rong
một chu kỳ một trăm ngàn kiếp trái đất về trước, Ðức Phật Tổ
Padumuttara giáng trần, ngụ tại tịnh xá trong vườn Khemamigadàya, gần kinh đô
Hamsavatì. Lúc bấy giờ, Ðại Ðức Mahàkassapa chuyển kiếp làm đại phú
trưởng giả, tên vedcha, thừa hưởng gia tài 80 triệu.
Một buổi sáng, sau khi điểm tâm và phát nguyện
thọ bát quan trai, Vedeha cầm tràng hoa, hương liệu đến chùa cúng
dường Ðức Thế Tôn. Chiều hôm ấy, Ðức Thế Tôn trạch cử một vị
thánh tỳ-kheo làm Ðệ Tam Ðại Ðệ Tử, pháp danh Mahà Nisabha và ấn
chứng thánh vị Ðệ Nhất Ðầu Ðà. Ðược chứng kiến cuộc trạch cử và
ấn chứng vô cùng trọng thể này, Vedcha lấy làm hoan hỉ. Sau khi đại
chúng thính pháp ra về, Vedcha cung thỉnh Ðức Thế Tôn quang lâm tư gia
thọ trai. Ðức Thế Tôn cho biết số Tỳ-kheo hiện diện là sáu
triệu tám trăm ngàn vị (6.800.000). Vedcha yêu cầu cho mình được cung
thỉnh toàn thể kể cả vị Sadi nhỏ nhất.
Ðức Thế Tôn và chư tăng hôm sau thọ trai tại tư gia
Vedcha. Trong khi Ðức Thế Tôn đang thọ trai và Vedcha ngồi hầu thì Ðại
Ðức Mahà Nisabha khất thực ngang nhà. Vedcha lập tức xin nhập bát, chính tay
để thực phẩm vào bát và đem trở ra cúng dường Ðại Ðức. Chờ Ðại
Ðức đi một đổi đường, bèn trở vào bạch Phật:
-- Bạch Ðức thế Tôn, có phải đạo hạnh của Ðại Ðức
Mahà Nisabha cao hơn Thế Tôn? Trong khi cung thỉnh Ðại Ðức vào nhà đệ
tử có bạch là Thế Tôn đang ngự trong này, mà Ðại Ðức vẩn không vào.
Ðức Thế Tôn tán thán Ðại Ðức Nisabha:
-- Này thiện nam, tăng chúng và Như-lai cần thực phẩm nên
ngồi trong nhà còn vị ấy không ngồi chờ nhận thực phẩm trong nhà; tăng chúng
và Như-lai tạm trú trong tư thất gần làng, còn vị ấy chỉ sống ở trong rừng;
tăng chúng và Như-lai ở những nơi không tịnh. Ðó là đạo hạnh của Mahà
Nisabha.
Vedcha vô cùng hoan hỉ và tự tâm đã có chủ định. Suốt bảy
ngày cúng dường đại thí, Vedcha luôn thành kính, trong sạch và hoan hỉ.
Ðến ngày thứ bảy, Vedcha cúng dường vải may y hảo hạng đến Ðức
Thế Tôn và toàn thể tăng chúng rồi mọp sát chân Ðức Thế Tôn
phát nguyện:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, suốt bảy ngày, cúng dường tịnh
thí, thân, khẩu, ý đệ tử hoàn toàn trong sạch. Ðệ tử xin phát
nguyện được trở thành một vị thinh văn Ðệ Nhất về hạnh
đầu-đà trong đạo tràng của một vị đương lai Phật Tổ.
Ðức Thế Tôn Padumuttara, với thiên nhãn thuần tịnh, nhận
thấy lập nguyện của Vedcha sẽ được thành tựu, Ngài nghiêm từ thọ
ký:
-- Một trăm ngàn kiếp về sau, sẽ có một vị Phật Tổ
tôn hiệu Gotama, giáng trần hóa đạo, ngươi sẽ được làm Ðệ Tam
Thinh-văn của Ngài và được chính thức ấn chứng pháp vị là Ðầu-đà
Ðệ Nhứt.
