ngôn ngữ mỹ miều thấy thích thú như dạo mát bên cánh rừng hơn là ngồi nghiên cứu, suy ngẫm bạc đầu về những triết lý cao thâm, vi diệu trong Luận Tạng. Vài học giả Tây Phương khi nghiên cứu Luận Tạng phải thốt ra câu "Luận Tạng là một thung lũng chứa đầy những đống xương khô" (valley of dry bones). Mỗi bộ kinh chỉ nói lên một phần của toàn bộ Phật Triết. Nghiên cứu Luận Tạng là đi tìm toàn diện cốt tủy triết lý cao thâm, vi diệu của Ðức Phật. Ðối với hầu hết những nhà nghiên cứu Phật học người Việt, Luận Tạng Pali là những bộ luận còn xa lạ. Hầu hết kinh sách viết về Phật Giáo của ta được dịch từ Hán tự . Kinh kiển Hán tự hầu hết dịch từ kinh kiển Sanskrit. A Tỳ Ðàm Luận và A Tỳ Ðạt Ma LuậnAbhidhamma Pitaka (A Tỳ Ðàm Luận Tạng) được đúc kết sau lần kết tập thứ 3. Nguyên bản viết bằng tiếng Pali được lưu trữ nguyên vẹn tại Tích Lan, như là một quốc bảo. Mahinda (con vua Asoka) và một số cao tăng mang Tam Tạng Kinh đến Tích Lan, được vua đón nhận. Mỗi buổi sáng trước khi bàn việc nước, vua đọc, rồi dịch Luận Tạng sang tiếng Tích Lan. Abhidhamma Pitaka (A Tỳ Ðàm Luận Tạng) gồm 7 cuốn:
Duyên khởi luận là trọng điểm của Phật Triết. Muốn tìm hiểu triết lý Phật Giáo không thể bỏ quên bộ luận này. Nói cách khác, một người muốn giỏi bất cứ thể nhạc nào, nhạc cụ nào (cổ điển, dân gian, dương cầm, vĩ cầm,... ) không thể không học nhạc lý. Bộ Patthana (Phát Thú Luận) là "nhạc lý"; 7 bộ luận là 7 nốt nhạc. Song song với 7 bộ luận Abhidhamma - A Tỳ Ðàm Luận, của phái Theravada (Thượng Tọa Bộ) viết bằng Pali (được công nhận sau 3 lần kết tập là những lời giảng dạy chân thật của Ðức Phật), phái Sarvastivada (Nhất Thiết Hữu Bộ hay Hữu Bộ) cũng đưa ra 7 bộ luận Abhidharma - A Tỳ Ðạt Ma Luận, viết bằng Sanskrit. Sau đây là bảng đối chiếu :
Bẩy bộ luận Abhidhamma (A Tỳ Ðàm Luận) còn lưu trữ nguyên vẹn bằng tiếng Pali; 7 bộ luận Abhidharma (A Tỳ Ðạt Ma Luận) được dịch từ Sanskrit sang Hán ngữ. Nguyên bản Sanskrit bị thất lạc, bản dịch sang Hán ngữ còn nguyên vẹn. So Sánh Luận Pali và Luận SanskritChúng tôi cần góp thêm những điểm sau đây cho những nhà nghiên cứ Phật học :
Câu Xá LuậnBộ Abhidharmakosha (A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá Luận) do Ngài Vasubandhu (Thế Thân, Thế Thiên) soạn tại Kashmir vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên. Ngài Vasubandhu (thế kỷ thứ 4 hay 5 sau công nguyên) căn cứ vào bộ Vaiblashika (tên chung của 2 bộ Mahaviblasha-Ðại Tỳ Bà Sa và Viblasha-Tỳ Bà Sa), bình giảng A Tỳ Ðạt Ma Luận, soạn ra bộ luận Abhidharmakosha - A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá của phái Sarvastivada - Nhất Thiết Hữu Bộ. Bộ luận này gồm 2 phần: phần đầu có 600 câu thơ (Abhidharmakosha-karika) và phần hai là phần bình giảng bằng văn xuôi (Abhidharmakosha-bhashya). Nguyên bản Sanskrit đã thất lạc, chỉ còn bản dịch sang Hán ngữ và Tạng ngữ . A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá Luận đánh dấu một giai đoạn chuyển tiếp tư tưởng từ Tiểu Thừa sang Ðại Thừa. Trong bộ luận này, Vasubandhu luận về Tam Giới (Triloka), Nghiệp (Karma), Tùy Miên (Anusaya), Giải Thoát Ðạo (Pudgala-Marga), Huệ (Jnana), Ðịnh (Samadhi). Về phần Việt ngữ có hai cuốn sách có giá trị viết về Câu Xá Luận:
Bình Giải Luận TạngMuốn hiểu rõ cái ý nghĩa thâm sâu của 7 bộ luận Pali, bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng không thể bỏ qua 7 tài liệu bình giải cho 7 bộ luận này.
