BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
Chương 14 Chức năng của Tâm Ðổng Lực-ooOoo- Khi chúng ta thấy nghe, ngửi, nếm, đụng qua thân căn hoặc qua ý môn, không phải chỉ có một tâm biết cảnh qua căn môn thích hợp mà còn có cả một tiến trình tâm. Sắc pháp tiếp xúc với một trong các căn do một tiến trình tâm nhận biết. khi tiến trình căn môn đó chấm dứt, cảnh do tâm phát sanh trong tiến trình y ý môn nhận biết. Trong tiến trình căn môn và ý môn tâm sanh diệt liên tục. Chúng ta không thể biết rằng trong cả hai tiến trình căn môn và ý môn có tâm thiện hoặc tâm bất thiện phát sanh. Vì vô minh chúng ta không biết rõ những tâm khác nhau và không nhận thức những phiền não vi tế hơn của chúng ta. Trong tiến trình căn môn, cảnh được biết đầu tiên do tâm mà nó không phải là tâm thiện hoặc tâm bất thiện; nó được biết do tâm tố hoặc tâm quả. Tâm khán ngũ môn là một tâm tố vô nhân. Nó được nối tiếp bởi một trong những tâm ngũ song thức và tâm này là tâm quả vô nhân. Sau đó có hơn hai tâm quả vô nhân: tâm tiếp thu tiếp nhận cảnh và tâm quan sát điều tra cảnh. Tâm quan sát được nối tiếp bởi tâm phán đoán mà nó là một tâm tố vô nhân. Tâm phán đoán xác định cảnh và sau đó tiếp nối bởi tâm thiện và tâm bất thiện. Trường hợp những vị A la hán không có tâm thiện và tâm bất thiện tiếp nối tâm phân đoán nhưng là tâm tố. Khi tiến trình tâm căn môn diệt, tiến trình tâm ý môn biết cảnh. Ðầu tiên có tâm hộ kiếp và sau đó tâm khán ý môn phát sanh mà nó có chức năng hướng đến cảnh xuyên qua ý môn. Tâm khán ý môn được tâm bất thiện và tâm thiện nối tiếp trong trường hợp người đó không phải là vị A la hán. Tâm khán ý môn không phải là tâm thiện hoặc tâm bất thiện, nó là tâm tố vô nhân. Bởi vì tâm sanh diệt nhanh chóng nên chúng ta biết những tâm phát sanh khác nhau thì không dễ dàng. Thậm chí đôi khi chúng ta không thể biết lúc nào chúng ta có tâm thiện hoặc tâm bất thiện. Ví dụ, sau khi thấy, chúng ta không thể nhận thức được lúc nào chúng ta có sự tham đắm cảnh, lúc nào có sân hận với nó hoặc khi nào có vô minh. Nếu học Giáo pháp, chúng ta sẽ biết được về tâm của chúng ta một cách chi tiết và cũng hiểu những phiền não vi tế của chúng ta hơn. Vô minh trong tâm bất thiện của chúng ta thì nguy hiểm. Nếu không biết lúc nào có tâm bất thiện thì chúng ta sẽ tiếp tục huân tập việc bất thiện. Tâm thiện hoặc tâm bất thiện phát sanh thì chúng thực hiện một chức năng: chúng thực hiện chức năng đổng lực [1]. Trong tiến trình căn môn, tâm phán đoán đã xác định cảnh khi đổng lực tâm phát sanh. Như vậy tâm thiện hoặc tâm bất thiện theo sau chỉ có chức năng của chúng thì biết cảnh. Không chỉ có một sát na tâm thực hiện chức năng đổng lực, mà thường có bảy sát na tâm liên tục thực hiện chức năng này. Như chúng ta xem (trong chương 12) một đơn vị sắc pháp, một cảnh trần do tâm nhận biết trong một tiến trình, bằng 16 hoặc 17 lần đơn vị danh pháp. Những con số này nên biết như là một khái niệm so sánh. Trong tiến trình tâm, khoảng thời gian tồn tại của đổng lực chiếm bảy sát na tâm. Vì tâm sanh diệt rất nhanh chóng chúng ta không thể đếm được bảy sát na tâm này, tất cả chúng diễn ra như một ánh chớp. Những tâm đổng lực phát sanh trong một tiến trình là một sự tiếp nối của bảy tâm cùng loại. Nếu tâm đổng lực đầu tiên là tâm thiện thì sự tiếp nối sáu sát na tâm cũng là tâm thiện; nếu tâm đổng lực đầu tiên là tâm bất thiện thì sự tiếp nối