Vedcha mừng hơn bắt được vàng, hơn cả chết đi được
sống lại. Một thời hạn dài kỷ lục là một trăm ngàn kiếp trái đất,
vậy mà Vedcha không cảm thấy lâu, trái lại có cảm tưởng như mình sắp
được chứng quả ngay ngày hôm sau. Từ đây, Vecha luôn luôn nghiêm trì giáo
pháp, thực hiện hạnh bố thí không ngừng, và sau khi thân hoại mạng chung
được hóa sanh thiên giới. Hết phước trời lại hưởng phước người tái
tục nhiều lần như vậy ; cho đến kiếp thứ 91 ngàn thì chuyển
kiếp sanh vào một gia đình thật nghèo, giai cấp Bà-la-môn.
Lúc bấy giờ nhằm thời kỳ giáo pháp Ðức Thế Tôn Vipassì
(Tì-bà-Thi ). Ðng bảy năm, Ngài mới thuyết pháp một lần. Mỗi lần như
vậy thì chư thiên bay đi khắp cỏi diêm -phù báo tin mừng, khiến cho trời,
người vô cùng hân hoan phấn-khởI.
Vì gia cảnh quá nghèo, vợ chồng chỉ có một cái khố. Mỗi
khi chồng hữu sự ra ngoài thì vợ phải ẩn mình trong chòi. Hôm được nghe lời
rao truyền của chư thiên, chồng hỏi vợ:
-- Này em, em định đi nghe pháp ban ngày hay ban đêm?
-- Thưa anh, phận em là nữ, vấn đề đi đứng đêm hôm
bất tiện. Do đó, anh cho em đi nghe pháp ban ngày.
Người chồng đồng ý. Khi vợ trở về thì chồng lật
đật quấn khố đến chùa trong công viên Khemamigadàya, gần thành nội
Bandhumatì. Trong khi nghe pháp, chàng phát sanh phỉ lạc. Luồng điện phỉ
lạc lưu chuyển khắp toàn thân, xuyên qua từng đường gân, thớ thịt,
khiến chàng cảm thấy vô cùng an lạc. Suốt canh một, chàng đã nhiều
lần quyết tâm đem cái khố cúng dường Ðức Phật, nhưng phiền não ma
đà trở ngại đạo tâm, viện lý hai vợ chồng chỉ có một cái khố,
nếu đem bố thí thì chắc chắn phải chết đói.
Sang canh hai, luồng điện phỉ lạc vận hành mạnh hơn nhưng
chàng cũng không thực hiện được đạo tâm bố thí. Mãi đến canh ba,
chàng mới dứt khoát, cuộn tròn cái khố cúng dường dưới chân Ðức Phật,
rồi vổ tay lớn tiếng ứng khẩu 3 lần: "Ta thắng rồi, ta thắng
rồi."
Câu ứng khẩu của chàng khiến Ðức Vua đang ngồi nghe pháp
cảm thấy khó chịu. Vì danh từ - thắng, toàn thắng, đại thắng, v.v... - chỉ
dành cho nhà vua sau những lần chiến thắng mới có quyền dùng khẩu
hiệu ấy. Khi được hỏi, chàng thú thật vì quá hoan hỉ với chiến công
tự thắng tâm lý sợ chết vì hai vợ chồng chỉ có một cái khố duy
nhất. Thế nên phải phấn đấu quyết liệt suốt từ canh một đến
giờ mới dứt khoát đem cúng dường được. Ðức vua vô cùng cảm động và hoan
hỉ.
Ngài ban thưởng cho chàng, hai bộ y phục hảo hạng. Chàng đem
hai bộ y phục ấy cúng dường Ðức Phật. Ðức vua lại ban cho bốn bộ. Chàng
lại cũng đem cúng dường tất cả. Số y phục đức Vua ban cho được ghi nhận
là cứ nhơn lên gấp đôi và, chàng đều cúng dường tất cả. Ðến khi
số lượng y phục tăng lên con số 32 bộ, thì chàng cúng dường 30 bộ và chỉ
dành lại 2 bộ đủ cho vợ chồng dùng mà thôi. Từ ấy về sau, đức vua rất
có cảm tình với anh chàng nghèo này.
