BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
Triết
lý về Nghiệp
Hoà thượng Hộ Tông
Thiên II-ooOoo- CHỨNG CỚ HIỂN NHIÊN CỦA NGHIỆP1. Kamma.m satte vibhajati yadida.m hinappa.nittaaya Nghiệp hằng phân hạng chúng sinh tức là chia ra nhiều loại thấp hèn và cao sang (khác nhau). 2. Yaidsa.m vapate
biijam Người gieo giống nào, hằng thụ quả ấy, người tạo nghiệp lành được quả vui, kẻ hành nghiệp dữ hằng chịu quả khổ. 3.
Sace pubbe katahetu Người thụ vui hay khổ, do phúc hoặc tội đã làm từ trước là nhân, người ấy được gọi là mãn tội cũ như trả nợ vậy. 4. Abhittharehta
kalyaane Người phải gấp tận tụy với việc lành, nên phòng ngừa tâm khỏi nghiệp ác, vì người lâu làm lành, thì tâm sẽ ưa thích trong việc dữ. 5. Paapa~nce puriso
kayiraa Nếu người làm tội thì không nên làm nhiều lượt, không nên ưa thích trong tội ấy, vì sự chứa tội là nhân cho quả khổ. 6. Pu~n~nance puriso
Kayiraa Nếu người tạo phước thì nên tạo phước ấy thường thường, nên có tâm ưa thích trong phước ấy, vì sự vui thích phước là nhân cho quả vui. 7. Paapopi Passati
bhadram Người làm quấy thường thấy quấy là phải, cho đến khi cái quấy chưa có đâm mộng, nhưng khi cái quấy sanh quả thì họ mới thấy quấy là xấu xa. 8. Bhadropi passati
paapam Người làm lành, hay thấy nghiệp lành là xấu, cho đến khi nghiệp lành chưa có nảy quả, nhưng tới lúc nghiệp lành cho quả, họ sẽ thấy nghiệp lành là tốt đẹp. 9. Maavama~n~netha
paapassa Người không nên khinh suất rằng: tội chút ít sẽ không đến, cái nồi chứa đầy nước mưa nhỏ xuống từng giọt thế nào, kẻ si mê khi tích tội, dù từng tí, hằng đầy nước tội được như thế. 10.
Maavama~n~netha pu~n~nassa Người không nên
khinh thường rằng: phước chút ít sẽ không đến, cái nồi
trữ đầy nước mưa nhỏ xuống từng giọt thế nào, bậc có
trí tuệ chứa phước mỗi khi một ít, cũng hằng phước được
như vậy. 11.
Vaanijova bhayam maggam Người nên tránh khỏi nghiệp ác như thương nhân( [1] ) có nhiều của, nhưng ít đoàn người, lánh đường đáng sợ và như kẻ mong sống ngừa độc dược vậy. 12. Paanimhi ce vano
naassa Nếu bàn tay không có vết thương thì người cầm độc dược bằng tay được, vì độc dược không thấm vào tay, thế nào tội hằng không có đến người không làm như vậy. 13. Yo appadutthassa
narassa dussati Kẻ
nào hại người không trả nủa(
[2]
)
là người trong sạch, như gò đất, thì tội hằng trở hại
kẻ ấy, là người si mê, như bụi bặm mà họ đổ trên gió
vậy. 14.
Gabbhameke upapajjanti niraya.m Có người sinh trong thai bào: kẻ có nghiệp xấu hằng sa địa ngục, người có nghiệp lành là nhân đến nhàn cảnh, hằng lên cõi trời; bậc vô lậu phiền não ([3]) thường nhập Niết bàn. 15.
Ma antalikkhe na samuddamajjhe Người tạo nghiệp
dữ, trốn trong hư không cũng chẳng khỏi nghiệp dữ, lánh
trong giữa biển cũng chẳng khỏi, ẩn mình trong kẹt núi cũng
chẳng thoát nghiệp ác đâu. Người nương ngụ trên địa
cầu không bao giờ thoát ly được nghiệp dữ. 16.
Ma antalikkhe na samuddamajjhe Người
ngồi giữa trời, vào đến giữa bể, ẩn mình trong kẹt núi
cũng chẳng khỏi. Sự chết không đàn áp người trú ngụ trên
địa cầu chẳng có đâu. 17.
Sukhakaamaani bhaataani Chúng sanh đã sinh ra
là những người cầu được vui; kẻ nào mong tìm hạnh phúc
cho mình, nhưng làm hại kẻ khác bằng khúc cây v.v.; kẻ ấy
chết rồi hằng chẳng được vui. 18.
Sukhakaamaani bhuataani Chúng sanh đã sinh ra
là người mong được vui, kẻ nào tìm hạnh phúc cho mình, không
làm hại người bằng khúc cây, kẻ ấy tạ thế rồi thường
được vui. 19.
Atha paapaani kammaani Kẻ si mê tạo
những nghiệp ác, thường không biết mình, người kém trí
tuệ, hằng nóng nảy như bị lửa thiêu vì nghiệp của chính
mình đã làm. 20.
Yo da.ndena adandesu Kẻ nào làm hại những người không trả nủa bằng thế lực, thì hằng bị một trong mười biến cố lớn là: 1-
Bị cực kỳ khổ sở, Người kém trí tuệ sau khi chết hằng sa địa ngục. 21.