Ngoài ra có bộ bình giảng vô cùng giá trị mà chúng tôi đề nghị các nhà nghiên cứu nên tham cứu thêm bộ Abhidhammattha-sangaha của ngài Anurudha, có 2 bản dịch sang Anh ngữ: (a) Compendium of Philosophy do The Pali Text Society xuất bản năm 1910, 1956, 1963, 1967, 1972 và 1979. (b) Comprehensive Manual of Abhidhamma do Buddhist Publication Society xuất bản năm 1993. Hai bản Anh ngữ có lối trình bày và chú giải khác nhau, nhưng đều có giá trị cao. Nếu đã đọc Abhidhamattha-sangaha không thể bỏ quên 2 bộ luận Visuddhimagga (Thanh Tịnh Ðạo) của Buddhaghosha (Phật âm) và Vimuttimagga (Giải Thoát Ðạo) của Upatissa. Ngoài ra Nyanatiloka Mahathera (thế danh là Anton Gueth - 1878-1957, gốc người Ðức) soạn cuốn A Guide Through The Abhidhamma-Pitaka, Buddhist Publication Society xuất bản năm 1938, 1957, 1971 và 1983, giúp rất nhiều cho những học giả Tây Phương trên đường nghiên cứu Phật Triết. Hầu hết những học giả Tây Phương, khi nghiên cứu Luận Tạng, không thấu triệt thuyết Nhân Duyên, vì thế tác giả thêm phần phụ chú về Nhân Duyên vào cuối sách, để giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ và không lầm lẫn. Tới đây, quý vị nào muốn nghiên cứu Luận Tạng Pali đã tạm có một số hành trang cần thiết để có thể bắt đầu đi tìm hiểu kho tàng triết học Tiểu Thừa, một kho tàng triết học, tâm lý học và đạo đức học vĩ đại nhất trong văn học Pali. Ngoài những sách chúng tôi vừa liệt kê và giới thiệu ở trên, Quý Vị có thể tìm đọc rất nhiều những bộ sách quý về Luận Tạng Pali, mà khuôn khổ bài báo giới hạn, nên chúng tôi thể đi thêm vào chi tiết những cuốn sách tham khảo khác. Kết LuậnPhật giáo đã được phát triển tại Ðông Phương từ trên 20 thế kỷ, nhưng trong vòng 200 năm vừa qua Tây Phương mới tìm hiểu và học hỏi Phật pháp. Mặc dù quá trình lịch sử phát triển Phật Giáo không cho thấy những cuộc đổ máu như đã thấy trong lịch sử phát triển Ki Tô giáo của Tây Phương trong những thế kỷ trước đây, nhưng người ta cũng thấy sự mâu thuẫn vềâ mặt tư tưởng của Tiểu Thừa và Ðại Thừa. Ðức Phật chủ trương đi tìm giải thoát trong hòa bình (arana) và tránh mâu thuẫn (rana), Ngài đưa ra Trung Ðạo, tiềm ẩn trong cả hai ý nghĩa lý thuyết và thực hành. Trung đạo nằm giữa những cực điểm: giữa thuyết tuyệt đối (absolutism) và thuyết hoài nghi (skepticism) về mặt học thuyết; giữa thuyết bất diệt (eternalism) và thuyết hư vô (nihilism) về mặt bản thể; giữa thuyết duy thực (realism) và thuyết duy danh (nominalism) về mặt ngôn ngữ. Ðọc bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Ðạo) của Buddhagosha (Phật âm) và Vimuttimagga (Giải Thoát Ðạo Luận) của Upatissa (Ưu Bà Tu Ðế) người ta cũng nhìn thấy con đường tu đạo cao siêu của Tiểu Thừa. Bộ Visuddhimagga được học giả Pe Maung dịch sang Anh ngữ, The Path of Purity, The Pali Text Society xuất bản năm 1923, 1929, 1931 và 1975; và cũng được Ngài Tỳ Kheo Nanamoli dịch sang Anh ngữ, The Path of Purification, Buddhist