Một hôm, mùa đông giá lạnh, đức vua đi chùa nghe pháp,
thấy anh chàng nghèo không có áo lạnh, ngài bèn cởi chiếc áo ngự hàn
màu đỏ ban cho và căn dặn từ nay hãy mặc nó mỗi khi đi chùa nghe pháp.
Nhưng sau đó, anh chàng bèn căng ra làm trần che bụi trong hương thất Ðức
Phật. Một hôm, đức vua có dịp bái kiến Ðức Thế Tôn và ngồi hầu
Ngài trong hương thất. Ngay lúc ấy, hào quang sáu màu từ kim thân Ðức
Thế Tôn tỏa ra phản chiếu khiến cho màu sắc tấm trần vô cùng rực
rở. Nhìn biết ngự hàn của mình, nhà vua bạch hỏi. Ðức Thế Tôn cho
biết, chính anh chàng nghèo đã làm trần cúng dường Ngài. Ðức vua tự
nghĩ "Tại sao mình không biết tìm cách cúng dường cho được thích
đáng như anh ta?". Thế là đức vua ban thưởng cho anh chàng nghèo
nhiều trăm nhu yếu phẩm, mỗi thứ 8 phần. Chẳng hạn như ruộng 8
mẫu, bò 8 con, nam công nhân 8 người, nữ công nhân 8 người vân vân và vân
vân. Ðồng thời đúc vua sắc phong cho chàng chức vị Thừa Tướng.
Bắt đầu từ ấy, tân Thừa Tướng giúp vua điều hành quốc
sự rất đắc lực. Thừa Tướng xin cúng dường thực phẩm mỗi ngày đến
chư tăng qua 64 lá thăm. Nghĩa là vị nào bắt được những lá thăm ấy thì
đến thọ trai tại tư dinh của Thừa Tướng.
Sau khi mạng chung, Thừa Tướng được sanh làm trời. Hết
phước trời lại hưởng phước người. Trước khi Ðức Phật Kassapa giáng trần,
Thừa Tướng sinh vào một gia đình bá hộ. Tại Bàrànasì, lớn lên có gia
đình. Một hôm, đang du ngoạn, ông bá hộ thấy một vị Phật Ðộc-giác đang
ngồi may y gần bờ sông, nhưng thiếu vải. Ông lập tức tháo vuông khăn
trắng quàng cổ cúng dường và phát nguyện:
-- Bạch ngài, do công đức cúng dường với tất cả lòng trong
sạch hôm nay, xin cho tôi đừng bao giờ gặp điều bất hạnh.
Ðức Phật Ðộc giác phúc chúc cho chàng được đắc kỳ sở
nguyện.
Sau đó không lâu, vợ ông có dịp cúng dường thực phẩm, hoa
sen cho Ðức Phật Ðộc giác và phát nguyện:
-- Do phước cúng đường tịnh thí hôm nay, xin cho đệ tử
có một sắc đẹp tươi thơm như đóa hồng liên.
Ðức Phật Ðộc giác phúc chúc cho nàng được đắc kỳ sở
nguyện.
Vợ chồng tiếp tục thực hiện mọi thiện sự nhất
là bố thí và, sau khi mạng chung đều được hóa sanh thiên giới.
Ðến thời kỳ Ðức Thế Tôn Kassapa xuất trần, người
chồng được sanh làm đại-phú gia, tài sản 80 triệu và, người vợ cũng
được sanh vào một gia đình triệu phú, cùng chung sinh quán là Bàrànasì.
Lớn lên, hai người nên duyên chồng vợ.
