BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode VU Times or CN-Times font |
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVÀDA VI DIỆU PHÁP BAN HOẰNG PHÁP |
Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times hay CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli. |
BÀI 17. SỰ PHỐI HỢP GIỮA TÂM VÀ CÁC SỞ HỮU TÂM A- Tâm và sở hữu tâm Tâm thức, như đã nói, không phải là một cá thể đơn thuần mà là một đơn vị tổng hợp. Một tâm thức sanh khởi lên chắc chắn phải có những thành phần phụ thuộc. Những thành phần phụ thuộc này được gọi là sở hữu tâm (Cetasika). Tất cả tâm khi khởi lên đều chỉ có một nhiệm vụ là "biết cảnh", nhưng được phân chia làm nhiều loại vì chúng có những đặc tính khác biệt nhau. Ðặc tính khác biệt ấy là do Śở Hữu Tâm" gây nên, như cũng đồng biết cảnh mà sự biết cảnh nầy có đặc tánh ham muốn, sự biết cảnh kia có đặc tánh khó chịu, ... Như vậy, để nhận rõ và phân định từng trạng thái của các thứ tâm cũng như những điểm dị đồng của các loại tâm thức chúng ta cần phải biết rõ về những sở hữu phối hợp tương ưng đồng sanh với tâm. I. Tâm Bất Thiện Hợp Ðồng 1) Tâm Tham : tính chung 8 tâm tham có tất cả là 22 sở hữu:13 sở hữu tợ tha. Những tâm Tham thọ Xã không có sở hữu Hỷ xuất hiện. Những tâm Tham hợp Tà không có sỡ hữu Ngã Mạn xuất hiện. Những tâm Tham Ly Tà không có sở hữu Tà Kiến xuất hiện. Những tâm Tham Vô Trợ không có 2 sở hữu Hôn Trầm và Thụy Miên xuất hiện. 2) Tâm Sân: tính chung có 22 sở hữu đồng sanh hòa hợp là: 12 sở hữu tợ tha (trừ Hỷ) Tâm Sân Vô Trợ không có sở hữu Hôn phần. 3 sở hữu Tật, Lận và Hối không thể khởi lên cùng lúc nên tâm Sân được chia ra làm 6 trường hợp như sau: Tâm Sân có "Tật" vô trợ. Tâm Sân có "Lận" hữu trợ. 3) Tâm Si: Tính chung có 16 sở hữu phối hợp là 11 sở hữu tợ tha (trừ Hỷ và Dục) Tâm Si hợp Hoài Nghi không thể có sở hữu Thắng Giải. Tâm Si hợp Phóng Dật không thể có sở hữu Hoài Nghi. II. Tâm Vô Nhân Hợp Ðồng Tổng cộng ở tâm vô nhân chỉ có 12 sở hữu tợ tha phối hợp theo 5 trường hợp sau: Ngũ song thức chỉ có 7 sở hữu biến hành xuất hiện. Tâm Khán Ngũ Môn, 2 tâm Tiếp Thu, 2 tâm Quan Sát thọ Xã có 10 sở hữu xuất hiện (trừ Cần, Hỷ, Dục). Tâm Khán Ý Môn, có 11 sở hữu xuất hiện (trừ Hỷ, Dục). Tâm Quan Sát thọ Hỷ có 11 sở hữu xuất hiện (trừ Cần và Dục). Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu có 12 sở hữu (trừ Dục). III. Tâm Dục Giới Tịnh Hảo Hợp Ðồng Tâm Dục Giới có 38 sở hữu phối hợp là: 13 sở hữu tợ tha 25 sở hữu tịnh hảo: Tín, Niệm, Tàm, Úy, Vô Tham, Vô Sân, Hành Xã, Tịnh Thân, Tịnh Tâm, Khinh Thân, Khinh Tâm, Nhu Thân, Nhu Tâm, Thích Thân, Thích Tâm, Thuần Thân, Thuần Tâm, Chánh Thân, Chánh Tâm, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Bi, Tùy Hỷ và Trí Tuệ. Những tâm thọ Xã sẽ không có sở hữu Hỷ xuất hiện. Những tâm Ly Trí sẽ không có sở hữu Trí Tuệ xuất hiện. 3 Sở Hữu Giới Phần và 2 Sở Hữu Vô Lượng Phần khởi lên riêng biệt và tùy lúc (không bao giờ có 2 trong 5 sở hữu tâm này đồng khởi) nên tuy nói là có 38 sở hữu mà thật ra chỉ có 34 Sở Hữu đồng khởi trong các tâm Thiện hợp trí mà thôi. 3 Sở Hữu Giới Phần và 2 Sở Hữu Vô Lượng Phầøn không có mặt trong các tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo nên tâm Quả hợp trí chỉ có 33 Sở Hữu xuất hiện. 3 Sở Hữu Giới Phần không có mặt trong tâm vị A-La-Hán. Vì thế nên tâm Duy Tác Dục Giới Tịnh Hảo hợp trí chỉ có 35 Sở Hữu tâm phối hợp mà thôi. IV. Tâm Ðáo Ðại Hợp Ðồng Tâm Ðáo Ðại gồm có 35 sở hữu tâm hợp lại là: 13 Sở Hữu tợ tha Tâm sơ thiền có 35 Sở Hữu phối hợp. Tâm nhị thiền có 34 Sở Hữu (trừ Tầm) phối hợp. Tâm tam thiền có 33 Sở Hữu (trừ Tứ) phối hợp. Tâm tứ thiền có 32 Sở Hữu (trừ Hỷ) phối hợp. Tâm ngũ thiền có 30 Sở Hữu (trừ 2 Sở Hữu vô lượng phần) phối hợp. V. Tâm Siêu Thế Hợp Ðồng Gồm 36 Sở Hữu đồng sanh hòa hợp là: 13 Sở Hữu tợ tha. Tâm Sơ thiền có 36 Sở Hữu phối hợp. Tâm Nhị thiền có 35 Sở Hữu (trừ Tầm) phối hợp. Tâm Tam thiền có 34 Sở Hữu (trừ Tứ) phối hợp. Tâm Tứ thiền có 33 Sở Hữu (trừ Hỷ) phối hợp. Tâm Ngũ thiền có 33 Sở Hữu phối hợp. B- Sở hữu tâm và tâm Sở hữu tợ tha Sở Hữu biến hành gồm 7 Sở Hữu có mặt trong 121 tâm. Sở Hữu Tầm có mặt trong 55 tâm: 44 tâm Dục giới (trừ ngũ song thức) và 11 tâm Sơ thiền. Sở Hữu Tứ có mặt trong 66 tâm: 44 tâm Dục giới ( trừ ngũ song thức), 11 tâm Sơ thiền và 11 tâm Nhị thiền. Sở Hữu Thắng Giải có mặt trong 110 tâm (trừ ngũ song thức và tâm Si hợp Hoài nghi). Sở hữu Cần có mặt trong 105 tâm (trừ 16 tâm Vô Nhân: ngũ song thức + 2 tâm tiếp thu + 3 tâm quan sát + 1 tâm Khán ngũ môn). Sở hữu Hỷ có mặt trong 51 tâm: 4 tâm Tham thọ Hỷ + 2 tâm Vô Nhân thọ Hỷ + 12 tâm Dục Giới Tịnh Hảo thọ Hỷ + 11 tâm Sơ thiền + 11 tâm Nhị thiền + 11 tâm Tam thiền. Sở hữu Dục có mặt trong 101 tâm (trừ 2 tâm Si và 18 tâm Vô Nhân). Sở hữu bất thiện Sở hữu Si phần có mặt trong 12 tâm bất thiện. Sở hữu Tham có mặt trong 8 tâm tham. Sở hữu Tà Kiến có mặt trong 4 tâm tham hợp tà. Sở hữu Ngã Mạn có mặt trong 4 tâm tham ly tà. Sở hữu Sân có mặt trong 2 tâm sân. Sở hữu Tật Sở hữu Lận Sở hữu Hối (3 sở hữu Tật, Lận, Hối này bất định và xuất hiện đơn độc) Sở hữu Hôn phần có mặt trong 5 tâm bất thiện hữu trợ. Sở hữu Hoài nghi có mặt trong tâm si hợp nghi. Sở hữu Tịnh Hảo Sở hữu tịnh hảo biến hành gồm 19 sở hữu có mặt trong 91 tâm (trừ 30 tâm dục giới vô tịnh hảo). Sở hữu giới phần có mặt trong 48 tâm (8 tâm thiện dục giới và 40 tâm siêu thế). Sở hữu vô lượng phần có mặt trong 28 tâm (8 tâm đại thiện dục giới tịnh hảo, 8 tâm duy tác dục giới tịnh hảo và 12 tâm thiền sắc giới thọ hỷ). Sở hữu Trí Tuệ có mặt trong 79 tâm (12 tâm dục giới tịnh hảo hợp trí, 27 tâm đáo đại và 40 tâm siêu thế). C- Sở Hữu Nhất Ðịnh và Bất Ðịnh. Sở hữu Bất Ðịnh : Là những sở hữu được quy định phối hợp với một số tâm nào đó nhưng có tánh cách bất định chứ không nhất thiết là phải có (khi có, khi không). Sở hữu bất định gồm 11 sở hữu: Ngã Mạn, Tật, Lận, Hối, 3 sở hữu giới phần, 2 sở hữu vô lượng phần và 2 sở hữu hôn phần (Hôn Trầm và Thụy Miên luôn luôn đồng khởi, các sở hữu kia khởi lên riêng biệt).Sở hữu Nhất Ðịnh: là những sở hữu luôn luôn xuất hiện ở những tâm đã được quy định sẵn. Gồm có 41 sở hữu (ngoại trừ những sở hữu đã nói ở trên). -ooOoo-
Ðầu trang |
Mục lục
| 01
| 02
| 03
| 04
| 05
| 06
| 07
| 08
| 09 |
Chân thành cám ơn Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 10-2002).
[Trở
về trang Thư Mục]
updated: 24-08-2003