Publication Society xuất bản năm 1991. Bộ Vimuttimagga (Giải Thoát Ðạo) được các Ngài N.R.M. Ehera, Soma Thera và Kheminda Thera dịch sang Anh ngữ từ Hán ngữ (nguyên bản soạn bằng Pali), The Path of Freedom, Buddhist Publication Society xuất bản năm 1977 (ấn bản đầu tiên ra mắt lần đầu năm 1961 do một nhà xuất bản khác). Trong quá trình phát triển Phật Giáo trong 18 thế kỷ vừa qua, nước ta chưa có đầy đủ Tam Tạng Kinh như Tích Lan, Trung Hoa, Thái Lan, Miến Ðiện, Tây Tạng, Nhật Bản và Ðại Hàn. Phải chăng đây là một thiếu sót lớn lao trong văn học Phật Giáo VN. Trong thời gian Nhật Bản xâm lăng Cao Ly, quân Nhật cho đốt hủy toàn bộ Tam Tạng Kinh khắc vào những tấm gỗ đã được lưu trữ từ nhiều thế kỷ trong một ngôi cổ tự. Sau khi quân Nhật rút khỏi nước, một nhóm cao tăng hợp cùng với một tăng đoàn trẻ trung cho khắc lại Tam Tạng Kinh trên những tấm gỗ quý. Ban ngày các vị tăng trẻ lên rừng chặt cây, khênh về chùa, cưa thành từng tấm gỗ, rồi ban đêm, thầy trò cùng nhau khắc kinh. Trên 10 năm, toàn bộ Tam Tạng Kinh lại được khắc vào những tấm gỗ nhỏ lần thứ hai (trên 82 ngàn khối gỗ, trên 52 triệu chữ), cung kính xếp lên từng kệ sách. Tam Tạng Cao Ly - Koreana Ti-Pitaka hiện lưu trữ tại Haiensa (Hải yên Tự), được UNESCO tuyên bố là di sản văn hóa của nhân loại (World Cultural Heritage). Bộ Tam Tạng Kinh này bây giờ là quốc bảo của Dân Tộc Cao Ly, được bảo trì bởi 200 chuyên viên về môi sinh, tránh cho những khối gỗ này bị hư hại vì thời tiết. Phật Giáo truyền vào nước ta (khoảng năm 189) trước khi vào Cao Ly, Nhật Bản và trước rất xa Tây Tạng. Nước họ đã có bản dịch Tam Tạng Kinh. Hình như ta chưa viết thêm được một trang sử có ý nghĩa vào bộ sách Phật Giáo Sử Việt Nam. Nghiên cứu Luận Tạng Pali là trở về với cái tâm tủy của những lời Phật dạy để nắm vững được toàn bộ kho tàng triết học, tâm lý học, đạo đức học, siêu hình học, vũ trụ quan, nhân sinh quan và thuyết nhân duyên sinh khởi vạn pháp trong Phật Giáo Tiểu Thừa. Ðể cho độc giả thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu Luận Tạng, chúng tôi xin ví việc nghiên cứu hay trì tụng một hay hai bộ kinh nào đó như chúng ta học hát một hay hai bản nhạc qua karaoke, còn nghiên cứu Luận Tạng là học nhạc lý. Ðối với hầu hết nhà nghiên cứu Phật học Việt Nam, Câu Xá Luận, do Vasubandhu soạn, là bộ luận rất quen thuộc. Tuy nhiên Câu Xá Luận dịch từ Sanskrit. Bộ luận này dựa vào hai bộ Tỳ Bà Sa và Ðại Tỳ Bà Sa. Mà hai bộ này chỉ là hai bộ chú giải của bộ luận thứ 7 trong A Tỳ Ðạt Ma Luận Tạng (Abhidharma Pitaka): Jnana-Prasthana. Chúng tôi vọng sẽ trở lại bộ luận này trong một hoàn cảnh khác để chia sẻ với độc giả một số kiến thức non nớt của chúng tôi trong việc nghiên cứu chuyên biệt về Luận Tạng A Tỳ Ðàm (Abhidhamma) và A Tỳ Ðạt Ma (Abhidharma), và những so sánh giữa Phật triết và triết học Tây Phương.
Hoàng Hà Thanh -ooOoo- |
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 10-09-2003