Sau khi Ðức Thế Tôn Kassapa nhập Niết bàn, người
chồng đặt thợ làm hoa sen vàng, lớn bằng bánh xe cúng dường bảo tháp, còn
vợ thì cúng dường bằng 8 đóa hồng liên tươi. Sau khi mạng chung cả hai
đều được sanh thiên. Hết phước trời, hai người cùng chuyển
kiếp làm người. Chồng làm đại tướng. Vợ là công chúa. Lớn lên hai
người được nên nghĩa vợ chồng. Khi vua thăng hà, phò mã được kế vị.
Có một điều rất lạ là ngay ngày Phò-mã đăng quang thì trong vườn
thượng uyển bổng mọc lên 8 cây Như-ý-Thọ ở tám hướng. Ðức
vua thường đem những quí kim, quí vật tự sanh từ những cây Như-ý-Thọ
này ban cho dân chúng. Mỗi ngày, tại hoàng thành, đức vua và Hoàng hậu
đều có cúng dường thực phẩm đến 500 vị Phật Ðộc giác. Ðến khi
lớn tuổi, Nhị vị cùng xuất gia và tích cực hành thiền Tứ-vô-lượng-tâm.
Sau khi thân hoại mạng chung, Nhị vị đều được hóa sanh Phạm Thiên giới.
Ðến thời kỳ Ðức Bổn Sư Thích-ca giáng trần, người
chồng sanh vào một gia đình Bà-la-môn, tại thị trấn Mahàtittha, xứ Magadha,
tên Pipphali. Còn người vợ thì sanh vào một gia đình Bà-la-môn, giòng Kosiya,
tại thị trấn Sàgala, cũng xứ Magadha, tên Bhaddàkàpilànì.
Khi chàng được 20 tuổi, cha mẹ quyết định cưới vợ cho
chàng, nhưng chàng quyết sống độc thân phụng dưỡng Hai Thân và, sẽ đi
tu sau khi cha mẹ mãn phần. nhưng cha mẹ chàng tỏ ý không được vui và cứ
nhắc chuyện ấy mãi. Một hôm, cha mẹ chàng lại đem chuyện cưới vợ ra
nói nữa. Chàng bèn lấy một ngàn lượng vàng thuê thợ đúc một tượng
kiều nữ tuyệt trần và nói rằng nếu có thiếu nữ nào đẹp như
vậy thì sẽ ưng ý.
Cha mẹ chàng bàn bạc: "Con mình có phước lớn, biết
đâu chẳng có một thiếu nữ kiều diễm xứng đôi vừa lứa với nó."
Sau khi nhất trí, ông bà bèn giao phó trọng trách cho 8 vị bô lão
Bà-la-môn có danh vị và uy-tín, mang tượng vàng trên xe đi tìm người đẹp.
Nhờ có phương tiện đầy đủ, một hôm tám vị đến thị trấn Sàgala,
cho đem tượng vàng dựng gần một ao nước công cộng chờ xem phản ứng. Tượng
vàng đã đẹp lại thêm được phục sức toàn những thứ y trang thượng hảo
hạng nên thoáng nhìn tưởng là tiên nữ giáng phàm.
Chiều hôm ấy, một số thị nữ của nàng Bhaddàkàpilànì,
được phân công đi đội nước. Vua trông thấy tượng vàng ngở là tiểu
thơ của mình, bèn đến cung kính, quì cúi đầu chờ sai bảo. Ngay lúc ấy,
tám vị bô lão xuất hiện gạn hỏi thì được các thị nữ cho biết là
tiểu thơ của họ còn đẹp hơn tượng nhiều. Thế là Tám vị theo
chân các thị nữ đến gặp cha mẹ nàng Bhaddàkàpilànì, trân trọng trao
tặng tượng vàng làm sính lễ.