sáu sát na tâm cũng là tâm bất thiện. Chúng ta phải biết khi nào đổng lực tâm là tâm bất thiện có căn tham, sân, si, hoặc khi chúng là tâm thiện chăng? Hầu hết mọi lúc, chúng ta bị vô minh, ngay cả tâm đổng lực. Có 55 loại tâm có thể thực hiện chức năng đổng lực. Trong đó có 12 tâm bất thiện thực hiện chức năng đổng lực: 8 tâm tham căn, 2 tâm sân căn và 2 tâm si căn [2]. Có 8 tâm thiện dục giới [3] được gọi là tâm đại thiện chúng thực hiện chức năng đổng lực. Ðối với bậc A la hán có 8 tâm đại tố ( tâm tố không phải là tâm vô nhân nhưng câu hành với nhân tịnh hảo) thực hiện chức năng đổng lực Vị A la hán có tâm đại tố thay vì tâm địa thiện bởi vì các ngài không còn tạo bất cứ loại nghiệp nào. Tâm đại tố là tâm dục giới; chúng không phải là tâm thiền hoặc tâm siêu thế. Chư vị A la hán cũng có tâm dục giới; các ngài thấy, nghe hoặc suy nghĩ các cảnh đã biết xuyên qua các căn. Tuy nhiên, Các ngài không có tâm thiện hoặc tâm bất thiện phát sanh đối với những gì các ngài đã thấy. Ðối với các bậc A la hán cũng có tâm tố vô nhân thực hiện chức năng đổng lực mà có thể phát sanh khi các ngài mĩm cười: được gọi là Tiếu sinh tâm. Người đạt được thiền sắc giới có thể có 5 loại tâm thiện sắc giới để thực hiện chức năng đổng lực vì có 5 tầng thiền sắc giới. Chư vị A la hán đạt được thiền sắc giới có thể có 5 loại tâm tố sắc giới để thực hiện chức năng đổng lực. Ðối với người nào đạt được thiền vô sắc có thể có 4 loại tâm thiện vô sắc để thực hiện chức năng đổng lực, vì có 4 tầng thiền vô sắc. Chư vị A la hán chứng được thiền vô sắc có thể có 4 loại tâm tố vô sắc để thực hiện chức năng đổng lực. Người chứng ngộ Níp bàn có những tâm siêu thế. Có 4 bậc thánh và mỗi bậc thánh này có tâm thiện siêu thế hoặc tâm đạo (Maggacitta) và tâm quả siêu thế. Như vậy có 4 bậc thánh và 4 đôi tâm tâm siêu thế: 4 tâm đạo và 4 tâm quả [4]. Tâm đạo siêu thế trổ quả ngay lập tức trong cùng những tiến trình tâm. Tâm đạo thực hiện chức năng đổng lực biết cảnh Níp bàn và tâm quả cũng thực hiện chức năng đổng lực. Tâm quả thì khác với tâm quả siêu thế không thể thực hiện chức năng đổng lực. Như vây có tất cả 8 tâm siêu thế thực hiện chức năng đổng lực. Tất cả có 55 tâm thực hiện chức năng đổng lực. Chúng được tóm tắt như sau:
Thật là hữu ích để biết rằng khi nào tâm bất thiện phát sanh do cảnh, không chỉ đơn thuần một tâm bất thiện mà còn có bảy tâm bất thiện phát sanh trong một tiến trình và tiến trình tâm này có thể theo sau bởi những tiến trình khác cùng với những đổng lực tâm bất thiện. Mỗi khi chúng ta không thích điều gì thì có những tiến trình tâm biết cảnh, và trong mỗi tiến trình này có bảy đổng lực tâm bất thiện. Vô số tâm bất thiện có thể phát sanh do bởi điều gì chúng ta không thích hoặc bị dính mắc. Tâm bất thiện phát sanh không ai có thể ngăn chận được; ngay khi tâm phân đoán trong tiến trình căn môn đã xác định cảnh, tâm này được nối tiếp bởi tâm bất thiện, và sau khi tâm khán ý môn đã hướng đến cảnh trong tiến trình ý môn, tâm này được nối tiếp bởi tâm bất thiện. Trong tiến trình tiếp diễn thích hợp như vậy những tâm phát sanh. Khi tâm đổng lực đầu tiên đã phát sanh nó phải được tiếp nối bởi những tâm đổng lực theo sau. Tâm đổng lực thứ nhất làm duyên cho tâm đổng lực thứ hai và tâm này trở lại làm duyên cho tâm theo sau; mỗi tâm đổng lực theo sau được làm duyên do tâm đổng lực đi trước. Tiến trình tâm đổng lực thiện và tiến