Manopubba'ngamaa dhammaa Các pháp có tâm là hướng đạo; có tâm là chủ, thành tựu do tâm. Nếu người có tâm ác, dù nói hoặc làm, sự khổ hằng theo họ như bánh xe xoay tròn theo dấu chân bò mang ách đi vậy. 22.
Manopuba'ngamaa dhammaa Các pháp có tâm là hướng đạo; có tâm là chủ, thành tựu do tâm, nếu người có tâm trong sáng, dù nói hay làm, sự vui hằng theo họ, như bóng tùy hình. 23.
Idha socati pecca socati Người hay làm tội hằng đau khổ trong đời này; thác rồi càng đau khổ trong hai cõi, vì họ thấy nghiệp xấu của chính mình rồi đau khổ rên rỉ. 24.
Idha modati pecca modati Người đã làm phước, hoan hỉ trong cõi này, chết rồi cũng hằng vui thích, vui thích trong cả hai cõi; vì họ thấy tâm trong sạch của chính mình, rồi hằøng hân hoan khoái lạc. 25.
Sukaraani asaadhuuni Nghiệp không tốt và
không hữu ích đến mình thì dễ làm được, nghiệp lành và
có lợi ích thì rất khó làm. 26.
Sukaram saadhunaa saadhu Nghiệp lành, người
lành dễ làm; nghiệp lành kẻ ác khó làm; kẻ dữ dễ làm
nghiệp ác; các bậc thánh nhân chẳng làm nghiệp dữ đâu. 27.
Idha tappati pecca tappati Người hay làm tội,
hằng than van trong đời này, thác rồi phải chịu rên rĩ;
họ thường phiền muộn trong cả hai cõi, hằng than van rằng:
ta đã tạo nghiệp ác nên phải đến cảnh khổ, rồi càng ưu
phiền than thở. 28.
Idha nandati pecca nandati Người được phước
hằng vui vẻ trong cõi này, chết rồi cũng thường vui vẻ.
Họ sung sướng trong cả hai cõi, họ hằng sung sướng rằng:
ta đã tạo phước để dành nên đi đến nhàn cảnh, rồi càng
thêm thỏa mãn. 29.
Yathaapi puppharaasimhaa Người thợ làm tràng
bông, trang hoàng vòng hoa bằng nhiều thứ hoa, thế nào người
đã sinh ra trong đời nên làm lành cho nhiều như vậy. 30.
Eva~nce sattaa jaaneyyun Chúng sanh phải
hiểu rằng: "sự tồn tại" là khổ, như thế họ không
nên sát sinh, vì người sát sinh hằng rên siết. 31.
Caranti baalaadummedhaa Những kẻ si mê có
trí thức thấp hèn, có ác tâm làm nghiệp dữ, sẽ chịu
quả chua cay. 32.
Na tam kammam katam saadhun Người làm nghiệp nào rồi, sau hằng rên siết là kẻ có mặt ẩm ướt bằng nước mắt, khóc la, chịu quả của nghiệp nào, nghiệp ấy họ đã tạo rồi là nghiệp không tốt đâu. 33.
Ta~nca kammam kaatam sadhu Kẻ đã tạo nghiệp nào mà sau rồi không than van, là người có thiện tâm hằng thụ quả của nghiệp mà họ đã làm, là nghiệp lành. 34.
Madhuvaa ma~n~ntai baalo Kẻ si mê thường nhận tội như mật ong cho đến khi tội chưa cho quả, đến lúc thụ quả kẻ si mê hằng chịu khổ. 35.
Na hi papa'm katam kammam Nghiệp dữ mà người đã làm chưa cho quả, như sữa trong khi đang vắt chưa biến chất, thế nào, nghiệp ác hằng theo thiêu đốt kẻ si mê như lửa bị tro che lấp. 36.
Kammunaa vattati loke Chúng sinh hằng thực tiễn theo nghiệp là huyết thống như trục bánh xe đang xoay vậy. Người sẽ là bậc cao quí do bốn nghiệp là: 1. Tapa: Chuyên cần diệt điều ác. Đây là bốn nghiệp lành cao quý của các bậc quý nhân. 37.
Natthi loke rahonaama Nơi kín đáo của người làm tội chẳng có trong đời. Những kẻ si mê thấy nơi có rừng rậm đoán chừng rừng đó là chỗ kín đáo.
Phật Ngôn Về Vấn Đề Nghiệp Natthi vijjaasaamm
mittam Chẳng có bạn nào có giá trị bằng sự học thức, chẳng có thù địch nào bằng thế lực của bịnh hoạn, chẳng thương ai bằng yêu mình, chẳng có sức mạnh nào bằng nghiệp. Duggata'm gaccha
helaabha Lợi ơi! Ngươi nên tìm kẻ nghèo, người giàu có tiền bạc chan chứa rồi. Mưa ơi! Hãy rơi xuống trong nơi khô héo đi, biển cả có đầy nước rồi, dầu như thế, sự mong mỏi cũng chẳng được như nguyện. Vì thế lực của nghiệp đàn áp trên tất cả. Hiinana'm gacchate
vittam Tài sản của kẻ ít bền chí, biến chuyển thành của người có nhiều sự kiên nhẫn hơn. Kẻ thấp hèn đáp rằng: bất cứ cái chi đều do nhân trước cả. Na vadanti cevam
dhiiraa Bậc trí tuệ không thốt như (kẻ lười biếng) đâu, họ hằng tinh tấn làm tất cả công việc. Nếu công việc bất thành thì là thất bại, như thế phàn nàn cái chi? |