Sau khi được nhà gái ưng thuận, Tám vị bô lão lập tức trở
về hồi báo tin mừng. Cha mẹ chàng vô cùng sung sướng, nhưng tâm trạng
chàng hoàn toàn trái ngược vì đã tự chọn cho mình một lý tưởng
xuất gia ly dục rồi. Trước sự kiện trái nghịch này, chàng viết cho
nàng một lá thơ:
"Cô Bhaddà quí mến,
Thú thật với cô, tôi đã quyết chí đi tu, không thích đời sống gia
đình. Xin cô thông cảm cho chí nguyện của tôi. cầu mong cô gặp được
một người chồng thực sự lý tưởng.
Một người bạn của cô,
Pipphali "
Riêng tâm trạng cô Bhaddà cũng vô cùng khó xử. Hơn nửa, gia
giáo Ấn-độ rất nghiêm khắc với nữ giới. Không còn biện pháp nào
khác, nàng cũng viết cho chàng một lá thư, đại ý giống hệch lá
thư chàng gởi cho nàng. Thật là một sự trùng hợp kỳ thú.
Hai người đi thơ gặp nhau giữa đường. Vì là thân tín của
chủ, nên hai người cũng rất thương chủ. Nhận thấy có sự bất ổn trong hai
lá thơ, hai người quyết định tìm hiểu để kịp thời đói phó.
Thì quả thật họ đoán không sai. Hai người bèn mạo thơ với ý nghĩa
tương phản và, do đó, hôn lễ được cử hành vô cùng trọng thể.
Ðêm động phòng hoa chúc, chàng lấy một tràng hoa thật to ngăn giữa hai
ngườI. Mỗi người đều lo sợ có sự đụng chạm xác thịt nên luôn
luôn cảnh giác, lại thêm một tư tưởng trùng hợp. Cuộc sống như vậy trôi
đi trong bình lặng, hòa hài và nghiêm cẩn, không có bất cứ sơ hở nào
để cha mẹ phải buồn lòng.
Sau khi cha mẹ qua đời, chàng phải trực tiếp quản lý,
đìều hành gia tài. Chỉ riêng cặn vàng được lọc ra từ 60 cái, mạch
nước mỗi ngày cũng lên đến số lượng 12 lít. Riêng nhà cửa dành cho
công nhân ở chiếm một chu vi rộng 12 do-tuần tức diện tích 12 gần cây
số vuông. Ngoài ra, chàng còn có 140 thớt voi, 140 con ngựa tốt, 140 chiếc
xe và trâu bò nhiều gấp mười.
Một hôm, chàng cởi ngựa tham quan cơ sở nông nghiệp, nhìn
thấy cảnh chim chốc dành nhau cắn mổ trùng dế theo các luống cày, chàng
bèn hỏi nhuũng cộng sự viên:
-- Các bạn này, trường hợp chim chốc dành nhau cắn mổ trùng
dế theo các luống cày thì tội về phần ai chịu?
-- Thưa ông chủ, tất cả điền sản này là của ông chủ,
nên tội cũng về phần ông chủ chịu.
Ngồi trên lưng ngựa, chàng miên man suy nghĩ: "Ta thụ
hưởng bất quá vật thực một bụng, quần áo một thân, giường nệm một
lưng, sống không quá 100 năm. Trong khi tất cả tội lỗi thì ta phải gánh
chịu riêng mình. Luân hồi khổ sẽ xô đảy ta vào vô cùng của sinh tử. Ta sẽ
tặng tất cả gia tài này cho Bhaddàkàpilàn rồi ta đi tu."
Riêng nàng Bhaddàkàpilànì ở nhà, ngồi coi các thị nữ phơi
lúa, phơi đău và các loại ngũ cốc. Những sinh vật nhỏ bò ra bị những sinh
vật lớn xúm nhau dành dựt sát hại. Trước cảnh tượng bất công ấy, nàng hỏi
các thị nữ:
-- Này các em, những con vật nhỏ trong lúa, đậu bò ra bị
những con vật lớn sát hại thì ấy về phần ai?
-- Thưa cô chủ, tất cả tài vật ở đây là của cô chủ. Cho
nên tội ấy cũng về phần cô chủ.