trình tâm đổng lực bất thiện có thể phát sanh rất ngắn lần lượt cái này sang cái nọ. Ví dụ, người ta tác ý cúng dường thực phẩm đến chư Tỳ khưu. Tuy nhiên, khi mua những thành phần thực phẩm để cúng dường thì họ thấy giá cả cao quá. Lúc đó họ có tâm bỏn xẻn và sau đó tâm đổng lực là những tâm bất thiện. Như vậy chúng ta thấy rằng phiền não phát sanh bất cứ lúc nào khi có điều kiện, thậm chí người ta có tác ý làm việc thiện. Trong thời gian tâm đổng lực phát sanh chúng ta có thể tạo việc thiện hoặc bất thiện. Không ai có thể kiểm soát tâm đổng lực, nhưng biết những điều kiện cho việc thiện sẽ giúp ích cho chúng ta có những tâm thiện. Vì lòng từ bi, Ðức Phật dạy cho chúng sanh con đường để làm giảm thiểu tâm bất thiện. Ngài khuyến khích mọi người thực hiện tất cả tâm thiện, bất kể là bố thí, trì giới hoặc tham thiền. Ngài dạy phát huy trí tuệ để đoạn trừ tất cả loại tâm bất thiện. Trí tuệ có nhiều mức độ khác nhau. Nếu chúng ta hiểu tâm thiện và tâm bất thiện là gì, lúc đó có trí tuệ, nhưng mức độ trí tuệ này không thể đoạn trừ tâm bất thiện. Khi trí tuệ chưa được phát huy đến tận cùng của tuệ giác, chánh kiến thấy những sự thật rõ ràng, vẫn có một ý niệm về bản ngã mà con người phát huy tâm thiện và xa lánh ác nghiệp. Chừng nào còn ý niệm về bản ngã thì phiền não của chúng ta chưa được đoạn trừ. Ai chưa phải là bậc thánh phải gìn giữ 5 giới, nhưng sự khác nhau giữa vị này và bậc thánh Tu đà huờn là bậc thánh Tu đà huờn không còn phạm ngũ giới. Người không phải là bậc thánh Tu đà huờn có thể phạm 5 giới khi có điều kiện, nhưng bậc thánh Tu đà huờn có điều kiện nhưng các ngài vẫn không phạm giới. Xa hơn nữa, bậc thánh Tu đà huờn giữ giới nhưng không còn giới cấm thủ, bởi vì các ngài đã đoạn trừ tà kiến ngủ ngầm. Do đó giới các ngài thanh tịnh hơn. Các ngài trên con đường dẫn đến đoạn trừ phiền não. Khi chúng ta chưa nhận thức về pháp chân đế, chúng ta chấp cảnh và cho nó là bản ngã. Khi trí tuệ nhận thức được cảnh mà cảnh được biết như là danh và sắc, tứ đại không có tồn tại và chúng là bản ngã rổng không, như vậy chúng ít có cơ hội cho đổng lực tâm phát sanh. Trong Thanh tịnh đạo (I, 55), chúng t a xem Trưởng lão Mahàtissa:
Trưởng lão Mahàtissa không chú ý cảnh tượng mà ngài thấy, không chấp tướng chung tướng riêng. Ngài nhận thức rằng khi ngài quán tưởng 'thân bất tịnh" xương răng của người nữ và ngài không chấp điều ngài quán tưởng cho là' bản ngã. "Quán tưởng thân bất tịnh để nhắc nhở chúng ta không chấp thân là bản ngã để nhận biết hiện tượng thân như là sắc pháp, chúng không tồn tại. Trưởng lão Mahàtissa thấy các pháp rõ ràng; ngay lúc đó trí tuệ phát sanh và đoạn trừ tất cả phiền não. Có vô số tâm đổng lực phát sanh trong một ngày với tham sân si, và do đó chúng ta không nên phóng dật. Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Salàyatana vagga, tương ưng xứ, 50 thứ hai, chương v, 97, sống phóng dật):
CÂU HỎI:
Chú thích: [1] Ðổng lực đôi khi được dịch là thôi thúc hoặc tổng giác. [2] Xem chương 4, 6 và 7. [3] Tâm dục giới không phải là tâm thiền hoặc không phải là tâm siêu thế. Những chi tiết chúng ta sẽ xem trong chương 19. [4] Tâm siêu thế sẽ được giải thích trong chương 23 và 24. -ooOoo- Trang trước | Mục lục | Ðầu trang | Trang kế |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh, Chùa Kỳ Viên, Quận 3, Sài Gòn,
đã gửi tặng phiên bản vi tính. (Bình Anson, 05-2001)
update: 01-05-2001