Nàng suy nghiệm: "Phải chi cuộc sống mình thực sự vô
sản, chỉ cần một bộ y để mặc, một phần cơm để ăn và một thảo lư
để ở thì sung sướng, tiêu dao biết mấy. Thôi thì chờ chàng về,
mình sẽ xin phép đi tu."
Lại thêm một lần nữa hai người cùng có chánh niệm trùng
hợp một cách kỳ diệu.
Về đến nhà, chàng tắm rửa và ăn cơm trưa. Ăn
xong, hai người rủ nhau qua ngồi phòng khách. Chàng lên tiếng:
-- Bhaddà thân mến, khi về chung sống với anh, Bhaddà
đem theo bao nhiêu của hồi môn?
-- Thưa anh, em đem theo chỉ có 5 muôn 5 ngàn cổ xe mà thôi.
-- Bhaddà mến, hiện kim 87 tỷ và tất cả động sản,
bất động sản hiện có, anh xin giao hết cho Bhaddà trọn quyền sử
dụng.
-- Còn anh?
-- Anh sẽ đi tu.
-- Thưa anh, khi anh chưa về đến, em ở nhà cũng có
ý nghĩ đó và em đã dứt khoát, chỉ đợi anh về để xin phép mà
thôi.
Ngay lúc ấy, tam giới đói với hai người chẳng khác nhà lá
đang bị lửa cháy. Cả hai tìm vải màu đà, bát đất rồi ầm thầm thí phát,
đấp y, mang bát và lập tức rời lâu đài bảy tầng, nhắm hướng đường rừng
thẳng tiến. Hai người băng đường ruộng hy vọng đừng ai nhìn
biết, nhưng một vài người nhận thấy tướng mạo khác phàm và họ
để ý nhìn kỷ thì ra là cô, cậu chủ của họ. Thế là
họ kéo nhau đến, một đồn mười, mười đồn trăm, tất cả đều
quì mọp dưới chân hai người, khóc kể thật là bi ai thống thiết.
Họ đồng loạt yêu cầu hai người đừng bỏ họ bơ vơ không nơi nương
tựa. Trước nay, họ đã được sống an vui, đầm ấm trong tình thương yêu,
đùm bọc của hai người. Giờ, nếu hai người bỏ họ ra đi thì đời
sống họ sẽ vô cùng lầm than cơ cực.
Chàng khuyên họ nín khóc, im lặng nghe chàng nói:
-- Này các anh chị, thú thật với anh chị, hiện tại tam
giới đói với chúng tôi như nhà lửa. Nếu chúng tôi trì hoản thì số
phận sẽ vô phương cứu vản. Còn đời sống anh chị chúng tôi đã có dự
liệu. Sẳn có mặt đông đủ tại đây, tôi xin long trọng tuyên bố
hiến tặng tất cả động sản và, bất động sản cho anh chị toàn quyền
sử dụng. Chúng tôi nghĩ, với số tài sản chia được đồng đều này, anh
chị đủ so6ng sung sướng một đờI. Anh chị hãy đứng lên, tắm rửa sạch
sẽ, thành lập ủy ban phân phối tài sản và chính thức hưởng quyền thủ
đắc vĩnh viển các tài sản ấy. Xin tất cả anh chị nhận chút tình của
chúng tôi. Tạm biệt tất cả. Hẹn tái ngộ trong ánh đạo từ bi cứu khổ.
Hai người tiếp tục hành trình. Ði được một đoạn
đường khá xa, chàng quay nhìn lại thấy nàng vẫn khoan thai nối gót, bèn tự
nghĩ: "Sắc đẹp Bhaddà đáng giá ngang cỏi Diêm-Phù, nếu nàng đi theo
ta thì tránh sao cho khỏi dư luận đàm tiếu, không khéo họ phải mang
tôi, hoặc vì phát sanh dục niệm muốn chiếm hữu nàng, hoặc có ý
muốn làm hại mình thì tội lỗi ấy càng thêm nặng nề. Chi bằng, hai
người nên chia tay nhau". Trong khi chàng dứt khóat với ý nghĩ ấy thì
hai người cũng vừa đến ngã rẻ. Chàng dừng chân, quay mặt chờ nàng. Khi
đói diện, chàng lên tiếng:
-- Sư muôi, nếu có ai thấy chúng ta đã xuất gia mà cò
đi chung nhau thì họ sẽ nghĩ quấy và nói quấy về chúng ta. Tiện
đây có hai con đường, vậy muội hãy chọn một.
-- Thưa sư huynh, lời Sư-huynh dạy rất phải. Muội cũng nhận
thấy sự bất ổn ấy. Hơn nữa, nhi nữ là phiền não của phạm hạnh. Do đó,
chúng ta nên chia tay tại đây.
Nói xong, nàng chấp tay đi nhiễu ba vòng quanh chàng và quì
lạy ở bốn phía: tay mặt, tay trái, phía sau và phía trước, rồi đứng chấp
tay nói lời sinh biệt:
-- Thưa Sư huynh, giờ phút chia tay đã điểm. Chúng ta hoan
hỉ và tình nguyện chấp nhận cuộc sống sinh biệt này. Nếu thân,
khẩu, ý muội có điều sơ sót, xin Sư huynh hãy từ bi hỉ xã. Là nam
nhơn, Sư-huynh nên chọn tay mặt. Còn muội là nữ nhi, thì muội xin chọn
con đường tay trái.
Nói xong nàng quay mặt đi thẳng và không một lần nhìn lại.
Ngay lúa ấy, quả địa cầu rung chuyển, đại dương nổi
phong ba, núi Tu-di chuyển động, sét trời chớp nổ tứ giăng. Vũ trụ dường
như không chịu nõi trước cuộc chia tay mang tính chất ly dục hi hữu của hai
người.
Thấy hiện tượng lạ, Ðức Bổn Sư đang ngự tại Trúc-lâm,
dùng thiên nhãn thuần tịnh quán chiếu, biết được chí nguyện
thoát ly cao cả của hai người, Ngài đấp y, mang bát, một mình rời hương
thất, đi bộ khoảng 10 cây số và ngồi dưới gốc dừa lâu năm mọc ngay
giáp giới thị trấn Nàlandà và Ràjagaha. Hào quang từ kim thân Ngài tỏa rộng
80 hắc tay, khiến như có nhiều mặt trăng, mặt trời phản chiếu ánh
sáng.
Nhờ căn lành tiền kiếp trợ duyên Pipphali vừa nhìn
thấy Ðức Thế Tôn thì biết ngay là Ðức Bổn Sư của mình, nên lập
tức chấp tay, cuối đầu đến gần quì mọp đảnh lễ và nghiêm túc ứng
khẩu ba lần:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là Bổn Sư của đệ tử.
Ðệ tử là đệ tử của Thế Tôn.
Ðức Thế Tôn nghiêm từ:
-- Này Kassapa, nếu ngươi chấp tay cung kính trái đất thì
trái đất cũng phải rung chuyển vì không chịu nổi phúc lực của ngươi.
Nhưng đối với Như-lai thì hoàn toàn trái ngược, vì Như-lai có nhiều
đạo lực. Ngồi xuống đi Kassapa! Như-lai sẽ trao truyền kho tàng chánh pháp
cho ngươi.
Khích lệ xong, Ðức Thế Tôn cho Kassapa thọ tỳ-kheo
giới bằng phương thức Thiện-Lai Tỳ-kheo và, hướng dẫn Kassapa trở về
Trúc-lâm tịnh xá. Ðức Thế Tôn uy nghi và sáng chói với 32 Ðại Trượng
Phu, tướng thì Ðại Ðức Kassapa cũng được 7 phần mười. Ðại Ðức theo sau
Ðức Thế Tôn trông đẹp như thuyền vàng kéo chiếc thuyền hoa.
Ði một đổi đường, Ðức Thế Tôn rời đường mòn đến gốc cây da tỏ
ý muốn ngồi. Ðại Ðức lập tức lấy y tăng già lê bốn lớp của mình trải
cho Ðức Thế Tôn an tọa. Khi an tọa, Ngài lấy tay rờ tăng già lê
của Ðại Ðức, khen thịt y mềm và mịn. Ðại Ðức lãnh hội thánh ý,
bèn cẩn bạch:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, xin Thế Tôn từ mẫn sử dụng lá
y này cho đệ tử được phước.
-- Còn Kassapa sẽ dùng y nào?
-- Nếu được Thế Tôn đặc ban y của Thế Tôn cho
đệ tử, thì đệ tử sẽ vô cùng hoan hỉ.
-- Này Kassapa, ngươi có thể dùng phấn tảo y cũ của
Như-lai được sao? Ngươi biết không, ngày Như -lai sử dụng phấn tảo y
này, quả địa cầu đã phải rung chuyển, bốn biển nổi phong ba. Người
thiểu phước, kém đức không thể sử dụng lá y tuy cũ nhưng nhiều
oai lực của Như-lai được. Trừ phi người có đủ đạo lực, ý lực và
nghiêm trì hạnh đầu đà phấn tảo y thì mới sử dụng được.
Huấn thị xong, Ðức Thế Tôn nghiêm từ trao y tăng già lê
của Ngài cho Ðại Ðức Kassapa. ngay lúc ấy, địa cầu lại rung chuyển, vì
Ðức Thế Tôn chưa từng trao đổi y tăng già lê với bất cứ vị thinh văn
nào. Trước đặc ân này, Ðại Ðức Kassapa đã lập nguyện thọ trì
toàn bộ 13 hạnh đầu đà. Ðến ngày thứ tám, Ðại Ðức chứng quả
A-la-hán bậc có bốn tuệ vô ngại giải.
Một thời gian sau, Ðức Thế Tôn chính thức ấn chứng pháp
vị Ðại Ðức là Ðầu-đà Ðệ Nhất. Ngay trong cuộc lễ này, Ðức Thế
Tôn tán dương Ðại Ðức:
-- Này các tỳ-kheo, Kassapa cũng như mặt trăng. Thân, khẩu,
ý, Kassapa hoàn toàn trong sạch. Ðối với dục niệm và bất thiện
pháp, tâm hồn Kassapa vô nhiễm như hư không. Ðối với thiện pháp thì tâm
hồn Kassapa cũng vô cầu như hư không.
Sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, chính Ðại Ðức
đứng ra triệu tập đại hội Kết Tập thánh giáo thành Tam Tạng Thánh
điển và là tọa chủ trong kỳ Kết Tập vì ngài là vị Trưởng lão
tôn túc, được toàn thể Tăng già tôn xưng là Tăng Trưởng, là Tăng
Chưởng, là Thượng Thủ của Tăng già. Lúc bấy giờ tuổi đời ngài cũng đã
lên đến con số 120.
Cuối thời điểm của 120, tức sau khi hoàn thành công trình
kết tập Tam Tạng Thánh điển, Ngài nhập Niết bàn giữa ba ngọn
núi nhỏ có tên là Kukutasampàta, gần chùa Trúc-lâm, xứ Ràjagaha, nước
Magadha.
Ðệ tử kính lễ ngài Ðại Ðức Trưởng lão Mahà Kassapa,
vị thánh tăng A-la-hán có bốn tuệ vô ngại giải, bậc thừa hưởng đặc ân
Ðức Thế Tôn trao đổi y Tăng già lê, vị thánh đại Ðệ-tử được
Ðức Bổn Sư chính thức ấn chứng pháp vị là Ðệ Nhất đầu đà.
Cầu mong đức hạnh đầu đà thù thắng của Ngài nhiếp
phục Phiền-não-ma đang ngự trị trong tâm hồn chúng sanh và đệ tử.
Cầu cho đệ tử luôn luôn được tắm gội trong dòng suối thanh tịnh của
Ngài.